Ngày 17-01-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật 2 Thường Niên: Thánh Gióng và Thánh Tiền hô
LM Nguyễn Trung Tây, SVD
09:55 17/01/2008

Chúa Nhật 2 Thường Niên: Thánh Gióng và Thánh Tiền hô

Vào đời Hùng Vương thứ 6, người Ân từ phương Bắc kéo xuống tấn công vương quốc Văn Lang của người Việt Nam. Thế giặc mạnh như chém sắt chẻ tre, người Ân đi tới đâu, làng mạc biến thành bình địa tới đó. Nếu không có chú bé ba tuổi của làng Phù Đổng, tỉnh Bắc Ninh, vươn mình, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt, một mình một ngựa xông thẳng vào giặc Ân, hiện tình của nước Việt Nam ngày nay có thể đã thay đổi. Điểm lạ lùng là sau khi phá tan giặc ngoại xâm, Phù Đổng Thiên Vương không ghé vào thủ đô Phong Châu diện kiến Vua Hùng Vương. Nhưng thiên tướng cưỡi ngựa sắt lên núi Sóc Sơn, rồi biến mất. Cả một vương quốc Văn Lang không ai được dịp mở lời tri ân tới người hùng tuổi trẻ tài cao.

Chú bé ngày xưa của làng Phù Đổng là một thiên tướng với nhiều đặc điểm lạ kỳ. Một trong những điểm lạ kỳ nhất là chú không màng lợi danh, không để chữ tôi của mình lấn áp chữ tôi của đại cuộc. Chú xuất hiện trong một khoảng thời gian của lịch sử lập quốc. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của người trai thời loạn, chú bé yên lặng bỏ đi. Vua Hùng Vương mến tài, tri ân người hùng lập đền thờ ở làng Phù Đổng. Nhân gian xưng tụng, gọi tên Thánh Gióng.

Vào thời Đức Giêsu, người Do Thái bị gót giầy đô hộ của người La Mã chà đạp. Vào năm 63 B.C., dưới vó ngựa sắt của đoàn quân viễn chinh La Mã, thống tướng Pompey cưỡi ngựa tiến vào kinh thành Giêrusalem. Thế là tình hình chính trị của vùng đất thánh lật sang một trang sử mới, trang sử bị bảo hộ dưới bàn tay sắt bọc nhung của Hoàng Đế Cêsar. Sống trong tình trạng bị ngoại bang đô hộ dầy xéo, người Do Thái vào những năm đầu tiên của công nguyên đêm ngày mong chờ Giavê Thiên Chúa sẽ sai một Đấng Xức Dầu tới. Đấng Xức Dầu này, tương tự như Vua Đavít, sẽ đứng lên lãnh đạo dân chúng đánh đuổi người La Mã ra khỏi vùng đất hứa. Dấu hiệu báo cho dân Do Thái biết Đấng Xức Dầu đã gần đến là sự tái xuất hiện của ngôn sứ Elijah, người đã được đưa về trời bằng một cỗ xe lửa (2Các Vua 2:11). Theo niềm tin, ngôn sứ Elijah sẽ tái xuất hiện, làm người tiền phong, mở đường dẫn lối cho Đấng Xức Dầu đến với dân Do Thái (Malaki 3:1, 23).

Ngày đó rồi cũng đã tới, xuất hiện trong sa mạc qua hình ảnh của ngôn sứ Elijah, ngôn sứ Gioan Tiền Hô mặc áo lạc đà (2Các Vua 1:8), sống bằng mật ong và châu chấu của hoang địa. Tự xưng mình là tiếng kêu trong sa mạc, ngôn sứ Tiền Hô kêu gọi dân chúng hãy thay đổi đời sống, hãy chuẩn bị con đường cho Đấng Xức Dầu. Tiếng kêu gọi của người ngôn sứ đã đánh động lương tâm của nhiều người Do Thái. Đáp trả lại lời mời gọi của tiếng kêu âm vang từ sa mạc, người người từ khắp các làng mạc của miền Nam Giuđê và kinh thành Giêrusalem tiếp tục kéo về vùng đất sỏi, nhận phép thanh tẩy bằng nước sông Giođan từ hai bàn tay của người ngôn sứ sa mạc. Thanh thế của Gioan vào năm thứ nhất Công Nguyên rất lớn. Ngay cả vua Hêrôđê Antipas cũng phải kính nể ngôn sứ Tiền Hô, mặc dầu bản thân của nhà vua bị người ngôn sứ công kích lên án về cuộc hôn nhân giữa ông với người chị dâu Hêrodias. Bởi vị thế khá đặc biệt của ngôn sứ thanh tẩy, có người lầm tưởng Gioan chính là Đấng Kitô mà họ đang mong đợi (Luca 3:15). Nhưng Gioan Tẩy Giả thẳng thắn lắc đầu phủ nhận. Không những thế, ông còn khẳng định một điều, ông chỉ là tiếng kêu trong sa mạc, tiếng kêu dọn đường cho Đấng Kitô (Máccô 1:2-3).

Tương tự như Phù Đổng Thiên Vương, ngôn sứ Gioan Tiền Hô là một người cũng không màng danh lợi, không có những uẩn khúc về cái tôi, cái bản ngã. Cả hai, Thánh Gióng và Gioan Tiền Hô đều hiểu rõ lý do tại sao mình đã xuất hiện trên cõi đời này. Cả hai đều biết nhiệm vụ mình sẽ phải thi hành trong một khoảng thời gian ngắn ngủi của trăm năm trong cõi trần gian. Bởi hiểu và biết, cả hai đều không chết đuối trong dòng sông với cái bản ngã của riêng mình. Nhưng sau khi hoàn thành sứ mệnh do trời cao trao tặng, cả hai yên lặng bỏ đi. Trong khi Phù Đổng bay lên núi Sóc Sơn rồi biến mất, Gioan Tiền Hô nhún nhường lên tiếng khẳng định thân thế của Đấng Xức Dầu Giêsu qua câu nói, “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian”, ngay khi nhận ra bóng dáng của Đức Giêsu (Gioan 1:29). Chưa hết, ngày hôm sau, lại một lần nữa, thấy Đấng Mêsia Giêsu đi ngang qua, ngôn sứ Gioan Tiền Hô tái xác nhận với hai người môn đệ về thân thế “Chiên Thiên Chúa” của Ngài. Bởi chứng từ của sư phụ, hai người môn đệ quyết định rời bỏ môn phái Tiền Hô, gia nhập môn phái Giêsu. Thấy hai người môn đệ đi theo những dấu chân của mình, Chiên Thiên Chúa quay lại hỏi, “Các anh đi tìm chi thế?” Anrê và người môn đệ kia trả lời, “Thưa Thầy, Thầy ở đâu?” Và bắt đầu từ giây phút đó, cả hai người môn đệ của Gioan trở thành hai tân môn đệ của Đức Giêsu (Gioan 1:35-39).

Suy Niệm

Làm người, ai chẳng có bản ngã. Cái tôi của bạn và cái tôi của tôi, cả hai đều được Thiên Chúa ban tặng ngay khi mình vừa được thụ thai trong lòng mẹ. Nhưng nếu bạn và tôi không khéo sử dụng cái bản ngã của riêng mình, chữ tôi có thể trở thành con dao hai lưỡi, nguy hại đến tính mạng tâm hồn của người đang sở hữu lưỡi dao. Khi biết sử dụng cái bản ngã của mình để làm sáng danh Thiên Chúa, hoặc vào những công tác vô vị lợi để xây dựng giáo xứ, hoặc làm việc bác ái lợi ích cho những người anh chị em thiếu may mắn hơn mình, đó là một cái bản ngã thiên đàng, cái bản ngã của Thánh Gióng và của Ngôn Sứ Gioan. Ngược lại, nếu chỉ sử dụng cái tôi cho những sở thích cá nhân của mình, không màng chi đến những lợi ích của tha nhân và của xã hội, cái tôi này không phải là cái bản ngã của Thánh Gióng và Ngôn Sứ Gioan. Cái tôi này chính là cái bản ngã hỏa ngục của người nhà giàu trong câu chuyện dụ ngôn Ông Nhà Giàu và Lazarô của Tin Mừng Luca 16:19-31.

Bởi Thánh Gióng và Thánh Tiền Hô đều sử dụng cái bản ngã của mình cho tha nhân, cho xã hội, và cho đại cuộc, cái tôi của họ là cái bản ngã thiên đàng. Thánh Gióng một mình một ngựa, dẹp tan giặc Ân, đem lại thanh bình, tiếng cười tiếng nói, tiếng chầy giã gạo đêm trăng, và tiếng hát quan họ Bắc Ninh tới vương quốc Văn Lang. Ngôn sứ Tiền Hô, nếu để cái tôi của ngài lên trên đại cuộc, thay vì dẫn người ta đến với Đấng Kitô, ông sẽ làm lơ không giới thiệu Chiên Thiên Chúa đến cho môn đệ của môn phái Tiền Hô và đám đông dân chúng đang lầm tưởng Gioan là Đấng Mêsia; hoặc ông sẽ giơ cao tay ngăn cản hai người môn đệ, trước khi họ có dịp cất bước ra đi lần theo vết chân của Chiên Thiên Chúa. Không! Ngôn sứ Gioan đã không làm như vậy. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ tiếng kêu dọn đường trong hoang địa, người ngôn sứ không ngần ngại, không tiếc nuối, nhưng chấp nhận biến mất sau bức màn nhung sân khấu để Chiên Thiên Chúa Giêsu bước lên khán đài chính. Đẹp thay những cái bản ngã thiên đàng của Thánh Gióng và Thánh Tiền Hô.

Lời Nguyện

Lạy Chúa, xin dạy con biết sử dụng cái tôi của riêng con để làm sáng danh Thiên Chúa, sáng danh Thiên Đàng, và sáng danh Đức Kitô.

www.nguyentrungtay.com
 
Đây chiên Thiên Chúa
Lm Giuse Nguyễn Minh Chánh
14:53 17/01/2008
CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊM NĂM A

ĐÂY CHIÊN THIÊN CHÚA

Khi Gioan Tẩy Giả thấy Chúa Giêsu tiến về phía mình, liền nói: “ Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá tội trần gian” (Ga 1.29). Qua lời giới thiệu trên, Thánh Gioan Tẩy Giả muốn giúp chúng ta khám phá hình ảnh con chiên trong Cựu ước. Và từ hình ảnh đó, mỗi người chúng ta sẽ dễ nhận ra Đức Giêsu chính là Chiên Thiên Chúa như lời Thánh Gioan Tẩy Giả đã khẳng định. Nhờ đó chúng ta sẽ được khơi lên niềm hy vọng vào Đức Giêsu Kitô, Nguồn hạnh phúc của chúng ta.

1/ Chiên Vượt Qua:

Khi Thiên Chúa quyết định giải thoát dân Israel ra khỏi Ai Cập, Ngài truyền cho mỗi gia đình trong dân Do thái phải sát tế một con chiên đực. Con Chiên sát tế phải toàn ven, không quá một tuổi. Hơn nữa phải lấy máu chiên bôi lên khung cửa những nhà có ăn thịt chiên. Trong đêm ấy, Đức Chúa sẽ rảo khắp đất Ai Cập, sẽ sát hại các con đầu lòng Ai Cập. Còn vết máu chiên được bôi lên khung cửa nhà của dân Do thái, đó là dấu hiệu dân Chúa đang ở đó, Đức Chúa sẽ vượt qua và con cái dân Do Thái sẽ không bi tiêu diệt (x Xh 12,1-4). Như vậy nhờ máu chiên trong tiệc vượt qua, dân Do Thái đã không bị tiệu diệt, nhưng nhờ đó mà họ đã được giải thoát khỏi đất nô lệ Ai Cập, được trở nên dân tộc được Chúa thánh hiến, được Chúa nhận làm dân sở hữu, được phụng thờ Thiên Chúa.

Từ hình ảnh con chiên vượt qua trong Cựu ước, sau này các vị chứng nhân trong Tân ước đã nhận thấy nơi Đức Giêsu Kitô chính là Con Chiên Vượt Qua đích thực.

2/ Đức Giêsu Là Chiên Vượt Qua:

Không phải vô tình hay do cảm hứng mà Thánh Gioan Tẩy Giả đã khẳng định với mọi người Chúa Giêsu là Chiên Thiên Chúa. Chắc hẳn những lời từ miệng Gioan Tẩy Giả thốt ra, đó là kết quả của chuỗi ngày ngài đã cảm nghiệm về sứ mạng mà Đức Giêsu sẽ thực hiện trong trần gian. Theo Gioan Tẩy Giả, Chúa Giêsu sẽ hoàn tất sứ mạng của Ngài bằng việc phải đổ máu, phải chịu sát tế như chiên con. Và kết quả công trình cứu độ của Đức Giêsu là nhờ Máu Ngài mà nhân loại được cứu độ.

Về điểm này, chính Thánh Phêrô đã khẳng định cho chúng ta ơn cứu độ mà nhân loại được đón nhận là nhờ Máu của Đức Giêsu Kitô đổ ra, Ngài chính là Chiên Vượt Qua của Thiên Chúa. Thánh Phêrô đã nói: “ Anh em đã được cứu chuộc nhờ bửu huyết của Con Chiên vẹn toàn, vô tỳ tích là Đức Kitô” ( 1 Pr 1,19). Hơn nữa bằng tất cả lòng xác tín ơn cứu độ được thực hiên nhờ Máu Đức Giêsu đổ ra, Tác giả thư Do thái đã tuyên xưng cho chúng ta biết: “ Đức Kitô đã tự hiến tế như lễ vật vẹn toàn dâng lên Thiên Chúa. Máu của người thanh tẩy lương tâm chúng ta khỏi những việc đưa tới sự chết, để chúng ta xứng đáng phụng thờ Thiên Chúa Hằng Sống” ( Dt 9,14). Như vậy, qua những dòng cảm nhận của các chứng nhân về Đức Giêsu là Chiên Vượt Qua của Thiên Chúa. Tất cả như muốn mở ra cho chúng ta niềm hy vọng vào Đức Giêsu Kitô. Nơi Ngài ơn cứu độ sẽ tuôn chảy đến mọi tâm hồn. Và những ai tin tưởng cũng như đón nhận Máu sự sống của Ngài, chắc chắn sẽ được tẩy xoá mọi vết nhơ, được giao hoà với Thiên Chúa, được đón nhận sự sống muôn đời. Vì trong khi lập Bí Tích Thánh Thể, Đức Giêsu đã mạc khải cho chúng ta về hiệu lực của việc Ngài tự đổ máu cho nhân loại, khi Chúa nói: “ Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là Máu Thầy, Máu giao ước đổ ra cho muôn người được tha tội” ( Mt 26,28). Và nơi khác Chúa lại khẳng định dứt khoát bằng những lời rõ ràng này như sau: “ Ai ăn Thịt Tôi và uống Máu Tôi, thì được sống muôn đời, và Tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết”( Ga 6,54). Đây cũng là lời hứa cứu độ mà Đức Giêsu đã khơi nên niềm hy vọng cho chúng ta.

3/ Niềm Hy Vọng Nơi Đức Giêsu Là Chiên Thiên Chúa:

Từ hình ảnh Đức Giêsu là Chiên Thiên Chúa, giờ phút này đã khơi lên trong tâm hồn chúng ta niềm hy vọng vững chắc nơi Ngài. Nếu như dân Do thái bên đất Ai Cập khi xưa đã được cứu sống nhờ máu con chiên, thì Đức Kitô nhờ Máu Ngài đổ ra trên thập giá, Ngài đã đem lại sự sống toàn vẹn cho chúng ta. Kể từ giây phút tuyệt vời ấy, sự sống con người phải được bắt nguồn từ Đức Kitô. Con người sống là nhờ Đức Kitô, bởi Đức Kitô. Hay nói cách khác, Đức Kitô Chiên Thiên Chúa chính là sự sống của con người.

Khi nhìn ơn cứu độ khởi sự từ Đức Kitô, chúng ta rất an lòng và vững tâm. Vì thế chúng ta hãy tìm đến Đức Kitô là Chiên Thiên Chúa đển đón nhận Máu cứu độ của Ngài. Chắc chắn khi khao khát được hiệp thông trọn ven với Máu Đức Kitô là Nguồn suối mang lai sự đổi mới cho sự sống nhân loại, chúng ta bắt đầu một nguồn sống mới với niềm hy vọng tốt đẹp cho tương lai. Đời sống mới này sẽ do chính Chúa ban tặng cho chúng ta, nghĩa là: Từ con người trước đây là nạn nhân của những bất công, chúng ta sẽ tìm gặp công lý và sự thật. Từ con người bị nô lệ cho tội lỗi, chúng ta sẽ được giao hoà với Thiên Chúa và được tự do hoàn toàn trong Chúa. Từ con người mất tình nghĩa với Thiên Chúa, chúng ta sẽ được trở nên người thân tình với Thiên Chúa. Đặc biệt từ một con người thiếu vắng sự sống của Thiên Chúa, chúng ta sẽ được đón nhận tràn đầy sự sống từ Thiên Chúa, sự sống bất diệt và hạnh phúc muôn thuở.

Với những cảm nghiệm cùng với niềm hy vọng vững chắc vào Đức Giêsu Kitô Chiên Thiên Chúa, chắc chắn chúng ta sẽ rất vững tâm và an lòng. Thế nhưng chúng ta cũng phải biết khiêm tốn xin Me Maria luôn nâng đỡ và hướng dẫn chúng ta mỗi ngày, luôn biết gắn bó với Đức Giêsu là Chiên Thiên Chúa Đấng xoá tội trần gian. Amen.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:09 17/01/2008
LO BÒ TRẮNG RĂNG

N2T


Nước Kỷ có một người ngày đêm lo lắng sợ trời sập, vừa nghĩ đến tình hình ấy thì ông ta ăn không ngon, ngủ không yên giấc.

Lại có một người khác biết được người nước Kỷ ấy buồn rầu thì cảm thấy nực cười, nên chạy đến gặp ông ta, nói: “Trời là do khí tích tụ mà thành, không có chỗ nào mà không có khí, chúng ta cả ngày đều ở trong khí mà hoạt động, sao lại lo lắng có ngày trời sập chứ ?”

Người nước Kỷ lo lắng hỏi: “Nếu trời chỉ do khí tích tụ mà thôi, tại sao nhật nguyệt tinh tú không bị rơi xuống ?”

Người ấy nói: “Nhật nguyệt tinh tú cũng là sự tích khí của ánh sáng, có rơi xuống thì cũng không làm hại người.”

- “Vậy thì địa cầu sẽ không bị sụp sao ?”

- Địa cầu là do đất tích tụ mà thành, đầy đủ bốn phương, không có chỗ nào mà không có đất, chúng ta cả ngày ở trên đất đi lại, địa cầu làm sao có thể sụp được chứ ?”


Người nước Kỷ sau khi nghe người ấy giải thích xong, thì hiểu rõ sự thật, sự lo lắng cũng biến mất luôn.

(Liệt tử: Thiên thụy)

Suy tư:

Con người ta ai cũng có những nổi lo của mình: có người lo ngày mai lấy gì ăn lấy gì mặc; có người lo tháng này lấy tiền đâu mà đóng học phí cho con; có người lo chạy áp phe bể mánh; có người lo tiền hối lộ chia chác bị cấp trên phát hiện; lại có người lo không biết ngày nào thì “ủ tờ”, bởi vì buôn bán ma túy thuốc phiện.v.v... Tóm lại là người giàu có thì có nổi lo lắng của người giàu có, người nghèo khó thì có sự lo của người nghèo khổ, ai cũng lo lắng cả.

Lo chuyện trời đất sập không phải là lo bò trắng răng, nhưng là mọt cái lo chính đáng, đó là cái lo mà ngày nay khoa học đang lo lắng không biết quả đất này nó sẽ như thế nào, nếu có một thiên thạch khổng lồ tông vào, ghê thật.

Ai cũng có cái để lo lắng cả, nhưng người Ki-tô hữu biết đem cái lo lắng của mình đặt vào trong sự quan phòng của Thiên Chúa, và hết sức làm tròn trách nhiệm của mình, đó chính là cái lo lắng cách chính đáng mà bất kỳ người Ki-tô hữu nào cũng có thể làm được, chỉ có điều là họ có sự tín thác không mà thôi.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:10 17/01/2008
N2T


8. Nếu chỉ từ bỏ tiền tài thì chưa đủ quý, người ngoại giáo cũng có thể làm như thế; hoàn toàn dâng hiến mình cho Thiên Chúa, cắt đứt ý riêng để theo lệnh, mới là công việc của người tuân theo lời dạy.

(Thánh Hieronymus)
 
Cuộc đời con luôn làm nhân chứng cho Chúa
Lm Jude Siciliano OP
19:13 17/01/2008
Thưa quý vị,

Nhìn chung các ngôn sứ đều khá bạo mồm bạo miệng. Bất chấp những nguy hiểm, họ can đảm nói lời Thiên Chúa, mà nhiều khi chính họ củng chẳng hiểu hết ý nghĩa và hậu quả của nó. Nhất là khi cộng đồng rơi vào tôn thờ ngẩu tượng, hoặc bỏ Thiên Chúa mà liên minh với ngoại bang, hoặc áp bức người nghèo khổ. Những lúc ấy họ không tiếc lời sỉ vả, tiên tri Giêrêmia là điển hình. Hôm nay tiên tri Isaia lại cho thấy một hình thức khác của cái táo bạo mang tính ngôn sứ: “nói liều” nếu xét theo tiêu chuẩn loài người: “Hởi Israel, ngươi là tôi trung của ta, ta sẻ dùng ngươi để biểu lộ vinh quang”. Vinh quang cái nổi gì khi tuyển dân đang sống nhục nhã dưới ách nô lệ Assyria?

Vậy mà Isaia đệ nhị cứ ngang nhiên tuyên bố trong suốt bài đọc I hôm nay. Đây là một phần của bài ca thứ hai người tôi tớ trung thành của Giavê. Bài ca dài suốt chương 49. Đoạn trích hôm nay gồm các câu 3, 5, 6. Hoàn cảnh là Israel đang bị quân Ba Tư chiếm đóng, một số dân bị lưu đày sang Babylone. Tình hình thật buồn thảm và bế tắc gần như tuyệt vọng vì không có lối thoát. Vậy mà tiên tri dám tuyên bố giải phóng và hứa hẹn được trở về quê cha đất tổ. Đúng là một sự bạo dạn không ai dám làm.

Không những hứa hẹn giải phóng, được trở về quê nhà, mà tiên tri còn đi xa hơn nữa: sau khi đã phục hồi họ, Thiên Chúa sẽ làm cho họ trở thành ánh sáng muôn dân: “Nếu ngươi là tôi trung của ta, để tái lập các chi tộc Giacóp, để dẫn đưa những người sống sót trở về, thì vẫn còn quá ít. Vì vậy Ta sẽ đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu dộ của ta đến tận cùng cỏi đất”. Loài người chẳng ai dám mơ giấc mộng mị như vậy cho một dân nô lệ. Nhưng Isaia đã dám làm để tuyên bố quyền năng và quan tâm của Thiên Chúa cho họ, ngỏ hầu khơi dậy và kích hoạt lòng cậy trông vào Ngài. Liệu ngày hôm nay các nhà rao giảng “sự thật” dám làm như vậy cho những thính giả đương thời?

Bởi vì trong tình hình của thời hiện tại, loài người củng đang phải sống dưới chế độ nô lệ bằng nhiều hình thức, mà nhà “rao giảng” nào củng dể dàng nhận ra: nô lệ kinh tế, chính trị, giáo dục, tình dục, quyền lực, tiền tài… vô số, không kể xiết. Và ngay chính bản thân củng đang chịu nô lệ hình thức này hay hiểu cách khác: tiện nghi, nhung lụa, tiếng tăm, kiêu căng… Dĩ nhiên rồi, nô lệ bao giờ củng là một nổi cô đơn, khốn khổ. Chúng ta cần khích lệ và nâng đỡ. Làm thế nào tìm ra nguồn an ủi, lời đáp trả tiếng kêu cứu? Nếu cứ tiếp tục nảo trạng cũ, thì củng giống như dân Do thái, tuyệt vọng và bế tắc. Cho nên, phải cần một sự cải tổ triệt để, một cuộc cách mạng bắt đầu từ chính bản thân người rao giảng. Thí dụ: chúng ta tự hỏi tôi đang bị nô lệ ở đâu, cho cái gì? Liệu có phải tôi vong thân khỏi gia đình, bạn bè vì tính kiêu căng hoặc ích kỷ? Liệu tôi có phải đang xa lìa đức tin, và tình yêu Thiên Chúa? Liệu lối giử đạo của tôi có làm đồng nghiệp từ chối Chúa? Liệu tôi là ngoại kiều ngay trong đất nước tôi? Liệu quan điểm về công lý, hòa bình của tôi đụng chạm với cảnh sát? Liệu tôi thà thỏa hiệp với thế gian hơn trung thành với đường lối Thiên Chúa? Liệu lời rao giảng của tôi giống tiên tri Isaia, khơi đức tin và cậy trông cho thiên hạ? Những câu hỏi tương tự và hàng trăm câu hỏi khác thức tỉnh giấc điệp an phận của chúng ta.

Đó là những lý do để chúng ta cùng nhau suy tư, thờ phượng Chúa trong chúa nhật hôm nay. Và chúng ta không lạc lỏng trong bài đọc này. Vô số người củng đang vật lộn như chúng ta, vô số người củng đang cảm thấy “lưu đày” trong lối sống của họ. Thiên Chúa chắc chắn đang nhìn xem nổi thống khổ của nhân loại và giơ tay cứu giúp, đúng như dân Do thái thời Isaia đệ nhị. Thiên Chúa đã từng hội nhập với chúng ta trong kiếp lưu đày. Rỏ nhất là trong kiếp sống của Đức Giêsu thành Nazareth. Đã từng nâng đở và hiệu cường dân Ngài, đã từng thề hứa ban cho nhân loại sự giải phóng và tự do, đã từng kêu gọi chúng ta vững vàng trong đức tin: “Thầy đây, đừng sợ”, bây giờ lại bỏ rơi chúng ta hay sao? Cho nên chúng ta không có lý do để thất vọng, không có lý do thôi mạnh dạn trở nên “ánh sáng cho muôn dân”

Đó là điều liên kết bài I hôm nay với Phúc âm, kể về phép rửa của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Gioan. Tin Mừng này bỏ qua trình thuật giây phút Đức Giêsu xuống sông Giođan mà chỉ kể về lời chứng của Gioan: “Hôm sau khi Gioan thấy Đức Giêsu tiến về phía mình liền nói: Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian…”. Bởi vì trong suốt Phúc âm, Gioan mô tả Đức Giêsu hành động và rao giảng như Đấng đầy quyền năng, như một Đức Giêsu phục sinh hiện diện mạnh mẻ và sống động trong những kẻ tin mình. Oâng muốn loại bỏ giới hạn, yếu đuối trong ngôi vị Đức Giêsu mà ông tin là Ngôi Lời Thiên Chúa. Mặc dầu ông không thực sự nói đến phép rửa ở sông Giođan, nhưng ông miêu tả tương tự như ba Phúc Aâm khác về sứ mạng của Chúa Cứu Thế: “Tôi đã thấy Thần Khí tựa như chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người.”

Như vậy trong cả bốn Phúc âm, Chúa Giêsu khai trương đời sống rao giảng bằng “phép rửa” của Gioan. Ý nghĩa của việc này ra sao chúng tôi đã đề cập đến trong một bài suy niệm trước đây, cũng vào dịp này. Còn bây giờ là về lựa chọn của Chúa Giêsu, khi bắt đầu cuộc sống công khai. Lựa chọn đó là số phận của người tôi tớ trung tín của Giavê mà Isaia đã có tới bốn bài ca. Bài ca hôm nay của người tôi trung sẽ trở nên “ánh sáng cho muôn dân”. Đức Giêsu sẽ sống đúng mẫu mực đó. Gioan chỉ cho thính giả Do Thái biết: “Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh lấy tội trần gian”, để rồi bài ca số bốn sẽ minh chứng một sự thật vô tiền khóang hậu: “Con Chiên đem đi chịu sát tế”. Một sự trùng hợp kỳ lạ (Is 52,13).

Nhưng điều nên lưu ý trong bài Tin Mừng hôm nay là Gioan đã nhắc đến hai lần “tôi đã không biết Người” và hai lần “tôi đã thấy Thần Khí ngự trên Người”, không phải vô tình ông đã làm như vậy. Chủ yếu là để lôi kéo sự chú ý của thính giả và dạy chúng ta một bài học sâu xa. Hai điệp văn thứ nhất: “Tôi đã không biết Người”. Có phải đúng là Gioan đã không biết người anh em họ của mình, Đức Giêsu mà thiên hạ gọi là Kitô? Vậy thì khi còn ở trong dạ mẹ, ông nhẩy mừng ai? Rồi vừa câu trên: “Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian” ông chỉ về ai? Ông giới thiệu ai với thính giả của mình? Ông muốn nói chi bằng điệp khúc ấy? Các nhà thần học tài giỏi giải thích rằng: tự thân, bằng kiến thức lòai người, Gioan không thể biết Đức Giêsu là Chiên Thiên Chúa, là Đấng gánh tội trần gian. Ông phải nhờ ơn soi sáng từ trời cao. Thì ra chúng ta củng vậy thôi. Muốn biết Đức Kitô đích thực là ai, chúng ta cần ơn siêu nhiên, cần sự soi sáng từ Thiên Chúa. Suy ra, bằng kiến thức lòai người, chúng ta chẳng thể làm môn đệ Chúa, như các học trò trần gian nhận biết ông thầy mình. Chúng ta cần điều chi hơn thế. Đó là đức tin siêu nhiên, đức tin được thể hiện bằng những việc lành thánh như: cầu nguyện, hãm mình, ăn chay, bố thí. Cứ logic này thì xưa nay chưa chắc gì chúng ta đã biết Chúa thật, làm môn đệ Ngài thật.

Bằng bí tích rửa tội, chúng ta được kêu gọi làm môn đệ Chúa. Nhưng chúng ta còn cần tinh thần của Chúa để nhận định Đức Giêsu ở đâu, trong người nào, ở biến cố nào? Chúng ta phải được tinh thần Ngài dẫn dắt làm những chứng nhân cho chân lý, chứ không phải cứ phè phởn rồi vổ ngực huênh hoang, rao giảng hùng hồn ta đây biết Đức Giêsu, ta đây là môn đệ Ngài, thầy của ta là Đấng Thiên Sai …

Câu điệp văn thứ hai là: “tôi đã thấy thần khí xuống và ngự trên Ngài”. Câu này củng gói gém một bài học sâu xa. Thần khí là ai? Là chim bồ câu tượng trưng cho tình yêu, hòa bình, sự trong trắng … tất cả đều nói lên mối tương giao giữa Đức Giêsu và Thiên Chúa, hay nói cho cụ thể hơn: Trời cao. Những phẩm chất ấy “ngự” trên Ngài, ở lại trong Ngài, không phải một chốc lát, nhưng là vĩnh viễn, trong suốt sứ mạng của Ngài, gồm cả trên thập tự, cái chết, an táng, sống lại và lên trời, chẳng giây phút nào mà Thần Khí không ngự trên Ngài. Cho nên chẳng lạ gì về hành vi của Đức Giêsu, đầy yêu thương, thông cảm, vâng lời và hòa bình. Còn chúng ta thì sao? Có được một chút xíu nào về tư cách của Ngài? Chúng ta hành xử thế nào trong sứ vụ, trong nếp sống hằng ngày? Chắc chắn khi gọi và chọn chúng ta cộng tác với Ngài, Đức Giêsu cu?ng ban Thần Khí cho mỗi người qua mọi giai đọan của cuộc sống: lên thác, xuống ghềnh, thử thách, gian truân, vui mừng, sầu khổ,. .. nhưng chúng ta có trung thành với Thần Khí ấy hay không? Câu trả lời xem ra thất vọng và đầy lo sợ về sự bất trung của mình.

Nhưng người ta kể rằng: có một chiếc ấm trà bằng sành rất đẹp, hoa văn tinh xảo. Người chủ chỉ dùng vào những dịp đặc biệt để tiếp đãi khách thật qúy và thân thiết. Chiếc ấm hạnh phúc về vẻ đẹp yêu kiều, mỏng manh của mình. Nhưng một hôm tai họa đến. Cô hầu bàn vì vội vả nên đánh rớt chiếc ấm xuống đất. Nó vỡ vung và sứt vòi, chẳng còn sử dụng vào việc chi nữa, nên người ta vất nó vào thùng rác. Ngày tháng trôi qua, cáu bẩn bám khắp thân ấm. Người đi mua đồ củ củng chê rồi bỏ qua. Chiếc ấm buồn tủi, mong ước được lành lại như xưa và lại được chủ nhà nâng niu yêu qúy. Nhưng đó chỉ là giấc mơ, thực tế vẫn là chiếc ấm vỡ, chẳng còn ai muốn đóai hòai.

Thế rồi một hôm, người làm vườn đi qua, ông lục tìm dụng cụ để làm cỏ, ông nhìn thấy chiếc ấm có hoa văn thật đẹp. Ông mang về lau chùi thật sạch sẽ, chiếc ấm lại lộ ra vẻ đẹp thực của mình. Người làm vườn ngẫm nghĩ, chẳng thể dùng vào việc pha trà được nữa, thì dùng vào mục đích khác. Thế là ông hàn chổ vỡ lại, đổ đất và phân tro vào đầy ấm, rồi trồng vào đấy một củ thược dược và đặt dưới cửa sổ. Ít lâu sau, cây hoa lên mầm, ra lá và trổ bông. Thiên hạ trầm trồ khen cây hoa đẹp, nhưng khi nhìn chiếc bình, họ bở ngở hơn. Họ hỏi xem người làm vườn đã “tậu” được chậu hoa quý như vậy ở đâu? Ông nói sự thật nhưng chẳng ai tin. Chỉ duy những người biết tài nghệ của ông thì rõ.

Bạn và tôi củng vậy thôi, và người chủ vườn là Đức Giêsu. Ngài chọn bạn và gọi bạn cộng tác với Người trong kế họach cứu rỗi trần gian. Nhiều lần chúng ta phản bội, làm xấu đi bộ mặt của mình. Nhưng Thiên Chúa không hề thất vọng về chúng ta. Ngài vẩn luôn tỏ mình ra, như Ngài hiển linh hôm nay cho Gioan và các tín hữu, trong đó có bạn và tôi. Chúng ta chẳng thể “lành lặn” như trước nữa, nhưng giấc mơ vẫn có thể trở thành hiện thực. Miễn là chúng ta có lòng thành, sửa chữa lỗi lầm. Điều này nói xem ra dể dàng, nhưng thực hiện thì thật là khó và còn bao nhiêu là trở ngại.

Tin Mừng hôm nay cho chúng ta một cơ hội được nhận ra Chúa hiển linh qua lời chứng của Gioan. Tiếng từ trời không nói với đám đông, nhưng qua một mạc khải cho Gioan, và Gioan nói để thính giả hay: “Tôi đã thấy và tôi xin làm chứng”. Hằng ngày Chúa Giêsu củng hiển linh cho chúng ta qua rất nhiều nhân chứng, kèm theo tiếng từ trời trong lương tâm. Liệu chúng ta có nhận ra và lắng nghe, rồi làm chứng cho kẻ khác? Chúng ta chẳng thể nói mình chưa hề được Chúa hiển linh cho. Nếu chưa thì Tin Mừng hôm nay là một chứng cớ. Gioan còn nói với mọi người, đúng như ông đã nói với thính giả Do Thái xưa, và chúng ta không thể phủ nhận. Liệu chúng ta có dám làm chứng như ông? Amen.

CHÚA NHẬT 2 THƯỜNG NIÊN A (Ga 1, 29-34)

Chuyển ngữ Lm. Thomas Tuý, OP.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Dân Thành Rôma Sẽ Tụ Họp Tại Quảng Trường Thánh Phêrô Ngày Chủ Nhật Để Tỏ Lòng Ưu Ái Đức Thánh Cha
Bùi Hữu Thư
12:15 17/01/2008

Dân Thành Rôma Sẽ Tụ Họp Tại Quảng Trường Thánh Phêrô Ngày Chủ Nhật Để Tỏ Lòng Ưu Ái Đức Thánh Cha



Sau khi các cuộc phản đối khiến cho Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI phải hoãn cuộc viếng thăm một Đại Học Rôma, Đức Hồng Y Camillo Ruini mời tất cả dân chúng thành Rôma tụ họp tại quảng trường thánh Phêrô để bầy tỏ lòng ưu ái Đức Thánh Cha.

Cuộc viếng thăm Đại Học Sapienza được hoạch định vào ngày Thứ Năm, nhưng một nhóm giáo sư và sinh viên đã ký một lá thư phản đối cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng, người họ cho là “đối nghịch với khoa học.”

Văn phòng truyền thông Vatican cho hay vào ngày Thứ Hai là “việc đình hoãn cuộc viếng thăm là thích hợp,” biến cố này được sắp xếp “do lời mời của viện trưởng.”

Đức Thánh Cha vẫn gửi bài diễn văn ngài đã soạn thảo cho viện đại học, theo Vatican.

Đức Hồng Y Ruini, đại diện tông tòa Rôma, mời gọi tất cả dân thành Rôma tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô ngày Chủ Nhật vào lúc đọc kinh Truyền Tin buổi trưa, và cho hay “đây sẽ là một cử chỉ để tỏ lòng ưu ái, an lạc và hân hoan vì có Đức Bênêđictô XVI là Giám mục và là Giáo Hoàng của chúng ta.”

Đức Hồng Y nói thêm, “Trong trường hợp này, toàn thể thánh đô đã bị tác động một cách đau đớn, Giáo Hội Rôma bầy tỏ lòng hiếu thảo và mật thiết với Đức Giám Mục và Giáo Hoàng của mình, và bầy tỏ lòng thương mến, tin cậy, kính phục và biết ơn Đức Bênêđictô, người được ghi sâu trong trái tim của dân thành Rôma.”
 
Giới lãnh đạo nước Ý bất bình vì việc hủy bỏ bài diễn văn của ĐGH
Phụng Nghi
12:28 17/01/2008
Giới lãnh đạo nước Ý bất bình vì việc hủy bỏ bài diễn văn của ĐGH

Roma (CWN) – Các nhà lãnh đạo chính trị nước Ý đã tỏ ra choáng váng khi được tin một cuộc phản đối ầm ĩ tại đại học La Sapienza ở Roma khiến Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI phải hủy bỏ cuộc viếng thăm trường đã được hoạch định trước đây.

Tổng thống Ý ra tuyên bố kết án “sự bất khoan dung không thể chấp nhận được” biểu lộ nơi những người phản đối trong khuôn viên đại học; họ dự trù đón giáo hoàng bằng nhạc rock ầm ĩ, các bích chương chống hàng giáo sĩ, những cuộc diễn hành của người đồng tính. Thủ tướng Romano Prodi nói rằng các cuộc phản đối “kích động những tình trạng căng thẳng không thể chấp nhận được và tạo ta một bầu không khí thiếu tôn trọng truyền thống văn minh và bao dung của nước Ý.”

Thị trưởng Roma là Walter Veltroni thêm rằng ông muốn có triển vọng là việc xuất hiện của Đức giáo hoàng tại đại học sẽ là “cơ hội lớn lao khác nữa cho thành phố Roma để chứng tỏ rằng đó là một trung tâm cho các cuộc đối thoại công dân.” Ông nói rằng, trong khi các cuộc tranh luận trí thức được hoan nghênh thì “cách cư xử bất bao dung” của một thiểu số tại La Sapienza là một “điều xấu cho dân chủ và tự do.” Vị cựu Thủ tướng nước Ý, ông Silvio Berlusconi, còn đi xa hơn nữa khi nói rằng sự việc này là “điều xỉ nhục” và là “một ngày đáng xấu hổ” cho nước Ý.

Đức Thánh Cha Bênêđictô hủy bỏ cuộc xuất hiện dự trù vào ngày 17 tháng giêng sau khi một nhóm chừng 100 sinh viên tả phái chiếm cứ văn phòng của Tiến sĩ Renato Guarini, viện trưởng đại học La Sapienza, đòi hỏi rút lại lời mời Đức giáo hoàng. Trước đó, một nhóm 67 giáo sư – một thiểu số trong ban giảng huấn – đã ký một bản thông cáo kết án rằng sự xuất hiện của giáo hoàng là điều không thích hợp bởi vì, theo lời của họ, giáo hoàng là kẻ thù của khoa học.

Hồng y Camillo Ruini, giáo chủ thành Roma, đề nghị những người Công giáo trong thành phố sẽ tập hợp tại quảng trường Thánhh Phêrô vào chủ nhật này (20 tháng giêng) để dự buổi đọc kinh Truyền tin thường lệ của Đức Thánh Cha, như một dấu chỉ mối thịnh tình liên kết với ngài. Hôm thứ tư (16 thàng giêng), một nhóm đông các sinh viên đại học La Sapienza đã tham dự cuộc tiếp kiến của Đức Thánh Cha để bày tỏ sự ủng hộ. Có một lúc một thành viên trong nhóm này – được phong trào Hiệp thông và Giải phóng tổ chức – đã hô to cho Đức giáo hoàng nghe: ”Đại học La Sapienza ủng hộ Đức Thánh Cha!” ĐGH đáp lại các sinh viên: “Cám ơn sự hiện diện và lòng ưu ái của các con.”
 
Nội dung bài diễn văn Đức giáo hoàng: “Tôi không tới để áp đặt đức tin”
Phụng Nghi
12:32 17/01/2008
Nội dung bài diễn văn Đức giáo hoàng: “Tôi không tới để áp đặt đức tin”

Roma (CNA) – “Tôi không đến để áp đặt đức tin, nhưng để xin quý vị có can đảm phục vụ chân lý”, đó là những lời mở đầu trong bài diễn từ của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI được đọc tại trường đại học La Sapienza ở Roma ngày 17 tháng 1 năm 2008.

Cuộc viếng thăm ngôi trường đại học cổ kính nhất tại Roma (do Đức giáo hoàng Boniface VIII thành lập năm 1303) của Đức Thánh Cha có lúc đã phải đã được hoãn lại sau khi một nhóm giáo sư và sinh viên đe dọa sẽ phá vỡ sự việc bằng biểu tình phản đối. Nhưng cuối cùng cũng đã xẩy ra.

“Vị giáo hoàng phải làm gì hoặc nói gì tại một đại học đường? Chắc không phải để áp đặt niểm tin lên những kẻ khác bằng đường lối uy quyền, đức tin mà chỉ có thể ban phát cho người khác trong sự tự do”, Đức giáo hoàng viết như thế trong bài diễn văn của ngài đọc tại La Sapienza. Bài diễn từ cũng đã được công bố trên nhật báo L'Osservatore Romano là tờ báo của Tòa thánh Vatican.

Trong bài diễn từ, Bênêđictô XVI nói rõ rằng “La Sapienza đã một thời là trường đại học của giáo hoàng nhưng nay là một trường đại học thế tục có quyền tự trị, đó là một phần trong bản chất của bất cứ một đại học nào, chỉ cam kết phục tùng thẩm quyền của chân lý.”

Đức Thánh Cha viết: “Được hưởng qui chế tự do không nằm dưới thẩm quyền của chính trị hoặc giáo sĩ, trường đại học tìm ra được vai trò đặc biệt của mình, (một vai trò) mà ngay cả trong thời đại tân tiến, cũng cần đến một thể chế như thế.

Đức Thánh Cha cũng lý luận rằng các chân lý của tôn giáo là điều có thể chứng minh được.

“Nhiều sự việc được các nhà thần học trong lịch sử (Giáo hội) chúng ta nói đến và ngay cả được các giới chức trong Giáo hội thực hành, đã được lịch sử chứng tỏ là sai. Tuy nhiên, điều có thực là lịch sử các vị thánh nhân, lịch sử của chủ nghĩa Nhân bản lớn mạnh trên các nền tảng của đức tin Kitô giáo, chứng tỏ rằng ở cốt lõi căn bản của nó là chân lý của đức tin, do đó cho nó một vai trò nơi lý trí công cộng.”

Đức Thánh Cha cũng cảnh báo về nguy cơ đang lớn mạnh của chủ thuyết vị lợi (utilitarianism) trong nền văn hoá Tây phương: “con người, rõ rệt là vì có được sự hiểu biết và quyền uy lớn lao, có thể đầu hàng trước vấn nạn về chân lý. Và điều này đồng thời có nghĩa là lý trí, chung cuộc, phải khuất phục trước áp lực của lợi ích và lừa phỉnh của tiện nghi, nghĩ đó là những tiêu chuẩn quyết định sau cùng.”

ĐGH Bênêđictô XVI kết luận bài diễn từ bằng cách nhấn mạnh rằng vì vai trò cùa ngài là Người chủ chăn của Giáo hội, “nên bổn phận là phải giữ cho sống động ý thức về chân lý, có nghĩa là luôn luôn mời gọi lý trí đi tìm kiếm chân lý, điều thiện hảo, và Thiên Chúa.”
 
Diễn văn của Đức Thánh Cha cho cuộc viếng thăm hụt tại Đại Học La Sapienza
LM. Trần Đức Anh, OP.
14:41 17/01/2008
Diễn văn của Đức Thánh Cha cho cuộc viếng thăm hụt tại Đại Học La Sapienza

VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi giới đại học hăng say tìm kiếm chân lý và ngài cảnh giác lý trí sẽ bị khô cằn nếu khép kín đối với sứ điệp cao cả đến từ đức tin Kitô.

Trên đây là ý tưởng nổi bật trong diễn văn lẽ ra được ĐTC đích thân trình bày trong cuộc viếng thăm tại Đại học La Sapienza ở Roma sáng 17-1-2008, nhưng bị hủy bỏ vì không có bầu không khí thuận lợi do sự chống đối của một nhóm nhỏ các giáo sư và sinh viên.

Nguyên văn bài diễn văn của ĐTC đã được gửi tới giáo sư Renato Guarini, Viện trưởng đại học La Sapienza, và được Phòng Báo chí Tòa Thánh công bố chiều ngày 16-1-2008. Nhiều báo chí đã đăng nguyên văn bài này trong số ra ngày 17-1-2008.

Diễn văn đã được giáo sư phó viện trưởng đại học La Sapienza tuyên đọc trong buổi khai mạc niên khóa mới tại đại thính đường đại học. Trong văn kiện này, ĐTC tìm cách trả lời câu hỏi: ”một giáo hoàng có thể nói gì trong cuộc viếng thăm như tại đại học này? ĐTC cho biết ngài ”nói trong tư cách là đại diện của một cộng đoàn tín hữu, trong đó, qua cuộc sống bao thế kỷ có một triết lý sống đã được trưởng thành”; ngài cũng ”nói như đại diện của cộng đoàn đang mang và gìn giữ nơi mình một kho tàng kiến thức và kinh nghiệm luân lý đạo đức, quan trọng đối với toàn thể nhân loại”.

ĐTC nói đến ”sứ điệp Kitô, do căn cội của mình, phải luôn luôn là một khích lệ hướng về chân lý và qua đó cũng là một sức mạnh chống lại sức ép của quyền lực và lợi lộc”. Ngài cũng nêu rõ nguy cơ của thế giới tây phương ngày nay, đó là con người đầu hàng trước vấn đề chân lý, và điều này đồng thời cũng có nghĩa là lý trí phải cúi mình trước sức ép của lợi lộc và sự thu hút của những gì là hữu dụng, bó buộc phải coi sự hữu dụng ấy như tiêu chuẩn tối hậu”. ĐTC nói: ”Nếu lý trí, bị thúc đẩy bởi thái độ tự mãn là tinh tuyền, để rồi giả điếc đối với sứ điệp cao cả đến từ đức tin Kitô và sự khôn ngoan đức tin, thì nó sẽ khô héo như một cây với những rễ không còn đi tới nước mang lại sự sống nữa. Lý trí ấy đánh mất can đảm đối với sự thật và không còn cao cả nữa, trái lại trở nên thấp kép”.

Áp dụng ý tưởng trên đây vào nền văn hóa Âu Châu, ĐTC nói: ”Điều đó có nghĩa là nếu Âu Châu chỉ muốn tự xây dựng trên những lý lẽ riêng của mình và những gì có sức thuyết phục nhất thời, để rồi chỉ bận tâm đến đặc tính đời (laicità) của mình và xa rời những gốc rễ nhờ đó mà nó sống, thì nền văn hóa Âu Châu sẽ không còn hợp lý trí và sinh động nữa, nhưng sẽ tan rã và phân tán”.

Trở lại với câu hỏi đặt ra ngay từ đầu bài diễn văn, ”Giáo hoàng phải làm gì và nói gì ở đại học?”, ngài trả lời: ”Chắc chắn là giáo hoàng không được tìm cách áp đặt đức tin một cách độc đoán cho người khác, vì đức tin chỉ có thể trao tặng trong tự do. Ngoài sứ vụ chủ chăn trong Giáo Hội và trên căn bản bản chất nội tại của sứ vụ mục tử này, nhiệm vụ của giáo hoàng là luôn thức tỉnh sự nhạy cảm đối với sự thật; luôn tái mời gọi lý trí tìm kiếm chân, thiện, Thiên Chúa, và trong hành trình này, mời gọi lý trí để ý đến những ánh sáng hữu ích phát sinh qua dòng lịch sử đức tin Kitô và nhờ đó nhận thấy Chúa Giêsu Kitô là Ánh Sáng soi sáng lịch sử và giúp tìm ra con đường hướng về tương lai”.

Trong buổi lễ khai giảng, Giáo sư viện trưởng Renato Guarini đã lên án những chống đối ý thức hệ không thể chấp nhận được và bày tỏ mong ước Đại học sẽ có cơ hội đón tiếp ĐTC. Bộ trưởng Giáo Dục Italia, Ông Fabio Mussi, khẳng định rằng việc ĐTC đến thăm và phát biểu tại đại học không hề làm thương tổn nguyên tắc đời của đại học như một số người đã nói.

Đô trưởng Roma, Ông Veltroni lên án thái độ bất bao dung của những thành phần chống đối cuộc viếng thăm của ĐGH và nói rằng ”Không bao giờ được phép để cho thái độ bất bao dung tước bỏ lời nói của một ai vì bất kỳ lý do nào, và càng không thể cấm cản một diễn văn về các quyền phổ quát của con người và nhất là đây là ĐGH Biển Đức 16 là một điểm tham chiếu luân lý, tinh thần và văn hóa của hàng triệu người”.

Trong khuôn viên đại học và đại thính đường có nhiều sinh viên ủng hộ ĐTC và cũng có những người đòi giáo sư viện trưởng phải từ chức, trong khi bên ngoài các sinh viên chống đối biểu tình đòi bộ trưởng giáo dục phải từ chức và chống ông đô trưởng Roma (SD 17-1-2008)
 
Các Em Học Sinh trên khắp thế giới: Hãy Can Đảm Hỏi tại Sao Liên Hiệp Quốc Ủng Hộ Cho Việc Phá Thai?
Anthony Lê
15:40 17/01/2008
Các Em Học Sinh trên khắp thế giới: Hãy Can Đảm Hỏi tại Sao Liên Hiệp Quốc Ủng Hộ Cho Việc Phá Thai?

NEW YORK (LifeSiteNews.com) - Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ông Ban Ki-moon (người gốc Đại Hàn) sẽ trả lời tất cả những email gởi đến cho Ông từ các em học sinh, và sinh viên trên khắp thế giới về vai trò của Liên Hiệp Quốc trên khắp thế giới. Những câu hỏi được chọn lựa, sẽ được cho đăng trên một website riêng của Liên Hiệp Quốc vào Tháng 3/2008 sắp tới đây.

Dự án công cộng này là do Bộ Phận Đặc Trách về Thông Tin của Liên Hiệp Quốc đảm trách và mang tên là Dự Án Dạy và Học Toàn Cầu (Global Teaching and Learning Project). Các em học sinh từ tiểu học đến trung học, và sau đó là Đại Học được khuyến khích là nên vào trang web chính của Liên Hiệp Quốc, để gởi email và hỏi về những vấn đề có liên quan tới hoạt động của Liên Hiệp Quốc.

Những nhóm phò sinh trên khắp thế giới khuyến khích và kêu gọi tất cả các em là hãy viết email cho Liên Hiệp Quốc và hỏi Liên Hiệp Quốc tại sao chuyện phá thai vẫn còn là một trong những nổ lực mạnh mẽ và điền cuồng của Liên Hiệp Quốc.

Có một điều hết sức mâu thuẫn và trái ngược đó là, Ông Austin Ruse - người đứng đầu cho Học Viện Gia Đình và Dân Quyền Công Giáo có trụ sở tại New York (Catholic Family and Human Rights Institute), lại chính là người đã viết ra rất nhiều bài luận ủng hộ cho việc phá thai, đặc biệt là việc điều chế sự gia tăng dân số tại các quốc gia đang phát triển, và chính sách đó vẫn còn là một nổ lực chính trong mọi hoạt động của Liên Hiệp Quốc trên toàn thế giới.

Đại Hội Thế Giới chuyên về Các Gia Đình Quốc Tế (World Congress of Families International hay WCF), đã đưa ra yêu cầu vào tháng này, qua đó yêu cầu Liên Hiệp Quốc phải bỏ qua chuyện phá thai, chứ không dùng chuyện phá thai như là nhân tố quyết định chính, để rồi mới đưa ra sự tài trợ về mặt tài chánh trong các dự án của Liên Hiệp Quốc.

Nhóm này mạnh mẽ chỉ trích Quỹ Dân Số của Liên Hiệp Quốc (United Nations Population Fund hay UNPF) khi vừa mới cho tung ra một bản báo cáo hằng năm, qua đó khẳng định "những quyền lợi về sinh sản" (tức việc phá và ngừa thai) chính là mối lưu tâm hàng đầu trong tất cả mọi hoạt động của Tổ Chức này.

Ông Allan Carlson, Thư Ký của WCF, một mạng lưới phò-gia đình quốc tế nói rằng: "UNPF hành động giống như thể là đây mới chính là một trong những tấn thảm kịch lớn nhất đang đổ xuống nhân loại vậy - và rằng việc một người phụ nữ mang thai đang trông chờ đứa con mình chào đời ra, thì tự dưng bị cấm phải ngừa hay bỏ nó đó. "

UNPF hằng năm đã tiêu ra $148 triệu Mỹ kim để ủng hộ cho việc phá thai, và việc cổ võ cho "những chương trình có liên quan đến sức khỏe sinh sản," và chỉ có tiêu $51 triệu Mỹ kim vào các chương trình phát triển khác mà thôi.

Để khuyến khích các em học sinh gởi email và hỏi câu hỏi trên, xin mời Quý Vị vào thăm trang Web: http://www.cyberschoolbus.un.org/
 
Top Stories
Vietnam: tensions grow between Church and government
Independent Catholic News
03:54 17/01/2008
Our correspondent in Vietnam has asked ICN readers to pray for Catholics in Vietnam as the government there has threatened to use violence against the ongoing prayer vigils calling for the return of confiscated church property.

Hanoi - On January 11, the local government of Hanoi issued a statement in which it accused Archbishop Joseph Ngô Quang Kiệt of "taking advantages of religious freedom to stir up protests against the government", "organizing prayer protests after every Mass", and "damaging the relationship between Vietnam and Vatican".

The local government of Hanoi also accused Fr Joseph Trịnh Ngọc Hiên, vicar of Thai Ha parish, and his parishioners of disturbing public order by organizing prayer protests, and hanging Our Lady icons and Crosses on the fences standing on the land in dispute.

In Vietnam, the expression "taking advantages of religious freedom to stir up protests against the government" usually means a very strong warning from the communist government that it is ready to employ violent persecutions.

Archbishop Joseph Ngô seemed to ignore the alarming warning. He argued back point by point on a statement issued on January 14 by Fr John Lê Trọng Cung, chancellor of Hanoi archdiocese. "Hanoi Catholics", he said, "have no other choice than praying peacefully on disputed lands to attract the attention of the government on injustices they have suffered" because "their petitions have gone unanswered".

He pointed out that according to Vietnam laws, no one can carry out new constructions or modifications on the land in dispute. Those who do that violate the laws. But, "The local government did not punish them. Instead, it has stood on their side", said the statement. The local government also did not keep their words. "On the evening of January 7, it pledged to the parishioners of Thai Ha to stop any new constructions on parish land, the next morning, the People's Committee of Hanoi issued another ruling to allow Chien Thang sewing company to keep going with its plan". "That's why Hanoi Catholics do not trust the government any more".

The statement indicated that Archbishop Joseph Ngô will not submit to the pressure from the government and the prayer protests will continue until Hanoi Catholics win justice.

Bishop Paul Nguyễn Văn Hòa of Ban Mê Thuột, former president of Vietnam Conference of Catholic Bishops; Bishop Francis Nguyễn Văn Sang of Thái Bình; Bishop Joseph Vũ Văn Thiên of Hải Phòng; and newly ordained Bishop Joseph Đặng Đức Ngân of Lạng Sơn issued statements to show their solidarity and their full support for Archbishop Joseph Ngô, priests, religious and the faithful of Hanoi archdiocese.

On another occasion, Saigon archdiocese also published a strong-worded letter from Cardinal Jean Baptiste Phạm Minh Mẫn, archbishop of Saigon, to the local government. On November 16, 2007, the local government sent him an official letter in reply to a request which he made more than three years earlier. In 2004, Cardinal Jean Baptiste Phạm demanded the requisition of a building within the premises of Saigon Major Seminary. After more than three years of waiting, he was told that his request was unsuccessful.

In the letter published last week, dated December 17, 2007, Cardinal Jean Baptiste Phạm said that he was "shocked at both reasons for the rejection of his request, and at the long waiting time".

Along with the letter from Cardinal Jean Baptiste Phạm, Saigon archdiocese also published a statement in which the Cardinal stated that the building "was seized illegally by the local government". The building had been used to house French missionaries until it was confiscated in 1976 when all missionaries were deported.

The government argued that the building was a foreign property. But, "French missionaries were only the resident", the statement of Saigon archdiocese argued back, "they were not the owner of the building. Therefore, when they left Vietnam, the building remained a property of the archdiocese, of the Church in Vietnam".

© Independent Catholic News 2008
 
Vietnam tells Catholics to stop prayer vigils--report
AFP
05:24 17/01/2008
HANOI -- Authorities in the Vietnamese capital have told Catholics to stop mass prayer vigils demanding the return of church land seized in the 1950s, a Catholic news website said Wednesday.

For almost a month, thousands of faithful have held prayer vigils in and around Hanoi, representing the faith's largest challenge so far to the communist government.

Vietnam, a former French colony, has Southeast Asia's largest Catholic community after the Philippines -- about six million out of 84 million people.

The Hanoi People's Committee last week wrote to church leaders telling them to stop the "illegal activities" or face action by the authorities, website www.vietcatholic.net reported, publishing an image of the letter.

"Those activities have disturbed public order and negatively affected the good cooperative relations between the Vietnamese bishop's council, the archbishop and the local authorities," the letter said.

The rallies had given a "pretext for wrongdoers to... spread distortions" and "affected the image of Catholics in the community and the improving relation between the State of Vietnam and the Vatican," it said.

The prayer meetings started shortly after Hanoi Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet told his congregation to pray for the return of the former Vatican's delegate house and land, which were confiscated in the late 1950s.

Christians have held nightly prayer vigils since December 18 outside the property, located near Hanoi's central St Joseph's Cathedral, with the meetings at times swelling to thousands of people and blocking traffic.

Prime Minister Nguyen Tan Dung -- who a year ago became the first communist Vietnamese leader to visit the Vatican -- met Archbishop Kiet during a mass prayer meeting in late December and pledged to consider the issue.

Hundreds of Catholics have also held nightly prayer vigils since January 6 in Ha Dong, on the southwestern outskirts of Hanoi, in Ha Tay province, demanding the return of a presbytery seized 30 years ago.

Prayer meetings have also continued at the site of a former textile factory near Hanoi's Thai Ha Church that Catholics say was taken in the 1950s. The building has been demolished so the land can be sold.

While all religious activity remains under state control in Vietnam, the communist government started a dialogue with Catholics in the 1990s which led to the milestone Vatican visit last year by Prime Minister Dung.

Christian festivals such as Christmas have become popular, with thousands of followers now crowding churches, but religious issues remain sensitive, and hundreds of police have been deployed to the Thai Ha and Ha Dong vigils.
 
Preghiamo in quanto vittime: il vescovo di Hanoi replica alle velate minacce del governo
Asia-News
06:34 17/01/2008
Preghiamo in quanto vittime: il vescovo di Hanoi replica alle velate minacce del governo

di J.B. An Dang

Si acuisce la tensione per il problema dei beni illegalmente presi alla Chiesa. Alle autorità cittadine che lo hanno accusato di sfruttare la libertà di religione per sollevare proteste contro il governo, mons. Joseph Ngo ricostruisce gli abusi commessi e chiede di fare giustizia.

Hanoi (AsiaNews) - I cattolici pregano “perché sono vittime dello spirito partigiano” e sono “irritati” per il comportamento delle autorità che ignorano le loro giuste richieste ed appoggiano comportamenti “sbagliati”. Una lettera dell’arcivescovato di Hanoi spiega così alla vicepresidente del Comitato popolare della capitale, Ngô Thi Thanh Hang, i “motivi profondi” delle pacifiche manifestazioni che ormai da settimane vedono i cattolici riuniti per delle preghiere “di protesta”.

La lettera, del 14 gennaio, rappresenta il fatto più recente di un contrasto del quale le autorità sembrano cercare di acuire i toni e che ha per oggetto varie richieste di restituzione di terreni di parrocchie e seminari e della vecchia Delegazione apostolica, che i vescovi sostengono essere stati requisiti illegalmente. Essa giunge dopo che, l’11, numerosi vescovi hanno espresso solidarietà all’arcivescovo della capitale, Joseph Ngo Quang Kiet e che, lo stesso giorno, le autorità locali di Hanoi hanno pubblicato una dichiarazione nella quale accusano l’arcivescovo di “sfruttare la libertà di religione per sollevare proteste contro il governo”, “danneggiando i rapporti tra Vietnam e Vaticano”. Frasi minacciose, perché in passato il riferimento all’abuso della libertà religiosa è stato usato come una messa in guardia, un avvertimento della possibilità di repressioni.

In questo quadro, la risposta dell’arcivescovato ricostruisce e chiarisce. “Da molti anni”, vi si legge, da parte dell’arcivescovato e della Conferenza episcopale “è stata avanzata richiesta per ottenere la restituzione del terreno della Delegazione apostolica. Si tratta di una proprietà contestata e quindi nessuna delle due parti in causa ha il diritto di costruire o modificare lo stato dei luoghi prima che ci sia stato un giudizio ufficiale. Ora, quest’anno il complesso della Delegazione apostolica è stato costantemente violato, quando l’organismo che lo gestisce provvisoriamente ha fatto costruire un ristorante tonkinese di due piani. Se un qualunque ufficio ha autorizzato la costruzione, ha commesso un errore. Se non c’è l’autorizzazione, il fatto è ancora più grave”.

La lettera continua poi ricordando che a fronte della richiesta di non modificare lo stato dei luoghi, avanzata dall’arcivescovato di Hanoi il 4 dicembre 2007, sono stati tolti il tetto e il pavimento dell’edificio principale. Malgrado le nuove proteste, il cortile è stato trasformato in un parcheggio. Questo atteggiamento degli organismi governativi locali, “provocante e indifferente, ha suscitato una grande irritazione tra la popolazione. Questa è la ragione che ha spinto i laici a venire a pregare”. “L’errore è nel silenzio fazioso degli organi competenti che non hanno sostenuto i diritti del popolo e hanno lasciato fare coloro che li violano”.

“Analogo il caso della parrocchia di Thai Hà”. Da più di 10 anni i Redentoristi chiedono la restituzione del terreno che è il loro. “Ma ecco che all’inizio di quest’anno sono innalzate delle reti e funzionari della Sicurezza vengono a proteggere l’impresa Chiên Thang che comincia dei lavori di costruzione. Irritati, dei aici protestano. Il pomeriggio del 7 gennaio le autorità vengono per calmare la folla, promettendo di far cessare i lavori”. “Il giorno dopo i Comitato popolare di Hanoi emettte un documento ufficiale che autorizza l’impresa a continuare i lavori. La gente si indigna costatando che gli organi ufficiali non mantengono la parole, si prendono gioco dei loro sentimenti e proteggono coloro che violano la legge”. “E’ la ragione per la quale, non sapendo più a chi rivolgersi, i laici si sono dedicati alla preghiera”.

“Restare in silenzio di fronte alle violazioni compiute dall’organismo incaricato di gestire la Delegazione apostolica, proteggere sfrontatamente l’impresa Chiên Thang ed attribuire la responsabilità ai cattolici è dare prova di un estremo spirito partigiano”. “Il problema di fondo – conclude la lettera - è la giustizia. Non desideriamo altro che l’imparzialità del governo, perché la popolazione ritrovi la calma e viva in pace e felicemente”.
 
Des travaux accomplis sur la propriété d’une paroisse de Hanoi suscitent les protestations de la communauté catholique qui fait face à la police dans la prière
Eglises d'Asie No 477
08:23 17/01/2008
VIETNAM: Des travaux accomplis sur la propriété d’une paroisse de Hanoi suscitent les protestations de la communauté catholique qui fait face à la police dans la prière

Un autre foyer de protestations et de prières vient de s’ouvrir à Hanoi. Alors que rien n’a été tranché à propos de la propriété de l’ancienne Délégation apostolique, réclamée publiquement par les catholiques de Hanoi, qui continuent de venir prier en groupe devant le site de la délégation pour que justice leur soit rendue (1), une autre affaire vient d’éclater dans une paroisse de Hanoi, celle de Thai Hà, fondée et tenue par les religieux rédemptoristes (2). S’étendant autrefois sur une superficie de plus de 60 000 m², la propriété des rédemptoristes a vu cette surface se réduire à 2 700 m², à la suite de confiscations et d’usurpations commises par les autorités ou sous leur patronage. La plus récente de ces intrusions a été le fait d’une entreprise industrielle, Chiên Thang. Le chantier de construction mis en place par elle sur le terrain de la paroisse, avec la protection de la police, a mis le feu aux poudres et provoqué les protestations des catholiques.

Dans la soirée du 5 janvier dernier, alors que les paroissiens revenaient de l’ancienne Délégation apostolique où ils étaient venus participer aux prières, ils s’aperçurent que des travaux d’édification d’un mur avaient été entamés sur un terrain où, selon un engagement préalable, rien ne devait être construit. Un certain nombre d’entre eux se rassemblèrent alors pour protester puis se dispersèrent après que la police se fut engagée à obliger l’entreprise à mettre un terme à ces travaux. Mais, au petit matin du 6 janvier, les paroissiens s’aperçurent que des centaines de policiers, équipés de matraques électriques et de fusils, avaient été postés pour protéger le terrain accaparé, à présent protégé par des barbelés. Les catholiques du lieu ne tardèrent pas à se rassembler et à entamer une séance de prières du même type qui celles organisées devant la Délégation apostolique. Prière et face-à-face avec les forces de l’ordre ont continué dans l’après-midi. A la messe du soir, la communauté catholique apprenait de la bouche du prêtre célébrant que le mouvement de protestation de la paroisse de Thai Hà bénéficiait de l’accord complet et du soutien de l’archevêque de Hanoi. A l’issue de la messe et précédés d’une grande croix, près de 2 000 personnes, prêtres et fidèles, se sont rendus sur les lieux occupés par l’entreprise. Devant les agents de la Sécurité publique, ils ont, pendant une demi-heure, prié et chanté à la lumière de quelques bougies. Des centaines de personnes ont continué cette veillée de prière jusqu’aux alentours de minuit.

Le 7 janvier, au matin, les haut-parleurs publics du quartier firent entendre la lecture des dispositions du code législatif sur les terrains concernant les propriétés religieuses. Cependant, dans la matinée, des fonctionnaires de la police sont venus donner l’ordre à l’entreprise de détruire les constructions déjà entamées et d’enlever les barbelés. Depuis, la tension a baissé. Des rencontres entre les prêtres de la paroisse et les autorités ont eu lieu. L’entreprise a reçu l’ordre d’interrompre ses travaux. La question de fond demeure toutefois sans solution. La communauté paroissiale reste toujours vigilante et, toute la semaine, elle a persisté dans ses rassemblements de prière autour des terrains contestés. Dans la soirée du 13 janvier, l’arrivée de plusieurs centaines d’agents de sûreté ont fait remonter la tension. En réalité, ils étaient venus surveiller l’inauguration d’une nouvelle construction sur le terrain non contesté des rédemptoristes. Les cérémonies se sont déroulées sans accrochage avec la participation d’évêques et de prêtres. Un sous-directeur de la sûreté est même venu apporter des fleurs.

Le même jour, le supérieur provincial des rédemptoristes au Vietnam a écrit une lettre à ses confrères dans laquelle il proteste vigoureusement contre l’appropriation abusive du couvent et de la paroisse des rédemptoristes à Hanoi. Il rappelle que cette propriété de 61 455 m² avait été achetée par Mgr François Chaize, vicaire apostolique de Hanoi, au nom des rédemptoristes canadiens, lors de leur arrivée au Vietnam en 1928. Les religieux créèrent un couvent pour leur congrégation et une paroisse. Lorsqu’en 1959, les religieux rédemptoristes furent obligés de quitter les lieux, un certain nombre d’entreprises ont accaparé une bonne partie de cette propriété. Le provincial des rédemptoristes fait également état des nombreuses plaintes et demandes de restitution envoyées aux autorités et restées sans réponse.

(1) Voir EDA 476

(2) Les informations de cet article sont puisées dans diverses dépêches de Vietcatholic News.
 
Les chrétiens de Hanoi continuent de prier pour la récupération de l’ancienne Délégation apostolique, alors que la réponse du gouvernement reste incertaine
Eglises d'Asie No 477
08:29 17/01/2008
Les chrétiens de Hanoi continuent de prier pour la récupération de l’ancienne Délégation apostolique, alors que la réponse du gouvernement reste incertaine

Aucune réponse officielle n’a été donnée aux requêtes de la communauté catholique de Hanoi concernant terrains et bâtiments de l’ancienne Délégation apostolique, aujourd’hui encore accaparés par l’Etat (1). Certains gestes du gouvernement laissant penser que cette réponse pourrait être positive ont été suivis de déclarations présupposant le contraire. Aussi bien, dans le cadre de la campagne menée par la communauté paroissiale de la cathédrale pour récupérer cette propriété de l’Eglise, comme l’avait affirmé l’archevêque de Hanoi dans une interview à la BBC, « les fidèles continuent de prier... ». Les manifestations, sous forme de veillées de prière, se poursuivent.

La dernière a eu lieu le 10 janvier. En fin de matinée, une procession-surprise a emprunté les artères de la capitale. Aux environs de midi, à l’issue d’une messe célébrée à la cathédrale, à l’occasion de l’anniversaire du cardinal Tung, aujourd’hui retraité, une procession improvisée, précédée d’une croix, s’est engagée dans les rues, en direction des bâtiments de la Délégation apostolique. Elle était composée d’environ un millier de personnes. En l’absence d’agents de la Sécurité, non prévenus de l’événement, ce déplacement a créé, pendant un moment, un certain désordre dans la circulation, particulièrement dense à cette heure-là. Tout est rentré dans l’ordre dix minutes plus tard et l’assemblée a prié pendant une demi-heure devant la statue de la pietà (2).

Après la vigoureuse lettre pastorale de l’archevêque de Hanoi (3) appelant les fidèles à la prière pour la récupération d’une propriété d’Eglise, le transport d’une statue de la pietà devant l’ancienne Délégation apostolique et les diverses manifestations religieuses qui ont suivi, une démarche inattendue du gouvernement vietnamien avait surpris les catholiques de la capitale, laissant augurer une issue positive du conflit. Dans la matinée du 30 décembre, alors que les fidèles étaient encore sur les lieux, le Premier ministre Nguyên Tân Dung est venu rendre une visite inopinée à l’archevêque, Mgr Ngô Quang Kiêt, pour s’entretenir quelques instants avec lui. Puis, en sa compagnie, il s’est rendu sur les lieux où de nombreux fidèles étaient rassemblés. Pour le moment, cette visite, dont les médias officiels n’ont fait aucune mention et sur laquelle l’archevêque n’a rien révélé, est restée sans lendemain. On ne sait encore s’il s’agit là d’une intervention destinée à désamorcer la tension régnante, ou du début d’une solution positive.

Une expression – « il n’est pas question de rendre » –, employée par le directeur du Bureau des Affaires religieuses, Nguyên Thê Doàn, dans une interview recueillie le 31 décembre 2007 par la BBC (émissions en langue vietnamienne) (4), a beaucoup irrité la communauté des catholiques. Il est vrai que ces termes sont contenus dans une déclaration très peu claire, que l’on pourrait ainsi traduire en français: « En réalité, il n’est pas question de rendre quelque chose qui m’appartiendrait ou qui vous appartiendrait. Le fait, de la part des religions, d’utiliser ce mot ‘rendre’ ne crée pas la sympathie entre les deux parties. Il n’est question ni de rendre, ni d’exiger. » Le responsable a ensuite expliqué que, selon la loi vietnamienne sur les terres, seul existait le droit d’utilisation des terres et non pas le droit de propriété.

Il est très probable que le gouvernement vietnamien hésite à accomplir un geste de restitution qui risque d’entraîner des centaines d’autres revendications du même genre, réclamant la restitution des propriétés confisquées dans les années qui ont suivi le changement de régime de 1975. Il existe déjà un certain nombre de points brûlants, à Hô Chi Minh-Ville notamment où le cardinal Pham Minh Mân demande la restitution d’une propriété sise à côté du petit séminaire, à Huê où la Conférence épiscopale a officiellement réclamé des terres accaparées sur le centre marial de La Vang, à Dalat où les évêques voudraient récupérer l’ancien séminaire pontifical. Chaque diocèse garde en réserve plusieurs requêtes de ce type. Mais les demandes de restitution devraient être au moins aussi nombreuses dans les autres religions, en particulier chez les bouddhistes.

(1) Voir EDA 476 qui relate le début de cette affaire

(2) Les faits ont été rapportés dans Vietcatholic News, 10 janvier 2008.

(3) On peut lire sa traduction intégrale dans EDA 476.

(4) Script de la BBC en langue vietnamienne, 1er janvier 2008
 
Les autorités municipales élèvent brusquement le ton et demandent à la conférence épiscopale et à l’archevêque de Hanoi de faire cesser les manifestations
Eglises d'Asie No 477
08:32 17/01/2008
Les autorités municipales élèvent brusquement le ton et demandent à la conférence épiscopale et à l’archevêque de Hanoi de faire cesser les manifestations

Le 11 janvier 2008, le ton a brusquement changé dans les relations de la communauté catholique de la capitale avec les autorités locales. Jusqu’ici, les manifestations de prière, qui avaient commencé à la mi-décembre, s’étaient déroulées sans marque d’agressivité et dans un climat bon enfant, même si la présence policière est restée constante tout au long des événements, depuis le début. Une lettre du Comité populaire (la municipalité) de Hanoi, signée de la vice-présidente Ngô Thi Thanh Hang, adressée au président de la Conférence épiscopale et à l’archevêque de la capitale, risque, semble-t-il, de changer les données de la confrontation qui est en train d’avoir lieu.

L’auteur de la lettre envoyée le 14 janvier et diffusée immédiatement en photocopie sur Internet (1) commence par évoquer les bonnes relations habituelles entre la communauté catholique, la municipalité, les efforts de cette dernière pour aider l’archidiocèse à organiser les grands événements qui ont marqué les années récentes. C’est pourquoi la municipalité de Hanoi regrette d’autant plus les affaires en train de se produire à l’archevêché et à la paroisse de Thai Hà. D’emblée, la lettre voit dans ces troubles une utilisation abusive de la religion et les fidèles, une violation grave des prescriptions légales en matière religieuse.

La lettre fait ensuite l’historique des deux affaires en cours. Elle note que c’est l’archevêque lui-même qui a appelé les fidèles de son diocèse et des autres diocèses à réclamer la restitution de l’ancienne Délégation apostolique, appelée ici « maison de la culture » et « centre d’éducation physique ». Les autorités attribuent à Mgr Ngô Quang Kiêt toute la responsabilité des événements qui ont eu lieu par la suite, le transport de la statue de la Vierge et d’une croix dans la cour de l’ancienne Délégation apostolique, les processions aux flambeaux, les veillées de prière. Dans l’affaire de la paroisse des religieux rédemptoristes, tout en émettant des réserves sur l’initiative de l’entreprise Chiên Thang qui a ouvert le chantier sur le terrain contesté, la municipalité reproche aux paroissiens de s’être attaqués à une propriété d’Etat, d’avoir détruit une barrière de barbelés et d’avoir troublé l’ordre public en organisant des séances de prières autour du chantier contesté. Selon la lettre, les troubles ont continué malgré de nombreuses rencontres entre les responsables civils et l’archevêque et les divers prêtres responsables.

Ces manifestations, poursuit la lettre, ne peuvent que porter tort aux relations entre l’Etat et la Conférence épiscopale, les autorités locales et la communauté catholique, ainsi qu’aux rapports entre l’Etat et le Saint-Siège, rapports en bonne voie d’amélioration. Ces manifestations sont de plus en contravention avec de nombreux décrets et les textes de loi, que la lettre énumère.

En conséquence, le Comité populaire invite la Conférence épiscopale, l’archevêque de Hanoi, les responsables des communautés catholiques à mettre un terme immédiat aux manifestations en cours et à remettre les choses dans l’état où elles se trouvaient auparavant. La lettre précise en particulier que les terrains occupés devront être débarrassés des symboles religieux (statuts de la Vierge, croix) qui y ont été apportés. En cas de non-observation de ces avertissements, les responsables subiront les rigueurs de la loi, menace l’auteur de la lettre.

Enfin, la municipalité promet de présenter la question de la Délégation apostolique au gouvernement pour que celui-ci la règle. Un certain nombre de mesures seront prises en ce qui concerne le terrain de la paroisse de Thai Hà et les entreprises qui, à l’heure actuelle, l’utilisent (2).

(1) Vietcatholic News, 14 janvier 2008

(2) En dernière minute, nous recevons le texte de la réponse de l’archevêché de Hanoi à la vice-présidente des Comités populaires de la ville. La traduction du texte se trouve à la rubrique ‘Pour approfondir’ du présent Bulletin.
 
Dans une lettre aux autorités municipales de Hô Chi Minh-Ville, le cardinal-archevêque affirme à nouveau les droits de l’Eglise catholique sur une propriété confisquée
Eglises d'Asie No 477
08:34 17/01/2008
Dans une lettre aux autorités municipales de Hô Chi Minh-Ville, le cardinal-archevêque affirme à nouveau les droits de l’Eglise catholique sur une propriété confisquée

Récemment, Mgr Pham Minh Mân, cardinal-archevêque de Saigon, avait fait part au clergé et aux fidèles de l’archidiocèse de son inquiétude au sujet d’une propriété située au cœur de la ville, 11 rue Nguyên Du. Dans une lettre qu’il leur avait adressée, le 4 décembre dernier (1), il les avait avertis que cette ancienne résidence des Missions Etrangères de Paris, récupérée par les autorités locales au mois de mai 1976, était sur le point d’être vendue par appartements. Dans une lettre datée du 17 décembre et récemment connue, le cardinal renouvelle l’expression de son inquiétude, mais, cette fois-ci, à l’intention du président du Comité populaire de Hô Chi Minh-Ville. Il y commente sa réaction à la lecture d’une note officielle envoyée par la municipalité de Saigon, le 16 novembre précédent, au sujet de la propriété contestée.

Voilà déjà trois ans que le cardinal avait envoyé à la municipalité de Hô Chi Minh-Ville une requête proposant à celle-ci que la propriété en question soit restituée au diocèse. Cette requête était légitime et raisonnable, précise l’archevêque. La réponse reçue, à travers la note officielle, a laissé tous les fidèles du diocèse dans la plus grande perplexité, affirme encore Mgr Mân. En effet, au lieu d’une réponse comblant leurs attentes, ils ont reçu une note transmise par La Poste, d’une grande froideur et d’une extrême simplicité, dont voici le texte:

« Conformément à la décision 297/CT, datée du 2 octobre 1991, du président du Conseil des ministres..., la totalité de la surface du 11 rue Nguyên Du fait partie du domaine des biens gérés par l’Etat ».

« Conformément à l’article 1 de la résolution N° 23/2003/OH 11, adoptée par l’Assemblée nationale au sujet des terres et constructions gérées, entretenues et utilisées par l’Etat, la plainte réclamant la propriété du 11 rue Nguyên Du, gérée, entretenue et utilisée par l’Etat depuis 1976, n’a aucun fondement pouvant donner lieu à un examen et à un règlement. »

Le cardinal souligne que ce qui plonge son diocèse dans la perplexité, ce n’est pas seulement le contenu de la note officielle, mais aussi le moment auquel elle a été rédigée. Le cardinal laisse entendre qu’il aurait préféré qu’une réponse soit donnée à sa requête immédiatement, à travers des rencontres et un dialogue, plutôt que par une note officielle au style administratif, rédigée trois ans plus tard. En outre, le cardinal fait état d’une information selon laquelle la société gestionnaire des habitations du 1er arrondissement faisait établir un relevé précisant l’état des lieux et ouvrait un dossier technique de vente des habitations aux familles qui y résidaient.

En conclusion, le cardinal informe les autorités qu’il a chargé son vicaire général de rédiger une lettre contestant la décision du Comité populaire et affirme les droits de l’Eglise catholique sur la propriété du 11 rue Nguyên Du.

Cette réaction du cardinal-archevêque de Saigon s’inscrit dans un double contexte antinomique. Du fait de la croissance économique actuelle, les besoins en biens immobiliers de l’Etat et des entreprises qui s’appuient sur lui ne cessent de croître. Parallèlement, l’Eglise catholique, qui n’a jamais abandonné ses droits sur les propriétés confisquées, après 1975, voit, elle aussi, ses besoins en infrastructures se multiplier. Ces deux mouvements ne peuvent manquer d’entrer en conflit. C’est une des explications possibles des affaires qui éclatent aujourd’hui dans le nord comme dans le sud du pays.

(1) Voir la traduction du texte de la lettre dans EDA 475 (document annexe)
 
Hung Hoa : les autorités empêchent la célébration de Noël dans une église de Son La et arrêtent un prêtre pendant quelques heures
Eglises d'Asie No 477
08:35 17/01/2008
Hung Hoa: les autorités empêchent la célébration de Noël dans une église de Son La et arrêtent un prêtre pendant quelques heures

Comme chaque année à l’occasion de Noël, surtout dans les régions montagneuses du nord-ouest du Vietnam, des initiatives intempestives des autorités locales sont venues troubler, ou même empêcher les célébrations des fêtes de la Nativité. Ce fut le cas, le jour de Noël, pour une paroisse de Son La, dans le diocèse de Hung Hoa, frontalier du Laos et de la Chine. Le curé, le P. Joseph Nguyên Trung Thoai, alors qu’il se rendait dans la paroisse de Co Noi, pour y célébrer la messe dans la matinée de Noël, a été arrêté par la Sécurité locale et conduit dans les locaux du Comité populaire municipal. Il a ensuite été libéré en début d’après-midi grâce à l’intervention de quelque 500 de ses paroissiens.

Un témoin direct a rapporté le déroulement des faits à l’agence Vietcatholic News (1). Le prêtre avait déjà célébré une première Eucharistie à huit heures du matin et avait pris la route en direction de Co Noi pour une seconde célébration. Il était attendu à un carrefour par des agents de la circulation épaulés par des agents de la Sécurité publique. Sous prétexte de vérification de papiers, il fut conduit dans les locaux du Comité populaire de la commune, qui, pour la circonstance, étaient protégés par de nombreux policiers. Ne voyant pas venir le célébrant à l’heure prévue pour l’Eucharistie, les paroissiens de Co Noi ne tardèrent pas à alerter les catholiques de toute la région qui accoururent en grand nombre, à pied et par toutes sortes de moyens de transport, et se rassemblèrent devant les portes du Comité populaire. A l’intérieur des locaux du comité, le P. Thoai se voyait intimer l’ordre de rentrer chez lui et de ne plus exercer son ministère sur le territoire du district concerné et dans l’agglomération de Son La. Le prêtre s’y refusa, affirmant qu’en tant que citoyen du Vietnam et selon la Constitution du pays, il avait le droit de se déplacer sur le territoire de Son La et d’y exercer son ministère. Aucun des cadres de la police ne parvint à le convaincre à s’en retourner chez lui.

A l’extérieur, trois rangées de policiers et de militaires armés de fusils mitrailleurs, appartenant à des unités différentes, entouraient le siège du Comité. Face à eux, dans une foule d’environ 500 personnes, la tension montait et l’on entendait des cris, des pleurs, des interpellations directement adressées à la police. Devant le refus des protestataires d’obéir aux injonctions de la police leur demandant de se disperser, les responsables de la Sécurité demandèrent au prêtre de leur dire qu’il n’était pas arrêté mais invité à un repas, ce à quoi celui-ci se refusa… En fin de compte, le responsable du district qui avait mené jusque-là l’interrogatoire du prêtre, l’a confié à deux policiers qui le ramenèrent chez lui... à temps pour célébrer une messe prévue dans l’après-midi.

Ce n’est pas la première fois que de tels incidents se produisent dans la région. Au mois de juin 2006, un rassemblement de fidèles similaire avait eu lieu à Môc Châu, près de là, après qu’on eut annoncé l’arrestation du P. Thoai.

Menée par des missionnaires français, l’évangélisation des régions montagneuses de Son La et de Lai Châu a débuté aux environs de 1939. La population catholique déclarée est aujourd’hui d’environ 3 000 personnes, sans tenir compte de ceux qui ne se déclarent pas comme tel, en raison des persécutions locales. Deux mille catholiques sont d’ethnie vietnamienne. Un millier appartient à la minorité Hmong. Avant la parution de l’Ordonnance sur les croyances et la religion de 2004, les catholiques vietnamiens de la région pratiquaient leur foi d’une manière très discrète, en raison des sévères interdictions de l’époque. Aux grandes fêtes, ils revenaient dans leurs paroisses d’origine pour recevoir les sacrements. A la fin de l’année 2005, les catholiques de Son La déposèrent une demande d’enregistrement de leur communauté, comme l’imposait la nouvelle ordonnance. Cependant, depuis cette époque, les autorités locales refusent d’accepter les prêtres envoyés par l’évêché de Hung Hoa, sous prétexte qu’« il n’y a pas de besoins religieux dans la région ». Cette interdiction des activités religieuses catholiques semble surtout viser les minorités ethniques de la région. Les catholiques vietnamiens en subissent le contrecoup.

(1) Vietcatholic News, 31 décembre 2007
 
Praying as victims is how Hanoi archbishop responds to government’s veiled threats
Asia-News
10:43 17/01/2008
Praying as victims is how Hanoi archbishop responds to government’s veiled threats

by J.B. An Dang

Tensions mount as the issue of illegally-seized Church properties is not solved. City authorities accuse archbishop of using freedom of religion to provoke protests against the government. Mgr Joseph Ngô describes the former’s abuses and demands justice.

http://www.asianews.it/index.php?l=en&art=11276&size=A

Hanoi (AsiaNews) – Catholics pray “because they are victims of a partisan spirit” and are “irritated” by the behaviour of the authorities who ignore their just demands and back “wrong” deeds. This is how the archbishop of Hanoi explained in a letter to Ms Ngô Thị Thanh Hằng, deputy chairman of the capital’s People’s Committee, the “deep reasons” for the peaceful demonstrations that for weeks have seen Catholics gather for “protest” prayers.

Dated 14 January the letter is but the latest episode in a confrontation in which the authorities seem bent on escalating and which stem from demands for the return of properties that belonged to parish churches, seminaries and the old apostolic delegation illegally seized in the past.

The letter comes after many bishops expressed last Friday their solidarity with Joseph Ngô Quang Kiệt, archbishop of Hanoi, on the same day when Hanoi city authorities released a statement accusing the prelate of “using freedom of religion to provoke protests against the government” thus “damaging relations between Vietnam and the Vatican.”

Threatening words like these referring to abuses of religious freedom have been used in the past as a warning about possible repression.

Against this background the archbishop has responded by setting the record straight. “For many years,” his letter said, the archbishop and the bishops’ conference “have called for the return of the land that belongs to the apostolic delegation. It is disputed property and neither side has the right to build on it or change its status before a final legal decision. This year the apostolic delegation compound was constantly violated when the agency that is momentarily managing it built a two-storey Tonkinese restaurant. If some bureau authorised the construction, it made a mistake. If there was no authorisation the deed is even worse.”

The letter goes on to reiterate that despite a request made by the archbishop on 4 December 2007 to maintain the status quo, the roof and floor of the main building were removed. And despite further protests, the courtyard was turned into a parking lot

This “provocative and cavalier” attitude by local government agencies “has greatly irritated the population. This is why many believers came to pray.”

“The mistake lies in the partisan silence by the concerned agencies which have not upheld the rights of the people and given instead a free rein to those who violated them.”

“The same thing happened to Thái Hà parish.” For more than ten years the Redemptorist Fathers have been demanding the return of a piece of land that belongs to them.

“But then at the start of the year fences went up and security officials were called in to protect the Chiến Thắng Company which had begun to build. Irritated, some parishioners began to protest. In the afternoon of 7 January the authorities came to allay the concerns of the crowd, promising that construction work would end. Instead the next day the Hanoi People’s Committee issued an official order authorising the company in question to continue its work. Angered by the turn of event, people realised that government institutions have made a mockery of their own words and of people’s sentiments in order to protect those who break the law. This is why, not knowing to whom they should turn to, they turned to prayer.”

“To remain silent in front of the violations by the agency charged with managing the apostolic delegation, to brazenly protect the Chiến Thắng Company and blame the Catholics is proof of an extremely partisan spirit.”

The letter concluded saying that the “basic problem is one of justice. All we are demanding is for the government to be impartial so that the population can go back to a quite life and live happily in peace.”
 
Blog: Is Vietnam an autonomous state or just purely an organized-crime group more or less?
Sylvia Ngo
15:48 17/01/2008
Is Vietnam an autonomous state or just purely an organized-crime group more or less?

I was totally in shock when being approached with this thorny question. The irony is that it was asked simultaneously by several members of different Young Adult Ministry groups in the United States, who gathered here in Washington for their annual Conference on Unity and the upcoming WYD 2008 event in Sydney, Australia.

What worth to acknowledge here is that: (1) these young American adults have no relation and/or any connection whatsoever with Vietnam in the past and even now; (2) they know nothing about Vietnam until they read international news concerning the dispute of the Catholic Church’s land in Hanoi and other places; and (3) they want to know whether Vietnam is in fact an autonomous state, or just an organized-crime group that sponsors and protects gangsters and crooks.

If Vietnam is in fact an autonomous state, according to their analysis and judgment, then she must abide by her own constitutions, laws and regulations. In other words, such a sovereign influence has this passion upon the regulation of the lives and actions of men.

Webster dictionary defines constitution as the fundamental, organic law or principles of government of men, embodied in written documents, or implied in the institutions and usages of the country or society; also, a written instrument embodying such organic law, and laying down fundamental rules and principles for the conduct of affairs.

Now briefly look at what has been said in the Vietnamese constitution regarding the basic rights of every human being on this earth which include freedom of religion and freedom of worship.

In the Vietnamese Constitution of 15 April 1992, Chapter 5, concerning the Fundamental Rights and Duties of the Citizen (Article 70) mandates that:

The citizen shall enjoy freedom of belief and of religion; he can follow any religion or follow none. All religions are equal before the law. The places of worship of all faiths and religions are protected by the law... ”

Directive No. 379/TTg stresses: “Places of worship borrowed by the authorities must be returned to the churches or their owners when their use is no longer justified. If the use of the land is not for the right purposes, then it must be returned to the churches. If the places of worship are being occupied by people, it is municipal government’s task in asking these habitants to leave the properties within specific time.”

Decree No. 26/1999/ND-CP emphasizes: “Church properties must be kept under the management of the state, and the state should not let these places of worships be transgressed.”

Ordinance No. 21/2004/PL-UBTVQH11 of June 18, 2004 concerning Religious Belief and Religious Organizations, Article 26 elaborates that: “The legal property of places of religious belief and of religious organizations is protected by law; any violation of this right is forbidden.”

Watching the news and closely monitoring every day progress of the ongoing properties dispute scandal; Vietnam has obviously proved to the world that she is not an autonomous state and run by her own constitutions, laws and regulations. She is controlled and run by an organized group of crooks and crimes.

Over the course of her own long and brutal history since regaining her independence back from the United States in 1975, Vietnam has let her own communist comrades who automatically become people’s leaders to freely, violently and forcefully steal and confiscate all Church’s and private properties. These “red” crooks and gangsters then divide, resell these lands and properties, and use them to build up their own houses.

They rudely and seriously violate against their own constitutions and laws. They automatically put themselves above the laws, as the laws are made to protect for their own interest not people and church organizations. They use so-called “illegal and invalidity” Constitutions to exploit and suppress their own people without mercy.

Despite having won Permanent Normal Trade Relations with the United States, which is now Vietnam's largest export market, and Vietnam's admission to both the World Trade Organization and the United Nations as an observer on a non-permanent basis, Vietnam continues to degrade and defame herself on both the international and the world stage as Vietnam's favorable trade status with America will soon be withdrawn when she regretfully finds herself back in Countries of Particular Concerned (CPC) List.

Tortures, threats, discrimination, execution, extermination, segregation, and persecution of these “red” crooks and gangsters on their own poor and innocent people right now will only stir up and ignite a big protest of all hearts, minds, and souls of those who have long suffered this kind of totalitarian rule. If poor people are pushed to the edge, they will let their voices heard. The people of good will, the American people and the world over will not let this happen as we will stand by side with you, all Vietnamese people, no matter how strong these “communist-comrade” crooks and gangsters are.
 
Viet prelates defy government, continue protests
Catholic World News
17:03 17/01/2008
Hanoi, Jan. 17, 2008 (CWNews.com) - Archbishop Joseph Ngô Quang Kiet of Hanoi has issued a sharp rejoinder to the Vietnamese government's warning that Catholics are engaged in "illegal activities" with their prayer campaigns outside the former office of the apostolic nuncio.

After the government charged that Catholic activists are "taking advantage of religious freedom to stir up protests against the government"-- hinting that a crackdown was likely-- the archbishop shot back that the Catholic people of Hanoi “have no other choice than praying peacefully on disputed lands to attract the attention of the government on injustices they have suffered” because “their petitions have gone unanswered."

In a statement released through the chancellor of the Hanoi archdiocese, Father John Le Trong Cung, the archbishop reiterated his argument that the government should return the nuncio's office to the Catholic Church. He also strongly argued that the government must not allow a construction project to go forward on land that the Church claims, pointing out that Vietnamese law forbids building on disputed land. The statement by Archbishop Ngo indicated that Church leaders will not back down from their public protests. Several other Vietnamese Catholic bishops have made public statements of support for the Hanoi prelate.

In a related development, Cardinal Jean Baptiste Pham of Saigon has also criticized the government for its failure to resolve a dispute over confiscated church property. The cardinal had made a request more than 3 years ago for the use of a building on the property of the Saigon seminary; the government finally respected to his request-- negatively-- in November 2007. In a letter that was sent in December, but only recently made public, the Vietnamese cardinal said that he was "shocked at both reasons for the rejection of his request, and at the long waiting time."
 
我们以受害者的身份祈祷,河内总主教驳斥政府的威胁恐吓
Asia-News
17:05 17/01/2008
我们以受害者的身份祈祷,河内总主教驳斥政府的威胁恐吓

by J.B. An Dang

非法征占的教会财产问题日益尖锐。当局指责教会利用宗教自由挑起抗议政府的示威。为此,吴主教再次详细地介绍了当局滥用职权的事实;要求伸张正义

河内(亚洲新闻)—越南天主教徒虔诚祈祷,“因为,他们是偏见态度的受害者”;当局无视正义合理要求并支持“错误”行径,令天主教徒感到“震怒”。由此,越南河内总教区吴光杰总主教在致函首都市人大常委会副主席的公开信中,以上述严厉的措词慷慨陈述。指出,在持续几个星期的和平示威中,天主教徒只是“聚集在一起祈祷”以示“抗议”。

这封于一月十四日正式发表的信,全面地揭示了近一段时间以来天主教会向当局索要当年被非法征占的原宗座代表处、圣堂、修道院等教产的问题。但是,当局似乎意在激化矛盾。天主教会的主教们一致重申,上述教产是当局采用非法手段强行征占的。一月十一日,全国各地的主教们纷纷向河内总主教区总主教表示支持。同一天,河内市政府发表声明,指责吴总主教“利用宗教自由挑起抗议政府的示威”,“破坏了越南和梵蒂冈之间的关系”。此类言论充分威胁,因为,在过去滥用宗教自由是可能展开镇压的前奏。

为此,吴总主教发表公开信,详细地列举事实,澄清事实。指出,多年来,无论是河内总主教区还是越南天主教主教团,“不断要求归还宗座代表处旧址。这是一座陷入争执的建筑,为此,所涉及的任何一方都无权在正式的司法结论之前建造或者更改其现状。但是,今年,宗座代表处旧址遭到了严重的侵犯,建成了两层的餐馆。任何机构批准这一项目,都犯下了错误。如果没有获得批准,那么问题就更加严重”。

信中继续指出,就在河内总主教区于二OO七年十二月四日再度提出不得改变这座建筑现状的要求之际,建筑的屋顶被挑。面对教会的抗议,天井改建成了停车场。地方政府机构的此类做法,是“挑衅性的,在民众中激起了强烈愤慨。这也是平信徒前来祈祷的原因”。“而相关机构的沉默是错误的,他们没有支持人民的权利,而是任凭人民的权利遭到侵犯和践踏”。

其它地区也出现了相同的问题。十多年来,赎主会士们一直要求地方当局归还某堂区的教产。“从今年初开始,地方公安部门居然为在这片土地上擅自施工的企业提供保护。由此,才招致愤怒群众的抗议。一月七日,当局为了平息群众的愤怒,才承诺让他们停工”。“第二天,河内市人大常委会公开批文,允许施工。遭到愚弄的群众再次看到,政府机构根本言而无信,无视他们的感情、一味维护违法者的利益”。“由于投诉无门,平信徒们才在这里祈祷”。“在负责处理前宗座代表处旧址的政府机构的违法行为面前,当局继续沉默。维护施工单位的利益,将责任推卸给天主教徒。此举,充分表明是充满偏见的态度”。信中最后指出,“问题的关键是正义。我们所渴望的只是政府的公正,从而使人民能够重新找到平静、善度祥和幸福的生活”。
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
BBC: 'Lợi dụng tín ngưỡng' trong vụ đòi đất?
BBC
05:40 17/01/2008
BBC 16/1/2008 -- Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội vừa có công văn phản hồi về các sự việc mà chính quyền cho là vi phạm pháp luật và tôn giáo mới xảy ra trên địa bàn thành phố.

Công văn số 273/UBND-VX do phó Chủ tịch UBND Ngô Thị Thanh Hằng ký ngày 11/1/2008 nói giới chức "lấy làm tiếc là thời gian gần đây Tòa tổng Giám Mục Hà Nội và Giáo xứ Thái Hà đã để xẩy ra các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng giáo dân".

Các cuộc cầu nguyện bắt đầu từ dịp Giáng Sinh
Hành vi đầu tiên được liệt kê trong công văn là việc Tổng giám mục địa phận Hà Nội Ngô Quang Kiệt đã gửi thư kêu gọi giáo dân và giáo sỹ "tham gia đòi lại nhà đất tại 42 phố Nhà Chung là trụ sở Phòng Văn hóa Thông tin, Nhà Văn hóa và Trung tâm Thể dục Thể thao quận Hoàn Kiếm".

Ngoài tổ chức cầu nguyện liên tục để đòi khu đất từng đặt tòa Khâm sứ "gây mất trật tự công cộng", tòa Tổng giám mục còn bị cáo buộc đã tạo điều kiện "phân phát tờ rơi với nội dung có tính chất xuyên tạc chính quyền".

Công văn của UBND cũng phản đối việc Giáo xứ Thái Hà đã "huy động giáo dân tự ý lấn chiếm đất xây dựng nhà không phép" và "phá hoại tài sản", "gây mất trật tự giao thông công cộng".

Công văn này viết: "Mặc dù chính quyền địa phương đã có nhiều cuộc làm việc trực tiếp và đã có văn bản (gửi các giáo chức hàng đầu của thành phố), song những việc làm trên vẫn tiếp diễn gây mất trật tự công cộng, làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Hội đồng Giám mục Việt Nam, Tòa Tổng Giám mục và chính quyền địa phương".

Hôm 14/1, tòa Tổng giám mục đã có thư phản bác công văn trên, chỉ trích "sự thiên lệch trong lý luận và trong hành xử quyền hành" của UBND Hà Nội.

Ảnh hưởng quan hệ

Những hoạt động của giáo dân liệt kê trong công văn của UBND bị coi là đã "tạo cớ cho kẻ xấu kích động, tuyên truyền xuyên tạc, chia rẽ quan hệ giữa cộng đồng giáo dân với chính quyền; làm ảnh hưởng đến hình ảnh Đạo Thiên Chúa trong cộng đồng dân cư và ảnh hưởng đến mối quan hệ vốn đang được cải thiện giữa nhà nước Việt Nam với Tòa Thánh Vatican".

Chính quyền thành phố nhấn mạnh quan điểm phê phán và yêu cầu tòa Tổng Giám mục Hà Nội và Giáo xứ Thái Hà chấm dứt ngay những "việc làm vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định về hoạt động tôn giáo", đồng thời cảnh báo "nếu tiếp tục để xảy ra những hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật".

Đây có lẽ là phản hồi chính thức mạnh mẽ nhất từ trước tới nay của giới chức thành phố Hà Nội sau đợt cầu nguyện đòi đất của cộng đồng giáo dân, vốn khởi đầu từ dịp Giáng Sinh vừa qua.

Về hướng giải quyết, công văn do bà Ngô Thị Thanh Hằng ký chỉ viết: "UBND Thành phố Hà Nội đang xem xét và đề nghị Chính phủ giải quyết thấu đáo, có lý, có tình, theo đúng quy định của pháp luật" đối với tòa Khâm sứ cũ.

UBND cũng hứa sẽ tổ chức thanh tra về các khiếu kiện tại Giáo xứ Thái Hà.

Một số động thái trước đây như việc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới thăm nơi từng đặt tòa Khâm sứ hay phát biểu của trưởng Ban Tôn giáo chính phủ đã từng được hy vọng là sẽ có nhân nhượng từ phía nhà nước.

Tuy nhiên cho tới nay chưa thấy có quyết định giải quyết dứt khoát nào.
 
Nhận xét về văn thư 273 của UBND TP Hà Nội
Nhật Vũ
05:45 17/01/2008
Văn thư lên án Giáo xứ Thái Hà huy động giáo dân lấn chiếm... , phá đổ tường rào bảo vệ Cty cổ phần may Chiến Thắng, v..v..

Ở đây chưa bàn đến khía cạnh pháp lý theo quan điểm Thái Hà, chỉ xin nhận định về hậu quả vụ việc: chỉ trong một thời gian rất ngắn, các giáo dân này đã dẹp sạch một tụ điểm ma tuý với hàng đống kim tiêm. Tụ điểm tệ nạn này đã bao lâu nay đầu độc đời sống nhân dân khu vực trước sự bất lực hay làm ngơ của chính quyền địa phương. Bãi giữ xe góp phần giải quyết rất tốt những khó khăn về trật tự giao thông đang là bài toán nhức nhối của xã hội. Trên nền nhà nguyện cũ bị những con nghiện chiếm dụng công khai, một nhà nguyện đã dựng lên với sân rộng khang trang làm nơi tụ họp cho mọi người già trẻ, không những để sinh hoạt tôn giáo mà còn làm nơi diễn ra nhiều hoạt động có tính cách văn hóa nhân văn lành mạnh.

Trong hoàn cảnh như thế, không thấy văn thư nhắc gì đến những bê bối cũ, mà chỉ đơn phương chỉ trích và lên án giáo dân Thái Hà. Sự thể này cho phép nghĩ rằng có một cái gì đó trục trặc trong cách Ủy Ban Nhân Dân phân tách tình hình và ứng xử với người dân. Mới đây Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã công khai phàn nàn rằng các vụ án tham nhũng đa số liên quan tới đất đai, và hầu hết do nhân dân phát hiện, mà không có vụ nào do chính quyền và các cơ quan chống tham nhũng phát hiện. Phải chăng chuyện Thái Hà cũng là một trường hợp minh họa cho nhận định xác đáng của Thủ Tướng ?

Từ vụ Nhà Nguyện Giêrađô và vụ dệt may Chiến Thắng, có thể thấy chính quyền không đứng về phía dân lành, dân nghèo, mà lại bao che cho những thế lực đen đang phá hoại xã hội. Điều đó phát xuất từ một sự sai lầm trong nhận định, phân tích tình hình, hay là có những bàn tay hắc ám nào muốn triệt tiêu hiệu quả của các chích sách tốt ?

Về phần đất bên Xí nghiệp may Chiến Thắng, chính quyền nên đứng về phía ai: một bên là một nhúm người đang có những biểu hiện tư túi, xâm phạm quyền lợi chính đáng của người dân, một bên là 7, 8 ngàn người tha thiết với mảnh đất tiền nhân truyền lại. Bên cạnh sinh hoạt tôn giáo và như một hậu quả tất nhiên của sinh hoạt tôn giáo, họ đã có truyền thống và kinh nghiệm tốt trong lãnh vực phục vụ xã hội, bằng cách góp phần hỗ trợ cho các công tác giáo dục, văn hóa, huấn nghệ, phát triển, từ thiện v..v.. mà không lãng phí, không quan liêu, không hao tốn công quỹ, và cũng không phân biệt tôn giáo.

Để chống lại những thế lực xấu, yêu cầu chính quyền điều tra xem ai là những người chủ mưu khủng bố các chị đồng nát, bằng cách áp lực lên chủ nhà không cho các chị thuê nhà chỉ vì các chị đã tham gia mấy buổi cầu nguyện. Lại một lần nữa, có ai đang dùng thế lực để yểm trợ cho giới tài phiệt và bóc lột chà đạp những thành phần nghèo và vô sản.

Những biểu hiện như vậy cho thấy cần một sự điều chỉnh các mục tiêu xã hội. Chúng tôi kêu gọi mọi người thiện chí đóng góp các phát hiện để làm rõ những uẩn khúc, đó là một cách để chống tiêu cực, lành mạnh hoá xã hội.
 
Có dấu hiệu chính quyền Việt Nam trả lại một số tài sản của giáo hội Công Giáo
Người Việt
10:03 17/01/2008
Có dấu hiệu chính quyền Việt Nam trả lại một số tài sản của giáo hội Công Giáo

HÀ NỘI 16-1 (TH).- Ðức Giám Mục Nguyễn Văn Sang, giám mục địa phận Thái Bình, trong một bài viết phổ biến trên báo điện tử VietCatholic News ngày 15 tháng 1, 2008 cho biết:

“Theo tin 'hành lang' tôi được biết: ngày 14 tháng 1, 2008, thủ tướng chính phủ, ngài Nguyễn Tấn Dũng, đã cho mời Ðức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn - chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam (HÐGMVN) và Ðức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt - tổng thư ký HÐGMVN tới phủ thủ tướng để bàn về đất đai mà HÐGMVN đã xin sở hữu lại”.

“Ngài thủ tướng đã thông báo cho hai vị là chính phủ sẵn sàng trao lại các đất của Tòa Khâm Sứ cũ, đất tại Thánh Ðịa La Vang và học viện Pio X Ðà Lạt. Thủ tướng cũng yêu cầu HÐGM ra lệnh cho các nơi đang có đất tranh chấp phải ngừng các buổi cầu nguyện. Chính phủ hứa sẽ lập một ủy ban gồm các bên hữu quan để cứu xét và mau chóng giải quyết các nơi tranh chấp.”

Sự đòi hỏi này có phải là điều kiện đi kèm để 3 cơ sở quan trọng của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam được trả lại hay không, không thấy Ðức Giám Mục Nguyễn Văn Sang nêu ra.

Cho tới nay, sau một tháng với hàng ngàn giáo dân kiên nhẫn cầu nguyện, không hề có tin tức chính thức từ phía Giáo Hội Công Giáo Việt Nam hoặc từ phía nhà cầm quyền Việt Nam loan tin có chuyện tranh chấp đòi lại tài sản đã bị nhà nước chiếm đoạt, hoặc tin tức cầu nguyện đòi tài sản, hoặc kết quả của các lần tiếp xúc, đề nghị giải quyết từ phía nhà cầm quyền trung ương.

Người ta chỉ thấy Ðức Cha Sang nêu ý kiến riêng rằng: “Ðứng trước những đề nghị trên, các vị giám mục có mặt chắc đã hoan nghênh và cảm tạ thiện chí của nhà nước, song không dám cam đoan ra lệnh cho các địa phương ngừng cầu nguyện”. Bởi vì “Thực ra, công việc này vượt quá thẩm quyền của HÐGMVN, bởi còn tùy thuộc vào quyết định của các giám mục địa phương, nơi có những vấn đề về đất đai còn vướng mắc”. Ðức Cha Sang cũng nêu ý kiến riêng rằng: “Nhân danh cá nhân, tôi rất tán thành ý kiến của hai vị, song cũng với tư cách cá nhân, tôi không ra lệnh hoặc yêu cầu, nhưng có quyền đề nghị và mong ước: lấy thiện chí mà đáp lại thiện chí, nhất là trong thời điểm cả nước đang chuẩn bị đón Xuân Mậu Tý, để trong những ngày lễ Tết thiêng liêng của dân tộc, đồng bào được sống trong yên vui và hòa thuận.”

Trong bài viết khéo léo dưới hình thức tâm tình nhưng kín đáo đưa tin này, Giám Mục Nguyễn Văn Sang nói rằng: ”Xin các vị tiếp tục cầu nguyện cho chúng tôi - những địa phương còn sống trong cay đắng và uất ức vì những khúc mắc về vấn đề đất đai chưa được giải quyết - sẽ chóng được Chúa an ủi, nâng đỡ, để đi tới thành công như lòng sở nguyện”.

Hàng ngàn cơ sở của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trên cả nước từ thành thị tới thôn quê đã bị nhà nước và đảng CSVN chiếm đoạt từ nhà thờ, tu viện, cơ sở xã hội, trường học v.v... sau khi bắt đầu cai trị miền Bắc từ 1954 và cả nước từ 1975.

Các tiết lộ được phổ biến rời rạc trên các hệ thống truyền thông cho thấy Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, qua các giáo phận và họ đạo, từng khiếu nại các vụ lấn chiếm vẫn tiếp diễn trong nhiều năm qua. Hầu hết các vụ phản đối đều diễn ra trong âm thầm và chỉ một số nhỏ lọt tin ra ngoài, phổ biến trên Internet.

Những vụ nổi bật như đan viện Thiên An ở Huế, Dòng Thánh Giuse ở Nha Trang.

Linh Mục Nguyễn Văn Lý, cuối năm 1999 sang đầu năm 2000, ngài đã cùng giáo dân giáo xứ Nguyệt Bìu (cách Huế chừng 7 cây số về phía Tây) căng biểu ngữ “Tự do tôn giáo hay là chết” khi chống lại nhà cầm quyền địa phương lấn chiếm đất đai của giáo xứ. Cha Lý bị kết án tù 8 năm hồi cuối Tháng Ba 2007 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nứơc”. Sau khi bùng nổ vụ cầu nguyện đòi cơ sở Tòa Khâm Sứ ở Hà Nội, người ta mới thấy xuất hiện thêm một số vụ khác như đòi cơ sở của Dòng Chúa Cứu Thế ở Thái Hà, Hà Nội, đòi nhà xứ ở thành phố Hà Ðông, đòi một số cơ sở ở Sài Gòn.

Ðể chuẩn bị những bước kế tiếp để đòi lại các cơ sở của giáo hội tại các địa phương, Giám Mục Sang đề nghị: “Chúng ta hãy chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ, đơn từ về đất đai của địa phương mình đang có vấn đề chiếm dụng, sở hữu trái phép, để sẵn sàng nộp lên ủy ban thanh tra cứu xét một cách mau lẹ, hợp tình và hợp lý.”

Trong khi chờ đợi thì “Tạm thời chấm dứt các buổi cầu nguyện với các hình thức đang có. Ðặc biệt, không để những hình thức cầu nguyện như thế này diễn ra trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Như thế, cũng là cách chúng ta tạo điều kiện cho gia đình cũng như xã hội, cách riêng, cho những anh em cán bộ các cấp, cho các công nhân, xí nghiệp v.v... an tâm cùng với gia đình ăn Tết trong hòa bình và an vui, phù hợp với truyền thống của dân tộc Việt Nam”. Bài viết của giám mục địa phận Thái Bình được phổ biến cùng một ngày với một bản tin về cuộc tranh chấp đòi lại tài sản cho Dòng Chúa Cứu Thế ở Thái Hà, Hà Nội.

Trong bản tin phổ biến trên ViêtCatholic News cùng ngày 15 tháng 1, 2008, tin tức cho thấy “tình hình có vẻ căng thẳng hơn và có chiều hướng xấu đi” vì “sự hiện diện của công an và giáo dân nhiều hơn mọi ngày”.

Một mặt, phía nhà nước có những lời nói và văn bản cho thấy sẽ buộc nhà cầm quyền địa phương không làm cho tình hình xấu thêm. Trái lại, thực tế chứng minh khác hẳn. “Chúng tôi tìm hiểu một số người dân trong khu vực, thì họ cho biết rằng, mấy hôm nay, chính quyền địa phương đang tìm mọi cách để lôi kéo dư luận, tạo một cái nhìn xấu về nhà thờ. Họ còn cho biết công ty May Chiến Thắng đã họp thống nhất với một số cán bộ an ninh sẽ làm lại tường rào bằng sắt, bất chấp việc công ty May Chiến Thắng đã nhận được công văn số 219/UBND-ÐCNN, của UBND thành phố Hà Nội về việc “yêu cầu công ty May Chiến Thắng dừng lại việc xây dựng lại tường rào bảo vệ cho tới khi có kết luận của thanh tra liên ngành”. Bản tin trên VietCatholic News viết.

Cũng trong bản tin này, nguồn tin nói “Nhà thờ đã công khai trưng ra các tờ đơn khiếu nại từ những năm 1996 cho tới bây giờ, đề nghị chính quyền trao trả lại khu đất này cho nhà dòng và cho giáo xứ. Qua đó, chúng tôi được biết, chiều ngày 11 tháng 1, 2008, nhà thờ Thái Hà, trong hơn một tuần qua, đã lần thứ hai gửi đơn lên các cấp chính quyền, đề nghị trao lại cho Nhà Dòng Chúa Cứu Thế và giáo xứ Thái Hà khu đất của Dòng Chúa Cứu Thế mà xí nghiệp Dệt Thảm len (nay là công ty May Chiến Thắng) đã bán cho một số tập thể và cá nhân.”

Không thấy phía nhà cầm quyền địa phương phản ứng gì đối với đòi hỏi này.

Nguồn tin chỉ nói rằng giáo dân giáo xứ Thái Hà vì mục đích cao cả đã “chấp nhận chịu rét mướt, không bạo động khi bị khiêu khích; không nhụt bước khi chính quyền ra tăng áp lực; không tức tối khi người ta dùng những xảo thuật và những trò tiểu nhân”.
 
RFA phỏng vấn LM Trần Công Nghị: Phản ứng của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội về yêu cầu ngưng cầu nguyện tập thể?
Trà Mi (RFA)
10:33 17/01/2008
RFA phỏng vấn LM Trần Công Nghị: Phản ứng của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội về yêu cầu ngưng cầu nguyện tập thể?

Nhấn vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này của RFA Đài Tiếng Nói Tự Do

Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội vừa gửi công văn cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Toà Tổng Giám Mục Hà Nội yêu cầu giải tán các buổi cầu nguyện tập thể đòi chính quyền trả lại đất đai của Giáo Hội bị tịch thu từ thập niên 1950. Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội hôm Thứ Ba đã có thư phản bác lại những cáo buộc mà chính quyền nêu lên trong công văn này.

Để tìm hiểu thêm quan điểm của Toà Tổng Giám Mục Hà Nội nói riêng, và ý kiến của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói chung, Trà Mi có cuộc trao đổi với Linh mục Trần Công Nghị, Giám Đốc Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, người thừơng xuyên có những cuộc trao đổi bán chính thức và trực tiếp với Toà Tổng Giám Mục Hà Nội.

Trà Mi: Thưa Linh Mục, chúng tôi được biết là giới chức Hà Nội chính thức có công văn gửi chức sắc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng như Toà Tổng Giám Mục Hà Nội nêu rõ là việc tập trung đông đảo giáo dân cầu nguyện là sai trái và gây mất trật tự công cộng, đồng thời họ cũng yêu cầu chấm dứt ngay các hoạt động này, nếu không thì sẽ xử lý theo pháp luật. Qua những cuộc trao đổi giữa Linh Mục với Toà Tổng Giám Mục thì Linh Mục có thể chia sẻ thêm quan điểm và dự định của phía Toà Tổng Giám Mục hiện bây giờ sẽ như thế nào?

Linh mục Trần Công Nghị: Vâng. Cái thư của bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội, rất là sai trái, bởi vì trong thư đó bà ta có vẻ trách Hội Đồng Giám Mục và đặc biệt là Đức Tổng Giám Mục cũng như giáo dân Hà Nội đến cầu nguyện ở trước Toà Khâm Sứ là trái luật, không có một cái luật nào trong chính quyền nói rằng không được phép cầu nguyện cả.

Thứ nhất, những người cầu nguyện này họ rất là trong vòng kỷ luật, không có làm mất trật tự đường sá, cũng không có biểu tình phản đối chính phủ, chỉ cầu nguyện không, bởi vì chính quyền đã rất là bất công khi chiếm hữu tài sản của Giáo Hội như vậy, rồi không dùng vào những việc công ích mà lại sử dụng vào những việc thương mại. Chính vì thế mà Toà Giám Mục đã đòi lại.

Họ không trả lại mà họ còn trách Toà Giám Mục thì văn thư của Chánh Văn Phòng Toà Tổng Giám Mục Hà Nội đã trả lời rất rõ là: chính chính quyền đã làm ngơ trước sự bất công và đã cho những ngưòi phạm luật là những người dùng cơ sở đó để buôn bán, chẳng hạn mở quán phở, hoặc là nhà nhảy, hoặc là làm câu lạc bộ thể thao... Tất cả những chuyện đó không phạt những người đó, đang khi đó lại trách Toà Giám Mục thì đó là một việc sai trái.

Toà Thánh đã lên tiếng rồi. Đài phát thanh RadioVatican đa lên tiếng rồi. Một số các Hội đồng giám mục ở thế giới cũng đã lên tiếng rồi, các báo chí Công Giáo ở các nước đã lên tiếng rồi. Việt Nam đã là một thành phần đi vào trong bang giao thế giới thì phải nhận một trách nhiệm cao hơn là những gì họ vẫn xử với người Việt Nam,

Trà Mi: Thưa, ở Việt Nam có quy định là bất cứ một cuộc tụ tập nào đông người cũng phải xin phép, nếu không thì sẽ bị coi là một hoạt động trái pháp luật, như vậy thì những buổi cầu nguyện của bà con giáo dân mấy ngày nay cũng là những buổi tụ tập đông người, và nhà nước viện dẫn lý do là các hoạt động này gây mất trật tự công cộng ở địa phương. Trên cơ sở đó thì chính quyền yêu cầu Toà Tổng Giám Mục giải tán những người cầu nguyện, thì ý kiến của Toà Tổng Giám Mục về việc này ra sao?

Linh mục Trần Công Nghị: Tôi nghĩ rằng khi nói tụ tập 5 người thì phải xin phép, thì tôi thấy điều đó là vô lý. Họ đặt quy định đó là để đề phòng những việc biểu tình chống chính phủ mà thôi, chứ còn tụ tập 5 người chẳng hạn gia đình một người nào đó có 5 người đến ăn ở một quán cơm, tức là tụ tập 5 người thì có phạm luật không? Thành thử ra khi mà giải thích cái kiểu đó một chiều như vậy rất là sai. Nhưng mà những người Công Giáo đến cầu nguyện một cách tự phát và họ rất là hoà bình, không làm mất trật tự thì đâu có gì mà chính phủ phải sợ mà phải xin phép đâu.

Trà Mi: Và theo chỗ Linh Mục được biết thì hiện bây giờ bà con giáo dân còn tổ chức các buổi cầu nguyện tập thể hay không?

Linh mục Trần Công Nghị: Thưa, vẫn còn. Ban sáng những người đi lễ Nhà Thờ Chính Toà lớn ở Hà Nội thì sau lễ họ vẫn ra, có khi hai ba chục người, có khi một trăm người. Ban chiều lúc 6 giờ - 7 giờ, các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá và một số giáo dân cũng ra đấy cầu nguyện. Về ban chiều là các thầy ở chủng viện ngay cạnh đó cũng ra cầu nguyện nữa.

Trà Mi: Thưa, trong trường hợp mà phía chính quyền vẫn giữ nguyên lập trường như đã nêu trong công văn thì liệu Toà Tổng Giám Mục có những phương cách ứng phó nào khác?

Linh mục Trần Công Nghị: Ngay bây giờ đó Toà Giám Mục cũng chỉ nói lên tiếng nói đòi công lý thôi, đòi phải giải quyết tận gốc rễ như thư của Toà Tổng Giám Mục đã viết cho Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội, cương quyết nói rằng vấn đề phải giải quyết tự gốc rễ, quyền tự do của con người phải đựoc bảo đảm, công lý phải được nêu cao. Và tôi nghĩ rằng về thời điểm này Việt Nam đã được vào WTO, đã có quan hệ với các quốc gia thì cũng phải làm gương về sự tôn trọng pháp luật, bởi vì chính chính quyền ở đây không tôn trọng pháp luật của chính mình đã đưa ra.

Ngày hôm nay đây chúng ta có tất cả những liên hệ giao tế, bang giao thế giới về vấn đề kinh tế, chính trị, ngoại giao, và đồng thời người Công Giáo Việt Nam hải ngoại cũng sẽ có những tiến trình khác về áp lực ngoại giao, chẳng hạn sẽ viết thư cho Bộ Ngoại Giao, viết thư cho Tổng Thống Hoa Kỳ, viết thư cho các Hội Đồng Giám Mục ở các nơi trên thế giới, và cũng viết thư cho các nghị sĩ và dân biểu Hoa Kỳ.

Trà Mi: Thưa Linh Mục, nếu như các buổi cầu nguyện vẫn được tiếp diễn như vậy và trong trường hợp xấu nhứt có thể Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội sẽ thực hiện lời mà họ đã cảnh báo, tức là sẽ xử lý theo pháp luật, liệu có khả năng là Toà Thánh sẽ can thiệp?

Linh mục Trần Công Nghị: Toà Thánh đã lên tiếng rồi. Đài phát thanh RadioVatican đa lên tiếng rồi. Một số các hội đồng giám mục ở thế giới cũng đã lên tiếng rồi, và chúng tôi biết rằng các báo chí Công Giáo ở các nước đã lên tiếng rồi. Và trong thời gian gần đây thì chúng tôi đang liên lạc với các hội đồng giám mục ở các quốc gia trên thế giới để lên tiếng. Nước Việt Nam đã là một thành phần đi vào trong bang giao thế giới thì phải nhận một trách nhiệm cao hơn là những gì họ vẫn xử với người Việt Nam, thưa chị.

Trà Mi: Linh Mục có nói là Đài Phát Thanh Vatican đã lên tiếng, nhưng mà chúng tôi muốn được hỏi liệu nếu vụ việc này đến cái mức nghiêm trọng thì Toà Thánh Vatican sẽ có tiếng nói chính thức can thiệp chăng?

Linh mục Trần Công Nghị: Chắc chắn bởi vì cũng là thành phần của Giáo Hội. Cho đến ngày hôm nay thì đang có những đàm phán thương thuyết đó. Ngày 14 tháng 1 vừa qua, ông Thủ Tướng Dũng có mời Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam là Đức Cha Nhơn và Đức Tổng Giám Mục Hà Nội là Đức Cha Kiệt đã vào gặp, và cũng đưa ra một số đề nghị để giải quyết vấn đề. Nhưng mà kết quả thì chưa đi tới, bởi vì nó cũng phải tuỳ thuộc các giáo phận khác ở Việt Nam nữa, bởi vì những phần đất chính quyền đã sáp nhập hoặc là mượn tạm của Giáo Hội rất là nhiều, cho nên vấn đề giải quyết về đất đai thì chắc chắn phải sâu rộng hơn.

Một trong những đức cha Việt Nam là Đức Cha Nguyễn Văn Sang ở Thái Bình đã đưa giải pháp là có thể trong giai đoạn đầu này sẽ trả lại một số các cơ sở và sẽ đình chỉ việc xâm chiếm, quy hoạch thêm, rồi sẽ lập uỷ ban. Đó là tỏ thiện chí để rồi hai bên có thể ngồi lại với nhau. Tôi thấy đề nghị của Đức Cha Nguyễn Văn Sang tỉnh Thái Bình có lẽ cũng có một số người lắng nghe. Nhưng mà đa số những người quan tâm thì họ sợ rằng chính phủ sẽ rút lời, cho nên chắc chắn phải cần một số bản văn rõ ràng, có một giải pháp toàn diện cho vấn đề công lý cho các giáo hội Việt Nam nữa, thưa chị.

Trà Mi: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Linh mục Trần Công Nghị đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.

Linh mục Trần Công Nghị: Vâng. Cảm ơn chị Trà Mi.
 
Bước đầu Hòa giải... đã sớm thất bại
+GM F.X. Nguyễn Văn Sang
11:05 17/01/2008
BƯỚC ĐẦU HÒA GIẢI… ĐÃ SỚM THẤT BẠI

(Nhật ký GM Nguyễn văn Sang 17.01.2008)

Sau một loạt bài nói về đất đai của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội và các nơi khác, nhất là bài sau cùng với nhan đề: “Lại chuyện đất đai… tin vui vừa qua, tin buồn đã đến”, trong đó, tôi có đưa ra một số đề nghị cả về phía chính quyền lẫn tín hữu… giúp cho bầu khí vốn đã căng thẳng có thể dịu bớt phần nào, để cả hai cùng đến chỗ đối thoại, nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới.

Tôi đã được nhiều người, trong cũng như ngoài nước, khuyến khích vào cuộc với tư cách là người trung gian (tuy không phải người trung gian được bên nào ủy quyền). Song với tấm lòng tha thiết đối với Giáo Hội Việt Nam, đối với quê hương đất nước, thông cảm với những người cùng máu đỏ da vàng, tôi đã vùng dậy trong lúc ngủ trưa và tức tốc lên đường bất chấp cái giá lạnh của mùa đông. Chúng tôi rời khỏi Thái Bình lúc 1 giờ chiều ngày 15 tháng 1 năm 2008. Chiếc xe chạy dọc theo đường quốc lộ 10 rồi ra quốc lộ 1 và theo hướng Hà Nội thẳng tiến; quãng đường ước chừng 120km. Tôi có phúc khi lên xe là “kéo gỗ” nên phó linh hồn và xác trong tay Chúa và “anh tài”.

3 giờ chiều tôi tới Hà Nội, và 3 giờ 30’ tôi đã có mặt tại Phố Nhà Chung. Khi đi ngang qua khu đất Tòa Khâm Sứ cũ, tôi hơi ngạc nhiên bởi đoạn vỉa hè phía trước khu đất hoàn toàn trống trơn, không còn một bóng xe đạp hay xe máy được gửi như những ngày trước. Hàng rào sắt chạy dài suốt từ hàng phở đầu phố tới số 40 Tòa Tổng Giám Mục vẫn khóa chặt, nhưng được trang hoàng bằng các bông hoa rất thứ tự và đẹp mắt (Có lẽ là do các bàn tay khéo léo của các nữ tu dòng Mến Thánh Giá Hà Nội ở đối diện?!). Nhìn cách bài trí, nếu ai không biết, có thể lầm tưởng rằng nơi đây đang chuẩn bị để nghênh đón một phái đoàn nào đó chứ không có dấu hiệu gì của sự gỡ bỏ, thu dọn… như mấy ngày trước. Từ bên ngoài nhìn qua hàng rào, gốc đa vẫn vênh váo nhìn lên bầu trời và xòe những cánh tay sù sì, rậm lá che chở cho tượng Đức Mẹ đang được phủ đầy bằng muôn màu hoa tươi thắm. Phải chăng Chính quyền đã có “thiện chí” dọn sẵn một nơi cho đồng bào công giáo thủ đô tới cầu nguyện mà không phải chen chúc nhau đến nỗi phải lấn xuống lòng đường của xe cộ đi lại?

Khi xe vào tới trước Tòa Tổng Giám Mục, tôi được mấy thầy phục vụ cho biết thêm: từ sáng thấy xe của Sở Công an đi lại ra lệnh cho cán bộ thu xếp và dọn dẹp… rồi rút hết không để một bóng nhân viên an ninh nào ở lại… (còn các vị “chìm” ở các ngôi nhà chung quanh thì không ai biết !!!)

Tôi leo cầu thang lên lầu 2 để vào phòng khách. Đức Tổng Kiệt niềm nở ra đón và phân phô: “Đáng lẽ phải xuống đón “bố già” và tiếp ngài ở tầng dưới cho “bố” đỡ phải leo trèo...” . Ngài thật tế nhị với cụ già 77 tuổi đầu này, khiến tôi cảm động.

Chúng tôi có trao đổi ý kiến về các sự kiện xảy ra trong mấy ngày qua cũng như các bài viết trên mạng Internet. Ngài rất đồng ý với lý luận cho rằng: Đất bên Tòa Khâm Sứ cũ vẫn là đất của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội từ mấy trăm năm nay. Hang đá Đức Mẹ được dựng trên đất đó như một chứng nhân lịch sử đã phù hộ đoàn con tới kính viếng cũng trên trăm năm. Giáo dân tới cầu nguyện từ đó, đã cầu nguyện, đang cầu nguyện và sẽ cầu nguyện trên mảnh đất của ông cha tiên tổ mình để lại thật là hợp tình hợp lý. Không những thế, việc cộng đoàn tới cầu nguyện còn hợp cả Pháp Lệnh Tôn Giáo của Nhà nước ta cũng như luật pháp Quốc tế; như vậy, có gì là “vi phạm” như văn thư của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội gửi cho Tòa Tổng Giám mục mới đây. (Sau này tôi mới được đọc bài phân tích rất chí lý của một vị luật sư ký tên là Trần Lê Nguyên).

Chúng tôi đánh giá văn thư này không những không đóng góp gì vào việc giải quyết các vấn đề phức tạp, trái lại, còn “đổ thêm dầu vào lửa”. Sau đó, Đức Tổng nhất trí với tôi về những biện pháp tôi đã đề ra trong bài viết vừa qua, song ngài e ngại về phía chính quyền chắc sẽ vẫn cứng rắn. Ngài sẵn lòng không cho tổ chức cầu nguyện với qui mô lớn như trước; còn việc các cá nhân, đoàn thể tới cầu nguyện một cách tự phát thì không ai có quyền ngăn cấm. Sau cuộc tiếp xúc vắn vỏi, ngài đã ủy thác cho tôi đi điều đình với phía Nhà nước theo như cách thức mà tôi đã đề nghị trong bài viết vừa rồi. Nếu làm được như vậy, hy vọng sẽ tháo gỡ được những khó khăn bước đầu.

Trước tiên, đề nghị với chính quyền ra lệnh cho các nhân viên bên các công ty đang chiếm đóng đất ở Tòa Khâm Sứ cũ mở rộng cổng để mọi người có thể đi lại như cũ, kể cả anh chị em tín hữu được tự do vào đọc kinh hoặc bày tỏ lòng kính mến với Đức Mẹ (có thể qui định rõ thời gian biểu v.v..). Đặc biệt, trong những ngày đầu năm mới, những người tín hữu đến nhà thờ, đến kính viếng Đức Mẹ để mong ước được những điều may lành trong Năm Mới là điều hết sức tự nhiên và chính đáng; Giống như tất cả những ai đi lễ chùa, đi hái lộc… trong những ngày đầu xuân. Như vậy, việc đóng cổng, không cho phép những người tín hữu được cầu nguyện trên đất tổ tiên, khiến họ phải cầu nguyện từ cửa vọng vào để rồi vu cho họ là “vi phạm Pháp lệnh” thật là điều hết sức phi lý.

Khi tiễn chân tôi ra về, ngài nói với tôi với dáng vẻ đầy âu lo: “Xin Đức Cha nói với các vị hữu trách là thu xếp trước ngày 25 tháng 1 năm 2008, vì sức khỏe Đức Hồng y đang ngày càng xấu đi, nhất là trong mấy ngày vừa qua trời trở lạnh, chỉ sợ ngài có mệnh hệ nào…”.

Tôi cũng xúc động mường tượng quang cảnh việc Đức Hồng y qua đời. Tất nhiên, một đám tang trọng thể sẽ được cử hành tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, vì tầm ảnh hưởng của ngài không chỉ trong nước mà còn quốc tế… Lúc đó, sẽ có rất nhiều đoàn khách nước ngoài: phái đoàn Vatican, các vị Hồng y, Giám mục, linh mục và giáo dân ở mọi nơi trong nước và ngoài nước đến dự tang lễ. Giáo Hội Việt Nam sẽ trả lời ra sao? Chính quyền trung ương và địa phương trả lời thế nào về việc giải quyết khu đất của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội. Và lúc đó, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế sẽ được nâng lên hay bị hạ xuống?

Tôi ra xe cũng với tâm trang u buồn như vậy. Sau đó, tôi xuống Dòng Chúa Cứu Thế để gặp gỡ Cha Bề trên và một số linh mục của nhà Dòng. Các ngài cũng tỏ vẻ bi quan, chán nản rằng: chỉ sợ mình có thiện chí tuân giữ các điều kiện, còn về phía “bên kia” họ sẽ lợi dụng để “làm tới”, như họ đã từng làm, miễn sao các việc được hoàn thành như ý của họ. Các ngài cũng cho tôi biết sơ qua về tình hình đất đai của Nhà Dòng. Theo như lời của cha Bề trên: đất của nhà dòng có sở hữu từ lúc đầu, có giấy tờ mua bán hợp pháp. Sau đó, một phần lớn số đất ban đầu đã bị Nhà nước chiếm hữu mà chẳng có văn bản nào nói là mua, là bán, là tịch thu hay tước đoạt gì cả. Nhà nước đã trao lại cho các công ty cũng chẳng có giấy tờ gì hợp pháp. Số đất đó phần lớn bị để hoang hóa hoặc sử dụng không đúng mục đích trong một thời gian dài. Nhà Dòng đã liên tục làm đơn khiếu nại và xin hoàn lại để sử dụng vào những việc có ích cho xã hội, song không nhận được câu trả lời. Mới đây, các công ty liên hệ, dưới sự đỡ đầu của chính quyền đã tiến hành xây dựng, xây tường ngăn cách bảo vệ, dẫn đến phản ứng của Nhà Dòng và các tín hữu. Người xưa đã từng nói: “Không có lửa làm sao có khói”. Xin Đức Cha cứ trình lại cho các vị có thẩm quyền về sự thật đau lòng đó.

Tôi từ giã cha Bề trên và Nhà Dòng ra về mà lòng tự cảm thấy như mình có lỗi; bởi qua cuộc tiếp xúc này, một cách nào đó, tôi đã vô tình chạm tới nỗi đau mà các ngài đang phải mang trong lòng.

Chiếc xe chở tôi bị kẹt giữa dòng người đi lại chật cứng các ngả đường, khiến tôi phải lỡ hẹn đến 18 phút mới tới được điểm gặp gỡ vị cán bộ cơ quan Trung Ương ở Hà Nội. Vị cán bộ tỏ ra khá cởi mở và thân thiện. Anh đã thẳng thắn nói lên tình cảm của riêng anh và cơ quan. Các anh đều rất muốn giải quyết những vấn đề khúc mắc hiện nay và rất có cảm tình với những đề nghị trong bài viết của tôi đã được đăng tải trên Internet. Song anh cũng biểu lộ vài thắc mắc của các cơ quan liên hệ, nhất là về phía Thành phố Hà Nội:

a) Các công ty đã bỏ vốn xây dựng vào khu vực đất rất nhiều nên không muốn hoàn lại nếu không được đền bù xứng đáng.

Tôi phản bác rằng: Lại vấn đề kinh tế. Đất đó thuộc quyền sở hữu của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội. Đằng khác, theo luật pháp, đất đang bị tranh chấp phải để nguyên trạng, nhưng trên thực tế, các vị đã tự ý xây dựng trên đó. Hành động đó trái với pháp luật và trái với ý muốn của bên sở hữu. Tòa Tổng Giám mục Hà Nội không những không phải bồi thường mà còn có thể kiện về những việc làm sai trái này. Tuy nhiên, vấn đề này có thể thương lượng sau tùy vào sự quyết định của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội.

b) Chính quyền bức xúc vì Nhà chung Hà Nội không giữ nguyên trạng đất đang tranh chấp, tự nhiên đặt tượng Đức Mẹ và Thánh Giá ở gốc cây đa làm cớ cho các tín hữu tụ tập cầu nguyện.

Tôi phản bác: Tòa Giám Mục không đặt tượng Đức Mẹ và Thánh Giá, nhưng do giáo dân tự nguyện làm việc đó. Đằng khác, chúng ta phải hiểu thế nào là “nguyên trạng”. “Nguyên trạng” là tình hình hiện tại của sự vật - trước sau không thay đổi những hình thái ban đầu. Thế nhưng, bên chiếm dụng đất đai Tòa Khâm Sứ (từ năm 1960) đã liên tục xây dựng, thiết lập và hoạt động nhiều cách thế trên mảnh đất mà chúng tôi đã liệt kê trong các văn thư phản đối, và mới đây còn giỡ mái, giỡ nhà… tiếp đến, (sau ngày lễ Giáng Sinh 2007 vừa qua) họ còn cố tình gắn các bảng hiệu đề “nhà văn hóa giáo dục v.v… của quận. Vậy ai đã làm thay đổi nguyên trạng? Còn bên phía Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội: chưa làm công việc gì để có thể nói rằng đã “thay đổi quyên trạng”, thậm chí việc đặt tượng Đức Mẹ ở chân núi gốc cây đa, cũng là phục hồi nguyên trạng. Vì như các vị đã biết: Đức Mẹ đã ngự tại chốn này từ hàng trăm năm nay, và các Giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ, giáo dân cũng đã cầu nguyện tại đó từ hàng trăm năm nay. Đến thời bao cấp, Đức Hồng Y Căn bị cưỡng bức phải rời bức tượng tới địa điểm bên cạnh Tòa Tổng Giám Mục bây giờ. Một sự cưỡng bức vì sợ (Metu trong các sách luật) khiến cho công việc làm không THÀNH. Thế nên, việc đưa tượng Đức Mẹ về chỗ cũ là việc làm cho mảnh ĐẤT trở về nguyên trạng của nó - một công việc hợp tình hợp lý - nhất là trong thời điểm đất nước chúng ta đang cởi mở tiến lên về mọi mặt. Xin các vị nên chân thành chấp nhận.

Xem chừng những lý lẽ của tôi đã chinh phục được thiện chí của vị cán bộ nên anh đã nói: “Trong vấn đề này chúng tôi ủng hộ các cụ và mong sớm được giải quyết, nhưng còn vướng mắc một vài vị lãnh đạo cấp cao ở bên phía thành phố, mà các vị cán bộ cao cấp đó lại có “chân” trong Bộ Chính trị… Chúng tôi chỉ là cấp dưới, làm sao có thể “qua mặt” họ được ?”

Thì ra câu nói: “Dân làm chủ, nhà nước quản lý, Đảng lãnh đạo” ở đây đã rõ nghĩa. Anh ta cũng chỉ là một cán bộ “nhỏ” trong bộ máy quản lý của Nhà nước, còn Đảng mới là người lãnh đạo mọi đường hướng. “Lực bất tòng tâm”, biết làm sao được?! Nghĩ như vậy, tôi đứng lên từ biệt vị cán bộ ra về mà lòng nặng trĩu nỗi buồn của một người với vai trò trung gian – đã bước đầu thất bại…

Song tôi vẫn còn hy vọng, vài hôm nữa sẽ được gặp các vị cao cấp hơn trong các cơ quan khác nữa, may ra tình hình sẽ được cải thiện!? Có thể câu nói của người xưa: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên” sẽ thành hiện thực.

Vâng! Lạy Chúa là Chúa Trời con! Xin Chúa ban ơn cho mọi đấng bậc có liên quan trong vấn đề này được ơn khôn ngoan để sớm có những giải pháp giải quyết những vụ việc cách hữu hiệu. Như thế, danh Chúa sẽ được cả sáng và ích lợi cho mọi người, nhất là trong dịp đón Xuân sang - mừng Tết đến này!

Thái Bình này 17/1/2008

+ FX. Nguyễn Văn Sang

Giám Mục Thái Bình
 
Một ý kiến về văn bản phản kháng của tòa Giám Mục Hà Nội
Trương Phú Thứ
14:40 17/01/2008
Một ý kiến về văn bản phản kháng của tòa Giám Mục Hà Nội

Trong một văn bản của tòa Tổng Giám Mục phản bác lại công văn số Bản văn số 273/UBND-VX ngày 11 tháng 1 năm 2008 của Ủy Ban Nhân Nhân Dân thành phố Hà Nội, linh mục chánh văn tòa tổng Giám Mục đã dùng chữ “thiên lệch” để diễn tả một tình trạng nhà cầm quyền đã không đáp ứng nguyện vọng của người dân. Sự cố tình không đáp ứng này không thể quy trách cho những lỗi lầm hay trì trệ của hệ thống hành chánh nhưng là một họach định và có thể coi đó là đường lối và sách lược của Nhà Nước. Bài viết mới nhất của Đức Giám Mục Thái Bình cho thấy một cách rõ ràng là những cán bộ cao cấp có chân trong bộ Chính Trị đã ngăn cản và không muốn thương thảo với giáo phận Hà Nội về vấn đề đất đai như một cái ung nhọt đã mưng mủ từ nhiều chục năm qua.

Giáo phận Hà Nội nhiều lấn qua những tiếp xúc cá nhân và các văn bản chính thức đã yêu cấu Nhà Nước trả lại tòa Khâm sứ bị Nhà Nước chiếm dụng từ năm 1959. Theo giáo sư tiến sĩ Thợ Gặt thì vào thời điểm đó mà địa phận Hà Nội dám đệ đạt yêu cầu xin trả lại tòa Khâm Sứ thì các vị tu hành chỉ có nước đi tù hoặc sửa sọan được… phong thánh. Thời kỳ của những từ ngữ đặt tên cho giáo hội công giáo Việt nam là “bọn công giáo” hay “thế lực thù địch” đã qua đi trên các cơ quan truyền thông và lời nói của các cán bộ quan chức nhưng định kiến của Nhà Nước đối với giáo hội công giáo vẫn không có gì thay đổi. Chuyện này cũng dễ hiểu vì giáo hội công giáo chẳng những không chấp nhận mà công khai chống đối lý thuyết và chủ nghia cộng sản nên nhà cầm quyền của một đảng cộng sản đương nhiên đặt giáo hội công giáo vào vị trí của một “thế lực thù địch”.

Hiện trạng của nước Việt Nam vì nhu cầu xây dựng và phát triển nên cũng có chút ít cởi trói cho các tôn giáo. Khi Nhà Nước có nhu cầu giao tiếp với thế giới và nhất là nhu cầu tồn tại và sống còn thì tôn giáo cũng dễ thở hơn. Do vậy các tôn giáo qua các vị lãnh đạo tinh thần đã bắt đầu có những nguyện vọng cần được Nhà Nước giải quyết và trân trọng. Giáo hội công giáo Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng hoặc qua các bản văn chính thứ đòi lại các tài sản bị cưỡng chiếm. Đòi lại có nghĩa là được trả lại những gì đã bị cưỡng chiếm. Đòi lại có chính danh của một hành vi thuận đạo lý và hợp pháp chứ không phải là một hình thức quỵ lụy xin xỏ.

Khi giáo phận Hà Nội đòi lại những tài sản bị cưỡng chiếm mà nhà cầm quyền đã không trả lời cho dù một câu trả lời thiếu hợp tác và thiện cảm thì đó là một thái độ quan liêu khinh thường và miệt thị nguyện vọng của người dân trong một đường lối thù nghịch chứ không phải là “thiên lệch”. Thái độ đó đã xô đẩy người dân vào chân tường và tất nhiên họat cảnh tức nước vỡ bờ đã kết hợp người dân lại với nhau đứng lên phản kháng. Những người có chung một đức tin của giáo phận Hà Nội đã rất ôn hòa và nghiêm trang trong những buổi cầu nguyện mang tính cách phản kháng. Giáo dân Hà Nội đã nhiều lần biểu dương sự phản kháng bằng hình thức tụ tập cầu nguyện nhưng chưa hề có một tai nạn nhỏ xẩy ra. Những ngưởi không cùng tôn giáo và khách bàng quang cũng biểu lộ tình cảm ủng hộ nhiệt tình. Nhà cầm quyển Hà Nội đã không có một lý do nào dùng võ lực để đàn áp hay khủng bố những người tham dự các buổi cầu nguyện. Giáo dân Hà Nội đã hành xử quyền công dân trong khuôn khổ luật pháp và nhà cầm quyền phải tôn trọng luật lệ do chính họ sọan thảo và ban hành.

Bản văn số 273/UBND-VX ngày 11 tháng 1 năm 2008 của Ủy Ban Nhân Nhân Dân thành phố Hà Nội với những văn từ gay gắt mang tính chất đe dọa cũng phơi bầy một cách rõ ràng đường lối của đảng cộng sản Việt Nam đối với giáo hội công giáo Việt Nam. Các đấng bậc tu trì là những người hiền hòa thiện tâm thiện chí nên dù có bị bách hại một cách trắng trợn vẫn dùng lời lẽ khoan dung để “đem yêu thương vào nơi óan thù”. Một người bình thường khi được giao phó nhiệm vụ sọan thảo văn bản số 008-VP/TGM ngày 14 tháng 1 năm 2008 của tòa Giám Mục Hà Nội sẽ dùng những chữ “bị trấn áp”, “bị đàn áp”, bị cướp bóc” hơn là “thiên lệch”.

Đường đi đến chân lý còn dài. Xin quý vị độc giả ở Hoa Kỳ vui lòng chuyển tiếp (forward) những bản tin bằng tiếng Anh trên VietCatholic đến các cơ quan truyền thông địa phương cư ngụ và quan trọng nhất là ký các bản thỉnh cầu có mẫu trên VietCatholic gửi đến các vị dân biểu và nghị sĩ Hoa Kỳ để tiếng nói đòi hỏi công lý trong hòa bình trên tòan cầu cao hơn và xa hơn.
 
Thắp sáng niềm tin lên
Lê Dân Việt
14:50 17/01/2008
THẮP SÁNG NIỀM TIN LÊN

Dũng trí can trường nhất nước Nam
Lạc Long dũng cảm giống Tiên Rồng
Cái chí Dũng Lạc rất can trường
Từng đuổi xâm lăng, chí quật cường

Cùng cả giống nòi đã tô điểm
Non sông đất nước được vẻ vang
Diệt lũ ngông cuồng, chống ngoại xâm
Từng làm rạng danh trang sách sử

Chói rạng trời Nam giống hào hùng
Khơi lửa niềm tin đã cháy bùng
Thắp sáng nến lên cầu hòa bình
Đòi hỏi công lý và lẽ phải

Ngọn nến cháy lên soi dẫn đường
Lan từ Hà Nội, hướng vào Nam
Soi lối cho ai biết nẻo về
Cho ai mê muội, tỉnh cơn mê

Cho bọn vô thần sớm hồi tâm
Thẳng tay đàn áp đã bao năm
Dân tộc, tôn giáo khổ lắm rồi
Toàn dân chỉ muốn làm dân thôi

Để hưởng dân chủ, sống tự do
Các tôn giáo, không phải” XIN CHO”
Từ quỉ vương, bè lũ tanh hôi
Dân đứng lên, đòi chính đáng thôi

Đòi hỏi đất đai với nhà cửa
Đòi tài sản của các tôn giáo
Đòi lại nhà đất của dòng tu
Thế tại sao, bay cứ khất lần

Để bay cứ thế chiếm dần dần
Còn vênh bản mặt hách lầm lì
Đày dân khốn khổ, cứ thế đì
Còn gì là công lý, thực thi

Bay chiếm tài sản của Công Giáo
Mà còn mở miệng nói bố láo
Giáo hội lấy lại phải rốt ráo
Đòi ruộng đất, tất phải đứng lên

Đòi tự do, dân chủ mới yên
Nến đốt từ Khâm Sứ Hà Nội
Lửa lan ra giáo xứ Thái Hà
Lửa từ đó lan đi rất xa

Tới dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn
Lửa xuôi theo những dấu đường mòn
Lửa bùng cháy khắp nơi xôn xao
Lửa lòng của con chiên bổn đạo

Lửa dũng cảm, tu sĩ nam nữ
Lửa dậy lòng linh mục, đức cha.. .
Các nhà tu mạnh dạn lên tiếng
Giáo hội đã hiên ngang đứng lên

Cùng với vận mệnh của dân tộc
Ôi sung sướng! Hãnh diện biết bao
Thiên Chúa Trời Cao đã tỏa sáng
Đánh động lương tâm các nhà tu

Theo gương các Thánh Tử Vì Đạo
Thượng Đế đã tỏa ánh hào quang
Ông Trời đã bày tỏ vinh quang
Không còn sợ hãi quỉ vương nữa

Đã thẳng thắn, không sợ vô thần
Ôi danh Chúa! Sẽ được bừng sáng
Danh tiếng Ngài, bỗng chốc chói chang
Giáo dân Công Giáo, đã hiên ngang

Dám đứng lên, không sợ gian nan
 
Đất đai, tài sản và cách hành xử của một Nhà nước 'dân chủ -pháp quyền''?
J.B. Nguyễn Hữu Vinh
14:57 17/01/2008
ĐẤT ĐAI, TÀI SẢN VÀ CÁCH HÀNH XỬ CỦA MỘT NHÀ NƯỚC “DÂN CHỦ - PHÁP QUYỀN”?

Đất đai và quá trình chuyển đổi ở Việt Nam


Tài sản đất đai, luôn là một chủ đề nhạy cảm từ xưa đến nay, vốn tạo nên nhiều mâu thuẫn, câu ngạn ngữ xưa: “Hôn nhân điền thổ, vạn cố chi thù” được truyền lại đến nay, quả là đã được đúc kết qua nhiều thế hệ mà có.

Dưới thời phong kiến, đất đai được thu gom lại bằng cách mua bán, trao đổi bằng cách này hay cách khác, nhưng là sự thuận mua vừa bán trong chừng mực có thể chấp nhận được vào tay những chủ đất (địa chủ). Những người không có đất thì làm thuê cho các địa chủ nhận phần công của mình bằng thóc gạo, tiền bạc. Nhà nước phong kiến chấp nhận và bảo hộ quyền lợi của việc mua bán và làm chủ đất đai đó. Dù đa số vẫn thuộc những địa chủ là chủ yếu thì đất đai đã được tận dụng để làm ra của cải vật chất cho xã hội.

Sau cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền năm 1945, một nhà nước ra đời với quốc hiệu Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhà nước được lãnh đạo bởi “Đảng Lao Động Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lê Nin- Stalin và tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam cho mọi hành động” (Điều lệ ĐLĐVN năm 1951), thì có nhiều thay đổi trong việc quản lý sử dụng đất đai cho đến nay. Nhiều sự thay đổi trong đó làm người ta thấy nó lạ lùng. Lạ bởi điều đơn giản là không giống những phương pháp, những cách thông thường của sự dịch chuyển sở hữu, mua bán, trao đổi phải dựa trên sự công bằng có thể để xã hội chấp nhận được.

Bằng những khẩu hiệu “nhân dân làm chủ, người cày có ruộng”, cuộc Cải cách ruộng đất đã diễn ra những năm 1953-1956. Một cuộc “cách mạng” mà sau này, được đánh giá là có những sai lầm nghiêm trọng của Đảng.

(Sau cuộc cải cách ruộng đất, ông Hồ Chí Minh có câu nói “Một Đảng giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng” . Tiếc rằng, những đồng chí, học trò của ông sau này hình như không nhớ câu nói đó nữa, hầu hết hệ thống tuyên truyền đều một bài ca ca ngợi Đảng quang vinh. Những ai dám nói đến khuyết điểm của Đảng hay đảng viên, đều được xếp vào loại “chống lại Tổ quốc, chống lại nhân dân”. Vì vậy, mới có câu ca “Mất mùa là bởi thiên tai, được mùa là tại thiên tài Đảng ta”).

Với hàng loạt những tòa án nông dân man rợ, hàng loạt người đã bị bắn, bị bắt. Các chủ đất bị cướp trắng tài sản, “Đảng ta” đã lấy không đất đai từ tay địa chủ, chia cho tầng lớn nông dân.

Sau đó,với phong trào Hợp tác xã nông nghiệp, đất đai từ nông dân được gom vào hợp tác xã dưới sự lãnh đạo của Đảng, trở thành tài sản nhà nước. Khi đó, đất đai được sử dụng đúng nghĩa “cha chung” dần dần bị hoang hóa, bờ lớn hơn ruộng, ruộng vuông thành ruộng tròn (do bỏ các góc không cày cuốc vì nông dân làm công chỉ ăn điểm). Kể cả những khu vực bờ xôi ruộng mật cũng biến thành xác xơ, lúa má vật vờ như những cái bóng người dân Việt Nam thiếu ăn những lúc đó. Từ chỗ một nước xuất khẩu gạo, Việt Nam quay quắt với cái đói và các lãnh đạo đất nước có thêm nhiệm vụ là xin viện trợ lương thực. (Những hình ảnh thời đó, bạn có thể tham khảo ở nước Bắc Hàn anh em trong phe xã hội chủ nghĩa của chúng ta hiện nay).

Khi cái đói, cái rét không thể hơn được nữa, nhà nước mới chấp nhận chia lại ruộng đất cho nông dân làm khoán sản. Đất nước lại nhanh chóng giải quyết nạn đói và có gạo xuất khẩu đứng thứ 3 rồi thứ 2 thế giới.

Khi Việt Nam hội nhập, người người sinh sôi, đất đai trở nên đắt đỏ, những dự án mọc lên, đất của nông dân lại được chuyển dần về tay các công ty, mà đa số là công ty của các đại gia, của những kẻ lắm tiền nhiều bạc. Tiền bạc từ đâu, vẫn là những dấu hỏi chưa có câu trả lời.

Sự tham nhũng nặng nề trên mọi bình diện xã hội, đã là một quốc nạn từ lâu, vẫn đang ngày càng phát triển, “năm sau cao hơn năm trước” thì vấn đề đất đai càng là thứ đáng kể để tham nhũng.

Trong khi “Trong cơ chế hiện nay, phần lớn (có thể là tuyệt đại đa số) người có quyền (chức vụ) phải là đảng viên. Do vậy tệ nạn tham nhũng trước hết khu trú trong đội ngũ đảng viên, là một vấn nạn trước tiên thuộc về đảng…” - Dương Trung Quốc – Góp ý BCCTĐHX Đảng CSVN - Thì các chính sách không nhất quán, không đồng bộ của Nhà nước đã đưa đến hiện tượng khiểu kiện, biểu tình nơi nơi, là nỗi bức xúc và vấn nạn của xã hội Việt Nam hiện đại.

Trước những cuộc biểu tình nơi nơi, những vụ khiếu kiện dai dẳng, từ chính sách lấy không đất đai của tư nhân vào thành của nhà nước, đến khi nhà nước đã phải có chính sách đền bù khi bị thu hồi. Từ chỗ đền bù bắt buộc phải nhận, nếu không thì cưỡng chế bằng công an, súng đạn, đến nay, nhà nước lại có bước lùi mới, là muốn lấy đất đai của nông dân, phải thỏa thuận với dân… Tất cả các bước trên, bước sau phủ nhận bước trước, đã làm cho việc khiếu kiện cứ thế tăng vùn vụt vì sự bất công, vì sự tham nhũng do cán bộ lợi dụng chính sách luôn thay đồi đã nói trên mà trục lợi.

Vì vậy, việc khiếu kiện luôn nóng với những vụ việc đã, đang và sắp xảy ra là điều khó tránh khỏi.

Với đất đô thị, từ chỗ là đất đai, tài sản của tư nhân, tổ chức qua quá trình cải tạo tư bản, cải tạo công thương… phần lớn các tài sản đó đã biến thành của nhà nước, tài sản quốc gia với cụm từ “sở hữu toàn dân”.

Sau khi biến thành tài sản “sở hữu toàn dân” lại dần dần vào tay những quan chức, cán bộ đảng viên bằng nhiều hình thức. Từ chỗ cấp theo căn hộ tập thể, đến việc cấp theo chế độ quan chức. Từ chỗ một căn hộ khi đến Hà Nội và các thành phố để tạm dung những ngày đầu, sau một thời làm quan chức với đồng lương có hạn và luôn thiếu, bằng cách nào đó ai cũng hiểu, các quan chức mua thêm những căn hộ mới, thậm chí có nhiều căn hộ bỏ không hoặc để đầu cơ kinh doanh.

Cho đến nay, nếu vẫn thực hiện đúng câu nói của “đồng chí” Trần Phú – Tổng Bí thư đảng cộng sản, người đã góp phần đưa cái chủ nghĩa cộng sản vào đất nước này là “Trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ” , thì chắc là tầng lớp cán bộ đảng viên cộng sản lại là những người bị đào, bị trốc đầu tiên. Vì hiện nay, đó mới là những kẻ có đủ mọi tính chất như lời Trần Phú đã nói trên.

Điển hình là hàng ngàn ngôi biệt thự ở các thành phố lớn đã biến tự bao giờ, hàng vạn căn nhà công vụ đã biến thành tư vụ… mà báo chí đã có một thời sôi nổi bàn tán rồi để đấy, mèo vẫn hoàn mèo. Hoặc hàng ngàn hécta đất đai ở các tỉnh, thành phố bị “hô biến” tự khi nào không ai biết.

Điều lạ lùng trong một nhà nước dân chủ, pháp quyền ở Việt Nam là một thời gian quá dài, nhiều tài sản của tư nhân, của tổ chức xã hội bị chiếm đoạt ngang nhiên không cần một chính sách nào phù hợp hay bất cứ một văn bản nào có hiệu lực của chính quyền khi đó. Những việc chiếm đoạt đó, nhiều khi tùy ý thích một cá nhân, tổ chức hoặc chỉ đơn giản là một cơn thịnh nộ, sự nổi hứng của một vài cán bộ công quyền. Đó là thời tất cả làm theo mệnh lệnh của Đảng mà không cần căn cứ pháp luật nào.

Với đất đai, tài sản Giáo hội Công giáo cũng không là một ngoại lệ. Cái thời mà tôn giáo được coi là thuốc phiện, nhất là Công giáo luôn được xem như là nơi sản sinh ra những đối tượng phản động hoặc cần cảnh giác, lại trong điều kiện thông tin với thể giới bên ngoài khó khăn như liên lạc với âm phủ, thì việc chiếm đoạt đương nhiên là dễ dàng xảy ra hơn.

Và thực tế, đã xảy ra rất nhiều những sự chiếm đoạt, mượn không cần đồng ý, mua như cướp hoặc có cá nhân nào đó vượt lên cả lề luật để “biếu không” cho nhà nước các tài sản của Giáo hội.

Chính vì vậy, việc chiếm đoạt đó đương nhiên trở nên vô hiệu lực pháp lý.

Tòa Khâm sứ, xứ Thái Hà, nhà xứ Hà Đông - công văn gỡ rối làm thêm rối

Khi đất nước buộc phải hội nhập với thế giới, với nhận thức của người dân được nhìn ra khỏi cửa sổ nhà mình, ánh sáng của văn minh tiến bộ của thế giới văn minh mang lại, những cách hành xử luật rừng đã không còn cơ sở tồn tại. Vì vậy, các vấn đề được đưa ra xem xét.

Và khi đó, nơi nơi đã dồn dập phong trào tranh chấp, khiếu kiện mà nhiều nhất vẫn là đất đai, tài sản. Kể cả những người đã từng góp công, góp của cho nhà nước trong kháng chiến, kể cả những bà mẹ anh hùng, mẹ liệt sỹ, mẹ nghị sỹ Quốc hội như mẹ ông Dương Trung Quốc.

Việc đòi lại đất đai, tài sản Tòa Khâm sứ và các cơ sở tôn giáo như Thái Hà của Dòng Chúa Cứu Thế, nhà xứ Hà Đông và một số nơi khác chính là việc đặt ra vấn đề khắc phục những hậu quả của thời kỳ nói trên đã gây ra, trả lại sự công bằng và quyền lợi bình đẳng của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội theo đúng tiêu chí Nhà nước pháp quyền cũng như các những luật lệ, thông lệ quốc tế mà Việt Nam đã long trọng cam kết để được bước vào sân chơi chung.

Tòa Khâm sứ và các cơ sở tôn giáo đó, chưa bao giờ được hiến, tặng, cho, bởi những tổ chức hay cá nhân có đủ thẩm quyền trong Giáo hội, hay một văn bản nào của nhà nước có đủ yếu tố pháp lý để biến từ của Giáo hội thành của Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân khác.

Chính vì vậy, với Giáo hội và giáo dân, đó vẫn là đất đai, tài sản của mình. Với cách nghĩ thông thường nhất trong đời sống: Đã là của tôi, chưa cho, sang nhượng bằng bất cứ hình thức nào, thì dù anh dùng vũ lực để ở đến 100 năm, khi đưa đến công lý, vẫn cứ là của tôi.

Qua một ngàn năm Bắc thuộc và gần 100 năm đô hộ của Thực dân Pháp, đất nước Việt Nam, vẫn là của người Việt Nam đấy thôi. Cho dù trong 1000 năm ấy, và gần 100 năm ấy, bọn phong kiến phương bắc và thực dân Pháp vẫn quản lý, vẫn sử dụng đất này. Cũng vì vậy, việc họ tập trung cầu nguyện trên mảnh đất đó, không có gì là lạ với những hoạt động bình thường của người giáo dân.

Công văn số: 273/UBND-VX của Thành phố Hà Nội ngày 11 tháng 1 năm 2008 nói lên điều gì? Công văn chỉ mới kể lên được công lao của Thành phố với những hoạt động tôn giáo vừa qua, mà thực tế thì đó là các hoạt động tôn giáo bình thường, việc đảm bảo an toàn, là trách nhiệm của Thành phố Hà Nội, khi họ là công bộc của dân, ăn lương để phục vụ người dân, không có gì để kể công.

Công văn cũng đã kết tội một số vị thuộc Hàng Giáo phẩm có những vi phạm theo điều luật này, pháp lệnh kia mà không nhắc tới những hành động thực hiện theo đúng luật rừng với những tài sản đó đã diễn ra để di chứng đến ngày nay.

Cái mà người dân cần sự khẳng định của Thành phố Hà Nội là đất đó thuộc quyền sử dụng của ai? Của nhà nước, hay của Giáo hội? Giáo hội có đẩy đủ bằng chứng để chứng minh là của mình từ khi chưa có nhà nước này. Nhà nước có gì để chứng minh là của mình? Hay Nhà nước chỉ có thể chứng minh rằng tao có quyền cướp của mày làm của tao kiểu cá lớn thì có quyền nuốt cá bé như lý sự cùn của bọn trẻ với nhau? Phải chăng đó là một “Nhà nước Pháp quyền”?

Việc hiện nay đang có bất cứ cơ quan nào quản lý hay đang ở đó mà không có cơ sở pháp lý, đều không phải là điều quan trọng. Quản lý và sở hữu, là hai vấn đề riêng biệt.

Điều mà Giáo hội đang khiếu nại, người dân đang cần khẳng định lại quyền sử dụng đất đai, tài sản của mình đã không được nhắc đến, thì việc xem xét những hành động cầu nguyện, tập trung nói trên có vi phạm pháp luật hay không là điều khiên cưỡng, một chiều.

Những hành động cưỡng chiếm, cướp đoạt bằng vũ lực chưa được xem xét, hành động đòi lại những tài sản bị cướp đoạt lại bị lên án? Giữa hai hành động, hành động nào đã vi phạm luật pháp? Phải chăng đây là nền công lý ngược?

Người ta thấy việc công an giải tán, trấn áp biểu tình khi mất Hoàng Sa và Trường Sa là điều lạ lùng, nhưng việc đọc công văn về tài sản bị cưỡng chiếm cụ thể của Giáo hội lại càng lạ lùng hơn. Hai vụ việc chỉ khác một điều: bất chấp súng đạn, hăm dọa hoặc trấn áp, giáo dân vẫn không khuất phục những điều sai trái.

Người dân tự hỏi và cần câu trả lời của chính nhà cầm quyền Hà Nội:

- Tại sao, đất đai của tổ chức Giáo hội, giáo dân là những công trình phục vụ lợi ích công cộng thì bị chiếm đoạt ngang nhiên, những tiếng kêu cứu không được hệ thống công quyền nghe thấy và giải quyết dù đã cất lên từ bao năm nay. Trái lại, việc các cơ quan, cá nhân đã ngang nhiên xâm phạm lợi ích, tài sản của Giáo hội lại được hệ thống “chuyên chính vô sản” bảo vệ cương quyết đến thế?

- Tại sao các cá nhân trong hệ thống cán bộ đảng viên, ngang nhiên chiếm đoạt đất đai nhà cửa, của công biến của công thành của tư, điển hình như những ngôi biệt thự nào đó đã tốn nhiều giấy mực, báo chí, lại không được nhà nước và Thành phố giải quyết nhanh chóng? Đến nay, có ngôi biệt thự hàng ngàn cây vàng vẫn bỏ hoang chứng tỏ cả hệ thống đã và đang bất lực trước sự cố thủ của chỉ một cá nhân. Có phải chỉ vì họ là đảng viên, là quan chức Nhà nước? là những công dân đặc biệt đứng ngoài hệ thống pháp luật hiện hành? Trong khi hệ thống pháp luật luôn luôn rêu rao “mọi người bình đẳng trước pháp luật”?

- Tại sao một nhà nước pháp quyền, vẫn có não trạng bảo kê những hành động trái lẽ công bằng, trái lẽ thường và đạo đức cuộc sống? Kẻ cướp đoạt được bảo vệ, người bị hại thì bị gây khó dễ, quy kết đủ điều một cách cố ý. Trong khi, những hành động vi phạm pháp luật trắng trợn không hề được xem xét, mà chỉ là “nghiêm túc” kiểm điểm? Mà sự nghiêm túc của nhà nước, của hệ thống quan chức hiện nay thì ai cũng biết qua các hành động đã có.

- Nhà nước này có phải là của nhân dân? Nếu nhà nước của dân, thì những người Công giáo, giáo dân Hà Nội, Thái Hà, Hà Đông có phải là công dân không? Những hoạt động của họ có trái pháp luật không, khi mà họ đang bảo vệ chính đáng tài sản của mình, những tài sản của họ có được pháp luật bảo hộ?

Đó không phải chỉ là một vài trường hợp điển hình, mà là hàng loạt vụ việc, không chỉ một vài nơi, mà là cả hàng loạt các nơi khác nhau từ Nam đến Bắc, không chỉ một vài năm, mà là cả hàng chục năm qua, bây giờ vẫn đang tiếp diễn.

- Có phải cái não trạng phân biệt dân đen với quan chức, nhân dân với cán bộ đảng viên, phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, giáo dân với vô thần, giữa công dân hạng nhất với công dân hạng hai của một thời Cộng sản qua, nay vẫn ngang nhiên ngự trị nặng nề, nên mọi việc đã được giải quyết theo não trạng và cách suy nghĩ đã quá lạc hậu đó?

Cần phải nói rõ rằng, đất nào cũng có chủ, mà những người chủ của đất đai, tài sản Giáo hội không phải theo kiểu cha chung không ai khóc. Tất cả được giáo dân và giáo phẩm bảo vệ bằng chính sinh mạng và máu của mình khi cần thiết.

Việc giải quyết thế nào cho êm đẹp mọi vấn đề, đừng rũ tung tất cả, tự làm khó mình để rồi đổ cho “các thế lực phản động, thù địch” là hoàn toàn phụ thuộc vào nhà cầm quyền Hà Nội.

Cũng cần một lần nữa nhắc lại câu nói của ông Hồ Chí Minh đã trích dẫn ở trên - “Một Đảng giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng” - để nhà cầm quyền nhìn nhận lại chính mình và những hành động đã qua, giải quyết mọi vấn đề đúng với sự thật, tạo điều kiện cho công lý có đất sống, nhằm đưa tới sự tiến bộ thực chất cho dân tộc, cho đất nước. Nhất là khi Đảng đang phát động phong trào “Học tập đạo đức Hồ Chí Minh” hiện nay.

Còn giáo dân và Giáo hội, mong muốn duy nhất là Sự thật – Công lý – Hòa bình được thực thi.

Khi đạt được những điều đó, cũng là một bước tiến dài đưa xã hội và đất nước Việt Nam đi lên, tiến kịp bước tiến của thời đại.

Hà Nội, ngày 17 tháng 1 năm 2008
 
Ý kiến độc giả: Thủ tướng VN cần có một quyết định chủ động trong lúc này
Nguyễn Thái Bình
17:46 17/01/2008
THỦ TƯỚNG VÀ CHÍNH PHỦ CẦN CÓ MỘT QUYẾT ĐỊNH CHỦ ĐỘNG TRONG LÚC NÀY

Trong thời gian vừa qua, quan sát tình hình từ đầu cho đến nay chúng ta thấy rằng: về phía các tín hữu thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội nói riêng và sau đó là ở khắp mọi nơi đã rất khát khao được nhận lại phần tài sản của mình. Ngoài ra không hề có một ý định nào khác. Kế đến, những động thái từ phía Chính Phủ, qua sự việc đến tận nơi và gặp gỡ đối thoại với Đức Cha Chủ Tịch HĐGMVN và Đức Cha Tổng Giám Mục Hà Nội, cách nào đó cũng đã nói lên rằng: Thủ Tướng và Chính Phủ thừa nhận quyền sở hữu của các phần đất đai và nhà cửa đang tranh chấp hiện nay là thuộc về phía Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.

Vấn đề đang bế tắc là giải pháp nào và sẽ bắt đầu từ đâu?

Về trả lời phỏng vấn của ông Trưởng Ban Tôn Giáo Nhà Nước và văn thư của bà Phó chủ tịch UBND. Thành phố Hà Nội, như phê bình của LS. Trần Lê Nguyên cùng các độc giả khác đã là rất xác đáng. Đó thật là nỗi buồn cho dân tộc Việt Nam vì có những người làm việc trong bộ máy chính quyền mà lại kém đức kém tài. Kém tài thì sẽ có người giúp đỡ, còn kém đức thì không ai bù cho được. Nhưng mọi người cũng nên thông cảm vì khả năng và sức lực của các vị lãnh đạo Nhà Nước hiện nay cũng chỉ có chừng đó. Muốn hơn cũng không có được. Trong chuyến viếng thăm của Bill Clinton đến Việt Nam, trước các sinh viên thuộc trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, ông đã phát biểu: Chúng tôi rất thông cảm với các bạn trên con đường tiến tới tự do và dân chủ. Vì để có tự do như hôm nay thì nước Mỹ của chúng tôi cũng đã phải trải qua 200 năm mới có được. Ngày hôm sau, trong cuộc gặp gỡ giữa ông Bill Clinton và Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, ông Lê Khả Phiêu đã nói: Đất nước Việt Nam chúng tôi có 4000 năm văn hiến, tại sao các ông ở xa lại đến cướp nước chúng tôi? - Bill Clinton chỉ đáp lại bằng nụ cười cảm thông đầy nhân hậu. Như vậy đó! Đức và Tài của các Vị cũng chỉ có chừng, nên một lần nữa xin thông cảm!

Về những yêu cầu của Thủ Tướng, theo như Đức Cha giáo phận Thái Bình đã chia sẽ với chúng ta, thì tôi nhận thấy: Thủ Tướng đã quá lo xa, vì như đã nói ở trên: Giáo Hội Việt Nam rất khát khao được nhận lại phần tài sản của mình. Ngoài ra không hề có một ý định nào khác. Tất cả mọi sự xảy ra đều chủ động do các cấp chính quyền địa phương đã gây nên. – Kế đến việc Thủ Tướng muốn có sự cam kết của Đức Cha Chủ Tịch HĐGMVN và Đức Cha Tổng Giám Mục Hà Nội để từ nay không còn việc người giáo dân cầu nguyện tại các nơi đang diễn ra tranh chấp thì ai cũng thấy là bất khả. Vì thật tình mà nói, ngay Đức Thánh Cha cũng không thể bảo người tín hữu ngừng cầu nguyện. Hơn nữa người tín hữu cầu nguyện tại phần đất của họ thì đâu có gì sai trái.

Vấn đề đang bế tắc.

Câu trả lời phỏng vấn của ông Trưởng Ban Tôn Giáo Nhà Nước thì có thể theo gió bay đi, nhưng còn văn thư của bà Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội thì tôi sợ rằng đó sẽ là bước khởi đầu cho ngày về hưu non của bà. Thật đáng tiếc lắm thay!

Riêng Thủ Tướng và Chính Phủ cũng đã vào cuộc nhưng quyền hạn của các Ngài cũng không phải là trên hết. Chính Phủ muốn vững bền thì cũng còn tùy thuộc các cấp chính quyền địa phương, đó là chưa kể đến tiếng nói của Đảng lãnh đạo hiện nay. Thật khó lắm thay!

Đức Cha giáo phận Thái Bình tuy tuổi cao nhưng cũng đã bắt đầu vào cuộc để mong tìm một giải pháp thỏa đáng cho cả đôi bên. Vấn đề quả là phức tạp cho cả đôi bên. Vậy cần làm gì đây?

Chắc chắn là chúng ta vẫn phải cầu nguyện và hy sinh hãm mình nhiều để xin ơn Chúa soi sáng giúp tìm một giải pháp tốt đẹp. Trong khi chờ đợi, thiết nghĩ về phía Thủ Tướng và Chính Phủ nên có sự chủ động tích cực bằng một văn bản tạm ngưng mọi việc xây dựng và sữa chữa trên mọi phần đất đang tranh chấp, cả của các Giáo Hội khác cũng như của nông dân đang khiếu kiện để chờ thành lập ủy ban cấp trung ương cùng bàn thảo và giải quyết với các bên có liên quan. Dĩ nhiên khi giải quyết có tình có lý thì phía người chủ sở hữu có thiệt thòi phần nào cho bên di dời thì họ cũng vui vẻ tán thành. Vì chắc chắn là không thể để bên di dời phải chịu thiệt hại toàn bộ. Nếu văn bản này được ban hành thì chắc chắn mọi người sẽ cùng đón một Năm Mới tràn đầy niềm vui và sự an bình, Thủ Tướng và Chính Phủ cũng không phải lo sợ về một cuộc bạo loạn, như có những người đã thổi phồng lên để huy động đến công an và quân đội. Nếu làm nhọc sức quân chính là gây hại đến sức Nước.

Dựa vào các cấp chính quyền địa phương là chuyện cần, nhưng cũng còn phải biết dựa vào lòng dân đó mới là quan trọng và nền tảng của mọi quốc gia.

(Một độc giả từ Hà Nội)
 
Đêm Thắp Nến cầu nguyện cho Quê Hương, cho Công lý và Công bằng
Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam
19:26 17/01/2008
THÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ ĐÊM THẮP NẾN CẦU NGUYỆN
CHO SỰ VẸN TOÀN LÃNH THỔ, CHO CÔNG LÝ
VÀ CÔNG BẰNG SỚM THỰC HIỆN TRÊN QUÊ HƯƠNG


Trước tình trạng các đảo Hoàng Sa và Trường Sa bị Trung Cộng xâm chiếm trái phép, trước việc các tôn giáo và tín đồ khắp nơi đang cầu nguyện để nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam sớm trả lại đất đai, cơ sở cho các tôn giáo và Giáo Hội đã bị chiếm đoạt từ bao năm nay, trước việc dân oan khiếu kiện về đát đai vẫn chưa được nhà cầm quyền giải quyết ổn thỏa, Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ, phối hợp với các đoàn thể Trẻ trong Cộng Đồng, sẽ tổ chức một ĐÊM THẮP NẾN CẦU NGUYỆN CHO QUÊ HƯƠNG, CHO SỰ VẸN TOÀN LÃNH THỔ, CHO CÔNG LÝ VÀ CÔNG BẰNG CHO CÁC TÔN GIÁO VÀ “DÂN OAN KHIẾU KIỆN”

Thời gian: 6 giờ chiều Chủ Nhật 20 tháng 1, 2008
Địa điểm: Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, 1538 N. Century Blvd., Santa Ana (góc Westminster và Harbor)

Kính mời các Quý Vị Lãnh Đạo Tinh Thần các Tôn Giáo, Quý Vị Dân Cử, Quý Vị Nhân Sĩ, Quý Hội Đoàn và Đoàn Thể, Đảng Phái, Quý Cơ Quan Truyền Thông và toàn thể đồng hương, các bạn Trẻ, tới tham dự để cùng cầu nguyện cho Quê Hương, Dân Tộc và Đồng Bào trong nước, đồng thời biểu hiện sự hiệp thông với toàn thể đồng bào trong nước, đặc biệt giới trẻ đang tranh đấu cho Quê Hương và Giáo Hội.

TM Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ

LM Mai Khải Hoàn
Chủ Tịch
 
Ý kiến độc giả: Về công văn của UBND thành phố Hà Nội
Lại Thế Lãng
20:22 17/01/2008
VỀ VĂN THƯ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Những ai từng quan tâm đến tình hình Giáo hội quê nhà, đặc biệt là tại Hà Nội trong những ngày gần đây đều biết đến văn thư mang số 273/UBND-VX ngày 11-1-2008 của UBND thành phố Hà Nội do bà Ngô Thị Minh Hằng, Phó chủ tịch, ký tên gửi cho Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Tổng Giám mục Hà Nội.

Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, Đức cha Nguyễn Văn Sang, Luật sư Trần Lê Nguyên và Linh mục Trịnh Ngọc Hiên đều đã lên tiếng về văn thư này.

Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội đã gửi văn thư số 08-VP/TGM 03 phản bác văn thư của UBND thành phố Hà Nội và chỉ ra những sự thiên lệch trong cách giải quyết vấn đề của cơ quan chức năng thành phố Hà Nội đối với vấn đề tài sản, đất đai của Tòa Khâm sứ cũng như của giáo xứ Thái Hà.

Đức cha Nguyễn Văn Sang, Giám mục Giáo phận Thái Bình nhận xét về văn thư của UBND thành phố Hà Nội rằng “Lời lẽ trong thư đúng là mang tính ‘hành chính’- nặng về pháp lý hơn là tâm tình đối thoại”. Đức cha Sang còn vạch ra một điều bịa đặt của UBND thành phố Hà Nội khi văn thư viết rằng “Ngài Tổng Giám Mục đã gửi thư không chỉ cho các giáo xứ thuộc giáo phận Hà Nội mà còn gửi đến các giáo phận khác kêu gọi các giáo sỹ và giáo dân tham gia...”

Luật sư Trần Lê Nguyên đã đưa ra một số nhận xét dựa trên khía cạnh pháp lý đối với văn thư của UBND Hà Nội để đi đến kết luận “Chính quyền đã tiêu phí thời gian quá nhiều” và theo ông thì “giải pháp tốt nhất là trả lại tài sản cho giáo hội”

Linh mục Trịnh Ngọc Hiên, bề trên Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và là chính xứ giáo xứ Thái Hà, trong văn thư giải trình các cáo buộc đối với giáo xứ Thái Hà trong công văn của UBND thành phố Hà Nội đã phản bác những điều quy chụp của bà Phó chủ tịch Ngô Thị Minh Hằng về cái gọi là “vi phạm pháp luật về luật đất đai, trật tự xây dựng, giao thông công cộng” và những điều quy chụp khác. Văn thư của giáo xứ Thái Hà cũng nói đến việc Tòa Tổng Giám Mục Hà Mội bị quy chụp đã “phân phát tờ rơi với nội dung có tinh chất xuyên tạc chính quyền” vốn là điều hoàn toàn không có.

Phần tôi, một giáo dân bình thường, sau khi đọc văn thư của UBND thành phố Hà Nội cũng có những suy nghĩ như sau:

1/ Văn thư viết “Trong những năm qua, Thành phố Hà Nội luôn luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Tòa tổng Giám Mục và giáo dân như: Lễ đón tiếp Hồng Y Crescenzio Sepe- Tổng trưởng Bộ truyền giáo Vatican đến thăm giáo hội tại Việt Nam, Lễ thụ phong linh mục cho các tu sỹ tại Tòa tổng Giám Mục Hà Nội, lễ Noel hàng năm và các buổi lễ trong chương trình mục vụ cuả Hội đồng Giám mục. Nhất là mới đây, đã đảm bảo cho Đại hội X- Đại hội Hội đồng Giám Mục Việt Nam diễn ra tốt đẹp tại Hà Nội”

Bà Phó chủ tịch giả vờ không biết chứ ai mà chẳng biết rõ rằng việc cho phép đón tiếp trọng thể Đức Hồng y Sứ thần Tòa thánh, việc cho phép tấn phong một lần hơn 50 linh mục ở Hà Nội v.v. là chủ trương của nhà nước muốn tạo một hình ảnh đẹp đối với thế giới, nhất là Hoa Kỳ để đổi lấy việc Việt Nam được rút tên ra khỏi danh sách Các Quốc Gia Cần Quan Tâm Về Tự Do Tôn Giáo để có điều kiện gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. Trong việc này Giáo hội Việt Nam chỉ được một còn nhà nước được lợi cả trăm lần thì có gì để mà kể công.

Còn việc đảm bảo cho Đại hội lần thứ 10 của Đại Hội đồng Giám mục Việt Nam được diễn ra tốt đẹp chỉ là lấy cớ để canh chừng nhằm mục đích kềm kẹp không để cho HĐGM Việt Nam đưa ra bàn thảo về nhiều vấn đề quan trọng mà trước đó Ủy ban Thường trực HĐGM đã có ý định đưa vào nghị trình thảo luận. Như vậy mà cũng kể công được hay sao?

2/ Trong văn thư lúc thì gọi Đức Tổng Giám Mục Hà Nội là ngài Ngô Quang Kiệt lúc lại gọi là ông Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt. Có lúc viết linh mục Trịnh Ngọc Hiên đến phần nơi nhận lại ghi là ông Trịnh Ngọc Hiên.

Chỉ trong một văn thư mà khi gọi thế này khi gọi thế kia. Phải chăng văn thư đã được soạn thảo và ký tên trong trạng thái thiếu bình tĩnh, đầy căm tức hay đó chính là biểu hiện rõ nét về sự bất nhất của những người cầm quyền? Bất nhất nên nay nói thế này mai nói thế khác, nay hứa điều này mai đã làm ngược lại. Bất nhất nên công văn này mâu thuẫn với công văn kia. Giải quyết một vấn đề trong trạng thái thiếu bình tĩnh, căm tức thì không bao giờ mang lại kết quả tốt. Người cầm quyền mà tiền hậu bất nhất thì làm sao tạo được sự tín nhiệm và nể phục của người dân?

3/ Văn thư đe dọa Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội và giáo xứ Thái Hà “Sẽ bị xử lý theo pháp luật”. Không biết bà Phó chủ tịch định xử lý thế nào đây? Chẳng lẽ bỏ tù Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt? Tôi không nghĩ như vậy. Tôi càng không nghĩ nhà cầm quyền có thể bỏ tù tất cả giáo dân tham dự các buổi cầu nguyện ôn hòa chỉ vì mong muốn công lý được thể hiện, mong muốn những tài sản của giáo hội bị chiếm dụng được sớm trả lại.

Tôi nghĩ không nên đe dọa vì ai cũng biết thời điểm này không còn phải là thời điểm nhà cầm quyền muốn làm gì thì làm, muốn bỏ tù ai thì bỏ. Thời điểm này cũng không phải là thời điểm có thể bịt miệng người dân và che mắt thế giới được nữa. Người dân quá uất ức sẽ chẳng còn sợ bạo lực và thế giới sẽ lên án nặng nề bất cứ chính quyền nào ra tay đàn áp dân chúng.

4/ Ở phần cuối văn thư viết “Những vi phạm nói trên cần được chấm dứt”. Bà Phó chủ tịch gọi việc cầu nguyện để đòi lại tài sản đã bị cưỡng chiếm là “vi phạm”. Tôi nghĩ các buổi cầu nguyện có chấm dứt hay không và chấm dứt sớm hay muộn là ở phía chính quyền chứ không phải ở Tòa Tổng Giám Mục hay giáo dân Hà Nội. Tôi cho rằng việc cầu nguyện sẽ không chấm dứt và còn có thể gia tăng với quy mô lớn hơn nếu chính quyền cố tình làm ngơ, thiếu thiện chí hay dối trá trong việc giải quyết vấn đề.

Hứa suông, bịa đặt, vu khống, đe dọa, dùng vũ lực v.v. không phải là cách hành sử của nhà cầm quyền trong tình thế hiện nay. Sự hiểu biết, chân thành, thiện ý sẽ giải quyết được mọi vấn đề dù nan giải đến đâu. Kéo dài tình thế như hiện nay chẳng có lợi cho ai. Chính quyền hẳn biết rõ điều đó.

Vermont, ngày 17/1/2008
 
Đừng đóng “cửa trời”, bởi vô tình cũng sẽ đóng “lòng người” mãi mãi
An Dân
20:24 17/01/2008
“CON ƠI! MẸ BẢO CON NÈ...”

Tối nay, đi qua hiện trường như một người khách lạ, từ khu lều bạt, nơi những người giáo dân vẫn kiên trì bám trụ bất chấp gió mưa, chợt nghe vọng ra một cuộc đối thoại dễ thương, chất đầy tình mẫu tử thánh thiêng.

Tiếng một bà cụ nhu mì khoan thai: “Con ơi! Mẹ bảo con nè... Tối nay, Mẹ ngủ lại đây để trông chừng đất cát, chẳng phải của mẹ, chẳng phải của ai mà là của Chúa. Các con đừng hắt nước ra nữa!”

Từ bên trong bức tường, tiếng một thanh niên nói lại: “Mẹ thông cảm cho chúng con. Chúng con cũng chỉ là người làm công ăn lương. Chúng con có muốn thế đâu... Tất cả là tại cuộc sống này nó có quá nhiều khoảng tối. Không biết rồi đây, cuộc sống thế nào, chẳng còn lý tưởng, chẳng còn niềm tin...”

“Ừ... Chúng con còn trẻ, còn có gia đình. Cứ làm cho đúng bổn phận. Cứ làm cho tròn nhiệm vụ, đừng làm gì khác để vợ con, gia đình phải khổ... Có ít hạt hướng dương nè, các con cầm lấy mà ăn cho vui.”

“Cho con xin”.

Thinh lặng...

Cánh tay già đưa qua cái ô thoáng nhỏ trên cánh cổng đã bị niêm phong, bên trên là bức chân dung Mẹ Hằng Cứu Giúp và một tượng chuộc tội. Cánh tay trẻ bên trong cũng đưa lên nhận những hạt hướng dương vàng tắp...

Thinh lặng thánh bao trùm...

Bất chợt, tôi nhìn lên bức chân dung Mẹ hay làm phép lạ. Dưới ánh lửa bập bùng, khuôn mặt Mẹ sáng ngời với đôi mắt đầy trìu mến nhân hậu, đôi mắt từ tâm, dõi nhìn từng cử chỉ, hành vi của con cái.

Khoảnh khắc ấy đẹp tuyệt vời! Hai con người, hai phía, nay nên một. Bức tường ngăn cách là sự thù ghét, nay sụp đổ. Bức tường gạch đá, không che nổi bức tường của sự bao dung. Có một tình mẫu tử thiêng liêng đã làm cho những con người trước xa nay gần. Trước là thù nay là bạn. Trước là “hắt nước” nay là “hướng dương”. Con đường yêu thương đã nối liền khoảng cách... Cánh cổng bị niêm phong, nhưng không che được ánh thái dương chiếu toả tình người.

Tôi đứng nhìn và chết lặng trong khoảnh khắc diệu kỳ ấy và thật tiếc cho dân tộc này, một dân tộc đã được tưới tắm bằng những giá trị tâm linh; một dân tộc khi khai sinh đã nhìn trời mà nhận rằng mình “là con Rồng cháu Lạc”. Thế rồi có một lúc xã hội đổi dời, lịch sử sang trang, người ta đem vào đây thứ học thuyết lấy “đất làm trời” và đòi giết “chết thượng đế”. Thượng đế chưa chết, thì dân tộc đang chết dần chết mòn dưới gót “nội xâm”. Ông trời chưa chết, thì con dân đất Việt đang phải ngắc ngoải rên than dưới áp bức của bạo tàn, của quốc nạn tham nhũng, của bè phái... Những giá trị bị đảo lộn khiến cho nhiều người cũng bị lẫn lộn giữa các giá trị.

Tôi đứng nhìn và chết lặng trong khoảng khắc đầy linh thánh ấy và chợt nhận ra rằng, cái học thuyết “lấy đất làm trời” nó ăn quá sâu, khiến cho, nhiều nhà lãnh đạo, nhiều đời lãnh đạo, dù biết cuộc sống cần những giá trị tâm linh, cần một “cõi đi về”, nhưng họ chưa đủ can đảm để thay đổi. Họ biết nếu con người không “hướng dương” thì con cháu mình sẽ khổ, dân tộc bị chuốc lấy những lầm than mà bao đời nữa cũng không chữa được, nhưng hình như, tất cả những điều ấy, vẫn chưa thể làm cho họ ý thức “chân họ đạp đất, nhưng đầu phải hướng về trời để tìm kiếm những giá trị trên cao”.

Thực tế, từ ngày đất nước mở cửa, người ta mới chỉ mở cửa về kinh tế, nghĩa là chỉ quan tâm tới những gì tình bằng “tiền”. Có một cánh cửa cần mở để quốc thái dân an, thì cho tới giờ này, nhà nước lại không mở, đó là cánh tôn giáo, cửa đi vào cõi tâm linh. Cánh cửa tôn giáo bị đóng thì xã hội sẽ thiếu nguồn gió mát. Chặn ánh quang minh, chặn đường công lý, thì bóng tối sẽ bao trùm, dân sẽ phải đi trong đêm tối lầm than.

Đó là thực tế đang diễn ra hôm nay trong đất nước này.

Vì thế, tôi nghĩ rằng đã tới lúc, nói như Kinh thánh “thời đã mãn”:

Hãy mở cửa tôn giáo để “Nước Thiên Chúa đến được với anh em”.

“Hãy trả về cho Thiên Chúa những gì thuộc về Ngài” để Ngài ban cho đất nước, cho dân tộc này những gì Ngài đã ban cho tổ tiên, để ngước lên không hổ thẹn với tiền nhân, cúi xuống không nhìn thấy tiếng khóc than của con cái.

Hãy trả về cho Giáo hội những gì của Giáo hội, để Giáo hội xử dụng vào việc tôn thờ, thay cho những Đàn Xã Tắc, những tế Đàn Nam Giao, đã bị thời gian, lịch sử vùi dập nay không còn, hầu ơn trời mưa móc tưới mát cho quê hương;

Hãy mở cửa tôn giáo để cho những giá trị tâm linh ùa vào, tưới tắm cho quê hương đất nước, đừng chặn mất nguồn sinh lực vĩnh cửu chỉ có được khi cả nước ngước mắt nhìn trời.

Đừng đóng “cửa trời”, bởi vô tình cũng sẽ đóng “lòng người” mãi mãi.

Và, dân tộc, đất nước sẽ chẳng bao giờ nghe được những câu chuyện cảm động đầy tình mẫu tử linh thiêng: “Con ơi! Mẹ bảo con nè....”

(Thái Hà, đêm 18/1/2008)
 
Một tháng rất lạ lùng! (thơ)
Bs Vũ Linh Huy
20:26 17/01/2008
Một tháng rất lạ lùng!

Một tháng lạ lùng mới trải qua,
Tiếng vang chấn động khắp gần xa:
Thủ đô cộng sản vang kinh nguyện,
Đường phố vô thần rộn thánh ca.
Tiếng đòi Công Lý đầy cương quyết,
Lòng chuộng Hoà bình vẫn thiết tha.
Xin cho Lẽ Phải mau ngự trị,
Tình Thương rực nở khắp sơn hà.

Boston, ngày 17 tháng 1 năm 2008,

(Ngày thứ 30 cuả tháng cầu nguyện với Hà Nội,
Bài thơ thứ ba mươi cuả tôi,
Kính tặng Đức Tổng Giám Muc,
Quý Cha, Quý Dì, Quý Thày,
Cùng toàn Thể Cộng Đồng Dân Thánh Chuá Hà Nội,
Thái Hà và Hà Đông
với lòng cảm phục và mến thương
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị và Động Lực chính của Lịch Sử
Phó tế Ngô Thế Tòng
10:09 17/01/2008
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị và Động Lực chính của Lịch Sử

by George Weigel

George Weigel, một hội viên kỳ cựu Của Trung Tâm Đạo Đức và Chính Sách Công Chúng, ông là tác giả của cuốn sách bán chạy nhất trên thế giới “Chứng Nhân của Hy Vọng”: Cuốn Tiểu Sử của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, đa xuất bản bằng Anh Ngữ do nhà xuất bản Harper Collins. Bài viết này được đưa vào qua buổi thuyết trình do Templeton về Tôn Giáo và Hiện trạng của Thế Giới hôm 22 tháng Hai năm 2000

Chiều nay, chúng ta hiện diện nơi đây để thảo luận về những ảnh hưởng có tầm vóc quốc tế của một nhân vật không phải là chính trị gia, một nhà ngoại giao, hay là một lý thuyết gia về liên đới quốc tế, nhưng là một mục tử, một nhà truyền giảng Phúc âm, và là một chứng nhân cho những căn bản của quyền sống con người. Vẫn chưa hết, thật là chính đáng khi chúng ta khảo sát tỉ mỉ về “Những binh đoàn của Giáo Hoàng” dưới sự bảo trợ của Cơ quan nghiên cứu về Chính sách Ngoại Giao, cơ chế này luôn hiểu rằng việc suy diễn ấy sẽ đem đến những hậu qủa tốt hay xấu cho lịch sử.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã có ảnh hưởng đáng kể cho lịch sử đương thời. Hơn nữa, bạn rất kinh ngạc dẫu cho những ai nghĩ về sự liên đới quốc tế, có tính cách nhà nghề hay tiêu khiển, đã bắt đầu nắm vững được trong tâm trí cái ý nghĩa mà Gioan Phaolô II đã đạt được trên trường quốc tế – hoặc những thành qủa đề nghị về những diễn biến của nền chính trị thế giới trong thế kỷ thứ 21.

Do đó, kế sách của tôi tại đây là muốn phác họa ngắn gọn, những thành quả của JPII mà tôi có thể hiểu được để viết tiểu sử của Ngài, dùng ba thí dụ, rồi tôi sẽ vạch rõ, một số những bài học cách ngắn gọn từ những thành quả này cho tương lai, và sau cùng, tôi sẽ phải đề nghị những vị thế đặt ra cho những ai thiết tha với luân lý đạo đức và liên đới quốc tế.

I. Để hiểu rõ về những quan niệm của JPII về sức mạnh cũa sự liên đới quốc tế, đúng thế, sức mạnh của chính lịch sử, đòi chúng ta phải trở về một làng phố nhỏ bé ở Balan, Wadowice, vào năm 1928. Nơi đây, một thiếu niên Ba-lan tên là Karol Wojtyla đã học được bài học lịch sử to lớn về một nước Ba-lan tân tiến: Qua chính nền văn hóa của đất nước này – ngôn ngữ, văn chương, và tôn giáo – Quốc gia Ba-Lan đã tồn tại khi trải qua 123 năm bị xóa khỏi bản đồ của Âu châu. Cái nhìn lịch sử khác biệt từ châu thổ Sông Vistula; nó cùng có một tầm vóc thật khúc mắc về tinh thần. Nhìn vào vào lịch sử từ góc độ đặc biệt ấy –cái nhìn ấy đã dậy cho những quan sát viên về sức mạnh vô song của vật chất có thể cản trở được qua nguồn nhân lực về tinh thần con người – qua nền văn hóa – và nền văn hóa ấy chính là một sức mạnh vô song, nhân tố của lòng nhẫn nại và những cố gắng của con người, ít ra cũng đã trải qua thật lâu dài.

Karol Wojtyla, người mà thế giới sau này biết đến chính là Đức Thánh Cha Gioan Phao lồ đệ II, áp dụng bài học này của những ưu tiên và văn hóa trong lịch sử qua việc chống lại hai quyền lực độc tài khổng lồ đã muốn nô lệ nước Ba-Lan từ 1939 và 1989.

Ngài đã áp dụng nó (lòng nhẫn nại và những cố gắng của con người – phụ chú của người dịch) vào những cuộc chống trả khác nhau, những hoạt động chống lại sự chiếm đóng hà khắc của Phát xít Đức ở Balan từ 1939 đến 1945. nếu chiến thuật của Phát-xít Đức là tẩy xóa dòng giống Balan và Tiệp Khắc khỏi Trật tự mới ở Âu Châu, khởi đầu từ những toan tính chia cắt xã hội Balan bằng những việc làm phản văn hóa của những nhà lãnh đạo, sau đó là ý nghĩa của việc chống đối và bảo tổn là làm sinh động cho nền văn hóa ấy – Và Wojtyla này đã mỗi ngày mạo hiểm cho mạng sống mình bằng việc cộng tác với nhóm các đạo binh bảo tồn văn hóa: nhóm hầm trú của trường Đại học Jagiellonian, những cuộc diễn thuyết bí mật về văn chương, kịch nghệ, và những sinh hoạt tôn giáo, những sinh hoạt tiên phong này làm tái sinh nền cai trị dân sự được gọi là UNIA.

Là một linh mục và là Giám mục của giáo phận Krakow, ngài đã áp dụng một chương trình tương tự về “văn hóa trước đã” chiến thuật kháng cự lại những cố gắng của Cộng Sản muốn viết lại lịch sử và giải thích sai về nền văn hóa Balan. Wojtyla đã không trực tiếp tham gia về chính trị từ 1948 đến 1978; ngài đã không cần phải đếm sỉa gì về những hoạt động chính trị vòng trong của Đảng Cộng Sản Balan. Nhưng ngài đã bỏ hết cố gắng vào việc nuôi dưỡng một hệ thống kiếm tin tức từ những Tông đồ Giáo dân, đã là những mẫu gương cho những thế hệ sau được gọi là “Xây dựng một xã hội tốt đẹp” – và do đó, đã đặt nền móng cho những hoạt động chống đối của các tổ chức có khuynh hướng chính trị.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã áp dụng chiến thuật thúc đẩy bởi tính cách văn hóa này lên cấp toàn cầu, từ khi ngài được bầu hồi 10/16/1978.

Vài trò lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị trong việc làm sụp đổ Cộng sản ở Đông Âu, nay thì đã được mọi giới công nhận, nhưng hình như nó vẫn chưa được hiểu một cách thấu đáo. Ngài đã không là, khẳng định bởi Tad Szulc, một nhà ngoại giao và thương thuyết đầy khinh nghiệm về việc chuyển nhượng quyền hành ra ngoài một đảng phái ở Balan. Ngài không là, khẳng định bởi Carl Bernstein and Marco Politi, một cộng tác viên âm mưu với Ronald Reagan trong “liên minh thần thánh” đã tạo nên sự cáo chung của Cộng Sản. Ngài không là, khẳng định bởi cố văn sĩ Jonathan Kwitny trong cuốn Thánh Gandhi với chiếc áo choàng trắng, điều hành một phong trào đối kháng bất bạo động ở Balan qua những liên lạc bí mật phục vụ từ Vaticăng. Hơn thế nữa, Gioan Phaolô đã uốn nắn và hình thành nên nền chính trị của miền Đông Trung tâm Âu châu hồi 1980 bằng thiên chức của một mục tử, một nhà truyền giáo và là một nhân chứng cho quyền căn bản làm người.

Tiên khởi là nguồn của các dữ kiện này đã tìm thấy từ những văn bản của Đức Thánh Cha qua cuộc hành trình về cố hương oai hùng của ngài hồi tháng Sáu 1979, chín ngày mà lịch sử của thế kỷ 20 đã xoay theo. Trong khoảng 40 bài giảng, diễn từ, thuyết trình, và những bình luận ứng khẩu, ĐTC đã nói với những con dân của tổ quốc ngài, qua rất nhiều lời: Anh em không là những gì họ nói anh em là. Tôi muốn nhắc nhớ cho anh em, anh em là ai? Bởi khôi phục lại cho dân tộc Balan, lịch sử và nền văn hoá chính hiệu của dân tộc ấy, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã tạo lên một cuộc cách mạng của lương tâm mà mười bốn tháng sau cuộc cách mạng ấy đã sản xuất ra phong trào chống đối bất bạo động Công Đoàn Đoàn Kết, một phong trào đặc biệt gồm những công nhân và những trí thức – một “khu rừng đã được trồng bởi sự thức tỉnh của nhiều cây lương tâm,” như điều mà bạn thân của ngài, triết gia Jozef Tischner, đã có lần đề cập đến. Và bởi khôi phục lại cho dân tộc ngài một cách thế tự do và những hãi sợ cái tà thuyết Cộng sản không thể đạt được. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã khơi dậy một động lực vĩ đại mà cuối cùng đã hướng dẫn quá một thập niên, đến điều mà chúng ta đã biết được về cuộc Cách mạng của năm 1989.

Tháng Sáu năm 1979, không chỉ là một giây phút phấn khởi cho một dân tộc đã nản chí qúa lâu vì không có khả năng nói lên sự thật về họ cách công khai. Nó còn là giây phút mà trong đó những niềm tin đã kết tinh tới một điểm mà sự thầm lặng vâng phục, như Vaclav Havel đã viết, có thể làm cho ách thống trị của Cộng sản bị tan rã. Hơn thế nữa, nó không chỉ giản dị như thế, như một sử gia của Pháp Alain Besancon đã nói một cách thú vị, “người ta đã lấy lại được quyền tự chủ từ cái lưỡi của họ” trong thời của cuộc cách mạng đoàn kết. Cũng chính những cái lưỡi ấy đã nói – Niềm ước muốn của chúng nhằm giải thích điều mà Havel đã gọi Cộng sản là “nền văn hoá gian dối” – Đó chính là điều cốt yếu của những khác biệt.

Cho chắc chắn hơn, còn có những yếu tố khác đã tạo lên cuộc cách mạng 1989: Chính sách của Ronald Reagan và Margaret Thatcher; Mikhail Gorbachev; the Helsinki về hoà ước sau cùng và những thành quả của toàn Âu- châu.

(Xin được mở ngoặc ở đây, điều này không có trị giá gì khi Tây phương đã hiểu sai, bởi vì một bài xã luận của tờ Nữu Ứơc Thời Báo hôm 5/06/1979 viết: Cũng nhiều như cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị với Balan phải tăng cường và tái cảm hứng Giáo Hội Công Giáo Rôma tại Balan, cuộc viếng thăm này không đe dọa đến trật tự của thể chế chính trị trong nước hay cả Đông Âu. ” nhưng hai đọc giả về dấy chỉ của thời đại thì không hồ nhầm lẫn được: Aleksandr Solzhenitsyn và Yuri Andropov cả hai đều biết rằng, việc lên ngôi của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị và việc triển khai chiến thuật “Văn Hóa – trước đã”, chiến thuật làm thay đổi xã hội này đã là một đe dọa trầm trọng cho nền trật tự của Sô-Viết.)

Gioan Phaolồ đã áp-dụng một chiến thuật tương tự cho một trường hợp rất khác biệt khi ngài đến Chí Lợi năm 1987. Mười Bốn năm của chính phủ Pinochet, theo sau là những xáo trộn của chế độ Allende, đã tạo lên phân chia sâu thẳm trong xã hội Chí Lợi. Những vết thương còn rất mới của thể chế chính trị do những đàn áp về dân quyền và những chống đối của phe tả; đó chính là theo một ngạn ngữ, không “Xã hội văn minh,” và do đó, có sự vắng bóng mà việc chuyển đổi đến dân chủ không thể hình thành được.

Do đó, Đức Gioan Phaolô, khi cộng tác với hàng Giám mục Chí Lợi, ngài quyết định rằng, mục đích công khai của cuộc du hành đến Chí Lợi của ngài năm 1987 là để tái lập lại một xã hội dân sự qua việc đòi lại nền văn hóa Kitô Giáo cho Chí Lợi. Chủ đề to lớn của cuộc viếng thăm này sẽ là “Hướng về Chí Lợi” để thông hiểu, nhưng không đối kháng. Cuộc thăm viếng của Đức Thánh Cha như một người trong ban tổ chức đã nói với tôi sẽ là để “dành lại đường phố”, điều này đã đặt lên Allende và Pinochet một nỗi lo âu và một lần nữa đã biến đường phố thành những nơi cũa cộng đồng và quần chúng. Và nhân dân sẽ cố tình đươc đặt ̣sen kẽ với nhau trong các thánh lễ cử hành bởi Đức Thánh Cha: Dân chúng Chí Lợi sẽ được thuyết phục dưới con mắt của một người “cha” chung trong đạo, họ có thể nhìn thẳng vào nhau một lần nữa, với cái nhìn nhân bản hơn là cái nhìn ý thức hệ.

Sau cùng, Đức Thánh Cha đã khai triển cùng một chiến thuật ở Cuba vào tháng Giêng 1998. Ngài đã không hề nói đến cái chính thể hiện hữu của Cuba lần nào trong suốt năm ngày. Nói khác đi, Ngài nhắc nhớ lại lịch sử Cuba qua cái nhìn của Kitô giáo, nó đã nhào nặn nên một tầng lớp nhân dân Cu-ba khác hẳn với những thổ dân, những nô lệ của thời Tây Ban Nha và Nam Mỹ, và Ngài đã kể lại những cuộc đấu tranh vào thế kỷ thứ 19 qua thấu kính của linh hướng Kitô giáo. Nơi đây, như tại Poland hồi 1979, Đức Thánh Cha đã tái lập một lic̣h sử và nền văn hóa chính hiệu. Làm như vậy, ngài cũng đã muốn kêu gọi và đặt Cuba vào lại với lịch sử, và lồng nó vào cộng đồng nhân loại, đòi hỏi nhân dân Cuba đừng nghĩ rằng họ là những nạn nhân (chủ đề của Fidel Castro trong bài diễn văn chào mừng), và hãy bắt đầu tự nghĩ rằng họ chính là những nhà lãnh đạo của đích đến cho đất nước Cuba.

Một vài bài học khác có thể tìm ra trong việc phân tích này. Thứ nhất, cái kinh nghiệm của Gioan Phaolô II đề nghị rằng “một xã hội văn minh” sẽ chẳng phải là một cơ cấu giản dị: Tự do báo chí, tự do nghiệp đoàn, tự do lập hội, vân vân... “một xã hội văn minh” có những điều kiện về luân lý thiết yếu và cốt lõi.

Thứ hai, chiến thuật của Đức Gioan Phaolô II nhắc nhớ chúng ta rằng “quyền lực không thể đo được bằng sự tổng hợp bởi khả năng của kinh tế và của sức mạnh quân đội. “Quyền lực của những người thấp cổ bé miệng chính là một quyền lực vô song. (chủ đề của Fidel Castro trong bài diễn văn chào mừng).

Điều thứ ba, ảnh hưởng mà Đức Giáo Hoàng trưng dẫn cho rằng, không một diễn viên của quốc gia nào được công nhận hay ảnh hưởng trên chính trường quốc tế, và đôi khi cũng có những thành quả. Đức Gioan Phaolô II đã không hình thành lịch sử của thời đại chúng ta như là chủ quyền của một nước Vatican bé nhỏ, nhưng với tư cách là một Giám Mục của Rôma và là vị Mục Tử của cả Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ.

III.

Còn nữa, triều đại giáo hoàng hiện tại, đã để lại một vài kẽ hở trong sự hiểu biết của chúng ta, rất cần phải tức thời lấp lại trong những năm sắp tới. Thật hết sức lạ lùng, một người con của một quân nhân, người đã từng lên tiếng ủng hộ cho binh nghiệp nhiều lần, đã chưa từng phát triển một tín điều cho Giáo hội về những cuộc chiến tranh tự vệ. Chứng cớ điển hình là cuộc Chiến tranh tại Vùng vịnh, nhưng vượt ra ngoài những tương đối của những sung đột quy ước. Cũng có những vấn đề ngày nay giữa những ngã tư đường về đạo đức và nền chính trị hoàn cầu. Đơn giản là Đức Giáo Hoàng đã không hề nói đến, những khó khăn do những quốc gia không tuân thủ pháp luật, nền luân lý trong việc tiên phương qua bộ mặt của những vũ khí tiêu diệt hàng loạt, việc chú tâm của “quyền lực hợp pháp” này trong cộng đồng quốc tế –điều mà những người khác cần phải làm.

Ta có thể nói như thế cho việc “can thiệp nhân đạo” điều mà Đức Giáo Hoàng chỉ rõ như là một “nhiệm vụ về luân lý” tại cuộc họp của Lương Nông Quốc Tế hồi 1992 (chú thích của người dịch: FAO= Food and Ariculture Organization của Liên Hiệp Quốc). Nhưng nhiệm vụ này đã không hề được giải thích rõ. Bởi ai và do đâu nó đã bị sụp đổ? Do ý nghĩa nào nó đã bị bãi bỏ? Còn việc đòi hỏi chủ quyền thì sao? Những câu hỏi lớn lao ấy đòi hỏi bạn phải rất thận trọng trong việc suy tư.

IV

Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị đã là vị Giáo Hoàng thành công nhất trong lãnh vực chính trị của thế kỷ 21. Nhưng ảnh hưởng của ngài đã không đến qua những phương thức chính trị bình thường. Ngài chẳng có quân lính. Thành công của ngài đã không đến qua những điểm chính của những khí cụ về ngoại giao. Những ý tưởng và cách thế của lịch sử, “Văn hóa trước đã” của ngài, việc trưng dẫn lịch sử là một thách đố nhậy bén với những khái niệm thịnh hành của thời đại đang điều hành lịch sử bằng kinh tế. Thực vậy, sự thành công của Giáo Hoàng có phải đã đề nghị chúng ta tiến vào thời điểm mà những quốc gia đều không là thành qủa trong “sinh hoạt của thế giới”? Hoặc những thành quả mà tôi đã vạch ra tại đây sẽ là những gặt hái của một cá nhân, với những hoàn cảnh đặc thù của một dự đoán cho một kết quả? Đó là những điều mà chúng ta phải nghiền ngẫm tại đây, đối với những sinh viên về công tác quốc tế, trong những năm trước mặt. Nhưng đó chính là điều mà chúng ta đang trải qua dưới triều đại của vị Giáo Hoàng này, qua bao ngày thệt lớn lao dường như đã qúa đầy đủ và trong sáng vậy.

Xin vào Link dưới ̣đây để tham khảo bản Anh Ngữ

http://www.fpri.org/ww/0106.200004.weigel.popehistory.html

Chuyển ngữ

PT. Lorensô Ngô TT
 
Tin Đáng Chú Ý
Cựu Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình phẫn nộ' trước các vụ hành hạ trẻ
BBC
09:00 17/01/2008

Cựu Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình phẫn nộ' trước các vụ hành hạ trẻ



Tình trạng hành hạ, lạm dụng trẻ em ở Việt Nam gần đây có chiều hướng gia tăng

Cựu phó chủ tịch nước Việt Nam, Nguyễn Thị Bình, tuyên bố với báo giới bà “phẫn nộ” sau khi xem đoạn băng về cảnh người bảo mẫu hành hạ các cháu bé ở Biên Hòa, Đồng Nai.

Truyền thông trong nước tiếp tục có nhiều tường thuật về vụ hành hạ trẻ em sau khi đài truyền hình trung ương phát đi phóng sự chiếu cảnh bà bảo mẫu Quảng Thị Kim Hoa đánh, giật tóc và chửi mắng các cháu bé ở nhà trẻ tư của mình.

Nói chuyện với báo điện tử VNExpress, bà Bình thừa nhận: “Quản lý xã hội của ta còn rất yếu, đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em… Tình hình hiện nay kinh tế đi lên nhưng đạo đức xã hội thì rất đáng lo”.

Bà Nguyễn Thị Bình hiện là chủ tịch danh dự của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.

Trả lời đài BBC về vụ việc này, ông Nguyễn Văn Tân, chánh văn phòng uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em VN hôm thứ Tư nói rằng lý do của tình trạng ngược đãi trẻ em gia tăng tại Việt Nam trong thời gian gần đây một phần là do truyền thống văn hóa ‘yêu cho roi cho vọt’, một phần nữa là do nhiều yếu kém trong công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em.

Vụ việc

Tối 15/1/08, đài truyền hình Việt Nam chiếu đoạn phóng sự cho thấy cảnh bà Quảng Thị Kim Hoa, chủ một cơ sở giữ trẻ ở Đồng Nai đã đánh đập, tát mắng, giật tóc và chửi bới các cháu nhỏ trong bữa ăn.

Các em nhỏ này chỉ ở trong độ tuổi đi nhà trẻ và mẫu giáo, và được bố mẹ gửi tại cơ sở của bà Hoa với giá từ 600 ngàn đến một triệu đồng một tháng.

Quản lý xã hội của ta còn rất yếu, đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em… Tình hình hiện nay kinh tế đi lên nhưng đạo đức xã hội thì rất đáng lo

Cựu phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình

Được biết việc bà Hoa đánh đập hành hạ các em là chuyện xảy ra thường xuyên từ lâu nay, nhưng nhiều người dân xung quanh không dám tố cáo vì lo sợ bị trả thù.

Một số tờ báo cho biết chính quyền phường sở tại cũng biết vụ việc này từ lâu, nhưng không vào cuộc.

Chỉ đến sau khi đoạn phim được chiếu trên truyền hình trung ương và trước sự phẫn nộ của dư luận, công an phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hoà mới bắt khẩn cấp bà Hoa ngày 16/1 về hành vi “hành hạ người khác”, và đình chỉ hoạt động của cơ sở giữ trẻ này.

Tình trạng hành hạ, lạm dụng trẻ em ở Việt Nam có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây.

Rất nhiều vụ việc thu hút sự quan tâm của công luận trong thời gian gần đây, như vụ vợ chồng chủ quán phở ở Thanh Xuân, Hà Nội tra tấn hành hạ em Nguyễn Thị Bình trong suốt 10 năm, vụ cô giáo dán băng keo vào miệng làm chết bé gái 18 tháng tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh, hay trường hợp các cô giáo yêu cầu học sinh cả lớp lên tát vào mặt một em học sinh ở Thái Bình, Cà Mau vì tội ‘nói tục’, ‘làm mất điểm thi đua’…
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Điểm Vút Bay - Inspiration Point
Lm. Trần Cao Tường
13:48 17/01/2008

ĐIỂM VÚT BAY - INSPIRATION POINT



Ảnh của Cao Tường

Standing on the bare ground,

- my head bathed by the blithe air, and uplifted into infinite space,

- all mean egotism vanishes. I become a transparent eyeball;

I am nothing; I see all; the currents of the Universal Being circulate through me;

I am part of parcel of God."

(Ralph Waldo Emerson)

Chụp ở Inspiration Point lối vào Yosemite

"Đứng trên khoảng đất trống, đầu tôi tắm gội trong không khí êm đềm và bay bổng lên không gian vô tận. Tất cả cái tôi nhỏ nhoi biến mất. Tôi trở thành như một tròng mắt trong suốt; Tôi chẳng còn là chi; mà lại nhìn thấy tất cả; dòng lực Đất Trời chuyển vận qua tôi; tôi thành một phần của Thượng Đế."

(Ralph Waldo Emerson)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền