Ngày 30-01-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày đầu xuân: Bình An - Quà Tặng Năm Mới
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
12:16 30/01/2011
Bình an, đó là điều mà chúng ta mong ước và cầu chúc cho nhau mỗi lần Tết đến xuân về. Bình an là nhu cầu thiết yếu của đời sống con người kể cả trên bình diện xã hội và tâm linh. Bình an như là dấu chỉ cho thấy Thiên Chúa đang đồng hành giữa nhân loại và thái độ đáp trả của con người bằng đời sống yêu thương. Vì khi sống yêu thương, chúng ta cũng đồng thời được tận hưởng một thế giới an bình.

1. Thiên Chúa là nguồn mạch bình an

Nguồn bình an đích thực đến từ Thiên Chúa. Từ tạo thiên lập địa, chính Thiên Chúa đã khai thông nguồn bình an ấy đến tận muôn loài. Riêng đối với con người, Ngài đã ưu ái đặc biệt khi cho chúng ta được cộng tác với Ngài trong việc tạo lập bình an cho thế giới. Nhưng chúng ta đã khước từ tình yêu của Thiên Chúa, lạm dụng quyền tự do Ngài ban theo chiều hướng xấu dẫn đến bất an, đau khổ.

Thiên Chúa không bỏ rơi con người. Khi nhân loại bị tước mất nguồn bình an vì phải xa lìa Thiên Chúa, thì chính Ngài lại tiếp tục nâng đỡ và kêu mời chúng ta trở về nhận lại ơn bình an nơi Con Một Người là Đức Giêsu Kitô

“Nguyện chính Thiên Chúa là nguồn mạch bình an, thánh hoá toàn diện con người anh em, để thần trí, tâm hồn và thân xác anh em, được gìn giữ vẹn toàn, không gì đáng trách, trong ngày Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, quang lâm. Đấng kêu gọi anh em là Đấng trung thành: Người sẽ thực hiện điều đó” (1Tx 5, 23-24).

Một khi ý định của Thiên Chúa đã được thành toàn nơi Đức Kitô, nhân loại thực sự được mời gọi bước vào sống trong thế giới của nguồn bình an vô tận. Khi đã được tháp nhập vào thân thể huyền nhiệm của Đức Kitô, chúng ta không còn phải bất an vì lo sợ quyền lực sự dữ thống trị.

“Ước gì ơn bình an của Đức Kitô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó” (Cl 3, 15).

Cuộc lữ hành trong Đức tin của người môn đệ dù phải đối diện với muôn vàn mối hiểm nguy luôn rình rập đe doạ, nhưng đó sẽ là cơ hội quý giá cho chúng ta tận hưởng bình an chân thật do chính Thập Giá mang lại.

“Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng. Lòng anh em đừng xao xuyến, cũng đừng sợ hãi” (Ga 14, 27).

2. Không có bình an nếu thiếu tình yêu

Như vậy, bình an là quà tặng vô giá do bởi tình yêu mà Thiên Chúa ban cho nhân loại. Điều này cho thấy bản chất của bình an được khởi đi từ tình yêu. Tình yêu vừa là động lực, vừa là cốt tuỷ của sự bình an. Bình an mà Đức Kitô đã dành trọn cho nhân loại trong công cuộc cứu độ của Ngài, chính là nguồn bình an mà nhờ đó con người được sống trong tình yêu Thiên Chúa và anh em.

Kitô giáo đã mở ra cho chúng ta một hướng nhìn toàn diện khi nghiệm xét điều mà nhân loại hôm nay không ngừng vươn tới: Bình An. Đích điểm mà con người bao đời vẫn kỳ vọng là được sống trong một thế giới hoà bình sẽ trở thành ảo tưởng, nếu thế giới ấy thiếu đi tình thương.

Vẫn còn đó những bất an khi con người chưa đáp ứng lời mời gọi của Đức Kitô: hoà giải, thứ tha.

Vẫn còn đó những bất an khi những nhóm, hay cá nhân bất chấp các nguyên tắc luân lý nền tảng của sự sống và nhân phẩm con người.

Vẫn còn đó những những bất an khi người ta nhân danh quyền lực để xâm hại quyền lợi đồng bào vô tội.

Vẫn còn đó những bất an khi đồng tiền được đặt trên tình thương…

Vẫn còn đó những bất an khi chúng ta chưa chịu xả thân hết mình để chia sẻ những mất mát, đau thương của bao người…

3. Bình an – quà tặng năm mới

BÌNH AN- Món quà thiêng liêng nhất mà chúng ta trao đến nhau trong ngày đầu năm mới. Nó không là một lời chúc suông hoa mỹ, mà hàm chứa một thái độ sống, một nỗ lực sống của chúng ta trên chặng đường những tháng ngày mới đang mở ra.

Món quà BÌNH AN chỉ thực sự sinh động và và có ý nghĩa khi chúng ta gói gém vào trong đó những nguyện ước chân thành và thiện chí xây dựng một cuộc sống êm ấm tốt đẹp cho nhau.

Món quà BÌNH AN chỉ có thể đem lại bầu khí an bình đích thực khi nó được khắc vào đó dấu ấn Thân Ái – Thứ Tha.

Một năm mới bình an khi mỗi người dành cho nhau nhiều thời giờ trao đổi, chia sẻ, nâng đỡ và cùng nhau thăng tiến trong hiệp nhất.

Bình an là ân ban của Thiên Chúa dành cho chúng ta qua Đức Kitô. Do vậy, thực chất của ơn bình an chính là một cuộc sống luôn kết hiệp với Đức Kitô trên tinh thần tôn trọng sự thật và xây dựng một xã hội công bình, yêu thương.

“Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối giây liên kết tuyệt hảo” (Cl 3, 14).
 
Ba Ngày Xuân: Phúc - Lộc - Thọ
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
17:35 30/01/2011
Phúc – Lộc – Thọ

Ngày tết người ta thường cầu chúc cho nhau được ba điều ước mơ lớn nhất đó là: Phúc – Lộc - Thọ. Cái phúc của con người là công thành danh toại. Cái lộc không chỉ là con thảo cháu ngoan mà còn là ơn trời mưa móc xuống muôn hồng ân cho gia đình dòng tộc, và thọ là tuổi già, sống lâu trăm tuổi hay còn gọi là “bách niên giai lão”.

Ước mơ được sống hạnh phúc trường sinh bất tử là nỗi khao khát của con người vượt qua mọi thời đại. Dân tộc nào cũng ước mơ trường thọ, thời đại nào cũng mong được trường sinh bất tử. Dân tộc Việt Nam cũng biểu lộ sự khao khát trường sinh bất tử qua câu truyện Từ Thức lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Chỉ một thoáng ở chốn bồng lai tiên cảnh hạnh phúc êm đềm mà dài bằng cả đời người một trăm năm. Đến độ, Từ Thức khi trở về chốn xưa đã không còn, người thân cũng chẳng còn ai. Hay có thể nói “chốn xưa mình ở, mà nay cũng chẳng còn biết mình”. Nỗi khao khát này còn được biểu lộ nơi chúng ta trong những dịp lễ tết đầu năm thường chúc nhau mạnh khỏe sống lâu, và trong đám cưới người ta vẫn thường cầu chúc cô dâu chú rể trăm năm hạnh phúc.

Thánh Kinh kể rằng: thuở ban đầu Thiên Chúa đã cho con hưởng đầy đủ Phúc – Lộc – Thọ. Cái phúc của con người thuở tạo dựng là được làm chủ mọi loài chim trời cá biển, Chúa còn cho cả giang sơn làm sản nghiệp riêng mình. Cái lộc của con người là lời chúc phúc sẽ có con đàn cháu đống như sao trên trời như cát dưới biển. Và cái Thọ miên trường của con người là sinh ra không phải đau khổ và không phải chết. Thế nhưng, những điều hạnh phúc đó đã tan vỡ và trờ thành một niềm mơ ước triền miên của cả kiếp người. Bi kịch của con người khi mà tội đã vào thế gian. Bởi sự tội mà con người phải chết. Bởi sự tội mà con ngưởi đầy đoạ nhau, gây nên đau khổ cho nhau. Từ đó, ước mơ Phúc - Lộc - Thọ đã là ước mơ muôn thuở của con người. Dường như trong cuộc đời chẳng mấy ai an phận với những gì mình đang có. Ai cũng muốn giầu sang, nhưng có rồi lại muốn giầu sang hơn nữa. Ai cũng muốn chức cao quyền trọng nhưng đứng núi này lại trông núi kia. Những người nghèo nghĩ rằng, họ sẽ đạt được hạnh phúc khi trở nên giàu có. Những người giàu lại nghĩ rằng họ sẽ hạnh phúc khi họ không còn bệnh tật. Dường như chúng ta không bao giờ cảm thấy hạnh phúc vì chúng ta chẳng bao giờ bằng lòng với hiện tại của chúng ta, với những gì mình đang có.

Ngày đầu xuân chúng ta dâng cuộc đời cho Thiên Chúa. Nguyện xin Chúa chúc lành và ban cho chúng ta vạn sự như ý. Chúng ta tin rằng: Chúa Giêsu đã đến để mang lại cho con người hạnh phúc và hạnh phúc ngay từ trên cõi đời này. Vì Ngài là hoàng tử bình an, là vua thái bình. Ngài đã đến để mang lại bình an cho những ai thành tâm thiện chí hướng về sự thiện, cho những ai ăn ở ngay lành, và cho những ai sống một cuộc đời cao thượng vượt qua khỏi những tham sân si làm hư hoại thanh danh đời người. Dĩ nhiên, hạnh phúc không có nghĩa là không có đau khổ. Hạnh phúc chính là biến đau khổ thành niềm vui của hiến tế, của sự hy sinh cho gia đình, cho con cái. Hạnh phúc tìm được ở sự cống hiến vun đắp hoà bình và bảo vệ công lý cho nhân loại. Ở gia đình, cha mẹ hy sinh cho con cái là niềm vui, vợ chồng hy sinh cho nhau là niềm vui, con cái hy sinh vì cha mẹ là niềm vui. Niềm vui và hạnh phúc của đời người được dệt bằng hy sinh, vất vả để mang lại hạnh phúc cho người mình yêu. Chính Chúa Giêsu cũng đã trải qua rất nhiều đau khổ. Ngài bị chống đối, bị khước từ, và cuối cùng bị treo trên thập giá. Ngài đã hiến thân mình để mang lại niềm vui cho tha nhân. Qua cuộc sống hy sinh cứu độ đó, Ngài cũng mời gọi chúng ta sống giây phút hiện tại hạnh phúc hệ tại ở việc trao ban cho thế nhân. Sống có ích cho tha nhân mới là cuộc sống có ý nghĩa. Sống vì lợi ích tha nhân mới là cuộc sống đẹp. Sống vì mọi người và cho mọi người là chúng ta đang làm cho nét xuân luôn nở rộ những bông hoa của công bình, của bác ái, của yêu thương và vị tha.

Ngày tết ai cũng muốn nở nụ cười thật tươi với anh em của mình. Ngày tết ai cũng muốn mang lại lời chúc phúc cho anh em. Ước gì mỗi giây phúc trong ngày sống của chúng ta đều là lời chúc phúc cho anh em. Không chỉ ba ngày tết mà kéo dài mọi ngày trong đời của chúng ta. Để cho dù mùa xuân của trời đất qua đi nhưng mùa xuân của tình người mãi nở rộ khắp muôn nơi và đến với mọi người. Nguyện xin Chúa xuân chúc lành cho những ước nguyện đầu năm của chúng ta. Xin Người ban phúc lành và ban cho chúng ta một năm mới bình an và tràn ngập niềm yêu thương của chúng ta dành cho nhau. Amen

Hiếu kính mẹ cha

Có một chàng trai sắp thi tốt nghiệp đại học. Trước đó anh đã nói với cha về ước muốn có chiếc xe thể thao xinh đẹp và mong rằng nó sẽ là quà tặng của cha nhân ngày tốt nghiệp.

Người cha nghe xong im lặng, không có ý kiến gì.

Sau ngày chàng trai tốt nghiệp, người cha đã gọi anh vào phòng, nói rằng ông rất yêu thương và hãnh diện có được đứa con như anh. Sau đó ông trao cho anh một hộp quà được gói cẩn thận. Ngạc nhiên, chàng trai mở hộp quà và nhìn thấy đó là một quyển sách thể loại “rèn nhân cách” được đóng gáy và bọc bìa da rất đẹp. Chàng trai nhíu mày, “với tất cả tài sản mà cha mình đã có… và món quà tặng cho con tốt nghiệp đại học chỉ là một quyển sách tầm thường này hay sao?”.

Chán nản và buồn phiền với ý nghĩ đó, chàng trai không nói lời nào với cha mình, rời khỏi phòng, để lại quyển sách trên bàn. Sau đó anh bỏ nhà ra đi…

Trong một thời gian dài, chàng trai không liên hệ với cha mình. Cho đến một ngày anh nhận được tin cha mình đã qua đời và để lại toàn bộ tài sản cho anh ta.

Khi anh về đến căn nhà cũ xưa, sự buồn phiền và hối hận tràn ngập trong lòng chàng trai khi anh nhớ đến sự cư xử lạnh nhạt mà anh đã có với cha trước đây. Anh tìm đọc những giấy tờ quan trọng của cha mình và nhìn thấy cuốn sách “rèn nhân cách” vẫn còn nguyên vẹn trên bàn như ngày anh từ bỏ nó. Chàng trai mở cuốn sách ra, lật từng trang và thấy một bao thư được ép chặt trong đó. Anh đã nhẹ nhàng mở bao thư ra, và bỗng dưng nước mắt anh tuôn trào khi nhận ra đó chính là một chìa khóa xe hơi và tờ hóa đơn của chính chiếc xe mà anh ta yêu thích ngày trước. Tờ hóa đơn ghi đúng ngày anh ta tốt nghiệp với dòng chữ đã thanh toán đầy đủ…

Trong cuộc sống của chúng ta không ai mà không mắc những sai lầm. Có những sai lầm thì sau đó được sửa chữa và trở nên bình thường. Nhưng có những sai lầm sau khi khắc phục rồi nó vẫn còn để lại “một vết sẹo” mà khó có thể phai mờ được.

Có thể nói, “vết sẹo” mà chúng ta đã gây ra đối với đấng sinh thành là đáng trách nhất. Vết sẹo đó sẽ mãi mãi ở bên chúng ta khiến chúng ta luôn bị nhức nhối lương tâm mỗi khi nhớ đến nó. Như trong câu chuyện trên, chàng trai sau khi thức tỉnh đã vô cùng ân hận, nhưng người cha đã không còn nữa để anh ta làm một cái gì đó, dù chỉ là một lời xin lỗi...

Ngày tết là dịp để chúng ta về đoàn tụ bên các đấng sinh thành để xin lỗi, để cầu chúc các đấng an khang trường thọ. Ngày tết là dịp để con cái nhìn nhận tình thương của cha mẹ là tình thương không thể thiếu cho con bước đi trong cuộc đời. Dầu rằng, tình cha, tình mẹ có khác nhau nhưng nhờ ơn cha, nhờ nghĩa mẹ mà con cái mới đứng vững trước những sóng gió cuộc đời.

Thực vậy, tình cảm của người cha không bao giờ như người mẹ. Tình thương của cha luôn giấu kín trong lòng, đôi khi còn tỏ ra nghiêm nghị, cứng rằn mỗi khi dạy con. Cha giống như một thân cây vững chắc, bám rễ thật sâu dưới lòng đất để hút nhựa nuôi dưỡng cành lá, hoa, quả. Mẹ là tình cảm, cha là lý trí, mẹ mềm lòng, cha phải giữ kỷ cương, mẹ chín bỏ làm người, cha phải cầm cân nảy mực. Cuộc sống đòi buộc cha lăn lộn với đời để kiếm tìm miếng cơm manh áo cho gia đình. Cha thường xuyên phải xa gia đình, xa con cái nên tình cảm đôi khi cũng lạt hơn mẹ. Cha còn thẳng tay trừng phạt những đứa con thiếu ý chí vươn lên, lười biếng, vô dụng. Cha luôn đòi đứa con phải tự bước đi trên đôi chân của mình, cho dù có té ngã vẫn phải một mình đứng dậy. Đó chính là một tình thương mà chỉ có người cha mới rèn nên cho con tính đoan trang, tính mực thước và nghị lực khi bước vào đời vốn dĩ luôn ngập tràn những khó khăn. Nhưng đáng tiếc chỉ khi nào mất cha, người con mới cảm thấy mất núi thái sơn, mất đi cái nóc cột trụ gia đình. Mất cha người con mới ngậm ngùi nói rằng:

“Còn cha gót đỏ như son

Mất cha gót mẹ gót con đen xì”

Hay:

Thương cha lam lũ một đời

Tìm trong xa vắng những lời xa xưa

Bồng bềnh gió đẩy mây đưa

Bơ vơ con đứng bóng mưa ngập lòng.

(Nguyễn Ánh Hồng)

Vâng, đời của những người làm con sẽ trở nên trống vắng lạc lõng vô cùng nếu như một ngày kia cha mẹ vĩnh viễn ra đi, bỏ lại thân xác trong nấm mồ cô đơn lạnh lẽo. Lúc đó, lòng con lại dâng trào một nỗi buồn mênh mông sâu lắng:

Thấy bơ vơ lạc lõng dấy trong lòng

Khi chợt nhớ mẹ già không còn nữa.

Bởi vì:

Mẹ ơi, trên vạn nẻo đường

Con đi mới hiểu tình thương mẹ hiền

Đời con xuôi ngược bao miền

Nhưng tình của mẹ là nguồn yêu thương

Bởi thế, đạo làm con luôn mời gọi chúng ta hãy thờ cha kính mẹ, để mai này chúng ta khỏi phải xót xa mà nói rằng:

Tình thương xuôi chảy một miền

Nhưng con nào biết giữ niềm kính yêu

Con nay hầu mẹ tuổi chiều

Nuôi cha dưỡng mẹ ít nhiều kể công.

Và với lòng hiếu kính đang trào dâng trong ngày Mồng Hai Tết, có lẽ ai trong chúng ta cũng thầm mong ước cho cha mẹ mãi mãi ở cùng chúng ta:

“Ngày đêm khấn nguyện cầu trời

Cầu cho cha mẹ sống đời với con”.

Cầu cho cha mẹ sống đời với con, đó là tâm nguyện của tất cả những người con dành cho cha mẹ. Bởi lẽ không có một tình con người nào sâu đậm, gắn bó, chân thành bằng tình cha mẹ yêu con, và càng không có một tình yêu nào trên trái đất này có thể thay thể được tình phụ mẫu yêu con, mà bài cầu cho cha mẹ của Lm Nguyễn duy đã lột tả.

“Này chúng con sinh vào đời nhờ có tay của mẹ cha. Là thái sơn cao xa cao xa, là biển đông bao la bao la, như một rừng hoa ngát hương cả bốn mùa. Ôi tình mẹ cha nói lên tình Chúa. Đời chúng con yên vui hân hoan, nhờ mẹ cha gian nan lo toan, trong giọt mồ hôi có chung cả máu hồng, luôn dạy lòng con biết câu mặn nồng.

Rồi lớn lên con vào đời, gặp biết bao nhiêu người thương. Dù có ai hy sinh cho con. Dù được ai cho mân cơm ngon, đi gần về xa thấy đâu một mái nhà, như nhà mẹ cha thiết tha từ ấy. Rồi lớn lên con xây non cao, vượt biển khơi bay lên trăng sao. Khi về nhà xưa với cha và với mẹ vẫn là trẻ thơ bé như ngày nào”

Vâng, lời ca như muốn mời gọi chúng ta hãy sống trọn tình con thảo ngay từ hôm nay. Hãy sống ngoan hiền bên những người cha mẹ đang còn trẻ để hưởng nếm giây phút ngọt ngào mà ai đó nói rằng: là chùm khế ngọt cho con trèo hái mỗi ngày. Hãy sống thảo hiếu, quan tâm chăm sóc các đấng sinh thành khi đã còng lưng vì một đời lam lũ cho đoàn con. Vâng, hãy tạ ơn Chúa đi, hãy sống cho trọn vẹn đạo làm con, trọn nghĩa tình với cha mẹ mình, vì cha mẹ là món quà thiêng liêng và quí giá nhất, tình cha mẹ là cái gì rất cao siêu lành thánh mà lại thật thân mật gần gũi mà Chúa dành cho chúng ta.

Nguyện xin Chúa chúc lành và trả công cho các bậc sinh thành và ước gì những ngừơi con hôm nay đang vinh dự được chúc mừng tuổi mới của cha mẹ thì cũng biết sống hiếu thảo để đền đáp ân nghĩa cù lao chín chữ mà cha ông ta đã từng khuyên răn rằng:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.

Amen.

Note: Chín chữ cù lao, tức là chín điều khó nhọc của cha mẹ sanh dưỡng con cái.

Chín chữ cù lao gồm:

1.Sinh: Sanh đẻ.

2.Cúc: Nâng đỡ.

3.Dục: Dạy dỗ.

4.Phủ: Vuốt ve triều mến.

5.Xúc: Cho bú sữa.

6.Trưởng: Nuôi cho khôn lớn.

7.Cố: Trông nom.

8.Phục: Ôm ấp.

9.Phúc: Bảo vệ.

Mọi sự đều nhờ ơn Chúa

Ngày Mồng Ba Tết chúng ta dành để dâng lên Chúa những dự định và tương lai của chúng ta. Chúng ta xác tín rằng mọi sự đều nhờ ơn Chúa, vì “nếu Chúa không xây nhà thì thợ nề vất vả cũng bằng uổng công”. Thực vậy, nhìn lại năm 2010 với biết bao thiên tai giáng xuống địa cầu cho chúng ta thấy con người thật nhỏ bé trước bao sóng gió của thiên nhiên. Con người cần phải có ơn Chúa để gìn giữ, chúc lành cho chúng ta một năm bình an.

Vâng, có thể nói năm 2010 đã vụt qua nhưng đã để lại nỗi hãi hùng cho con người với những trận thiên tai kinh thiên động địa nhất. Xin được lướt qua những thiệt hại về nhân mạng cũng như vật chất:

1) Trận động đất 7 độ Richter ở Haiti xảy ra ngày 24-01, đã giết chết 230,000 người, hơn 300,000 người bị thương và hơn một triệu người màn trời chiếu đất. Ðến nay, một năm sau, vẫn chưa hồi phục dù thế giới đã đổ hàng tỷ đô-la vào xứ sở nghèo đói bệnh tật này.

2) Ngày 27-2, lại một trận động đất mạnh tới 8.8 độ Richter, đã xảy ra ở vùng duyên hải Chí Lợi (Chile), rung chuyển 6 tiểu bang lớn và một phần của Á Căn Ðình. Ðộng đất kéo theo sóng thần, quét qua các thị trấn ven biển, khiến 500 người thiệt mạng, hơn 200.000 người mất nhà cửa, gây thiệt hại 30 tỷ đô.

3) Ngày 21-3, núi lửa ở Băng đảo (Iceland) bỗng nhiên thức giấc sau 200 năm, phun bụi và khói ngập trời khiến hàng ngàn người phải di tản. Thiên tai này đã ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động hàng không, làm cho 100.000 chuyến bay của các nước Âu Châu bị hủy bỏ và 8 triệu hành khách bị mắc kẹt ở các sân bay trong suốt 6 ngày, thiệt hại gần 2 tỷ đô-la.

4) Tháng Bảy, sau những trận mưa dai dẳng đã gây ra lụt lội tại Pakistan. Trận mưa lụt này được coi là thiên tai lớn nhất trong 100 năm tại Pakistan. Một phần năm (1/5) diện tích quốc gia này đã chìm trong biển nước, hơn 2.000 người bị cướp đi sinh mạng. Con số này còn tăng cao vì dịch bệnh, gây thiệt hại lên tới 10 tỷ đô-la, khiến ít nhất 9 triệu người, trong đó phần lớn là trẻ em, lâm vào cảnh đói khát.

5) Cũng vào tháng Bảy, nóng chưa từng có đã kéo theo nạn cháy rừng nhiều nơi ở Nga. Bầu trời thủ đô Moscow bị bao phủ khói đen, nhiều chuyến bay đã bị hủy bỏ. Hỏa hoạn và cháy rừng làm cho 50 người thiệt mạng và 3.000 người mất nhà cửa. Nguyên nhân của thảm họa cháy rừng là do mức nhiệt độ lên cao kỷ lục trong hơn 100 năm qua.

Ðó là những trận thiên tai lớn đã xẩy ra trong năm 2010, khiến thế giới phải lo ngại sẽ tạo thêm khủng hoảng tài chánh, vì hai năm qua kinh tế thế giới đã gặp nhiều khó khăn chưa giải quyết nổi. Các nhà tiên tri cho rằng, năm 2010 chỉ là năm bắt đầu của những thiên tai, bệnh tật mà nhân loại sẽ phải gánh chịu vào những năm kế tiếp.

Người Việt thì nói rằng: mỗi năm làm ăn càng ngày càng khó khăn hơn. Người đông của ít khiến con người phải bon chen vật lộn với cuộc sống nhiều hơn. Thêm vào đó lại thiên tai, lũ lụt, thời tiết khắc nghiệt khiến ngành chăn nuôi, trồng cấy càng mong manh. Như dịch bệnh cùm gia gia cầm, dịch tai xanh. .. tràn lan suốt năm qua.

Hôm nay ngày đầu năm chúng ta hướng về Cha trên trời, là Đấng làm chủ mọi loài, là Đấng quan phòng kỳ diệu, xin Chúa chúc lành cho chúng ta một năm bình an hạnh phúc, một năm an khang thịnh vượng. Xin Chúa chúc lành cho những dự định tương tai của chúng ta được thành toàn. Chúng ta hãy trao vào tay Chúa những lo toan vất vả của đời người. Chúng ta hãy bước đi trong sự tín thác vào tình thương quan phòng của Chúa. Xin Chúa là Chúa của mùa xuân chúc lành cho những ước nguyện đầu xuân của chúng ta. Amen

Lm.Jos Tạ duy Tuyền
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cơ quan truyền thông Vatican thông báo: Các vị thừa sai Công Giáo đã sẵn sàng để phục vụ tại Bhutan
Bùi Hữu Thư
08:44 30/01/2011
VATICAN CITY (CNS) -- Cơ quan truyền thông Vatican thông báo: Các nhà thừa sai Công Giáo đã sẵn sàng để thiết lập các cộng đồng đức tin tại Bhutan sau khi quốc gia này lần đầu tiên đã tuyên bố sẽ chấp nhận việc đăng ký của các Kitô hữu.

Cơ quan thông tấn truyền giáo Fides tuyên bố ngày 27 tháng 1 là hai dòng tu tại Ấn Độ đang chuẩn bị lên đường đi Bhutan ngay khi chính phủ quốc gia này cho phép đăng ký.

Dân số tại quốc gia Nam Á nhỏ bé này chỉ có một thiểu số Kitô hữu hết sức ít, trong khi đa số theo Phật giáo và Ấn giáo.

Linh mục Arul Raj, một nhà truyền giáo thuộc Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm nói với cơ quan truyền thông Fides: “Chúng tôi đã sẵn sàng để thiết lập các cộng đồng cho nam và nữ tu sĩ tại Bhutan. Chúng tôi không biết rõ về lãnh thổ này, nhưng nếu nhà cầm quyền cho phép, và nếu chúng tôi có những điều kiện cần thiết, chúng tôi sẵn sàng khởi sự hoạt động.”

Chi tiết về thủ tục đăng ký cho các Kitô hữu sẽ được thảo luận vào tháng 12 trong một buổi họp của nhóm điều hành các tổ chức tôn giáo.

Trong quá khứ, quốc gia này đã ngăn cấm việc sinh hoạt công cộng của các tôn giáo không phải là Phật giáo và Ấn giáo, nhưng các giới chức trong chính phủ cho hay điều này sẽ thay đổi dưới chính sách mới.
 
ĐTC cầu chúc dân tộc Viễn Đông mừng Tết Âm Lịch: chúc khang an thịnh vượng
LM Trần Đức Anh OP
12:05 30/01/2011
Đức Thánh Cha kêu gọi các tín hữu sống các Mối Phúc thật

VATICAN - Chúa nhật 30-1-2011, ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi các tín hữu sống các Mối Phúc thật và ngài cùng với hai em bé thả chim câu tượng trưng cho khát vọng hòa bình.

ĐTC đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi đọc kinh Truyền Tin với 30 ngàn tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô dưới bầu trời nắng đẹp. Trong số những người hiện diện đặc biệt có khoảng 5 ngàn thiếu nhi và thiếu niên thuộc Phong trào Công giáo tiến hành ở Roma, cùng với phụ huynh và các giáo chức tham gia cuộc tuần hành hòa bình theo truyền thống. Từ các giáo xứ và trường học, đoàn người đã tụ tập tại Quảng trường Navona lúc 8 giờ rưỡi, sinh hoạt với nhau, trao đổi sứ điệp hòa bình, và tuần hành tiến về quảng trường thánh Phêrô cách đó hơn 2 cây số, với khẩu hiệu ”Chúng tôi hy vọng nơi hòa bình”. Tại đây ĐHY giám quản Roma, Agostino Vallini đã chào thăm các em và gia đình, cũng như đại diện của Hội Công giáo tiến hành Roma, trước khi đi bộ đến Quảng trường Thánh Phêrô để tham dự buổi đọc kinh truyền tin với ĐTC.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC đã quảng diễn về bài Phúc Âm về các Mối Phúc thật được đọc trong thánh lễ chúa nhật hôm qua:

”Anh chị em thân mến, chúa nhật thứ IV thường niên này, Tin Mừng trình bày bài giảng dài đầu tiên của Chúa Giêsu nói với dân chúng trên ngọn đồi thoai thoải quanh hồ Galilea. Thánh Mathêu viết: ”Khi thấy đám đông, Chúa Giêsu lên núi: ngài ngồi xuống và các môn đệ đến gần. Ngài bắt đầu giảng dạy họ” (Mt 5,1-2). Chúa Giêsu, là Môisê mới, ”lên tòa giảng ở trên núi” (Đức Giêsu thành Nazareth, Milano 2007, tr. 88) và tuyên bố ”phúc” cho người có tinh thần thanh bần, người sầu khổ, người có lòng xót thương, những người đói khát công lý, có tâm hồn thanh khiết, những người bị bách hại (Xc Mt 5,3-10). Đây không phải là một ý thức hệ mới, nhưng là một giáo huấn đến từ trên cao và liên hệ tới thân phận con người, thân phận mà Chúa đã muốn nhận lấy khi nhập thể, để cứu vớt. Vì thế, ”Bài giảng trên núi được gửi đến tất cả mọi người, trong hiện tại và tương lai.. và người ta chỉ có thể hiểu và sống bài giảng này trong hành trình theo Chúa Giêsu, đồng hành với Ngài” (Đức Giêsu thành Nazareth, tr. 92). Các Mối Phúc là một chương trình sống mới, để được giải thoát khỏi những giá trị giả dối của trần gian và cởi mở đối với những thiện ích chân thực, hiện tại cũng như tương lai. Thực vậy, khi Thiên Chúa an ủi, thỏa mãn sự đói khát công lý, lau sạch nước mắt của những người sầu khổ, có nghĩa là Ngài mở Nước Trời cho họ, ngoài việc thưởng công cho mỗi người một cách cụ thể. ”Các Mối Phúc là đưa thập giá và sự sống lại vào trong cuộc sống của các môn đệ” (Sdd, tr.97). Các Mối Phúc ấy phản ánh cuộc sống của Con Thiên Chúa, Đấng đã chịu bách hại, chịu khinh rẻ cho đến độ bị án tử hình, để con người nhận được ơn cứu độ.”

”Một ẩn sĩ xưa kia đã quả quyết: 'Các Mối Phúc là những món quà của Thiên Chúa và chúng ta phải hết sức cảm tạ Chúa vì những hồng ân này và phần thưởng từ đó mà ra, nghĩa là Nước Trời trong tương lai, sự an ủi bây giờ, sự sung mãn mọi thiện ích và lòng từ bi của Chúa.. một khi ta trở thành hình ảnh của Chúa Kitô trên mặt đất này' (Pietro di Damasco, in ”Filocalia”, vol.3, Torino 1985, tr.79). Tin Mừng về các Mối Phúc được chú giải bằng chính lịch sử của Giáo Hội, lịch sử sự thánh thiện của Kitô giáo, vì - như thánh Phaolô đã viết - ”Thiên Chúa đã chọn những gì là yếu đuối đối với thế gian, để hạ nhục những kẻ hùng mạnh; những gì thế gian cho là hèn mạt không đáng kể, là không có, thì Thiên Chúa chọn để hủy diệt những gì hiện có” (1 Cr 1,27-28). Vì thế, Giáo Hội không sợ nghèo khó, khinh rẻ, bách hại trong một xã hội thường bị giàu sang vật chất và quyền lực trần thế lôi cuốn. Thánh Augustino nhắc nhở chúng ta rằng: ”Chịu đựng đau khổ vì những tai ương ấy chẳng ích gì, nhưng chịu đựng chúng vì danh Chúa Giêsu, không những với tâm hồn thanh thản, nhưng còn với niềm vui mừng, thì mới có ích” (De sermone Domini in monte, I, 5,13: CCL 35,13).

Và ĐTC kết luận rằng:

”Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cầu khẩn Đức Trinh Nữ Maria, là Đấng có phúc tuyệt hảo, xin Mẹ ban sức mạnh để tìm kiếm Chúa (Xc Xp 2,3) và luôn vui tươi theo Ngài trên con đường các Mối Phúc.

Sau phép lành, ĐTC nhắc nhở mọi người về Chúa nhật này cũng là ”Ngày thế giới các bệnh nhân phong cùi” do Ông Raoul Follereau cổ võ từ thập niên 1950 và được Liên Hợp Quốc chính thức nhìn nhận. Ngài nói: ”Đáng tiếc là, bệnh phong cùi, tuy đã giảm sút, nhưng vẫn còn làm cho nhiều người ở trong tình trạng lầm than trầm trọng. Tôi đặc biệt cầu nguyện cho tất cả các bệnh nhân phong cùi cũng như cho những người đang săn sóc họ, và dấn thân bằng nhiều cách khác nhau để bài trừ bệnh Hansen này. Tôi đặc biệt chào thăm Hiệp hội Italia các bạn của Raoul Follereau, đang mừng kỷ niệm 50 năm hoạt động.”

ĐTC cũng gửi lời chúc Tết nhiều dân tộc Á châu và nói rằng: ”Trong những ngày tới đây, tại nhiều nước Viễn Đông, sẽ mừng Tết âm lịch trong vui tươi, đặc biệt là trong bầu không khí thân mật của gia đình. Tôi chân thành cầu chúc khang an thịnh vượng cho tất cả các dân tộc đông đảo ấy.”

ĐTC nhắc nhở rằng ”Hôm nay cũng là Ngày Quốc Tế cầu nguyện cho hòa bình tại Thánh Địa”. Tôi hiệp ý với Đức Thượng Phụ Công Giáo la tinh ở Jerusalem và Cha Bề trên dòng Phanxicô tại Thánh Địa để mời gọi tất cả mọi người cầu xin Chúa làm choi mọi tâm trí đồng thuận với nhau trong những dự án hòa bình cụ thể.

Sau cùng, ĐTC nồng nhiệt chào thăm hàng ngàn các em nam nữ thuộc Công Giáo tiến hành của giáo phận Roma, do ĐHY Giám quản Agostino Vallini hướng dẫn. Ngài nói: ”Các con thân mến, năm nay, các con cũng đến đây đông đảo, vào cuối cuộc Tuần Hành hòa bình với chủ đề ”Chúng tôi hy vọng nơi hòa bình!”. Bây giờ chúng ta hãy nghe sứ điệp mà các bạn của các con đứng cạnh cha đây đọc cho các con”.

Em bé gái đã đọc sứ điệp hòa bình, và kêu gọi mọi người hãy yêu thương nhau và thông báo số tiền các em lạc quyên được tại các giáo xứ hồi tháng giêng này được dùng để trợ giúp một cô nhi viện do các Nữ tỳ Đức Mẹ Vô Nhiễm đảm trách tại giáo phận thánh Giuse ở miền Siberia bên Nga; một phần khác của ngân khoản được dành để trợ giúp trung tâm giúp đỡ các trẻ em bụi đời ở thành phố San Pietroburgo cũng thuộc Liên bang Nga. Tại trung tâm này, các LM Công giáo và Chính thống làm việc chung để săn sóc các trẻ em vì nhiều lý do phải sống trong tình trạng bị bỏ rơi, cô độc và những khó khăn về xã hội. Các em cũng loan báo sẽ đến dự đông đảo lễ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô 2 vào ngày 1-5 tới đây.

Tiếp đến, ĐTC đã chào thăm các tín hữu hành hương bằng nhiều thứ tiếng khác nhau: Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan và Italia. Sau cùng ngài đã cùng hai em bé thả 3 chim bồ câu, tượng trưng cho khát vọng hòa bình.
 
Top Stories
Pope: Greetings of "serenity and prosperity" to those preparing to celebrate the Lunar New Year.
Asia-News
10:06 30/01/2011
At the Angelus, Benedict XVI speaks of the Beatitudes, "not a new ideology" but "a new program for life," which says that "the Church does not fear poverty, contempt, persecution in a society often attracted to material well-being and worldly power. " Greetings of "serenity and prosperity" to those preparing to celebrate the Lunar New Year.

Vatican City (AsiaNews) - "May the Lord make hearts and minds converge on concrete proposals for peace in the Holy Land”. Benedict XVI today joined his prayer to the International Day of Intercession for peace in the Holy Land, addressing the 30 thousand people in St. Peter's Square for the Angelus. A message of peace embodied in some way by the two doves released from the window of his study by two young people from Catholic Action Rome, who gathered, like every year, in St Peter's Square at the end of their "Caravan of Peace."

The pope, after the Angelus, also sent his wishes "of serenity and prosperity" to all peoples of the Far East, who in a few days time will celebrate the Lunar New Year.

Before the Marian prayer, inspired by today's Gospel of the Sermon on the Mount, the Pope had said that "the Church does not fear poverty, contempt, persecution in a society often attracted to material wealth and worldly power," because "as St. Paul writes," God chose the weak of the world to shame the strong, and God chose the lowly and despised of the world, those who count for nothing, to reduce to nothing those who are something "(1 Cor 1:27-28)."

When Jesus proclaimed "blessed" the poor in spirit, the afflicted, the merciful, those who hunger for justice, the pure in heart, the persecuted," he did not present "a new ideology," but "a teaching that comes from above and touches the human condition". A teaching that is "directed to the whole world, now and in the future.. . and which can be understood and lived only in following Jesus, walking with Him". The Beatitudes, in fact, "are a new way of life, to free us from the false values of the world and open us up to true good, present and future."

"In fact, when God comforts, satisfies the hunger for justice, dry the tears of the afflicted, it means that in addition to significantly rewarding each person, He opens the Kingdom of Heaven. "The Beatitudes are the transposition of the cross and resurrection in the existence of the disciples' ((Jesus of Nazareth, Milano 2007, p. 97). They reflect the life of the Son of God who allows himself to be persecuted, despised to the point of a death sentence so that men are given salvation”.

Finally, Benedict XVI also had a thought for today’s celebration of the World Day of for Sufferers of Leprosy, "promoted in the 1950s by Raoul Follereau and officially recognized by the UN. Leprosy, although declining, still unfortunately affects many people who live in conditions of severe poverty. I assure all patients of my special prayer, which I also extend to those who assist them and, in many ways, are committed to defeating Hansen's disease. "

(Source: http://www.asianews.it/news-en/Pope:-May-God-make-hearts-and-minds-converge-for-concrete-peace-in-the-Holy-Land-20639.html)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thanh hóa: chồng chềnh một đời thuyền
Vân Sơn
10:46 30/01/2011
THANH HÓA: CHỒNG CHỀNH MỘT ĐỜI THUYỀN

Ai đã một lần tận mắt chứng kiến cuộc sống của những người dân chài giữa mùa đông giá rét chắc hẵn không thể không chạnh lòng thương.

Với sự tài trợ của Hội Bác Ái Phanxicô, ngày 20/01/2011 vừa qua, văn phòng Caritas Giáo Phận Thanh Hoá gồm có: Cha Giám Đốc, Quý Cha, Quý Thầy, một số thành viên Caritas của giáo xứ Chính Toà và những nữ tu Hội Dòng Mến Thánh Giá Thanh Hóa - đã đến thăm bà con dân chài sống dọc theo sông Chu và sông Mã.

Xem hình GP Thanh Hóa thăm dân chài

09 giờ sáng, chúng tôi đến điểm đầu tiên của chuyến hành trình – làng chài thuộc xứ Đạt Giáo. Xe dừng trên một con đê nhìn xuống dòng sông Chu uốn khúc. Hình ảnh đầu tiên chúng tôi gặp được chính là những ánh mắt trông ngóng và chứa chan hy vọng. Từ ông già, bà lão đến các em thơ đang chờ đợi chúng tôi trong cái rét cắt da, cắt thịt. Men theo bờ đê, cuối cùng chúng tôi xuống đến thuyền, một cảm giác ái ngại khi chứng kiến cảnh “thuyền không xuồng trống”. Chiếc thuyền nhỏ chật hẹp không đủ chỗ cho mọi tiện nghi, đồ đạc, và cộng thêm 9 - 10 người, vì thế, có những gia đình sống trên chiếc thuyền đi thuê để lấy nơi sinh sống và làm ăn. Có người đã 20 năm, 30 năm và thậm chí 90 năm gửi gắm cuộc đời nơi dòng sông trong cảnh thiếu thốn. Chúng tôi không thể tưởng tượng được họ xoay sở thế nào với cái rét đậm, rét hại đã và đang đến ? Thật bất ngờ trước câu nói của một cụ già “Không rét, vì nếu có gió đã có mành che”! Chăn này đệm nọ vẫn chưa thấm vào đâu giữa thời tiết giá lạnh này, nhưng những con người nổi trôi nơi đây chỉ cần tấm mành che. “Tại sao chị không đi tất cho cháu ?” Chị vui vẻ trả lời: “Cháu làm ướt rồi”. Cháu bé mới một tuổi ấy chỉ có vỏn vẹn một đôi tất để giữ ấm trong mùa đông giá rét. Phải chăng da thịt họ bằng sắt, bằng đồng hay chính sự khắc nghiệt của thiên nhiên đã tôi luyện sức chịu đựng của họ?

Nói là dân chài lưới nhưng đã gần chục năm nay, đồ nghề của họ đã gác mái. Không hiểu vì sao tôm cá đều rủ nhau bỏ đi nên một số đã chuyển sang nghề đánh cát. Nghề mới vất vả, cực nhọc hơn nhưng thu nhập chẳng được bao nhiêu. Có những chiếc thuyền chỉ đậu một chỗ, là mái ấm của ông bà già không còn sức lao động, chỉ biết trông chờ vào sự chia sẻ và lòng hảo tâm của mọi người. Cuộc đời của họ tăm tối như không gian làng chài khi đêm về và bấp bênh như chính chiếc thuyền của họ trên dòng nước.

Rời khỏi Đạt Giáo, những ngày kế tiếp, chúng tôi đã đến với bà con các xứ: Kẻ Đầm, Kẻ Láng, Yên Khánh, Nhân Lộ, Đông Quang và họ An Lộc giáo xứ Chính Tòa. Mỗi lần lên đường, chúng tôi hy vọng sẽ chứng kiến cảnh sống khá hơn nhưng điều đó chỉ trong tưởng tượng. Dù cái nghèo khổ cũng “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, nhưng những con người sống trên sông nước ấy, dù ở đâu trên các nhánh sông, lạch sông của Thanh Hóa đều có một điểm chung: chấp nhận số phận với một tinh thần lạc quan, không kêu ca phàn nàn. Phải chăng họ sống lâu trong cái khổ nên đã quen? Gió rét thì tích cực làm việc để cơ thể sẽ ấm lên; không có điện thì đi ngủ sớm; hết gạo thì đi vay hay ăn cháo qua ngày; con cái không có điều kiện học tập thì cũng đã có nghề của cha ông; ngày tết không có “bánh chưng xanh câu đối đỏ” thì có ấm nước, đĩa kẹo cũng đủ để mọi người quây quần chuyện trò vui vẻ. Với tinh thần “lá rách ít đùm lá rách nhiều”, mỗi nhà góp chung lại những gì mình có và mời cả làng chài cùng vui tết. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân chài xứ Thanh.

Trong sự thiếu thốn ấy, món quà quý hóa của Hội Bác ái Phanxicô gửi đến khiến những người dân bật khóc vì vui mừng và cảm động. Mỗi gia đình nhận được một chiếc chăn phao, 10 kg gạo, một gói bánh và một số gia đình đã nhận đèn năng lượng mặt Trời cũng do Hội trao tặng. Những món quà ấy không thể giữ ấm cho cả gia đình trong suốt mùa đông, cũng không đủ no trong một thời gian dài, không thể bù đắp sự túng thiếu về vật chất cho bà con, nhưng cũng đủ để những gia đình quanh năm sống nơi vùng sông nước ấy cảm nghiệm được hơi ấm tình thương, sự quan tâm, cảm thông và sẻ chia của mọi người. Đó chính là món quà quý giá nhất chúng ta có thể dành tặng để an ủi những cuộc đời sống trong cảnh nghèo khó, chồng chềnh. Họ đang rất cần những hành động từ lòng trắc ẩn và quảng đại của tất cả mọi người. Niềm vui Tết Tân Mão có đến với làng chài hay không đang phụ thuộc rất nhiều vào lòng hảo tâm và sự chia sẻ của chúng ta.

Xin hãy mở cửa lòng để đón Lazarô vào, hãy mở cánh cửa ngăn cách để bước ra ngoài, đi đến với những mảnh đời bất hạnh không chỉ làng chài nhưng ở khắp mọi ngã đường...
 
Giáo phận Thanh Hóa đến chúc tết đức TGM Ngô Quang Kiệt
Vân Sơn
10:52 30/01/2011
GIÁO PHẬN THANH HÓA CHÚC TẾT ĐỨC TỔNG GIUSE NGÔ QUANG KIỆT

Trong tình hiệp thông, trưa ngày 28 tháng 01 năm 2011, nhằm vào ngày 25 tết, giáo phận Thanh Hóa đã đến dòng Châu Sơn – Nho Quan – Ninh Bình để chúc tết Đức tổng Giuse Ngô Quang Kiệt và nhà Dòng Châu Sơn.

Xem hình gp Thanh Hóa chúc tết đức TGM Ngô Quang Kiệt

Dẫn đầu phái đoàn là Đức Giám Mục giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh, cùng đi với ngài còn có cha Tổng Đại Diện Phê-rô Vũ Tiến Phúc, quý cha Tòa Giám Mục, đại diện Dòng MTG Thanh Hóa và bà con giáo dân giáo xứ Chính Tòa.

Đại diện cho giáo phận Thanh hóa, Cha Tổng Đại Diện đã có lời chúc tuổi mới Đức Tổng “Nguyện Chúa ban hồng ân và sức khỏe để Đức Tổng luôn là một biểu tượng tinh thần cho đoàn chiên…” và tặng ngài chậu Hoa Lay Ơn1 và nem chua đặc sản Thanh Hóa.

Đáp lời, Đức Tổng cảm ơn giáo phận Thanh Hóa, cách riêng Đức cha Giuse đã luôn quan tâm, cầu nguyện và nhớ đến Ngài trong những dịp trọng đại. Noel, giáo phận đã tặng đôi chim Cu Gáy, dịp này lại tặng thêm chậu Hoa Lay Ơn. Đây là những vật kỷ niệm ý nghĩa với khung cảnh chiêm niệm như vùng núi rừng Nho Quan.

Sau khi tết Đức Tổng, phái đoàn đến chúc tết nhà Dòng và về lại giáo phận Phát Diệm để chúc tết Tòa Giám Mục và Dòng MTG Phát Diệm.
 
Dòng Thánh Tâm Huế: Xây dựng Nhà Nội Trú Thánh Tâm vào những ngày cuối năm
Jos. Phan Tấn Hồ
12:22 30/01/2011
HUẾ - Nhằm tạo môi trường tốt hơn cho học sinh đến lưu trú để an tâm học tập, Dòng Thánh Tâm đang tiến hành xây dựng một Nhà Nội Trú Thánh Tâm ngay tại khuôn viên của Nhà Dòng. Tính đến thời điểm hiện nay, công việc xây dựng Nhà Nội Trú Thánh Tâm đang gặp phải một số vấn đề khó khăn cơ bản bởi thời tiết khắc nghiệt của Miền Trung, do vật liệu không ngừng tăng giá, trong khi vốn xây dựng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu xây dựng công trình.

Vì xác định tính cấp thiết của vai trò giáo dục trong xã hội hiện nay, và do đặc điểm của giáo dục, cũng như văn hóa là những thứ hình thành dần dần, không phải muốn là có, nên Nhà Dòng đã nỗ lực rất nhiều để Nhà Nội Trú Thánh Tâm sớm hoàn thành, nhằm tạo điều kiện giáo dục tốt hơn cho thế hệ trẻ Việt Nam.

Nhìn chung, thực trạng giáo dục hiện nay đang có những biến hóa thiếu tích cực. Phải chăng do chúng ta chưa thật sự chú trọng đến truyền thống tốt đẹp như “Tiên học Lễ, hậu học Văn”, “Tôn Sư trọng Đạo” ?

Giáo dục Việt Nam đã có một truyền thống lâu đời dựa trên phương châm “Tiên học Lễ, hậu học Văn”. Đây là một di sản quí báu của tiền nhân. Có thể mỗi thời đại giải thích phương châm này theo cách riêng, nhưng điều chung nhất vẫn là đề cao những giá trị đạo đức, đề cao việc làm người.

Ai cũng biết giá trị học làm người là quan trọng, trong quá trình tìm kiếm tri thức chung của nhân loại. Nhưng việc áp dụng giáo dục không phải lúc nào cũng thuận tiện và đúng phương pháp. Hơn nữa, do hoàn cảnh của mỗi gia đình mỗi khác, nên việc giáo dục trẻ lắm khi lại phải khoán trắng cho xã hội, nên việc tiêm nhiễm những điều không thích hợp cho trẻ cũng là việc dễ hiểu.

Trước những vấn nạn chung đó của gia đình và xã hội, Dòng Thánh Tâm, một Dòng có bề dày về việc giáo dục, đã mạnh dạn tiên phong xây dựng nên Nhà Nội Trú Thánh Tâm, ngay tại khuôn viên Nhà Dòng, 67 Phan Đình Phùng, Huế, nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho học sinh đến lưu trú để an tâm học hành tại các trường nỗi tiếng trong thành phố Huế.

Do điều kiện thời tiết không thuận lợi, nên sau bảy tháng thi công, công trình Nhà Nội Trú Thánh Tâm mới xây dựng được hơn nữa công đoạn xây dựng phần khung.

Mấy tuần qua, dầm trong mưa lạnh, anh em công nhân của Ông Trịnh Công Luận, Giám đốc Công ty TNHH Phước Hoàng (256/41/12A, Lạc Long Quân, F.8, Q.Tân Bình, Tp.HCM) đã cật lực thi công suốt cả ngày đêm để kịp hoàn thành sàn bê tông đúng theo hợp đồng xây dựng.

Tết Tân Mão đang đến gần. Trên phố thị, người người đang xôn xao lo chuyện tết nhứt cho gia đình. Riêng mấy anh công nhân của Công ty TNHH Phước Hoàng vẫn đội mưa lo xây dựng Nhà Nội Trú Thánh Tâm, cho kịp ngày khai trương, đón học sinh trong năm học đến.

Tiễn Cựu Nghinh Tân

Hổ đang thanh thoát về rừng

Mèo ta lững thững hát mừng Tân Xuân

Dòng đời xuôi ngược trầm luân

Thời gian xoay chuyển bâng khuâng lẽ thường

Canh tân Hổ đã can trường

Ra tay đổi mới phi thường lưu danh

Mong sao Tân Mão công thành

Mèo ta danh toại lưu danh với đời.
 
Caritas Phan Thiết: Hương xuân cho người nghèo
Hồng Hương
12:27 30/01/2011
PHAN THIẾT - Tết nguyên đán Tân Mão đã mấp mé bên thềm. Không khí đón chào xuân mới tràn ngập khắp mọi nơi, từ thôn quê đến thành thị. Cùng với nhiều hoạt động đón Tết, Caritas Phan Thiết, các giáo xứ, đoàn thể, cá nhân trên khắp Giáo phận Phan Thiết cũng rộn ràng với những chương trình chăm lo cho bà con nghèo để họ cũng có được niềm vui đầu xuân.

Xem hình ảnh

Phong phú sáng kiến của sẻ chia

Mỗi giáo xứ, mỗi tập thể đều nỗ lực để vận động mọi người đóng góp, chia sẻ quà Tết cho người già neo đơn, người nghèo trong địa phương. Bởi trong cái nhìn đức tin, người Kitô hữu ý thức đây không chỉ đơn thuần là sự tương thân tương trợ, “lá lành đùm lá rách”, nhưng còn là trách nhiệm mà Đức ái Kitô giáo đòi buộc mọi người phải “yêu người khác như chính mình”, và còn bởi người nghèo là tài sản của Giáo Hội. Tuỳ theo khả năng và sáng kiến, mỗi nơi có một cách để mang niềm vui đến cho bà con.

Điển hình như Giáo xứ Chính Toà Gp Phan Thiết, Tết năm nay dành 70 triệu đồng do các ân nhân và bà con đóng góp để tặng gạo cho bà con. Cha sở Chánh Toà còn cho biết, liên đới và cảm thông với những người dân bị ảnh hưởng lũ lụt vừa qua ở miền Trung, giáo xứ đã trích 20 triệu đồng để gởi cho bà con nghèo với giáo xứ Kẻ Bọng, Hà Tĩnh. Những phần quà của giáo xứ cũng mang lại niềm vui cho các em nhỏ khuyết tật của Tổ Ấm Huynh Đệ.

Còn tại xứ Vinh Tân, hạt Hàm Tân, GP Phan Thiết, cả một thời gian dài trước Tết, Giới trẻ đã tất bật với “kế hoạch nhỏ cho chương trình lớn”, thu gom ve chai để gây quỹ Tết cho bà con nghèo. Một cách làm thật ý nghĩa và gắn kết tình thân giữa các bạn với nhau.

Không chỉ là những phần quà trao tay mừng Năm Mới, Cơ sở bảo trợ Mái Ấm Tình Thương tại Thị xã Lagi do các nữ tu Dòng MTG Nha Trang điều hành, đã tổ chức bữa cơm Huynh Đệ cho hàng trăm người già, người khuyết tật thật đầm ấm. Chương trình văn nghệ vui tươi do chính các nữ tu và các em nhỏ trong mái ấm biểu diễn là món quà tinh thần mang lại những nụ cười hiếm hoi trên những cảnh đời bất hạnh.

Mỗi nơi mỗi cách, nhưng tất cả đều chứa đựng mong ước đem chút hương xuân đến cho người khó khăn.

Tình thương nối kết con tim

Trở lại nhà bà Nguyễn Thị Cảnh, người mẹ của 4 đứa con tâm thần đã được nhắc đến trong bài “Mẹ thương con có hay chăng” đăng trên http://www.gpphanthiet.net/?act=news_viewmore&newsId=1212&subId=2&catId=1 và báo Công Giáo và Dân Tộc, trên gương mặt khắc khổ của bà Cảnh ánh lên tia hy vọng. Bà nói: “Đây là cái Tết vui nhất của tôi trong mấy chục năm qua, bởi nhờ Caritas Phan Thiết và bài báo mà có nhiều tấm lòng hảo tâm đã biết đến và giúp đỡ gia đình chúng tôi”. Được biết, các ân nhân đã ký gởi cho Caritas Phan Thiết để giúp gia đình bà Cảnh có điều kiện mừng Giáng Sinh và Năm Mới, giúp trả nợ Ngân hàng 10 triệu đồng và hỗ trợ vốn xuống giống mùa vụ tới.

Cùng với sự hỗ trợ của các ân nhân, Caritas Phan Thiết đã trao học bổng (500.000đ/1 suất) cho 20 học sinh nghèo tại giáo xứ Mẹ Thiên Chúa giúp các em bước vào học kỳ II bớt gian nan hơn.

Khi được biết Caritas Phan Thiết sẽ tổ chức tặng quà Tết cho các em học sinh Trường Tình Thương Phan Rí Cửa, một số ân nhân xa gần cũng nhiệt tình gởi quà cho các em. Những Việt Kiều nơi phương xa cũng đau đáu hướng về quê nhà với bao tình mến và chia sẻ thiết thực. Một người qua Caritas Phan Thiết đã gởi đến bà con nghèo ở Long Hà, Bắc Bình những phần quà Tết trị giá 30 triệu đồng. Caritas Gx Lương Sơn tặng 150 phần quà cho bà con Suối Nhum trị giá 45 triệu đồng. Giáo xứ Rạng tặng 100 phần quà trị giá 30 triệu đồng… Và còn nhiều nữa những hoạt động bác ái ở khắp nơi rất đáng ghi nhận trong Mùa Xuân này.

Đức cố Hồng Y Fx. Thuận đã viết “Bác ái là nối dài tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại “(Đường Hy Vọng 792). Những ngày bắt đầu đón năm mới, những lời chúc an lành, hạnh phúc trở nên hiện thực hơn với những món quà được trao tặng. Người nhận vui, người trao còn vui hơn vì việc làm của mình làm cuộc sống có ý nghĩa. Và một câu nói khác của ĐHY Thuận cũng có thể là tâm niệm cho tất cả chúng ta để sống tình bác ái: "Tôi không làm việc bác ái được vì tôi không có tiền! Chỉ có tiền mới bác ái sao? - Bác ái của nụ cười, bác ái của bắt tay, bác ái của thông cảm, bác ái của thăm viếng, bác ái của cầu nguyện” (ĐHV 741).

Nhìn những gương mặt rạng rỡ với quà Tết trên tay để thấy rằng “Tin Mừng cho người nghèo” vẫn luôn là một đòi hỏi và thôi thúc chúng ta dấn thân trong năm mới. Chợt chạnh lòng nhớ đến đâu đó còn những góc khuất của cuộc sống, nơi có không ít mảnh đời khốn khó, bất hạnh đang ngóng chờ sự san sẻ của mọi người để cũng có được một chút hương xuân.
 
Tường thuật lễ Truyền Thống Học sinh - Sinh viên giáo phận Thanh Hóa
Thanh Hòa
21:01 30/01/2011
Tường thuật lễ Truyền Thống Học sinh - Sinh viên giáo phận Thanh Hóa

Ngày 28 tháng 01 năm 2011, nhằm vào ngày 25 trước tết Nguyên Đán, được chọn là ngày Truyền Thống Học sinh – Sinh viên Giáo phận Thanh Hóa. Đây là một cơ hội để tất cả con em Thanh Hóa đang học tập trong cả nước quy tụ về ngôi nhà chung giáo phận để gặp gỡ, giao lưu và tổng kết một năm học tập, sống đạo nhằm phát huy tinh thần học tập – sống đạo trong môi trường giảng đường và khắc phục những hạn chế tiêu cực trong cuộc sống. Đây cũng là dịp để con cái Thanh Hóa về để gặp gỡ vị cha chung giáo phận - Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh và chúc mừng tuổi mới Ngài.

Chủ đề của ngày truyền thống năm nay được Ủy Ban Mục Vụ Sinh Viên – Giới trẻ chọn: Hãy Yêu Như Giê-su.

Xem hình ngày truyền thống học sinh - sinh viên giáo phận Thanh Hóa

Ngay từ chiều ngày hôm trước, không khí tại Nhà thờ Giáo xứ Chính Tòa đã trở nên nhộn nhịp người qua lại. Ban tổ chức gấp rút hoàn thành những công việc chuẩn bị cuối cùng ngày gặp mặt. Các nhóm Sinh viên phụ trách các chương trình cũng có mặt đầy đủ để tham gia tổng duyệt lần cuối đêm 27/01/2011.

Sáng 28/01/2011, những cơn mưa bụi và gió mùa thổi mạnh hơn. Ngoài trời lạnh như cắt da thịt. Thế nhưng, khí hậu khắc nghiệt không thể làm ảnh hưởng tới chương trình ngày gặp mặt mà ban tổ chức đã dự liệu. Bất chấp mưa gió và những cơn lạnh tê tái thân mình của tiết đông, ngay từ lúc còn rất sớm - 05 sáng đã có tiếng gọi nhau í ới của các bạn học sinh đến từ các giáo xứ. Bầu khí thật sự trở nên “nóng” và trung tâm khán đài Nhà thờ Chính Toà - nơi đón tiếp và tổ chức ngày gặp mặt trở nên nhộn nhịp, tấp nập từng đoàn người, xe cộ thi nhau hướng về. Cái giá lạnh của mùa đông cũng dần biến mất, khu vực ghi danh của ban lễ tân đã trở nên quá tải. Ai ai cũng rạng rỡ tươi cười, tay bắt mặt mừng, chị chị em em …hy vọng một ngày mới tràn ngập niềm vui, dạt dào tình Chúa và ấm áp tình người.

Đúng 8 giờ 30’ những cơn mưa bụi vẫn cứ bay, vũ khúc "Hello" - màn khởi động với tiết tấu vui vẻ, động tác vui nhộn và được các Linh hoạt viên thể hiện thật sự ấn tượng đã làm xua tan đi cái cảm giác ngại ngùng của những người bạn mới tới từ khắp các giáo xứ trong giáo phận và không khí ảm đạm của một ngày đông giá.

Tất cả là Hồng ân Thiên Chúa. 8 giờ 30’ mưa bụi không còn rơi nữa - mọi người hiện diện đồng thanh hát vang bài “Hân hoan đón chào” và phất cao cả một rừng khăn với đủ mọi màu sắc sặc sỡ vẫy chào Đức Cha giáo phận, quý Cha và quý khách từ Toà Giám mục tiến về tham dự chương trình ngày gặp mặt.

Cùng tham dự ngày gặp mặt với Đức Cha Giuse có Cha Tổng Đại Diện Phêrô Vũ Tiến Phúc, Cha Bề trên TCV Lê Bảo Tịnh Phêrô Vũ Thanh Long, cha chủ tịch Uỷ Ban mục vụ giới trẻ - sinh viên Phêrô Nguyễn Cao Vinh, Quý Cha, quý quan khách và các bậc phụ huynh.

Tiếp theo không khí tưng bừng chào đón Đức Cha là màn diễu hành hùng tráng của gần 3.000 học sinh cấp III đến từ sáu giáo hạt và sinh viên đang học tập trên toàn quốc. 6 giáo hạt với 6 màu khăn khác nhau vừa nói lên nét đặc trưng riêng theo văn hoá vùng miền và theo dấu ấn đức tin, nhưng cũng vừa nói lên sức mạnh của sự đoàn kết và hiệp nhất của Sinh viên - Học sinh trong cùng một mái nhà chung Thanh Hóa thân yêu.

Chương trình ngày gặp mặt được lồng ghép với các tiết mục văn nghệ đặc sắc, hấp dẫn và được dàn dựng khá công phu của tất cả các nhóm sinh viên và các bạn học sinh cấp III trong giáo phận làm bầu khí ngày càng vui nhộn hơn.

Lời chào mừng và chúc tết của toàn thể Sinh viên - Học sinh muốn gửi tới Đức Cha, quý Cha và mọi người trong giáo phận là tâm tình của những người con chứa đựng lòng tri ân sâu sắc. Các bạn cũng gửi tới Đức Cha một món quà đầy ý nghĩa: một bộ mũ áo cử nhân. Đây là biểu tượng nói lên nỗi niềm mong ước vươn lên của mỗi Sinh viên - Học sinh.

Đáp từ, Đức Cha Giuse tràn đầy tình yêu thương đã bày tỏ hết nỗi niềm ưu tư, sự trăn trở và cả những khát vọng mà ngài muốn dành cho thế hệ trẻ, nhất là giới Sinh viên - Học sinh. Tất cả được gói gọn trong 3 từ “Cha yêu chúng con”.

Thêm lời nhắn nhủ, Cha Tổng Đại Diện Phêrô Vũ Tiến Phúc cũng thổ lộ nỗi niềm mong ước: ước mong Sinh viên - Học sinh cố gắng hơn nữa trong học tập và sống đạo, hầu góp phần xây dựng giáo phận ngày càng vững mạnh hơn.

Chương trình buổi gặp mặt đầu tiên kết thúc với đôi lời cảm nhận và phát biểu của một đại diện phụ huynh nói lên tâm tư và nỗi niềm chờ mong vào các bạn trẻ. Các bạn Sinh viên - Học sinh là tương lai của gia đình, Giáo Hội và xã hội.

11h30 ăn và nghỉ trưa. Bữa ăn trưa diễn ra nhanh chóng nhưng rất ý nghĩa và bổ ích. Sinh viên - Học sinh giao lưu với nhau giữa các giáo hạt, giữa các em học sinh cấp III và các anh chị sinh viên. Trao đổi trò chuyện về cuộc sống sinh viên, kinh nghiệm học tập, về các vấn đề hoạt động nhóm, và nhất là đời sống đức tin.

13 giờ 00’ đến 15 giờ 00’, sau giờ ăn trưa và nghỉ ngơi, buổi gặp mặt thứ hai lại được bắt đầu. Không ồn ào và náo động nhưng yên tĩnh và trầm lắng, tại Nhà thờ Chính Toà các bạn Sinh viên - Học sinh được Quý Cha giúp tham dự giờ sám hối nhận ra những lỗi lầm thiếu sót suốt một năm qua đối với Chúa và tha nhân. Các bạn đã thanh toán món nợ với Chúa và tha nhân bằng cách đến với toà giải tội để nhận ơn tha thứ cũng như ơn lành của Chúa giúp sống xứng đáng hơn trong năm mới.

14 giờ 00’ đến 15 giờ 00’, chầu Mình Thánh Chúa. Trong sự nghiêm trang và lòng mến, tất cả được chiêm ngắm và ngụp lặn trước hồng ân bao la của bí tích tình yêu - nguồn sống thiêng liêng.

Đúng 15h30, Thánh Lễ Đồng tế do Đức Cha Giuse chủ sự. Đây là đỉnh cao của ngày gặp mặt. Đến với Thánh lễ, mỗi người không chỉ được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa mà còn được kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể.

Ngoài sự có mặt của quý Cha trong giáo phận, trong Thánh lễ còn có 2 vị khách đặc biệt - 2 cha khách ngoại quốc đến từ Indonesia. Sự hiện diện quý báu của các ngài càng làm cho không khí buổi họp mặt hôm nay thêm phần long trọng và vui tươi.

Trong bài giảng, Đức Cha Giuse gửi gắm tương lai Giáo phận nơi các bạn Sinh viên - Học sinh. Đức Giám mục mong muốn các bạn cố gắng vươn lên để chiếm lĩnh tri thức hầu có thể làm chủ cuộc sống và góp phần xây dựng giáo phận. Ngài nhấn mạnh đến tinh yêu cứu chuộc cao cả của Con Thiên Chúa và ước mong Sinh viên - Học sinh sống chứng tá đức tin ấy ngay trong môi trường sống của mình.

Để cầu chúc cho nhau những gì tốt đẹp nhất và tình anh em huynh đệ ngày thêm gắn kết trong mái nhà chung Giáo phận Thanh Hóa, trong nghi thức chúc bình an Đức Cha và quý Cha đồng tế đã xuống bắt tay từng Sinh viên - Học sinh. Đây là cách thức thể hiện đặc biệt và đầy ấn tượng.

Sau lời nguyện hiệp lễ, là đôi điều tri ân và cảm tạ Đức Cha, quý Cha và mọi người đã tổ chức và giúp đỡ tạo nên sự thành công trong ngày gặp mặt. Thay mặt quý Cha, Đức Cha cũng gửi tới các nhóm Sinh viên những phần quà là những cuốn lịch công giáo như muốn nhắn gửi "Hãy sống đạo mỗi ngày". Để kết thúc ngày gặp mặt, tất cả mọi người hiện diện cùng nhau hát vang "Bài ca hiệp nhất", Đức Cha và quý Cha tiến về cửa chính nhà thờ để chia tay tất cả các bạn trước khi ra về.

Gần 18 giờ chiều, trời lạnh hơn, trong sự chia li, dòng xe dần chuyển bánh, khép lại chương trình gặp mặt cuối năm Sinh viên - Học sinh 2010. Hẹn gặp lại ngày gặp mặt cuối năm 2011.

Sinh Viên Công Giáo Thanh Hóa tại Hà Nội
 
Tin Đáng Chú Ý
Sau Tunisia, đợi đến lượt Việt Nam
Adam Boutzan
10:34 30/01/2011
Sau Tunisia, đợi đến lượt Việt Nam
Vietnam as Tunisia in waiting
bài của Adam Boutzan -Jan 29, 2011
(Bản dịch Việt ngữ của blogger Phong Lan)

Cuộc nổi loạn thành công vốn dĩ không thể đoán trước. Các cuộc nổi dậy của tầng lớp trung lưu mà gần đây đã lật đổ Zine el-Abidine Ben Ali ở Tunisia chỉ có thể được giải thích khi nhìn lại, hầu như bất cứ ai cũng khó đóan trước được.

Các nhà phân tích hiện nay chỉ ra rằng đó là sự bùng nổ kết hợp giữa quá nhiều người trẻ có học thức và quá ít việc làm, một "tầng lớp thối nát được ưu đãi" (kleptocratic elite), cùng với sự thất bại của bộ máy an ninh quốc gia để bảo vệ chế độ khi các con ốc của guồng máy đã rã rượi.

Các nhà phân tích khác tranh luận rằng liệu tấm gương ở Tunisia sẽ được nhân rộng ra ở các quốc gia láng giềng Ả Rập khác, bao gồm Algeria, Egyp và Yemen, và nếu như vậy, làm thế nào các nền dân chủ giới đáp ứng được với tình trạng rối loạn như vậy.

Bộ Ngoại giao từ Washington, London, Tokyo tới Paris và Berlin đang cố gắng đoán xem những phương cách gì có khả năng bảo vệ chính phủ của họ hầu có được giải pháp để làm việc với bất cứ ai chiến thắng trên các cuộc tranh chấp nếu một cuộc nổi dậy thành công, nhưng cũng không gây trở ngại cho mối quan hệ hiện tại nếu các chính phủ đương nhiệm có thể chống chọi được những cuộc thách thức này.

Nếu họ là khôn ngoan, họ sẽ không chỉ nhìn vào thế giới Ả Rập.

Các cuộc nổi dậy ở Tunisia xem ra rất giống các cuộc biểu tình làm rung chuyển chính thể do các đạo sĩ Hồi giáo cầm đầu (Mullah-cracy) ở Iran hơn một một năm trước đây. Nó không phải là nhắm riêng Hồi giáo mà là nhắm tới các đòi hỏi công bằng và các quyền tự do nhân bản. Và nếu điều đó là đúng, các nhà phân tích nên xem xét để áp dụng thế nào đối với tất cả các quốc gia, Hồi giáo hay không Hồi Giáo, trong giai đoạn phát triển khó khăn.

Trong giáo dục mà nhiều nước đang phát triển và định hướng kỹ thuật số mạng xã hội đã có những thanh niên đô thị nhận thức được những gì họ đã không có. Ở một số nơi, họ không có công cụ nào đó có thể mua nếu người đó đã có một công việc ổn định. Ở những nơi khác, họ không có quyền nói những gì họ nghĩ hay thay đổi lãnh đạo của họ, huống hồ chi thay đổi cả một hệ thống chính phủ của họ.

Việt Nam thuộc loại thứ hai này.

Từ năm 1991, các tầng lớp Đảng Cộng sản đã thực hiện khá tốt ở trong việc trả lại quyền tư hữu cho người dân. Một số dân vẫn còn bị ám ảnh trong ký ức về sự đói nghèo kết quả của những nỗ lực thất bại của chính phủ Việt Nam để xây dựng chủ nghĩa xã hội thực tế (1975-1986) cho nên giờ đây họ hạnh phúc với mức thu nhập 1.200 USD / 1 năm trên mỗi đầu người: nhà ở tốt hơn, đủ ăn, một xe máy, TV, và tiền bạc để chi tiêu thường xuyên. Các cuộc khảo sát chỉ số hạnh phúc do tạp chí Forbes tài trợ cho thấy người Việt Nam là một trong những người lạc quan nhất rằng cuộc sống sẽ tiếp tục tiến triển tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số người Việt Nam khiếu nại trên blog, trên Facebook và các mạng xã hội tương tự rằng sự giàu có vật chất là không đủ và rằng quyền tự do chính trị đang thiếu thốn. Cho đến nay, đại đa số người Việt Nam nghĩ về những người đồng này là thành phần thách đố hay cho rằng họ là những người đã không biết xuôi theo dòng chảy. Người dân nhún vai bàng quang khi các người bất đồng này bị đánh đập hoặc bị bỏ tù vì những tội trạng như là "sử dụng Internet để quảng bá về đa đảng và dân chủ".

Sự thụ động chính trị của hầu hết dân chúng Việt Nam không thể giải thích bởi sự thiếu hiểu biết của thế giới bên ngoài. Các tờ báo sống động đã báo cáo thường xuyên và không bị kiểm duyệt về các sự kiện tại Tunisia và bây giờ Ai Cập kể từ khi chế độ Ben Ali bị lật đổ hồi giữa tháng. Và, cũng giống như khi các cuộc bạo loạn làm rung chuyển Bangkok cách đây một năm, các phương tiện truyền thông hàng ngày đã loan tin, nhưng những phản ứng cảm xúc hiện hành có vẻ là "Tạ ơn Trời, chuyện đã không xảy ra ở đây".

Trong một quốc gia một khi chính thức chấp nhận sự bình đẳng nhưng khắp nơi lại phô trương sự giàu có, thì rất nhiều thanh niên, người dân thành phố có giáo dục chỉ nghĩ đơn thuần là mong muốn đạt được cùng một mức độ bề ngòai như thế. Hầu như tất cả công dân tin rằng nếu họ chăm chỉ làm việc và may mắn một chút, họ sẽ có cuộc sống tốt hơn và đời sống dễ dàng hơn.

Viện Legatum của "Chỉ số thịnh vượng", một siêu phân tích được công bố vào ngày 26 tháng Giêng, báo cáo rằng Việt Nam đã tăng 16 điểm trong năm qua và bây giờ là đứng hạng 61 của 110 quốc gia được khảo sát. Tương tự, Tunisia đứng thứ 48 trong "đánh giá toàn cầu của sự giàu có và hạnh phúc".

Một Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam vừa gia hạn tầng lớp chính trị của quốc gia, thăng chức một số người và cho nghỉ hưu một số người khác. Qua làn sương mù người ta cho rằng đây là sự nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc tiếp tục cung cấp sự tăng trưởng kinh tế. Không chỉ là định lượng tăng trưởng, nhưng chất lượng tăng trưởng cũng như - các loại đầu tư, chính sách có thể nâng đỡ Việt Nam ra khỏi hàng ngũ những nước xuất khẩu nguyên liệu và nhân công lao động.

Đó là một lời hứa mà chế độ Hà Nội không có khả năng thực hiện. Có lẽ đảng viên hiểu rằng tính hợp pháp của các quy tắc của họ bây giờ phụ thuộc mật thiết vào việc cung cấp mức sống ngày càng cao và sẽ hành động phù hợp. Tuy nhiên, có vẻ như chỉ là khả năng là các cải cách trong đảng cầm quyền sẽ tiếp tục khập khiễng bởi một hệ thống cứng nhắc với nạn tham nhũng tràn lan và các thế lực địa phương.

Nếu như sự phát triển kinh tế một phần tư thế kỷ của Việt Nam bị đình trệ hay dừng lại thì khủng hỏang có thể xảy ra tiếp theo. Có hàng triệu thanh niên trên xe gắn máy, với một điện thoại di động 3G - bất cứ ai đã chứng kiến lễ kỷ niệm chiến thắng của đội tuyển bóng đá quốc gia của Việt Nam có thể tưởng tượng ra được một năng lượng này nếu như chuyển sang vận động chính trị. Và nếu như tình huống đã làm xoay chiều định đọat vận mạng của Tunisia, thì chỉ cần một, hai xung đột nhỏ cũng có thể tạo nên những hiệp sĩ sẵn sàng quyên thân vì chính nghĩa, nếu hàng chục ngàn người cùng thách thức quyền lực, liệu chế độ đó còn có thể phụ thuộc vào lực lượng bảo vệ nó, Công an nhân dân, hay không.

Việt Nam, một quốc gia 86 triệu dân, có tới 1.2 triệu công an theo ước tính của nhà phân tích chính trị Giáo Sư Carl Thayer. Nhìn chung họ (công an) là thành phần tham nhũng, lạm dụng chức quyền, đại đa số người dân bình thường tránh xa nếu có thể. Trên phương diện cá nhân, hầu hết các công an – như báo cáo trong trường hợp ở Tunisia – thuộc tầng lớp trung lưu thấp và họ cho rằng theo ngành công an để tiến thân trong tương lai.

Đơn vị công an chuyên ngành nổi trội trong việc theo dõi và đàn áp các sự chia sẻ tư tưởng giữa các người bất đồng chính kiến với nhau. Quan chức an ninh nội bộ thường xuyên cảnh báo rằng thế lực thù địch của Việt Nam nhằm mục đích khởi động một kiểu châu Âu "cách mạng màu" phương Đông. Công an được hỗ trợ bởi pháp luật nghiêm cấm việc thành lập các nhóm bảo vệ độc lập, trong khi đó các cơ quan này thường là rường cột của xã hội dân sự ở hầu hết các quốc gia khác

Các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam được coi như là thành phần bên lề và thiểu số và nếu quả thật cứ như thế thì họ không chọi lại nổi lực lượng công an.

Tuy nhiên,giả sử sự tăng trưởng kinh tế bị đình trệ hay ngưng lại? Và giả sử một người Việt Nam trẻ tuổi với một bằng đại học, không thể tìm được việc làm ổn định, đành phải đứng bán dưa hấu ở vỉa hè? Giả sử một số công an tới phá vỡ xạp bán của anh ta vì không có giấy phép và tịch thu đồ đạc hàng hóa của anh ta? Giả sử anh ta phản đối và khiếu nại nhưng bị bỏ qua không cứu xét và bị làm nhục danh dự?

Những điều này xảy ra thường xuyên tại Việt Nam. Và giả sử rằng người thanh niên trẻ có học thức đó quyết định tự quyên sinh tự thiêu với xăng trước một trụ sở đảng địa phương và bật một que diêm?

(Nguồn: http://atimes.com/atimes/Southeast_Asia/MA29Ae01.html, Adam Boutzan, một bút danh, là một nhà văn độc lập).

====================
Vietnam as Tunisia in waiting
http://atimes.com/atimes/Southeast_Asia/MA29Ae01.html
By Adam Boutzan -Jan 29, 2011
Successful rebellions are inherently unpredictable. The middle-class revolt that recently toppled the Zine el-Abidine Ben Ali regime in Tunisia can only be explained in retrospect; hardly anyone, apparently, saw it coming.

Analysts now are pointing to the combustible mix of too many educated young people and too few jobs, a "kleptocratic elite", and the failure of the state security apparatus to defend the regime when the chips were down.

Other analysts are debating whether the Tunisian example will be replicated in neighboring Arab nations, including Algeria, Egyp and Yemen, and if so, how ought the world's democracies respond to the turmoil.

Foreign ministries from Washington, London, Tokyo to Paris and Berlin are trying to guess what posture is most likely to preserve their governments' ability to find common ground to work with whoever ends up on top of the heap if a revolt succeeds, yet not upset current relationships if the incumbents weather the challenge.

If they are wise, they won't just look at the Arab world.

The revolt in Tunisia looks a lot like the protests that rocked the mullah-cracy in Iran a little more than a year ago. It wasn't about Islam but rather about social justice and personal freedoms. And if that is true, analysts ought to be considering its relevance to all nations, Islamic or not, in awkward stages of development.

In many developing nations education and digitally driven social networking have made young, urban populations aware of what they haven't got. In some places, they haven't got the stuff someone can buy if he or she had a steady job. In other places, they haven't got the right to say what they think or change their leaders, let alone their system.

Vietnam falls into this second category.

Since 1991, the Communist Party elite has done remarkably well at putting stuff into the hands of its citizens. A population that is still haunted by the memory of the abject poverty engendered by the failure of Vietnam's attempt to build real socialism (1975-1986) is happy with what a US$1,200 per capita income brings: better housing, enough to eat, a motorbike, TV, and money to spend on occasional luxuries. The Forbes Magazine-sponsored Happiness Index survey regularly finds the Vietnamese to be among the most optimistic that life will keep getting better.

Yet a handful of Vietnamese persist in complaining in blogs, on Facebook and its ilk that material wealth is not enough and that elemental political freedoms are lacking. So far, the great majority of Vietnamese regard such people quizzically, if at all, as oddballs who haven't learned to color within the lines. They shrug when these malcontents are beaten up or jailed for such crimes as "using the Internet to promote a multiparty system and democracy".

The political passivity of most Vietnamese can't be explained by ignorance of the outside world. The livelier newspapers have reported frequently and without apparent censorship on the events in Tunisia and now Egypt since the Ben Ali regime was toppled in mid-month. And, just as when the riots that rocked Bangkok a year ago were daily media fare, the prevailing sentiment seems to be "thank God that doesn't happen here".

In a nation that was once officially egalitarian but where ostentatious displays of new wealth are now common, a lot of young, educated city people simply aspire to achieve the same degree of vulgarity. Almost all citizens believe that with hard work and a little luck, they'll lead better, easier lives.

The Legatum Institute's "Prosperity Index", a meta-analysis published on January 26, reported that Vietnam had jumped 16 places in the last year and is now 61st of 110 nations surveyed. Tunisia ranked 48th in the same "global assessment of wealth and well-being".

A Vietnamese Communist Party congress has just renewed the nation's political elite, promoting some and retiring others. Often heard through the fog of white noise that pervades such events was emphasis on the importance of continuing to deliver economic growth. Not just quantitative growth, but qualitative growth as well - the sort of investments and policies that can lift Vietnam out of the ranks of the exporters of raw materials and sweatshop goods.

That's a promise that the Hanoi regime may not be able to deliver. Perhaps party members understand that the legitimacy of their rule now depends intimately on delivering ever higher living standards and will act accordingly. However, it seems just as likely that reformers within the ruling party will continue to be hobbled by a sclerotic system characterized by patronage, pervasive corruption and local fiefdoms.

If Vietnam's quarter-century economic advance were to stutter or stall, trouble may well follow. There are millions of youth on motorbikes, each with a 3G mobile phone - anyone who has seen celebrations of football victories by Vietnam's national squad can imagine this same energy turned to political agitation. And if as in Tunisia the mood turned decidedly ugly, if a minor clash or two produced martyrs, if tens of thousands were to challenge the powers that be, can the regime depend on its protectors, the People's Police?

Vietnam, a nation of 86 million, has 1.2 million police according to an estimate by respected security analyst Carl Thayer. Collectively they are a corrupt, abusive, ubiquitous presence that ordinary people avoid insofar as possible. Individually, most police are - as reportedly is the case in Tunisia - lower middle-class people who regard a police career as a way to get ahead.

Specialized police units excel in monitoring and squashing Vietnamese who share their seditious opinions with others. Internal security officials regularly warn that Vietnam's enemies aim to launch an East European-type "color revolution". The police are aided by laws that prohibit the establishment of independent advocacy groups, the sinews of civil society in most nations.

Vietnam's political dissidents appear to be marginalized and few in number, and as long as that's the case no match for the police.
And yet, suppose economic growth did stutter or stall? And suppose a young Vietnamese with a university degree, unable to find steady work, set up a sidewalk business vending watermelons? Suppose several policemen busted him for vending without a permit and confiscated his wares? Suppose he protested to the powers that be and was ignored or humiliated?

These things happen often in Vietnam. And suppose that the young educated vendor then dowsed himself with gasoline in front of a local party headquarters and lit a match?

(Source: http://atimes.com/atimes/Southeast_Asia/MA29Ae01.html; Adam Boutzan, a pseudonym, is an independent writer.)
 
Văn Hóa
Năm Tân Mão: Tiếng chú mèo kêu
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
10:28 30/01/2011
Năm Tân Mão: Tiếng chú mèo kêu

Theo cách tính phân Âm Lịch dựa vào vòng di chuyển của Mặt Trăng, cùng theo tập tục văn hóa, năm Canh Dần, con Cọp, đến hết tháng Chạp sẽ kết thúc. Và tiếng chú mèo sẽ kêu vang trong cả năm mới Tân Mão.

Phải chăng chú mèo là loài vật quan trọng được đứng đại diện làm chủ cả một năm ?

1. Con thú vật trong thiên nhiên

Mèo là loài thú vật bốn chân, thân hình nhỏ, chạy nhảy chuyền nhanh lẹ nhẹ nhàng, có bộ lông mượt mịn màng mầu khoang đốm trắng, đen, vàng, xám tro...

Mèo là loài thú vật nuôi trong nhà để bắt chuột giữ nhà, nhất là ở vùng đồng ruộng cày cấy có nhiều chuột. Ở bên xã hội Tây phương, mèo là con vật được nuôi cưng chiều như một em bé cho vui cửa vui nhà.

Mèo là loài thú vật ăn thịt sống như thịt chuột, thịt gà, thịt chim và cả cá nữa. Loài thú vật này có đôi mắt sáng nhìn ban đêm rất rõ. Theo khoa học khảo cứu, mắt của mèo chỉ nhìn thẳng phía trước, hầu như không di chuyển bên trái phải được, nên mắt mèo tập trung rất mạnh phân biệt rất rõ đối tượng lọt vào trong vùng chung quanh.

Mèo có đôi tai đứng thẳng che phủ bởi lông kín đáo cùng rất nhậy thính, và có thể quay xoay chiều nhanh nhẹ để bắt làn sóng âm thanh nhỏ bén nhậy. Theo khoa học khảo cứu đôi tai của mèo có làn sóng rất nhạy tới 65.000 Hz, cao gấp ba lần của con người. Đôi tai thính nhạy bắt được làn sóng âm thanh tinh vi cùng với đôi con mắt tinh sáng, khiến mèo nhanh lẹ có phản ứng tự vệ hoặc tấn công săn bắt đối tượng rất chính xác.

Thân thể mèo tuy nhỏ, nhưng xương rất cứng, nhất là bốn chân của mèo có những móng vuốt sắc bén chụp vồ bắt con mồi chính xác. Hàm răng của mèo rất sắc bén cấu xé thịt con mồi nhanh lẹ.

Theo khảo cứu khoa học khẩu vị lưỡi của mèo cũng tinh tế lắm, thích ăn vị mặn, chua, đắng, nhưng lại không thích vị ngọt.

Bộ râu ở đôi mi mắt, mép cằm của con mèo là một thứ „Ăng-ten „ bắt chuyền tín hiệu rất nhậy chuyền đi tín hiệu vào tận thần kinh bên trong. Nhờ thế mèo có phản ứng nhìn cảm nhận rất tinh vi nhậy bén dù là ban đêm.

Ngoài giống mèo nuôi trong nhà còn có giống mèo rừng. Loại mèo hoang dã này thân hình cao to lớn hơn nhiều, chúng chạy rất nhanh lẹ, săn mồi rất dữ tợn hung ác, tấn công cả người nữa. Loài báo hổ, sư tử cũng phần nào thuộc bộ tộc giống mèo.

Dù là loài thú vật trong nhà, nhưng mèo cũng có chỗ đứng trong nền văn hóa dân gian xưa nay.

2. Con mèo trong nếp sống dân gian

Mèo là con thú vật có nhiều hình thù khác nhau trong các nền văn hóa dân gian. Với người Nhật, ánh mắt nhìn của mèo là dấu chỉ sự dữ, sự xấu.

Trong văn hoa của vùng Kabbala và cả trong Phật Giáo, hình ảnh con mèo gần sát tương tự như con rắn.

Trong thần thọai ở bên Ai cập trái lại, mèo là con vật nuôi trong nhà giống như con vật có ích lợi, và được coi như một con vật thánh hiện thân nơi nữ thần Bastet, vị thần mèo có hình thù giống như đầu mèo coi giữ nhà cửa cùng con người, vị nữ thần của sinh sản.

Mèo mầu đen được xem là loài thú vật phù thủy xấu xa hung ác, là hình ảnh của ma qủy. Có những người tin kiêng dị đoan cho mèo đen là loài mang đến điều bất hạnh không may mắn.

Theo văn hóa Trung Hoa mèo (mão) là con thú vật đứng vào hàng thứ tư trong vòng một giáp 12 năm của năm âm lịch.

Trong dân gian có truyền khẩu, mếu con mèo nhảy qua cỗ quan tài người đã qua đời nằm trong đó, xác chết sẽ bật dựng lên như người sống! Truyền khầu này muốn nói đến điều xấu sự dữ của mèo gây ra.

Trong Kinh Thánh có hai nơi nói đến mèo, nhưng đều nói đến điều điềm không tốt lành:

“ Mèo rừng gặp chó rừng, loài dê ma quái hú gọi nhau. Đó cũng là nơi dung thân cho qủy Lilít, là chốn hắn nghỉ ngơi. “ (Isaia 34, 14).

“ Trên thân mình chúng cũng như trên đầu chúng, người ta thấy bay lượn nào dơi, nào nhạn và các thứ chim khác, lại có cả mèo nữa. “ (Baruch 6,21)

*************

Năm mới Âm Lịch có tên Tân Mão. Mùa Xuân năm mới Tân Mão về với đất trời cùng lòng người.

Mùa Xuân năm mới mang đến cho lòng người không khí niềm vui rộn ràng. Trong không khí đó chúng ta tạ ơn Thiên Chúa ban cho đời sống thêm một năm mới, cùng cầu chúc cho nhau những gì tốt đẹp may mắn trong đời sống năm mới.

Điều này chính đáng cùng cần thiết giúp tinh thần cuộc sống phấn khởi vươn lên. Nhưng có lẽ, như người Tây phương có thành ngữ ví von về con mèo, chúng ta lấy dùng làm như lời nhắc nhở về cách sống khôn ngoan cẩn trọng trong năm con Mèo, cũng là điều hay tốt đẹp cùng giúp ích cho đời sống.

"Kaufen Sie nicht die Katze im Sack!" Geprüfte Gebrauchte sind besser als die Katze im Sack" = „ Xin đừng mua con mèo nhốt trong bao. Nhưng tốt hơn hãy khảo sát hàng hóa trước để khỏi bị mua lầm con mèo dấu nhốt trong bao!

Chúc mừng Năm Mới Tân Mão!
 
Những người không có Tết
Trầm Thiên Thu
12:13 30/01/2011
Có bao người chẳng có Xuân
Người thì thui thủi mình ên lạc loài
Người thì nghèo rớt mồng tơi
Người thì sớm tối rối bời lắng lo
Người thì mất Mẹ, mất Cha
Người thì không cửa, không nhà, lang thang
Người thì cầu thực tha phương
Người thì bất hạnh trong đường hôn nhân
Người thì thua lỗ làm ăn
Người thì bệnh tật phải nằm co ro
Người thì thất vọng, ưu tư
Người thì di tản chỉ vì thiên tai
Trăm người trăm cảnh đọa đày
Những người không Tết biết ai bạn cùng!
Chúa ơi, xin hãy xót thương
Ban cho họ chút vui mừng ngày Xuân
Biết dâng nỗi khổ âm thầm
Để được thông phần cứu độ trần gian
Xin cho họ được bình an
Tâm hồn thánh đức ngập tràn tin yêu
Hướng tâm lên Chúa chí cao
Dù chẳng chút nào kẹo, mứt, thịt, dưa,…
Tết vui với Chúa trọn mùa
Vuông tròn ý nguyện, thật thà hy sinh

Giáp Tết Tân Mão – 2011
 
Nỗi Tết Niềm Xuân
Kha Đông Anh
12:14 30/01/2011
Còn có bao người chẳng đón Xuân
Họ không muốn Tết bởi thêm phiền
Ước mơ mòn mỏi mà không được
Thao thức khát khao chỉ khổ thêm
Tết đến làm gì cho tủi phận
Xuân về chi vậy để phân vân
Giêsu nghèo khó xin thương xót
Cho họ phút giây hưởng chút Xuân

Giáp Tết Tân Mão – 2011
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Thủy Tiên
Nguyễn Ngọc Liên
21:27 30/01/2011
HOA THỦY TIÊN

Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên

Khi yêu cổ nghẹn lời câm

Bó hoa có lưỡi thì thầm hộ ta.

(Trích thơ của Bụt Sĩ Lưu Văn Vịnh)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền