Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 02/02: Ơn bình an của Thiên Chúa – Lm. Giuse Đỗ Tuấn Anh, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
01:46 01/02/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca,
Khi đã đủ thời gian, đến ngày các ngài phải được thanh tẩy theo luật Mô-sê, bà Ma-ri-a và ông Giu-se đem con lên Giê-ru-sa-lem, để tiến dâng cho Chúa, như đã chép trong Luật Chúa rằng: “Mọi con trai đầu lòng phải được thánh hiến, dành riêng cho Chúa”. Ông bà cũng lên để dâng của lễ theo Luật Chúa truyền, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non. Hồi ấy ở Giê-ru-sa-lem, có một người tên là Si-mê-ôn. Ông là người công chính và sùng đạo, ông những mong chờ niềm an ủi của Ít-ra-en, và Thánh Thần hằng ngự trên ông. Ông đã được Thánh Thần linh báo là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Đấng Ki-tô của Đức Chúa. Được Thần Khí thúc đẩy, ông lên Đền Thờ. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giê-su đem con tới để làm điều người ta quen làm theo luật dạy, thì ông ẵm lấy Hài Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa rằng:
“Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa,
xin để tôi tớ này được an bình ra đi.
Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ
Chúa đã dành sẵn cho muôn dân:
Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại,
là vinh quang của Ít-ra-en Dân Ngài.”
Cha và mẹ Hài Nhi ngạc nhiên vì những điều người ta nói về Người. Ông Si-mê-ôn chúc phúc cho hai ông bà, và nói với bà Ma-ri-a, mẹ của Hài Nhi: “Cháu bé này được đặt làm duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-en ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu bị người đời chống báng. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà. Như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra.”
Lại cũng có một nữ ngôn sứ là bà An-na, con ông Pơ-nu-ên, thuộc chi tộc A-se. Bà đã nhiều tuổi lắm. Từ khi xuất giá, bà đã sống với chồng được bảy năm, rồi ở goá, đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời bỏ Đền Thờ, những ăn chay cầu nguyện, đêm ngày thờ phượng Thiên Chúa. Cũng vào lúc ấy, bà tiến lại gần, cảm tạ Thiên Chúa, và nói về Hài Nhi cho hết thảy những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giê-ru-sa-lem.
Khi hai ông bà đã hoàn tất mọi việc như Luật Chúa truyền, thì trở về thành của mình là Na-da-rét, miền Ga-li-lê. Còn Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa.
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:16 01/02/2024
22. Diều hâu biết nơi nào có xác chết thì bay đến nơi đó, Thánh Thể là lương thực hằng sống của chúng ta, chúng ta không đi lãnh nhận sao?
(Thánh Jerome)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:19 01/02/2024
68. RẤT SỢ “ĐỘT NHIÊN”
Thời nhà Tống, có một hoạn quan tên là Xã Tiệm, bình thường rất thích cùng với các cử nhân tử sĩ giao hảo, và trong đám sĩ tử ấy Xã Tiệm lựa ra mấy câu nói của họ để cho mình sử dụng.
Khi ông ta ở tại Dương Châu và lúc trả sách lại cho bạn bè, chỉ cần nói đến sách khá lớn, thì luôn dùng câu “từ vụ khổng hồng”. (đây là câu của hoạn quan tự nghĩ ra mà nói, từ...vụ...việc...năm...này; khổng...thậm; hồng...đại).
Năm nọ, Tô Đông Pha trên đường đi qua phủ Dương Châu, quận thú Tô Tử Dung đang ngủ trưa, có Xã Tiệm ngồi bên hầu hạ. Không lâu sau, Tô Tử Dung đi ra nghênh đón, Xã Tiệm lập tức đáp lời hỏi:
- “Tương công vì sao cố ý đột nhiên tới”. (đột nhiên: người báo tin có người đột nhiên chết).
Khi Tô Đông Pha cùng với quận thú tương hội, thì hỏi nhỏ tên tiểu quan đang phục vụ tiếp đãi khách:
- “Người ngồi bên cạnh là người nào vậy?”
Đáp:
- “Đó là người hầu hạ họ Xã”.
Đông Pha cười nói:
- “Hôm nay người hầu hạ họ Xã ngồi bên thì không dám ngủ gật, chỉ sợ cái “đột nhiên” của ông ta mà thôi !”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 68:
Đột nhiên chết hay chết bất ngờ thì đều đem lại sự sợ hãi cho con người, ý nghĩa của đột nhiên và bất ngờ thì giống nhau, cả hai đều có nghĩa là bất ngờ đến và bất chợt đi.
Ai cũng sợ chết bất ngờ và ai cũng sợ tai nạn bất ngờ xảy ra, bởi vì con người ta ít khi mà nghĩ đến cái hậu quả của ngày mai, mà cái hậu quả của ngày mai thì khó mà lường trước được, cho nên ai ai cũng yêu vội sống vàng cho hưởng được cái hôm nay cho đầy đủ, mà không chuẩn bị cho cái bất ngờ sẽ đến...
Người Ki-tô hữu chắc chắn cũng sợ cái bất ngờ mà đến, cho nên họ luôn chuẩn bị tâm hồn để “ngày bất chợt” đến thì họ vẫn bình thản đón nhận: ngày bất chợt đến là ngày khốn khó, ngày tai ương, những tù đày và cả sự chết, bởi vì họ có một “bảo bối” chắc chắn để đón nhận ngày bất chợt đến mà không sợ hãi, đó chính là lời dạy của Đức Chúa Giê-su: “Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chình giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến”. Đây là lời của vị đại tiên tri, là lời của Thiên Chúa, là lời hằng sống, cho nên không thể sai lầm và không thể qua đi theo giòng thời gian.
Tô Đông Pha sợ cái “đột nhiên” của tên hoạn quan Xã Tiệm, vì tên hoạn quan ăn nói không đầu không đuôi dễ...mất lòng người khác; còn cái đột nhiên bất ngờ của Đức Chúa Giê-su nói thì không tầm bậy, nhưng sẽ được thực hiện khi chúng ta không ngờ thì nó sẽ đến mà không trì hoãn...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thời nhà Tống, có một hoạn quan tên là Xã Tiệm, bình thường rất thích cùng với các cử nhân tử sĩ giao hảo, và trong đám sĩ tử ấy Xã Tiệm lựa ra mấy câu nói của họ để cho mình sử dụng.
Khi ông ta ở tại Dương Châu và lúc trả sách lại cho bạn bè, chỉ cần nói đến sách khá lớn, thì luôn dùng câu “từ vụ khổng hồng”. (đây là câu của hoạn quan tự nghĩ ra mà nói, từ...vụ...việc...năm...này; khổng...thậm; hồng...đại).
Năm nọ, Tô Đông Pha trên đường đi qua phủ Dương Châu, quận thú Tô Tử Dung đang ngủ trưa, có Xã Tiệm ngồi bên hầu hạ. Không lâu sau, Tô Tử Dung đi ra nghênh đón, Xã Tiệm lập tức đáp lời hỏi:
- “Tương công vì sao cố ý đột nhiên tới”. (đột nhiên: người báo tin có người đột nhiên chết).
Khi Tô Đông Pha cùng với quận thú tương hội, thì hỏi nhỏ tên tiểu quan đang phục vụ tiếp đãi khách:
- “Người ngồi bên cạnh là người nào vậy?”
Đáp:
- “Đó là người hầu hạ họ Xã”.
Đông Pha cười nói:
- “Hôm nay người hầu hạ họ Xã ngồi bên thì không dám ngủ gật, chỉ sợ cái “đột nhiên” của ông ta mà thôi !”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 68:
Đột nhiên chết hay chết bất ngờ thì đều đem lại sự sợ hãi cho con người, ý nghĩa của đột nhiên và bất ngờ thì giống nhau, cả hai đều có nghĩa là bất ngờ đến và bất chợt đi.
Ai cũng sợ chết bất ngờ và ai cũng sợ tai nạn bất ngờ xảy ra, bởi vì con người ta ít khi mà nghĩ đến cái hậu quả của ngày mai, mà cái hậu quả của ngày mai thì khó mà lường trước được, cho nên ai ai cũng yêu vội sống vàng cho hưởng được cái hôm nay cho đầy đủ, mà không chuẩn bị cho cái bất ngờ sẽ đến...
Người Ki-tô hữu chắc chắn cũng sợ cái bất ngờ mà đến, cho nên họ luôn chuẩn bị tâm hồn để “ngày bất chợt” đến thì họ vẫn bình thản đón nhận: ngày bất chợt đến là ngày khốn khó, ngày tai ương, những tù đày và cả sự chết, bởi vì họ có một “bảo bối” chắc chắn để đón nhận ngày bất chợt đến mà không sợ hãi, đó chính là lời dạy của Đức Chúa Giê-su: “Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chình giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến”. Đây là lời của vị đại tiên tri, là lời của Thiên Chúa, là lời hằng sống, cho nên không thể sai lầm và không thể qua đi theo giòng thời gian.
Tô Đông Pha sợ cái “đột nhiên” của tên hoạn quan Xã Tiệm, vì tên hoạn quan ăn nói không đầu không đuôi dễ...mất lòng người khác; còn cái đột nhiên bất ngờ của Đức Chúa Giê-su nói thì không tầm bậy, nhưng sẽ được thực hiện khi chúng ta không ngờ thì nó sẽ đến mà không trì hoãn...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ngày sống của Chúa Giêsu
Lm. Thái Nguyên
02:37 01/02/2024
NGÀY SỐNG CỦA CHÚA GIÊSU
Chúa Nhật 5 Thường Niên năm B : Mc 1, 29-39
Suy niệm
Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy nhịp sống mỗi ngày của Chúa Giêsu: khởi đầu là cầu nguyện, tiếp đến là rao giảng và chữa lành bệnh tật thể xác cũng như tâm hồn. Ngày sống của Chúa Giêsu như khuôn mẫu để cho chúng ta nhìn lại nhịp sống thường ngày của chính mình.
Quan trọng hơn hết là cầu nguyện. “Từ sáng sớm… Ngài đi ra một nơi thanh vắng và cầu nguyện”. Cầu nguyện là nhu cầu thật sự của Chúa Giêsu. Ngài là con người của mọi người, nhưng trước hết Ngài là người Con của Thiên Chúa. Ngài cần có không gian và thời gian yên tịnh để sống riêng tư một mình. Ngài cần sống bên Cha để tỏ bày về gánh nặng công việc, về những đau khổ của loài người, về cuộc chiến chống Satan. Người cần Cha cảm thông và nâng đỡ, cần ánh sáng và nghị lực để làm tròn sứ mạng. Ngài cầu nguyện vì khao khát được kết hiệp mật thiết với Cha. Để rồi từ Cha, Ngài đi ra với mọi người, và từ mọi người, Ngài lại trở về bên Cha, như một vận hành liên tục để kín múc và chuyển thông sự sống mới cho con người.
Cầu nguyện cần thiết đối với Chúa Giêsu như thế, huống chi đối với chúng ta, những con người luôn yếu đuối mỏng giòn. Những ai thiếu đời sống cầu nguyện dù là linh mục hay tu sĩ thì cũng không thể tin được, bởi vì họ không có sức sống linh thiêng của Chúa, nên mọi tiếp xúc và rao giảng cũng chỉ là phàm tục.“Bí quyết nuôi dưỡng đời sống Kitô hữu là cầu nguyện. Không cầu nguyện, dù có làm phép lạ, con cũng đừng tin.” (ĐHV 122). Mọi hoạt động của chúng ta phải bắt nguồn từ cầu nguyện:“Hoạt động mà không cầu nguyện là vô ích trước mặt Chúa.” (ĐHV 118). Chúng ta hãy noi gương Đức Giêsu, dành thời giờ để chìm sâu trong Chúa mỗi ngày, nhất là mỗi sáng khi ngày lên và mỗi tối khi đêm về. Đây là điều không thể ép uổng hay cố ráng, nhưng phát xuất tự con tim yêu mến, với lòng khao khát sống thuộc về Chúa hoàn toàn, và nhờ đó có thể trao ban Chúa cho người khác.
Việc quan trọng thứ hai là rao giảng Tin mừng. Đây chính là trọng tâm của sứ mạng mà Chúa Giêsu được Chúa Cha sai đến trần gian. Ngài không chỉ rao giảng Tin Mừng mà còn là Tin Mừng. Những ai đón nhận Ngài, thì Ngài cho họ làm con Thiên Chúa (x. Rm 8, 13). Là Kitô hữu, chúng ta cũng đã được sai đi để loan báo Tin Mừng: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.” (Ga 20, 21). Thần học gia Maurice Zundel quả quyết rằng: “Đức Kitô còn dở dang và chưa thành toàn bao lâu toàn thể nhân loại chưa tháp nhập vào Ngài”. Mỗi người phải là một tin mừng cho những người chung quanh. Thánh Phaolô nhắc nhớ cho ta: “Khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng”. Ta có cảm thấy nhức nhối với lời nhắc nhở này không?
Việc thứ ba là chữa lành. “Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Người”. Lời rao giảng của Đức Giêsu còn được thể hiện bằng hành vi yêu thương và chữa lành mọi bệnh tật. Tin Mừng Ngài rao giảng có sức giải phóng con người khỏi sự trói buộc của sự dữ và ma quỉ. Chúa Giêsu đụng chạm đến biển khổ của nhân loại, nhưng Ngài không mong múc cạn, chỉ mong làm vơi đi, cùng chia sẻ và ban cho nó một ý nghĩa, để hướng mọi người đến ơn cứu độ toàn diện mà Ngài sẽ thực hiện trong biến cố tử nạn và phục sinh. Là môn đệ, chúng ta cũng phải trở nên hình ảnh sống động của Đức Giêsu trong việc xoa dịu những nỗi đau khổ của bao người xung quanh mình, làm những gì có thể làm cho họ. Có khi ta cảm thấy bất lực, không biết phải nói gì hay phải làm gì. Những lúc như vậy, chỉ cần chúng ta biết thinh lặng, lắng nghe và đồng cảm với nỗi đau của họ, cũng đã là một sự an ủi và mãn nguyện cho họ rồi.
Điều thứ tư cho thấy Chúa Giêsu - con người của tự do: “Chúng ta hãy đi nơi khác… để Thầy còn rao giảng ở đó nữa”. Ngài luôn đi qua, luôn ra khỏi những tình cảm, những thành công, những mến chuộng và tán tụng của người đời (x. Ga 6, 14-15). Ngài luôn vượt trên những thành kiến, những phân biệt, những nghi kỵ, những kỳ thị, những tập tục, những lề thói, và ngay cả những luật lệ tôn giáo và truyền thống dân tộc. Ngài không dừng lại ở một địa điểm hay thành trì nào, không bám trụ ở một vị trí hay vai trò nào, không bám lấy chức tước hay địa vị nào. Ngài buông lơi tất cả, đi qua tất cả, ra khỏi tất cả, vì Điểm Hẹn cuối cùng của Ngài là trên “đồi vinh quang” của tự do, để mang đến tự do cho con người. Theo Chúa Giêsu, chúng ta cũng là những con người của tự do: tự do để yêu thương, để phục vụ và hiến thân mình, làm cho ơn cứu độ của Thiên Chúa được lan rộng đến mọi người.
Cầu nguyện
Lạy Chúa!
Cuộc sống con vẫn ồn ào náo động,
vẫn luôn bị mê hoặc bởi cái “tôi”,
với cảm xúc sục sôi nhiều ham muốn.
Con cần trở về trong thinh lặng,
để sống với Chúa trong yên bình,
để thấy rõ mình trong yên tĩnh.
Thiếu thinh lặng để gặp Chúa,
tâm con sẽ bồn chồn manh động,
và bung xung theo những thói thị phi.
Thiếu yên lặng để nghe Chúa,
con sẽ bị cuốn theo phù du thế tục,
cũng ham mê những điều phàm tục.
Thiếu trầm lặng để sống thuộc về Chúa,
con sẽ sống như bao người đang sống,
dễ vong thân xa lạc với chính mình.
Thiếu tĩnh lặng để kín múc thần lực,
con sẽ như muối không còn mặn,
như men không còn nồng,
như hạt giống vẫn trơ trơ.
Thiếu bình lặng để quy hướng về Chúa,
con sẽ luôn hối hả và đon đả,
lo chạy tìm những thứ trong thiên hạ,
cứ ngỡ là vinh hoa, ai ngờ bả phù hoa.
Xin cho con quí chuộng sự thinh lặng,
luôn đều đặn mỗi ngày kề bên Chúa,
để từ đó con đến với mọi người,
đem lại sức sống mới thật thắm tươi,
đó là chính sự sống của Tin Mừng,
mà đời con đang trở thành nhân chứng,
để Chúa được tuyên xưng khắp mọi nơi. Amen.
Tránh nhưng không trốn sự khổ đau
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
02:44 01/02/2024
TRÁNH NHƯNG KHÔNG TRỐN SỰ KHỔ ĐAU
(Chúa Nhật V TN B)
Ông Gióp than thở: “Cuộc sống con người nơi dương thế chẳng phải là thời khổ dịch sao?…Gia tài của tôi là những tháng vô vọng, số phận của tôi là những đêm đau khổ ê chề.” (G 7,1-3). Vấn nạn đau khổ là vấn nạn muôn thuở của kiếp người. Không riêng gì các trang của sách Gióp, kho tàng văn chương của nhân loại từ cổ chí kim vẫn đầy dẫy các hình thái khổ đau của con người được trình bày, mô tả và mạn bàn. Nói đến chuyện đau khổ, bàn đến chuyện đau khổ qua các trang sách, các thước phim hay dòng nhạc trử tình ai oán thì như rất dễ thu hút lòng người. Có nhiều nguyên cớ tuy nhiên cần chân nhận lý do chung này: người ta thấy có chút đồng cảm nào đó, vì chính họ cũng khổ đau. Đồng bệnh thì tương liên, chuyện đời là vậy.
Bài Tin Mừng Hội thánh cho trích đọc trong Chúa Nhật V TN B này tường thuật một ngày làm việc của Chúa Giêsu là chữa lành nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật về tinh thần lẫn thể xác. Sau khi chữa cho bà mẹ vợ ông Phêrô khỏi cơn sốt nặng thì “chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Người. Cả thành xúm lại trước cửa. Chúa Giêsu chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ” (Mc 1,32-34). Khó có thể chối cãi sự thật này đó là Chúa Giêsu tìm mọi cách xoa dịu khổ đau của con người. Thế nhưng tại sao khi người ta kéo nhau đến cùng Người thì Người lại đi nơi khác? Phải chăng Chúa Giêsu muốn “nhổ cỏ tận gốc”, tức là tìm cách diệt trừ căn nguyên của sự đau khổ?
Vì sao có đau khổ? Một câu hỏi rất khó tìm được câu trả lời cách rõ ràng và có tính thuyết phục. Anh em Phật tử thì chủ trương rằng đau khổ có căn nguyên nơi cái “dục” của con người. Vì ước muốn mà không được toại nguyện nên phải chịu đau khổ. Chính vì thế con đường thoát khỏi khổ đau được đề ra đó là “diệt dục”. Nếu nhìn cuộc đời con người với vòng đời “sinh - lão - bệnh - tử” là bể khổ thì làm sao giải thích được việc một người được sinh ra là khổ, cho dù “thoặt sinh ra thì đà khóc choé”? Người ta có thể muốn trẻ mãi không già, muốn mạnh khoẻ, không bệnh tật, muốn trường sinh bất tử, nhưng không một ai trên trần gian có thể tự mình “muốn” được hay không đựơc hoài thai trong dạ mẹ cũng như tự mình muốn được hay không được chào đời làm người.
Lão tử thì quan niệm đau khổ có ra là vì con người sống không hợp với Đạo, vói lẽ trời, với sự vận hành của giới tự nhiên. Khi con người không làm chủ ước vọng của mình, để cho tham muốn của mình đi thái quá cũng gây ra khổ đau. Chính vì thế để diệt khổ đau không gì hơn là tiết chế tham muốn của mình một cách nào đó theo kiểu cách của thi nhân Nguyễn Công Trứ:
Tri túc, tiện túc, đãi túc hà thời túc.
Tri nhàn, tiện nhàn, đãi nhàn hà thời nhàn.
Và sống thuận theo lẽ trời tự nhiên như Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá.
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Các triết gia, các nhà đạo đức học phân biệt đau đớn với đau khổ. Các loài vật vì không có lý trí và ý chí tự do nên chỉ có đau đớn mà không có đau khổ. Đau khổ là một phạm trù thuộc lý trí. Biết được chuyện chẳng may, chẳng lành mà không tránh được thì mới có khổ đau. Người ta thường dí dỏm rằng người điên không hề có khổ đau. Một giải thích ngắn gọn đó là vì họ không biết. Tuy nhiên, ngoại trừ một vài nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch bệnh…thì người ta đều chân nhận rằng chính tội lỗi con người là nguyên nhân lớn gây ra đau khổ cho đồng loại. Và Kitô giáo ủng hộ lập trường này, mặc dù vẫn quan niệm đau khổ là một huyền nhiệm.
Để có cái nhìn tương đối khách quan về đau khổ, thiết tưởng chúng ta cần xem xét bản chất đau khổ là gì? Đau khổ là tâm trạng khó chịu khi gặp phải sự dữ hay khi thiếu một điều thiện hảo nào đó. Rất khó và dường như không thể xem xét đau khổ như là hiện tượng độc lập, tự thân nó. Đã nói đến đau khổ là nói đến một ai đó đau khổ. Như thế sự đau khổ luôn gắn liền với nhận thức và ước muốn của con người. Con người cảm thấy đau khổ khi các hiện tượng khách quan lẫn chủ quan như cưỡng lại ý muốn của mình.
Đến thế gian, Chúa Kitô không giải thích cặn kẻ về khổ đau cũng như các nguyên nhân của nó. Tuy nhiên qua các hành vi, lời nói và chính cuộc sống của Người, Người dẫn chúng ta đi trên con đường kinh qua đau khổ để sống yêu thương. Dù rằng vẫn cố gắng đến quên ăn, quên ngủ để làm dịu cơn khổ đau của nhân loại, nhưng Người đã biết rõ cuộc đời con người khó có thể thoát được mọi nổi khổ đau, cả về thể lý lẫn tinh thần. Người đã tự nguyện chọn con đường đối diện với với đau khổ bằng một tình yêu vị tha bao la. Không phải diệt dục là hết khổ đau, vì chính hành vi diệt dục cũng là một cách muốn, cho dù các bậc minh triết trong Phật giáo diệt dục bằng sự “tri kiến”. Không phải cứ thuận theo lẽ tự nhiên là khổ đau biến mất vì sự vận hành của giới tự nhiên lắm khi quá nghiệt ngã. Biết dừng cái ham muốn của mình trong sự trung dung, vừa đủ thì hết khổ chăng? Cũng thật cam go vì biết thế nào là đủ, là vừa.
Trong niềm tin, với lời mạc khải, đặc biệt là qua con đường Chúa Kitô đã đi, chúng ta có thể quả quyết rằng chính khi hướng cái dục là lòng muốn đến tha nhân với các mục tiêu tốt đẹp kiểu “hãy thực hiện cho tha nhân những gì ta muốn tha nhân làm cho mình” thì sẽ có cơ may vượt qua đau khổ (x.Lc 6,31). Thánh Âugustinô đã từng chỉ dạy: Hãy yêu đi thì bạn sẽ vơi hết khổ đau. Nếu có đau khổ thì cái đau khổ ấy cũng đã được yêu rồi”.
Cần phải diệt trừ tội lỗi là một nguyên nhân lớn gây ra đau khổ, đồng thời cần phải tránh các khổ đau cho bản thân cũng như cho tha nhân và tích cực xoa dịu khổ đau cho đồng loại hết khả năng có thể, vì đó là điều chính đáng và phải đạo. Tuy nhiên, nếu gặp phải sự đau khổ không như ý hay chẳng đặng đừng thì hãy can đảm đón nhận nó để sống yêu thương. Tình yêu vị tha mà kinh qua đau khổ là tình yêu thật đáng giá và đượm đầy tính vô cầu. Như thế không phải là tìm cách diệt dục hay hạn chế sự dục mà là hướng cái dục của chúng ta theo thánh ý Cha trên trời, Đấng tốt lành và nhân hậu. Ngày nào có sự khốn khó của ngày đó (Mt 6,34). Là Kitô hữu, chúng ta tránh, nhưng không trốn sự đau khổ.
Ban Mê Thuột
Chúa vào Nhà thờ
Lm. Minh Anh
14:02 01/02/2024
CHÚA VÀO NHÀ THỜ
“Cha mẹ Chúa Giêsu đem Người lên Giêrusalem để hiến dâng cho Chúa”.
Kính thưa Anh Chị em,
Sẽ khá bất ngờ khi lễ Dâng Chúa Vào Đền Thánh hay ‘Chúa vào nhà thờ’ được ví như chiếc kính vạn hoa với những tên gọi, những ý nghĩa và những truyền thống khác biệt chồng ghép lên nhau tựa hồ những mảnh hoa muôn màu nhảy múa trong kính vạn hoa.
Với mỗi vòng xoay, kính tỏ hiện vẻ đẹp sâu sắc này đến vẻ đẹp sâu sắc khác. Xoay nhẹ vòng đầu tiên, lễ Thanh Tẩy Của Đức Mẹ; xoay tiếp, lễ Chúa Tỏ Mình, lễ Hiển Linh của anh em Đông Phương; và xoay nữa, lễ Nến, Chúa Giêsu là ánh sáng xua tan bóng tối.
Đằng sau tất cả những tên gọi giàu ý nghĩa ấy, Luca coi biến cố ‘Chúa vào nhà thờ’ là việc chu toàn luật của Maria sau bốn mươi ngày sinh con. Chúa Giêsu sẽ vào đó lần nữa khi còn là một cậu bé và về sau, trưởng thành, Ngài vẫn vào đó. Ngài còn coi thân xác mình như một đền thờ sẽ được dựng lại trong ba ngày. Như thế, từ ấu thời cho đến cuối đời, cuộc sống Chúa Giêsu là sự tự hiến liên lỉ cho Chúa Cha. Cha mẹ Ngài không mang con lên núi, xuống biển hay tìm một khu rừng huyền hoặc, nhưng trong đền thờ, nơi Thiên Chúa ngự. Để từ đây, Thiên Chúa không chỉ ở trong đền thờ nhưng còn ở trong Con Một.
Giêrusalem tráng lệ, nơi Chúa Giêsu vào lần đầu đã bị thiêu huỷ năm 70. Đền thờ trần gian bị hủy, nhưng Đền Thờ Thân Mình Ngài sẽ tồn tại muôn đời. Kitô giáo chưa bao giờ có một nơi thiêng thánh so với đền thờ của người Do Thái hay Kaaba của người Hồi ở Mecca. Đức tin Kitô giáo có tính lịch sử và phạm vi toàn cầu; nó không được phép gieo trồng ở một nền văn hoá hay chỉ ở một địa điểm. Nó được định sẵn cho mọi nền văn hoá thuộc mọi thời đại. Mỗi nhà thờ Công Giáo, với Thánh Thể, đã có đầy đủ những mầu nhiệm sâu xa nhất của niềm tin. Không cần hành hương đến Rôma hoặc Giêrusalem một lần trong đời, chúng ta ‘hành hương’ đến nhà thờ giáo xứ ít nữa mỗi tuần một lần để dự Lễ.
Giáo Hoàng không sống ở Giêrusalem, chiếc nôi của đức tin; Phêrô không nhất thiết phải ở lại đó mới thể hiện lòng trung thành với Thầy. Chúa Kitô ở đâu, Giáo Hội ở đó. Vì thế, lễ ‘Chúa vào nhà thờ’ nhắc chúng ta tìm Chúa Giêsu trong nhà thờ giáo xứ mình. Charles Swindoll nhận định, “Sự bận rộn ức hiếp các mối tương quan. Nó nuôi sống cái tôi nhưng bỏ đói con người bên trong; lấp đầy lịch, nhưng phá vỡ một gia đình; vun trồng một chương trình vốn cày xới các ưu tiên. Nhiều nhà thờ tự hào về chương trình dày đặc, ‘Một điều gì đó mỗi tối cho mọi người’. Xấu hổ! Việc tập hợp với mục đích tốt có thể tạo bầu khí mà nó được thiết kế ‘để hạn chế’ việc yêu mến và ước ao gặp gỡ Đấng ngự trong nhà thờ, ngự trong lòng người đến nhà thờ, và cả trong lòng những người ở ngoài nhà thờ!”.
Anh Chị em,
Swindoll có lý! Lễ ‘Chúa vào nhà thờ’ nhắc chúng ta rằng, Chúa Giêsu đang ở đó, ước ao chúng ta tiếp nhận Ngài; ra khỏi nhà thờ, chúng ta tiếp tục đón Ngài, yêu mến Ngài trong anh chị em mình. ‘Chúa vào nhà thờ’ còn nói rằng, chúng ta là ‘Đền Thờ sống động và di động’ của Ngài. Mỗi ngày, Ngài đến trong chúng ta để chúng ta ngày càng nên giống ‘Giêsu hơn’; ‘thêm chất Chúa, bớt chất người’. Qua chúng ta, Ngài ở giữa dân Ngài, gặp gỡ họ; và qua chúng ta, Giêsu, “Ánh Rạng Ngời Chân lý” xua tan bóng tối, soi tỏ trần gian.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ước gì, con là chiếc ‘kính vạn hoa Giêsu’, nơi anh chị em con có thể nhìn thấy muôn vẻ lộng lẫy và huyền nhiệm của Chúa!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trong Thông điệp Mùa Chay, Đức Thánh Cha Phanxicô: Mùa Chay là thời gian hoán cải và thăng tiến tự do
Thanh Quảng sdb
17:36 01/02/2024
Trong Thông điệp Mùa Chay, Đức Thánh Cha Phanxicô: Mùa Chay là thời gian hoán cải và thăng tiến tự do
Trong thông điệp Mùa Chay 2024, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các tín hữu “hãy dừng lại” để cầu nguyện và nâng đỡ anh chị em đang gặp khó khăn, nhằm thay đổi cuộc sống của chính chúng ta và cuộc sống của cộng đoàn.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
“Khi Thiên Chúa mạc khải chính Ngài, thông điệp của Ngài luôn là một thông điệp về tự do”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong phần mở đầu Thông điệp gửi các tín hữu trong Mùa Chay 2024.
Nhắc lại Cuộc Xuất Hành của dân tộc Do Thái từ Ai Cập, Đức Thánh Cha giải thích rằng hành trình vượt sa mạc của chúng ta có thể là một mùa ân sủng – không phải là một hành trình trừu tượng, nhưng là một con đường cụ thể bao gồm việc nhìn nhận thế giới hiện hữu và lắng nghe tiếng kêu than của anh chị em chúng ta đang bị áp bức!
Chống lại sự thờ ơ toàn cầu hóa
Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến sự cần thiết phải chống lại “sự thờ ơ toàn cầu hóa”.
“Hành trình Mùa Chay của chúng ta sẽ cụ thể nếu chúng ta nhận ra rằng ngay cả ngày nay chúng ta vẫn bị đặt dưới sự cai trị của Pharoah. Một quy luật khiến chúng ta mệt mỏi và thờ ơ. Một mô hình làm tăng trưởng sự chia rẽ giữa chúng ta và cướp đi tương lai của chúng ta.”
Đồng thời, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở chúng ta rằng chính Thiên Chúa là người chủ động. Ngài nói, rất thường xuyên, trong chúng ta vẫn còn “một niềm khao khát nô lệ không thể giải tỏa được”, một ước muốn bám vào các thần tượng làm chúng ta mù quáng, như dân Israel bị lụn bại trong sa mạc.
Tuy nhiên, Mùa Chay là “mùa ân sủng, là thời gian hoán cải”, sa mạc có thể trở thành “nơi mà sự tự do của chúng ta có thể vươn lên sự trưởng thành trong quyết định cá nhân, quyết không quay lại cảnh nô lệ”, nơi “chúng ta tìm thấy những tiêu chuẩn mới về công lý”; và một cộng đồng mà chúng ta có thể cùng nhau tiến tới trên con đường mới...”
Dừng lại để cầu nguyện và giúp đỡ tha nhân
ĐTC nhấn mạnh thêm rằng hành trình Mùa Chay bao gồm một cuộc tranh đấu. Đó là thời gian hành động, Đức Thánh Cha nói, nhưng cũng là thời gian “tạm dừng” – dừng lại để cầu nguyện và dừng lại “trước những thảm cảnh của các anh chị em bị thương tích”.
“Tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân là một tình yêu,” Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục giải thích rằng “chiều kích chiêm niệm” của Mùa Chay có thể giúp chúng ta “thăng tiến những năng lượng mới”, để “nhạy cảm hơn với nhau: thay vì những hiềm khích và những mối đe dọa” nhìn thấy kẻ thù ngay giữa những người bạn đồng hành và những người thân cận...”
'Một tia hy vọng mới'
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc sứ điệp Mùa Chay bằng một ghi chú đầy hy vọng: “Trong chay tịnh Mùa Chay trở thành thời gian hoán cải, một nhân loại đầy âu lo sẽ nhận ra sự bùng nổ của tính sáng tạo cho những tia hy vọng mới”.
ĐTC kêu gọi các tín hữu “sẵn sàng chấp nhận rủi ro, hãy can đảm để nhìn thế giới của chúng ta, không phải trong cơn hấp hối mà là trong quá trình sinh nở; không phải ở sự kết thúc mà ở sự khởi đầu của một chương mới vĩ đại của lịch sử.”
“Đức tin và lòng bác ái,” ngài nói, “hãy nắm lấy niềm hy vọng, như trẻ thơ trong tay. Ta dạy bé bước đi, đồng thời dẫn dắt bé tiến về phía trước.”
Trong thông điệp Mùa Chay 2024, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các tín hữu “hãy dừng lại” để cầu nguyện và nâng đỡ anh chị em đang gặp khó khăn, nhằm thay đổi cuộc sống của chính chúng ta và cuộc sống của cộng đoàn.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
“Khi Thiên Chúa mạc khải chính Ngài, thông điệp của Ngài luôn là một thông điệp về tự do”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong phần mở đầu Thông điệp gửi các tín hữu trong Mùa Chay 2024.
Nhắc lại Cuộc Xuất Hành của dân tộc Do Thái từ Ai Cập, Đức Thánh Cha giải thích rằng hành trình vượt sa mạc của chúng ta có thể là một mùa ân sủng – không phải là một hành trình trừu tượng, nhưng là một con đường cụ thể bao gồm việc nhìn nhận thế giới hiện hữu và lắng nghe tiếng kêu than của anh chị em chúng ta đang bị áp bức!
Chống lại sự thờ ơ toàn cầu hóa
Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến sự cần thiết phải chống lại “sự thờ ơ toàn cầu hóa”.
“Hành trình Mùa Chay của chúng ta sẽ cụ thể nếu chúng ta nhận ra rằng ngay cả ngày nay chúng ta vẫn bị đặt dưới sự cai trị của Pharoah. Một quy luật khiến chúng ta mệt mỏi và thờ ơ. Một mô hình làm tăng trưởng sự chia rẽ giữa chúng ta và cướp đi tương lai của chúng ta.”
Đồng thời, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở chúng ta rằng chính Thiên Chúa là người chủ động. Ngài nói, rất thường xuyên, trong chúng ta vẫn còn “một niềm khao khát nô lệ không thể giải tỏa được”, một ước muốn bám vào các thần tượng làm chúng ta mù quáng, như dân Israel bị lụn bại trong sa mạc.
Tuy nhiên, Mùa Chay là “mùa ân sủng, là thời gian hoán cải”, sa mạc có thể trở thành “nơi mà sự tự do của chúng ta có thể vươn lên sự trưởng thành trong quyết định cá nhân, quyết không quay lại cảnh nô lệ”, nơi “chúng ta tìm thấy những tiêu chuẩn mới về công lý”; và một cộng đồng mà chúng ta có thể cùng nhau tiến tới trên con đường mới...”
Dừng lại để cầu nguyện và giúp đỡ tha nhân
ĐTC nhấn mạnh thêm rằng hành trình Mùa Chay bao gồm một cuộc tranh đấu. Đó là thời gian hành động, Đức Thánh Cha nói, nhưng cũng là thời gian “tạm dừng” – dừng lại để cầu nguyện và dừng lại “trước những thảm cảnh của các anh chị em bị thương tích”.
“Tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân là một tình yêu,” Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục giải thích rằng “chiều kích chiêm niệm” của Mùa Chay có thể giúp chúng ta “thăng tiến những năng lượng mới”, để “nhạy cảm hơn với nhau: thay vì những hiềm khích và những mối đe dọa” nhìn thấy kẻ thù ngay giữa những người bạn đồng hành và những người thân cận...”
'Một tia hy vọng mới'
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc sứ điệp Mùa Chay bằng một ghi chú đầy hy vọng: “Trong chay tịnh Mùa Chay trở thành thời gian hoán cải, một nhân loại đầy âu lo sẽ nhận ra sự bùng nổ của tính sáng tạo cho những tia hy vọng mới”.
ĐTC kêu gọi các tín hữu “sẵn sàng chấp nhận rủi ro, hãy can đảm để nhìn thế giới của chúng ta, không phải trong cơn hấp hối mà là trong quá trình sinh nở; không phải ở sự kết thúc mà ở sự khởi đầu của một chương mới vĩ đại của lịch sử.”
“Đức tin và lòng bác ái,” ngài nói, “hãy nắm lấy niềm hy vọng, như trẻ thơ trong tay. Ta dạy bé bước đi, đồng thời dẫn dắt bé tiến về phía trước.”
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tôi tớ Chúa Phó tế Vĩnh viển Jean Merlin
Pt Phạm Bá Nha
02:34 01/02/2024
TÔI TỚ CHÚA PHÓ TẾ VĨNH ViỄN JEAN MERLIN (Grenoble, 1931-1994)
Tổng Giáo Phận Paris nộp hồ sơ 8.3.2006, xin phong thánh cho Thày Phó Tế Vĩnh Viễn Jean Merlin, độc thân, suốt đời phục vụ người nghèo và vô gia cư. Thày qua đời mới có 63 tuổi. Bước đầu, Bộ Phong Thánh công nhận Thày là Tôi Tớ Chúa (Le Serviteur de Dieu Jean Merlin)
TUỔI TRẺ và TIẾNG GỌI BÊN TRONG
Jean Merlin sinh tại Varces-Allière et Risset (Isère), Grenoble, lễ các Thánh,1.11.1931, trong gia đình trung lưu. Cha mẹ làm nghề làm đồng và thuộc da. Có hai anh em là Pierre và Jean. Anh Pierre sau là giáo sư Triết. Người cha khô khan không mấy cảm tình với tôn giáo, nhưng nhờ mẹ và bà ngoại đạo đức, nên Jean được rửa tội trễ so với trẻ đương thời 21.4. 1932, và cũng rước lễ Lần Đầu trễ, 5. 1943. Bảy tuổi, 1942, Jean cắp sách đến trường. Và theo trung học Champollion tại Grenoble. Là học sinh thông minh, xuất sắc. Đậu Tú Tài khoa học, rồi đậu cử nhân luật 6. 1957. Sở thích của Jean là vẽ và âm nhạc. Từ khi lên 16, nhờ Cha tuyên úy Georges Haubtman khôn khéo dìu dắt, Jean Merlin hiểu biết giáo lý nhiều hơn. Từ khi còn trẻ, Jean hiểu biết giá trị cần tiền bạc, để giúp đỡ người khác, nên đi làm xây cất, vì lao nhọc quá, Jean nghỉ việc. Một hôm Jean vào nhà thương thăm người bạn bị ung thư lâu dài. Bệnh tật, khổ đau làm se lòng và đánh động người trẻ. Phải làm gì cho bao người bất hạnh đang ngửa tay van xin.
Thày Jean Merlin đã ghi lại bằng viết tay, về ơn gọi như sau :
Từ nhỏ tôi dùng thời giờ cho học hành, đạt kết quả tốt. Rồi tự nhiện, có tiếng ‘Giêsu’ vang vọng gieo trong lòng. Gặp trời đẹp mưa thuận gió hòa, bạn bè, hạt giổng nảy mầm sinh hoa tốt tươi. Tôi theo đuổi và cảm thấy hạnh phúc. Thiên Chúa thúc đầy. Trên đường đời tôi gặp bao cảnh đau thương, bệnh tật, chết chóc, nheo nhóc…Lúa vàng chín ối, tôi phải mở tay đón tiếp. Một mình làm không xuể, Hiệp Hội tiếp tay.Tất cả là tình yệu và ân nghĩa của Chúa. Tôi chẳng có công trạng gì ! Thiên Chúa dẫn và ban ơn trợ giúp, tôi tin và hoàn toàn phó thác theo Ngài.
Lên Paris, Jean thuê nhà một phòng ở 42 rue des Poissonniers, Paris 18. Ngày 1.7. 1957, Jean bị đi quân dịch 27 tháng, được điều qua Algérie, làm việc trong trại y tế, quần quật ngày đêm. Ngày 3.10.1959 được giải ngũ. Trong thời gian quân ngũ, Jean gặp thanh thiếu niên bơ vơ, lêu lổng, bị đánh động nên có ý định lập hiệp hội từ thiện từ 1.3. 1961.
LẬP HIỆP HỘI BÁC Ái
(Association Solidarité Clingancourt)
Tại sao có có hiệp hội này? Mùa đông 1984-85, Paris lạnh cóng, trời âm u, cả 1000 người chết. Quận có cho nhà trú, cũng không đủ. Jean Merlin tình nguyện đứng ra thu nhận những người thiếu thốn (CFTC) vô gia cư (CFDT). Đón tiếp bằng những bữa ăn hay súp nóng.
Logo hiệp hội : Hai bày tay nắm giao nhau, giữa hai chữ, ở trên :Solidarité, dưới : Jean Merlin
Hai câu Phúc Âm làm châm ngôn đánh động sinh hoạt hiệp : Mỗi khi anh em làm phúc cho người nhỏ bé, là làm cho Thày (x. Mt 25, 34 -36). Thiên Chúa là tình yêu (x. Ga 4, 16)
Địa chỉ : 106 bis Bl Ney, Paris 18. Me Porte Clingnacourt, www. Solidaritejeanmerlin, org
Văn phòng mở cửa 5 ngày : từ thứ Hai đến thứ Sáu : 11g - 16g, Đt 01 42 23 60 66
Tấm bảng đồng chạm khắc khai trương trung tâm, 17. 11, 2006, tại 115 bis rue Ordener, dưới sự chủ tọa của Ông Daniel Vaillant, quận trưởng quận 18, Paris :
Jean Merlin (1931- 1994)
Chef du Service des Enquêteurs Visiteurs
au Bureau d’Aide Sociale de la Ville de Paris
de 1981 à 1994
Fondateur de l’Association
‘Solidarité Clingancourt’
‘’Je refuse tout bonheur qui me séparrerait du malheur’ (Simone Weil)
(Chối từ hạnh phúc, sẽ chuốc vào mình bất hạnh)
Sau khi cắt băng khánh thành, Ông Quận Trưởng nói : Tôi rất hân hạnh và tự hào gắn tấm bảng ở đây ghi ơn một người có tinh thần quảng đại, nhân đạo và tận tâm. Qua bao gương lành tận tụy hy sinh cho công chúng. Quả thật không tiếc lời đề cao Thày Jean Merlin là con người chỉ biết nghĩ đến những người khác.
Nêu gương việc làm cụ thể, như :
- Dẫn cả mấy người vô gia cư về nhà, chật chội, có gì ăn ấy
- Quen thân, vào thăm người tù lâu năm tên Momo
- Chăm sóc gia đình mẹ góa với 5 con, dẫn đi hè
- Gặp anh Maurice, ở Tour Effeil dẫn về nhà, như con.
LÃNH THÁNH CHỨC PHÓ TẾ VĨNH VIỄN.
Nhờ cha dòng Đa Minh giới thiệu, Jean Merlin theo học thần học qua trung tâm đào tạo PTVV của Paris. Ngày 3. 5. 1980, thày nhận lãnh chức PTVV tại nhà thờ Clingancourt cùng với thày khác do ĐC Marcus chủ phong. Sau đó thày được cử về xứ Notre Dame de Clingancourt, quận 18 Paris. Các bài giảng, bài chia sẻ dịp đám cưới, lễ Rửa Tội, hội họp …. của thày thu hút hấp dẫn đánh động nhiều người. Thày còn tổ chức nhóm nhỏ chầu MTC, phân phối bánh mì cho người nghèo. Mục sư Charly Hédrich và một số giáo dânchung quanh cộng tác đắc lực.
Jean Merlin viết sách để lại về thánh Jean de La Croix và Thérèse d’Avila. Hai vị Thánh giàu lòng bác ái và vị tha.
Các câu sau được Jean Merlin hay nói, như kim chỉ nam, vàng ngọc làm linh đạo đời sống.
- ‘Muốn trở thành người khác phải trải qua cảm nghiệm siêu nhiên’ (Être pour les autres est déjà une expérience de la transcendance)
- Theo Chuá, chiêm ngắm và sống đức tin là phải đứng dạy và ra khơi. (Vu et fais selon ta foi, suis moi! Fais de même ! Lèves toi et marche pousses au large (12.12.1993)
- Thày bảo thật : chẳng ai bỏ nhà, bỏ vợ, anh em, cha mẹ hay con cái và không được sự sống Nước Trời vĩnh cửu đời sau (En vérité, je vous déclaré, personne n‘aura quitté à cause du rayaume de Dieu une maison, une femme, des frères, des parents, des enfants, sans qu’il reçoive en ce temps-ci bien davantage et, dans le monde à venir la vie éternelle) (Lc 18, 29-30)
- Lạy Thiên Chúa, Ngài là Chúa con thờ,
ngay từ rạng đông con tìm kiếm Chúa
Linh hồn con đã khao khát khai
Tấm thân này mòn mỏi đợi trông
Như mảnh đất khô cằn, không giọt nước (Tv 62, 2)
- Theo tinh thần thánh Phanxico Assisi, thày Jean Merlin hay cầu xin biến đổi chúng ta đem lại an bình cho người khác :
Nơi nào có oán ghét hận thù
Xin giúp con xây dựng tình thương
Nơi nào có khinh khi nhục mạ
Xin giúp con mang lại thứ tha
Nơi nào có mâu thuẫn bất đồng
Xin giúp con nên người hòa giải
Nơi nào có giả dối sai lầm
Xin giúp con rao truyền chân lý
Nơi nào có hoài nghi ngờ vực
Xin giúp con củng cố đức tin
Nơi nào có nản chí sờn lòng
Xin giúp con gieo niềm hy vọng
Nơi nào có bóng tối mây mù
Xin giúp con khơi nguồn ánh sáng
Nơi nào có u sầu buồn bã
Xin giúp con đem lại an vui.
NHỮNG NGÀY CUỐI ĐỜI
Một tháng trước khi qua đời, thày yếu sức ngưng mọi công việc. Thày Jean Merlin bị rối loạn bộ phận tiêu hóa vào nhà thương Bichat, Paris 17, ngày 10. 1 và qua đời tại nhà thương ngày 14.1. 1994. Nhà thương cấm vào thăm. Nhưng phòng nhỏ của thày người ta cảm thấy có đông người đến ‘xâm nhập’ phòng, như ‘phép lạ’ đầu tiên của Thày. Cha Jacques Fraffay cha sở luôn bên giường và chủ lễ an táng, cử hánh trọng thể tại nhà thờ Clignancourt, 19. 1. Đông người tham dự, vắng mặt cha mẹ thày. Có anh Maurice, người thày gặp ở Tour Effeil và dẫn về, coi như con. Biết thày mình bệnh không qua khỏi và suốt buổi lể anh luôn miệng tiên báo ‘‘việc gì sẽ đến với Jean Merlin…‘’(Et s’il arrivait quelque chose à Monsieur Merlin)
Cha xứ Jasques Fraffay, chủ lễ ngỏ lời tiễn biệt, có đoạn cảm động tha thiết:
Thày Jean qúi mến,
Mọi người đến đông trong nhà thờ quen thuộc này đối với thày. Nó còn là hình ảnh sổng động nơi con người thaéy. Những ngọn nến cháy lung linh là biểu lộ lòng thành quí mến của từng người trong chúng tôi. Nến sáng phục sinh cho chúng tôi hy vọng thày đang vào cõi sống trường sinh bất diệt. Chúa Thánh Thể là nguồn suối bình an của thày khi mệt mỏi yếu đuối. Những trang sách mà thày viết về Thánh Thérèse, Thánh Jean de La Croix, Thánh Augustin còn để lại in sâu vào con tim. Lúc này, quả thật lời Chúa Kitô chứng minh ‘không có tình yệu nào mạnh bằng chết cho người mình yêu’ (Il n’y a pas de plus grand amour que dec donner sa vie pour ceux que l’on aime) thật rõ nét nơi thày Bao nhiêu công trình thày để lại cho ‘Aide Sociale’ và ‘ Solidarité Clignancourt’. Như lời Chúa Giệsu hứa ‘Ai mất mạng sống vì Ta sẽ được cứu rỗi’ (Celui qui perd sa vie à cause de moi la sauve). Chúng tôi xin nghiêng mình nguyện cầu và xin tiễn thày vào chốn bình an hạnh phúc muôn đời.
Chứng Từ trong đám tang. Thày ra đi để lại bao luyến thương. Hôm lễ tang và lễ Chúa nhật sau đó cha đã gom tất cả chứng từ viết về thày và lưu lại. Ngôi mộ trong miền Pont de Claix, Alpes, Grenoble.
Hồ sơ phong thánh cấp Giáo Phận bắt đầu 10.9. 2003, và hoàn tất 8.3.2006. Rất nhiều người yêu cầu, chính ĐHY Jean Marie Lustiger thu nhận dữ kiện lập hồ sơ từ nhiều nơi và ĐHY André Vingt Trois ký tên. Và ngày 21. 11. 2005, cha Kinh sỹ Jacques Fraffray là Cáo Thỉnh viên. Bộ Phong Thánh công nhận Thày Jean Merlin là ‘Đầy Tớ Chúa’ (Serviteur de Dieu). Thư kèm hồ sơ, ĐHY André công khai : Tài liệu chúng từ trong hồ sơ là có thật.
Từ 1983, tiến trình phong thánh trong Giáo Hội trải qua các bước : Servus Dei (Tôi Tớ Chúa), Venerabilis (Bậc Đáng Kính), Beatus (Chân Phước), Sanctus (Thánh)
Lễ kỷ niệm qua đời hàng năm. Trong năm, tới ngày kỷ niệm qua đời của thày, 14.9, những người thọ ơn đem vòng hoa đến căn nhà xưa, xụt xùi nhớ thương.
Kết luận cùng đọc kinh xin phong thánh cho Phó Tế Vĩnh Viễn Jean Merlin : Lạy Thiên Chúa, Chúa đã cho thày Jean Merlin đức ái thương người không giới hạn. Ăn rễ sâu bởi đức tin mãnh liệt của Chúa Kitô Chúa chúng con và ảnh hưởng sâu đậm bởi Chúa Thánh Thần. Để làm vinh danh Tôi Tớ Chúa đây. Xin cho gương sáng của Thày lan tỏa qua Tin Mừng khắp nơi. Chúng con cầu xin vì Chúa Giêsu. Chúa chúng con. Amen.
Nihil Obstat, le 14.12.2005. M.Dupuy. Imprimatur, le 20.12.2005. M. Vidal. V.E
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-Tài liệu phổ biến của văn phòng huấn luyện Phó Tế Vĩnh Viễn Paris. 2012
-Youtube, Portrait : Le serviteur de Dieu Jean Merlin
Email : solidaritejeanmerlin @gmail. com
-Le Journal Paris Notre- Dame, số 1990 28.1.2024;ttr. 6-7 (có hình)
Văn Hóa
Gói Bánh Chưng Ngày Tết
Phạm Trung
02:41 01/02/2024
VietCatholic TV
F-16 đã tấn công quân Nga? Kho dầu Nga bốc cháy. CIA: Không viện trợ cho Ukraine là sai lầm lịch sử
VietCatholic Media
01:54 01/02/2024
1. Nga cho rằng F-16 đã xuất kích từ Rumani để hoạt động ở Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “NATO Ally Responds to Rumors of Secret F-16 Combat Mission in Ukraine”, nghĩa là “Đồng minh NATO phản ứng trước tin đồn về sứ mệnh chiến đấu bí mật của F-16 ở Ukraine Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Đồng minh của NATO, Rumani, đã bác bỏ một báo cáo chưa được xác minh rằng một chiến đấu cơ F-16 đã cất cánh từ một căn cứ ở nước này để ném bom lực lượng Nga ở miền nam Ukraine bị tạm chiếm, trong khi việc chuyển giao hàng chục chiến đấu cơ do Mỹ sản xuất tới Kyiv đang làm dấy lên những đồn đoán và tin đồn.
Tài khoản Ukraine Front Lines X đã công bố các tuyên bố sai sự thật mới nhất của Nga liên quan đến những chiếc F-16 đang được các quốc gia NATO chuẩn bị gửi đến Ukraine để giúp Kyiv củng cố lực lượng không quân của mình.
Ukraine Front Lines đưa tin rằng Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga đã báo cáo với Hội đồng An ninh Nga rằng một chiếc F-16C hoạt động từ căn cứ không quân Rumani gần thành phố cảng Constanța ở Hắc Hải đã “thực hiện hành vi phạm tội là thực hiện một cuộc không kích” vào nơi tập trung quân đội Nga ở khu vực Kherson phía nam Ukraine bị tạm chiếm một phần.
“Họ rất sợ hãi ở Mạc Tư Khoa,” tài khoản này khẳng định. “Mặc dù không có khả năng xác định vị trí của F-16 tại các căn cứ ở Ukraine, nhưng các căn cứ đã được chuẩn bị sẵn và các căn cứ không quân của các đồng minh sẽ được sử dụng.”
Bộ Quốc phòng Rumani nhanh chóng phản bác báo cáo trên tài khoản X của mình.
“Chúng tôi cảnh báo bạn về tin giả xuất hiện trên một tài khoản từ nền tảng X, trong đó cho rằng một máy bay F-16C đã cất cánh từ Căn cứ Không quân số 86 ở Constanța vào thứ Bảy và ném bom, lúc 03:22, vào một nhóm lực lượng của Liên bang Nga gần Kherson”.
Phát ngôn nhân của Lực lượng Không quân Ukraine Yurii Ihnat cũng nói với Newsweek vào đầu ngày thứ Ba rằng báo cáo này là sai sự thật.
Không có bằng chứng nào cho thấy F-16 đang hoạt động trên bầu trời Ukraine, thậm chí có các báo cáo rằng cả lô máy bay đầu tiên đã đến đất Ukraine. Không đúng như thế.
Tuy nhiên, những suy đoán đã xuất hiện đầy rẫy, đặc biệt là trong bối cảnh một số máy bay Nga bị bắn rơi trên các khu vực tiền tuyến trong những tháng gần đây. Các chuyên gia nói với Newsweek hồi đầu tháng này rằng việc Ukraine sử dụng dàn hỏa tiễn đất đối không Patriot di động là một lời giải thích hợp lý hơn.
Cũng như các hệ thống vũ khí khác do phương Tây cung cấp, Kyiv và các đối tác có thể muốn che giấu sự xuất hiện của F-16 để bảo đảm yếu tố bất ngờ khi chúng lần đầu tiên được sử dụng chống lại lực lượng Nga. Daniel Rice, cựu cố vấn đặc biệt của Tổng tư lệnh Ukraine Valery Zaluzhnyi, nói với Newsweek vào tháng 12: “Các lực lượng Nga nên học 'một cách khó khăn' khi Ukraine triển khai vũ khí mới.”
Các phi công và phi hành đoàn mặt đất Ukraine vẫn đang được đào tạo ở nước ngoài trên nền tảng này dưới sự hướng dẫn của liên minh đa quốc gia NATO. Những chiếc chiến đấu cơ F-16 đầu tiên dự kiến sẽ được chuyển giao cho Ukraine kiểm soát trong vài tuần hoặc vài tháng tới.
Ihnat cho biết trong tháng này rằng sáu phi công tiên tiến của Ukraine hiện đang được đào tạo ở Đan Mạch và dự kiến sẽ tham gia chiến đấu vào mùa xuân. Một khóa huấn luyện nhóm trung cấp ở Mỹ dự kiến sẽ sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ bay vào cuối năm nay, trong khi khóa huấn luyện nhóm ít kinh nghiệm nhất ở Anh có thể phải đến năm 2025 mới sẵn sàng.
2. Giám đốc CIA cảnh báo: Không chuyển viện trợ cho Ukraine sẽ là sai lầm 'có tầm vóc lịch sử'
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “CIA director: Not passing Ukraine aid would be a mistake ‘of historic proportions’”, nghĩa là “Giám đốc CIA cảnh báo: Không chuyển viện trợ cho Ukraine sẽ là sai lầm 'có tầm vóc lịch sử'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Các đồng minh phương Tây phải tiếp tục hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến với Nga năm nay, nếu không sẽ có nguy cơ xảy ra sai lầm “có quy mô lịch sử”, Giám đốc CIA William Burns cho biết như trên hôm Thứ Tư, 31 Tháng Giêng.
Burns đưa ra lập trường trên trong chuyên mục Đối ngoại, lưu ý rằng chưa đến 5% ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ - “một khoản đầu tư tương đối khiêm tốn với lợi nhuận địa chính trị đáng kể” - là tất cả những gì Washington gửi tới Kyiv.
Ông viết, nếu một cơ hội đàm phán nghiêm chỉnh để chấm dứt chiến tranh xuất hiện, thì việc cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ đưa nước này vào thế thương lượng mạnh mẽ hơn. Burns nói thêm rằng quân đội Ukraine cũng có thể tiếp tục chống lại quân đội Nga trong khi xây dựng lại cơ sở hạ tầng, trong khi Mạc Tư Khoa phải chi số tiền khổng lồ để duy trì cuộc chiến.
Burns viết: “Việc Hoa Kỳ rút khỏi cuộc xung đột vào thời điểm quan trọng này và cắt hỗ trợ cho Ukraine sẽ là một cú đá ngược vào lưới nhà mang tính lịch sử”.
Burns là quan chức hàng đầu mới nhất của Hoa Kỳ công khai đề xuất hỗ trợ cho Ukraine, khi các nhà lập pháp đang đấu tranh về một thỏa thuận biên giới phía Nam đang nắm giữ 60 tỷ Mỹ Kim viện trợ cho Ukraine. Chính quyền Tổng thống Biden đã thúc giục các nhà lập pháp thúc đẩy thông qua một thỏa thuận, nhưng không có dấu hiệu rõ ràng khi nào các nhà lập pháp có thể đạt được thỏa thuận.
The Washington Post đưa tin rằng Giám đốc Burns đã đưa ra lập trường trên sau khi ông bí mật đến thăm Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy ở Kyiv hồi đầu tháng này, thông báo cho ông về những kỳ vọng của ông đối với những gì Nga đang lên kế hoạch trong tương lai gần.
3. Nguồn tin khẳng định Đại tướng Oleksandr Syrskyi, Tư Lệnh Lục Quân Ukraine, 'từ chối công việc của Zaluzhnyi'
Một nguồn tin quen thuộc với vấn đề này nói với Reuters rằng Đại tướng Oleksandr Syrskyi, Tư Lệnh Lục Quân Ukraine, đã được đề nghị thay thế cấp trên của ông là Tướng Valeriy Zaluzhnyi làm Tổng Tư Lệnh, nhưng đã từ chối.
Truyền thông Ukraine đưa tin Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã yêu cầu tướng Zaluzhnyi, nhà lãnh đạo quân đội Ukraine, từ chức trong tuần này nhưng ông từ chối.
Việc ông rời chức tư lệnh quân đội sẽ tạo ra một sự thay đổi lớn trong quân đội Ukraine, vốn đang chống lại nhiều cuộc tấn công của Nga ở phía đông khi sự bất ổn ngày càng gia tăng về tương lai của sự hỗ trợ quan trọng của Mỹ và Liên minh Âu Châu.
Nguồn tin yêu cầu giấu tên để thảo luận về các vấn đề nhạy cảm, không thể nói chính xác cách thức và thời điểm lời mời làm việc được truyền đạt tới Syrskyi.
Bộ tổng tham mưu và văn phòng tổng thống Ukraine đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận.
Truyền thông Ukraine đưa tin Syrskyi và giám đốc cơ quan tình báo quân đội Kyrylo Budanov có thể là những người kế nhiệm Zaluzhnyi.
4. Tổng thống Pháp Macron nói: 'Dù Mỹ quyết định thế nào', Âu Châu cũng phải ủng hộ Ukraine
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Macron: ‘Whatever America decides,’ Europe must back Ukraine”, nghĩa là “Ukraine nói Nga đe dọa tàu dân sự ở Hắc Hải”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Tổng thống Pháp nói: “Chúng ta phải sẵn sàng hành động để bảo vệ và hỗ trợ Ukraine bằng mọi cách”.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm thứ Ba cho biết các nước Âu Châu phải đưa ra những quyết định táo bạo và “sáng tạo” để giúp đỡ Ukraine ngay cả khi Mỹ ngừng hỗ trợ Kyiv trong những tháng tới.
Trong một điệp khúc quen thuộc, Tổng thống Pháp nói thêm rằng Âu Châu nên đi đầu trong việc bảo đảm an ninh của chính mình. Ông Macron đưa ra nhận xét này trong chuyến thăm chính thức tới Thụy Điển, quốc gia đang trên đà trở thành thành viên mới của liên minh quân sự NATO.
Ông nói, Âu Châu không được ủy thác an ninh của mình “cho các cường quốc, ngay cả khi họ là những đồng minh rất tốt, bởi vì họ sống ở bên kia đại dương”.
Bình luận của ông Macron được đưa ra trong bối cảnh các quốc gia Âu Châu đang vật lộn với những hậu quả sắp xảy ra khi cựu Tổng thống Donald Trump có thể trở lại Tòa Bạch Ốc. Tại Mỹ, viện trợ quân sự tiếp theo cho Ukraine cũng bị đình trệ tại Quốc hội, do một số thành viên Quốc Hội không muốn tiếp tục tài trợ cho Kyiv. Ukraine đã chống lại cuộc xâm lược toàn diện của Putin trong gần hai năm nay.
“Đây là thời điểm mang tính quyết định và thử thách đối với Âu Châu. Chúng ta phải sẵn sàng hành động để bảo vệ và hỗ trợ Ukraine bất kể điều gì cần làm và bất kể Mỹ quyết định ra sao”, ông Macron nói trong bài phát biểu tại Học viện Quân sự Karlberg của Thụy Điển.
Trước hội nghị thượng đỉnh quan trọng của Âu Châu trong tuần này tập trung vào Ukraine, ông Macron cũng cho biết Liên Hiệp Âu Châu sẽ phải “đẩy nhanh quy mô” hỗ trợ của mình, vì cái giá phải trả “cho một chiến thắng của Nga là quá cao đối với tất cả chúng ta”.
Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu đang hy vọng đồng thanh về gói viện trợ trị giá 50 tỷ euro cho Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng Âu Châu vào thứ Năm tuần này, nhưng cũng có các lo ngại rằng Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán sẽ sử dụng quyền phủ quyết của mình để chặn nguồn vốn dành cho Kyiv.
Macron hiện đang có chuyến thăm hai ngày tới Thụy Điển để thảo luận về quan hệ đối tác trong các lĩnh vực từ năng lượng đến quốc phòng. Bộ trưởng Lực lượng Vũ trang Pháp Sébastien Lecornu và người đồng cấp Thụy Điển Pål Jonson dự kiến sẽ ký thư bày tỏ ý định về hệ thống phòng không và giám sát trên không.
Pháp và Thụy Điển nằm trong số rất ít quốc gia Âu Châu có ngành công nghiệp quốc phòng rộng khắp có thể tự sản xuất chiến đấu cơ của riêng mình - Rafale của Pháp do Dassault Aviation sản xuất và JAS 39 Gripen của Thụy Điển do Saab sản xuất.
“Cả hai chúng ta đều có một mô hình sản xuất rất mạnh”, ông Macron nói với khán giả, đồng thời liệt kê các thiết bị, vũ khí, hỏa tiễn và đạn dược. Ông nói thêm, mạng và không gian “rõ ràng là hai lĩnh vực xung đột trong tương lai, nơi có rất nhiều việc phải làm cùng nhau”.
Ông Macron nói thêm rằng mối quan hệ hợp tác giữa quân đội Pháp và Bỉ – được gọi là CaMo – là một mô hình có thể được nhân rộng giữa Pháp và Thụy Điển.
5. Ủy ban Liên Hiệp Âu Châu tuyên bố chiến thắng với cam kết 1 triệu quả đạn pháo cho Ukraine
Liên Hiệp Âu Châu tuyên bố sẽ chuẩn bị sẵn đạn pháo để cung cấp cho Kyiv trước tháng 3 năm 2024. Thierry Breton cho biết mục tiêu của Brussels đã đạt được - mặc dù tất cả số đạn vẫn chưa được giao.
Khi nói đến việc xây dựng năng lực pháo binh của Âu Châu để giúp Ukraine, Ủy ban Âu Châu cho biết công việc của họ đã hoàn thành.
Ủy viên quốc phòng trên thực tế của ban điều hành Liên Hiệp Âu Châu, Thierry Breton, đã cam kết vào năm ngoái sẽ chuẩn bị sẵn một triệu viên đạn để cung cấp cho Ukraine vào cuối tháng 3 năm 2024, và mặc dù việc giao hàng thực tế tới Kyiv thấp hơn nhiều so với con số đó, nhưng giờ đây ông nói rằng việc sản xuất đã đạt đến con số kỳ diệu.
Breton cho biết hôm thứ Tư bên lề một cuộc họp: “Nói cách khác, chúng tôi đã đạt đến trình độ này ngày hôm nay – chúng tôi đi trước hai tháng so với kế hoạch về khả năng sản xuất thêm đạn dược ở Âu Châu, tất nhiên là cho Ukraine nhưng cũng vì an ninh của chính chúng tôi”.
Các đồng minh phương Tây đã hỗ trợ Ukraine với các thiết bị quốc phòng trị giá hàng tỷ euro trong hai năm qua, khi Kyiv tiếp tục chống đỡ cuộc chiến tổng lực của Putin.
Ủy viên Pháp cho biết năng lực sản xuất đạn dược của Liên Hiệp Âu Châu sẽ đạt 1,4 triệu viên đạn vào năm 2024 trước khi tăng lên 2 triệu viên vào năm 2025.
Breton cho biết: “Kể từ tháng 2 năm ngoái, chúng tôi đã tăng đáng kể năng lực sản xuất đạn dược ở Âu Châu, gần bằng 50% so với trước đây”.
Về vấn đề có bao nhiêu đạn pháo tới Ukraine, Breton nói rằng điều đó tùy thuộc vào các nước thành viên - và chuyển vấn đề này cho nhà ngoại giao hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu Josep Borrell.
“Tôi chỉ đang nói về cơ sở công nghiệp,” Breton nói.
Đạo luật hỗ trợ sản xuất đạn dược của Liên Hiệp Âu Châu đã cung cấp 500 triệu euro cho các quốc gia muốn xây dựng năng lực sản xuất, Breton cho biết hôm thứ Tư rằng kế hoạch là xem xét 82 dự án với “từ 20 đến 30” sẽ được chọn để trợ cấp.
6. Video cho thấy súng phóng hỏa tiễn của Nga tấn công ngược
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Video Shows Russian Rocket Launcher Backfire Spectacularly”, nghĩa là “Video Ukraine cho thấy súng phóng hỏa tiễn của Nga tấn công ngược một cách ngoạn mục.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một đoạn video mới xuất hiện cho thấy một người lính Nga đang cố gắng sử dụng bệ phóng hỏa tiễn, trước khi vũ khí này phản tác dụng và tấn công một chiến binh đồng đội.
Trong một đoạn clip không ghi ngày tháng được đăng lên mạng, có vẻ như hai binh sĩ Nga di chuyển qua chiến trường, được quay bởi máy bay không người lái của Ukraine. Một người lính phóng hỏa tiễn nhưng lại vô tình bắn trúng người lính đứng gần phía sau.
Đoạn phim được cho là của một tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn tấn công riêng biệt số 5 của Ukraine.
Các nhà phân tích phương Tây cho rằng nhiều binh sĩ Nga đã gia nhập lực lượng của Điện Cẩm Linh sau khi nước này “huy động một phần” vào mùa thu năm 2022 nhưng hầu như không được đào tạo chính thức. Mạc Tư Khoa chịu tổn thất nặng nề về nhân lực và trang thiết bị trong giai đoạn đầu của nỗ lực xâm lược từ tháng 2 năm 2022, mất đi chuyên môn chủ chốt và một loạt thiết bị hiện đại.
Vào giữa tháng 5 năm 2023, Bộ Quốc phòng Anh cho biết nhiều đơn vị Nga đã được bổ sung bởi những quân nhân dự bị bị gọi nhập ngũ và “được huấn luyện kém”, những người ngày càng sử dụng “thiết bị lỗi thời”. Nhiều tháng sau, chiến tranh vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.
Sáng sớm thứ Ba, quân đội Ukraine cho biết họ đã ghi nhận 70 cuộc đụng độ dọc theo chiến tuyến ở miền nam và miền đông Ukraine trong ngày qua. Kyiv cho biết, trong các cuộc tấn công qua đêm, Nga đã tấn công Ukraine bằng 35 máy bay không người lái Shahed hoặc máy bay không người lái do Iran thiết kế.
Lực lượng phòng không Ukraine cho biết lực lượng phòng không đã bắn hạ 15 máy bay không người lái kamikaze đang lao tới. Các máy bay không người lái được phóng từ ba địa điểm khác nhau và tấn công vào một số khu vực của Ukraine, bao gồm khu vực miền nam Mykolaiv và Kherson, cũng như miền trung Ukraine và thủ đô Kyiv.
“Đối phương đã điều khiển một phần máy bay không người lái tấn công vào lãnh thổ tiền tuyến, cố gắng tấn công cơ sở hạ tầng của ngành nhiên liệu và năng lượng, các cơ sở dân sự và quân sự gần tiền tuyến và biên giới quốc gia với Liên bang Nga”, lực lượng không quân Ukraine cho biết. trong một tuyên bố.
Quân đội Ukraine cho biết họ đã “đẩy lùi” 32 cuộc tấn công xung quanh thị trấn Avdiivka đang bị bao vây ở Donetsk và làng Marinka, phía tây nam Avdiivka. Lực lượng Nga nắm quyền kiểm soát Marinka vào cuối tháng 12.
Nga đã phát động cuộc tấn công xung quanh Avdiivka ba tháng trước, khiến hàng ngàn người ở cả hai bên thiệt mạng ngay trước khi mùa đông khắc nghiệt đang diễn ra trên khắp Ukraine. Các nhà phân tích phương Tây ban đầu tỏ ra lạc quan về việc Avdiivka cầm cự và hàng phòng ngự của Ukraine vẫn không bị chọc thủng. Nhưng hầu như hàng ngày, Mạc Tư Khoa đều nhích xa hơn xung quanh khu công nghiệp.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết hôm thứ Hai rằng các lực lượng của Nga đã “tiến lên một chút” ở vùng ngoại ô phía đông nam của Avdiivka.
Bộ Quốc phòng Nga không đề cập đến Avdiivka trong bản cập nhật hàng ngày hôm thứ Hai, nhưng cho biết Ukraine đã mất tới 210 chiến binh dọc tiền tuyến Donetsk bao trùm Avdiivka.
7. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết về cuộc trao đổi tù binh
Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối thứ Tư 31 Tháng Giêng, Tổng thống Zelenskiy cho biết “Người của chúng ta đã trở lại.”
Ông công bố những bức ảnh cho thấy các binh sĩ Ukraine ôm nhau, gọi điện và khóc sau cuộc trao đổi. Nhiều người cầm cờ Ukraine màu vàng và xanh.
Zelenskiy nói tiếp:
“Chúng ta tưởng nhớ từng người Ukraine bị giam cầm. Cả chiến binh và dân thường. Chúng ta phải mang tất cả họ trở lại. Chúng tôi đang làm điều đó và đã hoàn thành một công việc xuất sắc khác.”
Bộ Quốc phòng Nga đưa ra một tuyên bố trong đó xác nhận việc trao đổi và nói rằng “chính xác 195 tù binh chiến tranh của Lực lượng Vũ trang Ukraine đã được bàn giao” để nhận lại 195 binh sĩ Nga bị bắt.
Vladimir Putin cho biết Mạc Tư Khoa sẽ tiếp tục trao đổi như vậy và Kyiv cho biết họ sẵn sàng trao đổi nhiều hơn nữa.
Cuộc trao đổi hôm thứ Tư cho thấy sự quay trở lại nhanh chóng bất ngờ của hoạt động trao đổi tù nhân sau khi Nga cáo buộc Ukraine bắn hạ một máy bay vận tải Il-76 vào tuần trước ngay trước khi một cuộc trao đổi tương tự được ấn định diễn ra.
Nga cho biết có tù binh Ukraine trên máy bay và cáo buộc Ukraine cố tình nhắm vào chuyến bay. Nhưng Mạc Tư Khoa chưa đưa ra bằng chứng cho thấy có tù nhân trên máy bay hoặc bản kê khai chuyến bay được xác nhận. Ukraine cho biết họ không có thông tin về tù nhân trên máy bay nhưng xác nhận kế hoạch trao đổi và cáo buộc Nga khiến các quân nhân của họ gặp nguy hiểm trước khi trao đổi. Cả hai bên đã ra lệnh điều tra vụ tai nạn.
Ukraine không xác nhận hay phủ nhận việc họ bắn rơi máy bay và yêu cầu bằng chứng về những người có mặt trên máy bay.
8. Trong một ngày duy nhất, Nga mất 1.090 quân, 51 hệ thống pháo binh, 72 xe chiến đấu bộ binh
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Lost 1,090 Troops, 51 Artillery Systems, 72 Vehicles in One Day—Kyiv”, nghĩa là “Kyiv cho biết Nga mất 1.090 quân, 51 hệ thống pháo binh, 72 phương tiện trong một ngày.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo quân đội Ukraine, Nga đã mất hơn 1.000 binh sĩ, 51 hệ thống pháo binh và 72 phương tiện chỉ trong một ngày khi Mạc Tư Khoa tăng cường áp lực lên tiền tuyến phía đông bắc.
Nga đã mất 1.090 quân trong 24 giờ qua, lực lượng vũ trang Ukraine cho biết hôm thứ Tư, nâng tổng số quân thiệt hại của Kyiv lên 385.230. Trong cùng thời gian đó, Nga mất 51 hệ thống pháo binh và 32 xe thiết giáp chở quân, cũng như 40 xe chuyển quân và nhiên liệu, theo thống kê của Kyiv.
Thương vong khó có thể giảm bớt. Nga đã phát động cuộc tấn công vào thị trấn Avdiivka của Donetsk vào đầu tháng 10, phải trả giá đắt về thương vong và tổn thất thiết bị cho những bước tiến chậm xung quanh thành trì của Ukraine ở phía tây bắc Thành phố Donetsk.
Quân đội Ukraine hôm thứ Tư cho biết lực lượng Ukraine đã “đẩy lùi” 37 cuộc tấn công dọc theo tiền tuyến Donetsk xung quanh Avdiivka trong ngày qua. Kyiv cho biết binh sĩ Ukraine cũng đã chống lại 16 cuộc tấn công của Nga xung quanh thị trấn Marinka bị san bằng, ở phía tây nam Avdiivka. Lực lượng Nga đã chiếm được Marinka vào cuối tháng 12.
Các nhà phân tích phương Tây cho biết Mạc Tư Khoa hiện cũng đã tập trung nỗ lực vào tiền tuyến phía đông bắc dọc biên giới Kharkiv và Luhansk của Ukraine.
Nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự Ukraine, Trung tướng Kyrylo Budanov, nói với truyền thông Ukraine hôm thứ Ba rằng Nga hy vọng sẽ tiếp cận sông Zherebets, gần biên giới Kharkiv và Luhansk, lực lượng của họ đang dần tiến về phía tây.
Nga đang duy trì mô hình tấn công trên không qua đêm, phóng 20 máy bay không người lái Shahed kamikaze do Iran thiết kế từ một số địa điểm qua đêm cho đến sáng thứ Tư, lực lượng không quân Ukraine cho biết trong một tuyên bố. Kyiv cho biết 14 máy bay không người lái đã bị phá hủy.
Mạc Tư Khoa cũng đã bắn ba hỏa tiễn đạn đạo Iskander-M từ Crimea do Điện Cẩm Linh kiểm soát và khu vực Voronezh của Nga, Kyiv cho biết hôm thứ Tư.
9. Mạc Tư Khoa tuyên bố: Nga và Ukraine trao đổi tù binh chiến tranh
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov cho biết Nga đã trao trả 195 tù nhân chiến tranh N Ukraine để đổi lấy số lượng tù binh chiến tranh Nga tương tự.
Konashenkov cho biết cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Tư 31 Tháng Giêng, rằng họ đã hoàn tất thỏa thuận trao đổi với Ukraine, theo đó mỗi bên sẽ nhận lại 195 binh sĩ; và các binh sĩ Nga sẽ được đưa đến Mạc Tư Khoa để điều trị y tế và tâm lý.
Hãng thông tấn nhà nước RIA dẫn lời nói rằng Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã đóng một vai trò trong việc môi giới cho thỏa thuận này.
“Vào ngày 31 Tháng Giêng, nhờ kết quả của quá trình đàm phán, 195 quân nhân Nga đang gặp nguy hiểm chết người khi bị giam cầm đã được trở về từ lãnh thổ do chế độ Kiev /ki-ép/ kiểm soát. Đổi lại, chính xác 195 tù nhân thuộc lực lượng vũ trang Ukraine đã được bàn giao”, Konashenkov nói. Nga gọi Thủ đô của Ukraine là Kiev /ki-ép/ thay vì Kyiv /ki-díp/ như chính người Ukraine và các nước phương Tây gọi.
Đây là cuộc trao đổi đầu tiên như vậy kể từ vụ tai nạn máy bay vận tải quân sự của Nga vào tuần trước mà Mạc Tư Khoa cho biết có chở 65 binh sĩ Ukraine trước một cuộc trao đổi đã được lên kế hoạch.
Nga cho biết Ukraine đã bắn hạ máy bay bằng hỏa tiễn đất đối không và tất cả 74 người trên máy bay đều thiệt mạng.
10. Putin sẽ tới Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên NATO, để gặp Tổng thống Tayyip Erdogan vào ngày 12 Tháng Hai.
Chuyến thăm của Putin sẽ là chuyến thăm đầu tiên của ông tới một thành viên NATO kể từ khi Nga xâm lược toàn diện Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Phạm vi ra nước ngoài của Putin đã bị hạn chế kể từ tháng 3 năm ngoái khi tòa án hình sự quốc tế, gọi tắt là ICC, ban hành lệnh bắt giữ ông vì cáo buộc trục xuất trẻ em Ukraine sang Nga, một tội ác chiến tranh. Nga phủ nhận cáo buộc và gọi hành động này là thái quá, nhưng cho biết nó vô hiệu về mặt pháp lý trong mọi trường hợp vì Nga không phải là thành viên của ICC.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng không phải là một bên tham gia quy chế Rôma của ICC nên ông Putin có thể tới Thổ Nhĩ Kỳ mà không sợ bị bắt theo lệnh bắt giữ.
Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm cách duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cả Mạc Tư Khoa và Kyiv kể từ khi Nga xâm chiếm Ukraine. Nước này đã hỗ trợ quân sự cho Ukraine và lên tiếng ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của nước này, nhưng cũng phản đối các lệnh trừng phạt đối với Nga về nguyên tắc.
Ankara đang tìm cách thuyết phục Nga quay trở lại cái gọi là Sáng kiến ngũ cốc Hắc Hải sau khi Mạc Tư Khoa rút lui vào tháng 7 năm ngoái, chấm dứt một năm xuất khẩu được bảo hộ từ các cảng Ukraine trong bối cảnh chiến tranh. Ông Erdogan cho biết các lựa chọn thay thế cho thỏa thuận này không thể mang lại giải pháp lâu dài.
11. Ukraine tuyên bố đã thực hiện cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào cơ sở dầu mỏ của Nga
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Năm mùng 1 Tháng Hai, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Thượng Úy Andriy Yusov, cho biết Ukraine đã thực hiện một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái khác vào một cơ sở dầu mỏ nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
Kyiv đã tăng cường tấn công vào các cơ sở dầu khí của Nga trong hai tháng qua, một phần của cái mà họ gọi là sự trả đũa “công bằng” đối với các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng của chính họ.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi Thống đốc Saint Petersburg cho biết đã có một vụ nổ lớn tại một khu công nghiệp bên ngoài thành phố ở phía bắc.
Trong khi đó, truyền thông địa phương đưa tin hệ thống hỏa tiễn S-400 đã bắn vào một máy bay không người lái rơi xuống cơ sở chứa dầu ở quận Nevsky.
12. Putin nói Nga đang giữ vững vị trí ở Avdiivka
Putin hôm thứ Tư cho biết quân đội Nga đang giữ vững vị trí xung quanh thị trấn Avdiivka phía đông Ukraine, một trung tâm công nghiệp đang bị bao vây.
Nga đã đưa ra một nỗ lực tốn kém vào tháng 10 để chiếm giữ thị trấn, nơi đã vướng vào giao tranh kể từ năm 2014 sau khi rơi vào tay phe ly khai được Mạc Tư Khoa hậu thuẫn trong một thời gian ngắn.
Putin cho biết trong một sự kiện trên truyền hình rằng lực lượng của Mạc Tư Khoa đã “xuyên thủng hàng phòng ngự của đối phương và tiến tới vùng ngoại ô Avdiivka”.
Họ đã chiếm được 19 ngôi nhà và đang giữ chúng.
Thị trưởng Avdiivka nói với AFP tuần trước rằng lực lượng Nga lần đầu tiên tiến vào thị trấn bị chiến tranh tàn phá nhưng đã bị đẩy lùi.
Lực lượng Nga kiểm soát lãnh thổ ở phía bắc, phía đông và phía nam Avdiivka, nơi có dân số khoảng 32.000 người trước chiến tranh.
Ukraine cho biết lực lượng của họ đang chống lại các cuộc tấn công và chống lại những nỗ lực của Nga nhằm bao vây thị trấn.
Việc chiếm được Avdiivka sẽ mang lại một chiến thắng rất cần thiết để Nga mang về nước nhân dịp kỷ niệm hai năm cuộc tấn công và cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3 đang đến gần.
Putin: Vũ khí Mỹ vượt qua lằn ranh đỏ. Kyiv có GLSDB để tấn công Crimea. Đức: Ukraine sẽ chiến thắng
VietCatholic Media
15:12 01/02/2024
1. Vũ khí Mỹ có thể đã vượt qua ranh giới đỏ của Putin
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “American Weapons May Have Crossed Putin's Red Line”, nghĩa là “Vũ khí Mỹ có thể đã vượt qua ranh giới đỏ của Putin”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Putin hôm thứ Tư cho biết một cuộc điều tra do nước ông tiến hành cho thấy hệ thống phòng không Patriot do Mỹ sản xuất đã được sử dụng để bắn hạ máy bay vận tải quân sự Ilyushin Il-76 trên lãnh thổ Nga vào tuần trước.
Trong thời gian diễn ra cuộc chiến ở Ukraine, các quan chức Điện Cẩm Linh cho biết việc Kyiv sử dụng vũ khí phương Tây trong lãnh thổ Nga có thể cấu thành hành vi vượt qua cái gọi là “ranh giới đỏ” và có thể khiến xung đột leo thang. Vào nhiều thời điểm, các quan chức Điện Cẩm Linh từng nói rằng ngay cả việc cung cấp vũ khí tầm xa cũng có thể vượt qua ranh giới đỏ.
Những cảnh báo này ban đầu khiến Hoa Kỳ do dự trong việc cung cấp những vũ khí như vậy cho Kyiv, nhưng cuối cùng Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây khác đã cung cấp cho lực lượng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nhiều loại vũ khí có khả năng tấn công Nga.
Vụ tai nạn Il-76 vào ngày 24 Tháng Giêng ở vùng Belgorod của Nga, nằm gần biên giới Ukraine, đã thu hút sự chú ý của quốc tế. Mọi người trên chiếc máy bay đều thiệt mạng và Nga tuyên bố trong đó có 65 tù nhân chiến tranh Ukraine dùng để trao đổi tù nhân. Ukraine không nhận trách nhiệm về việc bắn rơi máy bay và bày tỏ nghi ngờ rằng nó có chở tù binh.
Theo tờ Moscow Times, ông Putin nói: “Rõ ràng máy bay đã bị hệ thống phòng không Patriot của Mỹ bắn hạ”.
Newsweek không thể xác minh độc lập những tuyên bố của Putin liên quan đến cuộc điều tra của Nga về vụ việc. Bộ ngoại giao Nga và Ukraine đã được liên hệ qua email vào thứ Tư để bình luận.
Sau vụ tai nạn Il-76, Andrey Kartapolov, nhà lãnh đạo ủy ban quốc phòng của Quốc hội Nga, cho biết hệ thống Patriot hoặc hệ thống Iris T do Đức sản xuất đã được sử dụng trong vụ tấn công. Kartapolov cũng cho biết Mạc Tư Khoa đã đưa ra cảnh báo cho Kyiv 15 phút trước khi máy bay đi vào khu vực nơi nó rơi.
Điều tra sơ bộ của Nga cũng cho biết một hỏa tiễn phòng không được phóng từ Liptsy, một thị trấn ở tỉnh Kharkiv của Ukraine, đã bắn rơi máy bay.
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp hôm thứ Năm để thảo luận về vụ việc nhưng cho biết họ không thể xác định được hoàn cảnh của vụ tai nạn.
Hôm thứ Tư, Putin cho rằng Ukraine có thể vô tình bắn rơi máy bay, theo lời kể của cơ quan truyền thông độc lập Nga Meduza về những bình luận của ông tại sự kiện tranh cử.
“Lực lượng vũ trang Ukraine đã bắn hạ máy bay của chúng ta, chở 65 quân nhân của họ dự định trao đổi. Bạn hỏi tại sao họ lại làm vậy. Tôi không biết. Tôi không hiểu,” ông Putin nói, đồng thời nói thêm rằng ngay cả khi đó là một tai nạn, “nó vẫn là một tội ác”.
2. Đồng minh của Putin dự đoán ứng cử viên Tổng thống ủng hộ hòa bình của Nga sẽ bị đầu độc
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Ally Predicts Russian Pro-Peace Pres. Candidate Will Be Poisoned”, nghĩa là “Đồng minh của Putin dự đoán ứng cử viên Tổng thống ủng hộ hòa bình của Nga sẽ bị đầu độc.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Theo đồng minh nổi tiếng của Putin, Vladimir Solovyov, một thủ lĩnh phe đối lập Nga thách thức Vladimir Putin trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3 có thể bị đầu độc hoặc bỏ tù.
Boris Nadezhdin, cựu thành viên Duma Quốc gia, người nổi tiếng vì phản đối cuộc chiến của Nga ở Ukraine, hôm thứ Tư tuyên bố rằng ông đang nộp đơn để thách thức Putin trong cuộc bầu cử. Thông báo này được đưa ra sau một chiến dịch thành công nhằm thu thập ít nhất 100.000 chữ ký cử tri cần thiết để xuất hiện trên lá phiếu.
Solovyov, người dẫn chương trình truyền hình nhà nước của Nga khét tiếng với việc thúc đẩy tuyên truyền của Điện Cẩm Linh, đã cảnh báo Nadezhdin trong một buổi phát sóng hôm Thứ Năm, mùng 1 Tháng Hai, rằng việc ứng cử của ông sẽ phải trả giá đắt.
Đề cập đến Nadezhdin với biệt danh trìu mến “Borya”, Solovyov nói rằng ông “thất vọng khủng khiếp” về Nadezhdin vì đã thách thức Putin. Sau đó, ông nhanh chóng tố cáo ứng cử viên, người được Đảng Sáng kiến Công dân trung hữu hậu thuẫn, là một “kẻ ngốc”.
Solovyov nói: “Về mặt con người, đối với tôi, đây là một sự thất vọng lớn. Tôi đã biết Borya khoảng 25 năm... Thật buồn cười khi cho rằng ở đất nước chúng ta, Borya nghĩ rằng mình có thể bất ngờ được bầu làm tổng thống. Rõ ràng là không có cơ hội nào cả.”
“Anh ta sẽ bị tống vào tù và thế là xong!” Solovyov nói. “Chính phủ sẽ nuôi dạy những đứa trẻ tội nghiệp của bạn! Bạn có phải là đồ ngốc không?...Đã có một bệnh nhân ở Berlin, và bây giờ sẽ có một bệnh nhân khác đến từ Dolgoprudny.” Dolgoprudny là quê hương của Nadezhdin
Việc Solovyov đề cập đến “bệnh nhân Berlin” ám chỉ thủ lĩnh phe đối lập Nga hiện đang bị cầm tù Alexei Navalny, người được điều trị tại Berlin sau khi trở thành nạn nhân của vụ đầu độc năm 2020 mà ông và nhiều người khác cho là do Putin ra lệnh.
Sau đó trong buổi phát sóng, Solovyov tuyên bố rằng Nadezhdin đã “bị những người tiến bộ phương Tây biến thành nạn nhân hiến tế”. Sau đó, ông cảnh báo rằng “Borya” đang ở trong “tình thế bất phân thắng bại” và sẽ chịu chung số phận như Navalny và Vladimir Kara-Murza, một nhà phê bình Putin đang bị cầm tù và bị đầu độc hai lần.
Solovyov nói: “Số phận của Navalny và Kara-Murza đang chờ đợi anh ta. Sẽ không có ai quan tâm đâu—anh ta đang ở trong tù, vậy thôi. Borya có cam chịu phải sống những năm tháng tuổi già trong tù không? Và miễn phí!”
Ông nói thêm: “Đây thực sự là một bi kịch”. “Nadezhdin nói rằng điều đầu tiên anh ta sẽ làm nếu được bầu là tuyên bố ngừng bắn với Ukraine và bắt đầu đàm phán…Mọi thứ Borya đang nói bây giờ vốn dĩ thật kinh tởm và hoàn toàn đáng buồn.”
Tuyên ngôn tranh cử của Nadezhdin gọi cuộc xâm lược Ukraine của Putin, mà chính phủ Nga gọi một cách hoa mỹ là một “chiến dịch quân sự đặc biệt”, một “sai lầm chết người” và tuyên bố rằng “khó có thể” giành chiến thắng trong cuộc chiến mà “không gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế và một đòn không thể khắc phục được đối với nhân khẩu học của Nga.”
Các cuộc thăm dò cho thấy Putin sẽ dễ dàng tái đắc cử vào tháng 3, và các nhà quan sát quốc tế cho rằng tiến trình bầu cử của Nga và các cuộc thăm dò được tiến hành ở nước này đang bị thao túng để có lợi cho Putin và bầu cử chỉ là một trò hề giả tạo.
3. Putin yêu cầu điều tra quốc tế về vụ bắn rơi máy bay Belgorod
Vladimir Putin đã kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về vụ bắn hạ máy bay vận tải quân sự Il-76 vào tuần trước ở vùng Belgorod, giáp biên giới Nga với Ukraine.
Tổng thống Nga cho biết chiếc máy bay đã bị tấn công bằng hỏa tiễn bắn từ hệ thống phòng không Patriot do Mỹ cung cấp.
Mạc Tư Khoa cáo buộc Kyiv bắn rơi máy bay Ilyushin Il-76 và giết chết 74 người trên máy bay, trong đó có 65 binh sĩ Ukraine bị bắt mà họ cho biết đang trên đường trao đổi lấy tù binh chiến tranh Nga.
Ukraine không xác nhận hay phủ nhận việc họ bắn rơi máy bay và yêu cầu bằng chứng về những người có mặt trên máy bay nhưng cho đến nay Nga không đưa ra được bất cứ bằng chứng thuyết phục nào.
4. Cuộc săn lùng các 'thiết bị đặc biệt' của Nga do Ukraine tiến hành đang được đền đáp
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine's Hunt for Russia's 'Special Equipment' Is Paying Off”, nghĩa là “Cuộc săn lùng các 'thiết bị đặc biệt' của Nga do Ukraine tiến hành đang được đền đáp”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo số liệu thống kê mới từ quân đội Kyiv, Nga đã mất một lượng kỷ lục mà Ukraine gọi là “thiết bị đặc biệt”, hay những tài sản ít hào nhoáng hơn nhưng vẫn quan trọng để hỗ trợ cỗ máy chiến tranh của Mạc Tư Khoa.
Quân đội Ukraine cho biết trong một bản cập nhật hoạt động hôm thứ Tư rằng Nga đã mất thêm 4 đơn vị thiết bị như vậy trong ngày hôm qua. Số liệu cập nhật từ Kyiv cho thấy Nga hiện đã mất 1.452 đơn vị “thiết bị đặc biệt” trong hơn 23 tháng chiến tranh khốc liệt.
Vào ngày 1 Tháng Giêng, con số này đứng ở mức 1.277, nâng mức tổn thất trong Tháng Giêng lên 175 đơn vị “thiết bị đặc biệt”.
Con số này cao hơn bất kỳ tổn thất hàng tháng nào được quân đội Ukraine báo cáo trong suốt năm 2023. Theo báo cáo của lực lượng vũ trang Ukraine, tổn thất hàng tháng cao nhất về “thiết bị đặc biệt” của Nga là vào tháng 7 năm 2023, khi Nga mất 135 đơn vị.
Một thuật ngữ vô thưởng vô phạt, những tổn thất ngày càng tăng về “thiết bị đặc biệt” của Nga hầu như không được chú ý. Nhưng Ukraine đang tấn công vào các thiết bị giúp quân đội Nga hoạt động ở phía sau chiến tuyến.
Các chuyên gia cho biết, nó bao gồm các hệ thống tác chiến điện tử và radar của Nga cũng như các thiết bị kỹ thuật như phương tiện rà phá bom mìn. Nó cũng sẽ bao gồm các phương tiện hỗ trợ và bảo trì của Nga cần thiết để duy trì hoạt động của các tài sản khác, như xe tăng và xe thiết giáp.
Cựu đại tá Ukraine Serhiy Hrabsky nói với Newsweek: “Lực lượng Ukraine săn lùng những thiết bị như vậy”.
Marina Miron, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Khoa Nghiên cứu Chiến tranh tại King's College Luân Đôn, nói với Newsweek rằng loại thiết bị này không xuất hiện riêng lẻ trong báo cáo chi tiết về tổn thất của Nga hàng ngày của quân đội Ukraine, nhưng vẫn cần được tính đến.
Trong những tháng gần đây, ngày càng có nhiều báo cáo từ Ukraine cho thấy Kyiv đang tấn công thành công vào các thiết bị như hệ thống radar của Nga. Ivan Stupak, cựu sĩ quan cơ quan an ninh Ukraine, hiện đang cố vấn cho ủy ban quốc hội, an ninh và tình báo của Ukraine, nói với Newsweek rằng việc các chiến binh của Ukraine phá hủy loại tài sản này là “rất quan trọng” và Kyiv sẽ tiếp tục nỗ lực loại bỏ chúng. vào tháng 11.
Việc săn lùng “thiết bị đặc biệt” như radar giúp Nga đoán được chính xác nơi nào dọc chiến tuyến Ukraine đang tập trung nguồn lực hoặc hy vọng gây áp lực lên hệ thống phòng thủ của Nga. Nó cũng giúp bảo vệ các tài sản của Ukraine, như máy bay phản lực, máy bay không người lái hoặc quân đội, khi tiến hành trinh sát hoặc truy lùng các thiết bị hoặc căn cứ của Nga phía sau chiến tuyến, James Black, trợ lý giám đốc nhóm nghiên cứu Quốc phòng và An ninh tại chi nhánh Âu Châu của tổ chức nghiên cứu RAND, trước đó đã nói với Newsweek.
Việc loại bỏ các hệ thống tác chiến điện tử, radar, phương tiện hậu cần và bảo trì của Điện Cẩm Linh sẽ giúp làm suy yếu các lực lượng tiền tuyến của Mạc Tư Khoa hiện đang nỗ lực tiến công ở khu vực Kharkiv và Luhansk của Ukraine.
Nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự Ukraine, Trung tướng Kyrylo Budanov, nói với truyền thông Ukraine hôm thứ Ba rằng Nga đang hy vọng tiếp cận sông Zherebets, gần biên giới Kharkiv và Luhansk, lực lượng của họ đang dần dần tiến về phía tây.
Cuộc tấn công vào tiền tuyến Kharkiv và Luhansk diễn ra sau nhiều tháng đụng độ tốn kém xung quanh thị trấn Avdiivka của Donetsk. Nga đã tấn công thị trấn tiền tuyến từ đầu tháng 10, từ từ bao vây thành trì của Ukraine.
5. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến việc tuyển dụng các tù nhân tham gia vào cuộc chiến ở Ukraine. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Theo một cuộc điều tra của BBC Russian Service, quân đội Nga đã ngừng tuyển dụng tù nhân theo hợp đồng ngắn hạn từ tháng 9 năm 2023. Các tù nhân hiện được cung cấp các hợp đồng nghĩa vụ quân sự tiêu chuẩn tức là dài hạn, trong đó đòi hỏi phải đồng ý phục vụ trong quân đội ít nhất cho đến khi chấm dứt lệnh động viên từng phần hồi tháng 9 năm 2022.
Các hợp đồng tù nhân ngắn hạn đã gây ra một số tranh cãi công khai ở Nga, đặc biệt là về việc những người trở về tái phạm và các chuyến đi ngắn ngày của các tù nhân có vẻ là một ưu đãi so với những người trong lực lượng dự bị đã bị động viên vô thời hạn.
Rất có thể việc tuyển dụng tù nhân ngắn hạn là một phản ứng trước áp lực tuyển mộ quân sự ngay trước đó trong cuộc xung đột. Vào năm 2023, nhà nước Nga rất có thể đã chuyển sang tuyển dụng hợp đồng chính quy như một nguồn chính để cung cấp các quân nhân mới.
6. Nga vừa bị mất Internet trên quy mô lớn và không ai biết tại sao
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Just Had Its Biggest Internet Outage, and No One Knows Why”, nghĩa là “Nga vừa gặp một trở ngại với Internet lớn nhất và không ai biết tại sao.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Nga đã xảy ra sự việc ngừng Internet lớn nhất vào tối thứ Ba và đã xuất hiện thông tin mâu thuẫn về nguyên nhân có thể gây ra sự gián đoạn.
Người dùng Internet trên toàn quốc và nước ngoài không thể truy cập các trang web có tên miền.ru trong nhiều giờ vào tối thứ Ba, do tình trạng ngừng hoạt động ảnh hưởng đến hàng trăm ứng dụng di động và trang web. Đài phát thanh Svoboda, dịch vụ của Đài Âu Châu Tự do/Đài Tự do tại Nga, dẫn lời các chuyên gia nói rằng tình trạng ngừng hoạt động có thể là lớn nhất trong lịch sử gần đây.
Vụ mất Internet quy mô lớn mới nhất xảy ra vài ngày sau khi truyền thông Nga đưa tin về tình trạng gián đoạn cục bộ ở các khu vực Leningrad, Pskov và Novgorod của Nga.
Bộ Phát triển Kỹ thuật số Nga hôm thứ Tư cho biết sự việc ngừng hoạt động đã được khắc phục và nguyên nhân là do sự việc kỹ thuật với Tiện ích mở rộng bảo mật hệ thống tên miền, gọi tắt là DNSSEC, giúp tăng cường xác thực trong Hệ thống tên miền bằng chữ ký số dựa trên mật mã khóa công khai.
Họ nói thêm rằng “các vấn đề với DNS có thể tiếp tục diễn ra trong một thời gian cho đến khi dữ liệu cập nhật được phân phối trên toàn hệ thống tên miền”.
Tuy nhiên, Bộ phát triển kỹ thuật số không nói rõ nguyên nhân gây ra lỗi DNSSEC.
Dự án Tự do Mạng, có hơn 38.000 người ghi danh trên Telegram, cho rằng sự việc ngừng hoạt động có thể là do chính quyền Nga đang thử nghiệm một hệ thống theo chủ nghĩa biệt lập và đã phản tác dụng.
Họ cho biết chính quyền Nga “từ lâu đã cảnh báo rằng họ sẽ cố gắng chuyển tất cả người dùng trong nước sang máy chủ DNS quốc gia”.
Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, cho biết trong một bài đăng trên X,, hôm thứ Tư: “Một biến cố mất mạng Internet quy mô lớn đã xảy ra ở Nga - nhiều trang web trong vùng miền.ru đã ngừng mở”.
“Các ứng dụng ngân hàng, bao gồm cả Sberbank, không hoạt động. Những thất bại được ghi nhận trong hoạt động của các nhà khai thác di động”, Gerashchenko viết và nói thêm rằng “lý do thất bại vẫn chưa rõ ràng”.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để yêu cầu bình luận qua email.
Mặc dù không rõ liệu các sự kiện có liên quan hay không, nhưng hãng tin RBC của Nga đưa tin vào ngày 29 tháng 1 rằng internet đã bị ngừng hoạt động ở một số khu vực của Nga từ ngày 25 tháng 1 trở đi vì lý do an ninh liên quan đến chuyến thăm của “các quan chức cao cấp” tới những khu vực này.
Hãng tin đưa tin rằng trong những ngày bị ảnh hưởng, nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko đã gặp Putin tại St. Petersburg, nơi cả hai đều tham gia các sự kiện kỷ niệm 80 năm kể từ khi dỡ bỏ cuộc bao vây Leningrad.
Một nguồn tin trong ngành viễn thông nói với tờ báo rằng việc ngừng hoạt động Internet là để giảm nguy cơ tấn công. Một nguồn khác liên kết sự gián đoạn với “nhu cầu được bảo vệ khỏi máy bay không người lái của đối phương”.
Vào ngày 18 Tháng Giêng, Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào kho dầu St. Petersburg, đánh dấu lần đầu tiên một máy bay không người lái tấn công vào khu vực quê hương của Putin kể từ khi cuộc chiến toàn diện ở Ukraine bắt đầu vào tháng 2 năm 2022.
7. Tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg, đã hạ thấp lo ngại rằng việc cựu tổng thống Mỹ Donald Trump tái đắc cử sẽ làm suy yếu liên minh quốc phòng khi liên minh này nỗ lực bảo đảm sự hỗ trợ mạnh mẽ cho Ukraine.
Stoltenberg cho biết ông không nghĩ nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của cựu Tổng thống Trump sẽ gây nguy hiểm cho tư cách thành viên NATO của Mỹ.
Ông nói:
Tôi tin rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục là một đồng minh trung thành của NATO, bất kể kết quả cuộc bầu cử Hoa Kỳ như thế nào, bởi vì điều đó có lợi cho Hoa Kỳ.
Tôi đã làm việc với ông ấy trong 4 năm và tôi đã lắng nghe rất cẩn thận, bởi vì lời chỉ trích chính là về việc các đồng minh NATO chi quá ít cho NATO.
Vì vậy, thông điệp từ Mỹ rằng các đồng minh Âu Châu phải tăng cường đã được hiểu rõ và họ đang thực sự đi đúng hướng.
Cựu Tổng thống Trump, một người chỉ trích gay gắt NATO khi ông còn là tổng thống, đã nhiều lần đe dọa rút khỏi liên minh, phàn nàn rằng Hoa Kỳ đã phải trả nhiều hơn mức chia sẻ công bằng của mình.
Stoltenberg, người đang thúc đẩy các quốc gia thành viên tăng chi tiêu quốc phòng, cho biết ngày càng nhiều đồng minh đang tăng cường đóng góp quân sự.
8. Nga tăng cường hiện diện ở Biển Đông thách thức Mỹ
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Boosts South China Sea Presence in Challenge to US”, nghĩa là “Nga tăng cường hiện diện ở Biển Đông thách thức Mỹ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Hải quân Nga đã tổ chức một cuộc tập trận chống tàu ngầm ở một khu vực không xác định trên Biển Đông đang tranh chấp hôm thứ Hai.
Truyền thông nhà nước Nga dẫn lời Hạm đội Thái Bình Dương Nga đưa tin, cho biết tàu khu trục Marshal Shaposhnikov đã mô phỏng cuộc tấn công vào tàu ngầm của đối phương.
Cuộc tập trận diễn ra vào thời điểm căng thẳng ở Biển Đông, nơi ước tính có tới 5,3 ngàn tỷ Mỹ Kim được vận chuyển qua mỗi năm. Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết vùng biển, dẫn đến những cuộc đối đầu ngày càng kịch tính giữa lực lượng hàng hải của Trung Quốc và lực lượng của Phi Luật Tân, đồng minh của Hiệp ước phòng thủ chung của Mỹ.
Phát ngôn nhân của hạm đội nói với nhật báo Rossiyskaya Gazeta của chính phủ Nga rằng thủy thủ đoàn của tàu khu trục này đã phối hợp với trực thăng chống tàu ngầm Ka-27 để tìm kiếm chiếc tàu ngầm ma mà họ “đánh chìm” bằng ngư lôi mô phỏng và mìn sâu.
Jan Kallberg, thành viên cao cấp tại Trung tâm Phân tích Chính sách Âu Châu và là thành viên tại Viện Mạng Quân đội ở West Point, nói với Newsweek rằng Mạc Tư Khoa có thể có ý định tập trận ở sân sau của Trung Quốc như một cuộc biểu tình cho Bắc Kinh.
“ Nga muốn tiếp cận đòn bẩy chính trị của Trung Quốc trong cộng đồng thế giới, năng lực sản xuất và tất nhiên là kho hỏa tiễn, đạn pháo và xe thiết giáp của họ, vì vậy Nga thể hiện mình là đối tác địa chính trị chiến lược lâu dài”.
Cuộc chiến đang diễn ra với Ukraine đã buộc Nga phải tìm nơi khác để bổ sung số vũ khí đã cạn kiệt của mình, bao gồm cả Bắc Hàn của ông Kim Chính Ân.
Bị cô lập kể từ khi xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022, Nga đã vượt qua các lệnh trừng phạt của phương Tây phần lớn nhờ vào sự hỗ trợ từ Bắc Kinh.
Tuy nhiên, sự hỗ trợ này phải trả giá. Điện Cẩm Linh hiện thấy mình là đối tác cấp dưới trong mối quan hệ “không giới hạn” đó và ngày càng phụ thuộc vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nơi có sự mất cân bằng thương mại đáng kể. Trung Quốc cũng có đòn bẩy đối với đường ống dẫn khí đốt Power of Siberia-2 theo kế hoạch của Nga.
Kallberg cho biết, mặc dù lực lượng bộ binh hải quân của Nga đã “bị xóa sổ hoàn toàn ở Ukraine”, nhưng Nga vẫn có thể sử dụng lực lượng hải quân còn nguyên vẹn của mình để chứng tỏ rằng họ vẫn có thể mang lại điều gì đó trên bàn đàm phán trong liên minh Nga-Trung.
Ông nói thêm: “Nga đã đi đầu trong công nghệ tàu ngầm và cùng với đó là khả năng thực hiện tác chiến chống tàu ngầm, đây là mặt trái của kiến thức tương tự”.
9. Thủ tướng Đức hô hào ủng hộ cho Ukraine giành chiến thắng
Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm thứ Tư tuyên bố sẽ tập hợp các đối tác Âu Châu để cùng nhau hỗ trợ cho Ukraine “rất lớn” đến mức nó sẽ đè nặng lên những tính toán của Putin.
Cam kết của nhà lãnh đạo Đức, từng bị chỉ trích vì trì hoãn việc trang bị vũ khí cho Kyiv, đi kèm với lo ngại ngày càng tăng rằng sự hỗ trợ từ Hoa Kỳ, nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Ukraine, có thể bị mất đi.
Ông nói với quốc hội Đức trước hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Âu Châu nhằm tăng cường hỗ trợ quân sự cho Kyiv:
Chúng ta cần làm mọi thứ để bảo đảm rằng sự đóng góp chung từ Âu Châu lớn đến mức Ukraine có thể dựa vào đó và Putin sẽ không thể tin rằng sự hỗ trợ của chúng ta sẽ suy yếu vào một thời điểm nào đó.
Trong những tuần gần đây, Scholz đã tăng cường kêu gọi các quốc gia Liên Hiệp Âu Châu khác tìm hiểu sâu hơn về Ukraine.
Đức đã trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn thứ hai cho Ukraine sau khởi đầu không mấy suôn sẻ. Phần lớn những đóng góp của họ như xe tăng Leopard chỉ được thực hiện sau khi có sự thuyết phục công khai từ các đồng minh khác.
Ngay cả bây giờ, Scholz vẫn bị chỉ trích vì từ chối cung cấp hỏa tiễn tầm xa Taurus mà Kyiv đang tìm kiếm.
Scholz nói thêm rằng sẽ là “ngạo mạn” khi tưởng tượng rằng Đức có thể gánh vác một mình gánh nặng mà không có Hoa Kỳ.
Ông nói: “Chúng tôi chỉ là một cường quốc cỡ trung bình.
10. Ukraine được Hoa Kỳ tăng cường số đạn pháo GLSDB tầm bắn 100 dặm
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “What Are GLSDB? Ukraine Gets 100-Mile HIMARS Rounds Boost from U.S.”, nghĩa là “GLSDB là gì? Ukraine được Hoa Kỳ tăng cường số đạn pháo HIMARS 100 dặm.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo một báo cáo mới, Ukraine sẽ nhận được những quả bom có độ chính xác tầm xa mới vừa được thử nghiệm ở Mỹ, giúp tăng cường khả năng tấn công sâu vào phía sau chiến tuyến của Nga của Kyiv khi tình trạng thiếu đạn dược và lo ngại lan rộng khắp nước này về viện trợ quân sự trong tương lai.
Mỹ sẽ gửi loạt bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất, gọi tắt là GLSDB, đầu tiên với tầm bắn khoảng 100 dặm tới Ukraine, đến sớm nhất là vào ngày hôm nay, Thứ Năm, 1 Tháng Hai, Politico đưa tin hôm thứ Ba, trích dẫn bốn người am hiểu về các cuộc thảo luận.
Ngũ Giác Đài nói với Reuters vào cuối tháng 11 rằng Mỹ đã thả nổi việc gửi GLSDB đến Ukraine kể từ mùa thu năm 2022, nhưng mốc thời gian đã bị đẩy lùi về đầu năm 2024 để chờ các cuộc thử nghiệm thành công. Cuộc thử nghiệm diễn ra vào ngày 16 Tháng Giêng tại Florida, hãng tin này đưa tin hôm thứ Ba, trích dẫn ba nguồn tin.
GLSDB, liên doanh giữa Boeing và nhà sản xuất Saab của Thụy Điển, sẽ bổ sung vào kho vũ khí chính xác tầm xa mà Kyiv có thể sử dụng để tấn công. GLSDB sẽ có tầm bắn gấp đôi HIMARS, hay Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao, mà Mỹ đã tài trợ cho Kyiv, có khả năng buộc quân đội Nga phải di dời nguồn cung cấp ra xa tiền tuyến hơn.
GLSDB có tầm bắn ngắn hơn hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân, gọi tắt là ATACMS, mà Ukraine ra mắt đột ngột vào tháng 10 năm 2023, và hỏa tiễn hành trình Storm Shadow phóng từ trên không Kyiv đã nhiều lần sử dụng để nhắm vào các tài sản của Nga ở Crimea. Nhưng chúng là cách rẻ hơn để tăng cường khả năng tấn công tầm xa của Ukraine.
Nga đã lên án khả năng chuyển giao GLSDB khi có những báo cáo đầu tiên xuất hiện, nói rằng đây sẽ là một sự leo thang chiến tranh “cực kỳ nguy hiểm”.
Khi tình trạng thiếu đạn dược ảnh hưởng đến Kyiv và Nga tung ra một chiến dịch mới dọc theo tiền tuyến phía đông bắc, bom sẽ cung cấp thêm nguồn lực cho Ukraine đang nhanh chóng tiến tới hai năm chiến tranh tổng lực với kho dự trữ vũ khí tầm xa đang giảm dần.
Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Thiếu tướng Pat Ryder hôm thứ Tư nói với giới truyền thông rằng ông không thể “xác nhận các mốc thời gian cụ thể” cho GLSDB, với lý do an ninh hoạt động.
“Chúng tôi sẽ trì hoãn việc đàm phán với Ukraine về bất kỳ hoạt động giao hàng nào, nhưng như tôi đã đề cập, chúng tôi tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Ukraine, với các đối tác trong ngành của chúng tôi để bảo đảm rằng Ukraine nhận được và sẵn sàng sử dụng những khả năng mà chúng tôi đang cung cấp cho họ. họ và càng nhanh càng tốt, “ ông nói với các phóng viên.
Khi viện trợ tương lai cho Ukraine bị đình trệ tại Quốc hội, Nga đang gia tăng áp lực lên một Kyiv đang mệt mỏi bằng một nỗ lực tấn công mới. Phân tích của phương Tây cho thấy Nga đã bắt đầu tấn công xung quanh biên giới khu vực Kharkiv và Luhansk của Ukraine trong khi tiếp tục các cuộc tấn công ác liệt vào thị trấn Avdiivka của Donetsk.
Nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự Ukraine, Trung tướng Kyrylo Budanov, nói với truyền thông Ukraine hôm thứ Ba rằng Nga hy vọng sẽ đến được sông Zherebets, gần biên giới Kharkiv và Luhansk, trước khi tiếp tục đi về phía tây.
Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết trong cuộc họp báo chung với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm thứ Hai rằng nếu các nhà lập pháp Hoa Kỳ phê duyệt viện trợ quân sự mới cho Kyiv, “mọi thứ mà Ukraine đạt được và chúng tôi đã giúp họ đạt được sẽ gặp nguy hiểm”.
ĐTGM Tây Ban Nha: Không chúc lành bất cứ kết hợp tội lỗi nào. Một vị thánh và một chân phước mới
VietCatholic Media
17:27 01/02/2024
1. Tổng giám mục Tây Ban Nha: 'Tôi sẽ không chúc lành dù chỉ một cuộc kết hợp đồng giới'
“Tôi sẽ không chúc lành cho dù chỉ một kết hợp đồng tính luyến ái,” Tổng giám mục Granada, Tây Ban Nha, José María Gil Tamayo, nói khi được hỏi về việc áp dụng tuyên bố Fiducia Supplicans về ý nghĩa mục vụ của các phép lành, được Bộ Giáo Lý Đức Tin ban hành ngày 18 Tháng Mười Hai, vừa qua.
Trong một cuộc gặp gỡ với các nhà báo được tổ chức vào ngày lễ Thánh Phanxicô đệ Salê, vị thánh bảo trợ của các nhà báo, ngày 24 Tháng Giêng, Đức Tổng Giám Mục Gil nói rằng ý định của ngài là “chúc lành cho người đó” mà không cần phải làm “một buổi lễ”, theo Europe Press.
Đức Tổng Giám Mục đã đọc một tuyên bố bày tỏ quan điểm của tổng giáo phận đối với Fiducia Supplicans và nói rằng, “trong sự hiệp thông với Đức Thánh Cha Phanxicô, ngài sẽ tiến hành các phép lành mục vụ phi phụng vụ với ý nghĩa mục vụ, trung thành tuân theo những gì Tòa thánh đã chỉ ra trong Tuyên ngôn Fiducia Supplicans và trong phần giải thích tiếp theo.”
Tuyên bố kết luận rằng cách thức tiến hành này sẽ được thực hiện “với sự tôn trọng sâu sắc đối với giáo lý không thể thay đổi của Giáo hội về hôn nhân đích thực và các cuộc kết hợp bất hợp pháp, tránh mọi sự nhầm lẫn và tìm kiếm lợi ích của các tín hữu”.
Theo báo cáo của Europe Press, trong cuộc trò chuyện với giới truyền thông, Đức Tổng Giám Mục Gil nói thêm rằng ông sẽ không tham gia vào các chiến dịch được đóng khung dưới dạng “ủng hộ hay chống lại” Đức Giáo Hoàng.
Một số giám mục Tây Ban Nha đã lên tiếng kể từ khi công bố tài liệu của Vatican về ý nghĩa mục vụ của các phép lành. Người đầu tiên làm như vậy là giám mục của Orihuela-Alicante, José Ignacio Munilla, người đã tóm tắt tài liệu này là không chứa những điều dị giáo nhưng ngài dự đoán rằng ứng dụng của nó sẽ “hỗn loạn”.
Sau đó, Đức Cha Munilla xác định rằng trong giáo phận của mình, bất kỳ yêu cầu ban phép lành nào của những người đồng tính luyến ái hoặc các cặp vợ chồng khác trong tình trạng trái luật đều phải được tham khảo ý kiến của tổng đại diện, “cho đến khi một thực hành đúng đắn được củng cố, hoặc cho đến khi có thể xuất bản các hướng dẫn của giáo phận”.
Giám mục của Almería, Antonio Gómez Cantero, bảo vệ tuyên bố là “rất chính xác” và khuyến khích “đọc toàn bộ tài liệu” trước khi đưa ra ý kiến về vấn đề này. Hơn nữa, ngài giải thích rằng trước đây ngài đã chúc phúc cho các cặp đồng tính luyến ái.
Tổng giám mục của Oviedo, Jesús Sanz, đã nhiều lần phát biểu về tài liệu này. Gần đây nhất trên mạng xã hội, ngài gọi Fiducia Supplicans là “sự mị dân bóp méo truyền thống Kitô giáo và huấn quyền của Giáo hội”.
Tuyên bố của Fiducia Supplicans về ý nghĩa mục vụ của các phép lành là một tài liệu được Bộ Giáo Lý Đức Tin xuất bản vào ngày 18 tháng 12 năm 2023 và được Đức Thánh Cha Phanxicô ký; cùng với Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Hồng Y Víctor Manuel Fernández; và thư ký của bộ phận giáo lý, Cha Armando Matteo.
Nội dung của nó đã thu hút nhiều phản ứng khác nhau từ nhiều giám mục và hội đồng giám mục, đôi khi gây ra sự tiếp nhận thận trọng và đôi khi lại chỉ trích gay gắt, nên Bộ Giáo Lý Đức Tin đã xuất bản một ghi chú vào ngày 4 Tháng Giêng để “giúp làm rõ việc tiếp nhận Fiducia Supplicans”.
Ghi chú nhấn mạnh rằng tuyên bố này không phải là “dị giáo” hay “báng bổ” và các giám mục không thể cấm các phép lành mục vụ. Nó cũng thừa nhận hoàn cảnh cụ thể của một số quốc gia, đặc biệt là ở Phi Châu, và đưa ra những hướng dẫn để phân biệt giữa các phép lành phụng vụ và mục vụ.
Vào ngày 11 Tháng Giêng, Hội nghị chuyên đề của các Hội đồng Giám mục Phi Châu và Madagascar, gọi tắt là SECAM, đã xuất bản một tài liệu, với sự tán thành của Đức Thánh Cha Phanxicô và Fernández, trong đó kết luận rằng sẽ là thiếu thận trọng khi áp dụng Fiducia Supplicans ở các quốc gia này.
Hai ngày sau, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trả lời trong cuộc gặp với các linh mục của Giáo phận Rôma “các câu hỏi về việc chúc phúc cho các cặp đồng tính, ngài nói rằng điều đó không thay đổi giáo lý về bí tích hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Con người được chúc lành chứ không phải tội lỗi.”
Vào ngày 15 Tháng Giêng, trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các nhà phê bình nêu lên những nghi ngờ của họ: “Khi các quyết định không được chấp nhận, đó là vì chúng không được hiểu rõ. Khi bạn không thích, hãy nói chuyện, đặt câu hỏi và thảo luận huynh đệ”, ngài nói.
Source:Catholic News Agency
2. Giáo hội sắp có thêm một hiển thánh và một chân phước
Giáo hội sắp có thêm một vị hiển thánh và một chân phước mới. Đó là mẹ Maria Leonina Paridis, người Canada, sáng lập Dòng các Tiểu Muội Thánh Gia, tiếp đến là cha Michael Rapacz, người Ba Lan, bị sát hại vì sự oán ghét đức tin.
Hôm 24 tháng Giêng vừa qua, với sự chấp thuận của Đức Thánh Cha, Bộ Phong thánh đã công bố sắc lệnh nhìn nhận một phép lạ nhờ lời chuyển cầu chân phước Leonina Paradis. Thánh nữ sinh ngày 12 tháng Năm năm 1840, tại L’Acadie, Canada, và gia nhập Dòng Các Nữ tu Marianite Thánh Giá, chuyên phục vụ tại các nhà của “Các linh mục Thánh Giá” và thi hành các công tác giáo dục giới trẻ. Chị được gửi đến nhiều nhà ở Canada, và năm 1862, khi được 22 tuổi, chị được gửi sang Mỹ. Bảy năm sau, chị Leonida Paradis trở về Canada theo lời mời của cha Camillo Lefebvre để huấn luyện một số thiếu nữ về đời sống tu trì để họ có thể phục vụ tại Trường Thánh Giuse. Sau đó, chị đón nhận đề nghị của Đức Tổng Giám Mục Giáo phận Montréal, thành lập một cộng đoàn mới để đáp ứng các nhu cầu của các trường trong giáo phận của ngài.
Ngày 31 tháng Năm năm 1880, Dòng Tiểu muội Thánh Gia được thành lập với mục đích phục vụ tại các học đường và các chủng viện. Nhiều cộng đoàn mới được thành lập, trong đó Mẹ sáng lập khích lệ giúp đỡ các linh mục về vật chất cũng như tinh thần, để các nhà xứ cũng như tại các chủng viện có bầu khí gia đình của Thánh Gia Nazareth. Mẹ Maria Leonina Paradis qua đời ngày 03 tháng Mười Hai năm 1912, tại thành phố Sherbrooke, hưởng thọ 72 tuổi. Dòng do Mẹ thành lập được phổ biến tại Canada, Honduras, Ý và Hoa Kỳ.
Mẹ Pararis được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phong chân phước ngày 11 tháng Chín năm 1984. Phép lạ của thánh nữ mới được Tòa Thánh nhìn nhận mở đường cho việc phong hiển thánh, là sự khỏi bệnh lạ lùng của một hài nhi mới sinh. Hài nhi bị bệnh “ngạt chu sinh kéo dài với suy đa cơ quan và bị bệnh não”. Hài nhi được khỏi bệnh vào năm 1986 tại Saint-Jean-sur-Richelieu, tỉnh Québec, nhờ lời chuyển cầu của chân phước Paradis.
Sắc lệnh thứ hai của Bộ Phong thánh được công bố hôm thứ Tư vừa qua, ngày 24 tháng Giêng, nhìn nhận cuộc tử đạo của cha Michael Rapacz sinh ngày 14 tháng Chín năm 1904 tại Tenczyn bên Ba Lan, gia nhập chủng viện giáo phận Cracovia năm 1926 và thụ phong linh mục 5 năm sau đó, khi được 27 tuổi.
Sau đó, tân linh mục được cử đi làm cha phó tại giáo xứ Sinh Nhật Đức Mẹ ở Ploki, rồi sau đó tới Rajcza. Nhưng năm 1937, cha trở lại Ploki để coi sóc một xứ đạo. Sau khi quân Đức chiếm Ba Lan, cha phải giảm bớt việc mục vụ vì quân Đức cấm dạy giáo lý Công Giáo, cấm hôn phối giữa người Ba Lan và người Đức, cũng như cấm tất cả các buổi lễ và hoạt động ban chiều trong giáo xứ và các cơ sở Công Giáo. Sau chiến tranh, Ba Lan lại ở dưới sự xâm lược của Hồng quân Liên Xô, thời Stalin, chế độ cộng sản bị áp đặt, công khai tuyên chiến với tôn giáo và Giáo hội.
Đêm ngày 11 tháng Năm năm 1946, một toán võ trang đã đột nhập nhà xứ Ploki, bắt cha Michal và sau đó sát hại cha trong một khu rằng gần đó.
Cha biết rõ những rủi ro nguy hiểm, nhưng cha sẵn sàng đương đầu và hiến mạng để trung thành với Chúa Kitô và Giáo hội. Cha bị giết vì lý do các hoạt động mục vụ mà chế độ không ưa thích, và việc sát hại cha không phải là một sự kiện cá biệt riêng rẽ, nhưng là thành phần của chế độ cộng sản nhắm loại trừ ảnh hưởng của Giáo hội và các đại diện tiêu biểu nhất của Giáo hội.
3. Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Trieste và Verona
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm tại thành phố cảng Trieste ở đông bắc Ý, vào ngày 07 tháng Bảy năm nay.
Hôm 24 tháng Giêng vừa qua, Đức Cha Enrico Trevisi, Giám mục Giáo phận Trieste, thông báo với các tín hữu rằng: “Chúng ta vui mừng đón tiếp Đức Giáo Hoàng Phanxicô, vào Chúa nhật, 07 tháng Bảy tới đây. Ngài sẽ đến Trieste để bế mạc Tuần lễ xã hội Công Giáo lần thứ 50, gặp gỡ các tham dự viên Hội nghị và cử hành thánh lễ tại Quảng trường Thống Nhất nước Ý. Chúng ta hãy chuẩn bị bằng lời cầu nguyện để đón tiếp ngài, để biến cố này là một thời điểm, trong đó chúng ta củng cố sự tham gia vào việc xây dựng cộng đoàn Giáo hội và dân sự của chúng ta. Chúng ta ở ‘ngoại ô’ của Ý, nghĩa là ở biên cương đưa chúng ta gặp gỡ các dân tộc và các nền văn hóa khác. Đây giống như thế một lời mời gọi hãy sẵn sàng thông truyền và làm chứng về sứ điệp hòa bình và công lý của Tin mừng mà Đức Giáo Hoàng phổ biến trong nhiều dịp”.
Trong khóa họp hôm 22 tháng Giêng vừa qua của Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Ý ở Roma, Đức ông Giuseppe Baturi, Tổng thư ký Hội đồng Giám mục cũng đã cho biết Đức Thánh Cha sẽ bế mạc Tuần lễ xã hội lần thứ 50 của Công Giáo Ý.
Đây sẽ là cuộc viếng thăm thứ hai của Đức Thánh Cha trong năm nay tại Ý. Trước đó, ngày 18 tháng Năm, thứ Bảy trước lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, ngài sẽ đến thành phố Verona để viếng thăm. Tại hý trường Arena ở thành phố này, ngài sẽ gặp gỡ các tham dự viên cuộc mít tinh lớn về hòa bình và sau đó cử hành thánh lễ tại sân bóng đá trong thành phố. Đức Cha Domenico Pompili, Giám mục Giáo phận Verona sở tại cho biết như trên.
Về các cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha tại nước ngoài trong năm nay, Phòng Báo chí Tòa Thánh chưa chính thức thông báo, nhưng chính ngài cho biết sẽ viếng thăm Polynesia trong Thái Bình Dương, thăm quê hương Á Căn Đình trước cuối năm, và nước Bỉ, nhân dịp kỷ niệm 600 năm thành lập Đại học Công Giáo Louvain.