Phụng Vụ - Mục Vụ
Yêu thương thanh thiếu niên di dân
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
00:42 21/01/2008
YÊU THƯƠNG THANH THIẾU NIÊN DI DÂN
Trường trung học thành phố Parkmont, bang California, Hoa Kỳ, nằm trong khu vực người da trắng. Hàng ngày, nhà trường có xe buýt đưa đón các học sinh ở phía tây thành phố (khu vực nghèo của người di dân). Do đó học sinh trong trường trộn lẫn đủ các màu da: trắng, vàng, đen và ngăm-ngăm. Màu trắng của người Mỹ hoặc Châu Âu, màu vàng của Á Châu, màu đen của Châu Phi và màu ngăm-ngăm của người Châu Mỹ La Tinh.
Với một thành phần hỗn hợp đủ thứ màu da cộng thêm lứa tuổi dậy-thì ngỗ nghịch ngang bướng, các học sinh trường trung học Parkmont quả đã làm cho các giáo sư trông thấy đủ mọi màu sắc. Nghĩa là: lười biếng, nghịch ngợm, cứng đầu cứng cổ, đúng như câu: nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò! Và thường thì các học sinh di dân bỏ dở việc học hành. May mắn thay ”vỏ quít dày có móng tay nhọn”! Vào cuối thập niên 80, xuất hiện một nữ giáo sư trẻ tuổi, cô LouAnn Johnson, độc thân, 35 tuổi.
Trước khi chọn nghề giáo, cô LouAnn từng phục vụ trong ngành Hải Quân và hành nghề ký giả. Nhưng rồi cô chuyển hướng. Nhớ lại công ơn các vị giáo sư từng ảnh hưởng sâu đậm trong cuộc đời sinh viên, cô nuôi mộng trở thành giảng sư đại học. Và để có thể tiến thân cô phải bắt đầu bằng nghề giáo sư bậc trung học.
Năm ấy, một lớp học của trường Parkmont đang cần giáo sư. Các học sinh lớp này ”mất-dạy” đến độ có ba giáo sư liên tục quyết định nghỉ dạy trong vòng một tuần lễ. Nhà trường đang tìm giáo sư thay thế. Và bà phó hiệu trưởng liên lạc với cô LouAnn.
Sau khi nghe trình bày tình hình cô LouAnn lo lắng hỏi:
- Phải chăng học sinh lớp này bất-bình-thường?
Bà phó hiệu trưởng vội vàng trấn an:
- Không, đây là lớp học bình-thường như bao lớp học khác!
Nói xong bà mĩm cười tiếp ngay:
- Tôi tin chắc cô sẽ nắm vững tình thế! Và các học sinh sẽ vui mừng vì có giáo sư phụ trách thường trực!
Ngày đầu tiên xuất hiện nơi lớp, sau khi chuông báo hiệu giờ học, các học sinh tỏ ra không thèm để ý đến sự hiện diện của cô LouAnn Johnson, vị giáo sư mới của lớp. Thảm hại hơn, chúng còn tiếp tục nô đùa và trêu tức cô nữa là đàng khác. Vẫn không mất bình tĩnh, cô LouAnn khoanh tay đứng im chờ đợi cho đến khi các học sinh nhận ra sự hiện diện của cô. Sau cùng, cô cất tiếng dõng dạc nói:
- Tôi còn quá trẻ để về hưu và quá nghèo để nghỉ việc sớm! Vì thế, tốt hơn cả các anh chị nên nhớ rằng: tôi đến đây là để ở lại đây dạy học! Tôi chọn nghề giáo bởi vì tôi tin tưởng anh chị yêu thích học hỏi và cầu tiến!
Nói xong, cô LouAnn đưa mắt nhìn từng khuôn mặt trẻ nhưng đã đượm nét sợ hãi, tức giận và đau khổ. .
Rồi cô tiến đến trước bảng đen, lấy phấn chia bảng làm đôi. Một bên, cô viết: ”Giáo sư tốt” và hỏi học sinh:
- Nói cho tôi biết, theo anh chị, thế nào là một giáo sư tốt?
Mọi người nhao nhao trả lời:
- Một giáo sư tốt biết sửa dạy khi cần; biết giảng bài hay; biết cư xử công bình và tỏ ra là người chỉ huy, nắm vững tình thế.
Điều rõ ràng là mọi học sinh mong muốn vị giáo sư biết điều khiển lớp học.
Viết xong phần định nghĩa thế nào là giáo sư tốt, cô LouAnn quay sang hỏi tiếp:
- Bây giờ các anh chị nói cho tôi biết thế nào là học sinh tốt.
Các câu trả lời ào-ào tới-tấp khiến cô LouAnn viết không kịp:
- Học trò tốt đến lớp đúng giờ; làm xong bài; không nói chuyện trong lớp; dọn bài thi và không ăn gian khi làm bài!
Cô LouAnn đứng im đảo mắt một lượt nhìn toàn lớp học. Xong cô vừa mĩm cười vừa nói:
- Thật là tuyệt! Các anh chị biết rõ bổn phận của người học trò tốt. Do đó tôi không cần mất thời giờ nhắc đi nhắc lại thế nào là học trò tốt. Rồi anh chị cũng nói cho tôi biết đâu là bổn phận của tôi. Vậy thì tất cả chúng ta cùng nhau cố gắng chu toàn bổn phận của mỗi người.
Buổi học đầu tiên đó đã dưa dẫn thầy trò vào một thế giới làm việc nghiêm chỉnh. Và cô LouAnn đã thành công trong việc gợi lên tâm tình yêu mến học hỏi của các bạn trẻ, đặc biệt các bạn trẻ di dân. Thứ nhất, học xong ít nhất bậc trung học. Thứ hai, nếu có thể, cố gắng thi vào đại học. Nhiều thanh thiếu niên - nhờ sự hướng dẫn và nâng đỡ của cô LouAnn Johnson - đã thành công trong việc học và trong cuộc đời!
... ”Giáo huấn của hiền nhân là suối nguồn sự sống giúp chúng ta tránh cạm bẫy tử thần. Biết xử sự thì người đời mộ mến, theo đường bất tín sẽ chẳng tới đâu. Người khôn ý thức việc mình làm, kẻ ngu để lộ điều dại dột. Sứ giả gian manh chỉ gây nên tai họa, sứ giả trung tín là phương thuốc chữa lành. Coi khinh lời nghiêm huấn ắt phải nghèo phải nhục. Tuân giữ lời sửa dạy hẳn sẽ được hiển vinh. Ước mơ thành tựu khiến tâm hồn vui thú, từ bỏ gian tà là điều đứa ngu ghê tởm. Đi với người khôn, ắt sẽ nên khôn, chơi cùng kẻ dại, sẽ mang lấy họa” (Sách Châm Ngôn 13,14-20).
(”Reader's Digest Sélection”, Aout/1993, trang 141-168)
Trường trung học thành phố Parkmont, bang California, Hoa Kỳ, nằm trong khu vực người da trắng. Hàng ngày, nhà trường có xe buýt đưa đón các học sinh ở phía tây thành phố (khu vực nghèo của người di dân). Do đó học sinh trong trường trộn lẫn đủ các màu da: trắng, vàng, đen và ngăm-ngăm. Màu trắng của người Mỹ hoặc Châu Âu, màu vàng của Á Châu, màu đen của Châu Phi và màu ngăm-ngăm của người Châu Mỹ La Tinh.
Với một thành phần hỗn hợp đủ thứ màu da cộng thêm lứa tuổi dậy-thì ngỗ nghịch ngang bướng, các học sinh trường trung học Parkmont quả đã làm cho các giáo sư trông thấy đủ mọi màu sắc. Nghĩa là: lười biếng, nghịch ngợm, cứng đầu cứng cổ, đúng như câu: nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò! Và thường thì các học sinh di dân bỏ dở việc học hành. May mắn thay ”vỏ quít dày có móng tay nhọn”! Vào cuối thập niên 80, xuất hiện một nữ giáo sư trẻ tuổi, cô LouAnn Johnson, độc thân, 35 tuổi.
Trước khi chọn nghề giáo, cô LouAnn từng phục vụ trong ngành Hải Quân và hành nghề ký giả. Nhưng rồi cô chuyển hướng. Nhớ lại công ơn các vị giáo sư từng ảnh hưởng sâu đậm trong cuộc đời sinh viên, cô nuôi mộng trở thành giảng sư đại học. Và để có thể tiến thân cô phải bắt đầu bằng nghề giáo sư bậc trung học.
Năm ấy, một lớp học của trường Parkmont đang cần giáo sư. Các học sinh lớp này ”mất-dạy” đến độ có ba giáo sư liên tục quyết định nghỉ dạy trong vòng một tuần lễ. Nhà trường đang tìm giáo sư thay thế. Và bà phó hiệu trưởng liên lạc với cô LouAnn.
Sau khi nghe trình bày tình hình cô LouAnn lo lắng hỏi:
- Phải chăng học sinh lớp này bất-bình-thường?
Bà phó hiệu trưởng vội vàng trấn an:
- Không, đây là lớp học bình-thường như bao lớp học khác!
Nói xong bà mĩm cười tiếp ngay:
- Tôi tin chắc cô sẽ nắm vững tình thế! Và các học sinh sẽ vui mừng vì có giáo sư phụ trách thường trực!
Ngày đầu tiên xuất hiện nơi lớp, sau khi chuông báo hiệu giờ học, các học sinh tỏ ra không thèm để ý đến sự hiện diện của cô LouAnn Johnson, vị giáo sư mới của lớp. Thảm hại hơn, chúng còn tiếp tục nô đùa và trêu tức cô nữa là đàng khác. Vẫn không mất bình tĩnh, cô LouAnn khoanh tay đứng im chờ đợi cho đến khi các học sinh nhận ra sự hiện diện của cô. Sau cùng, cô cất tiếng dõng dạc nói:
- Tôi còn quá trẻ để về hưu và quá nghèo để nghỉ việc sớm! Vì thế, tốt hơn cả các anh chị nên nhớ rằng: tôi đến đây là để ở lại đây dạy học! Tôi chọn nghề giáo bởi vì tôi tin tưởng anh chị yêu thích học hỏi và cầu tiến!
Nói xong, cô LouAnn đưa mắt nhìn từng khuôn mặt trẻ nhưng đã đượm nét sợ hãi, tức giận và đau khổ. .
Rồi cô tiến đến trước bảng đen, lấy phấn chia bảng làm đôi. Một bên, cô viết: ”Giáo sư tốt” và hỏi học sinh:
- Nói cho tôi biết, theo anh chị, thế nào là một giáo sư tốt?
Mọi người nhao nhao trả lời:
- Một giáo sư tốt biết sửa dạy khi cần; biết giảng bài hay; biết cư xử công bình và tỏ ra là người chỉ huy, nắm vững tình thế.
Điều rõ ràng là mọi học sinh mong muốn vị giáo sư biết điều khiển lớp học.
Viết xong phần định nghĩa thế nào là giáo sư tốt, cô LouAnn quay sang hỏi tiếp:
- Bây giờ các anh chị nói cho tôi biết thế nào là học sinh tốt.
Các câu trả lời ào-ào tới-tấp khiến cô LouAnn viết không kịp:
- Học trò tốt đến lớp đúng giờ; làm xong bài; không nói chuyện trong lớp; dọn bài thi và không ăn gian khi làm bài!
Cô LouAnn đứng im đảo mắt một lượt nhìn toàn lớp học. Xong cô vừa mĩm cười vừa nói:
- Thật là tuyệt! Các anh chị biết rõ bổn phận của người học trò tốt. Do đó tôi không cần mất thời giờ nhắc đi nhắc lại thế nào là học trò tốt. Rồi anh chị cũng nói cho tôi biết đâu là bổn phận của tôi. Vậy thì tất cả chúng ta cùng nhau cố gắng chu toàn bổn phận của mỗi người.
Buổi học đầu tiên đó đã dưa dẫn thầy trò vào một thế giới làm việc nghiêm chỉnh. Và cô LouAnn đã thành công trong việc gợi lên tâm tình yêu mến học hỏi của các bạn trẻ, đặc biệt các bạn trẻ di dân. Thứ nhất, học xong ít nhất bậc trung học. Thứ hai, nếu có thể, cố gắng thi vào đại học. Nhiều thanh thiếu niên - nhờ sự hướng dẫn và nâng đỡ của cô LouAnn Johnson - đã thành công trong việc học và trong cuộc đời!
... ”Giáo huấn của hiền nhân là suối nguồn sự sống giúp chúng ta tránh cạm bẫy tử thần. Biết xử sự thì người đời mộ mến, theo đường bất tín sẽ chẳng tới đâu. Người khôn ý thức việc mình làm, kẻ ngu để lộ điều dại dột. Sứ giả gian manh chỉ gây nên tai họa, sứ giả trung tín là phương thuốc chữa lành. Coi khinh lời nghiêm huấn ắt phải nghèo phải nhục. Tuân giữ lời sửa dạy hẳn sẽ được hiển vinh. Ước mơ thành tựu khiến tâm hồn vui thú, từ bỏ gian tà là điều đứa ngu ghê tởm. Đi với người khôn, ắt sẽ nên khôn, chơi cùng kẻ dại, sẽ mang lấy họa” (Sách Châm Ngôn 13,14-20).
(”Reader's Digest Sélection”, Aout/1993, trang 141-168)
Ngày 21 tháng 1: Kính Thánh Agnes
PhóTế Huỳnh Mai Trác
11:28 21/01/2008
Một thiếu nữ 13 tuổi trong trắng và trinh khiết, con nhà giàu có trong thành Roma, đã lựa chọn cái chết để giữ lòng tin yêu với Ðức Giêsu Kitô. Tin một thiếu nữ bị hành hạ dã man và tàn bạo vì không nhận lời cầu hôn của bọn quý tộc Roma được loan truyền nhanh chóng trong đế quốc.
Mọi người ghê tởm hành động của bọn gian ác, thương xót số phận của thiếu nữ hiền đức. Họ không biết rỏ tên nàng là gì nhưng chỉ biết nàng là của lễ như “chiên tinh khiết” (agneau) dâng lên Thiên Chúa do đó tên nàng là Agnes.
Nàng trở thành một nhân vật được mỗi người thêu dệt theo trí tưởng tượng của mình. Ở Tây phương thì nàng bị chặt đầu, ở Ðông phương thì nàng bị nhốt vào thanh lâu vì không muốn làm vợ một người thì phải phạt làm vợ khắp người ta. Nhưng nàng được Thiên Chúa gìn giữ, người nàng toát ra một sự tinh khiết lạ lùng không ai dám đụng đến người nàng. Sau cùng chúng đem nàng đi thiêu sống.
Các chi tiết không quan trọng, hình ảnh đẹp đẽ thơ ngây của một thiếu nữ dám hy sinh đời sống trần thế để trao trọn thân mình cho Ðấng Kitô mà mình yêu thương thờ lạy mới đáng quý. Thánh Ambroise đã viết những lời ngợi khen tuyệt vời về lòng trinh bạch và niềm tin bao la vào Thiên Chúa của thánh Agnes.
Một khi đã hiến dâng trọn tình yêu lên Chúa rồi thì còn tình yêu thế gian nào có thể lay chuyển được lòng người trinh nữ.
Mọi người ghê tởm hành động của bọn gian ác, thương xót số phận của thiếu nữ hiền đức. Họ không biết rỏ tên nàng là gì nhưng chỉ biết nàng là của lễ như “chiên tinh khiết” (agneau) dâng lên Thiên Chúa do đó tên nàng là Agnes.
Nàng trở thành một nhân vật được mỗi người thêu dệt theo trí tưởng tượng của mình. Ở Tây phương thì nàng bị chặt đầu, ở Ðông phương thì nàng bị nhốt vào thanh lâu vì không muốn làm vợ một người thì phải phạt làm vợ khắp người ta. Nhưng nàng được Thiên Chúa gìn giữ, người nàng toát ra một sự tinh khiết lạ lùng không ai dám đụng đến người nàng. Sau cùng chúng đem nàng đi thiêu sống.
Các chi tiết không quan trọng, hình ảnh đẹp đẽ thơ ngây của một thiếu nữ dám hy sinh đời sống trần thế để trao trọn thân mình cho Ðấng Kitô mà mình yêu thương thờ lạy mới đáng quý. Thánh Ambroise đã viết những lời ngợi khen tuyệt vời về lòng trinh bạch và niềm tin bao la vào Thiên Chúa của thánh Agnes.
Một khi đã hiến dâng trọn tình yêu lên Chúa rồi thì còn tình yêu thế gian nào có thể lay chuyển được lòng người trinh nữ.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:28 21/01/2008
CÂY BƯỞI BIẾN THÀNH BƯỞI ĐẮNG
Vị trí của nước Ngô và nước Sở đều ở phía nam, khí hậu tương đối ẩm ướt nóng nực. Nơi biên giới của hai nước có một loại cây đại thụ gọi là cây bưởi, thân cây hiện lên màu xanh biếc, dù cho mùa đông cũng không khô vàng, trái của cây bưởi là màu hồng, vị rất chua.
Thân cây bưởi có thể dùng làm thuốc, cành cây của nó chảy ra chất dịch rất tốt cho phổi, có thể trị được bệnh suyễn, đối với đất đai các nước Trung Nguyên ở miền bắc, khí hậu lạnh mà khô thì rất quý các dược liệu này. Các nhà thuốc địa phương vì để tiện lợi lấy vỏ cây bưởi, nên đem cây bưởi dời qua trồng ở sông Hoài miền bắc. Không ngờ, cây bưởi sau khi trồng ở miền bắc, bởi vì thổ nhưỡng và khí hậu không giống nhau, nên lớn lên giống như cây bưởi đắng, hình dáng loại cây này thì nhỏ.
(Liệt tử: Thang vấn)
Suy tư:
Cây bưởi trồng ở miền nam thì tốt, đem qua trồng ở miền bắc thì lại èo uột, vị đắng nghét, bởi vì thổ nhưỡng không giống nhau.
Có một vài gia đình có con em đạo đức, siêng năng đến nhà thờ đi lễ và tham gia các đoàn thể của giáo xứ, nhưng khi lên thành phố làm ăn sinh sống, học hành, thì con cái họ không còn ngoan đạo như ở miền quê, bởi vì thành phố có những cám dỗ của thành phố, không thích hợp để chúng nó sống đạo như ở nhà quê; có một vài thanh niên học hành chăm chỉ khi còn ở quê nhà, nhưng khi ra nước ngoài học thì không còn chăm chỉ nữa, bởi vì nơi mảnh đất giàu sang và rất đầy đủ tiện nghi ấy, không phải là nơi thích hợp với cảnh nghèo ham học của họ...
Hạt giống Lời Chúa thì luôn thích hợp cho mỗi thời đại và mọi hoàn cảnh, có điều chúng ta có biết chuẩn bị mảnh đất tâm hồn của các con em mình không mà thôi !
Nếu chúng ta biết giáo dục chúng nó cách sống đạo bằng tâm hồn kết hợp với việc đi tham dự các sinh hoạt của giáo xứ, thì dù cho các em ở những nơi khô khan, những nơi vắng bóng nhà thờ, vắng bóng linh mục, thì các em cũng vẫn sống đạo được như thường. Nếu chúng ta –những phụ huynh- biết sống đạo gương mẫu, thì con em của chúng ta cũng sẽ trở thành những mảnh đất tốt tươi để Lời Chúa nẩy mầm và sinh nhiêu hóa trái thánh thiện.
Mỗi một tâm hồn là một mảnh đất, đất tốt hay xấu, cằn cổi hay phong nhiêu là do người nông dân biết chăm nom, mà người nông dân ấy không phải là cha mẹ, là linh mục là các nam nữ tu sĩ và những người có trách nhiệm với thế hệ trẻ hay hay sao ?
N2T |
Vị trí của nước Ngô và nước Sở đều ở phía nam, khí hậu tương đối ẩm ướt nóng nực. Nơi biên giới của hai nước có một loại cây đại thụ gọi là cây bưởi, thân cây hiện lên màu xanh biếc, dù cho mùa đông cũng không khô vàng, trái của cây bưởi là màu hồng, vị rất chua.
Thân cây bưởi có thể dùng làm thuốc, cành cây của nó chảy ra chất dịch rất tốt cho phổi, có thể trị được bệnh suyễn, đối với đất đai các nước Trung Nguyên ở miền bắc, khí hậu lạnh mà khô thì rất quý các dược liệu này. Các nhà thuốc địa phương vì để tiện lợi lấy vỏ cây bưởi, nên đem cây bưởi dời qua trồng ở sông Hoài miền bắc. Không ngờ, cây bưởi sau khi trồng ở miền bắc, bởi vì thổ nhưỡng và khí hậu không giống nhau, nên lớn lên giống như cây bưởi đắng, hình dáng loại cây này thì nhỏ.
(Liệt tử: Thang vấn)
Suy tư:
Cây bưởi trồng ở miền nam thì tốt, đem qua trồng ở miền bắc thì lại èo uột, vị đắng nghét, bởi vì thổ nhưỡng không giống nhau.
Có một vài gia đình có con em đạo đức, siêng năng đến nhà thờ đi lễ và tham gia các đoàn thể của giáo xứ, nhưng khi lên thành phố làm ăn sinh sống, học hành, thì con cái họ không còn ngoan đạo như ở miền quê, bởi vì thành phố có những cám dỗ của thành phố, không thích hợp để chúng nó sống đạo như ở nhà quê; có một vài thanh niên học hành chăm chỉ khi còn ở quê nhà, nhưng khi ra nước ngoài học thì không còn chăm chỉ nữa, bởi vì nơi mảnh đất giàu sang và rất đầy đủ tiện nghi ấy, không phải là nơi thích hợp với cảnh nghèo ham học của họ...
Hạt giống Lời Chúa thì luôn thích hợp cho mỗi thời đại và mọi hoàn cảnh, có điều chúng ta có biết chuẩn bị mảnh đất tâm hồn của các con em mình không mà thôi !
Nếu chúng ta biết giáo dục chúng nó cách sống đạo bằng tâm hồn kết hợp với việc đi tham dự các sinh hoạt của giáo xứ, thì dù cho các em ở những nơi khô khan, những nơi vắng bóng nhà thờ, vắng bóng linh mục, thì các em cũng vẫn sống đạo được như thường. Nếu chúng ta –những phụ huynh- biết sống đạo gương mẫu, thì con em của chúng ta cũng sẽ trở thành những mảnh đất tốt tươi để Lời Chúa nẩy mầm và sinh nhiêu hóa trái thánh thiện.
Mỗi một tâm hồn là một mảnh đất, đất tốt hay xấu, cằn cổi hay phong nhiêu là do người nông dân biết chăm nom, mà người nông dân ấy không phải là cha mẹ, là linh mục là các nam nữ tu sĩ và những người có trách nhiệm với thế hệ trẻ hay hay sao ?
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:29 21/01/2008
N2T |
12. Nghe mệnh lệnh của Thiên Chúa thì công lao không nhỏ, vì yêu Thiên Chúa mà nghe lệnh người thì công lao càng lớn hơn, ban thưởng càng bội hậu.
(Thánh Bonaventura)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kinh Truyền tin Chúa Nhật 20-1
Bình Hòa
09:47 21/01/2008
Buổi cầu nguyện trưa Chúa Nhật hôm qua mang một sắc thái đặc biệt. Lẽ ra hôm thứ năm tuần trước, Đức Thánh Cha đến đại học La Sapienza của Rôma để dự lễ khai giảng niên học, nhưng trước sự biểu tình của một nhóm giáo sư và sinh viên, ngài đã khước từ sự tham dự vì không muốn tăng thêm bầu khí căng thẳng cho buổi lễ. Tuy nhiều nhân vật chính trị và khoa học đã biểu lộ sự ủng hộ của mình đối với đức thánh cha, nhưng các sinh viên công giáo còn muốn bày tỏ lòng quý mến đối với ngài cách cụ thể hơn, đó là đến gặp gỡ ngài trong buổi cầu nguyện ở quảng trường thánh Phêrô. Sáng kiến này - do toà giám mục giáo phận đề ra - đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của nhiều thành phần, vì thế số tham dự buổi đọc kinh kính Đức Mẹ trưa hôm qua đã thu hút số người tham dự rất đông đảo (ước tính 100 ngàn người). Tuy nhiên, vì là một buổi cầu nguyện chứ không phải là một cuộc biểu tình, nên chủ đề của bài huấn dụ dựa trên tuần lễ cầu nguyện cho sự hợp nhất các Kitô hữu, được cử hành mỗi năm từ ngày 18 đến 25 tháng giêng, bắt đầu cách đây đúng 100 năm. Sau khi ban phép lành Toà thánh, đức Bênêđictô XVI mới đả động đến việc trao đổi ý kiến trong khung cảnh đại học. Trước tiên, xin kính mời quý vị theo dõi nguyên văn bài huấn dụ.
Anh chị em thân mến
Hôm kia, chúng ta đã bắt đầu tuần lễ cầu nguyện cho sự hợp nhất các Kitô hữu. Các tín hữu Công giáo, Chính thống, Anh giáo và Tin lành, vì ý thức rằng sự chia rẽ làm cản trở việc đón nhận Tin rằng, nên cùng nhau tha thiết van nài Chúa ban ơn hiệp thông trọn vẹn. Sáng kiến thích thời này được bắt đầu cách đây 100 năm, khi cha Paul Wattson khởi sự tuần tám ngày cầu nguyện cho sự hợp nhất giữa các môn đệ của Chúa Kitô. Vì lý do này, tại quảng trường thánh Phêrô, có sự hiện diện của các con cái tinh thần của cha Wattson. Tôi xin thân ái chào thăm các tu sĩ nam nữ của dòng Atonement, và khuyến khích họ tiếp tục dấn thân vào công cuộc mưu cầu sự hợp nhất. Tất cả chúng ta đều có bổn phận phải cầu nguyện và hoạt động ngõ hầu vượt qua mọi chia rẽ giữa các Kitô hữu, đáp lại lời ước nguyện của Chúa Kitô: “Ut unum sint” (xin cho họ được nên một). Cầu nguyện, hoán cải tâm hồn, tăng gia mối dây hiệp thông: đó là những yếu tố nòng cốt của phong trào cổ động hợp nhất. Ước mong rằng các môn đệ của Chúa Kito sớm tiến tới việc cử hành chung với nhau Bí tích Thánh Thể, biểu lộ sự đoàn kết giữa họ với nhau.
Câu Kinh thánh được chọn cho năm nay rất có ý nghĩa: “Anh em hãy cầu nguyện liên lỉ” (1Tx 5,17). Thánh Phaolô ngỏ lời với các tín hữu Têsalonica, đang trải qua nhiều tranh chấp nội bộ, nhắc nhở họ một vài thái độ căn bản, trong đó nổi bật sự cầu nguyện không ngơi. Với lời mời gọi này, thánh tông đồ muốn nói rằng nhờ đời sống mới trong Chúa Kitô và Thánh Linh mà chúng ta có khả năng giải quyết tính ích kỷ, sống chung thuận hoà và đoàn kết huynh đệ, đỡ cho nhau những gánh nặng và đau khổ của tha nhân. Chúng ta đừng bao giờ ngưng cầu nguyện cho sự hợp nhất các Kitô hữu. Trong nhà Tiệc ly, khi Chúa Giêsu cầu nguyện để cho các môn đệ được nên một, thì Người đã nghĩ đến một mục tiêu cụ thể: “ngõ hầu thế giới tin” (Ga 17,21). Do đó, sứ mạng rao giảng Tin mừng của Hội thánh đi qua con đường đại kết, con đường của sự hiệp nhất về đức tin, của chứng tá Tin mừng, của tình huynh đệ chân chính.
Cũng như mọi năm, vào ngày thứ sáu 25 tháng giêng tới đây, tôi sẽ ra đền thánh Phaolô ngoại thành, để kết thúc tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu, với cuộc cử hành Buổi Kinh Chiều. Tôi xin mời các người Rôma và khách hành hương hợp ý với tôi và các Kitô hữu của các giáo hội sẽ tham dự vào buổi phụng vụ này để nài xin Thiên Chúa ban ơn hoà giải giữa hết những người đã được lãnh bí tích thánh tẩy. Nguyện xin Đức Mẹ cầu xin Chúa ban cho tất cả các Kitô hữu được tràn đầy ơn Chúa Thánh Linh, để có thể đạt được sự hợp nhất hoàn toàn và nhờ vậy, làm chứng cho đức tin và sự sống, điều mà nhân loại đang cần thiết cách cấp bách.
Sau khi ban phép lành Toà Thánh, đức thánh cha thêm những lời chào đến các sinh viên Rôma như sau:
Tôi muốn chào thăm các bạn sinh viên, các giáo sư và tất cả những người đến tham dự dông đảo buổi đọc kinh Truyền tin tại quảng trường thánh Phêrô, và bày tỏ tình liên đới. Tôi cũng nghĩ đến những người đang liên kết với chúng ta bằng tinh thần. Tôi xin hết lòng cám ơn các bạn. Như các bạn đã biết, tôi đã nhận lời mời đến tham dự buổi khai giảng niên học tại đại học La Sapienza. Tôi đã chuẩn bị bài diễn văn. Tôi biết đại học này, tôi quý mến các sinh viên của đại học. Mỗi năm nhiều sinh viên đến gặp gỡ tôi ở Vatican vào nhiều dịp, cùng với các bạn ở các trường khác. Tiếc rằng bầu khí căng thẳng khiến cho cuộc viếng thăm không còn thích hợp. Tôi đã buộc lòng phải đình chỉ, nhưng tôi đã gửi bài diễn văn đã soạn. Tôi đã từng gắn bó lâu năm với môi trường đại học, nơi truy tầm chân lý, đối thoại trao đổi lập trường. Đó cũng là sứ mạng của Giáo hội, dấn thân đi theo Chúa Giêsu, là Thầy dạy sự sống, sự thật và tình thương. Các bạn sinh viên thân mến, trong tư cách là một giáo sư nói được là từng trải, đã gặp gỡ nhiều sinh viên, tôi khuyến khích tất cả các bạn hãy tôn trọng ý kiến của những người khác, hãy truy tầm sự thật và sự thiện, trong tinh thần tự do và trách nhiệm. Tôi xin lặp lại với tất cả và với từng người, lòng biết ơn của tôi, cùng với lòng ưu ái và lời cầu nguyện
Đức Thánh Cha chào anh chị em tín hữu |
Tôi yêu mến Đức Thánh Cha |
250,000 ngàn người hoan hô Đức Thánh Cha |
Hôm kia, chúng ta đã bắt đầu tuần lễ cầu nguyện cho sự hợp nhất các Kitô hữu. Các tín hữu Công giáo, Chính thống, Anh giáo và Tin lành, vì ý thức rằng sự chia rẽ làm cản trở việc đón nhận Tin rằng, nên cùng nhau tha thiết van nài Chúa ban ơn hiệp thông trọn vẹn. Sáng kiến thích thời này được bắt đầu cách đây 100 năm, khi cha Paul Wattson khởi sự tuần tám ngày cầu nguyện cho sự hợp nhất giữa các môn đệ của Chúa Kitô. Vì lý do này, tại quảng trường thánh Phêrô, có sự hiện diện của các con cái tinh thần của cha Wattson. Tôi xin thân ái chào thăm các tu sĩ nam nữ của dòng Atonement, và khuyến khích họ tiếp tục dấn thân vào công cuộc mưu cầu sự hợp nhất. Tất cả chúng ta đều có bổn phận phải cầu nguyện và hoạt động ngõ hầu vượt qua mọi chia rẽ giữa các Kitô hữu, đáp lại lời ước nguyện của Chúa Kitô: “Ut unum sint” (xin cho họ được nên một). Cầu nguyện, hoán cải tâm hồn, tăng gia mối dây hiệp thông: đó là những yếu tố nòng cốt của phong trào cổ động hợp nhất. Ước mong rằng các môn đệ của Chúa Kito sớm tiến tới việc cử hành chung với nhau Bí tích Thánh Thể, biểu lộ sự đoàn kết giữa họ với nhau.
Câu Kinh thánh được chọn cho năm nay rất có ý nghĩa: “Anh em hãy cầu nguyện liên lỉ” (1Tx 5,17). Thánh Phaolô ngỏ lời với các tín hữu Têsalonica, đang trải qua nhiều tranh chấp nội bộ, nhắc nhở họ một vài thái độ căn bản, trong đó nổi bật sự cầu nguyện không ngơi. Với lời mời gọi này, thánh tông đồ muốn nói rằng nhờ đời sống mới trong Chúa Kitô và Thánh Linh mà chúng ta có khả năng giải quyết tính ích kỷ, sống chung thuận hoà và đoàn kết huynh đệ, đỡ cho nhau những gánh nặng và đau khổ của tha nhân. Chúng ta đừng bao giờ ngưng cầu nguyện cho sự hợp nhất các Kitô hữu. Trong nhà Tiệc ly, khi Chúa Giêsu cầu nguyện để cho các môn đệ được nên một, thì Người đã nghĩ đến một mục tiêu cụ thể: “ngõ hầu thế giới tin” (Ga 17,21). Do đó, sứ mạng rao giảng Tin mừng của Hội thánh đi qua con đường đại kết, con đường của sự hiệp nhất về đức tin, của chứng tá Tin mừng, của tình huynh đệ chân chính.
Cũng như mọi năm, vào ngày thứ sáu 25 tháng giêng tới đây, tôi sẽ ra đền thánh Phaolô ngoại thành, để kết thúc tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu, với cuộc cử hành Buổi Kinh Chiều. Tôi xin mời các người Rôma và khách hành hương hợp ý với tôi và các Kitô hữu của các giáo hội sẽ tham dự vào buổi phụng vụ này để nài xin Thiên Chúa ban ơn hoà giải giữa hết những người đã được lãnh bí tích thánh tẩy. Nguyện xin Đức Mẹ cầu xin Chúa ban cho tất cả các Kitô hữu được tràn đầy ơn Chúa Thánh Linh, để có thể đạt được sự hợp nhất hoàn toàn và nhờ vậy, làm chứng cho đức tin và sự sống, điều mà nhân loại đang cần thiết cách cấp bách.
Sau khi ban phép lành Toà Thánh, đức thánh cha thêm những lời chào đến các sinh viên Rôma như sau:
Tôi muốn chào thăm các bạn sinh viên, các giáo sư và tất cả những người đến tham dự dông đảo buổi đọc kinh Truyền tin tại quảng trường thánh Phêrô, và bày tỏ tình liên đới. Tôi cũng nghĩ đến những người đang liên kết với chúng ta bằng tinh thần. Tôi xin hết lòng cám ơn các bạn. Như các bạn đã biết, tôi đã nhận lời mời đến tham dự buổi khai giảng niên học tại đại học La Sapienza. Tôi đã chuẩn bị bài diễn văn. Tôi biết đại học này, tôi quý mến các sinh viên của đại học. Mỗi năm nhiều sinh viên đến gặp gỡ tôi ở Vatican vào nhiều dịp, cùng với các bạn ở các trường khác. Tiếc rằng bầu khí căng thẳng khiến cho cuộc viếng thăm không còn thích hợp. Tôi đã buộc lòng phải đình chỉ, nhưng tôi đã gửi bài diễn văn đã soạn. Tôi đã từng gắn bó lâu năm với môi trường đại học, nơi truy tầm chân lý, đối thoại trao đổi lập trường. Đó cũng là sứ mạng của Giáo hội, dấn thân đi theo Chúa Giêsu, là Thầy dạy sự sống, sự thật và tình thương. Các bạn sinh viên thân mến, trong tư cách là một giáo sư nói được là từng trải, đã gặp gỡ nhiều sinh viên, tôi khuyến khích tất cả các bạn hãy tôn trọng ý kiến của những người khác, hãy truy tầm sự thật và sự thiện, trong tinh thần tự do và trách nhiệm. Tôi xin lặp lại với tất cả và với từng người, lòng biết ơn của tôi, cùng với lòng ưu ái và lời cầu nguyện
Thánh hiến mái vòm của Đại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ ở Washington, D.C.
Anthony Lê
10:43 21/01/2008
Thánh hiến mái vòm của Đại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ ở Washington, D.C.
Công trình do Hội Hiệp Sĩ Columbus tài trợ để đón chào chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ĐTC Bênêđíctô 16 vào trung tuần Tháng 4/2008 sắp tới
WASHINGTON, D.C. - Đức Tổng Giám Mục Donald W. Wuerl của TGP Washington đã cử hành Thánh Lễ thánh hiến mái vòm của Đại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ ở Washington, D.C. - một dự án trị giá $500,000 Mỹ kim do Hội Hiệp Sĩ Columbus tài trợ.
Giảng trong Thánh Lễ thánh hiến vào ngày 17 tháng 11 năm ngoái, ĐTGM Wuerl nói: "Đây đúng là một công trình hết nghệ thuật sức vĩ đại phát họa ra hình ảnh của Thiên Chúa đến với cuộc sống của từng người trong chúng ta. Công trình này vinh danh một sự thật đó là Chúa Kitô chính là một hình ảnh rất rõ ràng trong một Thiên Chúa vô hình đến ngự giữa chúng ta."
Mái vòm này nằm ở gian giữa của giáo đường về phía nam, là một trong những mái vòm đầu tiên mà khi bước vào quan khách sẽ nhận thấy ngay nơi nhà thờ chánh.
Cùng tham dự buổi khánh thành này ngoài 125 Hiệp Sĩ Knight bậc 4, vốn được truyền hình trực tiếp trên EWTN, còn có sự tham dự của Đức Giám Mục William E. Lori, vị Tuyên Úy Tối Cao của Hội; Đức Ông Walter R. Rossie, Cha Sở chính của Đại Vương Cung Thánh Đường; và Đức Hồng Y Justin Rigali của TGP Philadelphia, vị Chủ Tịch của Uỷ Ban về Thánh Tượng của HĐGM Hoa Kỳ.
Đức Hồng Y Rigali cho biết: mái vòm diễn tả về 4 ý nghĩa biểu trưng khác nhau trong hoạt động của Hội Hiệp Sĩ Columbus.
Việc Thiên Thần Truyền Tin chính là biểu trưng về các công việc phò sinh của Hội; việc Chúa Sinh Ra biểu trưng cho các hoạt động phò gia đình của Hội; sự kiện Đám Cưới tại Cana là để nhắc nhớ về việc Hội đã ủng hộ và tài trợ tài chính để thành lập ra Học Viện Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị chuyên về việc Nghiên Cứu về Hôn Nhân và Gia Đình ở Washington, D.C., và việc Phục Sinh của Chúa Kitô chính là biểu trưng cho sứ vụ của Hội chính là "làm hoán chuyển cả thế giới" này.
Công trình do Hội Hiệp Sĩ Columbus tài trợ để đón chào chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ĐTC Bênêđíctô 16 vào trung tuần Tháng 4/2008 sắp tới
Knights of Columbus Incarnation Dome |
Giảng trong Thánh Lễ thánh hiến vào ngày 17 tháng 11 năm ngoái, ĐTGM Wuerl nói: "Đây đúng là một công trình hết nghệ thuật sức vĩ đại phát họa ra hình ảnh của Thiên Chúa đến với cuộc sống của từng người trong chúng ta. Công trình này vinh danh một sự thật đó là Chúa Kitô chính là một hình ảnh rất rõ ràng trong một Thiên Chúa vô hình đến ngự giữa chúng ta."
Mái vòm này nằm ở gian giữa của giáo đường về phía nam, là một trong những mái vòm đầu tiên mà khi bước vào quan khách sẽ nhận thấy ngay nơi nhà thờ chánh.
Cùng tham dự buổi khánh thành này ngoài 125 Hiệp Sĩ Knight bậc 4, vốn được truyền hình trực tiếp trên EWTN, còn có sự tham dự của Đức Giám Mục William E. Lori, vị Tuyên Úy Tối Cao của Hội; Đức Ông Walter R. Rossie, Cha Sở chính của Đại Vương Cung Thánh Đường; và Đức Hồng Y Justin Rigali của TGP Philadelphia, vị Chủ Tịch của Uỷ Ban về Thánh Tượng của HĐGM Hoa Kỳ.
Đức Hồng Y Rigali cho biết: mái vòm diễn tả về 4 ý nghĩa biểu trưng khác nhau trong hoạt động của Hội Hiệp Sĩ Columbus.
Việc Thiên Thần Truyền Tin chính là biểu trưng về các công việc phò sinh của Hội; việc Chúa Sinh Ra biểu trưng cho các hoạt động phò gia đình của Hội; sự kiện Đám Cưới tại Cana là để nhắc nhớ về việc Hội đã ủng hộ và tài trợ tài chính để thành lập ra Học Viện Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị chuyên về việc Nghiên Cứu về Hôn Nhân và Gia Đình ở Washington, D.C., và việc Phục Sinh của Chúa Kitô chính là biểu trưng cho sứ vụ của Hội chính là "làm hoán chuyển cả thế giới" này.
200 ngàn người tập hợp để tỏ lòng ưu ái với Đức Thánh Cha
Phụng Nghi
13:47 21/01/2008
200 ngàn người tập hợp để tỏ lòng ưu ái với Đức Thánh Cha
Vatican (CNA) – Nhiều đoàn người Ý tràn vào quảng trường Thánh Phêrô sáng chủ nhật hôm qua để gửi tới Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI lời chào mừng ngài bị chối từ tại trường đại học La Sapienza.
Đáp lời mời hồi đầu tuần của giáo chủ thành phố Roma là hồng y Camillo Ruini, gần 200 ngàn người, có nhiều người từ rất xa đến, tập hợp để bày tỏ sự hiệp nhất và hỗ trợ Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI.
Hai ngày trước, khi Đức giáo hoàng dự tính sẽ đọc bài diễn từ trước sinh viên và ban giảng huấn tại đại học La Sapienza nhân ngày khai giảng niên học 2008, một nhóm nhỏ sinh viên và giáo sư tung ra một cuộc phản kháng ầm ĩ, kết án Đức giáo hoàng là người chống đối khoa học, dựa trên một lời trích dẫn ngoài văn cảnh 10 năm trước đây của ngài lúc đó còn là hồng y Ratzinger. Tòa thánh hủy bỏ cuộc viếng thăm La Sapienza của Đức Thánh Cha sau khi các sinh viên đe dọa phá bài diễn từ của ngài bằng âm nhạc ầm ĩ và biểu tình phản đối.
Trong số những người tập hợp tại quảng trường hôm nay cũng có những người không theo Công giáo nhưng uất ức vì một thiểu số đã có thể áp đảo được sự tự do phát biểu.
Những người khác, như tiến sĩ Sylvia Boca, cựu sinh viên đã tốt nghiệp từ La Sapienza, muốn bày tỏ với Đức Thánh Cha rằng đại đa số sinh viên tại trường này đều tôn trọng Đức Thánh Cha và sự hiện của ngài là một vinh dự đối với họ. Như ta đã biết, trường đại học này được thành lập 700 năm trước đây và hiện có tới 4500 giáo sư và 130 ngàn sinh viên.
Khi chuông vang lên báo hiệu buổi trưa, Đức giáo hoàng xuất hiện nơi cửa sổ để chào đám đông dân chúng đang hoan hô ngài. Họ cầm các biểu ngữ, hoặc phất cờ và hô lớn: “Ngài không đến thì chúng con đến với ngài!”
Tiếp theo sau Kinh truyền tin và lời nhắn nhủ của ngài về Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo, Bênêđictô XVI quay sang đám đông đang chào mừng ngài và bày tỏ sự biết ơn chân thành vì đã hỗ trợ ngài. Ngài cũng thuật lại các sự việc tuần qua đưa đến quyết định từ chối lới mời phát biểu tại La Sapienza:
“Trước hết tôi muốn chào mừng những người trẻ từ trường đại học (La Sapienza), các giáo sư và tất cả mọi người đã đến đây hôm nay rất đông đảo tại quảng trường Thánh Phêrô để tham dự buổi đọc kinh Truyền tin và để bày tỏ tình hiệp nhất đối với tôi.”
Ngài cũng chào mừng hồng y Ruini, người đã thúc giục dân chúng Ý bày tỏ sự hỗ trợ ngài, cũng như các vị hồng y và các viên chức giáo triều đang ngồi bên ngoài cửa đền Thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI vắn tắt thuật lại các sự việc tuần qua: “Như quý vị biết, tôi chân thành nhận lời mời tới dự lễ khai giảng hôm thứ năm tuần rồi. Tôi biết rõ về trường đại học này và tôi yêu mến các sinh viên: hàng năm vào nhiều dịp khác nhau họ tới gặp tôi ở Vatican cùng với sinh viên từ các trường đại học khác. Chẳng may, như ai cũng đã rõ, người ta đã tạo ra một không khí khiến cho sự hiện diện của tôi không thích hợp. Thế nhưng tôi đã gửi đến trường bản văn tôi đã soạn cho dịp này.
Nói về tình yêu đối với đại học trong cương vị một giáo sư, Đức Thánh Cha giải thích: “Tôi có rất nhiều liên hệ với môi trường đại học, đó là thế giới tôi đã sống nhiều năm, vì lòng yêu mến muốn kiếm tìm chân lý, qua cuộc đối thoại chân thành và tôn trọng quan điểm của người khác. Đó cũng là sứ vụ của Giáo hội, có nhiệm vụ trung thành đi theo Đức Giêsu, đấng tác tạo sự sống, chân lý và tình yêu.
Đức Thánh Cha nói rằng trong vai trò là một giáo sư “danh dự”, ngài khuyến khích mọi sinh viên hãy luôn luôn tôn trọng ý kiến người khác và luôn luôn tìm kiếm chân lý và điều thiện hảo trong tinh thần tự do và trách nhiệm.
Cuối cùng, ngài nói rằng có thể là những hoàn cảnh không may xảy ra tuần qua lại là điều rất tốt, vì nó lôi cuốn được rất nhiều người tập hợp với nhau trong tinh thần hiệp nhất và đoàn kết.
Vatican (CNA) – Nhiều đoàn người Ý tràn vào quảng trường Thánh Phêrô sáng chủ nhật hôm qua để gửi tới Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI lời chào mừng ngài bị chối từ tại trường đại học La Sapienza.
Đáp lời mời hồi đầu tuần của giáo chủ thành phố Roma là hồng y Camillo Ruini, gần 200 ngàn người, có nhiều người từ rất xa đến, tập hợp để bày tỏ sự hiệp nhất và hỗ trợ Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI.
Hai ngày trước, khi Đức giáo hoàng dự tính sẽ đọc bài diễn từ trước sinh viên và ban giảng huấn tại đại học La Sapienza nhân ngày khai giảng niên học 2008, một nhóm nhỏ sinh viên và giáo sư tung ra một cuộc phản kháng ầm ĩ, kết án Đức giáo hoàng là người chống đối khoa học, dựa trên một lời trích dẫn ngoài văn cảnh 10 năm trước đây của ngài lúc đó còn là hồng y Ratzinger. Tòa thánh hủy bỏ cuộc viếng thăm La Sapienza của Đức Thánh Cha sau khi các sinh viên đe dọa phá bài diễn từ của ngài bằng âm nhạc ầm ĩ và biểu tình phản đối.
Trong số những người tập hợp tại quảng trường hôm nay cũng có những người không theo Công giáo nhưng uất ức vì một thiểu số đã có thể áp đảo được sự tự do phát biểu.
Những người khác, như tiến sĩ Sylvia Boca, cựu sinh viên đã tốt nghiệp từ La Sapienza, muốn bày tỏ với Đức Thánh Cha rằng đại đa số sinh viên tại trường này đều tôn trọng Đức Thánh Cha và sự hiện của ngài là một vinh dự đối với họ. Như ta đã biết, trường đại học này được thành lập 700 năm trước đây và hiện có tới 4500 giáo sư và 130 ngàn sinh viên.
Khi chuông vang lên báo hiệu buổi trưa, Đức giáo hoàng xuất hiện nơi cửa sổ để chào đám đông dân chúng đang hoan hô ngài. Họ cầm các biểu ngữ, hoặc phất cờ và hô lớn: “Ngài không đến thì chúng con đến với ngài!”
Tiếp theo sau Kinh truyền tin và lời nhắn nhủ của ngài về Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo, Bênêđictô XVI quay sang đám đông đang chào mừng ngài và bày tỏ sự biết ơn chân thành vì đã hỗ trợ ngài. Ngài cũng thuật lại các sự việc tuần qua đưa đến quyết định từ chối lới mời phát biểu tại La Sapienza:
“Trước hết tôi muốn chào mừng những người trẻ từ trường đại học (La Sapienza), các giáo sư và tất cả mọi người đã đến đây hôm nay rất đông đảo tại quảng trường Thánh Phêrô để tham dự buổi đọc kinh Truyền tin và để bày tỏ tình hiệp nhất đối với tôi.”
Ngài cũng chào mừng hồng y Ruini, người đã thúc giục dân chúng Ý bày tỏ sự hỗ trợ ngài, cũng như các vị hồng y và các viên chức giáo triều đang ngồi bên ngoài cửa đền Thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI vắn tắt thuật lại các sự việc tuần qua: “Như quý vị biết, tôi chân thành nhận lời mời tới dự lễ khai giảng hôm thứ năm tuần rồi. Tôi biết rõ về trường đại học này và tôi yêu mến các sinh viên: hàng năm vào nhiều dịp khác nhau họ tới gặp tôi ở Vatican cùng với sinh viên từ các trường đại học khác. Chẳng may, như ai cũng đã rõ, người ta đã tạo ra một không khí khiến cho sự hiện diện của tôi không thích hợp. Thế nhưng tôi đã gửi đến trường bản văn tôi đã soạn cho dịp này.
Nói về tình yêu đối với đại học trong cương vị một giáo sư, Đức Thánh Cha giải thích: “Tôi có rất nhiều liên hệ với môi trường đại học, đó là thế giới tôi đã sống nhiều năm, vì lòng yêu mến muốn kiếm tìm chân lý, qua cuộc đối thoại chân thành và tôn trọng quan điểm của người khác. Đó cũng là sứ vụ của Giáo hội, có nhiệm vụ trung thành đi theo Đức Giêsu, đấng tác tạo sự sống, chân lý và tình yêu.
Đức Thánh Cha nói rằng trong vai trò là một giáo sư “danh dự”, ngài khuyến khích mọi sinh viên hãy luôn luôn tôn trọng ý kiến người khác và luôn luôn tìm kiếm chân lý và điều thiện hảo trong tinh thần tự do và trách nhiệm.
Cuối cùng, ngài nói rằng có thể là những hoàn cảnh không may xảy ra tuần qua lại là điều rất tốt, vì nó lôi cuốn được rất nhiều người tập hợp với nhau trong tinh thần hiệp nhất và đoàn kết.
Đức Hồng Y George Pell được trao giải thưởng Vì Sự Sống của Nam Hàn
Thúy Dung
16:24 21/01/2008
Hán Thành - Đức Hồng Y George Pell, Tổng Giám Mục Sydney, Australia đã được trao giải “Grand Prix Mysterium Vitae” của tổng giáo phận Seoul, Nam Hàn.
Giải “Grand Prix Mysterium Vitae” được trao mỗi năm “cho một nhân vật quốc tế nổi bật vì sự ủng hộ chính nghĩa của sự sống”.
Trong thông báo, tòa Tổng Giám Mục Hán Thành giải thích rằng một trong những lý do Đức Hồng Y được chọn vì ngài đã hình thành và nâng đỡ cho cho một học xá dành cho viện Sự Sống và Gia Đình Gioan Phaolô II
Giải “Grand Prix Mysterium Vitae” được trao mỗi năm “cho một nhân vật quốc tế nổi bật vì sự ủng hộ chính nghĩa của sự sống”.
Trong thông báo, tòa Tổng Giám Mục Hán Thành giải thích rằng một trong những lý do Đức Hồng Y được chọn vì ngài đã hình thành và nâng đỡ cho cho một học xá dành cho viện Sự Sống và Gia Đình Gioan Phaolô II
Emmanuel Milingo xuất bản sách mới gây thêm những tranh cãi
Nguyễn Việt Nam
16:38 21/01/2008
Tổng Giám Mục bị vạ thuyệt thông Emmanuel Milingo phủ nhận là ông ta đang thành lập một giáo hội ly khai trong một phiên họp báo tại Rôma để cho ra mắt cuốn tiểu sử nhan đề khá nực cười là Confessions of an Excommunicate (Những lời tự thú của một người bị Vạ Tuyệt Thông)
Vị cựu Giám Mục Phi Châu này đang viếng Rôma lần đầu tiên sau khi bị vạ tuyệt thông vào tháng 9/2006 nói với các ký giả là “không có gì mâu thuẫn giữa hôn nhân và thừa tác vụ linh mục”. Ông ta thề sẽ đẩy mạnh chiến dịch nhằm chấm dứt kỷ luật độc thân linh mục cho đến cùng, cho rằng các linh mục đã lập gia đình “có quyền ở lại trong Giáo Hội Công Giáo”.
Ông Milingo, cũng là người Zambia và từng là giám mục Lusaka, đã bị Tòa Thánh ra vạ tuyệt thông hồi tháng 9/2006. Từ đó, Milingo đã theo đuổi cuộc vận động bãi bỏ luật độc thân linh mục. Sau khi tấn phong giám mục cho 4 cựu linh mục tại Hoa Kỳ đã có gia đình, Milingo đã truyền chức linh mục và tấn phong giám mục bừa bãi cho nhiều người ở các quốc gia khác.
Tòa Thánh quan tâm theo dõi các hoạt động của Emmanuel Milingo với những ưu tư lo lắng và các nhà lãnh đạo Giáo Hội đã liên tục đưa ra các nỗ lực để ngăn chặn Emmanuel Milingo đừng gây nên những tai tiếng cho Giáo Hội. Tuy nhiên, bất chấp những khuyên bảo của nhiều người, nhiều phía Emmanuel Milingo tiếp tục gây ra hết lỗi lầm này đến sa ngã khác.
Được biết năm 1983, Emmanuel Milingo đã bị buộc phải từ chức Tổng Giám Mục Lusaka, Zambia vì những hành vi không đúng đắn. Năm 2001, Emmanuel Milingo gia nhập giáo phái Sun Myung Moon và kết hôn với Maria Sung, một phụ nữ Đại Hàn. Cuối năm đó, Emmanuel Milingo được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cho quay về với Giáo Hội và sống tại Rôma. Tháng 6/2006, Emmanuel Milingo biến mất khỏi nơi cư trú tại Rôma và gia nhập nhóm George Stallings, một linh mục thuộc tổng giáo phận Washington đã bị treo chén và đang điều hành một giáo phái gần Capitol Hill. Emmanuel Milingo đã xuất hiện cùng George Stallings trong một buổi họp báo tại Washington DC vào tháng 7/2006 kêu gọi Giáo Hội bãi bỏ luật độc thân linh mục.
Truyền Chức Giám Mục trái phép hôm 24/9/2006 |
Gia nhập tà giáo và kết hôn với Maria Sung |
Ông Milingo, cũng là người Zambia và từng là giám mục Lusaka, đã bị Tòa Thánh ra vạ tuyệt thông hồi tháng 9/2006. Từ đó, Milingo đã theo đuổi cuộc vận động bãi bỏ luật độc thân linh mục. Sau khi tấn phong giám mục cho 4 cựu linh mục tại Hoa Kỳ đã có gia đình, Milingo đã truyền chức linh mục và tấn phong giám mục bừa bãi cho nhiều người ở các quốc gia khác.
Tòa Thánh quan tâm theo dõi các hoạt động của Emmanuel Milingo với những ưu tư lo lắng và các nhà lãnh đạo Giáo Hội đã liên tục đưa ra các nỗ lực để ngăn chặn Emmanuel Milingo đừng gây nên những tai tiếng cho Giáo Hội. Tuy nhiên, bất chấp những khuyên bảo của nhiều người, nhiều phía Emmanuel Milingo tiếp tục gây ra hết lỗi lầm này đến sa ngã khác.
Được biết năm 1983, Emmanuel Milingo đã bị buộc phải từ chức Tổng Giám Mục Lusaka, Zambia vì những hành vi không đúng đắn. Năm 2001, Emmanuel Milingo gia nhập giáo phái Sun Myung Moon và kết hôn với Maria Sung, một phụ nữ Đại Hàn. Cuối năm đó, Emmanuel Milingo được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cho quay về với Giáo Hội và sống tại Rôma. Tháng 6/2006, Emmanuel Milingo biến mất khỏi nơi cư trú tại Rôma và gia nhập nhóm George Stallings, một linh mục thuộc tổng giáo phận Washington đã bị treo chén và đang điều hành một giáo phái gần Capitol Hill. Emmanuel Milingo đã xuất hiện cùng George Stallings trong một buổi họp báo tại Washington DC vào tháng 7/2006 kêu gọi Giáo Hội bãi bỏ luật độc thân linh mục.
Đức Thánh Cha tiếp kiến Bộ Giáo Dục Công Giáo
LM. Trần Đức Anh, OP.
18:27 21/01/2008
Đức Thánh Cha tiếp kiến Bộ Giáo Dục Công Giáo
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 khích lệ Bộ giáo dục Công Giáo tiến hành việc cải tổ chương trình giảng dạy triết học và chương trình cơ bản đào tạo các linh mục ở chủng viện.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 21-1-2008 dành cho 55 HY, GM thành viên Bộ Giáo dục Công Giáo và các chức sắc khác tham dự khóa họp toàn thể từ ngày 21 đến 23-1-2008 của Bộ giáo dục Công Giáo tại Roma, dưới quyền chủ tọa của ĐHY Tổng Trưởng Zenon Grocholewski, người Ba Lan.
ĐTC nhận xét rằng các môn học đạo, đặc biệt là thần học, ngày nay đang phải đương đầu với những nghi vấn mới, trong một thế giới bị cám dỗ một phần vì chủ thuyết duy lý theo đuổi một thứ lý trí tự do sai lầm và tách rời mọi tham chiếu tôn giáo, và đàng khác, thế giới bị cám dỗ vì những trào lưu cực đoan, tuyệt đối hóa bạo lực với những tham chiếu tôn giáo, và xa lìa lý trí.. Học đường ngày nay cũng đang gặp một thách đố mới mà trào lưu hoàn cầu hóa và đa nguyên làm cho cam go hơn, đó là sự liên văn hóa và liên tôn giáo”.
ĐTC nhắc đến cố gắng của Đại Hội Bộ giáo dục Công Giáo trong việc cải tổ chương trình đào tạo cơ bản tại các chủng viện và ngài ghi nhận rằng: ”Bầu không khí xã hội hiện nay đã thay đổi sâu rộng do với ảnh hưởng ồ đạt của các phương tiện truyền thông và hiện tượng hoàn cầu hóa. Vì thế, cần tự hỏi về việc có nên tiến hành việc cải tổ chương trình đào tạo cơ bản hay không.
ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Việc cải tổ này phải đặt nặng tầm quan trọng của việc liên kết các chiều kích khác nhau trong việc đào tạo linh mục, theo viễn tượng Giáo Hội hiệp thông như Công đồng chung Vatican 2 đã chỉ dẫn: Cần tăng cường việc huấn luyện nhân bản và văn hóa, với sự hỗ trợ của các khoa học hiện đại, vì có một số yếu tố hiện nay trong xã hội làm xáo trộn việc huấn luyện, ví dụ tình trạng bao nhiêu gia đình bị phân rẽ, cuộc khủng hoảng giáo dục, nạn bạo lực lan tràn, khiến cho các thế hệ trẻ trở nên mong manh. Đồng thời cũng cần một sự huấn luyện thích hợp về đời sống thiêng liêng, giúp các cộng đoàn Kitô, đặc biệt là các giáo xứ, ngày càng ý thức hơn về ơn gọi của mình và có thể đáp lại những yêu cầu của giới trẻ về linh đạo. Điều này đòi hỏi cần làm sao để trong Giáo Hội không thiếu các tông đồ cũng như những người rao giảng Tin Mừng có khả năng cao và có tinh thần trách nhiệm”.
ĐTC không quên nhắc đến vấn đề ơn gọi LM và đời sống thánh hiến. Việc chăm sóc ơn gọi này thuộc về các GM, LM, tu sĩ nam nữ và cả các gia đình nữa. Chắc chắn việc công bố văn kiện về ơn gọi LM mà Bộ giáo dục Công Giáo đang soạn thảo, cũng là một trợ lực lớn cho việc mục vụ ơn gọi” (SD 21-1-2008)
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 khích lệ Bộ giáo dục Công Giáo tiến hành việc cải tổ chương trình giảng dạy triết học và chương trình cơ bản đào tạo các linh mục ở chủng viện.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 21-1-2008 dành cho 55 HY, GM thành viên Bộ Giáo dục Công Giáo và các chức sắc khác tham dự khóa họp toàn thể từ ngày 21 đến 23-1-2008 của Bộ giáo dục Công Giáo tại Roma, dưới quyền chủ tọa của ĐHY Tổng Trưởng Zenon Grocholewski, người Ba Lan.
ĐTC nhận xét rằng các môn học đạo, đặc biệt là thần học, ngày nay đang phải đương đầu với những nghi vấn mới, trong một thế giới bị cám dỗ một phần vì chủ thuyết duy lý theo đuổi một thứ lý trí tự do sai lầm và tách rời mọi tham chiếu tôn giáo, và đàng khác, thế giới bị cám dỗ vì những trào lưu cực đoan, tuyệt đối hóa bạo lực với những tham chiếu tôn giáo, và xa lìa lý trí.. Học đường ngày nay cũng đang gặp một thách đố mới mà trào lưu hoàn cầu hóa và đa nguyên làm cho cam go hơn, đó là sự liên văn hóa và liên tôn giáo”.
ĐTC nhắc đến cố gắng của Đại Hội Bộ giáo dục Công Giáo trong việc cải tổ chương trình đào tạo cơ bản tại các chủng viện và ngài ghi nhận rằng: ”Bầu không khí xã hội hiện nay đã thay đổi sâu rộng do với ảnh hưởng ồ đạt của các phương tiện truyền thông và hiện tượng hoàn cầu hóa. Vì thế, cần tự hỏi về việc có nên tiến hành việc cải tổ chương trình đào tạo cơ bản hay không.
ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Việc cải tổ này phải đặt nặng tầm quan trọng của việc liên kết các chiều kích khác nhau trong việc đào tạo linh mục, theo viễn tượng Giáo Hội hiệp thông như Công đồng chung Vatican 2 đã chỉ dẫn: Cần tăng cường việc huấn luyện nhân bản và văn hóa, với sự hỗ trợ của các khoa học hiện đại, vì có một số yếu tố hiện nay trong xã hội làm xáo trộn việc huấn luyện, ví dụ tình trạng bao nhiêu gia đình bị phân rẽ, cuộc khủng hoảng giáo dục, nạn bạo lực lan tràn, khiến cho các thế hệ trẻ trở nên mong manh. Đồng thời cũng cần một sự huấn luyện thích hợp về đời sống thiêng liêng, giúp các cộng đoàn Kitô, đặc biệt là các giáo xứ, ngày càng ý thức hơn về ơn gọi của mình và có thể đáp lại những yêu cầu của giới trẻ về linh đạo. Điều này đòi hỏi cần làm sao để trong Giáo Hội không thiếu các tông đồ cũng như những người rao giảng Tin Mừng có khả năng cao và có tinh thần trách nhiệm”.
ĐTC không quên nhắc đến vấn đề ơn gọi LM và đời sống thánh hiến. Việc chăm sóc ơn gọi này thuộc về các GM, LM, tu sĩ nam nữ và cả các gia đình nữa. Chắc chắn việc công bố văn kiện về ơn gọi LM mà Bộ giáo dục Công Giáo đang soạn thảo, cũng là một trợ lực lớn cho việc mục vụ ơn gọi” (SD 21-1-2008)
Top Stories
Vietnamese Catholics in California show solidarity to the Church in Vietnam
J.B. An Dang
08:54 21/01/2008
Thousands of Catholics in California show their solidarity to the Church in Vietnam while tensions between the Church and the government mount as the issue of illegally-seized Church properties is not solved and local authorities accuse Hanoi’s archbishop of using freedom of religion to provoke protests against the government.
California - More than two thousands parishioners of St. Maria Goretti in San José, California, USA attended a Candlelight Vigil on Saturday 19 January to pray for the Church in Vietnam. In the Mass concelebrated by five priests, there were special prayers for Hanoi Catholics who have protested for more than a month for the return of properties that belonged to parish churches, seminaries, and the old apostolic delegation illegally seized in the past.
A slide show of ongoing peaceful prayer protests of Hanoi Catholics, despite government threats hinting that a crackdown was likely, caught the congregation’s emotions. Tears broke forth again and again with pictures showing that Hanoi Catholics have been praying earnestly not only for the justice to triumph but also for the conversion of those who have been treating them as second-class citizens or even a national security threat.
“I feel proud of my brothers and sisters in Hanoi”, said a parishioner, “They have become increasingly vocal about past and current religious freedom abuses”. “Their fight for justice is peaceful yet determined." said another, "They bear a strong public witness of the Gospel's message even when they are forced to stand up and confront with a brutal dictatorship system.”
Parishioners including a large group of American Catholics signed petitions to U.S. president George W. Bush, politicians, and Bishops to urge the government of Vietnam to meet certain benchmarks consistent with international religious freedom standards and find equitable solutions on returning confiscated properties to religious groups.
Another Candlelight Vigil held in St. Elizabeth Church, Milpitas, California drawing a thousand Catholics. Fr. Victor Tran, the celebrant, could not finish a prayer as he dived into a breadth of emotions recalling persecutions of the Church in Vietnam. The congregation burst into tears as well.
In Claremont, Los Angeles, another Candlelight Vigil held in Our Lady of Assumption Church drawing another thousand of Vietnamese Catholics.
Candlelight Vigil at St. Maria Goretti, San José, California |
Slide show at St. Elizabeth Church, Milpitas, California |
Signing petitions at Our Lady of Assumption Church |
A slide show of ongoing peaceful prayer protests of Hanoi Catholics, despite government threats hinting that a crackdown was likely, caught the congregation’s emotions. Tears broke forth again and again with pictures showing that Hanoi Catholics have been praying earnestly not only for the justice to triumph but also for the conversion of those who have been treating them as second-class citizens or even a national security threat.
“I feel proud of my brothers and sisters in Hanoi”, said a parishioner, “They have become increasingly vocal about past and current religious freedom abuses”. “Their fight for justice is peaceful yet determined." said another, "They bear a strong public witness of the Gospel's message even when they are forced to stand up and confront with a brutal dictatorship system.”
Parishioners including a large group of American Catholics signed petitions to U.S. president George W. Bush, politicians, and Bishops to urge the government of Vietnam to meet certain benchmarks consistent with international religious freedom standards and find equitable solutions on returning confiscated properties to religious groups.
Another Candlelight Vigil held in St. Elizabeth Church, Milpitas, California drawing a thousand Catholics. Fr. Victor Tran, the celebrant, could not finish a prayer as he dived into a breadth of emotions recalling persecutions of the Church in Vietnam. The congregation burst into tears as well.
In Claremont, Los Angeles, another Candlelight Vigil held in Our Lady of Assumption Church drawing another thousand of Vietnamese Catholics.
In the end, justice and truth will prevail
Thang Tran
09:02 21/01/2008
A significant event has never been seen in Hanoi, occurred recently during the last two weeks. The parishioners of the Thai Ha parish and the priests of the Redemptorist Community in Hanoi have formally request the government of the Social Republic of Vietnam (SRV) to return a block of land consists of around 16,362m2 to the right owner. This parcel of land was owned by the Redemptorist Community in Hanoi and was confiscated by the Social Republic of Vietnam some 50 years ago. Currently, the land is being used illegally with the permission from the Social Republic of Vietnam by a clothing manufacturer, Chien Thang Company.
Ignoring the rightful request, the local council government, the Dong Da district, together with an army of the police force have provide security for Chien Thang to continue with their building of a factory on this parcel of land. The land, 61,455m2 in total, was purchased by the Archbishop Francois Chaize at the time and is now rightfully owned by the Redemptorist Community in Hanoi.
In the last half of the century, a large number of private owned lands have been confiscated by the Social Republic of Vietnam. This undemocratic action has outraged the public, especially the people in the northern part of Vietnam. A notorious example is the so-called "Land Reform Policy" which occurred in 1956 [1].
As the result of the brutally action conducted by the Social Republic of Vietnam, the people in the northern of VN has suffered tremendously, in terms of physically and mentally, however, they dare not to raise any concern toward the Social Republic of Vietnam. The action of land confiscated by the Social Republic of Vietnam clearly demonstrate the Social Republic of Vietnam's ignorance of the basic rights contained in the Human Right Declaration, to which Vietnam is a member of the United Nations.
After seizing power in the northern part of VN, the Social Republic of Vietnam sent troops to invade South VN and they took-over the South VN in April 1975. Since 1975, the Social Republic of Vietnam has applied wickedly cruel and savage deeds toward its people. Although, the Social Republic of Vietnam's constitution recognises the basic human rights, in practice, no such thing exist in VN. The constitutional recognition of human right is mainly for the purpose of impressing the outside world that VN is democratic country. In deed, it is just an act of deceiving the outside world. You do not need to go far, just ask any one in VN, they would tell you that, in Vietnam, "People is the master of the country, the State is managing the country and the Party is holding the leadership role". In the nutshell, "democratic" means the country affairs is in controlled by the State, people have to "ask to receive", furthermore, the Party has every right to run the country. The people have to follow the Party's policy and decision. If you dare raise your concern about a particular policy you will be considered to have committed an unlawful action toward the Party and the State, and the only solution is for you to go to jail. You will be released from jail, once you are deemed to have gone through a certain state of "re-education" and have become a truly "socialist person".
Facing such wickedly cruel and savage actions, no one in VN dares to oppose the Party's policy. They reluctantly hide themselves in their shell in order to survive in such a repressive regime, and that becomes a familiar way of living in VN. They fall into the habit of obeying the Party. Like a well-behaved child, they accept and do whatever the Party tells them to do. As a matter of fact, the Party leaders consider that they have every right to abuse their power. They can do whatever they want to do and for whatever reasons. They have no regard for the welfare of the people. In the eyes of the Party leaders, people have no right to question them. Even government officers and police officers have no respect for the civilians. People are scared of facing them and avoid having to deal with the government and the police officers. Nevertheless, everywhere in VN, one would see a propaganda banner with words saying that the police officer is a friend of the people.
Living in such a brutal and repressive regime, no one dares to speak out, knowing that such action would achieve nothing, and that the government would not pay attention to such a complaint. A notorious example is the request from various land owners, including religious bodies, such as the Buddhist Federation in Vietnam, Cao Dai, Hoa Hao and the Catholic church, for the Social Republic of Vietnam to return the land that had been confiscated by the Government. The State has continued to ignore these rightful requests. The Government has no intention of meeting these requests. Any request would be set aside by the State and people would get tired of continuing to make requests. What a wonderful way of resolving the dispute! You would never achieve a desirable result, if you failed to keep trying and gave up lodging requests with the government to resolve the dispute. Nowadays, people in VN have learnt a lesson. They persist in requesting the government to listen to their cause, until matters have been resolved satisfactorily.
We feel sorry for the people in VN. They have no right to speak up, and if they dare to, no one would listen to them. Sadly, such things happen in our mother land. The Social Republic of China (SRC), with their strong defence force, have invaded VN. They illegally occupied Truong Sa and Hoang Sa’s archipelago.
People in VN, as well as the overseas Vietnamese, have opposed this illegal act of the Social Republic of China. We all know that the islands of Truong Sa and Hoang Sa belonged to VN and this is recognised throughout the world. On the legal ground, and in terms of international relations law, the Social Republic of China has occupied Truong Sa and Hoang Sa illegally and thus Social Republic of China should be condemned. History has shown that the Vietnamese people fought bravely to defend their right to own these islands and thus we would oppose the Social Republic of China illegally occupying Truong Sa and Hoang Sa.
One would see that the act of the Social Republic of China in invading and occupying Truong Sa and Hoang Sa is illegal because they do not own these two islands. They legally belong to VN. The Vietnamese people are very indignant at what they regard as an illegal use of force by the Social Republic of China to invade and occupied Truong Sa and Hoang Sa. Ironically, Social Republic of China was once termed by the Social Republic of Vietnam as "a comrade of VN".
One would understand the feeling of the Vietnamese people, especially the parishioners of the Catholic Archdiocese of Hanoi and the surrounding parishes when they expressed their discontent to the Social Republic of Vietnam. Facing the un-justice policy conducted by the Social Republic of Vietnam, we would be in agreement with the people in VN for their legitimate actions in requesting the Government to return the land, which was confiscated by the State, to the rightful owners.
We could see that in the last few decades, the Vietnamese people have surrendered to the unjust of Vietnam's policy. They do what is expected by the Party and rarely defy any order. They dare not question the Party's policy or raise any legitimate concern with the State for fear of persecution. They dare not oppose or hold demonstrations, or raise their voice. However, witnessing the recent events that have occurred in Hanoi, since mid-December 2007, one would see that the general attitude of the Vietnamese people has changed in term of dealing with issues related to the State affairs. The people from the north to the south of VN, from Hanoi to Saigon, have bravely started to fight for justice and basic principles. They stand up for their rights, and seek justice by requesting the State to return to them the lands that were once legally owned by them and had been confiscated by the State, including the lands owned by various religious bodies.
The most recent event is the petition put to the State by the parishioners of the Catholic Archdiocese of Hanoi. The petition calls on the State to return the land to the rightful owner, the Archdiocese of Hanoi. Facing such a strong momentum and resistance from the people in Hanoi, the Prime Minister, Mr Nguyen Tan Dung, paid a visit to the Catholic Archdiocese of Hanoi and held a brief discussion with the Archbishop of Hanoi, Most Rev. Joseph Ngo Quang Kiet. The people were quite happy to see this event take place. There was news that the State was considering resolving this matter and would return the lands in dispute to the Catholic Archdiocese of Hanoi. However, in doing this there is a need to obtain the approval of the local council government, the Hoan Kiem district, and also from the Hanoi People's Committee.
In the last few days, news about this event has been sent from VN to other countries and has been circulated on various websites, the website that contains the most up-to-date news is www.vietcatholic.net
A number of newspapers and broadcasting radio stations in a number of countries have also published articles and broadcasted news that the Social Republic of Vietnam has confiscated the lands owned by the Catholic church and lands owned by the Redemptorist Community in Hanoi. For example, ABC Radio Australia – Asia Pacific mentioned the following in its daily news on Friday 10 Jan 2008:
“Hundreds of Vietnamese Catholics have been holding prayer vigils over the past week, seeking the return from the government of Catholic-owned properties. They include land owned by the Thai Ha parish, and an office that once belonged to an Apostolic delegate - both located in Hanoi. Many in the Catholic community are furious at a government refusal to hand the properties back, despite earlier promises from Prime Minister Nguyen Tan Dung to resolve the disputes during a meeting with the Archbishop of Hanoi last month.” [2]
http://www.abc.net.au/ra/asiapac/programs/s2136100.htm
I was quite moved when witnessing the prayer session organised by the Redemptorist Community in Saigon, 38 Ky Dong Street on Friday 11 Jan 2008. The prayer session commenced at 7pm and concluded at 9pm. There were more than 4000 people; a number of people had to stand outside the church during the ceremony. Images of the people gathering outside the former Apostolic Nuncio’s Office in Hanoi, were seen on the big screen.
There were elderly people, over 70 years of age attending the rally; people camped outside overnight. They afraid that the Chien Thang company at night would secretly take possession of the lands owned by the Redemptorists in Hanoi. I admire the elderly. Despite their old age and poor health, they have shown their determination in demanding the State to return the lands to the Catholic church. They could be compared to the soldiers who sacrificed themselves in defending our motherland. It is indeed an act of bravery. This act of heroism is an example for the younger generations to follow.
[1] For more information about this bloody event you can read a book written by VU Thu Hien, entitled Dem Giua Ban Ngay. (Night During the Daytime).
[2] ABC Radio Australia - Asia Pacific - VIETNAM: Catholics demand return of church properties – Friday 10/01/2008.
Ignoring the rightful request, the local council government, the Dong Da district, together with an army of the police force have provide security for Chien Thang to continue with their building of a factory on this parcel of land. The land, 61,455m2 in total, was purchased by the Archbishop Francois Chaize at the time and is now rightfully owned by the Redemptorist Community in Hanoi.
In the last half of the century, a large number of private owned lands have been confiscated by the Social Republic of Vietnam. This undemocratic action has outraged the public, especially the people in the northern part of Vietnam. A notorious example is the so-called "Land Reform Policy" which occurred in 1956 [1].
As the result of the brutally action conducted by the Social Republic of Vietnam, the people in the northern of VN has suffered tremendously, in terms of physically and mentally, however, they dare not to raise any concern toward the Social Republic of Vietnam. The action of land confiscated by the Social Republic of Vietnam clearly demonstrate the Social Republic of Vietnam's ignorance of the basic rights contained in the Human Right Declaration, to which Vietnam is a member of the United Nations.
After seizing power in the northern part of VN, the Social Republic of Vietnam sent troops to invade South VN and they took-over the South VN in April 1975. Since 1975, the Social Republic of Vietnam has applied wickedly cruel and savage deeds toward its people. Although, the Social Republic of Vietnam's constitution recognises the basic human rights, in practice, no such thing exist in VN. The constitutional recognition of human right is mainly for the purpose of impressing the outside world that VN is democratic country. In deed, it is just an act of deceiving the outside world. You do not need to go far, just ask any one in VN, they would tell you that, in Vietnam, "People is the master of the country, the State is managing the country and the Party is holding the leadership role". In the nutshell, "democratic" means the country affairs is in controlled by the State, people have to "ask to receive", furthermore, the Party has every right to run the country. The people have to follow the Party's policy and decision. If you dare raise your concern about a particular policy you will be considered to have committed an unlawful action toward the Party and the State, and the only solution is for you to go to jail. You will be released from jail, once you are deemed to have gone through a certain state of "re-education" and have become a truly "socialist person".
Facing such wickedly cruel and savage actions, no one in VN dares to oppose the Party's policy. They reluctantly hide themselves in their shell in order to survive in such a repressive regime, and that becomes a familiar way of living in VN. They fall into the habit of obeying the Party. Like a well-behaved child, they accept and do whatever the Party tells them to do. As a matter of fact, the Party leaders consider that they have every right to abuse their power. They can do whatever they want to do and for whatever reasons. They have no regard for the welfare of the people. In the eyes of the Party leaders, people have no right to question them. Even government officers and police officers have no respect for the civilians. People are scared of facing them and avoid having to deal with the government and the police officers. Nevertheless, everywhere in VN, one would see a propaganda banner with words saying that the police officer is a friend of the people.
Living in such a brutal and repressive regime, no one dares to speak out, knowing that such action would achieve nothing, and that the government would not pay attention to such a complaint. A notorious example is the request from various land owners, including religious bodies, such as the Buddhist Federation in Vietnam, Cao Dai, Hoa Hao and the Catholic church, for the Social Republic of Vietnam to return the land that had been confiscated by the Government. The State has continued to ignore these rightful requests. The Government has no intention of meeting these requests. Any request would be set aside by the State and people would get tired of continuing to make requests. What a wonderful way of resolving the dispute! You would never achieve a desirable result, if you failed to keep trying and gave up lodging requests with the government to resolve the dispute. Nowadays, people in VN have learnt a lesson. They persist in requesting the government to listen to their cause, until matters have been resolved satisfactorily.
We feel sorry for the people in VN. They have no right to speak up, and if they dare to, no one would listen to them. Sadly, such things happen in our mother land. The Social Republic of China (SRC), with their strong defence force, have invaded VN. They illegally occupied Truong Sa and Hoang Sa’s archipelago.
Parishioners read news on the dispute |
and see pictures of the fight for justice in Thai Ha |
Praying for justice to triumph |
One would see that the act of the Social Republic of China in invading and occupying Truong Sa and Hoang Sa is illegal because they do not own these two islands. They legally belong to VN. The Vietnamese people are very indignant at what they regard as an illegal use of force by the Social Republic of China to invade and occupied Truong Sa and Hoang Sa. Ironically, Social Republic of China was once termed by the Social Republic of Vietnam as "a comrade of VN".
One would understand the feeling of the Vietnamese people, especially the parishioners of the Catholic Archdiocese of Hanoi and the surrounding parishes when they expressed their discontent to the Social Republic of Vietnam. Facing the un-justice policy conducted by the Social Republic of Vietnam, we would be in agreement with the people in VN for their legitimate actions in requesting the Government to return the land, which was confiscated by the State, to the rightful owners.
We could see that in the last few decades, the Vietnamese people have surrendered to the unjust of Vietnam's policy. They do what is expected by the Party and rarely defy any order. They dare not question the Party's policy or raise any legitimate concern with the State for fear of persecution. They dare not oppose or hold demonstrations, or raise their voice. However, witnessing the recent events that have occurred in Hanoi, since mid-December 2007, one would see that the general attitude of the Vietnamese people has changed in term of dealing with issues related to the State affairs. The people from the north to the south of VN, from Hanoi to Saigon, have bravely started to fight for justice and basic principles. They stand up for their rights, and seek justice by requesting the State to return to them the lands that were once legally owned by them and had been confiscated by the State, including the lands owned by various religious bodies.
The most recent event is the petition put to the State by the parishioners of the Catholic Archdiocese of Hanoi. The petition calls on the State to return the land to the rightful owner, the Archdiocese of Hanoi. Facing such a strong momentum and resistance from the people in Hanoi, the Prime Minister, Mr Nguyen Tan Dung, paid a visit to the Catholic Archdiocese of Hanoi and held a brief discussion with the Archbishop of Hanoi, Most Rev. Joseph Ngo Quang Kiet. The people were quite happy to see this event take place. There was news that the State was considering resolving this matter and would return the lands in dispute to the Catholic Archdiocese of Hanoi. However, in doing this there is a need to obtain the approval of the local council government, the Hoan Kiem district, and also from the Hanoi People's Committee.
In the last few days, news about this event has been sent from VN to other countries and has been circulated on various websites, the website that contains the most up-to-date news is www.vietcatholic.net
A number of newspapers and broadcasting radio stations in a number of countries have also published articles and broadcasted news that the Social Republic of Vietnam has confiscated the lands owned by the Catholic church and lands owned by the Redemptorist Community in Hanoi. For example, ABC Radio Australia – Asia Pacific mentioned the following in its daily news on Friday 10 Jan 2008:
“Hundreds of Vietnamese Catholics have been holding prayer vigils over the past week, seeking the return from the government of Catholic-owned properties. They include land owned by the Thai Ha parish, and an office that once belonged to an Apostolic delegate - both located in Hanoi. Many in the Catholic community are furious at a government refusal to hand the properties back, despite earlier promises from Prime Minister Nguyen Tan Dung to resolve the disputes during a meeting with the Archbishop of Hanoi last month.” [2]
http://www.abc.net.au/ra/asiapac/programs/s2136100.htm
I was quite moved when witnessing the prayer session organised by the Redemptorist Community in Saigon, 38 Ky Dong Street on Friday 11 Jan 2008. The prayer session commenced at 7pm and concluded at 9pm. There were more than 4000 people; a number of people had to stand outside the church during the ceremony. Images of the people gathering outside the former Apostolic Nuncio’s Office in Hanoi, were seen on the big screen.
There were elderly people, over 70 years of age attending the rally; people camped outside overnight. They afraid that the Chien Thang company at night would secretly take possession of the lands owned by the Redemptorists in Hanoi. I admire the elderly. Despite their old age and poor health, they have shown their determination in demanding the State to return the lands to the Catholic church. They could be compared to the soldiers who sacrificed themselves in defending our motherland. It is indeed an act of bravery. This act of heroism is an example for the younger generations to follow.
[1] For more information about this bloody event you can read a book written by VU Thu Hien, entitled Dem Giua Ban Ngay. (Night During the Daytime).
[2] ABC Radio Australia - Asia Pacific - VIETNAM: Catholics demand return of church properties – Friday 10/01/2008.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Câu Lạc Bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình tọa đàm về Giáo Dục
CLB Nguyễn Văn Bình
00:37 21/01/2008
SAIGÒN -- Ngày 19-01-2008, Câu Lạc Bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình tổ chức buổi tọa đàm xoay quanh “Những Vấn Đề Giáo Dục hiện nay - Quan điểm và Giải Pháp”. Đây cũng là tên một tập sách do Nhà Xuất bản Tri Thức ấn hành cuối năm 2007, tập hợp các nhận định về thực trạng nền giáo dục nước nhà cũng như đề xuất các giải pháp canh tân, do các nhà trí thức và khoa học tâm huyết, kể cả Việt kiều, đã từng nêu trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc đệ trình lên các cấp lãnh đạo hữu quan.
Các thuyết trình viên gồm: GSTS Chu Hảo, Giám Đốc NXB Tri Thức, nguyên thứ trưởng Bộ Khoa Học, Công Nghệ và Môi Trường; và hai trong số các tác giả những bài viết trong tập sách nói trên: Nhà Văn Nguyên Ngọc và Tiến sĩ Bùi Văn Nam Sơn.
Hiện diện trong buổi hội thảo gồm đa số thành viên CLB và khoảng 200 khách mời, thuộc giới công giáo thao thức cho nền giáo dục Việt Nam; trong đó có các bề trên nhiều dòng, đặc biệt là các dòng chuyên lo về giáo dục như Don Bosco, La San, Dòng Đức Bà, Dòng Phaolô, Dòng Tên vv… cùng với nhiều giáo sư và giảng sư các đại học TP Hồ Chí Minh.
Mở đầu, GSTS Chu Hảo giới thiệu về hoạt động của nhà Xuất Bản Tri Thức. Từ nhiều năm qua, bản thân ông và nhiều học giả Việt Nam thao thức trước hiện trạng phát triển bất cân xứng giữa Kinh Tế và Giáo Dục. Kinh Tế chuyển biến càng nhanh để hội nhập với thế giới thì Giáo Dục càng xuống dốc từ chất lượng kiến thức, khả năng tư duy đến đạo đức của những người đi học lẫn những người làm công tác giáo dục. Một trong các lý do căn bản, ấy là vì trong một thời gian khá lâu yếu tố chính trị được xem là vấn đề sống còn của đất nước, nên những mảng khác của kiến thức nhân loại đã bị bỏ quên. Hiện nay, các nỗ lực của Nhà Nước phần lớn là dồn về mặt trận kinh tế, trong khi đó người trẻ Việt Nam không được tiếp cận với ‘tinh hoa tri thức nhân loại’. Sự ra đời của NXB Tri Thức là để phổ biến trong vòng một thập niên từ 500 đến 700 đầu sách, vốn được nhân loại nhìn nhận như là những tri thức căn bản và nền tảng cho mọi xã hội văn minh. Trong năm 2007, NXB Tri thức đã thức hiện được 30 đầu sách.
Nhà văn Nguyên Ngọc xoáy sâu vào vấn đề chính, đó là quan điểm và giải pháp Giáo Dục. Ông tóm lược ý trong bài viết của mình bằng cách nhấn mạnh đến triết lý giáo dục. Từ ngày khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đến nay học sinh sinh viên được đào tạo dựa trên một ‘chân lý’ có sẵn và bất di bất dịch. Mọi người trong xã hội nói chung và các nhà giáo dục nói riêng chỉ có việc quán triệt ‘chân lý’ ấy để áp dụng vào công việc đào tạo của mình. Thế nhưng, theo ông, không có một chân lý nào do một người, hay một nhóm người, đề ra có thể xem là một chân lý tuyệt đối, mà phải là một sự tìm kiếm liên tục từ thế hệ này đến thế hệ khác. Do đó học sinh sinh viên phải được đào tạo, không phải là để ‘quán triệt’ cái chân lý cố định ấy và tuân theo, mà để có khả năng tư duy độc lập, hầu chính mình tìm ra chân lý cho bản thân mình, cho đất nước mình và cho nhân loại.
Việc xác định lại triết lý giáo dục sẽ còn nhiều khó khăn, vì bộ máy giáo dục chỉ là bộ máy con trong một bộ máy mẹ, và khi bộ máy mẹ chưa thay đổi thì bộ máy con khó lòng mà chuyển biến. Tuy nhiên, ông nghĩ rằng những nỗ lực của người dân, nhất là người dân trí thức, cùng góp sức với nhau để làm mà không chờ đợi sự thay đổi từ trên sẽ có tác dụng, không những làm cho bộ máy con tốt hơn, mà có thể qua đó làm cho bộ máy mẹ nhận thấy phải chuyển biến theo đường đi lên của dân tộc.
Tiến Sĩ Bùi Văn Nam Sơn nhìn lại lịch sử và so sánh tình trạng giáo dục của Việt Nam với các nước khác. Ông cho thấy rằng bất cứ nước nào cũng gặp khó khăn về giáo dục. Thế nhưng hiện nay, dù phải đối diện với bao nhiêu thách thức của sức mạnh kinh tế, thì các trường Đại Học Âu Mỹ vẫn giữ được một nền giáo dục nhân bản, trong khi đó, tại Việt Nam, hình như nền giáo dục không còn giữ được những giá trị của Việt Nam nói riêng và của nhân loại nói chung. Sở dĩ như vậy là từ nhiều thế kỷ qua, các trường đại học Âu Mỹ đã phải tranh đấu cam go để được độc lập đối với guồng máy chính quyền. Hiện nay, nếu Việt Nam muốn có một nền giáo dục nhân bản thì việc đầu tiên là nền giáo dục Đại Học phải làm đủ mọi cách để có được sự độc lập của mình. Để đạt mục tiêu này, những người tâm huyết với giáo dục phải là những người đầu tiên có tinh thần suy tư độc lập và tự lập. Thực tế, trong suốt lịch sử Việt Nam, thời kỳ nào giáo dục cũng có những vấn đề, nhưng hiện nay các vấn đề gay gắt hơn, ấy là do tiến trình toàn cầu hoá kinh tế đã làm vỡ tung mọi cột móc. Thách thức này rất lớn, nhưng nhìn lại lịch sử Việt Nam, ông tin rằng dân tộc Việt Nam không cam chịu bó tay trước bất cứ thách thức nào, mà sẽ tìm ra con đường để xây dựng một nền đạo đức và văn hoá xứng tầm với thế giới.
Sau trình bày của ba vị trên, phần trao đổi và góp ý đã diễn ra sôi nổi với các phát biểu của Lm Huỳnh Công Minh, nữ tu Mai Thành, Ông Hồ Ngọc Nhuận, Giáo sư Nguyễn Xuân Nghiã, Lm Trần Tam Tỉnh và một số Linh mục, tu sĩ thuộc các hội dòng khác, chủ yếu tập trung vào các nội dung như sau:
1. Cái nguy nan hiện nay là nền đạo đức hầu như phá sản, cụ thể là sự gian dối đã có mặt khắp nơi: học gian, thi gian, nói dối, làm dối; không chỉ trong giới học trò mà ngay cả trong giới những người làm giáo dục, với những bằng thạc sĩ, tiến sĩ gian đối.
2. Vì thế, giáo dục không chỉ là chuyện hình thành một nếp tư duy độc lập ở cấp đại học mà thôi, nhưng giáo dục phải bắt đầu từ lớp mẫu giáo, bởi vì khi một học sinh thông qua tiểu học và trung học trong bầu không khí gian dối như hiện nay, thì việc giáo dục nhân cách đã quá trễ khi lên đến đại học.
3. Giáo dục không phải là lãnh vực dành riêng cho Bộ Giáo Dục và Nhà Nước mà còn là vấn đề của mọi người dân. Vì thế, mọi người có suy tư cần liên kết lại với nhau để làm tất cả những gì có thể làm được; từ việc hình thành một ‘tủ sách tinh hoa tri thức nhân loại’ đến việc tạo ra một cơ chế độc lập của đại học và hình thành một lớp trí thức tư duy độc lập và tự lập.
4. Vì tham dự viên theo lời mời của CLB P. Nguyễn Văn Bình tuyệt đại đa số là công giáo, nên cũng có ý kiến nêu lên rằng Giáo Hội phải có trách nhiệm đối với giáo dục. Giáo dục con người, trước hết là giáo dục lương tâm, và Giáo Hội Việt Nam có trách nhiệm hơn bất cứ ai để giáo dục lương tâm con người Việt Nam.
5. Cuối cùng, không thể chờ đợi một sự thay đổi của bộ máy ‘mẹ’ thì lúc đó những người thao thức mới bắt tay vào nâng cao giáo dục, mà phải liên kết những con người có tư duy độc lập để, theo khả năng và phương tiện mình, làm ‘chui’ tất cả những gì mình làm được. ‘Làm chui’ ở đây, không có nghĩa là làm sai luật pháp quốc gia, nhưng ‘làm chui’ theo nghĩa là không đợi luật pháp ‘cho phép’ rồi mới làm, mà làm tất cả những gì mà luật pháp Việt Nam hiện nay ‘không cấm’.
Trong phần đúc kết, Lm Nguyễn Thái Hợp, Chủ nhiệm CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình đã nhấn mạnh đến sự đồng thuận của giới Công giáo về các nhận định cũng như về nhiều giải pháp mà các học giả đã nêu và ước mong sự đồng thuận này ngày càng được mở rộng để có thể mang đến một tác động tích cực, một cuộc canh tân đích thực cho nền giáo dục nước nhà.
CLB. Phaolô Nguyễn Văn Bình sẽ tiếp tục nỗ lực trong lãnh vực này và hoạt động tiếp theo sẽ là một cuộc Tọa đàm về “Giáo dục Kitô giáo”, chủ đề mục vụ của HĐGMVN cho năm 2008 này.
Các thuyết trình viên gồm: GSTS Chu Hảo, Giám Đốc NXB Tri Thức, nguyên thứ trưởng Bộ Khoa Học, Công Nghệ và Môi Trường; và hai trong số các tác giả những bài viết trong tập sách nói trên: Nhà Văn Nguyên Ngọc và Tiến sĩ Bùi Văn Nam Sơn.
Hiện diện trong buổi hội thảo gồm đa số thành viên CLB và khoảng 200 khách mời, thuộc giới công giáo thao thức cho nền giáo dục Việt Nam; trong đó có các bề trên nhiều dòng, đặc biệt là các dòng chuyên lo về giáo dục như Don Bosco, La San, Dòng Đức Bà, Dòng Phaolô, Dòng Tên vv… cùng với nhiều giáo sư và giảng sư các đại học TP Hồ Chí Minh.
Mở đầu, GSTS Chu Hảo giới thiệu về hoạt động của nhà Xuất Bản Tri Thức. Từ nhiều năm qua, bản thân ông và nhiều học giả Việt Nam thao thức trước hiện trạng phát triển bất cân xứng giữa Kinh Tế và Giáo Dục. Kinh Tế chuyển biến càng nhanh để hội nhập với thế giới thì Giáo Dục càng xuống dốc từ chất lượng kiến thức, khả năng tư duy đến đạo đức của những người đi học lẫn những người làm công tác giáo dục. Một trong các lý do căn bản, ấy là vì trong một thời gian khá lâu yếu tố chính trị được xem là vấn đề sống còn của đất nước, nên những mảng khác của kiến thức nhân loại đã bị bỏ quên. Hiện nay, các nỗ lực của Nhà Nước phần lớn là dồn về mặt trận kinh tế, trong khi đó người trẻ Việt Nam không được tiếp cận với ‘tinh hoa tri thức nhân loại’. Sự ra đời của NXB Tri Thức là để phổ biến trong vòng một thập niên từ 500 đến 700 đầu sách, vốn được nhân loại nhìn nhận như là những tri thức căn bản và nền tảng cho mọi xã hội văn minh. Trong năm 2007, NXB Tri thức đã thức hiện được 30 đầu sách.
Nhà văn Nguyên Ngọc xoáy sâu vào vấn đề chính, đó là quan điểm và giải pháp Giáo Dục. Ông tóm lược ý trong bài viết của mình bằng cách nhấn mạnh đến triết lý giáo dục. Từ ngày khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đến nay học sinh sinh viên được đào tạo dựa trên một ‘chân lý’ có sẵn và bất di bất dịch. Mọi người trong xã hội nói chung và các nhà giáo dục nói riêng chỉ có việc quán triệt ‘chân lý’ ấy để áp dụng vào công việc đào tạo của mình. Thế nhưng, theo ông, không có một chân lý nào do một người, hay một nhóm người, đề ra có thể xem là một chân lý tuyệt đối, mà phải là một sự tìm kiếm liên tục từ thế hệ này đến thế hệ khác. Do đó học sinh sinh viên phải được đào tạo, không phải là để ‘quán triệt’ cái chân lý cố định ấy và tuân theo, mà để có khả năng tư duy độc lập, hầu chính mình tìm ra chân lý cho bản thân mình, cho đất nước mình và cho nhân loại.
Việc xác định lại triết lý giáo dục sẽ còn nhiều khó khăn, vì bộ máy giáo dục chỉ là bộ máy con trong một bộ máy mẹ, và khi bộ máy mẹ chưa thay đổi thì bộ máy con khó lòng mà chuyển biến. Tuy nhiên, ông nghĩ rằng những nỗ lực của người dân, nhất là người dân trí thức, cùng góp sức với nhau để làm mà không chờ đợi sự thay đổi từ trên sẽ có tác dụng, không những làm cho bộ máy con tốt hơn, mà có thể qua đó làm cho bộ máy mẹ nhận thấy phải chuyển biến theo đường đi lên của dân tộc.
Tiến Sĩ Bùi Văn Nam Sơn nhìn lại lịch sử và so sánh tình trạng giáo dục của Việt Nam với các nước khác. Ông cho thấy rằng bất cứ nước nào cũng gặp khó khăn về giáo dục. Thế nhưng hiện nay, dù phải đối diện với bao nhiêu thách thức của sức mạnh kinh tế, thì các trường Đại Học Âu Mỹ vẫn giữ được một nền giáo dục nhân bản, trong khi đó, tại Việt Nam, hình như nền giáo dục không còn giữ được những giá trị của Việt Nam nói riêng và của nhân loại nói chung. Sở dĩ như vậy là từ nhiều thế kỷ qua, các trường đại học Âu Mỹ đã phải tranh đấu cam go để được độc lập đối với guồng máy chính quyền. Hiện nay, nếu Việt Nam muốn có một nền giáo dục nhân bản thì việc đầu tiên là nền giáo dục Đại Học phải làm đủ mọi cách để có được sự độc lập của mình. Để đạt mục tiêu này, những người tâm huyết với giáo dục phải là những người đầu tiên có tinh thần suy tư độc lập và tự lập. Thực tế, trong suốt lịch sử Việt Nam, thời kỳ nào giáo dục cũng có những vấn đề, nhưng hiện nay các vấn đề gay gắt hơn, ấy là do tiến trình toàn cầu hoá kinh tế đã làm vỡ tung mọi cột móc. Thách thức này rất lớn, nhưng nhìn lại lịch sử Việt Nam, ông tin rằng dân tộc Việt Nam không cam chịu bó tay trước bất cứ thách thức nào, mà sẽ tìm ra con đường để xây dựng một nền đạo đức và văn hoá xứng tầm với thế giới.
Sau trình bày của ba vị trên, phần trao đổi và góp ý đã diễn ra sôi nổi với các phát biểu của Lm Huỳnh Công Minh, nữ tu Mai Thành, Ông Hồ Ngọc Nhuận, Giáo sư Nguyễn Xuân Nghiã, Lm Trần Tam Tỉnh và một số Linh mục, tu sĩ thuộc các hội dòng khác, chủ yếu tập trung vào các nội dung như sau:
1. Cái nguy nan hiện nay là nền đạo đức hầu như phá sản, cụ thể là sự gian dối đã có mặt khắp nơi: học gian, thi gian, nói dối, làm dối; không chỉ trong giới học trò mà ngay cả trong giới những người làm giáo dục, với những bằng thạc sĩ, tiến sĩ gian đối.
2. Vì thế, giáo dục không chỉ là chuyện hình thành một nếp tư duy độc lập ở cấp đại học mà thôi, nhưng giáo dục phải bắt đầu từ lớp mẫu giáo, bởi vì khi một học sinh thông qua tiểu học và trung học trong bầu không khí gian dối như hiện nay, thì việc giáo dục nhân cách đã quá trễ khi lên đến đại học.
3. Giáo dục không phải là lãnh vực dành riêng cho Bộ Giáo Dục và Nhà Nước mà còn là vấn đề của mọi người dân. Vì thế, mọi người có suy tư cần liên kết lại với nhau để làm tất cả những gì có thể làm được; từ việc hình thành một ‘tủ sách tinh hoa tri thức nhân loại’ đến việc tạo ra một cơ chế độc lập của đại học và hình thành một lớp trí thức tư duy độc lập và tự lập.
4. Vì tham dự viên theo lời mời của CLB P. Nguyễn Văn Bình tuyệt đại đa số là công giáo, nên cũng có ý kiến nêu lên rằng Giáo Hội phải có trách nhiệm đối với giáo dục. Giáo dục con người, trước hết là giáo dục lương tâm, và Giáo Hội Việt Nam có trách nhiệm hơn bất cứ ai để giáo dục lương tâm con người Việt Nam.
5. Cuối cùng, không thể chờ đợi một sự thay đổi của bộ máy ‘mẹ’ thì lúc đó những người thao thức mới bắt tay vào nâng cao giáo dục, mà phải liên kết những con người có tư duy độc lập để, theo khả năng và phương tiện mình, làm ‘chui’ tất cả những gì mình làm được. ‘Làm chui’ ở đây, không có nghĩa là làm sai luật pháp quốc gia, nhưng ‘làm chui’ theo nghĩa là không đợi luật pháp ‘cho phép’ rồi mới làm, mà làm tất cả những gì mà luật pháp Việt Nam hiện nay ‘không cấm’.
Trong phần đúc kết, Lm Nguyễn Thái Hợp, Chủ nhiệm CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình đã nhấn mạnh đến sự đồng thuận của giới Công giáo về các nhận định cũng như về nhiều giải pháp mà các học giả đã nêu và ước mong sự đồng thuận này ngày càng được mở rộng để có thể mang đến một tác động tích cực, một cuộc canh tân đích thực cho nền giáo dục nước nhà.
CLB. Phaolô Nguyễn Văn Bình sẽ tiếp tục nỗ lực trong lãnh vực này và hoạt động tiếp theo sẽ là một cuộc Tọa đàm về “Giáo dục Kitô giáo”, chủ đề mục vụ của HĐGMVN cho năm 2008 này.
Lễ bế mạc Tuần Lễ Di Dân tại TGP Saigòn
Francesco Đức Thịnh SDB.
11:38 21/01/2008
SAIGÒN -- Hôm Chúa Nhật 20/01/2008 là ngày kết thúc tuần lễ Di dân của Tổng Giáo Phận Saigòn. Đúng 13h30 chiều tại khuôn viên Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco Xuân Hiệp - Thủ Đức, Ban Tổ chức tuần lễ Di Dân của TGP Saigòn đã bắt đầu đón tiếp các bạn trẻ công nhân di dân và các thành phần di dân lao động trong Tổng Giáo Phận đến tham dự ngày lễ Bế mạc tuần Lễ Di Dân của Giáo Phận đã khai được khai mạc vào Chúa Nhật tuần trước 13/01/2008 tại Giáo Xứ Phaolô - Bình Tân.
Đông đảo các bạn trẻ công nhân di dân cũng như các thành phần di dân lao động nằm trong địa bàn thuộc các Giáo Xứ: Thánh Gẫm, Tân Phú, Phú Trung, Tam Hà, Phú Xuân, Văn Côi, Tân Châu, Mẫu Tâm, Nữ Vương Hoà Bình, Tân Việt, Tân Thái Sơn, Thiên An, Gò Mây, Xuân Hiệp, Tân Hương, Long Thạnh Mỹ, Nhân Hoà, Hy Vọng, Đắc Lộ. .. đã cùng nhau tới tham dự ngày Lễ Bế mạc tuần lễ Di dân của Giáo Phận, lúc 14giờ các bạn trẻ đã thành lập các đội khác nhau để tập hát, tập băng reo, tập múa vvv để chuẩn bị cho ngày lễ hội, đến 14giờ 30 Cha Giám Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam cùng với Cha Phaolô Phạm trung Dong - đặc trách Uỷ Ban Di Dân của Tổng Giáo Phận Sài Gòn và các Linh mục, Nam Nữ Tu Sỹ đã hiện diện cùng với các bạn trẻ tại lễ đài để chính thức bắt đầu ngày bế mạc của tuần lễ Di Dân.
Trước hết Cha Bề Trên Giám Tỉnh Dòng Don Bosco đã có có đôi lời chào đón quý Cha, Quý Tu Sỹ Nam Nữ cùng tất cả các Bạn Trẻ công nhân di dân đã đến khuôn viên của Nhà Dòng để tham dự ngày lễ bế mạc của Giáo Phận tiếp đến Cha Phaolô Phạm Trung Dong Uỷ Viên đặc trách Uỷ Ban Di Dân chính thức tuyên bố ngày lễ Bế Mạc tuần lễ di dân của Giáo Phận. Chủ đề của ngày Lễ Bế mạc hôm nay là: "Người trẻ di dân bước đi trong tin yêu và chân lý". Sau phần tuyên bố lý do, Cha Gioan Nguyễn Văn Ty cựu giám tỉnh Dòng Don Bosco mặc dù sức khoẻ không được tốt lắm nhưng ngài vẫn vui tươi và hăng say hiện diện cùng với các bạn trẻ công nhân đồng thời còn đảm nhận việc thuyết trình và chia sẻ với các bạn trẻ công nhân di dân về những ưu tư và những vấn đề từ trong chính cuộc sống của những người trẻ di dân lao động, sau phần thuyết trình của Cha Gioan Ty các bạn trẻ công nhân cũng đã đặt ra những câu hỏi và những thắc mắc, thao thức của cuộc sống xa gia đình, xa quê phải làm việc và phải sống trong những khu vực nhà trọ, nhà thuê với biết bao khó khăn và ưu tư của cuộc sống mà các bạn đã gặp phải giờ đây các bạn xin cha giải đáp và giúp cho những lời khuyên bảo, đặc biệt trong đời sống đạo của những người kitô hữu. Cha Gioan Ty và Cha đặc trách việc phục vụ các bạn trẻ công nhân di dân tại Xuân Hiệp cũng đã sẵn sàng trả lời cho các bạn.
Sau phần thuyết trình và trao đổi chia sẻ, các bạn trẻ công nhân đã có 15 phút giải lao uống nước và chuẩn bị để đón tiếp Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Phạm Minh Mẫn đến thăm và chủ sự Thánh Lễ Bế mạc này. Được biết với tư cách là Vị Chủ Chăn của một Tổng Giáo Phận lớn tại Miền Nam Việt Nam, do đó Đức Hồng Y Gioan Baotixita rất quan tâm và ưu tư lo lắng cho thành phần các Anh Chị Em Công Nhân Di Dân Lao Động từ khắp các miền của đất nước đến sinh sống và làm việc trong địa bàn Giáo Phận, cách riêng một số lượng rất lớn của thành phần di dân lao động này là các bạn Thanh Thiếu Niên Nam Nữ khi phải sống xa gia đình, xa người thân, thiếu đi sự quan tâm chăm sóc và giáo dục của cha mẹ và phải sống trong một môi trường với rất nhiều khó khăn và thử thách.
Đúng 16giờ 45 Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn cùng với Cha Tổng đại diện Giáo Phận và Cha thư ký của Uỷ Ban Di Dân Giáo Phận, Cha Giám Tỉnh Dòng Don Bosco và Quý Cha Quý Tu Sỹ Nam Nữ đã đến và hiện diện cùng với các bạn trẻ tại Lễ Đài. Đội trống của Giáo Xứ Tam Hải (đa số là các bạn trẻ di dân của các giáo phận miền Bắc) đã đánh những bài trống rất hoành tráng để đón rước Đức Hồng Y và Quý Cha.
Khi đã an toạ tại Lễ Đài một bạn trẻ công nhân đã đại diện các bạn trẻ công nhân di dân đọc diễn văn chào mừng Đức Hồng Y và Quý Cha, quý quan khách, sau đó là 2 bạn trẻ đã tiến lên trình bày chứng từ của đời sống công nhân di dân lao động của các bạn trẻ có rất nhiều nhữn khó khăn, lao đao và vất vả trong cuộc sống nhưng với lòng thương yêu giúp đỡ của Giáo Hội của các linh mục tu sỹ nam nữ và các bạn trẻ đồng hương, cùng nhà trọ vv giúp đỡ nên các bạn trẻ này đã có đủ sức và nghi lực vượt qua những kho khăn, những cay đắng trong cuộc sống để vững bước tiến lên.
Tiếp đến các bạn trẻ khác cũng dâng lên Đức Hồng Y những câu câu hỏi, những thắc mắc mà các bạn gặp phải trong cuộc sống để xin Đức Hồng Y giúp đỡ và ban cho những lời khuyên bảo. Đức Hồng Y đã trả lời một số câu hỏi của các bạn, đồng thời ngài cũng kêu gọi các cha xứ nơi có đông đảo các bạn trẻ di dân lao động đang sinh sống trong các giáo xứ cũng quan tâm và giúp đỡ các bạn trẻ nhiều hơn nữa. Đặc biệt Cha Phụ trách các bạn trẻ di dân của Giáo phận đã công bố Đức Hồng Y nói rằng: " đối với các bạn trẻ di dân xa quê chắc chắn dịp tết không có ai cho quà, không có ai lì xì, nên ngày lễ Bế mạc tuần lễ di hân hôm nay Đức Hồng Y đã đích thân mang đến cho các bạn trẻ những món quà tinh thần là những cuốn sách Sống Lời Chúa hằng ngày với bìa in màu rất đẹp và có giá trị lớn cùng những lộc xuân năm mới Mậu Tý 2008.
Được biết thêm nhân dịp ngày lễ bế mạc hôm nay Linh Mục Nguyễn Khảm - Giám Đốc Trung Tâm Công Giáo Giáo Phận Sài Gòn với tâm tình quý mến và thương yêu đối với các bạn trẻ di dân, nên ngài cũng đã xin được một số nhà hảo tâm giúp cho một số rất lớn các chai nước suối để cho các bạn trẻ công nhân sử dụng uống trong ngày lễ vì trời Sài Gòn rất nắng và nóng. Ngoài ra một số Linh mục và một số Dòng Tu trong Giáo Phận khi biết có ngày kết thúc tuần lễ di dân hôm nay nên các Cha và các Tu Sỹ của một vài Dòng Tu cũng hỗ trợ cho Ban Tổ chức một chút kinh phí cũng như giúp cho mượn các phương tiện để tổ chức như: bạt che nắng, ghế ngồi vv.....
Đúng 17giờ 45 Đức Hồng Y đã chủ sự Thánh Lễ bế mạc tuần lễ Di Dân của Tổng Giáo Phận, cùng đồng tế với ngài có Cha Tổng Đại Diện Giáo Phận, Cha Giám Tỉnh và Phó Giám Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco, Cha Uỷ Viên đặc trách Di Dân Giáo Phận Sài Gòn cùng Quý Cha trong Dòng Don Bosco và trong Giáo Phận và các Giáo Xứ có các bạn trẻ công nhân di dân lao động hiện diện và sinh sống.
Sau Thánh Lễ, mỗi bạn trẻ tham dự đền nhận được một phần ăn tối và nước uống, tiếp đến là phần văn nghệ của ngày lễ. Sau bữa ăn tối tại Văn Phòng của Tỉnh Dòng Don Bosco Đức Hồng Y và Quý Cha còn ra tham dự phần Văn Nghệ chung với các bạn trẻ trong đêm hội của các thành phần di dân lao động trong Giáo Phận, với sự góp mặt của một vài ca sỹ công giáo trong Giáo Phận sài Gòn và các tiết mục văn nghệ của các Nhóm Di Dân trong các Giáo Xứ. Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ SDB - Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Bùi Chu nhân dịp chuyến công tác vào trong miền Nam cũng đã đến tham dự trong phần đầu của ngày lễ và phần van nghệ cùng với các bạn trẻ công nhân di dân.
Buổi lễ đã kết thúc lúc 21giờ 45 với nghi thức sai đi và quyết tâm của tất cả các Bạn trẻ công nhân Di Dân lao động tại Tổng Giáo Phận để cùng nhau thắp sáng niềm tin yêu, cùng nhau bước đi trong trong tình yêu và chân lý với quyết tâm sống xứng đáng danh hiệu người Giáo Dân Công Giáo Di Dân lao động.
Đông đảo các bạn trẻ công nhân di dân cũng như các thành phần di dân lao động nằm trong địa bàn thuộc các Giáo Xứ: Thánh Gẫm, Tân Phú, Phú Trung, Tam Hà, Phú Xuân, Văn Côi, Tân Châu, Mẫu Tâm, Nữ Vương Hoà Bình, Tân Việt, Tân Thái Sơn, Thiên An, Gò Mây, Xuân Hiệp, Tân Hương, Long Thạnh Mỹ, Nhân Hoà, Hy Vọng, Đắc Lộ. .. đã cùng nhau tới tham dự ngày Lễ Bế mạc tuần lễ Di dân của Giáo Phận, lúc 14giờ các bạn trẻ đã thành lập các đội khác nhau để tập hát, tập băng reo, tập múa vvv để chuẩn bị cho ngày lễ hội, đến 14giờ 30 Cha Giám Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam cùng với Cha Phaolô Phạm trung Dong - đặc trách Uỷ Ban Di Dân của Tổng Giáo Phận Sài Gòn và các Linh mục, Nam Nữ Tu Sỹ đã hiện diện cùng với các bạn trẻ tại lễ đài để chính thức bắt đầu ngày bế mạc của tuần lễ Di Dân.
Trước hết Cha Bề Trên Giám Tỉnh Dòng Don Bosco đã có có đôi lời chào đón quý Cha, Quý Tu Sỹ Nam Nữ cùng tất cả các Bạn Trẻ công nhân di dân đã đến khuôn viên của Nhà Dòng để tham dự ngày lễ bế mạc của Giáo Phận tiếp đến Cha Phaolô Phạm Trung Dong Uỷ Viên đặc trách Uỷ Ban Di Dân chính thức tuyên bố ngày lễ Bế Mạc tuần lễ di dân của Giáo Phận. Chủ đề của ngày Lễ Bế mạc hôm nay là: "Người trẻ di dân bước đi trong tin yêu và chân lý". Sau phần tuyên bố lý do, Cha Gioan Nguyễn Văn Ty cựu giám tỉnh Dòng Don Bosco mặc dù sức khoẻ không được tốt lắm nhưng ngài vẫn vui tươi và hăng say hiện diện cùng với các bạn trẻ công nhân đồng thời còn đảm nhận việc thuyết trình và chia sẻ với các bạn trẻ công nhân di dân về những ưu tư và những vấn đề từ trong chính cuộc sống của những người trẻ di dân lao động, sau phần thuyết trình của Cha Gioan Ty các bạn trẻ công nhân cũng đã đặt ra những câu hỏi và những thắc mắc, thao thức của cuộc sống xa gia đình, xa quê phải làm việc và phải sống trong những khu vực nhà trọ, nhà thuê với biết bao khó khăn và ưu tư của cuộc sống mà các bạn đã gặp phải giờ đây các bạn xin cha giải đáp và giúp cho những lời khuyên bảo, đặc biệt trong đời sống đạo của những người kitô hữu. Cha Gioan Ty và Cha đặc trách việc phục vụ các bạn trẻ công nhân di dân tại Xuân Hiệp cũng đã sẵn sàng trả lời cho các bạn.
Sau phần thuyết trình và trao đổi chia sẻ, các bạn trẻ công nhân đã có 15 phút giải lao uống nước và chuẩn bị để đón tiếp Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Phạm Minh Mẫn đến thăm và chủ sự Thánh Lễ Bế mạc này. Được biết với tư cách là Vị Chủ Chăn của một Tổng Giáo Phận lớn tại Miền Nam Việt Nam, do đó Đức Hồng Y Gioan Baotixita rất quan tâm và ưu tư lo lắng cho thành phần các Anh Chị Em Công Nhân Di Dân Lao Động từ khắp các miền của đất nước đến sinh sống và làm việc trong địa bàn Giáo Phận, cách riêng một số lượng rất lớn của thành phần di dân lao động này là các bạn Thanh Thiếu Niên Nam Nữ khi phải sống xa gia đình, xa người thân, thiếu đi sự quan tâm chăm sóc và giáo dục của cha mẹ và phải sống trong một môi trường với rất nhiều khó khăn và thử thách.
Đúng 16giờ 45 Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn cùng với Cha Tổng đại diện Giáo Phận và Cha thư ký của Uỷ Ban Di Dân Giáo Phận, Cha Giám Tỉnh Dòng Don Bosco và Quý Cha Quý Tu Sỹ Nam Nữ đã đến và hiện diện cùng với các bạn trẻ tại Lễ Đài. Đội trống của Giáo Xứ Tam Hải (đa số là các bạn trẻ di dân của các giáo phận miền Bắc) đã đánh những bài trống rất hoành tráng để đón rước Đức Hồng Y và Quý Cha.
Khi đã an toạ tại Lễ Đài một bạn trẻ công nhân đã đại diện các bạn trẻ công nhân di dân đọc diễn văn chào mừng Đức Hồng Y và Quý Cha, quý quan khách, sau đó là 2 bạn trẻ đã tiến lên trình bày chứng từ của đời sống công nhân di dân lao động của các bạn trẻ có rất nhiều nhữn khó khăn, lao đao và vất vả trong cuộc sống nhưng với lòng thương yêu giúp đỡ của Giáo Hội của các linh mục tu sỹ nam nữ và các bạn trẻ đồng hương, cùng nhà trọ vv giúp đỡ nên các bạn trẻ này đã có đủ sức và nghi lực vượt qua những kho khăn, những cay đắng trong cuộc sống để vững bước tiến lên.
Tiếp đến các bạn trẻ khác cũng dâng lên Đức Hồng Y những câu câu hỏi, những thắc mắc mà các bạn gặp phải trong cuộc sống để xin Đức Hồng Y giúp đỡ và ban cho những lời khuyên bảo. Đức Hồng Y đã trả lời một số câu hỏi của các bạn, đồng thời ngài cũng kêu gọi các cha xứ nơi có đông đảo các bạn trẻ di dân lao động đang sinh sống trong các giáo xứ cũng quan tâm và giúp đỡ các bạn trẻ nhiều hơn nữa. Đặc biệt Cha Phụ trách các bạn trẻ di dân của Giáo phận đã công bố Đức Hồng Y nói rằng: " đối với các bạn trẻ di dân xa quê chắc chắn dịp tết không có ai cho quà, không có ai lì xì, nên ngày lễ Bế mạc tuần lễ di hân hôm nay Đức Hồng Y đã đích thân mang đến cho các bạn trẻ những món quà tinh thần là những cuốn sách Sống Lời Chúa hằng ngày với bìa in màu rất đẹp và có giá trị lớn cùng những lộc xuân năm mới Mậu Tý 2008.
Được biết thêm nhân dịp ngày lễ bế mạc hôm nay Linh Mục Nguyễn Khảm - Giám Đốc Trung Tâm Công Giáo Giáo Phận Sài Gòn với tâm tình quý mến và thương yêu đối với các bạn trẻ di dân, nên ngài cũng đã xin được một số nhà hảo tâm giúp cho một số rất lớn các chai nước suối để cho các bạn trẻ công nhân sử dụng uống trong ngày lễ vì trời Sài Gòn rất nắng và nóng. Ngoài ra một số Linh mục và một số Dòng Tu trong Giáo Phận khi biết có ngày kết thúc tuần lễ di dân hôm nay nên các Cha và các Tu Sỹ của một vài Dòng Tu cũng hỗ trợ cho Ban Tổ chức một chút kinh phí cũng như giúp cho mượn các phương tiện để tổ chức như: bạt che nắng, ghế ngồi vv.....
Đúng 17giờ 45 Đức Hồng Y đã chủ sự Thánh Lễ bế mạc tuần lễ Di Dân của Tổng Giáo Phận, cùng đồng tế với ngài có Cha Tổng Đại Diện Giáo Phận, Cha Giám Tỉnh và Phó Giám Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco, Cha Uỷ Viên đặc trách Di Dân Giáo Phận Sài Gòn cùng Quý Cha trong Dòng Don Bosco và trong Giáo Phận và các Giáo Xứ có các bạn trẻ công nhân di dân lao động hiện diện và sinh sống.
Sau Thánh Lễ, mỗi bạn trẻ tham dự đền nhận được một phần ăn tối và nước uống, tiếp đến là phần văn nghệ của ngày lễ. Sau bữa ăn tối tại Văn Phòng của Tỉnh Dòng Don Bosco Đức Hồng Y và Quý Cha còn ra tham dự phần Văn Nghệ chung với các bạn trẻ trong đêm hội của các thành phần di dân lao động trong Giáo Phận, với sự góp mặt của một vài ca sỹ công giáo trong Giáo Phận sài Gòn và các tiết mục văn nghệ của các Nhóm Di Dân trong các Giáo Xứ. Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ SDB - Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Bùi Chu nhân dịp chuyến công tác vào trong miền Nam cũng đã đến tham dự trong phần đầu của ngày lễ và phần van nghệ cùng với các bạn trẻ công nhân di dân.
Buổi lễ đã kết thúc lúc 21giờ 45 với nghi thức sai đi và quyết tâm của tất cả các Bạn trẻ công nhân Di Dân lao động tại Tổng Giáo Phận để cùng nhau thắp sáng niềm tin yêu, cùng nhau bước đi trong trong tình yêu và chân lý với quyết tâm sống xứng đáng danh hiệu người Giáo Dân Công Giáo Di Dân lao động.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Điều gì phía sau nhà nước Sơn La?
Giáo dân Sơn La
00:58 21/01/2008
SƠN LA -- Trong đợt Giáng Sinh vừa qua chắc có nhiều người bất ngờ về tình hình tự do tôn giáo ở Sơn La. Bất ngờ với những độc giả công giáo khắp nơi đã đành, năm nay còn bất ngờ đối với chúng tôi, những người thuộc các “Ban hành giáo thầm lặng” là những người sống Đạo và theo dõi sát tình hình. Ngay cả vị Chủ Tịch Nước đương thời, khi cụ vừa nên chức, sau khi Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đến chào thăm, cụ đã cất công lên Tòa Giám Mục Hưng Hóa thăm, khi được Đức Cha Antôn báo cáo tình hình cụ nói rằng rất bất ngờ vì tình hình tôn giáo ở Sơn La. Cụ quay sang ông Thi, trưởng ban Tôn giáo trung ương, yêu cầu ông nhanh chóng giải quyết. Tuy bên Hội Đồng Giám Mục và cả phía Nhà nước không đưa ra một dòng tin nào cho sự kiện này nhưng giáo dân Sơn La vẫn ấp ủ một hy vọng.
Ngoài ra, một vị cán bộ cao cấp của ngành an ninh trung ương còn nói với Cha Thoại đầu năm 2007: “Ông cứ yên tâm làm việc của ông, năm nay khác năm 2005, khác năm 2006”.
Ngoài ra, năm qua cũng được sự quan tâm của bạn bè quốc tế, về phía Đại sứ quán Mỹ, đứng trước chủ trương của Tòa giám mục Hưng Hóa là phải “kiên trì đối thoại và cầu nguyện”, “đóng cửa bảo nhau” trước đã, họ tỏ ra bực mình. Họ nói rằng: “Chúng tôi biết rất rõ tình hình rồi, nhưng cứ để năm 2007 này xem thế nào đã”. Riêng chỉ có một phái đoàn của Liên minh châu Âu là gặp được bà con giáo dân Mộc Châu. Họ không thông qua Tòa Giám Mục Hưng Hóa, họ tự liên hệ với giáo dân. Họ đăng ký với chính quyền để gặp người Tin Lành, sau đó đột ngột quay sang gặp Công Giáo.
Quan điểm của giáo hội Công Giáo là “Đối thoại và Cầu nguyện”, điều đó quá rõ ràng, theo Đức Tổng Giuse trình bày trong cuốn “Chia sẻ truyền giáo” thì đối thoại phải “không bới móc chuyện cũ”, phải “tin tưởng lẫn nhau” và đặc biệt là phía Công giáo “phải đi bước trước”.
Đối thoại thì rõ rồi, thế nhưng trọng tâm cuộc đối thoại này là gì và đối thoại với ai?
Theo trao đổi của bên phía chính quyền địa phương, bên an ninh địa phương và tìm hiểu tình hình thì chúng tôi được biết trọng tâm của vấn đề là các Kitô hữu HMông.
Những người lên Tây Bắc sớm, thời kỳ quốc lộ 6 còn đi men sông Đà thì chắc còn nhớ tấm biển ghi “Khu tự trị Thái Mèo”. Đến đầu thập niên tấm biển bị dỡ đi, cùng với nó là sự biến mất của các khu tự trị Thái Mèo, vua Mèo và thuộc hạ thì vào trại cải tạo, họ được thay thế bằng đội ngũ cán bộ con em người Mông, những người được đào tạo từ nhỏ về lý tưởng Cộng Sản. Đặc điểm nổi bật của các Vua Mèo và thuộc hạ là được đào tạo rất cơ bản ở Phương Tây, đặc biệt là dấu ấn của nền giáo dục Ki-tô giáo. Lẽ đương nhiên là chính quyền muốn người Mông quên đi ký ức về các vua Mèo, điều khó khăn nhất là “dấu ấn Ki-tô giáo”.
Vấn đề nêu trên không phải của riêng Sơn La, nó là của cả miền Tây Bắc, và thậm chí cả miền Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. Ví dụ như ở địa phận Thanh Hóa, dù rằng Tòa Giám Mục đã đến được với nhiều nhóm thiểu số, nhưng có một số bản người Mông Công Giáo di cư từ Lào Cai, Yên Bái, Sơn La đến, biết là tồn tại nhưng chưa thể tìm được họ. Tại tỉnh Bắc Kạn, có những điểm các cha thuộc địa phận Bắc Ninh, một năm vài lần đến làm lễ cho người Kinh mà không biết rằng cách đó chỉ chưa đầy 30km có một bản người Mông theo Đạo di cư từ Cao Bằng sang, họ đang phải giữ Đạo âm thầm.
Theo tôi, Sơn La trở thành nhà nước riêng chỉ vì các thông tin ở đây nhiều hơn thôi.
Tôi nghĩ rằng công cuộc đối thoại này không chỉ riêng của Sơn La, hay địa phận Hưng Hóa, mà là của toàn thể Giáo Hội Việt Nam trong sự hiệp thông với Giáo Hội toàn cầu và với Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Để củng cố cho ý kiến này tôi xin kể; vào đầu xuân năm 2007, cả nước và đặc biệt người Công Giáo Việt Nam đang háo hức đón chào một mùa xuân mới tràn đầy hy vọng, hy vọng vào một đất nước đổi mới, ngày càng hòa nhập với cộng đồng quốc tế, hy vọng vào chuyến thăm Tòa Thánh của cụ Thủ Tướng. Giáo dân Sơn La có thêm niềm hy vọng khi biết tin một vị cán bộ thuộc Vụ Công Giáo, Ban Tôn Giáo Chính Phủ chủ động đến Tòa Giám Mục Hưng Hóa để hứa cho tổ chức Thánh Lễ tại ba cộng đoàn là Thị Xã Sơn La, Mai Sơn và Mộc Châu. Ông còn mặc cả là cha Giuse Thoại mỗi tháng lên một lần. Cha Giuse không đồng ý. Ngài yêu cầu mỗi tháng đi hai lần. Ông còn tư vấn cho Tòa Giám Mục về thủ tục và thời điểm gửi văn bản đi, các nơi cần gửi. Đúng như yêu cầu của ông, Tòa Giám Mục Hưng Hóa gửi đi và chờ đợi trong hồi hộp.
Sau khi cụ Thủ Tướng kết thúc chuyến thăm tốt đẹp, đã quá thời gian theo quy định mà văn thư trả lời vẫn bặt vô âm tín. Rồi đùng một cái, Tòa Giám Mục nhận được ba văn thư trả lời của ba địa phương nói trên, trong đó đều ghi: “Đại đa số đồng bào các dân tộc Sơn La không đồng ý cho sinh hoạt tôn giáo tập thể”. Văn thư như gáo nước lạnh dội vào địa phận Hưng Hóa. Mấy hôm sau, vị quan chức Vụ Công Giáo nọ gọi điện nói với cha Giuse: “Ông xem thế nào chứ bọn địa phương nó vẫn găng lắm”. Lại địa phương, cái lạ là ba văn thư của ba địa phương này đều giống nhau như đúc, chỉ khác mấy câu xã giao, thậm chí có hai văn thư còn trùng nhau về số công văn. Và các văn thư này chỉ được gửi sau khi “Hội nghị giao ban công tác tôn giáo các tỉnh Tây Bắc“ do trung ương chủ trì diễn ra ở Sơn La.
Sau Giáng Sinh năm 2008 vừa qua, trong cuộc họp tổng kết cuối năm của lãnh đạo các ban ngành của tỉnh, sau khi được hỏi ai chỉ đạo vụ việc gây ầm ỹ lễ Giáng Sinh vừa qua, vị đại diện ngành công an, là cán bộ công an kinh tế trả lời ngắn gọn là do “trên chỉ đạo”.
Một mặt đồng bào Công Giáo Sơn La kêu gọi mọi người Công Giáo khắp nơi cùng Cầu nguyện cùng đối thoại, mặt khác chúng tôi luôn luôn đoàn kết gắn bó, theo tinh thần “Con một Cha, nhà một Chúa” và luôn luôn đối thoại.
Tình hình cũng không chỉ toàn màu đen, năm nay Cộng Đoàn Mộc Châu đón Giáng Sinh khá thuận lợi, buổi lễ Giáng Sinh công khai đầu tiên trân đất Sơn La diễn ra tốt đẹp. Năm nay theo báo cáo từ các tổ thì vẫn còn có sự chỉ đạo của cấp trên nhưng cán bộ địa phương làm có lệ, có nơi cán bộ tự biến buổi đi yêu cầu cấm bà con tụ tập đông người thành buổi đi chúc tết, có tổ thì biến thành việc đi thanh minh rằng: “Tôi không muốn đến đâu nhưng họ cứ bắt đi, thông cảm nhé”, có tiểu khu trả lời thẳng thắn với cấp trên: “Chúng tôi chẳng thấy có gì mà phải cấm cả, họ còn làm được những việc mà chúng tôi vận động mãi không được” Thế là họp giao ban biến thành kể thành tích cho bên Đạo. Có người nói vui: “Tự do tôn giáo tỷ lệ nghịch với khoảng cách đến Hà nội”, hoặc “Tự do tôn giáo tỷ lệ thuận với khoảng cách đến người Mông”. Tôi thì nói “Tự do tôn giáo tỷ thuận với thông tin”.
Ngoài ra, một vị cán bộ cao cấp của ngành an ninh trung ương còn nói với Cha Thoại đầu năm 2007: “Ông cứ yên tâm làm việc của ông, năm nay khác năm 2005, khác năm 2006”.
Ngoài ra, năm qua cũng được sự quan tâm của bạn bè quốc tế, về phía Đại sứ quán Mỹ, đứng trước chủ trương của Tòa giám mục Hưng Hóa là phải “kiên trì đối thoại và cầu nguyện”, “đóng cửa bảo nhau” trước đã, họ tỏ ra bực mình. Họ nói rằng: “Chúng tôi biết rất rõ tình hình rồi, nhưng cứ để năm 2007 này xem thế nào đã”. Riêng chỉ có một phái đoàn của Liên minh châu Âu là gặp được bà con giáo dân Mộc Châu. Họ không thông qua Tòa Giám Mục Hưng Hóa, họ tự liên hệ với giáo dân. Họ đăng ký với chính quyền để gặp người Tin Lành, sau đó đột ngột quay sang gặp Công Giáo.
Quan điểm của giáo hội Công Giáo là “Đối thoại và Cầu nguyện”, điều đó quá rõ ràng, theo Đức Tổng Giuse trình bày trong cuốn “Chia sẻ truyền giáo” thì đối thoại phải “không bới móc chuyện cũ”, phải “tin tưởng lẫn nhau” và đặc biệt là phía Công giáo “phải đi bước trước”.
Đối thoại thì rõ rồi, thế nhưng trọng tâm cuộc đối thoại này là gì và đối thoại với ai?
Theo trao đổi của bên phía chính quyền địa phương, bên an ninh địa phương và tìm hiểu tình hình thì chúng tôi được biết trọng tâm của vấn đề là các Kitô hữu HMông.
Những người lên Tây Bắc sớm, thời kỳ quốc lộ 6 còn đi men sông Đà thì chắc còn nhớ tấm biển ghi “Khu tự trị Thái Mèo”. Đến đầu thập niên tấm biển bị dỡ đi, cùng với nó là sự biến mất của các khu tự trị Thái Mèo, vua Mèo và thuộc hạ thì vào trại cải tạo, họ được thay thế bằng đội ngũ cán bộ con em người Mông, những người được đào tạo từ nhỏ về lý tưởng Cộng Sản. Đặc điểm nổi bật của các Vua Mèo và thuộc hạ là được đào tạo rất cơ bản ở Phương Tây, đặc biệt là dấu ấn của nền giáo dục Ki-tô giáo. Lẽ đương nhiên là chính quyền muốn người Mông quên đi ký ức về các vua Mèo, điều khó khăn nhất là “dấu ấn Ki-tô giáo”.
Vấn đề nêu trên không phải của riêng Sơn La, nó là của cả miền Tây Bắc, và thậm chí cả miền Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. Ví dụ như ở địa phận Thanh Hóa, dù rằng Tòa Giám Mục đã đến được với nhiều nhóm thiểu số, nhưng có một số bản người Mông Công Giáo di cư từ Lào Cai, Yên Bái, Sơn La đến, biết là tồn tại nhưng chưa thể tìm được họ. Tại tỉnh Bắc Kạn, có những điểm các cha thuộc địa phận Bắc Ninh, một năm vài lần đến làm lễ cho người Kinh mà không biết rằng cách đó chỉ chưa đầy 30km có một bản người Mông theo Đạo di cư từ Cao Bằng sang, họ đang phải giữ Đạo âm thầm.
Theo tôi, Sơn La trở thành nhà nước riêng chỉ vì các thông tin ở đây nhiều hơn thôi.
Tôi nghĩ rằng công cuộc đối thoại này không chỉ riêng của Sơn La, hay địa phận Hưng Hóa, mà là của toàn thể Giáo Hội Việt Nam trong sự hiệp thông với Giáo Hội toàn cầu và với Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Để củng cố cho ý kiến này tôi xin kể; vào đầu xuân năm 2007, cả nước và đặc biệt người Công Giáo Việt Nam đang háo hức đón chào một mùa xuân mới tràn đầy hy vọng, hy vọng vào một đất nước đổi mới, ngày càng hòa nhập với cộng đồng quốc tế, hy vọng vào chuyến thăm Tòa Thánh của cụ Thủ Tướng. Giáo dân Sơn La có thêm niềm hy vọng khi biết tin một vị cán bộ thuộc Vụ Công Giáo, Ban Tôn Giáo Chính Phủ chủ động đến Tòa Giám Mục Hưng Hóa để hứa cho tổ chức Thánh Lễ tại ba cộng đoàn là Thị Xã Sơn La, Mai Sơn và Mộc Châu. Ông còn mặc cả là cha Giuse Thoại mỗi tháng lên một lần. Cha Giuse không đồng ý. Ngài yêu cầu mỗi tháng đi hai lần. Ông còn tư vấn cho Tòa Giám Mục về thủ tục và thời điểm gửi văn bản đi, các nơi cần gửi. Đúng như yêu cầu của ông, Tòa Giám Mục Hưng Hóa gửi đi và chờ đợi trong hồi hộp.
Sau khi cụ Thủ Tướng kết thúc chuyến thăm tốt đẹp, đã quá thời gian theo quy định mà văn thư trả lời vẫn bặt vô âm tín. Rồi đùng một cái, Tòa Giám Mục nhận được ba văn thư trả lời của ba địa phương nói trên, trong đó đều ghi: “Đại đa số đồng bào các dân tộc Sơn La không đồng ý cho sinh hoạt tôn giáo tập thể”. Văn thư như gáo nước lạnh dội vào địa phận Hưng Hóa. Mấy hôm sau, vị quan chức Vụ Công Giáo nọ gọi điện nói với cha Giuse: “Ông xem thế nào chứ bọn địa phương nó vẫn găng lắm”. Lại địa phương, cái lạ là ba văn thư của ba địa phương này đều giống nhau như đúc, chỉ khác mấy câu xã giao, thậm chí có hai văn thư còn trùng nhau về số công văn. Và các văn thư này chỉ được gửi sau khi “Hội nghị giao ban công tác tôn giáo các tỉnh Tây Bắc“ do trung ương chủ trì diễn ra ở Sơn La.
Sau Giáng Sinh năm 2008 vừa qua, trong cuộc họp tổng kết cuối năm của lãnh đạo các ban ngành của tỉnh, sau khi được hỏi ai chỉ đạo vụ việc gây ầm ỹ lễ Giáng Sinh vừa qua, vị đại diện ngành công an, là cán bộ công an kinh tế trả lời ngắn gọn là do “trên chỉ đạo”.
Một mặt đồng bào Công Giáo Sơn La kêu gọi mọi người Công Giáo khắp nơi cùng Cầu nguyện cùng đối thoại, mặt khác chúng tôi luôn luôn đoàn kết gắn bó, theo tinh thần “Con một Cha, nhà một Chúa” và luôn luôn đối thoại.
Tình hình cũng không chỉ toàn màu đen, năm nay Cộng Đoàn Mộc Châu đón Giáng Sinh khá thuận lợi, buổi lễ Giáng Sinh công khai đầu tiên trân đất Sơn La diễn ra tốt đẹp. Năm nay theo báo cáo từ các tổ thì vẫn còn có sự chỉ đạo của cấp trên nhưng cán bộ địa phương làm có lệ, có nơi cán bộ tự biến buổi đi yêu cầu cấm bà con tụ tập đông người thành buổi đi chúc tết, có tổ thì biến thành việc đi thanh minh rằng: “Tôi không muốn đến đâu nhưng họ cứ bắt đi, thông cảm nhé”, có tiểu khu trả lời thẳng thắn với cấp trên: “Chúng tôi chẳng thấy có gì mà phải cấm cả, họ còn làm được những việc mà chúng tôi vận động mãi không được” Thế là họp giao ban biến thành kể thành tích cho bên Đạo. Có người nói vui: “Tự do tôn giáo tỷ lệ nghịch với khoảng cách đến Hà nội”, hoặc “Tự do tôn giáo tỷ lệ thuận với khoảng cách đến người Mông”. Tôi thì nói “Tự do tôn giáo tỷ thuận với thông tin”.
Khía cạnh pháp lý và hậu quả do công văn của UBND TP Hà Nội
LS Trần Lê Nguyên
09:31 21/01/2008
KHÍA CẠNH PHÁP LÝ VÀ HẬU QỦA DO CÔNG VĂN CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TP HÀ NỘI
Ngày 11/01/2008, Bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội (UBND) đã gửi GM Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và TGM Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội một công văn số 273/UBND-VX về việc vi phạm của Toà Giám Mục Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà.
Vì khuôn khổ bài viết có hạn, và nhằm thông tin tổng quát, chúng tôi chỉ phân tách giới hạn vài điểm tiêu biểu trong công văn nói trên:
- Điểm 1: Bà Phó Chủ Tịch UBND liệt kê ra các điều kiện thuận lợi hay ân huệ đã dành cho Tổng Giám Mục (TGM) Hà Nội và Hội Đồng Gíam Mục Việt Nam (HĐGMVN); Cụm từ điều kiện thuận lợi hay ân huệ phải được hiểu như thế nào?
• Có phải được hiều ý nghĩa tương tự như: việc Nhà Nước Cộng Sản đã cấp khoảng 50 mẫu đất gần Hà Nội cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam để xây một Học Viện đồ sộ nhằm đào tạo các tăng ni cho Phật Giáo Việt Nam và một khu đất trên một đồi cao để xây một ngôi chùa hoàn toàn bằng đồng mà báo chí đã đăng tải, KHÔNG PHẢI VẬY!
• Có phải được hiều ý nghĩa tương tự như: Thành Phố Québec Canada cho mượn không trả tiền một vận động lớn Expo-Québec sức chứa hơn 20 000 người được trang bị đầy đủ tiện nghi cho một Hội Nghị Thế Giới Thánh Thế đựơc tổ chứ vào tháng 6 năm 2008 hay Đại Học Laval Québec cho muợn gần 2000 phòng ngủ cho các tham dụ viên từ xa đến...CŨNG KHÔNG PHẢI VẬY!
• Vậy hãy nghe Bà Phó Chủ Tich UBND giải thích ý nghĩa cụm từ điều kiện thuận lợi hay ân huệ:
Lễ tiếp đón Hồng Y Crescenzio, Tổng trưởng Bộ truyền giáo Vatican đến thăm giáo hội tại Việt Nam, Lễ thụ phong linh mục cho các Tu sỹ tại Tòa tổng Giám Mục Hà Nội, lễ Noel hàng năm và các buổi lễ trọng trong chương trình mục vụ của Hội đồng Giám Mục. Nhất là mới đây, đã đảm bảo cho Đại hội X – Đại hội Hội đồng Giám Mục Việt Nam diễn ra tốt đẹp tại Hà Nội.
Vậy, những sinh hoạt bình thường thuần túy tôn giáo trên Bà Phó Chủ Tịch cho rằng, đáng lý ra cần phải có giấy phép nhưng Bà Phó Chủ đã tạo điều kiện thuận lợi hay ban ân huệ cho HĐGMVN và cho TGM Ngô Quang Kiệt.
Điều này chứng tỏ Bà Phó Chủ Tich UBND đã tùy tiện hành xử theo ý riêng, thích thì cho, không thích thì không cho mà không theo một qui trình pháp luật nào cả. Nhưng điều nguy hại hơn là Bà Phó Chủ Tich đại diện UBND vi phạm Hiến Pháp và Luật Pháp nước CHXHCN Việt Nam về quyền tự do tôn giáo (Điều 70 Hiến Pháp Việt Nam và Pháp Lệnh về Tôn Giáo) của người dân cũng như các tổ chức tôn giáo.
Đó là quyền căn bản, nên theo đúng một Nhà Nước Pháp Quyền, ngoài việc chế tài hành chánh của cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền, Bà Ngô Thị Thanh Hằng còn phải bị Luật Pháp chế tài về các vi phạm quyền tự do tôn giáo.
- Điểm 2: quy kết Đức TGM Ngô Quang Kiệt hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng giáo dân.
Phân tách những hành vì bị coi là vi phạm pháp luật. Đây là các sự kiện đã xẩy ra trong tháng 12 năm 2007 và cho đến nay mà báo chí qua các hình ảnh, các nhân chứng, phóng sự cho biết:
• Giáo sĩ và giáo dân cầu nguyện và hát thánh ca, dâng hoa thắp nến tại khu nhà đất thuộc quyền sở hữu của Tổng Giám Mục;
• Sự việc diễn ra một cách hòa bình, không ồn ào, không biểu ngữ, không hô hoán đòi lại đất cũng không hô hoán chống chính quyền.
• Đoàn người lũ lượt trong trật tự cầu kinh, hát thánh ca, tay cầm nến sáng và những bó hoa mầu sắc dâng lên Me Maria Sầu Bi của Đạo Công Giáo tại số 42 Nhà Chung Quận Hoàn Kiếm.
• Đoàn người xuống đường cầu nguyện chỉ tụ tập trong phạm vi bất động sản thuộc quyền sở hữu không thể tranh cãi được của Tổng Giáo Phận Hà Nội, không đi diễu hành qua các đường phố khác.
• Các sự việc tương tự cũng xẩy ra tại khu bất động sản thuộc Giáo Xứ Thái Hà Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội.
Các yếu tố này trùng hợp với các xác nhận trong công văn của UBND TP Hà Nội:
Ngày 15/12/2007, Ngài Tổng Giám Mục đã gửi thư kêu gọi các giáo sỹ và giáo dân tham gia việc cầu nguyện và đòi lại nhà đất tại 42 phố Nhà Chung...Tối ngày 18/12/2007 và liên tục trong các ngày tiếp theo trong tháng 12 năm 2007.. vẫn tiếp tục tổ chức các hoạt động tập trung đông giáo dân, giáo sỹ cầu nguyện trước cửa số nhà 42 phố Nhà Chung...
Đây là những việc làm hoàn toàn thiết yếu của Đạo Công Giáo: giáo dân và giáo sĩ đọc kinh cầu nguyện và hát thánh ca cho chính mình, cho tha nhân và cho đất nước, đặc biệt lúc này cho những viên chức có thẩm quyền sáng suốt giải quyết tranh chấp một cách công bằng hợp lý.
Các hình thức sinh hoạt này không thể bị coi là hành vi lơi dụng tôn giáo, tín ngưỡng theo Luật Pháp quốc nội cũng như Luật Pháp Quốc Tế..
Một người dân bình thường tin theo bất cứ một tôn giáo nào, không thể coi đó là các hành vi trên lợi dụng tín ngưỡng hay lợi dụng tôn giáo mà bảo là vi phạm pháp luật, đặc biệt về Pháp Lệnh Tôn Giáo mà Bà Phó Chủ Tịch UBND qui chiếu.
Trái lại,chính Bà Phó Chủ Tịch UBND đã không am tường luật pháp và nhân danh UBND hành xử trái pháp luật. Do vị thế đại diện này, UBND TP Hà Nội, quản lý một Thành Phố có gần 1000 năm văn hóa, vi phạm Luật Pháp trắng trợn. .
- Điểm 3: Bà Phó Chủ Tịch UBND đưa ra hai (2) sự kiện tố cáo Đức TGM Ngô Quang Kiệt:
• Ngài gửi thư yêu cầu đọc kinh cầu nguyên tương tự tới các giáo phận khác thuộc quyền quản trị của mổi Giám Mục khác nhau ngoài Giáo Phận Hà Nội.
• Cho thư rơi ngoài đường phố mục đich kêu gọi mọi người hành động như trên, tức tụ tập cầu nguyện và hát thánh ca.
Bà Phó Chủ Tịch đã chỉ tố cáo vu vơ mà không đưa ra được một tờ thư rơi nào, khổ giấy ra sao, chữ in thế nào, mầu gì, nội dung ra sao, ai có trong tay. Trái lại chính Đức Cha Nguyễn Văn Sang, quản nhiệm giáo phận Thái Bình bằng thư xác nhận: không hề nghe nói, không hề thấy hay nhận được lá thư mà Bà Phó Chủ Tịch UBND dựa vào đó tố cáo TGM Ngô Quang Kiệt.
Đàng khác, Giám Mục Nguyền Văn Sang cũng giải thích thêm về Giáo Luật, cấm các giám mục xen vào việc quản trị không thuộc về thẩm quyền của giáo phận mình.
Các chứng cớ đó không thể phủ nhận. Chính công văn số 273/UBND-VX và nội dung là bằng chứng qui trách cá nhân bà Ngô Thị Thanh Hằng và UBND TP Hà Nội liên đới trách nhiệm trong vụ làm hại thanh danh và phẩm giá TGM Ngô Quang Kiệt.
Xét về khía cạnh Pháp Lý, Bà Phó Chủ Tịch UBND: Xúc phạm danh dự, phẩm giá người khác, cụ thề TGM Ngô Quang Kiệt căn cứ vào 71 Hiến Pháp XHCHVN và Điều 307 Luật Dân Sự Việt Nam.
Hơn nữa, vi phạm này còn có tính chất gia trọng vì 2 lý do: vu cáo vô bằng cớ và không những chỉ cố tình hạ uy tín của TGM mà còn hạ nhục bằng cách nói Ngài TGM cho thư nặc danh rớt ngoài đường phố, đồng hóa với nhửng con người xấu có hành vì ám muội như vậy.
Khi xét về khung hình phạt, Tòa Án đặc biệt còn căn cứ trên tầm mức quan trọng của hành vi tội phạm, vị thế của hai bên nguyên và bị cáo.
Ngòai ra, Tòa án còn xét tới yếu tố có ý xấu, nên ngoài hình phạt chính, còn phạt hình phạt phụ thêm tương đương hay hơn so với hình phạt chính, gọi là phạt làm gương (punition exemplaire).
Do vậy hành vi xúc phạm danh dự phẩm gía của TGM rất trầm trọng không những đối với cá nhân Bà Ngô Thị Thanh Hằng phải chiụ trách nhiệm với tư cách cá nhân mà cả Ủy Ban Nhân Dân TP Hà Nội do Bà Phó Chủ Tịch đaị diện UBND ký công văn cũng phải liên đới chịu trách nhiệm dân sự.
Chúng tôi, xin đơn cử một ví dụ là vụ Việt kiều Trịnh Vĩnh Bình đang khiếu kiện nhà cầm quyền Việt Nam đòi bồi thường trên dưới khoảng 100 triệu Mỹ Kim trong đó một phần bị xử bất công tước đoạt tài sản, một phần vì xúc phạm danh dự phẩm giá và Chính Quyền Việt Nam đang thương thảo số tiền bồi thừơng. Theo kinh nghiệm nghề nghiệp, chắc chắn là số tiền thương thảo không dưới vài chục triệu Mỹ Kim.
Việt Nam đã có vài tiền lệ khi làm ăn với ngoại quốc như các vụ: Đã phải bồi thường cho cựu huấn luyện viên người Pháp Letard cho đội bóng đá việt Nam 180 000$US vì không hiểu luật pháp về khế ước; Air Việt Nam bị phạt bối thường cho Luật sư Monti ngưòi Ý hơn 5 000 000 $ EU vì coi thường luật pháp không chịu tra hầu Toà khi có giấy tống đạt, mãi cho đến khi tài sản Air Vietnam bi sai áp ờ Paris mới cuống lên.
Chúng tôi cũng đã thắng kiện một vụ việc tương tự, chỉ khác là bên Đại diện, văn phòng đặt tại Montréal, cho Công Ty Chuyên chở Hàng Hải VN tọa lạc trên Đường Nguyền Huệ TP Hồ Chí Minh, ra hầu Toà nhưng không nắm vững hồ sơ và xin đình hoãn, chúng tôi phản đối vì họ đã nhận đươc giấy hầu Toà hơn một tháng trước để nghiên cứu.
Toà Án bác luận cứ của bị đơn và chấp nhận yêu cầu của chúng tôi.
Số tiền chúng tôi đòi bao nhiêu Tòa xử thắng cho bấy nhiêu y như vụ luật sư Monti kiện Air Vietnam.
Những điều phân tách trên chỉ nhằm nhấn mạnh tới việc coi thường Pháp Luật hay hành xử không đúng Pháp Luật sẽ đưa đến một hậu quả nghiêm trọng.
Một công dân không tôn trọng Luât Pháp sẽ bị chế tài. Một Chính quyền không tôn trọng Luật Pháp sẽ gây bất công, người dân mất sự tin tưởng vào công lý và vào chính quyền. Nguy hiểm hơn nhất là khi một Bộ Luật bị coi là vi hiến, bất hợp pháp, người dân có quyền bất tuân lệnh ( déobéissance civile).
Tình trạng vô luật pháp tại Việt Nam hiện nay rất nghiệm trọng.
Hiến Pháp giống như một cây to lớn, các Bộ Luật là cành, các Bộ Dưới Luật là nhánh cây, tất cả đều phải dính liền vào cây; cành nào, nhánh nào không dính chặt cào cây sẽ khô chết. Cũng vậy, các Bộ Luật không căn cứ vào Hiến Pháp sẽ vô hiệu và các bản văn dưới luật không dựa vào Bộ Luật liên quan cũng vô gía trị.
Trong công văn số 273/UBND-VX còn nhiều khía cạnh pháp lý để xem xét, nhưng chúng tôi xin dừng nơi đây và kết luận:
Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quôc tế sẽ không tránh khỏi đối đầu với những vụ kiện cáo lớn mà hậu qủa thua thiệt vế kinh tế tài chánh và uy tín sẽ rất lớn. Việc giáo dục và tuân thủ Luật Pháp thật quan trọng đối với tư nhân cũng như các cơ quan Nhà Nuớc. Đặc biệt về ngành luật Việt Nam hiện nay ( hệ thống tư pháp, giáo dục đào tạo) không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn và chất lượng tối thiểu theo tiêu chuẩn quốc tế.
Ngày 11/01/2008, Bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội (UBND) đã gửi GM Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và TGM Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội một công văn số 273/UBND-VX về việc vi phạm của Toà Giám Mục Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà.
Vì khuôn khổ bài viết có hạn, và nhằm thông tin tổng quát, chúng tôi chỉ phân tách giới hạn vài điểm tiêu biểu trong công văn nói trên:
- Điểm 1: Bà Phó Chủ Tịch UBND liệt kê ra các điều kiện thuận lợi hay ân huệ đã dành cho Tổng Giám Mục (TGM) Hà Nội và Hội Đồng Gíam Mục Việt Nam (HĐGMVN); Cụm từ điều kiện thuận lợi hay ân huệ phải được hiểu như thế nào?
• Có phải được hiều ý nghĩa tương tự như: việc Nhà Nước Cộng Sản đã cấp khoảng 50 mẫu đất gần Hà Nội cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam để xây một Học Viện đồ sộ nhằm đào tạo các tăng ni cho Phật Giáo Việt Nam và một khu đất trên một đồi cao để xây một ngôi chùa hoàn toàn bằng đồng mà báo chí đã đăng tải, KHÔNG PHẢI VẬY!
• Có phải được hiều ý nghĩa tương tự như: Thành Phố Québec Canada cho mượn không trả tiền một vận động lớn Expo-Québec sức chứa hơn 20 000 người được trang bị đầy đủ tiện nghi cho một Hội Nghị Thế Giới Thánh Thế đựơc tổ chứ vào tháng 6 năm 2008 hay Đại Học Laval Québec cho muợn gần 2000 phòng ngủ cho các tham dụ viên từ xa đến...CŨNG KHÔNG PHẢI VẬY!
• Vậy hãy nghe Bà Phó Chủ Tich UBND giải thích ý nghĩa cụm từ điều kiện thuận lợi hay ân huệ:
Lễ tiếp đón Hồng Y Crescenzio, Tổng trưởng Bộ truyền giáo Vatican đến thăm giáo hội tại Việt Nam, Lễ thụ phong linh mục cho các Tu sỹ tại Tòa tổng Giám Mục Hà Nội, lễ Noel hàng năm và các buổi lễ trọng trong chương trình mục vụ của Hội đồng Giám Mục. Nhất là mới đây, đã đảm bảo cho Đại hội X – Đại hội Hội đồng Giám Mục Việt Nam diễn ra tốt đẹp tại Hà Nội.
Vậy, những sinh hoạt bình thường thuần túy tôn giáo trên Bà Phó Chủ Tịch cho rằng, đáng lý ra cần phải có giấy phép nhưng Bà Phó Chủ đã tạo điều kiện thuận lợi hay ban ân huệ cho HĐGMVN và cho TGM Ngô Quang Kiệt.
Điều này chứng tỏ Bà Phó Chủ Tich UBND đã tùy tiện hành xử theo ý riêng, thích thì cho, không thích thì không cho mà không theo một qui trình pháp luật nào cả. Nhưng điều nguy hại hơn là Bà Phó Chủ Tich đại diện UBND vi phạm Hiến Pháp và Luật Pháp nước CHXHCN Việt Nam về quyền tự do tôn giáo (Điều 70 Hiến Pháp Việt Nam và Pháp Lệnh về Tôn Giáo) của người dân cũng như các tổ chức tôn giáo.
Đó là quyền căn bản, nên theo đúng một Nhà Nước Pháp Quyền, ngoài việc chế tài hành chánh của cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền, Bà Ngô Thị Thanh Hằng còn phải bị Luật Pháp chế tài về các vi phạm quyền tự do tôn giáo.
- Điểm 2: quy kết Đức TGM Ngô Quang Kiệt hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng giáo dân.
Phân tách những hành vì bị coi là vi phạm pháp luật. Đây là các sự kiện đã xẩy ra trong tháng 12 năm 2007 và cho đến nay mà báo chí qua các hình ảnh, các nhân chứng, phóng sự cho biết:
• Giáo sĩ và giáo dân cầu nguyện và hát thánh ca, dâng hoa thắp nến tại khu nhà đất thuộc quyền sở hữu của Tổng Giám Mục;
• Sự việc diễn ra một cách hòa bình, không ồn ào, không biểu ngữ, không hô hoán đòi lại đất cũng không hô hoán chống chính quyền.
• Đoàn người lũ lượt trong trật tự cầu kinh, hát thánh ca, tay cầm nến sáng và những bó hoa mầu sắc dâng lên Me Maria Sầu Bi của Đạo Công Giáo tại số 42 Nhà Chung Quận Hoàn Kiếm.
• Đoàn người xuống đường cầu nguyện chỉ tụ tập trong phạm vi bất động sản thuộc quyền sở hữu không thể tranh cãi được của Tổng Giáo Phận Hà Nội, không đi diễu hành qua các đường phố khác.
• Các sự việc tương tự cũng xẩy ra tại khu bất động sản thuộc Giáo Xứ Thái Hà Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội.
Các yếu tố này trùng hợp với các xác nhận trong công văn của UBND TP Hà Nội:
Ngày 15/12/2007, Ngài Tổng Giám Mục đã gửi thư kêu gọi các giáo sỹ và giáo dân tham gia việc cầu nguyện và đòi lại nhà đất tại 42 phố Nhà Chung...Tối ngày 18/12/2007 và liên tục trong các ngày tiếp theo trong tháng 12 năm 2007.. vẫn tiếp tục tổ chức các hoạt động tập trung đông giáo dân, giáo sỹ cầu nguyện trước cửa số nhà 42 phố Nhà Chung...
Đây là những việc làm hoàn toàn thiết yếu của Đạo Công Giáo: giáo dân và giáo sĩ đọc kinh cầu nguyện và hát thánh ca cho chính mình, cho tha nhân và cho đất nước, đặc biệt lúc này cho những viên chức có thẩm quyền sáng suốt giải quyết tranh chấp một cách công bằng hợp lý.
Các hình thức sinh hoạt này không thể bị coi là hành vi lơi dụng tôn giáo, tín ngưỡng theo Luật Pháp quốc nội cũng như Luật Pháp Quốc Tế..
Một người dân bình thường tin theo bất cứ một tôn giáo nào, không thể coi đó là các hành vi trên lợi dụng tín ngưỡng hay lợi dụng tôn giáo mà bảo là vi phạm pháp luật, đặc biệt về Pháp Lệnh Tôn Giáo mà Bà Phó Chủ Tịch UBND qui chiếu.
Trái lại,chính Bà Phó Chủ Tịch UBND đã không am tường luật pháp và nhân danh UBND hành xử trái pháp luật. Do vị thế đại diện này, UBND TP Hà Nội, quản lý một Thành Phố có gần 1000 năm văn hóa, vi phạm Luật Pháp trắng trợn. .
- Điểm 3: Bà Phó Chủ Tịch UBND đưa ra hai (2) sự kiện tố cáo Đức TGM Ngô Quang Kiệt:
• Ngài gửi thư yêu cầu đọc kinh cầu nguyên tương tự tới các giáo phận khác thuộc quyền quản trị của mổi Giám Mục khác nhau ngoài Giáo Phận Hà Nội.
• Cho thư rơi ngoài đường phố mục đich kêu gọi mọi người hành động như trên, tức tụ tập cầu nguyện và hát thánh ca.
Bà Phó Chủ Tịch đã chỉ tố cáo vu vơ mà không đưa ra được một tờ thư rơi nào, khổ giấy ra sao, chữ in thế nào, mầu gì, nội dung ra sao, ai có trong tay. Trái lại chính Đức Cha Nguyễn Văn Sang, quản nhiệm giáo phận Thái Bình bằng thư xác nhận: không hề nghe nói, không hề thấy hay nhận được lá thư mà Bà Phó Chủ Tịch UBND dựa vào đó tố cáo TGM Ngô Quang Kiệt.
Đàng khác, Giám Mục Nguyền Văn Sang cũng giải thích thêm về Giáo Luật, cấm các giám mục xen vào việc quản trị không thuộc về thẩm quyền của giáo phận mình.
Các chứng cớ đó không thể phủ nhận. Chính công văn số 273/UBND-VX và nội dung là bằng chứng qui trách cá nhân bà Ngô Thị Thanh Hằng và UBND TP Hà Nội liên đới trách nhiệm trong vụ làm hại thanh danh và phẩm giá TGM Ngô Quang Kiệt.
Xét về khía cạnh Pháp Lý, Bà Phó Chủ Tịch UBND: Xúc phạm danh dự, phẩm giá người khác, cụ thề TGM Ngô Quang Kiệt căn cứ vào 71 Hiến Pháp XHCHVN và Điều 307 Luật Dân Sự Việt Nam.
Hơn nữa, vi phạm này còn có tính chất gia trọng vì 2 lý do: vu cáo vô bằng cớ và không những chỉ cố tình hạ uy tín của TGM mà còn hạ nhục bằng cách nói Ngài TGM cho thư nặc danh rớt ngoài đường phố, đồng hóa với nhửng con người xấu có hành vì ám muội như vậy.
Khi xét về khung hình phạt, Tòa Án đặc biệt còn căn cứ trên tầm mức quan trọng của hành vi tội phạm, vị thế của hai bên nguyên và bị cáo.
Ngòai ra, Tòa án còn xét tới yếu tố có ý xấu, nên ngoài hình phạt chính, còn phạt hình phạt phụ thêm tương đương hay hơn so với hình phạt chính, gọi là phạt làm gương (punition exemplaire).
Do vậy hành vi xúc phạm danh dự phẩm gía của TGM rất trầm trọng không những đối với cá nhân Bà Ngô Thị Thanh Hằng phải chiụ trách nhiệm với tư cách cá nhân mà cả Ủy Ban Nhân Dân TP Hà Nội do Bà Phó Chủ Tịch đaị diện UBND ký công văn cũng phải liên đới chịu trách nhiệm dân sự.
Chúng tôi, xin đơn cử một ví dụ là vụ Việt kiều Trịnh Vĩnh Bình đang khiếu kiện nhà cầm quyền Việt Nam đòi bồi thường trên dưới khoảng 100 triệu Mỹ Kim trong đó một phần bị xử bất công tước đoạt tài sản, một phần vì xúc phạm danh dự phẩm giá và Chính Quyền Việt Nam đang thương thảo số tiền bồi thừơng. Theo kinh nghiệm nghề nghiệp, chắc chắn là số tiền thương thảo không dưới vài chục triệu Mỹ Kim.
Việt Nam đã có vài tiền lệ khi làm ăn với ngoại quốc như các vụ: Đã phải bồi thường cho cựu huấn luyện viên người Pháp Letard cho đội bóng đá việt Nam 180 000$US vì không hiểu luật pháp về khế ước; Air Việt Nam bị phạt bối thường cho Luật sư Monti ngưòi Ý hơn 5 000 000 $ EU vì coi thường luật pháp không chịu tra hầu Toà khi có giấy tống đạt, mãi cho đến khi tài sản Air Vietnam bi sai áp ờ Paris mới cuống lên.
Chúng tôi cũng đã thắng kiện một vụ việc tương tự, chỉ khác là bên Đại diện, văn phòng đặt tại Montréal, cho Công Ty Chuyên chở Hàng Hải VN tọa lạc trên Đường Nguyền Huệ TP Hồ Chí Minh, ra hầu Toà nhưng không nắm vững hồ sơ và xin đình hoãn, chúng tôi phản đối vì họ đã nhận đươc giấy hầu Toà hơn một tháng trước để nghiên cứu.
Toà Án bác luận cứ của bị đơn và chấp nhận yêu cầu của chúng tôi.
Số tiền chúng tôi đòi bao nhiêu Tòa xử thắng cho bấy nhiêu y như vụ luật sư Monti kiện Air Vietnam.
Những điều phân tách trên chỉ nhằm nhấn mạnh tới việc coi thường Pháp Luật hay hành xử không đúng Pháp Luật sẽ đưa đến một hậu quả nghiêm trọng.
Một công dân không tôn trọng Luât Pháp sẽ bị chế tài. Một Chính quyền không tôn trọng Luật Pháp sẽ gây bất công, người dân mất sự tin tưởng vào công lý và vào chính quyền. Nguy hiểm hơn nhất là khi một Bộ Luật bị coi là vi hiến, bất hợp pháp, người dân có quyền bất tuân lệnh ( déobéissance civile).
Tình trạng vô luật pháp tại Việt Nam hiện nay rất nghiệm trọng.
Hiến Pháp giống như một cây to lớn, các Bộ Luật là cành, các Bộ Dưới Luật là nhánh cây, tất cả đều phải dính liền vào cây; cành nào, nhánh nào không dính chặt cào cây sẽ khô chết. Cũng vậy, các Bộ Luật không căn cứ vào Hiến Pháp sẽ vô hiệu và các bản văn dưới luật không dựa vào Bộ Luật liên quan cũng vô gía trị.
Trong công văn số 273/UBND-VX còn nhiều khía cạnh pháp lý để xem xét, nhưng chúng tôi xin dừng nơi đây và kết luận:
Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quôc tế sẽ không tránh khỏi đối đầu với những vụ kiện cáo lớn mà hậu qủa thua thiệt vế kinh tế tài chánh và uy tín sẽ rất lớn. Việc giáo dục và tuân thủ Luật Pháp thật quan trọng đối với tư nhân cũng như các cơ quan Nhà Nuớc. Đặc biệt về ngành luật Việt Nam hiện nay ( hệ thống tư pháp, giáo dục đào tạo) không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn và chất lượng tối thiểu theo tiêu chuẩn quốc tế.
Vụ Tòa Khâm Sứ: Ánh sáng cuối đường hầm?
+GM F.X. Nguyễn Văn Sang
09:42 21/01/2008
ÁNH SÁNG CUỐI ĐƯỜNG HẦM
Nhật ký của Đức Cha Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Sang
Như tôi đã viết sau buổi gặp gỡ đầu tiên với vị cán bộ Trung ương, tôi cũng hơi thất vọng nhưng vẫn còn tin tưởng mà nói rằng: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”.
Tôi trở về Thái Bình định viết thêm một bài hồi ức sâu rộng hơn về đất đai của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, nhan đề là: Lại đất đai, biết rồi, khổ lắm nói mãi. Tôi đã xếp đặt khung sườn của bài này từ đầu đến cuối, song vì bận công việc của giáo phận: phải đi làm lễ ở một giáo xứ đông người suốt buổi sáng Chúa Nhật ngày 20/1/2008, buổi chiều phải tiếp đón gia đình từ Mỹ về tết và thăm nhà thờ Chính Tòa Thái Bình, rồi lại đưa họ lên Hà Nội.
Ngay đầu giờ chiều hôm đó, tôi được Cha Văn phòng báo tin: Bộ Công an và Ban Tôn giáo chính phủ muốn mời tôi tới chúc tết và bàn một số việc vào sáng thứ hai ngày 21/1/2008. Tôi cho đây là một điềm lành, nên đã dành trọn buổi sáng để đi tới các cơ quan nói trên mặc cho gió mùa đông bắc tràn về gây mưa phùn và gió lạnh.
Trước hết, tôi được mời tới Bộ Công an, được đón tiếp trọng thể và thân tình bởi ông Cục trưởng cục an ninh xã hội (chắc cũng giữ vai trò trách nhiệm trong những vấn đề tôn giáo). Ông là người miền Bắc có cái tên rất mộc mạc, đơn giản. Chúng tôi đã chúc mừng lẫn nhau nhân dịp tết cổ truyền Mậu Tý. Sau đó, tự tôi đề cập trước đến tình hình tranh chấp đất đai ở Hà Nội nói riêng và các nơi khác nói chung. Song đặc biệt nói tới vụ đất đai ở Tòa Khâm Sứ cũ. Tôi đề nghị nên theo những giải pháp tôi đã đưa ra trong những bài viết và có lẽ nhiều người trong cũng như ngoài nước đã đọc, với tư cách cá nhân của một người quan tâm đến lợi ích Giáo Hội và đất nước.
Cụ thể, tôi nêu ra nguyên tắc: không nên đổ thêm dầu vào lửa như các công văn của phía chính quyền đã ra, kể cả các bài viết ít tinh thần xây dựng; trong những điểm nóng bỏng như vậy, cần rút củi lửa chứ không nên tiếp thêm. Đặc biệt ở Tòa Khâm Sứ cũ, đầu mối hiện tại gây ra mất trật tự an ninh là do một phía đóng cổng khóa chặt khu đất Khâm Sứ, giáo dân không được tới cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ, nên đã tụ tập đông đúc trước hàng rào sắt để cắm hoa, cắm nến và đứng tràn xuống lòng đường gây ách tắc giao thông. Tôi đề nghị: cứ mở cửa cho mọi người được ra vào, kể cả các tín hữu, cho họ được đến trước tượng Đức Mẹ để cầu xin, dâng hoa mà không bị ai làm khó dễ, như vậy sẽ bảo đảm được trật tự giao thông bên ngoài, khiến quang cảnh trở nên bình thường êm đẹp.
Việc họ cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ diễn ra hàng 100 năm nay, như tôi đã trình bày, không ai ngăn cản họ, sau này, bị cưỡng bách, Đức Hồng y Căn mới đưa tượng ra khỏi khu vực, nay đặt lại, theo tôi nghĩ không có gì là quá đáng, mà lại rất hợp tình hợp lý. Cũng có thể chỉ giới hạn trong việc cầu nguyện riêng tư và vào những giờ nhất định như ở các nhà thờ nhà nguyện. Ví dụ: trưa, chiều, tối v.v… không có những cuộc rước, cầu nguyện lớn lao, hoành tráng làm cho các vị chính quyền địa phương bức xúc, lo lắng v.v… Nhất là trong những ngày đầu xuân sắp tới, nhu cầu đọc kinh cầu nguyện của các tín hữu cũng giống như anh chị em ở các tôn giáo bạn đi chùa, viếng đền, cầu kinh trước các tượng Chúa, tượng Phật vv… là một việc bình thường và có văn hóa trong dịp đầu xuân.
Nghe tôi trình bày, ông Cục trưởng thấy xiêu xiêu lòng, mặc dù ông còn lo lắng về sự hiện diện của giáo dân trong khu vực Tòa Khâm Sứ cũ có thể dẫn tới cuộc biểu tình rầm rộ, ăn vạ nằm lì; hoặc để tượng Đức Mẹ Sầu Bi nói lên tính chất bi thảm, dính líu tới những tư tưởng phản động này khác. Tôi có trấn an ông rằng: người tín hữu Công giáo rất là bình an và thoải mái như ông đã từng chứng kiến. Họ bị cấm đoán xúc phạm hơn một tháng nay, nhưng vẫn bình tĩnh an vui cầu nguyện sốt sắng cho mình và cho mọi người, kể cả anh chị em đối kháng. Nên tôi bảo đảm: các người Công giáo sẽ đến cầu nguyện trong an bình và trật tự, hết giờ họ trở về gia đình, xã hội, vì còn bổn phận khác phải chu toàn giống như sau các giờ kinh lễ như lệ thường. Còn tượng Đức Mẹ, tôi có thể điều đình với Đức Tổng cho đem bức tượng Đức Mẹ vốn có để duy trì nguyên trạng, như bài trước tôi đã đề cập.
Còn ở nhà dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, tình hình có phức tạp hơn vì lý do kinh tế dính líu vào đó. Đằng khác, do những chủ trương bất nhất, các văn bản mâu thuẫn, rồi những hành động thách thức của các công ty khiến cho bà con giáo hữu bức xúc. Lại nữa, do sự can thiệp có vẻ thiên lệch hoặc thô bạo của một số anh em giữ trật tự an ninh ở khu đó, khiến cho dẫn tới sự phản đối an bình của giáo dân, nhất là phải canh giữ để phía bên kia khỏi lấn át, tạo nên những tình trạng mới. Bây giờ là lúc các công ty có trách nhiệm cam kết ngưng các công việc để tình trạng được như cũ, như vậy, phía giáo dân mới an tâm ra về và dùng những hình thức cầu nguyện êm đềm ở những nơi thích hợp.
Sau khi nghe tôi trình bày, ông Cục trưởng đã đồng ý can thiệp để tình trạng nhà dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà được diễn ra với sự tự chế của hai bên, nhất là phía các công ty dừng ngay việc xây dựng, thì chắc các tín hữu có thiện chí đáp trả. Còn về đất đai Tòa Khâm Sứ cũ, ông hứa sẽ cố gắng làm việc với chính quyền các cấp như: Thành phố, Quận, Phường vv… để được như lời đề nghị. Song ông cũng lắc đầu mà nói: không biết anh em ở địa phương họ có đồng ý không, bởi vì … họ cũng khó lắm.
Sau khi các biện pháp đó được thực hiện, tôi đề nghị đôi bên ngồi lại bàn bạc trong tinh thần hòa giải kiên nhẫn. (Các Hiệp định đâu có giải quyết xong trong một ngày, mà dần dần trong nhiều năm mới dần dần đạt được thành công). Các cuộc họp đó sẽ đưa đến các giải pháp tương lai cho đất Tòa Khâm Sứ cũ, dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, Hà Đông, số 11 Phố Nguyễn Du - Thành phố Hồ Chí Minh v.v… là những điểm nóng cần giải quyết trước, còn những nơi lớn lao như: Lavang, Viện Đại Học Pio Đà Lạt vv… có thể dần dần sẽ được giải quyết. Sau cùng, tôi ra về vui vẻ và tin tưởng vào tương lai sẽ tốt đẹp.
Rời trụ sở Bộ Công an, tôi tới trụ sở Ban Tôn giáo chính phủ để gặp và làm việc với ông Nguyễn Thế Doanh - Trưởng ban tôn giáo. Bắt đầu cũng những lời chúc tụng nhân dịp đầu năm mới sắp tới. Rồi chúng tôi cũng đề cập ngay tới việc đất đai đang bị tranh chấp. Tôi cũng đề nghị như nói trên với Bộ Công an.
Các vị cán bộ tại Ban Tôn giáo cũng hưởng ứng việc làm cho tình hình được dịu bớt và đi đến chỗ tốt đẹp hơn. Về tương lai mảnh đất đó, ông Trưởng ban cho biết: ý Thủ tướng muốn dành mảnh đất đó cho công việc xã hội, để xây câu lạc bộ cho những người cao tuổi, hay công viên vườn cây đất cảnh v.v.. Có thể theo để nghị của tôi mấy năm trước: để thiết lập một bệnh viện nhi đồng dành cho các gia đình có con em nghèo khó. Nhưng chúng tôi vừa nhận được văn thư của Hội Đồng Giám Mục Việt nam xin cấp mảnh đất này xây dựng trụ sở cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Chúng tôi đang xem xét cân nhắc và bàn với Hội Đồng Giám Mục cũng như Tòa Tổng Giám Mục xem giải pháp nào tốt đẹp hơn. Nhân đây tôi tuyên bố với Bộ Công an và Ban Tôn giáo rằng: tôi không phải là người trung gian chính thức giữa đôi bên, mà chỉ được cụ Tổng Giám Mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt ủy quyền miệng cho tôi đi thu xếp công việc này mà thôi. Nên khi có giải pháp đề nghị nào xin các vị có thể trực tiếp giao thiệp với Tòa Tổng Giám Mục, còn về phía tôi có thể giúp được gì tôi xin sẵn lòng.
Tôi tranh thủ mấy phút sau cuộc họp ở Ban Tôn giáo, về Tòa Tổng Giám Mục gặp Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt. Ngài tiếp tôi ở tầng dưới và khen ngợi các bài mới viết của tôi, nhất là tâm đắc với lý luận: đưa Đức Mẹ về đất Tòa Khâm Sứ cũ để giữ nguyên trạng như chính các vị chính quyền đòi hỏi.
Ngài cũng tán thành đề nghị của tôi với chính quyền như mở cửa rào sắt cho giáo dân vào cầu nguyện tự do tại hang đá Đức Mẹ nơi đất Tòa Khâm Sứ cũ, không tổ chức các cuộc rước đoàn thể vào cầu nguyện như đã làm; riêng việc thay tượng khác, ngài cho biết cũng có thể thực hiện được, nhưng để nghiên cứu xem làm với hình thức nào.
Nói tóm lại, ngài rất vui mừng vì thấy vai trò của tôi “đóng” đã thành công… và chờ đợi chính quyền đáp ứng. Tôi nói đùa với ngài: Bây giờ con xin rút lui để chính quyền trực tiếp giao tiếp với ngài và quyết định mọi sự, nhưng có đòi được số tiền nhà in Teresa, hiệu sách Maria và bệnh viện lao Quần Ngựa thì phải chia cho kẻ hèn này một nửa vì có công phanh phui sự việc!!
Ngài gật đầu cười lớn tiếng và tiễn chân tôi ra về lúc trời đã xế trưa. Trời còn mưa, gió còn lạnh. Chiếc xe chở tôi đi giữa dòng người đông đúc, nhưng lòng tôi cảm thấy đôi chút thỏa mái và đã thấy hé chút ánh sáng dưới đường hầm.
Tôi ước mong được bắt tay chúc mừng các vị cán bộ, nhân viên các cấp một năm mới bình an, hạnh phúc cho mình và gia đình; và bắt tay thân thiết chào mừng anh chị em Hà Thành được vui mừng thoải mái đến với Đức Mẹ trong dịp xuân Mậu Tý để cầu nguyện cho Giáo Hội, quê hương đất nước, gia đình và bản thân: “Càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan và nhân đức trước mặt Thiên Chúa và loài người” , như năm thánh Hồng Đào giáo phận Thái Bình chúng tôi đang chủ trương thực hiện.
Thái Bình 21/1/2008
+ F.X. Nguyễn Văn Sang
Giám Mục Thái Bình
Nhật ký của Đức Cha Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Sang
Như tôi đã viết sau buổi gặp gỡ đầu tiên với vị cán bộ Trung ương, tôi cũng hơi thất vọng nhưng vẫn còn tin tưởng mà nói rằng: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”.
Tôi trở về Thái Bình định viết thêm một bài hồi ức sâu rộng hơn về đất đai của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, nhan đề là: Lại đất đai, biết rồi, khổ lắm nói mãi. Tôi đã xếp đặt khung sườn của bài này từ đầu đến cuối, song vì bận công việc của giáo phận: phải đi làm lễ ở một giáo xứ đông người suốt buổi sáng Chúa Nhật ngày 20/1/2008, buổi chiều phải tiếp đón gia đình từ Mỹ về tết và thăm nhà thờ Chính Tòa Thái Bình, rồi lại đưa họ lên Hà Nội.
Ngay đầu giờ chiều hôm đó, tôi được Cha Văn phòng báo tin: Bộ Công an và Ban Tôn giáo chính phủ muốn mời tôi tới chúc tết và bàn một số việc vào sáng thứ hai ngày 21/1/2008. Tôi cho đây là một điềm lành, nên đã dành trọn buổi sáng để đi tới các cơ quan nói trên mặc cho gió mùa đông bắc tràn về gây mưa phùn và gió lạnh.
Trước hết, tôi được mời tới Bộ Công an, được đón tiếp trọng thể và thân tình bởi ông Cục trưởng cục an ninh xã hội (chắc cũng giữ vai trò trách nhiệm trong những vấn đề tôn giáo). Ông là người miền Bắc có cái tên rất mộc mạc, đơn giản. Chúng tôi đã chúc mừng lẫn nhau nhân dịp tết cổ truyền Mậu Tý. Sau đó, tự tôi đề cập trước đến tình hình tranh chấp đất đai ở Hà Nội nói riêng và các nơi khác nói chung. Song đặc biệt nói tới vụ đất đai ở Tòa Khâm Sứ cũ. Tôi đề nghị nên theo những giải pháp tôi đã đưa ra trong những bài viết và có lẽ nhiều người trong cũng như ngoài nước đã đọc, với tư cách cá nhân của một người quan tâm đến lợi ích Giáo Hội và đất nước.
Cụ thể, tôi nêu ra nguyên tắc: không nên đổ thêm dầu vào lửa như các công văn của phía chính quyền đã ra, kể cả các bài viết ít tinh thần xây dựng; trong những điểm nóng bỏng như vậy, cần rút củi lửa chứ không nên tiếp thêm. Đặc biệt ở Tòa Khâm Sứ cũ, đầu mối hiện tại gây ra mất trật tự an ninh là do một phía đóng cổng khóa chặt khu đất Khâm Sứ, giáo dân không được tới cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ, nên đã tụ tập đông đúc trước hàng rào sắt để cắm hoa, cắm nến và đứng tràn xuống lòng đường gây ách tắc giao thông. Tôi đề nghị: cứ mở cửa cho mọi người được ra vào, kể cả các tín hữu, cho họ được đến trước tượng Đức Mẹ để cầu xin, dâng hoa mà không bị ai làm khó dễ, như vậy sẽ bảo đảm được trật tự giao thông bên ngoài, khiến quang cảnh trở nên bình thường êm đẹp.
Việc họ cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ diễn ra hàng 100 năm nay, như tôi đã trình bày, không ai ngăn cản họ, sau này, bị cưỡng bách, Đức Hồng y Căn mới đưa tượng ra khỏi khu vực, nay đặt lại, theo tôi nghĩ không có gì là quá đáng, mà lại rất hợp tình hợp lý. Cũng có thể chỉ giới hạn trong việc cầu nguyện riêng tư và vào những giờ nhất định như ở các nhà thờ nhà nguyện. Ví dụ: trưa, chiều, tối v.v… không có những cuộc rước, cầu nguyện lớn lao, hoành tráng làm cho các vị chính quyền địa phương bức xúc, lo lắng v.v… Nhất là trong những ngày đầu xuân sắp tới, nhu cầu đọc kinh cầu nguyện của các tín hữu cũng giống như anh chị em ở các tôn giáo bạn đi chùa, viếng đền, cầu kinh trước các tượng Chúa, tượng Phật vv… là một việc bình thường và có văn hóa trong dịp đầu xuân.
Nghe tôi trình bày, ông Cục trưởng thấy xiêu xiêu lòng, mặc dù ông còn lo lắng về sự hiện diện của giáo dân trong khu vực Tòa Khâm Sứ cũ có thể dẫn tới cuộc biểu tình rầm rộ, ăn vạ nằm lì; hoặc để tượng Đức Mẹ Sầu Bi nói lên tính chất bi thảm, dính líu tới những tư tưởng phản động này khác. Tôi có trấn an ông rằng: người tín hữu Công giáo rất là bình an và thoải mái như ông đã từng chứng kiến. Họ bị cấm đoán xúc phạm hơn một tháng nay, nhưng vẫn bình tĩnh an vui cầu nguyện sốt sắng cho mình và cho mọi người, kể cả anh chị em đối kháng. Nên tôi bảo đảm: các người Công giáo sẽ đến cầu nguyện trong an bình và trật tự, hết giờ họ trở về gia đình, xã hội, vì còn bổn phận khác phải chu toàn giống như sau các giờ kinh lễ như lệ thường. Còn tượng Đức Mẹ, tôi có thể điều đình với Đức Tổng cho đem bức tượng Đức Mẹ vốn có để duy trì nguyên trạng, như bài trước tôi đã đề cập.
Còn ở nhà dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, tình hình có phức tạp hơn vì lý do kinh tế dính líu vào đó. Đằng khác, do những chủ trương bất nhất, các văn bản mâu thuẫn, rồi những hành động thách thức của các công ty khiến cho bà con giáo hữu bức xúc. Lại nữa, do sự can thiệp có vẻ thiên lệch hoặc thô bạo của một số anh em giữ trật tự an ninh ở khu đó, khiến cho dẫn tới sự phản đối an bình của giáo dân, nhất là phải canh giữ để phía bên kia khỏi lấn át, tạo nên những tình trạng mới. Bây giờ là lúc các công ty có trách nhiệm cam kết ngưng các công việc để tình trạng được như cũ, như vậy, phía giáo dân mới an tâm ra về và dùng những hình thức cầu nguyện êm đềm ở những nơi thích hợp.
Sau khi nghe tôi trình bày, ông Cục trưởng đã đồng ý can thiệp để tình trạng nhà dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà được diễn ra với sự tự chế của hai bên, nhất là phía các công ty dừng ngay việc xây dựng, thì chắc các tín hữu có thiện chí đáp trả. Còn về đất đai Tòa Khâm Sứ cũ, ông hứa sẽ cố gắng làm việc với chính quyền các cấp như: Thành phố, Quận, Phường vv… để được như lời đề nghị. Song ông cũng lắc đầu mà nói: không biết anh em ở địa phương họ có đồng ý không, bởi vì … họ cũng khó lắm.
Sau khi các biện pháp đó được thực hiện, tôi đề nghị đôi bên ngồi lại bàn bạc trong tinh thần hòa giải kiên nhẫn. (Các Hiệp định đâu có giải quyết xong trong một ngày, mà dần dần trong nhiều năm mới dần dần đạt được thành công). Các cuộc họp đó sẽ đưa đến các giải pháp tương lai cho đất Tòa Khâm Sứ cũ, dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, Hà Đông, số 11 Phố Nguyễn Du - Thành phố Hồ Chí Minh v.v… là những điểm nóng cần giải quyết trước, còn những nơi lớn lao như: Lavang, Viện Đại Học Pio Đà Lạt vv… có thể dần dần sẽ được giải quyết. Sau cùng, tôi ra về vui vẻ và tin tưởng vào tương lai sẽ tốt đẹp.
Rời trụ sở Bộ Công an, tôi tới trụ sở Ban Tôn giáo chính phủ để gặp và làm việc với ông Nguyễn Thế Doanh - Trưởng ban tôn giáo. Bắt đầu cũng những lời chúc tụng nhân dịp đầu năm mới sắp tới. Rồi chúng tôi cũng đề cập ngay tới việc đất đai đang bị tranh chấp. Tôi cũng đề nghị như nói trên với Bộ Công an.
Các vị cán bộ tại Ban Tôn giáo cũng hưởng ứng việc làm cho tình hình được dịu bớt và đi đến chỗ tốt đẹp hơn. Về tương lai mảnh đất đó, ông Trưởng ban cho biết: ý Thủ tướng muốn dành mảnh đất đó cho công việc xã hội, để xây câu lạc bộ cho những người cao tuổi, hay công viên vườn cây đất cảnh v.v.. Có thể theo để nghị của tôi mấy năm trước: để thiết lập một bệnh viện nhi đồng dành cho các gia đình có con em nghèo khó. Nhưng chúng tôi vừa nhận được văn thư của Hội Đồng Giám Mục Việt nam xin cấp mảnh đất này xây dựng trụ sở cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Chúng tôi đang xem xét cân nhắc và bàn với Hội Đồng Giám Mục cũng như Tòa Tổng Giám Mục xem giải pháp nào tốt đẹp hơn. Nhân đây tôi tuyên bố với Bộ Công an và Ban Tôn giáo rằng: tôi không phải là người trung gian chính thức giữa đôi bên, mà chỉ được cụ Tổng Giám Mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt ủy quyền miệng cho tôi đi thu xếp công việc này mà thôi. Nên khi có giải pháp đề nghị nào xin các vị có thể trực tiếp giao thiệp với Tòa Tổng Giám Mục, còn về phía tôi có thể giúp được gì tôi xin sẵn lòng.
Tôi tranh thủ mấy phút sau cuộc họp ở Ban Tôn giáo, về Tòa Tổng Giám Mục gặp Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt. Ngài tiếp tôi ở tầng dưới và khen ngợi các bài mới viết của tôi, nhất là tâm đắc với lý luận: đưa Đức Mẹ về đất Tòa Khâm Sứ cũ để giữ nguyên trạng như chính các vị chính quyền đòi hỏi.
Ngài cũng tán thành đề nghị của tôi với chính quyền như mở cửa rào sắt cho giáo dân vào cầu nguyện tự do tại hang đá Đức Mẹ nơi đất Tòa Khâm Sứ cũ, không tổ chức các cuộc rước đoàn thể vào cầu nguyện như đã làm; riêng việc thay tượng khác, ngài cho biết cũng có thể thực hiện được, nhưng để nghiên cứu xem làm với hình thức nào.
Nói tóm lại, ngài rất vui mừng vì thấy vai trò của tôi “đóng” đã thành công… và chờ đợi chính quyền đáp ứng. Tôi nói đùa với ngài: Bây giờ con xin rút lui để chính quyền trực tiếp giao tiếp với ngài và quyết định mọi sự, nhưng có đòi được số tiền nhà in Teresa, hiệu sách Maria và bệnh viện lao Quần Ngựa thì phải chia cho kẻ hèn này một nửa vì có công phanh phui sự việc!!
Ngài gật đầu cười lớn tiếng và tiễn chân tôi ra về lúc trời đã xế trưa. Trời còn mưa, gió còn lạnh. Chiếc xe chở tôi đi giữa dòng người đông đúc, nhưng lòng tôi cảm thấy đôi chút thỏa mái và đã thấy hé chút ánh sáng dưới đường hầm.
Tôi ước mong được bắt tay chúc mừng các vị cán bộ, nhân viên các cấp một năm mới bình an, hạnh phúc cho mình và gia đình; và bắt tay thân thiết chào mừng anh chị em Hà Thành được vui mừng thoải mái đến với Đức Mẹ trong dịp xuân Mậu Tý để cầu nguyện cho Giáo Hội, quê hương đất nước, gia đình và bản thân: “Càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan và nhân đức trước mặt Thiên Chúa và loài người” , như năm thánh Hồng Đào giáo phận Thái Bình chúng tôi đang chủ trương thực hiện.
Thái Bình 21/1/2008
+ F.X. Nguyễn Văn Sang
Giám Mục Thái Bình
Một vòng tròn đang khép kín và những suy tư
J.B. Nguyễn Hữu Vinh
15:24 21/01/2008
MỘT VÒNG TRÒN ĐANG KHÉP KÍN VÀ NHỮNG SUY TƯ
Một nửa vòng tròn khắc nghiệt của một thời đau đớn
Tôi được nghe câu chuyện về một nửa cái vòng tròn nhân tạo, đó là một nửa vòng tròn được tạo nên trên sân thượng Tòa Tổng Giám mục Hà Nội.
Dù nhiều khi muốn khép lại một quá khứ buồn vì nỗi đau nào rồi cũng nguôi ngoai theo thời gian. Nhưng quá khứ chỉ được khép lại khi hiện tại và tương lai không còn sự đe dọa của cái bóng ma có nguy cơ tái hiện hoành hành bất cứ lúc nào. Bởi mầm mống của cái quá khứ buồn đau vẫn còn manh nha những chồi mới độc hại hơn nên vẫn phải suy nghĩ về nó.
Một nửa vòng tròn ấy, cần được ghi vào lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam như một nhân chứng, vật chứng cho một giai đoạn, một thời đại đầy đau thương của Giáo hội – Thời đại Cộng sản.
Một nửa vòng tròn ấy được nhìn nhận với những con mắt khác nhau, nhưng tất cả trong sâu thẳm tâm hồn, đều nghĩ đến nguyên nhân sinh ra nó và không ai không khỏi bùi ngùi lẫn xót xa.
Đó là nửa vòng tròn được tạo ra bởi bước chân trong những đêm không ngủ của Cố Hồng y Phạm Như Khuê trong những ngày Ngài bị “bó gối” tại Tòa Giám mục Hà Nội.
Chuyện kể rằng: Đêm đêm, khi người Hà Nội đã chìm vào giấc ngủ sau một ngày lo toan chuyện xếp hàng với sổ gạo, tem phiếu thực phẩm và muôn vàn khó khăn của cuộc sống thời kỳ “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Chủ nghĩa Xã hội” thì trên sân thượng ngôi nhà Tòa Giám mục, có một con người vẫn không thể nào đi vào giấc ngủ - Đức Hồng Y Trịnh Như Khuê. Những khi đó, Ngài lại bước những bước nặng nề suy tư về những đau khổ, những khó khăn của Giáo hội, đang đặt gánh nặng lên đôi vai của Ngài.
Những bước chân nặng nề của Ngài, qua năm tháng dài, đã làm mòn đi lớp gạch lá nem được lát trên mái sân thượng, để lại một nửa vòng tròn. Vì sao lại chỉ một nửa vòng tròn? Đó là vì, phía bên Nhà thờ Lớn thì trống trải, gió lạnh từng đêm đã ngăn bước chân Ngài đi về phía đó, hay có những mối hiểm nguy có thể xảy ra với Ngài bất cứ lúc nào nếu có ai biết được giờ đó Ngài vẫn đi lại và suy nghĩ?
Nghĩ đến những năm tháng đó, chắc ai đã từng sống ở một xã hội khác, đất nước khác và ngay cả những người sống trên đất nước này nhưng sinh sau đẻ muộn cũng không thể nào tưởng tượng nổi những điều gì đã xảy ra với Giáo hội nơi quê nhà.
Một giáo hội được coi là khởi sắc và phát triển mạnh mẽ sau những cơn bách hại khốc liệt của một số thời đại phong kiến Việt Nam. Hàng chục ngàn con người đã lấy máu mình tưới cho thấm đẫm mảnh đất này, để nêu cao lòng kiên trinh của mình vào Thiên Chúa. Hàng trăm Thánh tử đạo Việt Nam được công nhận trong những năm qua đã nói lên sự khắc nghiệt và khốc liệt của một thời đau khổ. Những hạt máu đó đã sinh sôi nảy nở nên một thế hệ những người công giáo Việt Nam kiêu hùng, dũng cảm.
Cũng chính những giáo dân kiêu dũng kia, được phát triển mạnh mẽ, như cây mùa xuân đâm chồi nẩy lộc để chuẩn bị đón một mùa đông giá lạnh và khắc nghiệt của lịch sử Giáo hội – Thời đại Cộng sản.
Với thời đại đó, khi cơn bão cộng sản tràn vào đất nước Việt Nam, kéo theo những cuộc chiến tranh liên miên để chiến đấu vì hệ tư tưởng Cộng sản, cả đất nước ngập chìm trong lửa đạn. Giáo hội đã hứng chịu nhiều nhất những đau khổ của giai đoạn đó. Bởi Giáo hội đã phải hứng chịu một lúc hai cuộc chiến, cuộc chiến bằng bom đạn bạo tàn và cuộc chiến “cách mạng văn hóa và tư tưởng” cũng tàn bạo không kém nhằm áp đặt thứ tôn giáo vô thần cộng sản lên trên cả dân tộc, cả đất nước.
Với Giáo hội, hệ thống đào tạo linh mục hầu như đóng cửa. Các giám mục, linh mục đi ra khỏi nơi cư ngụ phải được nhà nước cho phép. Nhiều linh mục bị triệu hồi, di chuyển không theo điều động của đấng bản quyền. Thậm chí những khi thiếu thốn linh mục trầm trọng, vẫn có những linh mục nằm dài ở Tòa Giám mà không được đưa đến nơi có nhu cầu.
Hệ thống Giáo hội trên miền Bắc Xã hội chủ nghĩa hầu như bị cách ly với thế giới bên ngoài. Tất cả những vấn đề của Giáo hội hoàn vũ, của những Giáo hội bạn, của Tòa Thánh Vatican đều là chuyện của thế giới khác. Vì vậy, bản văn của Công đồng Vaticano II kết thúc từ giữa những năm 60 nhưng chỉ đến được miền Bắc Việt Nam vào những năm sau khi đất nước thống nhất.
Bên cạnh hệ thống Giáo hội bị suy kiệt do bao vây tứ bề, thì một mô hình “giáo hội nhà nước” được hình thành và manh nha phát triển bằng một cái tên “Ủy ban Liên lạc Công giáo Việt Nam” vào tháng 3/1955. Ủy ban đó đặt dưới sự lãnh đạo của mặt trận, mặt trận đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản. Một tờ báo rất kêu mang tên “Chính nghĩa”, tiền thân của tờ “Người Công giáo Việt Nam” sau này – Thực chất, tờ báo này chỉ mang danh, người Công giáo Việt Nam đâu có mặt trong tờ báo đó. Tờ báo quốc doanh này, chỉ là một phần trong chiến lược xây dựng một Giáo hội mang bản sắc dân tộc – lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin - Staline làm kim chỉ nam cho mọi hành động, lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm sợi chỉ đỏ xuyên suốt theo đúng nghị quyết của Đảng.
Ở “Giáo hội nhà nước” đó, cũng có các linh mục, các ông trùm, ông chánh… và đầy đủ hàng ngũ giáo dân từ nông dân đến trí thức. Đã có lần, một linh mục giữ một trọng trách rất lớn trong cái Ủy ban này, sau khi giảng ở nhà thờ mà bị người giáo dân luôn nhìn với ánh mắt nghi kỵ đã nói: “Khi có một con quỷ và một con người đi trên một con đường, thì phải dựa vào nhau mà đi tới đích, lúc đó quỷ sẽ là quỷ, và người lại là người” .
Tiếc thay, khi đi chưa đến đích, với sự quỷ quyệt và mánh lới của mình, quỷ đã làm cho người nhiều phen thân bại danh liệt, và cuối cùng, trong một đại hội mà mình bị hạ bệ khi đã già nua, vị linh mục “người” ấy mới chua xót khóc trước hội trường: “Tôi theo Đảng từ mấy chục năm nay nhưng đến nay, Đảng đã không tin tôi nữa” – Điều này, tôi được nghe từ một linh mục tham dự đại hội lúc đó.
Nhưng dù sao thì theo Đảng vẫn được những điều mà linh mục khác không bao giờ có vinh dự nhận hay được, đó là khi đến nghĩa trang, vị linh mục này nhận được những vòng hoa của Trung ương Đảng và Nhà nước gửi tới đắp vào bay phất phơ trên mộ như ngao ngán cho một cuộc đời đã trót làm tôi hai chủ.
Cũng có những vị thiếu thông tin, ngây thơ tin vào những điều tưởng thật. Hoặc trong những hoàn cảnh bó buộc, phải chọn lựa những điều ít bất lợi hơn. Nhưng rồi, sự nói dối lại hay cùng. Người ta đã nhận ra bản chất vấn đề bằng những cái nhìn đơn giản nhất.
Vấn đề này, cần phải nhìn thẳng và thừa nhận sự khôn ngoan và sáng suốt của Hàng giáo phẩm Việt Nam thời kỳ đó, nếu không, đất nước chúng ta sẽ có một Giáo hội quốc doanh và một Giáo hội thầm lặng như ở đất nước anh em Trung Hoa, người đồng chí và người bạn vĩ đại của Đảng và Nhà nước, nhưng là kẻ xấu chơi của đất nước, nhân dân chúng ta hiện nay.
Những năm tháng đó, nhà thờ, nhà nguyện được tận dụng làm kho, làm xưởng, làm chỗ nhốt trâu bò, làm chỗ chứa rơm… Giáo dân xung quanh nhà thờ, nhiều nơi được đưa đi những vùng kinh tế mới xa xôi, để đưa những người lương dân vào nhà thờ, nhà xứ, tạo một sự chia rẽ sâu sắc trong lòng dân tộc.
Có những nơi, cả nhà thờ, cả khu vực chỉ còn một mình Cha xứ bơ vơ giữa nhà thờ, mà không có bất kỳ ai ở quanh. Giáo dân thỉnh thoảng muốn tiếp tế cho Ngài cân gạo, con cá, nắm muối cũng hết sức bí mật và vất vả. Vị LINH MỤC này cũng đã mất cách đây mươi năm, nhưng những kỷ niệm về Ngài thì vẫn luôn trên môi những người tín hữu. Và Ngài vẫn sống khi Giáo hội phát triển mạnh mẽ những năm sau này, với việc ghi nhớ công lao mà cả đời Ngài đã phải trả giá.
Bên cạnh khía cạnh vật chất, nhân lực đời sống Giáo hội gần như kiệt quệ, thì về tinh thần, hệ thống báo chí, sách vở, tác phẩm văn học, báo chí, phim ảnh được huy động để đưa đến cho người dân có hai cách nhìn. Người không công giáo, khi đọc các tác phẩm như Bão biển (được đưa vào sách giáo khoa), Ngày Lễ Thánh, Giáp mặt, Cuộc đời bên ngoài… đã nhìn người Công giáo với con mắt coi thường vì phản động, các cha cố đồi trụy, các giáo dân chậm tiến.
Còn với người Công giáo, họ nhìn cách xử sự với họ khi yếu thế của Đảng và Nhà nước để biết rằng họ chỉ là công dân hạng hai. Điều đó giải thích cho cuộc bỏ phiếu bằng chân của hàng triệu giáo dân và giáo sĩ bỏ ruộng vườn, đất đai mồ mả cha ông tổ tiên bao đời nay để di cư vào Nam năm 1954.
Tất cả các linh mục, hầu như được chỉ định ở nơi nào nhà nước thấy có lợi cho công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và giải phóng miền Nam, còn nhu cầu của giáo dân, của linh mục, giáo phận… chỉ là thứ yếu, việc đi lại của các linh mục phải được phép, nếu không muốn lên công an huyện ngồi nhổ cỏ.
Hàng loạt linh mục được đưa đi học tập trong các trại giam, trại cải tạo hoặc cấm cố tại chỗ. Các chủng sinh được trả về địa phương quản lý lao động sản xuất mà yên tâm lo việc gia đình, “xây dựng con người mới”. Các lễ hội bị dẹp bỏ để tiết kiệm xây dựng Chủ nghĩa xã hội và vì miền Nam ruột thịt đang “bị giày xéo dưới bàn chân, gót sắt của quân xâm lược Mỹ - Ngụy”.
Thời đang sống và nửa vòng tròn còn lại
Cuộc sống người Công giáo cũng như của cả nước, với một sức sống bản năng mãnh liệt như cỏ hạn gặp mưa rào đã bừng lên trên mọi bình diện cuộc sống khi đất nước bước vào hội nhập với thế giới. Sau mấy chục năm đóng cửa, đến lúc phải mở cửa cho ánh sáng mang lại những lợi ích vật chất. Đảng quyết tâm “Hòa nhập nhưng không hòa tan” với thế giới. Xã hội được dịp trỗi dậy mạnh mẽ những ham muốn bản năng về tiêu thụ, về vật chất đúng tinh thần chủ nghĩa Mác – Lênin là “vật chất có trước, tinh thần có sau”.
Tham nhũng lan tràn, ngày càng sâu rộng trên mọi bình diện, xã hội đầy rẫy những tệ nạn về mại dâm, ma túy và sự xuống cấp đạo đức như xe không phanh trên đèo dốc, giáo dục và y tế là những lĩnh vực dễ thấy nhất.
Trong một xã hội vốn được nêu cao khẩu hiêu vì hạnh phúc của nhân dân, thì càng ngày chỉ càng thấy hệ thống cán bộ đảng viên sung túc. Con cái họ có những đứa chơi ngông đốt tiền không hết nhưng nhân dân thì ngày càng bần cùng. Sự phân chia khoảng cách giàu nghèo ngày càng sâu rộng.
Người dân Việt Nam vốn anh hùng, cần cù, chịu khó, được sống trong một đất nước:
Nước ta ở vào xứ nóng, khí hậu tốt
Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu
Nhân dân dũng cảm và cần kiệm
Các nước anh em giúp đỡ nhiều
(Thơ Hồ Chí Minh)
Thì nay đã lần lượt làm kiếp tôi đòi cho các nước gần xa không phân biệt là bầu bạn hay kẻ thù. Những cô gái bán mình không cần biết đến tương lai hạnh phúc cho những kẻ có tiền, tàn tật hay già cả ở tận Đài Loan, Hàn Quốc với những cuộc thoát y cho họ ngắm chọn như những món hàng. Những cô gái bước đi làm gái mại dâm cho những nơi xa xôi không cần biết đến ngày mai, chỉ vì họ đã bị bần cùng hóa.
Tất cả được cho là “mặt trái của cơ chế thị trường”.
Tất cả những điều đó, đã đặt Giáo hội công giáo trước những thách đố nặng nề. Người Công giáo không đủ sức để giúp đỡ vật chất cho họ. Còn tinh thần ư, sau mấy chục năm, tư tưởng bạo lực đã làm nhiều tâm hồn băng hoại khó có cơ hồi phục.
Việc đưa Giáo hội ra khỏi những cám dỗ, suy đồi của đạo đức xã hội đặt lên vai những chủ chăn hiện tại.
Bênh cạnh những nhu cầu cấp thiết của Giáo hội phát triển như một thanh niên đã lớn, vẫn cứ bó buộc trong chiếc áo cũ ngày xưa nhưng đã bị cắt xén rất nhiều. Vì vậy, đến lúc Giáo hội phải đòi lại những manh áo của mình, đó là đất đai, tài sản bị chiếm đoạt nhằm phục vụ cho tha nhân. Nhưng bằng cách nào, khi mà lòng tham của con người chưa dừng lại, não trạng thù địch vẫn chưa thể gột rửa hay thay đổi.
Chính những điều cấp thiết đó, đặt lên vai các vị chủ chăn của đoàn chiên đang khao khát sự phát triển, đã trở thành một gánh nặng cho những đôi vai của chủ chăn, cho những mái đầu của người thủ lĩnh.
Vì vậy, hàng đêm, Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt lại tiếp bước trên mái nhà của Tòa Giám mục với những bước chân và cái đầu đầy suy tư của mình. Những bước chân đó, như đã vẽ thêm cái nửa vòng tròn còn lại mà người đã chấp nhận bước tiếp.
Việc kêu gọi Giáo dân tiếp sức cầu nguyện đòi lại phần đất đai tài sản của mình, như là những hành động cuối cùng bất đắc dĩ khi Ngài cảm thấy sức mình đã quá mệt mỏi bởi sự khiêm nhu, bởi lòng kiên nhẫn đã hết giới hạn khi những công việc, nhiệm vụ vẫn nặng nề mà sức người thì có hạn?
Sự hưởng ứng của đoàn chiên kiên vững và đông đảo, đáp lời chủ chăn, phải chăng là để giúp Ngài cùng khép kín một nửa vòng tròn còn lại. Để mãi mãi những khổ đau không có cơ hội tái diễn. Để đất nước bước ra khỏi cái vòng tròn đau khổ mình buộc tự vẽ ra?
Một năm mới sắp đến, khi cái tết đang cận kề, đào Hà Nội đang thu mình trong giá rét để chờ ngày khoe sắc. Giáo hội đang bước qua sự sợ hãi của chính mình để khẳng định vị thế và khả năng đóng góp cho con người, cho tha nhân đau khổ.
Cầu chúc một mùa xuân thực sự là mùa xuân sẽ sớm đến với Giáo hội và dân tộc Việt Nam.
Hà Nội, Ngày 21 tháng 1 năm 2008.
Một nửa vòng tròn khắc nghiệt của một thời đau đớn
Tôi được nghe câu chuyện về một nửa cái vòng tròn nhân tạo, đó là một nửa vòng tròn được tạo nên trên sân thượng Tòa Tổng Giám mục Hà Nội.
Dù nhiều khi muốn khép lại một quá khứ buồn vì nỗi đau nào rồi cũng nguôi ngoai theo thời gian. Nhưng quá khứ chỉ được khép lại khi hiện tại và tương lai không còn sự đe dọa của cái bóng ma có nguy cơ tái hiện hoành hành bất cứ lúc nào. Bởi mầm mống của cái quá khứ buồn đau vẫn còn manh nha những chồi mới độc hại hơn nên vẫn phải suy nghĩ về nó.
Một nửa vòng tròn ấy, cần được ghi vào lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam như một nhân chứng, vật chứng cho một giai đoạn, một thời đại đầy đau thương của Giáo hội – Thời đại Cộng sản.
Một nửa vòng tròn ấy được nhìn nhận với những con mắt khác nhau, nhưng tất cả trong sâu thẳm tâm hồn, đều nghĩ đến nguyên nhân sinh ra nó và không ai không khỏi bùi ngùi lẫn xót xa.
Đó là nửa vòng tròn được tạo ra bởi bước chân trong những đêm không ngủ của Cố Hồng y Phạm Như Khuê trong những ngày Ngài bị “bó gối” tại Tòa Giám mục Hà Nội.
Chuyện kể rằng: Đêm đêm, khi người Hà Nội đã chìm vào giấc ngủ sau một ngày lo toan chuyện xếp hàng với sổ gạo, tem phiếu thực phẩm và muôn vàn khó khăn của cuộc sống thời kỳ “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Chủ nghĩa Xã hội” thì trên sân thượng ngôi nhà Tòa Giám mục, có một con người vẫn không thể nào đi vào giấc ngủ - Đức Hồng Y Trịnh Như Khuê. Những khi đó, Ngài lại bước những bước nặng nề suy tư về những đau khổ, những khó khăn của Giáo hội, đang đặt gánh nặng lên đôi vai của Ngài.
Những bước chân nặng nề của Ngài, qua năm tháng dài, đã làm mòn đi lớp gạch lá nem được lát trên mái sân thượng, để lại một nửa vòng tròn. Vì sao lại chỉ một nửa vòng tròn? Đó là vì, phía bên Nhà thờ Lớn thì trống trải, gió lạnh từng đêm đã ngăn bước chân Ngài đi về phía đó, hay có những mối hiểm nguy có thể xảy ra với Ngài bất cứ lúc nào nếu có ai biết được giờ đó Ngài vẫn đi lại và suy nghĩ?
Nghĩ đến những năm tháng đó, chắc ai đã từng sống ở một xã hội khác, đất nước khác và ngay cả những người sống trên đất nước này nhưng sinh sau đẻ muộn cũng không thể nào tưởng tượng nổi những điều gì đã xảy ra với Giáo hội nơi quê nhà.
Một giáo hội được coi là khởi sắc và phát triển mạnh mẽ sau những cơn bách hại khốc liệt của một số thời đại phong kiến Việt Nam. Hàng chục ngàn con người đã lấy máu mình tưới cho thấm đẫm mảnh đất này, để nêu cao lòng kiên trinh của mình vào Thiên Chúa. Hàng trăm Thánh tử đạo Việt Nam được công nhận trong những năm qua đã nói lên sự khắc nghiệt và khốc liệt của một thời đau khổ. Những hạt máu đó đã sinh sôi nảy nở nên một thế hệ những người công giáo Việt Nam kiêu hùng, dũng cảm.
Cũng chính những giáo dân kiêu dũng kia, được phát triển mạnh mẽ, như cây mùa xuân đâm chồi nẩy lộc để chuẩn bị đón một mùa đông giá lạnh và khắc nghiệt của lịch sử Giáo hội – Thời đại Cộng sản.
Với thời đại đó, khi cơn bão cộng sản tràn vào đất nước Việt Nam, kéo theo những cuộc chiến tranh liên miên để chiến đấu vì hệ tư tưởng Cộng sản, cả đất nước ngập chìm trong lửa đạn. Giáo hội đã hứng chịu nhiều nhất những đau khổ của giai đoạn đó. Bởi Giáo hội đã phải hứng chịu một lúc hai cuộc chiến, cuộc chiến bằng bom đạn bạo tàn và cuộc chiến “cách mạng văn hóa và tư tưởng” cũng tàn bạo không kém nhằm áp đặt thứ tôn giáo vô thần cộng sản lên trên cả dân tộc, cả đất nước.
Với Giáo hội, hệ thống đào tạo linh mục hầu như đóng cửa. Các giám mục, linh mục đi ra khỏi nơi cư ngụ phải được nhà nước cho phép. Nhiều linh mục bị triệu hồi, di chuyển không theo điều động của đấng bản quyền. Thậm chí những khi thiếu thốn linh mục trầm trọng, vẫn có những linh mục nằm dài ở Tòa Giám mà không được đưa đến nơi có nhu cầu.
Hệ thống Giáo hội trên miền Bắc Xã hội chủ nghĩa hầu như bị cách ly với thế giới bên ngoài. Tất cả những vấn đề của Giáo hội hoàn vũ, của những Giáo hội bạn, của Tòa Thánh Vatican đều là chuyện của thế giới khác. Vì vậy, bản văn của Công đồng Vaticano II kết thúc từ giữa những năm 60 nhưng chỉ đến được miền Bắc Việt Nam vào những năm sau khi đất nước thống nhất.
Bên cạnh hệ thống Giáo hội bị suy kiệt do bao vây tứ bề, thì một mô hình “giáo hội nhà nước” được hình thành và manh nha phát triển bằng một cái tên “Ủy ban Liên lạc Công giáo Việt Nam” vào tháng 3/1955. Ủy ban đó đặt dưới sự lãnh đạo của mặt trận, mặt trận đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản. Một tờ báo rất kêu mang tên “Chính nghĩa”, tiền thân của tờ “Người Công giáo Việt Nam” sau này – Thực chất, tờ báo này chỉ mang danh, người Công giáo Việt Nam đâu có mặt trong tờ báo đó. Tờ báo quốc doanh này, chỉ là một phần trong chiến lược xây dựng một Giáo hội mang bản sắc dân tộc – lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin - Staline làm kim chỉ nam cho mọi hành động, lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm sợi chỉ đỏ xuyên suốt theo đúng nghị quyết của Đảng.
Ở “Giáo hội nhà nước” đó, cũng có các linh mục, các ông trùm, ông chánh… và đầy đủ hàng ngũ giáo dân từ nông dân đến trí thức. Đã có lần, một linh mục giữ một trọng trách rất lớn trong cái Ủy ban này, sau khi giảng ở nhà thờ mà bị người giáo dân luôn nhìn với ánh mắt nghi kỵ đã nói: “Khi có một con quỷ và một con người đi trên một con đường, thì phải dựa vào nhau mà đi tới đích, lúc đó quỷ sẽ là quỷ, và người lại là người” .
Tiếc thay, khi đi chưa đến đích, với sự quỷ quyệt và mánh lới của mình, quỷ đã làm cho người nhiều phen thân bại danh liệt, và cuối cùng, trong một đại hội mà mình bị hạ bệ khi đã già nua, vị linh mục “người” ấy mới chua xót khóc trước hội trường: “Tôi theo Đảng từ mấy chục năm nay nhưng đến nay, Đảng đã không tin tôi nữa” – Điều này, tôi được nghe từ một linh mục tham dự đại hội lúc đó.
Nhưng dù sao thì theo Đảng vẫn được những điều mà linh mục khác không bao giờ có vinh dự nhận hay được, đó là khi đến nghĩa trang, vị linh mục này nhận được những vòng hoa của Trung ương Đảng và Nhà nước gửi tới đắp vào bay phất phơ trên mộ như ngao ngán cho một cuộc đời đã trót làm tôi hai chủ.
Cũng có những vị thiếu thông tin, ngây thơ tin vào những điều tưởng thật. Hoặc trong những hoàn cảnh bó buộc, phải chọn lựa những điều ít bất lợi hơn. Nhưng rồi, sự nói dối lại hay cùng. Người ta đã nhận ra bản chất vấn đề bằng những cái nhìn đơn giản nhất.
Vấn đề này, cần phải nhìn thẳng và thừa nhận sự khôn ngoan và sáng suốt của Hàng giáo phẩm Việt Nam thời kỳ đó, nếu không, đất nước chúng ta sẽ có một Giáo hội quốc doanh và một Giáo hội thầm lặng như ở đất nước anh em Trung Hoa, người đồng chí và người bạn vĩ đại của Đảng và Nhà nước, nhưng là kẻ xấu chơi của đất nước, nhân dân chúng ta hiện nay.
Những năm tháng đó, nhà thờ, nhà nguyện được tận dụng làm kho, làm xưởng, làm chỗ nhốt trâu bò, làm chỗ chứa rơm… Giáo dân xung quanh nhà thờ, nhiều nơi được đưa đi những vùng kinh tế mới xa xôi, để đưa những người lương dân vào nhà thờ, nhà xứ, tạo một sự chia rẽ sâu sắc trong lòng dân tộc.
Có những nơi, cả nhà thờ, cả khu vực chỉ còn một mình Cha xứ bơ vơ giữa nhà thờ, mà không có bất kỳ ai ở quanh. Giáo dân thỉnh thoảng muốn tiếp tế cho Ngài cân gạo, con cá, nắm muối cũng hết sức bí mật và vất vả. Vị LINH MỤC này cũng đã mất cách đây mươi năm, nhưng những kỷ niệm về Ngài thì vẫn luôn trên môi những người tín hữu. Và Ngài vẫn sống khi Giáo hội phát triển mạnh mẽ những năm sau này, với việc ghi nhớ công lao mà cả đời Ngài đã phải trả giá.
Bên cạnh khía cạnh vật chất, nhân lực đời sống Giáo hội gần như kiệt quệ, thì về tinh thần, hệ thống báo chí, sách vở, tác phẩm văn học, báo chí, phim ảnh được huy động để đưa đến cho người dân có hai cách nhìn. Người không công giáo, khi đọc các tác phẩm như Bão biển (được đưa vào sách giáo khoa), Ngày Lễ Thánh, Giáp mặt, Cuộc đời bên ngoài… đã nhìn người Công giáo với con mắt coi thường vì phản động, các cha cố đồi trụy, các giáo dân chậm tiến.
Còn với người Công giáo, họ nhìn cách xử sự với họ khi yếu thế của Đảng và Nhà nước để biết rằng họ chỉ là công dân hạng hai. Điều đó giải thích cho cuộc bỏ phiếu bằng chân của hàng triệu giáo dân và giáo sĩ bỏ ruộng vườn, đất đai mồ mả cha ông tổ tiên bao đời nay để di cư vào Nam năm 1954.
Tất cả các linh mục, hầu như được chỉ định ở nơi nào nhà nước thấy có lợi cho công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và giải phóng miền Nam, còn nhu cầu của giáo dân, của linh mục, giáo phận… chỉ là thứ yếu, việc đi lại của các linh mục phải được phép, nếu không muốn lên công an huyện ngồi nhổ cỏ.
Hàng loạt linh mục được đưa đi học tập trong các trại giam, trại cải tạo hoặc cấm cố tại chỗ. Các chủng sinh được trả về địa phương quản lý lao động sản xuất mà yên tâm lo việc gia đình, “xây dựng con người mới”. Các lễ hội bị dẹp bỏ để tiết kiệm xây dựng Chủ nghĩa xã hội và vì miền Nam ruột thịt đang “bị giày xéo dưới bàn chân, gót sắt của quân xâm lược Mỹ - Ngụy”.
Thời đang sống và nửa vòng tròn còn lại
Cuộc sống người Công giáo cũng như của cả nước, với một sức sống bản năng mãnh liệt như cỏ hạn gặp mưa rào đã bừng lên trên mọi bình diện cuộc sống khi đất nước bước vào hội nhập với thế giới. Sau mấy chục năm đóng cửa, đến lúc phải mở cửa cho ánh sáng mang lại những lợi ích vật chất. Đảng quyết tâm “Hòa nhập nhưng không hòa tan” với thế giới. Xã hội được dịp trỗi dậy mạnh mẽ những ham muốn bản năng về tiêu thụ, về vật chất đúng tinh thần chủ nghĩa Mác – Lênin là “vật chất có trước, tinh thần có sau”.
Tham nhũng lan tràn, ngày càng sâu rộng trên mọi bình diện, xã hội đầy rẫy những tệ nạn về mại dâm, ma túy và sự xuống cấp đạo đức như xe không phanh trên đèo dốc, giáo dục và y tế là những lĩnh vực dễ thấy nhất.
Trong một xã hội vốn được nêu cao khẩu hiêu vì hạnh phúc của nhân dân, thì càng ngày chỉ càng thấy hệ thống cán bộ đảng viên sung túc. Con cái họ có những đứa chơi ngông đốt tiền không hết nhưng nhân dân thì ngày càng bần cùng. Sự phân chia khoảng cách giàu nghèo ngày càng sâu rộng.
Người dân Việt Nam vốn anh hùng, cần cù, chịu khó, được sống trong một đất nước:
Nước ta ở vào xứ nóng, khí hậu tốt
Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu
Nhân dân dũng cảm và cần kiệm
Các nước anh em giúp đỡ nhiều
(Thơ Hồ Chí Minh)
Thì nay đã lần lượt làm kiếp tôi đòi cho các nước gần xa không phân biệt là bầu bạn hay kẻ thù. Những cô gái bán mình không cần biết đến tương lai hạnh phúc cho những kẻ có tiền, tàn tật hay già cả ở tận Đài Loan, Hàn Quốc với những cuộc thoát y cho họ ngắm chọn như những món hàng. Những cô gái bước đi làm gái mại dâm cho những nơi xa xôi không cần biết đến ngày mai, chỉ vì họ đã bị bần cùng hóa.
Tất cả được cho là “mặt trái của cơ chế thị trường”.
Tất cả những điều đó, đã đặt Giáo hội công giáo trước những thách đố nặng nề. Người Công giáo không đủ sức để giúp đỡ vật chất cho họ. Còn tinh thần ư, sau mấy chục năm, tư tưởng bạo lực đã làm nhiều tâm hồn băng hoại khó có cơ hồi phục.
Việc đưa Giáo hội ra khỏi những cám dỗ, suy đồi của đạo đức xã hội đặt lên vai những chủ chăn hiện tại.
Bênh cạnh những nhu cầu cấp thiết của Giáo hội phát triển như một thanh niên đã lớn, vẫn cứ bó buộc trong chiếc áo cũ ngày xưa nhưng đã bị cắt xén rất nhiều. Vì vậy, đến lúc Giáo hội phải đòi lại những manh áo của mình, đó là đất đai, tài sản bị chiếm đoạt nhằm phục vụ cho tha nhân. Nhưng bằng cách nào, khi mà lòng tham của con người chưa dừng lại, não trạng thù địch vẫn chưa thể gột rửa hay thay đổi.
Chính những điều cấp thiết đó, đặt lên vai các vị chủ chăn của đoàn chiên đang khao khát sự phát triển, đã trở thành một gánh nặng cho những đôi vai của chủ chăn, cho những mái đầu của người thủ lĩnh.
Vì vậy, hàng đêm, Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt lại tiếp bước trên mái nhà của Tòa Giám mục với những bước chân và cái đầu đầy suy tư của mình. Những bước chân đó, như đã vẽ thêm cái nửa vòng tròn còn lại mà người đã chấp nhận bước tiếp.
Việc kêu gọi Giáo dân tiếp sức cầu nguyện đòi lại phần đất đai tài sản của mình, như là những hành động cuối cùng bất đắc dĩ khi Ngài cảm thấy sức mình đã quá mệt mỏi bởi sự khiêm nhu, bởi lòng kiên nhẫn đã hết giới hạn khi những công việc, nhiệm vụ vẫn nặng nề mà sức người thì có hạn?
Sự hưởng ứng của đoàn chiên kiên vững và đông đảo, đáp lời chủ chăn, phải chăng là để giúp Ngài cùng khép kín một nửa vòng tròn còn lại. Để mãi mãi những khổ đau không có cơ hội tái diễn. Để đất nước bước ra khỏi cái vòng tròn đau khổ mình buộc tự vẽ ra?
Một năm mới sắp đến, khi cái tết đang cận kề, đào Hà Nội đang thu mình trong giá rét để chờ ngày khoe sắc. Giáo hội đang bước qua sự sợ hãi của chính mình để khẳng định vị thế và khả năng đóng góp cho con người, cho tha nhân đau khổ.
Cầu chúc một mùa xuân thực sự là mùa xuân sẽ sớm đến với Giáo hội và dân tộc Việt Nam.
Hà Nội, Ngày 21 tháng 1 năm 2008.
Tôi đã thấy bình minh ló rạng! (thơ)
Bs Vũ Linh Huy
22:31 21/01/2008
Tôi đã thấy bình minh ló rạng!
Tôi đã thấy bình minh ló rạng,
Trên quê hương còn nặng bóng đêm,
Qua lời kinh nguyện êm đềm,
Qua hàng nến sáng soi thêm tình người!
Chỉ vậy thôi, những lời kinh nguyện,
Những tiếng ca gió quyện lên mây,
Vậy mà sức mạnh là đây,
Hoà Bình, Công Lý từ tay yếu mềm.
Xin cứ hát, cứ thêm nến sáng,
Cứ cậy trông Đá Tảng vững bền,
Lúc nào ngài cũng kề bên,
Cho ta sức mạnh tiến lên mỗi ngày.
Cậy trông! Chuá sẽ ra tay!
Boston, ngày 21 tháng 1 năm 2008
Tôi đã thấy bình minh ló rạng,
Trên quê hương còn nặng bóng đêm,
Qua lời kinh nguyện êm đềm,
Qua hàng nến sáng soi thêm tình người!
Chỉ vậy thôi, những lời kinh nguyện,
Những tiếng ca gió quyện lên mây,
Vậy mà sức mạnh là đây,
Hoà Bình, Công Lý từ tay yếu mềm.
Xin cứ hát, cứ thêm nến sáng,
Cứ cậy trông Đá Tảng vững bền,
Lúc nào ngài cũng kề bên,
Cho ta sức mạnh tiến lên mỗi ngày.
Cậy trông! Chuá sẽ ra tay!
Boston, ngày 21 tháng 1 năm 2008
Con Ơi! Mẹ Bảo Con Nè...”
An Dân
23:45 21/01/2008
Con Ơi! Mẹ Bảo Con Nè...”
Tối nay, đi qua hiện trường như một người khách lạ, từ khu lều bạt, nơi những người giáo dân vẫn kiên trì bám trụ bất chấp gió mưa, chợt nghe vọng ra một cuộc đối thoại dễ thương, chất đầy tình mẫu tử thánh thiêng.
Tiếng một bà cụ nhu mì khoan thai: "Con ơi! Mẹ bảo con nè... Tối nay, Mẹ ngủ lại đây để trông chừng đất cát, chẳng phải của mẹ, chẳng phải của ai mà là của Chúa. Các con đừng hắt nước ra nữa!"
Từ bên trong bức tường, tiếng một thanh niên nói lại: "Mẹ thông cảm cho chúng con. Chúng con cũng chỉ là người làm công ăn lương. Chúng con có muốn thế đâu... Tất cả là tại cuộc sống này nó có quá nhiều khoảng tối. Không biết rồi đây, cuộc sống thế nào, chẳng còn lý tưởng, chẳng còn niềm tin..."
- "Ừ... Chúng con còn trẻ, còn có gia đình. Cứ làm cho đúng bổn phận. Cứ làm cho tròn nhiệm vụ, đừng làm gì khác để vợ con, gia đình phải khổ... Có ít hạt hướng dương nè, các con cầm lấy mà ăn cho vui."
- "Cho con xin".
Thinh lặng...
Cánh tay già đưa qua cái ô thoáng nhỏ trên cánh cổng đã bị niêm phong, bên trên là bức chân dung Mẹ Hằng Cứu Giúp và một tượng chuộc tội. Cánh tay trẻ bên trong cũng đưa lên nhận những hạt hướng dương vàng tắp...
Thinh lặng thánh bao trùm...
Bất chợt, tôi nhìn lên bức chân dung Mẹ hay làm phép lạ. Dưới ánh lửa bập bùng, khuôn mặt Mẹ sáng ngời với đôi mắt đầy trìu mến nhân hậu, đôi mắt từ tâm, dõi nhìn từng cử chỉ, hành vi của con cái.
Khoảnh khắc ấy đẹp tuyệt vời! Hai con người, hai phía, nay nên một. Bức tường ngăn cách là sự thù ghét, nay sụp đổ. Bức tường gạch đá, không che nổi bức tường của sự bao dung. Có một tình mẫu tử thiêng liêng đã làm cho những con người trước xa nay gần. Trước là thù nay là bạn. Trước là "hắt nước" nay là "hướng dương". Con đường yêu thương đã nối liền khoảng cách... Cánh cổng bị niêm phong, nhưng không che được ánh thái dương chiếu toả tình người.
Tôi đứng nhìn và chết lặng trong khoảnh khắc diệu kỳ ấy và thật tiếc cho dân tộc này, một dân tộc đã được tưới tắm bằng những giá trị tâm linh; một dân tộc khi khai sinh đã nhìn trời mà nhận rằng mình "là con Rồng cháu Lạc". Thế rồi có một lúc xã hội đổi dời, lịch sử sang trang, người ta đem vào đây thứ học thuyết lấy "đất làm trời" và đòi giết "chết thượng đế". Thượng đế chưa chết, thì dân tộc đang chết dần chết mòn dưới gót "nội xâm". Ông trời chưa chết, thì con dân đất Việt đang phải ngắc ngoải rên than dưới áp bức của bạo tàn, của quốc nạn tham nhũng, của bè phái... Những giá trị bị đảo lộn khiến cho nhiều người cũng bị lẫn lộn giữa các giá trị.
Tôi đứng nhìn và chết lặng trong khoảng khắc đầy linh thánh ấy và chợt nhận ra rằng, cái học thuyết "lấy đất làm trời" nó ăn quá sâu, khiến cho, nhiều nhà lãnh đạo, nhiều đời lãnh đạo, dù biết cuộc sống cần những giá trị tâm linh, cần một "cõi đi về", nhưng họ chưa đủ can đảm để thay đổi. Họ biết nếu con người không "hướng dương" thì con cháu mình sẽ khổ, dân tộc bị chuốc lấy những lầm than mà bao đời nữa cũng không chữa được, nhưng hình như, tất cả những điều ấy, vẫn chưa thể làm cho họ ý thức "chân họ đạp đất, nhưng đầu phải hướng về trời để tìm kiếm những giá trị trên cao".
Thực tế, từ ngày đất nước mở cửa, người ta mới chỉ mở cửa về kinh tế, nghĩa là chỉ quan tâm tới những gì tình bằng "tiền". Có một cánh cửa cần mở để quốc thái dân an, thì cho tới giờ này, nhà nước lại không mở, đó là cánh tôn giáo, cửa đi vào cõi tâm linh. Cánh cửa tôn giáo bị đóng thì xã hội sẽ thiếu nguồn gió mát. Chặn ánh quang minh, chặn đường công lý, thì bóng tối sẽ bao trùm, dân sẽ phải đi trong đêm tối lầm than.
Đó là thực tế đang diễn ra hôm nay trong đất nước này.
Vì thế, tôi nghĩ rằng đã tới lúc, nói như Kinh thánh "thời đã mãn":
Hãy mở cửa tôn giáo để "Nước Thiên Chúa đến được với anh em".
"Hãy trả về cho Thiên Chúa những gì thuộc về Ngài" để Ngài ban cho đất nước, cho dân tộc này những gì Ngài đã ban cho tổ tiên, để ngước lên không hổ thẹn với tiền nhân, cúi xuống không nhìn thấy tiếng khóc than của con cái.
Hãy trả về cho Giáo hội những gì của Giáo hội, để Giáo hội xử dụng vào việc tôn thờ, thay cho những Đàn Xã Tắc, những tế Đàn Nam Giao, đã bị thời gian, lịch sử vùi dập nay không còn, hầu ơn trời mưa móc tưới mát cho quê hương;
Hãy mở cửa tôn giáo để cho những giá trị tâm linh ùa vào, tưới tắm cho quê hương đất nước, đừng chặn mất nguồn sinh lực vĩnh cửu chỉ có được khi cả nước ngước mắt nhìn trời.
Đừng đóng "cửa trời", bởi vô tình cũng sẽ đóng "lòng người" mãi mãi.
Và, dân tộc, đất nước sẽ chẳng bao giờ nghe được những câu chuyện cảm động đầy tình mẫu tử linh thiêng: "Con ơi! Mẹ bảo con nè...."
Đêm 18/1/2008
An Dân
Tối nay, đi qua hiện trường như một người khách lạ, từ khu lều bạt, nơi những người giáo dân vẫn kiên trì bám trụ bất chấp gió mưa, chợt nghe vọng ra một cuộc đối thoại dễ thương, chất đầy tình mẫu tử thánh thiêng.
Tiếng một bà cụ nhu mì khoan thai: "Con ơi! Mẹ bảo con nè... Tối nay, Mẹ ngủ lại đây để trông chừng đất cát, chẳng phải của mẹ, chẳng phải của ai mà là của Chúa. Các con đừng hắt nước ra nữa!"
Từ bên trong bức tường, tiếng một thanh niên nói lại: "Mẹ thông cảm cho chúng con. Chúng con cũng chỉ là người làm công ăn lương. Chúng con có muốn thế đâu... Tất cả là tại cuộc sống này nó có quá nhiều khoảng tối. Không biết rồi đây, cuộc sống thế nào, chẳng còn lý tưởng, chẳng còn niềm tin..."
- "Ừ... Chúng con còn trẻ, còn có gia đình. Cứ làm cho đúng bổn phận. Cứ làm cho tròn nhiệm vụ, đừng làm gì khác để vợ con, gia đình phải khổ... Có ít hạt hướng dương nè, các con cầm lấy mà ăn cho vui."
- "Cho con xin".
Thinh lặng...
Cánh tay già đưa qua cái ô thoáng nhỏ trên cánh cổng đã bị niêm phong, bên trên là bức chân dung Mẹ Hằng Cứu Giúp và một tượng chuộc tội. Cánh tay trẻ bên trong cũng đưa lên nhận những hạt hướng dương vàng tắp...
Thinh lặng thánh bao trùm...
Bất chợt, tôi nhìn lên bức chân dung Mẹ hay làm phép lạ. Dưới ánh lửa bập bùng, khuôn mặt Mẹ sáng ngời với đôi mắt đầy trìu mến nhân hậu, đôi mắt từ tâm, dõi nhìn từng cử chỉ, hành vi của con cái.
Khoảnh khắc ấy đẹp tuyệt vời! Hai con người, hai phía, nay nên một. Bức tường ngăn cách là sự thù ghét, nay sụp đổ. Bức tường gạch đá, không che nổi bức tường của sự bao dung. Có một tình mẫu tử thiêng liêng đã làm cho những con người trước xa nay gần. Trước là thù nay là bạn. Trước là "hắt nước" nay là "hướng dương". Con đường yêu thương đã nối liền khoảng cách... Cánh cổng bị niêm phong, nhưng không che được ánh thái dương chiếu toả tình người.
Tôi đứng nhìn và chết lặng trong khoảnh khắc diệu kỳ ấy và thật tiếc cho dân tộc này, một dân tộc đã được tưới tắm bằng những giá trị tâm linh; một dân tộc khi khai sinh đã nhìn trời mà nhận rằng mình "là con Rồng cháu Lạc". Thế rồi có một lúc xã hội đổi dời, lịch sử sang trang, người ta đem vào đây thứ học thuyết lấy "đất làm trời" và đòi giết "chết thượng đế". Thượng đế chưa chết, thì dân tộc đang chết dần chết mòn dưới gót "nội xâm". Ông trời chưa chết, thì con dân đất Việt đang phải ngắc ngoải rên than dưới áp bức của bạo tàn, của quốc nạn tham nhũng, của bè phái... Những giá trị bị đảo lộn khiến cho nhiều người cũng bị lẫn lộn giữa các giá trị.
Tôi đứng nhìn và chết lặng trong khoảng khắc đầy linh thánh ấy và chợt nhận ra rằng, cái học thuyết "lấy đất làm trời" nó ăn quá sâu, khiến cho, nhiều nhà lãnh đạo, nhiều đời lãnh đạo, dù biết cuộc sống cần những giá trị tâm linh, cần một "cõi đi về", nhưng họ chưa đủ can đảm để thay đổi. Họ biết nếu con người không "hướng dương" thì con cháu mình sẽ khổ, dân tộc bị chuốc lấy những lầm than mà bao đời nữa cũng không chữa được, nhưng hình như, tất cả những điều ấy, vẫn chưa thể làm cho họ ý thức "chân họ đạp đất, nhưng đầu phải hướng về trời để tìm kiếm những giá trị trên cao".
Thực tế, từ ngày đất nước mở cửa, người ta mới chỉ mở cửa về kinh tế, nghĩa là chỉ quan tâm tới những gì tình bằng "tiền". Có một cánh cửa cần mở để quốc thái dân an, thì cho tới giờ này, nhà nước lại không mở, đó là cánh tôn giáo, cửa đi vào cõi tâm linh. Cánh cửa tôn giáo bị đóng thì xã hội sẽ thiếu nguồn gió mát. Chặn ánh quang minh, chặn đường công lý, thì bóng tối sẽ bao trùm, dân sẽ phải đi trong đêm tối lầm than.
Đó là thực tế đang diễn ra hôm nay trong đất nước này.
Vì thế, tôi nghĩ rằng đã tới lúc, nói như Kinh thánh "thời đã mãn":
Hãy mở cửa tôn giáo để "Nước Thiên Chúa đến được với anh em".
"Hãy trả về cho Thiên Chúa những gì thuộc về Ngài" để Ngài ban cho đất nước, cho dân tộc này những gì Ngài đã ban cho tổ tiên, để ngước lên không hổ thẹn với tiền nhân, cúi xuống không nhìn thấy tiếng khóc than của con cái.
Hãy trả về cho Giáo hội những gì của Giáo hội, để Giáo hội xử dụng vào việc tôn thờ, thay cho những Đàn Xã Tắc, những tế Đàn Nam Giao, đã bị thời gian, lịch sử vùi dập nay không còn, hầu ơn trời mưa móc tưới mát cho quê hương;
Hãy mở cửa tôn giáo để cho những giá trị tâm linh ùa vào, tưới tắm cho quê hương đất nước, đừng chặn mất nguồn sinh lực vĩnh cửu chỉ có được khi cả nước ngước mắt nhìn trời.
Đừng đóng "cửa trời", bởi vô tình cũng sẽ đóng "lòng người" mãi mãi.
Và, dân tộc, đất nước sẽ chẳng bao giờ nghe được những câu chuyện cảm động đầy tình mẫu tử linh thiêng: "Con ơi! Mẹ bảo con nè...."
Đêm 18/1/2008
An Dân
Tài Liệu - Sưu Khảo
Liệu Bà Hillary Clinton sẽ làm thay đổi cuộc sống của mỗi người trong chúng ta như thế nào?
Anthony Lê
10:03 21/01/2008
Liệu Bà Hillary Clinton sẽ làm thay đổi cuộc sống của mỗi người trong chúng ta như thế nào?
Nhận xét qua kết quả cuộc bầu cử sơ bộ tại Neveda. ...
Joseph Farah - cây viết về chánh trị nổi tiếng với đường lối trung lập trong giới báo chí Hoa Kỳ, đã đưa ra câu hỏi như trên và những lời lý giải lý thú sau đây:
Khi cuộc tranh cử của Hillary dường như rơi vào chổ bế tắc, thì chồng của Bà - Ông Bill Clinton - với giọng điệu ướt át, kể lễ và phách lối, lại nhảy vào chiến cuộc. Tại New Hampshire, Bill Clinton đã đưa ra lời bình luận về người vợ của mình như sau:
"Vợ tôi thuộc vào hạng thông thái của thế giới trong việc tạo nên những đổi thay tích cực trong đời sống của những người khác."
(My wife is a world-class genius in making positive changes in other people's lives).
Ông nói tiếp:
"Lý do mà Bà ấy phải làm Tổng Thống, trên hết thảy chính là về những viễn ảnh và các kế hoạch của bà, đó là, bà đã từng chứng tỏ cho mọi người thấy rằng trong bất cứ vị trí nào mà bà đã từng nắm giữ trong cuộc sống của bà, cho dẫu đó có là vị trí được đề cử hay không, bà đúng là một người thông thái thuộc tầm cở thế giới trong việc tạo nên những đổi thay tích cực trong đời sống của những người khác."
Điều được giới chính trị dòng chính chú ý đến và ngạc nhiên bởi câu nói đó là tự bà có thể trở thành một người thông thái theo kiểu nào đó đối với những người khác, thế nhưng đối với cuộc đời của chính bà thì bà chẳng phải là một người thông thái gì cả.
Thì đây mới chính là điểm mấu chốt để hiểu về Hillary Clinton, Bill Clinton và bất kỳ chính trị gia nào nghĩ rằng họ giống với cặp vợ-chồng này.
Bởi lẽ, họ có thể là một cặp vợ-chồng bất hạnh nhất, tham nhũng nhất, không cảm thấy thoả mãn nhất, vô phúc nhất, điên cuồng nhất về quyền lực chánh trị, đầy tham vọng nhất, và có đời sống vô đạo đức và luân lý nhất trong đời sống công cộng lẫn riêng tư, thế nhưng họ lại không bao giờ tìm cách để làm đổi thay chính bản thân của họ, họ chưa bao giờ có ý định đó bao giờ.
Không một ai trong số hai người này đã từng bỏ tiền túi riêng của mình để giúp đỡ cho những ai đang bất hạnh, túng thiếu, cùng quẫn, khổ đau, hay sa cơ bước lỡ. Họ không thèm bỏ ra một đồng xu nhỏ dính túi nào để giúp đỡ những người đói ăn, và khát nước bên lề; hay bỏ tiền ra để giúp cho những trung tâm chấp chứa và tìm mọi cách để giúp đỡ cho những người vô gia cư có nơi nương tựa tạm thời; hay thậm chí những ai vì bất hạnh đã mắc phải những cơn bệnh hiểm nghèo. Những gì mà cặp vợ-chồng này làm chính là lợi dụng những nhu cầu cấp thiết đó hằng ngày của những người bất hạnh này như là một cái cớ để lên tiếng, để chỉ trích xã hội, để cổ võ cho các chính sách của họ, hòng để đánh bóng tên tuổi, và để chứng minh cho những người phụ nữ bằng những giọt nước mắt rơi, rằng họ chính là những người đầy lòng trắc ẩn với tất cả những người khổ hạnh trong xã hội.
Họ sẽ sẵn sàng và vui sướng tiêu tiền của những người khổ hạnh này càng nhiều chừng nào, càng tốt chừng nấy, và sau đó lại lên tiếng thay cho những người khổ hạnh này.
Nếu chúng ta nghiêm túc diện đối và hỏi thẳng Ông Bill Clinton rằng: Ông ta có thể nêu ra tên chỉ một người thôi, mà cuộc sống của người đó, đã được thay đổi một cách tốt đẹp hơn bởi sự thông thái của bà vợ ông, thì tôi nghĩ rằng Ông sẽ không trả lời được câu hỏi đó bao giờ.
Bà đã không thể làm thay đổi cuộc sống mang tính "đầy sở khanh" của Ông chồng của bà, và Ông cũng vậy, đã không thể làm đổi thay được cuộc sống "ăn nem và ăn chả" của bà, thì thử hỏi Bà có thể thay đổi được cuộc sống của ai bây giờ? Tự bản thân của hai người, họ đã không thể thay đổi được chính bản thân của họ thì liệu làm sao mà họ có thể làm thay đổi cuộc sống của những người khác được?
Một chi tiết khác mà ít ai được biết tới đó là trong những năm đầu ở đại học, Bà đã từng là người cổ võ và ủng hộ điên cuồng cho thứ Chủ Nghĩa Mácxít của Đức mà trong Thông Điệp mới nhất của Đức Thánh Cha Biển Đức 16 về "Niềm Hy Vọng," Ngài đã liên tục nhắc tới rất nhiều lần về thứ chủ nghĩa sai lệch này, vốn coi vật chất, và bạo quyền như là lẽ sống, và là cùng đích cho cuộc đời của mỗi con người. Tự chính thứ chủ nghĩa này, không bao giờ tìm cách thay đổi, thế nhưng lại cứ hô hoán lên là cố làm thay đổi nơi những người khác.
Không gì khác hơn, hãy nhìn về chế độ Cộng Sản Việt Nam, một chế độ đề cao thứ chủ nghĩa Mácxít và Lêninnít, thử xem và tự nghiệm xem hành động của chủ nghĩa đó có giống với hành động của Bà Hillary Clinton không? Cộng Sản bao giờ cũng hô hào đổi mới, thế nhưng, đổi mới theo kiểu nào và cách nào, và sự tác hại của nó nơi những người dân vô tội và cùng đinh như thế nào, chắc chúng ta đã rõ và thấm nhuần!?
Không lẽ bạn và tôi - chúng ta lại để thứ chủ nghĩa Mácxít đó - có cơ hội được thống trị nước Mỹ nữa hay sao?
Nhưng nói gì thì nói, đối với người Công Giáo chúng ta, cho dẫu vào bất cứ lúc nào hay vào bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa, thì vấn đề đạo đức và luân lý Kitô Giáo phải luôn là tiêu chuẩn hàng đầu, và tối quan trọng nhất, khi chúng ta đặt chân đến nơi bầu cử, để bầu chọn ra ứng cử viên xứng đáng nhất để đại diện cho chúng ta, và nhất là cho lương tâm Kitô Giáo trong sáng của chúng ta, vì rằng vào Ngày Cánh Chung, Thiên Chúa sẽ phán xử chúng ta về nghĩa vụ công dân Kitô Giáo đó, và về những lựa chọn theo đúng với những giảng dạy truyền thống của Đạo Công Giáo chúng ta.
Chúng ta phải bỏ ra ngoài những tị hiềm cá nhân, hay những điểm không thích nho nhỏ, chẳng hạn như: tương lai của nền kinh tế, tính xác thực của cuộc chiến, vân vân, hay những vấn đề khác được cho là quan trọng nhất của chúng ta, để đặt vấn đề đạo đức và lương tâm Kitô Giáo trong sáng lên hàng đầu, vì hậu quả của hành động mà chúng ta bầu ra ứng cử viên một cách thiếu suy nghĩ và hời hợt, sẽ rất là đau đớn và nặng nề, không những ảnh hưởng đến cá nhân chúng ta, mà còn đến cả hàng triệu triệu các thế hệ trẻ của Hoa Kỳ, và của con cái chúng ta sau này.
Nền đạo đức và luân lý Kitô Giáo của đất nước Hoa Kỳ sẽ rơi về đâu? Câu trả lời là tùy thuộc nơi mỗi người chúng ta, nơi bè bạn của chúng ta, và nơi cộng đồng của chúng ta; chúng ta đã đóng góp được gì cho sự thăng tiến lành mạnh, hay sự sụp đổ suy đồi đó?..... . vì rằng Thiên Chúa sẽ vặn hỏi chúng ta những câu này, khi chúng ta còn có dịp để được diện đối với Ngài!
Để giúp chúng ta cùng suy nghiệm thêm về các vấn đề quan trọng có liên quan đến cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ 2008 sắp tới, hay ứng cử viên nào là xứng đáng nhất trong những người xứng đáng, qua các vấn đề như: phá thai, án tử hình, đạo luật Không Để Cho Trẻ Nào Rơi Lại Đằng Sau (No Child Left Behind Act), chuyện dùng Ngân Sách của chính phủ Liên Bang để tài trợ cho việc nghiên cứu phôi thai, việc khai mỏ dầu ở vùng vịnh Alaska, Thỏa Ước về Môi Sinh Kyoto, việc cấm các loại vũ khí có tính giết người mà cảnh sát thường dùng, việc kiểm tra nguồn gốc trước khi mua súng, Đạo Luật Ái Quốc, việc giam tù nhân chiến tranh tại đảo Guantanamo, việc tra tấn tù nhân bằng cách cho ngập nước, chuyện cung cấp cơ hội để trở thành các công dân Hoa Kỳ chính thức đối với những di dân lậu, chuyện rào chắn các cửa biên giới, vân vân... thì mời Quý Vị có thể vào trang Web tại địa chỉ:
http://www.vajoe.com/candidate_calculator.html
để từ đó lượng định ra ứng viên nào là xứng đáng nhất!
Nhận xét qua kết quả cuộc bầu cử sơ bộ tại Neveda. ...
Joseph Farah - cây viết về chánh trị nổi tiếng với đường lối trung lập trong giới báo chí Hoa Kỳ, đã đưa ra câu hỏi như trên và những lời lý giải lý thú sau đây:
Mad Hillary Clinton |
"Vợ tôi thuộc vào hạng thông thái của thế giới trong việc tạo nên những đổi thay tích cực trong đời sống của những người khác."
(My wife is a world-class genius in making positive changes in other people's lives).
Ông nói tiếp:
"Lý do mà Bà ấy phải làm Tổng Thống, trên hết thảy chính là về những viễn ảnh và các kế hoạch của bà, đó là, bà đã từng chứng tỏ cho mọi người thấy rằng trong bất cứ vị trí nào mà bà đã từng nắm giữ trong cuộc sống của bà, cho dẫu đó có là vị trí được đề cử hay không, bà đúng là một người thông thái thuộc tầm cở thế giới trong việc tạo nên những đổi thay tích cực trong đời sống của những người khác."
Điều được giới chính trị dòng chính chú ý đến và ngạc nhiên bởi câu nói đó là tự bà có thể trở thành một người thông thái theo kiểu nào đó đối với những người khác, thế nhưng đối với cuộc đời của chính bà thì bà chẳng phải là một người thông thái gì cả.
Thì đây mới chính là điểm mấu chốt để hiểu về Hillary Clinton, Bill Clinton và bất kỳ chính trị gia nào nghĩ rằng họ giống với cặp vợ-chồng này.
Bởi lẽ, họ có thể là một cặp vợ-chồng bất hạnh nhất, tham nhũng nhất, không cảm thấy thoả mãn nhất, vô phúc nhất, điên cuồng nhất về quyền lực chánh trị, đầy tham vọng nhất, và có đời sống vô đạo đức và luân lý nhất trong đời sống công cộng lẫn riêng tư, thế nhưng họ lại không bao giờ tìm cách để làm đổi thay chính bản thân của họ, họ chưa bao giờ có ý định đó bao giờ.
Không một ai trong số hai người này đã từng bỏ tiền túi riêng của mình để giúp đỡ cho những ai đang bất hạnh, túng thiếu, cùng quẫn, khổ đau, hay sa cơ bước lỡ. Họ không thèm bỏ ra một đồng xu nhỏ dính túi nào để giúp đỡ những người đói ăn, và khát nước bên lề; hay bỏ tiền ra để giúp cho những trung tâm chấp chứa và tìm mọi cách để giúp đỡ cho những người vô gia cư có nơi nương tựa tạm thời; hay thậm chí những ai vì bất hạnh đã mắc phải những cơn bệnh hiểm nghèo. Những gì mà cặp vợ-chồng này làm chính là lợi dụng những nhu cầu cấp thiết đó hằng ngày của những người bất hạnh này như là một cái cớ để lên tiếng, để chỉ trích xã hội, để cổ võ cho các chính sách của họ, hòng để đánh bóng tên tuổi, và để chứng minh cho những người phụ nữ bằng những giọt nước mắt rơi, rằng họ chính là những người đầy lòng trắc ẩn với tất cả những người khổ hạnh trong xã hội.
Họ sẽ sẵn sàng và vui sướng tiêu tiền của những người khổ hạnh này càng nhiều chừng nào, càng tốt chừng nấy, và sau đó lại lên tiếng thay cho những người khổ hạnh này.
Nếu chúng ta nghiêm túc diện đối và hỏi thẳng Ông Bill Clinton rằng: Ông ta có thể nêu ra tên chỉ một người thôi, mà cuộc sống của người đó, đã được thay đổi một cách tốt đẹp hơn bởi sự thông thái của bà vợ ông, thì tôi nghĩ rằng Ông sẽ không trả lời được câu hỏi đó bao giờ.
Bà đã không thể làm thay đổi cuộc sống mang tính "đầy sở khanh" của Ông chồng của bà, và Ông cũng vậy, đã không thể làm đổi thay được cuộc sống "ăn nem và ăn chả" của bà, thì thử hỏi Bà có thể thay đổi được cuộc sống của ai bây giờ? Tự bản thân của hai người, họ đã không thể thay đổi được chính bản thân của họ thì liệu làm sao mà họ có thể làm thay đổi cuộc sống của những người khác được?
Một chi tiết khác mà ít ai được biết tới đó là trong những năm đầu ở đại học, Bà đã từng là người cổ võ và ủng hộ điên cuồng cho thứ Chủ Nghĩa Mácxít của Đức mà trong Thông Điệp mới nhất của Đức Thánh Cha Biển Đức 16 về "Niềm Hy Vọng," Ngài đã liên tục nhắc tới rất nhiều lần về thứ chủ nghĩa sai lệch này, vốn coi vật chất, và bạo quyền như là lẽ sống, và là cùng đích cho cuộc đời của mỗi con người. Tự chính thứ chủ nghĩa này, không bao giờ tìm cách thay đổi, thế nhưng lại cứ hô hoán lên là cố làm thay đổi nơi những người khác.
Không gì khác hơn, hãy nhìn về chế độ Cộng Sản Việt Nam, một chế độ đề cao thứ chủ nghĩa Mácxít và Lêninnít, thử xem và tự nghiệm xem hành động của chủ nghĩa đó có giống với hành động của Bà Hillary Clinton không? Cộng Sản bao giờ cũng hô hào đổi mới, thế nhưng, đổi mới theo kiểu nào và cách nào, và sự tác hại của nó nơi những người dân vô tội và cùng đinh như thế nào, chắc chúng ta đã rõ và thấm nhuần!?
Không lẽ bạn và tôi - chúng ta lại để thứ chủ nghĩa Mácxít đó - có cơ hội được thống trị nước Mỹ nữa hay sao?
Nhưng nói gì thì nói, đối với người Công Giáo chúng ta, cho dẫu vào bất cứ lúc nào hay vào bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa, thì vấn đề đạo đức và luân lý Kitô Giáo phải luôn là tiêu chuẩn hàng đầu, và tối quan trọng nhất, khi chúng ta đặt chân đến nơi bầu cử, để bầu chọn ra ứng cử viên xứng đáng nhất để đại diện cho chúng ta, và nhất là cho lương tâm Kitô Giáo trong sáng của chúng ta, vì rằng vào Ngày Cánh Chung, Thiên Chúa sẽ phán xử chúng ta về nghĩa vụ công dân Kitô Giáo đó, và về những lựa chọn theo đúng với những giảng dạy truyền thống của Đạo Công Giáo chúng ta.
Chúng ta phải bỏ ra ngoài những tị hiềm cá nhân, hay những điểm không thích nho nhỏ, chẳng hạn như: tương lai của nền kinh tế, tính xác thực của cuộc chiến, vân vân, hay những vấn đề khác được cho là quan trọng nhất của chúng ta, để đặt vấn đề đạo đức và lương tâm Kitô Giáo trong sáng lên hàng đầu, vì hậu quả của hành động mà chúng ta bầu ra ứng cử viên một cách thiếu suy nghĩ và hời hợt, sẽ rất là đau đớn và nặng nề, không những ảnh hưởng đến cá nhân chúng ta, mà còn đến cả hàng triệu triệu các thế hệ trẻ của Hoa Kỳ, và của con cái chúng ta sau này.
Nền đạo đức và luân lý Kitô Giáo của đất nước Hoa Kỳ sẽ rơi về đâu? Câu trả lời là tùy thuộc nơi mỗi người chúng ta, nơi bè bạn của chúng ta, và nơi cộng đồng của chúng ta; chúng ta đã đóng góp được gì cho sự thăng tiến lành mạnh, hay sự sụp đổ suy đồi đó?..... . vì rằng Thiên Chúa sẽ vặn hỏi chúng ta những câu này, khi chúng ta còn có dịp để được diện đối với Ngài!
Để giúp chúng ta cùng suy nghiệm thêm về các vấn đề quan trọng có liên quan đến cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ 2008 sắp tới, hay ứng cử viên nào là xứng đáng nhất trong những người xứng đáng, qua các vấn đề như: phá thai, án tử hình, đạo luật Không Để Cho Trẻ Nào Rơi Lại Đằng Sau (No Child Left Behind Act), chuyện dùng Ngân Sách của chính phủ Liên Bang để tài trợ cho việc nghiên cứu phôi thai, việc khai mỏ dầu ở vùng vịnh Alaska, Thỏa Ước về Môi Sinh Kyoto, việc cấm các loại vũ khí có tính giết người mà cảnh sát thường dùng, việc kiểm tra nguồn gốc trước khi mua súng, Đạo Luật Ái Quốc, việc giam tù nhân chiến tranh tại đảo Guantanamo, việc tra tấn tù nhân bằng cách cho ngập nước, chuyện cung cấp cơ hội để trở thành các công dân Hoa Kỳ chính thức đối với những di dân lậu, chuyện rào chắn các cửa biên giới, vân vân... thì mời Quý Vị có thể vào trang Web tại địa chỉ:
http://www.vajoe.com/candidate_calculator.html
để từ đó lượng định ra ứng viên nào là xứng đáng nhất!
Cha Cantalamessa: “Phải phản ứng thế nào trước sự đau khổ của người vô tội?”
PhóTế Huỳnh Mai Trác dịch
11:17 21/01/2008
Đây là chiên Thiên Chúa!
Trong bài Phúc Âm, chúng ta nghe thánh Gioan giới thiệu Chúa Giêsu cho mọi người: Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian!” Trong Kinh Thánh, cũng như trong nhiều văn hóa khác, con chiên tượng trưng cho người vô tội, người hiền lành không hề làm hại ai, nhưng lại bị kẻ khác hành hạ đày đọa giết chóc. Cũng hình ảnh đó, trong thư thứ nhất của thánh Phêrô khi nói về Chúa Kitô “con chiên không tì vết” khi bị” nguyền rủa, không hề nguyền rủa lại, chịu đau đớn khổ nhục mà không hề oán trách”. Chúa Giêsu, nói một cách khác là Nguời vô tội chịu đau khổ đến tột bực.
Có một vài người viết là sự đau khổ của những kẻ vô tội chính là nguồn gốc của vô thần”. Sau vụ Auschwitz, vấn đề được nêu lên một cách chua chát. Đã có nhiều sách và nhiều kịch bản viết về đề tài này. Người ta có cảm tưởng đây là một phiên tòa kết tội và quan tòa ra lệnh cho bị cáo phải đứng lên. Bị cáo trong trường hợp này là Thiên Chúa và là Đức Tin.
Đức Tin trước trường hợp này phải trả lời như thế nào? Trước tiên điều cần thiết là chúng ta những người có đức tin cùng những người vô thần hãy tỏ ra là thật khiêm tốn, bởi vì nếu đức tin không thể trả lời “giải thích” được sự “đau khổ” thì cách lý luận của người vô thần lại càng không thể nào làm được. Sự đau khổ của người vô tội là một điều gì quá sức tinh khiết và nhiệm mầu không thể đóng khung lại trong sự giải thích nghèo nàn của chúng ta. Đứng trước sự đau khổ của bà quá Naim và của những người chị của Lazarô, Chúa Giêsu là người có thể giải thích được mọi sự nhưng đã không làm gì hơn mà chỉ để cho tình cảm xâm chiếm lòng mình và bật khóc.
Lời giải thích của người Kitô hữu trước vấn đề đau khổ bao gồm trong một ngôn từ: Chúa Giêsu Kitô! Chúa Giêsu không phải đến để cho chúng ta những giải thích uyên bác về sự đau khổ, Chúa đến mang lấy sự đau khổ trong thầm lặng. Một khi mang vào mình sự đau khổ, Chúa đã biến đổi nội dung của đau khổ: một đấu hiệu của tai họa, một sự nguyền rủa thành một khí cụ của sự cứu rổi. Thêm vào đó Chúa đã biến đổi thành một giá trị cao cả, một giá trị lớn lao trong cuộc đời này. Sau tội lỗi, sự cao cả của một con người được đo lường bằng sự nhận biết về tội lỗi và những chua xót của chính tội lỗi. Điều này liên kết với nhau và không thể tách rời ra được nghỉa là trong sự vô tội hay trong sự đau khổ, nhưng cả hai yếu tố này cùng ở trong một con người. Đó chính là sự đau khổ làm cho đến gần được với Thiên Chúa. Chỉ có một mình Chúa, nếu ngài đau khổ thì sự đau khổ đó của kẻ vô tội ở trong ý nghỉa tuyệt đối.
Chúa Giêsu không chỉ cho một ý nghỉa về sự đau khổ của vô tội, nhưng chính Chúa đem lại một sức mạnh mới, một sự phong phú nhiệm mầu. Chúng ta hãy nhìn vào điều gì đã phát sinh từ sự đau khổ của Chúa Giêsu: sự sống lại và niềm hy vọng cho toàn thể nhân loại. Nhưng chúng ta hãy nhìn chung quanh chúng ta. Có biết bao sức lực và lòng dủng cảm đã được tạo nên cho một cặp vợ chồng chấp nhận nuôi nấng một đúa con khuyến tật, luôn nằm trên gường bệnh trong nhiều năm! Có biết bao những tấm lòng vàng bao quanh họ! Biết bao là tình yêu thương mà mà chứa hề xẩy ra trước đó!
Tuy vậy, điều quan trọng hơn hết, khi người ta nói về sự đau khổ của người vô tội, không phải chỉ cần giải thích mà thôi mà chính là làm sao để đừng gia tăng thêm nữa vì những hành vi của chúng ta nhưng chính là làm sao để giảm tối thiểu sự đau khổ đó! Đứng trước một cảnh tượng một em bé đang lạnh lẽo, đói khát, đang khóc lóc thì có một người kêu lên cùng Thiên Chúa: “ Lạy Chúa Chúa đang ở đâu? Tại sao Chúa không giúp gì em bé vô tội đau khổ này? Và Chúa đã trả lời cho ông ta: Ngươi có thấy ta đã làm và tìm cách cứu vớt em bé dó sao: Đó là Ta đã tạo dựng nên ngươi đó!”
Trong bài Phúc Âm, chúng ta nghe thánh Gioan giới thiệu Chúa Giêsu cho mọi người: Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian!” Trong Kinh Thánh, cũng như trong nhiều văn hóa khác, con chiên tượng trưng cho người vô tội, người hiền lành không hề làm hại ai, nhưng lại bị kẻ khác hành hạ đày đọa giết chóc. Cũng hình ảnh đó, trong thư thứ nhất của thánh Phêrô khi nói về Chúa Kitô “con chiên không tì vết” khi bị” nguyền rủa, không hề nguyền rủa lại, chịu đau đớn khổ nhục mà không hề oán trách”. Chúa Giêsu, nói một cách khác là Nguời vô tội chịu đau khổ đến tột bực.
Có một vài người viết là sự đau khổ của những kẻ vô tội chính là nguồn gốc của vô thần”. Sau vụ Auschwitz, vấn đề được nêu lên một cách chua chát. Đã có nhiều sách và nhiều kịch bản viết về đề tài này. Người ta có cảm tưởng đây là một phiên tòa kết tội và quan tòa ra lệnh cho bị cáo phải đứng lên. Bị cáo trong trường hợp này là Thiên Chúa và là Đức Tin.
Đức Tin trước trường hợp này phải trả lời như thế nào? Trước tiên điều cần thiết là chúng ta những người có đức tin cùng những người vô thần hãy tỏ ra là thật khiêm tốn, bởi vì nếu đức tin không thể trả lời “giải thích” được sự “đau khổ” thì cách lý luận của người vô thần lại càng không thể nào làm được. Sự đau khổ của người vô tội là một điều gì quá sức tinh khiết và nhiệm mầu không thể đóng khung lại trong sự giải thích nghèo nàn của chúng ta. Đứng trước sự đau khổ của bà quá Naim và của những người chị của Lazarô, Chúa Giêsu là người có thể giải thích được mọi sự nhưng đã không làm gì hơn mà chỉ để cho tình cảm xâm chiếm lòng mình và bật khóc.
Lời giải thích của người Kitô hữu trước vấn đề đau khổ bao gồm trong một ngôn từ: Chúa Giêsu Kitô! Chúa Giêsu không phải đến để cho chúng ta những giải thích uyên bác về sự đau khổ, Chúa đến mang lấy sự đau khổ trong thầm lặng. Một khi mang vào mình sự đau khổ, Chúa đã biến đổi nội dung của đau khổ: một đấu hiệu của tai họa, một sự nguyền rủa thành một khí cụ của sự cứu rổi. Thêm vào đó Chúa đã biến đổi thành một giá trị cao cả, một giá trị lớn lao trong cuộc đời này. Sau tội lỗi, sự cao cả của một con người được đo lường bằng sự nhận biết về tội lỗi và những chua xót của chính tội lỗi. Điều này liên kết với nhau và không thể tách rời ra được nghỉa là trong sự vô tội hay trong sự đau khổ, nhưng cả hai yếu tố này cùng ở trong một con người. Đó chính là sự đau khổ làm cho đến gần được với Thiên Chúa. Chỉ có một mình Chúa, nếu ngài đau khổ thì sự đau khổ đó của kẻ vô tội ở trong ý nghỉa tuyệt đối.
Chúa Giêsu không chỉ cho một ý nghỉa về sự đau khổ của vô tội, nhưng chính Chúa đem lại một sức mạnh mới, một sự phong phú nhiệm mầu. Chúng ta hãy nhìn vào điều gì đã phát sinh từ sự đau khổ của Chúa Giêsu: sự sống lại và niềm hy vọng cho toàn thể nhân loại. Nhưng chúng ta hãy nhìn chung quanh chúng ta. Có biết bao sức lực và lòng dủng cảm đã được tạo nên cho một cặp vợ chồng chấp nhận nuôi nấng một đúa con khuyến tật, luôn nằm trên gường bệnh trong nhiều năm! Có biết bao những tấm lòng vàng bao quanh họ! Biết bao là tình yêu thương mà mà chứa hề xẩy ra trước đó!
Tuy vậy, điều quan trọng hơn hết, khi người ta nói về sự đau khổ của người vô tội, không phải chỉ cần giải thích mà thôi mà chính là làm sao để đừng gia tăng thêm nữa vì những hành vi của chúng ta nhưng chính là làm sao để giảm tối thiểu sự đau khổ đó! Đứng trước một cảnh tượng một em bé đang lạnh lẽo, đói khát, đang khóc lóc thì có một người kêu lên cùng Thiên Chúa: “ Lạy Chúa Chúa đang ở đâu? Tại sao Chúa không giúp gì em bé vô tội đau khổ này? Và Chúa đã trả lời cho ông ta: Ngươi có thấy ta đã làm và tìm cách cứu vớt em bé dó sao: Đó là Ta đã tạo dựng nên ngươi đó!”
Tin Đáng Chú Ý
Thứ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ không thăm Việt Nam vì ''thời tiết xấu''
Người Việt
02:02 21/01/2008
HÀ NỘI, Việt Nam.- Một viên chức của Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội, cho biết hôm 19 Tháng Một, là Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ John Negroponte tối hôm Thứ Sáu 18 Tháng Một đã hủy bỏ chuyến viếng thăm Việt Nam vì lý do “thời tiết xấu”, khiến máy bay của ông không thể cất cánh được từ miền Nam Trung Quốc.
Một nữ phát ngôn viên của Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội, khi nhắc đến chuyến thăm Việt Nam của phái đoàn của Thứ Trưởng Ngoại Giao Negroponte, đã cho biết như sau:
“Các điều kiện thời tiết đã khiến cho phái đoàn của Thứ Trưởng Negroponte phải hủy bỏ chuyến đến thăm Việt Nam.”
Phái đoàn của Thứ Trưởng Ngoại Giao Negroponte đã đến thăm Trung Quốc từ hôm Thứ Tư 16 Tháng Một, dự định đáp máy bay từ Quế Châu, miền Nam Trung Quốc sang Hà Nội vào tối Thứ Sáu 18 Tháng Một để gặp các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam vào ngày Thứ Bảy19 Tháng Một, trước khi đáp máy bay trở lại Hoa Kỳ vào ngày Chủ Nhật 20 Tháng Một.
Báo Tuổi Trẻ phát hành tại Sài Gòn hôm Thứ Sáu 18 Tháng Một, còn đăng tải là Thứ Trưởng Ngoại Giao Negroponte, nhân vật số 2 của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, khi chính thức thăm Việt Nam từ ngày 18 đến ngày 21 Tháng Một, sẽ thảo luận với các nhà lãnh đạo Việt Nam về các vấn đề song phương cũng như các vấn đề của thế giới. (L.T.)
(Nguồn: Người Việt)
Một nữ phát ngôn viên của Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội, khi nhắc đến chuyến thăm Việt Nam của phái đoàn của Thứ Trưởng Ngoại Giao Negroponte, đã cho biết như sau:
“Các điều kiện thời tiết đã khiến cho phái đoàn của Thứ Trưởng Negroponte phải hủy bỏ chuyến đến thăm Việt Nam.”
Phái đoàn của Thứ Trưởng Ngoại Giao Negroponte đã đến thăm Trung Quốc từ hôm Thứ Tư 16 Tháng Một, dự định đáp máy bay từ Quế Châu, miền Nam Trung Quốc sang Hà Nội vào tối Thứ Sáu 18 Tháng Một để gặp các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam vào ngày Thứ Bảy19 Tháng Một, trước khi đáp máy bay trở lại Hoa Kỳ vào ngày Chủ Nhật 20 Tháng Một.
Báo Tuổi Trẻ phát hành tại Sài Gòn hôm Thứ Sáu 18 Tháng Một, còn đăng tải là Thứ Trưởng Ngoại Giao Negroponte, nhân vật số 2 của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, khi chính thức thăm Việt Nam từ ngày 18 đến ngày 21 Tháng Một, sẽ thảo luận với các nhà lãnh đạo Việt Nam về các vấn đề song phương cũng như các vấn đề của thế giới. (L.T.)
(Nguồn: Người Việt)
Văn Hóa
Về thăm trường cũ
LM. Anphong Trần Đức Phương
19:14 21/01/2008
Về thăm trường cũ
Thế là sau gần nữa thế kỷ tôi lại có dịp về thăm Nam Định, thành phố vô cùng thân thương của tôi vào buổi thiếu thời. Thành phố của Tú Xương, một nhân tài, một nhà thơ ‘bất phùng thời’, vừa khôi hài, vừa lãng mạn, và nhiều khi rất ‘cay chua’ với thời cuộc đổi thay.
Bây giờ tôi vẫn còn nhớ tiếng hát ‘ru con’ của mẹ tôi qua bài thơ của Tú Xương:
Sông kia rày đã nên đồng,
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai,
Đêm nghe tiếng éch bên tai,
Giật mình còn tưỡng tiếng ai gọi đò!.. .
Thật ra tôi không sinh ra ở thành phố Nam Định, nhưng tại một làng thuộc tỉnh Nam Định, sát biên giới huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, gần làng ‘Yên Đổ’ của thi hào Nguyễn Khuyến. Khi lớn lên tôi cũng hay được nghe má tôi và các cụ trong làng chuyền miệng nhau đọc các câu thơ thắm đượm tình quê hương và tình người, diễn tả cảnh đẹp tuyệt vời của miền quê êm đềm thuở ấy của Cụ Nguyễn Khuyến. Những bài đầu tiên tôi thuộc lòng là ‘Ao thu lạnh lẽo nước trong veo.. .’ và ‘Khóc Dương Khuê’.
Tôi đã sinh ra trong chiến tranh và lớn lên trong chiến tranh, và chiến tranh đã đưa đẩy gia đình tôi lưu lạc từ làng này sang làng khác. Các cụ hồi đó gọi là ‘chạy loạn’. Mãi sau này gia đình tôi mới lọt được về thành (tức là thành phố Nam Định).
Hồi đó Thành phố Nam Định có nhiều ‘Nhà máy’ nổi tiếng như Nhà Máy Chai, Nhà Máy Sợi, Nhà Máy Chiếu.. . và như thế cũng có nhiều công ăn vbiệc làm cho những người mới ‘hồi cư’ như gia đình tôi.
Đối với bạn trẻ chúng tôi thời gian đó kể cũng được hưởng những ngày an bình để vui chơi bù lại những ngày sống thật sợ hãi, nơm nớp lo ‘chạy Tây’ và hầu như ngày nào cũng nghe tiếng súng ‘ca-nông’ hay ‘mọt-chê’ nổ và tiếng đạn bắn vèo vèo lướt qua các hầm trú ẩn (hồi đó thường gọi là ‘Tăng Xê’) thật không còn thú vui nào của tuổi trẻ.
Rủ nhau đi tắm sông Hồng (Hồng Hà) chảy ven thành phố Nam Định là một trong những thú vui của tụi trẻ chúng tôi hồi đó. Riêng đối với chúng tôi là tụi trẻ ‘con nhà có đạo’ thì thật không thể nào quên được những ngày ‘đi Lễ’ ‘đi Chầu’ và ‘rước Kiệu’ tại Nhà Thờ lớn Nam Định, hay Nhà Thờ Khoái Đồng bên bờ hồ ‘La-Két’ và gần trường ‘Xanh Tôma’ (Saint Thomas).
Khi gia đình tôi tạm ổn định, mặc dầu vẫn cònh nghèo khổ, nhưng cha mẹ cũng quyết định cho tôi đi học lại. Lúc đó tại Nam Định có hai trường Trung học là trường công ‘Nguyễn Khuyến’ và trường đạo ‘Xanh Tôma’, và vì tôi là con ‘nhà có đạo’ nên dĩ nhiên ông bà gửi tôi vào trường ‘Xanh Tôma’, lúc đó do các Cha dòng Đaminh đìều khiển và rất nổi tiếng. Giáo sư đa số là các Cha Đaminh, nhưng cũng có một vài giáo sư ‘ngoài đời’ ‘có đạo’ cũng như ‘bên lương’. Các học sinh toàn là con trai, ‘có đạo’ cũng có, mà ‘bên lương’ cũng có.
Sống tạm ổn định được vài ba năm, rồi cuộc chiến lan tràn vào thành phố, và năm 1954, gia đình tôi lại lưu lạc vào Miền Nam theo dòng người di cư vĩ đại thời đó, chạy trốn ‘nạn Cộng Sản Vô Thần’.. . và thế là tôi xa mãi mãi bao kỷ niệm thân thương của tuổi trẻ của thành phố Nam Định và ngôi trường ‘Xanh Tôma’ thân thương. Không ngờ cuộc lưu lạc ấy cứ kéo dài mãi và sang đến tận ‘Tân Thế Giới’ miền ‘Đất Hứa’, đất nước Hoa Kỳ.. . Ôi Thánh ý Chúa thật là kỳ diệu không ai lường được.
Cho đến tận năm vừa qua.. . vâng cho đến năm vừa qua cũng do một sự xếp đặt thật kỳ lạ của Chúa, tôi lại được trở về thăm lại Thành phố Nam Định thân thương thuở xưa...
Số là khi gia đình tôi di cư vào Miền Nam, gia đình người anh tôi đả ở lại để có người gìn giử của ‘hương hỏa’ và ‘mồ mả ông bà’.. . và may mắn thay, gia đình anh tôi lại có một người con trai được Ơn Chúa gọi làm Linh mục sau bao gian truân thử thách... Cháu tôi khi lớn lên phải bắt đi ‘bộ đội’ lên chiến đấu trong cuộc chiến đấu chống ‘bọn Trung Quốc bá quyền’ xâm lăng miền Việt Bắc!... Sau đó được ‘phục viên’ và đi làm lại nhà máy sợi Nam Định... Năm nào cháu cũng nộp đơn ‘Xin đi tu’ nhưng (cán bộ) địa phương tìm cách này hay cách khác từ chối... Mãi đến mấy năm trước đây, nhờ mấy người bạn thân ‘chạy chọt’ qua thủ tục ‘đầu tiên’ nên cháu cũng được cấp giấy lên Hà Nội để học tại Đại Chủng Viện... Sau nhiều năm ‘khổ học’ (vì đã lớn tuổi) và tu luyện, cháu tôi mới được chịu chức Linh mục... Nhưng cũng chỉ được ‘phép’ nhà nước vào phút chót, nên bà con ở xa chẳng ai kịp về dự ngày ‘Đại Hồng phúc’ đó của ‘Ông’ Cháu và của đại gia đình.. . Cho đến năm vừa qua, chúng tôi mới có thể kéo về thăm lại quê hương, thăm lại bà con ruột thịt và ‘Ông Cha Cháu’ bây giờ đã là một ‘Cha Xứ’ coi luôn một vùng bảy tám Giáo Xứ, dù mới chịu chức vài ba năm...
Ôi, chỉ những ai trở lại quê hương nơi ‘chôn nhau cắt rốn’, sau bao năm xa cách, mới cảm nghiệm được lòng mình cảm động như thế nào, khi gặp lại bao nhiêu người thân thương đã nhiều năm xa cách. Nhìn lại bao nhiêu quang cảnh, nơi ăn chốn ở rất quen thuộc, thắm đượm bao kỷ niệm tuổi thiếu thời, mà nay đã có nhiều đổi thay.
Dù bận nhiều công việc, như phải thăm họ hàng nhiều nơi, viếng thăm giúp đỡ ‘trại phong cùi’ ở ngoài Bắc, nhưng tôi cũng không thể bỏ qua không thăm viếng lại Nhà Thờ lớn Nam Định, Nhà Thờ Khoái Đồng và ngôi trường ‘Xanh Tôma’ thân yêu thuở xưa... Nhà Thờ Nam Định vẫn đồ sộ với tháp chuông uy linh vươn lên bầu trời đẹp của thành phố, dù bên trong, bên ngoài đã rất cũ kỹ mà chưa có tiền để sửa sang lại. Công trường trước nhà thờ ngày xưa rất rộng, bây giờ đã bị thu nhỏ lại; tuy nhiên tượng Đức Mẹ vẫn còn đó và hàng ngày, nhất là ban tối vẫn có nhiều người kể cả ‘bên lương’ đến cầu nguyện, và cũng có những đoàn giáo hữu già có, trẻ có, đến đọc kinh chung và hát thánh ca trước tượng Đức Mẹ.
Nhà thờ Khoái Đồng vẫn trong tình trạng ‘quốc hữu hoá’ và ‘phong tỏa’ nên chúng tôi không vào thăm được.
Trường ‘Xanh Tôma’ bây giờ tất nhiên đã ‘đổi chủ’ và có tên là ‘Trường Nguyễn Khuyến’.
Tôi đi với một người cháu rất quen thuộc với thành phố Nam Định để đến thăm trường. Chúng tôi đi bộ trên con đường ngày xưa tôi vẫn thường đi qua để đến trường... Từ phố ‘Hàng Tiện’ bên cạnh Nhà Thờ lớn, để sang ‘Phố Huế’ và đi theo một vài dẫy phố nữa là tới trường. Trường vẫn nằm trong khuôn viên cũ, vẫn lối vào cổng cũ, tuy nhiên cổng và tường bao quanh đã cũ kỹ và đổ nát nhiều. Sân cỏ đằng trước không còn sạch và đẹp như xưa. Vào cổng, chúng tôi rẽ sang phía tay trái và đi thẳng đến chỗ ‘Hang Đá Lộ Đức’ ngày xưa. ‘Hang Đá’ vẫn còn, nhưng không còn tượng Đức Mẹ và chung quanh không còn đất rộng và đẹp như xưa, vì người ta đã làm nhà lấn sát vào ngay đàng sau Hang Đá. Đi tiếp vòng bên trái, chúng tôi đến cửa trường. Mọi sự vẫn còn nguyên như xưa, tuy đã rất cũ kỷ vì không được sửa sang; chỉ có tấm bảng lớn treo phía trước với tên ‘Trường Nguyễn Khuyến’ là mới. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn còn đọc được dòng chử cũ kỹ ‘École de Saint Thomas d’Aquain’ in nổi vào tường ở phía trên.
Chúng tôi đến vào lúc các em học sinh vừa ra chơi vào. Có một số người lớn và mấy em học sinh còn đang đứng nói chuyện phía trước. Tuy nhiên vì cháu tôi đã rất quen ở đây, nên chúng tôi cứ tự tiện đi vào không cần hỏi ai. Chúng tôi đi vòng tầng dưới, rồi tầng trên. Dù lúc nhỏ đã học ở đây vài ba năm, nhưng bây gìờ tôi mới để ý trường đã được xây thật khéo: có hàng hiên đi vòng chung quanh và các lớp học nằm quay ra chung quanh hàng hiên. Như vậy, di chuyển rất dể dàng và các lớp học được yên tĩnh dù khi gặp trời mưa bão, và gió thổi mạnh. Các cầu thang đều từ hành lang đi lên. Các lớp học vẫn như xưa, nhưng rất cũ kỹ vì chưa được sửa sang sau cả nửa thế kỷ. Nhà nguyện đã trở thành phòng họp. Tôi đi yên lặng bên người cháu mà không nói lời nào, tâm hồn như chùng xuống với bao ký ức năm xưa... và nhớ lại các Cha Giáo đã dạy ngày xưa... Lúc đó các Ngài còn thật trẻ trung và luôn vui vẻ, thân thương với học sinh chúng tôi dù thuộc tôn giáo nào. Các Cha rất bình dân và dễ thương. Có nhiều Cha học rất cao; có Cha đi du học về... Bây gờ không biết các Ngài đang ở đâu, nhưng chắc chắn đã già lắm rồi, hoặc đã ra đi về ‘Nhà Cha Trên Trời’. Tôi nhớ đến một số Cha, như Cha B. Th., Cha Lê H.T., Cha Nguyễn Văn T. và đặc biệt Cha Nguyễn V. Th (người có viết văn và làm thơ) dạy Việt Văn. Đôi khi Cha dùng những bài viết hoặc bài thơ Cha sáng tác để đọc ‘chính tả’ cho chúng tôi viết và khi chúng tôi hỏi Cha tác giả là ai, Cha nghiêm mặt lại và sau đó cười vui vẻ nói ‘Lý Toét’. Chúng tôi cũng có nhiều kỹ niệm vui với Cha Trần V. Th. Nghe nói Cha là con ‘Nhà Quan’ đấy, nhưng vẫn ‘bỏ mọi sự thế gian’ để đi tu... Ngài làm ‘Giám thị’ nhưng không đánh cũng chẳng mắng chúng tôi bao giờ, mặc dầu luôn cầm ‘cây thước kẻ bảng’ lớn có dáng rất oai vệ. Lúc đầu chúng tôi rất sợ, nhưng khi quen tính Cha, chúng tôi lại hay vui đùa với Cha và lúc đó Cha lại rất vui vẻ đùa lại với chúng tôi. Tôi quên tên một Cha còn trẻ, nghe nói học rất giỏi và có bằng cấp cao, Cha đến dạy một thời gian và đổi đi nơi khác; chúng tôi hỏi Cha sao bị đổi đi như vậy, thì các Cha nói: ‘đi tu, dâng mình cho Chúa, thì luôn phải vâng phục ý Chúa qua Bề Trên mà...’.
Đứng từ cửa chính, nhìn trải khắp sân trường, tôi vẫn còn nhớ được những ngày vui đùa với các bạn trẻ, chạy nhãy khắp sân trường một cách thật hồn nhiên ngây thơ.. . Nhớ những ngày ‘lễ lớn’, khi ra về, mỗi học sinh chúng tôi đi theo hàng hai ra tới cổng trường và mỗi người được phát cho một cây kem ‘Cẩm Bình’... Ôi thú vị làm sao... Tôi cũng còn nhớ lại, vào các buổi chiều, hình bóng các Cha dòng thánh thiện trong y phục trắng, có cỗ tràng hạt dài đeo ngang bên, đi dạo với nhau từng hai hay ba người, có khi như cùng đọc kinh, lần chuỗi chung thì phải... Ôi những hình ảnh thánh thiện đó vẫn còn in đậm trong tâm trí tôi...
Lúc ra về, chúng tôi lại đi lại vòng qua hang đá, tôi dừng lại và thầm dâng lời cầu nguyện cho quê hương, cho Giáo hội Việt Nam. Cầu nguyện cho các Cha Dòng năm xưa đã giảng dạy và nhất là yêu thương chúng tôi và giúp chúng tôi một mớ hành trang ‘vào đời’ với nền trí thức căn bản, và nhất là với một tâm hồn rộng mở, thắm đượm tình người... Trong số đó, có những người đã học lên thành tài và làm các công việc trong chính phủ thời xưa. Cũng có người đã theo bước chân các Cha Dòng để dâng mình cho Chúa, đi tu và phục vụ Giáo hội và xã hội trong nhiều chức vụ khác nhau.
Trên đường đời vạn nẻo, các học sinh năm xưa của trường ngày nay đã tản mát đi khắp nơi trên thế giới; nhưng chắc không ai quên được ngôi trường cũ ‘Xanh Tôma’ năm xưa và hình ảnh thân thương, thánh thiện của quý Cha đã sống, đã giảng dạy và yêu thương tại ngôi trường này... Chắc các Cha đó nếu còn sống, ngày nay đã đổi đi ở các tu viện các nơi... Dù ở đâu, xin Chúa cũng cho các Ngài được sống an bình và cầu nguyện cho đoàn con cái năm xưa.
Thế là sau gần nữa thế kỷ tôi lại có dịp về thăm Nam Định, thành phố vô cùng thân thương của tôi vào buổi thiếu thời. Thành phố của Tú Xương, một nhân tài, một nhà thơ ‘bất phùng thời’, vừa khôi hài, vừa lãng mạn, và nhiều khi rất ‘cay chua’ với thời cuộc đổi thay.
Bây giờ tôi vẫn còn nhớ tiếng hát ‘ru con’ của mẹ tôi qua bài thơ của Tú Xương:
Sông kia rày đã nên đồng,
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai,
Đêm nghe tiếng éch bên tai,
Giật mình còn tưỡng tiếng ai gọi đò!.. .
Thật ra tôi không sinh ra ở thành phố Nam Định, nhưng tại một làng thuộc tỉnh Nam Định, sát biên giới huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, gần làng ‘Yên Đổ’ của thi hào Nguyễn Khuyến. Khi lớn lên tôi cũng hay được nghe má tôi và các cụ trong làng chuyền miệng nhau đọc các câu thơ thắm đượm tình quê hương và tình người, diễn tả cảnh đẹp tuyệt vời của miền quê êm đềm thuở ấy của Cụ Nguyễn Khuyến. Những bài đầu tiên tôi thuộc lòng là ‘Ao thu lạnh lẽo nước trong veo.. .’ và ‘Khóc Dương Khuê’.
Tôi đã sinh ra trong chiến tranh và lớn lên trong chiến tranh, và chiến tranh đã đưa đẩy gia đình tôi lưu lạc từ làng này sang làng khác. Các cụ hồi đó gọi là ‘chạy loạn’. Mãi sau này gia đình tôi mới lọt được về thành (tức là thành phố Nam Định).
Hồi đó Thành phố Nam Định có nhiều ‘Nhà máy’ nổi tiếng như Nhà Máy Chai, Nhà Máy Sợi, Nhà Máy Chiếu.. . và như thế cũng có nhiều công ăn vbiệc làm cho những người mới ‘hồi cư’ như gia đình tôi.
Đối với bạn trẻ chúng tôi thời gian đó kể cũng được hưởng những ngày an bình để vui chơi bù lại những ngày sống thật sợ hãi, nơm nớp lo ‘chạy Tây’ và hầu như ngày nào cũng nghe tiếng súng ‘ca-nông’ hay ‘mọt-chê’ nổ và tiếng đạn bắn vèo vèo lướt qua các hầm trú ẩn (hồi đó thường gọi là ‘Tăng Xê’) thật không còn thú vui nào của tuổi trẻ.
Rủ nhau đi tắm sông Hồng (Hồng Hà) chảy ven thành phố Nam Định là một trong những thú vui của tụi trẻ chúng tôi hồi đó. Riêng đối với chúng tôi là tụi trẻ ‘con nhà có đạo’ thì thật không thể nào quên được những ngày ‘đi Lễ’ ‘đi Chầu’ và ‘rước Kiệu’ tại Nhà Thờ lớn Nam Định, hay Nhà Thờ Khoái Đồng bên bờ hồ ‘La-Két’ và gần trường ‘Xanh Tôma’ (Saint Thomas).
Khi gia đình tôi tạm ổn định, mặc dầu vẫn cònh nghèo khổ, nhưng cha mẹ cũng quyết định cho tôi đi học lại. Lúc đó tại Nam Định có hai trường Trung học là trường công ‘Nguyễn Khuyến’ và trường đạo ‘Xanh Tôma’, và vì tôi là con ‘nhà có đạo’ nên dĩ nhiên ông bà gửi tôi vào trường ‘Xanh Tôma’, lúc đó do các Cha dòng Đaminh đìều khiển và rất nổi tiếng. Giáo sư đa số là các Cha Đaminh, nhưng cũng có một vài giáo sư ‘ngoài đời’ ‘có đạo’ cũng như ‘bên lương’. Các học sinh toàn là con trai, ‘có đạo’ cũng có, mà ‘bên lương’ cũng có.
Sống tạm ổn định được vài ba năm, rồi cuộc chiến lan tràn vào thành phố, và năm 1954, gia đình tôi lại lưu lạc vào Miền Nam theo dòng người di cư vĩ đại thời đó, chạy trốn ‘nạn Cộng Sản Vô Thần’.. . và thế là tôi xa mãi mãi bao kỷ niệm thân thương của tuổi trẻ của thành phố Nam Định và ngôi trường ‘Xanh Tôma’ thân thương. Không ngờ cuộc lưu lạc ấy cứ kéo dài mãi và sang đến tận ‘Tân Thế Giới’ miền ‘Đất Hứa’, đất nước Hoa Kỳ.. . Ôi Thánh ý Chúa thật là kỳ diệu không ai lường được.
Cho đến tận năm vừa qua.. . vâng cho đến năm vừa qua cũng do một sự xếp đặt thật kỳ lạ của Chúa, tôi lại được trở về thăm lại Thành phố Nam Định thân thương thuở xưa...
Số là khi gia đình tôi di cư vào Miền Nam, gia đình người anh tôi đả ở lại để có người gìn giử của ‘hương hỏa’ và ‘mồ mả ông bà’.. . và may mắn thay, gia đình anh tôi lại có một người con trai được Ơn Chúa gọi làm Linh mục sau bao gian truân thử thách... Cháu tôi khi lớn lên phải bắt đi ‘bộ đội’ lên chiến đấu trong cuộc chiến đấu chống ‘bọn Trung Quốc bá quyền’ xâm lăng miền Việt Bắc!... Sau đó được ‘phục viên’ và đi làm lại nhà máy sợi Nam Định... Năm nào cháu cũng nộp đơn ‘Xin đi tu’ nhưng (cán bộ) địa phương tìm cách này hay cách khác từ chối... Mãi đến mấy năm trước đây, nhờ mấy người bạn thân ‘chạy chọt’ qua thủ tục ‘đầu tiên’ nên cháu cũng được cấp giấy lên Hà Nội để học tại Đại Chủng Viện... Sau nhiều năm ‘khổ học’ (vì đã lớn tuổi) và tu luyện, cháu tôi mới được chịu chức Linh mục... Nhưng cũng chỉ được ‘phép’ nhà nước vào phút chót, nên bà con ở xa chẳng ai kịp về dự ngày ‘Đại Hồng phúc’ đó của ‘Ông’ Cháu và của đại gia đình.. . Cho đến năm vừa qua, chúng tôi mới có thể kéo về thăm lại quê hương, thăm lại bà con ruột thịt và ‘Ông Cha Cháu’ bây giờ đã là một ‘Cha Xứ’ coi luôn một vùng bảy tám Giáo Xứ, dù mới chịu chức vài ba năm...
Ôi, chỉ những ai trở lại quê hương nơi ‘chôn nhau cắt rốn’, sau bao năm xa cách, mới cảm nghiệm được lòng mình cảm động như thế nào, khi gặp lại bao nhiêu người thân thương đã nhiều năm xa cách. Nhìn lại bao nhiêu quang cảnh, nơi ăn chốn ở rất quen thuộc, thắm đượm bao kỷ niệm tuổi thiếu thời, mà nay đã có nhiều đổi thay.
Dù bận nhiều công việc, như phải thăm họ hàng nhiều nơi, viếng thăm giúp đỡ ‘trại phong cùi’ ở ngoài Bắc, nhưng tôi cũng không thể bỏ qua không thăm viếng lại Nhà Thờ lớn Nam Định, Nhà Thờ Khoái Đồng và ngôi trường ‘Xanh Tôma’ thân yêu thuở xưa... Nhà Thờ Nam Định vẫn đồ sộ với tháp chuông uy linh vươn lên bầu trời đẹp của thành phố, dù bên trong, bên ngoài đã rất cũ kỹ mà chưa có tiền để sửa sang lại. Công trường trước nhà thờ ngày xưa rất rộng, bây giờ đã bị thu nhỏ lại; tuy nhiên tượng Đức Mẹ vẫn còn đó và hàng ngày, nhất là ban tối vẫn có nhiều người kể cả ‘bên lương’ đến cầu nguyện, và cũng có những đoàn giáo hữu già có, trẻ có, đến đọc kinh chung và hát thánh ca trước tượng Đức Mẹ.
Nhà thờ Khoái Đồng vẫn trong tình trạng ‘quốc hữu hoá’ và ‘phong tỏa’ nên chúng tôi không vào thăm được.
Trường ‘Xanh Tôma’ bây giờ tất nhiên đã ‘đổi chủ’ và có tên là ‘Trường Nguyễn Khuyến’.
Tôi đi với một người cháu rất quen thuộc với thành phố Nam Định để đến thăm trường. Chúng tôi đi bộ trên con đường ngày xưa tôi vẫn thường đi qua để đến trường... Từ phố ‘Hàng Tiện’ bên cạnh Nhà Thờ lớn, để sang ‘Phố Huế’ và đi theo một vài dẫy phố nữa là tới trường. Trường vẫn nằm trong khuôn viên cũ, vẫn lối vào cổng cũ, tuy nhiên cổng và tường bao quanh đã cũ kỹ và đổ nát nhiều. Sân cỏ đằng trước không còn sạch và đẹp như xưa. Vào cổng, chúng tôi rẽ sang phía tay trái và đi thẳng đến chỗ ‘Hang Đá Lộ Đức’ ngày xưa. ‘Hang Đá’ vẫn còn, nhưng không còn tượng Đức Mẹ và chung quanh không còn đất rộng và đẹp như xưa, vì người ta đã làm nhà lấn sát vào ngay đàng sau Hang Đá. Đi tiếp vòng bên trái, chúng tôi đến cửa trường. Mọi sự vẫn còn nguyên như xưa, tuy đã rất cũ kỷ vì không được sửa sang; chỉ có tấm bảng lớn treo phía trước với tên ‘Trường Nguyễn Khuyến’ là mới. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn còn đọc được dòng chử cũ kỹ ‘École de Saint Thomas d’Aquain’ in nổi vào tường ở phía trên.
Chúng tôi đến vào lúc các em học sinh vừa ra chơi vào. Có một số người lớn và mấy em học sinh còn đang đứng nói chuyện phía trước. Tuy nhiên vì cháu tôi đã rất quen ở đây, nên chúng tôi cứ tự tiện đi vào không cần hỏi ai. Chúng tôi đi vòng tầng dưới, rồi tầng trên. Dù lúc nhỏ đã học ở đây vài ba năm, nhưng bây gìờ tôi mới để ý trường đã được xây thật khéo: có hàng hiên đi vòng chung quanh và các lớp học nằm quay ra chung quanh hàng hiên. Như vậy, di chuyển rất dể dàng và các lớp học được yên tĩnh dù khi gặp trời mưa bão, và gió thổi mạnh. Các cầu thang đều từ hành lang đi lên. Các lớp học vẫn như xưa, nhưng rất cũ kỹ vì chưa được sửa sang sau cả nửa thế kỷ. Nhà nguyện đã trở thành phòng họp. Tôi đi yên lặng bên người cháu mà không nói lời nào, tâm hồn như chùng xuống với bao ký ức năm xưa... và nhớ lại các Cha Giáo đã dạy ngày xưa... Lúc đó các Ngài còn thật trẻ trung và luôn vui vẻ, thân thương với học sinh chúng tôi dù thuộc tôn giáo nào. Các Cha rất bình dân và dễ thương. Có nhiều Cha học rất cao; có Cha đi du học về... Bây gờ không biết các Ngài đang ở đâu, nhưng chắc chắn đã già lắm rồi, hoặc đã ra đi về ‘Nhà Cha Trên Trời’. Tôi nhớ đến một số Cha, như Cha B. Th., Cha Lê H.T., Cha Nguyễn Văn T. và đặc biệt Cha Nguyễn V. Th (người có viết văn và làm thơ) dạy Việt Văn. Đôi khi Cha dùng những bài viết hoặc bài thơ Cha sáng tác để đọc ‘chính tả’ cho chúng tôi viết và khi chúng tôi hỏi Cha tác giả là ai, Cha nghiêm mặt lại và sau đó cười vui vẻ nói ‘Lý Toét’. Chúng tôi cũng có nhiều kỹ niệm vui với Cha Trần V. Th. Nghe nói Cha là con ‘Nhà Quan’ đấy, nhưng vẫn ‘bỏ mọi sự thế gian’ để đi tu... Ngài làm ‘Giám thị’ nhưng không đánh cũng chẳng mắng chúng tôi bao giờ, mặc dầu luôn cầm ‘cây thước kẻ bảng’ lớn có dáng rất oai vệ. Lúc đầu chúng tôi rất sợ, nhưng khi quen tính Cha, chúng tôi lại hay vui đùa với Cha và lúc đó Cha lại rất vui vẻ đùa lại với chúng tôi. Tôi quên tên một Cha còn trẻ, nghe nói học rất giỏi và có bằng cấp cao, Cha đến dạy một thời gian và đổi đi nơi khác; chúng tôi hỏi Cha sao bị đổi đi như vậy, thì các Cha nói: ‘đi tu, dâng mình cho Chúa, thì luôn phải vâng phục ý Chúa qua Bề Trên mà...’.
Đứng từ cửa chính, nhìn trải khắp sân trường, tôi vẫn còn nhớ được những ngày vui đùa với các bạn trẻ, chạy nhãy khắp sân trường một cách thật hồn nhiên ngây thơ.. . Nhớ những ngày ‘lễ lớn’, khi ra về, mỗi học sinh chúng tôi đi theo hàng hai ra tới cổng trường và mỗi người được phát cho một cây kem ‘Cẩm Bình’... Ôi thú vị làm sao... Tôi cũng còn nhớ lại, vào các buổi chiều, hình bóng các Cha dòng thánh thiện trong y phục trắng, có cỗ tràng hạt dài đeo ngang bên, đi dạo với nhau từng hai hay ba người, có khi như cùng đọc kinh, lần chuỗi chung thì phải... Ôi những hình ảnh thánh thiện đó vẫn còn in đậm trong tâm trí tôi...
Lúc ra về, chúng tôi lại đi lại vòng qua hang đá, tôi dừng lại và thầm dâng lời cầu nguyện cho quê hương, cho Giáo hội Việt Nam. Cầu nguyện cho các Cha Dòng năm xưa đã giảng dạy và nhất là yêu thương chúng tôi và giúp chúng tôi một mớ hành trang ‘vào đời’ với nền trí thức căn bản, và nhất là với một tâm hồn rộng mở, thắm đượm tình người... Trong số đó, có những người đã học lên thành tài và làm các công việc trong chính phủ thời xưa. Cũng có người đã theo bước chân các Cha Dòng để dâng mình cho Chúa, đi tu và phục vụ Giáo hội và xã hội trong nhiều chức vụ khác nhau.
Trên đường đời vạn nẻo, các học sinh năm xưa của trường ngày nay đã tản mát đi khắp nơi trên thế giới; nhưng chắc không ai quên được ngôi trường cũ ‘Xanh Tôma’ năm xưa và hình ảnh thân thương, thánh thiện của quý Cha đã sống, đã giảng dạy và yêu thương tại ngôi trường này... Chắc các Cha đó nếu còn sống, ngày nay đã đổi đi ở các tu viện các nơi... Dù ở đâu, xin Chúa cũng cho các Ngài được sống an bình và cầu nguyện cho đoàn con cái năm xưa.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Buổi Sáng Trong Vắt
Thérésa Nguyễn
00:26 21/01/2008
BUỔI SÁNG TRONG VẮT
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Có mây có nước có cành có hoa
Có mình mà lại có ta….
(Trích thơ Huy Cận)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền