Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:59 06/02/2009
CĂN KHÍ
- “Con phải làm gì mới có thể trở nên thánh ?” một vị khách đến thăm hỏi đại sư như thế.
- “Thuận theo tâm hồn của ông.” Đại sư trả lời.
Người khách nghe xong thì tâm hồn rất đổi vui mừng.
Nhưng trước khi ông ta rời khỏi đó, đại sư thì thầm với ông ta: “Trước khi muốn thuận theo tâm hồn, thì trước hết ông phải có được một thể chất mạnh khỏe tráng kiện.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Câu nói “một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện” thật đúng cho mọi hạng người, bởi vì dù cho có vàng bạc nhiều chất cao như núi, mà không có sức khỏe thì cũng vô ích, vì vàng bạc sẽ âm thầm cũng như công khai đội nón ra đi...
Thân thể èo uột thì không thể có một tâm hồn thoải mái, thân thể bệnh hoạn liên miên thì không thể có một tinh thần minh mẫn.
Hãy nhìn những người bị bệnh thì biết.
Người Ki-tô hữu –mặc dù có nhiều cách để truyền giáo- nhưng muốn truyền giáo hiệu quả và sống động hơn thì cần phải có một thân thể mạnh khỏe, dù không mạnh khỏe như lực sĩ, nhưng ít nữa cũng phải biết làm cho thân thể thích nghi với hoàn cảnh nơi mình đang sống và làm việc.
Nếu Chúa Giê-su không có sức khỏe thì Ngaiq2 không thể rào bước khắp miền núi Ga-li-lê-a để rao giảng tin mừng về Nước Trời, nếu các tông đồ không có một thân thể tráng kiện, thì không thể kéo lưới “bắt linh hồn” người ta được...
Kẻ thù của của sức khỏe là rượu, thuốc lá và những thú vui tiêu khiển không lành mạnh.
N2T |
- “Con phải làm gì mới có thể trở nên thánh ?” một vị khách đến thăm hỏi đại sư như thế.
- “Thuận theo tâm hồn của ông.” Đại sư trả lời.
Người khách nghe xong thì tâm hồn rất đổi vui mừng.
Nhưng trước khi ông ta rời khỏi đó, đại sư thì thầm với ông ta: “Trước khi muốn thuận theo tâm hồn, thì trước hết ông phải có được một thể chất mạnh khỏe tráng kiện.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Câu nói “một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện” thật đúng cho mọi hạng người, bởi vì dù cho có vàng bạc nhiều chất cao như núi, mà không có sức khỏe thì cũng vô ích, vì vàng bạc sẽ âm thầm cũng như công khai đội nón ra đi...
Thân thể èo uột thì không thể có một tâm hồn thoải mái, thân thể bệnh hoạn liên miên thì không thể có một tinh thần minh mẫn.
Hãy nhìn những người bị bệnh thì biết.
Người Ki-tô hữu –mặc dù có nhiều cách để truyền giáo- nhưng muốn truyền giáo hiệu quả và sống động hơn thì cần phải có một thân thể mạnh khỏe, dù không mạnh khỏe như lực sĩ, nhưng ít nữa cũng phải biết làm cho thân thể thích nghi với hoàn cảnh nơi mình đang sống và làm việc.
Nếu Chúa Giê-su không có sức khỏe thì Ngaiq2 không thể rào bước khắp miền núi Ga-li-lê-a để rao giảng tin mừng về Nước Trời, nếu các tông đồ không có một thân thể tráng kiện, thì không thể kéo lưới “bắt linh hồn” người ta được...
Kẻ thù của của sức khỏe là rượu, thuốc lá và những thú vui tiêu khiển không lành mạnh.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:00 06/02/2009
N2T |
73. Con người ta càng chuyên việc tu đức, thì càng cảm thấy sự khổ cực ở đời này, và càng hiểu sự yếu mềm của bản tính.
(sách Gương Chúa Giê-su)Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:02 06/02/2009
N2T |
17. Bí quyết thành công là bất cứ lúc nào cũng biết nắm lấy cơ hội.
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục
LM Nguyễn Vinh Gioang
05:46 06/02/2009
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (72)
721. Đời sống cầu nguyện của Chúa Giêsu
Trong ba năm đi rao giảng Tin Mừng, đáng lý Chúa Giêsu hoạt động thật nhiều vì thời giờ quá vắn vỏi, nhưng trái lại, Ngài đã đầu tư rất nhiều thời giờ vào sự cầu nguyện.
Trước khi lên đường công bố Nước Trời, Chúa Giêsu chìm dắm trong sự cầu nguyện bốn mươi ngày, bốn mươi đêm.
Trước khi dứt khoát chọn các tông đồ, Chúa Giêsu cầu nguyện suốt một đêm.
Ban tối vắng vẻ, cũng như sáng sớm thinh lặng, Chúa Giêsu tìm nơi cô tịch để cầu nguyện với Chúa Cha.
Để cầu nguyện, Chúa Giêsu năng lui tới Đền Thờ mà Ngài gọi là Nhà Cầu Nguyện. Và cũng để cầu nguyện, không ngày thứ bảy nào mà Ngài không có mặt trong Hội đường.
Trước khi làm những phép lạ cả thể như bánh hoá ra nhiều, cho ông Ladarô sống lại, Chúa Giêsu công khai cầu nguyện trước công chúng.
Chúa Giêsu cầu nguyện trong rất nhiều dịp khác: cầu nguyện khi biến hình trên núi Taborê, trước khi Phêrô tuyên tín, khi các tông đồ đi truyền giáo về, khi chúc lành cho các trẻ nhỏ.
Trong buổi Tiệc Ly, trước khi ra đi chịu chết, Chúa Giêsu tha thiết cầu nguyện lâu giờ trong Thánh Lễ đầu tiên.
Tại vườn Giếtsêmani, giữa cơn ưu phiền não nuột, Chúa Giêsu đau đớn cầu nguyện rất lâu để xin cho được mạnh sức mà thực hiện ý của Chúa Cha.
Trong kỳ Thương Khó, Chúa Giêsu im lặng cầu nguyện cho kẻ thù.
Trong ba giờ hấp hối trên thập giá, trước khin tắt thở, Chúa Giêsu xin ơn tha tội cho những kẻ đóng đinh mình, và thảm thiết cầu nguyện để được hoàn toàn phó thác trong tay Chúa Cha.
Và giờ đây, đang ngự trên trời cũng như đang ngự trong Phép Thánh Thể, Chúa Giêsu liên lĩ cầu nguyện cho Giáo Hội, cho loài người.
722. Nhờ cầu nguyện mà đứng vững được trong đức tin cho đến cùng
Trước khi ngã chết trong tù vì đức tin, Silvio Pellico, một thanh niên công giáo Ý, đã viết câu sau đây nơi vách:
- “Tôi đang dựa vào Chúa là Đấng không bao giờ ngã.”
Anh muốn nói: “Chính nhờ hết lòng cầu nguyện với Chúa mà tôi đứng vững được trong đức tin cho đến hơi thở cuối cùng.”
723. Nói với Chúa, mới quan trọng
Một giáo dân trí thức kia, có viết một cuốn sách về cuộc đời của Chúa Giêsu, nói với cha sở của mình:
- “Cha không hiểu giáo dân chúng con. Chúng con nói về Chúa nhiều.”
Cha sở trả lời:
- “Nói về Chúa không quan trọng cho bằng nói với Chúa. Cha chúc các con nói với Chúa nhiều hơn, nghĩa là lo cầu nguyện nhiều hơn.”
724. Gợi nhớ đến Chúa
Mỗi lần cầm một chiếc hoa trong tay, thánh Mađalêna Pazzi cảm thấy lòng yêu mến Chúa, nên than thở:
- “Lạy Chúa, từ thuở đời đời, Chúa đã nghĩ đến việc dựng nên chiếc hoa nầy để tỏ cho con thấy dấu chứng tình yêu của Chúa.”
Thánh Têrêxa Hài Đồng thú nhận rằng mỗi khi nhìn thấy những cảnh đẹp, thì tự trách mình sao không biết ơn Chúa, sao không yêu mến Chúa.
725. “Tôi bắt đầu một ngày bằng sự cầu nguyện.”
Năm 1763, khi đi thị sát quân đội, đại tướng Broc hỏi một binh sĩ:
- “Bạn bắt đầu một ngày thế nào?”
Binh sĩ nầy là người công giáo. Anh ta trả lời ngay:
- “Tôi bắt đầu một ngày bằng sự cầu nguyện.”
Có kẻ nghe như vậy thì cười nhạo, nhưng đại tướng Broc lại khen binh sĩ công giáo nầy vì đại tướng cho rằng một binh sĩ đạo đức thì thế nào cũng là một binh sĩ tốt.
726. “Chúa đã để con chết hụt, đã thử thách con và Chúa đã gìn giữ con.”
Từ điển Bách Khoa Hoàng gia Anh Niên giám 1982, dưới tiêu đề “Những sự kiện khó tin”, viết về một người tên là Brian Heise.
Brian Heise trải qua khá nhiều sự kiện trong tháng bảy, và hầu như chúng đều là những điều không may.
Trước tiên, là căn hộ ở Provo bị ngập nước do ống dẫn nước ở căn hộ tầng trên bị vỡ. Người quản lý đề nghị ông ta ra ngoài để thuê một cái máy hút nước.
Khi đó, ông phát hiện ra xe của mình xẹp lốp. Ông thay bánh xe, rồi trở vào bên trong để gọi điện nhờ một người giúp đỡ. Đột ngôt, ông bị điện giật khi cầm vào điện thoại. Việc nầy khiến ông ta hốt hoảng đến nỗi sơ ý làm rớt dụng cụ.
Trước khi ông rời căn phòng lần hai, một người hàng xóm giúp ông đạp mạnh vào cửa căn phòng vì nước đã ghìm chặt cửa lại.
Trong lúc mọi việc rối rắm đang xảy ra, có ai đó đã trộm mất chiếc xe hơi của Heise, nhưng chiếc xe đã gần hết xăng. Ông tìm thấy xe ở cách đó vài dãy phố, nhưng phải đẩy nó tới trạm xăng để đổ.
Tối hôm đó, Heise tham dự một buổi lễ kỷ niệm quân đội ở trường đại học Brigham Young. Không biết thế nào, ông lại ngồi lên cái lưỡi lê ai đó quẳng lên ghế trước cửa xe.
Chưa hết, Heise còn bị trượt chân trên thảm ướt đến bị thương nặng.
Ông ta tự hỏi: “Chúa đã để con chết hụt, đã thử thách con và Ngài đã gìn giữ con.” (Năng Lực Để Thay Đổi Cuộc Sống)
727. Bắt tay làm lại sau khi đã bị mất mát quá to lớn…
Tác giả nổi tiếng của quyển “Cuộc Cách Mạng Pháp”, Thomas Carlyle, đã lâm vào một tình cảnh tuyệt vọng khi ông hoàn thành xong bản thảo quyển sách nầy. Ông giao hết hàng trăm trang bản thảo của mình cho một người bạn thân đọc để góp ý.
Người bạn nầy ra đi, mang theo tập bản thảo, và sau một thời gian rất lâu, người bạn ấy mới quay lại mà không mang về cho ông tập bản thảo.
Khi ông hỏi về nó, người bạn tỉnh bơ trả lời là đã đánh mất nó rồi.
Carlyle, do không còn trong tay bản thứ hai của tác phẩm nầy, kinh ngạc như sét đánh ngang tai vì câu trả lời vô trách nhiệm của bạn mình.
Thế là công sức lao động nhiều năm qua của Carlyle coi như mất trắng.
Ông quyết định không than van vì mất mát to lớn đó nữa, mà bắt tay vào viết lại quyển sách….
Bất kỳ ai trong tình cảnh khốn khổ như Carlyle, cũng có thể cảm thấy rằng làm lại công việc gian khổ đó, là điều không tưởng. Nhưng với Carlyle thì không: ông không đầu hàng và quyết chinh phục thử thách. Với sự chịu đựng dũng cảm không gì có thể khuất phục được, cộng với ý chí kiên cường, ông miệt mài sáng tác để hậu thế có được một tác phẩm vĩ đại. (Tự Tin Để Thành Công)
728. Cậu bé da đen ấy, chính là giáo sư Keen bây giờ.
Giáo sư Keen – bác sĩ tâm lý nổi tiếng của Mỹ - thường kể cho bệnh nhân nghe một câu chuyện cảm động mà ông đã trải qua hồi còn nhỏ.
Một hôm, có mấy đứa trẻ da trắng đang chơi trong công viên. Lúc đó, có một người bán bóng bay, đi qua công viên.
Bọn trẻ chạy đến như ong vỡ tổ. Mỗi đứa trẻ mua một quả và vui vẻ đùa nghịch.
Ở một góc công viên, cậu bé da đen đang nhìn bọn trẻ da trắng chơi đùa một cách thèm thuồng. Cậu không dám đến chơi cùng bọn trẻ vì cậu rất tự ti.
Khi bọn trẻ da trắng đi rồi, cậu mới rụt rè đi đến bến xe hàng của người bán bóng bay và hỏi: “Ông có thể bán cho cháu một quả bóng được không ạ!”
Người bán bóng nhìn cậu bé bằng ánh mắt hiền từ, nói: “Đương nhiên rồi. Cháu muốn màu gì.”
Cậu bé mạnh dạn trả lời: “Cháu muốn màu đen ạ.”
Cậu bé vui vẻ cầm lấy quả bóng, nhưng khi vừa thả lỏng tay thì quả bóng bay từ từ lên trời: màu đen của bóng, cùng với màu xanh của bầu trời, màu trắng của những áng mây, đã tạo nên một cảnh khác biệt
Người bán bóng vừa nhíu mắt nhìn theo quả bóng và nhẹ nhàng ôm lấy cậu bé, nói:
- “Cháu phải nhớ quả bóng có thể bay được hay không, không phải vì màu sắc, hình dáng của nó, mà vì bên trong quả bóng, có đầy khí hay không. Sự thành bại của một người, không phải do chủng tộc, xuất thân, mà mấu chốt là trong lòng người ấy có tự tin hay không.”
Cậu bé da đen ấy, chính là giáo sư Keen bây giờ.
729. Từ dễ đến khó, từ nhỏ đến lơn, từng bước thực hiện mục tiêu
Câu chuyện đời xưa của Phương Đông.
Thời xa xưa, có một thiếu niên ngưỡng mộ anh hùng, lập chí học cho được võ công cái thế. Vì vậy, cậu ta bái một vị cao sư làm thầy. Nhưng vị cao sư nầy không hề dạy cho cậu võ công, chỉ yêu cầu cậu đến nơi có cỏ trên núi để thả heo.
Mỗi sáng, cậu phải ôm con heo nhỏ lên núi, phải băng qua nhiều kênh rạch; buổi tối, lại ôm nó về.
Yêu cầu của sư phụ đối với cậu là trên đường đi, không được thả heo xuống.
Cậu thiếu niên trong lòng không thích, nhưng cảm thấy sư phụ đang kiểm tra mình.
Trong thời gian hơn hai năm, ngày nào cậu ta cũng làm như vậy. Con heo nhỏ đã được nuôi lớn.
Đột nhiên, một hôm, sư phụ bảo:
- “Hôm nay, không phải ôm heo nữa. Con hãy lên núi một mình.”
Cậu thiếu niên lần đầu tiên lên núi không ôm heo, cảm thấy thân thể nhẹ tựa chim bay, lập tức cảm thấy mình như lạc vào một cảnh giới tuyệt đối nào đó.
Thiếu niên nầy thật ra, trong lúc không để ý, đã từng bước, từng bước thực hiện mục tiêu của mình. Bởi vì, con heo nhỏ, trong thời gian hai năm, từ mấy cân, phát triển hơn 200 cân.
… Mục tiêu lớn xem ra rất khó thực hiện, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể thiết lập “mục tiêu thứ”, hoặc là “mục tiêu ngắn hạn”, từng bước thực hiện mục tiêu lớn. Áp lực về mặt tâm lý cũng nhờ đó giảm đi. Mục tiêu lớn, có một ngày, cũng có thể thực hiện được. (8 Thói Quen Lớn Của Người Thành Đạt”
730. Chuyển bại thành thắng
Trong một cuộc điều tra tâm lý những nhân vật hiện tại và quá khứ của Hoa Kỳ, tôi (Dale Carnegie) may mắn gặp được nhiều người đã biết cách “chuyển bại thành thắng”.
Ông William Bolitho, tác giả cuốn “Mười Hai Người Thắng Thần”, tóm tắt nguyên tắc trên nầy như vầy:
- “Điều cần thiết ở đời không phải là biết lợi dụng những thắng lợi. Kẻ ngu nào cũng biết vậy. Nhưng biết lợi dụng những thất thế, mới là điều cần thiết. Muốn được vậy, phải thông minh, và chính cái thiên tư đó phân biệt người khôn với kẻ ngốc.”
Ông Bolitho viết câu ấy sau khi bị cưa một chân vì tai nạn xe lửa. (Quảng Gánh Lo Đi và Vui Sống)
721. Đời sống cầu nguyện của Chúa Giêsu
Trong ba năm đi rao giảng Tin Mừng, đáng lý Chúa Giêsu hoạt động thật nhiều vì thời giờ quá vắn vỏi, nhưng trái lại, Ngài đã đầu tư rất nhiều thời giờ vào sự cầu nguyện.
Trước khi lên đường công bố Nước Trời, Chúa Giêsu chìm dắm trong sự cầu nguyện bốn mươi ngày, bốn mươi đêm.
Trước khi dứt khoát chọn các tông đồ, Chúa Giêsu cầu nguyện suốt một đêm.
Ban tối vắng vẻ, cũng như sáng sớm thinh lặng, Chúa Giêsu tìm nơi cô tịch để cầu nguyện với Chúa Cha.
Để cầu nguyện, Chúa Giêsu năng lui tới Đền Thờ mà Ngài gọi là Nhà Cầu Nguyện. Và cũng để cầu nguyện, không ngày thứ bảy nào mà Ngài không có mặt trong Hội đường.
Trước khi làm những phép lạ cả thể như bánh hoá ra nhiều, cho ông Ladarô sống lại, Chúa Giêsu công khai cầu nguyện trước công chúng.
Chúa Giêsu cầu nguyện trong rất nhiều dịp khác: cầu nguyện khi biến hình trên núi Taborê, trước khi Phêrô tuyên tín, khi các tông đồ đi truyền giáo về, khi chúc lành cho các trẻ nhỏ.
Trong buổi Tiệc Ly, trước khi ra đi chịu chết, Chúa Giêsu tha thiết cầu nguyện lâu giờ trong Thánh Lễ đầu tiên.
Tại vườn Giếtsêmani, giữa cơn ưu phiền não nuột, Chúa Giêsu đau đớn cầu nguyện rất lâu để xin cho được mạnh sức mà thực hiện ý của Chúa Cha.
Trong kỳ Thương Khó, Chúa Giêsu im lặng cầu nguyện cho kẻ thù.
Trong ba giờ hấp hối trên thập giá, trước khin tắt thở, Chúa Giêsu xin ơn tha tội cho những kẻ đóng đinh mình, và thảm thiết cầu nguyện để được hoàn toàn phó thác trong tay Chúa Cha.
Và giờ đây, đang ngự trên trời cũng như đang ngự trong Phép Thánh Thể, Chúa Giêsu liên lĩ cầu nguyện cho Giáo Hội, cho loài người.
722. Nhờ cầu nguyện mà đứng vững được trong đức tin cho đến cùng
Trước khi ngã chết trong tù vì đức tin, Silvio Pellico, một thanh niên công giáo Ý, đã viết câu sau đây nơi vách:
- “Tôi đang dựa vào Chúa là Đấng không bao giờ ngã.”
Anh muốn nói: “Chính nhờ hết lòng cầu nguyện với Chúa mà tôi đứng vững được trong đức tin cho đến hơi thở cuối cùng.”
723. Nói với Chúa, mới quan trọng
Một giáo dân trí thức kia, có viết một cuốn sách về cuộc đời của Chúa Giêsu, nói với cha sở của mình:
- “Cha không hiểu giáo dân chúng con. Chúng con nói về Chúa nhiều.”
Cha sở trả lời:
- “Nói về Chúa không quan trọng cho bằng nói với Chúa. Cha chúc các con nói với Chúa nhiều hơn, nghĩa là lo cầu nguyện nhiều hơn.”
724. Gợi nhớ đến Chúa
Mỗi lần cầm một chiếc hoa trong tay, thánh Mađalêna Pazzi cảm thấy lòng yêu mến Chúa, nên than thở:
- “Lạy Chúa, từ thuở đời đời, Chúa đã nghĩ đến việc dựng nên chiếc hoa nầy để tỏ cho con thấy dấu chứng tình yêu của Chúa.”
Thánh Têrêxa Hài Đồng thú nhận rằng mỗi khi nhìn thấy những cảnh đẹp, thì tự trách mình sao không biết ơn Chúa, sao không yêu mến Chúa.
725. “Tôi bắt đầu một ngày bằng sự cầu nguyện.”
Năm 1763, khi đi thị sát quân đội, đại tướng Broc hỏi một binh sĩ:
- “Bạn bắt đầu một ngày thế nào?”
Binh sĩ nầy là người công giáo. Anh ta trả lời ngay:
- “Tôi bắt đầu một ngày bằng sự cầu nguyện.”
Có kẻ nghe như vậy thì cười nhạo, nhưng đại tướng Broc lại khen binh sĩ công giáo nầy vì đại tướng cho rằng một binh sĩ đạo đức thì thế nào cũng là một binh sĩ tốt.
726. “Chúa đã để con chết hụt, đã thử thách con và Chúa đã gìn giữ con.”
Từ điển Bách Khoa Hoàng gia Anh Niên giám 1982, dưới tiêu đề “Những sự kiện khó tin”, viết về một người tên là Brian Heise.
Brian Heise trải qua khá nhiều sự kiện trong tháng bảy, và hầu như chúng đều là những điều không may.
Trước tiên, là căn hộ ở Provo bị ngập nước do ống dẫn nước ở căn hộ tầng trên bị vỡ. Người quản lý đề nghị ông ta ra ngoài để thuê một cái máy hút nước.
Khi đó, ông phát hiện ra xe của mình xẹp lốp. Ông thay bánh xe, rồi trở vào bên trong để gọi điện nhờ một người giúp đỡ. Đột ngôt, ông bị điện giật khi cầm vào điện thoại. Việc nầy khiến ông ta hốt hoảng đến nỗi sơ ý làm rớt dụng cụ.
Trước khi ông rời căn phòng lần hai, một người hàng xóm giúp ông đạp mạnh vào cửa căn phòng vì nước đã ghìm chặt cửa lại.
Trong lúc mọi việc rối rắm đang xảy ra, có ai đó đã trộm mất chiếc xe hơi của Heise, nhưng chiếc xe đã gần hết xăng. Ông tìm thấy xe ở cách đó vài dãy phố, nhưng phải đẩy nó tới trạm xăng để đổ.
Tối hôm đó, Heise tham dự một buổi lễ kỷ niệm quân đội ở trường đại học Brigham Young. Không biết thế nào, ông lại ngồi lên cái lưỡi lê ai đó quẳng lên ghế trước cửa xe.
Chưa hết, Heise còn bị trượt chân trên thảm ướt đến bị thương nặng.
Ông ta tự hỏi: “Chúa đã để con chết hụt, đã thử thách con và Ngài đã gìn giữ con.” (Năng Lực Để Thay Đổi Cuộc Sống)
727. Bắt tay làm lại sau khi đã bị mất mát quá to lớn…
Tác giả nổi tiếng của quyển “Cuộc Cách Mạng Pháp”, Thomas Carlyle, đã lâm vào một tình cảnh tuyệt vọng khi ông hoàn thành xong bản thảo quyển sách nầy. Ông giao hết hàng trăm trang bản thảo của mình cho một người bạn thân đọc để góp ý.
Người bạn nầy ra đi, mang theo tập bản thảo, và sau một thời gian rất lâu, người bạn ấy mới quay lại mà không mang về cho ông tập bản thảo.
Khi ông hỏi về nó, người bạn tỉnh bơ trả lời là đã đánh mất nó rồi.
Carlyle, do không còn trong tay bản thứ hai của tác phẩm nầy, kinh ngạc như sét đánh ngang tai vì câu trả lời vô trách nhiệm của bạn mình.
Thế là công sức lao động nhiều năm qua của Carlyle coi như mất trắng.
Ông quyết định không than van vì mất mát to lớn đó nữa, mà bắt tay vào viết lại quyển sách….
Bất kỳ ai trong tình cảnh khốn khổ như Carlyle, cũng có thể cảm thấy rằng làm lại công việc gian khổ đó, là điều không tưởng. Nhưng với Carlyle thì không: ông không đầu hàng và quyết chinh phục thử thách. Với sự chịu đựng dũng cảm không gì có thể khuất phục được, cộng với ý chí kiên cường, ông miệt mài sáng tác để hậu thế có được một tác phẩm vĩ đại. (Tự Tin Để Thành Công)
728. Cậu bé da đen ấy, chính là giáo sư Keen bây giờ.
Giáo sư Keen – bác sĩ tâm lý nổi tiếng của Mỹ - thường kể cho bệnh nhân nghe một câu chuyện cảm động mà ông đã trải qua hồi còn nhỏ.
Một hôm, có mấy đứa trẻ da trắng đang chơi trong công viên. Lúc đó, có một người bán bóng bay, đi qua công viên.
Bọn trẻ chạy đến như ong vỡ tổ. Mỗi đứa trẻ mua một quả và vui vẻ đùa nghịch.
Ở một góc công viên, cậu bé da đen đang nhìn bọn trẻ da trắng chơi đùa một cách thèm thuồng. Cậu không dám đến chơi cùng bọn trẻ vì cậu rất tự ti.
Khi bọn trẻ da trắng đi rồi, cậu mới rụt rè đi đến bến xe hàng của người bán bóng bay và hỏi: “Ông có thể bán cho cháu một quả bóng được không ạ!”
Người bán bóng nhìn cậu bé bằng ánh mắt hiền từ, nói: “Đương nhiên rồi. Cháu muốn màu gì.”
Cậu bé mạnh dạn trả lời: “Cháu muốn màu đen ạ.”
Cậu bé vui vẻ cầm lấy quả bóng, nhưng khi vừa thả lỏng tay thì quả bóng bay từ từ lên trời: màu đen của bóng, cùng với màu xanh của bầu trời, màu trắng của những áng mây, đã tạo nên một cảnh khác biệt
Người bán bóng vừa nhíu mắt nhìn theo quả bóng và nhẹ nhàng ôm lấy cậu bé, nói:
- “Cháu phải nhớ quả bóng có thể bay được hay không, không phải vì màu sắc, hình dáng của nó, mà vì bên trong quả bóng, có đầy khí hay không. Sự thành bại của một người, không phải do chủng tộc, xuất thân, mà mấu chốt là trong lòng người ấy có tự tin hay không.”
Cậu bé da đen ấy, chính là giáo sư Keen bây giờ.
729. Từ dễ đến khó, từ nhỏ đến lơn, từng bước thực hiện mục tiêu
Câu chuyện đời xưa của Phương Đông.
Thời xa xưa, có một thiếu niên ngưỡng mộ anh hùng, lập chí học cho được võ công cái thế. Vì vậy, cậu ta bái một vị cao sư làm thầy. Nhưng vị cao sư nầy không hề dạy cho cậu võ công, chỉ yêu cầu cậu đến nơi có cỏ trên núi để thả heo.
Mỗi sáng, cậu phải ôm con heo nhỏ lên núi, phải băng qua nhiều kênh rạch; buổi tối, lại ôm nó về.
Yêu cầu của sư phụ đối với cậu là trên đường đi, không được thả heo xuống.
Cậu thiếu niên trong lòng không thích, nhưng cảm thấy sư phụ đang kiểm tra mình.
Trong thời gian hơn hai năm, ngày nào cậu ta cũng làm như vậy. Con heo nhỏ đã được nuôi lớn.
Đột nhiên, một hôm, sư phụ bảo:
- “Hôm nay, không phải ôm heo nữa. Con hãy lên núi một mình.”
Cậu thiếu niên lần đầu tiên lên núi không ôm heo, cảm thấy thân thể nhẹ tựa chim bay, lập tức cảm thấy mình như lạc vào một cảnh giới tuyệt đối nào đó.
Thiếu niên nầy thật ra, trong lúc không để ý, đã từng bước, từng bước thực hiện mục tiêu của mình. Bởi vì, con heo nhỏ, trong thời gian hai năm, từ mấy cân, phát triển hơn 200 cân.
… Mục tiêu lớn xem ra rất khó thực hiện, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể thiết lập “mục tiêu thứ”, hoặc là “mục tiêu ngắn hạn”, từng bước thực hiện mục tiêu lớn. Áp lực về mặt tâm lý cũng nhờ đó giảm đi. Mục tiêu lớn, có một ngày, cũng có thể thực hiện được. (8 Thói Quen Lớn Của Người Thành Đạt”
730. Chuyển bại thành thắng
Trong một cuộc điều tra tâm lý những nhân vật hiện tại và quá khứ của Hoa Kỳ, tôi (Dale Carnegie) may mắn gặp được nhiều người đã biết cách “chuyển bại thành thắng”.
Ông William Bolitho, tác giả cuốn “Mười Hai Người Thắng Thần”, tóm tắt nguyên tắc trên nầy như vầy:
- “Điều cần thiết ở đời không phải là biết lợi dụng những thắng lợi. Kẻ ngu nào cũng biết vậy. Nhưng biết lợi dụng những thất thế, mới là điều cần thiết. Muốn được vậy, phải thông minh, và chính cái thiên tư đó phân biệt người khôn với kẻ ngốc.”
Ông Bolitho viết câu ấy sau khi bị cưa một chân vì tai nạn xe lửa. (Quảng Gánh Lo Đi và Vui Sống)
Từ thán phục đến đức tin
Lm PX Vũ Phan Long, ofm
13:55 06/02/2009
Chúa nhật 5 thường niên B (Máccô 1,29-39)
1.- Ngữ cảnh
Đoạn này có một phần thuộc về một toàn bộ gọi là “ngày ở Caphácnaum” (1,21-34; xin coi bài CN tuần trước). Nhưng “một ngày ở Caphácnaum” lại thuộc về toàn bộ rộng lớn hơn (1,14-39), trong đó Đức Giêsu tỏ mình ra tại miền Galilê, đến bờ Biển Hồ, vào thành Caphácnaum, đi đến hội đường, ra khỏi đó, đến chiều thì ra cổng thành, sáng hôm sau thì rời thành để rảo khắp miền Galilê, và cứ thế, “rao giảng trong các hội đường và trừ quỷ” (1,39). Nói cách khác, Người làm khắp nơi những gì Người đã làm tại hội đường Caphácnaum: giảng dạy và trừ quỷ.
2.- Bố cục
Bản văn này có thể chia thành ba phần:
1) Việc chữa lành mẹ vợ Simôn (1,29-31);
2) Một “bản tóm tắt” về các cuộc chữa bệnh (1,32-34);
3) Một bước đi tới nhằm thực hiện sứ mạng của Đức Giêsu (1,35-39).
3.- Vài điểm chú giải
- Vừa ra khỏi…”(euthys, tức khắc) (29): Trạng từ này chỉ có vai trò chuyển mạch, chứ không chỉ về thời gian chính xác, bởi vì từ phép lạ trừ quỷ đến việc chữa bệnh cho bà mẹ vợ Simôn, hẳn là đã có một khoảng thời gian khá dài thì “danh tiếng Người mới đồn ra khắp cả vùng lân cận miền Galilê” (c. 28). Tác giả thường dùng trạng từ này mà không gán cho nó một ý nghĩa chính xác nào cả (chỉ trong ch. 1 đã có 11 lần: cc. 10.12.18.20.21.23.28.29.30.42 và 43). Ở đây Người đang tìm cách giới thiệu một ngày mẫu trong sứ vụ của Đức Giêsu: “Ngày ở Capharnaum”. Do đó, ta không nắm được thời điểm chính xác của các sự kiện. Nhưng ta có thể cho rằng chuỗi “chữa bà mẹ vợ Simôn – các cuộc chữa bệnh cbuổi chiều” đã có trước cả khi các TMNL được soạn ra, bởi vì chi tiết “chiều đến” đã có cả trong Mc và Mt. Lc đã bỏ trạng từ “tức khắc (euthys) nhưng giữ lại chi tiết “(rời) hội đường”. Người sẽ triển khai chi tiết này thành một đề tài thần học quan trọng và sẽ lặp lại trong sách Cv: khi Đức Giêsu giảng dạy trong một thành phố hay làng mạc nào, Người luôn bắt đầu bằng giảng dạy tại hội đường. Phaolô cũng sẽ làm như thế.
- ra khỏi hội đường (29): Đức Giêsu ra khỏi hội đường không những vì đã đến giờ đóng cửa, nhưng còn vì những người nghe chưa hiểu gì. Họ còn đang hỏi: “Thế nghĩa là gì ?” (c. 27), như các môn đệ sau này khi chứng kiến trận bão được dẹp yên: “Vậy người này là ai ?” (4,41). Nhưng họ chưa có câu trả lời. Có lẽ đây là một biểu tượng: bao lâu người ta còn ở trong hội đường, người ta không thể trở thành môn đệ của Đức Giêsu được; phải ra khỏi đó như thể thực hiện một cuộc xuất hành mới. Ở c. 39, tác giả dùng một tính từ để phân biệt: “các hội đường của họ”. Ở xa hơn, Người kể rằng sau khi Đức Giêsu đã làm phép lạ trong hội đường, nhóm Pharisêu bàn tính với nhóm Hêrôđê để tìm cách giết Người (3,1-6). Chính vì thế, Người lánh về phía Biển Hồ: Người đi ra và người ta lũ lượt đi theo Người (3,7). Trước khi xảy ra sự cố bánh hoá ra nhiều, Đức Giêsu cũng lánh riêng ra một nơi và người ta kéo đến với Người (6,32-33). Người còn ra khỏi Đền thờ và thành Giêrusalem (11,11; 11,19; 13,1). Lc còn nói rõ hơn: lần đầu tiên giảng dạy tại hội đường Nadarét, Đức Giêsu đã phải tránh đi để khỏi bị giết (Lc 4,16-30).
- Đến nhà hai ông Simôn và Anrê (29): Phải chăng tác giả muốn đối lập hội đường với nhà Simôn, được coi như hình ảnh của Hội Thánh? Thật ra, Mc chưa nhắm đến tên “Phêrô” với sắc thái Họi Thánh như Mt và Lc: hai tác giả này chỉ còn nói đến Phêrô mà thôi (x. Mt 8,14; Lc 4,38), nên trong hai bản văn này, ý nghĩa “Họi Thánh” rõ ràng hơn.
- Có ông Giacôbê và Gioan (29): Bốn môn đệ đầu tiên, những người thân tín nhất, được chứng kiến phép lạ. Câu này hẳn là có giá trị như một ngoặc đơn, do chính Phêrô kể cho tác giả Mc.
- Bà lên cơn sốt (30): Pyressousa là phân từ giống cái của động từ Hy-lạp pyressô, “bị sốt” (trong động từ này, có từ pyr, “lửa”. Trong bản văn song song, Mt 8,15 dùng danh từ Hl pyretos, “sức nóng của lửa; sốt cao”). Đối với người xưa, “sốt” không phải là một triệu chứng mà là một bệnh. Sốt, đôi khi đưa đến tử vong, là một trong các hình phạt Đức Chúa (YHWH) dành cho dân thất trung của Ngài (x. Lv 26,16). Cũng như cho các chứng bệnh khác, người ta thích gán cho “sốt” một nguồn gốc thuộc ma quỷ (so sánh Lc 4,39 và Mt 8,15 (= Mc 1,31), mà chỉ có việc cầu nguyện và một phép lạ mới thắng được (x. Ga 4,52; Cv 28,8).
Theo viễn tượng này, dân Caphácnaum hẳn là hiểu rằng phép lạ giới thiệu Đức Giêsu là vị sứ giả của Thiên Chúa mà ngôn sứ Isaia đã hứa; vị này sẽ cứu loài người khỏi những nổi đau buồn, hậu quả của sự dữ luân lý (x. Is 26,19; 29,18t; 33,3; 35,5…). Vậy phép lạ này là dấu cho thấy đã đến thời cánh chung, thời thiên sai: Đức Giêsu đang hành động với chính quyền năng của Thiên Chúa. Nhưng con người còn phải mất một thời gian mới khám phá ra và chấp nhận được ý nghĩa của dấu chỉ này.
- Người cầm lấy tay bà mà đỡ dậy (êgeiren) (31): Câu này dịch sát là: “Và lại gần, Người đỡ bà dậy sau khi đã cầm lấy tay bà”. Muốn diễn tả một cách thông thường, hẳn là nên viết: “Đức Giêsu cầm lấy tay bà và cơn sốt biến mất; bà chỗi dậy …”. Đấy là kiểu nói của hai tác giả Mt (Mt 8,15: “bà chỗi dậy”, êgerthê, aor. pass. của động từ hl egeirô) và Lc (Lc 4,39: “bà trỗi dậy”, anastasâ, aor 2 của động từ Hl anistêmi). Động từ egeirô được Mc dùng ở dạng ngoại động (transitive) có nghĩa là “giúp trỗi dậy”, đã trở thành một từ ngữ chuyên môn để nói về sự sống lại.
- bà phục vụ các Người (31): Trong bối cảnh của phép lạ hoặc đúng hơn trong bối cảnh của sự tiếp đón Đức Giêsu nhận được tại nhà Simôn, “phục vụ” (Hl. diakoneô) trước tiên có nghĩa là chiêu đãi ăn uống (x. Mc 1,13; Lc 8,55). Nhưng ở đây, có thể tác giả Mc đang nghĩ đến chính lời Đức Giêsu nói: “Con Người đến không để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ (diakonêsai)” (10,45). “Phục vụ” không chỉ hệ tại việc phục dịch bàn ăn, nhưng nếu cần, còn hệ tại việc “hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (c. 45). Đó là lý tưởng Đức Kitô đề nghị cho những ai Người đã cho sống lại từ cái chết do tội lỗi gây nên.
Riêng Mt lại viết ở dạng số ít: “bà chỗi dậy phục vụ Người” (Mt 8,15). Câu này đã nới rộng ý nghĩa của động từ: “Phục vụ Đức Giêsu” chính là bước theo Người (x. Mt 25,44: phục vụ những kẻ nghèo hèn bé mọn chính là phục vụ Đức Kitô).
- người ta đem (32): Epheron là động từ Hy-lạp pherô ở thì vị hoàn (frequentative imperfect), có nghĩa là “người ta vẫn cứ đem, tiếp tục đem”.
- mọi kẻ ốm (32): Rõ ràng không thể hiểu theo nghĩa đen những câu khẳng định tuyệt đối như thế (x. Mt 8,16; Lc 4,40). Chúng ta biết là Đức Giêsu không chữa tất cả mọi người đau ốm; Người đòi hỏi đức tin. Cũng vì thế mà Mc không đi xa hơn nữa, Người viết: “Đức Giêsu chữa nhiều kẻ ốm đau” (c. 34). Tuy nhiên, theo não trạng Sê-mít, “nhiều” cũng có nghĩa là “tất cả”.
- Cả thành (33): Có lẽ đây cũng là một kiểu nói phóng đại, tổng quát hoá. Tuy nhiên cũng có một sự kiện thường xảy ra: truyền thống nhiều lần kể rằng người ta không thể đi qua cửa nhà bởi vì người quá đông, đành phải kéo người bệnh lên mái nhà mà thòng xuống (2,1-4) hoặc phải nhờ người báo tin vào trong (3,32).
- Quỷ (34): Từ daimôn xuất hiện 3 lần trong Mc 1,32-34 và thêm một lần nữa ở c. 39. Đây là mối bận tâm lớn của Mc. Đức Giêsu đã đến để đánh đuổi quỷ và giải thoát loài người khỏi quyền lực chúng. Ngay từ đầu, vị Tẩy Giả đã giới thiệu Đức Kitô như Đấng “mạnh hơn” (1,7). Người đã khởi đầu sứ vụ bằng một chiến thắng trực tiếp trên Satan (1,12-13). Ngay khi Người lên tiếng rao giảng, một kẻ bị quỷ ám đã tìm cách ngăn chận Người, nhưng quỷ đã bị trục xuất (1,23-27). Trong phần Kết (“Kết dài”), dấu chỉ đầu tiên thuộc về người môn đệ hệ tại việc “trừ quỷ” (16,17). Trong viễn tượng này, mọi bệnh tật đều do ma quỷ gây nên, mọi cuộc chữa lành bệnh tật đều là một chiến thắng trên quỷ. Chúng ta cũng ghi nhận là Mc không cung cấp một định nghĩa nào về ma quỷ, cũng không nói chúng là loại hữu thể nào; nhưng đọc các mô tả của Người, ta ghi nhận ba nét tiêu biểu của ma quỷ: 1) chúng có thể chi phối loài người; 2) chúng biết chân tính của Đức Giêsu và biết Người là kẻ thù của chúng; 3) chúng vâng phục Satan (3,22-26) là kẻ ở trong sa mạc đã cám dỗ Đức Giêsu (1,13) và hành động chống lại hoạt động của Đức Giêsu (4,15).
- không cho quỷ nói (34): Mc trở lại với lệnh giữ bí mật (thiên sai) như trở lại với một đề tài ưa chuộng. Quỷ tức khắc nhận ra đối thủ của chúng, nên chúng đã gầm thét lên có thể vì muốn chiếm thế “thượng phong”, nhưng chắc chắn vì sợ hãi, vì đã thấy trước thất bại, khi đứng trước Đấng Thiên Chúa sai phái đến (x. 3,22-27). Đối với dân chúng, Đức Giêsu tự mạc khải ra cho họ cách tiệm tiến bằng cách cho họ thấy những dấu chỉ chứng tỏ quyền lực của Người trên những chứng nan y (1,40-45), trên tội lỗi (2,5-12), trên ngày sa-bát (2,28), và cuối cùng trên sự sống (ch. 15–16). Tuy nhiên, người ta tiến rất chậm.
Như vậy, một hành vi đức tin đặt nơi Đức Giêsu chỉ thực sự có giá trị khi nó hàm chứa một hiểu biết đầy đủ về sứ mạng và công việc của Người, đặc biệt hiểu rằng Người phải chết và sống lại để hoàn tất công việc này.
- Người đi cầu nguyện (35): Lc sẽ nói nhiều hơn về điểm này. Mc không cho biết đối tượng hoặc nội dung của lời cầu nguyện của Đức Giêsu, nhưng mẩu đối thoại sau đó hé cho chúng ta thấy được chiều hướng Đức Giêsu theo khi cầu nguyện: đối thoại với Cha Người về sứ mạng Người đang thực hiện.
- vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó (38): Phải chăng đây là ra đi khỏi Caphácnaum hay là rời cung lòng Chúa Cha mà đến trần gian (nghĩa Ga: Ga 16,28; x. Lc 4,43)? Chắc là Mc vẫn còn đang ở gần các sự kiện đã xảy ra: Đức Giêsu không muốn mình bị cuốn hút bởi thành công. Sau này cũng thế, sau khi nhân bánh ra nhiều, Người lại rút lui vào cô tịch để tránh dân chúng và để đặt mình vào trong kế hoạch của Chúa Cha (Mc 6,46; x. Mt 14,23; Ga 6,15b). Cơn hấp hối tại vườn Ghếtsêmani cho thấy rõ điều này. Các môn đệ, và đặc biệt Phêrô, tỏ ra ngỡ ngàng, vì các ông chưa hiểu sứ mạng của Thầy.
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Việc chữa lành mẹ vợ Simôn ( 29-31)
Tại nhà Simôn, Đức Giêsu đã chữa mẹ vợ ông khỏi sốt cao. Như thế, Người cho thấy Người làm Chúa tể trên một thứ tai họa khác của loài người, đó là bệnh tật. Nhưng trong nhãn quan của TM II, bệnh tật cũng là do ma quỷ, nên chữa lành bệnh tật cũng là chiến thắng trên ma quỷ. Ở đây, chúng ta ghi nhận là lần đầu tiên Đức Giêsu chữa lành bệnh tật là cho một phụ nữ, trong khung cảnh đơn sơ và thân tình của một ngôi nhà và của một gia đình. Bằng chứng cho thấy bà này đã thực sự được lành bệnh là bà đã ân cần chu đáo phục vụ các khách quí. Cũng như Đức Kitô đã đỡ bà mẹ vợ Simôn trỗi dậy khi mà bà đang bị cơn sốt bắt nằm bất động như một người đã chết, Người cũng nâng chúng ta dậy, cho chúng ta sống lại, để chúng ta có thể phục vụ Người (x. thêm 9,27).
* Một “bản tóm tắt” về các cuộc chữa bệnh (32-34)
Hành vi đó của Đức Giêsu trong ngày đầu tiên hoạt động công khai đưa tới hậu quả là dân chúng hiểu là khi ở trong tình trạng quẫn bách, họ có thể trông mong được ai giúp đỡ. Khi chiều đến, họ đưa tất cả mọi bệnh nhân và những người bị quỷ ám đến với Người. Đức Giêsu như bị cả một đại dương đau thương và bần khốn vây quanh và tấn công; toàn thể niềm hy vọng được đặt để nơi Người. Người có thể đương đầu với tình trạng quẫn bách này. Người có khả năng giúp đỡ và trong thực tế Người đã giúp đỡ.
* Một bước đi tới nhằm thực hiện sứ mạng của Đức Giêsu (35-39)
Vì Đức Giêsu đã đánh thức và củng cố lòng tin tưởng của dân chúng, không lạ gì khi chúng ta thấy họ muốn giữ Người lại và như thế chắc chắn là luôn luôn có sự trợ giúp của Người. Nhưng Đức Giêsu tránh khỏi tay họ: từ sáng sớm, Người đã vào nơi hoang vắng để cầu nguyện. Và Người không để cho người ta cầm giữ lại. Người biết rằng nhiệm vụ của Người không phải là trợ giúp thường xuyên dân Caphácnaum, nhưng là loan báo trong toàn miền Galilê rằng Triều Đại Thiên Chúa đã gần kề.
+ Kết luận
Tuy các nhà chuyên môn vẫn nhìn nhận TM Mc là một bản kêrygma hơn là một sách huấn giáo, điều này không có nghĩa là tác giả nói về đức tin cách hời hợt. Trái lại, Người rất đòi hỏi. Chính vì thế, Người đã có một khoa sư phạm đáng phục: giúp độc giả tiếp cận với mầu nhiệm Đức Giêsu tiệm tiến. Người hiểu rất rõ là đức tin sẽ đưa người ta đến sự đổi đời với những dấn thân quan trọng. Phải chăng Phêrô đã nhấn mạnh như thế, sau khi trải qua kinh nghiện đau thương? Nhưng cũng chắc chắn là bởi vì vào lúc TM II được soạn thảo, các hoàn cảnh trong đó các Kitô hữu đang sống là những hoàn cảnh rất khắc nghiệt, đòi hỏi người ta phải cương quyết gắn bó với Đức Kitô cho đến chết.
Đoạn Tin Mừng này cũng nhắc các Kitô hữu nhớ đến sứ mạng ra đi loan báo Tin Mừng, bên ngoài những lãnh thổ quen thuộc.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Cũng như ở Caphácnaum, Đức Giêsu đã tiếp nối lời giảng dạy uy quyền bằng việc trừ quỷ, Người tiếp tục nối tiếp lời loan báo bằng việc dùng uy quyền trục xuất các sức mạnh đang đối kháng lại Thiên Chúa và hành hạ loài người. Lời nói của Người được chứng thực bằng việc làm của Người.
2. Liên kết giữa loan báo và hành vi quyền lực nhằm chữa lành cũng là đặc điểm của hoạt động của các tông đồ (3,14t; 6,12t). Việc loan báo Triều Đại Thiên Chúa được củng cố bằng hành động hữu hiệu dựa trên sức mạnh vô song của Thiên Chúa.
3. Gương Đức Giêsu đi cầu nguyện khiến chúng ta phải xem lại cách chúng ta đánh giá ý nghĩa của việc cầu nguyện cũng như những tiêu chuẩn giúp chúng ta sử dụng thì giờ. Nếu chúng ta không thể hoặc không muốn dùng thì giờ mà làm cho mình được tự do để sống cho Thiên Chúa, các động lực đang nâng đỡ hoạt động của chúng ta rất có thể cần được xét lại.
4. Cũng nên coi lại giá trị chúng ta gán cho sự thinh lặng, sự yên tĩnh, sự cô tịch. Chúng ta có sống với Thiên Chúa không vội vã, và biết chờ đợi Người chăng?
1.- Ngữ cảnh
Đoạn này có một phần thuộc về một toàn bộ gọi là “ngày ở Caphácnaum” (1,21-34; xin coi bài CN tuần trước). Nhưng “một ngày ở Caphácnaum” lại thuộc về toàn bộ rộng lớn hơn (1,14-39), trong đó Đức Giêsu tỏ mình ra tại miền Galilê, đến bờ Biển Hồ, vào thành Caphácnaum, đi đến hội đường, ra khỏi đó, đến chiều thì ra cổng thành, sáng hôm sau thì rời thành để rảo khắp miền Galilê, và cứ thế, “rao giảng trong các hội đường và trừ quỷ” (1,39). Nói cách khác, Người làm khắp nơi những gì Người đã làm tại hội đường Caphácnaum: giảng dạy và trừ quỷ.
2.- Bố cục
Bản văn này có thể chia thành ba phần:
1) Việc chữa lành mẹ vợ Simôn (1,29-31);
2) Một “bản tóm tắt” về các cuộc chữa bệnh (1,32-34);
3) Một bước đi tới nhằm thực hiện sứ mạng của Đức Giêsu (1,35-39).
3.- Vài điểm chú giải
- Vừa ra khỏi…”(euthys, tức khắc) (29): Trạng từ này chỉ có vai trò chuyển mạch, chứ không chỉ về thời gian chính xác, bởi vì từ phép lạ trừ quỷ đến việc chữa bệnh cho bà mẹ vợ Simôn, hẳn là đã có một khoảng thời gian khá dài thì “danh tiếng Người mới đồn ra khắp cả vùng lân cận miền Galilê” (c. 28). Tác giả thường dùng trạng từ này mà không gán cho nó một ý nghĩa chính xác nào cả (chỉ trong ch. 1 đã có 11 lần: cc. 10.12.18.20.21.23.28.29.30.42 và 43). Ở đây Người đang tìm cách giới thiệu một ngày mẫu trong sứ vụ của Đức Giêsu: “Ngày ở Capharnaum”. Do đó, ta không nắm được thời điểm chính xác của các sự kiện. Nhưng ta có thể cho rằng chuỗi “chữa bà mẹ vợ Simôn – các cuộc chữa bệnh cbuổi chiều” đã có trước cả khi các TMNL được soạn ra, bởi vì chi tiết “chiều đến” đã có cả trong Mc và Mt. Lc đã bỏ trạng từ “tức khắc (euthys) nhưng giữ lại chi tiết “(rời) hội đường”. Người sẽ triển khai chi tiết này thành một đề tài thần học quan trọng và sẽ lặp lại trong sách Cv: khi Đức Giêsu giảng dạy trong một thành phố hay làng mạc nào, Người luôn bắt đầu bằng giảng dạy tại hội đường. Phaolô cũng sẽ làm như thế.
- ra khỏi hội đường (29): Đức Giêsu ra khỏi hội đường không những vì đã đến giờ đóng cửa, nhưng còn vì những người nghe chưa hiểu gì. Họ còn đang hỏi: “Thế nghĩa là gì ?” (c. 27), như các môn đệ sau này khi chứng kiến trận bão được dẹp yên: “Vậy người này là ai ?” (4,41). Nhưng họ chưa có câu trả lời. Có lẽ đây là một biểu tượng: bao lâu người ta còn ở trong hội đường, người ta không thể trở thành môn đệ của Đức Giêsu được; phải ra khỏi đó như thể thực hiện một cuộc xuất hành mới. Ở c. 39, tác giả dùng một tính từ để phân biệt: “các hội đường của họ”. Ở xa hơn, Người kể rằng sau khi Đức Giêsu đã làm phép lạ trong hội đường, nhóm Pharisêu bàn tính với nhóm Hêrôđê để tìm cách giết Người (3,1-6). Chính vì thế, Người lánh về phía Biển Hồ: Người đi ra và người ta lũ lượt đi theo Người (3,7). Trước khi xảy ra sự cố bánh hoá ra nhiều, Đức Giêsu cũng lánh riêng ra một nơi và người ta kéo đến với Người (6,32-33). Người còn ra khỏi Đền thờ và thành Giêrusalem (11,11; 11,19; 13,1). Lc còn nói rõ hơn: lần đầu tiên giảng dạy tại hội đường Nadarét, Đức Giêsu đã phải tránh đi để khỏi bị giết (Lc 4,16-30).
- Đến nhà hai ông Simôn và Anrê (29): Phải chăng tác giả muốn đối lập hội đường với nhà Simôn, được coi như hình ảnh của Hội Thánh? Thật ra, Mc chưa nhắm đến tên “Phêrô” với sắc thái Họi Thánh như Mt và Lc: hai tác giả này chỉ còn nói đến Phêrô mà thôi (x. Mt 8,14; Lc 4,38), nên trong hai bản văn này, ý nghĩa “Họi Thánh” rõ ràng hơn.
- Có ông Giacôbê và Gioan (29): Bốn môn đệ đầu tiên, những người thân tín nhất, được chứng kiến phép lạ. Câu này hẳn là có giá trị như một ngoặc đơn, do chính Phêrô kể cho tác giả Mc.
- Bà lên cơn sốt (30): Pyressousa là phân từ giống cái của động từ Hy-lạp pyressô, “bị sốt” (trong động từ này, có từ pyr, “lửa”. Trong bản văn song song, Mt 8,15 dùng danh từ Hl pyretos, “sức nóng của lửa; sốt cao”). Đối với người xưa, “sốt” không phải là một triệu chứng mà là một bệnh. Sốt, đôi khi đưa đến tử vong, là một trong các hình phạt Đức Chúa (YHWH) dành cho dân thất trung của Ngài (x. Lv 26,16). Cũng như cho các chứng bệnh khác, người ta thích gán cho “sốt” một nguồn gốc thuộc ma quỷ (so sánh Lc 4,39 và Mt 8,15 (= Mc 1,31), mà chỉ có việc cầu nguyện và một phép lạ mới thắng được (x. Ga 4,52; Cv 28,8).
Theo viễn tượng này, dân Caphácnaum hẳn là hiểu rằng phép lạ giới thiệu Đức Giêsu là vị sứ giả của Thiên Chúa mà ngôn sứ Isaia đã hứa; vị này sẽ cứu loài người khỏi những nổi đau buồn, hậu quả của sự dữ luân lý (x. Is 26,19; 29,18t; 33,3; 35,5…). Vậy phép lạ này là dấu cho thấy đã đến thời cánh chung, thời thiên sai: Đức Giêsu đang hành động với chính quyền năng của Thiên Chúa. Nhưng con người còn phải mất một thời gian mới khám phá ra và chấp nhận được ý nghĩa của dấu chỉ này.
- Người cầm lấy tay bà mà đỡ dậy (êgeiren) (31): Câu này dịch sát là: “Và lại gần, Người đỡ bà dậy sau khi đã cầm lấy tay bà”. Muốn diễn tả một cách thông thường, hẳn là nên viết: “Đức Giêsu cầm lấy tay bà và cơn sốt biến mất; bà chỗi dậy …”. Đấy là kiểu nói của hai tác giả Mt (Mt 8,15: “bà chỗi dậy”, êgerthê, aor. pass. của động từ hl egeirô) và Lc (Lc 4,39: “bà trỗi dậy”, anastasâ, aor 2 của động từ Hl anistêmi). Động từ egeirô được Mc dùng ở dạng ngoại động (transitive) có nghĩa là “giúp trỗi dậy”, đã trở thành một từ ngữ chuyên môn để nói về sự sống lại.
- bà phục vụ các Người (31): Trong bối cảnh của phép lạ hoặc đúng hơn trong bối cảnh của sự tiếp đón Đức Giêsu nhận được tại nhà Simôn, “phục vụ” (Hl. diakoneô) trước tiên có nghĩa là chiêu đãi ăn uống (x. Mc 1,13; Lc 8,55). Nhưng ở đây, có thể tác giả Mc đang nghĩ đến chính lời Đức Giêsu nói: “Con Người đến không để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ (diakonêsai)” (10,45). “Phục vụ” không chỉ hệ tại việc phục dịch bàn ăn, nhưng nếu cần, còn hệ tại việc “hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (c. 45). Đó là lý tưởng Đức Kitô đề nghị cho những ai Người đã cho sống lại từ cái chết do tội lỗi gây nên.
Riêng Mt lại viết ở dạng số ít: “bà chỗi dậy phục vụ Người” (Mt 8,15). Câu này đã nới rộng ý nghĩa của động từ: “Phục vụ Đức Giêsu” chính là bước theo Người (x. Mt 25,44: phục vụ những kẻ nghèo hèn bé mọn chính là phục vụ Đức Kitô).
- người ta đem (32): Epheron là động từ Hy-lạp pherô ở thì vị hoàn (frequentative imperfect), có nghĩa là “người ta vẫn cứ đem, tiếp tục đem”.
- mọi kẻ ốm (32): Rõ ràng không thể hiểu theo nghĩa đen những câu khẳng định tuyệt đối như thế (x. Mt 8,16; Lc 4,40). Chúng ta biết là Đức Giêsu không chữa tất cả mọi người đau ốm; Người đòi hỏi đức tin. Cũng vì thế mà Mc không đi xa hơn nữa, Người viết: “Đức Giêsu chữa nhiều kẻ ốm đau” (c. 34). Tuy nhiên, theo não trạng Sê-mít, “nhiều” cũng có nghĩa là “tất cả”.
- Cả thành (33): Có lẽ đây cũng là một kiểu nói phóng đại, tổng quát hoá. Tuy nhiên cũng có một sự kiện thường xảy ra: truyền thống nhiều lần kể rằng người ta không thể đi qua cửa nhà bởi vì người quá đông, đành phải kéo người bệnh lên mái nhà mà thòng xuống (2,1-4) hoặc phải nhờ người báo tin vào trong (3,32).
- Quỷ (34): Từ daimôn xuất hiện 3 lần trong Mc 1,32-34 và thêm một lần nữa ở c. 39. Đây là mối bận tâm lớn của Mc. Đức Giêsu đã đến để đánh đuổi quỷ và giải thoát loài người khỏi quyền lực chúng. Ngay từ đầu, vị Tẩy Giả đã giới thiệu Đức Kitô như Đấng “mạnh hơn” (1,7). Người đã khởi đầu sứ vụ bằng một chiến thắng trực tiếp trên Satan (1,12-13). Ngay khi Người lên tiếng rao giảng, một kẻ bị quỷ ám đã tìm cách ngăn chận Người, nhưng quỷ đã bị trục xuất (1,23-27). Trong phần Kết (“Kết dài”), dấu chỉ đầu tiên thuộc về người môn đệ hệ tại việc “trừ quỷ” (16,17). Trong viễn tượng này, mọi bệnh tật đều do ma quỷ gây nên, mọi cuộc chữa lành bệnh tật đều là một chiến thắng trên quỷ. Chúng ta cũng ghi nhận là Mc không cung cấp một định nghĩa nào về ma quỷ, cũng không nói chúng là loại hữu thể nào; nhưng đọc các mô tả của Người, ta ghi nhận ba nét tiêu biểu của ma quỷ: 1) chúng có thể chi phối loài người; 2) chúng biết chân tính của Đức Giêsu và biết Người là kẻ thù của chúng; 3) chúng vâng phục Satan (3,22-26) là kẻ ở trong sa mạc đã cám dỗ Đức Giêsu (1,13) và hành động chống lại hoạt động của Đức Giêsu (4,15).
- không cho quỷ nói (34): Mc trở lại với lệnh giữ bí mật (thiên sai) như trở lại với một đề tài ưa chuộng. Quỷ tức khắc nhận ra đối thủ của chúng, nên chúng đã gầm thét lên có thể vì muốn chiếm thế “thượng phong”, nhưng chắc chắn vì sợ hãi, vì đã thấy trước thất bại, khi đứng trước Đấng Thiên Chúa sai phái đến (x. 3,22-27). Đối với dân chúng, Đức Giêsu tự mạc khải ra cho họ cách tiệm tiến bằng cách cho họ thấy những dấu chỉ chứng tỏ quyền lực của Người trên những chứng nan y (1,40-45), trên tội lỗi (2,5-12), trên ngày sa-bát (2,28), và cuối cùng trên sự sống (ch. 15–16). Tuy nhiên, người ta tiến rất chậm.
Như vậy, một hành vi đức tin đặt nơi Đức Giêsu chỉ thực sự có giá trị khi nó hàm chứa một hiểu biết đầy đủ về sứ mạng và công việc của Người, đặc biệt hiểu rằng Người phải chết và sống lại để hoàn tất công việc này.
- Người đi cầu nguyện (35): Lc sẽ nói nhiều hơn về điểm này. Mc không cho biết đối tượng hoặc nội dung của lời cầu nguyện của Đức Giêsu, nhưng mẩu đối thoại sau đó hé cho chúng ta thấy được chiều hướng Đức Giêsu theo khi cầu nguyện: đối thoại với Cha Người về sứ mạng Người đang thực hiện.
- vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó (38): Phải chăng đây là ra đi khỏi Caphácnaum hay là rời cung lòng Chúa Cha mà đến trần gian (nghĩa Ga: Ga 16,28; x. Lc 4,43)? Chắc là Mc vẫn còn đang ở gần các sự kiện đã xảy ra: Đức Giêsu không muốn mình bị cuốn hút bởi thành công. Sau này cũng thế, sau khi nhân bánh ra nhiều, Người lại rút lui vào cô tịch để tránh dân chúng và để đặt mình vào trong kế hoạch của Chúa Cha (Mc 6,46; x. Mt 14,23; Ga 6,15b). Cơn hấp hối tại vườn Ghếtsêmani cho thấy rõ điều này. Các môn đệ, và đặc biệt Phêrô, tỏ ra ngỡ ngàng, vì các ông chưa hiểu sứ mạng của Thầy.
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Việc chữa lành mẹ vợ Simôn ( 29-31)
Tại nhà Simôn, Đức Giêsu đã chữa mẹ vợ ông khỏi sốt cao. Như thế, Người cho thấy Người làm Chúa tể trên một thứ tai họa khác của loài người, đó là bệnh tật. Nhưng trong nhãn quan của TM II, bệnh tật cũng là do ma quỷ, nên chữa lành bệnh tật cũng là chiến thắng trên ma quỷ. Ở đây, chúng ta ghi nhận là lần đầu tiên Đức Giêsu chữa lành bệnh tật là cho một phụ nữ, trong khung cảnh đơn sơ và thân tình của một ngôi nhà và của một gia đình. Bằng chứng cho thấy bà này đã thực sự được lành bệnh là bà đã ân cần chu đáo phục vụ các khách quí. Cũng như Đức Kitô đã đỡ bà mẹ vợ Simôn trỗi dậy khi mà bà đang bị cơn sốt bắt nằm bất động như một người đã chết, Người cũng nâng chúng ta dậy, cho chúng ta sống lại, để chúng ta có thể phục vụ Người (x. thêm 9,27).
* Một “bản tóm tắt” về các cuộc chữa bệnh (32-34)
Hành vi đó của Đức Giêsu trong ngày đầu tiên hoạt động công khai đưa tới hậu quả là dân chúng hiểu là khi ở trong tình trạng quẫn bách, họ có thể trông mong được ai giúp đỡ. Khi chiều đến, họ đưa tất cả mọi bệnh nhân và những người bị quỷ ám đến với Người. Đức Giêsu như bị cả một đại dương đau thương và bần khốn vây quanh và tấn công; toàn thể niềm hy vọng được đặt để nơi Người. Người có thể đương đầu với tình trạng quẫn bách này. Người có khả năng giúp đỡ và trong thực tế Người đã giúp đỡ.
* Một bước đi tới nhằm thực hiện sứ mạng của Đức Giêsu (35-39)
Vì Đức Giêsu đã đánh thức và củng cố lòng tin tưởng của dân chúng, không lạ gì khi chúng ta thấy họ muốn giữ Người lại và như thế chắc chắn là luôn luôn có sự trợ giúp của Người. Nhưng Đức Giêsu tránh khỏi tay họ: từ sáng sớm, Người đã vào nơi hoang vắng để cầu nguyện. Và Người không để cho người ta cầm giữ lại. Người biết rằng nhiệm vụ của Người không phải là trợ giúp thường xuyên dân Caphácnaum, nhưng là loan báo trong toàn miền Galilê rằng Triều Đại Thiên Chúa đã gần kề.
+ Kết luận
Tuy các nhà chuyên môn vẫn nhìn nhận TM Mc là một bản kêrygma hơn là một sách huấn giáo, điều này không có nghĩa là tác giả nói về đức tin cách hời hợt. Trái lại, Người rất đòi hỏi. Chính vì thế, Người đã có một khoa sư phạm đáng phục: giúp độc giả tiếp cận với mầu nhiệm Đức Giêsu tiệm tiến. Người hiểu rất rõ là đức tin sẽ đưa người ta đến sự đổi đời với những dấn thân quan trọng. Phải chăng Phêrô đã nhấn mạnh như thế, sau khi trải qua kinh nghiện đau thương? Nhưng cũng chắc chắn là bởi vì vào lúc TM II được soạn thảo, các hoàn cảnh trong đó các Kitô hữu đang sống là những hoàn cảnh rất khắc nghiệt, đòi hỏi người ta phải cương quyết gắn bó với Đức Kitô cho đến chết.
Đoạn Tin Mừng này cũng nhắc các Kitô hữu nhớ đến sứ mạng ra đi loan báo Tin Mừng, bên ngoài những lãnh thổ quen thuộc.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Cũng như ở Caphácnaum, Đức Giêsu đã tiếp nối lời giảng dạy uy quyền bằng việc trừ quỷ, Người tiếp tục nối tiếp lời loan báo bằng việc dùng uy quyền trục xuất các sức mạnh đang đối kháng lại Thiên Chúa và hành hạ loài người. Lời nói của Người được chứng thực bằng việc làm của Người.
2. Liên kết giữa loan báo và hành vi quyền lực nhằm chữa lành cũng là đặc điểm của hoạt động của các tông đồ (3,14t; 6,12t). Việc loan báo Triều Đại Thiên Chúa được củng cố bằng hành động hữu hiệu dựa trên sức mạnh vô song của Thiên Chúa.
3. Gương Đức Giêsu đi cầu nguyện khiến chúng ta phải xem lại cách chúng ta đánh giá ý nghĩa của việc cầu nguyện cũng như những tiêu chuẩn giúp chúng ta sử dụng thì giờ. Nếu chúng ta không thể hoặc không muốn dùng thì giờ mà làm cho mình được tự do để sống cho Thiên Chúa, các động lực đang nâng đỡ hoạt động của chúng ta rất có thể cần được xét lại.
4. Cũng nên coi lại giá trị chúng ta gán cho sự thinh lặng, sự yên tĩnh, sự cô tịch. Chúng ta có sống với Thiên Chúa không vội vã, và biết chờ đợi Người chăng?
Đi gieo Tin Mừng
+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
13:57 06/02/2009
Chúa Nhật V Thường niên (Mc 1, 29-39)
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA
Khi ấy, Chúa Giêsu ra khỏi hội đường, Người cùng với Giacôbê và Gioan đến nhà Simon và Anrê. Lúc ấy bà nhạc gia của Simon cảm sốt nằm trên giường, lập tức người ta nói cho Người biết bệnh tình của bà. Tiến lại gần, Người cầm tay bà, và nâng đỡ dậy. Bà liền khỏi cảm sốt và đi tiếp đãi các ngài.
Chiều đến, lúc mặt trời đã lặn, người ta dẫn đến Người tất cả những bệnh nhân, tất cả những người bị quỷ ám: và cả thành tụ họp trước cửa nhà. Người chữa nhiều người đau ốm những chứng bệnh khác nhau, xua trừ nhiều quỷ, và không cho chúng nói, vì chúng biết Người.
Sáng sớm tinh sương, Người chỗi dậy, ra khỏi nhà, đi đến một nơi thanh vắng và cầu nguyện tại đó. Simon và các bạn chạy đi tìm Người. Khi tìm thấy Người, các ông nói cùng Người rằng: "Mọi người đều đi tìm Thầy". Nhưng Người đáp: "Chúng ta hãy đi đến những làng, những thành lân cận, để Ta cũng rao giảng ở đó nữa". Và Người đi rao giảng trong các hội đường, trong khắp xứ Galilêa và xua trừ ma quỷ.
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Đoạn Tin Mừng hôm nay tóm tắt một ngày làm việc của Chúa Giêsu. Qua những họat động của một ngày làm việc, Chúa Giêsu đưa ra những chỉ dẫn khuôn mẫu cho người đi gieo Tin Mừng.
Chỉ dẫn thứ nhất: Tin Mừng phải được rao giảng. Ngày Sabbát, Chúa Giêsu vào Hội đường, đọc Sách Thánh và giải nghĩa. Việc đọc và diễn giải Lời Chúa là một phần quan trọng của đời sống người môn đệ. Vì Tin Mừng phải được rao giảng. Lời Chúa phải được công bố. Người môn đệ phải say mê rao truyền để cho Lời Chúa trở thành ánh sáng soi đường cho con người, hướng dẫn tư tưởng, lời nói, họat động của con người. Chính Lời Chúa hướng dẫn con người đi trên đường Sự Thật để đạt được Sự Sống.
Chỉ dẫn thứ hai: Tin Mừng phải chứng tỏ bằng yêu thương. Lời nói đi đôi với việc làm. Đó chính là yếu tố làm cho lời nói có sức thuyết phục. Chúa Giêsu đã làm chứng về điều đó. Ra khỏi Hội đường, Chúa Giêsu vào nhà ông Simon. Bà nhạc của ông đang bị sốt. Chúa Giêsu đến bên giường, cầm tay bà để chữa bà khỏi bệnh. Thực ra Chúa có quyền năng chỉ cần đứng ngoài cửa phán một lời cũng có thể chữa bệnh cho bà nhạc ông Simon. Hơn nữa ở vào thời phong kiến với quan niệm nam nữ thọ thọ bất thân, việc cầm tay phụ nữ có thể gây nên dị nghị. Nhưng Chúa Giê su đã đến tận giường cầm tay bà. Điều này nói lên lòng yêu thương kính trọng. Chúa không chỉ chữa bệnh mà còn muốn bày tỏ tình người, sự quan tâm âu yếm đối với người bệnh và cả sự kính trọng đối với phụ nữ nữa.
Chỉ dẫn thứ ba: Tin Mừng phải đem đến tự do. Ma quỉ luôn muốn giam cầm con người trong vòng nô lệ. Bị ma quỉ trói buộc con người mất hết ý chí, không còn làm được việc lành, chỉ có thể làm theo mệnh lệnh ma quỉ. Tin Mừng của Chúa có sức giải phóng con người. Giải phóng khỏi sự trói buộc của ma quỉ. Giải phóng khỏi những mặc cảm. Giải phóng khỏi những thói tục hủ lậu, những mê tín cấm kỵ. Nhờ đó con người có thể vươn lên, sống xứng đáng với phẩm giá và có thể làm việc lành phục vụ Nước Chúa. Bà nhạc của Simon là một thí dụ điển hình. Khi được khỏi bệnh, bà liền đi đứng và làm việc phục vụ Chúa.
Chỉ dẫn thứ tư: Tin Mừng phải được kín múc từ cội nguồn Thiên Chúa. Sáng sớm, Chúa Giêsu đến nơi vắng vẻ cầu nguyện. Suốt ngày bận rộn với con người, Chúa Giêsu phải dành buổi sáng sớm để cầu nguyện. Điều đó cho thấy, đối với Chúa, việc cầu nguyện là quan trọng biết bao. Chúa Giêsu cầu nguyện vì yêu mến, khao khát được kết hiệp với Chúa Cha. Chúa Giêsu cầu nguyện để tìm thánh ý Chúa Cha, tìm sự hướng dẫn sáng suốt cho cuộc đời. Vì thế trước khi bắt tay vào làm việc, Chúa cầu nguyện với Đức Chúa Cha để múc lấy nguồn sức mạnh cho hoạt động truyền giáo.
Người môn đệ muốn dấn thân rao giảng Tin Mừng, mở rộng Nước Chúa không thể đi ra ngoài những chỉ dẫn khuôn mẫu của Thày Chí Thánh. Phải biết múc lấy nguồn sức mạnh ở nơi Chúa Cha qua việc cầu nguyện. Coi việc cầu nguyện như cội nguồn của họat động, như điểm mấu chốt để đi đến thành công. Chuyên tâm học, đọc, suy gẫm Lời Chúa để có thể thấu hiểu và trình bày cho người khác. Nhất là phải làm chứng cho lời rao giảng bằng chính đời sống yêu thương bác ái. Sự yêu thương kính trọng sẽ đưa con người tới tự do, có thể làm những việc tốt đẹp, góp phần vào việc phục vụ Tin Mừng.
Lạy Chúa là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, xin hướng dẫn chúng con đi trên đường của Chúa. Amen.
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU
1- Bạn hãy thử tóm tắt những việc Chúa Giê su làm trong một ngày.
2- Bạn tha thiết với việc rao giảng Tin Mừng, bạn sẽ làm gì để cho việc rao giảng Tin Mừng có kết quả tốt đẹp ?
3- Lời nói phải đi đôi với việc làm. Bạn áp dụng câu nói này thế nào trong đời sống đạo của bạn ?
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA
Khi ấy, Chúa Giêsu ra khỏi hội đường, Người cùng với Giacôbê và Gioan đến nhà Simon và Anrê. Lúc ấy bà nhạc gia của Simon cảm sốt nằm trên giường, lập tức người ta nói cho Người biết bệnh tình của bà. Tiến lại gần, Người cầm tay bà, và nâng đỡ dậy. Bà liền khỏi cảm sốt và đi tiếp đãi các ngài.
Chiều đến, lúc mặt trời đã lặn, người ta dẫn đến Người tất cả những bệnh nhân, tất cả những người bị quỷ ám: và cả thành tụ họp trước cửa nhà. Người chữa nhiều người đau ốm những chứng bệnh khác nhau, xua trừ nhiều quỷ, và không cho chúng nói, vì chúng biết Người.
Sáng sớm tinh sương, Người chỗi dậy, ra khỏi nhà, đi đến một nơi thanh vắng và cầu nguyện tại đó. Simon và các bạn chạy đi tìm Người. Khi tìm thấy Người, các ông nói cùng Người rằng: "Mọi người đều đi tìm Thầy". Nhưng Người đáp: "Chúng ta hãy đi đến những làng, những thành lân cận, để Ta cũng rao giảng ở đó nữa". Và Người đi rao giảng trong các hội đường, trong khắp xứ Galilêa và xua trừ ma quỷ.
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Đoạn Tin Mừng hôm nay tóm tắt một ngày làm việc của Chúa Giêsu. Qua những họat động của một ngày làm việc, Chúa Giêsu đưa ra những chỉ dẫn khuôn mẫu cho người đi gieo Tin Mừng.
Chỉ dẫn thứ nhất: Tin Mừng phải được rao giảng. Ngày Sabbát, Chúa Giêsu vào Hội đường, đọc Sách Thánh và giải nghĩa. Việc đọc và diễn giải Lời Chúa là một phần quan trọng của đời sống người môn đệ. Vì Tin Mừng phải được rao giảng. Lời Chúa phải được công bố. Người môn đệ phải say mê rao truyền để cho Lời Chúa trở thành ánh sáng soi đường cho con người, hướng dẫn tư tưởng, lời nói, họat động của con người. Chính Lời Chúa hướng dẫn con người đi trên đường Sự Thật để đạt được Sự Sống.
Chỉ dẫn thứ hai: Tin Mừng phải chứng tỏ bằng yêu thương. Lời nói đi đôi với việc làm. Đó chính là yếu tố làm cho lời nói có sức thuyết phục. Chúa Giêsu đã làm chứng về điều đó. Ra khỏi Hội đường, Chúa Giêsu vào nhà ông Simon. Bà nhạc của ông đang bị sốt. Chúa Giêsu đến bên giường, cầm tay bà để chữa bà khỏi bệnh. Thực ra Chúa có quyền năng chỉ cần đứng ngoài cửa phán một lời cũng có thể chữa bệnh cho bà nhạc ông Simon. Hơn nữa ở vào thời phong kiến với quan niệm nam nữ thọ thọ bất thân, việc cầm tay phụ nữ có thể gây nên dị nghị. Nhưng Chúa Giê su đã đến tận giường cầm tay bà. Điều này nói lên lòng yêu thương kính trọng. Chúa không chỉ chữa bệnh mà còn muốn bày tỏ tình người, sự quan tâm âu yếm đối với người bệnh và cả sự kính trọng đối với phụ nữ nữa.
Chỉ dẫn thứ ba: Tin Mừng phải đem đến tự do. Ma quỉ luôn muốn giam cầm con người trong vòng nô lệ. Bị ma quỉ trói buộc con người mất hết ý chí, không còn làm được việc lành, chỉ có thể làm theo mệnh lệnh ma quỉ. Tin Mừng của Chúa có sức giải phóng con người. Giải phóng khỏi sự trói buộc của ma quỉ. Giải phóng khỏi những mặc cảm. Giải phóng khỏi những thói tục hủ lậu, những mê tín cấm kỵ. Nhờ đó con người có thể vươn lên, sống xứng đáng với phẩm giá và có thể làm việc lành phục vụ Nước Chúa. Bà nhạc của Simon là một thí dụ điển hình. Khi được khỏi bệnh, bà liền đi đứng và làm việc phục vụ Chúa.
Chỉ dẫn thứ tư: Tin Mừng phải được kín múc từ cội nguồn Thiên Chúa. Sáng sớm, Chúa Giêsu đến nơi vắng vẻ cầu nguyện. Suốt ngày bận rộn với con người, Chúa Giêsu phải dành buổi sáng sớm để cầu nguyện. Điều đó cho thấy, đối với Chúa, việc cầu nguyện là quan trọng biết bao. Chúa Giêsu cầu nguyện vì yêu mến, khao khát được kết hiệp với Chúa Cha. Chúa Giêsu cầu nguyện để tìm thánh ý Chúa Cha, tìm sự hướng dẫn sáng suốt cho cuộc đời. Vì thế trước khi bắt tay vào làm việc, Chúa cầu nguyện với Đức Chúa Cha để múc lấy nguồn sức mạnh cho hoạt động truyền giáo.
Người môn đệ muốn dấn thân rao giảng Tin Mừng, mở rộng Nước Chúa không thể đi ra ngoài những chỉ dẫn khuôn mẫu của Thày Chí Thánh. Phải biết múc lấy nguồn sức mạnh ở nơi Chúa Cha qua việc cầu nguyện. Coi việc cầu nguyện như cội nguồn của họat động, như điểm mấu chốt để đi đến thành công. Chuyên tâm học, đọc, suy gẫm Lời Chúa để có thể thấu hiểu và trình bày cho người khác. Nhất là phải làm chứng cho lời rao giảng bằng chính đời sống yêu thương bác ái. Sự yêu thương kính trọng sẽ đưa con người tới tự do, có thể làm những việc tốt đẹp, góp phần vào việc phục vụ Tin Mừng.
Lạy Chúa là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, xin hướng dẫn chúng con đi trên đường của Chúa. Amen.
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU
1- Bạn hãy thử tóm tắt những việc Chúa Giê su làm trong một ngày.
2- Bạn tha thiết với việc rao giảng Tin Mừng, bạn sẽ làm gì để cho việc rao giảng Tin Mừng có kết quả tốt đẹp ?
3- Lời nói phải đi đôi với việc làm. Bạn áp dụng câu nói này thế nào trong đời sống đạo của bạn ?
Sống hết mình vì mọi người
LM Inhaxiô Trần Ngà
14:02 06/02/2009
Chúa Nhật 5 thường niên B (Mác-cô 1, 29-39)
Chúa Giê-su không sống vì mình hoặc sống cho mình, nhưng luôn luôn sống vì Chúa Cha và vì nhân loại.
Chúa Giê-su sống hết mình vì Chúa Cha
“Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa” nhưng vì yêu mến Chúa Cha và để cứu rỗi nhân loại, Người đã “hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ” (Philip 2, 6-7) sẵn sàng hoá thân làm người hèn mọn sống giữa nhân loại lầm than.
Người hiến thân trở thành một hiến lễ mới thay cho dê và bò, một hiến lễ rất đẹp lòng Chúa Cha để đền tội thay cho muôn người. Thư Do-Thái khẳng định điều đó:
“Máu các con bò, con dê không thể nào xoá được tội lỗi. Vì vậy, khi vào trần gian, Đức Ki-tô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài.” (Do-Thái 10, 4-7)
Sở thích riêng, ước muốn riêng của mình, Chúa Giê-su sẵn sàng vứt bỏ, cốt để thực hiện ý Chúa Cha, sao cho đẹp lòng Chúa Cha:
“Ta từ trời xuống, không phải để làm theo ý Ta, mà là ý của Đấng đã sai Ta” ( Ga 6, 38)
Người coi việc thi hành ý Chúa Cha quan trọng và cần thiết như lương thực của Người. Người nói với các môn đệ: “Lương thực của Ta là làm theo ý Đấng đã sai Ta và chu toàn công việc của Người” (Ga 4, 34)
Người quý trọng ý muốn của Chúa Cha hơn cả mạng sống mình. Vì thế, Người chấp nhận hy sinh mạng sống mình để ý muốn của Chúa Cha được thực hiện. Trong vườn Dầu, Ngài đã cầu xin cùng Chúa Cha trong van lơn và nước mắt, trong khổ đau đến toát mồ hôi máu:
“Abba, lạy Cha, nếu có thể được, xin cất chén nầy xa con. Nhưng đừng theo ý con, một theo ý Cha mà thôi.” (Mt 26, 39)
Chúa Giê-su sống hết mình vì mọi người
Không chỉ sống hết mình vì Thiên Chúa là Cha của Người, Chúa Giê-su còn sống hết mình vì nhân loại là anh em của Người.
Tin Mừng Mác cô hôm nay phác hoạ lại chân dung Đức Giê-su luôn cúi xuống trên những lầm than khốn khổ của kiếp người:
“Vừa ra khỏi hội đường Ca-phác-na-um, Đức Giê-su đi đến nhà hai ông Si-môn và An-rê. Có ông Gia-cô-bê và ông Gio-an cùng đi theo. Lúc đó, bà mẹ vợ ông Si-môn đang lên cơn sốt, nằm trên giường. Lập tức họ nói cho Người biết tình trạng của bà. Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy; cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài.
Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Người. Cả thành xúm lại trước cửa. Đức Giê-su chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ, nhưng không cho quỷ nói, vì chúng biết Người là ai.”
Và khi trời chưa kịp sáng, khi chưa có ai đến quầy rầy, Chúa Giê-su tranh thủ thời gian tĩnh lặng để gặp gỡ Chúa Cha.
“Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó.”
Cầu nguyện chưa được bao lâu, “Ông Si-môn và các bạn kéo nhau đi tìm. Khi gặp Người, các ông thưa: “Mọi người đang tìm Thầy đấy!”
Chúa Giê-su không khoanh vùng phục vụ của Người trong phạm vi nhỏ hẹp. Người muốn vươn đến nhiều nơi. Chúa Giê-su không giới hạn tình yêu của Người cho một thiểu số, nhưng ban phát cho hết mọi người.
Thế nên “Người bảo các ông: “Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó.” Rồi Người đi khắp miền Ga-li-lê, rao giảng trong các hội đường của họ, và trừ quỷ.”
Người đời thường đặt bản thân mình làm trung tâm cho cuộc sống và tất cả mọi hoạt động của người ta đều quy về mình, nhằm mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình. Trái lại, Chúa Giê-su chọn tha nhân làm trung tâm cho tình yêu của Người hướng tới; chọn mọi người làm đối tượng cho cuộc đời phục vụ tận tuỵ của Người và Người làm tất cả những gì có thể để mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại. Người chỉ biết sống vì người khác, sống cho phần rỗi của người khác đến độ hiến trao cả mạng sống mình.
Là một bộ phận trong cơ thể, quả tim không sống cho mình nhưng sống cho toàn thân, không ngừng bơm máu nuôi sống toàn thân. Phổi, gan, bao tử…cũng không sống cho mình, vì mình, nhưng là sống cho toàn thân, làm tròn chức năng được trao phó để phục vụ và nuôi sống toàn thể thân mình. Lẽ sống của mọi bộ phận trong cơ thể con người đều như thế cả.
Nếu một ngày nào đó, tim, gan, thận, phổi… không phục vụ cho toàn thân nữa mà chỉ quy hướng về mình, chỉ lo phục vụ riêng mình thì đó là ngày tận cùng của chúng.
Mỗi chúng ta cũng là những tế bào, những bộ phận của một Thân Thể lớn lao là nhân loại. Chúng ta không thể bo bo chăm lo cho riêng mình nhưng phải sống hết mình, phải cống hiến đời mình phục vụ tha nhân theo gương Chúa Giê-su.
Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã sống hết mình vì Chúa Cha và vì mọi người.
Xin cho chúng con biết noi gương Chúa, đừng chỉ biết quy về mình, chỉ biết mưu tìm hạnh phúc cho mình, nhưng biết hướng về tha nhân để mưu tìm hạnh phúc cho họ, vì hạnh phúc chỉ thật sự đến với chúng con khi chúng con biết đem lại hạnh phúc cho nhiều người.
Chúa Giê-su không sống vì mình hoặc sống cho mình, nhưng luôn luôn sống vì Chúa Cha và vì nhân loại.
Chúa Giê-su sống hết mình vì Chúa Cha
“Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa” nhưng vì yêu mến Chúa Cha và để cứu rỗi nhân loại, Người đã “hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ” (Philip 2, 6-7) sẵn sàng hoá thân làm người hèn mọn sống giữa nhân loại lầm than.
Người hiến thân trở thành một hiến lễ mới thay cho dê và bò, một hiến lễ rất đẹp lòng Chúa Cha để đền tội thay cho muôn người. Thư Do-Thái khẳng định điều đó:
“Máu các con bò, con dê không thể nào xoá được tội lỗi. Vì vậy, khi vào trần gian, Đức Ki-tô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài.” (Do-Thái 10, 4-7)
Sở thích riêng, ước muốn riêng của mình, Chúa Giê-su sẵn sàng vứt bỏ, cốt để thực hiện ý Chúa Cha, sao cho đẹp lòng Chúa Cha:
“Ta từ trời xuống, không phải để làm theo ý Ta, mà là ý của Đấng đã sai Ta” ( Ga 6, 38)
Người coi việc thi hành ý Chúa Cha quan trọng và cần thiết như lương thực của Người. Người nói với các môn đệ: “Lương thực của Ta là làm theo ý Đấng đã sai Ta và chu toàn công việc của Người” (Ga 4, 34)
Người quý trọng ý muốn của Chúa Cha hơn cả mạng sống mình. Vì thế, Người chấp nhận hy sinh mạng sống mình để ý muốn của Chúa Cha được thực hiện. Trong vườn Dầu, Ngài đã cầu xin cùng Chúa Cha trong van lơn và nước mắt, trong khổ đau đến toát mồ hôi máu:
“Abba, lạy Cha, nếu có thể được, xin cất chén nầy xa con. Nhưng đừng theo ý con, một theo ý Cha mà thôi.” (Mt 26, 39)
Chúa Giê-su sống hết mình vì mọi người
Không chỉ sống hết mình vì Thiên Chúa là Cha của Người, Chúa Giê-su còn sống hết mình vì nhân loại là anh em của Người.
Tin Mừng Mác cô hôm nay phác hoạ lại chân dung Đức Giê-su luôn cúi xuống trên những lầm than khốn khổ của kiếp người:
“Vừa ra khỏi hội đường Ca-phác-na-um, Đức Giê-su đi đến nhà hai ông Si-môn và An-rê. Có ông Gia-cô-bê và ông Gio-an cùng đi theo. Lúc đó, bà mẹ vợ ông Si-môn đang lên cơn sốt, nằm trên giường. Lập tức họ nói cho Người biết tình trạng của bà. Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy; cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài.
Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Người. Cả thành xúm lại trước cửa. Đức Giê-su chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ, nhưng không cho quỷ nói, vì chúng biết Người là ai.”
Và khi trời chưa kịp sáng, khi chưa có ai đến quầy rầy, Chúa Giê-su tranh thủ thời gian tĩnh lặng để gặp gỡ Chúa Cha.
“Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó.”
Cầu nguyện chưa được bao lâu, “Ông Si-môn và các bạn kéo nhau đi tìm. Khi gặp Người, các ông thưa: “Mọi người đang tìm Thầy đấy!”
Chúa Giê-su không khoanh vùng phục vụ của Người trong phạm vi nhỏ hẹp. Người muốn vươn đến nhiều nơi. Chúa Giê-su không giới hạn tình yêu của Người cho một thiểu số, nhưng ban phát cho hết mọi người.
Thế nên “Người bảo các ông: “Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó.” Rồi Người đi khắp miền Ga-li-lê, rao giảng trong các hội đường của họ, và trừ quỷ.”
Người đời thường đặt bản thân mình làm trung tâm cho cuộc sống và tất cả mọi hoạt động của người ta đều quy về mình, nhằm mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình. Trái lại, Chúa Giê-su chọn tha nhân làm trung tâm cho tình yêu của Người hướng tới; chọn mọi người làm đối tượng cho cuộc đời phục vụ tận tuỵ của Người và Người làm tất cả những gì có thể để mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại. Người chỉ biết sống vì người khác, sống cho phần rỗi của người khác đến độ hiến trao cả mạng sống mình.
Là một bộ phận trong cơ thể, quả tim không sống cho mình nhưng sống cho toàn thân, không ngừng bơm máu nuôi sống toàn thân. Phổi, gan, bao tử…cũng không sống cho mình, vì mình, nhưng là sống cho toàn thân, làm tròn chức năng được trao phó để phục vụ và nuôi sống toàn thể thân mình. Lẽ sống của mọi bộ phận trong cơ thể con người đều như thế cả.
Nếu một ngày nào đó, tim, gan, thận, phổi… không phục vụ cho toàn thân nữa mà chỉ quy hướng về mình, chỉ lo phục vụ riêng mình thì đó là ngày tận cùng của chúng.
Mỗi chúng ta cũng là những tế bào, những bộ phận của một Thân Thể lớn lao là nhân loại. Chúng ta không thể bo bo chăm lo cho riêng mình nhưng phải sống hết mình, phải cống hiến đời mình phục vụ tha nhân theo gương Chúa Giê-su.
Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã sống hết mình vì Chúa Cha và vì mọi người.
Xin cho chúng con biết noi gương Chúa, đừng chỉ biết quy về mình, chỉ biết mưu tìm hạnh phúc cho mình, nhưng biết hướng về tha nhân để mưu tìm hạnh phúc cho họ, vì hạnh phúc chỉ thật sự đến với chúng con khi chúng con biết đem lại hạnh phúc cho nhiều người.
Đặt hết tin tưởng vào quyền năng của Chúa
Tuyết Mai
14:04 06/02/2009
Tìm Thầy, Thầy Chữa Bệnh Cho
Chiều đến, lúc mặt trời đã lặn, người ta dẫn đến Người tất cả những bệnh nhân, tất cả những người bị quỷ ám: và cả thành tụ họp trước cửa nhà. Người chữa nhiều người đau ốm những chứng bệnh khác nhau, xua trừ nhiều quỷ, và không cho chúng nói, vì chúng biết Người. (Mc 1, 29-39).
Có những chứng bệnh nhẹ xoàng, nếu ở trên tỉnh chúng ta có thể ra nhà thuốc tây tự mua thuốc uống và tự chữa bệnh cho mình được, hoặc ở vùng quê xa xôi, nhiều người cũng có thể tự chữa bệnh cho mình bằng những lá cây hay củ phơi khô là những vị thuốc nam hay thuốc bắc cũng hay lắm! Nhưng khi chúng ta nói đến những chứng bệnh kinh niên, những chứng bệnh nan y như ung thư chẳng hạn. Khi biết được mình bị ung thư thì chỉ có Chúa mới cứu sống chúng ta được mà thôi!.
Tựu chung, nếu chúng ta có lòng tin vào quyền năng Thiên Chúa thì dù bệnh có nhẹ như "bà nhạc gia của Simon cảm sốt nằm trên giường, lập tức người ta nói cho Người biết bệnh tình của bà. Tiến lại gần, Người cầm tay bà, và nâng đỡ dậy. Bà liền khỏi cảm sốt và đi tiếp đãi các ngài".
Đặt lòng tin tưởng của chúng ta vào Thiên Chúa là Đấng quyền năng đầy quyền phép, quả không gì khôn ngoan cho bằng, bởi chúng ta là con người có xác phàm luôn yếu đuối, nhát đảm, và yếu chịu đựng. Hình như ai đi theo Ngài và đặt lòng tin tưởng nơi Ngài thì đều được Ngài đụng chạm đến và chữa khỏi, dù là những chứng bệnh bẩm sinh như mù lòa, khuyết tật; bệnh nan y, sắp chết, hay đã chết rồi,.... Ngài truất phế cả tà ma quỷ ám và tất cả mọi bệnh tật nơi con người phải chịu đựng. Có những sự việc Ngài đã làm hay đã chữa bệnh cho con người mà không cần người được chữa khỏi có lòng tin, nhưng vì Ngài làm để sáng danh Thiên Chúa Cha là Cha của Ngài Đấng ngự ở trên trời, như chuyện Ngài đã chữa lành cho 10 người bệnh phong được sạch nhưng chỉ có 1 người là ngoại đạo trở lại để cảm tạ và tôn vinh Ngài.
Muốn được Ngài chữa bệnh cho, không gì bằng chúng ta phải đặt hết lòng tin tưởng và tín thác vào Ngài thì Ngài sẽ chữa được bá bệnh cho tất cả chúng ta. Tôi nghiệm thấy rất rõ trong suốt thời gian sau khi tôi trở lại cùng Chúa tôi sau một thời gian dài tôi cố tình trốn chạy Chúa. Sau thời gian trở lại để được hàn gắn với Ngài, tôi đã trải qua rất nhiều giai đoạn thử thách. Từ công ăn việc làm, chuyện gia đình, tập bình tĩnh để tìm bình an và tin tưởng vào Chúa của tôi. Thật không phải là chuyện dễ dàng, nhưng từng ngày một tôi đã tập tìm đọc và học hỏi Lời Chúa để xin Ngài dẫn dắt và hướng dẫn tôi. Thật là lạ lùng có những câu trong Phúc Âm, hồi tưởng lại như Ngài nhắn gởi cho riêng tôi. Phải nói rằng tôi có cố gắng lắm để làm quen với Phúc Âm của Ngài và từ từ Ngài đã mở trí óc tôi. Ngài đã chiếu ánh sáng của Ngài trên tôi. Ngài đã thổi sức sống của Ngài trên tôi, cho tôi hiểu rõ về những Lời Ngài dậy một cách rất thiết thực trong cuộc sống hằng ngày của tôi. Ngài dậy tôi biết cách cầu nguyện, là chẳng phải như phường đạo đức giả là đọc kinh cho người ta nghe, hay tỏ vẻ cho người khác biết rằng mình rất ngoan đạo. Ngài đã thánh hoá con người tôi, lột xác tôi để trở thành con cái của Ngài đích thực, là sống thật với Chúa và tha nhân của từng ngày một. Ngài cho tôi biết giá trị của một ngày 24 giờ đồng hồ ra làm sao! Ngài cho tôi biết giá trị của sự cầu nguyện ra làm sao! Ngài cho tôi hiểu rằng hình thức cầu nguyện không quan trọng bằng tấm lòng thành và sự tha thiết dành cho Ngài. Tôi có thể nói chuyện độc thoại với Ngài ở bất cứ thời gian nào tôi có thể. Khi thì tôi độc thoại cùng Mẹ, những khi muốn hoặc xin gì nơi người Mẹ thương yêu của mình. Khi thì tôi độc thoại cùng Chúa tôi những khi có những suy tư thật nặng lòng. Khi thì tôi độc thoại cùng Chúa Thánh Linh những khi cần tâm sự và cần sự trợ giúp để thêm sức mạnh và thêm tinh thần để chiến đấu với mọi sự dữ.
Nhờ thế mà cuộc đời của tôi sau này bình an cứ như mặt nước hồ thu không một gợn sóng nhỏ. Nhờ sự bình an Chúa ban cho tôi, đã giúp tôi thật nhiều để suy gẫm thêm về Lời Chúa, đã giúp cho tôi thêm sức mạnh và nghị lực để cáng đáng thêm nhiều việc mà từ trước đến nay tôi đã ơ hờ và thờ ơ hay hoàn toàn không nghĩ tới, nhất là công việc bác ái. Thật là ngộ hay đây là mẫu số chung cho những ai đáp lại lời mời gọi của Chúa là nếu Kính Mến Chúa trên hết mọi sự, sau là yêu người như mình ta vậy!
Từ sự đáp trả lời mời gọi của Ngài thì hình như tất cả con người được biến đổi thành 360 độ. Rồi thì sự biến đổi như Chúa thay đổi trái tim chai đá của tôi bây giờ thành trái tim thịt, biết chạnh lòng và xót xa khi thấy những con người bất hạnh, cô đơn, tật nguyền, nghèo đói, không cửa không nhà, và. ... thật nhiều nhiều nữa! Hạnh phúc thay cho tôi là Chúa cho tôi biết những sự thay đổi đó và từ đó Chúa đã ở hẳn trong tôi, và không ngày nào mà tôi không muốn chia sẻ hạnh phúc dạt dào vô biên đó, đến cùng anh chị em của tôi. Không ngày nào mà tôi không vui vẻ. Không ngày nào mà tôi than thở. Không ngày nào mà tôi không sống cho Chúa tôi qua anh chị em tôi. Quả tôi thật sự là một con người hạnh phúc của Chúa. Quả tôi là một con người giầu nhất thế giới vì tôi biết cả một vũ trụ nằm trong tôi. Tôi biết hưởng những gì tôi được nhìn thấy như bao nhiêu cảnh vật của thiên nhiên của đất trời. Tôi biết hưởng từng nụ cười được nhận đáp lại nơi anh chị em tôi. Tôi biết cảm tạ Chúa đã luôn làm những sự việc tốt đẹp qua tôi. Tôi biết. ... hưởng tất cả ân huệ Chúa dành ban cho tôi, vì tôi là con chiên lạc được Chúa cứu giúp và vác tôi trên đôi vai thân thương của Ngài, đó là hình ảnh tôi không bao giờ quên. Hình ảnh Thầy mục tử nhân lành, cõng trên đôi vai con chiên đang thập tử nhất sinh, sung sướng nằm trên hai vai của Thầy, bên dưới là 99 con chiên tốt lành. Ôi hạnh phúc dường bao, phải không thưa anh chị em!? Ôi thật diễm phúc cho tôi khi Chúa luôn luôn gìn giữ tôi khi tôi tưởng thân xác hèn mọn này đã bị vùi sâu nơi hỏa ngục đời đời. ... đó là những gì tôi suy nghĩ trước đây.
Cũng nhờ vào tình yêu của Chúa đã giúp tôi từ nay luôn sống phó thác vào Chúa và để cho Ngài lo liệu những tháng ngày trong cuộc sống còn lại của tôi, nhưng trước khi để cho Ngài lo liệu thì chính tôi phải biết lo lắng cho tôi trước cái đã rồi Ngài sẽ bổ sức thêm cho, chứ không phải vì sự ỷ lại mà tôi lại trở thành một con người làm biếng ngồi chờ sung rụng đâu! Chúa không dậy chúng ta làm biếng, vì chính Chúa cũng làm nghề thợ mộc như dưỡng phụ của Ngài kia mà!. Quả không gì khôn ngoan cho bằng là tôi đã bắt chước được ở ngôi vị của cô em Maria trong chuyện hai chị em khi cô chị thì tối mặt tối mày lo cơm nước cho Chúa là người chị Martha, còn tôi là Maria chỉ biết ngồi nghe Chúa giảng dậy không biết mỏi mệt, quên cả việc nhà việc cửa mà lại được Chúa thương, mà quả thật tình Chúa đã đãi ngộ tôi vì sức tôi thì có hạn, cũng không làm gì hơn cho được.
Nhờ tôi biết phó thác tất cả cho Chúa lo liệu, mà tôi cũng bớt đi nhiều sự lo lắng không cần thiết, bởi có lo cũng con bò trắng răng, vì tất cả ngoài tầm tay của mình, như tình trạng kinh tế suy thoái của ngày hôm nay. Công việc của tôi cũng bấp bênh, cũng không có tương lai, nhưng tôi lại chẳng thấy nặng lòng, vì tin rằng cánh cửa này đóng Chúa lại mở cánh cửa khác cho tôi, bởi tôi không muốn trở thành con người vô dụng. Chúa biết ý muốn của tôi và Chúa cũng hiểu rằng những gì tôi làm đều phải đẹp lòng Chúa, thì Ngài sẽ tìm việc nào vừa lợi ích cho cuộc sống của tôi, cho gia đình, và cho linh hồn đời đời của tôi nữa! Nên cho dù cuộc đời chung quanh tôi có đảo điên có chao đao có phong ba bão táp, nhưng tôi có Chúa vẫn bình tâm như mặt nước hồ thu. ....
Lậy Chúa Giêsu nhân lành!
Xin cho chúng con biết tìm kiếm Chúa, để mọi sự sẽ được Chúa an bài theo thánh ý Chúa, để mọi bệnh tật sẽ được Chúa chữa khỏi, để mọi tà ma quỷ ám sẽ tránh xa chúng con, để sự an bình và tình yêu của Chúa luôn ở cùng chúng con hôm nay, ngày mai, và mãi mãi đến muôn thuở muôn đời. Amen.
Chiều đến, lúc mặt trời đã lặn, người ta dẫn đến Người tất cả những bệnh nhân, tất cả những người bị quỷ ám: và cả thành tụ họp trước cửa nhà. Người chữa nhiều người đau ốm những chứng bệnh khác nhau, xua trừ nhiều quỷ, và không cho chúng nói, vì chúng biết Người. (Mc 1, 29-39).
Có những chứng bệnh nhẹ xoàng, nếu ở trên tỉnh chúng ta có thể ra nhà thuốc tây tự mua thuốc uống và tự chữa bệnh cho mình được, hoặc ở vùng quê xa xôi, nhiều người cũng có thể tự chữa bệnh cho mình bằng những lá cây hay củ phơi khô là những vị thuốc nam hay thuốc bắc cũng hay lắm! Nhưng khi chúng ta nói đến những chứng bệnh kinh niên, những chứng bệnh nan y như ung thư chẳng hạn. Khi biết được mình bị ung thư thì chỉ có Chúa mới cứu sống chúng ta được mà thôi!.
Tựu chung, nếu chúng ta có lòng tin vào quyền năng Thiên Chúa thì dù bệnh có nhẹ như "bà nhạc gia của Simon cảm sốt nằm trên giường, lập tức người ta nói cho Người biết bệnh tình của bà. Tiến lại gần, Người cầm tay bà, và nâng đỡ dậy. Bà liền khỏi cảm sốt và đi tiếp đãi các ngài".
Đặt lòng tin tưởng của chúng ta vào Thiên Chúa là Đấng quyền năng đầy quyền phép, quả không gì khôn ngoan cho bằng, bởi chúng ta là con người có xác phàm luôn yếu đuối, nhát đảm, và yếu chịu đựng. Hình như ai đi theo Ngài và đặt lòng tin tưởng nơi Ngài thì đều được Ngài đụng chạm đến và chữa khỏi, dù là những chứng bệnh bẩm sinh như mù lòa, khuyết tật; bệnh nan y, sắp chết, hay đã chết rồi,.... Ngài truất phế cả tà ma quỷ ám và tất cả mọi bệnh tật nơi con người phải chịu đựng. Có những sự việc Ngài đã làm hay đã chữa bệnh cho con người mà không cần người được chữa khỏi có lòng tin, nhưng vì Ngài làm để sáng danh Thiên Chúa Cha là Cha của Ngài Đấng ngự ở trên trời, như chuyện Ngài đã chữa lành cho 10 người bệnh phong được sạch nhưng chỉ có 1 người là ngoại đạo trở lại để cảm tạ và tôn vinh Ngài.
Muốn được Ngài chữa bệnh cho, không gì bằng chúng ta phải đặt hết lòng tin tưởng và tín thác vào Ngài thì Ngài sẽ chữa được bá bệnh cho tất cả chúng ta. Tôi nghiệm thấy rất rõ trong suốt thời gian sau khi tôi trở lại cùng Chúa tôi sau một thời gian dài tôi cố tình trốn chạy Chúa. Sau thời gian trở lại để được hàn gắn với Ngài, tôi đã trải qua rất nhiều giai đoạn thử thách. Từ công ăn việc làm, chuyện gia đình, tập bình tĩnh để tìm bình an và tin tưởng vào Chúa của tôi. Thật không phải là chuyện dễ dàng, nhưng từng ngày một tôi đã tập tìm đọc và học hỏi Lời Chúa để xin Ngài dẫn dắt và hướng dẫn tôi. Thật là lạ lùng có những câu trong Phúc Âm, hồi tưởng lại như Ngài nhắn gởi cho riêng tôi. Phải nói rằng tôi có cố gắng lắm để làm quen với Phúc Âm của Ngài và từ từ Ngài đã mở trí óc tôi. Ngài đã chiếu ánh sáng của Ngài trên tôi. Ngài đã thổi sức sống của Ngài trên tôi, cho tôi hiểu rõ về những Lời Ngài dậy một cách rất thiết thực trong cuộc sống hằng ngày của tôi. Ngài dậy tôi biết cách cầu nguyện, là chẳng phải như phường đạo đức giả là đọc kinh cho người ta nghe, hay tỏ vẻ cho người khác biết rằng mình rất ngoan đạo. Ngài đã thánh hoá con người tôi, lột xác tôi để trở thành con cái của Ngài đích thực, là sống thật với Chúa và tha nhân của từng ngày một. Ngài cho tôi biết giá trị của một ngày 24 giờ đồng hồ ra làm sao! Ngài cho tôi biết giá trị của sự cầu nguyện ra làm sao! Ngài cho tôi hiểu rằng hình thức cầu nguyện không quan trọng bằng tấm lòng thành và sự tha thiết dành cho Ngài. Tôi có thể nói chuyện độc thoại với Ngài ở bất cứ thời gian nào tôi có thể. Khi thì tôi độc thoại cùng Mẹ, những khi muốn hoặc xin gì nơi người Mẹ thương yêu của mình. Khi thì tôi độc thoại cùng Chúa tôi những khi có những suy tư thật nặng lòng. Khi thì tôi độc thoại cùng Chúa Thánh Linh những khi cần tâm sự và cần sự trợ giúp để thêm sức mạnh và thêm tinh thần để chiến đấu với mọi sự dữ.
Nhờ thế mà cuộc đời của tôi sau này bình an cứ như mặt nước hồ thu không một gợn sóng nhỏ. Nhờ sự bình an Chúa ban cho tôi, đã giúp tôi thật nhiều để suy gẫm thêm về Lời Chúa, đã giúp cho tôi thêm sức mạnh và nghị lực để cáng đáng thêm nhiều việc mà từ trước đến nay tôi đã ơ hờ và thờ ơ hay hoàn toàn không nghĩ tới, nhất là công việc bác ái. Thật là ngộ hay đây là mẫu số chung cho những ai đáp lại lời mời gọi của Chúa là nếu Kính Mến Chúa trên hết mọi sự, sau là yêu người như mình ta vậy!
Từ sự đáp trả lời mời gọi của Ngài thì hình như tất cả con người được biến đổi thành 360 độ. Rồi thì sự biến đổi như Chúa thay đổi trái tim chai đá của tôi bây giờ thành trái tim thịt, biết chạnh lòng và xót xa khi thấy những con người bất hạnh, cô đơn, tật nguyền, nghèo đói, không cửa không nhà, và. ... thật nhiều nhiều nữa! Hạnh phúc thay cho tôi là Chúa cho tôi biết những sự thay đổi đó và từ đó Chúa đã ở hẳn trong tôi, và không ngày nào mà tôi không muốn chia sẻ hạnh phúc dạt dào vô biên đó, đến cùng anh chị em của tôi. Không ngày nào mà tôi không vui vẻ. Không ngày nào mà tôi than thở. Không ngày nào mà tôi không sống cho Chúa tôi qua anh chị em tôi. Quả tôi thật sự là một con người hạnh phúc của Chúa. Quả tôi là một con người giầu nhất thế giới vì tôi biết cả một vũ trụ nằm trong tôi. Tôi biết hưởng những gì tôi được nhìn thấy như bao nhiêu cảnh vật của thiên nhiên của đất trời. Tôi biết hưởng từng nụ cười được nhận đáp lại nơi anh chị em tôi. Tôi biết cảm tạ Chúa đã luôn làm những sự việc tốt đẹp qua tôi. Tôi biết. ... hưởng tất cả ân huệ Chúa dành ban cho tôi, vì tôi là con chiên lạc được Chúa cứu giúp và vác tôi trên đôi vai thân thương của Ngài, đó là hình ảnh tôi không bao giờ quên. Hình ảnh Thầy mục tử nhân lành, cõng trên đôi vai con chiên đang thập tử nhất sinh, sung sướng nằm trên hai vai của Thầy, bên dưới là 99 con chiên tốt lành. Ôi hạnh phúc dường bao, phải không thưa anh chị em!? Ôi thật diễm phúc cho tôi khi Chúa luôn luôn gìn giữ tôi khi tôi tưởng thân xác hèn mọn này đã bị vùi sâu nơi hỏa ngục đời đời. ... đó là những gì tôi suy nghĩ trước đây.
Cũng nhờ vào tình yêu của Chúa đã giúp tôi từ nay luôn sống phó thác vào Chúa và để cho Ngài lo liệu những tháng ngày trong cuộc sống còn lại của tôi, nhưng trước khi để cho Ngài lo liệu thì chính tôi phải biết lo lắng cho tôi trước cái đã rồi Ngài sẽ bổ sức thêm cho, chứ không phải vì sự ỷ lại mà tôi lại trở thành một con người làm biếng ngồi chờ sung rụng đâu! Chúa không dậy chúng ta làm biếng, vì chính Chúa cũng làm nghề thợ mộc như dưỡng phụ của Ngài kia mà!. Quả không gì khôn ngoan cho bằng là tôi đã bắt chước được ở ngôi vị của cô em Maria trong chuyện hai chị em khi cô chị thì tối mặt tối mày lo cơm nước cho Chúa là người chị Martha, còn tôi là Maria chỉ biết ngồi nghe Chúa giảng dậy không biết mỏi mệt, quên cả việc nhà việc cửa mà lại được Chúa thương, mà quả thật tình Chúa đã đãi ngộ tôi vì sức tôi thì có hạn, cũng không làm gì hơn cho được.
Nhờ tôi biết phó thác tất cả cho Chúa lo liệu, mà tôi cũng bớt đi nhiều sự lo lắng không cần thiết, bởi có lo cũng con bò trắng răng, vì tất cả ngoài tầm tay của mình, như tình trạng kinh tế suy thoái của ngày hôm nay. Công việc của tôi cũng bấp bênh, cũng không có tương lai, nhưng tôi lại chẳng thấy nặng lòng, vì tin rằng cánh cửa này đóng Chúa lại mở cánh cửa khác cho tôi, bởi tôi không muốn trở thành con người vô dụng. Chúa biết ý muốn của tôi và Chúa cũng hiểu rằng những gì tôi làm đều phải đẹp lòng Chúa, thì Ngài sẽ tìm việc nào vừa lợi ích cho cuộc sống của tôi, cho gia đình, và cho linh hồn đời đời của tôi nữa! Nên cho dù cuộc đời chung quanh tôi có đảo điên có chao đao có phong ba bão táp, nhưng tôi có Chúa vẫn bình tâm như mặt nước hồ thu. ....
Lậy Chúa Giêsu nhân lành!
Xin cho chúng con biết tìm kiếm Chúa, để mọi sự sẽ được Chúa an bài theo thánh ý Chúa, để mọi bệnh tật sẽ được Chúa chữa khỏi, để mọi tà ma quỷ ám sẽ tránh xa chúng con, để sự an bình và tình yêu của Chúa luôn ở cùng chúng con hôm nay, ngày mai, và mãi mãi đến muôn thuở muôn đời. Amen.
Nơi bảo đảm tuyệt đối của chúng ta là Thiên Chúa
Tú Nạc
14:05 06/02/2009
Chúa Nhật 5 thường niên B (Job 7:1-4, 6-7; Psalm 147; 1 Corinthians 9: 16-19, 22-23; Mark 1: 29-39)
Khi người ta còn trẻ, một năm dường như là một khoảng thời gian dài vô tận – nhất là một năm học ôi sao mà dài thế! Không ai có thể tưởng tượng mình như là "lão". Nhưng năm tháng cứ vùn vụt qua đi như bóng câu cửa sổ ngay khi và trước khi chúng ta biết nó, chúng ta là "thế đó". Rồi cuộc đời dường như thật ngắn và, đối với một vài người, thậm chí nó có thể là kiếp khổ đau được miêu tả trong sách Job. Và thậm chí lai còn những người có thể bị xúc động trước nghi vấn về tất cả ý nghĩa cuộc đời – hôm nay ở đây và ngày mai ra đi, nay đây mai đó - biết ra sao ngày sau.
Nhưng đó là chìa khóa: ý nghĩa. Mất ý nghĩa có lẽ là một trong những thử thách lớn nhất mà con người hiện đại đang đối diện. Khi ý nghĩa làm rã rời tuyệt vọng, hành vi tự hủy diệt và yếm thế không xa phía sau. Lời than vãn của Job trong bối cảnh đau khổ của ông không thể giải thích được. Ông không hiểu được – lương tâm của mình trong sáng – và tuy nhiên thế giới của ông tiếp tục đổ vỡ xung quanh ông. Ý nghĩa đã chạy trốn. Nhưng niềm tin của ông đối với Thiên Chúa mãi mãi không cùng, bất chấp tất cả lời khuyên có ý tốt mà ông nhận được. Niềm tin cậy và phó thác vào Thiên Chúa quan trọng hơn niềm mong mỏi của ông đối với ý nghĩa đau khổ của mình. Cuối cùng, đức tin của ông đã được chứng minh, sức khỏe của ông được hồi phục và ông trở nên giàu có, nhưng ông không bao giờ nhận được một lời giải thích cho tất cả những gì mà ông đã trải qua.
Và vì thế nó cùng với chúng ta: đôi khi chúng ta muốn hiểu "tại sao" về hoàn cảnh của mình, nhưng thường chúng ta không biết và sẽ không bao giờ biết. Một nguồn nghị lực và sức mạnh mà chúng ta được bảo đảm an toàn là sự hiện diện của Thiên Chúa (ngay cả khi chúng ta chưa nhận ra điều đó) với tình yêu chung thủy của Người. Chúng ta có thể chấp nhận những đấu tranh gian khổ và vượt qua những chối bỏ của cuộc sống đã làm u ám tâm hồn và ý chí của chúng ta hoặc lấy mất niềm tin của chúng ta – và còn nhiều thứ nữa. Về phương diện khác, có thể tự chấp nhận để được hình thành niềm tin bởi chúng – sự lựa chọn này là của chúng ta. Chúng ta luôn nhớ rằng Thiên Chúa không bao giờ vắng mặt và cũng không bao giờ bỏ mặc chúng ta.
Bản ngã và bản chất có thể làm việc vượt thời gian qui định phá vỡ luật lệ những chịu đựng của chúng ta để phục vụ Thiên Chúa và tha nhân. Sự hưởng ứng của Paul (mặc dù đôi khi ông vấp ngã với thời gian ngắn ngủi) đơn giản là chỉ để chúng ta cho đi tất cả những chống đỡ để hình thành bản chất con người. Ông không cố gắng để đóng vai một người cai trị bằng vũ lực hoặc người nắm quyền lực tinh thần, và ông cũng chẳng ôm ấp những thành tựu, địa vị trước đó của mình như một Pharisee. Việc chối từ để ở lại xa rời những người thường và những quan hệ, có nghĩa ông bằng lòng hơn để nói lên ngôn ngữ ẩn dụ của họ và đồng hành với họ. Trong một cách thức tương tự, chúng ta nên noi gương sự độ lượng và lòng nhân ái thánh thiện bằng cách đưa tay đón nhận và gặp gỡ mọi người nơi mà họ mong muốn, nơi mà chúng ta muốn mời gọi họ.
Những biểu tượng đạo đức của chúng ta nói với chúng ta rằng, chúng ta không phải chỉ tuân theo bản tính thiêng liêng cùa Chúa Kitô một cách nghiêm ngặt mà còn phải tuân theo bản tính loài người của Người. Điều này quả khó đối với các Kitô hữu để thực hiện vì hầu như luôn có sự đảm đương mọi việc một cách dễ dàng đối với Chúa Jesus, và rằng Người có thể phúc đáp mọi việc ngay tức khắc. Sự việc này Mark cũng đề cập đến. Sau khi thực hiện và hoàn thành chữa trị lành bệnh và xua đuổi ma quỷ bằng phép lạ và lời cầu nguyện, chúa Jesu đã tự thấy mình như lênh đênh giữa đại dương cùng khổ của loài người. Nhiều người đã rơi vào tuyệt vọng và họ, từng đoàn đã tìm đến Người.Chúa Jesus cảm thấy rất cần cả hai: được một mình, và cầu nguyện cho họ. Người cần thiết hơn nhiều mà chúng ta tưởng tượng. Người đã phải định hướng lại sứ mệnh ban đầu của mình để nhận thức rõ những gì nên làm sắp tới. Người đã phải tìm kiếm sự hướng dẫn và giải đáp cho chúng ta kịp thời và đúng lúc. Khi các Tông đồ tìm thấy Người, họ hổn hển báo tin cho Người biết rằng có nhiều người đang tìm kiếm Người – có lẽ hy vọng và mong rằng lại được chữa bệnh bằng quyền năng siêu nhiên. Nhưng điều đó đã không xảy ra.
Với ý thức minh bạch về sứ mệnh và mục đích, Người đã tuyên bố kiên quyết rằng họ phải tiếp tục đi tới. Sứ mệnh của Người là để rao giảng Tin Mừng cho những thị trấn và những thành phố khác, và đó là những gì Người đã có ý định thực hiện.
Thông thường những chọn lựa khó khăn nhất của chúng ta không phải là giữa cái thiện và cái ác, mà đó là giữa cái thiện và cái vượt trên biểu tượng của cái thiện – chí thiện. Vào những lúc này, thử thách là để duy trì sự tập trung vào nhiệm vụ cuộc sống của chúng ta, sự đoan kết và việc tốt lành hơn. Cầu nguyện và đàm tâm là những người bạn tuyệt vời nhất khi chúng ta phải đối mặt trước những lựa chọn này.
Nguồn: Regis College – School of Theology
Khi người ta còn trẻ, một năm dường như là một khoảng thời gian dài vô tận – nhất là một năm học ôi sao mà dài thế! Không ai có thể tưởng tượng mình như là "lão". Nhưng năm tháng cứ vùn vụt qua đi như bóng câu cửa sổ ngay khi và trước khi chúng ta biết nó, chúng ta là "thế đó". Rồi cuộc đời dường như thật ngắn và, đối với một vài người, thậm chí nó có thể là kiếp khổ đau được miêu tả trong sách Job. Và thậm chí lai còn những người có thể bị xúc động trước nghi vấn về tất cả ý nghĩa cuộc đời – hôm nay ở đây và ngày mai ra đi, nay đây mai đó - biết ra sao ngày sau.
Nhưng đó là chìa khóa: ý nghĩa. Mất ý nghĩa có lẽ là một trong những thử thách lớn nhất mà con người hiện đại đang đối diện. Khi ý nghĩa làm rã rời tuyệt vọng, hành vi tự hủy diệt và yếm thế không xa phía sau. Lời than vãn của Job trong bối cảnh đau khổ của ông không thể giải thích được. Ông không hiểu được – lương tâm của mình trong sáng – và tuy nhiên thế giới của ông tiếp tục đổ vỡ xung quanh ông. Ý nghĩa đã chạy trốn. Nhưng niềm tin của ông đối với Thiên Chúa mãi mãi không cùng, bất chấp tất cả lời khuyên có ý tốt mà ông nhận được. Niềm tin cậy và phó thác vào Thiên Chúa quan trọng hơn niềm mong mỏi của ông đối với ý nghĩa đau khổ của mình. Cuối cùng, đức tin của ông đã được chứng minh, sức khỏe của ông được hồi phục và ông trở nên giàu có, nhưng ông không bao giờ nhận được một lời giải thích cho tất cả những gì mà ông đã trải qua.
Và vì thế nó cùng với chúng ta: đôi khi chúng ta muốn hiểu "tại sao" về hoàn cảnh của mình, nhưng thường chúng ta không biết và sẽ không bao giờ biết. Một nguồn nghị lực và sức mạnh mà chúng ta được bảo đảm an toàn là sự hiện diện của Thiên Chúa (ngay cả khi chúng ta chưa nhận ra điều đó) với tình yêu chung thủy của Người. Chúng ta có thể chấp nhận những đấu tranh gian khổ và vượt qua những chối bỏ của cuộc sống đã làm u ám tâm hồn và ý chí của chúng ta hoặc lấy mất niềm tin của chúng ta – và còn nhiều thứ nữa. Về phương diện khác, có thể tự chấp nhận để được hình thành niềm tin bởi chúng – sự lựa chọn này là của chúng ta. Chúng ta luôn nhớ rằng Thiên Chúa không bao giờ vắng mặt và cũng không bao giờ bỏ mặc chúng ta.
Bản ngã và bản chất có thể làm việc vượt thời gian qui định phá vỡ luật lệ những chịu đựng của chúng ta để phục vụ Thiên Chúa và tha nhân. Sự hưởng ứng của Paul (mặc dù đôi khi ông vấp ngã với thời gian ngắn ngủi) đơn giản là chỉ để chúng ta cho đi tất cả những chống đỡ để hình thành bản chất con người. Ông không cố gắng để đóng vai một người cai trị bằng vũ lực hoặc người nắm quyền lực tinh thần, và ông cũng chẳng ôm ấp những thành tựu, địa vị trước đó của mình như một Pharisee. Việc chối từ để ở lại xa rời những người thường và những quan hệ, có nghĩa ông bằng lòng hơn để nói lên ngôn ngữ ẩn dụ của họ và đồng hành với họ. Trong một cách thức tương tự, chúng ta nên noi gương sự độ lượng và lòng nhân ái thánh thiện bằng cách đưa tay đón nhận và gặp gỡ mọi người nơi mà họ mong muốn, nơi mà chúng ta muốn mời gọi họ.
Những biểu tượng đạo đức của chúng ta nói với chúng ta rằng, chúng ta không phải chỉ tuân theo bản tính thiêng liêng cùa Chúa Kitô một cách nghiêm ngặt mà còn phải tuân theo bản tính loài người của Người. Điều này quả khó đối với các Kitô hữu để thực hiện vì hầu như luôn có sự đảm đương mọi việc một cách dễ dàng đối với Chúa Jesus, và rằng Người có thể phúc đáp mọi việc ngay tức khắc. Sự việc này Mark cũng đề cập đến. Sau khi thực hiện và hoàn thành chữa trị lành bệnh và xua đuổi ma quỷ bằng phép lạ và lời cầu nguyện, chúa Jesu đã tự thấy mình như lênh đênh giữa đại dương cùng khổ của loài người. Nhiều người đã rơi vào tuyệt vọng và họ, từng đoàn đã tìm đến Người.Chúa Jesus cảm thấy rất cần cả hai: được một mình, và cầu nguyện cho họ. Người cần thiết hơn nhiều mà chúng ta tưởng tượng. Người đã phải định hướng lại sứ mệnh ban đầu của mình để nhận thức rõ những gì nên làm sắp tới. Người đã phải tìm kiếm sự hướng dẫn và giải đáp cho chúng ta kịp thời và đúng lúc. Khi các Tông đồ tìm thấy Người, họ hổn hển báo tin cho Người biết rằng có nhiều người đang tìm kiếm Người – có lẽ hy vọng và mong rằng lại được chữa bệnh bằng quyền năng siêu nhiên. Nhưng điều đó đã không xảy ra.
Với ý thức minh bạch về sứ mệnh và mục đích, Người đã tuyên bố kiên quyết rằng họ phải tiếp tục đi tới. Sứ mệnh của Người là để rao giảng Tin Mừng cho những thị trấn và những thành phố khác, và đó là những gì Người đã có ý định thực hiện.
Thông thường những chọn lựa khó khăn nhất của chúng ta không phải là giữa cái thiện và cái ác, mà đó là giữa cái thiện và cái vượt trên biểu tượng của cái thiện – chí thiện. Vào những lúc này, thử thách là để duy trì sự tập trung vào nhiệm vụ cuộc sống của chúng ta, sự đoan kết và việc tốt lành hơn. Cầu nguyện và đàm tâm là những người bạn tuyệt vời nhất khi chúng ta phải đối mặt trước những lựa chọn này.
Nguồn: Regis College – School of Theology
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:51 06/02/2009
VẺ PHỞN PHƠ CỦA TỰ NHIÊN
- “Tu đức có thể đem lại cho con lợi ích gì ?” một người nát rượu thỉnh giáo đại sư.
Câu trả lời là: “Không được say rượu thì có thể phiêu bồng như thần tiên.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Không say rượu thì phiêu bồng như thần tiên, mà say rượu cũng phiêu bồng, nhưng không phiêu bồng như thần tiên mà lại phiêu diêu như thằng điên, chân nam đá chân bắc, ăn nói lãm nhãm mất tư cách...
Tu đức thì làm cho con người ta ngày càng nên hoàn hảo hơn trong cách đối xử với mọi người để thấy Thiên Chúa trong mọi người, nó cũng làm cho con người nhận ra đâu là chân lý và đâu là gian dối.
Có một vài người Ki-tô hữu vốn đạo đức thánh thiện với các công việc của nhà thờ và hội đoàn, đó là tu đức, nhưng họ không biết đó là tu đức, nên muốn đạt được trình độ tu đức như các linh mục hoặc như các tu sĩ nam nữ, thế là họ quên mất vợ chồng con cái đang ở nhà, mà chỉ lo cho chuyện “hàng tổng”, suốt ngày quanh quẫn trong nhà thờ, hết cầu nguyện với vị thánh này đến vị thánh nọ mà không lo việc gia đình.
Họ như người say rượu phiêu bồng trong những ý nghĩ không thực tế cho đời sống tu đức của mình, nếu họ nhiệt tâm yêu mến Chúa và muốn thành tâm đạt đến trình độ tu đức của mình, thì trước hết phải lo chu toàn công việc bổn phận của mình trong gia đình, đó là tu đức mà Thiên Chúa muốn họ thực hành trong cuộc sống.
Ai nghe thì hiểu, bởi vì đó là vẻ đẹp phiêu diêu tự nhiên của tu đức.
N2T |
- “Tu đức có thể đem lại cho con lợi ích gì ?” một người nát rượu thỉnh giáo đại sư.
Câu trả lời là: “Không được say rượu thì có thể phiêu bồng như thần tiên.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Không say rượu thì phiêu bồng như thần tiên, mà say rượu cũng phiêu bồng, nhưng không phiêu bồng như thần tiên mà lại phiêu diêu như thằng điên, chân nam đá chân bắc, ăn nói lãm nhãm mất tư cách...
Tu đức thì làm cho con người ta ngày càng nên hoàn hảo hơn trong cách đối xử với mọi người để thấy Thiên Chúa trong mọi người, nó cũng làm cho con người nhận ra đâu là chân lý và đâu là gian dối.
Có một vài người Ki-tô hữu vốn đạo đức thánh thiện với các công việc của nhà thờ và hội đoàn, đó là tu đức, nhưng họ không biết đó là tu đức, nên muốn đạt được trình độ tu đức như các linh mục hoặc như các tu sĩ nam nữ, thế là họ quên mất vợ chồng con cái đang ở nhà, mà chỉ lo cho chuyện “hàng tổng”, suốt ngày quanh quẫn trong nhà thờ, hết cầu nguyện với vị thánh này đến vị thánh nọ mà không lo việc gia đình.
Họ như người say rượu phiêu bồng trong những ý nghĩ không thực tế cho đời sống tu đức của mình, nếu họ nhiệt tâm yêu mến Chúa và muốn thành tâm đạt đến trình độ tu đức của mình, thì trước hết phải lo chu toàn công việc bổn phận của mình trong gia đình, đó là tu đức mà Thiên Chúa muốn họ thực hành trong cuộc sống.
Ai nghe thì hiểu, bởi vì đó là vẻ đẹp phiêu diêu tự nhiên của tu đức.
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:53 06/02/2009
CHỦ NHẬT 5 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Mc 1, 29-39.
“Đức Giê-su chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật.”
Bạn thân mến,
Dù là Con Thiên Chúa, nhưng Chúa Giê-su vẫn luôn luôn kết hợp với Chúa Cha, việc kết hợp mật thiết này được thể hiện liên tục dù khi giảng dạy hay khi ngơi nghỉ, bất kỳ nơi đâu trong giây phút nào, Ngài cũng vẫn luôn tỏ hiện được tình liên đới mật thiết này với Cha trên trời.
Bạn và tôi là những người tin vào Chúa Giê-su, cuộc sống của bạn và tôi là cuộc sống làm chứng cho Chúa Giê-su, cho nên việc không ngừng cầu nguyện để liên lĩ kết hợp với Chúa Giê-su là điều không thể thiếu trong cuộc đời của mình, dù cho công việc mưu sinh của bạn và tôi có bận rộn đến đâu chăng nữa, thì việc cầu nguyện liên lĩ vẫn là động cơ thúc giục chúng ta làm việc và phục vụ tha nhân cách tích cực hơn.
Công việc của Chúa Giê-su chính là làm cho mọi người nhận biết tình thương của Cha trên trời dành cho họ, và qua Ngài, mà những ai tin vào Ngài là Đấng mà Chúa Cha sai đến và thực hành lời của Ngải thì được ơn cứu độ.
Bạn thân mến,
Tin Mừng hôm nay thánh Mác-cô cho chúng ta thấy công việc trong ngày của Chúa Giê-su: chỉ có ba việc duy nhất mà quan trọng nhất, đó là rao giảng, phục vụ và cầu nguyện. Ba công việc này của Chúa Giê-su phải được nối tiếp trên con người của bạn và tôi, bởi vì không thể nào trở nên một người Ki-tô hữu mà không biết làm chứng (rao giảng), phục vụ và cầu nguyện trong cuộc sống của mình.
Chúa Giê-su đã rao giảng tin mừng Nước Trời bằng việc phục vụ (chữa lành) và cầu nguyện với Chúa Cha, ba công việc này làm cho ma quỷ nhận biết Ngài là Đấng Chúa Cha sai đến trần gian để cứu độ nhân loại.
Người ta cũng sẽ nhận biết chúng ta là Ki-tô hữu chân chính, nếu chúng ta biết sống như Chúa Giê-su đã sống, biết phục vụ như Chúa Giê-su đã phục vụ, và biết cầu nguyện như Chúa Giê-su đã liên lĩ cầu nguyện.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng: Mc 1, 29-39.
“Đức Giê-su chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật.”
Bạn thân mến,
Dù là Con Thiên Chúa, nhưng Chúa Giê-su vẫn luôn luôn kết hợp với Chúa Cha, việc kết hợp mật thiết này được thể hiện liên tục dù khi giảng dạy hay khi ngơi nghỉ, bất kỳ nơi đâu trong giây phút nào, Ngài cũng vẫn luôn tỏ hiện được tình liên đới mật thiết này với Cha trên trời.
Bạn và tôi là những người tin vào Chúa Giê-su, cuộc sống của bạn và tôi là cuộc sống làm chứng cho Chúa Giê-su, cho nên việc không ngừng cầu nguyện để liên lĩ kết hợp với Chúa Giê-su là điều không thể thiếu trong cuộc đời của mình, dù cho công việc mưu sinh của bạn và tôi có bận rộn đến đâu chăng nữa, thì việc cầu nguyện liên lĩ vẫn là động cơ thúc giục chúng ta làm việc và phục vụ tha nhân cách tích cực hơn.
Công việc của Chúa Giê-su chính là làm cho mọi người nhận biết tình thương của Cha trên trời dành cho họ, và qua Ngài, mà những ai tin vào Ngài là Đấng mà Chúa Cha sai đến và thực hành lời của Ngải thì được ơn cứu độ.
Bạn thân mến,
Tin Mừng hôm nay thánh Mác-cô cho chúng ta thấy công việc trong ngày của Chúa Giê-su: chỉ có ba việc duy nhất mà quan trọng nhất, đó là rao giảng, phục vụ và cầu nguyện. Ba công việc này của Chúa Giê-su phải được nối tiếp trên con người của bạn và tôi, bởi vì không thể nào trở nên một người Ki-tô hữu mà không biết làm chứng (rao giảng), phục vụ và cầu nguyện trong cuộc sống của mình.
Chúa Giê-su đã rao giảng tin mừng Nước Trời bằng việc phục vụ (chữa lành) và cầu nguyện với Chúa Cha, ba công việc này làm cho ma quỷ nhận biết Ngài là Đấng Chúa Cha sai đến trần gian để cứu độ nhân loại.
Người ta cũng sẽ nhận biết chúng ta là Ki-tô hữu chân chính, nếu chúng ta biết sống như Chúa Giê-su đã sống, biết phục vụ như Chúa Giê-su đã phục vụ, và biết cầu nguyện như Chúa Giê-su đã liên lĩ cầu nguyện.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:54 06/02/2009
N2T |
74. Giá trị một lời tán tụng Thiên Chúa trong nghịch cảnh, vượt qua giá trị của ngàn câu cám tạ Thiên Chúa trong hoàn cảnh thuận lợi.
(Thánh John Vianney)Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:56 06/02/2009
N2T |
18. Lấy khiêm tốn làm đức tính đẹp nhất, cũng là mẹ của tất cả các đức tính đẹp khác.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cái Chết và Gia Tài Của Thánh Phaolô
Vũ Văn An
01:16 06/02/2009
Cái Chết và Gia Tài Của Thánh Phaolô
Ngày 4 tháng Hai vừa qua, nhân ngày Giáo Hội dành riêng cho những người sống cuộc sống tận hiến, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI có gặp mặt một nhóm tu sĩ nam nữ tới Rôma tham dự một thánh lễ do Đức Hồng Y Franc Rodé, tổng trưởng Thánh Bộ Các Viện Tận Hiến và Các Hội Tông Đồ, cử hành. Trong bài nói truyện, Đức Thánh Cha lấy Thánh Phaolô làm mẫu mực cho lối sống của họ.
Các lời khuyên của phúc âm
Vì theo Đức Thánh Cha, đời sống truyền giáo của Thánh Phaolô đã được gợi hứng bởi ba lời khuyên của phúc âm về đức khó nghèo, đức khiết tịnh và đức vâng lời. Thực vậy, Thánh Phaolô đã sống ba lời khấn mà mọi người tận hiến đều đã long trọng thề hứa ngày họ công khai tận hiến cuộc sống cho Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha cho hay: “Trong cuộc sống khó nghèo, Thánh Phaolô thấy việc công bố Phúc Âm bảo đảm sẽ được hoàn tất một cách hoàn toàn nhưng không”. Ta cũng thấy rõ tình liên đới hết sức cụ thể của Thánh Nhân đối với anh em túng quẫn.
Theo Đức Thánh Cha, “Tiếp nhận lời Chúa kêu gọi sống khiết tịnh, Thánh Tông Đồ Dân Ngoại đã hiến tặng trọn vẹn trái tim của Ngài cho Chúa để có thể phục vụ anh em mình một cách tự do và đầy tận tụy hơn; đàng khác, trong một thế giới ít người bước theo đức Khiết Tịnh Kitô Giáo, Thánh Nhân đã cung cấp cho ta một quy chiếu đáng tin cậy về tác phong”.
Còn về đức vâng lời, Đức Thánh Cha nói rằng: “Việc hoàn tất ý Chúa và trách nhiệm hàng ngày của Thánh Nhân, việc chăm sóc mọi Cộng Đoàn mà Ngài từng hiến mạng sống cho, đã lên khuôn và chiếm hữu trọn cuộc hiện sinh của Ngài, và được Ngài dâng lên Chúa làm lễ hy sinh đẹp lòng Người”.
Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh đến sự liên kết giữa cuộc sống tận hiến và cuộc sống truyền giáo trong dung mạo Thánh Phaolô. “Nơi Ngài, một người kết hợp hết sức mật thiết với bản vị Chúa Kitô, ta nhận thấy khả năng sâu sắc biết nối kết cuộc sống thiêng liêng với hoạt động truyền giáo; nơi Ngài, hai chiều kích ấy luôn luôn đòi hỏi lẫn nhau”
Gia tài thiêng liêng
Cũng trong ngày 4 tháng Hai vừa qua, trong buổi dạy giáo lý hàng tuần, diễn ra tại Đại Sảnh Đường Phaolô VI, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI cho hay dung mạo Thánh Phaolô hết sức căn bản đối với Giáo Hội vì gia tài thiêng liêng “ngoại thường” Ngài để lại qua các lá thư của mình. Đây cũng là bài sau cùng Đức Thánh Cha dành nói về Thánh Phaolô trong loạt bài giáo ly bắt đầu từ mùa Hè năm ngoái nhân dịp khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 2,000 năm ngày sinh nhật của Thánh Nhân.
Đề cập tới cái chết của Thánh Tông Đồ Dân Ngoại, Đức Thánh Cha cho hay ngày tháng về cái chết này “thay đổi theo nhiều nguồn cổ xưa; các nguồn này đặt ngày chết của Ngài giữa cơn bách hại của chính Nêrông sau khi ông ta cho đốt thành Rôma vào tháng Bẩy năm 64 và năm cuối cùng thời ông trị vì vào năm 68”.
“Chứng cớ rõ ràng đầu tiên nói về ngày sau cùng của Thánh Phaolô đến với chúng ta từ giữa thập niên 90 của thế kỷ thứ nhất, và do đó, khoảng hơn 30 năm sau ngày Ngài qua đời. Chứng cớ này đến từ lá thư Giáo Hội Rôma, do đức Clêmentê I cai quản, viết cho Giáo Hội Côrintô”.
Đức Thánh Cha trích dẫn thư trên như sau: “Vì ganh ghét và bất hòa, Thánh Phaolô buộc phải cho ta thấy làm thế nào để giật được phần thưởng kiên nhẫn. Bị bắt bẩy lần, bị đầy biệt xứ, bị ném đá, Thánh Nhân là người rao truyền Chúa Kitô khắp từ Đông sang Tây, và vì đức tin của mình, Ngài đã nhận được vinh quang tinh ròng”.
Dù thiếu chi tiết về cái chết của Thánh Phaolô, Đức Bênêđíctô XVI cho rằng tư tưởng của Thánh Nhân đã gây ảnh hưởng xiết bao đối với nền thần học trong suốt lịch sử của Giáo Hội, nhất là trong hai hế kỷ 19 và 20. Đức Thánh Cha nói: “Dung mạo của Thánh Phaolô đã được khuếch đại vượt quá cuộc sống trần gian và cái chết của Ngài; nhưng Ngài quả đã để lại một gia tài thiêng liêng ngoại thường. Trong tư cách môn đệ đích thực của Chúa Kitô, Ngài cũng đã trở thành một dấu chỉ của mâu thuẫn”
Tiếp tục hiện diện
Đức giáo hoàng nói tiếp: “Điều quan trọng cần xác nhận là ngay khi các thư của Thánh Phaolô vừa được đưa vào phụng vụ, thì cấu trúc tiên tri và tông đồ của phúc âm liền trở thành yếu tố quyết định đối với hình thức phụng vụ Lời Chúa. Như thế, nhờ sự ‘hiện diện’ này trong phụng vụ của Giáo Hội, mà tư tưởng của vị Tông Đồ ngay lập tức trở thành của nuôi dưỡng thiêng liêng cho tín hữu mọi thời”
Đức Thánh Cha giải thích hiện tượng các giáo phụ đầu tiên, bắt đầu từ Origen, rồi tới Thánh Augustinô và Thánh Tôma Aquinô, hết thẩy đã rút tỉa ra sao từ các trước tác và nền linh đạo của Thánh Phaolô.
Đức Thánh Cha nói thêm: “Điểm chuyển thực sự đã được kiểm nghiệm trong thế kỷ 16 với phong trào Cải Cách Thệ Phản. Giây phút quyết định trong cuộc đời của Luthêrô là biến cố tự nhận là Turmerlebnis (1517) trong đó, bỗng nhiên ông bắt gặp lối giải thích mới về học lý công chính hóa của Thánh Phaolô. Một lối giải thích đã giải thoát ông khỏi những bối rối và xao xuyến của quãng đời trước đó và đem lại cho ông niềm tin tưởng mới, có tính triệt để vào lòng nhân hậu của Thiên Chúa, Đấng tha thứ mọi sự cách vô điều kiện.
“Từ giây phút ấy, Luthêrô đồng hóa chủ nghĩa duy luật lệ trong Do Thái Giáo và Kitô Giáo, từng bị Thánh Tông Đồ Dân Ngoại kết án, với trật tự sống trong Giáo Hội Công Giáo. Và đối với ông, Giáo Hội xuất hiện như một biểu thức nô lệ lề luật bị ông chống đối bằng nền tự do của Phúc Âm”.
Đức Bênêđíctô XVI cho rằng: “Công Đồng Triđentinô, giữa các năm 1545 và 1563, đã sâu sắc giải thích vấn nạn công chính hóa và bắt gặp trong chính dòng truyền thống Công Giáo một tổng hợp giữa lề luật và Phúc Âm, phù hợp với sứ điệp của Sách Thánh đọc trong tính toàn bộ và hợp nhất của nó”.
Khoa chú giải hiện đại
Tuy nhiên, theo Đức Bênêđíctô XVI, đến thế kỷ 19, “nhờ thu lượm được gia tài tốt nhất của Phong Trào Ánh Sáng, ta đã được chứng kiến một sự canh tân mới mẻ về học thuyết của Thánh Phaolô, mà giờ đây, hơn hết, đã được nâng lên bình diện nghiên cứu khoa học do việc giải thích sách Thánh theo lối phê bình lịch sử khai triển ra”.
Đức Giáo Hoàng nói rằng: “Ở đây, trước nhất, xin nhấn mạnh tới tư tưởng chủ chốt của Thánh Phaolô về ý niệm tự do: trung tâm tư tưởng của Thánh Nhân nằm ở chỗ này, như chính Luthêrô dã trực giá thấy. Nhưng nay, ý niệm tự do này đã được tái giải thích trong ngữ cảnh chủ thuyết tự do hiện đại”.
Theo Đức Giáo Hoàng, “Sau này, sự dị biệt hóa giữa lời công bố của Thánh Phaolô và lời công bố của Chúa Giêsu đã được người ta nhấn mạnh đến nhiều. Và Thánh Phaolô gần như được trình bày như là nhà sáng lập mới của Kitô Giáo… Nhưng tôi xin nói, dù không đi vào chi tiết, rằng chính trong tính trung tâm của Kitô học và mầu nhiệm Vượt Qua, mà Nước Thiên Chúa đã được hoàn tất, mà lời công bố đích thực của Chúa Giêsu đã trở thành cụ thể, hiện thực, và vận hành”.
Đức Thánh Cha nói rõ hơn: “Trong bài giáo lý trước đây, chúng ta đã thấy nét mới mẻ này của Thánh Phaolô chính là lòng trung thành sâu sắc nhất đối với lời giảng của Chúa Giêsu”.
Ngài còn cho rằng: “Trong các tiến bộ của khoa chú giải, nhất là trong 200 năm qua, các hội tụ giữa khoa chú giải Công Giáo và Thệ Phản đã gia tăng, nhờ thế đã đem lại một sự nhất trí đáng kể đối với chính điểm từng là nguồn gốc gây ra sự bất đồng ý kiến lớn nhất trong lịch sử. Cho nên, đây là niềm hy vọng lớn lao đối với chính nghĩa đại kết, một chính nghĩa hết sức chủ yếu của Công Đồng Vatican II”.
Đức Bênêđíctô XVI kết luận: “Trong thực chất, vẫn sáng ngời trước mặt ta khuôn mặt của vị tông đồ và là nhà tư tưởng Kitô Giáo cực kỳ có hiệu quả và sâu sắc, mà mọi người chúng ta đều được hưởng nhờ khi gần gũi với Ngài… Hướng về Ngài, cả trong gương sáng tông đồ lẫn trong học thuyết của Ngài, do đó sẽ là một kích thích, nếu không muốn nói là một đảm bảo, để ta củng cố bản sắc Kitô Giáo nơi mỗi người chúng ta và để canh tân toàn bộ Giáo Hội”.
Nguyên Văn Bài Giáo Lý
Anh chị em thân mến, loạt bài giáo lý về dung mạo Thánh Phaolô đã tới hồi kết thúc: hôm nay chúng ta nói đến ngày cuối cùng trong cuộc sống trần gian của Ngài. Truyền thống Kitô giáo thuở xưa đồng thanh cho rằng cái chết của Thánh Phaolô xẩy ra như hậu quả của việc tử vì đạo ngay tại đây, tại Rôma này. Các trước tác của Tân Ước đã không tiếp nhận sự kiện ấy. Sách Tông Đồ Công Vụ kết thúc trình thuật của mình với việc mô tả hoàn cảnh tù nhân của Thánh Tông Đồ, lúc ấy vẫn có khả năng gặp gỡ mọi người tới viếng thăm (xem Cv 28:30-31)
Chỉ trong Thư Thứ Hai gửi cho Timôtê, ta mới thấy những lời có tính báo trước của chính Ngài: “Còn tôi, tôi sắp phải đổ máu ra làm lễ tế, đã đến giờ tôi phải ra đi” (2 Tm 4:6; xem Pl 2:17).
Hai hình ảnh đã được dùng ở đây, một hình ảnh về lễ tế, mà Ngài từng dùng trong thư gửi tín hữu Philiphê, giải thích việc tử đạo như là một phần lễ tế của Chúa Kitô; và hình ảnh kia là hình ảnh con tầu tháo dây cột và trương buồm ra khơi: hai hình ảnh này phối hợp đã kín đáo ám chỉ đến biến cố cái chết, và là cái chết đổ máu.
Chứng cớ rõ ràng đầu tiên ám chỉ ngày sau cùng của Thánh Phaolô đến với chúng ta từ giữa thập niên 90 của thế kỷ thứ nhất, và do đó, vào khoảng 30 năm sau ngày Ngài qua đời. Nó đến từ lá thư được Giáo Hội Rôma, mà giám mục lúc ấy là Đức Clêmentê I, viết cho Giáo Hội Côrintô.
Trong bản văn bức thư ấy, có lời mời gọi phải để gương sáng các tông đồ trước mặt, và sau khi nhắc đến việc tử đạo của Thánh Phêrô, bản văn viết như sau: “Do sự ganh ghét và bất hoà, (Thánh) Phaolô buộc lòng phải chỉ cho chúng tôi cách làm thế nào giật được giải kiên nhẫn. Bị bắt bẩy lần, bị đầy biệt xứ, bị ném đá, Ngài quả là người rao giảng Chúa Kitô khắp bên Đông lẫn bên Tây, và vì đức tin của mình, Ngài đã nhận được vinh quang tinh ròng. Sau khi rao giảng đức công chính trên toàn thế giới, và sau khi đặt chân tới góc biển chân trời Tây Phương, Ngài đã tiếp nhận phúc tử đạo trước mặt các tổng trấn; như thế Ngài đã ra khỏi thế gian và tiến vào nơi thánh thiện, và do đó đã trở thành mẫu mực vĩ đại nhất của lòng kiên nhẫn” (1 Clement 5,2).
Lòng kiên nhẫn mà bức thư trên nói đến là biểu thức của việc Ngài hiệp thông với sự thống khổ của Chúa Kitô, của lòng quảng đại và sự trì chí nhờ đó Ngài chấp nhận con đường đau khổ lâu dài, đến độ có thể nói được rằng: “Tôi mang các dấu vết của Chúa Giêsu trong thân xác tôi” (Gl 6:17).
Trong thư của Đức Clêmentê, ta nghe rằng Thánh Phaolô đã “đặt chân tới góc biển chân trời Tây Phương”. Người ta vẫn còn tranh luận không biết điều ấy có ý nhắc tới chuyến đi Tây Ban Nha mà có thể Thánh Phaolô đã thực hiện hay không. Không có gì chắc chắn về điều ấy cả, mặc dầu quả tình trong thư gửi tín hữu Rôma, Thánh Nhân có tỏ ý muốn đặt chân tới Nước này (xem Rm 15:24).
Trong thư của Đức Clêmentê, điều khá lý thú là việc để hai tên Phêrô và Phaolô kế tiếp nhau, mặc dù trong chứng tá của Eusebius thành Xêdarê thuộc thế kỷ thứ 4, ta sẽ thấy có sự đảo ngược lại thứ tự. Khi nhắc tới Hoàng Đế Nêrông, vị sau viết: “Dưới triều đại ông, (Thánh) Phaolô đã bị chém đầu ngay tại Rôma còn (Thánh) Phêrô thì bị đóng đinh tại đó. Bản tường trình được xác nhận bởi các tên Phêrô và Phaolô, là hai tên vẫn được bảo tồn tại hầm mộ của các ngài tại thành phố này” (Hist. Eccl. 2,25,5).
Sau đó, Eusebius tiếp tục thuật lại bản tuyên bố trước đó của một trưởng giáo sĩ Rôma tên là Gaius, người có thể đã sống vào đầu thế kỷ thứ hai: “Tôi có thể chỉ cho ngài thấy các chiến tích của các vị tông đồ: nếu ngài tới Vatican hay Đường Ostiense, ngài sẽ thấy ở đấy các chiến tích của các đấng sáng lập ra Hội Thánh” (sách đã dẫn 2,25, 6-7).
“Các chiến tích” nói đây chính là các đền mộ, và các đền mộ này chính là các ngôi mộ của hai Thánh Phêrô và Phaolô mà chúng ta hiện nay đang tôn kính, ở cùng một địa điểm đã hai ngàn năm nay: ở ngay chỗ này trong thành Vatican đối với Thánh Phêrô, ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành trên Đường Ostiense đối với ngôi mộ của Thánh Tông Đồ Các Dân Ngoại.
Điều lý thú cần nhắc đến là hai vị tông đồ vĩ đại cùng được nhắc đến một lượt. Dù không có nguồn cổ xưa nào nói đến thừa tác vụ đồng thời của hai vị tại Rôma, nhưng ý thức liên tiếp của người Kitô hữu về việc các ngài cùng được chôn cất tại thủ đô của đế quốc đồng thời cũng đã liên kết các ngài vào vai trò sáng lập ra Giáo Hội Rôma. Thực thế, ta có thể đọc Thánh Irênê thành Lyons, vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai, khi ngài nói tới việc kế tục tông đồ trong các Giáo Hội riêng rẽ: “Sẽ là điều buồn tẻ nếu phải kể ra sự kế tục của mọi Giáo Hội, nên chúng tôi chỉ xin kể ra (trường hợp của) Giáo hội vĩ đại nhất, cổ xưa nhất và nổi tiếng nhất, tức Giáo Hội đã được thành lập và thiết dựng tại Rôma do hai vị tông đồ hiển vinh nhất, là Phêrô và Phaolô” (Adv. Haer. 3,3,2).
Ta hãy tạm gác qua một bên dung mạo Thánh Phêrô và chỉ tập trung vào dung mạo Thánh Phaolô. Việc tử đạo của ngài được kể lại lần đầu tiên trong sách Công Vụ Thánh Phaolô, được viết vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai. Sách này tường thuật rằng Nêrông kết án tử hình ngài bằng hình phạt chặt đầu, được thi hành ngay lập tức (xem 9:5). Ngày tháng của việc hành quyết này thì thay đổi tùy theo các nguồn cổ xưa, vào khoảng giữa cuộc bách hại Đạo của Nêrông sau khi Rôma bị thiêu rụi vào tháng Bẩy năm 64 và năm cuối triều đại ông này vào năm 68 (cf. Jerome, De Viris Ill. 5,8).
Việc tính toán trên tùy thuộc nhiều vào cách tính niên biểu ngày Thánh Phaolô tới Rôma, một cuộc tranh luận chúng ta không thể bàn ở đây được. Các truyền thống liên tiếp đã chỉ ra hai yếu tố khác. Một yếu tố, phần lớn là dã sử, cho rằng việc tử đạo của ngài xẩy ra tại Acquae Salviae trên đường Laurentina, với thủ cấp nẩy lên ba lần, mỗi lần nẩy khiến một dòng nước vọt lên, chính vì thế đến ngày nay nơi ấy vẫn được gọi là "Tre Fontane" (Ba giếng nước) (Công Vụ Phêrô và Phaolô của Pseudo Marcellus, thế kỷ thứ năm).
Yếu tố kia, phù hợp hơn với các chứng tá cổ xưa đã nhắc đến trên đây, của trưởng giáo sĩ Gaius, cho hay việc chôn cất ngài xẩy ra “không những ở bên ngoài thành phố, vào khoảng dặm thứ hai trên Đường Ostiense” mà còn chính xác hơn “ở trong cánh đồng Lucina”, người vốn là một mệnh phụ Kitô hữu (Cuộc Khổ Nạn của Phaolô, do Pseudo Abdias, thế kỷ thứ sáu, viết).
Vào thế kỷ thứ tư, hoàng đế Constantinô đã xây tại đó một ngôi nhà thờ đầu tiên, sau đó, trong hai thế kỷ thứ tư và thứ năm, các hoàng đế Valentinianus II, Theodosius và Arcadius đã nới rộng nhà thờ ấy rất nhiều. Sau trận hoả hoạn năm 1800, người ta mới xây dựng ngôi Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành hiện nay.
Dù gì đi nữa, dung mạo Thánh Phaolô cũng đã được khuếch đại vượt quá cuộc sống trần gian và cái chết của ngài; nhưng ngài quả tình đã để lại một gia tài thiêng liêng siêu phàm. Và trong tư cách là môn đệ đích thực của Chúa Giêsu, ngài cũng trở thành dấu chỉ của mâu thuẫn. Trong khi đối với phái tự xưng là Ebionites, một trường phái Kitô giáo gốc Do Thái, ngài chỉ là một tên bỏ đạo khước từ Luật Môsen, thì trong Tông Đồ Công Vụ, ta đã thấy một lòng tôn kính vĩ đại dành cho Thánh Tông Đồ Phaolô rồi.
Giờ đây, tôi xin tạm gác qua một bên các trước tác ngoại thư, như Công Vụ Phaolô và Techla cũng như bộ sưu tầm ngoại thư các trao đổi thư từ giữa Thánh Phaolô và nhà triết học Seneca. Điều quan trọng cần xác nhận là ngay khi các thư của Thánh Phaolô vừa được đưa vào phụng vụ, thì cấu trúc tiên tri và tông đồ của phúc âm liền trở thành yếu tố quyết định đối với hình thức phụng vụ Lời Chúa. Như thế, nhờ sự ‘hiện diện’ này trong phụng vụ của Giáo Hội, mà tư tưởng của vị Tông Đồ ngay lập tức trở thành của nuôi dưỡng thiêng liêng cho tín hữu mọi thời.
Hiển nhiên, các giáo phụ của Giáo Hội và sau đó toàn thể các thần học gia đã rút tỉa từ các thư của Thánh Phaolô và nền linh đạo của ngài. Trong nhiều thế kỷ, và cả ngày nay nữa, ngài vẫn là thầy dạy và tông đồ đích thực của Dân Ngoại. Lời chú giải đầu hết của giáo phụ còn tồn tại với chúng ta liên quan đến việc soạn thảo bộ Tân Ước là của nhà thần học nổi tiếng người Alexandria là Origen. Ông chú giải Thư Thánh Phaolô viết gửi tín hữu Rôma.
Chẳng may, bài chú giải này nay chỉ còn một phần. Thánh Gioan Kim Khẩu, ngoài việc chú giải các thư của Thánh Nhân, còn viết bẩy bài tán tụng nổi tiếng về ngài. Thánh Augustinô cho rằng việc ngài trở lại phần rất lớn là do Thánh Phaolô và suốt đời ngài, ngài luôn nhắc tới Thánh Nhân. Từ cuộc đàm thoại thường xuyên này với Thánh Tông Đồ, mà nền thần học Công Giáo vĩ đại của ngài đã phát sinh, (vĩ đại) cả với người Thệ Phản mọi thời nữa. Thánh Tôma Aquinô cũng để lại cho chúng ta một chú giải rất hay về các thư của Thánh Phaolô, một chú giải tiêu biểu cho hoa trái chín mọng nhất của nền chú giải trung cổ.
Điểm chuyển thực sự đã được kiểm nghiệm trong thế kỷ 16 với phong trào Cải Cách Thệ Phản. Giây phút quyết định trong cuộc đời của Luthêrô là biến cố tự nhận là Turmerlebnis (1517) trong đó, bỗng nhiên ông bắt gặp lối giải thích mới về học lý công chính hóa của Thánh Phaolô. Một lối giải thích đã giải thoát ông khỏi những bối rối và xao xuyến của quãng đời trước đó và đem lại cho ông niềm tin tưởng mới, có tính triệt để vào lòng nhân hậu của Thiên Chúa, Đấng tha thứ mọi sự cách vô điều kiện. Từ giây phút ấy, Luthêrô đồng hóa chủ nghĩa duy luật lệ trong Do Thái Giáo và Kitô Giáo, từng bị Thánh Tông Đồ Dân Ngoại kết án, với trật tự sống trong Giáo Hội Công Giáo. Và đối với ông, Giáo Hội xuất hiện như một biểu thức nô lệ lề luật bị ông chống đối bằng nền tự do của Phúc Âm. Công Đồng Triđentinô, giữa các năm 1545 và 1563, đã sâu sắc giải thích vấn nạn công chính hóa và bắt gặp trong chính dòng truyền thống Công Giáo một tổng hợp giữa lề luật và Phúc Âm, phù hợp với sứ điệp của Sách Thánh đọc trong tính toàn bộ và hợp nhất của nó.
Đến thế kỷ 19, nhờ thu lượm được gia tài tốt nhất của Phong Trào Ánh Sáng, ta đã được chứng kiến một sự canh tân mới mẻ về học thuyết của Thánh Phaolô, mà giờ đây, hơn hết, đã được nâng lên bình diện nghiên cứu khoa học do việc giải thích sách Thánh theo lối phê bình lịch sử khai triển ra. Ở đây, ta hãy tạm gác qua một bên sự kiện này là cũng trong thế kỷ ấy, và cả trong thế kỷ 20 nữa, đã xuất hiện việc bôi đen đúng nghĩa đối với Thánh Phaolô. Tôi nghĩ trước hết tới Nietzsche, người đã châm chọc nền thần học khiêm hạ của Thánh Phaolô, chống lại nền thần học ấy bằng nền thần học của ông về con người mạnh và con người hùng. Nhưng ta hãy tạm gác việc đó để khảo sát các luồng suy tư cốt yếu trong lối giải thích mới mẻ đối với Thánh Kinh dựa vào khoa học, cũng như các học lý về Thánh Phaolô trong thế kỷ ấy.
Ở đây, trước nhất, xin nhấn mạnh tới tư tưởng chủ chốt của Thánh Phaolô về ý niệm tự do: trung tâm tư tưởng của Thánh Nhân nằm ở chỗ này, như chính Luthêrô đã trực giá thấy. Nhưng nay, ý niệm tự do này đã được tái giải thích trong ngữ cảnh chủ thuyết tự do hiện đại. Và sau này, sự dị biệt hóa giữa lời công bố của Thánh Phaolô và lời công bố của Chúa Giêsu đã được người ta nhấn mạnh đến nhiều. Và Thánh Phaolô gần như được trình bày là nhà sáng lập mới của Kitô Giáo. Nơi Thánh Phaolô, chắc chắn tính trung tâm của Nước Chúa, một yếu tố vốn trổi vượt trong lời công bố của Chúa Giêsu, đã được biến đổi để tở thành tính trung tâm của Kitô học, mà điểm trổi vượt chính là mầu nhiệm Vượt Qua. Và từ mầu nhiệm Vượt Qua, phát sinh ra các bí tích rửa tội và Thánh Thể, được coi như sự hiện diện thường trực của mầu nhiệm này; chính từ hai bí tích ấy mà Nhiệm Thể Chúa Kitô phát triển, và Giáo Hội được xây dựng.
Nhưng tôi xin nói, dù không đi vào chi tiết, rằng chính trong tính trung tâm của Kitô học và mầu nhiệm Vượt Qua, mà Nước Thiên Chúa đã được hoàn tất, mà lời công bố đích thực của Chúa Giêsu đã trở thành cụ thể, hiện thực, và vận hành. Trong bài giáo lý trước đây, chúng ta đã thấy nét mới mẻ này của Thánh Phaolô chính là lòng trung thành sâu sắc nhất đối với lời giảng của Chúa Giêsu. Trong các tiến bộ của khoa chú giải, nhất là trong 200 năm qua, các hội tụ giữa khoa chú giải Công Giáo và Thệ Phản đã gia tăng, nhờ thế đã đem lại một sự nhất trí đáng kể đối với chính điểm từng là nguồn gốc gây ra sự bất đồng ý kiến lớn nhất trong lịch sử. Cho nên, đây là niềm hy vọng lớn lao đối với chính nghĩa đại kết, một chính nghĩa hết sức chủ yếu của Công Đồng Vatican II.
Ở cuối bài giáo lý này, tôi muốn vắn tắt nhấn mạnh tới một số phong trào tôn giáo, xuất hiện trong thời hiện đại ngay trong lòng Giáo Hội Công Giáo, muốn nhắc đến Thánh Phaolô. Trong thế kỷ 16, ta thấy xuất hiện Dòng Linh Mục Thánh Phaolô, gọi tắt là các cha Barnabites; trong thế kỷ 19, ta có Tu Hội Truyền Giáo Thánh Phaolô Tông Đồ, gọi tắt là Các Cha Paulist; và trong thế kỷ 20, có Gia Đình Phaolô do chân phúc James Alberione sáng lập; ấy là chưa nói tới tu hội đời Đạo Quân Thánh Phaolô (Company of St Paul).
Trong thực chất, vẫn sáng ngời trước mặt ta khuôn mặt của vị tông đồ và là nhà tư tưởng Kitô Giáo cực kỳ có hiệu quả và sâu sắc, mà mọi người chúng ta đều được hưởng nhờ khi gần gũi với Ngài. Trong một bài tán tụng của mình, Thánh Gioan Kim Khẩu, khi độc đáo so sánh Thánh Phaolô với tiên tri Giôna, đã viết như sau: Thánh Phaolô ‘không ghép ván làm tầu, thay vào đó, thay vì kết hợp vác phiến gỗ lại với nhau, ngài đã kết hợp ngôn từ, và nhờ thế đã vớt khỏi nước không phải chỉ hai, ba hay năm thành viên trong gia đình mình, mà là toàn bộ thế giới đang sắp chết đuối” (Paneg. 1,5).
Thánh Phoalô vẫn còn làm được việc đó, và ngài sẽ luôn luôn có thể làm được việc đó. Hướng về Ngài, cả trong gương sáng tông đồ lẫn trong học thuyết của Ngài, do đó sẽ là một kích thích, nếu không muốn nói là một đảm bảo, để ta củng cố bản sắc Kitô Giáo nơi mỗi người chúng ta và để canh tân toàn bộ Giáo Hội”
Ngày 4 tháng Hai vừa qua, nhân ngày Giáo Hội dành riêng cho những người sống cuộc sống tận hiến, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI có gặp mặt một nhóm tu sĩ nam nữ tới Rôma tham dự một thánh lễ do Đức Hồng Y Franc Rodé, tổng trưởng Thánh Bộ Các Viện Tận Hiến và Các Hội Tông Đồ, cử hành. Trong bài nói truyện, Đức Thánh Cha lấy Thánh Phaolô làm mẫu mực cho lối sống của họ.
Các lời khuyên của phúc âm
Vì theo Đức Thánh Cha, đời sống truyền giáo của Thánh Phaolô đã được gợi hứng bởi ba lời khuyên của phúc âm về đức khó nghèo, đức khiết tịnh và đức vâng lời. Thực vậy, Thánh Phaolô đã sống ba lời khấn mà mọi người tận hiến đều đã long trọng thề hứa ngày họ công khai tận hiến cuộc sống cho Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha cho hay: “Trong cuộc sống khó nghèo, Thánh Phaolô thấy việc công bố Phúc Âm bảo đảm sẽ được hoàn tất một cách hoàn toàn nhưng không”. Ta cũng thấy rõ tình liên đới hết sức cụ thể của Thánh Nhân đối với anh em túng quẫn.
Theo Đức Thánh Cha, “Tiếp nhận lời Chúa kêu gọi sống khiết tịnh, Thánh Tông Đồ Dân Ngoại đã hiến tặng trọn vẹn trái tim của Ngài cho Chúa để có thể phục vụ anh em mình một cách tự do và đầy tận tụy hơn; đàng khác, trong một thế giới ít người bước theo đức Khiết Tịnh Kitô Giáo, Thánh Nhân đã cung cấp cho ta một quy chiếu đáng tin cậy về tác phong”.
Còn về đức vâng lời, Đức Thánh Cha nói rằng: “Việc hoàn tất ý Chúa và trách nhiệm hàng ngày của Thánh Nhân, việc chăm sóc mọi Cộng Đoàn mà Ngài từng hiến mạng sống cho, đã lên khuôn và chiếm hữu trọn cuộc hiện sinh của Ngài, và được Ngài dâng lên Chúa làm lễ hy sinh đẹp lòng Người”.
Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh đến sự liên kết giữa cuộc sống tận hiến và cuộc sống truyền giáo trong dung mạo Thánh Phaolô. “Nơi Ngài, một người kết hợp hết sức mật thiết với bản vị Chúa Kitô, ta nhận thấy khả năng sâu sắc biết nối kết cuộc sống thiêng liêng với hoạt động truyền giáo; nơi Ngài, hai chiều kích ấy luôn luôn đòi hỏi lẫn nhau”
Gia tài thiêng liêng
Cũng trong ngày 4 tháng Hai vừa qua, trong buổi dạy giáo lý hàng tuần, diễn ra tại Đại Sảnh Đường Phaolô VI, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI cho hay dung mạo Thánh Phaolô hết sức căn bản đối với Giáo Hội vì gia tài thiêng liêng “ngoại thường” Ngài để lại qua các lá thư của mình. Đây cũng là bài sau cùng Đức Thánh Cha dành nói về Thánh Phaolô trong loạt bài giáo ly bắt đầu từ mùa Hè năm ngoái nhân dịp khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 2,000 năm ngày sinh nhật của Thánh Nhân.
Đề cập tới cái chết của Thánh Tông Đồ Dân Ngoại, Đức Thánh Cha cho hay ngày tháng về cái chết này “thay đổi theo nhiều nguồn cổ xưa; các nguồn này đặt ngày chết của Ngài giữa cơn bách hại của chính Nêrông sau khi ông ta cho đốt thành Rôma vào tháng Bẩy năm 64 và năm cuối cùng thời ông trị vì vào năm 68”.
“Chứng cớ rõ ràng đầu tiên nói về ngày sau cùng của Thánh Phaolô đến với chúng ta từ giữa thập niên 90 của thế kỷ thứ nhất, và do đó, khoảng hơn 30 năm sau ngày Ngài qua đời. Chứng cớ này đến từ lá thư Giáo Hội Rôma, do đức Clêmentê I cai quản, viết cho Giáo Hội Côrintô”.
Đức Thánh Cha trích dẫn thư trên như sau: “Vì ganh ghét và bất hòa, Thánh Phaolô buộc phải cho ta thấy làm thế nào để giật được phần thưởng kiên nhẫn. Bị bắt bẩy lần, bị đầy biệt xứ, bị ném đá, Thánh Nhân là người rao truyền Chúa Kitô khắp từ Đông sang Tây, và vì đức tin của mình, Ngài đã nhận được vinh quang tinh ròng”.
Dù thiếu chi tiết về cái chết của Thánh Phaolô, Đức Bênêđíctô XVI cho rằng tư tưởng của Thánh Nhân đã gây ảnh hưởng xiết bao đối với nền thần học trong suốt lịch sử của Giáo Hội, nhất là trong hai hế kỷ 19 và 20. Đức Thánh Cha nói: “Dung mạo của Thánh Phaolô đã được khuếch đại vượt quá cuộc sống trần gian và cái chết của Ngài; nhưng Ngài quả đã để lại một gia tài thiêng liêng ngoại thường. Trong tư cách môn đệ đích thực của Chúa Kitô, Ngài cũng đã trở thành một dấu chỉ của mâu thuẫn”
Tiếp tục hiện diện
Đức giáo hoàng nói tiếp: “Điều quan trọng cần xác nhận là ngay khi các thư của Thánh Phaolô vừa được đưa vào phụng vụ, thì cấu trúc tiên tri và tông đồ của phúc âm liền trở thành yếu tố quyết định đối với hình thức phụng vụ Lời Chúa. Như thế, nhờ sự ‘hiện diện’ này trong phụng vụ của Giáo Hội, mà tư tưởng của vị Tông Đồ ngay lập tức trở thành của nuôi dưỡng thiêng liêng cho tín hữu mọi thời”
Đức Thánh Cha giải thích hiện tượng các giáo phụ đầu tiên, bắt đầu từ Origen, rồi tới Thánh Augustinô và Thánh Tôma Aquinô, hết thẩy đã rút tỉa ra sao từ các trước tác và nền linh đạo của Thánh Phaolô.
Đức Thánh Cha nói thêm: “Điểm chuyển thực sự đã được kiểm nghiệm trong thế kỷ 16 với phong trào Cải Cách Thệ Phản. Giây phút quyết định trong cuộc đời của Luthêrô là biến cố tự nhận là Turmerlebnis (1517) trong đó, bỗng nhiên ông bắt gặp lối giải thích mới về học lý công chính hóa của Thánh Phaolô. Một lối giải thích đã giải thoát ông khỏi những bối rối và xao xuyến của quãng đời trước đó và đem lại cho ông niềm tin tưởng mới, có tính triệt để vào lòng nhân hậu của Thiên Chúa, Đấng tha thứ mọi sự cách vô điều kiện.
“Từ giây phút ấy, Luthêrô đồng hóa chủ nghĩa duy luật lệ trong Do Thái Giáo và Kitô Giáo, từng bị Thánh Tông Đồ Dân Ngoại kết án, với trật tự sống trong Giáo Hội Công Giáo. Và đối với ông, Giáo Hội xuất hiện như một biểu thức nô lệ lề luật bị ông chống đối bằng nền tự do của Phúc Âm”.
Đức Bênêđíctô XVI cho rằng: “Công Đồng Triđentinô, giữa các năm 1545 và 1563, đã sâu sắc giải thích vấn nạn công chính hóa và bắt gặp trong chính dòng truyền thống Công Giáo một tổng hợp giữa lề luật và Phúc Âm, phù hợp với sứ điệp của Sách Thánh đọc trong tính toàn bộ và hợp nhất của nó”.
Khoa chú giải hiện đại
Tuy nhiên, theo Đức Bênêđíctô XVI, đến thế kỷ 19, “nhờ thu lượm được gia tài tốt nhất của Phong Trào Ánh Sáng, ta đã được chứng kiến một sự canh tân mới mẻ về học thuyết của Thánh Phaolô, mà giờ đây, hơn hết, đã được nâng lên bình diện nghiên cứu khoa học do việc giải thích sách Thánh theo lối phê bình lịch sử khai triển ra”.
Đức Giáo Hoàng nói rằng: “Ở đây, trước nhất, xin nhấn mạnh tới tư tưởng chủ chốt của Thánh Phaolô về ý niệm tự do: trung tâm tư tưởng của Thánh Nhân nằm ở chỗ này, như chính Luthêrô dã trực giá thấy. Nhưng nay, ý niệm tự do này đã được tái giải thích trong ngữ cảnh chủ thuyết tự do hiện đại”.
Theo Đức Giáo Hoàng, “Sau này, sự dị biệt hóa giữa lời công bố của Thánh Phaolô và lời công bố của Chúa Giêsu đã được người ta nhấn mạnh đến nhiều. Và Thánh Phaolô gần như được trình bày như là nhà sáng lập mới của Kitô Giáo… Nhưng tôi xin nói, dù không đi vào chi tiết, rằng chính trong tính trung tâm của Kitô học và mầu nhiệm Vượt Qua, mà Nước Thiên Chúa đã được hoàn tất, mà lời công bố đích thực của Chúa Giêsu đã trở thành cụ thể, hiện thực, và vận hành”.
Đức Thánh Cha nói rõ hơn: “Trong bài giáo lý trước đây, chúng ta đã thấy nét mới mẻ này của Thánh Phaolô chính là lòng trung thành sâu sắc nhất đối với lời giảng của Chúa Giêsu”.
Ngài còn cho rằng: “Trong các tiến bộ của khoa chú giải, nhất là trong 200 năm qua, các hội tụ giữa khoa chú giải Công Giáo và Thệ Phản đã gia tăng, nhờ thế đã đem lại một sự nhất trí đáng kể đối với chính điểm từng là nguồn gốc gây ra sự bất đồng ý kiến lớn nhất trong lịch sử. Cho nên, đây là niềm hy vọng lớn lao đối với chính nghĩa đại kết, một chính nghĩa hết sức chủ yếu của Công Đồng Vatican II”.
Đức Bênêđíctô XVI kết luận: “Trong thực chất, vẫn sáng ngời trước mặt ta khuôn mặt của vị tông đồ và là nhà tư tưởng Kitô Giáo cực kỳ có hiệu quả và sâu sắc, mà mọi người chúng ta đều được hưởng nhờ khi gần gũi với Ngài… Hướng về Ngài, cả trong gương sáng tông đồ lẫn trong học thuyết của Ngài, do đó sẽ là một kích thích, nếu không muốn nói là một đảm bảo, để ta củng cố bản sắc Kitô Giáo nơi mỗi người chúng ta và để canh tân toàn bộ Giáo Hội”.
Nguyên Văn Bài Giáo Lý
Anh chị em thân mến, loạt bài giáo lý về dung mạo Thánh Phaolô đã tới hồi kết thúc: hôm nay chúng ta nói đến ngày cuối cùng trong cuộc sống trần gian của Ngài. Truyền thống Kitô giáo thuở xưa đồng thanh cho rằng cái chết của Thánh Phaolô xẩy ra như hậu quả của việc tử vì đạo ngay tại đây, tại Rôma này. Các trước tác của Tân Ước đã không tiếp nhận sự kiện ấy. Sách Tông Đồ Công Vụ kết thúc trình thuật của mình với việc mô tả hoàn cảnh tù nhân của Thánh Tông Đồ, lúc ấy vẫn có khả năng gặp gỡ mọi người tới viếng thăm (xem Cv 28:30-31)
Chỉ trong Thư Thứ Hai gửi cho Timôtê, ta mới thấy những lời có tính báo trước của chính Ngài: “Còn tôi, tôi sắp phải đổ máu ra làm lễ tế, đã đến giờ tôi phải ra đi” (2 Tm 4:6; xem Pl 2:17).
Hai hình ảnh đã được dùng ở đây, một hình ảnh về lễ tế, mà Ngài từng dùng trong thư gửi tín hữu Philiphê, giải thích việc tử đạo như là một phần lễ tế của Chúa Kitô; và hình ảnh kia là hình ảnh con tầu tháo dây cột và trương buồm ra khơi: hai hình ảnh này phối hợp đã kín đáo ám chỉ đến biến cố cái chết, và là cái chết đổ máu.
Chứng cớ rõ ràng đầu tiên ám chỉ ngày sau cùng của Thánh Phaolô đến với chúng ta từ giữa thập niên 90 của thế kỷ thứ nhất, và do đó, vào khoảng 30 năm sau ngày Ngài qua đời. Nó đến từ lá thư được Giáo Hội Rôma, mà giám mục lúc ấy là Đức Clêmentê I, viết cho Giáo Hội Côrintô.
Trong bản văn bức thư ấy, có lời mời gọi phải để gương sáng các tông đồ trước mặt, và sau khi nhắc đến việc tử đạo của Thánh Phêrô, bản văn viết như sau: “Do sự ganh ghét và bất hoà, (Thánh) Phaolô buộc lòng phải chỉ cho chúng tôi cách làm thế nào giật được giải kiên nhẫn. Bị bắt bẩy lần, bị đầy biệt xứ, bị ném đá, Ngài quả là người rao giảng Chúa Kitô khắp bên Đông lẫn bên Tây, và vì đức tin của mình, Ngài đã nhận được vinh quang tinh ròng. Sau khi rao giảng đức công chính trên toàn thế giới, và sau khi đặt chân tới góc biển chân trời Tây Phương, Ngài đã tiếp nhận phúc tử đạo trước mặt các tổng trấn; như thế Ngài đã ra khỏi thế gian và tiến vào nơi thánh thiện, và do đó đã trở thành mẫu mực vĩ đại nhất của lòng kiên nhẫn” (1 Clement 5,2).
Lòng kiên nhẫn mà bức thư trên nói đến là biểu thức của việc Ngài hiệp thông với sự thống khổ của Chúa Kitô, của lòng quảng đại và sự trì chí nhờ đó Ngài chấp nhận con đường đau khổ lâu dài, đến độ có thể nói được rằng: “Tôi mang các dấu vết của Chúa Giêsu trong thân xác tôi” (Gl 6:17).
Trong thư của Đức Clêmentê, ta nghe rằng Thánh Phaolô đã “đặt chân tới góc biển chân trời Tây Phương”. Người ta vẫn còn tranh luận không biết điều ấy có ý nhắc tới chuyến đi Tây Ban Nha mà có thể Thánh Phaolô đã thực hiện hay không. Không có gì chắc chắn về điều ấy cả, mặc dầu quả tình trong thư gửi tín hữu Rôma, Thánh Nhân có tỏ ý muốn đặt chân tới Nước này (xem Rm 15:24).
Trong thư của Đức Clêmentê, điều khá lý thú là việc để hai tên Phêrô và Phaolô kế tiếp nhau, mặc dù trong chứng tá của Eusebius thành Xêdarê thuộc thế kỷ thứ 4, ta sẽ thấy có sự đảo ngược lại thứ tự. Khi nhắc tới Hoàng Đế Nêrông, vị sau viết: “Dưới triều đại ông, (Thánh) Phaolô đã bị chém đầu ngay tại Rôma còn (Thánh) Phêrô thì bị đóng đinh tại đó. Bản tường trình được xác nhận bởi các tên Phêrô và Phaolô, là hai tên vẫn được bảo tồn tại hầm mộ của các ngài tại thành phố này” (Hist. Eccl. 2,25,5).
Sau đó, Eusebius tiếp tục thuật lại bản tuyên bố trước đó của một trưởng giáo sĩ Rôma tên là Gaius, người có thể đã sống vào đầu thế kỷ thứ hai: “Tôi có thể chỉ cho ngài thấy các chiến tích của các vị tông đồ: nếu ngài tới Vatican hay Đường Ostiense, ngài sẽ thấy ở đấy các chiến tích của các đấng sáng lập ra Hội Thánh” (sách đã dẫn 2,25, 6-7).
“Các chiến tích” nói đây chính là các đền mộ, và các đền mộ này chính là các ngôi mộ của hai Thánh Phêrô và Phaolô mà chúng ta hiện nay đang tôn kính, ở cùng một địa điểm đã hai ngàn năm nay: ở ngay chỗ này trong thành Vatican đối với Thánh Phêrô, ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành trên Đường Ostiense đối với ngôi mộ của Thánh Tông Đồ Các Dân Ngoại.
Điều lý thú cần nhắc đến là hai vị tông đồ vĩ đại cùng được nhắc đến một lượt. Dù không có nguồn cổ xưa nào nói đến thừa tác vụ đồng thời của hai vị tại Rôma, nhưng ý thức liên tiếp của người Kitô hữu về việc các ngài cùng được chôn cất tại thủ đô của đế quốc đồng thời cũng đã liên kết các ngài vào vai trò sáng lập ra Giáo Hội Rôma. Thực thế, ta có thể đọc Thánh Irênê thành Lyons, vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai, khi ngài nói tới việc kế tục tông đồ trong các Giáo Hội riêng rẽ: “Sẽ là điều buồn tẻ nếu phải kể ra sự kế tục của mọi Giáo Hội, nên chúng tôi chỉ xin kể ra (trường hợp của) Giáo hội vĩ đại nhất, cổ xưa nhất và nổi tiếng nhất, tức Giáo Hội đã được thành lập và thiết dựng tại Rôma do hai vị tông đồ hiển vinh nhất, là Phêrô và Phaolô” (Adv. Haer. 3,3,2).
Ta hãy tạm gác qua một bên dung mạo Thánh Phêrô và chỉ tập trung vào dung mạo Thánh Phaolô. Việc tử đạo của ngài được kể lại lần đầu tiên trong sách Công Vụ Thánh Phaolô, được viết vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai. Sách này tường thuật rằng Nêrông kết án tử hình ngài bằng hình phạt chặt đầu, được thi hành ngay lập tức (xem 9:5). Ngày tháng của việc hành quyết này thì thay đổi tùy theo các nguồn cổ xưa, vào khoảng giữa cuộc bách hại Đạo của Nêrông sau khi Rôma bị thiêu rụi vào tháng Bẩy năm 64 và năm cuối triều đại ông này vào năm 68 (cf. Jerome, De Viris Ill. 5,8).
Việc tính toán trên tùy thuộc nhiều vào cách tính niên biểu ngày Thánh Phaolô tới Rôma, một cuộc tranh luận chúng ta không thể bàn ở đây được. Các truyền thống liên tiếp đã chỉ ra hai yếu tố khác. Một yếu tố, phần lớn là dã sử, cho rằng việc tử đạo của ngài xẩy ra tại Acquae Salviae trên đường Laurentina, với thủ cấp nẩy lên ba lần, mỗi lần nẩy khiến một dòng nước vọt lên, chính vì thế đến ngày nay nơi ấy vẫn được gọi là "Tre Fontane" (Ba giếng nước) (Công Vụ Phêrô và Phaolô của Pseudo Marcellus, thế kỷ thứ năm).
Yếu tố kia, phù hợp hơn với các chứng tá cổ xưa đã nhắc đến trên đây, của trưởng giáo sĩ Gaius, cho hay việc chôn cất ngài xẩy ra “không những ở bên ngoài thành phố, vào khoảng dặm thứ hai trên Đường Ostiense” mà còn chính xác hơn “ở trong cánh đồng Lucina”, người vốn là một mệnh phụ Kitô hữu (Cuộc Khổ Nạn của Phaolô, do Pseudo Abdias, thế kỷ thứ sáu, viết).
Vào thế kỷ thứ tư, hoàng đế Constantinô đã xây tại đó một ngôi nhà thờ đầu tiên, sau đó, trong hai thế kỷ thứ tư và thứ năm, các hoàng đế Valentinianus II, Theodosius và Arcadius đã nới rộng nhà thờ ấy rất nhiều. Sau trận hoả hoạn năm 1800, người ta mới xây dựng ngôi Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành hiện nay.
Dù gì đi nữa, dung mạo Thánh Phaolô cũng đã được khuếch đại vượt quá cuộc sống trần gian và cái chết của ngài; nhưng ngài quả tình đã để lại một gia tài thiêng liêng siêu phàm. Và trong tư cách là môn đệ đích thực của Chúa Giêsu, ngài cũng trở thành dấu chỉ của mâu thuẫn. Trong khi đối với phái tự xưng là Ebionites, một trường phái Kitô giáo gốc Do Thái, ngài chỉ là một tên bỏ đạo khước từ Luật Môsen, thì trong Tông Đồ Công Vụ, ta đã thấy một lòng tôn kính vĩ đại dành cho Thánh Tông Đồ Phaolô rồi.
Giờ đây, tôi xin tạm gác qua một bên các trước tác ngoại thư, như Công Vụ Phaolô và Techla cũng như bộ sưu tầm ngoại thư các trao đổi thư từ giữa Thánh Phaolô và nhà triết học Seneca. Điều quan trọng cần xác nhận là ngay khi các thư của Thánh Phaolô vừa được đưa vào phụng vụ, thì cấu trúc tiên tri và tông đồ của phúc âm liền trở thành yếu tố quyết định đối với hình thức phụng vụ Lời Chúa. Như thế, nhờ sự ‘hiện diện’ này trong phụng vụ của Giáo Hội, mà tư tưởng của vị Tông Đồ ngay lập tức trở thành của nuôi dưỡng thiêng liêng cho tín hữu mọi thời.
Hiển nhiên, các giáo phụ của Giáo Hội và sau đó toàn thể các thần học gia đã rút tỉa từ các thư của Thánh Phaolô và nền linh đạo của ngài. Trong nhiều thế kỷ, và cả ngày nay nữa, ngài vẫn là thầy dạy và tông đồ đích thực của Dân Ngoại. Lời chú giải đầu hết của giáo phụ còn tồn tại với chúng ta liên quan đến việc soạn thảo bộ Tân Ước là của nhà thần học nổi tiếng người Alexandria là Origen. Ông chú giải Thư Thánh Phaolô viết gửi tín hữu Rôma.
Chẳng may, bài chú giải này nay chỉ còn một phần. Thánh Gioan Kim Khẩu, ngoài việc chú giải các thư của Thánh Nhân, còn viết bẩy bài tán tụng nổi tiếng về ngài. Thánh Augustinô cho rằng việc ngài trở lại phần rất lớn là do Thánh Phaolô và suốt đời ngài, ngài luôn nhắc tới Thánh Nhân. Từ cuộc đàm thoại thường xuyên này với Thánh Tông Đồ, mà nền thần học Công Giáo vĩ đại của ngài đã phát sinh, (vĩ đại) cả với người Thệ Phản mọi thời nữa. Thánh Tôma Aquinô cũng để lại cho chúng ta một chú giải rất hay về các thư của Thánh Phaolô, một chú giải tiêu biểu cho hoa trái chín mọng nhất của nền chú giải trung cổ.
Điểm chuyển thực sự đã được kiểm nghiệm trong thế kỷ 16 với phong trào Cải Cách Thệ Phản. Giây phút quyết định trong cuộc đời của Luthêrô là biến cố tự nhận là Turmerlebnis (1517) trong đó, bỗng nhiên ông bắt gặp lối giải thích mới về học lý công chính hóa của Thánh Phaolô. Một lối giải thích đã giải thoát ông khỏi những bối rối và xao xuyến của quãng đời trước đó và đem lại cho ông niềm tin tưởng mới, có tính triệt để vào lòng nhân hậu của Thiên Chúa, Đấng tha thứ mọi sự cách vô điều kiện. Từ giây phút ấy, Luthêrô đồng hóa chủ nghĩa duy luật lệ trong Do Thái Giáo và Kitô Giáo, từng bị Thánh Tông Đồ Dân Ngoại kết án, với trật tự sống trong Giáo Hội Công Giáo. Và đối với ông, Giáo Hội xuất hiện như một biểu thức nô lệ lề luật bị ông chống đối bằng nền tự do của Phúc Âm. Công Đồng Triđentinô, giữa các năm 1545 và 1563, đã sâu sắc giải thích vấn nạn công chính hóa và bắt gặp trong chính dòng truyền thống Công Giáo một tổng hợp giữa lề luật và Phúc Âm, phù hợp với sứ điệp của Sách Thánh đọc trong tính toàn bộ và hợp nhất của nó.
Đến thế kỷ 19, nhờ thu lượm được gia tài tốt nhất của Phong Trào Ánh Sáng, ta đã được chứng kiến một sự canh tân mới mẻ về học thuyết của Thánh Phaolô, mà giờ đây, hơn hết, đã được nâng lên bình diện nghiên cứu khoa học do việc giải thích sách Thánh theo lối phê bình lịch sử khai triển ra. Ở đây, ta hãy tạm gác qua một bên sự kiện này là cũng trong thế kỷ ấy, và cả trong thế kỷ 20 nữa, đã xuất hiện việc bôi đen đúng nghĩa đối với Thánh Phaolô. Tôi nghĩ trước hết tới Nietzsche, người đã châm chọc nền thần học khiêm hạ của Thánh Phaolô, chống lại nền thần học ấy bằng nền thần học của ông về con người mạnh và con người hùng. Nhưng ta hãy tạm gác việc đó để khảo sát các luồng suy tư cốt yếu trong lối giải thích mới mẻ đối với Thánh Kinh dựa vào khoa học, cũng như các học lý về Thánh Phaolô trong thế kỷ ấy.
Ở đây, trước nhất, xin nhấn mạnh tới tư tưởng chủ chốt của Thánh Phaolô về ý niệm tự do: trung tâm tư tưởng của Thánh Nhân nằm ở chỗ này, như chính Luthêrô đã trực giá thấy. Nhưng nay, ý niệm tự do này đã được tái giải thích trong ngữ cảnh chủ thuyết tự do hiện đại. Và sau này, sự dị biệt hóa giữa lời công bố của Thánh Phaolô và lời công bố của Chúa Giêsu đã được người ta nhấn mạnh đến nhiều. Và Thánh Phaolô gần như được trình bày là nhà sáng lập mới của Kitô Giáo. Nơi Thánh Phaolô, chắc chắn tính trung tâm của Nước Chúa, một yếu tố vốn trổi vượt trong lời công bố của Chúa Giêsu, đã được biến đổi để tở thành tính trung tâm của Kitô học, mà điểm trổi vượt chính là mầu nhiệm Vượt Qua. Và từ mầu nhiệm Vượt Qua, phát sinh ra các bí tích rửa tội và Thánh Thể, được coi như sự hiện diện thường trực của mầu nhiệm này; chính từ hai bí tích ấy mà Nhiệm Thể Chúa Kitô phát triển, và Giáo Hội được xây dựng.
Nhưng tôi xin nói, dù không đi vào chi tiết, rằng chính trong tính trung tâm của Kitô học và mầu nhiệm Vượt Qua, mà Nước Thiên Chúa đã được hoàn tất, mà lời công bố đích thực của Chúa Giêsu đã trở thành cụ thể, hiện thực, và vận hành. Trong bài giáo lý trước đây, chúng ta đã thấy nét mới mẻ này của Thánh Phaolô chính là lòng trung thành sâu sắc nhất đối với lời giảng của Chúa Giêsu. Trong các tiến bộ của khoa chú giải, nhất là trong 200 năm qua, các hội tụ giữa khoa chú giải Công Giáo và Thệ Phản đã gia tăng, nhờ thế đã đem lại một sự nhất trí đáng kể đối với chính điểm từng là nguồn gốc gây ra sự bất đồng ý kiến lớn nhất trong lịch sử. Cho nên, đây là niềm hy vọng lớn lao đối với chính nghĩa đại kết, một chính nghĩa hết sức chủ yếu của Công Đồng Vatican II.
Ở cuối bài giáo lý này, tôi muốn vắn tắt nhấn mạnh tới một số phong trào tôn giáo, xuất hiện trong thời hiện đại ngay trong lòng Giáo Hội Công Giáo, muốn nhắc đến Thánh Phaolô. Trong thế kỷ 16, ta thấy xuất hiện Dòng Linh Mục Thánh Phaolô, gọi tắt là các cha Barnabites; trong thế kỷ 19, ta có Tu Hội Truyền Giáo Thánh Phaolô Tông Đồ, gọi tắt là Các Cha Paulist; và trong thế kỷ 20, có Gia Đình Phaolô do chân phúc James Alberione sáng lập; ấy là chưa nói tới tu hội đời Đạo Quân Thánh Phaolô (Company of St Paul).
Trong thực chất, vẫn sáng ngời trước mặt ta khuôn mặt của vị tông đồ và là nhà tư tưởng Kitô Giáo cực kỳ có hiệu quả và sâu sắc, mà mọi người chúng ta đều được hưởng nhờ khi gần gũi với Ngài. Trong một bài tán tụng của mình, Thánh Gioan Kim Khẩu, khi độc đáo so sánh Thánh Phaolô với tiên tri Giôna, đã viết như sau: Thánh Phaolô ‘không ghép ván làm tầu, thay vào đó, thay vì kết hợp vác phiến gỗ lại với nhau, ngài đã kết hợp ngôn từ, và nhờ thế đã vớt khỏi nước không phải chỉ hai, ba hay năm thành viên trong gia đình mình, mà là toàn bộ thế giới đang sắp chết đuối” (Paneg. 1,5).
Thánh Phoalô vẫn còn làm được việc đó, và ngài sẽ luôn luôn có thể làm được việc đó. Hướng về Ngài, cả trong gương sáng tông đồ lẫn trong học thuyết của Ngài, do đó sẽ là một kích thích, nếu không muốn nói là một đảm bảo, để ta củng cố bản sắc Kitô Giáo nơi mỗi người chúng ta và để canh tân toàn bộ Giáo Hội”
Vai trò của Bác Sĩ trong việc hành hình và phong trào chống lại án tử hình
Lưu Hiền Đức
05:43 06/02/2009
WASHINGTON DC - Một tổ chức quốc gia được thành lập bởi Sơ Helen Prejean, dòng Thánh Giuse Medaille, và đứng đầu bởi cha George F. Lundy, một linh mục dòng Tên, đang thử tiến hành 1 phong trào mới nhằm chống lại án tử hình. Phong trào có trụ sở đặt tại Trung Tâm sinh viên Công Giáo Martin Luther King Jr ở trường đại học Southern University ở Baton Rouge, tiểu bang Loussiana. Phong trào này vận động các ủy ban cấp bằng hành nghề cho bác sĩ và các hiệp hội y khoa ở mỗi tiểu bang tuyên bố nếu bác sĩ nào tham gia vào tiến trình thi hành án tử hình thì bác sĩ đó đã vi phạm y đức của người thầy thuốc, và từ đó các tiểu bang sẽ không thể thi hành án tử hình. Cha George F. Lundy, giám đốc của phong trào và cũng là cha tuyên úy của trung tâm cho biết “Đó là tất cả những gì chúng ta sẽ làm trong 12 tháng sắp tới”. Trước hết, phong trào sẽ tập trung chủ yếu ở các tiểu bang phía Nam, nơi có hơn 95 phần trăm án tử hình chỉ trong năm 2008. Phong trào này cũng được xem như là sự phục hồi lại phong trào mà Sơ Helen đã khởi sướng năm 2000 nhằm thu thập chữ ký kêu gọi toàn thế giới chống án tử hình.
Trắc nghiệm tâm lý ở các chủng viện và ơn kêu gọi
Lưu Hiền Đức
05:44 06/02/2009
WASHINGTON DC – Các vị giám đốc các chủng viện ở Hoa Kỳ cho rằng những bài trắc nghiệm về tâm lý của các ứng sinh có thể cho thấy những nội tâm trong quá trình tuyển chọn. Một văn kiện vừa được Toà Thánh công bố ngày 30 tháng 10, nhan đề “Những hướng dẫn sử dụng tâm lý học trong việc tuyển sinh và đào tạo Chủng Sinh”. Văn kiện được soạn thảo bởi Hội Đồng Giáo Dục Công Giáo và được Đức Thánh Cha Benedict 16 chuẩn y.
Trong cuộc phỏng vấn với Hãng Tin Công Giáo, Cha Dennis J. Lyle, giám học và giám đốc chủng viện St. Mary of the Lake/Mundelein ở Chicago cho biết những kết quả trắc nghiệm về tâm lý cho biết những chi tiết đáng lưu ý trong việc tuyển chọn chủng sinh và cũng đồng ý với đa số các chuyên gia khác rằng không nên chỉ dựa vào những trắc nghiệm tâm lý mà thôi. Ngài cũng cho biết các trắc nghiệm tâm lý còn cho các ứng sinh hiểu rõ bản thân hơn.
Văn kiện này được soạn thảo hơn 13 năm. Một trong những điều vẫn còn đang được tranh cãi là có nên sử dụng những trắc nghiệm này một cách định kỳ trước khi chọn lựa ứng sinh. Trong buổi công bố văn kiện, Đức Hồng Y Zeonon Grocholewski, chủ tịch công đồng giáo dục nhấn mạnh rằng không nhất thiết phải sử dụng các trắc nghiệm này và cũng không nên bắt buộc các chủng viện sử dụng trong việc tuyển sinh và đào tạo linh mục. Hiện tại, có nhiều địa phận bắt buộc các chủng viện sử dụng các trắc nghiệm này. Các chủng viện tại Bắc Mỹ đã sử dụng các trắc nghiệm này để đánh giá xem các ứng sinh có vấn đề gì không, nếu cố, họ có nên được tham vấn để sử đổi hay không. Các vấn đề thường được quan tâm chú ý là xem coi các ứng sinh có vâng lời đủ hay không, có khả năng theo đuổi ơn gọi đến cùng hay không, có cởi mở, thân thiện, và có đáng tin cậy hay không, hoặc có các khuynh hướng lệnh lạc về giới tính hay không.
Cha Melvin Blanchette, giám học tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ cho biết các trắc nghiệm này giúp Ngài giám định được sự trưởng thành, khả năng sống đời khiết tịnh hay các dấu hiệu về sự bất thường về tâm lý.Ngài cho biết: “Nếu tôi phát hiện được ứng sinh có vấn đề và không thể thay đổi được, tôi sẽ không muốn thấy anh ta trong chủng việc của tôi. Thật vậy, ở Hoa Kỳ, nếu chúng ta muốn cố gắng làm tất cả những gì có thể làm để tránh các vấn nạn có thể có thì chúng ta không thể bỏ qua các trắc nghiệm tâm lý.”
Trong cuộc phỏng vấn với Hãng Tin Công Giáo, Cha Dennis J. Lyle, giám học và giám đốc chủng viện St. Mary of the Lake/Mundelein ở Chicago cho biết những kết quả trắc nghiệm về tâm lý cho biết những chi tiết đáng lưu ý trong việc tuyển chọn chủng sinh và cũng đồng ý với đa số các chuyên gia khác rằng không nên chỉ dựa vào những trắc nghiệm tâm lý mà thôi. Ngài cũng cho biết các trắc nghiệm tâm lý còn cho các ứng sinh hiểu rõ bản thân hơn.
Văn kiện này được soạn thảo hơn 13 năm. Một trong những điều vẫn còn đang được tranh cãi là có nên sử dụng những trắc nghiệm này một cách định kỳ trước khi chọn lựa ứng sinh. Trong buổi công bố văn kiện, Đức Hồng Y Zeonon Grocholewski, chủ tịch công đồng giáo dục nhấn mạnh rằng không nhất thiết phải sử dụng các trắc nghiệm này và cũng không nên bắt buộc các chủng viện sử dụng trong việc tuyển sinh và đào tạo linh mục. Hiện tại, có nhiều địa phận bắt buộc các chủng viện sử dụng các trắc nghiệm này. Các chủng viện tại Bắc Mỹ đã sử dụng các trắc nghiệm này để đánh giá xem các ứng sinh có vấn đề gì không, nếu cố, họ có nên được tham vấn để sử đổi hay không. Các vấn đề thường được quan tâm chú ý là xem coi các ứng sinh có vâng lời đủ hay không, có khả năng theo đuổi ơn gọi đến cùng hay không, có cởi mở, thân thiện, và có đáng tin cậy hay không, hoặc có các khuynh hướng lệnh lạc về giới tính hay không.
Cha Melvin Blanchette, giám học tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ cho biết các trắc nghiệm này giúp Ngài giám định được sự trưởng thành, khả năng sống đời khiết tịnh hay các dấu hiệu về sự bất thường về tâm lý.Ngài cho biết: “Nếu tôi phát hiện được ứng sinh có vấn đề và không thể thay đổi được, tôi sẽ không muốn thấy anh ta trong chủng việc của tôi. Thật vậy, ở Hoa Kỳ, nếu chúng ta muốn cố gắng làm tất cả những gì có thể làm để tránh các vấn nạn có thể có thì chúng ta không thể bỏ qua các trắc nghiệm tâm lý.”
Phản ứng của hai tổ chức Do thái về bản tuyên bố của Tòa thánh liên quan đến giám mục Richard Williamson
Phụng Nghi
16:02 06/02/2009
New York và Berlin (AJC – Reuters) - Hội đồng người Mỹ gốc Do thái (American Jewish Committee - AJC) hôm nay hoan nghênh lời tuyên bố của Tòa thánh Vatican đòi hỏi giám mục Richard Williamson phải “tuyệt đối, rõ rệt và công khai từ bỏ” lập trường chối từ không có nạn diệt chủng Do thái.
Richard Williamson là một giám mục bảo thủ đã bị Đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II rút phép thông công và mới được Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI tha vạ tuyệt thông; ông nhiều lần chối bỏ sự hiện hữu của các phòng hơi ngạt sát sinh dưới chế độ Quốc xã. Bản tuyên bố của Tòa thánh Vatican đòi hỏi ông phải từ bỏ quan điểm đó sau khi đã có hàng loạt những lời giận dữ phản đối từ các nhóm người Do thái và ngoài Do thái.
Giáo trưởng David Rosen, Giám đốc Quốc tế về Liên Tôn giáo vụ thuộc AJC nói: “Đó là điều chúng tôi đòi hỏi – một sự bác bỏ tỏ tường những ý nghĩ ghê tởm và tất cả mọi hình thức bài Do thái của Richard Williamson. Việc hoan nghênh lời tuyên bố của Tòa thánh, cũng như việc minh định rõ rệt rằng Hiệp hội Thánh Piô X, là tổ chức mà Williamson thống thuộc, sẽ chỉ được phép trở về với Giáo hội một khi tổ chức này tôn trọng những cải cách lịch sử của Công đồng Vatican II, chứng minh lời Tòa thánh Vatican cam kết liên tục duy trì mối liên lạc tốt đẹp với cộng đồng Do thái. Giả như ngay lúc đầu, tất cả những điều đó được minh định, chúng ta đã có thể tránh được những điều tai hại và nguy hiểm không cần thiết.
Rosen đã bày tỏ lòng ngưỡng mộ đặc biệt đối với nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo và dân sự đã đóng góp vào giải pháp thỏa đáng này, đặc biệt là bà thủ tướng Đức Angela Merkel. Bà Merkel đã thúc giục Tòa thánh Vatican tiến xa hơn trong việc bác bỏ rõ rệt sự chối bỏ và những kẻ chối bỏ cuộc diệt chủng Do thái.
Rosen nói: “Chúng tôi cám ơn lập trường đúng nguyên tắc của bà thủ tướng Markel. Sự chối bỏ cuộc diệt chủng Do thái không bao giờ được khoan nhượng hoặc hợp pháp hóa cả.”
Ngoài ra, tin từ Berlin hôm qua cho biết, Hội đồng Trung ương người Do thái tại Đức đã hoan nghênh quyết định của Tòa thánh Vatican ra lệnh cho một giám mục chối bỏ nạn diệt chủng Do thái phải công khai từ bỏ lập trường, nói rằng quyết định đó có thể dẫn đến việc nối lại mối liên lạc với Giáo hội Công giáo.
Charlotte Knobloch, Chủ tịch Hội đồng Do thái, nói rằng bước tiến của Vatican là một dấu hiệu tích cực và là một phản ứng đáp lại lời yêu cầu của bà thủ tướng Đức Angela Merkel; bà này đòi phải có việc làm sáng tỏ sau khi có những công phẫn bùng ra do việc Đức giáo hoàng Bênêđictô phục hồi tình trạng của một giám mục.
“Đây là bước đầu có thể dẫn tới việc nối lại cuộc đối thoại với Giáo hội Công giáo.” Đó là lời bà Charlotte Knobloch trong một bản tuyên bố có giọng điệu hòa giải sau lời tuyên bố tuần trước của bà về việc đoạn giao với Giáo hội Công giáo.
Bà giận dữ do việc vị giáo hoàng Bênêđictô người gốc Đức đã phục hồi tình trạng cho giám mục Richard Williamson, người đã chối bỏ mức tàn khốc của Holocaust khi Đức quốc xã giết hại 6 triệu người Do thái, đồng thời cũng phục hồi cho 3 thành viên khác của tổ chức cực kỳ bảo thủ là Hiệp hội Thánh Piô X.
Bà cũng hoan nghênh bản tuyên bố trước của Vatican buộc Hiệp hội Thánh Piô X phải công nhận các giáo huấn của Công đồng Vatican II, đòi hỏi phải tôn trọng đạo Do thái và các tôn giáo khác.
Bà nói:” Điều đó có nghĩa là huynh đoàn phải công khai rút lại những lời tuyên bố của họ nói rằng người Do thái là những kẻ giết Chúa, và cương quyết kết án mọi hình thức chối bỏ không có nạn diệt chủng Do thái.”
Richard Williamson là một giám mục bảo thủ đã bị Đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II rút phép thông công và mới được Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI tha vạ tuyệt thông; ông nhiều lần chối bỏ sự hiện hữu của các phòng hơi ngạt sát sinh dưới chế độ Quốc xã. Bản tuyên bố của Tòa thánh Vatican đòi hỏi ông phải từ bỏ quan điểm đó sau khi đã có hàng loạt những lời giận dữ phản đối từ các nhóm người Do thái và ngoài Do thái.
Giáo trưởng David Rosen, Giám đốc Quốc tế về Liên Tôn giáo vụ thuộc AJC nói: “Đó là điều chúng tôi đòi hỏi – một sự bác bỏ tỏ tường những ý nghĩ ghê tởm và tất cả mọi hình thức bài Do thái của Richard Williamson. Việc hoan nghênh lời tuyên bố của Tòa thánh, cũng như việc minh định rõ rệt rằng Hiệp hội Thánh Piô X, là tổ chức mà Williamson thống thuộc, sẽ chỉ được phép trở về với Giáo hội một khi tổ chức này tôn trọng những cải cách lịch sử của Công đồng Vatican II, chứng minh lời Tòa thánh Vatican cam kết liên tục duy trì mối liên lạc tốt đẹp với cộng đồng Do thái. Giả như ngay lúc đầu, tất cả những điều đó được minh định, chúng ta đã có thể tránh được những điều tai hại và nguy hiểm không cần thiết.
Rosen đã bày tỏ lòng ngưỡng mộ đặc biệt đối với nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo và dân sự đã đóng góp vào giải pháp thỏa đáng này, đặc biệt là bà thủ tướng Đức Angela Merkel. Bà Merkel đã thúc giục Tòa thánh Vatican tiến xa hơn trong việc bác bỏ rõ rệt sự chối bỏ và những kẻ chối bỏ cuộc diệt chủng Do thái.
Rosen nói: “Chúng tôi cám ơn lập trường đúng nguyên tắc của bà thủ tướng Markel. Sự chối bỏ cuộc diệt chủng Do thái không bao giờ được khoan nhượng hoặc hợp pháp hóa cả.”
Ngoài ra, tin từ Berlin hôm qua cho biết, Hội đồng Trung ương người Do thái tại Đức đã hoan nghênh quyết định của Tòa thánh Vatican ra lệnh cho một giám mục chối bỏ nạn diệt chủng Do thái phải công khai từ bỏ lập trường, nói rằng quyết định đó có thể dẫn đến việc nối lại mối liên lạc với Giáo hội Công giáo.
Charlotte Knobloch, Chủ tịch Hội đồng Do thái, nói rằng bước tiến của Vatican là một dấu hiệu tích cực và là một phản ứng đáp lại lời yêu cầu của bà thủ tướng Đức Angela Merkel; bà này đòi phải có việc làm sáng tỏ sau khi có những công phẫn bùng ra do việc Đức giáo hoàng Bênêđictô phục hồi tình trạng của một giám mục.
“Đây là bước đầu có thể dẫn tới việc nối lại cuộc đối thoại với Giáo hội Công giáo.” Đó là lời bà Charlotte Knobloch trong một bản tuyên bố có giọng điệu hòa giải sau lời tuyên bố tuần trước của bà về việc đoạn giao với Giáo hội Công giáo.
Bà giận dữ do việc vị giáo hoàng Bênêđictô người gốc Đức đã phục hồi tình trạng cho giám mục Richard Williamson, người đã chối bỏ mức tàn khốc của Holocaust khi Đức quốc xã giết hại 6 triệu người Do thái, đồng thời cũng phục hồi cho 3 thành viên khác của tổ chức cực kỳ bảo thủ là Hiệp hội Thánh Piô X.
Bà cũng hoan nghênh bản tuyên bố trước của Vatican buộc Hiệp hội Thánh Piô X phải công nhận các giáo huấn của Công đồng Vatican II, đòi hỏi phải tôn trọng đạo Do thái và các tôn giáo khác.
Bà nói:” Điều đó có nghĩa là huynh đoàn phải công khai rút lại những lời tuyên bố của họ nói rằng người Do thái là những kẻ giết Chúa, và cương quyết kết án mọi hình thức chối bỏ không có nạn diệt chủng Do thái.”
Hiệp hội Truyền giáo Giáo Hoàng đầu tiên của Châu Á được Toà Thánh công nhận
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
16:47 06/02/2009
Manila (AsiaNews / Agencies) - Hội Truyền Giáo Phi Luật Tân (MSP) là nhóm các linh mục truyền giáo đầu tiên ở châu Á nhận được sự công nhận của Tòa Thánh
Các thông cáo đã được đưa ra hồi cuối tháng Giêng, trong thời gian họp Đại Hội đồng lần thứ 7 của Hội Truyền Giáo. Quyết định thành lập MSP của Đức Giáo Hoàng được đưa ra không bao lâu theo thẩm quyền của các giám mục địa phương, nhưng những trả lời trực tiếp cho Tòa Thánh thông qua Thánh Bộ Loan Báo Tin Mừng cho các Dân Tộc.
Công nhận tình trạng của ‘Tu Hội Đời Sống Tông Đồ vì sứ mạng đến với muôn dân thuộc quyền Giáo Hoàng’ khẳng định công việc của MSP, được các giám mục Phi Luật Tân thành lập năm 1965 nhân kỷ niệm 400 năm truyền giáo cho đất nước này “diễn tả thái độ vững chắc của chúng ta đối với Thiên Chúa vì quà tặng của đức tin của chúng ta”.
Ngày nay, MSP có 72 linh mục Phi Luật Tân. Nhiệm vụ của tu hội là để "chia sẻ quà tặng của đức tin cho các dân tộc Á Châu và phần còn lại của thế giới", và tu hội đang hiện diện ở mười ba quốc gia trên năm lục địa, bao gồm Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, và Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Úc, Hà Lan, và Vương quốc Anh.
Trực thuộc MSP có năm học viện truyền giáo khác ở được lập ra ở Á Châu theo yêu cầu của thẩm quyền Giáo Hội địa phương. Ngoài một nhóm các linh mục thứ hai được lập ra ở Phi Luật Tân, có hai hiệp hội truyền giáo hiện diện ở Hàn Quốc và Thái Lan, và hai hiệp hội có trụ sở tại Ấn Độ, một trong hiệp hội theo nghi lễ Syro-Malabar.
Các thông cáo đã được đưa ra hồi cuối tháng Giêng, trong thời gian họp Đại Hội đồng lần thứ 7 của Hội Truyền Giáo. Quyết định thành lập MSP của Đức Giáo Hoàng được đưa ra không bao lâu theo thẩm quyền của các giám mục địa phương, nhưng những trả lời trực tiếp cho Tòa Thánh thông qua Thánh Bộ Loan Báo Tin Mừng cho các Dân Tộc.
Công nhận tình trạng của ‘Tu Hội Đời Sống Tông Đồ vì sứ mạng đến với muôn dân thuộc quyền Giáo Hoàng’ khẳng định công việc của MSP, được các giám mục Phi Luật Tân thành lập năm 1965 nhân kỷ niệm 400 năm truyền giáo cho đất nước này “diễn tả thái độ vững chắc của chúng ta đối với Thiên Chúa vì quà tặng của đức tin của chúng ta”.
Ngày nay, MSP có 72 linh mục Phi Luật Tân. Nhiệm vụ của tu hội là để "chia sẻ quà tặng của đức tin cho các dân tộc Á Châu và phần còn lại của thế giới", và tu hội đang hiện diện ở mười ba quốc gia trên năm lục địa, bao gồm Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, và Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Úc, Hà Lan, và Vương quốc Anh.
Trực thuộc MSP có năm học viện truyền giáo khác ở được lập ra ở Á Châu theo yêu cầu của thẩm quyền Giáo Hội địa phương. Ngoài một nhóm các linh mục thứ hai được lập ra ở Phi Luật Tân, có hai hiệp hội truyền giáo hiện diện ở Hàn Quốc và Thái Lan, và hai hiệp hội có trụ sở tại Ấn Độ, một trong hiệp hội theo nghi lễ Syro-Malabar.
Thông cáo minh định của Phủ Quốc vụ Khanh về Giám mục Williamson và Huynh đoàn Thánh Piô X
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
16:49 06/02/2009
Vatican (VIS) - Hôm 04/02/2009, Phủ Quốc vụ Khanh Tòa Thánh đã công bố một thông cáo có nội dung như sau:
Theo sau những phản ứng gây ra bởi Quyết định của Thánh Bộ Giám Mục bãi bỏ vạ tuyệt thông cho 4 vị giám mục của Huynh đoàn Thánh Piô X, và những đề cập trong tuyên bố về nạn diệt chủng của Giám Mục Williamson, một thành viên của huynh đoàn này, thật cần thiết để làm rõ những khía cạnh của vấn đề:
1. Việc miễn thứ vạ tuyệt thông:
Như đã đã giải thích trước đây, Quyết định của Thánh Bộ Giám Mục ngày 21/01/2009 là một hành động mà Đức Thánh Cha đáp trả một cách nhân từ những thỉnh cầu được lặp đi lặp lại của bề trên tổng quyền Huynh đoàn Thánh Piô X.
Đức Thánh Cha muốn xoá bỏ sự ngăn trở để mở ra cánh cửa đối thoại, và ngài hiện đang chờ đợi thiện ý tương tự nơi 4 giám mục để hoàn toàn trung thành với giáo lý và giáo luật của Giáo Hội.
Tính hết sức trầm trọng của vạ tuyệt thông ‘tiền kết’ mà những giám mục này phải chịu vào ngày 30/06/1988, chính thức được tuyên bố vào ngày 01/07 cùng năm, là hậu quả của việc tấn phong họ bất hợp pháp bởi Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre.
Việc miễn thứ vạ tuyệt thông đã trả tự do cho 4 giám mục khỏi hình phạt nghiêm trọng theo giáo luật, nhưng không thay đổi tình trạng pháp lý của Huynh đoàn Thánh Piô X, hiện nay Huynh đoàn không được nhìn nhận về giáo luật trong Giáo Hội Công Giáo. Cả 4 giám mục, mặc dù được tha vạ tuyệt thông, cũng không có chức năng theo giáo luật trong Giáo Hội và không thể thi hành sứ vụ một cách hợp pháp trong Giáo Hội.
2. Truyền thống, giáo lý và Công Đồng Vatican II.
Điều kiện không thể bỏ qua cho bất kỳ sự nhìn nhận Huynh đoàn Thánh Piô X nào trong tương lai chính là sự nhìn nhận hoàn toàn của họ về Công Đồng Vatican II và huấn quyền của các Đức Giáo Hoàng Gioan XIII, Phaolô VI, Gioan Phaolô I, Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI.
Như đã khẳng định trong Quyết định ngày 21/01/2009, bằng những đường hướng cân nhắc phù hợp nhất, Tòa Thánh sẽ không quên kết hợp các bên liên quan trong sự thẩm tra kỹ lưỡng những vấn đề còn tồn tại để có thể đạt đến một giải pháp triệt để và tốt đẹp cho các vấn đề vốn gây ra chia rẽ đau đớn này.
3. Những tuyên bố về nạn Diệt chủng (người Do Thái).
Những quan điểm của Đức Cha Williamson là hoàn toàn không thể chấp nhận được, và đã bị Đức Thánh Cha kiên quyết bác bỏ khi chính bản thân ngày nói ra hôm 28/01 lúc đề cập đến tội ác diệt chủng tàn bạo, ngài đã lặp lại sự liên đới hoàn toàn và không thể tranh cãi của ngài với những chị em chúng ta, những người đã được ký Hiệp ước Căn bản (Hiệp ước được ký kết giữa Toà Thánh và nhà nước Do Thái – ND.), trong đó khẳng định rằng ký ức về sự kiện khủng khiếp ‘gây ra cho nhân loại phản ánh quyền lực ma qủy không thể biết trước khi nó chế ngự tâm hồn con người’, hiệp ước cũng nói thêm rằng nạn Diệt Chủng vẫn là ‘một lời cảnh cáo để mọi người chống lại sự quên lãng, sự phủ nhận và chủ nghĩa giản lược, bởi vì bạo lực chống lại một cá nhân đơn lẻ là chống lại toàn thể loài người’
Để được nhận lại chức năng giám mục trong Giáo Hội, Giám Mục Williamson phải tuyệt đối, rõ rệt và công khai tránh xa những quan điểm của chính bản thân mình về nạn Diệt Chủng, những quan điểm mà Đức Thánh Cha chưa từng được biết đến vào thời khắc mà ngài bãi bỏ vạ tuyệt thông.
Đức Thánh Cha yêu cầu tất cả các tín hữu hiệp cùng ngài trong lời cầu nguyện để Chúa soi rọi đường lối của Giáo Hội. Cầu cho các vị mục tử và các tín hữu gia tăng sự dấn thân của mình trong việc ủng hộ sứ mạng tế nhị và khó nhọc của Người Kế Vị Thánh Tông Đồ Phêrô, người canh giữ ‘tính duy nhất’ trong Giáo Hội.
Theo sau những phản ứng gây ra bởi Quyết định của Thánh Bộ Giám Mục bãi bỏ vạ tuyệt thông cho 4 vị giám mục của Huynh đoàn Thánh Piô X, và những đề cập trong tuyên bố về nạn diệt chủng của Giám Mục Williamson, một thành viên của huynh đoàn này, thật cần thiết để làm rõ những khía cạnh của vấn đề:
1. Việc miễn thứ vạ tuyệt thông:
Như đã đã giải thích trước đây, Quyết định của Thánh Bộ Giám Mục ngày 21/01/2009 là một hành động mà Đức Thánh Cha đáp trả một cách nhân từ những thỉnh cầu được lặp đi lặp lại của bề trên tổng quyền Huynh đoàn Thánh Piô X.
Đức Thánh Cha muốn xoá bỏ sự ngăn trở để mở ra cánh cửa đối thoại, và ngài hiện đang chờ đợi thiện ý tương tự nơi 4 giám mục để hoàn toàn trung thành với giáo lý và giáo luật của Giáo Hội.
Tính hết sức trầm trọng của vạ tuyệt thông ‘tiền kết’ mà những giám mục này phải chịu vào ngày 30/06/1988, chính thức được tuyên bố vào ngày 01/07 cùng năm, là hậu quả của việc tấn phong họ bất hợp pháp bởi Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre.
Việc miễn thứ vạ tuyệt thông đã trả tự do cho 4 giám mục khỏi hình phạt nghiêm trọng theo giáo luật, nhưng không thay đổi tình trạng pháp lý của Huynh đoàn Thánh Piô X, hiện nay Huynh đoàn không được nhìn nhận về giáo luật trong Giáo Hội Công Giáo. Cả 4 giám mục, mặc dù được tha vạ tuyệt thông, cũng không có chức năng theo giáo luật trong Giáo Hội và không thể thi hành sứ vụ một cách hợp pháp trong Giáo Hội.
2. Truyền thống, giáo lý và Công Đồng Vatican II.
Điều kiện không thể bỏ qua cho bất kỳ sự nhìn nhận Huynh đoàn Thánh Piô X nào trong tương lai chính là sự nhìn nhận hoàn toàn của họ về Công Đồng Vatican II và huấn quyền của các Đức Giáo Hoàng Gioan XIII, Phaolô VI, Gioan Phaolô I, Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI.
Như đã khẳng định trong Quyết định ngày 21/01/2009, bằng những đường hướng cân nhắc phù hợp nhất, Tòa Thánh sẽ không quên kết hợp các bên liên quan trong sự thẩm tra kỹ lưỡng những vấn đề còn tồn tại để có thể đạt đến một giải pháp triệt để và tốt đẹp cho các vấn đề vốn gây ra chia rẽ đau đớn này.
3. Những tuyên bố về nạn Diệt chủng (người Do Thái).
Những quan điểm của Đức Cha Williamson là hoàn toàn không thể chấp nhận được, và đã bị Đức Thánh Cha kiên quyết bác bỏ khi chính bản thân ngày nói ra hôm 28/01 lúc đề cập đến tội ác diệt chủng tàn bạo, ngài đã lặp lại sự liên đới hoàn toàn và không thể tranh cãi của ngài với những chị em chúng ta, những người đã được ký Hiệp ước Căn bản (Hiệp ước được ký kết giữa Toà Thánh và nhà nước Do Thái – ND.), trong đó khẳng định rằng ký ức về sự kiện khủng khiếp ‘gây ra cho nhân loại phản ánh quyền lực ma qủy không thể biết trước khi nó chế ngự tâm hồn con người’, hiệp ước cũng nói thêm rằng nạn Diệt Chủng vẫn là ‘một lời cảnh cáo để mọi người chống lại sự quên lãng, sự phủ nhận và chủ nghĩa giản lược, bởi vì bạo lực chống lại một cá nhân đơn lẻ là chống lại toàn thể loài người’
Để được nhận lại chức năng giám mục trong Giáo Hội, Giám Mục Williamson phải tuyệt đối, rõ rệt và công khai tránh xa những quan điểm của chính bản thân mình về nạn Diệt Chủng, những quan điểm mà Đức Thánh Cha chưa từng được biết đến vào thời khắc mà ngài bãi bỏ vạ tuyệt thông.
Đức Thánh Cha yêu cầu tất cả các tín hữu hiệp cùng ngài trong lời cầu nguyện để Chúa soi rọi đường lối của Giáo Hội. Cầu cho các vị mục tử và các tín hữu gia tăng sự dấn thân của mình trong việc ủng hộ sứ mạng tế nhị và khó nhọc của Người Kế Vị Thánh Tông Đồ Phêrô, người canh giữ ‘tính duy nhất’ trong Giáo Hội.
Top Stories
Catholic nuns invite Hindu leader Zed to pray together
Rajan Zed
05:51 06/02/2009
RENO, Nevada - In a remarkable interfaith gesture, Carmelite nuns in Reno (USA) invited acclaimed Hindu statesman Rajan Zed for dialogue and praying together.
Zed, who is president of Universal Society of Hinduism, prayed from Rig-Veda, the oldest scripture of the world still in common use, dated from around 1,500 BCE, with lines from Upanishads and Bhagavad-Gita (Song of the Lord), both ancient Hindu scriptures. The nuns prayed from Psalms and Hymnal, and read from Romans in New Testament.
According to Sr. Susan Weber, Prioress of Carmel of Our Lady of the Mountains Monastery, it was a joy to meet and share conversation and prayer together. They have decided to make this interfaith dialogue and prayer an annual feature. Zed presented nuns with copies of Bhagavad-Gita (Song of the Lord).
Rajan Zed started and ended his prayer with "OM", the mystical syllable containing the universe, which in Hinduism is used to introduce and conclude religious work. After Sanskrit delivery, he then read the English translation of the prayers. Sanskrit is considered a sacred language in Hinduism and root language of Indo-European languages.
Reciting from Brahadaranyakopanishad, Rajan Zed said, "Asato ma sad gamaya, Tamaso ma jyotir gamaya, Mrtyor mamrtam gamaya", which he then translated as "Lead us from the unreal to the Real, from darkness to Light, and from death to Immortality." Nuns repeated after Zed-- "Om Shanti, Shanti, Shanti" (Peace, Peace, Peace be unto all).
Rajan Zed points out that in our shared pursuit for the truth, we can learn from one another and thus can arrive nearer to the truth. As dialogue brings us reciprocal enrichment, we shall be spiritually richer than before the contact.
Carmelites, a Roman Catholic religious order now spread worldwide, was founded as a community of hermits in 12th century in what is now northern Israel, and was joined by nuns in 1432. The life of a Carmelite nun is completely contemplative, consisting of prayer, meditation, manual labor, and silence/solitude. Carmel of Our Lady of the Mountains Monastery, spread over 19 acres on a hill overlooking city of Reno in Nevada, was founded in 1954. Roman Catholic Church is the largest Christian denomination. Hinduism, oldest and third largest religion of the world, has about one billion followers and moksha (liberation) is its ultimate goal.
Hindu Rajan Zed with with Carmelite nuns |
According to Sr. Susan Weber, Prioress of Carmel of Our Lady of the Mountains Monastery, it was a joy to meet and share conversation and prayer together. They have decided to make this interfaith dialogue and prayer an annual feature. Zed presented nuns with copies of Bhagavad-Gita (Song of the Lord).
Rajan Zed started and ended his prayer with "OM", the mystical syllable containing the universe, which in Hinduism is used to introduce and conclude religious work. After Sanskrit delivery, he then read the English translation of the prayers. Sanskrit is considered a sacred language in Hinduism and root language of Indo-European languages.
Reciting from Brahadaranyakopanishad, Rajan Zed said, "Asato ma sad gamaya, Tamaso ma jyotir gamaya, Mrtyor mamrtam gamaya", which he then translated as "Lead us from the unreal to the Real, from darkness to Light, and from death to Immortality." Nuns repeated after Zed-- "Om Shanti, Shanti, Shanti" (Peace, Peace, Peace be unto all).
Rajan Zed points out that in our shared pursuit for the truth, we can learn from one another and thus can arrive nearer to the truth. As dialogue brings us reciprocal enrichment, we shall be spiritually richer than before the contact.
Carmelites, a Roman Catholic religious order now spread worldwide, was founded as a community of hermits in 12th century in what is now northern Israel, and was joined by nuns in 1432. The life of a Carmelite nun is completely contemplative, consisting of prayer, meditation, manual labor, and silence/solitude. Carmel of Our Lady of the Mountains Monastery, spread over 19 acres on a hill overlooking city of Reno in Nevada, was founded in 1954. Roman Catholic Church is the largest Christian denomination. Hinduism, oldest and third largest religion of the world, has about one billion followers and moksha (liberation) is its ultimate goal.
Hongkong: des chrétiens luttent contre les discriminations à l’embauche rencontrées par les migrants venus de l’Asie du Sud
Eglises d'Asie
05:53 06/02/2009
Le 16 janvier dernier, un séminaire intitulé « De la discrimination à l’intégration » a rassemblé une trentaine de chrétiens, sous l’égide de la Commission ‘Justice et Paix’ du diocèse catholique de Hongkong. Les participants ont discuté de la situation difficile rencontrée par des travailleurs migrants à Hongkong et émis des réserves à l’encontre d’une refonte d’une section du Code du Travail, actuellement à l’étude, The Draft Code of Employment Practices. Le projet, rédigé par la Commission pour l’égalité des chances, un organisme officiel, sera débattu devant le Parlement local, le Legislative Council, en mars prochain.
Parmi les propos des participants relevés par l’agence Ucanews (1), ceux de Law Pui-shan, chargée de mission à la Commission pour le travail du diocèse de Hongkong, plongent au cœur du débat. Elle explique que des employeurs sélectionnent leurs employés à partir de critères comme « la présentation, l’aspect physique et le comportement ». Certains d’entre eux, par exemple, considèrent que les vêtements portés par certaines musulmanes originaires des pays de l’Asie du Sud (2) qui les couvrent de la tête aux pieds, peuvent affecter leur mobilité, et que les obligations alimentaires auxquelles elles doivent se soumettre peuvent poser un problème si elles doivent dîner avec des clients ou des collègues, précise-t-elle. Les participants au séminaire du 16 janvier se sont accordé à dire que les discriminations fondées sur la couleur de la peau, l’appartenance ethnique ou religieuse étaient fréquentes chez les Chinois de Hongkong.
Une Ordonnance sur la discrimination raciale entrera en vigueur cette année dans l’ancienne colonie britannique. Promulguée le 18 juillet 2008, elle se donne pour but de protéger les membres de tous les groupes ethniques en interdisant la discrimination raciale dans le cadre du travail, de l’éducation et d’autres domaines. Cependant, de nombreux points de la loi font encore débat, en raison des vides et imprécisions qu’elle contient et qui pourraient donner lieu à des interprétations contraires à l’esprit de la loi elle-même (3).
La Région administrative spéciale (RAS) de Hongkong, dotée d’un statut particulier établi selon le principe « un pays deux systèmes » (4), accorde ainsi progressivement son système législatif avec celui de la République populaire de Chine (5).
Les travailleurs venus des pays de l’Asie du Sud (Népalais, Indiens et Pakistanais principalement) et de l’Asie du Sud-Est (Philippins et Indonésiens principalement) rencontrent des difficultés croissantes à Hongkong, estiment les responsables de groupes chrétiens actifs auprès de migrants et œuvrant à leur intégration humaine et professionnelle. La Commission diocésaine pour le travail ou des paroisses, telles la paroisse St-François-d’Assise, proposent ainsi des cours de chinois pour les migrants de l’Asie du Sud. Depuis la rétrocession de 1997, la préférence accordée à l’apprentissage et l’utilisation du chinois à la place de l’anglais a fortement handicapé ces minorités anglophones. Les chrétiens tentent également de sensibiliser le monde du travail aux discriminations dont sont victimes ces populations.
Chan Chung-ho, directrice du Project South Asian Support Alliance, une initiative du Hong Kong Christian Service, explique que son projet n’est pas destiné à ce que les employeurs créent de nouveaux postes pour les migrants de l’Asie du Sud ou leur donnent des emplois pour lesquels ils ne sont pas qualifiés, mais plutôt à les aider à avoir l’esprit plus large lors de l’embauche de leurs employés.
Francis, un chef d’entreprise catholique, a témoigné de son hésitation à embaucher des migrants de l’Asie du Sud. Si ces personnes insistent pour, dans le cadre du travail, faire leurs prières ou porter des vêtements marquant leur appartenance communautaire, cela peut nuire, a-t-il expliqué, à l’image de marque de son entreprise. Selon lui, son attitude n’est pas discriminatoire car il hésite de la même manière à embaucher un compatriote chinois si celui-ci n’adhère pas au code vestimentaire en usage dans son entreprise.
Pour Gokul Khada Babu, un Népalais installé à Hongkong depuis quatre ans et actif auprès de Chan Chung-ho au sein du Hong Kong Christian Service, le projet de refonte du Code du Travail est insatisfaisant car il est rédigé d’une manière telle qu’il semble expliquer aux employeurs comment éviter d’être poursuivi pour discrimination raciale plutôt que de mettre en œuvre des mesures interdisant les discriminations au travail liées à l’appartenance ethnique ou religieuse. Sa collègue cite à l’appui un extrait du texte: « Si l’on choisit un candidat [à l’embauche] en fonction du fait qu’il a vécu à Hongkong plus longtemps que les autres candidats, bien que ceux-ci soient également ou même plus qualifiés que lui, cela ne sera pas considéré vis-à-vis des autres candidats comme une discrimination raciale illégale. »
Chan Chung-ho place en regard, à titre de comparaison, l’Ordonnance sur la discrimination envers les personnes handicapées, un texte qui n’identifie pas spécifiquement les actes considérés comme « non illégaux » dans l’embauche des personnes handicapées, mais, qui, au contraire, dresse la liste des avantages liés à l’embauche des personnes handicapées. Selon elle, c’est cette démarche qui devrait être retenue dans la refonte du Code du Travail pour ce qui concerne l’embauche des personnes immigrées.
(1) Ucanews, 4 février 2009.
(2) De plus en plus de jeunes femmes indonésiennes travaillent comme domestiques à Hongkong où elles remplacent en partie la main d’œuvre philippine auparavant très nombreuse. En grande majorité musulmanes, elles souffrent de discriminations diverses dont un salaire en dessous du minimum légal, de violences, et de pratiques frauduleuses de leurs employeurs comme la confiscation de leurs papiers. On estime leur nombre à environ 100 000 (Courrier international, 18 septembre 2007).
(3) La loi hongkongaise sur la discrimination raciale est l’objet d’un débat au cours duquel les Nations-Unies sont intervenues, en janvier 2008, par une lettre d’avertissement au gouvernement de Hongkong. Selon l’ONU, cette loi empêcherait les minorités d’obtenir des réparations légales contre des actes discriminatoires pris par le gouvernement (janvier 2008, South China Morning Post). En 2007, l’Organisation internationale du travail (OIT) avait déjà signalé que le projet de loi « comporte d’inquiétantes lacunes dans de nombreux domaines importants comme, notamment, l’éducation (…), exclut les actions des responsables du gouvernement et ne s’attaque pas au problème de la discrimination à l’emploi » (CSI - Confédération syndicale internationale, 2008).
(4) Il s’agit de la Loi fondamentale, régime spécial accordé à Hongkong, lors de sa rétrocession en 1997 qui garantit le maintien du système et du mode de vie antérieurs de l’ex-colonie britannique pour une période de 50 ans.
(5) Le 1er janvier 2008, une loi sur la discrimination à l’embauche a été adoptée par la République populaire de Chine, dans le cadre d’une série de réformes du Code du Travail. Le pays avait par ailleurs ratifié, en janvier 2006, les conventions fondamentales de l’OIT sur la discrimination. A Hongkong, elles n’étaient pas appliquées, bien que la législation interdise la discrimination fondée sur le sexe, le handicap et les responsabilités familiales. Cependant, aucune disposition n’avait été prise contre les discriminations à l’égard des travailleurs migrants, ou liées à l’identité sexuelle et raciale.
(Source: Eglises d'Asie, 5 février 2009)
Parmi les propos des participants relevés par l’agence Ucanews (1), ceux de Law Pui-shan, chargée de mission à la Commission pour le travail du diocèse de Hongkong, plongent au cœur du débat. Elle explique que des employeurs sélectionnent leurs employés à partir de critères comme « la présentation, l’aspect physique et le comportement ». Certains d’entre eux, par exemple, considèrent que les vêtements portés par certaines musulmanes originaires des pays de l’Asie du Sud (2) qui les couvrent de la tête aux pieds, peuvent affecter leur mobilité, et que les obligations alimentaires auxquelles elles doivent se soumettre peuvent poser un problème si elles doivent dîner avec des clients ou des collègues, précise-t-elle. Les participants au séminaire du 16 janvier se sont accordé à dire que les discriminations fondées sur la couleur de la peau, l’appartenance ethnique ou religieuse étaient fréquentes chez les Chinois de Hongkong.
Une Ordonnance sur la discrimination raciale entrera en vigueur cette année dans l’ancienne colonie britannique. Promulguée le 18 juillet 2008, elle se donne pour but de protéger les membres de tous les groupes ethniques en interdisant la discrimination raciale dans le cadre du travail, de l’éducation et d’autres domaines. Cependant, de nombreux points de la loi font encore débat, en raison des vides et imprécisions qu’elle contient et qui pourraient donner lieu à des interprétations contraires à l’esprit de la loi elle-même (3).
La Région administrative spéciale (RAS) de Hongkong, dotée d’un statut particulier établi selon le principe « un pays deux systèmes » (4), accorde ainsi progressivement son système législatif avec celui de la République populaire de Chine (5).
Les travailleurs venus des pays de l’Asie du Sud (Népalais, Indiens et Pakistanais principalement) et de l’Asie du Sud-Est (Philippins et Indonésiens principalement) rencontrent des difficultés croissantes à Hongkong, estiment les responsables de groupes chrétiens actifs auprès de migrants et œuvrant à leur intégration humaine et professionnelle. La Commission diocésaine pour le travail ou des paroisses, telles la paroisse St-François-d’Assise, proposent ainsi des cours de chinois pour les migrants de l’Asie du Sud. Depuis la rétrocession de 1997, la préférence accordée à l’apprentissage et l’utilisation du chinois à la place de l’anglais a fortement handicapé ces minorités anglophones. Les chrétiens tentent également de sensibiliser le monde du travail aux discriminations dont sont victimes ces populations.
Chan Chung-ho, directrice du Project South Asian Support Alliance, une initiative du Hong Kong Christian Service, explique que son projet n’est pas destiné à ce que les employeurs créent de nouveaux postes pour les migrants de l’Asie du Sud ou leur donnent des emplois pour lesquels ils ne sont pas qualifiés, mais plutôt à les aider à avoir l’esprit plus large lors de l’embauche de leurs employés.
Francis, un chef d’entreprise catholique, a témoigné de son hésitation à embaucher des migrants de l’Asie du Sud. Si ces personnes insistent pour, dans le cadre du travail, faire leurs prières ou porter des vêtements marquant leur appartenance communautaire, cela peut nuire, a-t-il expliqué, à l’image de marque de son entreprise. Selon lui, son attitude n’est pas discriminatoire car il hésite de la même manière à embaucher un compatriote chinois si celui-ci n’adhère pas au code vestimentaire en usage dans son entreprise.
Pour Gokul Khada Babu, un Népalais installé à Hongkong depuis quatre ans et actif auprès de Chan Chung-ho au sein du Hong Kong Christian Service, le projet de refonte du Code du Travail est insatisfaisant car il est rédigé d’une manière telle qu’il semble expliquer aux employeurs comment éviter d’être poursuivi pour discrimination raciale plutôt que de mettre en œuvre des mesures interdisant les discriminations au travail liées à l’appartenance ethnique ou religieuse. Sa collègue cite à l’appui un extrait du texte: « Si l’on choisit un candidat [à l’embauche] en fonction du fait qu’il a vécu à Hongkong plus longtemps que les autres candidats, bien que ceux-ci soient également ou même plus qualifiés que lui, cela ne sera pas considéré vis-à-vis des autres candidats comme une discrimination raciale illégale. »
Chan Chung-ho place en regard, à titre de comparaison, l’Ordonnance sur la discrimination envers les personnes handicapées, un texte qui n’identifie pas spécifiquement les actes considérés comme « non illégaux » dans l’embauche des personnes handicapées, mais, qui, au contraire, dresse la liste des avantages liés à l’embauche des personnes handicapées. Selon elle, c’est cette démarche qui devrait être retenue dans la refonte du Code du Travail pour ce qui concerne l’embauche des personnes immigrées.
(1) Ucanews, 4 février 2009.
(2) De plus en plus de jeunes femmes indonésiennes travaillent comme domestiques à Hongkong où elles remplacent en partie la main d’œuvre philippine auparavant très nombreuse. En grande majorité musulmanes, elles souffrent de discriminations diverses dont un salaire en dessous du minimum légal, de violences, et de pratiques frauduleuses de leurs employeurs comme la confiscation de leurs papiers. On estime leur nombre à environ 100 000 (Courrier international, 18 septembre 2007).
(3) La loi hongkongaise sur la discrimination raciale est l’objet d’un débat au cours duquel les Nations-Unies sont intervenues, en janvier 2008, par une lettre d’avertissement au gouvernement de Hongkong. Selon l’ONU, cette loi empêcherait les minorités d’obtenir des réparations légales contre des actes discriminatoires pris par le gouvernement (janvier 2008, South China Morning Post). En 2007, l’Organisation internationale du travail (OIT) avait déjà signalé que le projet de loi « comporte d’inquiétantes lacunes dans de nombreux domaines importants comme, notamment, l’éducation (…), exclut les actions des responsables du gouvernement et ne s’attaque pas au problème de la discrimination à l’emploi » (CSI - Confédération syndicale internationale, 2008).
(4) Il s’agit de la Loi fondamentale, régime spécial accordé à Hongkong, lors de sa rétrocession en 1997 qui garantit le maintien du système et du mode de vie antérieurs de l’ex-colonie britannique pour une période de 50 ans.
(5) Le 1er janvier 2008, une loi sur la discrimination à l’embauche a été adoptée par la République populaire de Chine, dans le cadre d’une série de réformes du Code du Travail. Le pays avait par ailleurs ratifié, en janvier 2006, les conventions fondamentales de l’OIT sur la discrimination. A Hongkong, elles n’étaient pas appliquées, bien que la législation interdise la discrimination fondée sur le sexe, le handicap et les responsabilités familiales. Cependant, aucune disposition n’avait été prise contre les discriminations à l’égard des travailleurs migrants, ou liées à l’identité sexuelle et raciale.
(Source: Eglises d'Asie, 5 février 2009)
Sơn La, where the Communist Party encourages pagan religions against Christians
Asia-News
14:26 06/02/2009
Local Communist authorities continue to hound Christians, trying to get them to go back to their ancestral religions. When they refuse they are deprived of economic assistance. Still entire families prefer a life of hardships rather than recant, saying that they are “proud” of being Catholic.
Hanoi (AsiaNews) – In the province of Sơn La, a mountain region in the far north-west corner of Vietnam on the border with Laos, the Communist government is engaged in a violent campaign to eradicate Christianity. In this area religious persecution has reached a crescendo unseen elsewhere in the country.
Once inspired by Marxism-Leninism, the authorities are now fighting Christianity by trying to force the faithful to re-embrace their ancient pagan beliefs, with party officials playing the role of wizards and sorcerers, bent on dominating the spiritual life of the Montagnards.
One place where this is happening is the village of Song Mon. Located in the rural district of Mai Sơn, about 40 kilometres from the town of Sơn La, its H’mong residents are under pressure to repudiate their faith in Christ and take up again their old pagan ways.
But the authorities are meeting stiff resistance. Locals are not showing much interest towards giving up their faith in exchange of government handouts. Having accepted Catholicism, they have experienced a more modern and dignified life whilst remaining faithful to Vietnam’s traditions.
In another village however, only two families (out of 24) have resisted government oppression.
Even though they are the poorest families, they have been denied government help, have seen their movement restricted, and have been prevented from receiving visitors without police supervision. Their neighbours now ostracise them.
Yet, despite the privations and the suffering, the members of these two families are holding out, proud of “being Catholic,” insisting that their faith is “a good thing” and that they have “no reason to give it up.”
Sơn La province is home to about 6,000 Catholics out of a total population of 1,153,000 residents. The local diocese was set up in 1659.
Vietnam’s Catholic community has about six or seven million members in a country of more than 84 million. Buddhism is the largest religion with about 49.5 per cent. Some 20.5 per cent of the population is atheist.
Hanoi (AsiaNews) – In the province of Sơn La, a mountain region in the far north-west corner of Vietnam on the border with Laos, the Communist government is engaged in a violent campaign to eradicate Christianity. In this area religious persecution has reached a crescendo unseen elsewhere in the country.
Once inspired by Marxism-Leninism, the authorities are now fighting Christianity by trying to force the faithful to re-embrace their ancient pagan beliefs, with party officials playing the role of wizards and sorcerers, bent on dominating the spiritual life of the Montagnards.
One place where this is happening is the village of Song Mon. Located in the rural district of Mai Sơn, about 40 kilometres from the town of Sơn La, its H’mong residents are under pressure to repudiate their faith in Christ and take up again their old pagan ways.
But the authorities are meeting stiff resistance. Locals are not showing much interest towards giving up their faith in exchange of government handouts. Having accepted Catholicism, they have experienced a more modern and dignified life whilst remaining faithful to Vietnam’s traditions.
In another village however, only two families (out of 24) have resisted government oppression.
Even though they are the poorest families, they have been denied government help, have seen their movement restricted, and have been prevented from receiving visitors without police supervision. Their neighbours now ostracise them.
Yet, despite the privations and the suffering, the members of these two families are holding out, proud of “being Catholic,” insisting that their faith is “a good thing” and that they have “no reason to give it up.”
Sơn La province is home to about 6,000 Catholics out of a total population of 1,153,000 residents. The local diocese was set up in 1659.
Vietnam’s Catholic community has about six or seven million members in a country of more than 84 million. Buddhism is the largest religion with about 49.5 per cent. Some 20.5 per cent of the population is atheist.
Son La, dove il Partito Comunista promuove le religioni pagane contro i cristiani
Asia-News
14:26 06/02/2009
Il governo comunista locale continua a vessare i cristiani, spingendoli a seguire le vecchie religioni ancestrali. Quanti si rifiutano di rinnegare il cristianesimo vengono privati degli aiuti economici. Le famiglie preferiscono sopportare gli stenti e si dicono “orgogliose” di essere cattoliche.
Hanoi (AsiaNews) – La provincia di Son La, una zona montagnosa nell’estremo nord-ovest del Vietnam, ai confini con il Laos, è teatro di una violenta campagna del governo comunista locale che vuole eliminare la presenza dei cristiani. La persecuzione religiosa nell’area è superiore a qualsiasi altra località nel Paese. Le autorità, un tempo ispirate al marxismo-leninismo, ora cercano di combattere i cristiani spingendoli a ritornare agli antichi riti pagani. In tal caso, gli “stregoni” sono le stesse autorità del Partito, che vengono così a dominare la vita spirituale dei montagnards.
Il villaggio di Song Mon, nel distretto rurale di Mai Son – 40 km dalla città di Son La – è un esempio della campagna anti-cristiana voluta dalle autorità: essi intimano agli abitanti di etnia H’mong di rinnegare la fede in Cristo, spingendoli verso riti e tradizioni pagane. I loro progetti si scontrano, però, con la resistenza tenace dei cattolici, disposti a rinunciare agli aiuti governativi pur di non rinnegare la loro fede in Dio. Abbracciato il cattolicesimo, essi hanno potuto intraprendere una vita più moderna e dignitosa all’interno della tradizione vietnamita.
In un altro villaggio, su 24 famiglie due – le più povere – hanno deciso di resistere alle vessazioni del governo. I funzionari del partito le hanno private dei sussidi economici, hanno ristretto la libertà di movimento, non possono ricevere visite senza il controllo della polizia e vengono emarginate dagli altri abitanti del villaggio. I membri delle due famiglie, però, non si lamentano degli stenti e delle sofferenze patite e rivendicano con orgoglio “di essere cattolici”; ribadiscono che la fede è “una buona cosa” e non esistono motivi “per i quali bisogna abbandonarla”.
Nella provincia di Son La vi sono poco più di 6000 cattolici, su un totale di 1.153.000 abitanti; la diocesi fu istituita nel 1659. In Vietnam i cattolici battezzati sono tra i sei e i sette milioni su oltre 84 milioni di abitanti. La religione più diffusa è il buddismo, con il 49,5% di fedeli; il 20,5% si professa ateo.
Hanoi (AsiaNews) – La provincia di Son La, una zona montagnosa nell’estremo nord-ovest del Vietnam, ai confini con il Laos, è teatro di una violenta campagna del governo comunista locale che vuole eliminare la presenza dei cristiani. La persecuzione religiosa nell’area è superiore a qualsiasi altra località nel Paese. Le autorità, un tempo ispirate al marxismo-leninismo, ora cercano di combattere i cristiani spingendoli a ritornare agli antichi riti pagani. In tal caso, gli “stregoni” sono le stesse autorità del Partito, che vengono così a dominare la vita spirituale dei montagnards.
Il villaggio di Song Mon, nel distretto rurale di Mai Son – 40 km dalla città di Son La – è un esempio della campagna anti-cristiana voluta dalle autorità: essi intimano agli abitanti di etnia H’mong di rinnegare la fede in Cristo, spingendoli verso riti e tradizioni pagane. I loro progetti si scontrano, però, con la resistenza tenace dei cattolici, disposti a rinunciare agli aiuti governativi pur di non rinnegare la loro fede in Dio. Abbracciato il cattolicesimo, essi hanno potuto intraprendere una vita più moderna e dignitosa all’interno della tradizione vietnamita.
In un altro villaggio, su 24 famiglie due – le più povere – hanno deciso di resistere alle vessazioni del governo. I funzionari del partito le hanno private dei sussidi economici, hanno ristretto la libertà di movimento, non possono ricevere visite senza il controllo della polizia e vengono emarginate dagli altri abitanti del villaggio. I membri delle due famiglie, però, non si lamentano degli stenti e delle sofferenze patite e rivendicano con orgoglio “di essere cattolici”; ribadiscono che la fede è “una buona cosa” e non esistono motivi “per i quali bisogna abbandonarla”.
Nella provincia di Son La vi sono poco più di 6000 cattolici, su un totale di 1.153.000 abitanti; la diocesi fu istituita nel 1659. In Vietnam i cattolici battezzati sono tra i sei e i sette milioni su oltre 84 milioni di abitanti. La religione più diffusa è il buddismo, con il 49,5% di fedeli; il 20,5% si professa ateo.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Quà vào đời tốt đẹp nhất dành cho con cái
Trần Giang
05:58 06/02/2009
Những người Việt đến Mỹ định cư lúc đã có tuổi phải chấp nhận làm lại cuộc đời từ đầu với bao gian nan nhọc nhằn, thường tìm được nhiều an ủi khi thấy con cái có cơ hội ăn học thành đạt. Học sinh gốc Việt chiếm một tỉ lệ rất cao trong số các học sinh giỏi ở mọi cấp. Đa số các em chỉ biết chú tâm vào các môn học ở trường để có GPA thật cao, khi chuẩn bị vào đại học thì gắng sức luyện SAT, tham gia vào các việc cộng đồng để có thành tích, nói chung
là cố gắng đạt điểm số điểm cao nhất theo những tiêu chuẩn cụ thể các trường đại học dựa vào để cho học bổng.
Nhưng khi đọc bản tin: Nhiều thiếu niên Mỹ gốc Việt đã bị bắt vì chế tạo các chai bom xăng, ném và đốt xe nhiều nơi, theo bản tin http://www.tampabay.com/news/article972981.ece ngày 04-02-09 Cảnh sát nói 5 thiếu niên bị bắt là học trò giỏi. Trong đó 2 học sinh thuộc hạng có điểm A+ đang tìm cách xin học bổng vào đại học.
Chúng ta thấy ngay là cách chuẩn bị vào đời như thế vẫn còn thiếu thốn một cái gì. Nếu nói rằng phụ huynh còn cần làm thêm một cái gì nữa cho con cái thì sẽ bị mắng sa sả ngay vào mặt là: Ông biết gì mà nói. Tụi tôi đi cầy ngày cầy đêm. Nhịn ăn nhịn mặc. Lo lắng cho con cái từ A đến Z để chúng chỉ có mỗi việc học cho giỏi, mai này làm bác sỹ kỹ sư, sung sướng bản thân và cha mẹ cũng được nhờ.
Đó là cách cha mẹ Việt Nam lo cho con điển hình. Ở trong nước một học sinh chỉ cần đạt điểm cao trong kỳ thi gồm chỉ có ba môn Toán Hóa Sinh (+ lý lịch) là được vào học Y-Dược. Không lạ gì mà y đức và y tài trong nước càng ngày càng xuống. Bác sỹ thường được gọi là cái máy chém. Họ hay ăn chia hoa hồng với các hãng dược để ép bệnh nhân mua những thứ thuốc không cần thiết. Tại Mỹ, ngoài điểm GPA và SAT cần phải có thành tích phục vụ cộng đồng nên nhiều em cũng vì thế mà tham gia chỉ để có điểm. Không lạ gì mà nhan nhản trên báo chí luôn có các tin bác sỹ, luật sư gốc Việt cấu kết với bệnh nhân để rút tiền các công ty bảo hiểm. Một số bác sỹ bị bắt khi đang xử dụng ma túy…
Xem ra đối với nhiều người, đi học chỉ có một mục đích thực dụng, làm giàu và hưởng thụ, coi người khác như những bậc thang mình có thể đạp lên để leo cao trên đài danh vọng. Một lối sống như thế nhiều phen mang đến hậu quả ngược, gây tai họa to lớn cho bản thân và xã hội.
Các phụ huynh Công giáo không nên tự bằng lòng với việc con em học thật giỏi và đi lễ Chúa Nhật hàng tuần. Chính lối sống của họ sẽ ảnh hưởng tới lối sống của con cái mai sau. Nếu họ biết đặt những giá trị Tin Mừng, thay vì của cải vật chất, làm nền tảng cho hạnh phúc của đời mình thì đó chính là món quà vào đời tốt đẹp nhất mà họ có thể mang đến cho con cái của mình.
là cố gắng đạt điểm số điểm cao nhất theo những tiêu chuẩn cụ thể các trường đại học dựa vào để cho học bổng.
Nhưng khi đọc bản tin: Nhiều thiếu niên Mỹ gốc Việt đã bị bắt vì chế tạo các chai bom xăng, ném và đốt xe nhiều nơi, theo bản tin http://www.tampabay.com/news/article972981.ece ngày 04-02-09 Cảnh sát nói 5 thiếu niên bị bắt là học trò giỏi. Trong đó 2 học sinh thuộc hạng có điểm A+ đang tìm cách xin học bổng vào đại học.
Chúng ta thấy ngay là cách chuẩn bị vào đời như thế vẫn còn thiếu thốn một cái gì. Nếu nói rằng phụ huynh còn cần làm thêm một cái gì nữa cho con cái thì sẽ bị mắng sa sả ngay vào mặt là: Ông biết gì mà nói. Tụi tôi đi cầy ngày cầy đêm. Nhịn ăn nhịn mặc. Lo lắng cho con cái từ A đến Z để chúng chỉ có mỗi việc học cho giỏi, mai này làm bác sỹ kỹ sư, sung sướng bản thân và cha mẹ cũng được nhờ.
Đó là cách cha mẹ Việt Nam lo cho con điển hình. Ở trong nước một học sinh chỉ cần đạt điểm cao trong kỳ thi gồm chỉ có ba môn Toán Hóa Sinh (+ lý lịch) là được vào học Y-Dược. Không lạ gì mà y đức và y tài trong nước càng ngày càng xuống. Bác sỹ thường được gọi là cái máy chém. Họ hay ăn chia hoa hồng với các hãng dược để ép bệnh nhân mua những thứ thuốc không cần thiết. Tại Mỹ, ngoài điểm GPA và SAT cần phải có thành tích phục vụ cộng đồng nên nhiều em cũng vì thế mà tham gia chỉ để có điểm. Không lạ gì mà nhan nhản trên báo chí luôn có các tin bác sỹ, luật sư gốc Việt cấu kết với bệnh nhân để rút tiền các công ty bảo hiểm. Một số bác sỹ bị bắt khi đang xử dụng ma túy…
Xem ra đối với nhiều người, đi học chỉ có một mục đích thực dụng, làm giàu và hưởng thụ, coi người khác như những bậc thang mình có thể đạp lên để leo cao trên đài danh vọng. Một lối sống như thế nhiều phen mang đến hậu quả ngược, gây tai họa to lớn cho bản thân và xã hội.
Các phụ huynh Công giáo không nên tự bằng lòng với việc con em học thật giỏi và đi lễ Chúa Nhật hàng tuần. Chính lối sống của họ sẽ ảnh hưởng tới lối sống của con cái mai sau. Nếu họ biết đặt những giá trị Tin Mừng, thay vì của cải vật chất, làm nền tảng cho hạnh phúc của đời mình thì đó chính là món quà vào đời tốt đẹp nhất mà họ có thể mang đến cho con cái của mình.
Mái Ấm Tình Thương được khánh thành nơi miền đất Lạng Sơn
Dominic Vũ
13:25 06/02/2009
LẠNG SƠN - Trong cái xe lạnh của tiết xuân, nơi phố núi cực Bắc thuộc tỉnh Lạng Sơn, niềm vui xuân của bà con sắc tộc được nhân đôi khi một mái ấm tình thương Công Giáo đầu tiên được khánh thành và chính thức đi vào hoạt động ngày 31 tháng 1 vừa qua. Được xây dựng tại huyện Tràng Định, trung tâm thị trấn Thất Khê, Mái Ấm Tình Thương Thất Khê còn là điểm giao nhau giữa hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng và chắc chắn sẽ là điểm đến của anh chị em thiểu năng và khuyết tật nơi các làng bản lân cận đang cần được sưởi ấm.
Tham dự buổi lễ khánh thành có đầy đủ đại diện các cấp thuộc giáo quyền cũng như chính quyền và tất nhiên là không thể thiếu các chị em nữ tu Dòng Đaminh Lạng Sơn, chủ nhân của mái ấm. Sau lời tuyên bố lý do và khai mạc buổi lễ của cha chính xứ giáo xứ Thất Khê là tới phần cắt băng khánh thành. Người đầu tiên đại diện cắt băng khánh thành là vị cha chung của giáo phận, đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, thứ đến là nữ tu Têrêsa Đỗ Thị Minh bề trên tổng quyền Dòng nữ Đaminh Lạng Sơn, cha quản hạt giáo hạt Lạng Sơn cùng đại diện các ban ngành và các cấp chính quyền trong tỉnh. Thứ đến là nghi thức làm phép nhà và xin Chúa thánh hóa mái ấm trước khi bước vào Thánh Lễ tạ ơn và cũng là Thánh Lễ cầu bình an cho năm mới cho giáo phận và đặc biệt là cho mọi thành phần trong mái ấm. Biến cố trọng đại này không chỉ là tin vui cho các anh chị em kém may mắn, mà nó còn đánh dấu một bước đi mới trong tiến trình Phúc Âm Hóa của giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng nói chung và nhiệt huyết dấn thân phục vụ của các chị em nữ tu Đaminh Lạng Sơn nói riêng.
Vì thế, bước vào Thánh Lễ, đức cha Giuse mời gọi con cái mình cùng hòa điệu với bài ca tạ ơn Manificat của mẹ Maria để ngợi khen Thiên Chúa vì biết bao ơn lành Ngài ban cho giáo phận nhỏ bé ngang qua sự hiện diện và phụng vụ âm thầm của bao người. Ngoài ra, trong bài giảng của mình, với vị trí chủ chăn, đức cha đã cám ơn Hội Dòng nữ Đaminh Lạng Sơn đặc biệt là các chị em đã hiện diện và đồng hành cùng với giáo phận ngay từ những chặng đường gập ghềnh nhất cho đến ngày hôm nay. Đức cha còn nhấn mạnh: đóng góp lớn nhất của Hội Dòng ngang qua chị em không phải là tài cán càng không phải là của cải vật chất mà là những con tim thuộc trọn về Thầy Giêsu, những tấm lòng biết nhói đau trước nỗi đau của đồng loại và muốn cho đi chính bản thân mình ngang qua việc âm thầm phục vụ. Hiện diện nơi cánh đồng truyền giáo, sống giữa bà con lương dân, vị cha chung cũng không quyên khơi dậy những giá trị của niềm tin Kitô và kêu gọi con cái mình đem những giá trị Tin Mừng vào giữa lòng cuộc sống nơi gia đình, bản làng và xã hội.
Về phần mình, để đáp lại tấm chân tình của mọi người, bề trên tổng quyền Hội Dòng đại diện các chị em trong Dòng và đặc biệt là những anh chị em khuyết tật cám ơn vị cha chung giáo phận và những người đã chung lòng chung sức xây dựng mái ấm tình thương. Có thể nói, cảm động nhất trong ngày lễ là phần trình diễn đàn Tính và hát Then, một đặc nét văn hóa của bà con dân tộc xứ Lạng. Thành phần biểu diễn gồm các nữ tu sắc tộc, các em dân tộc và các cháu thiếu nhi. Mọi người đều ngậm ngùi khi lắng nghe tiếng lòng của một chị khiếm thị khi cất cao giọng hát yếu ớt nhưng đầy tha thiết và chất chứa niềm khao khát khôn nguôi: “...con muốn một lần thấy mặt cha mẹ, thầy cô, bạn bè”.
Mong sao ước mơ của chị và của biết bao con người bất hạnh khác sớm được thành toàn khi đến với mái ấm tình thương. Vì dẫu rằng chị không thể thấy được cha mẹ, thầy cô, bạn bè bằng con mắt thể lý, nhưng chị có thể cảm được tình yêu của họ khi được chính Thầy Giêsu đụng chạm và chữa lành ngang qua tình thương và bàn tay chăm sóc của các chị nữ tu nơi mái ấm. Đồng thời, với ánh mắt tâm linh những “kẻ bé mọn” kia sẽ thấy được khuôn mặt của Cha Nhân Lành, Đấng đã sinh ra họ, vẫn hằng dõi theo và chăm sóc con cái mình. Và cũng mong sao mái ấm ngày càng ấm hơn nhờ hơi ấm của những tấm lòng quảng đại muốn san chia và cho đi tình thương của mình, cộng tác với chủ chăn và những thành phần khác trong Hội Thánh xây dựng và sống những giá trị nước trời ngay giữa lòng đời hôm nay.
Tham dự buổi lễ khánh thành có đầy đủ đại diện các cấp thuộc giáo quyền cũng như chính quyền và tất nhiên là không thể thiếu các chị em nữ tu Dòng Đaminh Lạng Sơn, chủ nhân của mái ấm. Sau lời tuyên bố lý do và khai mạc buổi lễ của cha chính xứ giáo xứ Thất Khê là tới phần cắt băng khánh thành. Người đầu tiên đại diện cắt băng khánh thành là vị cha chung của giáo phận, đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, thứ đến là nữ tu Têrêsa Đỗ Thị Minh bề trên tổng quyền Dòng nữ Đaminh Lạng Sơn, cha quản hạt giáo hạt Lạng Sơn cùng đại diện các ban ngành và các cấp chính quyền trong tỉnh. Thứ đến là nghi thức làm phép nhà và xin Chúa thánh hóa mái ấm trước khi bước vào Thánh Lễ tạ ơn và cũng là Thánh Lễ cầu bình an cho năm mới cho giáo phận và đặc biệt là cho mọi thành phần trong mái ấm. Biến cố trọng đại này không chỉ là tin vui cho các anh chị em kém may mắn, mà nó còn đánh dấu một bước đi mới trong tiến trình Phúc Âm Hóa của giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng nói chung và nhiệt huyết dấn thân phục vụ của các chị em nữ tu Đaminh Lạng Sơn nói riêng.
Vì thế, bước vào Thánh Lễ, đức cha Giuse mời gọi con cái mình cùng hòa điệu với bài ca tạ ơn Manificat của mẹ Maria để ngợi khen Thiên Chúa vì biết bao ơn lành Ngài ban cho giáo phận nhỏ bé ngang qua sự hiện diện và phụng vụ âm thầm của bao người. Ngoài ra, trong bài giảng của mình, với vị trí chủ chăn, đức cha đã cám ơn Hội Dòng nữ Đaminh Lạng Sơn đặc biệt là các chị em đã hiện diện và đồng hành cùng với giáo phận ngay từ những chặng đường gập ghềnh nhất cho đến ngày hôm nay. Đức cha còn nhấn mạnh: đóng góp lớn nhất của Hội Dòng ngang qua chị em không phải là tài cán càng không phải là của cải vật chất mà là những con tim thuộc trọn về Thầy Giêsu, những tấm lòng biết nhói đau trước nỗi đau của đồng loại và muốn cho đi chính bản thân mình ngang qua việc âm thầm phục vụ. Hiện diện nơi cánh đồng truyền giáo, sống giữa bà con lương dân, vị cha chung cũng không quyên khơi dậy những giá trị của niềm tin Kitô và kêu gọi con cái mình đem những giá trị Tin Mừng vào giữa lòng cuộc sống nơi gia đình, bản làng và xã hội.
Về phần mình, để đáp lại tấm chân tình của mọi người, bề trên tổng quyền Hội Dòng đại diện các chị em trong Dòng và đặc biệt là những anh chị em khuyết tật cám ơn vị cha chung giáo phận và những người đã chung lòng chung sức xây dựng mái ấm tình thương. Có thể nói, cảm động nhất trong ngày lễ là phần trình diễn đàn Tính và hát Then, một đặc nét văn hóa của bà con dân tộc xứ Lạng. Thành phần biểu diễn gồm các nữ tu sắc tộc, các em dân tộc và các cháu thiếu nhi. Mọi người đều ngậm ngùi khi lắng nghe tiếng lòng của một chị khiếm thị khi cất cao giọng hát yếu ớt nhưng đầy tha thiết và chất chứa niềm khao khát khôn nguôi: “...con muốn một lần thấy mặt cha mẹ, thầy cô, bạn bè”.
Mong sao ước mơ của chị và của biết bao con người bất hạnh khác sớm được thành toàn khi đến với mái ấm tình thương. Vì dẫu rằng chị không thể thấy được cha mẹ, thầy cô, bạn bè bằng con mắt thể lý, nhưng chị có thể cảm được tình yêu của họ khi được chính Thầy Giêsu đụng chạm và chữa lành ngang qua tình thương và bàn tay chăm sóc của các chị nữ tu nơi mái ấm. Đồng thời, với ánh mắt tâm linh những “kẻ bé mọn” kia sẽ thấy được khuôn mặt của Cha Nhân Lành, Đấng đã sinh ra họ, vẫn hằng dõi theo và chăm sóc con cái mình. Và cũng mong sao mái ấm ngày càng ấm hơn nhờ hơi ấm của những tấm lòng quảng đại muốn san chia và cho đi tình thương của mình, cộng tác với chủ chăn và những thành phần khác trong Hội Thánh xây dựng và sống những giá trị nước trời ngay giữa lòng đời hôm nay.
Trở lại vùng quê của những người nghèo không biết Tết
J.B Nguyễn Hữu Vinh
13:33 06/02/2009
HÀ TĨNH - Lâu lắm rồi không có dịp trở lại miền quê của “Những người nghèo không biết Tết” mà cuối năm ngoái chúng tôi đã đề cập. Đầu xuân mới, chúng tôi cùng nhau về thăm lại miền đất xứ Thọ Vực thuộc xã Hà Linh, Hương Khê, Hà Tĩnh.
Đón chúng tôi là tâm tình cảm tạ của linh mục và giáo dân đối với sự chia sẻ của những tấm lòng bốn phương đã gửi tới thăm hỏi, động viên và chia sẻ những bát cơm phiếu mẫu với giáo dân nơi đây sau khi bào báo được đăng tải. Tất cả đều đồng thanh, đồng lòng nói lên sự biết ơn sâu sắc đối với những bà con xa gần, những tấm lòng hảo tâm đã cùng sẻ chia với họ trong cơn khó khăn.
Linh mục Phaolo Nguyễn Văn Cừ ngồi yên một chỗ đón chúng tôi, giọng nói chậm rãi, khó khăn mà gương mặt đầy cảm xúc: “Hết sức cảm tạ những tấm lòng, những lời kinh nguyện mà bè bạn bốn phương khắp nơi đã chia sẻ với cộng đồng dân Chúa nơi đây. Năm qua, những người giúp đỡ cho chúng tôi thật vô tư mà chúng tôi cứ như người không biết điều, vì không thể có điều kiện để gửi tới họ những lời cảm tạ chân thành nhất của chúng tôi. Chúng tôi chỉ biết dâng Thánh lễ và lời cầu nguyện cho các ân nhân cũng như tất cả mọi người trong năm mới được đầy tràn ơn phúc Chúa và luôn hiệp nhất cùng nhau trong Đức Ki tô. Xin mọi người hết sức thông cảm cho vùng quê này phương tiện liên lạc và mạng internet không có và ghi nhận nơi chúng tôi lời tạ ơn sâu sắc”.
Hỏi Ngài về tình hình tết nhất năm nay, giọng Ngài đượm buồn: “Tết nhất đến nơi, đây vẫn là một vùng quê nghèo, nhìn bà con sống nghèo khổ mà mình thấy buồn vì bất lực. Năm ngoái, được sự giúp đỡ của những người hảo tâm, người dân vượt qua đợt nạn đói của trận lụt năm 2007 thì trận thiên tai 2008 lại đến. Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống, nhiều khi chúng mình gần như nản, nhưng nản thì sống sao đây? Chẳng lẽ suốt đời lại cứ trông đợi và sống nhờ vào người khác mãi thế này sao? Đành rằng tấm lòng của họ vô cùng lớn lao, nhưng ở đâu, ai cũng có cuộc sống phải lo toan của họ”.
Chúng tôi hiểu nỗi trăn trở với lòng tự trọng của Ngài, nhưng với tình hình hiện tại vượt qua được những khó khăn là điều không dễ dàng.
Một năm qua đi có những công việc đúng như lời Chúa nói: “Ngày nào có nỗi lo lắng và khó nhọc của ngày đó”. Năm qua, giáo xứ đã vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, đoàn kết cùng nhau trong các công việc mục vụ và giúp đỡ họ giáo đã bị cuốn trôi mất nhà thờ trong trận lụt lịch sử năm ngoái để có nơi thờ phượng và cầu nguyện.
Nhưng thật là hoạ vô đơn chí, công việc còn dang dở thì sức khoẻ linh mục Cừ bị xuống cấp trầm trọng. Những năm tháng vất vả chốn đồng quê và con đườg tu hành, những năm tháng đoạ đày trong nhà tù cộng sản và khi gánh nặng phục vụ với cuộc sống vất vả đã đến kỳ phát tác để nhằm vào thân xác của. Năm qua hai lần Ngài đã phải đi điều trị dài ngày vì chứng bệnh tai biến mạch máu não, mỗi lần một chân bị liệt đi lại nặng nề khó khăn. Khuôn mặt phù thũng và chứng viêm họng mãn làm Ngài không thể cất lời giảng dạy. Ban Mục vụ giáo xứ nói với chúng tôi: “Tại Ngài hay lo lắng nên sức khoẻ Ngài đã xuống cấp nhanh chóng, nằm trên giường bệnh điều trị, nhưng Ngài vẫn cắt đặt những công việc lo lắng cho Giáo xứ và giáo họ từ những việc nhỏ nhất đến bữa ăn của người dân”. Nhưng Ngài bảo: “Không lo sao được, mình còn sống ngày nào thì còn phải nhớ đến giáo dân mà thương họ”.
Chúng tôi xem qua cơ ngơi của Ngài, năm ngoái với năm nay vẫn thế, khác hơn là ở sân nhà thờ đã có thêm sân tập bóng chuyền cho thanh niên rèn luyện sức khoẻ những buổi chiều sao ngày lao động. Nhà bếp vắng hoe, một ông trong ban mục vụ giáo xứ đang đun nước để mời khách. Trong nhà bếp tịnh không có thứ gì của ngày tết, thấy chúng tôi ngạc nhiên, ông bảo gần cận ngày Tết cha mới từ bệnh viện về nên không kịp chuẩn bị, ngày 29 đi mua các thứ thì chẳng mua được gì. Trong tủ bếp có khoảng hơn ký thịt lợn, nghe nói giáo dân dưới xuôi mới lên chúc Tết Ngài mua cho hôm qua, nhà thờ không có bà bõ nên ban mục vụ thay nhau vào nấu cơm cho Cha hàng ngày.
Tạm biệt Ngài mà vẫn day dứt về cái nghèo, cái khó biết bao giờ buông tha nơi này.
Tạm biệt Ngài chưa lâu, thì sáng 10 âm lịch tôi nhận được điện thoại: “Chuẩn bị đón Cha Cừ đi chữa bệnh ở Hà Nội. Bệnh tình của Ngài càng ngày càng nặng, những cơn khó thở đã làm Ngài nhiều khi khốn khổ, đăt biệt là chứng huyết áp cao. Thường xuyên huyết áp của Ngài trên 200. Sự đi lại của Ngài hết sức chậm chạp, không vững và rất nguy hiểm”.
Sáng đó, tôi đón Ngài và đưa vào bệnh viện Tim mạch Bạch Mai, bác sỹ sau khi đo huyết áp đã bắt Ngài phải ngồi một chỗ tránh đi lại, di chuyển trong bệnh viện từ phòng khám về đến buồng bệnh phải dùng xe chở.
Về buồng bệnh mới thấy nỗi khổ của bệnh nhân khi đến đây, mới đầu xuân nhưng con số người đến bệnh viện quả là khủng khiếp. Khắp nơi nơi, người ngồi, kẻ đứng lố nhố bên cạnh các gốc cây, các ghế đá. Dọc hành lang bệnh viện, những gương mặt lo âu, mệt mỏi hướng về phòng khám chờ đến lượt mình. Có những người từ nơi xa đến đây đã mấy ngày vẫn chưa thể nhập viện. Phòng bệnh mỗi giường từ hai người đến ba người, nằm san sát như sắp khoai, kẻ trở ngược, người quay xuôi trong khung cảnh hết sức nhếch nhác.
Vào đến bệnh viện, Ngài nằm chờ đợi và nói với tôi: “Chắc Cha khám xong sẽ xin thuốc về nhà điều trị thôi, ở đây không được”. Tôi và một giáo dân đi cùng phản đối, vì việc điều trị là quan trọng, nhưng thật khó để thuyết phục Ngài. Tôi phải nại ra rằng: “Cha đi tu phải sống ở đây cho biết cuộc sống bệnh nhân khổ sở thế nào khi chật chội và nhất là để nhớ lại những năm tháng bị tù đày trong nhà tù cộng sản năm xưa”.
Thật ra thì tôi hiểu, Ngài không sợ chuyện chật chội vất vả khi điều trị mà hai ba người nằm chung một chiếc giường chỉ rộng chừng 1 mét. Ngài đang lo lắng cho những ngày nằm viện sắp tới đây, sẽ phải có người phục vụ, vất vả cho họ và đặc biệt là chuyện kinh tế tiền nong sẽ tốn kém, rồi giáo dân ở nhà với nhiều công viêc dang dở…
Đứng bên giường bệnh, tôi cứ nghĩ vẩn vơ về những chủ chăn của Chúa và những đầy tớ của nhân dân hiện nay. Khi mà cả xã hội các quan chức – đầy tớ - đang thi nhau bòn rút của dân bằng mọi cách, mọi lúc và mọi nơi, kể cả những cách bất lương nhất để vinh thân phì gia, thì có những chủ chăn của Chúa đang ngày đêm đem hết tất cả những khả năng của mình đến khi hơi tàn, lực kiệt để phục vụ đàn chiên.
Quả là hai bức tranh tương phản về những con người có trách nhiệm phục vụ nhân dân.
Rời bệnh viện, trước khi ra về, Ngài vẫn dặn tôi: “Nhớ cách nào đó gửi lời cảm ơn đến các ân nhân hộ mình với nhé, mình tạ ơn họ nhiều vì đã giúp cho giáo dân là con cái mình”.
Tôi viết vội vài dòng này, như để hoàn thành công việc của Ngài đã giao, và cũng xin qua đây, xin gửi những lời cảm ơn chân thành nhất đến độc giả của quý báo, những ân nhân xa gần đã động lòng trắc ẩn trước những cảnh thương tâm, cùng đồng cảm với nỗi đau nhân thế mà chia sẻ với những con người trong hoàn cảnh ngặt nghèo những tấm lòng chí tình chí nghĩa.
Hà Nội, Ngày 6 tháng 2 năm 2009
Đón chúng tôi là tâm tình cảm tạ của linh mục và giáo dân đối với sự chia sẻ của những tấm lòng bốn phương đã gửi tới thăm hỏi, động viên và chia sẻ những bát cơm phiếu mẫu với giáo dân nơi đây sau khi bào báo được đăng tải. Tất cả đều đồng thanh, đồng lòng nói lên sự biết ơn sâu sắc đối với những bà con xa gần, những tấm lòng hảo tâm đã cùng sẻ chia với họ trong cơn khó khăn.
Linh mục Phaolo Nguyễn Văn Cừ ngồi yên một chỗ đón chúng tôi, giọng nói chậm rãi, khó khăn mà gương mặt đầy cảm xúc: “Hết sức cảm tạ những tấm lòng, những lời kinh nguyện mà bè bạn bốn phương khắp nơi đã chia sẻ với cộng đồng dân Chúa nơi đây. Năm qua, những người giúp đỡ cho chúng tôi thật vô tư mà chúng tôi cứ như người không biết điều, vì không thể có điều kiện để gửi tới họ những lời cảm tạ chân thành nhất của chúng tôi. Chúng tôi chỉ biết dâng Thánh lễ và lời cầu nguyện cho các ân nhân cũng như tất cả mọi người trong năm mới được đầy tràn ơn phúc Chúa và luôn hiệp nhất cùng nhau trong Đức Ki tô. Xin mọi người hết sức thông cảm cho vùng quê này phương tiện liên lạc và mạng internet không có và ghi nhận nơi chúng tôi lời tạ ơn sâu sắc”.
Hỏi Ngài về tình hình tết nhất năm nay, giọng Ngài đượm buồn: “Tết nhất đến nơi, đây vẫn là một vùng quê nghèo, nhìn bà con sống nghèo khổ mà mình thấy buồn vì bất lực. Năm ngoái, được sự giúp đỡ của những người hảo tâm, người dân vượt qua đợt nạn đói của trận lụt năm 2007 thì trận thiên tai 2008 lại đến. Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống, nhiều khi chúng mình gần như nản, nhưng nản thì sống sao đây? Chẳng lẽ suốt đời lại cứ trông đợi và sống nhờ vào người khác mãi thế này sao? Đành rằng tấm lòng của họ vô cùng lớn lao, nhưng ở đâu, ai cũng có cuộc sống phải lo toan của họ”.
Chúng tôi hiểu nỗi trăn trở với lòng tự trọng của Ngài, nhưng với tình hình hiện tại vượt qua được những khó khăn là điều không dễ dàng.
Một năm qua đi có những công việc đúng như lời Chúa nói: “Ngày nào có nỗi lo lắng và khó nhọc của ngày đó”. Năm qua, giáo xứ đã vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, đoàn kết cùng nhau trong các công việc mục vụ và giúp đỡ họ giáo đã bị cuốn trôi mất nhà thờ trong trận lụt lịch sử năm ngoái để có nơi thờ phượng và cầu nguyện.
Nhưng thật là hoạ vô đơn chí, công việc còn dang dở thì sức khoẻ linh mục Cừ bị xuống cấp trầm trọng. Những năm tháng vất vả chốn đồng quê và con đườg tu hành, những năm tháng đoạ đày trong nhà tù cộng sản và khi gánh nặng phục vụ với cuộc sống vất vả đã đến kỳ phát tác để nhằm vào thân xác của. Năm qua hai lần Ngài đã phải đi điều trị dài ngày vì chứng bệnh tai biến mạch máu não, mỗi lần một chân bị liệt đi lại nặng nề khó khăn. Khuôn mặt phù thũng và chứng viêm họng mãn làm Ngài không thể cất lời giảng dạy. Ban Mục vụ giáo xứ nói với chúng tôi: “Tại Ngài hay lo lắng nên sức khoẻ Ngài đã xuống cấp nhanh chóng, nằm trên giường bệnh điều trị, nhưng Ngài vẫn cắt đặt những công việc lo lắng cho Giáo xứ và giáo họ từ những việc nhỏ nhất đến bữa ăn của người dân”. Nhưng Ngài bảo: “Không lo sao được, mình còn sống ngày nào thì còn phải nhớ đến giáo dân mà thương họ”.
Chúng tôi xem qua cơ ngơi của Ngài, năm ngoái với năm nay vẫn thế, khác hơn là ở sân nhà thờ đã có thêm sân tập bóng chuyền cho thanh niên rèn luyện sức khoẻ những buổi chiều sao ngày lao động. Nhà bếp vắng hoe, một ông trong ban mục vụ giáo xứ đang đun nước để mời khách. Trong nhà bếp tịnh không có thứ gì của ngày tết, thấy chúng tôi ngạc nhiên, ông bảo gần cận ngày Tết cha mới từ bệnh viện về nên không kịp chuẩn bị, ngày 29 đi mua các thứ thì chẳng mua được gì. Trong tủ bếp có khoảng hơn ký thịt lợn, nghe nói giáo dân dưới xuôi mới lên chúc Tết Ngài mua cho hôm qua, nhà thờ không có bà bõ nên ban mục vụ thay nhau vào nấu cơm cho Cha hàng ngày.
Tạm biệt Ngài mà vẫn day dứt về cái nghèo, cái khó biết bao giờ buông tha nơi này.
Tạm biệt Ngài chưa lâu, thì sáng 10 âm lịch tôi nhận được điện thoại: “Chuẩn bị đón Cha Cừ đi chữa bệnh ở Hà Nội. Bệnh tình của Ngài càng ngày càng nặng, những cơn khó thở đã làm Ngài nhiều khi khốn khổ, đăt biệt là chứng huyết áp cao. Thường xuyên huyết áp của Ngài trên 200. Sự đi lại của Ngài hết sức chậm chạp, không vững và rất nguy hiểm”.
Sáng đó, tôi đón Ngài và đưa vào bệnh viện Tim mạch Bạch Mai, bác sỹ sau khi đo huyết áp đã bắt Ngài phải ngồi một chỗ tránh đi lại, di chuyển trong bệnh viện từ phòng khám về đến buồng bệnh phải dùng xe chở.
Về buồng bệnh mới thấy nỗi khổ của bệnh nhân khi đến đây, mới đầu xuân nhưng con số người đến bệnh viện quả là khủng khiếp. Khắp nơi nơi, người ngồi, kẻ đứng lố nhố bên cạnh các gốc cây, các ghế đá. Dọc hành lang bệnh viện, những gương mặt lo âu, mệt mỏi hướng về phòng khám chờ đến lượt mình. Có những người từ nơi xa đến đây đã mấy ngày vẫn chưa thể nhập viện. Phòng bệnh mỗi giường từ hai người đến ba người, nằm san sát như sắp khoai, kẻ trở ngược, người quay xuôi trong khung cảnh hết sức nhếch nhác.
Vào đến bệnh viện, Ngài nằm chờ đợi và nói với tôi: “Chắc Cha khám xong sẽ xin thuốc về nhà điều trị thôi, ở đây không được”. Tôi và một giáo dân đi cùng phản đối, vì việc điều trị là quan trọng, nhưng thật khó để thuyết phục Ngài. Tôi phải nại ra rằng: “Cha đi tu phải sống ở đây cho biết cuộc sống bệnh nhân khổ sở thế nào khi chật chội và nhất là để nhớ lại những năm tháng bị tù đày trong nhà tù cộng sản năm xưa”.
Thật ra thì tôi hiểu, Ngài không sợ chuyện chật chội vất vả khi điều trị mà hai ba người nằm chung một chiếc giường chỉ rộng chừng 1 mét. Ngài đang lo lắng cho những ngày nằm viện sắp tới đây, sẽ phải có người phục vụ, vất vả cho họ và đặc biệt là chuyện kinh tế tiền nong sẽ tốn kém, rồi giáo dân ở nhà với nhiều công viêc dang dở…
Đứng bên giường bệnh, tôi cứ nghĩ vẩn vơ về những chủ chăn của Chúa và những đầy tớ của nhân dân hiện nay. Khi mà cả xã hội các quan chức – đầy tớ - đang thi nhau bòn rút của dân bằng mọi cách, mọi lúc và mọi nơi, kể cả những cách bất lương nhất để vinh thân phì gia, thì có những chủ chăn của Chúa đang ngày đêm đem hết tất cả những khả năng của mình đến khi hơi tàn, lực kiệt để phục vụ đàn chiên.
Quả là hai bức tranh tương phản về những con người có trách nhiệm phục vụ nhân dân.
Rời bệnh viện, trước khi ra về, Ngài vẫn dặn tôi: “Nhớ cách nào đó gửi lời cảm ơn đến các ân nhân hộ mình với nhé, mình tạ ơn họ nhiều vì đã giúp cho giáo dân là con cái mình”.
Tôi viết vội vài dòng này, như để hoàn thành công việc của Ngài đã giao, và cũng xin qua đây, xin gửi những lời cảm ơn chân thành nhất đến độc giả của quý báo, những ân nhân xa gần đã động lòng trắc ẩn trước những cảnh thương tâm, cùng đồng cảm với nỗi đau nhân thế mà chia sẻ với những con người trong hoàn cảnh ngặt nghèo những tấm lòng chí tình chí nghĩa.
Hà Nội, Ngày 6 tháng 2 năm 2009
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Về vụ các giáo dân Thái Hà kiện báo Hà Nội Mới và Đài Truyền Hình Việt Nam
An Dân
06:06 06/02/2009
HÀ NỘI - Vụ các giáo dân Thái Hà kiện các cơ quan truyền thông báo chí Nhà nước đưa tin không đúng sự thật về phiên tòa ngày 8/12/2008 đã kéo dài hơn một tháng.
Đây là một vụ kiện hy hữu khiến công luận chú ý, đồng thời cũng khiến các cơ quan pháp luật nơi thụ lý vụ án gặp nhiều khó khăn.
Sau nhiều lần viện dẫn các lý do khác nhau để kéo dài thời gian, ngày 5/2/2009, theo lịch hẹn của tòa, hai giáo dân đứng đơn kiện Báo Hà Nội Mới và Đài Truyền hình Việt Nam đã tới Tòa để làm các thủ tục cần thiết theo đúng trình tự tố tụng.
Theo các giáo dân cho biết, tại Tòa án Nhân dân quận Ba Đình, nơi thụ lý vụ kiện Đài truyền hình Việt Nam, cô thư ký Tòa án cho biết thông tin: “Hôm qua, cô đã gặp ông Chánh án (người trực tiếp xem xét có thụ lý vụ kiện hay không?), để lấy kết quả thụ lý vụ án, ông đã yêu cầu cô ra ngoài và sau đó ông đã bất ngờ đột quỵ và được chuyển đến bệnh viện.”
Sau một hồi tranh luận gay gắt, họ được nghe giọng ông qua điện thoại với người thư ký và ông gửi lời xin lỗi vì sự thất hẹn và hứa chắc chắn thứ năm tuần tới (tức ngày 12/2/2009) ông sẽ cho biết kết quả chính thức bằng văn bản là có thụ lý vụ án hay không hay có yêu cầu bổ sung thêm loại giấy tờ, chứng cớ gì nữa.
Buổi chiều, theo đúng hẹn, các giáo dân có mặt rất sớm tại Tòa án Quận Hoàn Kiếm và được cán bộ thư ký Tòa giao cho văn bản trả lại đơn. Sau khi đã đọc rất kỹ văn bản nhưng không thể hiểu ý của văn bản muốn nói gì, các giáo dân đã yêu cầu được giải thích đoạn văn bản này: “Theo đơn khởi kiện và các tài liệu gửi kèm do Bà Dung, Bà Việt xuất trình cho Tòa án Nhân dân quận Hoàn Kiếm, không thể hiện các bà đã gửi lời phát biểu bằng văn bản của mình cho Báo Hà Nội Mới…” (trích nguyên văn), nhưng ông cán bộ đã từ chối trả lời và cho rằng mình chỉ có nghĩa vụ giao thông báo trả lại đơn chứ không có nghĩa vụ giải thích.
Sau khi yêu cầu chính đáng không được chấp nhận, các giáo dân đã yêu cầu ông thư ký Toà cho gặp Thẩm phán Nguyễn Mạnh Hùng, người trực tiếp ra văn bản trả lại đơn để được nghe lời giải thích chính thức nhưng vẫn bị từ chối.
Sau nhiều lần mang hồ sơ lên để xin ý kiến lãnh đạo, cán bộ thư ký mang văn bản Luật báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành để giải thích cho các giáo dân và những người cùng đi. Ông giải thích vòng vo và và cố tình không đi vào trọng tâm vấn đề.
Sau gần một tiếng rưỡi tranh luận, ông thư ký yêu cầu các giáo dân ra ngoài, không giải thích nữa. Các giáo dân yêu cầu lập biên bản về việc yêu cầu họ ra ngoài thì bị từ chối. Thấy sự việc căng thẳng và mất thời gian, các giáo dân quyết định kéo nhau lên lầu 1 để gặp ông Chánh án Tòa án. Ngay lập tức người cán bộ thư ký gọi điện cho hai nhân viên bảo vệ ngăn chặn. Các giáo dân vẫn kiên quyết gõ cửa phòng ông chánh án. Có một nhân viên ra thông báo Chánh án đi vắng, nhưng thực tế ông đang có mặt trong phòng nhưng không lên tiếng. Sau một hồi cãi cọ với nhân viên bảo vệ, thẩm phán Nguyễn Mạnh Hùng xuất hiện và yêu cầu các giáo dân xuống phòng tiếp dân để nghe ông giải thích.
Tại phòng tiếp dân ông giải thích rằng, việc các nguyên đơn gửi đơn cho Báo Hà Nội Mới bằng đường bưu điện và bằng đường trực tiếp không thể hiện việc tài liệu các giáo dân gửi là tài liệu gì.
Điều này hết sức vô lý, nhưng dẫu sao đây cũng là “phán quyết của Tòa” . Các giáo dân đã vui vẻ nhận thông báo trả lại đơn và làm theo hướng dẫn của ông Nguyễn Mạnh Hùng. Ông bảo “về làm đơn gửi Báo Hà Nội Mới làm sao thể hiện rõ rằng đã gửi đơn yêu cầu đăng lời phát biểu cải chính, biết đâu báo Hà Nội Mới đăng lời cải chính thì không kiện được; còn khi nào họ không cải chính thì ông sẽ nhận đơn và thụ lý vụ án” .
Sáng nay, các giáo dân đã làm xong đơn và tiếp tục tới Báo Hà Nội Mới gửi yêu cầu đăng lời phát biểu cái chính theo như sự hướng dẫn của ngài thẩm phán Nguyễn Mạnh Hùng.
Có ai đó đã nói, vụ các giáo dân Thái Hà kiện các cơ quan truyền thông Nhà nước thì chỉ là “con kiến đi kiện củ khoai” bởi kiện các cơ quan truyền thông cũng là kiện Nhà nước. Dù sao, theo các giáo dân là nguyên đơn cho biết: “Họ sẽ theo đuổi tới cùng vụ khiếu kiện để tìm lại sự thật và công lý, không chỉ cho bản thân mà còn cho đất nước này.”
Con đường đi tìm công lý cho Giáo Hội và Dân tộc quả là nhiêu khê cũng chỉ vì chính thể này là một chính thể dối trá không ưa sự thật.
Sự thật thì mất lòng, nhưng thà đau một lần để đất nước bước ra khỏi bóng tối của sự dữ, của bất công vẫn phải là sứ mạng đầu tiên của hết mọi người dân Việt bất kể họ là ai, theo chính kiến hay tôn giáo nào.
Vậy hãy cùng nhau góp một tiếng nói cho Dân tộc và Đất nước được thái bình.
Hà Nội ngày 6/2/2009
Đây là một vụ kiện hy hữu khiến công luận chú ý, đồng thời cũng khiến các cơ quan pháp luật nơi thụ lý vụ án gặp nhiều khó khăn.
Sau nhiều lần viện dẫn các lý do khác nhau để kéo dài thời gian, ngày 5/2/2009, theo lịch hẹn của tòa, hai giáo dân đứng đơn kiện Báo Hà Nội Mới và Đài Truyền hình Việt Nam đã tới Tòa để làm các thủ tục cần thiết theo đúng trình tự tố tụng.
Theo các giáo dân cho biết, tại Tòa án Nhân dân quận Ba Đình, nơi thụ lý vụ kiện Đài truyền hình Việt Nam, cô thư ký Tòa án cho biết thông tin: “Hôm qua, cô đã gặp ông Chánh án (người trực tiếp xem xét có thụ lý vụ kiện hay không?), để lấy kết quả thụ lý vụ án, ông đã yêu cầu cô ra ngoài và sau đó ông đã bất ngờ đột quỵ và được chuyển đến bệnh viện.”
Sau một hồi tranh luận gay gắt, họ được nghe giọng ông qua điện thoại với người thư ký và ông gửi lời xin lỗi vì sự thất hẹn và hứa chắc chắn thứ năm tuần tới (tức ngày 12/2/2009) ông sẽ cho biết kết quả chính thức bằng văn bản là có thụ lý vụ án hay không hay có yêu cầu bổ sung thêm loại giấy tờ, chứng cớ gì nữa.
Buổi chiều, theo đúng hẹn, các giáo dân có mặt rất sớm tại Tòa án Quận Hoàn Kiếm và được cán bộ thư ký Tòa giao cho văn bản trả lại đơn. Sau khi đã đọc rất kỹ văn bản nhưng không thể hiểu ý của văn bản muốn nói gì, các giáo dân đã yêu cầu được giải thích đoạn văn bản này: “Theo đơn khởi kiện và các tài liệu gửi kèm do Bà Dung, Bà Việt xuất trình cho Tòa án Nhân dân quận Hoàn Kiếm, không thể hiện các bà đã gửi lời phát biểu bằng văn bản của mình cho Báo Hà Nội Mới…” (trích nguyên văn), nhưng ông cán bộ đã từ chối trả lời và cho rằng mình chỉ có nghĩa vụ giao thông báo trả lại đơn chứ không có nghĩa vụ giải thích.
Sau khi yêu cầu chính đáng không được chấp nhận, các giáo dân đã yêu cầu ông thư ký Toà cho gặp Thẩm phán Nguyễn Mạnh Hùng, người trực tiếp ra văn bản trả lại đơn để được nghe lời giải thích chính thức nhưng vẫn bị từ chối.
Sau nhiều lần mang hồ sơ lên để xin ý kiến lãnh đạo, cán bộ thư ký mang văn bản Luật báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành để giải thích cho các giáo dân và những người cùng đi. Ông giải thích vòng vo và và cố tình không đi vào trọng tâm vấn đề.
Sau gần một tiếng rưỡi tranh luận, ông thư ký yêu cầu các giáo dân ra ngoài, không giải thích nữa. Các giáo dân yêu cầu lập biên bản về việc yêu cầu họ ra ngoài thì bị từ chối. Thấy sự việc căng thẳng và mất thời gian, các giáo dân quyết định kéo nhau lên lầu 1 để gặp ông Chánh án Tòa án. Ngay lập tức người cán bộ thư ký gọi điện cho hai nhân viên bảo vệ ngăn chặn. Các giáo dân vẫn kiên quyết gõ cửa phòng ông chánh án. Có một nhân viên ra thông báo Chánh án đi vắng, nhưng thực tế ông đang có mặt trong phòng nhưng không lên tiếng. Sau một hồi cãi cọ với nhân viên bảo vệ, thẩm phán Nguyễn Mạnh Hùng xuất hiện và yêu cầu các giáo dân xuống phòng tiếp dân để nghe ông giải thích.
Tại phòng tiếp dân ông giải thích rằng, việc các nguyên đơn gửi đơn cho Báo Hà Nội Mới bằng đường bưu điện và bằng đường trực tiếp không thể hiện việc tài liệu các giáo dân gửi là tài liệu gì.
Điều này hết sức vô lý, nhưng dẫu sao đây cũng là “phán quyết của Tòa” . Các giáo dân đã vui vẻ nhận thông báo trả lại đơn và làm theo hướng dẫn của ông Nguyễn Mạnh Hùng. Ông bảo “về làm đơn gửi Báo Hà Nội Mới làm sao thể hiện rõ rằng đã gửi đơn yêu cầu đăng lời phát biểu cải chính, biết đâu báo Hà Nội Mới đăng lời cải chính thì không kiện được; còn khi nào họ không cải chính thì ông sẽ nhận đơn và thụ lý vụ án” .
Sáng nay, các giáo dân đã làm xong đơn và tiếp tục tới Báo Hà Nội Mới gửi yêu cầu đăng lời phát biểu cái chính theo như sự hướng dẫn của ngài thẩm phán Nguyễn Mạnh Hùng.
Có ai đó đã nói, vụ các giáo dân Thái Hà kiện các cơ quan truyền thông Nhà nước thì chỉ là “con kiến đi kiện củ khoai” bởi kiện các cơ quan truyền thông cũng là kiện Nhà nước. Dù sao, theo các giáo dân là nguyên đơn cho biết: “Họ sẽ theo đuổi tới cùng vụ khiếu kiện để tìm lại sự thật và công lý, không chỉ cho bản thân mà còn cho đất nước này.”
Con đường đi tìm công lý cho Giáo Hội và Dân tộc quả là nhiêu khê cũng chỉ vì chính thể này là một chính thể dối trá không ưa sự thật.
Sự thật thì mất lòng, nhưng thà đau một lần để đất nước bước ra khỏi bóng tối của sự dữ, của bất công vẫn phải là sứ mạng đầu tiên của hết mọi người dân Việt bất kể họ là ai, theo chính kiến hay tôn giáo nào.
Vậy hãy cùng nhau góp một tiếng nói cho Dân tộc và Đất nước được thái bình.
Hà Nội ngày 6/2/2009
Thông tin mới về phiên tòa phúc thẩm các giáo dân Thái Hà
CTV C.Ss.R
13:43 06/02/2009
THÁI HÀ - Theo tin từ luật sư Lê Trần Luật - người bảo vệ cho 8 giáo dân của giáo xứ Thái Hà: do trụ sở chính của toà án nhân dân thành phố Hà Nội đang sửa chữa nên toà án đã chuyển địa điểm xét xử sang trụ sở 2, tại số 2 Nguyễn Trãi, Hà Đông.
Cho đến nay, luật sư Lê Trần Luật đã 2 lần đến toà án nhưng vẫn chưa đọc được hồ sơ cũng như photocopy các tài liệu cần thiết của vụ án, do thẩm phán chủ toạ phiên xét xử thường vắng mặt và không ai có đủ thẩm quyền để giao hồ sơ cho luật sư.
Thông tin qua điện thoại với người thư ký toà án, ông thẩm phán chủ toạ cho biết: ông mời luật sư Lê Trần Luật đến đọc hồ sơ và nhận thông báo về phiên xử phúc thẩm vào thứ năm, ngày 12/02/2009.
Cũng theo luật sư Lê Trần Luật, nhóm luật sư của ông, gồm một luật sư tại Đak Lak và một luật sư tại TP HCM, sẽ có mặt tại toà án nhân dân thành phố Hà Nội vào ngày 12/02/2009 để đọc hồ sơ và tình nguyện bào chữa miễn phí cho các giáo dân của giáo xứ Thái Hà.
Luật sư Lê Trần Luật từ chối bình luận về kết quả phiên toà sắp tới. Luật sư cho rằng kết quả phiên toà phụ thuộc vào 2 yếu tố cơ bản:
Phiên toà chắc chắn sẽ diễn ra trong thời gian gần đây. Ngay từ lúc này, 8 giáo dân bị oan đang rất cần sự hỗ trợ của mọi người - bất luận tôn giáo nào.
Sau đây là Biên nhận Báo Hà Nội mới đã nhận "Đơn yêu cầu đăng lời cải chính" của hai bà Ngô thị Dung và Nguyễn thị Việt
Cho đến nay, luật sư Lê Trần Luật đã 2 lần đến toà án nhưng vẫn chưa đọc được hồ sơ cũng như photocopy các tài liệu cần thiết của vụ án, do thẩm phán chủ toạ phiên xét xử thường vắng mặt và không ai có đủ thẩm quyền để giao hồ sơ cho luật sư.
Thông tin qua điện thoại với người thư ký toà án, ông thẩm phán chủ toạ cho biết: ông mời luật sư Lê Trần Luật đến đọc hồ sơ và nhận thông báo về phiên xử phúc thẩm vào thứ năm, ngày 12/02/2009.
Cũng theo luật sư Lê Trần Luật, nhóm luật sư của ông, gồm một luật sư tại Đak Lak và một luật sư tại TP HCM, sẽ có mặt tại toà án nhân dân thành phố Hà Nội vào ngày 12/02/2009 để đọc hồ sơ và tình nguyện bào chữa miễn phí cho các giáo dân của giáo xứ Thái Hà.
Luật sư Lê Trần Luật từ chối bình luận về kết quả phiên toà sắp tới. Luật sư cho rằng kết quả phiên toà phụ thuộc vào 2 yếu tố cơ bản:
- 1. Sự hiệp thông cầu nguyện của các giáo dân và sự cổ võ của những ai yêu mến Công Lý và Sự Thật.
- 2. Sự quan tâm của giới truyền thông trong và ngoài nước.
Phiên toà chắc chắn sẽ diễn ra trong thời gian gần đây. Ngay từ lúc này, 8 giáo dân bị oan đang rất cần sự hỗ trợ của mọi người - bất luận tôn giáo nào.
Sau đây là Biên nhận Báo Hà Nội mới đã nhận "Đơn yêu cầu đăng lời cải chính" của hai bà Ngô thị Dung và Nguyễn thị Việt
Thông tin tiếp theo về vụ các giáo dân khởi kiện báo Hà Nội Mới
An Dân
17:08 06/02/2009
THÔNG TIN TIẾP THEO VỀ VỤ CÁC GIÁO DÂN KHỞI KIỆN TRUYỀN THÔNG: “NHẠY CẢM”
Sáng ngày 6 tháng 1 năm 2009, luật sư Lê Trần Luật đã đưa hai giáo dân: bà Nguyễn Thị Việt và bà Ngô Thị Dung đến toà soạn báo Hà Nội Mới để làm những thủ tục mà toà án quận Hoàn Kiếm cho rằng cần thiết phải thể hiện trong hồ sơ khởi kiện.
Theo sự hướng dẫn của cô tiếp tân của toà soạn báo, luật sư cùng hai nguyên đơn đến gặp trưởng ban trang điện tử. Sau một hồi xem xét đơn, trưởng ban trang điện tử chỉ dẫn mọi người đến gặp phó tổng biên tập phụ trách thời sự. Luật sư Luật nói với trưởng ban trang điện tử: “Đây là chuyện nhỏ, anh có thể xử lý được mà!”, trưởng ban trang điện tử đáp lại: “Đây là vụ nhạy cảm, tổng biên tập mới xử lý được.” Sau đó trưởng ban trang điện tử đưa mọi người sang phòng phó tổng biên tập báo Hà Nội Mới – ông Lê Tiến Dũng.
Sau khi kiểm tra các giấy tờ cần thiết của luật sư, ông phó tổng biên tập lịch sự mời luật sư ra ngoài vì ông ấy chỉ tiếp chuyện riêng hai nguyên đơn.
Sau một hồi trò chuyện với hai nguyên đơn, ông Lê Tiến Dũng cho rằng cần phải kiểm tra lại bài báo và tác giả bài báo, rồi mới quyết định có đăng tin cải chính hay không.
Ông phó tổng biên tập tiếp nhận đơn và mời các nguyên đơn về và chờ kết quả xử lý. Các nguyên đơn đề nghị ông làm giấy biên nhận (xác nhận đã nhận hồ sơ) trong đó ghi rõ nội dung “đề nghị cải chính” cho phù hợp với “phán quyết” của ông thẩm phán Nguyễn Mạnh Hùng - toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm. Có như vậy thì ông thẩm phán Nguyễn Mạnh Hùng mới cho thụ lý hồ sơ khởi kiện báo Hà Nội Mới.
Liệu báo Hà Nội Mới có đăng tin cải chính hay tiếp tục chờ sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo?
Sáng ngày 6 tháng 1 năm 2009, luật sư Lê Trần Luật đã đưa hai giáo dân: bà Nguyễn Thị Việt và bà Ngô Thị Dung đến toà soạn báo Hà Nội Mới để làm những thủ tục mà toà án quận Hoàn Kiếm cho rằng cần thiết phải thể hiện trong hồ sơ khởi kiện.
Theo sự hướng dẫn của cô tiếp tân của toà soạn báo, luật sư cùng hai nguyên đơn đến gặp trưởng ban trang điện tử. Sau một hồi xem xét đơn, trưởng ban trang điện tử chỉ dẫn mọi người đến gặp phó tổng biên tập phụ trách thời sự. Luật sư Luật nói với trưởng ban trang điện tử: “Đây là chuyện nhỏ, anh có thể xử lý được mà!”, trưởng ban trang điện tử đáp lại: “Đây là vụ nhạy cảm, tổng biên tập mới xử lý được.” Sau đó trưởng ban trang điện tử đưa mọi người sang phòng phó tổng biên tập báo Hà Nội Mới – ông Lê Tiến Dũng.
Sau khi kiểm tra các giấy tờ cần thiết của luật sư, ông phó tổng biên tập lịch sự mời luật sư ra ngoài vì ông ấy chỉ tiếp chuyện riêng hai nguyên đơn.
Sau một hồi trò chuyện với hai nguyên đơn, ông Lê Tiến Dũng cho rằng cần phải kiểm tra lại bài báo và tác giả bài báo, rồi mới quyết định có đăng tin cải chính hay không.
Ông phó tổng biên tập tiếp nhận đơn và mời các nguyên đơn về và chờ kết quả xử lý. Các nguyên đơn đề nghị ông làm giấy biên nhận (xác nhận đã nhận hồ sơ) trong đó ghi rõ nội dung “đề nghị cải chính” cho phù hợp với “phán quyết” của ông thẩm phán Nguyễn Mạnh Hùng - toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm. Có như vậy thì ông thẩm phán Nguyễn Mạnh Hùng mới cho thụ lý hồ sơ khởi kiện báo Hà Nội Mới.
Liệu báo Hà Nội Mới có đăng tin cải chính hay tiếp tục chờ sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo?
Văn Hóa
Kiếp trâu
Hữu Lộc
13:51 06/02/2009
Trâu ơi trâu hỡi trâu này
Còn ra đồng ruộng trâu cày nữa thôi ?
Cớ sao trâu đứng hàng đôi
Đường Hoa Nguyễn Huệ tô vôi dựng cờ !
Ruộng đồng nuôi sống ai ngờ
Đêm còn sáng dậy mất bờ ủi ban !
Đền bù giải tỏa thực oan
Cuộc đời tay trắng lo toan nỗi gì !
Dân quê tiếng bấc tiếng chì
Rằng quan đem bán lợi thì liền tay
Mặc ai chết dở đêm ngày
Ngoại bang túi bạc dân cày kêu sai !
Quê Hưong tôi khổ trần ai
Cầu xin Thiên Chúa một mai Công Bình
Ruộng đồng trả lại tươi xinh
Trâu cày người cấy gia đình ấm no !
Kỷ Sửu 2009
Còn ra đồng ruộng trâu cày nữa thôi ?
Cớ sao trâu đứng hàng đôi
Đường Hoa Nguyễn Huệ tô vôi dựng cờ !
Ruộng đồng nuôi sống ai ngờ
Đêm còn sáng dậy mất bờ ủi ban !
Đền bù giải tỏa thực oan
Cuộc đời tay trắng lo toan nỗi gì !
Dân quê tiếng bấc tiếng chì
Rằng quan đem bán lợi thì liền tay
Mặc ai chết dở đêm ngày
Ngoại bang túi bạc dân cày kêu sai !
Quê Hưong tôi khổ trần ai
Cầu xin Thiên Chúa một mai Công Bình
Ruộng đồng trả lại tươi xinh
Trâu cày người cấy gia đình ấm no !
Kỷ Sửu 2009
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Mẹ Con Sau Hè
Nguyễn Đạo Huân
06:09 06/02/2009
MẸ CON SAU HÈ
Ảnh của Nguyễn Đạo Huân, Australia.
Gió đưa bụi chuối sau hè
Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ !
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền