Ngày 03-02-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mười truyện đơn sơ về Giáo Lý và Giáo Dục mỗi tuần
LM. Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
12:53 03/02/2008

Mười truyện đơn sơ về Giáo Lý và Giáo Dục mỗi tuần (20)



191. “Họ làm nhiều hơn tất cả những người khác đó!”

Tại Tôrinô, miền bắc nước Italia, linh mục Cottolengo lập một nhà từ thiện phi chính phủ, với một mục đích quá liều lĩnh: bất cứ ai đau ốm gì, bất cứ ai mắc bệnh tật gì, mà bị hất hủi, bị bỏ rơi, bị thiếu thốn, thì cứ đem đến cho Piccola Casa Della Providenza (Nhà Nhỏ của Thiên Chúa Quan Phòng), nơi đây, họ sẽ được chăm sóc hết sức tận tâm và miễn phí. Đặc biệt là Nhà Từ Thiện nầy không có ai lo tài chánh, chỉ mong chờ vào sự giúp đỡ hảo tâm và nặc danh của các ân nhân, với điều kiện nầy là các ân nhân phảii được dấu tên.

Một số người yếu đúc tin, than phiền rằng Nhà Từ Thiện nầy chứa những kẻ già yếu, bệnh tật, không làm ích gì được, chỉ thêm gánh nặng cho người khác.

Có người đến can thiệp với linh mục Cottolengo: - “Những người khác thì có ích đôi chút, còn những người mà linh mục nhận vào thì…”

Linh mục Cottolengo cướp lời ngay: - “Thì làm gì à? Chắc chắn là họ không thể lao động, nhưng họ cầu nguyện. Họ cầu nguyện mà ông lại nói họ làm ít à? Họ làm nhiều hơn tất cả những người khác đó!”

192.Mẹ bạn có khoẻ không?

Trong thời gian đầu tiên của triều giáo hoàng, Đức Thánh Cha Piô X có tiếp một đoàn hành hương của thành Venezia, nơi ngài đã từng làm tổng giám mục.

Khi sắp ra gặp đoàn hành hương nầy, Đức Thánh Cha Piô X được báo cho biết là trong những người hành hương của phái đoàn nầy, có một viên chức của chính quyền thành Venezia mà ngày trước, rất thù nghịch với ngài khi ngài còn ở Venezia.

Mĩm cười một cách bí mật, Đức Thánh Cha Piô X kín đáo ra lệnh: “Tốt lắm! Hãy vào nơi bàn cha làm việc, lấy một tràng chuỗi bằng vàng, loại đẹp nhất.”

Khi vào phòng tiếp tân, Đức Thánh Cha Piô X ân cần vui vẻ hỏi thăm từng người một. Khi đến nơi viên chức nầy, kẻ đã từng thù ghét ngài thậm tệ, Đức thánh Cha Piô X dừng lại lâu. Ngài vồn vã nói với ông:

- “Hoan hô bạn! Ngọn gió lành nào mang bạn đến đây? Sự hiện diện của bạn làm cho tôi sung sướng không thể tả được. Tại Venezia, những người trong gia đình bạn có mạnh khoẻ không? Mẹ bạn thế nào? Đây là tràng chuỗi bằng vàng, tôi nhờ bạn nhân danh Đức Thánh Cha để trao cho mẹ bạn. Tôi muốn tràng chuỗi nầy có mặt trong gia đình bạn như kỷ niệm của cuộc hành hương nầy. Xin bạn hãy nói với mẹ bạn rằng Đức Thánh Cha chân thành chúc lành cho bà và Đức Thánh Cha chỉ mong muốn gia đình bạn được tốt đẹp.”

Nghe vậy, viên chức nầy sụt sùi khóc.

Khi viên chức nầy cùng với phái đoàn đi xuống thang lầu, nước mắt ông chảy xuống ròng ròng. Ai hỏi ông tại sao ông quá cảm động như vậy, ông chỉ trả lời một câu: “Piô X là một vị thánh.”

193. Vị cha phó tuyệt nhất của cha sở

Tại hội nghị của những người công giáo Đức ở Coblentz, một diễn giả phát biểu một cách xác tín rằng:

- “Tờ báo là vị cha phó tuyệt nhất của cha sở. Cha sở chỉ giảng một lần trong tuần, và con chiên phải đến nghe. Còn tờ báo thì giờ nào cũng giảng, và chính tờ báo lại đi đến gặp các bạn.”

Góp ý của linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang:

Đó là thời báo chí trong quá khứ, thời rất khó khăn và rất công phu mới làm được một tờ báo.

Hiện nay, với thời đại a còng (@), kỹ thuật số, điện thoại di động, nhắn tin, ôn lai (on line), blog, truy cập intơnét (internet), ngồi một chỗ mà biết mọi chỗ khắp nơi trên thế giới, tường lửa phai-uôn (firewall) chận chỗ nầy thi ta vượt chỗ khác, máy móc càng ngay càng quá tối tân, càng dễ sử dụng, …., các cha sở có “nhiều vị cha phó quá tuyệt”… Các cha sở hãy cám đội ơn Chúa vì được Chúa cho sinh ra và làm việc trong một thời đại mà không ai có thể bịt mắt và bịt miệng chúng ta được.

194. Từ người thợ đến vị giám muc, … phải làm công tác báo chí.

Đức Tổng Giám Mục Gibbons đưa ra những lời tâm huyết sau đây:

- “Hiện nay, tất cả mọi người đều đọc. Vậy phải có những tờ báo tốt, những cuốn sách tốt để chống lại ảnh hưởng của những việc đọc sách báo xấu. Không nhận rõ sự cần thiết nầy là đi ngược lại với thế kỷ,là đi trong sự quờ quạng. Báo chí là một công tác, và người công giáo, từ người thợ đến vị giám mục, từ người giàu đến người nghèo, phải là những người làm công tác báo chí.”

195. Thời giờ thuộc về Chúa

Tất cả thời gian đều nằm trong tay Chúa: quá khứ thuộc về Chúa, hiện tại thuộc về Chúa, tương lai thuộc về Chúa. Chỉ có Chúa là chủ thời gian vì Chúa là Đấng hằng có đời đời.

Ông tỷ phú kia đau nặng gần chết. Ông mời bác sĩ giỏi nhất thế giới đến và đưa ra đề nghị: “Bác sĩ hãy làm cho tôi sống thêm một thời gian nữa, tôi sẽ tặng bác sĩ một nửa gia tài kếch sù của tôi.”

Vị bác sĩ giỏi nhất thế giới nầy lắc đầu lia lịa: “Tôi kê toa thuốc để ông mua uống, hoạ may ông có đỡ chăng. Còn nếu ông muốn sống thêm một thời gian nữa, ông hãy chắp tay cầu nguyện với Thiên Chúa.”

196. Thời giờ rất quý báu!

Thời giờ rất quý báu vì thời giờ là tiền mua được nước thiên đàng.

Thời giờ quý báu đến thế, thế mà vẫn có nhiều kẻ phí phạm thời giờ, không biết dùng thời giờ để sống đẹp lòng Chúa. Theo một cuộc điều tra được tiến hành tại một nơi có số người sống đạo lơ là, kết quả cho thấy rằng mỗi năm, họ có 8.760 giờ: họ đi lui đi tới, mất 260 giờ; họ nói chuyện với người khác, mất 310 giờ; họ tắm rửa và sửa sắc đẹp, mất 620 giờ; họ ăn, uống, mất 930 giờ; họ ngủ, mất 2.900 giờ; họ làm việc, mất 3.650 giờ; và họ dành cho các công việc đạo đức: 25 giờ!

197. Chìa khóa nước thiên đàng

Một thầy dòng đạo đức kia, trước khi chết, xin các cha và các thầy đi lấy chìa khoá nước thiên đàng cho mình.

Người ta đem đến cho thầy cuốn sách Luật Dòng, thầy lắc đầu.

Người ta đem đến cho thầy cây Thánh Giá, thầy lắc đầu.

Người ta đem đến cho thầy tràng Hạt Mân Côi, thầy lắc đầu.

Người ta đem đến cho thầy một cây kim may, thầy vui vẻ gật đầu và nói trước khi chết: “Tôi đã làm việc bổn phận trong đời tôi vì Chúa. Đây là chìa khóa nước thiên đàng của tôi.”

Thầy nầy là ai? Chắc bạn đoán biết: thầy nầy lo việc may vá trong dòng.

198. Tổng thống Lincoln nói lời cám ơn trong nước mắt.

Mặc dầu có một thời khoá biểu rất bận rộn trong việc tiếp các nhân vật chính trị quan trọng trên thế giới, tổng thống Lincoln của nước Mỹ vẫn chấp thuận cho một bà kia vào gặp khi nghe được báo rằng có một người phụ nữ cao tuổi muốn gặp tổng thống nhưng không muốn nói lý do ra.

Khi bà vào văn phòng làm việc, tổng thống Lincoln đứng dậy chào và hỏi xem bà cần gì để tổng thống giúp đỡ cho.

Bà nầy nói rằng mình không đến để xin gì cả. Bà nói bà đã nướng một số bánh bích quy và đem đến dâng lên cho tổng thống vì bà nghe nói rằng tổng thống thích loại bánh bích quy nầy.

Tổng thống Lincoln vô cùng cảm động. Ông nói lời cám ơn trong nước mắt: “Bà là người đầu tiên bước vào văn phong tôi mà không xin gì, không đòi hỏi gì, nhưng lại đem cho tôi một món quà. Tôi xin hết lòng cảm ơn bà.”

199. “Lòng đạo đức của bà quá ngắn!”

Một bà kia than phiền với Đức Cha De La Mothe, giám mục thành Amiens, về thánh lễ ngày Chúa Nhựt được cử hành quá dài. Đức Giám Mục nầy liền trả lời một câu sâu sắc: “Không phải thánh lễ ngày Chúa Nhựt quá dài đâu, mà chính là lòng đạo đức của bà quá ngắn!”

200. Cầu nguyện còn là cai trị nữa.

Nhiều nhân vật quan trọng trong chính giới đang đợi Đức Hồng Y Ximenès đến để bàn những vấn đề có liên quan đến đất nước.

Khi đến gặp họ, Đức Hồng Y nói: “Quý vị đang sốt ruột sao? Vừa rồi, tôi cầu nguyện dưới chân Cây Thánh Giá của tôi. Quý vị nên nhớ rằng cầu nguyện còn là cai trị nữa.”
 
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần
LM. Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
12:56 03/02/2008

Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (17)



171. Không quyền lực nào trên đời nầy có thể cấm người công giáo cầu nguyện

Người ta có thể trói tay chúng ta lại, có thể bịt miệng và bịt mắt chúng ta lại, có thể nhốt chúng ta vào trong tù, không cho chúng ta nhúc nhích cựa quậy, nhưng không ai có thể cấm chúng ta cầu nguyện được vì mỗi hơi thở của chúng ta là mỗi lời cầu nguyện, vì mỗi nhịp tim đạp của chúng ta là mỗi lần cầu nguyện.

Đối với người công giáo, sống là cầu nguyện, và chết, là để về với Chúa là Đấng mà họ đã luôn cầu nguyện trong cuộc sống của mình.

172. Chương trình sống của một người khiêm nhượng

Cầu nguyện và cậy trông hết tình!

Khiêm nhượng và thinh lặng hy sinh!

Làm việc và luôn cố gắng hết sức mình!

173. Tất cả những gì xảy đến, đều đáng được thờ lạy.

Chúng ta là những người có Đạo. Chúng ta thờ lạy Thánh Ý Chúa. Nhưng chúng ta làm sao biết được Thánh Ý Chúa để thờ lạy?

Chỉ có những gì đang xảy ra, chúng ta mới biết chắc là Thánh Ý Chúa. Vì thế văn sĩ Léon Bloy đã viết: “Tất cả những gì xảy đến, đều đáng thờ lạy” (Tout ce qui arrive est adorable.)

Lạy Chúa, xin cho chúng con thấy Thánh Ý Chúa trong những gì đang xảy ra cho chúng con hôm nay, trong giây nầy, trong phút nầy, trong giờ nầy, để chúng con thờ lạy Chúa trong những gì đang xảy ra cho chúng con.

174. Đừng dại chạy theo khoa học và kỹ thuật một cách mù quáng

Khoa học và kỹ thuật có thể giúp chúng ta làm chủ được vũ trụ bên ngoài nhưng không thể giúp chúng ta làm chủ được vũ trụ bên trong, nghĩa là làm chủ được con người bên trong của mình, làm chủ được tâm hồn của mình.

Khoa học mà không có lương tâm thì chỉ làm hại cho con người.

Càng mở thêm trường học, có thể lại càng mở thêm nhà tù, vì dạy học mà không giáo dục hoc sinh sinh nên người tốt đẹp, nên người có nhân bản, nên người trưởng thành chính chắn, thì chỉ đào tạo nên những tên trộm cướp, giết người đầy mưu mô xảo quyệt mà thôi.

175. Bí quyết của người luôn hăng hái

Bí quyết của người luôn hăng hái là mỗi ngày, họ tìm cách đổi mới hơn, mỗi ngày, họ cố gắng tiến cao hơn, mỗi ngày, họ cố gắng vươn tới hơn.

176. Giá trị của thân xác chúng ta nằm ở đâu?

Về mặt vật chất, thân xác chúng ta hầu như không có giá trị gì đáng kể: chỉ đủ nước để giặt một cái khăn bàn, chỉ đủ sắt để làm bảy cái đinh nhỏ, chỉ đủ vôi để quét một bức tường nhỏ, chỉ đủ than để làm 75 cây bút chì, chỉ đủ diêm để làm được một hộp diêm, chỉ đủ muối đựng trong một cái muỗng nhỏ.

Bởi thế, giá trị của con người chúng ta không nằm nơi vật chất, nhưng nằm nơi tinh thần thiêng liêng và siêu nhiên. Chính nhờ tinh thần thiêng liêng và siêu nhiên mà thân xác chúng ta mới trở nên cao cả.

177. Giá trị của đời sống chúng ta nằm ở đâu?

Giá trị của đời sống chúng ta không nằm nơi chỗ chúng ta sống lâu năm, nhưng nằm nơi chỗ chúng ta biết sống đời sống của mình một cách tốt đẹp.

Một người chết trẻ mà đã sống một cuộc đời gương mẫu, đáng phục, thì có giá trị gấp vạn lần hơn một người chết già mà cuộc sống của họ vẫn tầm thường hoặc đáng trách.

178. Hôm qua, hôm nay và ngày mai, bạn sống thế nào?

Hôm qua, bạn hãy để cho Chúa phán xét bạn trong công bình và yêu thương.

Hôm nay, bạn hãy quyết tâm làm trọn mọi công việc bổn phận của mình cho thật tốt đẹp.

Ngày mai, bạn hãy phó dâng tất cả cho Chúa đầy yêu thương và hãy tin chắc rằng sự quan phòng yêu thương của Chúa đối với bạn sẽ hiện đến sớm hơn mặt trời mọc.

179. Tìm thêm nhiều ý kiến nữa đi, bạn!

Chỉ có người chết mới hết ý kiến.

Bao lâu còn sống, bạn hãy suy tư, tìm tòi, tiếp thu cho được nhiều ý kiến, chọn lọc cho được những ý kiến gì hay để giữ lại, loại bỏ cho được những ý kiến dở để vất đi.

Bao lâu còn sống, bạn hãy nhìn xa, thấy rộng.

Bao lâu còn sống, bạn hãy tìm những thuyết đối lập để nghiên cứu thêm. Đừng cho thuyết của đảng mình là nhất. Đừng cho lập trường một chiều của nhóm mình là vô địch. Đừng tự mãn trong ngôi nhà tư tưởng chật hẹp của mình.

Nếu không làm như vậy, bạn sống như một người đang chết hoặc đã chết rồi.

180. Hãy bốn H đi bạn!

Học!

Hỏi!

Hiểu!

Hành!
 
Vài cảm nhận về con đường dâng hiến trong bậc tu trì
Phan Bích Giang
14:03 03/02/2008
VÀI CẢM NHẬN VỀ ĐỜI TU NHÂN LỄ MỪNG THƯỢNG THỌ ĐHY PHAOLÔ PHẠM ĐÌNH TỤNG

«Đối với tôi mọi sự đều là hồng ân của Chúa giống như chiếc bình sành đã được đổ đầy dầu thơm… ». Lời ĐHY Phaolô Phạm Đình Tụng nhân dịp mừng Thượng Thọ nhắc ta nhớ đến lời Đức Giêsu trong Tin Mừng Thánh Gioan: «Không phải anh em đã chọn Thầy nhưng chính Thầy đã chọn anh em và cắt cử để anh em ra đi và mang nhiều hoa trái.» (Gn 15,16).

Nếu ai đã có dịp gặp ĐHY, ấn tượng để lại trong họ là sự đơn sơ, niềm vui và sự bình anh… Không phải tự nhiên mà ĐHY có được thái độ thanh thản, lạc quan ấy khi Ngài đã từng sống qua những năm tháng khó khăn, thử thách của Đất nước và của Giáo Hội: chiến trạnh, đói khổ, ly tán, thiếu tự do Tôn Giáo…Tuy nhiên, ĐHY làm được rất nhiều việc có ý nghĩa; đạt được những phẩm trật lớn trong Giáo Hội. Nhưng những vinh quang, những lời chúc tụng chỉ như những nốt nhạc thanh trong một bản nhạc trầm của cuộc đời làm môn đệ Chúa. Như số đông các Thánh trên trời, những người được biết mặt nhớ tên, đến những người có đời sống thầm lặng, cuộc đời của người môn đệ Chúa khởi đầu từ Đức Kitô, cho Đức Kitô và trong Đức Kitô. Từ điểm chung cơ bản này mà dù khác tiếng nói, màu da, thời gian… người Linh mục, Tu sĩ đều có những nét đẹp rất riêng:

Tình Yêu: Bị Đức Giêsu quyến rũ cách này hay cách khác, họ tự nguyện sống cho Chúa, cho Giáo Hội và dân riêng của Người. Thánh Augustinô nói: « Hãy yêu và làm những gì mình muốn ». Thiên Chúa là Tình Yêu. Và khi tình yêu là nền tảng, người môn đệ Chúa hành động, làm chứng cho chân lý. Họ yêu chuộng hòa bình, công lý, cùng chung niềm vui và nỗi đau của con người. Tình Yêu giúp họ trở nên người tự do. Không bị ràng buộc bởi những thành kiến xã hội, bởi những rào cản của sự khác biệt; không giới hạn mình trong mối quan hệ gia đình, bạn bè cá nhân… họ tập yêu như Đức Giêsu đã yêu tất cả những ai Người gặp. Ngày nay, khi giá trị của tình yêu bị đặt nhiều dấu hỏi thì người Linh muc va Tu si đang làm chứng cho Tình yêu cho đi, tình yêu vô vị lợi.

Đức tin hay bình an nội tâm: Đức tin va bình an liên hệ chặt chẽ với nhau. Có đức tin là có bình an nội tâm. Bình an ở đây không có nghĩa đơn thuần là không có chiến tranh, bất hòa, tranh chấp... Bình an là trạng thái của người sống trong mối tương quan mật thiết với Thiên Chúa. Bình an mà Đức Kitô đã ban cho các môn đệ sau Phục Sinh: Đức Giêsu hiện đến, ban bình an cho các môn đệ và các ông đầy niềm vui. (Gn 20,19-20). Bình an nội tâm được xây dựng và vun đắp qua việc kiên trì cầu nguyện dưới tác động của Chúa Thánh Linh, qua việc « lắng nghe Lời Chúa và đem ra thực hành » trong bổn phận của đời sống hàng ngày, trong phục vụ tha nhân. Tin vào lời Chúa, tin vào tình yêu của Người, người Linh muc, Tu sĩ sẵn sàng xuống thuyền, ra khơi, và thả lưới dù có những lúc « vất vả cả đêm mà không đánh bắt được gì ».

Sự đơn sơ, khiêm tốn: Người chọn Chúa là ý nghĩa đời mình yêu thái độ của « người nghèo »trong Tin Mừng- những người, theo Thánh Têrêxa Hài Đồng, đến trước Chúa với hai bàn tay mở rộng để nhận và để cho. Cũng vậy, người Linh mục và Tu sĩ ý thức mình chỉ là dụng cụ, là tôi tớ trung thành của Chúa. Họ coi trọng giá trị nước Trời hơn là giá trị vật chất chóng qua đời này. Nói như vây không có nghĩa là họ không bị cám dỗ. Tuy nhiên, những khó khăn, thử thách giúp người môn đệ Chúa ý thức sức mình và cây dựa vào Chúa. Như hình ảnh rất khiêm tốn của con Lừa chở Chúa vào Thành Giêrusalem trong tiếng tung hô của dân chúng, họ biết họ cùng hưởng vinh quang hay đau khổ với Đức Giêsu Kitô.

Hi vọng: Con đường của người làm chứng cho Đức Kitô là con đường của hi vọng. « Tại sao lại không hi vọng khi ta đi cùng với Giêsu để đến với Chúa Cha » (ĐHY Nguyễn văn Thuận). Cuộc đời theo Chúa như chiếc thuyền chèo ngược dòng để tìm về nguồn có ngày nắng, ngày mưa; có lúc nước lặng, có lúc gặp thác, ghềnh…Người Linh mục, Tu sĩ phải đối mặt với rất nhiều những thách đố của thời đại, đối mặt với chính mình để chọn lựa, để hi sinh. Vì con người tự bản chất là bất toàn, là yếu đuối. Nhưng Chúa Giêsu đã mặc lấy xác phàm, đã chịu Tử Nạn và đã Phục Sinh. Trên con đường trần thế, người theo Chúa làm chứng cho niềm tin vào sự Phục Sinh ấy. Hi vọng vì Chúa Cha không ngừng làm việc ngay những lúc con người nản lòng trong khó khăn, thử thách hay trong sự đơn điệu của việc bổn phận hàng ngày mà cảm giác vắng Chúa. Hi vọng là tin vào Chúa vì Người đã nói: « Ơn ta đủ cho con. » (2 Cr 12,9)

Những nét đẹp trên làm ta thêm một lần nữa khẳng định rằng người Linh mục hay Tu sĩ là người sống sâu xa các nhân đức Tin- Cậy- Mến. Một khi đã mặc lấy Chúa ngay từ dưới thế trần, người môn đệ Chúa đã nếm thử niềm vui Nước Trời. Tuy nhiên, điều đó đòi hỏi sự hi sinh, từ bỏ chính mình mỗi ngày để « Chúa phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại » (Ga 3,30). Họ cũng rất cần sự nâng đỡ của mọi người bằng cầu nguyện. Mỗi ơn gọi đều ý nghĩa và có khó khăn riêng nhưng giống như người leo núi, càng leo lên cao, họ càng chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của thiên nhiên, của Tạo Hóa. Như Thánh Phaolô Tông Đồ đã thốt lên rằng:

«Tôi sống nhưng không còn là tôi sống nữa. Mà là Đức Kitô sống trong tôi». (Gal 2,20)
 
Cách ăn chay đúng đắn
Lm Nguyễn Hữu Thy
14:46 03/02/2008
Suy niệm Mùa Chay:

Cách ăn chay đúng đắn


Mùa Chay Thánh lại trở về với chúng ta như một hồng ân cao cả, như một dịp thuận tiện nhất để chúng ta nhìn thấy được con người đích thực của mình một cách rõ ràng hơn: qua việc kiểm điểm thái độ và tư cách sống của mình, qua việc ăn chay và thực thi các việc lành phúc đưc, tức biết làm chủ chính mình, nhận chân được chính mình và thực thi đức bác ái đối với tha nhân; nhưng nhất là qua việc cầu nguyện, nghĩa là biết hối cải quay trở về cùng Thiên Chúa, làm hòa với Người và nối lại mối tương quan cha-con với Người mà tội lỗi đã từng phá đổ.

Thật vậy, trong lễ nghi an táng người qua đời, chúng ta thường nghe vị Linh Mục nói với người chết lời này: «Từ đất bụi con đã được dựng nên, nay con lại quay trở về với bụi đất!» Và hôm nay trong ngày Thứ Tư Lễ Tro chúng ta lại nghe sứ điệp nghiêm trọng đó một lần nữa: «Hỡi con người, hãy nhớ mình là tro bụi và sẽ trở về bụi tro!» (Ge 3,19).

Theo tâm lý tự nhiên, chắc chắn không phải là một điều luôn luôn mang lại cảm giác dễ chịu và thoải mái, khi phải nghe những lời nghiêm trọng như thế. Dĩ nhiên, đó không phải là lời mang tính cách thê lương ảm đạm, nhưng là một lời nhắn nhủ cần thiết và khẩn cấp, được gửi đến mỗi người trong chúng ta. Lời đó nhắc nhủ chúng ta đừng bao giờ quên sự thật về chính mình, về thực chất của con người và cuộc sống của mình: Ðó là tất cả chúng ta đều đã đến trong cuộc đời này với hai bàn tay trắng và một ngày nào đó – dù muốn hay không – chúng ta cũng sẽ lại từ giã nó để ra đi với hai bàn tay không, chúng ta phải bỏ lại tất cả mọi sự: những điều chúng ta ưa thích và những điều chúng ta ghét bỏ!

Khi tôi nghĩ đến điều đó, nẩy sinh trong tôi một tư tưởng: Cuộc đời chúng ta cũng giống như một vở kịch, trong đó mỗi người được giao cho đóng một vai nào đó, có lẽ là vai một bà nội trợ, một ông thầy giáo, một ông vua, một đứa đầy tớ, một kỹ sư, một vị linh mục hay một vị giám mục, v.v… Và vở kịch kéo dài có lẽ 20, 30, 40, 50, 60, 70 hay 80 năm. Sau khi màn kịch chấm dứt và bức màn sân khấu được kéo lại, mỗi diễn viên sẽ lần lượt được hỏi tới và được thưởng công hay bị chê trách, tuy nhiên không theo vai họ đã đóng, nhưng theo cách thức họ đã đóng vai diễn được giao phó cho như thế nào!

Ðúng thế, sau giờ phút cuối cùng của cuộc sống mình, con người dù muốn hay không, cũng phải từ giã cõi đời này và phải ra đứng trước tòa Thiên Chúa. Bấy giờ con người sẽ được đánh giá đúng đắn, tuy nhiên không dựa theo nghề nghiệp, chức tước hay giai cấp mà người đó có trong xã hội khi còn sống, nhưng là theo tư cách và bản lĩnh của anh ta, nghĩa là anh ta sống đời mình ra sao trong tương quan với Thiên Chúa, với những người đồng loại và với chính mình!

Sứ điệp của Thứ Tư Lễ Tro là một sự nối kết giữa hai thế giới lại với nhau: Giữa hiện tại và tương lai, giữa trời và đất, giữa Thiên Chúa và con người. Bởi vì, nhờ chay tịnh, chúng ta loại bỏ cái giả tạo, chóng qua và phụ thuộc, để đi tìm cái chân thật, trường tồn và chính yếu. Chay tịnh giải thoát thễ xác và tinh thần chúng ta khỏi mọi gánh nặng đè lên linh hồn chúng ta, hầu chúng ta dễ dàng quay hướng về Thiên Chúa, và tiếp đến, chay tịnh khai quang cho chúng ta con đường dẫn tới anh em đồng loại, đặc biệt là những anh em đồng loại nghèo đói, đau khổ.

Đúng vậy, khi tôi bớt ăn, bớt uống, bớt hoặc bỏ hẳn hút thuốc, bớt hoặc bỏ hẳn uống rượu, bớt ngồi lâu giờ trước máy truyền hình, v.v…, không phải để tôi dành dụm được thêm tiền cho những chi phí khác của bản thân tôi, nhưng là để tiết kiệm giúp đỡ những người anh em đồng loại bất hạnh. Cũng như nước tuôn chảy ra từ nguồn, tiền bố thí của chúng ta cũng phải được thu góp từ sự chay tịnh để giúp đỡ người nghèo kẻ khó. Người ta có thể nói rằng, tiền làm phúc bố thí của chúng ta là sự kéo dài việc chay tịnh. Những gì tiết kiệm được từ việc bớt ăn uống, từ việc kiêng khem rượu chè và từ việc cắt bỏ những chi tiêu không cần thiết, sẽ là những niềm vui cụ thể và những trợ lực hiệu nghiệm nhất cho những anh em đồng loại bất hạnh, những người không có gì để ăn và không có gì để uống! Ðó chính là việc chay tịnh đúng đắn nhất, vì nó làm đẹp lòng Thiên Chúa, như lời Người đã phán: «Cách ăn chay làm đẹp lòng Ta chẳng phải là chia cơm sẻ áo cho người nghèo đói, đón tiếp vào nhà những người vô gia cư, cho người trần truồng áo mặc và không ngoảnh mặt làm ngơ trước anh em họ hàng cốt nhục?» (Is 58,6a.7)

Vì thế, đối với chúng ta tất cả, Mùa Chay Thánh thực sự là thời giờ của suy tư trầm mặc, thời giờ của sự hòa giải, của liên đới huynh đệ với mọi người và là thời giờ để ăn năn trở về cùng Thiên Chúa, nguồn cứu độ và nguồn sống vĩnh cửu của chúng ta.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:11 03/02/2008
ÔM CÂY ĐỢI THỎ

N2T


Nước Tống có một nông phu, một hôm cũng bình thường như mọi hôm ông ta đi ra đồng chuẩn bị làm ruộng, có một con thỏ nghe tiếng chân đi của ông nông phu nên cất giò phóng nhanh. Trong lúc hoảng loạn và cũng không chú ý con đường phía trước như thế nào, nên phóng mạnh tông vào một gốc cây bên ruộng nên gãy cổ chết ngay tại chỗ.

Người nông phu tự nhiên được một con thỏ, rất là sung sướng, ông ta nghĩ rằng: “Chỉ cần mỗi ngày ta ra giữ ở nơi gốc cây này, không chừng ngày ngày có thể nhặt được thỏ sao ?”

Quả thật ông ta không màng gì đến làm ruộng nữa, ngày ngày đợi nhặt thỏ, kết quả là không những không có thỏ để nhặt, mà lại còn bị người ta chế giễu nhạo cười.

(Hàn Phi tử: Ngũ đố)

Suy tư:

Ôm cây đợi thỏ cũng ám chỉ đến những người cứ tưởng cơ hội luôn xảy đến mỗi ngày cho mình, cho nên họ luôn đợi chờ cơ hội đến mà không làm gì cả, họ lãng phí thời gian, lãng phí công việc, lãng phí sức lao động, và lãng phí ngay cả...cơ hội làm việc của mình.

Có một vài người Ki-tô hữu cũng ôm cây đợi thỏ, tức là ngày ngày vẫn cứ phạm tội, bỏ bê công việc bổn phận của mình rồi nói: “Thế nào Chúa cũng tha tội vì mình là con cái của Ngài”, họ đợi ân sủng của Chúa trong khi vẫn cứ phạm tội mà không hối cải, thật tội nghiệp cho họ quá chừng.

Tất cả mọi người Ki-tô hữu đều biết, Thiên Chúa không bao giờ ban ơn cho những người lười biếng làm việc lành và lười biếng lao động, nhưng Ngài sẽ ban ơn cho những người cố gắng chu toàn công việc của mình.

“Ôm cây đợi thỏ” là suy nghĩ và hành động của những người Ki-tô hữu học giáo lý nửa vời, và của những người ôm ảo tưởng mà không làm gì cả.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:12 03/02/2008
N2T


24. Để có thể hoàn thành nhân đức vâng lời, thì phải chú ý ba điểm này: (1) Tuân lệnh bên ngoài; (2) bên trong đồng ý; (3) lý trí nhận biết.

(Thánh Ignatius de Loyola)
 
Hạt Bụi ngày Thứ Tư Lễ Tro
Trần Văn Đang
18:24 03/02/2008
Hạt Bụi ngày Thứ Tư Lễ Tro

Tình cờ tôi đọc được một bài thơ tiếng Anh của một tác giả vô danh có lời như sau:

"Sand and dust

Which grain of dust has been turned into my body

So as one day it has awaken and grown

Oh, the marvelous dust

The sun has shone on a vagabond life

Which grain of dust has been turned into my body

So as one day I go back to become dust again

Oh, the tired dust

Which noise has been made relentlessly

How many years have past since being condemned to be human

One evening the hair turns white as lime

Like dead leaves falling down on top of a thick jungle

After a hundred years would die one day

Which sun shines on my heart for my love to turn into stone

My face in my hands, despairing

Days and nights, waiting for good news

Which woodland tattered dead leaves from abyss hear massy stone call

Destiny of sand which ink stroke will erase my name

Which sand"


Bài thơ này hay quá ! Nói lên “một kiếp người” của một hạt bụi.

Và tôi càng cảm thấy bài thơ hay hơn, khi nhận ra đây chính là bài dịch sang tiếng Anh từ bài hát rất quen thuộc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà tôi vẫn thường nghe qua giọng ca nhừa nhựa, khàn khàn của ca sĩ Khánh Ly hát:

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi

Để một mai vươn hình hài lớn dậy

Ôi cát bụi tuyệt vời

Mặt trời soi một kiếp rong chơi

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi

Để một mai tôi về làm cát bụi

Ôi cát bụi mệt nhoài

Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi

Bao nhiêu năm làm kiếp con người

Chợt một chiều tóc trắng như vôi

Lá úa trên cao rụng đầy

Cho trăm năm vào chết một ngày

Mặt trời nào soi sáng tim tôi

Để tình yêu xay mòn thành đá cuội

Xin úp mặt bùi ngùi

Từng ngày qua mỏi ngóng tin vui

Cụm rừng nào lá xác xơ cây

Từ vực sâu nghe lời mời đã dậy

Ôi cát bụi phận này

Vết mực nào xóa bỏ không hay...


1) Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi

Theo định nghĩa vật lý thì “ Bụi là tên chung cho các hạt chất rắn có đường kính nhỏ cỡ vài micromét đến nửa milimét ”. Nghĩa là nhỏ lắm ! Với mắt phàm xác thịt thì ta không thể nào ta nhìn thấy hạt bụi được. Cho dù bạn có đi cắt mắt bằng tia Laser, hoặc đi thẩm mỹ viện sửa mắt cho to thành hai ba mí cũng không thể nào thấy hạt bụi nhỏ li ti này được. Nhưng bạn sẽ "cảm thấy" rất rõ ràng nếu hạt bụi này vương trong mắt, nhất là mắt của... em.

Đối với con người, bụi là cái gì dơ bẩn, là biểu hiệu của hoang tàn và chết chóc. Trong nhà mà có nhiều bụi là nhà dơ bẩn. Bởi thế chúng ta mới có máy hút bụi, có khăn lau bụi, có chổi lông gà phẩy bụi. Bàn ghế lâu ngày không có ai đụng tới thì chắc chắn sẽ có đầy bụi. Ngoài đường xá xe cộ chạy đi chạy lại trên nhiều đất khô, làm bụi bay đầy. Các bạn sống ở những vùng đất đỏ như Long Khánh, Gia Kiệm cũng đã có kinh nghiệm thấy những ngày đầy gió bụi thật khó chịu. Những đứa trẻ mồ côi không gia đình, không người thân lang thang ngoài đường được người đời gán cho những tên khinh bỉ là đứa trẻ bụi đời. Ôi cát bụi phận này ! là thế.

Một thân xác chết khô lâu ngày sẽ tan biến thành bụi.

Tro là những gì còn xót lại sau khi vật bị lửa thiêu. Hạt tro cũng nhỏ li ti như hạt bụi. Nhiều dân tộc và tôn giáo ngày nay dùng lửa để hoả táng. Do đó hình ảnh tro bụi gắn liền với trạng thái của thân xác con người sau khi chết.

Theo nguyên lý bảo tồn năng lượng thì bụi luôn tồn tại mãi mãi trong không gian vũ trụ.

Những người Phật tử thì tin vào Tuần Hoàn qua ý nghĩa của bánh xe luân hồi. Đời sống con người sẽ được hoá kiếp. Nhạc sĩ TCS đã diễn tả rất khéo léo ý nghĩa này trong câu nhạc: " Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi.” Hạt bụi này có tiền thân là cha mẹ, là anh chị em, là con khuyển trong nhà, hay cũng có thể đã là con chim chết rũ trong rừng sâu mấy mùa thu trước như nhà thơ Phạm Thiên Thư trong bài Nam Phương Tử có viết:

"Gã tiều phu nhặt lông chim khô

Hơi gió bay thành nắm bụi.

Cánh chim ngày xưa bay

Hoặc nắm bụi vàng bay

Hay cái bay vừa bay mất hút

Ta cầm nắm bụi vàng

Hay nắm bụi trong lòng nắm bụi
."

2) Ôi cát bụi tuyệt vời !

Nhưng là người Công Giáo, chúng ta tin là nếu hạt bụi có được hoá kiếp là nhờ tình thương của Thiên Chúa. Vì nếu không, muôn đời hạt bụi vẫn còn mãi mãi là hạt bụi.

Sách Sáng Thế Ký đoạn 2 câu 7 nói: Chúa đã dùng hạt bụi để tạo dựng con người:

Ðức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật. “ (St 2,7)

Con người sinh ra từ bụi đất nhưng con người không bằng bụi đất vì con người có hơi thở và hơi thở này là hơi thở Sự Sống của Thiên Chúa, đến từ Thiên Chúa. Các muông thú động vật cũng có hơi thở nhưng sẽ chết đi và biến thành tro bụi. Con người khác xa các loài thụ tạo vì sự sống của con người đến từ Thiên Chúa, Đấng Hằng Sống. Ngài là Sự Sống.

"Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ.“ (St 1,27)

Con người được Thiên Chúa dựng nên giống Ngài nên con người cũng sẽ được như Ngài là sống bất diệt. Chứ không phải để chết như vạn vật.

Chính vì Tình yêu mà Thiên Chúa đã biến đổi thân phận của hạt bụi. Và hạt bụi đó được Thiên Chúa biến hoá thành con người giống hình ảnh Chúa để được sống và sống đời sống dồi dào trong tình Chúa yêu thương, trong sự thuận hòa với đồng loại.

Ôi cát bụi tuyệt vời !

Vâng, thật tuyệt vời, vì tôi đây đã xuất thân từ một hạt bụi, đã được Chúa yêu thương từ muôn đời và Chúa đã đưa tôi lên làm bạn thân thiết với Ngài.

"Bụi tro ôi thân con là bụi tro đâu đáng

Mà Chúa cao siêu ngập tầng trời

Đã khắc tên con vào lòng Người

Nên bạn tâm phúc từ đây

Giữa hàng khanh tướng quyền uy
." (Tình Yêu Thiên Chúa – Kim Long)

"Là hạt bụi không tên con vươn lên,

Con vươn lên làm vì sao

Đem ánh sáng của trời chiếu soi cuộc đời
." (Hạt Bụi Không Tên – Phanxicô )

Thiên Chúa là Đấng Thiện Hảo. Sau khi dựng nên vạn vật và con người Chúa rất là happy. Hạt bụi nào đó đã may mắn được Chúa chọn làm thành con người. Rồi Người thổi Thần Khí (Hơi Thở) của Chúa vào để con người có sự sống. Tiếng Do Thái chữ adamah (bụi đất) và chữ Adam (người đàn ông, con người) là hai chữ đồng âm. Các bản dịch ngoại ngữ khác không thể nào diễn tả được kiểu nói chơi chữ tài tình này của tác giả Kinh Thánh. Nếu không có Hơi Thở của Thiên Chúa, hạt bụi ngàn đời vẫn là hạt bụi; adamah không thể nào thành Adam được. Nhưng khi hạt bụi đó được thành người rồi thì con người đó cũng thánh thiện và tốt lành. Thánh Kinh đã ghi lại:

Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp!” (St 1, 31)

God looked at everything he had made, and he found it very good
.

3) Bao nhiêu năm làm kiếp con người

Nhưng sau khi con người dùng sự tự do mà Thiên Chúa ban để đi nghịch lại ý muốn của Thiên Chúa, thì con người đã từ chối sự Thánh Thiện và tốt lành mà Thiên Chúa ban. Con người đi vào hư vô, vào quãng "không". Có nghĩa là con người chìm đắm trong những sự không tốt lành, không thánh thiện, không yêu thương, không bền vững. Con người bị rơi vào vùng bóng tối, bị đoạ đày.

“Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn, cho đến khi trở về với đất, vì từ đất, ngươi đã được lấy ra. Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất." (St 3,19)

Làm kiếp con người là vậy ! “being condemned to be human” là vậy !

Cái sự đau khổ của con người chịu, càng đau khổ hơn vì con người đã được nếm mùi hạnh phúc, đã biết thế nào là được yêu. Cũng như khi bị tù đày mới khao khát những ngày được tự do; khi bị thất tình mới biết giá trị của những ngày có hạnh phúc.

4) Để tình yêu xay mòn thành đá cuội

Khi xa cội nguồn của Yêu Thương thì con người không còn biết thương yêu đồng loại nữa. Con người trở nên xấu xa, nên thù hận để mà giành nhau mà sống, để mà chiếm đoạt quyền lợi cho mình. Bởi thế mới có đau khổ, mới có chiến tranh, mới có tù đày.

Con người đã quên mình từ hạt bụi, mà còn muốn biến người khác thành bụi.

Năm 1945, quả bom nguyên tử “Little Boy” thả ở Hiroshima, cả một thành phố và 140,000 người biến thành bụi. Ngày 9 tháng 1, 2008 trong một phiên toà ở Dallas, nạn nhân là một phụ nữ rất sinh đẹp, có chồng là người bị người kia giết chết. Trong phần xử án bà đã làm chấn động cả toà khi bà cầm một bao nylon nhỏ trong đó có ít bụi tro tàn. Nhìn thẳng vào mặt bị can bà nói: ”Đây những gì còn xót lại là chồng tao. Ngươi đã biến người thương yêu của tao thành... tro bụi.”

Tình yêu của con người không còn tốt lành nữa, đã nên chai lì, đã biến thành đá cuội. Con người không còn biết thế nào là yêu thương nữa.

Vì con người đang sống như tro bụi và coi anh em đồng loại là bụi tro.

5) Từng ngày qua mỏi ngóng tin vui

Nhưng Thiên Chúa vẫn yêu thương, vẫn không bỏ rơi con người. Ta còn nhớ đoạn kinh thánh ông Abram can thiệp cho thành Sôdôma. Ông có tài cù cưa mặc cả với Chúa, còn hơn ta đi mua xe ở đại lý nữa. Ông nại lý do là thân con chỉ là... tro bụi, xin Chúa tha cho anh em đồng loại "cả thành", để Thiên Chúa nghe mà sẽ mủi lòng.

Ông nói: "Mặc dầu con chỉ là thân tro bụi, con cũng xin mạn phép thưa với Chúa: Giả như trong số năm mươi người lành lại thiếu mất năm, vì năm người đó, Ngài sẽ phá huỷ cả thành sao ?" Chúa đáp: "Không! Ta sẽ không phá huỷ, nếu Ta tìm được bốn mươi lăm người." (St 18,27-28)

Đọc kinh thánh ta thấy, đây không phải là một lần đầu, mà cả ngàn lần sau này con người cứ xin lỗi rồi phạm tội, cứ hứa hẹn rồi lại thất hứa với Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa đầy tình thương, Ngài biết thừa con người thề hứa thế, mà không phải thế. Ngài đã biết tủ con người là hay xa ngã, hay phạm tội, hay ích kỷ, vẫn chứng nào vẫn tật ấy.

Nhưng vì tình Ngài quá yêu thương nên Ngài đã... mủi lòng. Hơn thế nữa, Thiên Chúa còn sai chính Con của Ngài đến giải thoát chúng ta, để toàn thể con người không còn phải trở về kiếp bụi nữa. Chúa Giêsu sẽ cho chúng ta cùng được phục sinh vinh hiển với Ngài. Đó là giao ước của Ngài với con người, với điều kiện là con người biết trở về với Ngài và biết bác ái yêu thương nhau. Nhưng, cũng chỉ vì tôn trọng tự do của con người, Ngài cũng phải kiên nhẫn đợi chờ. Thiên Chúa như người cha già hằng ngày đợi chờ mỏi ngóng tin vui chúng ta trở lại với Chúa.

6) Xin úp mặt bùi ngùi

Thứ Tư Lễ Tro là bắt đầu Mùa Chay để con người có dịp nhớ lại mình mà làm hoà với Thiên Chúa. Rắc tro bụi trên đầu để nhắc nhở thân phận chóng qua mau tàn của con người ta ở đời này.

"Ôi thân phận của con người, tựa bông hoa nở tươi

Một làn gió nhẹ lung lay, cũng biến tan sắc mầu
." (Hỡi Người Hãy Nhớ Mình - Kim Long)

Người ơi hãy nhớ thân phận ta chỉ là cát bụi.

Giàu sang phú quý chẳng theo ta đến tận cõi đời.

Mong manh kiếp người tựa nụ hoa phai sắc cuối trời.

Một kiếp phù sinh cuốn thân ta theo dòng nước trôi
.” (Nắm Tro Tàn - Đinh Công Huỳnh)

Thương phận người, u mê như loài hoang thú xấu xé nhau

Đời chốn phù hoa có gì đâu, tan biến như cát bụi
.” (Phận Người - Ninh Doãn Hùng)

Nhiều khi quên thân mình tro bụi

Con người say tìm bóng phù du

Kìa xem, núi cao lên rồi mòn

Hoa tươi lên rồi tàn qua mau ngàn giấc mơ vàng
.” (Bụi Tro – Phanxicô)

Hạt bụi rắc trên đầu tôi, nhắc cho tôi biết là tôi đã đến từ tro bụi.

Hạt bụi rắc trên đầu tôi đây.

Ôi hạt bụi rắc trên đầu hạt bụi.

Hạt bụi rơi trên đầu hôm nay.

Ôi mai tôi là hạt bụi dưới mồ
.

1) Hạt bụi bay trong thời gian người đi kẻ ở bao lần.

Bông hoa sớm vừa nở đến chiều tàn phai.

......

6) Hạt bụi trông lên trời cao niềm tin bé nhỏ dâng trào.

Xin Cha giữ gìn mãi giữa đời bể dâu
.“ (Hạt Bụi - Phanxicô)

Dòng nhạc của nhạc sĩ Phanxicô lặp lại những chữ hạt bụi để nhấn mạnh số phận của hạt bụi và của con người ngang nhau. Cá mè một lứa mà !

Hạt bụi được rắc trên đầu của hạt bụi con người. "Kiếp hạt bụi" hay "kiếp con người" không có gì khác xa nếu cùng đứng trên bình diện vật lý. Thân xác con người rồi sau này cũng tan nát, cũng thành bụi. Nhưng con người hơn tất cả vạn vật khác, là con người còn có linh hồn. Linh hồn này chính là sự sống mà chính Thiên Chúa đã thổi vào hạt bụi khi Ngài tạo dựng con người. Có nghĩa là đời sống của con người sẽ thay đổi chứ không mất đi. Thân xác con người sẽ biến thành cát bụi, nhưng linh hồn của con người vẫn còn sống mãi.

"Sự sống không mất nhưng chỉ đổi thay

Đã qua bao ngày, trọn một kiếp này

Dù sống hay chết tin vào ngày mai

Sự sống không mất nhưng chỉ đổi thay. "

(Sự Sống Thay Đổi Mà Không Mất Đi
– Phanxicô )

Tưởng như vô tình mà Chúa đã chọn ta từ một hạt bụi để làm bạn thân thiết với Ngài ư ? Không, Chúa đã yêu thương chúng ta trước, nhưng ta đã phản bội Ngài và ganh ghét đồng loại. Nhưng vì Ngài yêu thương chúng ta đến cùng, nên Ngài luôn "xí xóa" mọi lỗi lầm, mong muốn chúng ta hoán cải, từ "không" trở về "có", để chúng ta "có" hạnh phúc, để chúng ta "có" tình yêu của Thiên Chúa, để chúng ta "có" yêu thương đồng loại, "có" đời sống mãi mãi, như thuở ban đầu Chúa và con người mới... "quen nhau". Remember ! Ngài đã gọi ta là " bạn rất thân " very best friend cơ mà !

Nhờ Chúa Giêsu mà hạt bụi tôi đây, không còn phải trở về kiếp bụi nữa, mà tôi sẽ được phục sinh. Nhờ Chúa Giêsu mà chúng ta sẽ được sống vinh hiển như Ngài. Chúng ta đã hơn vạn vật là Chúa đã cho chúng ta cùng trở về, lại được sống hoà thuận với mọi người trong nhà Chúa.

Với điều kiện là chúng ta có muốn trở về với Ngài hay không !

Do đó, Mùa chay càng phải là mùa chúng ta biết "úp mặt bùi ngùi", biết nhắc nhở mình là thân tro bụi, biết Chúa đã tha tội và đang mong muốn chúng ta trở về để ăn năn thống hối những lỗi lầm đã xúc phạm đến Chúa.

Khi nhận tro ngày thứ tư lễ tro, chúng ta sẽ được nghe một câu khác nhắc nhở: ” Hãy ăn năn sám hối và đón nhận Tin Mừng” ( Mc 1,15). Thái độ cúi đầu nhận tro là bước đầu để chúng ta tỏ lòng khiêm nhường, hạ mình nhìn nhận thân phận yếu hèn, rất cần tình thương và Ơn Cứu Độ của Chúa. Đó cũng là dấu hiệu tỏ ra chúng ta muốn trở về nhà với Ngài.

Nếu Thiên Chúa muốn ban ơn mà ta không muốn đón nhận, thì Ngài cũng không thể làm gì hơn, đành chịu ! "No can do !"

Tro bụi hôm nay sẽ luôn nhắc nhở ta là hãy luôn ăn năn sám hối, hãy luôn bỏ đường tội lỗi, hãy luôn sống thánh thiện, luôn yêu thương anh em (những-hạt-bụi-làm-người khác) để lúc nào chúng ta cũng sẵn sàng về cùng Thiên Chúa, để được Phục Sinh vinh hiển, để được hạnh phúc với Ngài mãi mãi.

Hay ta lại vẫn còn lạnh lùng, vẫn dửng dưng, vẫn dùng sự tự do của mình để đi xa Chúa, nghĩa là vẫn muốn đi vào cõi hư vô, quên lãng như dòng nhạc của Trịnh Công Sơn đã kết:

"Destiny of sand which ink stroke will erase my name

Which sand


Ôi cát bụi phận này

Vết mực nào xóa bỏ không hay
..."
 
Tin Mừng Chúa Nhật thứ bốn mùa Thường Niên: Những giá trị nước Trời
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
18:54 03/02/2008
ROME (Zenit.org).- Cha Raniero Cantalamessa Dòng Capuchin, là vị giảng Phủ Giáo Hoàng, đã giải thích những bài đọc Thánh Lễ Chúa Nhật IV Thường Niên. Bài Tin Mừng Chúa Nhật nói về Tám Mối Phúc và bắt đầu với câu danh tiếng:”Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.”

Lời công bố về “những kẻ nghèo tinh thần” thường bị hiểu lầm ngày nay, hay là được đọc với một nụ cười khoan dung, dường như đó chỉ là một cái gì để cho những kẻ ngây thơ tin mà thôi. Và, trên thực tế, Chúa Giêsu không bao giờ nói suông, “Phúc cho những ai có tâm hồn nghèo khó!” Người không bao giờ mơ tưởng nói một cái gì như vậy.

Phần thứ hai là quan trọng: Người nói, “Phúc cho những ai có tâm hồn nghèo khó, vì nườc trời là của họ.” Đó là một cái gì khác. Tư tưởng của Chúa Giêsu hoàn toàn bị hiểu lầm và bị coi thường khi chỉ trưng ra một nửa câu công bố của Người. Khốn cho sự cách ly mối phúc khỏi lý do của nó.

Xin trưng dẫn một ví dụ văn phạm, điều giả sử như có ai đọc một tiền đề (protasis) và không theo nó với một kết đề (apodosis). Giả như có người nói: “Nếu ngày nay anh gieo,” sau đó không nói gì thêm. Điều đó có nghĩa gì? Không gì cả!

Nhưng nếu anh nói thêm: “Ngày mai anh sẽ gặt,” lúc đó mọi sự sẽ rõ ràng. Cũng vậy, nếu Chúa Giêsu chỉ nói: “Phúc cho những kẻ có tâm hồn nghèo khó,” lời đó nghe phi lý. Nhưng khi Người thêm: “Vì nước trời là của họ, “tất cả đều có nghĩa.

Nhưng phúc nước trời đem đến “sự đảo ngược tất cả các giá trị”, là cái gì? Đó là của cải không bao giờ mất, ăn trộm không thể lấy được, không thể bị mối mọt. Đó là của cải không bị bỏ lại cho những kẻ khác trong giờ mình chết, nhưng là điều mình mang theo. Đó là “kho tàng ẩn giấu” và là “viên ngọc quí” mà muốn sở hữu nó Tin Mừng nói nên bỏ mọi sự khác.

Sự đến của nước này đã gây nên một thứ “khủng hoảng chính trị” của sự nhập khẩu hàng hóa toàn cầu, một sự tái tổ chức cấp tiến. Sự đến đó mở ra những chân trời mới; một ví dụ nhỏ như vào năm 1400s, một thế giới mới—America—được khám phá, và những quyền lực giữ độc quyền thương mại với phương Đông—ví dụ Venice—thình lình thấy mình không được chuẩn bị và đi vào trong cơn khủng hoảng. Những giá tri xưa của thế giới—tiên bạc, quyền thế, uy thế—bị thay đổi, bị tương đối hóa, dầu những thứ đó không bị loại bỏ, do sự đến của nước này.

Bấy giờ cái gì xảy ra cho người giàu? Một người để dành nột số tiền lớn và chỉ trong một đêm trị giá tiền lưu hành hạ xuống 100%. Buổi sáng ông thức dậy thành người vô sản, cho dầu ông không biết điều đó. Người nghèo, đàng khác, có một cái lợi với sự đến của nước Chúa, bởi vì, không có gì phải mất, họ sẵn sàng hơn đón nhận một tình trạng mới của công việc và không sợ sự thay đổi. Họ có thể đầu tư mọi sự trong hệ thống tiền lưu hành mới. Họ sẵn sàng hơn để tin.

Nhưng chúng ta nghĩ khác. Chúng ta tin rằng những thay đổi đáng kể là những thay đổi thấy được và có tính xã hội, không phải là những thứ xảy ra trong đức tin. Nhưng ai đúng? Trong thế kỷ cuối chúng ta đã kinh nghiệm những cuộc cách mạng theo kiểu này, nhưng chúng ta cũng thấy dễ dường nào, sau một thời gian, chúng kết thúc bằng cách làm tái xuất hiện, với những người giữ vai trò chủ đạo khác, cũng một tình huống bất công mà họ đã nói muốn loại trừ.

Có những mức độ và những phương diện thực tế không thấy được với những con mắt trần tục, nhưng chỉ với sự trợ giúp của một ánh sáng đặc biệt. Ngày nay, với những vệ tinh trong không gian, những ảnh chụp tia hồng ngoại của toàn thể những vùng địa cầu và xem ra những vùng đó khác biệt là dường nào trong ánh sáng của những tia sáng này!

Bài Tin Mừng, và cách riêng, mối phúc của chúng ta về người nghèo, cho chúng ta một hình ảnh về thế giới tắm gội trong một ánh sáng đặc biệt, trong một loại ánh sáng “tia hồng ngoại”. Nó giúp chúng ta thấy cái gì ở dưới, hay bên kia, mặt tiền. Nó cho phép chúng ta phân biệt cái gì còn lại với cái đã qua.
 
Đức Giáo Hoàng: Gặp Chúa để gặp thật chính mình
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
19:04 03/02/2008
“Giải thích về Đức Tin và Lý Trí trong đời sống Thánh Augustinô”

VATICAN (Zenit,org). Sự biết Chúa hướng dẫn ta biết chính mình và căn tính thật của mình, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã nói trong buổi tiếp kiến chung Thứ Tư hàng tuần 30/1 dành cho gương mặt Thánh Augustinô, giám mục Hippo.

Đức Giáo Hoàng nói về tương quan giữa đức tin và lý trí trong đời sống Thánh Augustinô. Trong hai bài suy niệm cuối cùng, ngài đã giải thích về đời sống và những ngày cuối đời của triết gia và thần học gia này.

Đức Thánh Cha nói, Augustinô đã bỏ đức tin Công Giáo lúc còn trẻ, “bởi vì ngài không thể thấy đức tin có thể lập luận cách hợp lý, và cũng không muốn một tôn giáo nào đối với ngài không phải là một diễn tả của lý trí—nghĩa là, chân lý.”

“Sư khao khát chân lý của ngài là triệt để và dẫn ngài đi xa đức tin Công Giáo,” Đức Thánh Cha nói thêm. “Tính triệt để của ngài lên tới mức ngài không thoả mãn với những khoa triết không vươn tới chính chân lý, và không gặp được Thiên Chúa –không phải là một Thiên chúa như là một giả thuyết vũ trụ học cuối cùng, nhưng Thiên Chúa thật, Đấng ban sự sống và kết hợp sự sống chúng ta.”

Giáo Hoàng Biển Đức XVI then brought to the forefront the consideration of the relationship between faith and reason: "These two dimensions, faith and reason, should not be separated nor opposed, but rather go forward together.

Sau đó Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI làm nổi bật sự quan sát về tương quan giữa đức tin và lý trí: “Hai chiều kích này, đức tin và lý trí, không thể chia rẻ hay chống đối, nhưng đúng hơn tiến bước chung.

“Vì Augustinô viết sau lúc trở lại, đức tin và lý trí là ‘hai sức mạnh dẫn chúng ta tới sự hiểu biết.’”

Khi trưng dẫn hai câu thời danh của Augustinô –“Tôi tin để hiểu” và “Tôi hiểu để tin” – Đức Giáo Hoàng nói những khẳng định đó “diễn tả sự tổng hợp của vấn đề này.”

Ngài tiếp: “Sừ hài hoà giữa đức tin và lý trí có nghĩa hơn hết là Thiên Chúa không ở xa chúng ta; Người không ở xa sự lập luận và sự sống chúng ta; Người ở gần mọi người, gần con tim chúng ta và gần lý trí chúng ta nếu chúng ta thật sự theo đường lối của Người.

“Chính sự gần gũi này của Thiên Chúa với con người mà Augustinô đã kinh nghiệm với sức mạnh lạ thường.”

“Sự hiện diện của Thiên Chúa trong con người là thâm sâu và đồng thời là mầu nhiệm,” Đức Thánh Cha nói. “Sự xa cách Thiên Chúa tức là sự xa cách khỏi chính mình.”

“Bởi vì Augustinô đích thân kinh nghiệm cuộc hành trình tinh thần và thiêng liêng này, ngài ra sức chuyển gởi nó trong những tác phẩm của ngài cách cấp thiết, trong chiều sâu và khôn ngoan”.

“Một con người xa Chúa thì cũng xa với chính mình, xa lạ với mình, họ chỉ có thể gặp chính mình bằng cách gặp Chúa,” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói. “Con đường này dẫn tới chính mình, tới chính mình và căn tính thật của mình.”

Đức Giáo Hoàng nói thêm: “Như vậy Augustinô đã gặp Chúa và suốt đơi đã kinh nghiệm Chúa tới mức sự thực tế này—là hơn hết một sư gặp gỡ với một nhân vật, Chúa Giêsu Kitô—đã thay đổi sự sống của ngài, cũng như đã thay đổi sự sống của rất nhiều người nam và nữ đã có ân sủng gặp Chúa.”
 
Đức Giáo Hoàng: Những phép lạ tỏ cho thấy Thiên Chúa ở gần nhân loại.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
19:09 03/02/2008
“Suy tư về Tin Mừng Chúa Kitô”.

VATICAN (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói những phép lạ chữa lành Chúa Kitô thực hiện trong Tin Mừng chỉ rõ Chúa ở gần nhân loại,

Ngõ lời với đám đông qui tụ hôm Chúa Nhật 27/1 tại Quãng Trường Thánh Phêrô để đọc kinh Truyền Tin trưa, Đức Giáo hoàng suy tư về sự bắt đầu sứ vụ công khai của Chúa Kitô như được tường thuật trong Tin Mừng thánh Matthêu.

Đức Thánh Cha nói “tin mừng” Chúa Giêsu rao giảng có thể tổng kết bằng kiểu nói sử dụng trong Tin Mừng thánh Matthêu và Maccô: “Nước Thiên Chúa,” hay là nước trời, “tới gần.”

Ngài ghi chú rằng những kiểu nói này không qui chiếu tới một vương quốc trần gian “hạn chế bởi không gian và thời gian,” nhưng đúng hơn công bố rằng “Chính Thiên Chúa là kẻ thống trị, Thiên Chúa là Đức Chúa và vương quyền của Người hiện diện –đương thời—đang thực hiện.”

Đức Giáo Hoàng nói tiếp: “Sự mới mẻ sứ điệp của Chúa Kitô là trong Người Thiên Chúa ở gần, người đã thống trị giữa chúng ta, như những phép lạ và những sự chữa lành Người thực hiện, chứng tỏ.”

“Nơi nào Chúa Giêsu đến, Thần Khí sáng tạo mang sự sống và con người được chữa lành khỏi những bịnh thể xác và tinh thần,” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói. “Vương quyền của Chúa như vậy được bày tỏ trong sự chữa lành toàn diện của con người.”

Ngài nói tiếp: “Với sự này Chúa Giêsu muốn mạc khải gương mặt Chúa thật, Chúa là Đấng ở gần, đầy lòng thương xót cho mọi người; Chúa Đấng ban tặng chúng ta sự sống dồi dào, sự sống của chính Người.

“Nước Thiên Chúa, vì lẽ này, là sự sống khẳng định mình hơn sự chết, là ánh sáng chân lý phân tán sự tối tăm ngu tối và giả đối.”
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Cha Fernando Lugo ra tranh cử tổng thống Paraguay
Đặng Tự Do
04:13 03/02/2008
Đức Giám Mục Fernando Armindo Lugo Méndez, 58 tuổi, Cựu Giám Mục San Pedro, đã chính thức nộp đơn ra tranh cử tổng thống Paraguay hôm thứ Năm 31/1/2008 bất chấp sự phản đối của Bộ Giám Mục và các Đức Giám Mục trong Hội Đồng Giám Mục Paraguay.

Trong cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra vào ngày 20/4 sắp tới, đảng Patriotic Alliance for Change (Liên minh yêu nước đòi cải tổ) (PAC) đã đề cử Đức Cha Fernando Lugo làm ứng cử viên tổng thống ra tranh cử giành chức tổng thống với tướng Lino Cesar Oviedo của đảng Colorado.

Đảng Colorado đã lãnh đạo Paraguay trong 61 năm qua. Trong khi đó, Liên minh yêu nước đòi cải tổ tập hợp 11 đảng nhỏ trong đó có những phong trào nghiệp đoàn và cả những đảng cánh tả.

Nhiều người cho rằng Đức Cha Lugo có khả năng thắng cử nhưng đa số quan sát viên cho rằng ngài cầm chắc thất bại. Trong thời gian làm Giám Mục San Pedro, Đức Cha Lugo, với khuynh hướng nghiêng về thần học giải phóng, đã nhiều lần xúi giục nông dân đấu tranh đòi đất đai kể cả bằng bạo lực. Điều này khiến cho giới tư bản và trung lưu tại Paraguay cảm thấy lo sợ và do đó, khó lòng ủng hộ ngài trong cuộc tranh cử sắp tới.

Tưởng cũng nên biết, Tòa Thánh đã từ khước thỉnh cầu từ bỏ tình trạng giáo sĩ của Đức Cha Fernando Lugo. Dù thế, Đức Cha Fernando, cựu Giám Mục giáo phận San Pedro, Paraguay vẫn kiên quyết từ bỏ chức thánh của mình để ra tranh cử tổng thống Paraguay.

Tháng 3 năm ngoái, Đức Cha Lugo viết thư cho sứ thần Tòa Thánh tại Paraguay tiếp tục thỉnh cầu được từ bỏ tình trạng giáo sĩ của mình.

Cựu GM Fernando Lugo xem bóng đá
Theo nhật báo “La Nacion,” trong lá thư gởi cho đức sứ thần Tòa Thánh tại Paraguay, Đức Cha Fernando phàn nàn “về tình trạng pháp lý không rõ ràng của mình. Một bên là các cố vấn pháp luật của ngài cho rằng việc từ chức Giám Mục của ngài là đủ để có tư cách là ứng viên tranh cử tổng thống vào năm 2008. Nhưng mặt khác là lá thư của Tòa Thánh khẳng định tình trạng giáo sĩ của ngài vẫn còn hiệu lực”. Với tình hình không rõ ràng như hiện nay, người Công Giáo Paraguay sẽ rất ngần ngại dồn phiếu cho ngài trong cuộc tranh cử tổng thống sắp tới.

Theo Đức Cha Fernando, bức thư của Tòa Thánh, được công bố rộng rãi cả trong lẫn bên ngoài Giáo Hội Công Giáo tại Paraguay đã tạo ra “sự hoang mang trong dư luận”, và vì thế ngài thấy rằng “cần phải làm rõ việc từ chức không thể bị từ khước” của ngài.

Theo tờ “La Nacion,”, Đức Cha Fernando “không dấu diếm ý đồ chính trị của mình” là làm mọi cách để thoát khỏi tình trạng giáo sĩ hầu có thể bảo đảm phía đối phương không nại tình trạng giáo sĩ của ngài để bác bỏ tư cách ứng cử viên tổng thống.

Trước đó, hôm 4/2/2007, tòa sứ thần Tòa Thánh tại Asunción, Paraguay đã công bố sắc lệnh của Tòa Thánh phạt ngưng thi hành “chức thánh” (a divinis) đối với Đức Cha Fernando.

Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, tổng trưởng Bộ Giám Mục, đã ký sắc lệnh nói trên, trong đó, Tòa Thánh “hết sức lấy làm tiếc” đã phải thi hành án “phạt ngưng thi hành chức thánh theo Giáo Luật 1333, đoạn 1” của Bộ Giáo Luật.

Đức Hồng Y Battista Re cũng đã viết riêng cho Đức Cha Fernando bày tỏ sự buồn phiền của ngài trước việc Đức Cha Fernando nhất quyết ra tranh cử tổng thống như trong tuyên bố do Đức Cha Fernando đưa ra hôm 25/12/2006.

Từ nay, Đức Cha Fernando không được phép thi hành thừa tác vụ giám mục của mình. Sắc lệnh nhấn mạnh ngài không được “thi hành các hoạt động bản quyền và cai trị và các chức trách cũng như quyền hạn đến từ chức giám mục”.

Ðức Cha Fernando đã xin Ðức Bênêđitô XVI cho ngài trở lại bậc giáo dân, tức hoàn tục, “để trở lại tình trạng giáo dân trong Giáo Hội”, nhưng thỉnh cầu này đã bị từ chối, bởi vì trong lá thư đính kèm, Đức Hồng Y Re giải thích rằng “thánh chức giám mục đã được ngài lãnh nhận cách tự do đời đời”, để phục vụ cho các linh hồn chớ không phải một cộng đoàn chính trị qua trách vụ cai trị đất nước. Sắc lệnh ghi rõ rằng Đức Cha Fernando “vẫn tiếp tục ở trong bậc giáo sĩ và tiếp tục bị ràng buộc phải làm tròn các nghĩa vụ được giao phó cho ngài, dù bị ngưng không được thi hành thánh chức”.

Theo giáo luật 285 và 287, Giáo Hội không đồng ý cho các linh mục dấn thân hoạt động chính trị đảng phái.

Đức Cha Mendez sinh ngày 30/5/1949. Ngài được thụ phong linh mục dòng Ngôi Lời vào ngày 15/8/1977. Ngày 17/4/1994, ngài được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm Giám Mục San Pedro và đã nhận giáo phận vào ngày 5/5/1994. Ngày 11/1/2005, ngài nộp đơn xin từ chức Giám Mục San Pedro để tham gia các hoạt động chính trị.

Đức Hồng Y Re đã cảnh cáo Đức Cha Fernando về triển vọng của những ngăn trở giáo luật ngay cả trước khi ngài công bố quyết định ra tranh cử chức vụ tổng thống vào sau lễ Giáng Sinh vừa qua. Đức Hồng Y Re đã viết cho ngài những lời lẽ rất tha thiết khi ngài nộp đơn xin từ chức.

“Vì danh Chúa Giêsu Kitô, tôi xin Đức Cha hãy suy tư nghiêm chỉnh về hành vi của mình và hệ quả của nó đối với Đức Cha và với Giáo Hội”.

Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng việc Đức Cha tham gia vào chính trị “rõ ràng là tương phản với trách nhiệm nghiêm chỉnh của một Giám Mục Công Giáo là người được mời gọi bảo vệ sự hiệp nhất của Giáo Hội, bảo vệ tín lý của Giáo Hội, sự thờ phượng và kỷ luật”.

Về phần mình Đức Cha Fernando tuyên bố “từ bỏ” chức thánh của mình và công khai tuyên bố từ bỏ hàng ngũ giáo sĩ như hiến pháp Paraguay đòi buộc. Theo hiến pháp nước này các vị giáo sĩ không được ra tranh cử các chức vụ công quyền.
 
Cha Marcial Maciel Degollado đấng sáng lập Đạo Binh Chúa Kitô đã qua đời
Nguyễn Việt Nam
04:29 03/02/2008
Cha Marcial Maciel Degollado
Cha Marcial Maciel Degollado, đấng sáng lập Đạo Binh Chúa Kitô, đã qua đời ngày 30/1/2008 thọ 87 tuổi.

Phong trào Đạo Binh Chúa Kitô đã phát triển rất nhanh chóng và có quan hệ mật thiết với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Cha Maciel đã có thời có được một ảnh hưởng rất mạnh mẽ tại Rôma. Tuy nhiên, tháng Năm năm 2006, một số báo chí tại Italia đã cáo buộc ngài về tội khuấy nhiễu tình dục.

Những người biện hộ cho vị linh mục Mễ Tây Cơ này, bao gồm các nhà lãnh đạo của Đạo Binh Chúa Kitô, khẳng định rằng những cáo buộc do báo chí Italia đưa ra là hoàn toàn vu cáo.

Cha Maciel đã lui về ẩn dật tại một địa điểm tại Hoa Kỳ. Cha Alvaro Corcuera, người kế vị ngài lãnh đạo phong trào Đạo Binh Chúa Kitô trên thế giới đã loan báo cho các thành viên của phong trào về “sự ra đi của đấng sáng lập yêu dấu của chúng ta, cha Marcial Maciel Degollado đã về tới Thiên Quốc”.

Nghi lễ an táng cho ngài sẽ được cử hành tại thành phố Cotija, Mễ Tây Cơ là quê hương của ngài.

Cha Maciel sinh năm 1920. Ngài thành lập phong trào Đạo Binh Chúa Kitô vào năm 1941. Khi ngài lui vào ẩn dật phong trào này đã phát triển mạnh mẽ với 600 linh mục (ngày nay con số này là 750) với 2000 chủng sinh và 70,000 thành viên sinh hoạt trong phong trào giáo dân Regnum Christi.
 
Công Nghị Thế Giới về Lòng Thương Xót Chúa Kitô
Thúy Dung
04:42 03/02/2008
Vatican - Đức Hồng Y Christoph Schönborn của tổng giáo phận Vienna đã công bố kế hoạch cho Công Nghị Thế Giới về Lòng Thương Xót Chúa Kitô lần đầu tiên. Theo thông báo của Đức Hồng Y Schönborn, Conga Nghị sẽ được khai mạc vào ngày 2/4/2008, ngày giỗ thứ 3 của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, người đã có lòng sùng bái và phổ biến Lòng Thương Xót Chúa Kitô.

9,000 tham dự viên sẽ tham dự Công Nghị lần thứ nhất được tổ chức tại đại thính đường Phaolô Đệ Lục. Sau Công Nghị Thế Giới này, năm 2009 sẽ có Công Nghị cấp Lục Địa, năm 2010 sẽ có Công Nghị cấp quốc gia, và năm 2011 sẽ có Công Nghị cấp giáo phận. Công Nghị Thế Giới lần thứ hai sẽ được tổ chức năm 2012.

Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã chúc lành cho kế hoạch Công Nghị lần thứ nhất này vào tháng Hai 2006. Ngài sẽ cử hành Thánh Lễ Bế Mạc tại quảng trường Thánh Phêrô sau 5 ngày hội thảo của Công Nghị.

Tưởng cũng nên nhắc lại, trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hôm Chúa Nhật 23/04/2006, khi Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI nhắc đến Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II như "Vị Giáo Hoàng của lòng Thương Xót Chúa", toàn bộ quảng trường Thánh Phêrô đông chật hàng mấy chục ngàn người đã bùng lên trong những tiếng vỗ tay vang dội.

Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã nhắc đến thông điệp Dives in misericordia do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành và lễ cung hiến đền thờ kính lòng Thương Xót Chúa tại Krakovia, do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cử hành năm 2002. Trong thông điệp Dives in misericordia, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã quyết định rằng trong Chúa Nhật trong tuần bát nhật lễ Phục sinh (Dominica In Albis), toàn thể Giáo Hội long trọng mừng kính lòng Thương Xót Chúa như lòng ao ước của "một nữ tu khiêm hạ, sơ Faustina Kowalska", người đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong Thánh.

Khi Đức Thánh Cha nhắc nhở mọi người rằng "Ơn Thiên Chúa Quan Phòng đã để cho ngài [Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II] qua đi đúng vào chiều ngày này trong vòng tay của lòng Thương Xót Chúa", một không khí xúc động bao trùm toàn thể quảng trường.
 
Đức Thánh Cha mời gọi các tu sĩ tăng cường sống Lời Chúa
G. Trần Đức Anh OP
04:58 03/02/2008
VATICAN. Chiều ngày 2-2-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã gặp gỡ và mời gọi các tu sĩ nam nữ chuyên cần lắng nghe, suy niệm và sống Lời Chúa.

Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong cuộc gặp gỡ lúc 6 giờ 50 với các tu sĩ tại Đền Thờ Thánh Phêrô, sau thánh lễ bắt đầu lúc 5 giờ rưỡi do ĐHY Franc Rodé, dòng Lazariste người Sloveni, Tổng trưởng Bộ các dòng tu, chủ sự nhân lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh, cũng là ngày Thế giới lần thứ 12 về đời sống thánh hiến.

Đồng tế với ĐHY còn có Đức TGM Gardin, Tổng thư ký của Bộ các dòng tu, cùng với nhiều vị Bề trên Tổng quyền các dòng nam, trước sự hiện diện của lối 5 ngàn tu sĩ nam nữ và thành viên các tu hội đời và hàng ngàn giáo dân. Sau bài giảng của ĐHY, tất cả các tu sĩ hiện diện đã đồng thanh dâng lời cảm tạ Chúa vì hồng ân đời sống thánh hiến và lập lại quyết tâm dấn thân sống ơn gọi tu trì, các lời khuyên Phúc Âm và làm chứng cho Chúa Kitô.

Trong bài huấn dụ ngắn, sau khi nhắc đến đề tài của Thượng HĐGM thế giới kỳ thứ 12 vào tháng 10 năm nay tại Roma về ”Lời Chúa trong đời sống và sứ mạng của Giáo Hội”, ĐTC gợi lại tầm quan trọng của Lời Chúa, nhất là Tin Mừng, trong việc gợi hứng và soi sáng cho các vị Tổ Phụ sáng lập các dòng tu và trong tu luật, hiến pháp của các dòng, đồng thời ngài nhấn mạnh rằng: ”Theo Chúa Kitô, không chút do dự hay thỏa hiệp, như được đề nghị trong Tin Mừng, chính là qui luật tối hậu và tột định của đời tu trì qua dòng thời gian” (PC 2). ĐTC nhắc nhở các tu sĩ rằng: ”Anh chị em hãy nuôi dưỡng ngày của mình bằng kinh nguyện, suy niệm, lắng nghe Lời Chúa. Vốn quen thuộc với phương thức truyền thống ”lectio divina” (suy niệm và cầu nguyện với Lời Chúa), xin anh chị em hãy giúp các tín hữu đề cao phương thức này trong đời sống thường nhật của họ. Và anh chị em hãy biết diễn đạt qua cuộc sống chứng tá những gì Lời Chúa chỉ dẫn, để cho mình được Lời Chúa uốn nắn, hầu mang lại hoa trái dồi dào như hạt giống được gieo vào thửa đất tốt”.

ĐTC kết luận rằng: ”Ước gì người đời có thể thấy những công việc lành của anh chị em, là hoa trái của Lời Chúa sống trong anh chị em, và ngợi khen Cha của anh chị em trên trời” (Xc Mt 5,16).

Theo ĐHY Franc Rodé, trong toàn Giáo Hội hiện có 1 triệu 40 ngàn tu sĩ nam nữ, trong đó có 137 ngàn linh mục dòng. Nếu kể cả các tu huynh và đan sĩ và thành viên các nam tu hội đời, con số đó lên tới 196 ngàn người. Tổng số nữ tu là 836 ngàn, trong đó có 47 ngàn nữ đan sĩ chiêm niệm và 767 nữ tu thuộc các dòng hoạt động, 21 ngàn thành viên các nữ tu hội đời. (SD 2-2-2008)
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến Bộ Giáo Lý đức tin
G. Trần Đức Anh OP
05:06 03/02/2008
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 ca ngợi 2 văn kiện do Bộ giáo lý đức tin công bố hồi năm ngoái (2007), và khuyến khích Bộ này tiếp tục đặc biệt quan tâm đến các vấn đề khó khăn và phức tạp của luân lý sinh học.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 31-1-2008 dành cho 64 HY, GM và các LM chuyên gia tham dự Hội nghị toàn thể của Bộ giáo lý đức tin.

Văn kiện thứ I công bố hồi tháng 7 năm ngoái được ĐTC đề cao là ”Những câu trả lời cho các vấn nạn liên quan đến một số khía cạnh về Giáo Hội”, tái khẳng định và diễn tả bằng một ngôn từ mới giáo huấn của Công đồng chung Vatican 2 (LG 8), theo đó Giáo Hội duy nhất của Chúa Kitô hiện hữu, trường tồn và bền vững trong Giáo Hội Công Giáo. Vì thế đặc tính duy nhất, bất khả phân ly và không thể hủy diệt của Giáo Hội Chúa Kitô không bị hủy bỏ vì những phân rẽ và chia cách của các tín hữu Kitô”.

Văn kiện này bị một số vị lãnh đạo Tin Lành coi là một bước thụt lùi của Công Giáo trong lãnh vực đối thoại đại kết. Tuy nhiên ĐTC nhấn mạnh rằng sự tái khẳng định đạo lý ấy không hề cản trở sự dấn thân đại kết chân chính, trái lại là một khích lệ công cuộc đối thoại và tìm về hiệp nhất Kitô.

Văn kiện thứ II công bố hồi tháng 12 năm ngoái về một số khía cạnh của công cuộc truyền giảng Tin Mừng. Đứng trước nguy cơ chủ thuyết tương đối về tôn giáo và văn hóa, Bộ giáo lý đức tin tái khẳng định rằng trong cuộc đối thoại với các tôn giáo và văn hóa, Giáo Hội không tự chuẩn chước cho mình khỏi sự cần thiết phải truyền giảng Tin Mừng và hoạt động truyền giáo cho các dân tộc, và không thể ngưng kêu gọi con người đón nhận ơn cứu độ được trao tặng cho muôn dân.

Cũng trong bài diễn văn, ĐTC yêu cầu Bộ giáo lý đức tin tiếp tục quan tâm đến các vấn đề mới mẻ, khó khăn và phức tạp về luân lý sinh học do những kỹ thuật mới về y khoa nêu lên. Ngài nói: ”Huấn quyền của Hội Thánh có nghĩa vụ tái khẳng định các giá trị lớn lao liên hệ trong các vấn đề đó và đề nghị cho các tín hữu và mọi người thiện chí những nguyên tắc và đường hướng luân lý đạo đức đối với những vấn đề mới.”

ĐTC nêu rõ hai nguyên tắc cần phải theo trong lãnh vực này: thứ I là tôn trọng vô điều kiện đối với con người, từ lúc mới thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên; thứ II là tôn trọng tính chất độc đáo của việc thông truyền sự sống con người qua các tác động riêng của vợ chồng.

ĐTC nhắc đến các vấn đề mới như làm đông lạnh phôi thai người, thu hẹp phôi thai, chẩn bệnh phôi thai trước khi cấy vào tử cung, nghiên cứu tế bào gốc rút từ phôi thai, những toan tính phúc chế người, v.v. chứng tỏ rằng với sự thụ thai nhân tạo ngoài cơ thể, người ta vượt qua hàng rào bảo vệ phẩm giá con người. Khi con người, ở trong trạng thái yếu thế nhất và vô phương tự vệ trong cuộc sống, bị lựa chọn, bỏ rơi, sát hại hoặc dùng như chất liệu sinh học, thì làm sao có thể phủ nhận con người không còn được đối xử như nhân vị, nhưng một đồ vật nào đó, và làm thương tổn chính phẩm giá con người?”

Trong lời chào ĐTC đầu buổi tiếp kiến, ĐHY Tổng trưởng William Levada, người Mỹ, cho biết trong khóa họp này, các thành viên của Bộ đã kiểm điểm hoạt động trong 2 năm qua. Bộ giáo lý đức tin không chỉ giới hạn hoạt động vào việc tìm ra phương dược liên hệ tới kỷ luật đối với thái độ của cá nhân hay tổ chức Giáo Hội, nhưng còn tích cực nhắm thăng tiến đức tin và giáo huấn về những điểm quan trọng trong đạo lý Công Giáo. Ngoài việc duyệt qua một số văn kiện quan trọng đã công bố, Đại hội của Bộ giáo lý đức tin lần này còn đặc biệt cứu xét một số vấn đề luân lý sinh học. Sau khi Huấn thị ”Hồng ân sự sống” (Donum vitae) do Bộ Giáo lý Đức tin công bố năm 1987, và Thông điệp ”Tin Mừng sự sống” (Evangelium vitae) do ĐGH Gioan Phaolô 2 công bố năm 1995, y khoa sinh học đã có những bước tiến quan trọng, nhưng đồng thời cũng đề ra những vấn đề luân lý không được Huấn Thị nói trên đề cập đến. Ví dụ vấn đề phúc chế (cloning), các tế bào gốc rút từ phôi thai, tình trạng hàng ngàn phôi thai đông lạnh không được giải quyết. Bộ cứu xét vấn đề có nên công bố một văn kiện cứu xét các vấn đề mới để đề ra các giải pháp thích hợp về luân lý hay không, dưới ánh sáng các nguyên tắc tổng quát của nhân loại học Kitô. (SD 31-1-2008)
 
Tổng Trưởng Bộ Phụng Tự : Phải xét lại việc trao Mình Thánh Chúa vào lòng bàn tay
Nguyễn Long Thao
10:40 03/02/2008
ROME, 1/02/08 -- Đức TGM Albert Malcolm Ranjith, Tổng Trưởng Bộ Phụng Tự Thánh và Kỷ Luật Bí Tích tuyên bố rằng nên xem xét lại việc trao Mình Thánh Chúa vào lòng bàn tay.

Khi đề tựa cho quyển sách của vị Giám Mục Athanasius Schneider, người Kazakhstan, Đức Tổng Giám Mục Ranjith viết rằng việc nhận mình Thánh Chúa bằng lòng bàn tay “làm người ta ngày càng suy giảm thái độ tôn kính đối với Bí Tích Thánh Thiêng Nhất.

Cuốn sách của vị Giám Mục người Kazakhstan được nhà xuất bản của Tòa Thánh ấn hành và có tựa đề “Dominus Est: Meditations of a Bishop from Central Asia on the Sacred Eucharist."

Đức TGM Ranjith viết trong lời tựa rằng Mình Thánh Chúa phải được đón nhận bằng một thái độ hết sức cung kính và thờ lậy. Ngài cũng nói việc thực hành nhận Mình Thánh Chúa bằng lòng bàn tay đã được “áp dụng tại một số nơi với kiểu cách lạm dụng và vội vã”

Đức TGM cũng nhấn mạnh rằng Công Đồng Vatican II chưa bao giờ khuyến khích hay hợp thức hóa việc trao Mình Thánh Chúa vào lòng bàn tay.

Và Ngài kết luận “Tôi tin rằng đã đến lúc phải xét lại và nếu cần phải hủy bỏ hoàn toàn tập tục này đi”
 
Những hình thức phong cùi mới trong xã hội ngày nay
Linh Tiến Khải
19:44 03/02/2008
Những hình thức phong cùi mới trong xã hội ngày nay

Ngày 27 tháng giêng vừa qua là ”Ngày Quốc Tế cho người Phong Cùi” lần thứ 54. Ngày này đã do ông Raoul Follereau, tông đồ người cùi, khởi xướng hồi năm 1954. Mục đích là để cổ võ tình liên đới của mọi người đối với hàng triệu anh chị em bệnh nhân phong cùi sống rải rác đó đây trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam và nhiều nước Á châu. Tại nhiều nơi nó được cử hành cả tuần và gọi là ”Tuần Cho Người Phong Cùi”, bắt đầu từ ngày 21 tháng giêng hàng năm.

Theo thống kê của Hội Bạn Người Cùi Italia trong năm qua đã có thêm 265.661 người mắc bệnh. So với năm trước nữa thì có hơi giảm một chút. Thật ra đây cũng chỉ là con số phỏng đoán, chứ cho đến nay không ai biết chính xác số người phong cùi cũng như số bệnh nhân mới là bao nhiêu. Lý do rất dễ hiểu, vì đối với nhiều dân tộc hay bộ lạc, bệnh phong cùi là một hình phạt, và người bệnh bị hất hủi, đuổi ra khỏi nhà và khỏi làng. Họ sống lang thang trong rừng sâu, hay tại những nơi hẻo lánh và chết cô đơn trong đó, mà không được ai thương xót đoái hoài tới.

Trong số các quốc gia có nhiều người phong cùi nhất thế giới hiện nay có: Ấn Độ, Brasil, tiếp đến là Indonesia, Congo, Bangladesh, Nepal và Mozambic. Nhưng như đã biết, vì quan niệm và tâm thức sợ hãi của người dân đối với bệnh phong cùi, nên có nhiều người bị bệnh mà không bao giờ khai báo, do đó không thể biết chính xác số người phong cùi trong một quốc gia nào đó và trên thế giới hiện nay là bao nhiêu. Ngoài ra, bên cạnh các người đang mắc bệnh cũng có hàng triệu người sống với các hậu qủa của bệnh phong cùi, cả khi họ đã khỏi bệnh, nhưng đã mất đi một hay nhiều phần thân thể của mình. Ngoài ra còn có một sự kiện không biết tới, đó là tại các nước tây âu cũng có người bị bệnh phong cùi, tuy ít.

Để gây qũy trợ giúp các anh chị em phong cùi, ngày 27 tháng giêng vừa qua tổ chức Bạn Người Cùi Italia đã bán các lọ ”Mật liên đới” tại 800 quảng trường trên toàn nước. Sáng kiến này đã được 3000 người thiện nguyện ủng hộ với sự cộng tác của một vài hiệp hội thương mại. Ngoài ra cũng có các chứng nhân đến từ các quốc gia, nơi tổ chức Ban Người Cùi hiện diện và hoạt động, để trình bầy về căn bệnh này và tình hình sức khỏe trên thế giới. Năm nay ”Hiệp hội các trọng tài bóng đá Italia” cũng tham gia chiến dịch gây qũy trợ giúp người cùi.

Bà Silvia Miletta, thuộc văn phòng dự án nước ngoài của tổ chức Bạn Người Cùi Italia cho biết hiện nay nhiều nước trên thế giới tuyên bố là đã đạt mục đích loại trừ bệnh phong cùi, có nghĩa là giảm số bênh nhân xuống dưới mức 1 bệnh nhân trên 10.000 dân. Nhưng trên thực tế ý niệm loại trừ bệnh cùi chỉ có giá trị thống kê, và các chiến thuật được đề ra để thực hiện mục đích này đã tỏ ra sai lầm. Thí dụ mới đây nước Brasil đã ghi nhận sự không thích hợp của chiến thuật, và đã áp dụng một kiểu mới giúp đối phó với bệnh phong cùi, trong đó bao gồm việc chữa trị và phục hồi với các biện pháp giáo dục và phòng ngừa.

Ông Raoul Follereau đã qua đời cách đây 30 năm, nhưng các chương trình và dự án của ông vẫn được tổ chức Bạn Người Cùi tiếp tục thực hiện. Ở đây việc trợ giúp các anh chị em phong cùi không chỉ hạn hẹp trong việc chữa trị bằng thuốc men, nhưng còn bao gồm việc phục hồi và tái hội nhập người cùi vào xã hội nữa, qua các sinh hoạt tạo công ăn việc làm cho họ. Đồng thời nó cũng gồm việc chống lại các nguyên nhân gây ra căn bệnh này và khiến cho bệnh lan tràn. Các nguyên nhân đó là nghèo túng, thiếu các dịch vụ y tế, cảnh bị gạt ra ngoài lề xã hội và nhất là sự thờ ơ của thế giới giầu có. Do đó, tổ chức Bạn Người Cùi Italia dấn thân giúp mọi người ý thức tình trạng này để chấm dứt căn bệnh mà ông Raoul Follereau gọi là ”bệnh hủi thờ ơ” và ”bệnh hủi ích kỷ”.

Qủa thế, nếu phải kể các thứ bệnh cùi của cuộc sống tinh thần, chúng ta sẽ có danh sách rất dài gồm đủ mọi thứ phong hủi của tâm hồn con người, trong đó có thái độ sống bất công, gian ác, điêu ngoa, dối trá, xuyên tạc sự thật. Cụ thể như các đài phát thanh truyền hình và 600 báo chí của nhà nước đang làm tại Việt Nam, liên quan tới chiến dịch giáo dân Tổng Giáo Phận Hà Nội đốt nết cầu nguyện cho công lý, hòa bình và các quyền con người. Sau mấy tuần ém nhẹm mọi tin tức, không cho nhân dân toàn nước hay biết các biến cố này, giờ đây giới truyền thông của nhà nước được lệnh đồng loạt xuyên tạc sự thật, vu khống, bôi nhọ hàng giáo phẩm, giáo dân và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.

Họ quên rằng từ 6 tuần qua, mọi tin tức và hình ảnh các diễn biến đã được gửi ra ngoại quốc và được toàn thế giới theo dõi. Những lèo lái, xuyên tạc, dối trá ấy không còn tác dụng đối với ai nữa. Chúng chỉ vén mở cho thấy một thứ bệnh phong hủi, lở loét, hôi thối, gặm nhấm tâm trí họ và vô cùng nguy hại cho cơ cấu của chính quyền cũng như nguy hại cho chính cuộc sống và tương lai đất nước mà thôi.

Lậy Chúa, hôm nay chúng con nhớ tới hàng triệu anh chị em bị vi trùng Hansen gặm nhấm thân xác đớn đau mỗi ngày. Nhưng chúng con cũng đặc biết nhớ tới tất cả mọi loại phong cùi trong tâm trí nữa. Đó là mọi thứ tội lỗi trong tâm hồn chúng con. Chúng nguy hại cho chúng con hơn bệnh phong cùi trên thân xác rất nhiều. Xin cứu chữa chúng con khỏi các bệnh phong cùi tâm linh ấy.
 
Kinh Truyền Tin: ĐTC chúc mừng Tân Niên Âm Lịch
Bình Hòa
19:50 03/02/2008
Bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền tin trưa chúa nhựt hôm 3-2-2008 không tập trung vào một chủ đề suy niệm, nhưng gồm bởi nhiều ý chỉ cầu nguyện dựa theo nhiều biến cố đời sống Giáo hội và tình hình thế giới. Trước hết, nhớ lại ngày dành cho đời sống thánh hiến được mừng vào thứ bảy tuần trước, Đức Thánh Cha đã xin cầu nguyện cho các người tận hiến. Kế đến, tại Italia, Chúa nhựt đầu tháng 2 dương lịch hằng năm được dành làm Ngày sự sống, kể từ khi Quốc hội nước này thông qua đạo luật cho phép phá thai. Rồi vào thứ 4 sắp tới, bắt đầu mùa chay, các tín hữu được mời gọi xin on cải hoán thực tình. Một tuần sau đó, nhân ngày kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra ở Lộ đức, các tín hữu được nhắc nhở lãnh ơn Đại xá khi đọc kinh trước một ảnh tượng kính Người. Sau khi ban phép lành Toà thánh, đức Bênêđictô XVI còn thêm những ý chỉ cầu nguyện cho tình hình bất ổn tại các nước Kenya, Irak (với những cuộc thảm sát bao nhiêu thường dân vô tội) và tại Colombia (với những cảnh bắt cóc tống tiền). Tuy nhiên, bên cạnh những tin buồn như vậy cũng có một tin vui, đó là nhiều dân tộc ở Á châu sẽ mừng Tân Niên âm lịch. ngài đã gửi lời chúc mừng như sau:

Trong sứ điệp nhân ngày thế giới hoà bình mới đây, tôi đã nhấn mạnh rằng chính ở gia đình mà người ta học được những ngữ vựng cơ bản của sự sống chung, và khám phá những giá trị nhân bản. Những lễ hội đầu năm âm lịch sắp đến sẽ là cơ hội đoàn tụ của nhiều gia đình tại Á châu. Tôi xin cầu chúc cho tất cả mọi người được mọi điều tốt lành thịnh vượng, và tôi ước mong sao cho những truyền thống cao đẹp của đời sống gia đình được duy trì và trân trọng, nhắm mang lại ích lợi cho tổ quốc và cho nơi mà mình đang sinh sống".

Tiếp theo đây là nguyên văn bài huấn dụ dẫn vào kinh Truyền tin

Anh chị em thân mến

Hôm nay tôi xin ký thác cho anh chị em vài ý chỉ cầu nguyện. Trước hết, nhớ đến ngày hôm qua, lễ Dâng tiến Chúa vào đền thờ, chúng ta đã cử hành ngày đời sống thánh hiến, tôi xin mời anh chị em hãy cầu nguyện cho những người được Chúa Kitô kêu gọi đi theo sát Người bằng cuộc tận hiến đặc biệt. Chúng ta ghi ân những anh chị em đã hiến thân phụng sự Thiên Chúa và Giáo hội qua lời khấn thanh bần, khiết tịnh và vâng lời. Nguyện xin Mẹ Maria cầu cho được nhiều ơn gọi dồi dào và thánh thiện vào đời thánh hiến, một kho tàng vô giá đối với Giáo hội và thế giới.

Một ý chỉ cầu nguyện khác nữa từ ngày dành cho sự sống tại nước Italia, năm nay với chủ đề Phục vụ sự sống. Tôi xin chào thăm và cám ơn những người đến tại quảng trường thánh Phêrô để bày tỏ việc dấn thân cho công cuộc bảo vệ và cổ võ sự sống, và đề cao rằng “tầm văn minh của một dân tộc được đánh giá ở khả năng phục vụ sự sống” (Sứ điệp của Hội đồng Giám mục Italia cho ngày sự sống lần thứ 30). Mỗi một người, tùy theo khả năng, nghề nghiệp và thẩm quyền của mình, hãy cảm thấy được thôi thúc yêu quý và phục vụ sự sống, từ lúc khởi đầu cho đến lúc kết liễu tự nhiên. Thực vậy, tất cả mọi người đều có bổn phận đón nhận sự sống như một món quà cần được tôn trọng, che chở và thăng tiến, nhất là khi còn yếu ớt và cần được chăm sóc, dù là trước khi chào đời hay là vào giai đọan tận cùng. Tôi xin hợp ý với các giám mục Italia trong việc khuyến khích những ai, tuy vất vả nhưng cảm thấy vui sướng, tuy âm thầm nhưng tận tụy, đang trợ giúp những thân nhân già yếu hay tàn tật, và những ai thường xuyên dành thời giờ để giúp đỡ những người thuộc mọi lớp tuổi đang bị thử thách bởi mọi hình thức túng quẫn.

Chúng ta cũng hãy cầu nguyện để cho mùa Chay, sắp sửa bắt đầu vào ngày thứ 4 tới đây với nghi thức rắc tro mà tôi sẽ chủ sự tại vương cung thánh đường Santa Sabina như mọi năm, trở thành một thời kỳ thuận tiện cho hết mọi người được hoán cải đích thực. Chúng ta hãy ký thác những tư tưởng này cho lời chuyển cầu của Đức Mẹ. Từ ngày hôm qua cho đến hết ngày 11 tháng 2, kính nhớ 150 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ-đức, chúng ta có thể hưởng nhờ ơn Đại xá, và nhường lại được cho các linh hồn, bằng cách tuân giữ những điều kiện thường lệ (Xưng tội, Rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha) và dừng lại cầu nguyện trước một tượng ảnh kính Đức Mẹ Lộ-đức được trưng bày công khai. Những người già lão bệnh tật có thể hiệp thông bằng lòng ước ao. Nguyện xin Đức Maria, là Mẹ và ngôi sao hy vọng, soi sáng những bước đường của chúng ta, và giúp chúng ta trở nên những môn đệ trung thành của Chúa Kitô.

(Radio Vatican)
 
Top Stories
Vietnam: Thanh Hoa Catholic community celebrated Tet with leprosy patients
J.B. An Dang
15:49 03/02/2008
Thanh Hoa Catholics believe that the challenge to put an end to leprosy in Vietnam requires not only the medicines, but also on-the-spot presence of health-care facilities, and a fierce fight to dispel prejudices.

Sing along with patients
Clean up for them
70 priests, nuns, novices and university students in Thanh Hoa diocese came to work in a state-run leprosarium to help patients prepare the lunar new year on January 31. Their intention was to bring joy to the patients, help relieve the pain and struggle to dispel prejudices in society. Bishop Joseph Nguyen Chi Linh and other Church leaders of Thanh Hoa have led Catholic community to visit the leprosarium many times.

Most visitors to the leprosarium, even the patients’ relatives, keep a distance with the patients. However, members of Thanh Hoa Catholic community hug, and shake hands with them. They came to each patient room to clean up and decorate it with symbols of Tet.

Like other state-run leprosy hospitals, the Cam Thuy leprosarium is located in a rural area, 2 hours driving time from Thanh Hoa city. There hundreds of adult and children are treated.

Church Social workers state that the possibility to cure the disease is sharply increased with timely clinical diagnosis that identifies the bacteria at the beginning of its presence in a body, and the willingness to seek treatment as soon as possible. However, they are afraid that the isolation of leprosy hospitals along with numerous prejudices in the society would prevent patients to do so.

In particular, there is a common misperception that leprosy is a hereditary disease. This leads to a high number of forced abortions and sterilizations among leprosy patients.

Fr. Joseph Nguyen Duc Thanh, who led the delegation of Thanh Hoa Catholic community, expressed to the patients a hope that “the visit will remain in your heart as a symbol of love”. While a university student said he saw in the patients’ body disfigured by Hansen's disease the suffering Christ himself was present.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhà thờ Huyện Sĩ phát quà Tết cho các gia đình khó
Nguyễn Văn Khánh
12:46 03/02/2008
SAIGÒN -- Hôm 31/1/2008 (nhằm ngày 24 Tết Mậu Tý) Nhà thờ Huyện Sĩ (Giáo xứ Chợ Đũi) tổ chức phân phát 100 phần quà Tết cho các gia đình khó khăn trong giáo xứ kể cả các gia đình lương giáo.

 
Tết về nỗi lòng người xa quê hương đang sống ở Paraguay
Lm. Trần Xuân Sang, SVD
14:54 03/02/2008
PARAGUAY – NỖI LÒNG NGƯỜI XA XỨ

Tết này con không về

Mấy ngày nay khi vào các trang Web Việt Nam để xem tin tức quê nhà, tôi cảm thấy hơi buồn vì một cái tết nữa xa nhà. Đâu đó vọng lại bài hát tôi đã từng được nghe qua giọng ca mùi mẫn của ca sỹ Duy Khánh: “Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm…”. Ba Má ơi, tết này con lại lỗi hẹn với Ba Ma nữa rồi, mà chẳng những chỉ có cát tết Mậu Tý này mà những cái tết còn lại trong cuộc đời con, con đành gác lại những niềm vui của bản thân để con sống với các anh chị em mà Chúa đã giao phó cho con ở xứ truyền giáo này.

Nhớ lại dịp tết Đinh Hợi, lẽ ra tôi đã được ăn tết với gia đình, nhưng gần đến phút chót lại có sự cố. Đức Tổng Giám Mục Murphy Pakiam của Tổng Giáo Phận Kuala Lumpur, Malaysia mời một linh mục Việt Nam của Dòng chúng tôi giúp các bạn trẻ công nhân Việt Nam đang làm việc tại đây, cha Bề trên đã cử tôi qua đó để làm việc mục vụ. Vâng lời bề trên tôi ra đi mà trong lòng cảm thấy hơi buồn.

Sau một ngày trò chuyện với Đức Tổng ở Kuala Lumpur, tôi được một bạn trẻ người Mã gốc Hoa đưa tôi từ Kuala Lumpur đến thành phố Kuantan, thuộc mạn đông của Malaysia, nơi các rất nhiều bạn trẻ Việt Nam đang làm việc. Cùng đi với tôi có một nữ tu trẻ Việt Nam thuộc Dòng Phan-sinh đang học ngôn ngữ ở đây. Malaysia là một quốc gia Hồi giáo nhưng ở đất nước này có rất đông người Hoa nên ở đây người ta cũng nhộn nhịp đón tết Tàu. Người Công giáo ở đây chỉ là một nhóm thiểu số với những người di dân và xuất khẩu lao động. Tôi được sắp xếp ở nhà thờ Thánh Thomas do một cha xứ người Mã gốc Ấn phụ trách. Sau lời chào xã giao, chúng tôi lên kế họach để gặp gỡ các bạn trẻ Việt Nam trong dịp Tết này. Không hiểu vì sao tết Đinh Hợi người Việt lại ăn tết trước người Tàu một ngày. Vì thế đên giao thừa tại Mã Lai thì bên Việt đã hết ngày mồng một tết. Một thoáng buồn vì ăn tết xa quê nhưng cũng được chút an ủi là những người Hoa đã mời tôi đến xông đất nhà họ vào đêm giao thừa và chuẩn bị đón năm mới. Họ cũng mời những người bạn Mã Lai, người gố Ấn độ đến để chia vui ngày xuân với họ trong dịp này.

Sáng mồng một tết, cha xứ nhà thờ thánh Thomas mời tôi đồng tế thánh lễ cho công đồng người Hoa. Thánh lễ được cử hành bằng hai ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Hoa. Hôm nay mọi thứ trong nhà thờ đều được trang trí với một màu đỏ, kể cả phẩm phục của các linh mục, vì đối với người hoa, màu đỏ là màu may mắn. Thánh lễ diễn ra thật sinh động và sốt sắng. Người Hoa cũng rất thích ca hát và nhảy múa trong thánh lễ. Sau thánh lễ, một đoàn lân phụng nhảy múa khắp khuôn viên nhà thờ để mừng xuân và nhận lộc của mọi người. Tôi cũng được những giáo dân người Hoa lì xì với những lời chúc xuân thật ý nghĩa.

Sau thánh lễ cho cộng đồng người Hoa, tôi phải chuẩn bị thánh lễ cho các bạn trẻ cộng đồng người Việt cũng tại khuôn viên giáo xứ này. Tuy là dịp tết của Tàu và của Việt nhưng các bạn trẻ ở đây cũng không được nghỉ vì các công ty ở Mã Lai đâu có quan trọng dịp tết của người nước ngòai. Các bạn trẻ chỉ được nghỉ ngày Chúa Nhật nên chúng tôi đã cố gắng quy tụ nhau bất kể lương giáo đang làm việc ở Kuantan và các vùng lân cận. Tôi đã tranh thủ ngồi tòa, tiếp chuyện với các bạn để hiểu rõ hơn về hòan cảnh của những công nhân xuất khẩu lao động Việt Nam đang làm việc tại đây. Thật đáng thương cho hòan cảnh các bạn trẻ ở đây chỉ vì nghe lời phỉnh gạt của các công ty môi giới lao động mà đã vay một số tiền lớn để được đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên khi qua đây rồi thì mới té ngửa vì biết mình bị lừa. Buồn chán, thất vọng, nhiều bạn trẻ đã tụ tập uống rượu, ăn cắp, đánh nhau, chia bè phái Nam Bắc.. Có nhiều bạn trẻ đã trốn khỏi các công ty vì đồng lương quá rẻ mạt để đi làm riêng có thu nhập cao hơn nhưng phải trốn chui trốn nhủi vì giấy tờ tùy thân đã được các công ty “giữ giùm”. Nếu cảnh sát bắt được thì sẽ bị ngồi tù hay sẽ bị trục xuất ngay lập tức. Đời sống của những bạn trẻ lao động xuất khẩu Việt Nam ở đây thật khốn cùng. Hậu quả lừa đảo của các công ty môi giới lao động thật khó lường. Chính vì thế, dịp này tôi đã cố gắng làm nhịp cầu nối giúp các bạn biết đoàn kết với nhau hơn, biết đón nhận nhau để nâng đỡ nhau nới đất khách. Tôi cũng tìm cách nói chuyện với một số chủ công ty gốc Hoa người Công giáo tăng lương và giảm giờ làm cho các công nhân và tạo điều kiện thuận lợi để các bạn trẻ Việt Nam được có dịp sinh hoạt chung với nhau nhiều hơn.

Những ngày mục vụ ở Malaysia thật ngắn ngủi nhưng cũng đã để lại cho tôi những ấn tượng đẹp, những kinh nghiệm quí báu trong đời sống mục vụ truyền giáo.

Sống cộng đòan truyền giáo quốc tế

Dịp trung tuần tháng 1.2008, chúng tôi có một khóa học cho các nhà truyền giáo trẻ đang làm việc tại Paraguay. Dịp này chúng tôi được dịp sống và làm việc chung với các anh em thuộc nhiều quốc tịch khác nhau tình nguyện ra đi truyền giáo.

Dòng Ngôi Lời chúng tôi là một Hội dòng truyền giáo quốc tế do thánh Arnold Janssen sáng lập năm 1875 và đang họat động trên 65 quốc gia trên thế giới. Paraguay là một trong những quốc gia có nhiều nhà truyền giáo nước ngòai làm việc nhất. Bởi thế, anh em chúng tôi có dịp cọ sát với nhau nhiều hơn trong những ngày này để hiểu phong tục, tập quán và văn hóa của nhau nhằm có thể chấp nhận nhau. Sống chung một cộng đoàn trong một quốc gia đã là khó và lắm lúc còn phân biệt Nam Bắc huống chi bây giờ chúng tôi lại phải sống chung với nhiều sắc tộc, màu da và văn hóa khác nhau. Cá nhân tôi nhận thấy có lẽ người Á Châu thường phân biệt hơn những sắc dân khác. Ở đây cũng có hai linh mục người Hoa đại lục nhưng một vị có vẻ khá tự đắc về đất nước Trung Quốc rộng lớn của mình nên kiểu cách, ăn nói và cách sống hơi phản cảm với các anh em khác trong Dòng đến nỗi trong một bữa ăn chung, một tu huynh lớn tuổi người Mỹ nửa đùa, nửa thật đã thốt lên: “China Peor” (nghĩa là Trung quốc xấu). Các cha trẻ người Indonesia chẳng thích thú gì trong việc đọc kinh hay dâng lễ chung mà chỉ thích hưởng thụ, nhưng khi đến vùng đất truyền giáo này đã bị vỡ mộng. Thế mới biết không phải hễ đi tu, hễ làm linh mục, tu sĩ thì người nào cũng thánh thiện, đạo đức cả đâu. Thánh thiện hay tội lỗi không hệ lụy ở bậc sống mà tùy vào cách sống của từng người.

Vào ngày 31.1.2008 vừa qua, khi chúng tôi đang dùng điểm tâm thì một vị khách đặc biệt ghé thăm chúng tôi. Đó chính là ứng cử viên tổng thống 2008 của Paraguay: Fernando Lugo. Ngài từng lại vị giám tỉnh của Tỉnh Dòng Ngôi Lời Paraguay của chúng tôi và sau đó được cất nhắc làm giám mục của giáo phận San Pedro trong 12 năm. Tuy Nhiên, vào năm 2006, ngài đã quyết định gởi đơn xin Tòa Thánh để trở lại bậc giáo dân nhằm tranh cử chức Tổng Thống Paraguay nhiệm kỳ 2008 – 2013. Theo Giáo luật điều 285.3 có đề cập đến việc cấm các giáo sỹ đảm nhận những chức vị công quyền có kèm theo việc hành xử dân sự. Tòa Thánh đã treo chén vì giám mục này. Tuy nhiên, đối với người dân xứ Nam Mỹ nói chung và người dân xứ Paraguay nói riêng, họ xem việc một giáo sỹ tham gia vào chính trị là chuyện có thể chấp nhận được nếu vị giáo sỹ ấy ngưng việc thi hành quyền bình trong Giáo Hội. Hiên tại, cựu giám mục Lugo là ứng cử viên chính thức cùng với các ứng cử viên khác chạy đua vào chức tổng thống vào tháng 4 sắp tới. Cựu giám mục Lugo cai quản giáo phận San Pedro, một trong những giáo phận nghèo nhất ở Paraguay đã từng lên tiếng bênh vực cho người nghèo và đòi sự công bằng nhưng tiếng nói ấy không được lắng nghe. Paraguay là một quốc gia giàu về tài nguyên nhưng 80% đất đai và tài sản lại nằm trong tay các nhà tài phiệt. Tuy là một quốc gia đa nguyên, đa đảng nhưng đảng Colorado đang cầm quyền đã cai trị Paraguay từ nhiều thập niên qua mà không có một sự thay đổi đáng kể nào, trái lại đã làm cạn kiệt đất nước vì nạn tham nhũng. Công bằng mà nói hiện thời uy tín của vị cựu giám múc này rất cao và có nhiều khả năng thắng cử vì người dân muốn đất nước thay đổi. Tuy nhiên, chính trị là một cạm bẫy chẳng ai lường trước được đến phút chót vì hiện nay đảng cầm quyền đang ráo riết vận động và mua phiếu cử tri. Vị ứng cử viên tổng thống và chúng tôi đã ngồi nói chuyện với nhau như những người anh em lâu ngày gặp lại. Ngài rất dễ thương, hóm hỉnh, hài hước và thông minh. Chuyện của ngài như thế nào để Chúa phân xử nhưng có một điều là ngài rất yêu mến Giáo hội Công giáo và rất tha thiết với Hội Dòng dù hiện giờ ngài không còn ở với chúng tôi nữa. Chúng tôi không hề đã động một chút gì đến chính trị trong cuộc nói chuyện. Sau đó ngài vào căn phòng của của ngài để lấy một số đồ đạc rồi từ biệt chúng tôi.

Nỗi lòng người xa xứ.

Trong các bài chia sẻ trước, tôi có đề cập đến một số gia đình Việt Nam đang sống tại Paraguay. Thật ra trước đây cũng có trên 10 gia đình Việt Nam đến Paraguay sau biến cố 1975. Tuy nhiên vì đời sống ở đây quá cơ cực nên vài gia đình đã tìm một nước khác để định cư. Vì thế hiện nay chỉ còn vài ba gia đình Việt Nam định cư ở Paraguay ở những nơi cách xa nhau nên việc tụ họp đồng hương quả là khó. Chỉ còn duy nhất một gia đình ở đây còn đầy đủ vợ chồng, con cái, số còn lại đều tan vỡ vì nhiều lý do khác nhau. Như thế mới biết được sống ở nơi đất khách không dễ dàng tý nào. Người ta phải làm lụng đầu tắt, mặt tối mới có miếng ăn và của dư của để. Thỉnh thoảng họ còn phải gởi về cho những người thân ở quê nhà. Tuy nhiên những người thân ở quê nhà Việt Nam không cảm nhận được đồng tiền của những người xa xứ gởi về. Có nhiều người đã tiêu xài phung phí những đồng tiền không phải do mình làm ra mà quên rằng những những đồng tiền chân chính ấy là do chính mồ hôi, nước mắt, thậm chí bằng máu của những người xa xứ đã chắt chiu, dành dụm để gởi về quê nhà. Tôi tìm hiểu và quan sát một chị đang sống ở đây. Chị có 4 người con gái đều đã không lớn và lập gia đình nhưng chẳng có người con nào giúp chị dù chị đã lo cho bọn chúng từ tấm bé khi chồng chị và chị chia tay nhau. Một mình chị đã bươn chải, chắt chiu từng đồng để gầy dựng cơ nghiệp cho mình và cho các con và thỉnh thoảng còn gởi về cho người thân ở Việt nam. Thậm chí khi đi khám bệnh chị không dám đi taxi mà đi bằng xe buýt cho rẻ tiền để gom góp tiền giúp anh chị em nơi quê nhà. Những đứa con chị đã mắng chị khi chị gởi tiền về Việt Nam cho người thân của chị và lập luận rằng những người thân của chị có bao giờ nghĩ đến chị trong những năm tháng chị buôn gánh, bán bưng và đau yếu ở Paraguay không. Công bằng mà nói các con chị có phần đúng vì bọn chúng được sinh ra và giáo dục ở đây nên bị thấm nhiễm tư tưởng Âu-Mỹ. Các bạn trẻ Nam Mỹ và Paraguay đến tuổi trưởng thành đã đi làm ở các nước khác có rất nhiều tiền nhưng không bao giờ gởi về cho cha mẹ chúng dù chỉ một đồng để ăn bánh. Thế mới biết tâm tình của người Việt nam, đặc biệt là của những người xa xứ luôn hướng về đất mẹ, lo lắng cho những người thân nơi quê nhà trong khi một số người thân ở quê nhà lại không biết trân trọng tấm lòng của người xa xứ.

Chỉ còn vài ngày nữa là bước qua năm mới Mậu Tý. Là một linh mục truyền giáo và cũng là một người xa xứ đúng nghĩa, tôi cảm thấy bồn chồn khi nghĩ về những ngày tết đầm ấm nơi quê nhà. Lòng tôi thắt lại và nước mắt chợt tuôn ra khi nghĩ về cha mẹ già đang ngong ngóng tin con và khi viết lên những lời tâm sự này. Xin cầu chúc người những người thân yêu bên quê nhà, đặc biệt là Ba Má và gia đình một Năm Mới An Bình, Thánh Đức và tràn đầy hồng ân Thiên Chúa.

(Paraguay 3.2.2008 - những ngày cuối năm âm lịch)
 
Từng ngàn người đổ về Giáo phận Thái Bình cùng long trọng khai mạc Năm Thánh
Hương Lúa
15:20 03/02/2008
THÁI BÌNH -- Hôm nay (02-02-2008) hàng ngàn tín hữu Thái Bình nô nức tiến về ngôi nhà thờ mẹ, nhà thờ Chính Tòa của giáo phận, để khai mạc Năm Thánh Hồng Đào. Như một phép lạ, thời tiết hôm nay bỗng trở nên ấm lại sau những ngày mưa nặng hạt dai dẳng và gió rét.

Ngay từ buổi chiều, từ xa xa, đã thấy thấp thoáng những người tay cầm cành hoa đào trên tay, nét mặt hân hoan phấn khởi. Chẳng mấy chốc, khuôn viên Nhà thờ Chính Tòa trở nên nhộn nhịp bởi những đoàn xe, đoàn người từ các giáo xứ, giáo họ khắp giáo phận nô nức tiến về. Trong cuộc lễ trọng đại này, ngoài các đoàn hội của giáo xứ Nhà thờ Chính Tòa, còn có sự góp mặt của các ban kim nhạc đến từ các giáo xứ lân cận càng làm cho ngày lễ thêm phần phong phú và sinh động.

Được biết, hôm nay cũng là ngày gia đình giáo phận - gồm các linh mục, nam nữ tu sĩ, chủng sinh và ban hội đồng mục vụ của 90 giáo xứ trong giáo phận cùng trở về Tòa Giám mục để chúc tuổi Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang, người cha chung của giáo phận.

Sau những lời chúc Xuân tốt đẹp của Đức Ông tổng đại diện Nguyễn Phúc Hạnh và của ông đại diện HĐMV của giáo phận dâng lên Đức Cha, cả gia đình giáo phận cùng vào dùng chung bữa cơm tất niên tại Tòa giám mục.

Theo như dự định của BTC cuộc lễ, đúng 18h45’ cộng đoàn tập trung đầy đủ tại quảng trường Nhà thờ Chính Tòa Thái Bình. Tại đây, những cành đào và nến của cộng đoàn mang theo khi đi tham dự thánh lễ được Đức Cha chủ tế làm phép. Với niềm vui mừng trào dâng, Đức Giám mục giáo phận đã long trọng tuyên bố khai mạc Năm Thánh Hồng Đào trong tiếng vỗ tay và niềm vui mừng của tòan thể cộng đoàn hiện diện.

Sau lời hiệu triệu khởi đầu của Đức Cha giáo phận, đoàn rước được khởi hành giữa trùng trùng điệp điệp những cành hoa đào và nến sáng. Thật đẹp biết bao hình ảnh một cộng đoàn đông đảo gồm đầy đủ các thành phần dân Chúa trong giáo phận, từ linh mục, tu sĩ, chủng sinh và giáo dân quy tụ chung quanh người cha giáo phận trong thời khắc thiêng liêng của một năm. Với tấm lòng thành của những người con dân quê lúa Thái Bình, cộng đoàn giáo phận muốn dâng lên Thiên Chúa là Chúa của mùa xuân những lời tri ân cảm tạ. Như trong lời kinh Năm Thánh của giáo phận:

"Lạy Cha chúng con ở trên trời
Cha là suối nguồn mọi ơn phúc
Ngài đã thương chúng con hết sức
Nên đã sai Con Một xuống thế làm người
Để cứu chuộc chúng con.
Ngài đã thương riêng giáo phận Thái Bình
Mà ban rất nhiều ơn lành trong ba Năm Thánh
Cho mỗi người chúng con muôn vàn ơn phúc.
Ngài lại thương riêng chúng con
Ban năm thánh Hồng Đào
Để mỗi người chúng con
Trở nên tín hữu trưởng thành giống Chúa Giêsu:
“Càng thêm tuổi càng thêm đức hạnh và ân duyên
Trước mặt Thiên Chúa và loài người”.


Đặc biệt, trong đoàn rước hôm nay, còn có bốn chiếc xe mà theo như lời của bề trên giáo phận trong bức thư gửi toàn thể cộng đoàn dân Chúa, là bốn cỗ “đại xa” mà những người con dân giáo phận phải bám vào trong hành trình tiến về quê hương trên trời. Trên những chiếc xe này lần lượt chở bốn biểu tượng diễn tả những quyết tâm mà người tín hữu Thái Bình sẽ thực hiện trong Năm Thánh Hồng Đào.

• Trước tiên, giáo phận cổ vũ việc tôn sùng Thánh Thể, là nơi đầy dẫy ân duyên của Thiên Chúa ban xuống cho mọi người, giúp mọi người tăng cường sức mạnh tinh thần cũng như vật chất.

• Cổ vũ việc sùng kính Đức Mẹ Lavang được thể hiện bằng việc sốt sắng tham dự Thánh lễ vào các thứ bảy đầu tháng tại linh đài Lavang nhà thờ Chính tòa. Ngoài ra, người tín hữu Thái Bình cũng có thể tôn sùng Đức Mẹ Lavang Thái Bình ngay trong các gia đình. Nếu không đi lễ được thì ít là tối thứ Bảy đầu tháng, đọc kinh cầu nguyện cùng Đức Mẹ Lavang trong gia đình mình, hoặc hội tụ một số gia đình.

• Đẩy mạnh công tác từ thiện bác ái xã hội. Các xứ họ phải nhiệt thành làm việc này, bằng cách điều tra các gia đình, cá nhân nghèo túng trong xứ họ, thiết lập các danh sách, để sau đó thực hiện việc đi thăm hỏi, giúp đỡ tinh thần vật chất. Tham gia vào các phong trào an sinh xã hội như: xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ các nạn nhân bão lụt, HIV, chất độc da cam vv…

• Đẩy mạnh công việc học giáo lý, kinh bổn. Xây dựng, mở mang các nhà giáo lý, phòng học… góp phần đào tạo các giáo lý viên thuộc các lứa tuổi. Khuyến khích mọi người tùy trình độ, tuổi tác tham dự các khóa huấn luyện do giáo phận hoặc địa phương tổ chức.

Trong màn sương mỏng và tiết trời se lạnh của buổi tối mùa xuân Bắc Việt, đoàn rước tiến đi giữa hoa đăng rợp trời xen lẫn tiếng kèn rộn ràng nhịp bước. Thay vì hát Thánh Vịnh “Lên đền” như người dân Do-thái xưa, cộng đoàn cùng cất cao lời bài ca “Mừng Năm Thánh Hồng Đào” của nhạc sĩ Nam Phương. Trên gương mặt ai nấy đều hân hoan vui mừng cất tiếng hát nhịp nhàng, thể hiện niềm vui của những người tín hữu vừa bước vào một năm Hồng Ân mới mà Thiên Chúa đã thương ban cho giáo đoàn Thái Bình.

Thánh lễ diễn ra trong trang nghiêm sốt sắng. Trong bài chia sẻ, Đức Giám mục giáo phận đã vui mừng dâng lên Thiên Chúa những lời cảm mến tri ân. Ngài cũng không quên nhắc nhở đoàn chiên của mình cố gắng học hỏi và hoàn thành tốt những mục tiêu đề ra trong Năm Thánh này: Việc Tôn sùng Thánh Thể, mến yêu Mẹ Lavang, học hỏi giáo lý Lời Chúa và thực hành việc bác ái xã hội. Cuối bài chia sẻ, Đức Cha đã chúc các linh mục, nam nữ tu sĩ và toàn thể cộng đoàn giáo phận trong năm thánh này được trở nên như Chúa Giêsu Hồng Đào: càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan và ân duyên trước mặt Thiên Chúa và trước mặt con người.

Trong vui mừng và hy vọng, cộng đoàn ra về tay cầm cành hồng đoàn trên tay như một bảo chứng của lòng quyết tâm thực hành những lời Đức Giám mục đã khuyên dạy: “Hãy nhảy cao hơn, chạy nhanh hơn, tiến xa hơn và mạnh mẽ hơn trên con đường tới quê trời”.
 
Cộng Đoàn CGVN Mân Côi Claremont hân hoan mừng Xuân Mậu Tý
Nguyên Thanh
17:48 03/02/2008
LOS ANGELES – Chiền ngày 2.2.2008, toàn thể giáo dân Việt Nam đã tề tựu về thánh đường Our Lady of the Assumption Church mừng Năm Mới.

Thánh lễ do LM Trần Công Nghị quản nhiệm Cộng đoàn chủ tế và đồng tế có đức ông Thomas Welbers, đức ông Peter O’Reilley, linh mục John Bosco, Lm Joe Braken và 4 Thầy Phó tế vĩnh viễn trong đó có thầy Trần Hiếu của cộng đoàn.

Thánh lễ bắt đầu với nghi thức dâng hương trước Bàn Thờ các Thánh Tử đạo Việt nam và bàn thờ Tổ quốc. Sáu cặp bô lão trong cộng đoàn đại diện giáo dân dâng hương lên các vị Tổ Tiên và cầu cho quốc thái dân an, cho Giáo hội Việt nam chóng tới ngày đạt được công lý. Ông chủ tịch Cộng đoàn Đào văn Tùng cùng với đại diện Hội Liên Minh Thánh Tâm và đại diện Hội các Bà Mẹ Công giáo đọc Văn Chúc tạ ơn Thiên Chúa, tế Tổ, ghi nhớ những hi sinh và gian lao của các giáo dân giáo phận Hà nội trong việc đòi hỏi Công lý, và cầu phước cho toàn thể Cộng đoàn trong năm mới.

Trong bài giảng linh mục Quản nhiệm nói về Phúc thật của những vị Tử đạo mới đời nay, mà gương chứng nhân và tiếng gọi dấn thân của anh chị em giáo dân Hà nội là một mẫu gương mà mỗi ngưòi Công giáo Việt nam cần phải suy nghĩ và tự hỏi xem mình có thể can đảm dấn thân cho đại cuộc như những anh chị em đó không? Trong 40 ngày qua, mẫu gương và lòng dũng cảm của giáo dân Hà nội đã làm cho thế giới nhận thức một cách cụ thể tình trạng tôn giáo và xã hội Việt nam, và nhất là gương sống đạo của người tín hữu Việt nam. Từ trước đến nay các Giám mục Hoa kỳ hay các vị chủ chăn khắp nơi trên thế giới thường hay ca tụng lòng đạo đức của giáo dân Việt nam, nhưng trong tháng vừa qua họ đã có dịp thấy được và cảm nghiệm một cách cụ thể sống đạo anh hùng như thế nào qua các tường trình liên tục của báo chí thế giới.

Trong phần dâng lễ có Múa Tiến Hoa do đoàn Thiếu Nhi Fatima trình bầy và dâng của Lễ do đại diện của mọi thành phần dân Chúa trong cộng đoàn đưa những lễ vật biểu trưng truyền thống Việt Nam như bánh chưng, bánh dầy, các thứ hoa quả, cành đào hoa mai, chậu cúc.

Buổi lẽ trang trọng kết thúc với lời chúc Tết của cộng đoàn tới các vị chủ chăn và các Linh mục ban quà lì xì cho các Đoàn thể trong Cộng đoàn.

Sau thánh lễ, toàn thể giáo dân xuống hội trường tham dự Tiệc Mừng Xuân. Trước hết là chiếu đoạn Video tóm lược bằng hình ảnh về việc giáo sĩ và giáo dân Hà nội cầu nguyện đòi công lý tại Tòa Khâm sứ Hà nội. Nhiều người xem những hình ảnh này ức nước mắt vì cảm động vì sự hy sinh lớn lao của các giáo dân Hà thành. Trong suốt hơn 1 tháng qua, tại Cộng đoàn Mân Côi ngày Chúa Nhật nào cũng có cuộc đốt nến và đọc kinh hiệp thông với đức TGM Hà nội và anh chị em giáo dân ở quê nhà.

Sau đó là Tiệc Mừng, Văn Nghệ, và Sổ Xố. Trước đó các linh mục và ông Chủ tịch phát tiền lì xì lấy hên cho tất cả các em bé dưới 12 tuổi trong Cộng đoàn.

Buổi văn nghệ rất đặc sắc mà mọi đoàn thể trong Cộng đoàn đều góp phần tham dự. Đặc biệt có ảo thuật gia tới biểu diện những màn rất ngoạn mục.

Năm cũ sắp qua, Cộng đoàn Mân Côi ghi nhận nhiều thành quả và hồng ân Thiên Chúa tràn đầy, trong Năm Mới sắp tới Cộng đoàn chỉ cầu mong sao cho tất cả mọi thành phần đều tiếp tục yêu thương hiệp nhất và thăng tiến trong việc giữ vững đức tin và truyền thống văn hóa của Tổ Tiên.

 
Giáo phận Hải Phòng Giúp gạo người nghèo trong dịp Tết Nguyên Đán
Vincent Kiến
18:33 03/02/2008
HẢI PHÒNG -- Năm nào cũng vậy, những ngày cuối năm âm lịch, chuẩn bị bước sang năm mới, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên đều có nhiều chương trình chia sẻ với người nghèo. Năm nay Đức Cha đã giao công việc đó cho cha quản lý giáo phận Gioan Baotixita Vũ Văn Kiện mua 6000kg gạo để chia sẻ cho người nghèo trong và ngoài thành Phố Hải Phòng.

Cha quản lý đã chia số gạo cho các tổ chức từ thiện trong thành phố và các vùng ven Thành phố như Hôị người mù quận Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân, Hải An, Thuỷ Nguyên, An Dương, Trường dạy chữ nghề cho trẻ điếc, Hội tàn tật và trẻ mồ côi Hải Phòng, Hội chữ thập đỏ Thành Phố, Quang Trung, Hải An, Trung tâm tư vấn KT-XH vì Nhân đạo Thành Phố Hải Phòng, Nhà tình thương An Toàn và một số Giáo xứ trong và ngoài thành phố.

Số gạo được chia sẻ cho các hội viên ăn tết tuy không nhiều, nhưng tình thương và sự quan tâm của Đức Cha cũng như Quý cha trong Giáo Phận đã mang đến hơi ấm tình Chúa, tình người đến cho những anh chị em nghèo khó và bất hạnh, vơi đi cái lạnh giá khắc nghiệt của thời tiết cuối đông, như nguồn an ủi và sựu cảm thông giúp cho nhiều người có được một cái Cổ Truyền vui tươi và an bình.

Trong dịp này Đức Cha cũng gửi quà Tết cho các bệnh nhân trại phong cùi Chí Linh Hải Dương, để mọi ngươì trong trại cũng đón một cái Tết thật vui vẻ..

Được biết, dịp này Nhóm Ve Chai Nhân ái của giáo Phận cũng phát quà cho những bệnh nhân HIV, những gia đình nghèo và các em lớp học tình thương thuộc giáo xứ chính Toà Hải Phòng.

Ngày Tết đã về, mọi người làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện, thật ấm lòng khi bao người đau khổ, nghèo khó được hưởng một cái Tết vui vẻ và bình yên.

Xin Chúa Xuân ban bình an cho mọi người, mọi nhà luôn được mạnh khoẻ - bình an, an khang - thịnh vượng trong suốt năm Mậu Tý này.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
BBC: Ngưng biểu tình trước Tòa Khâm sứ cũ
BBC
09:36 03/02/2008
Ngưng biểu tình trước Tòa Khâm sứ cũ

Tin từ Hà Nội cho hay các giáo dân Công giáo đã chấm dứt cuộc cầu nguyện trước Tòa Khâm sứ cũ trong lúc một số nguồn gần với Giáo hội tin rằng họ sẽ nhận lại được tòa nhà.

Bản tin Reuters hôm thứ Bảy 02.02 cho rằng sau những trao đổi giữa Giáo hội và Chính quyền, các giáo dân hôm thứ Sáu đã tháo bỏ các lều dựng tạm ở số 42 Nhà Chung, Hà Nội.

Sang ngày thứ Bảy công nhân đã sơn lại hàng rào quanh khu sân tòa Khâm sứ cũ, nơi vị đại sứ cuối cùng của Vatican rời Việt Nam khi những người cộng sản chấm dứt chế độ thực dân Pháp năm 1954-55.

Trong khi đó, theo các nguồn tin từ phía Công giáo, thư của Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Hồng y Tarcisio Bertone, đã có tác dụng lớn trong việc giải quyết vấn đề.

Trang web Công giáo Catholic News Agency bằng tiếng Anh hôm thứ Bảy trích nguồn từ Giáo hội tại Hà Nội nói chỉ vài giờ sau khi lá thư được công bố, chính quyền VN đã đồng ý trao quyền sử dụng khu đất trước tòa Khâm sứ cho Giáo hội.

Nguồn tin này nói chính quyền Việt Nam muốn tỏ "thiện chí và sự tôn trọng Đức Giáo Hoàng".

Trao quyền sử dụng?

VietCatholic, một trang web của người Công giáo Việt Nam ở Hoa Kỳ hôm 1.02 có bài cho rằng cuộc cầu nguyện đã đạt mục tiêu là Chính quyền sẽ đối thoại để trao quyền sử dụng Tòa Khâm sứ.

Bài trên trang này trích lời một linh mục ngoài giáo phận đến cầu nguyện rằng: "Đức Tổng Giám mục HN đã khuyên bảo giáo dân dỡ lều bạt và rước tượng thánh giá sắt về Toà Giám Mục, ấy là vì Giáo Hội thấy rằng mình có những cơ sở chắc chắn rằng chính quyền sẽ trả lại mình khu nhà đất này".

Toà Tổng Giám Mục khuyên giáo dân dỡ lều và rước thánh giá về Toà Giám Mục như một hành động bầy tỏ thiện chí với chính quyền.

Nguồn tin này cũng nói chính quyền trung ương, từ Thủ tướng đã can thiệp để có hướng giải quyết đó.

Tuy thế cũng có ý kiến trong giới Công giáo nói họ chỉ có trong tay lời hứa từ chính quyền mà thôi, không có gì trên văn bản cả.

Thư đề ngày 30 tháng 1 của Hồng y Tarcisio Bertone đề nghị Toà giám mục Hà Nội kiềm chế giáo dân của mình.

Thư cho biết Toà Thánh ngưỡng mộ tinh thần mến Chúa của giáo dân thể hiện trong các cuộc cầu nguyện hoà bình vừa qua nhưng Vatican lo ngại về việc sự việc các cuộc biểu tình tiếp diễn thì có mối nguy hiểm rằng tình hình có thể không thể kiếm soát được.

Các cuộc cầu nguyện lên tới hàng nghìn người mỗi lần từ 18.12.07 đã gây chú ý của dư luận trong và ngoài nước.

Hiện Vatican và chính quyền Việt Nam vẫn đang trong quá trình xây dựng niềm tin để đi đến bình thường hóa quan hệ ngoại giao
 
Tâm tình hải ngoại
Vũ Phát
13:31 03/02/2008
Tâm tình hải ngoại

Từ xứ Úc xa xôi, mấy ngày rồi màtâm hồn tôi vẫn bồn chồn, lo lắng không nguôi. Cái giờ mà lịch sử Công giáo Việt nam đáng nghi nhớ muôn đời – khi tối hậu thư của UBND thành phố Hà nội gửi cho tòa Tổng Giáo Mục Hà nội, với lời lẽ răn đe sẽ dùng biện pháp mạnh đối với những giáo dân công giáo Việt nam tại Hà nội, đang chỉ bằng những lời kinh, câu nguyện đe tranh đấu cho công lý, hòa bình.

Tôi thiết nghĩ có dân thì mới có chính quyền. Trong mấy mươi năm chiến tranh gian khổ, biết bao nhiêu con em Công giáo đã từng đóng góp, hy sinh để đất nước có ngày hôm nay. Đáng ra lúc này nhà nước phải nhìn nhận những đóng góp to lớn của đồng bào Công giáo và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tự do tôn giáo trên đất Việt nam mới phải chứ.

Thật cảm tạ Chúa và Đức Mẹ, cho đến hôm nay, con cái của Mẹ vẫn được che chở bình an. Mặc dù có những tuyên truyền xuyên tạc Tòa Tổng Giáo Mục và giáo dân Hà nội.

Thời đại ngày nay đã đổi thay, những nhà lãnh đạo Việt nam nên biết chuyển mình theo xu hướng tất yếu của nhân loại. Hãy trả lại công lý, tự do cho đất nước, dân tộc. Đừng để cho bánh xe lịch sử nghiền nát mình trước khi qúa muộn.

Cuộc tranh đấu cho công lý chắc rằng còn nhiều chông gai thử thách phía trước. Ước mong mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi đoàn thể, mỗi cộng đoàn Việt nam ở hải ngoại, bằng cách này cách khác, tùy theo khả năng của mình, với những hành động cụ thể, hãy cùng góp tay chung sức với đồng bào Tông giáo phận Hà nội trong giờ phút khó khăn hiểm nguy, đấu tranh cho tự do công lý này vì “một cây làm chẳng nên non. Hai cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Nguyện cầu Thiên Chúa Thánh Thần luôn gìn giữ, che chở và ban thêm nhiều ơn can đảm, chí khôn ngoan sáng suốt cho Người Cha Đáng kính – Đức Tổng Giám Mục Giu se Ngô Quang Kiệt, để Ngài lèo lái, dìu dắt đòan chiên Giáo hội “trở nên khí cụ bình an của Chúa, đem tin yêu vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm” làm sáng danh Chúa.

Xin Mẹ Nữ Vương nhân lành La vang che chở cho Giáo hội quê nhà Việt nam chúng con qua cơn khốn khó, hiểm nguy này. Xin cho chân lý sẽ sớm chiếu rạng trên mảnh đất Việt nam yêu dấu. Xin cho dân tộc Việt nam, một ngày không xa sẽ được vui sống trong thanh bình, tự do, ấm no, hạnh phúc.

Perth – Australia
 
Giữ Thể Diện Cho Nhau
Xuân Nguyên
13:35 03/02/2008
Giữ Thể Diện Cho Nhau

Trong bài viết của Vietcatholic Network “Tình hình vụ việc Tòa Khâm Sứ Hà Nội đang đi tới đâu?” có nêu lên một nhận định:…”then chốt vấn đề là ở chỗ: chính quyền muốn nhường bước, nhưng chưa biết nhường cách nào. Mấu chốt là muốn “giữ thể diện”. Chúng tôi xin góp vài ý kiến như sau:

1. Giữ thể diện cho nhau là một điều cần có trong các quan hệ xã hội lành mạnh. Nhất là kẻ càng có quyền lực, có thế giá thì lại càng muốn giữ thể diện cho mình. Người chồng, ở nhà dù có bị “cắm sừng,” thì trước mặt bè bạn, trước mặt công chúng, vẫn muốn tỏ ra mình là đấng “mày râu.” Chính quyền nào cũng muốn giữ thể diện cho mình, điều đó cũng là điều dễ hiểu thôi.

2. Song le, không phải cứ lấy quyền để làm liều, làm bậy, rồi bắt người khác giữ thể diện cho mình. Chính mình không tự trọng, thì đừng có mong kẻ khác trọng mình. Tự trọng là làm điều phù hợp với lương tri, với sự thật, với lẽ phải, với lẽ công bằng. Đành rằng, là con người, cũng có lúc sai sót, lầm lỗi. Lúc đó cần khiêm tốn nhìn nhận khuyết điểm và tìm cách sửa sai. Còn nếu biết mình làm sai, càng làm cang sai, mà vẫn cứ cố chấp vì ỷ mình có quyền, có thế, có tiền bạc, có súng đạn…thì đó là tự dẫn mình vào con đường suy thoái, chẳng có cách nào mà mong người khác giữ thể diện cho mình được nữa. Kinh nghiệm của các nhà độc tài như Hitler đã tỏ tường.

3. Giữ thể diện là giữ thể diện cho nhau, chứ không thể nào chỉ muốn người khác giữ thể diện cho mình, mà mình lại không mảy may giữ thể diện và quyền lợi chính đáng của kẻ khác. Những chiến dịch đổi trắng ra đen của một số báo đài lại còn tệ hại hơn nữa. Đó là tội “vu khống” làm hại đến thanh danh kẻ khác một cách công khai và có chủ mưu, có hệ thống. Muốn giữ thể diện cho nhau thì nhất thiết cần phải loại bỏ cái chiến thuật rẻ tiền đó thì mới mong tao được một bầu khí thuận lợi cho việc tìm kiếm giải pháp tốt đẹp nhằm đem lại Công lý va Hòa bình cho Giáo hội cũng như xã hội.

4. Vì thế, những ai góp phần vào việc càng ngày càng làm mất thể diện nhau, như các báo đài, các công văn thiếu cân nhắc…, thì nên được phê bình nghiêm khắc để làm gương cho cán bộ khác đừng dễ dàng trong lối hành xử quan liêu, bao cấp, bịa chuyện, chụp mũ, vu khống. Nếu cần, nên mạnh dạn bắt xin lỗi và cách chức cáng sớm càng tốt.

Một giáo hữu Sài gòn
 
Ý kiến độc giả: Dân đen học hỏi pháp luật
Tôn Thất Học
13:41 03/02/2008
Dân đen học hỏi pháp luật

Từ khi xảy ra biến cố Toà Khâm Sứ, VietCatholic thực sự trở thành diễn đàn không thể thiếu trong việc đòi công bằng và công lý. Số lượng bài viết và số người tham quan trang web này tăng lên một cách đột ngột và tỷ lệ thuận với diễn biến về « độ nóng » tại Toà Khâm Sứ tại Hà Nội. Người ta theo dõi để để biết được diễn tiến, thót tim với những cú bứt phá ngoạn mục, hồi hộp với cuộc chay đua « nuớc rút » trước khi về đích. Càng ngày VietCatholic lại càng thu hút độc giả hơn. Con số trên 18 triệu lượt viếng thăm như hiện nay so với 83 triệu trong tổng dân số tại Việt nam thì chẳng đáng là bao. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng khối Công Giáo Việt nam trong và ngoài nước thì chưa đạt được con số viếng thăm trang này. Mà có kể tất cả tổng số giáo dân Việt nam đi thì một điều rất dễ hiểu là không phải tất cả ai cũng có điều kiện để truy cập tin tức trong trang này. Vậy thì số độc giả còn lại chắc chắn là những người Việt Nam trong và ngoài nước không phải là công giáo, người nước ngoài, thậm chí các « đồng chí » trong hàng ngủ đảng và chính quyền nữa cũng đang theo dõi.

Về các bài viết thật đa dạng và phản ánh trung thực những gì đang diễn ra. Các tác giả cũng thuộc đủ mọi thành phần: trí thức, bình dân, giáo dân, linh mục, nhà giáo, luật sư, bác sĩ, thi sĩ… Một điểm son để làm sáng tỏ về khía cạnh pháp lý với sự nhập cuộc của các luật sư. Điều đó đã giúp giáo dân cầu nguyện đòi công lý có thêm chỗ dựa và càng quyết tâm hơn trên con đường mà họ đang đồng hành.

Những yếu tố căn bản của luật pháp phải dựa trên nền tảng công bằng: của ai thì phải trả lại cho người đó; phải là tiếng nói để bênh đỡ kẻ thấp mũi bé họng để tránh tình trạng «cá lớn bắt nạt cá bé»; và luật không miễn trừ cho bất cứ một ai nghĩa vụ không cần tuân thủ dù người ấy là vua quan.

Quay trở lại vụ Toà Khâm Sứ tại Hà Nội, xét về khía cạnh công bằng, Toà Tổng Giám mục Hà nội có đầy đủ chứng cứ để chứng minh mình là chủ sở hửu hợp pháp. Trong khi đó, phía chính quyền chưa làm sáng tỏ khía cạnh pháp lý khi mà mình đang sử dụng toà nhà này. Toà nhà này giáo phận Hà nội cho chính quyền « mượn », hay là bị tịch thu, hoặc là bị quốc hữu hoá, thậm chí là bị « hiến tặng »?

Chuyển sang yếu tố thứ hai của luật pháp. Để tránh tình trạng xử tệ với nhau theo luật rừng, luật công bằng cần phải bảo vệ dân đen bị hà hiếp. Tiếng kêu cầu của giáo phận Hà nội không được các cấp các ngành nắm giữ luật pháp chiếu cố lắng nghe. Không hề có một toà án triệu tập các bên liên quan để xét xử sau đó để đưa ra phán quyết. Trong vụ này, phía kêu oan, đòi công lý chỉ nhận được sự im lặng từ phía quan toà. Và thế là người bị oan ức chỉ còn biết « kêu Trời».

Thiết nghĩ người đuợc giữ trọng trách cầm cân nảy mực phải là người tuân thủ pháp luật trước hết, phải có tinh thần trách nhiệm với dân oan được thể hiện trên nguyên tắc oan khiên phải được lưu tâm qua việc xét xử để có được kết luận cụ thể. Tránh vu khống quy kết khi mà chưa có tiếng nói chính thức của toàn án. Bởi vì ngay thời phong kiến, người ta đã tôn trọng «quan lớn» là «cha mẹ» của dân rồi. Có lẽ thời nay là người lãnh đạo là «công bộc» của dân thì không cần phải giữ thể diện chăng!
 
Ý kiến độc giả: Nguyện luôn đứng sát cạnh bên Đức Tổng Giám Mục Hà Nội
Paul Mai Linh
13:57 03/02/2008
Trong suốt hơn một tháng qua, nhất là những ngày gần đây, con luôn luôn theo dõi sát tình hình diễn biến ở Toà Khâm Sứ Hà Nội, có những lúc tưởng chừng tim sắp ngừng đập. Trước hết con xin cúi đầu khâm phục Đức Tổng Giám Mục Hà nội, và xin hết lòng ca ngợi anh chị em Công Giáo Hà Thành và những vùng lân cận, tiếc rằng giờ này con không có mặt tại nơi nóng bỏng đó để cùng chia lửa với Đức Tổng và quý anh chị em đáng kính.

Có những bài con đọc trên VietCatholic mà không cầm được nước mắt, nhất là khi thấy Giáo dân Hà Nội dù phải trải qua biết bao thử thách, đêm đêm vẫn can trường cầu nguyện dù mưa rơi gió buốt, dù có thể bị đe dọa và bị theo dõi... Họ đúng là con cháu các Thánh Tử Đạo Việt Nam, rất kiên cường, hiên ngang trong tư thế là những người tiền phong đứng lên vì Giáo hội và cho công lý.

Có những lúc chúng con rất bất mãn vỉ thái độ và cách hành xử của chính quyền, nhưng chúng con không làm gì được và chỉ đành im lặng cầu nguyện và bày tỏ thái độ trong ôn hoà như ý kiến của Đức Tổng là rất khôn ngoan. Chúng ta chỉ biết cầu xin với Thiên Chúa, chắc chắn Ngài sẽ nhậm lời và ra tay làm phúc cho Danh Thiên Chúa được cả sáng.

Toàn thể anh chị em Giáo Lý Viên chúng con đã hưởng ứng Thắp nến cầu nguyện cho Giáo Hội trong những ngày qua, và chúng con sẽ tiếp tục cho đến lúc nào hoàn thành công việc mới thôi. Kính thưa Đức Tổng và Cộng Đoàn dân Chúa, những người đang tham gia cách này, cách khác cho Giáo Hội, nhất là Địa Phận Hà Nội, chúng con xin một lòng trung thành và bênh vực cho quyền lợi của Giáo Hội Mẹ Hiền được bảo đảm, đây là lần đầu con gởi bài, không biết có đến đươc Đức Tổng và anh chi em đáng kính không? Nếu đến được, chúng con sẽ tiếp tục gởi để bày tỏ lòng hiệp thông trong Chúa Kitô.

Một lần nữa Kính chúc Đức Tổng và Cộng đoàn Dân Chúa Ở Hà Nội sức khoẻ dồi dào để tiếp tục cầu nguyện, cho dù có thể con đường tương lai còn gặp nhiều trắc trở và khó khăn, nhưng vì niềm tin vững mạnh là có Chúa ở cùng chúng ta, nên nhất định chúng ta sẽ đạt được những thành quả tốt đẹp.
 
Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở Saigòn tiếp tục thắp nến cầu nguyện cho anh chị em miền Bắc
Quốc Hưng
14:17 03/02/2008
SAIGÒN -- Vào ngày thứ Bảy 2-2-2008, giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Saigòn đã tổ chức buổi thắp nến và cầu nguyện cho anh em giáo dân tại miền Bắc, trong tin thần hiệp thông với giáo xứ Thái Hà ở Hà nội đang còn gặp những khó khăn trong việc dòi lại cơ sở của mình bị trưng dụng.

 
40 ngày và đêm: thời kỳ vượt qua của giáo dân Hà nội
Nguyễn Đức
14:47 03/02/2008
40 ngày và đêm: thời kỳ vượt qua của giáo dân Hà nội

Sau 40 ngày và đêm cầu nguyện để yêu cầu nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam trả lại Tòa Khâm Sứ và những tài sản khác của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã bị chính quyền sử dụng trong nhiều năm qua, đồng bào Công Giáo tại Hà Nội đã thu dọn lều bạt khỏi khu vực Tòa Khâm Sứ theo lời yêu cầu của Đức TGM Hà nội.

Trong thư của ngài gửi giáo dân Hà nội, đức TGM Ngô Quang Kiệt thực sự quan tâm đến sức khoẻ của giáo dân vì họ đã phải trải qua nhiều đêm dưới cái lạnh của những ngày cuối năm. Điều này khiến cho giáo dân yêu thương và tin tưởng ngài hơn vì họ đã hiểu vị giám mục của họ luôn để họ trong tâm của ngài.

Đàng khác khi Đức Tổng kêu gọi giáo dân đưa lều bạt ra khỏi khu Tòa Khâm Sứ cũng có ý muốn để cho giáo dân chuẩn bị cho việc mừng Tết.

Giáo hội Công Giáo toàn cầu nói chung và giáo hội Công Giáo Việt Nam nói riêng, sẽ bước vào mùa lễ trọng nhất trong năm, đó là mùa lễ Phục Sinh để tưởng nhớ cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.

Lễ Phục Sinh là một trong hai lễ trọng nhất của Giáo Hội Công Giáo toàn cầu với những sinh hoạt như ăn chay và cầu nguyện, và dịp lễ này kéo dài trong 40 ngày. Theo tín lý của Công Giáo, Chúa Giêsu trước khi chịu khổ nạn, đã vào nơi hoang vắng để cầu nguyện 40 ngày đêm. Vì thế, giáo dân Công Giáo theo truyền thống mà tổ chức lễ Phục Sinh trong vòng 40 ngày đêm.

Trong bất cứ dịp lễ trọng nào của bất cứ tôn giáo nào trên toàn cầu, tín hữu của tôn giáo đó thường rất nhạy cảm nếu bị khích động và rất dễ trở nên bạo động, nhất là trong những dịp lễ tụ tập đông người. Giáo dân tại Hà Nội càng ôn hòa bao nhiêu, thì những thế lực thì nghịch giáo hội có thể lại muốn có sự xô xát và bạo động xảy ra tạo nên xung đột. Và đó chính là điều quan tâm của Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.

Chính vì hiểu được nguy cơ hoàn cảnh có thể tạo ra, nên Giáo hội qua người đứng đầu là Đức Tổng Hà nội đã hành động một cách rất khôn ngoan để kịp thời ngăn ngừa không cho bạo động có cơ hội nảy sinh làm mất chính nghĩa của những buổi cầu nguyện.

Không phải vô tình khi Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt nhắc đến sự kiện “bốn mươi ngày qua chúng ta đã sống một lễ Hiện Xuống mới” bởi cao điểm của 40 ngày ăn chay và cầu nguyện là biến cố Sống Lại.

Dưới sự lãnh đạo của vị chủ chăn khôn ngoan và biết thương yêu giáo dân, 40 ngày đêm cầu nguyện của Giáo Phận Hà Nội là thời kỳ vượt qua để tiến một sự kiện trọng đại: sự phục sinh.

Thư của Đức Tổng Giám Mục là một tuyên ngôn của sự phục sinh báo hiệu một sự sống mới đã được bắt đầu, cũng như Giáo hội ăn chay cầu nguyện 40 ngày dọn mình cho sự sống lại chiến thắng của Đức Kitô.
 
Con Số ''40'' trong Kinh Thánh và những Việc Thánh
Giuse Đinh Kim Tân
15:02 03/02/2008
Con Số "40" trong Kinh Thánh và những Việc Thánh

"Hơn bốn mươi ngày qua chúng ta đã sống một lễ Hiện Xuống mới. Mọi người đồng tâm nhất trí với nhau, chuyên tâm cầu nguyện và hăng hái rao giảng Tin mừng hòa bình, bất chấp những khó khăn gian khổ, tạo nên một bầu khí hiệp thông rộng lớn không chỉ trong tổng giáo phận mà còn khắp nơi trên thế giới. Chưa bao giờ lòng yêu mến Chúa, yêu mến Giáo hội dâng cao như thế. Chưa bao giờ tình cảm gắn bó giữa chủ chăn và đoàn chiên chặt chẽ đến thế. Chưa bao giờ tình bác ái huynh đệ chan hòa nồng nàn đến thế. Chưa bao giờ lời cầu nguyện chung cho lợi ích của Giáo hội tha thiết đến thế. Thật là một hồng ân lớn lao Chúa ban cho chúng ta".

Đây là những lời mở đầu bức tâm thư đức Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt gửi cho Tổng Giáo Phận Hànội, hôm 01.02.2008.

Con số 40 ngay câu đầu của bức tâm thư làm liên tưởng nhớ tới con Số Thánh 40 trong Kinh Thánh về những Việc Thánh trong đời sống đức tin.

Không biết điều đó có phải là ngẫu nhiên hay trùng hợp không?

1. Theo luật lệ thời Thánh Tiên Tri Maisen truyền cho dân Thiên Chúa (sách Xuất hành 13,11-16; Sách Levi 12,1-8): Trẻ em sơ sinh trong thời hạn luật định phải mang đến Đền Thờ dâng hiến cho Thiên Chúa - Một người phụ nữ sau khi sinh con được 40 ngày phải mang vào Đền Thờ lễ vật để được thanh tẩy.

Ngày 02.02. hằng năm Giáo Hội mừng lễ Đức Mẹ dâng Chúa Guêsu vào đền thánh, sau lễ Chúa Giáng sinh 40 ngày. Lễ này còn được gọi là Lễ Nến.

2. Trong Kinh Thánh nói đến số 40 rất nhiều trường hợp như dấu chỉ thời gian thanh luyện tẩy rửa.

- Sách Sáng thế ký tường thuật nạn lụt đại hồng thủy mưa kéo dài 40 ngày đêm khắp mặt đất (St 7,4)

- Dân Do Thái đi lưu hành trong sa mạc 40 năm từ xứ Ai Cập trở về đất Thiên Chúa hứa. Trong 40 năm đó họ ăn Manna do Chúa ban để sinh sống. (Dân số 2,7; Xuất hành 16,35)

- Thánh Tiên tri Maisen ở trên núi Sinai 40 ngày đêm cầu nguyện gặp gỡ Thiên Chúa. (Xh 24,18)

- Vua thánh David được Thiên Chúa cho cai trị đất nước Do Thái 40 năm (1 Các Vua 2,11).

- Tiên tri Elija hành trình 40 đêm ngày mới tới núi Horeb của Thiên Chúa. (1 các Vua 19,8).

- Tiên tri Giona kêu gọi dân thành Ninive ăn chay đền tội 40 ngày, để được Thiên Chúa thương đến cho thoát khỏi hình phạt. (Giona 3,1-10)

- Chúa Giêsu cầu nguyện ăn chay khổ hạnh sống 40 đêm ngày trong sa mạc hoang vu, thanh luyện tâm hồn và kín múc sức sống nhân đức

cho tâm hồn. ( Mt 4,1-11).

- Sau 40 ngày ăn chay thanh luyện trong sa mạc, Chúa Giêsu mới khởi đầu giai đoạn được sai đi rao giảng tin mừng nước Thiên Chúa trên trần gian.

- Chúa Giêsu chết an táng nằm trong mồ chôn dưới lòng đất 40 tiếng đồng hồ trước khi sống lại từ cõi chết.

- Sau khi từ cõi chết sống lại Chúa Giêsu còn ở trên trần gian 40 ngày trứơc khi trở về trời ( Công vụ Tông Đồ 1,3). 40 ngày Ngài còn hiện

ra giáo huấn giảng dậy cho các Tông đồ trước khi trao quyền sai họ đi tiếp tục sứ mạng làm chứng rao giảng nước Thiên Chúa giữa con người.

Con số 40 thành hình bởi số 4 nhân với số 10: – số (4) chỉ về thứ tự và số ( 10) chỉ về toàn thể.

Số 40 như thế là dấu chỉ sự tròn đầy. Nó chưa phải là kết thúc sau cùng, nhưng sửa soạn cho một giai đoạn to lớn cao hơn.

Con số 4 chỉ về sự trọn vẹn có liên quan mật thiết với đời sống rất nhiều:

- 4 yếu tố căn bản trong cuộc sống: Khí, lửa, đất và nước

- 4 phương hướng trong trời đất: Ðông, Tây, Nam, Bắc

- 4 giai đoạn trong đời sống: tuổi thơ, tuổi thanh thiếu niên, tuổi trung niên và tuổi già.

- 4 mùa trong trời đất: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Theo truyền thuyết, Tiên tri Mahommed vào năm 40 tuổi tiếp nhận sứ điệp mạc khải tiên khởi, và cũng từ thời điểm đó phát tỏa dấu hiệu loan báo giai đoạn biến đổi trong đời sống.

Thánh Augustinô đã suy luận số 40 là sản phẩm của thời gian (4) và của kiến thức hiểu biết (10) kết hợp lại với nhau.

Với con người, 40 năm tuổi đời là quãng thời gian bước vào tuổi trung niên, thời kỳ chuyển sang giai đoạn đời sống khác. Sức khoẻ thể xác cũng như trí tuệ, cùng sức năng động của một người vào tuổi 40 gần như thăng hoa đạt tới mức cao điểm.

Phải, thật là chính đáng. Giáo dân Tổng giáo Phận Hànội đã kiên tâm vững chí thắp ngọn nến đức tin, hát Thánh ca, đọc kinh Cầu Nguyện trải qua suốt 40 đêm ngày, như Đức Tổng giám Mục Giuse Ngô quang Kiệt viết.

Việc sống đức tin như thế của họ là việc thánh đức cùng phù hợp với thời gian thánh: Giữ luật Chúa dạy chuyên tâm cầu nguyện, cùng xin ơn thanh luyện tâm hồn, để cho đời sống riêng cũng như chung nên trọn lành tốt đẹp.

Đây là một hình ảnh sống động rất cảm động cùng có ý nghĩa sâu sa, về cung cách sống làm chứng cho đức tin giữa trần gian.

Sau thời gian 40 ngày chuyên chú Cầu nguyện, họ đang cùng với mọi người đón mừng mùa Xuân mới Mậu Tý đang về trên Quê hương Việt Nam.

Và sau đó cùng tiến vào thời gian mùa Chay thánh trong Giáo hội Công giáo kéo dài 40 ngày, từ thứ Tư lễ Tro đến lễ Chúa Giêsu sống lại.

Đức quốc ngày 2.02.2008
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Người Công giáo Việt Nam: Quyền sở hữu và cầu nguyện vì công lý
Hà Thảo Minh
09:52 03/02/2008
NGƯỜI VIỆT NAM C ÔNG GIÁO (9)

CHƯƠNG VIII: QUYỀN SỞ HỮU VÀ CẦU NGUYỆN VÌ CÔNG LÝ

I. QUYỀN SỞ HỮU.

1. Mục Đích Phổ Quát của Của Cải Vật Chất.



Ngay đầu Kinh Thánh, chúng ta đọc được lời nầy: « Hãy lan tràn khắp mặt đất, khắc phục trái đất » (St 1, 28). Lời đó dạy chúng ta rằng tất cả vũ trụ này được tạo dựng cho con người: con người có bổn phận phải dùng tài năng của mình để tăng giá trị của vũ trụ, và dùng việc làm của mình mà hoàn thành vũ trụ để hưởng dùng. Nếu trái đất đã tạo dựng nên để cung cấp phương tiện sinh sống và công cụ thăng tiến cho mỗi người, thì mỗi người có quyền tìm thấy ở đó những điều kiện cần thiết cho mình. Công Đồng Vatican II cũng đã nhắc lại điều đó rằng: « Thiên Chúa đã tạo dựng trái đất và mọi vật trên đó là để mọi người và mọi dân tộc sử dụng, vì thế của cải trần gian phải tràn đầy đồng đều trong tay mọi người, theo luật công bằng, là một luật đi liền với bác ái » (Vui Mừng và Hy Vọng số 69). Định luật này phải được ưu tiên trên mọi quyền hạn khác, bất cứ là quyền nào, kể cả quyền tự do buôn bán. Các quyền khác không những không được cản trở mà trái lại phải giúp định luật này thể hiện dễ dàng, và bổn phận xã hội quan trọng và cấp bách nhất là phải qui hướng các quyền nói trên về cùng đích tiên khởi của chúng. (Phát triển các dân tộc, Populorum Progressio, số 22)

2. Quyền Sở Hữu.

Nhờ lao động và nhờ tận dụng khả năng trí tuệ, con người có khả năng thống trị trái đất và biến nó thành một nơi thích hợp: « Bằng cách đó, con người biến một phần trái đất thành của mình, chính xác hơn là biến phần trái đất mà mình đã thu được thông qua lao động; đây chính là nguồn gốc của sở hữu » (Thông điệp Bách Niên, Centesimus Annus, số 31):

« Sở hữu hay một quyền lợi nào đó trên tài sản vật chất đảm bảo cho mỗi người một lãnh vực cần thiết cho tự lập cá nhân và gia đình, cần thiết phải coi đó như một mở rộng tự do con người. Sau cùng quyền tư hữu thôi thúc thi hành trách nhiệm. Quyền sở hữu là một trong những điều kiện của tự do chính trị.

Quyền sở hữu cũng có một vai trò xã hội nội tại có nền tảng trong luật dụng đích tài sản công cộng. Một khi lãng quên tính cách xã hội đó thì lắm khi quyền sở hữu trở nên cơ hội cho những tham vọng và nguyên nhân đưa đến những xáo trộn trầm trọng và nên cớ cho nhiều người phủ nhận quyền sở hữu…

Trong một vài miền kinh tế đang phát triển, có những chấp hữu ruộng đất mênh mang mà vì lý do tư lợi, nên chỉ được khai thác một phần hoặc hoàn toàn bỏ hoang, trong khi một số lớn dân chúng thiếu ruộng đất hoặc chỉ có một phần nhỏ ».

II. GIÁO HUẤN CỦA CHÚA KITÔ

1. Chúa Cứu thế đã không kết án chế độ tư hữu. Nếu chế độ này bất công và đi ngược luật tự nhiên thì chắc chắn Ngài đã phê phán rồi. Chúa đã thẳng thắn bài trừ tất cả những sự việc bất công và lạm quyền tư lẫn công của những người cùng thời đại với Ngài. Ngài đã kết tội bè đảng Biệt phái giả hình, những chính sách công bình giả tạo, những thái độ kiêu căng, chế độ ly hôn… Nhưng tại sao Ngài lại không kết tội quyền tư hữu nếu quyền này chỉ là một chính sách bóc lột và ăn cướp?

Trái lại, trong nhiều dịp khác nhau, Chúa đã mặc nhiên chấp nhận cho con người quyền thủ đắc của cải và gia tài tư hữu. Giachêô, người tư hữu thuế, đã thưa cùng Chúa rằng: « Thưa Thầy, tôi xin lấy nửa gia tài tôi mà cho người nghèo, và nếu tôi có làm thiệt hại ai bất cứ việc gì, tôi sẽ đền trả gấp tư ». Chúa đã ban khen người này về quyết định đó rằng: « Hôm nay, sự cứu rỗi đã vào nhà này, vì người này cũng là con cháu Abraham » (Luc. 19, 1-10). Như thế Giachêô đã được cứu rỗi trong khi chỉ làm phúc có nửa gia tài của mình. Điều đó chứng minh rằng ông có quyền được hưởng dùng một nửa gia tài còn lại.

2. Chúa Giêsu đã xác định bổn phận xã hội của quyền sở hữu khi Ngài nói đến những nhiệm vụ mà người có của phải thi hành đối với tha nhân. Lập trường của Chúa rất trái ngược với chủ trương của phái Rabbini cho rằng người có của được hưởng dùng của cải mình một cách vô giới hạn. Ngài nói một cách rõ rệt: ề Phải làm phúc bố thí những của còn dư dật. (Luc. 9, 4). Kh nói lời đó, Chúa đã dùng thể cách mệnh lệnh ềHãy làm phúc. Do đó, lấy những của dư dật để giúp đỡ người nghèo đích thực là một giới răn. Của dư đạt là tất cả những gì không cần thiết để chu cấp cho đời sống bản thân và gia đình, phù hợp với nhu cầu của chức vị.

Đàng khác, đặc tính xã hội của quyền sở hữu đã mặc nhiên chứa đựng trong một quan niệm phổ quát là tình Huynh đệ đại đồng, một trong những chân lý trọng yếu Phúc Âm Chúa Kitô. Trong tình nghĩa anh em chân thành thì những danh từ ‘của anh, của tôi’ đã mất hẳn ý nghĩa vị kỷ của câu nói, vì một người anh em giầu có không thể nhẫn tâm để anh em mình bị nghèo nàn đói khổ.

3. Đời sống của các tín hữu đầu tiên tại Giêrusalem là một bằng chứng cụ thể, minh chứng hiệu lực tất nhiên của lời Chúa Cứu thế giảng dạy. Thánh Luca có thuật lại rằng: “Người tin theo đạo thì đông lắm, mọi người đều liên kết với nhau như cùng một tâm trí, một linh hồn. Chẳng ai coi của mình là của riêng, nhưng coi mọi của họ có như của chung mọi người… Trong tín đồ, không ai bị thiếu thốn cả, bởi những người có ruộng hay nhà đều bán đi, bán được bao nhiêu tiền cũng đem đến đặt dưới chân các vị Tông đồ, rồi tùy theo sự cần dùng của mỗi người mà phân phát cho (Tông đồ công vụ IV, 32, 35).

Ta nên nhớ là việc tập trung của cải nơi các tín hữu đầu tiên là kết qủa của một tinh thần bác ái cao cả, cử chỉ đó có tính cách hoàn toàn tự do và tự động, không phải là một chế độ bó buộc hay gò ép. Điểm này đã được minh xác trong nhiều chứng lý của Tông đồ công vụ.

Dụ ngôn kho báu và ngọc quý

(44) Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy.

(45) Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp.

(46) Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy.

Hai dụ ngôn này, theo nghĩa đen, đề cập đến Quyền sở hữu theo luật đất đai tại nhiều quốc gia tân tiến, kể cả Việt-Nam Cộng hòa. Ở đây, Đức Kitô ví như Nước Trời.

III. HỌC THUYẾT XÃ HỘI GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

Trong Thông điệp ‘Tân Sự’, (Rerum Novarum, số 14 và 15), Đức Lêô XIII đã viết:

« Người ta cũng không nên đối nghịch tính hợp pháp của quyền tư hữu với sự kiện Thiên Chúa đã ban đất cho toàn thể nhân loại sử dụng và thụ hưởng. Nếu người ta nói rằng Thiên Chúa đã ban đất để sử dụng chung cho mọi người, điều này có nghĩa là con ngươi không phải chiếm giữ nó cách hồ đồ, nhưng hàm ý là Thiên Chúa không ấn định phần riêng cho người nào.

Thiên Chúa đã ban cho con người và những thể chế các dân tộc, tùy theo sự khôn ngoan mà ấn định giới hạn của cải. Hơn nữa, dù bị phân chia thành những tư sản, đất đai vẫn để phục vụ công ích cho mọi người, bởi vì không người nào mà không được nuôi sống bằng huê lợi đồng ruộng. Ai không có đất thì bổ sung bằng lao động. Do đó, người ta có thể khẳng định rằng lao động là phương tiện phổ quát để lo cho nhu cầu sự sống, hoặc người ta lao động trên phần đất của mình hay là trong nghề nào đó mà phần thù lao chỉ lấy từ những sản phẩm đất và dùng những sản phẩm đó trao đổi với nhau.

Do tất cả điều nói đó, một lần nữa người ta thấy quyền sở hữu hoàn toàn phù hợp với thiên nhiên
. »

Các Đức Giáo Hoàng kế vị Đức Lêo XIII đã lặp lại xác quyết hai phần này: sự cần thiết và sự hợp pháp của quyền sở hữu, và cũng như những giới hạn đặt ra cho quyền đó. Công Đồng cũng nhắc lại một cách minh bạch học thuyết lâu đời bằng những lời lẽ lặp lại như sau: « Khi sử dụng những vật bên ngoài mà ta làm chủ một cách hợp pháp, phải coi nó không phải chỉ là của riêng chúng ta nhưng còn là của chung, theo nghĩa nó có thể làm lợi không những cho người làm chủ mà còn cho những người khác nữa » (Vui Mừng và Hy Vọng số 69). Và xa hơn: «Quyền tư hữu cũng như quyền làm chủ của cải bảo đảm cho mỗi người một lãnh vực cần thiết để cá nhân và gia đình được tự trị. Các quyền này cũng phải được coi như nằm trong phạm vi quyền tự do của con người. Theo bản chất, tài sản riêng cũng có tính cách xã hội, đặt trên luật lệ hưởng chung của cải » (Vui Mừng và Hy Vọng số 71).

Qua Thông điệp ‘Divini Redemptoris’ (19.0.1937), Đức Piô XI đã viết: « Những ai giàu có không nên xem của cải trần gian như là hạnh phúc duy nhất, nhưng họ phải coi mình như những người quản lý sau này sẽ phải trả lẽ với Đấng gia chủ tối cao; họ phải sử dụng gia sản của mình như những phương tiện quí báu Thiên Chúa đã ủy thác để làm việc phúc đức, họ phải phân chia những của dư dật cho người nghèo khổ, thể theo huấn giới của Phúc Âm. »

Phần Tóm tắc. Giáo Hội Công giáo, căn cứ vào lời giảng dạy của Chúa Cứu thế, luôn xác định: Quyền sở hữu là một quyền tự nhiên, đã do Thiên Chúa, Đấng Sáng tạo vạn vật đã thiết lập nên. Quyền đó rất phù hợp với lý lẽ tự nhiên vì:

a. Tài sản riêng là một động cơ thúc đẩy con người siêng năng làm việc để đem lại lợi ích cho bản thân, rất cần thiết cho việc tăng gia mức sản xuất về mọi ngành hành động.

b. Chế độ sở hữu lại là một biện pháp cần thiết để dung hoà trật tự xã hội với tự do cá nhân, cần lao với phẩm giá con người.

c. Sự phân chia của cải một cách công bình là một yếu tố quan trọng để củg cố và phát huy an ninh xã hội, trái lại chế độ cộng đồng tài sản thường phát sinh những tình trạng thù ghét và bất bình.

Bởi thế, Giáo Hội Công giáo bác bỏ những chủ nghĩa hay chính sách kinh tế liên quan đến quyền sở hữu như:

a. Chủ nghĩa tự do vì quá đề cao quyền tự do cá nhân nên không ấn định những giới hạn quyền lợi và nhiệm vụ cho vấn đề sở hữu. Do đó, đã gây nên nhiều bất công trong xã hội.

b. Chủ nghĩa cộng sản vì muốn phá hủy quyền sở hữu đất đai của mọi người để tập trung vào một tay chính phủ, nên đã đi đến chỗ thất bại trong áp bức và đau thương (dân oan, đất đai của các tôn giáo…).

Trong văn thư số 576/VP-75 quyết định cho xử dụng các trường Tư thục Công giáo trong toàn Giáo phận để trở thành trường công lập, Đức Tổng Giám mục Phalô Nguyễn văn Bình khẳng định: « Chúng tôi tán thành việc công lập hóa tư thục như một phương tiện thực thi chủ trương miễn học phí của Chính phủ, và chúng tôi sẵn sàng để Nhà Nước sử dụng các cơ sở của Tư thục Công giáo trong Giáo phận Sài gòn, vào công tác giáo dục, ngay từ niên khóa 1975-1976 này. » (CG và DT số 1312). Tuy nhiên, hôm 31.12.2007, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn thiện Nhân có nói với báo Thanh Niên, (xin trích): « Tôi xin nói rõ cho đến nay, học phí bậc phổ thông thực tế không liên quan đến chi phí đào tạo vì nó dựa trên khả năng chi trả của người dân, chứ không dựa vào chi phí thật cho việc dạy và học ở các trường là bao nhiêu. Mức học phí Trung học Cơ sở hiện nay là 20.000 đồng/tháng ở thành thị và nông thôn, 8.000 đồng/tháng ở miền núi; học phí Trung học Phổ thông là 35.000 đồng/tháng* ở thành thị và 15.000 đồng/tháng ở miền núi.

Học sinh nghèo, diện chính sách đều được giảm học phí. Trong số 15,2 triệu học sinh tiểu học đến Trung học Phổ thông ở các trường công lập có 9,4 triệu em được miễn, giảm học phí; chiếm 62% tổng số Học sinh ». (chấm dứt trích) (Thanh Niên 01/01/2008). Ngoài học phí, còn có những đóng góp khác mà phụ huynh phải chi trả.

* Lương tối thiểu, từ ngày 01.01.2008, của người lao động tại các đơn vị sự nghiệp là 540.000 đồng/tháng.

Lời nói của Đức Cha phù hợp với Học thuyết xã hội Công giáo như chúng ta đã nói trên. Nhưng, than ôi, sự việc đã không xãy ra như ý muốn của vị Tổng Giám mục khả kính… Gần ba mươi ba năm đã trôi qua, kinh tế Việt-Nam đã phát triển nhiều, học phí vẫn còn và có khả năng gia tăng.

(còn tiếp)
 
Văn Hóa
Dâng Hoa Đức Mẹ
Peter T.K
12:12 03/02/2008
Dâng hoa Đức Mẹ

Chào Em Gái Nhỏ dâng hoa,
Nên gương tươi đẹp, trường ca rạng ngời,
Tay ôm chặt bó hoa tươi,
Hiên ngang tiến bước dù trời rét đông.

Em là biểu-tượng chung lòng,
Đem hoa kính Mẹ, Em không ngại ngần,
Thay cho con thảo xa gần,
Ngàn câu kinh nguyện tiến dâng Mẹ Hiền.

Giữa đời nhiễu loạn đảo điên,
Tay Em góp sức đẩy nghiêng bạo tàn,
Xấu hổ…quyền lực nghênh- ngang,
Đan tâm hù dọa, chận đàng Bé thơ.

Cường quyền, bất công đâu ngờ,
Bó Hoa quăng lại…Khơi giờ quyết-sinh,
Em đốt lên lửa niềm tin,
Ôn-hòa, hiệp nhất lời kinh kêu cầu.

Bất công, bạo lực…cúi đầu,
Em Thiên Thần nhỏ khắc sâu giữa trời,
An-bình, Công-lý vãn hồi,
Công Em thắp sáng cho đời lòng tin.

Em không đơn độc một mình,
Bên Em khắp cả hành tinh một lòng.
 
Tình Xuân trên Quê Hương
Tuyết Mai
12:14 03/02/2008
Tình Xuân Trên Quê Hương

Xuân nay đã về trên khắp Quê Hương
Hoa Mai nở rộ khoe sắc vàng tươi
Bao lòai hoa đua nhau khoe sắc thắm
Ngào ngạt thơm mơn man trong gió mát
Thắm thiết ư tình yêu thương đồng lọai
Để lòng ai say sưa đi quên lối
Về Quê Xưa lòng xao xuyến chờ ai?

Xuân nay đã về trên khắp Quê Hương
Hoa Mai nở rộ khoe sắc vàng tươi
Đây Chợ Xuân đưa nhau đi sắm Tết
Là nguồn vui trên đôi môi đôi mắt
Gửi nhắn trao vội cho nhau nụ cười
Cho lòng ai tim ai thôi se thắt
Để con tim thôi thổn thức chờ nhau

Xuân nay đã về trên khắp Quê Hương
Hoa Mai nở rộ khoe sắc vàng tươi
Bởi Nàng Xuân năm nay tròn đôi tám
Ngồi bên Me mân mê tay gói bánh
Lửa ấm cho làn da cô thêm ửng hồng
Để nhịp tim ai rung trong nhung nhớ
Hồn bâng khuâng trong đôi mắt mộng mơ

Xuân nay đã về trên khắp Quê Hương
Hoa Mai nở rộ khoe sắc vàng tươi
Đem Tình Xuân gieo vui trên muôn lối
Chờ Nàng Xuân nên duyên trong năm mới
Giữa tiếng reo hò pháo bay ngập trời
Tưng bừng vui chúc nhau luôn Hạnh Phúc,
Bình An, Thịnh Vượng, Sức Khỏe, Chúa thương.
 
Nhớ Xuân xưa, Bình thôn đất đỏ
Đặng Xuân Hường
12:26 03/02/2008
Nhớ Xuân xưa, Bình thôn đất đỏ.

Mỗi lần Xuân về trên đất Mẹ Bình Giã, hay trong lòng người viễn xứ xa quê, có lẽ chẳng ai quên được những ngày tháng xa xưa, đón Tết với cảnh nghèo thanh đạm nơi vùng đất đỏ Bình Giã yêu dấu.

Ra rứa” mà Xuân cũng đến rồi!
Thế mình lại được một phen chơi.
Hết năm bác đó, bác Rồng ạ,
Đến lượt chú rồi, chú Rắn ơi!
Mấy đứa choai choai chơi pháo tịt,
Dăm thằng lớn lớn bận đồ phai.
Nàng Xuân e thẹn dừng chân ngọc,
Chẳng lẽ mừng Xuân lại kém vui
. (1977)

Những năm của thập niên Sáu mươi, Bảy mươi, con đường cái quan chạy suốt từ xã Ngãi Giao tới cổng xã Bình Giã đầu làng Một, qua trung tâm chợ làng Hai về tận cổng làng Ba cuối xã còn là con đường trải đá xanh, bụi đất phủ đầy cây cỏ hai bên. Con đường lớn này nhộn nhịp hẳn lên trong những ngày chuẩn bị chợ Tết, và những ngày đầu năm thì lại càng nhộn nhịp bước chân đi mừng tuổi, chúc Tết, thăm viếng bà con. Trên con đường này, đã có biết bao tà áo mới mừng Xuân vướng bụi mù đất đỏ của Bình Giã.

Đường ngang dọc trong làng được trải bằng đá ong, loại đá mềm có thể mài mòn bể mục theo ngày tháng, làm cho đường bằng phẳng hơn và cũng sạch sẽ hơn nhờ sạn đá vụn ra, nhất là sau mấy trận mưa rào. Dịp Tết có người tưới nước phía trước đường nhà mình cho bớt bụi, bà con đi lại cũng thoải mái hơn.

Mùa Tết đến là những dịp vui trong làng xã, nói là vui có lẽ do không khí Tết trên quê hương ảnh hưởng đến trong lòng mỗi người, chứ ở Bình Giã thì cũng ít khi có hội hè gì trong những năm đó. Một xã nằm cách biệt các Thị trấn lớn như Bà Rịa, Vũng Tàu…quanh năm chỉ có cày bừa ruộng nương, bà con đón Xuân mặc dù hân hoan vui vẻ, nhưng cảnh nghèo thiếu thốn vẫn là hoàn cảnh chung hầu hết mọi gia đình. Trước 1975 mừng Giao thừa không có pháo, vài anh lính chiến vác súng M16 làm mấy băng đạn lên trời thay pháo mừng Xuân, nếu được là đạn lửa thì lại càng khoái chí!

Trẻ em mong Tết mới có dịp được Mẹ mua cho bộ đồ mới, đôi dép mới, và cũng chỉ trong dịp Tết mới có thể được một ít tiền lì xì để tuỳ nghi xử dụng cộng thêm được thoải mái ăn chút thịt mà thôi.

Tết đi Xuân đến cứ lòng vòng,
Bảy Sáu năm ni lại bác Rồng.
Nhà chẳng có chi ngoài sạp gạo,
Dĩa trơn bày cả giữa mâm đồng.
Cây nêu trước ngõ cong phần gốc,
Bánh pháo mừng Xuân tịt nửa phong.
Thôi thế sang năm lại túng nữa,
Trời sinh chi Tết héo luôn lòng
! (1976)

Hồi đó, bò heo trong làng nuôi nhiều để cày ruộng và cũng có thêm thu nhập sửa sang nhà cửa…, nhưng chẳng mấy khi được mổ thịt để ăn, chỉ có dịp đến Tết, cả xóm rủ nhau năm bảy nhà chung nhau làm thịt một con bò, một con heo để ăn Tết. Khoảng chừng ngày “Hâm Tám hay Hâm Chín” Tết là bà con mổ bò, mổ heo chia nhau.

Ngoài sự náo nức chuẩn bị Tết bằng công việc chẻ lạt tre, rọc lá chuối để làm bánh tét, bánh chưng trong từng gia đình, cảnh làm thịt bò, thịt heo chung nhau vào những ngày đón Tết mới thật là hào hứng vui vẻ. Buổi sáng hôm mổ bò, bà con tụ tập lại, cười nói vui vẻ trong khi chờ nhau đông đủ. Con bò được ngã giá chọn mua đã bị trói lại, ba bốn người dùng cả mấy cây dài để gài giữ chân khỏi nó quậy đạp, vài người giữ cái đầu, trong khi đó một người với con dao nhọn rất bén sắc đâm tiết, cái chậu hứng tiết cũng được một người cẩn thận giữ chặt kẻo bị bò quẫy đạp đổ ra.

Nhiều người thích uống ly rượu pha với máu vừa chảy ra còn nóng ấm, có lẽ ai cũng tin rằng uống được như thế thì bổ khoẻ lắm. Những người mổ bò kinh nghiệm, họ biết chọn dòng máu chảy ra là máu sạch gọi là “huyết đào”như thế mới đúng cách uống huyết bò pha rượu. Mà quả thực những người khoẻ mới có gan uống như thế, mà lại uống được nhiều nữa!

Sau khi chảy hết huyết, con bò đã chết, mọi người khiêng qua một chỗ khô ráo, thường là nền xi măng sau giếng nước, hoặc được chuẩn bị lót sẵn những tấm ván bìa gỗ, rồi trải bằng lá chuối sạch sẽ. Gần đó, một nồi nước sôi thật lớn đang sôi sùng sục, vài người cầm gáo dừa múc nước sôi đổ lên da mình con bò, nước sôi làm dễ dàng cạo sạch hết lớp lông bò. Khi lông đã cạo sạch sẽ, con bò được mổ bụng, cắt đầu, chân rời ra, bộ lòng được một nhóm người phụ trách đem đi làm riêng. Phần thịt, xương được chia ra tuỳ theo số người chung nhau. Cuối cùng mọi người sẽ rút thăm để lấy phần mình, trước khi ra về, bà con còn chia nhau mớ lòng làm sẵn đã nấu chín. Có khi ngồi lại làm vài xị rượu trắng với lòng bò. Lũ nhỏ đứng xớ rớ cũng được ăn ké những miếng lòng nóng sốt này.

Những gia đình khá hơn thì chung nhau thêm một con heo nữa, còn nếu không ra chợ Tết làng Hai mua vài ký, vậy là dịp Tết có đủ cả thịt bò, thịt heo. Con heo làm thịt cũng như con bò, bà con chia phần đầy đủ cả lòng, thịt. Riêng lũ nhỏ, có khi lãnh phần cái bong bóng đem nhồi tro làm sạch, lấy ống đu đủ thổi lên cũng tàm tạm đá banh được vài buổi.

Dịp Tết, làng xóm cũng được quét dọn sạch sẽ hơn, hồi đó chưa mấy ai quét vôi nhà, vì một phần lớn nhà còn phên tre, thưng tôn hay ván, nhà xây gạch chưa có bao nhiêu.

Ngày nay, Tết có thể có nhiều nhà không có bánh tét, nhưng những năm của thập niên Sáu mươi, Bảy mươi có thể nói nhà nào không có bánh tét, bánh chưng là không có Tết. Đây là món bánh ăn Tết truyền thống từ xa xưa của dân tộc Việt Nam theo truyền thuyết bánh dày, bánh chưng…Mà phải nói bánh tét ăn kèm với thịt mỡ heo thật là ngon, hoặc là quệt chút mật đường cô đặc “rất chi là” đậm đà hương vị Tết! Có thể không có cành mai, dưa hấu…nhưng bánh tét, bánh tàu là hai món hầu như không thể thiếu trong những ngày đón Xuân thời bấy giờ ở Bình Giã.

Sáng Mồng Một Tết đi lễ, cả nhà thờ hầu như ai cũng xúng xính trong bộ quần áo mới, giày dép mới. Cả năm khó nhọc nơi ruộng đồng, chỉ ba ngày Tết mới có dịp áo quần thảnh thơi, thoải mái với chén rượu mừng Xuân. Tuy vậy, cũng không thiếu những người Tết nhất chẳng sắm sửa được gì, đành ngậm ngùi ngồi nhà lặng lẽ đón Tết!

Sáng ngày Mùng Một dậy chờ cơm,
Tết nhất cái chi cũng chẳng hơn.
Nằm đọc sách nhằm trang tích cổ,
Hát theo đàn lỗi nhịp cung ngang.
Ngoài đường trai gái tay tay nắm,
Cuối ngõ chàng nàng gói gói ôm.
Thiên hạ vui Xuân mừng có kể,
Rứa mà đây phỗng lại nằm suông
! (1976)

Những năm đó, Bình Giã còn thiếu thốn nghèo nàn hơn bây giờ nhiều. Có khi Tết, đám thanh niên rủ nhau thịt một con chó để nhậu, và chẳng có bia lon, bia hơi hay rượu mạnh gì cả, vài xị rượu trắng là đủ. Lắm khi những thứ xem ra rẻ tiền đó cũng không được dư giả gì! Cụng nhau ly rượu mừng Xuân chỉ cầu mong năm mới được an bình no ấm!

Mấy thằng vui Tết nhậu con cầy,
Chẳng lẽ Xuân sang mà “nỏ” say.
Trên dĩa nắm xôi, xôi sượng sống,
Dưới sàn xương chó, chó dành nhoày.
Con cầy ốm nhách mua trăm bạc,
Chai đế tong teo nốc một hơi.
Coi thế mà Xuân mừng cũng "phết",
Chắc là năm mới được nhiều may
! (1976)

Những năm của thập niên Sáu mươi, Bảy mươi, Bình Giã chưa được mấy cái tivi, có radio casset nghe nhạc là sang lắm rồi! Quán nhậu cũng chỉ có vài nơi, thanh niên ít có dịp giải trí bằng những phương tiện hiện đại như bây giờ. Ngoài những bàn cờ tướng, cờ domino, “lắc bầu cua”…của đám thanh niên và lũ nhóc, còn có bàn đánh bạc của người lớn nhiều khi thâu đêm suốt sáng trong những ngày Tết, và hậu quả chẳng vui vẻ gì cho nhiều gia đình!

Lắc bầu cua cũng là một hình thức cờ bạc, mặc dù ở mức độ ăn thua nhỏ. Mỗi lần nhà cái giở nắp lên, những tiếng reo hò mừng rỡ trúng “cửa” xen lẫn vài tiếng văng tục mất tiền. Cái vui của lắc bầu cua xem ra lấn át cái tác hại của nó, ai cũng có thể đặt tiền tham gia, từ nhỏ đến lớn và bàn lắc bầu cua ở khắp cùng ngõ hẻm. Có khi chỉ trong phút chốc tiền lì xì của ba ngày Tết không cánh mà bay!

Mùng Hai ai lắc bầu cua cá,
Mấy đứa ăn gian bị chọi đá.
Có kẻ dăm ba đồng đặt chơi,
Đôi thằng mấy chục bạc thua cả.
Ra con gà lại đặt cô cua,
Lúc trái bầu thì để chú cá.
Nhộn nhịp cười vui, thật quá vui!
Mừng Xuân cho trọn ai ơi, nhá!
(1975)

Cũng có những thanh niên nam nữ dịp Tết chẳng biết làm gì, đành ôm mấy cuốn truyện nghiền ngẫm cho qua Tết. Hay siêng năng hơn thì ôn bài luyện thi, hoặc viết vài dòng cho mớ bài tập bình giảng Việt văn…Có khi may mắn kiếm được một cành Mai vàng nở rộ đúng vào dịp Tết, đi ra đi vào nhìn thấy sướng con mắt thì coi như Tết trọn vẹn!

Tết đến thảnh thơi cứ dạo chơi,
Thôi thì nghiên bút một hai bài.
Cái vần, cái luật tìm tìm mãi,
Chữ đối, chữ niêm kiếm kiếm hoài.
Vui Tết loay hoay vẽ bút mực,
Mừng Xuân quanh quẩn uốn cành mai.
Làm thơ ăn Tết mà hay nhỉ,
Thiên hạ vui Xuân được mấy người
! (1976)

Trước 1975, thỉnh thoảng để chào đón năm mới các giáo xứ trong Bình Giã cũng tổ chức Văn nghệ “cây nhà lá vườn” để đón Xuân, và có năm cũng có Hội chợ để bà con vui chơi ba ngày Tết. Nhưng hồi đó, phương tiện thiếu thốn, lại thêm chiến tranh có khi cũng chẳng được yên bình để vui Xuân.

Khoảng đầu những năm Tám Mươi, dịp trước lễ Giáng sinh có nhiều đoàn hát ca nhạc từ tỉnh thành về trình diễn trong khuôn viên nhà thờ xứ Vinh Châu, nhất là “nghìn năm một thuở” mấy gánh hát cải lương về dựng rạp biểu diễn vài vở tuồng cổ như “Bên cầu dệt lụa”, “Bao Công xử án”…Bà con Bình Giã được dịp thấy tận mắt cảnh các nghệ sĩ nổi tiếng về trình diễn ở quê mình.

Theo thời gian, hoàn cảnh xã hội dễ dàng hơn, những Hội đoàn trong các Giáo xứ tổ chức Hội chợ mừng Xuân vào dịp Tết để gây quĩ xây dựng Giáo xứ. Bà con tha hồ vui chơi trong những ngày Tết nơi các gian hàng trò chơi, xổ số, rút thăm…Rồi thêm các chương trình Văn nghệ, ca nhạc, thi tuyển Hoa Hậu… Có lẽ các “Miss BinhGia” bây giờ vẫn còn hãnh diện về những kỷ niệm đẹp đó.

Bây giờ mấy mươi năm trôi qua, nhiều người phiêu bạt xa quê, lập nghiệp làm ăn nơi thành thị, hoặc một vùng xa nơi tỉnh lẻ hay bôn ba tận hải ngoại, nhưng dù ở đâu, mùa Xuân đến bà con vẫn canh cánh trong lòng về những nỗi thương nhớ quê nhà, vùng đất đỏ Bình Giã yêu dấu.

Nhớ về quê cũ những ngày xưa,
Khóm trúc nương cau, ngọn lá dừa,
Bên giòng sông nhỏ xuôi chèo mái,
Thoảng tiếng hò xa theo gió đưa.

Nhớ nắng vàng hanh những buổi chiều,
Đôi bờ ruộng lúa gió hiu hiu,
Dáng cô thôn nữ nghiêng vành nón,
Rảo bước trên đê tiếng sáo diều.

Nhớ đàn cò trắng giữa hoàng hôn,
Sải cánh giăng ngang tận cuối đồng,
Đó đây thấp thoáng sương mờ lối,
Ngọn lúa rì rào lúa mênh mông.

Nhớ về quê cũ nhớ Mẹ già,
Một sương hai nắng tháng ngày qua,
Trăng thanh gạo trắng đàn con nhỏ,
Lòng Mẹ bao la thật không bờ.

Nhớ về quê cũ mùa Xuân xưa,
Quây quần thân tộc đón Giao thừa,
Thơm hương rượu nếp quê đầm ấm,
Tình nghĩa quê nhà! Ôi! Thiết tha.

(Xuân Nhớ Quê 1997)
 
Ngày Xuân hát Quan Họ
Trương Phú Thứ
20:40 03/02/2008
NGÀY XUÂN HÁT QUAN HỌ

Những ngày lập xuân, công việc đồng áng đã xong, người nông dân Việt Nam có rất nhiều lễ hội qua những tập tục địa phương, niềm tin tưởng nơi Thần Thánh hoặc do những điều kiện thiên nhiên thời tiết thuận lợi. Hội quan họ làng Lim là một lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm vào ngày mười ba tháng Giêng âm lịch trên một ngọn đồi thơ mộng. Trai gái trong vùng tụ tập trao đổi những câu hát quan họ là một trong những thể hát dân ca của dân chúng địa phương được truyền tụng từ nhiều thế hệ hoặc là những câu hát “tức cảnh sinh tình” đối đápgiữa những cô thôn nữ duyên dáng trong chiếc áo tứ thân mầu sác rực rỡ e lệ giấu mặt sau chiếc nón quai thao và những chàng thanh niên đa tình tạm xa con trâu cái cầy cùng với hoa lá cây cỏ mùa xuân vui hưởng những ngày nông nhàn trong câu hò tiếng hát tình tứ thân thương. Hiện nay còn có trên bốn trăm bài hát quan họ được truyền tụng từ nhiều đời. Một số rất nhiều bài đã tuyệt tích và một số bài cũng bị tam sao thất bổn không còn giữ nguyên vẹn được những tình tiết nguyên thủy. Quan họ là một thể hát dân ca cổ truyền mang nhiều từ ngữ cũng như phong thái tình cảm cũng như các tương truyền lịch sử. Những bài hát này không chỉ là những câu hát đối đáp đưa duyên của những nhóm các cô thôn nữ và đám trai làng nhưng được phân chia ra nhiều thể loại khác nhau và gồm có:

1- Giao duyên
2- Thờ cúng tổ tiên
3- Cầu mưa
4- Cầu may mắn và thịnh vượng
5- Cầu ân phúc của tổ tiên

Những câu quan họ giao duyên được được biết và nói đến nhiều nhất vì vì tính chất lãng mạn và tình tứ của lời ca tiếng hát giữa những thanh niên thiếu nữ trong làng oặc những nhóm quan họ từ các làng lân cận hay từ các vùng xa. Những nhómthanh niên thiếu nữ này được gọi là những bọn quan họ. Chữ bọn ở đây là một danh xưng cổ truyền và không có gì tỏ ý coi thường hoặc khinh miệt cả. Ngay từ những ngày còn bận rộn lo sắm Tết, các bọn quan họ đã tất bật sửa soạn quần áo và nhất là những bài hát để ra tài đối đáp với không những các bọn quan họ khác mà ngay cả những bọn bị
coi như tình địch. Nghệ nhân hát quan họ phải thuộc nhiều bài bản để có thể hát đối và hát đáp mà giọng hát cũng như phong cách diễn tả phải tậpluyện cho thành thục để mang lại tiếng tăm cũng như đẳng cấp cho bọn. Hát đối thông thường là những bài hát đã được truyền tụng nhưng hát dđ1pđòi hỏi người hát quan họ phải có phản ứng mau lẹ để kịp thời đối ứng lại các trạng huống tình cảm xẩy ra do sự tác động của những câu hát giữa đôi bên.

Các lễ hội vùng Kinh Bắc được khởi sự từ ngày mùng bốn Tết kéo dài cho đến ngày mười chín tháng Hai âm lịch. Tất cả có bốn mươi chín làng quan họ thay nhau tổ chức hội hè, cũng có nhiều làng tổ chức cùng một ngày. Tuy nhiên lễ hội làng Lim được coi như nổi đình đám nhất vì thời gian tổ chức rất thuận tiện ngay sau ngày mười hai tháng Giêng là ngày hội đình của tất cả sáu làng chung quanh vùng Lim. Địa điểm tổ chức hữu tình trên một ngọn đồi có những cây lim thẳng tắp cành lá xum xuê che bóng cho một ngôi chùa cổ kính với nhiều truyền thuyết. Trong khu vực lễ hội cũng có những cuộc vui đua tài như đánh đu,đánh vật, chọi chim, chọi gà…và tất nhiên không thể thiếu những trò cờ bạc may rủi trong những ngày đầu năm.

Làng Lim có bốn xóm, mỗi xóm có hai bọn quan họ, một bọn nam và một bọn nữ. Trước ngày hội đến cả hai tháng các bọn quan họ trong làng đã bắt đầu tập luyện đối đáp. Khi chưa dến hội Lim thì những bọn quan họ này cũng được giao phó nhiệm vụ mang chuông đi đánh xứ người trong các lễ hội khác để vừa đua tài và cũng nhân tiện học hỏi rút tỉa kinh nghiệm cho những cuộc tỉ thí sôi động ở lễ hội làng Lim. Về hình thức thì lễ hội làng Lim có hai loại: hát trong nhà và hát ngoài đồi.

1-Hát trong nhà: Gia đình được chỉ định tổ chức hát trong nhà được các liền anh liền chị quan họ đến giúp chuẩn bị và sửa soạn trầu cau trà nước và nhất là bữa cơm quan họ để đãi khách. Khi mọi việc đã tươm tất thì gia chủ cho các em bé ra ngoài chùa Lim chờ khách. Lúc được các em bé chạy về báo tin khách đã tới thì dích thân gia chủ và các liền anh liền chị quan họ lên chùa đón khách. Một người hát quan họ lâu năm có nhà cửa rộng rãi khang trang được chọn làm nhà chứa. Chủ nhà được gọi là ông chứa hay bà chứa, một danh xưng rất được trọng vọng nể vì. Ngưòi dân làng Lim luôn tin tưởng nếu mời được nhiều khách về nhà thì đó chính là điềm may mắn mang lại an vui thịnh vượng cho toàn gia trong năm mới. Những người khách này có thể là những người quen biết đến từ các làng lân cận và cũng có thể là những người hoàn toàn xa lạ đến từ những vùng xa xôi chưa hề quen mặt biết tên. Quan họ bạn vào đến cổng nhà thì dừng lại, cất tiếng hát mừng làng, mừng nhà,mừng bạn. Quan họ chủ đứng ngoài sân hát đón nhời chúc lại làng bạn và chào bạn. Sau đó quan họ chủ đỡ ô nón của quan họ bạn và đón vào ngồi trên một giường trong nhà. Quan họ chủ ngồi trên một giường khác phía bên. Nếu ngồi trên ghế tràng kỷ thì chủ và bạn ngồi hai bên bàn. Quan họ chủ cất tiếng hát mời bạn uống nước ăn trầu. Quan họ bạn hát cảm ơn thịnh tình của gia chủ. Hai bên đối đáp cho đến trưa thì quan họ chủ mời quan họ bạn ăn cơm. Quan họ chủ hát mời bạn ăn và tiếp bạn cho đến khi gần xong bữa thì lúc đó quan họ chủ tạm ngưng hát và ngồi vào mâm của mình. Buổi chiều mọi người lên đồi Lim xem hội. Đến tối cuộc hát lại tiếp tục cho đến sáng ngày hôm sau mới giải tán.

2- Hát ngoài đồi: Trên đồi Lim, các liền chị với những tấm áo tứ thân mớ bẩy mớ ba mầu mè sặc sỡ tay cầmnón quai thao bao giờ cũng đi thành từng bọn. Các liền anh trang trọng với chiếc áo dài the đen, đầu đội khăn đống, tay cầm ô đen cũng có bọn với nhau. Bọn nam tìm trong đám hội một bọn nữ chưa có bạn và mời họ ăn trầu. Nếu bọn nữ nhận trầu tức là nhận lời hát. Nhiều khi bọn nữ chủ động mời bọn nam. Trong khi hát nếu hai bên hợp nhau về cách đối xử và lời ca giọng hát thì bọn nam sẽ hẹn một ngày nào đó để mang lễ vật sang làng bọn nữ xin kết nghĩa. Tục này gọi là quan họ nghĩa. Đứng ngày hẹn, bọn nam mang lễ vật sang làng bọn nữ để xin kết bạn. Bọn nữ đưa bọn nam đến trình tiên chỉ trong làng rồi làm lễ kết nghĩa trước đình, sau đó đưa bạn về nhà ăn uống và ca hát. Những cuộc hát đối đáp có thể giữa từng bọn nhưng nhiều khi lại chỉ giữa một liền anh và một liền chị ở trên bất cứ một địa điểm nào trong khu vực lễ hội. Nếu hai bên thích nhau thì cứ tiếp tục hát, không thì lại chào nhau rồi đi tìm một bọn khác. Đến khi nài tình cảm đdã quyến luyến bịn rịn như không rời được nhau thì lại cất lên tiếng hát xao xuyến tấm lòng “người ơi, người ở đừng về”. Như vậy hội Lim có những buổi hát của những liền anh liền chị kết nghĩa trong nhà và những bọn đến xem hội dể tìm bạn ngoài đồi.

3- Hát trên thuyền: Một hình thức hát quan họ khác lôi kéo nhiều người tham dự đó là hát trên thuyền được tổ chức ở làng Bùi vào ngày hai mươi ba tháng Giêng. Lễ hôi này chính là lễ tắm Phật chùa làng Bùi. Một chiếc thuyền rồng được chèo bởi mười cô gái trinh trắng chở đôi chum ra lấy nước từ một cái giếng ở đền Mẫu trên một cồn đất ngoài sông Ngũ Huyện. Thuyền rồng được bao bọc san sát bởi những thuyền con của các bọn quan họ. Khi thuyền rồng ra đến bãi, người ta khiêng chum đặt bên bờ giếng. Trai gái quan họ đứng hai bên. Người đứng đầu dùng gáo đồng múc nước rồi lần lượt chuyền tay cho đến người đứng cạnh chum thì đổ vào chum. Khi chum đầy nước thì phủ một tấm vải đỏ lên miệng chum trong tiếng hát của trai gái quan họ. Chum nước được mang về chùa tắm Phật để cầu mong mưa thuận gió hoà, công việc đồng áng được thuận lợi. Sau đó trai gái trên những chiếc thuyền con bơi quanh đám cây cối rậm rạp hát quan họ cho đến khuya.

Hát quan họ còn có nhiều hình thức khác nhau như lối hát trùm đầu ở làng Viêm Xá, hát hiếu ở Lũng Giang…Hầu như mỗi làng đều có những thêm bớt đặc thù của từng địa phương nhưng tựu chung thì vẫn cùng mục dích vui chơi hội hè đình đám trong những ngày nông nhàn và cầu mong phúc lợi cho một cuộc sống thanh bình thịnh vượng. Vùng Kinh Bắc có đến bốn mươi chín làng quan họ, mỗi làng tổ chức lễ hội vào một thời điểm khác nhau với phong thái và hình thức thay đổi cho phù hợp với thời tiết và các ưu điểm thiên nhiên. Đi tìm nguồn gốc của nghệ thuật hát quan họ, các học giả đều đi đến một kết luận chung ngay từ khởi thủy hát quan họ là một hình thức tương trợ không có văn bản giữa những làng xóm trong xã hội Việt Nam cổ xưa. Làng này có việc hay lễ hội đình đám thì những làng lân cận sang giúp đỡ hoặc góp vui bằng những lễ vật hay câu ca tiếng hát. Thâm tình giữa những làng quan họ đi ra ngoài những tình cảm thông thường bằng cách nghiêm cấm con trai con gái của những làng quan họ không được kết hôn với nhau để giữ tình kết nghĩa lâu bền. Nhưng dù cho luật lệ nghiêm cấm cũng không lấn át được tình cảm trai gái tự nhiên của những liền anh liền chị:

Nghĩa người tôi để lên cân
Bên tình nặng chín, bên ân nặng mười
Nghĩa người tôi để trong cơi
Nắp vàng đậy lại để nơi mình nằm
Đêm ngày tôi giở ra thăm
Đêm ngày ba bẩy lần thăm nghĩa người


Trước khi chia tay. Các liền anh liền chị vẫn không quên dặn nhau: “đến hẹn lại lên”.
 
''Bài Ca Thương Khó” của Thi Sĩ Xuân Ly Băng và Nhạc Sĩ Ngọc Lạc
Bùi Hữu Thư
23:12 03/02/2008

Lời Bình “Bài Ca Thương Khó” của Thi Sĩ Xuân Ly Băng và Nhạc Sĩ Ngọc Lạc



Trước hết tôi xin chân thành cảm tạ thi sĩ lão thành Xuân Ly Băng, qua sự giới thiệu của nhạc sĩ Tuấn Kim, đã mời tôi đề bạt thi phẩm trường ca nhạc kịch “Bài Ca Thương Khó”. Tác phẩm này là một công trình vĩ đại được thai nghén trong hơn 40 năm trời từ năm 1968 đến nay.

Tôi xin mạn phép không đề cập đến công trình phổ nhạc công phu và khéo léo của nhạc sĩ Ngọc Lạc. Còn về thơ, tôi chỉ là một nhà thơ tập sự, một ngón nghề tay trái, tôi chỉ làm được thơ khi có hứng vào những lúc có rung cảm thật đặc biệt của tâm hồn trước cái đẹp của thiên nhiên, vũ trụ, của tình Chúa yêu người và tình người.

“Bài Ca Thương Khó” thật là một công trình vĩ đại như đã nhắc đến trên đây, một thiên trường ca, một vở nhạc kịch quý giá, đưa độc giả, hay trong tương lai khán thính giả, sống lại cuộc tử nạn của Chúa Giêsu Kitô. Tôi là một tân tòng năm 19 tuổi khi tôi được rửa tội lén (gia đình không hay) một ngày trước khi xuống tầu sang Pháp du học. Diễm phúc của tôi, một người trai sinh trưởng trong một gia đình Phật tử là được đọc câu truyện về Chúa Cưú Thế Giêsu bằng tiếng Pháp “La Vie de Jesus Christ” khi tôi lên 16 tuổi. Tôi đã khóc và đã yêu Chúa Giêsu ngay tức thì, tôi đã bị Chúa “Zap” vì Người là Thiên Chúa mà chấp nhận thân phận hèn mọn của con người mà nhập thể để cứu chuộc nhân loại. Từ ngày đó đến nay đã trên 50 mươi năm tôi được làm con cái Chúa. Mỗi năm vào Mùa Chay tôi lại được khóc khi sống lại cuộc tử nạn của Người.

Tôi kể lể dài dòng để nhấn mạnh rằng, nếu một cuốn sách đã đưa tôi về với Chúa, đã làm cho tôi cảm động rơi nước mắt thì một thi phẩm, một trường thiên nhạc kịch, nếu được trình diễn sống động sẽ còn làm cho nhiều người cảm xúc mạnh mẽ hơn.

Đây là một công trình truyền giáo qua thi ca mà nhà thơ Xuân Ly Băng đã ôm ấp, đã trân quý, đã gọt rũa qua trên bốn mươi năm trời. Đọc thơ Xuân Ly Băng chúng ta thấy sư điêu luyện của tác giả qua những vần thơ lục bát êm ái, nhẹ nhàng, tha thiết, và rung cảm.

Trường ca mở đầu bằng bốn câu:

“Muôn năm vẹn một chữ tình,

Giêsu con Chúa bỏ mình vì ta.

Tin mừng kể lại nôm na,

Làm thành một khúc gọi là Ca Thương.”


Đọc mấy câu này chúng ta thấy phảng phất những câu mở đầu của các đại tác phẩm như “Đoạn Trường Tân Thanh” của Nguyễn Du.

Ngay sau đó tác giả đã nhắc đến mối duyên thơ: “Duyên thơ một mối đoạn trường nghìn câu” mà Ngài muốn gửi đến những người tri kỷ bốn phương. Tác giả nói đến những thiên tình sử của thế gian nhiều vô kể nhưng “Duy tình Thiên Chúa cao sâu tuyệt vời.” Chúng ta thấy Xuân Ly Băng cũng đã khóc khi viết lên những giòng thơ não ruột này:

“Não lòng này khúc ca ngâm,

Chan hoà máu lệ mấy vần song song.

Muôn năm vẹn một chữ tình.”


Xuân Ly Băng tả cảnh Vườn Cây Dầu với những câu:

“Lối xưa đá cũ gập ghềnh,

Quanh co thung lũng, chênh vênh nhịp cầu.” và

“Gió buồn trổi nhạc vi vu,

Hơi sương toả lạnh, mịt mù cô thôn,” và

“Xập xè bay động cánh dơi,

Chúa đi sát cạnh ba người môn sinh,” và

“Ngước lên thăm thẳm trời cao,

Đìu hiu quạnh quẽ ánh sao lạnh lùng,”


Còn nữa: “Lạt dần vàng úa ánh trăng... Xa nghe nhạc suối u buồn.. Trăng vành vấy máu vài tia.” Tôi đã đến Vườn Cây Dầu tại Giêrusalem nhưng không hình dung ra được cái khung cảnh u buồn thảm đạm mà Xuân Ly Băng đã gợi ra được trong mấy câu thơ này. Việc sử dụng khéo léo những tĩnh từ kép gập ghềnh, vi vu, mịt mù, xập xè, thăm thẳm, đìu hiu, quạnh quẽ, lạnh lùng, vàng úa, vấy máu, cuả nhà thơ khiến chúng ta vừa được tượng hình, vừa được tượng thanh, vừa xúc cảm đến tận châu thân.

Đây là phần mô tả lúc Chúa bị bắt trong Vườn Dầu:

“Điệu đi giữa đám bất lương,

Đứa thề, đứa chửi muồn phần nhuốc nhơ.

Đứa thì quàng cổ dây da,

Trước lôi sau đẩy, kéo ra khỏi vườn,

Đứa thì cấm lấy cán gươm,

Nhẫn tâm thúc mạnh vào sườn vào hông.

Đứa cầm đuốc nhúi vào lưng,

Thịt da nóng bỏng chúng mừng hả hê.

Qua cầu lạnh lẽo nước khe,

Dòng dây bắt lội áp về thành trung.”


Đa số chúng ta đã xem phim “The Passion of Jesus Christ” của Mel Gibson, nhưng có lẽ cũng không thấy cái khung cảnh Chúa bị dòng dây kéo và phải lội dưới khe. Trong phim của Mel Gibson chúng ta chỉ thấy rất nhiều máu me và roi đòn khủng khiếp khi Chúa bị tra tấn nhưng không cho ta thấy cái cảnh thê lương này:

“Ngồi bên cột đá rũ rời,

Lạnh lùng chiếc bóng giữa trời thê lương.

Áo ngoài trăm nảnh rách tươm,

Áo trong bết máu nhiều đường chảy ra.

Đầu sưng mặt húp vai sa.

Tím môi bầm miệng thân đà còn chi?

Sao mai chếch tường vi,

Ngước nhìn hổ thẹn còn gì là duyên.

Trăng tà bóng xế ngày lên.

Hừng đông kìa đã đỏ hoen chân trời.”


Trên con đường thập giá Chúa Giêsu gặp Mẹ Maria:

“Đau lòng Mẹ lắm Con ơi!

Xin cho Mẹ chết đồng thời với Con.

Mưa dồn gió dập từng cơn,

Tim ngừng máu lạnh lệ tuôn nghẹn ngào.

Trời sầu biến mất trên cao,

Đất thương thảm rụng lẫn vào âm u.

Lá vàng đọng lại lơ thơ,

Lá xanh rụng xuống, trời ngơ ngẩn trời.”


Khung cảnh trời sầu đất thảm đã diễn tả thật khéo léo tâm trạng của Đức Mẹ khi thấy con mình sắp tử nạn.

Màn Chúa bị đóng đinh vào thập giá:

“Trần truồng giữa đám cỏ xanh,

Nằm trên thập giá nhục hình nào hơn.

Này đinh nọ búa dập dồn.

Đứa lôi đứa đóng kinh hồn chát tai.

Còn chi đâu nữa hình hài,

Xương thâu, thịt rách phun sôi máu đào.”


Trong phim của Mel Gibson chúng ta rùng mình khi thấy đinh nhọn từ từ xuyên qua cổ tay Chúa và thanh gỗ ngang của thập giá. Ở đây chúng ta nghe được tiếng búa nện chát tai của quân dữ.

Để diễn tả tâm tình của Chúa Giêsu vào lúc hấp hối trên thập giá, nhà thơ Xuân Ly Băng viết:

“Trời xanh mây tím bao la,

Mấy tia nắng quái xuyên qua võ vàng.

Gió hiu hiu thổi đồi hoang,

Mênh mông một cõi không gian hững hờ.

Lòng không có một đường tơ,

Mà cung sầu thảm ngẩn ngơ cả lòng.

Phận mình đau khổ ngàn trùng.

Lại còn nỗi Mẹ não nùng chứa chan.”


Những vần thơ này là một mô tả tuyệt diệu không gian u ám, ảm đạm và tâm tình não nề của Chúa Giêsu trên thập giá.

Tôi không thể nào phân tách hết từng đoạn từng câu trong trường ca Thương Khó, và chỉ có thể đưa ra những đoạn tiêu biểu cho một tài nghệ tuyệt vời của nhà thơ lão thành Xuân Ly Băng. Thơ lục bát kể chuyện của Xuân Ly Băng có thể được so sánh với thơ của cụ Tiên Điền Nguyễn Du trong Đoạn Trường Tân Thanh.

Xin được có lời ngợi khen Linh Mục Thi Sĩ Xuân Ly Băng và cầu chúc tác phẩm sẽ được xuất bản sớm, được phổ biến và được trình diễn trong những hội trường lớn với những ban nhạc đại hòa tấu, những kỹ thuật ánh sáng tinh vi, phông cảnh vĩ đại, và nhất là với những diễn viên xuất sắc được trang phục đúng như thời Chúa để cho nhiều người tán thưởng, nhất là những người chưa biết Chúa như tôi vào năm 16 tuổi.