Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Khi đã đủ thời gian, đến ngày các ngài phải được thanh tẩy theo luật Mô-sê, bà Ma-ri-a và ông Giu-se đem con lên Giê-ru-sa-lem, để tiến dâng cho Chúa, như đã chép trong Luật Chúa rằng: “Mọi con trai đầu lòng phải được thánh hiến, dành riêng cho Chúa”. Ông bà cũng lên để dâng của lễ theo Luật Chúa truyền, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non. Hồi ấy ở Giê-ru-sa-lem, có một người tên là Si-mê-ôn. Ông là người công chính và sùng đạo, ông những mong chờ niềm an ủi của Ít-ra-en, và Thánh Thần hằng ngự trên ông. Ông đã được Thánh Thần linh báo là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Đấng Ki-tô của Đức Chúa. Được Thần Khí thúc đẩy, ông lên Đền Thờ. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giê-su đem con tới để làm điều người ta quen làm theo luật dạy, thì ông ẵm lấy Hài Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa rằng :
“Muôn lạy Chúa, giờ đây
theo lời Ngài đã hứa,
xin để tôi tớ này được an bình ra đi.
Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ
Chúa đã dành sẵn cho muôn dân :
Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại,
là vinh quang của Ít-ra-en Dân Ngài.”
Cha và mẹ Hài Nhi ngạc nhiên vì những điều người ta nói về Người. Ông Si-mê-ôn chúc phúc cho hai ông bà, và nói với bà Ma-ri-a, mẹ của Hài Nhi: “Cháu bé này được đặt làm duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-en ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu bị người đời chống báng. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà. Như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra.”
Lại cũng có một nữ ngôn sứ là bà An-na, con ông Pơ-nu-ên, thuộc chi tộc A-se. Bà đã nhiều tuổi lắm. Từ khi xuất giá, bà đã sống với chồng được bảy năm, rồi ở goá, đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời bỏ Đền Thờ, những ăn chay cầu nguyện, đêm ngày thờ phượng Thiên Chúa. Cũng vào lúc ấy, bà tiến lại gần, cảm tạ Thiên Chúa, và nói về Hài Nhi cho hết thảy những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giê-ru-sa-lem.
Khi hai ông bà đã hoàn tất mọi việc như Luật Chúa truyền, thì trở về thành của mình là Na-da-rét, miền Ga-li-lê. Còn Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa.
Đó là lời Chúa
Dâng Con Lên Chúa - Luke 2:22-40
Mẹ tôi khi còn sống hay hỏi tôi nhiều lần cùng một câu hỏi, “Vậy, khi nào thì về lại Mỹ?” Thật vậy, bà cụ không bao giờ thích hình ảnh thằng con trai mình rời bỏ sự nghiệp ở một vùng đất hứa, và luôn cả mẹ của hắn, chỉ để đi truyền giáo đó đây ở những vùng đất “khỉ ho cò gáy!”
Để giảm bớt không khí căng thẳng, trong khi đang đối mặt với câu hỏi, “Vậy, khi nào…,” tôi thỉnh thoảng trêu chọc Mẹ tôi bằng một câu tếu táo, “Mẹ, chuyện này Mẹ phải hỏi Chúa. Con đang bận việc của Ngài. Bất cứ khi nào Chúa đuổi con, cho con nghỉ việc, khi đó con sẽ về nhà.”
Ơi, Mẹ tôi! Người phụ nữ đã nghỉ yên ở tuổi 99, người phụ nữ nổi bật với nét khi nào Mẹ cũng là Đại tướng 4 sao, và dù thế nào đi nữa, tôi vẫn là thằng con trai thứ 8 của mẹ, không hơn không kém.
Chuyện của Mẹ tôi nhắc nhở tôi bài Tin Mừng Luke 2. Khi đến ngày phải hoàn thành các yêu cầu của bộ luật Môisen, Mary và Joseph đến Đền thờ để dâng đứa con đầu lòng của mình cho Chúa (Luke 2:22-40). Theo luật Do Thái, con trai đầu lòng của mọi gia đình Do Thái phải được dâng lên cho Thiên Chúa (Levi 12, Exodus 13:12-15). Tuy nhiên, một gia đình vẫn có thể chuộc đứa trẻ bằng cách dâng một chú chiên con cho Thiên Chúa (Levi 12:8). Sau đó, cha mẹ được quyền nhận lại con trai của mình.
Mẹ Mary, giống như bất kỳ người mẹ nào trên trái đất, chắc chắn không thích ý tưởng dâng người con trai duy nhất của mình cho Chúa. Bởi thế độc giả Tin Mừng sẽ không ngạc nhiên khi nhận ra phản ứng quyết liệt của Mẹ trước lời ứng đáp thật bất ngờ của con trai 12 tuổi Giêsu trên sân Đền Thờ (Lk 2:41-52).
Suy Niệm
Tính chiếm hữu là một phần bản chất con người. Vì vậy, thật hợp lý nếu một người mẹ không bao giờ thích con mình thuộc về bất cứ một ai, ngay cả với Chúa. Nhưng, người phụ nữ của thôn Nazareth đã phải đối mặt với cây thánh giá đời được gửi tới qua những biến cố đời thường. Tuy nhiên, bao giờ cũng vậy, Mẹ Maria vẫn chỉ luôn đáp lại một lời kinh ngắn gọn: “Xin vâng,” ngay cả lúc Mẹ đang đứng dưới chân cây thập giá của con trai Mẹ. Giây phút đó, thật là một khoảnh khắc ấn tượng cho một người mẹ!
(Suy Niệm Ta Thương Tổn Ta)
(Mt 5,13 – 16)
Chúa Giêsu nói với các môn đệ : “Các con là muối đất… Các con là sự sáng thế gian” (x. Mt 5, 13-14).
Chúa qua miệng ngôn sứ Isaia nói lên ước muốn của Chúa : “Sự sáng của các ngươi tỏ rạng như hừng đông” (Is 58, ) và đan cử một số việc lành như “chia bánh của ngươi cho kẻ đói, hãy tiếp nhận vào nhà ngươi những kẻ bất hạnh không nhà ở; nếu ngươi gặp một người trần truồng, hãy cho họ mặc đồ vào, và đừng khinh bỉ xác thịt của ngươi. Như thế, sự sáng của ngươi tỏ rạng như hừng đông” (Is 58,10).
Những lời trên chứa đựng căn tính Kitô giáo của chúng ta. Điều đáng nói ở đây là Chúa Giêsu không chỉ nói các môn đệ đơn giản là “ muối”, là “ánh sáng” nhưng là “muối đất” và là “sự sáng thế gian”, qua đó, Chúa mời gọi chúng ta suy nghĩ về vai trò là muối và là ánh sáng của mình.
Các con là sự sáng thế gian
Chúa lại khẳng định chúng ta là muối đất và là ánh sáng của thế gian; Ngài muốn chúng ta phải vươn lên, sáng lên trước mặt mọi người như thành xây trên núi và đèn đặt trên đế. Khi Chúa Giêsu nói: “Các con là sự sáng thế gian” (Mt 5,14). Chúng ta biết rằng ánh sáng là công trình đầu tiên của Thiên Chúa Sáng Tạo và là nguồn mạch sự sống.
Thiên Chúa chẳng những tạo dựng và đưa ta vào Nước sáng láng để ta được sáng, mà còn cho ta tham dự vào bản tính sáng láng của Ngài để chúng ta trở thành ánh sáng. Cây nến sáng được thắp từ ngọn nến Phục sinh trao cho chúng ta ngày chịu phép Rửa tội tượng trưng cho Ðức Kitô sống lại, để chúng ta đi trong ánh sáng và soi sáng mọi người mọi nơi.
Như trên đã nói, bản chất chúng ta không phải là ánh sáng. Các việc chúng ta làm chỉ là tối tăm. Nhưng nhờ ơn phép Rửa, chúng ta đã trở nên ánh sáng. Chính Lời Chúa cũng được tác giả Thánh Vịnh ví: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường cho đi” (Tv 119.105).
Lời Chúa và đức tin đã đưa chúng ta vào Nước sáng láng của Con Chúa. Lời Chúa và đức tin đã soi sáng chúng ta và đang hướng dẫn ta đi trong ánh sáng. Chúng ta là ánh sáng thế gian, khi mang Lời Chúa và đức tin trong mình. Lời Chúa và đức tin càng sáng và càng sống ở nơi ta, ta càng có khả năng soi sáng cho người khác. Do đó khi bảo ánh sáng của ta phải sáng lên trước mắt mọi người và phải đặt lên nơi cao như đèn trên đế, như thành trên núi, Chúa muốn dạy chúng ta phải suy tôn Lời Chúa, phải sống đức tin, phải đem Lời Chúa vào đời sống. Như thế, chúng ta đã biết ý của Chúa khi Người dạy: chúng con là ánh sáng thế gian, và ánh sáng của chúng con phải rực lên trước mắt mọi người. Chúng ta phải làm cho ánh sáng ấy rực lên, vì “Ngài là ánh sáng thật chiếu soi mọi người” (Ga 1,9).
Các con là muối đất
Muối theo nền văn hóa Trung Đông gợi lên nhiều giá trị như giao ước, tình liên đới, sự sống và sự khôn ngoan. Trong Cựu ước, muối tượng trưng cho sự trung thành của Thiên Chúa. Bởi Thiên Chúa đã ký kết với dân người một khế ước bằng muối : “Ðó là giao ước muối muôn đời tồn tại trước nhan Ðức Chúa, cho ngươi và dòng dõi ngươi” (Ds 18,19). Trong Tân ước, Chúa Giêsu nói : “Các con là muối đất ” (Mt 5, 13).
Chữ "muối đất" đã làm tốn mực của nhiều học giả. Muối ướp đồ ăn hay rắc trên các tế vật. Muối ướp mặn thì chắc chẳng bao giờ hóa nhạt được.
Qua các hình ảnh giầu ý nghĩa này, Chúa Giêsu muốn thông truyền cho các môn đệ mình và cả chúng ta ngày hôm nay nữa ý nghĩa sứ mệnh và chứng tá của Tin Mừng. Thêm hương vị là thêm sức sống ơn thánh. Ướp đồ ăn cho khỏi hư, nghĩa là bảo vệ chân lý hằng sống. Chúa bảo: nếu muối nhạt nó sẽ bị ném ra ngoài cho người ta đạp lên. Quả thật, muối hư rồi thì sẽ bị quẳng đi. Chúa cảnh cáo chúng ta nếu không sống đầy đủ ơn gọi của mình sẽ bị gạt ra ngoài Nước Trời.
Là muối đất và là ánh sáng thế gian
“Các con là sự sáng thế gian” (Mt 5,14), lời này chứa đựng sứ mạng được sai đi. Hành động và con người của các kitô hữu liên kết chặt chẽ với nhau, chứng tỏ rằng nhiệm vụ của “muối” và “ánh sáng” cho trần gian là của riêng chúng ta, không ai làm thay chúng ta. Vì thế, chúng ta phải chịu trách nhiệm về những gì chúng ta là Kitô hữu.
Hỏi, có thức ăn nào của con người mà không muối? Hỏi có bí tích nào mà không có sự hiện diện của Chúa Kitô, hay Lời Người và hành động yêu thương nhân hậu của Chúa Thánh Thần? Nên chúng ta phải duy trì nhận thức về sự hiện diện của Chúa Cứu Thế ở giữa loài người, nhất là trong Bí Tích Thánh Thể, tưởng niệm cái chết và sự phục sinh vinh quang, loan báo quyền năng cứu độ tiềm ẩn trong Tin Mừng của Chúa. Hiệp nhất với Người, các kitô hữu có thể chiếu sáng giữa các bóng tối của sự thờ ơ và ích kỷ ánh sáng tình yêu của Thiên Chúa.
Muối là hương vị giữ thức ăn. Người kitô hữu được kêu gọi cải thiện cái “hương vị” lịch sử loài người. Đó là thực hành trong cuộc sống ba nhân đức đối thần đã lãnh nhận ngày chịu phép Rửa tội. Điều đến từ Thiên Chúa luôn làm cho con người trở nên người hơn, hơn bao giờ hết là hình ảnh Chúa và giống Thiên Chúa. Nhờ đức tin, đức cậy và đức mến, chúng ta được mời gọi chiếu sáng và thể hiện lòng nhân giữa một thế giới sống trong đêm đen của thử thách, của tuyệt vọng và thờ ơ. Nhờ thế, mối liên kết giữa “muối” và “ánh sáng” được thể hiện.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin biến chúng con trở muối đất và ánh sáng thế gian.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong đền thờ - 02.02.2023)
- Dẫn nhập đầu lễ: Kính thưa cộng đoàn phụng vụ,
Hôm nay, cộng đoàn chúng ta hiệp cùng toàn thể Hội Thánh cử hành lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong đền thánh. Thánh lễ hôm nay còn còn được gọi là Lễ Nến, vì mở đầu Phụng Vụ Thánh Lễ, có nghi thức thánh hiến các cây nến để cộng đoàn thắp lên trong cuộc kiệu nến hôm nay hay những thời khắc khác trong cuộc sống đức tin. Và Hội Thánh cũng chọn ngày hôm nay để cầu nguyện cho tất cả những ai đã, đang và sẽ chọn sống cuộc đời thánh hiến, tu trì.
Giờ đây xin mời cộng đoàn hãy sốt sắng bắt đầu đi vào nghi thức làm phép và kiệu nến.
- Chia sẻ Lời Chúa: Kính thưa cộng đoàn phụng vụ,
Trước hết, cử hành phụng vụ lễ mẹ Dâng Chúa trong đền thánh nầy đã có lâu đời trong nhịp sống đức tin của dân Chúa mà nguồn gốc xuất phát từ truyền thống luật lệ và phụng vụ Cựu ước của Do Thái giáo như được ghi lại trong sách Lêvi 12,1-8 với nội dung sau: một người phụ nữ khi sinh con trai sẽ ở cử 40 ngày và sinh con gái sẽ ở cử 80 ngày. Sau thời gian đó phải đến đền thờ để thực hành nghi thức thanh tẩy và dâng con cho Chúa. Nếu giàu có mang theo con chiên, nếu nghèo mang theo 1 cặp bồ câu non. Tin mừng Luca hôm nay tường thuật việc Đức Maria và Thánh Giuse, sau 40 ngày sinh hạ hài nhi Giêsu tại Bê-lem, đã tuân thủ giáo luật cựu ước lên đền thờ thanh tẩy và dâng Chúa Giêsu cho Thiên Chúa…
Bài học vâng phục lề luật của Đức Mẹ, thánh Giuse là dấu chỉ đối nghịch với sự kiêu căng, bất tuân lệnh Chúa của Adong-Evà. Chính nhờ sự vâng phục đầy khiêm hạ nầy, ơn cứu độ đã đến cho trần gian.
Tuy nhiên, phụng vụ hôm nay không chỉ đơn thuần là nhắc lại một sự kiện lịch sử hay nhấn mạnh về sự tuân thủ lề luật của gia đình Thánh Gia mà còn công bố mầu nhiệm “Chúa là Ánh Sáng đến chiếu soi trần gian” hay là “Đấng Cứu Độ đích thăm đến gặp gỡ loài người đang mỏi mòn mong đợi”.
Vâng, chính trích đoạn Lời Chúa trong sách Malaki được công bố nơi bài Đọc 1 đã khẳng định: Lập tức Đấng Thống Trị mà các ngươi tìm kiếm, và thiên thần giao ước mà các ngươi mong ước, đến trong đền thánh Người. Chúa các đạo binh phán: “Này đây Người đến”…
Riêng Tin Mừng Luca đã hiện thực hóa sự kiện “vô tiền khoáng hậu” nầy qua cụ già Simeon, hình ảnh của một nhân loại đang mòn mỏi héo hon đợi chờ “Ánh Sáng Cứu Độ”, đã như òa vỡ niềm vui của mãn nguyện hạnh phúc khi khi được bồng “Đấng Cứu Thế” trong đôi tay gia nua của mình: “Lạy Chúa, giờ đây, Chúa để cho tôi tớ Chúa ra đi bình an theo như lời Chúa đã phán: vì chính mắt con đã nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa mà Chúa đã sắm sẵn trước mặt muôn dân, là Ánh sáng chiếu soi các lương dân, và vinh quang của Israel dân Chúa”.
Mừng biến cố Chúa Cứu Thế là Ánh Sáng đến gặp Dân Ngài trong đền thờ hôm nay (như lời tuyên xưng của cụ già Simeon) đã củng cố thêm mầu nhiệm “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người” (Ga 1,9); và phụng vụ hôm nay đã cắt nghĩa cách sống động mầu nhiệm nầy qua nghi thức “Làm phép và kiệu nến”, một hình ảnh nhắc nhớ chúng ta hướng về NGỌN NẾN PHỤC SINH, biểu tượng của Đức Kitô, Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống (Ga 14,6); Đấng là “Ánh Sáng chiếu vào nơi tối tăm” (Ga 1,5), là Mặt trời hy vọng, là Sao mai giữa đêm trường.
Chính trong “ý nghĩa ánh sáng” nầy, mà với quá trình “hội nhập văn hóa đức tin” vào một đế quốc Rôma ngoại giáo, mê tín, ngày lễ “chào mừng ánh sáng cứu độ” hôm nay đã góp phần thanh tẩy và biến đổi những cuộc “Rước đuốc” đầy ma mị và dâm đảng tại Rôma vào thế kỷ thứ 7 trở thành cuộc “kiệu ánh nến chào mừng Đấng là Ánh Sáng chiếu soi niềm hy vọng và sự sống vĩnh cửu cho thế giới”.
Tuy nhiên, “Ánh Sáng Cứu Độ” mà chúng ta chào mừng hôm nay lại mang vóc dáng, hình hài bé bóng khiêm hạ của một “Hài Nhi”; và rồi sau đó, đã lớn lên làm người trong thân phận của một “anh thợ mộc”, đi rao giảng Tin Mừng như một “Rabbi nghèo không viên đá gối đầu”, và kết thúc cuộc đời trần thế với thân phận của một “tội nhân đóng đinh thập giá”. Nhưng đó lại là con đường Thiên Chúa đã chọn để Đức Kitô nên Vị Đại Giáo trưởng đền tội cho dân, như lời khẳng định của Thư gởi tín hữu Do Thái trong bài đọc 2: Người nên giống anh em Mình mọi đàng, ngõ hầu trong khi phụng sự Chúa, Người trở thành đại giáo trưởng nhân lành và trung tín với Chúa, để đền tội cho dân. Quả thật, bởi chính Người đã chịu khổ hình và chịu thử thách, nên Người có thể cứu giúp những ai sống trong thử thách.
Nếu ngay từ đầu, phụng vụ lễ Dâng Chúa vào đền thánh hôm nay đã làm loé sáng lên biểu tượng của “Ánh Sáng” thì phần cuối, như Tin Mừng Luca đã kể, lại cho chúng ta hình ảnh của “Thanh gươm”: “… Về phần bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà để tâm tư nhiều tâm hồn được biểu lộ!”. Khi lựa chọn và công bố sứ điệp nầy trong ngày hôm nay, chắc chắn, phụng vụ muốn nhắc nhở chúng ta rằng: Ánh sáng cứu độ bừng sáng lên trong con tim đợi chờ mòn mỏi của Simêon, Anna và thanh gươm loang máu trong viễn tượng Hy Tế của Chúa Con và trong con tim Xin vâng của Người Mẹ Đồng trinh luôn là “cặp đôi hoàn mỹ” trong chương trình Cứu Độ và trong cuộc hành trình Truyền Giáo: Ánh sáng cứu độ phải chỉ được tỏa sáng qua Thập Giá.
Cũng chính trong ý nghĩa “ánh sáng và thanh gươm” nầy, mà Giáo Hội đã chọn ngày hôm nay làm ngày Hướng về ơn gọi Thánh Hiến để vừa tuyên dương những anh chị em tu sĩ khắp mọi miền thế giới, với biết bao sắc màu cách kiểu dấn thân, đã làm nên những cánh hoa tuyệt mỹ, những ánh sao rạng ngời… trang điểm khu vườn và bầu trời Giáo Hội; vừa cũng là dịp gọi mời nhiều tâm hồn quảng đại dám “đập bể bình dầu thơm quí giá cuộc đời” để xức chân Chúa Kitô đang hiện diện trong những con người khổ đau, tật bệnh, đói nghèo…; hay như những lời trong Thư của Bộ Tu Sĩ gởi các anh chị em dấn thân trong đời thánh hiến năm nay (2023): Trong sứ điệp này, chúng ta tập trung vào sứ mạng: “Nới rộng lều”, một thái độ nằm ở trung tâm của hoạt động truyền giáo, như tiêu đề của Tài liệu Làm việc cho giai đoạn Châu lục của Thượng hội đồng nhắc nhở chúng ta. Truyền giáo dẫn chúng ta đến sự sung mãn của ơn gọi Kitô hữu; nó cho chúng ta cơ hội trở lại với phong cách của Thiên Chúa “gần gũi, trắc ẩn, và dịu dàng” được diễn tả bằng lời nói, bằng sự hiện diện, và bằng những mối dây thân hữu. Chúng ta không thể tách mình ra khỏi cuộc sống; cần có ai đó quan tâm đến “sự mong manh và nghèo khó của thời đại chúng ta, chữa lành những vết thương và những trái tim tan vỡ bằng dầu thơm của Thiên Chúa”.
Quả thật Đức Kitô, Ánh Sáng cứu độ, đã đến và đang đến. Nhưng gặp được Ngài, mọi người phải có một đường riêng. Bởi vì ánh nến hôm nay rồi sẽ vụt tắt, cửa đền thờ chút nữa đây sẽ đóng lại. Ngoài kia muôn con đường cuộc sống lại mở ra. Nếu chúng ta bước đi mà trong tim không còn chút lửa nào của tình yêu Kitô đọng lại, thì cây nến được làm phép hôm nay chỉ là một trang sức vô duyên kệch cỡm, đức tin chỉ là một thứ thuốc lú bùa mê rẽ tiền. Nếu chúng ta đối diện với anh chị em đồng loại, với trách nhiệm và bổn phận đã được giao phó bằng một cõi lòng đóng kín, ích kỷ, nhỏ nhen, ghen ghét…thì quả thật đền thờ không còn phải nơi để gặp gỡ tin yêu, để đón nhận ân sủng…mà sẽ chỉ là một sân khấu để đến đó mà trình diễn thời trang hay là một câu lạc bộ giải trí để đến tìm một chút thư giản tinh thần.
Vì thế, chúng ta cùng cầu nguyện cho nhau, đặc biệt cho các tu sĩ nam nữ, trong cuộc gặp gỡ với Đức Kitô Thánh Thể hôm nay, trong Bàn Tiệc thánh đặc biệt nầy, không phải chỉ là cuộc “bồng ẳm Chúa Giêsu bằng đôi tay xa lạ”, mà là một cuộc hội ngộ của tình yêu, của dấn thân hành động, của “đi ra” và truyền giáo…; hay như lời mời gọi của “Chương trình Hiệp Hành cấp Châu lục” “HÃY NỚI RỘNG LỀU NGƯƠI ĐANG Ở” và làm cho chiếc “lều” đó tỏa rạng ánh sáng giữa sa mạc cuộc đời. Amen.
Trương Đình Hiền
TỰ HIẾN LIÊN LỈ
“Cha mẹ Chúa Giêsu đem Ngài lên Giêrusalem để hiến dâng cho Chúa”.
Lễ Dâng Chúa Giêsu Vào Đền Thờ hôm nay được ví như một chiếc kính vạn hoa! Những tên gọi, ý nghĩa và truyền thống khác biệt chồng ghép lên nhau tựa hồ những mảnh thuỷ tinh nhảy múa trong một chiếc kính muôn màu. Thật thú vị! Với vòng xoay đầu tiên, kính vạn hoa hé lộ lễ Thanh Tẩy Của Đức Mẹ; vòng xoay thứ hai, lễ Tỏ Mình Của Chúa, một lễ Hiển Linh của anh em Đông Phương; và xoay nữa, đó là lễ Nến, Con Thiên Chúa, ánh sáng xua tan bóng tối.
Kính thưa Anh Chị em,
Chúa Con, giờ đây, trong lịch sử nhân loại, lần đầu tiên vào đền thờ. Sách Malakia hôm nay viết, “Đấng Thống Trị các ngươi tìm kiếm, đến trong đền thánh Người”; thư Do Thái thì nói, “Người phải nên giống anh em mình mọi đàng”. Như vậy, Con vào nhà Cha, Chúa vào đền thờ! Chiên Con vẹn toàn mà không cung thánh nào đủ thánh cho Ngài, lại chấp nhận được thánh hiến tại một nơi do tay người phàm làm ra, nơi được dành để tưởng nhớ các dấu chỉ vốn được mong đợi từ Ngài. Chiên Con đích thực cuối cùng cũng đến nơi hiến tế. Ở đây, trong vòng tay Mẹ Maria, lễ hy tế vĩnh cửu duy nhất “Giêsu” đã đến! Không có Ngài, chẳng một hy lễ nào có ý nghĩa, dù là nghi lễ thánh hay những hy sinh trong cuộc sống cá nhân của mỗi người. Và cuộc ‘tự hiến liên lỉ’ của Chúa Giêsu sẽ đạt tới chóp đỉnh khi Ngài phó dâng toàn thân trên thập giá cho Thiên Chúa Cha và các linh hồn, cũng trong tay Mẹ Maria, chiều thứ Sáu thánh.
Hãy chiêm ngưỡng cảnh tượng này qua trái tim Mẹ Maria! Trong nghi thức thánh hiến đơn sơ này, Chúa Con nhận ra mình thuộc về Chúa Cha, nhưng Ngài chỉ làm được điều này nhờ sự trung thành với lề luật của Đức Mẹ. Tuy nhiên, ai có thể nói thay cho đứa trẻ này? Ai có thể nói thay cho lửa sốt mến của Ngài, ai sẽ nói thay cho cơn đói các linh hồn mà trái tim Ngài đang chịu đựng? Trái tim vẹn sạch và khiêm hạ của Mẹ Maria nổi bật như một phát ngôn viên của Ngài, nó nói lên ngôn ngữ của sự ‘tự hiến liên lỉ’ và trao ban, dẫu theo các nghi thức của lề luật, “Vì họ, Con xin thánh hiến mình Con!”. Mẹ Maria phản ánh cho thế giới những gì Con của Mẹ, Đấng bằng xương bằng thịt, đang thổn thức, cũng là những gì Ngài đã chuyển trao cho Mẹ.
Anh Chị em,
Mỗi ngày, Chúa Giêsu đang tự hiến trên các bàn thờ, trong các nhà chầu. Chúng ta đến với Ngài trong phép Thánh Thể, vốn thường được cử hành trong các nhà thờ. Chúa sẽ là ‘Chúa hơn’ trong không gian linh thánh của Ngài! Ở đó, chúng ta trải nghiệm một Thiên Chúa đích thực, cùng lúc trải nghiệm con người thực của mình; nghĩa là, bạn và tôi sẽ là ‘mình hơn’ khi Chúa là ‘Thiên Chúa hơn’. Trong nhà thờ, Chúa Giêsu được bảo vệ khỏi sự hiểu sai; Ngài được bao quanh và bảo vệ bởi các thánh, các linh mục, các Bí Tích, thánh nhạc, nghệ thuật và sự thờ phượng. Trong nhà thờ, Chúa mặc cẩm bào, trang thiết bị và mão giáp; Ngài không thể bị hiểu lầm. Vì vậy, lễ Dâng Chúa Giêsu Vào Đền Thờ nhắc chúng ta hãy đi tìm Ngài ở đó, để hiến thân cho Ngài, Đấng ‘tự hiến liên lỉ’; và cũng ở đó, chúng ta nhận lãnh ân sủng từ Thánh Thể và các Bí Tích để cũng có thể ‘liên lỉ tự hiến’ như Ngài!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa vào đền thờ ngày còn đỏ ỏng, con được vào đó từ thuở mới sinh. Giúp con ‘liên lỉ tận hiến’ cho Chúa hầu có thể ‘tự hiến liên lỉ’ cho Ngài và các linh hồn!”, Amen.
(Tgp. Huế)
18. Mặc dù hướng dẫn chúng ta đến hạnh phúc vĩnh viễn là đức ái, nhưng chúng ta tuyệt đối khẳng định, ngoài tình yêu của Thiên Chúa ra thì các việc khác đều không phải là nhân đức đẹp.
(Thánh Augustinus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Truyền thuyết của nước Yên như sau:
Bộ não của con người sở dĩ sáng suốt, lý do là vì dùng phân và nước tiểu của chó để tắm.
Một hôm, có một người đàn bà thông dâm với một thư sinh nọ, khi ông chồng về nhà thì đúng lúc gặp thư sinh từ trong phòng bước ra, người chồng hỏi:
- “Người khách này là ai?”
Vợ nói:
- “Khách gì mà khách.”
Lại hỏi người đầy tớ, người đầy tớ trả lời:
- “Không khách khứa gì cả.”
Vợ cười, nói:
- “Ông đầu choáng, mắt hoa, tay run rồi à!”
Bèn lấy phân và nước tiểu của chó kêu chồng đi tắm rửa.
Lại có một lần, có một người tên là Lý Quý phải đi xa, bà vợ liền thông dâm với một thư sinh nọ, ông chồng đột nhiên trở về nhà mà thư sinh nọ vẫn còn ở trong buồng, bà vợ rất lo lắng sợ bị chồng bắt gặp.
Đứa hầu gái thân tín của bà hiến kế:
- “Để cho thân công tử được danh giá, thì nên để tóc tai rũ rượu mà đi ra khỏi cổng, tôi sẽ hoá trang cho công tử, để ông chủ không thấy.”
Thư sinh nghe theo kế sách của nó, bước nhanh ra khỏi phòng. Lý Quý hỏi:
- “Nó là ai?”
Các đầy tớ trong nhà đều nói:
- “Không thấy người nào cả.”
Lý Qúy kinh ngạc nói:
- “Lẽ nào ta nhìn thấy quỷ?”
Bà vợ nói:
- ”Ừm”
Ông chồng nói:
- “Như vậy là thế nào?”
Bà vợ trả lời:
- “Rất đơn giản, chỉ cần lấy phân và nước tiểu của năm loài động vật mà tắm, đầu óc có thể linh hoạt sáng sủa trở lại”.
Lý Quý đồng ý, bà vợ bèn thấy phân và nước đái của gia súc cho ông ta tắm. Nhưng có người nói: “Đó chính là dùng nước hoa lan (tinh dầu thơm) để tắm”.
(Hàn Phi Tử)
Suy tư 51:
Truyền thuyết thì có khi có và có khi không, nếu có thì cũng được thêu dệt rất nhiều cho phù hợp với hoàn cảnh của nó.
Truyền thuyết kể rằng, có người tận mắt thấy các vị đạo sĩ trên núi cao, buổi sáng há miệng thật lớn để ăn sương mà sống lâu khoẻ mạnh. Nhưng thật ra không phải vậy, các đạo sĩ đang tập hít thở, há miệng thật lớn để tống khứ các chất dơ trong bộ tiêu hoá, để thanh lọc hơi thở và nước miếng cho tinh sạch, rồi lại nuốt xuống, nước miếng bây giờ trở thành tinh sạch và nuôi dưỡng cơ thể, đó là phương pháp của người học nội công trong võ thuật.
Để cho đầu óc minh mẫn, thì cần phải có sức khoẻ, muốn có sức khoẻ thì cần phải tập luyện thân thể, muốn luyện tập thân thể thì cần phải có một ý chí cương quyết, bằng không thì sẽ thất bại và bỏ cụộc nửa chừng.
Linh hồn của chúng ta cần phải khoẻ mạnh, nên cũng phải thường xuyên “tập thể dục”, tập thể dục cho linh hồn chính là luôn luôn xét mình, kiểm thảo lại đời sống mỗi ngày của mình dưới sự soi sáng của Thánh Thần, như thế chúng ta mới thực có một linh hồn khoẻ mạnh và hăng say phục vụ Chúa trong mọi người.
Cha Vincent Lebbe (1) đã dạy các con cái của mình: “Ba mươi phút thinh lặng cầu nguyện suy tư buổi sáng sớm, chính là thể dục cho linh hồn.”
Thật là chí lý vậy.
(1) Đấng sáng lập 2 hội dòng hội dòng Tiểu Đệ Thánh Gioan Tẩy Giả và hội dòng Tiểu Muội Thánh Tê-rê-xa. Cả 2 hội dòng này đều có các phận viện ở Saigon-Vietnam.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Sáng ngày 01 tháng Hai, tức là ngày thứ hai trong chuyến tông du tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ trước sự tham dự của hơn một triệu tín hữu, tại phi trường Ndolo, của thủ đô Kinshasa. Thánh lễ này là thánh lễ cầu cho công lý và hòa bình, được cử hành bằng tiếng Pháp và tiếng Lingala thông dụng ở địa phương.
Đây là thánh lễ công cộng duy nhất Đức Thánh Cha cử hành trong ba ngày viếng thăm tại Cộng hòa Dân chủ Congo và là hoạt động đầu tiên trong ngày thứ hai trong chuyến viếng thăm tại nước này.
Lúc 8 giờ 40 sáng, Đức Thánh Cha từ Tòa Sứ thần đến phi trường Ndolo, cách đó tám cây số rưỡi, và dành hơn nửa giờ đồng hồ tiến qua các lối đi ở sân bay để chào thăm các tín hữu, được phân phối trong 34 khu vực. Họ đến từ các nơi ở Congo và cả các nước láng giềng để tham dự thánh lễ duy nhất của Đức Thánh Cha, 34 năm sau cuộc viếng thăm của một vị Giáo hoàng. Nhiều tín hữu đến đây hàng giờ trước thánh lễ. Họ ca hát tưng bừng, với những cử điệu theo tiếng hát và tiếng trống. Có cả những người ngủ hai đêm trước đó tại sân cỏ của phi trường để được chỗ tốt. Để dân chúng có thể đến dự lễ, chính quyền Congo đã tuyên bố ngày 01 tháng Hai là lễ nghỉ toàn quốc. Các trường học và công xưởng, văn phòng đóng cửa.
Trong số những người hiện diện, có ông bà Tổng thống và nhiều giới chức trong chính quyền Congo. Phần thánh ca trong buổi lễ do một ca đoàn tổng hợp, gồm 700 ca viên đảm trách.
Đồng tế với Đức Thánh Cha, có hàng trăm Hồng Y và giám mục thuộc đoàn tùy tùng của Đức Thánh Cha, từ 48 giáo phận Congo và các nước láng giềng, cùng với hàng ngàn linh mục.
Đức Hồng Y Ambongo Besungu, Tổng giám mục Kinshasa đã đọc và cử hành các nghi lễ tại bàn thờ thay Đức Thánh Cha, khi ngài ngồi tại chỗ.
Esengo, niềm vui: được nhìn thấy và gặp gỡ anh chị em là một niềm vui lớn. Tôi đã rất mong chờ thời điểm này; chúng ta đã phải đợi sang một năm mới để gặp nhau! Cảm ơn anh chị em đã ở đây!
Tin Mừng vừa kể cho chúng ta rằng niềm vui của các môn đệ vào chiều Phục Sinh cũng rất lớn, và niềm vui này bùng nổ “khi họ thấy Chúa” (Ga 20:20). Trong bầu không khí hân hoan và kinh ngạc này, Chúa Giêsu Phục Sinh nói với họ. Ngài nói gì với họ? Thưa: Trên hết, bốn từ đơn giản: “Bình an cho anh em!” (câu 19). Một lời chào, nhưng hơn cả một lời chào: đó là một món quà. Bởi vì bình an, bình an đã được các thiên thần loan báo trong đêm Người Giáng Sinh tại Bêlem (x. Lc 2,14), bình an mà Chúa Giêsu đã hứa để lại cho các môn đệ (x. Ga 14,27), nay là bình an đầu tiên được trang trọng trao cho họ. Bình an của Chúa Giêsu, cũng được ban cho chúng ta trong mỗi Thánh Lễ, là bình an Phục Sinh: bình an đến từ sự phục sinh, vì trước tiên Chúa phải đánh bại kẻ thù của chúng ta là tội lỗi và sự chết, và hòa giải thế gian với Chúa Cha. Ngài đã phải cảm nghiệm sự cô đơn và bị bỏ rơi của chúng ta, địa ngục của chúng ta, đón nhận và xóa bỏ khoảng cách ngăn cách chúng ta với cuộc sống và hy vọng. Giờ đây, sau khi xóa bỏ khoảng cách giữa trời và đất, giữa Thiên Chúa và con người, Chúa Giêsu ban bình an cho các môn đệ.
Chúng ta hãy đặt mình vào vị trí của các môn đệ. Ngày hôm đó, họ hoàn toàn chết điếng trong lòng bởi tai tiếng thập giá, bị tổn thương nội tâm vì đã trốn chạy và bỏ rơi Chúa Giêsu, thất vọng trước cách cuộc đời của Người kết thúc và sợ rằng cuộc đời của họ cũng sẽ kết thúc một cách tương tự. Họ cảm thấy tội lỗi, thất vọng, buồn phiền và sợ hãi… Tuy nhiên, Chúa Giêsu đến và công bố bình an, ngay cả khi lòng các môn đệ của Ngài đang chán nản. Ngài công bố sự sống, ngay cả khi họ cảm thấy bị bao vây bởi cái chết. Nói cách khác, bình an của Chúa Giêsu đến vào chính thời điểm mà họ, một cách đột ngột và ngạc nhiên, cảm thấy dường như mọi sự đã trôi qua đối với họ, thậm chí không có lấy một tia bình an. Đó là điều Chúa làm: Ngài làm chúng ta ngạc nhiên; Ngài nắm lấy tay chúng ta khi chúng ta sa ngã; Ngài nâng chúng ta lên khi chúng ta đang chạm đáy. Anh chị em thân mến, với Chúa Giêsu, sự dữ không bao giờ chiến thắng, sự dữ không bao giờ có tiếng nói chung cuộc. “Vì Người là bình an của chúng ta” (Eph 2:14), và bình an của Người luôn chiến thắng. Do đó, chúng ta, những người thuộc về Chúa Giêsu, không bao giờ được khuất phục trước nỗi buồn; chúng ta không được cho phép thái độ cam chịu và chủ nghĩa định mệnh nắm giữ chúng ta. Mặc dù bầu không khí đó ngự trị xung quanh chúng ta, nhưng chúng ta không thể như thế. Trong một thế giới chán nản vì bạo lực và chiến tranh, tín hữu của Chúa Kitô phải giống như Chúa Giêsu. Như để nhấn mạnh điểm này, Chúa Giêsu nói với các môn đệ một lần nữa: Bình an cho anh em! (x. Ga 20:19, 21). Chúng ta được mời gọi để biến sứ điệp hòa bình bất ngờ và mang tính tiên tri của Chúa thành của chúng ta và công bố nó trước thế giới.
Đồng thời, chúng ta có thể tự hỏi: làm thế nào chúng ta có thể gìn giữ và vun trồng bình an của Chúa Giêsu? Chính ngài chỉ ra ba nguồn bình an, ba nguồn mà chúng ta có thể rút ra khi tiếp tục nuôi dưỡng hòa bình. Đó là sự tha thứ, cộng đồng và sứ mệnh.
Chúng ta hãy nhìn vào nguồn đầu tiên: sự tha thứ. Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha” (c. 23). Tuy nhiên, trước khi trao quyền tha thứ cho các tông đồ, Người đã tha thứ cho họ, không phải bằng lời nói mà bằng một hành động, hành động đầu tiên của Chúa Phục Sinh. Tin Mừng cho chúng ta biết rằng, “Người cho họ xem tay và cạnh sườn Người” (c. 20). Chúa Giêsu cho họ thấy những vết thương của Người. Ngài cho họ thấy vết thương của mình, bởi vì sự tha thứ được sinh ra từ những vết thương. Nó được sinh ra khi vết thương của chúng ta không để lại vết sẹo hận thù, nhưng trở thành phương tiện để chúng ta nhường chỗ cho người khác và chấp nhận những điểm yếu của họ. Điểm yếu của chúng ta trở thành cơ hội, và sự tha thứ trở thành con đường dẫn đến hòa bình. Điều này không có nghĩa là chúng ta quay đi và hành động như thể không có gì thay đổi; thay vào đó, chúng ta mở lòng yêu thương người khác. Đó là những gì Chúa Giêsu làm: đối mặt với nỗi buồn và sự xấu hổ của những người đã chối bỏ Người và chạy trốn, Người cho thấy những vết thương của mình và mở ra nguồn mạch của lòng thương xót. Ngài không nói nhiều, nhưng mở rộng trái tim bị tổn thương của Ngài, để nói với chúng ta rằng Ngài luôn luôn bị tổn thương vì tình yêu dành cho chúng ta.
Anh chị em thân mến, khi cảm giác tội lỗi và nỗi buồn xâm chiếm chúng ta, khi mọi việc không suôn sẻ, chúng ta biết tìm kiếm ở đâu? Thưa: từ những vết thương của Chúa Giêsu, Đấng luôn sẵn sàng tha thứ cho chúng ta bằng tình yêu thương vô biên của Người. Ngài biết vết thương của anh chị em; Ngài biết những vết thương của đất nước anh chị em, con người anh chị em, vùng đất của anh chị em! Chúng là những vết thương nhức nhối, liên tục bị nhiễm độc bởi hận thù và bạo lực, trong khi liều thuốc công lý và liều thuốc hy vọng dường như không bao giờ đến. Anh chị em ơi, Chúa Giêsu đau khổ với anh chị em. Ngài nhìn thấy những vết thương mà anh chị em mang trong mình, và Ngài mong muốn được an ủi và chữa lành cho anh chị em; Ngài trao cho anh chị em trái tim bị tổn thương của Ngài. Trong tâm hồn anh chị em, Thiên Chúa lặp lại những lời Người đã nói hôm nay qua ngôn sứ Isaia: “Ta sẽ chữa nó cho lành, sẽ dẫn nó đi và cho nó đầy tràn an ủi” (Is 57:18).
Cùng nhau, chúng ta tin rằng Chúa Giêsu luôn ban cho chúng ta khả năng được tha thứ và bắt đầu lại, cũng như sức mạnh để tha thứ cho chính mình, tha nhân và lịch sử! Đó là điều Chúa Kitô muốn. Người muốn xức dầu cho chúng ta bằng sự tha thứ của Người, ban cho chúng ta bình an và can đảm để đến lượt mình tha thứ cho người khác, can đảm ban cho người khác một đại xá trong lòng. Thật tốt biết bao khi chúng ta gột rửa tâm hồn mình khỏi sự tức giận và lòng oán ghét, khỏi mọi dấu vết của oán giận và thù địch! Anh chị em thân mến, xin cho hôm nay là thời gian ân sủng để anh chị em đón nhận và cảm nghiệm sự tha thứ của Chúa Giêsu! Cầu mong đây là thời điểm thích hợp cho những ai đang mang những gánh nặng trong lòng và mong mỏi chúng được trút bỏ để một lần nữa được thở phào nhẹ nhõm. Và ước gì đây là thời điểm tốt cho tất cả các anh chị em ở đất nước này, những người tự gọi mình là Kitô hữu nhưng lại tham gia vào bạo lực. Chúa đang nói với anh chị em: “Hãy hạ cánh tay xuống, ôm lấy lòng thương xót”. Đối với tất cả những người bị thương và bị áp bức của dân tộc này, Ngài đang nói: “Đừng ngại chôn vùi vết thương của anh em trong vết thương của Thầy”. Anh chị em, chúng ta hãy làm điều này. Đừng sợ lấy cây thánh giá khỏi cổ và trong túi ra, cầm lấy nó giữa hai tay và ôm nó vào lòng, để chia sẻ những vết thương của anh chị em với những vết thương của Chúa Giêsu. Sau đó, khi anh chị em trở về nhà, hãy lấy cây thánh giá trên tường và ôm lấy nó. Hãy cho Chúa Kitô cơ hội để chữa lành trái tim anh chị em, hãy trao quá khứ của anh chị em cho Ngài, cùng với tất cả những nỗi sợ hãi và vấn nạn của anh chị em. Thật là một điều đẹp đẽ biết bao khi mở cửa lòng anh chị em và ngôi nhà của anh chị em cho sự bình an của Ngài! Và tại sao không viết những lời đó của Ngài lên tường của anh chị em, viết những lời ấy trên quần áo của anh chị em, và đặt những lời ấy như một dấu hiệu trên các ngôi nhà của anh chị em: Bình an cho anh chị em! Hiển thị những từ này sẽ là một tuyên bố tiên tri cho đất nước của anh chị em, và một phước lành của Chúa cho tất cả những người anh chị em gặp. Bình an cho anh chị em: chúng ta hãy lãnh nhận sự tha thứ từ Thiên Chúa và đến lượt chúng ta cũng tha thứ cho nhau!
Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào nguồn hòa bình thứ hai: cộng đồng. Chúa Giêsu Phục Sinh không chỉ nói với một trong các môn đệ của Người; Ngài xuất hiện với họ trong một nhóm. Về điều này, cộng đồng Kitô giáo đầu tiên, Ngài ban bình an của mình. Không có Kitô giáo nếu không có cộng đồng, cũng như không có hòa bình nếu không có tình huynh đệ. Nhưng với tư cách là một cộng đồng, chúng ta đang hướng về đâu, chúng ta sẽ tìm thấy bình yên ở đâu? Chúng ta hãy nhìn lại các môn đệ. Trước lễ Phục sinh, họ đi sau Chúa Giêsu, nhưng vẫn tiếp tục suy nghĩ theo cách của con người: họ hy vọng vào một Đấng cứu thế chiến thắng, người sẽ đánh bại kẻ thù của mình, làm nên những điều kỳ diệu và phép lạ, đồng thời làm cho họ trở nên giàu có và nổi tiếng. Thế nhưng những ước muốn trần tục đó đã khiến họ trắng tay và cướp đi sự bình an của cộng đoàn, làm nảy sinh những tranh cãi và chống đối (x. Lc 9:46; 22:24). Chúng ta đối mặt với cùng một mối nguy hiểm: ở với người khác, nhưng lại đi con đường của riêng mình; trong xã hội, và ngay cả trong Giáo hội, chúng ta tìm kiếm quyền lực, sự nghiệp, tham vọng của riêng mình… Chúng ta đi theo con đường của riêng mình thay vì con đường của Chúa, và chúng ta kết thúc giống như các môn đệ: đằng sau những cánh cửa đóng kín, không có hy vọng, và đầy sợ hãi và thất vọng.. Tuy nhiên, vào Lễ Phục Sinh, một lần nữa họ tìm thấy con đường dẫn đến hòa bình, nhờ Chúa Giêsu, Đấng thổi hơi vào họ và nói: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” (Ga 20:22). Nhờ Chúa Thánh Thần, họ sẽ không còn nhìn vào những gì chia rẽ họ, nhưng nhìn vào những gì liên kết họ. Họ sẽ đi ra thế giới không còn cho bản thân họ, mà cho những người khác; không phải để thu hút sự chú ý, mà để mang lại hy vọng; không phải để được chấp thuận, nhưng để sống cuộc đời của họ một cách vui vẻ cho Chúa và cho những người khác.
Thưa anh chị em, luôn luôn có mối nguy hiểm là chúng ta có thể đi theo tinh thần của thế gian thay vì Thánh Linh của Đấng Kitô. Làm thế nào chúng ta có thể cưỡng lại sự cám dỗ của quyền lực và tiền bạc và không đầu hàng trước sự chia rẽ, trước những cám dỗ của sự nghiệp làm xói mòn cộng đồng, và trước những ảo tưởng sai lầm về lạc thú và những trò phù thủy khiến chúng ta trở nên ích kỷ và tự cho mình là trung tâm? Một lần nữa, qua ngôn sứ Isaia, Chúa chỉ đường cho chúng ta. Ngài nói với chúng ta: “Ta ngự chốn cao vời và thánh thiện, nhưng vẫn ở với tâm hồn khiêm cung tan nát,để ban sức sống cho tâm hồn những kẻ khiêm cung, và ban sinh lực cho những cõi lòng tan nát” (Is 57:15). Cách thức của Ngài là chia sẻ với người nghèo: đó là liều thuốc giải độc tốt nhất chống lại những cám dỗ của sự chia rẽ và tính thế tục. Có can đảm để nhìn đến người nghèo và lắng nghe họ, bởi vì họ là thành viên của cộng đồng chúng ta và không phải là những người xa lạ bị giữ xa tầm mắt và lương tâm của chúng ta. Chúng ta hãy mở lòng với người khác, thay vì đóng kín trong những vấn đề của riêng mình hoặc những mối quan tâm hời hợt. Chúng ta hãy bắt đầu từ những người nghèo và chúng ta sẽ khám phá ra rằng tất cả chúng ta đều chia sẻ sự nghèo khó nội tâm, rằng tất cả chúng ta đều cần Thần Khí của Thiên Chúa để giải thoát chúng ta khỏi tinh thần thế tục, và rằng sự khiêm nhường là sự cao cả và tình huynh đệ là của cải đích thực của mọi Kitô hữu. Chúng ta hãy tin tưởng vào cộng đồng và, với sự giúp đỡ của Chúa, xây dựng một Giáo hội thoát khỏi tinh thần thế tục và tràn đầy Chúa Thánh Thần, không quan tâm đến việc tích trữ của cải và tràn đầy tình yêu anh em!
Cuối cùng, chúng ta đến với nguồn bình an thứ ba: truyền giáo. Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con” (Ga 20:21). Người sai chúng ta như Chúa Cha đã sai Người. Thế nhưng Chúa Cha đã sai Người đến thế gian như thế nào? Thưa: Chúa Cha đã sai Người đi phục vụ và hiến mạng sống vì nhân loại (x. Mc 10:45), để tỏ lòng thương xót với từng người (x. Lc 15) và tìm kiếm những người ở xa (x. Mt 9:13). ). Tóm lại, Chúa Cha đã sai Người đến với mọi người: không chỉ cho người công chính, mà còn cho tất cả mọi người. Về phương diện này, những lời của ngôn sứ Isaia một lần nữa vang vọng: “Bình an, bình an cho khắp xa gần, Chúa phán như thế,” (Is 57:19). Đầu tiên là những người ở xa, rồi đến những người ở gần: chứ không chỉ cho “riêng chúng ta”, mà là cho tất cả mọi người.
Thưa anh chị em, chúng ta được kêu gọi trở thành những nhà truyền giáo của hòa bình, và điều này sẽ mang lại hòa bình cho chúng ta. Đó là một quyết định mà chúng ta phải đưa ra. Chúng ta cần tìm chỗ trong trái tim mình cho mọi người; tin rằng sự khác biệt về sắc tộc, khu vực, xã hội, tôn giáo và văn hóa chỉ là thứ yếu và không phải là trở ngại; rằng những người khác là anh chị em của chúng ta, là thành viên của cùng một cộng đồng nhân loại; và hòa bình do Chúa Giêsu mang đến cho thế giới là dành cho tất cả mọi người. Chúng ta cần tin rằng Kitô hữu chúng ta được kêu gọi hợp tác với mọi người, để phá vỡ chu kỳ bạo lực, để phá bỏ những âm mưu thù hận. Vâng, các Kitô hữu, được Chúa Kitô sai đến, được gọi theo định nghĩa là lương tâm của hòa bình trong thế giới của chúng ta. Không chỉ đơn thuần là những lương tâm phê phán, mà chủ yếu là những chứng nhân của tình yêu. Không quan tâm đến quyền lợi riêng của họ, nhưng đến những quyền lợi của Tin Mừng, đó là tình huynh đệ, tình yêu và sự tha thứ. Không quan tâm đến công việc của mình, mà là những người truyền giáo về “tình yêu điên cuồng” của Thiên Chúa dành cho mỗi con người.
Bình an cho anh chị em, hôm nay Chúa Giêsu nói với mọi gia đình, cộng đồng, nhóm sắc tộc, khu phố và thành phố trên đất nước vĩ đại này. Bình an cho anh chị em! Xin cho những lời này của Chúa chúng ta vang vọng trong sự thinh lặng của trái tim chúng ta. Chúng ta hãy nghe những lời ấy nói với chúng ta và chúng ta hãy chọn trở thành chứng nhân của sự tha thứ, những người xây dựng cộng đồng, những người mang sứ mệnh hòa bình trong thế giới của chúng ta.
Moto azalí na matóyi ma koyóka Xin cho những ai có tai được nghe
Moto azalí na motéma mwa kondima Xin cho những tâm hồn được đồng thuận với nhau
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
Tại Cộng hòa Dân chủ Congo, “Người giáo dân luôn hiểu rằng Giáo hội và quốc gia là công việc của mọi người.”
(Tin Vatican - Stanislas Kambashi SJ)
Trong cuộc phỏng vấn với Vatican Radio, Giáo sư Justin Okana tin rằng vai trò của giáo dân Công Giáo Congo đang đánh thức lương tâm của cả quốc gia và nhắc nhở chính quyền về những giới hạn quyền lực của họ khi đối diện với hiến pháp của đất nước.
Theo Justin Okana, vị Giáo sư của Đại học Công Giáo Congo và là giáo tại Đại học Kinshasa thuộc phân khoa Khoa học Quản trị Kinh tế, đã giải thích những gì ông coi là vai trò chính yếu của giáo dân Công Giáo Congo.
Theo giáo sư thì người Giáo dân Công Giáo Congo đã đi đầu trong các cuộc tuần hành và biểu tình ôn tại các thành phố, khu vực và quốc gia diễn ra vào năm 2015 và 2016 khiến chính phủ của Tổng thống Joseph Kabila đã hoãn việc bầu cử nhiều lần. Cuối cùng, vào tháng 12 năm 2018, chính phủ đã phải nhượng bộ để các cuộc bầu cử đã diễn ra. Tổng thống mới, Felix Tshisekedi, đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống vào tháng 1 năm 2019.
Thông điệp hòa bình
Đức Thánh Cha Phanxicô là người kế vị thánh Phêrô, mà Chúa đã xây dựng Giáo hội của Người. Và như người ta thường nói vào thời Chúa Giê-su, “phước cho Đấng nhân danh Chúa mà đến.” Đức Thánh Cha mang đến cho người Congo một sứ điệp hòa bình để đất nước Congo có thể tránh khỏi thảm cảnh địa ngục của chiến tranh và bạo lực mà dân chúng đã trải nghiệm trong suốt ba mươi năm qua. Đây là thông điệp của Chúa qua sứ giả của Ngài là Đức Thánh Cha Phanxicô. Đó cũng là sứ điệp hy vọng mà Đức Thánh Cha mang đến cho Congo.
Tại Cộng hòa Dân chủ Congo, người giáo dân thực sự ý thức rằng Giáo hội là công việc của mọi người. Mỗi người phải đóng góp vào việc xây dựng Giáo Hội. Nghĩa là mỗi người phải góp phần vào việc loan báo Lời Chúa. Đó là gia đình của Thiên Chúa, và mọi người phải dấn thân quan tâm đến nhau, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương trong xã hội.
Một số sự kiện minh chứng điều ấy. Ví dụ, khi các nhà chức trách chính trị muốn vượt ra ngoài hiến pháp, người giáo dân nhắc nhở họ về những giới hạn quyền lực của họ.
Giáo hội không phải là một đảng đối lập
Trước năm 2018, các phong trào giáo dân Công Giáo ở Congo đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới chính trị của đất nước. Người Giáo dân tiếp tục hoạt động tích cực và cảnh giác đất nước!
Những người giáo dân, tiếp tục quan sát và giám sát đất nước. Chúng tôi không thành lập một đảng chính trị đối lập. Chúng tôi không phải là xã hội dân sự độc lập, mà chúng tôi đề ra những ý kiến và hướng đi cho đất nước. Chẳng hạn, chúng tôi không thể dung thứ việc chính quyền tùy ý coi thường hiến pháp. Chúng tôi hành động vì lợi ích của người dân và những can thiệp của chúng tôi là nhằm bảo vệ hiến pháp. Chúng tôi không hành động một mình mà cùng với dân chúng trong xã hội. Chúng tôi quan tâm đến việc xây dựng một quốc gia dựa trên pháp quyền. Bất cứ khi nào chúng ta cảm thấy một việc không suôn sẻ, tôi nghĩ rằng với tư cách là giáo dân, chúng tôi có quyền lên tiếng, tố cáo và đưa ra những lời khuyến cáo. Ví dụ, chúng tôi sẽ có cuộc bầu cử. Quá trình đăng ký đã được đề ra. Chúng tôi đang quan sát và sẽ minh xác những gì được hành động và những gì không được. Ý tưởng là cung cấp cho chính quyền một số phản hồi để cải thiện các vấn đề. Đối với chúng tôi, đây không phải là một cuộc nổi loạn mà là một sự dấn thân mục vụ của giáo dân.
Cụ thể, bạn dành vị trí nào cho vai trò của giáo dân trong Giáo Hội Công Giáo Congo?
Vai trò của giáo dân trong Giáo hội là đánh thức lương tâm của cả quốc gia. Giáo hội của chúng tôi được đại diện ở khắp đất nước. Điều chúng tôi quan tâm là những gì giáo dân sống Tin Mừng mỗi ngày. Chúng tôi nhắc nhở con cái Chúa trong Giáo hội phải nêu gương sống và sống Tin Mừng trong xã hội.
Bình an và hy vọng
Thông điệp của bạn với thế giới vào thời điểm này là gì khi cả thế giới đang tập trung vào đất nước của bạn?
Là người giáo dân Congo, chúng tôi đã chuẩn bị cho chuyến viếng thăm này. Chúng tôi mong đợi thông điệp hòa bình và hy vọng từ Đức Thánh Cha. Với những lời động viên của ngài, chúng tôi phải tiếp tục tin tưởng vào đất nước và hy vọng vào một tương lai đầy hứa hẹn cho người dân của chúng tôi. Chúng tôi phải hòa giải để xây dựng đất nước và hòa hợp các mối quan hệ của chúng tôi với nhau.
Đức Giáo Hoàng ở giữa chúng tôi
Chúng tôi chào đón Đức Thánh Cha Phanxicô ở giữa chúng tôi. Chúng tôi cầu nguyện cho chuyến tông du này sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch, trong hòa bình và đạt được sự hòa hợp dân tộc. Cầu mong chuyến viếng thăm này của Đức Thánh Cha tại Cộng hòa Dân chủ Congo mang lại mơ ước to lớn cho người dân, và cầu mong không có sự cố nào xảy ra làm xáo trộn chuyến viếng thăm đã được chờ đợi từ lâu và mong được thành tựu...
Chúa nhật thứ III thường niên A năm nay ngày 22 tháng 01 năm 2023 trùng vào ngày Mùng Một Tết Nguyên Đán, cũng là ngày khởi đầu học hỏi Tin Mừng theo Thánh Matth êu với chủ đề: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường cho chúng con đi” (Tv 109. 105). Tuy vui Tết, nhưng giáo xứ Tụy Hiền và Vạn Thắng vẫn không quên đây là CHÚA NHẬT LỜI CHÚA lần thứ IV theo sáng kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô có chủ đề là một câu trích từ Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan: “Chúng tôi loan báo cho anh chị em điều chúng tôi đã thấy” (1 Ga 1, 3).
Xem Hình
Nên từ trước lễ Tất Niên đến Giao thừa, và cả Mùng Một Tết lẫn Mùng Ba Tết. Tại giáo xứ Tụy Hiền và Vạn Thắng đã ý thức việc tôn kính Lời Chúa và đọc Lời Chúa. Cả cộng đoàn 2 xứ Vạn Thắng, Tụy Hiền, và họ Đông Mỹ đã cùng nhau đọc Tin Mừng theo Thánh Matthêu với đủ 2 chương.
Mở đầu Thánh lễ, đoàn nghi lễ đã rước Sách Tin Mừng tiến vào cung thánh, và trang trọng đặt Sách Tin Mừng lên bàn thờ. Đến phần công bố Tin Mừng, ngài rước Sách giơ cao cùng với nến – hương cho mọi người thấy, sau đó rước đến giảng đài và công bố.
Đặc biệt trong phần diễn giải Lời Chúa, Cha Antôn đã nhắc lại ý hướng của Đức Thánh Cha về ý nghĩa của việc cử hành cùng với cung cách kính trọng đối với Lời Chúa trong phụng vụ. Lời Chúa là ánh sáng soi đường dẫn lối cho chúng ta đi, nhưng theo Chúa phải hoán cải để xây dựng sự hiệp nhất. Đây cũng là ý tưởng cầu nguyện trong tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất này.
Cha Antôn cũng cỗ vũ việc đọc Tin Mừng hàng ngày tại nhà thờ khi đọc kinh chung với nhau bằng việc tặng 1.250 cuốn Tân Ước từ 3 năm nay. Vì thế nên cứ lễ hàng tuần của giới trẻ và thiếu nhi, là mỗi em lại mang trong tay cuốn sách Tân Ước - Quà Tặng Của Đức Giáo Hoàng Phancicô để đọc, hội thoại, hỏi thưa và tìm hiểu trong Thánh lễ. Nay có phong trào của giáo phận. Người lớn lại có thời gian tiếp cận với Tin Mừng Matthêu.
Ước mong sao mọi người ý thức được tầm quan trọng của Lời Chúa để tôn kính mỗi khi đọc, nghe và nhất là thực hành Lời Chúa.
Gx. Tụy Hiền Tại Vạn Thắng Và Tụy Hiền Tgp. Hà Nội
Chúa nhật thứ III thường niên A năm nay ngày 22 tháng 01 năm 2023 trùng vào ngày Mùng Một Tết Nguyên Đán, cũng là ngày khởi đầu học hỏi Tin Mừng theo Thánh Matth êu với chủ đề: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường cho chúng con đi” (Tv 109. 105). Tuy vui Tết, nhưng giáo xứ Tụy Hiền và Vạn Thắng vẫn không quên đây là CHÚA NHẬT LỜI CHÚA lần thứ IV theo sáng kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô có chủ đề là một câu trích từ Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan: “Chúng tôi loan báo cho anh chị em điều chúng tôi đã thấy” (1 Ga 1, 3).
Nên từ trước lễ Tất Niên đến Giao thừa, và cả Mùng Một Tết lẫn Mùng Ba Tết. Tại giáo xứ Tụy Hiền và Vạn Thắng đã ý thức việc tôn kính Lời Chúa và đọc Lời Chúa. Cả cộng đoàn 2 xứ Vạn Thắng, Tụy Hiền, và họ Đông Mỹ đã cùng nhau đọc Tin Mừng theo Thánh Matthêu với đủ 2 chương.
Mở đầu Thánh lễ, đoàn nghi lễ đã rước Sách Tin Mừng tiến vào cung thánh, và trang trọng đặt Sách Tin Mừng lên bàn thờ. Đến phần công bố Tin Mừng, ngài rước Sách giơ cao cùng với nến – hương cho mọi người thấy, sau đó rước đến giảng đài và công bố.
Đặc biệt trong phần diễn giải Lời Chúa, Cha Antôn đã nhắc lại ý hướng của Đức Thánh Cha về ý nghĩa của việc cử hành cùng với cung cách kính trọng đối với Lời Chúa trong phụng vụ. Lời Chúa là ánh sáng soi đường dẫn lối cho chúng ta đi, nhưng theo Chúa phải hoán cải để xây dựng sự hiệp nhất. Đây cũng là ý tưởng cầu nguyện trong tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất này.
Cha Antôn cũng cỗ vũ việc đọc Tin Mừng hàng ngày tại nhà thờ khi đọc kinh chung với nhau bằng việc tặng 1.250 cuốn Tân Ước từ 3 năm nay. Vì thế nên cứ lễ hàng tuần của giới trẻ và thiếu nhi, là mỗi em lại mang trong tay cuốn sách Tân Ước - Quà Tặng Của Đức Giáo Hoàng Phancicô để đọc, hội thoại, hỏi thưa và tìm hiểu trong Thánh lễ. Nay có phong trào của giáo phận. Người lớn lại có thời gian tiếp cận với Tin Mừng Matthêu.
Ước mong sao mọi người ý thức được tầm quan trọng của Lời Chúa để tôn kính mỗi khi đọc, nghe và nhất là thực hành Lời Chúa.
Gx. Tụy Hiền
Vào ngày cuối cùng của Tháng Kính Thánh Gia, Hội Xuân vùng đất này đang khai mở theo sau những ngay vui Tết. Các cặp đôi đã cưới nhau được 25 năm, 50 năm, cùng nhau đến nhà thờ để cầu mong được Chúa chúc phúc cho những ngày tháng tới sống với nhau bên lũ cháu đàn con.
Xem hình
Vào lúc 9 giờ 00 ngay 30 tháng 01 năm 2023 nhằm ngày 08 Tết Âm lịch. Tay trong tay từng đôi bước vào nhà thờ giáo họ Đông Mỹ xứ Tụy Hiền, cùng với cháu con, họ hàng, bè bạn thân thuộc để xin Chúa ban bình an và hạnh phúc cho các đôi kỷ niệm ngân khánh, kim khánh Hôi Phối năm nay.
Trong bài giảng lễ, Cha Antôn Chính xứ Tụy Hiền đã gợi lại nét đẹp của tình vợ chồng cái thủa ban đầu của Ông Bà Nguyên Tổ, liên hệ đến mối tình mơ mộng của các cặp đôi. Khi phỏng vấn một đôi kỷ niệm Kim Khánh, ông Phêrô nói: Nếu bây giờ con được chọn lại thì con sẽ chọn người khác. Cả nhà thờ phá lên cười. Bởi vì sau mấy chục năm trời sống với nhau để nếm đủ niềm vui, sướng khổ. Nhưng vì lời thề ước mà chung thủy với nhau theo sự sắp đặt và an bài của Thiên Chúa.
Một đôi khác cưới cùng năm thì trả lời: Nếu cho chọn lại, thì con vẫn chọn bà ấy. Vì con yêu thương bà ấy, và bà ấy cũng yêu thương con.
Khi được hỏi: đâu là bí quyết để ông bà sống vui vẻ hạnh phúc cho đến ngày hôm nay. Một ông trả lời: Bí quyết để xây dựng và giữ gìn tổ ấm gia đình là đừng có ai trong hai người khai mào cuộc cãi vã. Nếu ai khai mào cuộc cãi vã, người ấy sẽ phá tan hạnh phúc gia đình.
Cha Antôn cũng đề cập đến sự vơi cạn tình yêu giống như cảnh thiếu rượu giữa tiệc vậy. Cần có ơn Chúa với sự can thiệp của Mẹ Maria để có được tình yêu nồng ấm. Cha Antôn chúc các gia đình ấm êm hạnh phúc sau khi làm mới lại lời thế ước hôn nhân. Amen.
BTTGx. Tụy Hiền
ảnh Duy Tùng
Lễ kính 2/2/23
+ Ý nghĩa và nguồn gốc :
Tục lệ đạo đức lễ Nến ăn sâu trong cuộc sống người tín hữu. Ỡ nhiều nơi, giáo dân tín hữu mang nến đến nhà thờ để được làm phép trong ngày này. Họ mang nến đã làm phép về thắp lên mỗi khi đọc kinh gia đình, khấn nguyện khi có người ốm đau hoặc trẩy đi xa, trong những dịp vui mừng cưới hỏi hay tang chế.
+ Tường thuật theo Phúc Âm
Lời Chúa: Lc 2, 22-40
Khi đã đến ngày lễ thanh tẩy của các ngài theo luật Môsê, bà Maria và ông Giuse đem con lên Giêrusalem, để tiến dâng cho Chúa, như đã chép trong Luật Chúa rằng: “Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa”, và cũng để dâng của lễ theo Luật Chúa truyền, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non. Và này đây, tại Giêrusalem, có một người tên là Simêon. Ông là người công chính và sùng đạo, ông những mong chờ niềm an ủi của Ítraen, và Thánh Thần hằng ngự trên ông. Ông đã được Thánh Thần linh báo cho biết là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Ðấng Kitô của Ðức Chúa. Ðược Thần Khí dun dủi, ông lên Ðền Thờ. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giêsu đem con tới để chu toàn tập tục Luật đã truyền liên quan đến Người, thì ông ẵm lấy Hài Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa rằng:
Con được thấy ơn cứu độ
Chúa đã dành sẵn cho muôn dân:
Ðó là ánh sáng soi đường
theo lời Ngài đã hứa
Lại cũng có một nữ ngôn sứ tên là Anna, con ông Pơnuen, thuộc chi tộc Ase. Bà đã nhiều tuổi lắm. Từ khi xuất giá, bà đã sống với chồng được bảy năm, rồi ở goá, đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời bỏ Ðền Thờ, những ăn chay cầu nguyện, sớm hôm thờ phượng Thiên Chúa. Cũng vào lúc ấy, bà tiến lại gần bên, cảm tạ Thiên Chúa, và nói về Hài Nhi cho hết những ai đang mong chờ gặp ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giêrusalem.
+ Bài Ca Tiến Dâng
-Mẹ dâng Chúa Hài Đồng vào đền thánh,
Theo đúng như lề luật đã dạy truyền, Dâng Con Trai Đầu Lòng vào Thánh điện. Mẹ Maria luôn khiêm hạ vâng lời.
Tuân theo luật lệ dạy truyền,
Sắm sửa lễ vật lên đền dâng Con,
Lễ vật là đôi chim non,
Tiến dâng Thiên Chúa vẹn tròn ‘Xin Vâng’
Song Thân vững dạ trong lòng,
Vâng theo luật Chúa cậy trông đêm ngày.
Hài Nhi cao trọng giờ đây,
Từ nơi thiên giới giáng trần cứu nhân,
Muôn dân lãnh nhận hồng ân,
Lánh xa tội lỗi được gần Thánh Nhan.
-Ông Si-mê-on bao lần,
Mong Đấng Cứu Thế ngày gần hiện thân,
Ơn soi sáng Chúa Thánh Thần,
Đây chính Con Trẻ đem thân cứu đời,
Ẵm Hài Nhi thốt lên lời :
Con đã thấy Đấng muôn người chờ mong,
Giờ đây con đã thỏa lòng,
Cho con về chôn Vĩnh hằng bên Cha!
-Khiêm cung lạy Chúa Hài Đồng,
Lễ vật thân xác và lòng trí con,
Dâng lên với tình sắt son,
Dù cho sông cạn núi mòn không phai.
Tội con năm tháng miệt mài,
Vướng vòng danh lợi kéo dài khổ đau.
Tình Chúa xóa hết âu sầu,
Con xin tha thiết nguyện cầu Chúa thương,
Mai ngày hưởng phúc Thiên đường. Hưởng Nhan Thánh Chúa hết vương lệ sầu.
Chúc tụng Ba Ngôi Cực Thánh : Alleluia !! Alleluia !!
+ Suy niệm : Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu
“Thứ bốn thì ngắm, Đức Bà dâng Chúa Giêsu trong đền thánh,
ta hãy xin cho được vâng lời chịu lụy.”
Đức Mẹ đã muốn giữ Luật Chúa một cách nghiêm chỉnh.
Luật trong sách Lêvi (12, 2-8) đòi buộc người mẹ 40 ngày sau khi sinh con trai phải lên đền thờ để được thanh tẩy và phải dâng lễ vật nữa.
Nếu không đủ khả năng dâng một con chiên và một bồ câu non thì phải dâng một cặp bồ câu non hay một đôi chim gáy.
Ngày nay chúng ta không thể hiểu tại sao Đức Mẹ phải dâng lễ tạ tội và phải được thanh tẩy sau khi sinh Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa.
Tại sao việc sinh nở lại bị coi là ô uế?
Dù sao Mẹ Đấng Cứu Thế đã vâng theo Luật dạy.Hơn nữa, cùng với thánh Giuse, Mẹ đã dâng Con cho Chúa trong đền thờ.Điều này Luật không buộc, nhưng Mẹ đã làm vì lòng sốt sắng.
Thật ra để chuộc lại con trai đầu lòng, chỉ cần trả cho tư tế gần 60 gam bạc (Ds 18, 15-16).
Mẹ sung sướng đem Con lên đền thờ dâng cho Thiên Chúa vì hơn ai hết Mẹ biết rằng Hài Nhi Giêsu này là quà tặng Chúa ban cho mình.
Dâng Con là nhìn nhận Con mình mãi mãi thuộc trọn về Chúa, ở với Chúa và làm việc cho Chúa suốt đời, dù mình đã chuộc Con về bằng một số bạc được ấn định theo Luật dạy.
Bài Tin Mừng hôm nay có 4 lần nói đến “Luật” (cc.23.24.27.39).
Về việc giữ Luật, Đức Maria đã không đòi một ngoại lệ hay đặc ân nào.Hãy nhìn ngắm Thánh Gia lên đền thờ. Một đôi vợ chồng nghèo bồng một đứa con còn rất nhỏ.Ai có thể nhận ra đứa bé này là Đấng Kitô, là ơn cứu độ cho muôn dân?
Đó là cụ Simêon, một người đạo hạnh, luôn mong chờ điều Chúa hứa. Hơn nữa cụ là người có Thánh Thần hằng ngự trên (c.25),người được Thánh Thần linh báo (c. 26), và thúc đẩy lên đền thờ (c. 27).
Chính Thánh Thần làm cụ nhận ra điều mắt thường không thấy Và cụ sung sướng, mãn nguyện bồng Hài Nhi trên tay.
Cụ bà ngôn sứ Anna cũng nhận ra Đấng Cứu chuộc đến với mình.Cụ là người đạo đức, ăn chay cầu nguyện, đêm ngày thờ phượng Thiên Chúa. Cụ bà Anna đã công khai giới thiệu Hài Nhi cho những người chung quanh.
Để gặp được Chúa trong đời thường, chúng ta cần có lòng mong ngóng, cần sống đời sống đẹp lòng Chúa và cần được Thánh Thần mách bảo.
+ Cầu nguyện :
Lạy Chúa Giêsu, Chúa luôn luôn dùng gương sáng hướng dẫn chúng con, và hôm nay Chúa được dâng lên cho Chúa Cha. Chúng con xin Chúa ban cho chúng con ơn chân thành dâng chính mình chúng con cho Chúa mỗi ngày. Mỗi buổi mai khi vừa thức dậy, chúng con sẽ dâng mình lại cho Chúa. Chúng con nài xin Chúa ơn luôn có Chúa hiện diện trong cuộc sống chúng con, luôn lắng nghe tiếng Chúa Thánh Thần dạy bảo, thúc giục, để tất cả chúng con sống hiệp nhất yêu thương hầu làm chứng tá cho Nước Chúa ở giữa trần gian. Xin Chúa cho chúng ta cảm nhận được Chúa yêu thương chúng ta và giúp chúng ta làm cho người khác cũng cảm nhận được Chúa yêu thương họ, ban bình an và niềm vui cho họ, bất chấp tất cả những gì có thể xảy ra. Amen.
Đinh văn Tiến Hùng
.
Máy bay chở Đức Thánh Cha đã hạ cánh tại Phi trường quốc tế “Ndjili” của Thủ đô Kinshasa lúc 2:33 giờ chiều giờ địa phương ngày 31 Tháng Giêng.
Đức Giáo Hoàng đã được tiếp đón trong một nghi lễ nghinh đón trọng thể. Sau đó, ngài viếng thăm xã giao tổng thống Felix Tshisekedi, và nói chuyện với các nhà cầm quyền, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn.
Thưa tổng thống,
Thưa các Thành viên đáng kính của Chính phủ và Ngoại giao đoàn,
Thưa các thẩm quyền tôn giáo và dân sự Ưu tú,
Thưa quý vị Đại diện của Xã hội Dân sự và Thế giới Văn hóa,
Thưa quý bà và qúy ông,
Tôi xin gửi đến quý vị lời chào thân ái và tôi cảm ơn Ngài Tổng thống vì những lời tốt đẹp của Ngài. Tôi rất vui khi được ở đây trên vùng đất xinh đẹp, rộng lớn và xum xuê này, nơi bao trùm về phía bắc là rừng xích đạo, ở trung tâm và về phía nam là cao nguyên và thảo nguyên cây cối rậm rạp, về phía đông là đồi, núi, núi lửa và hồ nước, và về phía tây là những vùng nước rộng lớn, với sông Congo chảy vào đại dương. Ở đất nước của qúy vị, nơi giống như một lục địa nằm trong lục địa lớn hơn của Châu Phi, dường như cả trái đất đều đang hít thở. Tuy nhiên, nếu địa lý của lá phổi xanh tươi này rất phong phú và đa dạng, thì lịch sử của nó đã không được may mắn như thế. Bị chiến tranh tàn phá, Cộng hòa Dân chủ Congo tiếp tục chứng kiến những cuộc xung đột trong giới hạn của mình và buộc phải di cư, và phải chịu đựng những hình thức bóc lột khủng khiếp, không xứng đáng với con người và tạo vật. Đất nước này, bao la và tràn đầy sức sống, hoành cách mô của Châu Phi này, bị bạo lực tấn công như một cú đánh vào bụng, dường như đã có lúc phải thở hổn hển. Thưa ngài Tổng thống, ngài đã nói về nạn diệt chủng bị lãng quên mà Cộng hòa Congo đang phải gánh chịu.
Khi qúy vị, những người dân Congo, chiến đấu để bảo vệ phẩm giá và sự toàn vẹn lãnh thổ của qúy vị trước những nỗ lực đáng trách nhằm chia cắt đất nước, tôi đến với qúy vị, nhân danh Chúa Giêsu, với tư cách là một người hành hương hòa giải và hòa bình. Tôi đã rất mong muốn được ở đây và bây giờ cuối cùng tôi đến để mang lại cho qúy vị sự gần gũi, tình âu yếm và sự an ủi của toàn thể Giáo hội và để học hỏi từ tấm gương của qúy vị về sự kiên nhẫn, can đảm và đấu tranh.
Tôi muốn nói chuyện với qúy vị bằng một hình ảnh tượng trưng độc đáo cho vẻ đẹp rực rỡ của vùng đất này: hình ảnh của viên kim cương. Những người đàn ông và đàn bà Congo thân mến, đất nước của các bạn thực sự là một viên kim cương của tạo thế. Đồng thời, các bạn, tất cả các bạn, đều vô cùng quý giá hơn bất cứ kho báu nào được tìm thấy trên mảnh đất màu mỡ này! Tôi ở đây để ôm lấy các bạn và để nhắc nhở các bạn rằng bản thân các bạn có giá trị vô giá, rằng Giáo hội và Đức Giáo Hoàng tin tưởng vào các bạn, và họ tin tưởng vào tương lai của các bạn, tương lai nằm trong tay các bạn và đối với tương lai ấy, các bạn xứng đáng cống hiến tất cả năng khiếu, khôn ngoan, và cần cù. Hãy can đảm lên, anh chị em Congo của tôi! Hãy trỗi dậy, một lần nữa hãy nắm lấy trong tay các bạn, giống như một viên kim cương nguyên chất, tất cả những gì các bạn là, phẩm giá của các bạn và sứ mệnh của các bạn để gìn giữ sự hài hòa và bình yên cho ngôi nhà mà các bạn đang cư ngụ. Hãy làm sống lại tinh thần của bài quốc ca, ước mơ và thực hiện thông điệp của nó: “Cần cù lao động, xây dựng đất nước tươi đẹp hơn xưa, trong hòa bình”.
Các bạn thân mến, kim cương thường rất hiếm, nhưng ở đây chúng rất nhiều. Nếu điều đó đúng với của cải vật chất ẩn chứa trong đất, thì điều đó càng đúng hơn với của cải tinh thần hiện diện trong trái tim các bạn. Bởi vì chính từ trái tim mà hòa bình và phát triển được sinh ra, bởi vì, với sự giúp đỡ của Thiên Chúa, con người nam nữ có khả năng thực thi công lý và tha thứ, hòa hợp và hòa giải, cam kết và kiên trì sử dụng tốt nhiều tài năng mà họ đã nhận được. Ở đây, khi bắt đầu cuộc hành trình của mình, tôi muốn kêu gọi các bạn: ước gì mỗi người dân Congo cảm thấy được kêu gọi để thực hiện phần việc của mình! Chớ gì bạo lực và hận thù không còn chỗ trong trái tim hay trên môi miệng của bất cứ ai, vì đây là những tình cảm vô nhân đạo và phi Kitô giáo kìm hãm sự phát triển và đưa chúng ta trở lại một quá khứ u ám.
Dưới ánh sáng của sự phát triển bị đình trệ và sự thụt lùi về quá khứ, thật là một bi kịch khi những vùng đất này, và nói chung là toàn bộ lục địa châu Phi, tiếp tục phải chịu đựng nhiều hình thức bóc lột khác nhau. Có một khẩu hiệu xuất hiện từ tiềm thức của nhiều nền văn hóa và dân tộc: “Châu Phi phải bị bóc lột”. Điều này thật tồi tệ! Bóc lột chính trị nhường chỗ cho “chủ nghĩa thực dân kinh tế” cũng nô dịch không kém. Kết quả là, đất nước bị cướp bóc ồ ạt này đã không được hưởng lợi một cách xứng đáng từ nguồn tài nguyên to lớn của mình: nghịch lý thay, sự giàu có của đất đai lại khiến nó trở nên “xa lạ” với chính cư dân của nó. Chất độc của lòng tham đã bôi máu những viên kim cương của nó. Đây là một bi kịch mà thế giới phát triển hơn về kinh tế thường bịt mắt, bịt tai và bịt miệng. Tuy nhiên, đất nước này và lục địa này xứng đáng được tôn trọng và lắng nghe; họ xứng đáng tìm được không gian và nhận được sự chú ý. Hãy buông tay khỏi Cộng hòa Dân chủ Congo! Hãy buông tay khỏi Châu Phi! Đừng bóp nghẹt Châu Phi: đó không phải là mỏ để tước đoạt hoặc địa hình để cướp bóc. Mong sao Châu Phi là nhân vật chủ đạo của số phận mình! Cầu mong thế giới thừa nhận những điều thảm khốc đã xảy ra trong nhiều thế kỷ gây bất lợi cho người dân địa phương, và đừng quên đất nước này và lục địa này. Mong sao Châu Phi, nụ cười và niềm hy vọng của thế giới, sẽ đáng kể hơn. Mong sao nó được nói đến thường xuyên hơn, và có trọng lượng và uy tín lớn hơn giữa các quốc gia!
Cần phải tạo điều kiện cho nền ngoại giao thực sự mang tính nhân bản, cho một nền ngoại giao mà mọi người quan tâm đến các dân tộc khác, cho một nền ngoại giao không tập trung vào kiểm soát đất đai và tài nguyên, chủ nghĩa bành trướng và gia tăng lợi nhuận, mà tập trung vào việc tạo cơ hội cho mọi người lớn lên và phát triển. Trong trường hợp của dân tộc này, người ta có cảm tưởng rằng cộng đồng quốc tế trên thực tế đã cam chịu để bạo lực nuốt chửng họ. Chúng ta không thể quen với cảnh đổ máu đã đánh dấu đất nước này trong nhiều thập niên, khiến hàng triệu người chết mà hầu như không được biết đến ở những nơi khác. Điều gì đang xảy ra ở đây cần phải được biết đến. Các tiến trình hòa bình hiện nay, mà tôi hết sức khuyến khích, cần được duy trì bằng những hành động cụ thể và các cam kết cần được duy trì. Tạ ơn Thiên Chúa, có những người đang đóng góp cho lợi ích của người dân địa phương và cho sự phát triển đích thực thông qua các dự án thành công: không chỉ thông qua các khoản tài trợ mà còn thông qua các dự án nhằm mục đích phát triển toàn diện. Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các quốc gia và tổ chức đang cung cấp viện trợ đáng kể về vấn đề này, giúp chống lại nghèo đói và bệnh tật, hỗ trợ pháp quyền và cổ vũ việc tôn trọng nhân quyền. Tôi hy vọng rằng họ có thể tiếp tục thực hiện những nỗ lực này một cách can đảm và trọn vẹn.
Chúng ta hãy nghĩ lại về viên kim cương. Khi đã được trau chuốt, vẻ đẹp của nó cũng bắt nguồn từ hình dáng, từ sự sắp xếp hài hòa của nhiều mặt. Tương tự như vậy, đất nước này, với di sản quý giá của chủ nghĩa đa nguyên, có đặc tính “đa diện”. Sự phong phú đó phải được bảo tồn, tránh bất cứ hình thức thoái lui nào đối với chủ nghĩa bộ lạc và sự thù địch. Một tinh thần đảng phái ngoan cố thúc đẩy nhóm dân tộc hoặc lợi ích cụ thể của chính mình, do đó nuôi dưỡng vòng xoáy hận thù và bạo lực, gây bất lợi cho tất cả mọi người, vì nó ngăn chặn “hóa thể xúc cảm và tâm lý phức hợp” cần thiết. Thật vậy, từ quan điểm hóa học, điều thú vị là kim cương được tạo thành từ các nguyên tử carbon đơn giản, nếu được liên kết theo cách khác, sẽ tạo thành than chì: thật vậy, sự khác biệt giữa độ sáng của kim cương và độ tối của than chì đến từ cách thức các nguyên tử riêng lẻ được sắp xếp trong mạng tinh thể. Bỏ ẩn dụ sang một bên, vấn đề không phải là bản chất con người hay bản chất của các nhóm dân tộc và xã hội, mà là cách họ chọn chung sống với nhau: sẵn sàng hay không gặp gỡ nhau, hòa giải và bắt đầu lại như mới sẽ tạo nên sự khác biệt giữa sự nghiệt ngã của xung đột và một tương lai rạng rỡ của hòa bình và thịnh vượng.
Các bạn thân mến, Cha trên trời muốn chúng ta chấp nhận nhau như anh chị em trong một gia đình và cùng làm việc vì một tương lai với những người khác, chứ không chống lại người khác. Bintu bantu: do đó, một trong những câu tục ngữ của các bạn tuyên bố một cách hùng hồn rằng sự giàu có thực sự được tìm thấy ở con người và trong mối quan hệ của họ với nhau. Một cách đặc biệt, các tôn giáo, với di sản khôn ngoan của mình, được kêu gọi đóng góp vào sự phong phú này, trong nỗ lực hàng ngày để từ bỏ mọi hình thức xâm lược, cải đạo và cưỡng bức, vì đó là những phương tiện không xứng đáng với tự do của con người. Khi người ta cố gắng áp đặt những phương tiện đó thông qua lừa dối và vũ lực, trong một nỗ lực bừa bãi để thu hút những người theo dõi, họ đã làm tổn thương nặng nề lương tâm của người khác và quay lưng lại với Thiên Chúa chân chính, bởi vì – đừng bao giờ quên điều đó – “nơi linh hồn của có Chúa, thì có tự do” (2 Cr 3:17) và nơi nào không có tự do, thì không có Thần Khí của Thiên Chúa. Trong nỗ lực xây dựng một tương lai hòa bình và tình huynh đệ, các thành viên của xã hội dân sự, một số người đang hiện diện ở đây, cũng có một vai trò thiết yếu. Thường thì họ đã chứng tỏ khả năng đứng lên chống lại sự bất công và suy đồi xã hội với cái giá phải trả là sự hy sinh to lớn, để bảo vệ nhân quyền, sự sẵn có của một nền giáo dục chất lượng và một cuộc sống đàng hoàng hơn cho mọi người. Tôi vô cùng biết ơn những người đàn ông và đàn bà, và đặc biệt là những người trẻ tuổi của đất nước này, những người đã phải chịu đựng ở nhiều mức độ khác nhau vì điều này, và tôi bày tỏ lòng kính trọng đối với họ.
Viên kim cương, trong suốt, phản chiếu ánh sáng mà nó nhận được một cách kỳ diệu. Nhiều người trong số các bạn cũng “sáng láng” tương tự với vai trò của mình trong xã hội. Những người nắm giữ các cơ quan dân sự và chính phủ được kêu gọi hoạt động với sự trong sáng như pha lê, trải nghiệm trách nhiệm mà họ đã nhận được như một phương tiện phục vụ xã hội. Quyền lực chỉ có ý nghĩa nếu nó trở thành một hình thức phục vụ. Điều quan trọng biết bao là trách nhiệm công dân phải được thực hiện trong tinh thần này, tránh chủ nghĩa độc đoán, chạy theo lợi nhuận nhanh chóng và lòng tham mà thánh tông đồ Phaolô xác định là “cội rễ mọi điều ác” (1 Tm 6:10). Tương tự như vậy, các cuộc bầu cử tự do, minh bạch và đáng tin cậy sẽ được cổ vũ; cho phép phụ nữ, thanh niên, các nhóm khác nhau và các nhóm bị gạt ra ngoài lề xã hội tham gia nhiều hơn vào các tiến trình hòa bình; lợi ích chung và an ninh của người dân được theo đuổi, thay vì lợi ích cá nhân hoặc nhóm; sự hiện diện của nhà nước trong mọi phần của lãnh thổ được củng cố; và nhiều người tị nạn và những người di tản được chăm sóc. Cầu mong không ai bị thao túng, ít bị mua chuộc bởi những kẻ kích động bạo lực trong nước, và lợi dụng nó để thực hiện những giao dịch kinh doanh đáng xấu hổ. Điều này chỉ dẫn đến mất uy tín và ô nhục, cùng với cái chết và đau khổ. Tốt hơn là nên ở gần mọi người, để ý xem họ sống như thế nào. Mọi người đang tin tưởng khi họ cảm thấy sự gần gũi của những người cai trị họ, không phải vì lợi ích hay để phô trương mà là để phục vụ người khác.
Điều làm lu mờ ánh sáng của sự tốt lành trong một xã hội thường là bóng tối của sự bất công và tham nhũng. Nhiều thế kỷ trước, Thánh Augustinô, người sinh ra ở lục địa này, đã hỏi: “Nếu không có sự tôn trọng công lý, thì các quốc gia là gì nếu không phải là một liên minh lớn của những tên trộm?” (De civ. Dei, IV, 4). Thiên Chúa luôn đứng về phía những ai đói khát công lý (x. Mt 5: 6). Người ta không bao giờ được mệt mỏi trong việc cổ vũ luật pháp và bình đẳng ở khắp mọi nơi, chống lại sự miễn nhiễm trừng phạt và thao túng luật pháp và thông tin.
Một viên kim cương trồi lên từ lòng đất có giá trị, nhưng thô ráp và cần được đánh bóng. Những viên kim cương quý giá nhất của những vùng đất này là những người con trai và con gái của quốc gia này; họ cần được tiếp cận với một nền giáo dục giúp họ có thể tỏa sáng những tài năng bẩm sinh của mình. Giáo dục là nền tảng: đó là con đường dẫn tới tương lai, con đường cần thực hiện để đạt được tự do hoàn toàn cho đất nước này và lục địa châu Phi. Cần khẩn cấp đầu tư vào giáo dục, để chuẩn bị cho các xã hội chỉ thống nhất nếu họ được giáo dục tốt, tự chủ chỉ khi họ nhận thức được khả năng của chính mình và có khả năng phát triển chúng với trách nhiệm và sự kiên trì. Tuy nhiên, nhiều trẻ em không được đi học. Biết bao em trong số này, thay vì nhận được một nền giáo dục tốt, lại bị bóc lột! Quá nhiều em trong số này chết, phải lao động khổ sai trong hầm mỏ. Cần phải nỗ lực hết sức để tố cáo và cuối cùng chấm dứt tai họa lao động trẻ em. Biết bao cô gái bị gạt ra ngoài lề xã hội và nhân phẩm của họ bị xâm phạm! Trẻ em, các cô gái trẻ và tất cả những người trẻ tuổi là “hiện tại” của niềm hy vọng, họ là niềm hy vọng: chúng ta đừng để niềm hy vọng đó bị bóp nghẹt, nhưng thay vào đó hãy nuôi dưỡng nó bằng niềm đam mê!
Viên kim cương, như một hồng phúc của trái đất, nhắc nhở trách nhiệm của chúng ta là trở thành người quản lý tốt của tạo hóa, bảo vệ môi trường tự nhiên. Nằm ở trung tâm của Châu Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo là nơi có một trong những lá phổi xanh tuyệt vời của thế giới cần được bảo tồn. Đối với hòa bình và phát triển, trong lĩnh vực này cũng cần có sự hợp tác rộng rãi và hiệu quả để có thể cho phép việc can thiệp hữu hiệu mà không áp đặt các mô hình bên ngoài vốn hữu ích cho những người giúp đỡ hơn là những người được giúp đỡ. Nhiều người đã đề nghị giúp đỡ châu Phi trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu và virus corona. Mặc dù đây chắc chắn là những cơ hội được hoan nghênh, nhưng nhu cầu lớn nhất là các mô hình xã hội và chăm sóc sức khỏe không chỉ đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của thời điểm hiện tại mà còn giúp cải thiện đời sống xã hội: thông qua các cơ cấu hợp lý và đội ngũ nhân viên trung thực và có năng lực, để khắc phục những vấn đề nghiêm trọng cản trở sự phát triển ngay từ đầu, như nạn đói và bệnh tật.
Có thể kết luận rằng kim cương là loại khoáng chất cứng nhất trong thiên nhiên; nó có khả năng chống lại các tác nhân hóa học cao. Các cuộc tấn công bạo lực lặp đi lặp lại và rất nhiều tình huống bất ổn có thể làm suy yếu sức đề kháng của người dân Congo, làm suy yếu quyết tâm của họ và dẫn đến sự chán nản và đầu hàng. Tuy nhiên, nhân danh Chúa Kitô, là Thiên Chúa của hy vọng, Thiên Chúa của mọi khả năng, Đấng luôn ban cho chúng ta sức mạnh để bắt đầu lại, nhân danh phẩm giá và giá trị của những viên kim cương quý giá nhất của vùng đất này, vốn là các công dân của nó, tôi muốn khuyến khích mọi người thực hiện một đổi mới xã hội dũng cảm và toàn diện. Điều này được yêu cầu bởi lịch sử huy hoàng nhưng đầy vết thương của đất nước này, và đặc biệt là bởi những người trẻ tuổi và trẻ em của nó. Tôi sát cánh với các bạn và tôi đồng hành với những lời cầu nguyện và sự gần gũi của mình với mọi nỗ lực nhằm đạt được một tương lai hòa bình, hài hòa và thịnh vượng cho đất nước vĩ đại này. Chúa phù hộ cho toàn bộ quốc gia Congo!
1. Nga cạn kiệt xe tăng, không quân không dám xuất kích, 850 lính Nga tử trận. Bệnh truyền nhiễm lan nhanh trong các doanh trại Nga.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư mùng 1 tháng Hai, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar, cho biết các cuộc giao tranh vẫn tiếp tục diễn ra tại các khu vực Lyman, Bakhmut, Avdiivka và Novopavlivka. Tuy nhiên, cô lưu ý rằng không quân Nga không dám xuất kích và có những dấu chỉ cho thấy Nga đang gặp khó khăn về xe tăng.
Ít nhất là từ tháng Năm, 2022, Nga thường tung xe tăng cho các cuộc tấn công và dùng máy bay chủ yếu để che chắn cho các lực lượng đang bỏ chạy. Tuy nhiên, cả xe tăng lẫn máy bay đã ít xuất hiện hơn trong các ngày qua, sau khi các phương tiện chiến tranh này bị tổn thất nặng nề.
Vương Quốc Anh và Na Uy được tường trình đã trao cho Ukraine hàng ngàn máy bay không người lái siêu nhỏ Black Hornet, hay ong bắp cày đen có thể dễ dàng nằm gọn trong lòng bàn tay con người.
Được thiết kế để do thám, máy bay không người lái siêu nhỏ đặc biệt hữu ích cho chiến đấu trong đô thị, nơi chúng có thể kiểm tra xem kẻ thù đang ở trong tòa nhà nào trước khi binh lính tiến lên.
Máy bay không người lái siêu nhỏ Black Hornet, giống như một chiếc trực thăng thu nhỏ bằng kích thước của một quả bóng tennis, có tầm bay tối đa khoảng 1,2 dặm và có thể bay trong 25 phút, đạt tốc độ tối đa 11 dặm một giờ. Chúng được trang bị ba camera có độ phân giải cao, có thể gửi cảnh quay trở lại trạm chỉ huy và được trang bị thiết bị nhìn ban đêm.
Trong những ngày qua, quân Ukraine đã phối hợp giữa các đơn vị trinh sát đường không và các đơn vị pháo binh gây tổn thất nặng nề cho xe tăng và xe thiết giáp của Nga.
Trong 24 giờ qua, một số thành phố và thị trấn ở các vùng Donetsk, Luhansk, Kharkiv, Kherson và Zaporizhzhia đã chứng kiến các cuộc pháo kích của lực lượng Nga. Quân Nga cũng “tiếp tục nã pháo vào các khu định cư gần biên giới, gây thương vong cho dân thường và phá hủy tài sản tư nhân.”
Tại khu vực Donetsk, trong 24 giờ qua, quân đội Ukraine đã đẩy lùi các cuộc tấn công gần Bakhmut, Avdiivka, Vuhledar và các thị trấn khác trong khu vực, nơi tình hình vẫn còn “khó khăn”.
Thứ trưởng Hanna Maliar cho biết đã có các cuộc tấn công lẻ tẻ, không có phối hợp tiếp tục dọc theo tuyến phòng thủ xung quanh thành phố Avdiivka suốt đêm.
Các vụ pháo kích cũng được báo cáo ở một số thị trấn và cộng đồng khác trong khu vực, gây thiệt hại cho các tòa nhà dân cư. Chính quyền quân sự khu vực cho biết ba dân thường đã bị thương trong 24 giờ qua.
Tại khu vực Luhansk, tình hình vẫn còn “khó khăn” theo nghĩa khác với tình hình ở khu vực Donetsk. Khó khăn ở Luhansk là khó khăn trong việc giải phóng lãnh thổ, còn khó khăn ở khu vực Donetsk là khó khăn trong việc bảo vệ lãnh thổ.
Trong ngày qua, các lực lượng Ukraine đã mở các cuộc tấn công vào quân Nga bên ngoài các khu vực Novoselivske và Bilohorivka. Các nguồn tin tình báo cho biết tại thành phố Luhansk, nơi do cái gọi là Cộng hòa Nhân Dân Luhansk xâm lược, các lực lượng Nga đang sử dụng khoa sản của hai bệnh viện để điều trị cho các quân nhân bị thương.
“Đối phương tiếp tục chịu tổn thất nặng nề và đã bắt đầu sử dụng các cơ sở y tế dân sự bổ sung để tiếp nhận những kẻ xâm lược Nga bị thương”, Thứ trưởng Hanna Maliar nói.
“Do đối phương sử dụng hai bệnh viện phụ sản để điều trị cho những người Nga bị thương trong thành phố, nên chỉ có thể sinh con ở Trung tâm Chu sinh khu vực Luhansk, nơi thiếu không gian trầm trọng và tạo ra rủi ro cũng như điều kiện không thuận lợi cho việc sinh nở,” cô nói.
Theo Thứ trưởng Hanna Maliar, bước tiến của Lực lượng Vũ trang Ukraine ở khu vực Svatove-Kreminna đã bị chậm lại do điều kiện thời tiết và mìn bẫy của đối phương trên các con đường tiến vào thành phố Kreminna.
Tại khu vực Kharkiv, một người đàn ông 62 tuổi đã chết ở thị trấn Vovchansk do bị pháo kích, chính quyền quân sự khu vực Kharkiv cho biết hôm thứ Ba. Một cụ bà 83 tuổi bị thương. Vụ pháo kích cũng làm hư hại tòa nhà sở cảnh sát, các tòa nhà chung cư và nhà kho.
Theo Thứ trưởng Hanna Maliar, các đơn vị hỏa tiễn và pháo binh của Lực lượng Vũ trang Ukraine đã tấn công chín khu vực tập trung nhân lực của đối phương và một kho đạn dược trong ngày thứ Ba, 31 Tháng Giêng.
Cũng trong ngày thứ Ba, máy bay của Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã tiến hành chín cuộc tấn công vào các khu vực tập trung nhân lực, vũ khí và thiết bị quân sự của đối phương và hai cuộc tấn công vào các vị trí của hệ thống hỏa tiễn phòng không của chúng.
Ngoài ra, tại Donetsk, số ca nhiễm bệnh đặc biệt nguy hiểm giữa các quân nhân của lực lượng Nga và lính đánh thuê của cái gọi là Công ty quân sự tư nhân Wagner đã tăng lên đáng kể, điều này có thể liên quan đến việc thiếu điều kiện vệ sinh và vệ sinh bình thường tại các địa điểm đóng quân của đối phương.
Các lực lượng vũ trang Ukraine trong ngày qua đã phá hủy 5 xuồng máy hạng nhẹ chở các nhóm trinh sát và phá hoại của đối phương trong khu vực Kherson.
Trong 24 giờ qua, 850 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 9 xe thiết giáp, một hệ thống pháo, một hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, và 7 xe chuyển quân.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 31 Tháng Giêng, lực lượng phòng vệ Ukraine đã loại khỏi vòng chiến 127.500 quân xâm lược Nga. Ngoài ra, quân phòng thủ Ukraine đã phá hủy 3.201 xe tăng Nga, 6.378 xe thiết giáp, 2.195 hệ thống pháo, 454 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 221 hệ thống phòng không, 293 máy bay, 284 trực thăng, 1.951 máy bay không người lái chiến thuật, 796 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu thuyền, 5.048 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 200 thiết bị đặc biệt.
2. Lực lượng Ukraine đã biến các chiến hào của Nga thành “mồ chôn” gần Bakhmut
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư mùng 1 tháng Hai, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết khi trận chiến giành thành phố quan trọng phía đông Bakhmut tiếp tục, các lực lượng Ukraine đã tìm cách phá hủy các chiến hào của Nga ở ngoại ô thành phố, biến chúng thành một “nấm mồ”.
“Đơn vị súng trường của Liên bang Nga đã thiết lập một căn hầm dã chiến trong cánh rừng. Các chiến binh của chúng ta đã lần ra nơi ẩn náu của bộ binh địch và tấn công bằng súng cối”.
Bộ đội Biên phòng báo cáo rằng năm “kẻ xâm lược” đã bị chôn vùi dưới đống đổ nát và bốn người khác bị thương sau khi cuộc tấn công phá hủy căn hầm.
Thành phố Bakhmut là nơi xảy ra một số cuộc giao tranh ác liệt nhất trong những ngày gần đây, khi các lực lượng Nga cố gắng giành quyền kiểm soát đường cao tốc Kostiantynivka-Bakhmut và làm gián đoạn nguồn cung cấp cho Bakhmut. Giữ thành phố dưới sự kiểm soát của Ukraine sẽ là một chiến thắng mang tính biểu tượng đối với Kyiv nhưng nếu thành phố này bị lực lượng Nga chiếm giữ, điều đó sẽ tạo cơ hội cho họ tiến xa hơn tới các thành phố quan trọng chiến lược là Sloviansk và Kramatorsk.
Các chiến binh từ công ty lính đánh thuê Nga Wagner đã dẫn đầu cuộc chiến chống lại các lực lượng Ukraine trong và xung quanh Bakhmut nhưng hôm thứ Ba, Volodymyr Nazarenko, phó chỉ huy tiểu đoàn “Svoboda” thuộc Lữ đoàn phản ứng nhanh số 4 của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine, cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên Truyền hình Ukraine rằng có vẻ như quân Wagner giờ đây đã được thay thế bằng lính dù Nga.
Dmytro Kukharchuk, chỉ huy tiểu đoàn tấn công số 2 của Lữ đoàn tấn công biệt lập số 3 của Lực lượng Vũ trang Ukraine, cho biết tuyên bố về khả năng bất khả chiến bại của các đơn vị quân Wagner giờ chỉ còn là “huyền thoại”.
“Tôi phải thừa nhận rằng ở một số khu vực, họ đã đạt được các thành công nhỏ. Theo ý kiến của họ, đó là thành công, theo ý kiến của tôi - hoàn toàn không, bởi vì cuộc bắn phá suốt ngày đêm vào các vị trí của chúng ta với giá phải trả là hàng loạt xác chết, mà chỉ tiến lên được 50 mét trong một số trường hợp hiếm hoi, thì khó có thể được gọi là thành công.”
“Cuối cùng, cuộc chiến không phải là về lãnh thổ, mà là về những người sau đó sẽ giải phóng nhiều lãnh thổ hơn nữa, như đã xảy ra ở Kharkiv hoặc Kherson. Thái độ của người Nga đối với chiến tranh, con người, và lãnh thổ đã không thay đổi kể từ thời của Tướng Hồng quân Zhukov”
Theo Dmytro Kukharchuk, “Trước đây, các cuộc tấn công được thực hiện bởi những người tù tội tham gia vào các đơn vị Wagner, rồi đến các đơn vị Wagner tinh nhuệ hơn, nhưng giờ đây còn có thêm các đơn vị lính Dù Nga”.
“Trước hết, điều này đáng chú ý vì việc sử dụng các thiết bị thông thường của họ. Quân của Wagner buộc phải đi bộ tiến lên, trong khi lính dù Nga có xe bọc thép chở quân và xe chiến đấu bộ binh mà họ tích cực sử dụng”.
“Một điểm khác biệt nữa là vì lý do nào đó quân chính quy ít sẵn sàng chết hơn quân của Wagner. Đó là lý do tại sao họ hành động thận trọng hơn một chút. Nhưng họ vẫn đang chết, chỉ là số lượng không nhiều bằng quân Wagner.”
Các chỉ huy quân sự khác của Ukraine đã lặp lại những đánh giá này trong những ngày gần đây, nói rằng quân đội chính quy của Nga hiện đang hỗ trợ cho nhà thầu quân sự tư nhân Wagner trong cuộc chiến giành Bakhmut.
3. NATO, Nhật Bản cam kết tăng cường quan hệ trước mối đe dọa đối với “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida hôm thứ Ba đã cam kết tăng cường quan hệ, nói rằng Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa đang dẫn đầu “một cuộc đẩy lùi độc đoán chống lại trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”.
“Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng từ hành vi cưỡng ép của Trung Quốc cho đến các hành động khiêu khích của Triều Tiên. Và ở Âu Châu, Nga tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo chống Ukraine. Cuộc chiến này không chỉ là một cuộc khủng hoảng Âu Châu, mà còn là một thách thức đối với trật tự thế giới,” ông Stoltenberg nói trong một tuyên bố chung với ông Kishida hôm thứ Ba, đồng thời cho biết thêm rằng ông và ông Kishida đồng ý rằng “an ninh xuyên Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có mối liên hệ chặt chẽ với nhau”.
“Nếu Tổng thống Putin giành chiến thắng ở Ukraine, điều này sẽ gửi một thông điệp rằng các chế độ độc tài có thể đạt được mục tiêu của họ thông qua vũ lực. Điều này nguy hiểm. Bắc Kinh đang theo dõi chặt chẽ và rút ra những bài học có thể ảnh hưởng đến các quyết định trong tương lai của họ,” ông Stoltenberg nói.
Trong chuyến thăm hôm thứ Ba tới Căn cứ Không quân Iruma của Nhật Bản, ông Stoltenberg nói rằng “cuộc chiến ở Ukraine quan trọng đối với tất cả chúng ta, và do đó chúng ta cũng rất biết ơn về sự hỗ trợ mà Nhật Bản đang cung cấp, cũng như việc cho phép sử dụng máy bay và khả năng vận chuyển hàng hóa.”
Nhật Bản đã cung cấp viện trợ phi sát thương cho Ukraine dưới dạng máy bay không người lái, áo chống đạn, mũ bảo hiểm, lều và vật tư y tế. Tuy nhiên, do các hướng dẫn quốc phòng cấm xuất khẩu vũ khí một cách hiệu quả, Tokyo đã không chuyển giao vũ khí.
Ông Stoltenberg đã đến Tokyo hôm thứ Hai từ Hàn Quốc, nơi ông đã thúc giục Seoul tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Kishida và Tổng thống Hàn Quốc Doãn Tích Duyệt (Yoon Suk Yeol) đã trở thành những nhà lãnh đạo đầu tiên từ các quốc gia của họ tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO vào năm ngoái, tham gia cùng các nhà lãnh đạo liên minh với tư cách quan sát viên.
4. Ngoại trưởng Ukraine cho biết: Ukraine dự kiến nhận 120 đến 140 xe tăng trong “đợt giao hàng đầu tiên” từ các đồng minh
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết Ukraine dự kiến sẽ nhận được 120 đến 140 xe tăng chiến đấu hiện đại của phương Tây trong “làn sóng đầu tiên” chuyển giao từ 12 quốc gia.
“Liên minh xe tăng hiện có 12 thành viên. Tôi có thể lưu ý rằng trong đợt đóng góp đầu tiên, lực lượng vũ trang Ukraine sẽ nhận được từ 120 đến 140 xe tăng kiểu phương Tây”, ông Kuleba cho biết trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư mùng 1 tháng Hai.
Ông Kuleba cũng nhắc lại lời kêu gọi cung cấp máy bay chiến đấu, nói rằng quân đội Ukraine “phải nhận được tất cả các loại vũ khí họ cần để bảo vệ và khôi phục sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước chúng ta.”
5. Tòa Bạch Ốc sẽ sớm công bố gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang lên kế hoạch sớm công bố gói hỗ trợ an ninh mới cho Ukraine.
Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia cho biết: “Ngay lúc này, chúng ta đang gửi một lượng đáng kể vũ khí và hỗ trợ an ninh tới Ukraine để đáp ứng nhu cầu chiến trường đang diễn ra của họ nhằm đối phó với sự gây hấn của Nga. Chúng ta đã gửi pháo binh, đạn dược, xe bọc thép, khả năng phòng không quan trọng. Chúng ta liên lạc thường xuyên về nhu cầu chiến trường của họ và tôi hy vọng chúng ta sẽ sớm có thêm hỗ trợ an ninh để thông báo.”
Gói hỗ trợ an ninh trước đó của Mỹ cho Ukraine trị giá hơn 3 tỷ USD đã được công bố vào ngày 6 Tháng Giêng.
6. Pháp gửi thêm 12 pháo tự hành Caesar tới Ukraine
Pháp sẽ gửi thêm 12 pháo tự hành Caesar tới Ukraine. Theo Le Monde, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu cho biết như vậy trong cuộc họp báo chung với người đồng nhiệm Ukraine Oleksiy Reznikov.
Lecornu lưu ý rằng việc chuyển giao 12 khẩu lựu pháo tự hành Caesar sẽ được tài trợ từ quỹ 200 triệu EUR đã được quốc hội phê chuẩn.
Theo ông Lecornu, Pháp cũng sẽ gửi 150 chuyên gia quân sự tới Ba Lan để huấn luyện 600 binh sĩ Ukraine mỗi tháng và huấn luyện tổng cộng 2.000 binh sĩ Ukraine vào mùa hè.
Theo báo cáo của Ukrinform, Pháp và Australia hôm thứ Hai đã đồng ý cùng cung cấp cho Ukraine đạn pháo 155ly do liên doanh sản xuất.
1. Pakistan: Hàng chục người thiệt mạng trong vụ nổ một đền thờ Hồi Giáo đang khiến các tín hữu Kitô ở quốc gia này tái mặt
Hội Đồng Giám Mục Pakistan đã lên tiếng chia buồn sau cuộc tấn công tự sát kinh hoàng tại một đền thờ Hồi Giáo tại Peshawar. Trong tuyên bố được đưa ra hôm thứ Hai, Đức Cha Joseph Arshad, Giám Mục Islamabad-Rawalpindi bày tỏ nỗi bàng hoàng của ngài trước vụ khủng bố nhắm vào một đền thờ Hồi Giáo của cảnh sát gây tổn thất lớn cho lực lượng bảo vệ trật tự trị an. Ngài cầu nguyện cho linh hồn của các viên chức cảnh sát thiệt mạng, ơn an ủi cho những thân nhân của họ và sự trợ lực và lòng can đảm cho các nhân viên cấp cứu tại hiện trường. Trong nhiều năm qua, các vụ khủng bố thường nhắm vào các cộng đồng Kitô Giáo hay các cộng đồng Hồi Giáo không phải thuộc dòng Sunni. Đây là lần đầu tiên, một đền thờ Hồi Giáo dòng Sunni bị đánh bom và nó tiên báo không còn nơi nào là an toàn vì trong đền thờ Hồi Giáo vừa bị đánh bom hầu hết các tín hữu hiện diện bên trong đền thờ này là viên chức cảnh sát.
Theo các tin tức sơ khởi, đền thờ Hồi Giáo này chiếm một tầng trong một tòa nhà được dùng làm trụ sở của Bộ Tư Lệnh cảnh sát thành phố Peshawar, và là nơi ở của các sĩ quan cảnh sát cao cấp, cũng như những nhân vật chính trị được bảo vệ đặc biệt. Đức Cha Joseph Arshad bày tỏ nỗi hoang mang đã được Ủy ban Công lý và Hòa bình Pakistan nêu lên khi cho rằng vụ nổ ở đền thờ Hồi Giáo này đã khiến các tín hữu Kitô tái mặt. Chỗ đó mà còn bị khủng bố thì các nhà thờ lẻ tẻ làm sao tránh được nạn dịch bạo lực kinh hoàng này.
Ít nhất 59 người thiệt mạng và hơn 150 người bị thương trong vụ đánh bom tự sát do lực lượng Taliban Pakistan thực hiện nhằm vào một nhà thờ Hồi giáo ở thành phố Peshawar, trong bối cảnh tình hình an ninh ở nước này tiếp tục xấu đi.
Vụ nổ xảy ra khi 300 tín hữu đang cầu nguyện trong nhà thờ Hồi giáo, nằm trong khu vực được chính quyền Pakistan gọi là Police Lines của Peshawar, thuộc tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, nơi có trụ sở cảnh sát thành phố, nhà ở của các sĩ quan chống khủng bố, và nhà của các viên chức chính quyền có thế lực. Hầu hết những người bên trong nhà thờ Hồi giáo được cho là các viên chức cảnh sát.
Zafar Khan, một viên chức cảnh sát địa phương cho biết, tác động của vụ nổ đã làm sập mái nhà và một bức tường của nhà thờ Hồi giáo và làm nhiều người bị thương. Các nhân chứng cho biết vụ nổ xảy ra trong đại sảnh khi buổi cầu nguyện buổi chiều sắp bắt đầu và những người đi lễ chật kín bên trong. Theo các quan chức, kẻ đánh bom đã đứng ở hàng ghế đầu.
Lực lượng Taliban ở Pakistan, được gọi là Tehreek-e-Taliban Pakistan, gọi tắt là TTP, đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công, tuyên bố đây là hành động trả thù cho một chiến binh bị giết ở Afghanistan năm ngoái.
Nhưng vài giờ sau, một phát ngôn viên của TTP đã tách nhóm này ra khỏi vụ đánh bom, nói rằng chính sách của họ không nhằm vào các nhà thờ Hồi giáo, chủng viện và các địa điểm tôn giáo. Tuyên bố của ông đã không đề cập đến tuyên bố nhận trách nhiệm trước đó.
TTP, được cho là thân cận với al-Qaida, đã tiến hành một cuộc nổi dậy ở Pakistan trong 15 năm qua, đấu tranh để thực thi nghiêm ngặt hơn các luật Hồi giáo và trả tự do cho các thành viên bị bỏ tù, đồng thời chịu trách nhiệm về nhiều vụ tấn công chết người ở Pakistan chủ yếu nhắm vào các nhà thờ Kitô Giáo.
Nhóm này gần đây đã tăng cường hoạt động chiến đấu sau khi lệnh ngừng bắn với chính phủ bị phá vỡ vào tháng 11. Họ đã nhận trách nhiệm về gần chục vụ tấn công trong những tháng gần đây, chủ yếu nhắm vào quân đội và cảnh sát ở tỉnh Khyber Pakhtunkhwa giáp biên giới Afghanistan
Lực lượng cấp cứu tại hiện trường vụ nổ đã nỗ lực để kéo các tín hữu ra khỏi những mảnh vỡ nặng nề từ mái nhà đổ xuống, với ít nhất 20 người được cho là vẫn bị mắc kẹt khi màn đêm buông xuống. Khan cho biết một số người bị thương đang trong tình trạng nguy kịch tại bệnh viện và có lo ngại số người chết sẽ tăng lên.
Như Khan cho biết có khoảng 300 đến 400 cảnh sát có mặt tại khu vực khi vụ nổ xảy ra và kẻ đánh bom đã vượt qua nhiều lớp an ninh để vào nhà thờ Hồi giáo. Ông nói với các phóng viên: “Rõ ràng là đã xảy ra lỗi an ninh”.
Meena Gul, một sĩ quan cảnh sát, cho biết anh ta đang ở trong nhà thờ Hồi giáo khi quả bom phát nổ và có thể nghe thấy tiếng khóc và la hét sau vụ nổ.
Thủ tướng Pakistan, Shehbaz Sharif, gọi đây là một “cuộc tấn công tự sát” và ra lệnh cho các cơ quan chức năng bảo đảm điều trị y tế tốt nhất có thể cho những người sống sót. Ông nói trong một tuyên bố: “Những kẻ khủng bố muốn tạo ra nỗi sợ hãi bằng cách tấn công vào những người thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Pakistan. Sau khi tham quan hiện trường, Sharif cho biết vụ đánh bom “không khác gì một cuộc tấn công vào Pakistan”.
Cựu thủ tướng Imran Khan cho biết việc thu thập thông tin tình báo và bảo đảm an ninh tốt hơn cho lực lượng cảnh sát là cần thiết để “chống lại mối đe dọa ngày càng tăng của chủ nghĩa khủng bố”.
Mặc dù TTP là một thực thể riêng biệt với Taliban ở Afghanistan, nhưng việc Taliban lên nắm quyền ở Kabul đã được coi là trao quyền cho nhóm này ở nước láng giềng Pakistan, đặc biệt là ở Khyber Pakhtunkhwa.
Vào Tháng Giêng, một nhóm phiến quân Taliban ở Pakistan đã tấn công một đồn cảnh sát ở Khyber Pakhtunkhwa, và vào tháng 12, hàng chục tù nhân TTP đã áp đảo lính canh của họ tại một trung tâm chống khủng bố ở quận Bannu của Khyber Pakhtunkhwa, bắt giữ con tin và giành quyền kiểm soát cơ sở này hơn 24 giờ.
Peshawar, thủ phủ của khu vực Khyber Pakhtunkhwa, là mục tiêu thường xuyên của các cuộc tấn công của phiến quân và đánh bom tự sát, gần đây nhất là vào tháng 3 năm 2022 khi 56 tín hữu thiệt mạng trong một vụ nổ tại một nhà thờ Hồi giáo Shiite /si-ai/ trong thành phố, và Nhà nước Hồi giáo đã nhận trách nhiệm.
Sau vụ đánh bom, an ninh đã được tăng cường ở các thành phố lớn khác bao gồm cả Islamabad, nơi an ninh tại tất cả các điểm ra vào thủ đô được tăng cường và các tay súng bắn tỉa đã được triển khai tại “các điểm và tòa nhà quan trọng”.
2. Một người Công Giáo được chọn làm Thủ tướng Đài Loan
Một người Công Giáo đã được chọn làm tân Thủ tướng Đài Loan. Nữ Tổng thống Thái Anh Văn đã chọn ông Philip Trần Kiến Nhân làm tân Thủ tướng tại đảo quốc này.
Ông Trần Kiến Nhân năm nay 71 tuổi, là một tín hữu Công Giáo nhiệt thành và là một nhà di truyền học nổi tiếng. Ông làm Bộ trưởng y tế từ năm 2003 đến 2005, rồi làm Chủ tịch Hội đồng khoa học toàn quốc, từ năm 2006 đến năm 2008. Gần đây ông làm Phó Tổng thống Đài Loan từ năm 2016 đến 2020.
Hôm 25 tháng Giêng vừa qua, ông Xavier Trương Đôn Hàm, Phát ngôn viên Phủ Tổng thống Đài Loan cho biết bà Tổng thống đã mời ông Trần Kiến Nhân đảm nhận chức vụ tân Thủ tướng, kế nhiệm ông Tô Trinh Xương, từ chức ngày 19 tháng Giêng cùng với các thành viên khác trong Hội đồng nội các, sau khi “Đảng dân chủ tiến bộ” bị thua nặng trong cuộc bầu cử địa phương hồi tháng Mười Một năm ngoái: chỉ chiếm được 5 trong tổng số 21 thành thị tại Đài Loan.
Hôm 05 tháng Giêng vừa qua, ông Trần Kiến Nhân đã đại diện Đài Loan tham dự lễ an táng Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 tại Vatican. Trước đó, hồi tháng Tám năm 2021, ông được bổ nhiệm làm thành viên Hàn lâm viện Tòa Thánh về khoa học.
Đài Loan hiện có quan hệ ngoại giao với 15 nước, trong đó Tòa Thánh là nước duy nhất tại Âu châu, và quan hệ thương mại với 47 quốc gia. Trong số gần 24 triệu dân Đài Loan, có khoảng 4% là Kitô hữu, trong đó có 300.000 tín hữu Công Giáo thuộc bảy giáo phận. 35% là Phật tử, 33% theo Lão Giáo và 19% không thuộc tôn giáo nào, theo thống kê chính thức.
3. Đức Hồng Y João Braz de Aviz sẽ chủ sự thánh lễ nhân ngày Đời sống Thánh hiến
Lúc 6 giờ chiều, ngày 02 tháng Hai tới đây, lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu vào Đền thánh, Đức Hồng Y João Braz de Aviz, người Brazil, Tổng trưởng Bộ Các dòng tu, sẽ chủ sự thánh lễ tại Đền thờ thánh Phêrô, nhân ngày Đời sống Thánh hiến lần thứ 27.
Trước thánh lễ, từ lúc 5 giờ 15, có buổi đọc kinh Mân côi tại Đền thờ.
Những năm trước đây, lễ này do chính Đức Thánh Cha chủ sự, nhưng ngày 02 tháng Hai tới đây, ngài đang thực hiện chuyến tông du tại Cộng hòa Dân chủ Congo và tiếp đó tại Nam Sudan. Tại hai nước này, đông đảo những người thánh hiến nam nữ đang thi hành sứ vụ trong các môi trường nghèo đói và ở ngoài lề xã hội.
Trong thư công bố nhân dịp này, Đức Tổng Giám Mục José Rodríguez Carballo, dòng Phanxicô, Tổng thư ký Bộ Các dòng tu, cũng nhắc đến tiến trình Thượng Hội đồng Giám mục về sự đồng hành và nhấn mạnh rằng Giáo hội được kêu gọi “nới rộng căn lều”, nghĩa là mang lại một sức mạnh mới cho hoạt động truyền giáo. “Sứ mạng của Giáo hội mang lại cho chúng ta cơ hội trở về với lối sống của Thiên Chúa, là sự cảm thương, gần gũi và dịu dàng, được biểu lộ qua lời nói, sự hiện diện và những mối dây thân hữu. Ngày Thế giới về Đời sống Thánh hiến thúc đẩy các tu sĩ nam nữ tự hỏi xem mình phù hợp thế nào với con tim của Thiên Chúa. Và câu trả lời cho những vấn nạn này là nòng cốt của ơn gọi, qua đó ở các nơi trên thế giới, những người thánh hiến cũng đang đáp lại lời mời gọi làm chứng tá Tin mừng, chăm sóc những người yếu đuối nhất, nạn nhân của bất công và chênh lệch xã hội, thực hiện những cử chỉ liên đới, dấn thân xây dựng một tương lai an bình và một thế giới, trong đó tất cả có thể nhìn nhận nhau là anh chị em.
1. Quân Nga tính dứt điểm thành phố Bakhmut, chuyển quân trong đêm vẫn bị phát hiện. Trong 24 giờ mất 920 quân, 8 xe tăng, 8 xe thiết giáp, và 10 cỗ trọng pháo.
Trong cuộc họp báo vắn tắt tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Tư mùng 1 tháng Hai, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Đại Tá Oleksandr Motuzianyk, cho biết quân Nga đã dự định chiếm thành phố Bakhmut trong ngày 1 tháng 2.
Từ khuya ngày 30 Tháng Giêng quân Nga đã pháo không ngớt vào thành phố Bakhmut, và tập trung một lực lượng đông đảo lính Dù cùng với quân Wagner.
Từng là nơi sinh sống của 70.000 người, gần một năm chiến tranh đã khiến Bakhmut trở thành một cái vỏ trống rỗng. Tiếng pháo không ngớt, và thành phố Ukraine đã bị tàn phá và hoang vắng, chỉ có một số người cố gắng kiếm sống bằng nghề nào đó vẫn còn lưu lại ở đây.
Trong đêm, lính Dù Nga di chuyển từ hướng Popasna đến Pidhorodne để tấn công vào mạn phía Đông của thành phố Bakhmut, nhưng đã bị phát hiện. Lữ Đoàn pháo binh 44 biệt lập của quân Ukraine, và tiểu đoàn pháo binh của Lữ Đoàn Tác Chiến số 3 của Vệ Binh Quốc Gia đã pháo kích tới tấp. Các không ảnh vào trưa ngày 1 tháng 2 cho thấy trên xa lộ T0504 một cảnh tượng kinh hoàng xác lính Nga, cùng với 8 xe tăng, 8 xe thiết giáp, 13 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 10 cỗ trọng pháo do xe kéo.
Chỉ huy tiểu đoàn Khartia Seva Kozhemyako nằm trong số các lực lượng của Ukraine đã ngăn được quân Nga trong nỗ lực chiếm Bakhmut này. Trong các trung tâm chỉ huy công nghệ cao dưới lòng đất, binh lính của anh ta — một số là từng là những người chơi game và nhân viên công nghệ thông tim— sử dụng máy bay không người lái rẻ tiền để phát video trực tiếp từ tiền tuyến, tiết lộ rõ từng chi tiết đến mức đáng kinh ngạc.
Máy bay không người lái cho thấy những người lính Nga đã chết và những cảnh tan hoang, nơi người ta thấy quân đội Nga đang bò tìm chỗ ẩn nấp.
Các đơn vị pháo binh cũng giám sát chiến trường trong thời gian thực và được hướng dẫn bởi thông tin thu thập được từ máy bay không người lái.
Kozhemyako nói về các đơn vị pháo binh: “Ngay khi nhìn thấy đối phương ở đó hoặc xe tăng, họ bắt đầu nổ súng. “Chúng tôi gọi cho họ khi cần điều chỉnh hỏa lực”.
Ở phần phía đông của thành phố, người Nga tung từng đợt quân vào cuộc chiến.
Anton Zadorozhny, chỉ huy tiểu đoàn tác chiến thứ ba, cho biết: “Họ tiếp tục tiến về phía những người lính đã ngã xuống.”
Khi một nhóm bị tiêu diệt, một nhóm khác sẽ đến. Sau đó, vào ban đêm, họ thu thập các thi thể.
Những người đứng sau máy bay không người lái làm việc, ngủ và ăn trong trung tâm chỉ huy dưới lòng đất theo ca, bảo đảm rằng trên chiến trường đẫm máu chỉ cách đó vài dãy nhà, Bakhmut vẫn trụ vững.
2. Nga tiết lộ thông điệp đơn giản được gửi từ Mỹ
Hôm 30 Tháng Giêng, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken đã có chuyến công du tới Cairo, thủ đô Ai Cập, nơi ông có cuộc gặp gỡ với tổng thống Abdel Fattah al-Sisi và Ngoại trưởng Sameh Shoukry. Shoukry cho biết ông ta sắp có cuộc gặp gỡ với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Mạc Tư Khoa. Vì thế, Ngoại trưởng Blinken đã nhờ ông Shoukry gởi một thông điệp đến Ngoại trưởng Nga. Thông điệp ấy nói gì?
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Reveals Simple Message Sent From U.S.”, nghĩa là “Nga tiết lộ thông điệp đơn giản được gửi từ Mỹ”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm thứ Ba cho biết ông đã nhận được một thông điệp từ Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken nói rằng Nga phải “chấm dứt” cuộc chiến ở Ukraine.
Ông Lavrov cho biết thông điệp được Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry gửi cho ông. Ngoại trưởng Blinken gần đây đã gặp Shoukry khi đến thăm thủ đô Cairo của Ai Cập trước khi Shoukry tới Mạc Tư Khoa để hội đàm với ông Lavrov và các quan chức Nga khác.
Trong phát biểu sau cuộc gặp với Shoukry, ông Lavrov nói rằng Nga sẵn sàng đón nhận một “đề xuất nghiêm túc” từ Mỹ “nhằm giải quyết tình hình hiện tại” ở Ukraine, theo hãng tin RT do nhà nước Nga kiểm soát. Tuy nhiên, ông Lavrov cho biết thông điệp của Blinken không có đề xuất nào nghiêm túc như vậy.
Theo TASS, một kênh truyền thông khác do Điện Cẩm Linh kiểm soát, ông Lavrov cho biết thông điệp của Blinken nói rằng “Nga phải đình chiến từ khắc, rút quân, và rồi mọi thứ sẽ ổn.”
“Blinken đã bỏ sót điều gì đó,” ông Lavrov tiếp tục trước khi khẳng định các mục tiêu của Mỹ và các đồng minh phương Tây của Ukraine đã được Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nêu rõ hơn hôm thứ Hai trong chuyến thăm Hán Thành, thủ đô Hàn Quốc.
“Ông Stoltenberg đã nói trong một bài phát biểu của mình rằng Nga phải thua, phải bị đánh bại và phương Tây không thể để Ukraine thua, bởi vì trong trường hợp đó, ông lập luận, phương Tây sẽ thua và cả thế giới sẽ thua,” Ngoại trưởng Lavrov nói.
“Mọi thứ ở đây khá rõ ràng. Nó hoàn toàn không phải về Ukraine,” ông Lavrov nói. “Chế độ Kyiv, không có độc lập, thực hiện ý chí của chủ quyền Hoa Kỳ và phần còn lại của phương Tây, mà Washington đã khuất phục được và sẽ không cho phép bất kỳ sự kiện nào trên trường quốc tế có thể gây nghi vấn bằng cách nào đó tuyên bố bá quyền của Hoa Kỳ trong thế giới hiện đại.”
Trong bài phát biểu trước công chúng ở Hán Thành, ông Stoltenberg nói rằng điều “cực kỳ quan trọng” là Nga không thể thắng trong cuộc chiến. Ông nói rằng một chiến thắng của lực lượng của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có hại cho Ukraine và gửi một thông điệp nguy hiểm tới các nhà lãnh đạo độc tài như Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc “rằng họ có thể đạt được những gì họ muốn thông qua việc sử dụng vũ lực.”
Ông Stoltenberg cũng kêu gọi Hàn Quốc cung cấp vũ khí cho Ukraine bất chấp việc nước này có luật cấm cung cấp vũ khí cho các quốc gia có xung đột.
Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2 vừa qua, các quan chức Điện Cẩm Linh đã cố gắng liên kết NATO và phương Tây với cuộc chiến. Vào tháng 12, ông Lavrov nói với một đài truyền hình Nga rằng “tập thể phương Tây, đứng đầu là cường quốc hạt nhân Hoa Kỳ đang gây chiến với chúng ta.”
Khi được Newsweek liên hệ để bình luận về tin nhắn mà ông Lavrov nói rằng ông đã nhận được từ Blinken, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ đã trả lời bằng một tuyên bố.
“Ngoại trưởng đã có một thông điệp nhất quán cho người Nga, thông điệp mà ông ấy đã đưa ra trước công chúng và trong vòng riêng tư. Bổn phận của Điện Cẩm Linh là chấm dứt hành động gây hấn và rút quân khỏi lãnh thổ Ukraine để tiến tới một nền hòa bình công bằng và lâu dài. Thông điệp mà ông ấy truyền tải tới Ngoại trưởng Shoukry cũng không khác gì.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để bình luận.
3. Mỹ cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân khi không cho phép thanh tra
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Nga đang vi phạm thỏa thuận kiểm soát vũ khí hạt nhân quan trọng với Mỹ và tiếp tục từ chối cho phép phái đoàn Mỹ thanh tra các cơ sở hạt nhân của nước này.
“Nga không tuân thủ nghĩa vụ của mình theo Hiệp ước New START trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thanh tra trên lãnh thổ của mình. Việc Nga từ chối tạo điều kiện cho các hoạt động thanh tra ngăn cản Mỹ thực hiện các quyền quan trọng theo hiệp ước và đe dọa khả năng kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa Mỹ và Nga”
Phát ngôn nhân nói thêm: “Nga cũng đã không tuân thủ nghĩa vụ của Hiệp ước New START về việc triệu tập một phiên họp của Ủy ban tư vấn song phương theo thời gian quy định của hiệp ước”.
Theo hiệp ước New START - thỏa thuận duy nhất còn lại điều chỉnh hai kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới - Washington và Mạc Tư Khoa được phép tiến hành thanh tra các cơ sở vũ khí của nhau, nhưng do đại dịch Covid-19, các cuộc thanh sát đã bị tạm dừng kể từ năm 2020.
Một phiên họp của Ủy ban Tư vấn Song phương về hiệp ước dự kiến sẽ họp ở Ai Cập vào cuối tháng 11 nhưng đột ngột bị hủy bỏ. Hoa Kỳ đã đổ lỗi cho Nga về sự trì hoãn này. Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao nói rằng quyết định này được đưa ra “đơn phương” bởi Nga.
Hiệp ước đặt ra giới hạn về số lượng vũ khí hạt nhân tầm xa được triển khai mà cả Mỹ và Nga có thể sở hữu. Lần cuối cùng nó được gia hạn vào đầu năm 2021 trong 5 năm, nghĩa là hai bên sẽ cần sớm bắt đầu đàm phán về một thỏa thuận kiểm soát vũ khí khác.
Bộ Ngoại giao cho biết Nga có thể trở lại tuân thủ đầy đủ, nếu họ “cho phép các hoạt động thanh tra trên lãnh thổ của mình, giống như đã làm trong nhiều năm theo Hiệp ước START mới” và cũng lên lịch cho một phiên họp của ủy ban.
Hôm thứ Hai, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết yếu tố cuối cùng còn lại của hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân song phương với Hoa Kỳ có thể hết hạn sau ba năm mà không có sự thay thế.
Khi được hỏi liệu Mạc Tư Khoa có thể hình dung việc không có thỏa thuận kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa hai quốc gia khi việc gia hạn Hiệp ước START mới năm 2011 kết thúc sau năm 2026 hay không, ông Ryabkov nói với hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti hôm thứ Hai: “Điều này rất có thể xảy ra.”
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Nga vẫn tiếp tục cuộc chiến ở Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 12 thừa nhận rằng cuộc xung đột “sẽ diễn ra trong một thời gian”, đồng thời cảnh báo về mối đe dọa chiến tranh hạt nhân “ngày càng tăng”. Và không loại trừ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân lần đầu, Putin cho biết ông coi kho vũ khí hạt nhân của Nga là một biện pháp răn đe hơn là khiêu khích.
4. Người Nga đào hào xung quanh sân bay Berdiansk - Fedorov
Quân đội Nga đang xây dựng “các tuyến phòng thủ” và xây dựng các công trình phòng thủ xung quanh sân bay Berdiansk.
“Đã có các công trình kiên cố xung quanh Melitopol - từ hướng Berdiansk, Vasylivka và vùng Kherson. Trong những tuần gần đây, quân xâm lược đã đào hào và dựng 'răng rồng' xung quanh sân bay Berdiansk, cách tiền tuyến 100 km.”
Theo Fedorov, quân xâm lược Nga đang tìm kiếm những người ở Crimea tạm thời bị xâm lược để xây dựng các tuyến phòng thủ.
Các hình ảnh của Planet Labs, do hãng tin Defense Express công bố, cho thấy quân xâm lược Nga từ lâu đã biến sân bay bỏ hoang thành căn cứ cho máy bay trực thăng.
Một hoạt động cực kỳ quan trọng khác của đối phương đã được chú ý trong quá trình phân tích các hình ảnh: việc biến sân bay thành một nút phòng thủ với việc tạo ra một vành đai công sự chính thức.
Theo báo cáo, toàn bộ sân bay dọc theo chu vi 15 km có các tuyến phòng thủ bao gồm các chiến hào và các vị trí trú ẩn cho các binh sĩ và thiết bị. Hơn nữa, các công sự chống tăng, cái gọi là “kim tự tháp của Wagner”, được lắp đặt phía trước chiến hào.
5. Ba Lan thảo luận về việc cung cấp máy bay phản lực F-16 cho Ukraine với các đối tác NATO
Các nhà chức trách nước này đang thảo luận về vấn đề Ba Lan cung cấp máy bay phản lực F-16 cho Ukraine với các đồng minh NATO. Warsaw không tiết lộ công khai các chi tiết về hỗ trợ an ninh cho Ukraine.
Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Zbigniew Rau cho biết điều này tại cuộc họp báo chung với ngoại trưởng các nước vùng Baltic ở Riga, khi trả lời câu hỏi về việc Ba Lan cung cấp máy bay phản lực F-16 cho Ukraine.
Như bộ trưởng Ba Lan đã lưu ý, tất cả các nguồn cung cấp của Ba Lan cho Ukraine được thực hiện “với sự phối hợp và thỏa thuận chặt chẽ với các đồng minh NATO”.
“Như các bạn đã biết, vấn đề máy bay đang được thảo luận với các đối tác của chúng ta,” Rau nhấn mạnh.
Ông lưu ý rằng chính phủ Ba Lan không tiết lộ công khai chi tiết về các vấn đề nhạy cảm như chủng loại và số lượng vũ khí, thiết bị và đạn dược được gửi đến Ukraine.
Tuy nhiên, ông lưu ý rằng Ba Lan sẵn lòng giúp người Ukraine bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước họ theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
Ông Rau cho biết thêm Ba Lan sẽ tổ chức cung cấp xe tăng chiến đấu cho Ukraine. Quyết định này đã được chính phủ Ba Lan công bố cách đây vài tuần.
Như đã đưa tin, một ngày trước đó, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết nếu quyết định gửi chiến binh F-16 tới Ukraine được đưa ra, Ba Lan sẽ hành động “phối hợp đầy đủ” với các đồng minh của mình.
Ukraine tìm cách mua các chiến đấu cơ hiện đại - F-16 hoặc F-15 của Không quân Hoa Kỳ hoặc các loại tương tự ở Âu Châu như German Tornado hoặc Gripen của Thụy Điển - để thay thế máy bay thời Liên Xô.
Mới đây, chính quyền Ba Lan đã thông báo chuyển giao một đại đội xe tăng Leopard 2, tức là 14 chiếc, và 60 xe tăng hiện đại hóa, trong đó có 30 chiếc PT-91 Twardy, cho Ukraine.
6. Điệp viên hàng đầu tin rằng quân đội Ukraine tiến vào Crimea không kích hoạt cuộc tấn công hạt nhân
Người đứng đầu Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine, Kyrylo Budanov, đã bác bỏ giả định rằng việc các lực lượng Ukraine tiến vào Crimea sẽ kích động Tổng thống Nga Vladimir Putin triển khai vũ khí hạt nhân chống lại Ukraine.
Thiếu Tướng Budanov đã đưa ra lập trường trên với tờ The Washington Post.
“Đây không phải là sự thật. Và Crimea sẽ được trả lại cho chúng tôi. Tôi sẽ nói cho các bạn biết thêm: Mọi chuyện bắt đầu ở Crimea vào năm 2014, và tất cả sẽ kết thúc ở đó,” Budanov nói khi trả lời câu hỏi của một nhà báo về việc liệu Nga có thể tấn công Ukraine bằng vũ khí hạt nhân hay không nếu quân đội nước này tiến vào Crimea tạm thời bị xâm lược.
“Đó là một chiến thuật gây sợ hãi,” anh nói thêm.
“Nga là một đất nước mà bạn có thể mong đợi rất nhiều thứ ngoại trừ sự ngu xuẩn hoàn toàn. Xin lỗi phải nói như thế, nhưng nó sẽ không xảy ra. Thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân sẽ dẫn đến không chỉ thất bại quân sự cho Nga mà còn dẫn đến sự sụp đổ của nước Nga. Và họ biết rất rõ điều này, họ không ngu đâu” Budanov nói.
Người đứng đầu cơ quan tình báo quốc phòng cũng lưu ý rằng “chúng ta phải làm mọi thứ để bảo đảm rằng Crimea sẽ trở về nhà vào mùa hè.”
Như đã đưa tin, cựu chỉ huy EUCOM của Mỹ, Tướng Mark Hertling, bày tỏ tin tưởng rằng Ukraine có khả năng giành chiến thắng trong cuộc chiến và giành lại tất cả các vùng lãnh thổ bị Nga tạm thời xâm lược, bao gồm cả Crimea.
7. Người Ukraine dường như không nản lòng trước sự miễn cưỡng từ các đồng minh trong việc gửi chiến đấu cơ
Các quan chức hàng đầu của Ukraine trong những ngày gần đây đã leo thang chiến dịch vận động hành lang công khai để mua chiến đấu cơ F-16 do Mỹ sản xuất, cho rằng họ cần chúng khẩn cấp để phòng thủ trước các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái của Nga.
Tuy nhiên, nỗ lực đó vấp phải sự hoài nghi của các quan chức Mỹ và đồng minh, những người cho rằng các máy bay phản lực sẽ không thực tế, vì chúng cần được huấn luyện kỹ càng và vì Nga có hệ thống phòng không rộng lớn có thể dễ dàng bắn hạ chúng.
Điều khó hiểu hơn đối với các quan chức Mỹ là tại sao Ukraine lại công khai yêu cầu mua F-16 như vậy, trong khi về mặt riêng tư, loại máy bay phản lực này hiếm khi được đề cập ở trên cùng trong danh sách vũ khí mong muốn của Ukraine.
Hôm thứ Hai, khi được hỏi liệu Mỹ có cung cấp F-16 cho Ukraine hay không, Tổng thống Joe Biden đã trả lời thẳng thừng là “không”. Khi được hỏi hôm thứ Ba, liệu ông có kế hoạch nói chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hay không trong bối cảnh Ukraine hô hào viện trợ máy bay phản lực F-16, Biden nói, “Chúng tôi sẽ nói chuyện.”
Sự thúc đẩy công khai mới của Ukraine đối với các máy bay, mà hôm thứ Ba ngoại trưởng Ukraine đã công khai mô tả là một “ưu tiên”, dường như được thúc đẩy phần lớn bởi niềm tin ở Kyiv rằng với đủ áp lực dư luận, người Ukraine cuối cùng có thể bảo đảm các hệ thống vũ khí từng được coi là đường dây đỏ phía tây.
Cho đến nay, sự kiên trì của Ukraine đã được đền đáp và người Ukraine dường như không nản lòng trước sự miễn cưỡng của các đồng minh trong việc gửi F-16.
“Điều không thể hôm nay hoàn toàn có thể xảy ra vào ngày mai”, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov nói với NPR hôm thứ Ba.
8. Cập nhật mới nhất của Tình báo Quốc phòng về tình hình ở Ukraine - ngày 1 tháng 2
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh cho biết như sau:
Trong những ngày gần đây, một số vụ pháo kích dữ dội nhất trong cuộc xung đột có thể đã diễn ra dọc theo sông Dnipro ở miền nam Ukraine. Điều này bao gồm việc Nga tiếp tục pháo kích vào thành phố Kherson bằng pháo bắn từ phía đông của dòng sông.
Vào ngày 29 Tháng Giêng, chính quyền địa phương báo cáo thêm ba thường dân thiệt mạng ở Kherson, trong khi hai tàu thuộc sở hữu nước ngoài neo đậu trên sông bị hư hại, làm chảy dầu ra ngoài.
Kherson vẫn là thành phố lớn của Ukraine bị pháo kích thường xuyên nhất bên ngoài Donbas. Cơ sở lý luận chính xác của Nga cho việc chi tiêu thả dàn kho đạn dược đang căng thẳng của mình ở đây là không rõ ràng. Tuy nhiên, các chỉ huy có khả năng một phần nhằm mục đích làm suy giảm tinh thần người dân và ngăn chặn bất kỳ cuộc phản công nào của Ukraine qua sông Dnipro.
Đức Thánh Cha Phanxicô đặt chân đến Congo, nơi hội tụ tất cả các ưu tiên của ngài
Đất nước Trung Phi đang bị tàn phá bởi chiến tranh, nghèo đói và nạn cướp bóc môi trường—và đó có thể là tương lai của Giáo Hội Công Giáo. -- Trong 10 năm lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi sự chú ý đến hoàn cảnh khó khăn của những người tị nạn và người nghèo cũng như sự cướp bóc của cải tự nhiên trên trái đất. Ngài đã đi đến những vùng ngoại vi của Giáo Hội để chạm vào vết thương của những người bị đau khổ và bị lãng quên nhất. Và ngài đã chào đón những người trẻ Công Giáo, đặc biệt là ở miền nam bán cầu đang bùng nổ, đến với một Giáo Hội toàn diện hơn.
Hôm thứ Ba, Đức Phanxicô đã đặt chân đến Cộng hòa Dân chủ Congo, một quốc gia kết tinh tất cả những ưu tiên đó. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên kể từ năm 1985 đến thăm quốc gia này, nơi các nhà lãnh đạo giáo hội địa phương đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về đạo đức đang rất cần sự chú ý của Đức Giáo Hoàng và của thế giới.
Số người chào đón Đức Phanxicô đông đảo ở thủ đô Kinshasa. Hàng chục nghìn người xếp hàng dọc đường từ sân bay, reo hò và vẫy cờ trong trang phục sặc sỡ của địa phương và đồng phục học sinh Công Giáo dưới những tấm biển quảng cáo khổng lồ về Đức Phanxicô mà thường cũng kèm theo hình ảnh của tổng thống.
Những cây cầu vượt chật cứng thêm hàng ngàn người. Họ tập trung tại các bến xe buýt và đổ ra khỏi những con phố tồi tàn và chạy dọc theo đoàn xe hộ tống, đi cùng là những người lính vũ trang trên những chiếc xe jeep mui trần.
Việc Đức Giáo Hoàng đến Kinshasa đã gây phấn khích. Dù Congo là hiện thân của những vết thương mà Đức Phanxicô hy vọng sẽ chữa lành, nhưng nó cũng là một quốc gia có khả năng ảnh hưởng lớn đến tương lai của Giáo hội.
“Bị chiến tranh tàn phá, Cộng hòa Dân chủ Congo tiếp tục chứng kiến những cuộc xung đột trong biên giới của mình và tình trạng buộc phải di cư, và phải chịu đựng những hình thức bóc lột khủng khiếp, không xứng đáng với con người và tạo vật,” Đức Phanxicô nói.
“Đất nước này, quá rộng lớn và tràn đầy sức sống, màng ngăn của Phi Châu này, bị bạo lực tấn công như một cú đánh vào bụng, dường như đã có lúc phải thở hổn hển,” Đức Thánh Cha nói.
Đức Thánh Cha Phanxicô, 86 tuổi, giờ đây thường phải ngồi xe lăn, cũng sẽ đến thăm Nam Sudan, nơi Giáo hội tham gia sâu vào các cuộc đàm phán hòa bình và xây dựng nền dân chủ, trong chuyến đi kéo dài đến ngày Chúa Nhật. Ban đầu ngài dự định đến thăm các quốc gia vào năm ngoái nhưng đã hoãn chuyến đi vì bệnh ở đầu gối, mà nay đã được cải thiện.
Tình trạng bạo lực Congo và những kỳ vọng liên quan đến chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng
Trong khi đó, bạo lực ở miền đông Congo đang bùng phát trở lại, với hơn 120.000 người chạy trốn khỏi các cuộc tấn công của quân nổi dậy ở vùng nông thôn và tìm nơi trú ẩn ở thành phố Goma. Cuộc chiến đã buộc Đức Thánh Cha Phanxicô phải hủy bỏ chặng đó của chuyến đi, và thay vào đó, các nạn nhân của bạo lực trong khu vực sẽ đến gặp ngài ở thủ đô Kinshasa.
Boniface Deagbo, thư ký điều hành của Caritas Congo, tổ chức bác ái của Giáo Hội Công Giáo, cho biết: “Chuyến thăm của Đức Thánh Cha có thể có tác động tích cực đến cách điều hành đất nước. “Chúng ta hy vọng rằng chuyến thăm là một cơ hội tốt để vận động chính sách chấm dứt chiến tranh và bảo đảm an ninh cho Cộng hòa Dân chủ Congo”
Đó là một yêu cầu cao. Congo là quê hương của một trong những cuộc xung đột khó giải quyết nhất trên thế giới. Nó được thúc đẩy bởi di sản của chủ nghĩa thực dân và nạn diệt chủng xuyên biên giới ở Rwanda, đã làm lấp đầy các trại tị nạn với hơn 5,5 triệu người.
Các nhóm phiến quân, một số được hỗ trợ bởi Rwanda và Uganda, đã cướp bóc các ngôi làng, ăn trộm gia súc, sát hại cư dân và hãm hiếp phụ nữ. Những khu rừng nhiệt đới rộng lớn bị cướp bóc để lấy vàng, coban và các tài nguyên khác, một phần để chi trả cho vũ khí và chiến tranh. Một số viên chức Giáo Hội địa phương nói tham nhũng tràn lan là cốt lõi của vấn đề.
Nhưng vì Congo là hiện thân của những vết thương mà Đức Phanxicô hy vọng sẽ chữa lành, nên nó cũng là một quốc gia có khả năng ảnh hưởng lớn đến tương lai của Giáo hội.
Khoảng một nửa trong số hơn 95 triệu dân của Congo theo Công Giáo, khiến Công Giáo trở thành giếng sâu nhất về đức tin ở Phi Châu, lục địa mà nhiều người hy vọng sẽ bổ sung cho Giáo Hội khi số người tham dự thánh lễ đang giảm dần ở phương Tây. Vào năm 2022, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc ước tính rằng 265 triệu người Công Giáo ở Phi Châu chiếm khoảng 20% trong số 1,3 tỷ tín hữu trên thế giới. Và con số đó đang tăng lên.
Hôm thứ Ba, Đức Phanxicô đã so sánh đất nước với một viên kim cương, nói rằng người dân ở đây “có giá trị vô giá,” và rằng ngài cũng như giáo hội của mình “tin vào tương lai của anh chị em, tương lai nằm trong tay anh chị em.”
Giáo Hội Công Giáo luôn đóng một vai trò ở Congo, đặc biệt là trong việc thúc đẩy dân chủ và nhân quyền. Đức Gioan Phaolô II đã đến thăm Congo, khi đó được gọi là Zaire, vào năm 1980 và trở lại vào năm 1985. Ông Deagbo, quan chức của Caritas Congo, nói rằng Giáo Hội đã cung cấp các chương trình chăm sóc sức khỏe, thực phẩm và giáo dục cho hàng triệu người Congo.
Kể từ những năm 1990, Giáo Hội cũng là công cụ cố gắng buộc các nhà lãnh đạo đất nước phải chịu trách nhiệm. Hội đồng Giám mục Congo, tổ chức có tiếng nói nhất ở Phi Châu, đã không né tránh khi Tổng thống Joseph Kabila hoãn bầu cử sau khi mãn nhiệm kỳ vào tháng 12 năm 2016. Hội đồng này đã tổ chức các cuộc biểu tình và đưa vấn đề này ra sự chú ý của quốc tế, giúp buộc ông Kabila phải từ chức và từ bỏ nhiệm kỳ thứ ba.
Giáo Hội sau đó đã triển khai khoảng 40.000 quan sát viên cho cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2018, thông báo rằng có một người chiến thắng rõ ràng, nhưng không nói rõ đó là ai. Các chuyên gia nhất trí rằng Martin Fayulu, ứng cử viên đối lập hàng đầu, nhưng một nhân vật đối lập khác, Félix Antoine Tshilombo Tshisekedi, đã nắm quyền. Tuy nhiên, đây là cuộc chuyển giao quyền lực dân chủ, hòa bình đầu tiên của đất nước kể từ khi giành được độc lập từ Bỉ vào năm 1960.
Vào Tháng Giêng năm 2020, Đức Phanxicô đã gặp ông Tshisekedi để thảo luận về mối quan hệ được cải thiện giữa Tòa thánh và Congo. Một cuộc bầu cử khác sẽ diễn ra vào tháng 12 này.
Hôm thứ Ba, Đức Phanxicô kêu gọi “các cuộc bầu cử tự do, minh bạch và đáng tin cậy” và kêu gọi chấm dứt tham nhũng và thao túng bạo lực. Ngài nói, sự bóc lột chính trị đã nhường chỗ cho một “ chủ nghĩa thực dân kinh tế “ cũng nô dịch không kém. Kết quả là đất nước bị “cướp bóc ồ ạt”.
“Quyền lực chỉ có ý nghĩa nếu nó trở thành một hình thức phục vụ,” Đức Phanxicô nói, khi lên án chủ nghĩa độc đoán và lòng tham.
Người Công Giáo vẫn tích cực tham gia chính trị. Sau khi cử hành Thánh lễ vào một số ngày Chúa Nhật, các tín hữu trên khắp đất nước đã tuần hành thẳng từ nhà thờ trong các cuộc biểu tình quy mô lớn, khiến chính quyền gặp khó khăn hơn trong việc trấn áp họ. Những người biểu tình đã yêu cầu các cuộc bầu cử mới và chấm dứt chiến tranh ở phía đông.
Nhưng đó vẫn chỉ là một khát vọng. Esperance Lwabo Nyende, 30 tuổi, đã mang theo ba cô con gái nhỏ của mình và chạy trốn đến nơi an toàn khi phiến quân Rwandan, Congo và Uganda thuộc lực lượng nổi dậy M23 gần đây đã tấn công ngôi làng của cô ở Rutshuru.
“Tôi rất mệt mỏi vì mang thai,” cô nói, bên ngoài ngôi nhà mới của gia đình cô, được ghép từ cành cây và một tấm bạt, trong một lán trại tạm bợ. “Đây là một cuộc sống khốn khổ. Có tiêu chảy, đói kém, cảm lạnh,” cô ấy nói thêm, mong rằng những người ra quyết định có “can đảm để nói chuyện như những người đàn ông để chúng tôi có thể về nhà.”
Miền đông Congo rơi vào tình trạng hỗn loạn theo từng giai đoạn kể từ năm 1994, khi nạn diệt chủng xuyên biên giới ở Rwanda đã khiến hàng triệu người tị nạn - bao gồm cả thủ phạm của các vụ thảm sát - vượt qua biên giới và vào các trại lớn. Nhưng gần đây đã có một sự leo thang trong cuộc xung đột kéo dài do sự tái xuất hiện của M23, hay Phong trào 23 tháng 3, đề cập đến một thỏa thuận hòa bình thất bại được ký vào ngày đó vào năm 2009.
Ngoài ra còn có hơn 120 nhóm vũ trang và dân quân tự vệ khác đang tranh giành đất đai và quyền lực ở các tỉnh Bắc và Nam Kivu, Ituri, và Tanganyika.
Dady Saleh, một giáo sư ở Goma cho biết: “Chúng tôi đang ở trong tình trạng hoàn toàn bất an. “Đối với hơn 90 phần trăm người dân, đó là sự nghèo đói cùng cực, sự bất an cùng cực.”
Đức Phanxicô đã gửi lời chia buồn trong tháng này sau khi các chiến binh Hồi giáo tấn công một nhà thờ Ngũ Tuần ở tỉnh Bắc Kivu, giết chết ít nhất 14 người và làm bị thương hơn 60 người khác. Các vụ nổ do Nhà nước Hồi giáo nhận trách nhiệm đã đánh trúng một nhà thờ Công Giáo và một khu chợ ở Beni.
Đức Tổng Giám Mục Marcel Utembi Tapa của Kisangani, đồng thời là chủ tịch hội đồng giám mục, cho biết các viên chức Giáo Hội đang lo lắng về các cuộc tấn công liên tục của các nhóm vũ trang chống lại thường dân trong các trại di dời. Bạo lực đã giết chết rất nhiều người, bao gồm cả đại sứ Ý tại Congo, Luca Attanasio, vào năm 2021, khi ông đang dẫn đầu phái đoàn Chương trình Lương thực Thế giới gần Goma.
Tình trạng bóc lột của các cường quốc tại Congo
Thứ Ba 31 Tháng Giêng đánh dấu chuyến đi thứ năm của Đức Phanxicô đến Phi Châu. Khi còn trẻ và năng động hơn, ngài đã vẫy tay từ bên trong chiếc xe giáo hoàng đang mở khi đi qua những con đường đất của Cộng hòa Trung Phi vào năm 2015. Trong các chuyến đi đến Madagascar, Mauritius và Mozambique vào năm 2019, ngài đã nhấn mạnh cam kết của mình với người nghèo ở Phi Châu và với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của mình.
Đó là thông điệp mà ngài sẽ nhắc lại ở Congo, một quốc gia giàu vàng, đồng, kim cương và 2/3 lượng coban của thế giới.
Trung Quốc và Hoa Kỳ đang chạy đua để giành quyền kiểm soát nguồn cung cấp coban toàn cầu, một phần thiết yếu của pin xe điện. Hầu như tất cả vàng của Congo đều nằm trong tay các cường quốc khu vực, sau đó được buôn lậu ra thị trường quốc tế.
Sự cạnh tranh về sự giàu có của Congo dẫn đến việc bóc lột công nhân mỏ, bạo lực đối với các cộng đồng sống xung quanh các mỏ và gây ra xung đột, đặc biệt là ở phía đông của đất nước.
“Hãy bỏ tay khỏi Cộng hòa Dân chủ Congo! Hãy bỏ tay khỏi Phi Châu! Hãy ngừng bóp nghẹt Phi Châu: đó không phải là một mỏ khai thác hay một địa hình để cướp bóc,” Đức Phanxicô nói. “Chúng ta không thể quen với cảnh đổ máu đã đánh dấu đất nước này trong nhiều thập kỷ, khiến hàng triệu người chết mà hầu như không được biết đến ở những nơi khác. Điều gì đang xảy ra ở đây cần phải được biết đến.”
Source:Sismografo