Ngày 31-01-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:11 31/01/2010
RANH GIỚI

N2T


Trong ánh sáng truyền lại một âm thanh ầm ỉ, đại sư đã nghe, kinh ngạc vô cùng. Sau khi sai người kiểm tra thì mới biết là một tên đệ tử của mình làm náo loạn, thế là ông ta kêu tên đệ tứ ấy lại hỏi nguyên do.

- “Có một phái đoàn các học giả đến thăm thầy, con nói với họ là thầy không có thời gian để nói những chuyện lãng phí với người chỉ biết sách vở, chỉ chú trọng đến học vấn nhưng lại thiếu sót sự khôn ngoan trên mình. Những người này chỉ biết các minh định của giáo điều, ở đâu cũng tự tạo ranh giới giữa con người với nhau...”

Đại sư mĩm cười, nói:

- “Nói rất đúng, rất đúng, nhưng nói cho thầy biết có phải bởi vì con tự cho là đúng, phải kẻ một lằn ranh rõ ràng với mấy vị học giả ấy, mới tạo ra cảnh tranh chấp và đối lập trước mắt phải không ?”

(Lắng nghe của loài ếch)

Suy tư

Các giáo điều của Chúa Giê-su đưa con người đến phúc trường sinh; các giáo huấn của Giáo Hội đưa con người ta tìm đến Thiên Chúa là nguồn mạch trường sinh và hạnh phúc.

Nhưng có những “giáo điều” của một vài cha sở thì trở thành ranh giới ngăn cách giữa Thiên Chúa với dân Ngài, giữa cha sở với giáo dân và giữa giáo dân với nhau, nhưng “giáo điều” ấy là:

- Phải đi xưng tội đúng theo những giờ giấc mà cha sở đã quy định, và cha sở chỉ ngồi tòa đúng giờ quy định. Đây là ranh giới ngăn cách giữa Thiên Chúa với tội nhân.

- Tiền xin lễ phải đúng với quy định của giám mục địa phương, thiếu một xu cũng không nhận, nếu có nhận thì bỏ vào thùng tiền dâng cúng đợi một tháng mở ra làm lễ chung, nhưng dư vài trăm ngàn thì nhận. Đây là ranh giới ngăn cách giữa cha sở và giáo dân.

- Quy định xin lễ đặc biệt tiền nhiều thì có ca đoàn hát và treo các bức liễn trong nhà thờ, lễ ít đặc biệt thì chỉ có hát, lễ thường thì không gì cả chỉ làm lễ “chay”. Đây là ranh giới ngăn cách giữa nhà thờ và giáo dân.

Trở thành ranh giới là vì cha sở thích làm theo ý của mình mà không tuân thủ các quy luật của Chúa và của Hội Thánh; có ranh giới ngăn cách là vì cha sở vì mình chứ không vì giáo dân; có ranh giới ngăn cách là vì cha sở coi mình là người được phục vụ chứ không phải là kẻ phục vụ; có ranh giới là vì cha sở tầm thường hóa thiên chức linh mục của mình ăn uống vui chời như người thường...

------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:13 31/01/2010
N2T


16. Bố thí tiền bạc là tài sản và ân thưởng mà người nghèo nên được, cũng là tiền mà Chúa Giê-su Ki-tô trưng thâu của chúng ta.

(Thánh Francis of Assisi)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:16 31/01/2010
N2T


357. Tình yêu của bạn ngọt ngào đó là bảo vật, tôi không đáng đem hoàn cảnh để đổi cho đế vương.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
65 năm tưởng nhớ ngày giải thoát tù nhân trại tập trung Auschwitz
Rosa Đức quốc
16:15 31/01/2010
Ngày 27.01.1945 quân đội Xô Viết trong thế chiến thứ hai cùng với quân đội Đồng Minh Mỹ, Pháp và Anh đánh đổ chế độ độc tài khát máu vô nhân đạo của chính quyền Hitler thời Đức quốc xã, đã phá vỡ hàng phòng thủ của quân đội Đức quốc xã tiến vào giải thoát tù nhân trại tập trung Auschwitz, một địa điểm bên nước Balan.

Nơi đây năm 1940 chính quyền Hitler đã cho xây cất một trại tập trung lao động khổ sai gần 40 cây số vuông với trên 39 địa điểm rải rác khắp trong trại, 6 lò thiêu khí ngạt, bốn lò thiêu đốt, để giam cầm những người không đồng chính kiến với chế độ Hitler, những người chế độ không ưa thích như người Do Thái, người gốc chủng tộc Roma, gốc chủng tộc Zintis, người tàn tật, người đồng tình luyến ái, những nhà trí thức Balan, cho tới chết bị tử hình.

Trại Auschwitz: hình ảnh biểu trưng tội ác của chế độ Đức quốc xã

Đây là trại tập trung lớn nhất của chế độ Hitler, một trại tập trung của chế độ độc ác tàn nhẫn vô nhân đạo trong lịch sử loài người. Trại này là dấu hiệu biểu trưng về sự hãi hùng kinh sợ của đế quốc thứ ba nước Đức thời Hitler cai trị từ năm 1933 đến 1945.

Ở cổng trại có hàng chữ chăng ngang vòng trên hai cột trụ cổng viết: „ Arbeit macht frei – Lao động mang đến tự do giải thoát!“. Với khẩu hiệu dòng chữ này những tù nhân trong trại không bị giết chết ngay tức thì, nhưng bị bắt lao động chân tay khổ cực. Họ phải làm việc dưới những điều kiện thiếu thốn về thực phẩm ăn uống, thiếu quần áo, không có thuốc men, chịu đựng thời tiết gía lạnh ngoài trời cùng trong nhà tù. Và cứ như thế họ chết dần mòn dưới ách lao động nhục nhã khổ cực vượt qúa mức chịu đựng của con người về thể xác lẫn tinh thần.

Tội ác của chế độ đế quốc thứ ba nước Đức ( Deutsch drittes Reich) dưới thời thống trị của Hitler và bọn quân phiệt vô nhân đạo là một chương đen tối nhất trong lịch sử nước Đức và lịch sử nhân loại.

Nhân phẩm con người bị khinh khi chà đạp ở trại Auschwitz

Năm 1933 Adolf Hitler và đảng của ông đã khôn khéo đường mật hứa hẹn giải quyết nạn thất nghiệp thời bấy giờ ở nước Đức, được bầu làm thủ tướng đế quốc Đức. Từ đó ông tìm mọi phưong tiện củng cố quyền hành với bàn tay sắt đá đầy tham vọng cùng khát máu và tự xưng là „Führer - người thủ lãnh“ theo ý thức hệ của đảng Đức quốc xã cho người Đức (Nazis), kỳ thị phân biệt chủng tộc. Với chính sách đó, chế độ Hitler đã hủy diệt hơn 06 triệu mạng sống con người từ năm 1933 đến 1945.

Riêng ở trại tập trung lao động khổ sai Auschwitz hơn 1 triệu 3 trăm ngàn người bị tử hình; 900.000 người bị hủy diệt trong lò thiêu bằng khí ngạt hơi thở; hơn 200.000 người bị chết vì lao động làm việc qúa cực nhọc vất vả, vì bị đói khát, vì bị nhiễm trùng do mất vệ sinh, bị đánh đập đối xử tra tấn tàn tệ hay bị đem ra làm vật thử nghiệm đau đớn quằn quại vô nhân đạo về y khoa chế biến thuốc men.

Trước khi những con người bị đưa vào giam trong trại tập trung, họ bị tước lột hết quần áo trần truồng. Những gì đeo mang trên người như vòng vàng dây chuyền đồng hồ, cả răng bịt vàng cũng bị cạy tháo ra hết. Nói tóm lại, họ không còn gì dính trên thân thể, ngoại trừ thân xác đã có từ khi Tạo Hóa và cha mẹ sinh ra thôi. Vào trại họ phải mặc quần áo với số tù nhân từng người do trại phát cho. Và như thế nhân phẩm con người cũng bị tước bỏ luôn.

Lính coi canh trại rất hung dữ luôn luôn có khí giới trên tay, hễ ai bất tuân hiệu lệnh họ bắn bỏ liền. Thực phẩm được chia phát theo khẩu phần ăn để cầm cự sống mà lao động làm việc thôi.

Chế độ Hitler muốn bằng mọi gía thu tóm các nước láng giềng bên Âu Châu về trong tay quyền hành cai trị của mình. Quân đội Nazis của Hitler đã xâm chiếm thành công nước Balan, Áo, Pháp, Hòalan, Ý. Họ mang quân xâm lăng đánh cả nước Nga, nước Anh nhưng không thành công, bị chặn đứng bước tiến quân xâm lăng.

Ngày lịch sử giải thoát tù nhân trại Auschwitz

Trước tình trạng thế giới bị đảo lộn mất an ninh, vì tham vọng xâm lược ý thức hệ của chế độ Hitler đế quốc Đức bành trướng, cùng với cách cai trị tàn nhẫn vô nhân đạo, kỳ thị chủng tộc, coi khinh miệt phẩm gía con người, và nguy cơ này đang lan tràn khắp nơi không chỉ bên Âu Châu, mà còn có thể lan rộng trên khắp thế giới do trục liên minh với quân đội Nhật hoàng. Nên Chính phủ cùng quân đội các nước đồng minh Mỹ, Nga, Anh và Pháp đã quyết định ra tay hành động ngăn chặn tham vọng bước tiến đó của quân đội Hitler bên Âu châu, tham vọng bành trướng của quân đội Nhật bên Á châu.

Thế là, thế chiến thứ hai bùng nổ nhằm chống lại quân đội bọn tài phiệt Nazis Đức quốc xã của chế độ Hitler và quân đội tài phiệt của Nhật hoàng.

Trận thế chiến kéo dài từ năm 1939 đến 1945. Ngày 08.05.1945 là ngày quân đội đồng minh Mỹ, Nga, Pháp và Anh chiến thắng chấm dứt chế độ Đức quốc xã Nazis vô nhân đạo của Hitler bên Âu châu, và chế độ quân phiệt của Nhật hoàng nước Nhật. Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt trên toàn thế giới, chính phủ quân đội Đức và Nhật đầu hàng vô điều kiện. Quân đội thất trận, Hitler tự tử, những trại tập trung giam giữ giết người của chế độ Hitler ở rải rác khắp Âu châu được giải thoát, trong đó trại tập trung Auschwitz là trại lớn nhất đã được giải thoát từ ngày 27.01.1945.

Chiến tranh đã chấm dứt. Những tù nhân của trại đã được giải thoát. Nhưng trại tập trung Auschwitz là biểu tượng cho sự dã man tàn nhẫn vô nhân đạo của chế độ Đức quốc xã thời Hitler, nên toàn khung cảnh trại phải được giữ gìn bảo toàn như một bảo tàng viện, để nhắc nhở cho mọi người đến tội ác thời kỳ hãi hùng diệt chủng hàng loạt của chế độ Đức quốc xã.

Ngày 27.01. trở thành ngày lịch sử hằng năm tưởng nhớ tới những nạn nhân bị tù đày giết chết trong trại dưới thời Hitler. Ngày tưởng niệm này nhắc nhớ cho mọi người trên thế giới, đến tội ác diệt chủng vô nhân đạo của chế độ Đức quốc xã Nazis, nhớ tới những đau khổ tàn nhẫn mà những tù nhân thời Hitler phải chịu đựng trong trại này, và trong những trại tập trung giam cầm khác dưới thời Hitler.

Thế giới tưởng nhớ những nạn nhân trại Auschwitz

Ngày 28. 05. 2006 Đức Giáo Hoàng Benedicto thứ 16 đã đến tận trại tập trung Auschwitz thăm viếng và tưởng niệm những nạn nhân đã qua đời tại đây. Nơi đây ngài đã đi bộ thăm viếng những ngôi nhà giam tù nhân ngày xưa, lò hỏa thiêu giết người rùng rợn ghê sợ, cùng cầu nguyện và đọc bài diễn văn đầy xúc động:

„ Nơi đây, chỗ đã xảy ra những thảm cảnh ghê rợn vô nhân đạo, chỗ chất đống hàng núi cao chứa đầy tội ác chống lại Thiên Chúa và con người, không có gì có thể so sánh trong lịch sử được.

Đứng nơi đây khi nghĩ đến những thảm họa tội ác vô nhân đạo đã diễn ra ngày xưa cho con người,Tôi một người Đức, một người tín hữu Chúa Kitô cùng là Giáo Hoàng của Giáo Hội Công giáo cảm thấy tâm hồn mình nặng nề xấu hổ. Đứng nghiêng mình nơi đây, không ai còn có thể nói lên lời gì hơn được, chỉ còn biết cúi đầu yên lặng. Vâng thái độ cúi đầu yên lặng đó tựa như lời kêu gào cùng Thiên Chúa: Tại sao Thiên Chúa lại yên lặng? Tại sao Thiên Chúa đã để cho xảy ra sự thể như vậy?

Trong giờ phút yên lặng cúi đầu như thế, trong thâm tâm chúng ta nghiêng mình trước hàng triệu anh linh con người đã bị giam cầm, bị đối xử vô nhân đạo tàn nhẫn dã man, phải chịu đựng biết bao gian khổ hành hạ cho tới chết. Sự yên lặng cúi đầu của chúng ta còn là lời cầu xin lớn tiếng: xin ơn tha thứ và hoà giải, và cũng là lời kêu xin lên Thiên Chúa hằng sống xin đừng bao giờ để cho sự thể như vậy xảy ra nữa.“.

Ngày 27.01.2010 nhân ngày kỷ niệm trại tập trung Auschwitz được giải thoát cách đây 65 năm, chính phủ nước Đức đã mời Tổng Thống nước Israel, ngài Simon Peres, đọc diễn văn trước Bundestag, Quốc hội của nước Đức ở Berlin.

Trong bài diễn văn Tổng thống nước Israel đã lớn tiếng kêu gọi cảnh cáo: „Nie wieder – Không bao giờ được tái diễn nữa!“ cảnh tàn sát vô nhân đạo như đã diễn ra ở các trại tập trung, nhất là như ở trại Auschwitz dưới thời Đức quồc xã Hitler, nhằm cố ý diệt chủng chống lại người Do Thái.

Tưởng nhớ đến hàng triệu con người đã bị giết chết trong các trại tù tập trung thời chế độ Đức quốc xã của Hitler, chúng ta đau lòng ngậm ngùi thắp sáng những ngọn nến tình yêu mến, tình liên đới và cầu nguyện cho những nạn nhân trong các trại tù tập trung.

Và nhìn hướng về quê hương Việt Nam, nơi chế độ cộng sản đang cai trị chèn ép người dân từ năm 1945 tới nay, nhất là cảnh bóc lột cuớp bóc thu hồi qui hoạch đất đai nhà cửa ruộng vườn của người dân, cảnh cấm đoán hạn chế, đập phá nơi thờ phượng, Thánh gía bàn thờ tôn kính của người giáo dân, ai trong chúng ta cũng cảm thấy đau lòng bị nhục mạ xâm phạm. Đời sống người dân mất an ninh bị đe dọa, không còn công lý hoà bình cho đời sống nữa.

Xin thắp sáng ngọn nến công lý hòa bình cho quê hương đất mẹ Việt Nam. Lời cầu nguyện hòa lẫn với ánh nến cùng làn khói từ cây nến bay lên trời cao cho người cộng sản Việt Nam biết suy nghĩ lại mà tôn trọng bảo vệ đời sống người dân cho có an ninh trong công lý và hòa bình.

Đức quốc, ngày 31.01.2010

Radio Việt Nam Hải ngoại Âu Châu
 
ĐTC Bênêđictô XVI: ''Đức Ái là Sự Khác Biệt của Kitô Hữu''
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
21:00 31/01/2010
VATICAN, ngày 31/11 2010 (Zenit.org).- Dưới đây là bản dịch bài huấn từ của ĐTC Bênêđictô XVI ban cho những người tụ họp tại Quảng Trường Thánh Phêrô hôm nay trước Kinh Truyền Tin.

* * *

Anh chị em thân mến!

Phụng vụ Chúa Nhật hôm nay có một trong những đoạn đẹp nhất của Tân Ước và của toàn thể Thánh Kinh: Bài Ca Bác Ái của Thánh Phaolô (1 Cor 12:31-13:13). Trong thư Thứ Nhất gửi Tín Hữu Côrinthô, sau khi đã giải thích, bằng cách dùng hình ảnh thân thể, rằng Chúa Thánh Thần ban nhiều ân sủng khác nhau là để ích lợi cho Hội Thánh, Thánh Phaolô chỉ cho chúng ta “con đường” toàn thiện. Ngài nói rằng cách này không bao gồm việc có những đặc tính ngoại lệ: nói những tiếng lạ, biết tất cả mọi mầu nhiệm, có một đức tin phi thường, hay làm những việc anh hùng. Nhưng gồm có đức bác ái -- “agape” – nghĩa là, có một tình yêu chân chính, tình yêu mà Thiên Chúa đã tỏ bày cho chúng ta trong Đức Chúa Giêsu Kitô.

Đức bác ái là hồng ân “cao trọng nhất”, hồng ân thấy giá trị nơi tha nhân, nhưng “không khoe khoang, không tự đắc với lòng kiêu hãnh”, quả thật, “đức ái vui mừng trong chân lý” và sự tốt lành của người khác. Người thật sự yêu “không tìm tư lợi”, “không nghĩ đến những sự dữ mà mình phải chịu”, “cam chịu tất cả, tin tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (x. 1 Cor 13:4-7).

Cuối cùng, khi chúng ta đối diện với Thiên Chúa, tất cả những hồng ân khác biến đi; chỉ có một hồng ân tồn tại đến muôn đời là đức ái, bởi vì Thiên Chúa là Tình Yêu và chúng ta sẽ giống Ngài, trong sự hiệp thông hoàn toàn với Ngài.

Còn bây giờ, trong khi còn ở thế gian, đức ái là sự khác biệt của Kitô hữu. Toàn thể đời sống người Kitô hữu được tóm lại trong đức ái: điều gì người ấy tin và làm. Vì lý do ấy, ngay từ buổi đầu của triều đại Giáo Hoàng của tôi, tôi đã muốn dành Thông Điệp đầu tiên cho chính đề tài tình yêu: “Deus caritas est.” Như anh chị em nhớ, trong thông điệp này có hai phần dựa theo hai thành phần của đức ái: ý nghĩa của nó và cách thực hành nó. Tình yêu là bản chất của chính Thiên Chúa, là ý nghĩa của công cuộc tạo dựng và lịch sử, là ánh sáng làm cho cuộc đời của mọi người được tốt lành và xinh đẹp.

Đồng thời, tình yêu là “kiểu” của Thiên Chúa và người tín hữu, là cách cư xử của người đáp trả lại tình yêu của Thiên Chúa, biến đời mình thành món quà tự hiến cho Thiên Chúa và tha nhân.

Trong Đức Chúa Giêsu Kitô hai bình diện này hợp thành một sự hiệp nhất hoàn hảo: Người là Tình Yêu Nhập Thể. Tình yêu này được mặc khải trọn vẹn cho chúng ta trong Đức Kitô chịu Đóng Đinh. Nhìn ngắm Người, chúng ta có thể cùng Thánh Tông Đồ Gioan tuyên xưng: “chúng ta đã thấy tình yêu mà Thiên Chúa dành cho chúng ta và chúng ta đã tin vào tình yêu ấy” (x. 1 Ga 4:16; “Deus Caritas Est,” 1).

Các bạn thân mến, nếu chúng ta nghĩ đến các thánh, chúng ta thấy những hồng ân thiêng liêng khác nhau của các ngài, và cũng thấy cá tính của các ngài. Nhưng cuộc đời của mỗi vị lại là một bài ca đức ái, một thánh thi sống động về tình yêu của Thiên Chúa!

Hôm nay, ngày 31 tháng Giêng, chúng ta đặc biệt kính nhớ thánh Gioan Bosco, Đấng sáng lập gia đình Salesian và là quan thày của các người trẻ. Trong Năm Linh Mục này tôi muốn xin ngài cầu bầu để các linh mục luôn là những nhà giáo dục và những người cha của những người trẻ; và như thế, nhờ cảm nghiệm đức bác ái mục vụ này, nhiều người trẻ sẽ đón nhận ơn gọi hiến cuộc đời cho Đức Kitô và tin Mừng. Nguyện xin Đức Mẹ Maria, Đầng Trợ Giúp chúng ta, khuôn mẫu của đức ái, cầu xin cho chúng ta được những ân sủng này.
 
Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định: “Đức ái là điều làm cho các Kitô hữu khác biệt.”
Bùi Hữu Thư
22:29 31/01/2010
Lời Đức Thánh Cha trước kinh truyền tin ngày Chúa Nhật

Rôma, Chúa Nhật 31 tháng 1, (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha benedict XVI bình luận về thư thứ nhất của Thánh Phaolô Gửi tín hữu Côrintô (1 Cor 13) trước khi đọc kinh truyền tin: “Đức ái là điều làm cho các Kitô hữu khác biệt.”

Theo thông lệ, mỗi ngày Chúa Nhật Đức Thánh Cha Benedict XVI chủ sự việc đọc kinh truyền tin từ cửa sổ của văn phòng của ngài trông ra quảng trường Thánh Phêrô, trước mặt hàng vạn người.

Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh là đoạn thư của Thánh Phaolô là “một trong những trang đẹp đẽ nhất của Tân Ước và của toàn bộ Thánh Kinh,” đó là “bài ca vịnh Đức Ái (1 Cor 12,31-13,13).

Đức Thánh Cha giải thích: “Thánh Phaolô trình bầy “con đường của sự toàn thiện,” và đó là “Đức Ái - agapé – tức là tình yêu chân chính, tình yêu Thiên Chúa đã thể hiện nơi Chúa Giêsu Kitô”: “Đức ái là ân sủng “lớn lao nhất,” khiến cho các ơn khác có giá trị.”

Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng điều này có nghĩa cụ thể rằng: “Kẻ nào yêu thực sự,” không tìm kiếm tư lợi riêng,” “không kể đến những tai hại xẩy đến cho mình,” “tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (xem 1 Cor. 13,4-7).

Ngài đã nhận xét rằng “khi chúng ta đối diện với Thiên Chúa, tất cả mọi ân sủng khác đều biến đi; chỉ còn lại một ơn tồn tại mãi mãi đến muôn đời, đó là đức ái, vì Thiên Chúa là tình yêu và chúng ta sẽ được nên giống như Chúa, và hiệp thông toàn vẹn với Người.”

Đức Thánh Cha tóm lại: “Bây giờ chúng ta dang ở trên cõi đời này, đức ái là điều làm cho các Kitô hữu khác biệt với mọi người. Đức ái là tổng hợp của tất cả cuộc sống: của những gì một người đã tin và đã làm.”

Ngài giải thích lý do: “Đức ái là chính cốt tủy của Thiên Chúa, là ý nghĩa của sự tạo dựng và lịch sử, là ánh sáng mang lại cho sự sống của mọi con người sự tốt lành và huy hoàng. Đồng thời, tình yêu là “phong cách” của Thiên Chúa và của các tín hữu, là cách hành xử của kẻ khi đáp lại tình yêu Thiên Chúa, biết sắp xếp cho đời sống mình biến thành một quà tặng hiến dâng cho Thiên Chúa và tha nhân.”

Đức Thánh Cha tiếp: “Trong Chúa Giêsu Kitô, hai sắc thái này hợp thành một tổng thể toàn vẹn: Người là Tình Yêu Nhập Thể” và do đó “Tình yêu này được thể hiện hoàn toàn cho chúng ta nơi Chúa Kitô chịu đóng đanh,” và theo Thánh Goan: “Chúng ta đã nhận biết Tình Yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta và chúng ta đã tin vào tình yêu ấy (xem. 1 Ga 4,16; Thông Điệp Deus caritas est, 1).”

Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng điều này có thể xẩy ra, như đã thấy nơi nhân chứng của hạnh các thánh: “Nếu chúng ta suy nghĩ về các thánh, chúng ta thấy được sự thật về ân sủng thiêng liêng của họ, và về các đức tính nhân bản của họ. Nhưng đời sống của mỗi vị thánh đều là một bài ca vịnh đức ái, một bài ca sống động về tình yêu Thiên Chúa!”
 
Top Stories
Redemptorists call of priestly conscience to ''patriotic'' priests
Emily Nguyen
08:24 31/01/2010
In a dramatic act that has been widely praised as a heroic, decisive approach to defend the Church in Vietnam and to set the record straight, the Redemptorist Province in Vietnam sends an open letter to “patriotic” priests calling for their “priestly conscience”.

“I am calling to your priestly conscience toward the Church, your brothers and sisters in faith, and the poor people,” said Fr. Joseph Dinh Huu Thoai, Chief of the Secretariat of Vietnam Redemptorist Province in an open letter dated Jan. 30, sent to Fr. Peter Nguyen Cong Danh, Chairman of the so-called “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics”, a communist group setup in an attempt to establish a state-run Catholic Church in Vietnam.

The dramatic move occurred after a series of verbal attacks of the Committee against Hanoi Archbishopric and a large number of priests in Hanoi.

“It was obviously true that Hanoi authorities destroyed the crucifix at Dong Chiem, brutally beat faithful and religious, terrorized the church, and caused grave impacts on people’s lives. The parish, the Hanoi Archbishopric, bishops in North Province, and people from all walks of life raised their protest voice together,” Fr. Joseph Dinh wrote.

Despite all of these things, “the [newly born] Web site of Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics published an article titled ‘Peace returns to Dong Chiem’ in which the Committee did not side with the Catholic Church in defending for the truth. On the contrary, it joined state-run newspapers (Hà Nội Mới, An Ninh Thủ Đô... ) to distort the truth, and accuse Hanoi Archbishopric, and Redemptorists of Thai Ha Monastery,”

Two weeks earlier, in an attempt to deny the brutal attack against Dong Chiem parishioners, Vietnam government assigned a Catholic priest, yet a Party member, Fr. Phan Khac Tu, deputy chairman and general secretary of the Vietnam Committee for Catholic Solidarity, to reconstruct the story on the Saigon Liberated Newspaper on Jan. 14, claiming that “Vietnam always respects religious freedom.”

Fr. Phan even went as far as calling the government to punish his brothers and sisters in faith. “Anyone found committing wrongdoings in the name of religion must be strictly punished,” he said.

The call has been subject for public outrage and harsh criticism at home and abroad against the priest, some even suggested the abolishment of the prefix "Father" when addressing him.

Following the incident at Dong Chiem, the “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics”, born in 1975, has just been hastily revived after years in ‘coma’.

It almost collapsed two years ago. In November 2008, after so many adjournments, its fifth meeting scheduled in 2005, took place in Hanoi on Nov. 19-20. One week prior to the meeting, a report by the state-run Vietnam News Agency stated that the fifth congress would take place “with the attendance of 425 delegates, including 145 priests.” However, at the conclusion of the congress, the number of attendees was intentionally not reported as it was only one digit figure.

Vietnam government has made urgent efforts for its revival. On the fateful date of the Dong Chiem incident, the Party appointed Fr. Phan the chief editor of the state-run “Catholics and People” magazine. A week later, a conference held in Hanoi from Jan. 13-14 to discuss urgent tasks that need to be done.

The afterward statement published on the “Catholics and People” magazine in issues 1740 and 1742, made no effort to hide the Committee’s agenda. It clearly stated that the “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics” has tasked by the Party to “approach closely shepherds in the Vietnamese Catholic Hierarchy” and “report in a timely fashion to the Party, the government, and the Fatherland Front any issues” in order to build a better “collaborative atmosphere.”

A new Web site has been born hastily to “educate” Catholics on the Party’s policies. The site has angered Catholics with its smearing campaign against bishops, priests, religious and faithful who have involved in disputes against the government.

Fr. Phan also demanded that the Committee must be “an incorporated entity in the life of the Church”. So far, bishops have considered it a political movement outside the Church.

At the end of its first congress in December 1976, “patriotic priests” made no effort to hide its tasks: establish a Catholic Church loyal to the Party, not to the Pope. In the "Mass" to conclude the congress, the prayer for the Pope was intentionally ignored. The Committee has also used its “Catholics and People” magazine to attack Vatican, Pope John Paul II, in particular.

Facing their fierce attacks against the Church, a number of bishops have threatened disciplines against priests who participate in the Committee. However, so far no disciplinary action has been reported, probably due to the promise of The Party to unleash "a storm of grave consequences" upon prelates who dare to do so.

Thus, 35 years after the Communists takeover of South Vietnam, Redemptorists may be the first ones inside the country who dare to publicly condemn the Committee in order to defend the Church.
 
Czwartek 4 lutego będzie dniem solidarności z prześladowanymi katolikami w Wietnamie (Giáo hội Ba lan tổ chức Ngày cầu nguyện cho những người Việt Nam bị bách hại)
Katolicka Agencja Informacyjna
16:09 31/01/2010
Najbliższy czwartek, 4 lutego będzie dniem modlitwy i solidarności z prześladowanymi katolikami w Wietnamie. To inicjatywa Komisji Episkopatu Polski ds. Misji i Sekretariatu Misji Zagranicznych Redemptorystów. Do udziału w akcji, ,Łańcuch serc" zaproszeni są wszyscy wierni, a zwłaszcza zgromadzenia kontemplacyjne.

W czwartek 4 lutego, za prześladowanych w Wietnamie będą modlić się m.in. członkowie Komisji Episkopatu Polski ds. Misji, studenci Centrum Formacji Misyjnej w Warszawie, polscy redemptoryści i żeńskie zgromadzenia kontemplacyjne w naszym kraju.

,,Już wiele razy wierni Kościoła w Polsce potwierdzali, że życie Kościoła powszechnego, jego trudności, a przede wszystkim sytuacja braci prześladowanych nie jest im obca. Tym bardziej teraz, kiedy w drastyczny sposób łamane są podstawowe prawa ludzkie i religijne katolików w Wietnamie nie możemy pozostać obojętni. Zapraszamy wszystkich, aby zaangażowali się w naszą inicjatywę, ,Łańcuch serc", której celem jest duchowe wsparcie dla Kościoła w Wietnamie i zdecydowany sprzeciw wobec represji i prześladowań religijnych, którego wyrazem są e-maile, listy i telefony adresowane do placówki dyplomatycznej Wietnamu w naszym kraju" - mówi KAI ks. dr Tomasz Atłas, sekretarz Komisji Episkopatu Polski ds. Misji.

W przygotowaniu jest także list będący wyrazem solidarności z prześladowanymi, który otrzyma w najbliższych dniach arcybiskup Hanoi.

Ambasada Socjalistycznej Republiki Wietnamu mieści się przy ul. Resorowej 36,

w Warszawie, kod pocztowy 02-956. Tel. (22) 651 60 98 (22) 651 60 98, fax (22) 651 60 95, e-mail: office@ambasadawietnamu.org.

W Wietnamie dochodzi do licznych aktów przemocy, aresztowań, pobić wiernych. Niszczone są także krzyże. Rządzący w Wietnamie komuniści wzięli ostatnio na celownik parafię w Con Dau. Burzą domy, w których mieszka ponad 2 tysiące katolików. Na ich miejscu ma powstać dochodowy "ekoturystyczny projekt".
 
Bishop and diocesan priests comfort the bewildered parishioners of Con Dau
Emily Nguyen
17:31 31/01/2010
Amid a whirlwind of distressing events happening in Con Dau, when the threat of becoming homeless seems inevitable, the parishioners were touched deeply when they have been paid a visit by their shepherd, Bishop Joseph Chau Ngoc Tri, along with 3 diocesan priests on Jan 31, 2010.

On Jan. 27, hundreds of both plain-clothes and heavily armed and well-entrenched police equipped with tear gas and electrical prods have been deployed into Con Dau Parish to ensure the demolition of 400 homes of parishioners. The move had rendered the residents bewildered and outraged, some even fled to avoid having to sign on an agreement to vacate their homes and let the government turning the area into an upscale tourist resort.

Ever since the peaceful life of Con Dau residents have been turned upside down by a governmental decision of a total clearance of all homes in the area, there has not been a day the local people could live a normal life. It's not just the fear of not being able to afford living in another location, but also the indignant feeling of being involuntarily kicked out of their long-time dwellings, their farms, and their parish into unknown future to satisfy the hunger for profit of those in power. According to the chairman of parish council Mr. Thai Van Lien, the police were there to threaten and coerce everyone to sign on the consent paper. The parish is making a desperate appeal to the top officials and the Parliament. Their chance of being successful however remains bleak, judging from previous cases.

The presence of Bishop Joseph Chau and the priests to take part in a concelebrating of the Eucharist at Con Dau church on Jan 31 had offered the parishioners so much hope and emotional support from the Christian's fellowship that the congregation erupted in a heartfelt applause when the bishop and his priests entered the church. Many were brought to tears of joy and being overcome by emotion as they were listening to the bishop's homily, in which he encouraged them to be brave and stay calm in the pursuit for justice. He also reminded them to be united and put their total trust into the Lord's hand which will provide them the protection they need and answer their prayers.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tiệc xuân Canh Dần tại Giáo Xứ Việt Nam Paris
Trần Văn Cảnh
16:24 31/01/2010
TIỆC XUÂN CANH DẦN GXVN PARIS

Tết Canh Dần là vào ngày chủ nhật 14.02.2010. Nhưng ăn tết thì có nhiều ngày khác nhau cho mỗi đơn vi và địa điểm của Cộng Ðoàn Giáo Xứ Việt Nam Paris. Thân Hữu Taxi vào tối thứ bảy 06-02-2010. Giới trẻ và sinh viên ăn tết vào chủ nhật 07.02.2017. Các lớp pháp văn vào thứ năm 11/02/2010; Cộng đoàn Cergy vào chiều 14/02/2010; Cộng đoàn Villiers-Le-Bel vào thứ bảy 20/02/2010; Cộng đoàn Ermont, Cộng đoàn Marne-La-Vallée, Cộng đoàn Sarcelles và Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể vào chủ nhật 21/02/2010; Cao niên vào chủ nhật 28/02/2010,….Và TIỆC XUÂN CANH DẦN, chung cho toàn Giáo Xứ, vừa được tổ chức vào trưa chủ nhật 31-02-2010.

Trước tiệc xuân, một thánh lễ chung cho toàn giáo xứ đã được cử hành và đồng tế với đủ hết mọi thành viên trong Ban Giám Ðốc: Ðức Ông Mai Ðức Vinh, cha Ðinh Ðồng Thượng Sách, cha Nguyễn Thanh Ðiển, cha Nguyễn văn Cẩn; các thầy phó tế vĩnh viễn Phạm Bá Nha, Tạ Ðình Chung, Nguyễn Sơn; các nữ tu Thân Kim Liên và Nguyễn Thi Kim Thoa. Dĩ nhiên trong cộng đoàn tham dự thánh lễ, chật cả nhà thờ, có Ban Thường Vụ và các thành viên của Hội Ðồng Mục Vụ.

Đặc biệt năm nay, có Đức Ông Xavier RAMBAUD, đặc trách các cộng đoàn ngoại kiều và đặc trách các linh mục sinh viên ngoại quốc tại Tổng Giáo Phận Paris, đến chủ tế và chia sẻ Lời Chúa. Nét độc đáo nhất mà bài chia sẻ Lời Chúa của Đức Ông đã làm tôi cảm động là sự hiểu biết sâu rộng của ngài về tình hình Giáo Hội Việt Nam. Đặc biệt ngài nhắc đến NAM THANH 2010 với ba chương trình: Giáo hội hiệp thông, tham gia và vì loài người.

Sau thánh lễ, tiệc xuân đã được khai diễn trong phòng khánh tiết. Trên dưới 40 bàn tiệc đã được dọn sẵn. Thực khách đa số là Việt nam. Nhưng thân hữu ngoại quốc, đặc biệt là người Pháp cũng hiện diện một số.

Tôi tò mò đi một vòng phòng tiệc, tay cầm máy ảnh chụp hình, hỏi thăm và nghe xem các bàn nói chuyện gì với nhau. Hai chị hoạt náo viên của Ban Du Ca đang nói trên máy vi âm, đố tứ quý là gì ? Tại một bàn nọ gần giữa phòng, tôi thấy họ trao đổi rất hào hứng ? Một cậu thanh niên trạc 20, « Dạ, cháu nghĩ tứ quí là bốn quý của một năm. Quý một gồm tháng 1, 2 và 3. Quý hai gổm ba tháng 4, 5 và 6. Quí ba gồm ba tháng 7, 8 và 9. Quí bốn gồm ba tháng 10, 11 và 12 ». Một bác đứng tuổi, trạc 50 tiếp: « Cậu nói cũng đúng. Nhưng tôi xin góp thêm một ý. Mỗi năm có bốn mùa. Mỗi mùa có ba tháng. Theo thứ tự, người ta gọi ba tháng này là: mạnh, trọng, quý. Tứ quý là bốn tháng cuối của bốn mùa. Tháng ba là Quý xuân. Tháng sáu là Quý hạ. Tháng chín là Quý thu. Tháng mười hai là Quý đông ». Người ngồi cạnh bác đứng tuổi thêm: « Theo tôi, Tứ quý là có ý nói về Tranh Tứ quý thuộc loại tứ bình, vẽ cảnh tứ thời. Mùa xuân vẽ hoa mai, hoa lan, hoa đào. Mùa hạ vẽ hoa sen, hoa hồng, hoa lựu. Mùa thu vẽ hoa cúc, hoa phù dung. Mùa đông vẽ cây trúc, cây thông (tùng). Mỗi loài hoa, loài cây lại tương ứng với một loài chim. Vẽ hoa ấy phải đi với chim ấy mới là đúng quy tắc, đúng luật. Như vẽ hoa mai phải vẽ với chim khổng tước (mai/điểu), hoa hồng với chim công (hồng/công), hoa cúc với gà (kê/cúc), cây thông với chim hạc (tùng/hạc) »,...

Tôi có cảm giác như hôm nay là tiệc xuân, mọi người nói chuyện về xuân. Hai cô hoạt náo viên, gợi ra nhiều ý về xuân. Từ những thú chơi xuân, những cảnh xuân,… đến những phong tục ngày xuân, …ca xuân, thơ xuân,….

Thực ra trong nhiều bàn câu chuyện xoay quanh cuộc sống hằng ngày. Từ ăn mặc, công việc làm ăn, đến gia đình, con cái. Nhiều người lại rủ nhau đi du lịch mùa hè, đi về Việt Nam,…

Riêng tôi, ngồi cùng bàn với hai Đức Ông: Đức Ông Mai Đức Vinh và Đức Ông Xavier Rambaud, tôi được đức ông Rambaud kể cho nghe rằng ngài phụ trách khoảng hơn 40 cộng đoàn ngoại kiều ở Tổng Giáo Phận Paris. Ngài nhận trách nhiệm này từ 18 tháng nay. Đây là lần thứ ba ngài đến thăm Giáo Xứ Việt Nam Paris. Ngài thấy GXVN có bổn đạo sốt sắng, đi lễ đông chật nhà thờ. Tôi tò mò hỏi ngài « Theo Đức Ông, thì cộng đoàn GXVN phải làm gì để trường tồn và phát triển » ? Ngài trả lời tôi: « Ba việc. Thứ nhất các ông phải là một gíáo xứ việt nam, giữ lấy đặc tính cá biệt của mình. Thứ hai các ông phải là một giáo xứ của tổng địa phận Paris, tham gia vào đời sống của tổng giáo phận. Thứ ba, các ông không được quên gốc việt nam của mình, hiệp thông với Giáo Hội Việt Nam ». Tôi thưa lại với Đức Ông: « Vào dịp xuân 1984, ngồi dự tiệc cùng bàn với đức cha Frika, con cũng đã đặt một câu hỏi như con vừa đặt với Đức Ông. Đức cha Frika đã có một trả lời không xa với câu trả lời của Đức Ông ».

Đến một bàn tiệc khác, có mấy người pháp. Một ông hỏi tôi « Ông có thể cho biết những cô cậu hầu bàn đông khoảng bao nhiêu » ? Tôi trả lời, mặc đồng phục thì khoảng 30-40. Không mặc đồng phục, thì cũng khoảng bấy nhiêu. Nhưng không chỉ có thanh niên. Bên cạnh họ còn có Ban Thường Vụ của Hội Đồng Mục Vụ, với khoảng 10 người, một số hội đoàn rất tích cực, như Nhóm Thân Hữu Taxi, Nhóm Xây Dựng,… ». Ông ta bảo tôi: « Giáo xứ của các ông thật tuyệt vời. Thấy người trẻ cộng tác tích cực và đông như vậy, chúng tôi thành thật chúc mừng các ông. Ở giáo xứ Pháp của tôi không được như vậy ».

Tôi thuận đà thêm luôn: « Ông có biết rằng tất cả các bàn ghế mà chúng ta đang xử dụng hôm nay, mới đây đã được sửa lại hết. Làm chắc thêm, làm đẹp lại. Ông có biết ai làm không ? Do một số giáo dân thuộc nhóm mộc của Ban Xây Dựng đến tình nguyện làm từ mấy tháng nay ».

Ông tây nhìn tôi với hai cặp mắt mở to và nói: « Chức mừng giáo xứ các ông. Xin chúc mừng Năm Mới ông ». Tôi bắt tay và đáp lễ: « Xin cám ơn ông. Trong ngày cuối cùng của tháng giêng, còn được phép chúc Năm Mới, tôi xin gởi ông những lời chúc tốt đẹp nhất cho năm mới 2010 này. Chúc ông an khang, thành đạt ».

Paris, chủ nhật 31/01/2010
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đức Giám mục và các Linh mục Đà Nẵng đến thăm và dâng thánh lễ cho giáo dân xứ Cồn Dầu
Xuân Hòa
00:01 31/01/2010
ĐÀ NẴNG - Đức Giám Mục giáo phận Đà Nẵng, Giuse Châu Ngọc Tri, sáng nay chủ nhật ngày 31 tháng giêng năm 2010, đã cùng với 3 Linh Mục giáo phận về thăm giáo xứ Cồn Dâu và chủ tế thánh lễ đồng tế tại thánh đường giáo xứ Cồn Dầu. Tháp tùng với Đức Cha Giuse về Cồn Dầu có ông chủ tịch Hội Đồng Giáo Xứ Thái Văn Liên, trở về nhà tại Cồn Dầu sau một tuần phải tạm lánh mặt khi công an đổ về Cồn Dầu để bắt ép mọi người dân ở đây phải ký vào giấy kiểm định để giải tỏa và thu hồi đất đai làm khu du lịch.

Giáo dân Cồn Dầu rất đổi vui mừng khi nhận ra người Cha Chung của giáo phận xuất hiện trong hoàn cảnh giáo dân đang bị hàng trăm công an ngày đêm liên tục dọa nạt và khủng bố tinh thần để áp lực ký vào tờ giấy chung thân rời bỏ xóm làng để dành vùng đất này cho những người giàu có và quyền lực cư ngụ.

Những tràng vỗ tay vang dội khi Đức Cha Giuse bước vào khuôn viên thánh đường và nhiều người đã rơi lệ khi lắng nghe những lời động viên và nhắn nhủ chân thành của Ngài trong bài giảng.

Giám mục Đà Nẵng đã khuyên giáo dân Cồn Dầu tiếp tục can đảm nhưng cần bình tĩnh đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình. Không có gì phải sợ hãi vì không làm gì vi phạm pháp luật. Ngài cũng khuyên giáo dân phải đoàn kết và tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa.

Chuyến viếng thăm của Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri là một khích lệ lớn lao cho những người con dân Cồn Dầu trong việc đòi hỏi cho quyền lợi chính đáng của họ. Người dân Cồn Dầu biết rằng họ không còn phải đơn thân độc mã chống chọi với cường quyền vì họ vẫn còn các vị chủ chăn và còn bao nhiêu người yêu chuộng công lý đang theo dõi và sẵn sàng hổ trợ sau những lời kêu cứu của họ trong những ngày qua.

Vì thiếu phương tiện sẵn có tại địa phương nên chúng tôi chưa thể gửi đi những hình ảnh về cuộc lễ này. Chúng tôi sẽ mau chóng tìm cách chuyển đến qúi vị độc giả những tin tức và hình ảnh mới nhất để qúi vị được khích lệ và cầu nguyện cho giáo dân Cồn Dầu được vững tâm và an ủi.
 
Thư Gởi Chủ Tịch Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Việt Nam
Lm. Đinh Hữu Thoại - Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
05:14 31/01/2010
 
Nhạc: Quê hương tự tình (Từ Đồng Chiêm tới Cồn Dầu)
Thiên Giang
10:28 31/01/2010
Xin mời nghe bản nhạc ở phần cuối