Ngày 11-01-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:35 11/01/2017
101. TƯỚNG QUÂN MÍT ĐẶC.

Thời đầu Bắc Tống, tướng quân Vương Cảnh Hàm đã làm quan huyện trưởng Hình châu.
Một hôm, sứ thần tên là Vương Ban nhận lệnh đến Hình châu, Vương Cảnh Hàm bày tiệc mừng ông ta. Trong tiệc, Vương Cảnh Hàm cho rằng “vương ban” là tước vị, cho nên cứ thế mà buộc miệng lớn tiếng gọi tên huý của ông ta.
Thủ hạ nói với ông ta:
- ”Vương Ban” là tên của sứ thần đấy !”
Vương Cảnh Hàm cảm thấy mắc cở khó chịu, bèn răn dạy tên thủ hạ:
- “Tại sao các người không báo cho tao biết trước.”
Khách dự tiệc ngồi chật bàn liền cười lên như vỡ chợ.
(Mẫn Thuỷ Yến Đàm lục)

Suy tư 101:
Không biết mà cứ làm ra vẻ ta đây thì chỉ có nước làm trò cười cho thiên hạ.
Không hiểu mà cứ làm như ta đây thông thạo mọi thứ, thì chỉ tổ làm cho thiên hạ thêm chán ghét.
Ở đời có rất nhiều người có quyền, có địa vị, nhưng lại “dốt mít đặc”, họ “dốt mít đặc” không phải là họ không có học hành, không phải là họ không hiểu, nhưng bởi vì họ quá kiêu căng hợm hỉnh trong chức vụ của mình.
Có những người mới được đề bạt làm trưởng phòng, thì đã dương dương tự đắc ra lệnh này lệnh nọ, đổi cái này sửa cái kia trong văn phòng theo ý của mình, mà không nhìn thấy ai cũng khó chịu vì tư cách của mình, họ không chịu khiêm tốn nên trở thành “chướng mắt” mọi người.
Có một vài linh mục mới được bổ nhiệm làm cha sở thì đã “ăn to nói lớn” tuyên bố rùm beng, đòi bỏ cái này thêm cái nọ trong nhà thờ, thay người này thế người kia trong giáo xứ, làm cho giáo dân hoang mang và dễ dàng gây chia rẻ nội bộ, là mở đường cho quỷ sa tan đi vào tung hoành trong giáo xứ của mình.
Không ai muốn mình trở thành “người mít đặc” nhưng lại không ai chịu sửa đổi tính kiêu căng, phách lối nơi mình; ai cũng muốn mình trở thành người khôn ngoan thông thái, nhưng mấy ai chịu nghe lời góp ý chủa người khác mà điều chỉnh lại cách sống và làm việc của mình !
Tai họa là ở đó, tội lỗi cũng ở đó và chia rẽ cũng ở đó vậy !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:36 11/01/2017

13. Phàm là người hằng tâm suy niệm, bất luận ma quỷ cám dỗ họ tội gì, thì cuối cùng Thiên Chúa cũng sẽ hướng dẫn họ tới bến cứu độ.

(Thánh Teresa of Avila)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một Giám Mục gốc Phi Luật Tân được bổ nhiệm làm Giám Mục chính tòa Hoa Kỳ
Nguyễn Long Thao
11:20 11/01/2017
Vatican: Hôm thứ Ba 10/1/2017 Tòa Thánh Vatican đã bổ nhiệm Đức Giám Oscar Solis, người Phi Luật Tân về làm Giám Mục cai quản giáo phận Salt Lake City. Hiện nay, Ngài đang là Giám Mục Phụ Tá tại tổng giáo phận Los Angeles.

ĐGM Oscar Solis năm nay 63 tuổi được bổ nhiệm về Salt Lake City vì Tòa Giám Mục bị trống tòa tử hơn 20 tháng do việc ĐGM John Charles Wester được bổ nhiệm sang cai quản tổng giáo phận Santa Fe, tiểu bang New Mexico.

Đức Giám Mục Oscar Solis là người Phi Luật Tân đầu tiên được bổ nhiệm làm giám mục tại Hoa Kỳ. Năm 2003 Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phalô II bổ nhiệm Ngài làm Giám Mục Phụ Tá tổng giáo phận Los Angeles.

Đức Giám Mục Solis sinh ngày 13 tháng 10 năm 1953 tại thành phố San Jose Phi Luật Tân, thụ phong linh mục năm 1979, năm 1984 được gửi sang Roma học và đậu Tiến Sĩ Giáo Luật

Khi được tin ĐGM Solis về cai quản giáo phận Salt Lake City, Đức TGM Jose H. Gomez của Los Angeles tuyên bố: “Mất mát của chúng tôi sẽ là một món quà cho các gia đình của Thiên Chúa ờ Salt Lake City".

Được biết, tại Canada và Úc Châu, đã có các Đức Cha Việt Nam được bổ nhiệm làm Giám Mục chính tòa điạ phận. Tuy nhiên ở Hoa kỳ dù số linh mục VN đang làm việc mục vụ khoảng trên 900 vị, một con số nhiều nhất so với các linh mục gốc thiểu số khác, nhưng về phẩm trật, chỉ có một mình ĐGM Mai Thanh Lương là Giám Mục phụ tá tại TGP Los Angeles và nay Ngài đã về hưu, chưa có vị Giám Mục người VN nào thay thế
 
Đại hàn: Đạo Công Giáo vẫn phát triển mạnh, số Linh Mục vừa vượt mức 6000.
Trần Mạnh Trác
17:17 11/01/2017

Seoul (11/01/2017) - Giáo Hội Công Giáo non trẻ Đại Hàn vừa mới ăn mừng hơn 6.000 người bản địa được phong chức linh mục.

Trong cuốn niên giám 2017 mới được phát hành, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hàn Quốc cho biết số linh mục được thụ phong là 6021 tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2016.

Danh sách bao gồm Thánh Andrea Kim, vị linh mục đầu tiên của Hàn Quốc và là một trong những vị thánh tử đạo tiên khởi.

Hiện nay có 5021 linh mục vẫ̃n còn hoạt động, 560 vị đã qua đời, và 440 đã hoàn tục.
 
Nam Sudan: ĐGM Yei yêu cầu ''Xin cho tôi được phép gặp quân phiêń loạn'', để tìm kiếm hoà bình.
Moses Trương Võ
19:14 11/01/2017

Juba (11/01/2017) - "Tôi cần được phép để tránh sự nghi ngờ không cần thiết tại các trạm kiểm soát mà tôi sẽ đi qua", là lời khẩn khoản nài xin cuả Đức Cha. Erkolano Lodu Tombe, Giám Mục Yei ở Nam Sudan. Ngài giải thích rằng đã nhiều lần kêu gọi chính phủ cho phép Ngài đi vào rừng để đối thoại với quân phiến loạn trong nỗ lực làm trung gian cho cuộc nội chiến.

"Giáo Hội không phải là một gián điệp cho bất kỳ bên nào và quan tâm của GH trong việc đi gặp các chiến binh nổi dậy chỉ là để đảm bảo rằng cuộc chiến dừng lại", vị giám mục cho biết như trên.

Đức cha Tombe đã nhiều lần lên án làn sóng tàn sát do nhóm vũ trang quân sự-dân sự hỗn hợp đánh vào những người ủng hộ cựu Phó Tổng thống Riek Machar trong những tháng gần đây ở Yei, một thành phố ở vùng Equatoria, Nam Sudan.

Chính quyền địa phương đã chấp thuận lời yêu cầu của Đức Giám Mục nhưng ông bộ trưởng thông tin cuả Bang Yei, Stephen Lado Onésimo, cho biết chính quyền Bang vẫn đang chờ đợi sự phê chuẩn cuả chính phủ quốc gia.
 
Bài giảng ngày 10 tháng Giêng, 2017 của Đức Phanxicô: Chúa Giêsu có uy quyền vì Người phục vụ
Vũ Văn An
19:23 11/01/2017
Chúa Giêsu có uy quyền vì Người phục vụ người ta, Người gần gũi người ta và Người nhất quán, trái ngược với các luật sĩ tự coi mình như các ông hoàng.

Ba đặc điểm trong uy quyền của Chúa Giêsu đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô làm nổi bật trong bài giảng của ngài tại Thánh Lễ ban sáng ở Nhà Santa Marta. Mặt khác, Đức Thánh Cha còn nhấn mạnh rằng các luật sĩ giảng dạy bằng thứ uy quyền giáo sĩ trị: Họ xa cách người dân, và không sống những gì họ rao giảng.

Các uy quyền tương ứng của Chúa Giêsu và của người Pharisêu là hai thái cực quanh đó bài giảng của Đức Thánh Cha đã được triển khai. Một cực là uy quyền thực sự, còn cực kia là uy quyền hình thức. Tin Mừng hôm nay nói tới sự ngạc nhiên của người ta vì Chúa Giêsu dạy "Như một người có uy quyền" chứ không giống các ký lục: Họ là các nhà cầm quyền của người dân, Đức Giáo Hoàng nói thế, nhưng những gì họ giảng dạy đã không nhập vào trái tim người ta, trong khi Đức Giêsu có uy quyền thực sự: Người không phải là một người "quyến rũ", Người dạy Lề Luật "cho tới điểm cuối cùng", Người dạy sự thật, nhưng một cách có uy quyền.

Chúa Giêsu phục vụ người dân trong khi các luật sĩ tự coi mình như các ông hoàng

Đức Giáo Hoàng, sau đó, đi vào chi tiết, chú tâm vào ba đặc điểm vốn phân biệt uy quyền của Chúa Giêsu với uy quyền của các luật sĩ. Trong khi Chúa Giêsu "Dạy với sự khiêm nhường", và nói với các môn đệ của Người, "Người lớn nhất phải như người phục vụ: họ phải tự làm cho mình nhỏ bé”, thì người Pharisêu tự coi mình như các ông hoàng:

“Chúa Giêsu phục vụ người ta, Người giải thích các điều để người ta hiểu rõ: Người phục vụ người ta. Người có thái độ của một người tôi tớ, và điều này mang lại uy quyền. Ngược lại, các luật sĩ mà người ta… đúng, họ có nghe, họ có kính trọng nhưng họ không cảm thấy các người này có uy quyền trên họ; những người này có tâm lý của các ông hoàng: ‘chúng tôi là những bậc thầy, là các ông hoàng, và chúng tôi dạy dỗ các anh. Không phục vụ gì hết: chúng tôi ra lệnh, các anh phải nghe’. Còn Chúa Giêsu không bao giờ tự coi Người như một ông hoàng: Người luôn luôn là tôi tớ của mọi người, và đây là điều đem lại uy quyền cho Người”.

Đặc điểm thứ hai trong uy quyền của Chúa Giêsu là sự gần gũi

Chính việc sống gần gũi với người ta thực sự đã đem lại uy quyền. Sự gần gũi, do đó, là đặc tính thứ hai phân biệt uy quyền của Chúa Giêsu với uy quyền của người Pharisêu. Đức Giáo Hoàng giải thích: "Chúa Giêsu không dị ứng đối với người ta: việc đụng chạm vào người phong cùi, người bệnh, đã không làm Người rùng mình"; trong khi ấy, những người Biệt Phái khinh bỉ "người nghèo, người dốt nát", họ thích đi bộ quanh các công trường, trong quần áo đẹp đẽ:

“Họ tách xa người ta, họ không gần gũi [người ta]; Chúa Giêsu rất gần gũi với mọi người, và điều này đem lại uy quyền. Những người sống xa cách này, các luật sĩ này, có tâm lý giáo sĩ trị: Họ giảng dạy với một uy quyền giáo sĩ trị - đó là thái độ giáo sĩ trị. Quả rất dễ chịu khi tôi được đọc sự gần gũi với người ta mà Đức Phaolô VI vốn có; trong số 48 của tông huấn Evangelii nuntiandi, ta thấy tấm lòng của một mục tử gần gũi [người ta]: chính đó là nơi anh chị em tìm thấy uy quyền của Vị Giáo Hoàng, sự gần gũi. Thứ nhất, một người đầy tớ, tinh thần phục vụ, tinh thần khiêm tốn: người đứng đầu là người phục vụ, người biến mọi sự lộn ngược, giống như một tảng băng trôi. Người ta chỉ nhìn thấy chỏm của tảng băng trôi; Chúa Giêsu, ngược lại, đã lộn ngược nó và người ta ở trên đầu còn người ra lệnh thì ở bên dưới, và ra lệnh từ bên dưới. Thứ hai, sự gần gũi".

Chúa Giêsu nhất quán; thái độ giáo sĩ trị đạo đức giả

Nhưng còn điểm thứ ba để phân biệt uy quyền của các ký lục với uy quyền của Chúa Giêsu đó là "sự nhất quán". Chúa Giêsu "sống những gì Người rao giảng". "Có một điều gì đó giống như một sự thống nhất, một sự hài hòa giữa những gì Người nghĩ, Người cảm nhận, và Người làm". Trong khi đó, người tự coi mình là ông hoàng có một "thái độ giáo sĩ trị"- nghĩa là, đạo đức giả - nói một điều và làm một điều khác:

“Thực vậy, người này không nhất quán và nhân cách của họ bị phân chia đến độ Chúa Giêsu phải khuyên các môn đệ của Người rằng: ‘Nhưng, các con hãy làm những gì họ nói với các con, chứ không làm những gì họ làm’: Họ nói một điều nhưng làm một điều khác. Bất nhất. Họ bất nhất. Và thái độ mà Chúa Giêsu sử dụng để chỉ về họ thường là đạo đức giả. Và ai cũng hiểu người nào tự coi mình như ông hoàng, có thái độ giáo sĩ trị, người ấy là một kẻ đạo đức giả, không có uy quyền! Họ nói sự thật, nhưng không có uy quyền. Chúa Giêsu, ngược lại, vì là người khiêm tốn, là người phục vụ người khác, là người gần gũi, không xem thường người ta, và là người nhất quán, nên có uy quyền. Và đây là uy quyền được dân Chúa cảm nhận".

Sự ngạc nhiên của người chủ quán trong dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu

Nhằm làm cho điều trên được hiểu rõ hơn, trong phần kết luận, Đức Giáo Hoàng đã nhắc đến dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu. Thấy người đàn ông gần chết bị các tên cướp bỏ lại dọc đường, các linh mục đã lướt qua, và tiếp tục bước, có lẽ vì thấy máu và ông ta nghĩ nếu chạm vào họ ông ta sẽ trở thành ô uế chăng. Thầy Lêvi bước qua, và Đức Giáo Hoàng nói, "Tôi tin ông này nghĩ" nếu pha mình vào vụ này, ông có thể phải ra tòa làm chứng, mà ông thì có nhiều việc phải làm. Và do đó, ông cũng cứ thế tiếp tục bước.

Và cuối cùng, người Samaritanô bước tới, và là một người có tội, nhưng ông này, trái lại, có lòng thương xót. Nhưng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhận định, còn một người khác trong dụ ngôn: người chủ quán trọ, người tỏ ra ngạc nhiên, không phải vì cuộc tấn công của bọn cướp, vì điều này là điều xảy ra ở dọc đường; không phải vì tác phong của vị linh mục và của thầy Lê-vi, vì ông biết họ; nhưng vì tác phong của người Samaritanô. Sự ngạc nhiên của người chủ quán đối với người Samaritanô: "Nhưng người này thật điên ... Anh ta đâu phải Người Do Thái, anh ta là một kẻ tội lỗi" ông ta dám nghĩ như thế. Rồi Đức Giáo Hoàng Phanxicô nối kết sự ngạc nhiên này với sự ngạc nhiên của những người trong bài Tin Mừng hôm nay khi đối diện với uy quyền của Chúa Giêsu: "một uy quyền khiêm tốn, phục vụ ... một uy quyền gần gũi với mọi người" và “nhất quán”.
 
Khủng bố gia tăng ở Nigeria, 800 người thiệt mạng và 16 nhà thờ bị phá hủy do dân du mục Fulani.
Moses Trương Võ
19:37 11/01/2017

Rome (11/01/2017) - "Các cuộc tấn công đã gia tăng trong ba tháng vừa qua, do nhóm du mục Fulani, trên hơn một nửa lãnh thổ phía nam của tiểu bang Kaduna", theo tuyên bố của Đức Cha. Joseph Danlami Bagobiri, Giám Mục Kafanchan, bang Kaduna, Nigeria.

"Ở phương Tây, người ta hầu như không nghe về nhóm này", Đức Cha Bagobiri nói, "nhưng từ tháng 9 tới nay, chúng đã đốt cháy 53 làng, giết hại 808 người, gây thương tích cho 57 người, phá hủy 1.422 ngôi nhà và 16 nhà thờ."

Đức Giám mục nhắc lại là từ năm 2006 đến năm 2014, đã có hơn 12.000 người Kitô hữu bị thiệt mạng và 2.000 nhà thờ bị phá hủy vì nạn khủng bố ở Nigeria. Những tội ác chủ yếu là do nhóm Hồi giáo Boko Haram. Nhưng, Đức Cha Bagobiri lưu ý, Boko Haram không phải là nhóm duy nhất, mà người du mục Fulani trong những năm gần đây cũng đóng một vai trò đáng kể.

Dân Fulani là một nhóm du mục đã từng xung đột liên miên với nông dân ở trong khu vực. Tuy nhiên trong thời gian gần đây các cuộc tấn công trở thành một loại đụng độ hoàn toàn khác hẳn so với những xung đột "nông dân - chăn nuôi" hồi trước, chẳng hạn như việc sử dụng những "vũ khí tinh vi chưa từng thấy trước đó, như AK-47, mà nguồn gốc ở đâu thì chưa rõ", Đức Cha Bagobiri nói.
 
Vatican xuất bản thêm tuần san L'Osservatore Romano
Nguyễn Long Thao
22:58 11/01/2017
Vatican- Hôm thứ ba 10 tháng Giêng 2017 Tòa Thánh Vatican cho biết kể từ 19 tháng 1 năm 2017, tờ nhật báo L'Osservatore Romano tức Người Quan Sát Roma sẽ có thêm phiên bản tuần san mà giới chức Tòa Thánh cho là “ có mới mẻ và được cải tiến”.

Theo Giám Đốc tờ báo Giovanni Maria Vian, phiên bản mới sẽ cập nhật cả nội dung lẫn hình thức, nghiã là về nội dung vừa đưa vào cái mới, nhưng vẫn giữ căn bản cái cũ của tờ báo tức là trình bày giáo huấn của Đức Giáo Hoàng.

Những tiếng nói của các tác giả đạo hay đời sẽ được đưa vào bốn phần chính: tin tức Vatican, tin tức quốc tế, tin tức tôn giáo và văn hóa.

Phiên bản mới cũng sẽ đăng những bài viết của các tác giả thuộc các nhóm Kitô Giáo khác nhau, và những bài của các nhóm không phải Kitô Giáo. Tờ báo cũng sẽ đăng bài Suy Niệm Phúc Âm ngày Chúa Nhật.

Phiên bản hàng tuần L'Osservatore Romano cũng đăng những bài được trích ra từ ấn bản hàng ngày. Tuy nhiên, hình ảnh được cập nhật hóa.

Vị Giám Đốc tờ báo cũng cho biết nội dung căn bản của tờ báo không thay đổi nghiã là giữ nguyên văn các bài của ĐGH và các hoạt động của Ngài. Tờ báo cũng sẽ giữ thái độ “huynh đệ”, không làm tổn thương ai, và có liên hệ tốt với mọi người

Được biết tờ nhật báo L'Osservatore Romano được xuất bản đầu tiên bằng tiếng Ý vào năm 1861 với mục đích bảo vệ lãnh thổ của Đức Giáo Hoàng chống lại chính trị gia quá khích Giuseppe Garibaldi là ngườ muốn sát nhập Vatican vào lãnh thổ nước Ý

Năm 1968, tờ L'Osservatore Romano có phiên bản hàng tuần bằng tiếng Anh. Hiện nay có phiên bản hàng tuần bằng tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, Pháp, Bồ Đào Nha, và bắt đầu từ ngày 6 tháng 1 năm 2017 có thêm tiếng Malayalam là một ngôn ngữ được nói ở Ấn Độ. Tại Ba Lan có tờ nguyệt san L'Osservatore Romano.
 
Đại sứ Úc ca ngợi Đức Thánh Cha về sứ điệp Hòa bình và Di dân
Thanh Quảng sdb
23:17 11/01/2017
Đại sứ Úc ca ngợi Đức Thánh Cha về sứ điệp Hòa bình và Di dân

Theo tin của đài phát thanh Vatican ngày 11/1/2017 cho hay thì vị Đại sứ của nước Úc tại Tòa Thánh, bà Melissa Hitchman cho biết chính phủ của bà đang ở trong tình trạng "lắng nghe" và mong muốn hợp tác chặt chẽ với Vatican trước những vấn nạn như giải trừ quân bị, chống nạn buôn người, hoặc bảo vệ trẻ em và chăm sóc sức khỏe cho các bà mẹ.
Bà Đại sứ Melissa Hitchman, đã phát biểu như trên trong cuộc họp mặt thường niên của Đức Thánh Cha với các vị đại sứ tại Vatican vào thứ Hai tuần qua. Bà hoan nghênh ý kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô về hòa bình thế giới, về an ninh và di dân trong lúc bà tìm kiếm và chia sẻ với các chuyên gia khác trước các vấn đề trong khu vực Thái Bình Dương.
Đại sứ Hitchman ghi nhận "một sức mạnh tổng hợp" được bộc phát sau bài phát biểu của Đức Thánh Cha khi Ngài phát biểu trong Đại hội “Ngày Hòa bình Thế giới” lần thứ 50 vừa qua. Bà nói thêm rằng hòa bình và an ninh là "mối ưu tư quan yếu nhất của chính phủ Úc", trên cả hai bình diện địa dư và văn hóa mà Đức Thánh Cha đã chú trọng vào cách đặc biệt, lời phát biểu của Ngài chắc hẳn đã trở thành "hạt giống của những quan tâm" cho Châu Âu và thế giới.
Những con đường dẫn tới hòa bình
Bà Đại sứ cho hay Đức Thánh Cha đề ra một "một sự đóng góp quan trọng" mà các nhà lãnh đạo nhiều nơi không thể". Bà nói tới việc tiến đạt các mục tiêu hòa bình và an ninh, trong nhiều cấp độ khác nhau trên các cấp quốc tế, quốc gia và khu vực; chính phủ của bà sẵn sàng làm việc với các tổ chức khác nhau trên nhiều cơ sở song phương hoặc đa phương...
Cuộc chiến chống khủng bố
Bình luận trước những lời lên án gay gắt của Đức Thánh Cha đả kích chủ nghĩa khủng bố, bà cho rằng Úc đã có nhiều kinh nghiệm trực tiếp mà những người châu Âu, đang cảm thấy mình bị ảnh hưởng bởi nạn di dân trong năm qua. Bà lưu ý rằng nguyên trong năm 2016, Đức Thánh Cha không chỉ đề cập đến 4 quốc gia đã bị khủng bố, mà Ngài đã đề cập đến 14 nước khác nhau.
Hợp tác với các nhà lãnh đạo tôn giáo
Đại sứ Hitchman nói chính phủ của bà làm việc với các nhà lãnh đạo các tôn giáo ở các cấp độ khác nhau tại Geneva và New York, cũng như tại các Diễn đàn ở Davos, trong Diễn đàn này Đức Thánh Cha sẽ cử đại diện tham dự vào cuối tháng này, và cuộc họp về những Vấn đề Căn bản Quốc Tế đang diễn ra tại Rome trong tuần này. Vượt lên trên những mối tương giao quốc gia với quốc gia, bà nói có nhiều quan tâm và dấn thân của nước Úc với các nhà lãnh đạo tôn giáo trong các lãnh vực giáo dục y tế, cũng như tôn trọng tự do tôn giáo.
Chào đón người di dân
Khi được hỏi về lời mời gọi của Đức Thánh Cha trước việc mở cửa đón những người di dân, bà cho hay chính phủ Úc trong thời gian qua đã giải quyết việc tái định cư cho những người tị nạn hiện đang bị tập trung trong các trại tị nạn ở nước ngoài, để đưa ra một thỏa thuận mà các nhà cầm quyền hy vọng "tiếp nhận được sự hỗ trợ của chính phủ Mỹ" trong việc tái định cư những người di dân: một số tại Mỹ, một số tại các nước khác…
Cân bằng quyền lợi và trách nhiệm
Bà cho hay những lời phát biểu của Đức Thánh Cha "sẽ được chính phủ Úc đón nhận" để không những kiến tạo được một "chính sách biên giới vững mạnh", mà còn tạo được "một chương trình nhân đạo chắc chắn và một chương trình tái định cư người tị nạn hợp thời".
Những lãnh vực cần quan tâm
Bà Đại sứ Hitchman nhấn mạnh tới những lĩnh vực cần quan tâm chung giữa Úc và Tòa Thánh bao gồm các nỗ lực chống lại nạn buôn người, giải trừ quân bị và bảo vệ trẻ em cùng chăm lo sức khỏe cho các bà mẹ mà nước Úc có "nhiều chuyên viên đáng kể". Bà cũng cho hay bà “lắng nghe" và sẵn sàng hợp tác chặt chẽ để đáp lại các lời mời gọi của Đức Thánh Cha hầu xây dựng mối hợp tác bền chặt với Tòa Thánh".
Úc tăng cường thêm sự dấn thân
Bà cho rằng nước Úc sẵn sàng đón nhận thêm những lời mời gọi cộng tác bằng cách cung cấp các cố vấn và chuyên viên trong các vấn đề của Thái Bình Dương, cũng như tại Tòa Thánh, đặc biệt trong những tổ chức chưa có đại diện ngoại giao của Úc cùng làm việc.
(Nguồn Radio Vatican)
 
Bản tường trình tiết lộ: Planned Parenthood đã lừa hằng triệu người qua chương trình sức khỏe công cộng.
Giuse Thẩm Nguyễn
09:24 11/01/2017
Bản tường trình tiết lộ: Planned Parenthood đã lừa hằng triệu người qua chương trình sức khỏe công cộng.

(EWTN NEWs/CNA) Những người phò sự sống nói rằng qua các cuộc kiểm tra tài chánh cho thấy có bằng chứng là tổ chức Planned Parenthood (tạm dịch là Kế Hoạch Gia Đình) ở Hoa Kỳ đã lạm dụng tiền tài trợ của liên bang và do vậy liên bang nên chấm dứt tài trợ cho tổ chức này.

Mức độ lãng phí và lạm dụng trong các chương trình kế hoạch hóa gia đình trên toàn quốc,đặc biệt với các cơ sở điều hành bởi Planned Parenthood là sự đáng lo ngại. Chủ tịch của Học Viện Charlotte Lozier, một tổ chức khuyến khích người dân biết quý trọng giá trị của đời sống con người, của tình cha, tình mẹ…, là Chuck Donovan đã cho biết một bản tường trình chung mới đây của Học Viện và nhóm Alliance Defending Freedom ( tạm dịch là Liên Minh Bảo Vệ Tự Do) cho biết các cơ sở phá thai đã tiêu xài vượt quá số tiền quỹ của người dân đóng thuế trong các chương trình y tế.

Luật sư Steven H. Aden nói rằng quốc hội Hoa Kỳ cần thực hiện, một lần cho dứt khoát, điều mà một số dân biểu đã hai lần thực hiện trước đây là bỏ phiếu chấm dứt tài trợ cho Planned Parenthood, một tổ chức phá thai có lợi nhuận cao nhất ở Hoa Kỳ.

Bản tường trình mang tựa đề là “Lợi nhuận, dù bất cứ làm gì” dựa trên hàng chục bản kiểm toán tư cũng như việc kiểm tra các cơ sở của Planned Parenthood, được soạn bởi Catherine Glenn Foster, một luật sư kinh nghiệm tại Học Viện Charlotte Lozier và nhóm nghiên cứu phò sự sống Susan B. Anthony List.

Bản tường trình được công bố vào hôm Thứ Tư cùng với ngày mà Ủy Ban Điều Tra Hạ Viện về Đời Sống Trẻ Thơ công bố bản tường trình dày 400 trang về những lạm dụng và vi phạm pháp luật của các cơ sở phá thai, các trường đại học, các công ty thu mua mô trong thị trường mô bào thai.

Donovan nói rằng Planned Parenthood đã có hồ sơ đen vì những lạm dụng của tổ chức này trong các bản tường trình trước đây.

Cũng theo Donovan thì bản tường trình này cũng đưa ra những nhiều vấn nạn như nạn buôn người, không trình báo khi bị hãm hiếp, luật về việc vi phạm buôn bán nội tạng hài nhi và nhiều vấn đề đáng lo ngại khác, đòi hỏi quốc hội xem xét lại để tài trợ cho các cơ sở tôn trọng sự sống con người và ưu tiên cho phụ nữ.

Bản tường trình nhấn mạnh đến việc Planned Parenthood và các cơ sở chi nhánh đã cố tình hoạt động theo phương thức nhằm kiếm được nhiều tiền nhất như qua những hóa đơn phức tạp, qua việc thiếu hụt nhân lực kiểm soát các chương trình trợ giúp tài chánh của liên bang và tiểu bang và qua việc tự nguyện tuân hành theo lương tâm của các cơ sở cung cấp dịch vụ.

Nhìn chung thì hầu hết trong số 51 bản kiếm toán của Planned Parenthood và các chi nhánh ở 12 tiểu bang đều có dấu hiệu là tính tiền quá mức và lợi dụng các chương trình có tài trợ công, lấy của người đóng thuế hằng tỉ đồng. Riêng về tiền trả cho những chi nhánh này theo dạng Medicaid thì đã vượt trên 8.5 triệu đồng. Sự lãng phí và gian lận sẽ còn có thể lớn hơn con số này.

Bằng chứng đáng tin cậy cho biết rằng Planned Parenthood và các chi nhánh đã hết sức lãng phí và đề nghị những chính sách để giới hạn tối đa sự lãng phí này khởi đầu từ cơ sở trung ương của Planned Parenthood ở thành phố New York.

Các cơ sở phá thai có những dịch vụ liên hệ đến phá thai – hay chỉ là phá thai – đã được trả bằng chương trình Medicaid của tiểu bang, trong khi Tu Chính Hyde nghiêm cấm dùng tiền Medicaid để trả cho phá thai, trừ trường hợp mang thai vì bị cưỡng hiếp, loạn luân hoạc vì tính mạng của sản phụ.

Các cơ sở này cũng dùng phương pháp tính hóa đơn từng phần” hay “xé lẻ” những dịch vụ có liên quan đến phá thai như tư vấn hay khám trước khi phá thai để moi tiền quỹ của chính phủ.

Bản tường trình cho biết ngay cả dịch phụ phá thai họ cũng tính bằng tiền Medicaid “Chỉ riêng ở New York thôi, khi kiểm toán một hạn kỳ bốn năm, đã lộ ra là có tới hằng trăm ngàn hóa đơn liên quan đến dịch vụ phái thai được tính bất hợp pháp bằng tiền Medicaid.

Một lần kiểm toán ở tiểu bang Nebraka, đã khám phá ra Planned Parenthood đã xài tiền chính phủ cho những dịch vụ liên quan đến phá thai và trả tiền cho các bác sĩ thực hiện phá thai. Ít nhất là $3,500 tiền thuế đã được trả cho dịch vụ phá thai ở đó.

Một số cơ sở phá thai đã kê toa mà không cần bác sĩ, tính hóa đơn cho những dịch vụ không làm, tính hai lần và đòi tiền hóa đơn chưa trả trong khi thực tế là cơ sở này đã được trả bằng tiền đóng thuế rồi.

Riêng ở tiểu bang California, kiểm toán vào năm 2004 đã cho thấy rằng cơ sở Planned Parenthood ở San Diego và Riverside đã tính hóa đơn thuốc ngừa thai và thuốc thuộc Phần B vượt hơn $5.2 triệu đồng.

Bản tường trình cho hay là có ba bản kiểm toán đều phát giác ra Planned Parenthood và chỉ có Planned Parenthood thôi là có vấn đề trong việc tính hóa đơn trổi vượt cho các chương trình kế hoạc hóa gia đình của tiểu bang.

Vậy phải làm gì với Planned Parenthood?

Tổ chức này phải bị cắt tiền tài trợ từ quỹ của người đóng thuế. Phải điều tra những cáo buộc “tính hai lần” vừa lấy tiền của quỹ chính phủ hay của bệnh nhân vừa tính tiền của Medicaid.

Những cáo buộc này đã được tường trình bởi Liên Minh Bảo Vệ Tự Do về Planned Parenthood và quỹ trợ cấp Susan G. Komen Foundation.

Trở lại vào tháng Tám năm 2016, Phòng Tài Chánh của chính phủ Hoa Kỳ theo yêu cầu của quốc hội đã tiến hành điều tra Planned Parenthood trong việc dùng quỹ của người đóng thuế. Lần điều tra trước, văn phòng đã khám phá ra thời gian từ 2010-12, Planned Parenthood và các chi nhánh đã nhận được hơn $1.2 tỉ đồng từ quỹ liên bang và tiểu bang.

Planned Parenthood là tổ chức phá thai lớn nhất Hoa Kỳ, đã thực hiện trên 300,000 vụ phá thai mỗi năm.

Chủ tịch Hạ Viện Paul Ryan đã tuyên bố vào hôm Thứ Năm rằng trong khi luật cân bằng ngân sách đang được xem xét, tiền tài trợ cho Planned Parenthood sẽ chuyển về cho các trung tâm y tế cộng đồng không làm dịch vụ phá thai.

Tổng Thống đắc cử Donald Trump đã hứa với cử tri trong cuộc vận động tranh cử vào năm 2016 là cắt bỏ tài trợ cho Planned Parenthood.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Top Stories
Bangladesh: La minorité chrétienne, une exception dans le contexte démographique national?
Eglises d'Asie
12:36 11/01/2017
Le Bangladesh, avec ses 163 millions d’habitants pour une surface de 147 570 km², est le 8ème pays le plus peuplé au monde ; avec 1 083 habitants au km², il est aussi l’un des plus densément peuplés de la planète. Depuis 1971, date de son indépendance, où le pays comptait 70 millions d’habitants, sa population a progressé de 133 %. En 2015, un tiers de sa population vivait en milieu urbain, et Dacca, sa capitale, avec plus de 17 millions
d’habitants, détient une des plus fortes densités de population au monde, avec 43 797 habitants au km². Bien que l’économie du pays connaisse un taux de croissance de 5 à 6 % par an, les politiques gouvernementales en matière de développement et de régulation des naissances n’ont, jusqu’à présent, eu qu’un faible impact sur le niveau de vie moyen des Bangladais et sur la stabilisation démographique du pays, le Bangladesh demeurant un des pays les plus pauvres au monde.

Si les différentes campagnes de planning familial, comme « Garçon ou fille, deux enfants c’est assez », mises en place par le gouvernement au fil de ces dernières décennies n’ont pas réussi à contenir la croissance démographique, elles ont néanmoins permis de faire baisser le taux de fécondité (nombre d’enfants par femme en âge de procréer) de 6,4 en 1971, à 2,2 en 2015. Selon une étude du National Institute of Population Research and Training, réalisée en 2014, le pays continue toutefois de s’accroître de 253 habitants toutes les heures, soit de 2,2 millions d’habitants supplémentaires chaque année. Seule exception dans le paysage bangladais : la taille des familles chrétiennes, qui, depuis 20 ans, s’est globalement stabilisée, selon des sources officielles.

L'exception chrétienne

Au Bangladesh, pays musulman à 89 %, les chrétiens ne représentent qu’une petite minorité de 0,5 %, les quelque 350 000 catholiques représentant la majeure partie de la minorité chrétienne (1). Si, il y a plus de trente ans, les familles chrétiennes avaient en moyenne entre quatre et six enfants, aujourd’hui, elles n’en comptent globalement plus que deux par famille. Selon Rock Ronald Rozario, journaliste à Dacca, cette stabilisation à un niveau plutôt bas de la fécondité de la population chrétienne s’explique en partie par le fait que l’Eglise catholique a fortement encouragé les méthodes de régulation naturelles des naissances, afin d’éviter les grossesses non désirées. « D’autre part, les chrétiens bangladais sont en général plus instruits, avec un taux d’alphabétisation compris entre 70 et 80 %, quand la moyenne nationale plafonne vers les 60 % », explique-t-il. Souvent issues des classes moyennes, les familles chrétiennes tendent à vouloir maintenir une cellule familiale assez restreinte, afin d’être en mesure de financer une éducation scolaire à leurs enfants et de maintenir un certain niveau de vie matérielle. Cet argument économique se retrouve d’ailleurs chez toutes les classes moyennes bangladaises, pour qui « une petite famille est une famille heureuse », quelle que soit leur appartenance religieuse.

Selon Rock Rozario, l’amélioration du niveau d’instruction pourrait ainsi permettre de contribuer à contenir la croissance démographique (en 2014, le taux de croissance de la population était de 1,05 %). Au Bangladesh, si chaque année le taux de scolarisation à l’école primaire frôle les 100 %, le taux d’abandon scolaire reste très élevé : 30 % en primaire, 60 % au collège, avec seulement 5 % des élèves bangladais qui obtiennent un diplôme
universitaire. « Afin d’améliorer le niveau d’instruction et l’accès régulier à l’éducation, le gouvernement devrait rendre l’école gratuite jusqu’à l’université », suggère-t-il. « De plus, s’il se dotait d’une véritable politique démographique, appuyée par des conseils d’experts, cela permettrait non seulement de stabiliser le boom démographique, mais également d’améliorer le niveau moyen d’instruction et de contribuer au développement du pays », a-t-il expliqué à l’agence Ucanews.

Selon les statistiques 2015 de la Banque mondiale, le Bangladesh ne fait désormais plus partie des pays ayant les revenus les plus bas au monde, mais a réussi à intégrer le classement des pays ayant un revenu « moyennement bas », grâce à l’industrialisation croissante de son économie – développement de briqueteries, chantiers navals, industrie textile – et de l’intensification de sa production agricole. Autre élément important qui contribue à élever le revenu moyen à l’intérieur du pays : les fonds transférés par la diaspora bangladaise, qui compte 10 millions de travailleurs expatriés et qui contribue à améliorer la vie des familles. Selon la Banque mondiale, le Bangladesh pourrait ainsi atteindre les critères de pays développés, à l’aube de 2041, soit 70 ans après son indépendance. S’il maintient son taux de croissance démographique actuel, le pays atteindrait alors les 190 millions d’habitants pour une superficie représentant moins de la moitié de la surface de l’Italie.

(1) Au Bangladesh, on compte également 9,5 % d’hindous, 0,6 % de bouddhistes et 0,4 % d’autres religions.
Copyright: Légende photo : Passagers en attente d’un train, à Dacca. (Ucanews), Légende photo 2 : Des Bangladais sur le toit d’un train. (Ucanews)

(Source: Eglises d'Asie, le 11 janvier 2017)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đêm hoan ca chào mừng đức tân TGM Giuse Nguyễn Chí Linh tại nhà thờ chính tòa Huế
Trương Trí
09:57 11/01/2017
ĐÊM HOAN CA TẠ ƠN CHÀO MỪNG ĐỨC TÂN TỔNG GIÁM MỤC GIUSE NGUYỄN CHÍ LINH TẠI NHÀ THỜ CHÍNH TÒA PHỦ CAM HUẾ

Với một tâm tình kính yêu và vâng phục vị Chủ chăn mới của Giáo phận: Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh, ngày 9 tháng 1 năm 2017, Ngài đã về đến Huế nhận sứ vụ mới.

Tối 11 tháng 1, tại Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam, Tổng Giáo phận Huế đã tổ chức Đêm Hoan Ca tạ ơn Thiên Chúa và tri ân Giáo Hội đã ban cho Giáo phận một vị Chủ chăn mới.

Xem Hình

Đội kèn Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam trổi lên khúc hoan ca chào mừng Đức Tổng Giám mục Giuse, Đức Nguyên Tổng Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê, Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Nguyễn Văn Nhơn, Đức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Sài Gòn Phaolô Bùi Văn Đọc và quí Đức Giám Mục thuộc HĐGM Việt Nam cùng quí Cha, quí tu sĩ, quí khách từ khắp nơi trên mọi miền đất nước về dự lễ nhậm chức của Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh.

Mở đầu chương trình là màn múa Trống Vũ khai hội. Tiếp đó Cha Quản xứ Chính tòa Antôn Nguyễn Văn Tuyến đọc lời Chào mừng Đức Hồng Y, quí Đức Tổng Giám mục, quí Giám mục, linh mục, tu sĩ và các vị khách quí đã đến chung vui với Giáo phận trong đêm Hoan Ca này.

Cha Quản xứ Chính tòa trân trọng mời Đức Tổng Giám mục Giuse và Đức Nguyên Tổng Giám mục Phanxico Xavie xướng kinh Lạy Cha khai mạc chương trình. Ngài mời gọi toàn thể cộng đoàn cùng giang tay lên đọc hát kinh để tỏ lòng tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi. Đức Tổng Giám mục Giuse tuyên bố khai mạc đêm Hoan Ca.

Sống động nhất là tiết mục “Tri ân Tình Cha” do các nữ tu Mến Thánh giá Thanh Hóa biểu diễn và tiết mục “Ơn gọi Đức Tổng Giám mục Giuse” do Hội Dòng Mến Thánh giá Huế trình bày kể lại cuộc đời của Đức Tổng Giám mục Giuse từ khi chào đời tại Thánh Hóa. Khi đất nước chia cắt năm 1954, Ngài theo cha mẹ vào Nam sống tại Phan Thiết và theo ơn gọi dâng mình cho Chúa. Năm 1975 thống nhất hai miền Nam Bắc, Giáo hoàng Học viện Pio X Đà Lạt, nơi mà Ngài theo học đóng cửa. Ngài về với gia đình lao động suốt 16 năm nhưng vẫn một lòng kiên trung dâng mình cho Chúa. Rồi cũng đến lúc Ngài được Chúa đoái nhìn và chọn làm linh mục đời đời. Không dừng lại ở đó, Ngài lại được Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Thanh Hóa quê hương của Ngài. Và hôm nay, Ngài lại được Đức Thánh Cha Phanxico bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế. Diễn tiến của câu chuyện khiến mọi người phải xúc động, nhất là cảnh Ngài phải vác cày lên nương rẩy.

Những tiết mục đơn ca và song ca cũng như những vũ điệu trong chương trình Hoan Ca cũng hết sức xuất sắc được cộng đoàn vỗ tay tán thưởng.

Trước khi kết thúc chương trình, Đức Tổng Giám mục Giuse nói lời cảm ơn Đức Nguyên Tổng Giám mục Phanxico Xavie, Cha Quản xứ Chính tòa và quí Cha cùng toàn thể Giáo phận đã yêu thương và đón nhận Ngài trong tâm tình vâng phục. Ngài mời Đức Nguyên Tổng Giám mục Phanxico Xavie cùng tiến lên ban phép lành cho cộng đoàn trước khi bế mạc.

Trương Trí
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Donald Trump thân Nga có ích gì cho Việt Nam thân Tầu ?
Phạm Trần
22:40 11/01/2017
DONAL TRUMP THÂN NGA CÓ ÍCH GÌ CHO VIỆT NAM THÂN TẦU ?

Tổng thống Cộng hòa Donald Trump sẽ bắt tay với Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin để giải quyết nhiều “điểm nóng” trên thế giới từng chia rẽ hai nước dưới thời Tổng thống mãn nhiệm Barack Obama, nhưng liệu Việt Nam thân Tầu có được ích gì không ?

Câu hỏi nằm trong bối cảnh chính trị mới của chinh quyền Donald Trump, người bất ngờ đắc cử Tổng thống Mỹ ngày 8/11/2016,không do được nhiều phiếu bầu của cử tri mà bởi 304 lá phiếu trên tổng số 538 của Đại Cử tri đòan (College Votes).

Đối thủ của ông Trump, bà cựu Ngọai trưởng Mỹ Hillary Clinton của đảng Dân chủ được hơn ông Trump gần 3 triệu phiếu nhưng lại thua cuộc vì không hội đủ 270 phiếu cần thiết của Đại cử tri đòan.

BÀN TAY NGA ?

Sự thua cuộc của Bà Clinton không đơn giản, vì ông Trump, trước mắt người dân Mỹ, là Tổng thống của thiểu số cử tri. Ông Trump còn bị nhiều người Mỹ quan ngại cho tương lai quốc gia khi các Cơ quan an ninh và Tình báo Hoa Kỳ gắn kết chiến thắng của ông với kế họach phá họai cuộc bầu cử Mỹ của tình báo Nga.

Hai cơ quan, Tình báo Trung ương, (Federal Security Service, FSB), trước đây là KGB và Tình báo Quân đội (GRU) của Nga bị nhận diện nhúng tay phá họai cuộc bầu cử Mỹ với chủ trương làm cho ông Trump đắc cử.

Tuy nhiên, các viên chức an ninh hàng đầu của Hoa Kỳ không xác định được mức độ ảnh hưởng của phá họai Nga đối với sự lựa chọn của cử tri Mỹ. Nhưng họ đã phúc trình với Tổng thống Barack Obama, ông Donald Trump và Quốc hội Mỹ rằng sự phá họai chống Bà Clinton và giúp ông Trump thắng cử nằm trong kế họach của tình báo Nga và do chính Tổng thống Putin ra lệnh và giám sát.

Cơ quan an ninh-tình báo Mỹ cũng cho biết họ biết chắc an ninh Nga đã tung ra nhiều tin sai và sử dụng kỹ thuật điện cử cao tốc để chui vào đánh cắp các thông tin trong hệ thống máy điện tử của đảng Dân chủ và của ông John Podesta, Chủ tịch Ban vận động tranh của của Bà Clinton.

Sau đó các cơ quan tình báo Nga lại chuyển cho Wikileaks, tổ chức chuyên phổ biến tin mật của nhiều nước để phát tán gây tác hại cho Bà Clinton.

Cũng có tin của an ninh Mỹ nói hệ thống máy của đảng Cộng Hòa cũng bị Nga xâm nhập nhưng họ không tung ra bất cứ tin nào có hại cho ông Donald Trump.

Ông Donald Trump đã nhanh chóng chỉ trích đảng Dân chủ không biết bào vệ trước tấn công của tình báo Nga. Ông còn cáo buộc đảng Dân Chủ đã phối hợp với an ninh để tung tin Nga can thiệp vì qúa thất vọng với thất bại ê chề.

Ông Trump hòan toàn bác bỏ tin cho rằng ông Putin đã giúp ông đánh bại bà Clinton. Ông cũng không tin báo cáo của tình báo Mỹ chứa đựng sự thật.

Cá nhân ông Trump và Ban Tham mưu của ông còn nói đi nói lại nhiều lần rằng vụ tin tặc Nga không thể thay đổi kết qủa bầu cử. Tất nhiên là không, nhưng ông Trump còn nói mà không đưa ra bằng cớ nào khi ông cáo buộc cơ quan an ninh-tình báo Mỹ đã tung tin sai lạc nhằm hạ úy tín ông.

Sau khi có nhiều Dân biểu và Nghị sỹ của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa lên tiếng bất bình về thái độ coi thường cơ quan tình báo Mỹ của mình, ông Trump đã thay đổi lập trường.

Lần đầu tiên, trong cuộc họp báo ngày 11/01/2017, ông Trump đã thừa nhận Nga đã xâm nhập vào cuộc bầu cử ngày 8/11/2016.

Ông nói:” Tôi nghĩ Nga đã làm như thế. Ông Putin không nên làm như vậy. Ông ấy sẽ không làm như thế. Nước Nga sẽ tôn trọng Hoa Kỳ hơn khi tôi lãnh đạo chứ không như dưới thời của người khác.” ("I think it was Russia" . Putin "should not be doing it. He won't be doing it. Russia will have much greater respect for our country when I am leading it than when other people have led it.")

Nhưng ngay sau câu nói này, ông Trump lại chữa cháy:” Nga không phải là nước duy nhất tấn công vào các mục tiêu của Hoa Kỳ.” (Russia is not the only nation that hacks US targets.) Ông cũng nói thêm có thể là Trung Quốc, Nhật Bản hay nước nào đó.

Như thế rõ ràng là ông Donald Trump muốn giảm bớt sức nặng chỉ trích Nga trong câu nói của mình. Nhưng khi đề cập đến tin của an ninh Mỹ bị tiết lộ cho báo chí nói rằng gián điệp Nga đã có trong tay tin tức về cá nhân ông và tình hình tài chính của mình thì ông đã nổi cáu. Ông lên án sự tiết lộ ra ngoài những tin ông cho là “ gỉa, sai lạc” về ông của an ninh Mỹ là đáng khinh bỉ (disgrace), bởi vì không ai khác ngoài ông đã đọc báo cáo của các viên chức an ninh đến thuyết trình cho ông biết.

Cơ quan FBI đang điều tra xem sự thật của tài liệu 2 trang này như thế nào, vì người cung cấp báo cáo này cho Chính phủ Mỹ là một cựu viên chức tình báo của nước Anh, được Mỹ thuê làm việc này, là người có quan hệ mật thiết với “nguồn tin Nga”. Trong qúa khứ, người này đã cung cấp cho Mỹ nhiều tin tức có “giá trị”.

(Nguồn CNN (Cable News Network) :”The allegations were presented in a two-page synopsis that was appended to a report on Russian interference in the 2016 election and drew in part from memos compiled by a former British intelligence operative, whose past work US intelligence officials consider credible.”)

VIỆT NAM ĐƯỢC GÌ ?

Vậy, trước một Tổng thống Mỹ Donald Trump có quan hệ thế này thế nọ với nước Nga, theo tình báo Mỹ, và hy vọng sẽ được Tổng thống Putin, cựu Tư lệnh KGB của Nga, hợp tác trong tương lai thì Việt Nam có được gì không ?

Trước hết, dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (khoá đàng VI) năm 1986, Trung Quốc thời Giang Trạch Dân-Đặng Tiểu Bình từng có tham vọng tái lập Thế giới Cộng sản thu hẹp với Việt Nam, sau sự sụp đổ của nước Nga thời Mikhail Gorbachev. Nhưng chuyện này bất thành vì cuộc xâm lăng Cao Miên năm 1978 của Việt Nam đã đưa đến 2 cuộc chiến tranh biên giới tàn khốc giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 1979-1990.

Hai nước nối lại bang giao năm 1991.

Sau đó, Việt Nam hòan toàn bị lệ thuộc kinh tế và chính trị vào Trung Hoa để tồn tại. Càng về sau, từ thời các Tổng Bí thư Đỗ Mười (khoá VII) , Lê Khả Phiêu (Khoá VII), Nông Đức Mạnh (Khoá IX và X) đến Nguyễn Phú Trọng (XI và XII), đảng Cộng sản Việt Nam đã để cho Trung Quốc thao túng lãnh thổ qua các hợp tác kinh tế và phát triển trá hình. Nhân công Trung Hoa đã tràn ngập lãnh thổ, hàng hóa Tầu có mặt khắp nơi chốn và mỗi năm Việt Nam phải nhập siêu từ Trung Hoa trên 12 tỷ dollars.

Chỉ riêng kinh tế thôi, Việt Nam phải nhập phần lớn nguyên liệu từ Trung Quốc để sản xuất và làm công cho các Công ty nước ngoài, chiếm đa số là của Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan.

Đối với nước Nga, Tổng thống Putin từng tuyên bố coi Việt Nam là đồng minh chiến lược quan trọng nhất của Mạc Tư Khoa ở Châu Á. Nước Nga bán đủ loại vũ khí, tầu ngầm, máy bay chiến đấu, radar, hỏa tiễn phòng không cho Việt Nam.

Nước Nga còn có cả nhà máy chế tạo vũ khí hợp doanh với Bộ Quốc phòng Việt Nam và chịu trách nhiệm đào tạo sỹ quan và huấn luyện cho lính Việt Nam.

Nhưng oái oăm thay, trước cuộc xâm lăng biển đảo Việt Nam của Trung Quốc, nước Nga đã bình chân như vại. Putin chỉ kêu gọi giải quyết xung đột bằng các biện pháp hòa bình nhưng lại hợp tác tập trận và tuần tra chung với Trung Quốc ở Biển Đông.

Nga cũng được Việt Nam cho sử dụng sân bay và hải cảng Cam Ranh để tiếp liệu Không Quân và sửa chữa tầu bè cho Hải quân Nga.

Trong bối cảnh như thế thì Tổng thống Mỹ thân Nga, Donald Trump có giúp gì được cho Việt Nam, hay cứ để cho Hà Nội tự vùng vẫn mà tìm lối thoát giữa gọng kìm Nga-Tầu ?

Lý do vì ông Trump có rất ít kinh nghiệm với Trung Quốc ở Biển Đông, và càng chưa biết được con người thật và thế chiến lược của cựu trùm tình báo KGB,Vladimir Vladimirovich Putin.

Nhưng cũng chưa chắc Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Trung Hoa Tập Cận Bình đã hiểu được đường đi nước bước của ông Trump như thế nào đồi với Trung Hoa. Chỉ có điều chắc chắn là quan hệ kinh tề và mậu dịch giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn sẽ không còn như cũ khi ông Trump bươc chân vào Tòa Bạch Ốc ngày 20/01/2017.

Dù hai bên có chính sách khác nhau, nhưng một “cuộc chiến mậu dịch” giữa Mỹ và Trung Hoa là điều không ai muốn xẩy ra, nhất là đối với nền kinh tế nhỏ như Việt Nam. Quan hệ giữa Donald Trump và Tập Cận Bình, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Do đó chuyến thăm bất ngờ Trung Quốc từ 12 đến 15/01/2017 của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trước ngày ông Donal Trump nhậm chức, cũng không phải là điều vô nghĩa. -/-

Phạm Trần

(01/017)
 
Văn Hóa
Thơ kinh cầu nguyện
Đinh Văn Tiến Hùng
11:24 11/01/2017
THƠ KINH NGUYỆN CẦU

‘ Chúa ơi! Con có gì đâu,
THƠ KINH tha thiết NGUYỆN CẦU dâng lên ‘


“Kinh cầu nhẹ gõ cửa hồn,
Trần gian dục vọng bồn chồn tâm linh,
Bao nhiêu thệ ước ân tình,
Chúa thương xin để an bình tin yêu” (1)

*Tôi không phải là thi nhân Công Giáo,
Mà chỉ là người Công Giáo làm thơ (2),
Cả đời tôi không biết đến bao giờ,
Mới trở thành một nhà thơ tên tuổi?

*Nhưng điều đó tôi nào đâu tiếc nuối,
Vì cuộc đời đã là một bài thơ.
Sống trọn vẹn với năm tháng ngày giờ,
Đó chính là bài thơ muôn vần điệu.

Thân thể tôi: một tác phẩm kỳ diệu,
Nhịp tim luôn cuộn dòng máu nhịp nhàng,
Dâng sức sống như biển cả mênh mang,
Đem Tình Yêu dệt bài thơ Hằng Sống.

Trí óc tôi: một kỳ công sống động,
Nhanh hơn nhiều muôn làn sóng viễn thông,
Nguồn tư tưởng chất chứa thật mênh mông,
Triệu lời thơ cũng từ đây phát xuất.

Đã khi nào ta tìm ra sự thật,
Bởi do ai mà ta sống bấy lâu,
Buông tay xuống rồi sẽ trở về đâu?
Ôi! Đời sống là bài thơ huyền nhiệm.

Buôi sớm mai khi vầng đông xuất hiện,
Gieo nguồn sống trên khắp mặt địa cầu,
Chim ca hát, hoa khoe sắc muôn màu,
Đẹp hơn cả ngàn bài thơ dệt mộng.

Có khi nào tâm hồn ta rung động,
Trước tang thương khổ lụy của bao người,
Có khi nào ta đem một nụ cười,
Trao nhân thế những lời thơ cứu khổ?

Cuộc sống này đâu có gì bền đỗ,
Bám quanh địa cầu hơi thở mong manh,
Lòng đất sục sôi muốn nổ tan tành,
Biển dâng trào, bão cuốn trôi tất cả!

Đừng kiêu căng khoe công trình vĩ đại,
Đừng tự hào với sáng chế kỳ công,
Trong phút giây sẽ biến vào hư không,
Rồi sẽ bị chìm sâu vào quên lãng!

Vườn E-đen xưa Thiên đàng sáng lạn,
Vạn vật, đất trời mở rộng nguồn thơ,
Nhưng Nguyên Tổ bất kính Chúa tôn thờ,
Nên tội lỗi đã tràn đầy vũ trụ.

Lòng con đây giờ không còn do dự,
Đất trời thơ với muôn vật ngàn hoa,
Đêm huyền diệu nhìn tinh tú ngợi ca,
Ôi! Thượng Đế Đại Thi Nhân Sáng Tạo!

Tôi không phải là thi nhân Công Giáo,
Mà chỉ là người Công Giáo làm thơ,
Cuộc đời tôi cho đến tận bây giờ,
Chỉ Dâng thơ thay cho Kinh Cầu Nguyện.

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG

*Ghi chú : (1) Thánh Thi Phụng Vụ (2) Mượn ý tiểu thuyết gia Pháp Francois Mauriac:
“Tôi không phải là tiểu thuyết gia Công Giáo,
Mà chỉ là người Công Giáo viết tiểu thuyết”

 
Gáo nước lạnh.
Nt. Teresa Ngọc Lễ, OP
17:51 11/01/2017
GÁO NƯỚC...LẠNH!

Lạy Chúa,
cái "gáo nước lạnh" sáng nay
...sao thật khó nói,
khó diễn tả.
Một gáo nước lạnh
đến mà không hề báo trước,
đổ ập, tung tóe
khiến con ngỡ ngàng...
chới với...
giật mình...
và ú ớ!
Đó là gáo nước lạnh
của sự thiếu kiềm chế cảm xúc,
của một sự cạn nghĩ,
của sự tự ái,
của tự ti,
của thiển cận
khi chỉ nhìn thấy mọi việc
và con người
trong gam màu xám xịt.
Cái gáo nước lạnh ấy
khiến người dội lẫn người bị tạt
đã rơi vào trạng thái của bất an
của những gì rất con người
mà chúng con vốn là.
Giận họ
nhưng rồi lại thương
cho dẫu con cảm thấy
sự tổn thương
đang đè nặng chính mình.
...Nhưng rồi,
con lại chợt nhận ra rằng
đời mình đâu hiếm những gáo nước lạnh ấy,
cách này hay cách khác,
hình thức này hay hình thức khác mà thôi.
Con cũng nhận ra rằng
mỗi một gáo nước lạnh
con không muốn
lại cho con có thêm những bài học giá trị khác.
Bởi khi chấp nhận bị tạt gáo nước lạnh,
nghĩa là con đã trồng thêm được trong vườn mình
một bông hoa của sự điềm tĩnh
một bông hoa của nhẫn nhịn,
một bông hoa của việc cố hiểu người khác
một bông hoa của sự cố gắng tha thứ,
một bông hoa của sự cố gắng yêu thương người khác
cho dẫu họ đang gây hiềm khích
hay hiểu lầm con.
Đó không phải là một sự chấp nhận của hèn nhát,
của sự ngu dại...
nhưng đó một sự chấp nhận của tình yêu,
của lòng thương xót
mà Chúa cũng đã từng phải chịu
những gáo nước lạnh của chúng con.
Và có như thế,
con mới có thể
chấp nhận nên giống Chúa...
bởi trò cũng phải đi cùng con đường
mà Thầy mình đã đi. Amen.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, OP
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Đào Mùa Tết
Vũ đình Huyến, Lm CMC
19:22 11/01/2017
HOA ĐÀO MÙA TẾT
Ảnh của Vũ Đình Huyến, Lm. (CMC)
Gió bấc thổi lạnh quá
Cây đứng run bên đường
Những bông hoa đào nhỏ
Vẫn nở hồng trước sân
Hoa bảo: Đông đã hết
Tết sắp tới nơi rồi
(Trích thơ của Mai Văn Hai)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 05 – 11/01/2017: Những hình ảnh ngoạn mục về Lễ Ba Vua trên thế giới
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:26 11/01/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Cuộc diễn hành Ba Vua tại thủ đô Madrid

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Quý vị và anh chị em vừa theo dõi những cảnh tưng bừng trong cuộc diễn hành Ba Vua nhân lễ Hiển Linh tại Tây Ban Nha.

Cuộc diễn hành Ba Vua tại thủ đô Madrid đã diễn ra trên các đường phố của Madrid trong bối cảnh an ninh chặt chẽ vào tối thứ Năm mùng 5 tháng Giêng, đêm trước ngày Lễ Hiển Linh, kỷ niệm cuộc viếng thăm Chúa Hài Đồng của Ba Vua từ phương Đông đến triều bái Ngài với vàng, nhũ hương và mộc dược.

Ba Vua theo tin tưởng của người Tây Ban Nha có tên là Melchior, Caspar và Balthazar, được thap tùng bởi hàng trăm những nhân vật khác ăn mặc theo nhiều kiểu cách từ xa xưa đến hiện đại, đã phát kẹo cho hàng ngàn trẻ em xếp hàng dọc theo các đại lộ chính của thủ đô Tây Ban Nha.

Chính quyền Madrid đã triển khai hơn 800 nhân viên cảnh sát, một số được trang bị vũ khí hạng nặng. Họ dựng các hàng rào bê tông để ngăn chặn xe cộ ra vào các đường phố. Đặc biệt, nhà chức trách đã cấm tất cả các xe tải không được di chuyển vào thủ đô trong dịp này. Biện pháp này đã được đưa ra nhằm đề phòng một cuộc tấn công tương tự như vụ khủng bố hồi tháng Mười Hai ở Berlin tại một khu chợ Giáng Sinh.

Cuộc diễn hành Ba Vua là một ngày hội lớn trong dịp lễ Giáng Sinh ở Tây Ban Nha. Hầu hết các thành phố của Tây Ban Nha đều tổ chức diễn hành nhưng cuộc diễn hành tại Madrid được kể là lớn nhất.

Trong một trường hợp gây tranh cãi, Giáo Hội tại Catalonia đã tỏ ra bất mãn trước các nỗ lực của các tổ chức ủng hộ độc lập muốn chính trị hóa cuộc diễn hành ở Vic, một thị trấn khoảng 70 km về phía bắc Barcelona, nơi những người tham dự được phát cho những chiếc đèn lồng vẽ cờ “estelada”, thường được sử dụng bởi những người ly khai xứ Catalan.

2. Hàng chục ngàn người Mễ Tây Cơ thưởng thức chiếc bánh Lễ Ba Vua

Tại thủ đô Mễ Tây Cơ, hôm thứ Năm mùng 5 tháng Giêng, hàng chục ngàn người đã thưởng thức một chiếc bánh kem khổng lồ được làm trong dịp Lễ Hiển Linh hay còn được gọi là Lễ Ba Vua.

Chiếc bánh khổng lồ này được tòa đô chính của thủ đô Mexico City cung cấp vào buổi chiều vọng Lễ Hiển Linh.

Sự kiện này được bắt đầu với việc các trẻ em thả lên trời những quả bóng trong đó có kèm theo những lá thư của chúng xin Ba Vua tặng quà. Sau khi bong bóng được thả, một chiếc bánh khổng lồ nặng đến 9 tấn được cắt ra và phân phối cho những người tham dự.

Cùng với một miếng bánh, người dân cũng nhận được một hộp sữa đóng gói.

Lễ kỷ niệm tại quảng trường Zocalo nổi tiếng của Mexico City nhằm tôn vinh chuyến viếng thăm Chúa Hài Đồng của Ba Vua, khi Thiên Chúa mạc khải cho thế giới biết tình yêu của Ngài hóa thân trong hình dạng một hài nhi.

Chiếc bánh hoành tráng này đã được phân phối miễn phí hàng năm ở trung tâm thành phố từ năm 2008 đến nay.

3. Đức Thượng Phụ đại kết cử hành thánh lễ vọng Giáng Sinh tại Istanbul

Trong khi các tín hữu Công Giáo và Tin Lành mừng lễ Chúa Giáng Sinh vào ngày 25 tháng 12 theo lịch Grêgôrian, các tín hữu Chính Thống Giáo trên thế giới mừng lễ Giáng Sinh theo lịch Julian vào ngày 7 tháng Giêng, lễ vọng mừng vào ngày hôm trước là ngày 6 tháng Giêng, trùng vào ngày lễ Hiển Linh theo lịch Công Giáo.

Tại Istanbul, Đức Thượng Phụ đại kết Bácthôlômêô đã cử hành thánh lễ vọng Giáng Sinh vào chiều ngày 6 tháng Giêng tại nhà thờ chánh tòa Thánh George dưới sự bảo vệ của một lực lượng an ninh hùng hậu.

Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô là Thượng Phụ đại kết, nghĩa là đứng đầu trong khối Chính Thống Giáo. Cụm từ “đứng đầu” ở đây chỉ có tính chất nghi lễ chứ không có quyền tài phán thực sự. Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô không có vai trò Giáo Hoàng như vị Giám Mục Rôma.

Trong khối Chính Thống Giáo gồm khoảng 300 triệu tín hữu, các tín hữu thành Constantinope do Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô coi sóc chỉ có 3.5 triệu người, trong khi Chính Thống Giáo Nga có đến 150 triệu tín hữu.

Tuy các nghi lễ đã được diễn ra dưới sự bảo vệ an ninh nghiêm nhặt, không một nghi thức hay một truyền thống nào bị bỏ qua, kể cả truyền thống “bơi lội tìm thánh giá”.

Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô đã ném một thánh giá bằng gỗ xuống hồ Golden Horn. Nhiều người đã nhảy xuống giành giật cây thánh giá vì họ tin là sẽ đem lại may mắn trong suốt năm cho gia đình nào có được thánh giá ấy.

4. Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Nga cử hành thánh lễ Chúa Giáng Sinh

Những hình ảnh mà quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là thánh lễ Giáng Sinh do Đức Thượng Phụ Kirill của Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa cử hành tại nhà thờ chánh tòa Chúa Kitô Đấng Cứu Độ của thủ đô Cộng Hòa Liên Bang Nga vào sáng thứ Bẩy 7 tháng Giêng.

Chính Thống Giáo Nga được thành lập vào năm 988 và hiện có số tín hữu đông nhất trong thế giới Chính Thống Giáo với 150 triệu tín hữu, 368 Giám Mục, 35,171 linh mục và 4,816 phó tế theo thống kê mới nhất thực hiện hồi tháng 7 năm 2016.

Theo niên giám của Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa, bên trong lãnh thổ Nga có 34,764 giáo xứ, 926 tu viện trong đó 455 tu viện dành cho nam giới và 471 tu viện dành cho nữ giới.

Cụm từ “bên trong lãnh thổ Nga” được dùng là vì Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa khẳng định quyền tài phán cả ở những nước thuộc khối Liên Xô cũ như Georgia, Amernia, Belarus, Ukraine, Estonia, Latvia và Moldova. Mặc dù khẳng định này thường bị các Giáo Hội Chính Thống địa phương phủ nhận.

Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa có cả các giáo xứ tại Cuba, Nhật Bản và Trung quốc.

5. Đức Thánh Cha rửa tội cho 28 hài nhi

Chúa Nhật 8 tháng Giêng nhiều nơi trên thế giới cử hành Lễ Chúa Hiển Linh hay còn gọi là Lễ Ba Vua. Tại Vatican, lễ này đã được cử hành đúng vào ngày mùng 6 tháng Giêng, do đó, hôm Chúa Nhật Đức Thánh Cha đã cử hành lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa. Dịp này, ngài ban phép rửa tội cho 28 hài nhi và mời gọi các cha mẹ bảo tồn và làm tăng trưởng đức tin cho con cái.

Thánh lễ rửa tội bắt đầu lúc 9 giờ rưỡi và kéo dài 2 tiếng đồng hồ tại nhà nguyện Sistina trong dinh Tông Tòa. 28 hài nhi gồm 15 nam và 13 nữ, hầu hết là con của các nhân viên Vatican. Trong số các em nam, có 4 em mang tên thánh là Phanxicô.

Đây là lần thứ 4 Đức Thánh Cha ban phép rửa tội cho các hài nhi tại Nhà nguyện Sistina, cũng là nơi được dùng làm mật nghị bầu giáo hoàng, và nổi danh với các bức bích họa của Michelangelo, được các du khách viếng thăm nhiều nhất trong số các tác phẩm nghệ thuật tại viện bảo tàng Vatican.

Phụ giúp Đức Thánh Cha trong thánh lễ này có 3 Tổng Giám Mục, 1 Giám Mục và 13 giám chức khác, trước sự hiện diện của khoảng 300 người, trong đó có 56 cha mẹ của các em được rửa tội.

Trong bài giảng vắn tắt, Đức Thánh Cha ứng khẩu nhắc nhở các cha mẹ và những người hiện diện về ý nghĩa bí tích rửa tội và nói:

“Anh chị em đã xin đức tin cho con cái. Đức tin sẽ được ban trong phép rửa tội, nghĩa là cuộc sống đức tin, vì đức tin cần phải được sống, tiến bước trên con đường đức tin và làm chứng về đức tin. Đức tin không phải là đọc kinh Tin Kính những ngày Chúa Nhật trong thánh lễ mà thôi. Đức tin là tin vào chân lý này là Thiên Chúa là Cha đã sai Con của Ngài và Thánh Linh làm cho chúng ta được sống. Đức tin cũng là tín thác nơi Thiên Chúa và điều này anh chị em cần phải dạy cho con cái, bằng gương sáng và bằng cuộc sống của anh chị em. Đức tin là ánh sáng: trong nghi thức làm phép rửa, anh chị em sẽ nhận được cây nến sáng như thời đầu của Giáo Hội. Thời đó, phép rửa được gọi là sự soi sáng, vì đức tin soi sáng tâm hồn, giúp chúng ta thấy những sự việc chung quanh với một ánh sáng khác”.

Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng “các cha mẹ có nghĩa vụ phải làm cho đức tin tăng trưởng, giữ gìn và làm cho đức tin trở thành chứng tá cho tất cả những người khác. Đó là ý nghĩa của nghi lễ này. Xin anh chị em đừng quên: Anh chị em đã xin đức tin, nghĩa vụ của anh chị em là giữ gìn và làm cho đức tin tăng trưởng, và trở thành chứng tá cho tất cả chúng tôi, cho cả các linh mục, giám mục nữa”.

6. Đức Thánh Cha Phanxicô bàng hoàng trước số tù nhân bị thiệt mạng trong vụ nổi loạn trong tù tại Brazil, nhiều người bị chặt đầu

Hôm thứ Tư, 4 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ “nỗi buồn và sự âu lo” của ngài khi được tin về cuộc nổi dậy trong một nhà tù tại Brazil. Ít nhất 56 tù nhân đã bị thiệt mạng, trong đó có nhiều người bị chặt đầu. Đây là cuộc bạo loạn đẫm máu nhất tại Brazil trong hai thập kỷ qua.

Vụ nổi loạn đã diễn ra vào chiều Chúa Nhật mùng Một tháng Giêng và kéo dài trong suốt 17 giờ tại nhà tù Anisio Jobim tại Manaus, thủ phủ của bang Amazon, Brazil. Những tù nhân nổi loạn đã bắt giữ 12 nhân viên nhà tù làm con tin. Hơn 100 tù nhân được tin là đã trốn thoát.

Điều đáng âu lo là vụ nổi loạn này đã được tiên báo trước bởi các nhân viên trong trại tù Anisio Jobim khi căng thẳng giữa hai băng nhóm mua bán ma túy càng lúc càng tăng và con số tù nhân càng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, trước các báo cáo của ban giám đốc trại giam, bộ Tư Pháp Brazil đã giữ im lặng.

Các nhân chứng cho biết hai băng buôn bán ma túy, một có bản doanh tại Sao Paolo, và bên đối phương có bản doanh tại Rio De Janeiro, đã có những căng thẳng và xô xát từ nhiều tháng trước.

Vụ nổi loạn xảy ra khi hai phe tìm cách thanh toán nhau trong tù. Nhiều tù nhân đã bị phanh thây và chặt đầu, nhiều người bị thiêu.

Trong buổi tiếp kiến chung vào ngày thứ Tư, Đức Thánh Cha kêu gọi cầu nguyện “cho những người đã chết, cho gia đình, cho tất cả các tù nhân trong các nhà tù, và cho những người làm việc ở đó.”

Đức Thánh Cha cũng lặp lại lời kêu gọi “các nhà tù phải là nơi cải tạo và tái hội nhập vào xã hội; và điều kiện sống của các tù nhân phải xứng đáng với phẩm giá con người.”

Trong bài phát biểu ứng khẩu cuối buổi triều yết chung, Đức Thánh Cha Phanxicô đã hướng dẫn các tín hữu và du khách hành hương cầu nguyện cho những tù nhân tham gia vào vụ bạo loạn, cả những người còn sống và những người đã chết, và cho tất cả các tù nhân trên khắp thế giới. Ngài cầu nguyện với Đức Maria, Mẹ của tù nhân, để các nhà tù đừng quá đông đúc, nhưng có thể là nơi phục hồi chức năng.

Hôm thứ Ba 3 tháng Giêng, Bộ trưởng Tư Pháp của Brazil đã đề xuất một cải tổ hệ thống nhà tù tại nước này nhằm giải quyết tình trạng các nhà tù quá đông. Sau khi đến thăm nhà tù tại thành phố Manaus, Bộ trưởng Alexandre de Moraes nói rằng nước ông cần thiết phải cải thiện điều kiện trong các nhà tù, là nơi có khoảng 600,000 tù nhân đang bị giam giữ.

7. Ngày đầu Năm Mới Tòa Giám Mục bị cướp tại Venezuela

Mới ngày đầu Năm, một Tòa Giám Mục tại Venezuela đã bị cướp trong khi Đức Giám Mục cử hành thánh lễ tại nhà thờ chính tòa ngay kế bên.

Sáng Chúa Nhật 1 tháng Giêng, trong khi Đức Cha Rafael Conde Alfonzo của giáo phận Maracay đang cử hành thánh lễ tại nhà thờ chính tòa Thánh Giuse, sát ngay bên cạnh Tòa Giám Mục, một băng đảng tội phạm đã dỡ ngói chui vào Tòa Giám Mục, đánh cắp máy tính xách tay, các vật dụng văn phòng, và hè nhau khiêng đi một két sắt.

Khi ngài trở về Tòa Giám Mục sau Thánh Lễ, ngài vẫn còn nhìn thấy một trong những tên cướp. Thấy ngài y mới bỏ chạy.

Venezuela đang trải qua một cuộc khủng hoảng tồi tệ về kinh tế và chính trị. Dân chúng đau khổ trước tình trạng thiếu một cách trầm trọng các nhu yếu phẩm. Các hàng dài những người phải xếp hàng chờ đợi mua bánh mì và sữa. Họ phải đối diện với một tương lai bất định gây ra bởi hiện trạng siêu lạm phát tiền Venezuela.

Tòa Thánh đã làm trung gian hòa giải giữa chính phủ và phe đối lập tại Venezuela từ hôm 30 tháng 10 năm ngoái. Các cuộc đàm phán đã được công bố hôm 25 tháng 10 chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Nicolas Maduro của Venezuela đã có một cuộc họp bất ngờ với Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán diễn ra trên đảo Margarita, ngoài khơi bờ biển Venezuela, cho đến nay vẫn không đi đến đâu.

Người ta lo ngại các cuộc đàm phán này chỉ là động tác giả của Nicolas Maduro nhằm câu giờ hơn là thực tâm muốn giải quyết các cuộc khủng hoảng.

8. Kiệt tác của Amnesty International phơi bày sự thật về luật báng bổ của Pakistan

Trong một báo cáo dày 68 trang, Amnesty International đã phơi bày sự thật về luật báng bổ của Pakistan mà nạn nhân của nó từ năm 1987 đến nay là 633 người Hồi giáo, 494 người Ahmadis, 187 Kitô hữu và 21 người theo Ấn Giáo.

Báo cáo của Amnesty International có tựa đề “As Good as Dead”, nghĩa là “Cũng như là Chết”, trong đó ghi lại tình trạng của những người bị tố cáo là báng bổ tiên tri Muhammad. Họ sống cũng như là chết trước cơ man những hình thái bạo lực về tinh thần và thể xác chống lại họ.

Trong lời nói đầu, Amnesty International nói thẳng thừng rằng:

“Luật báng bổ của Pakistan đã được cẩn thận viết theo lối mở rộng cửa cho những lạm dụng.

Người ta cố tình không đưa ra các biện pháp nhằm bảo vệ cho những điều khoản trong luật này được diễn đạt đúng đắn như thường thấy trong hệ thống luật pháp của một quốc gia. Điều này có nghĩa là các bị cáo có rất ít phương tiện để tự bảo vệ mình.

Luật báng bổ của Pakistan thể hiện một sự xuyên tạc hệ thống tư pháp, trong đó các bị cáo thường bị xem là có tội, dù có rất ít hoặc chẳng có bằng chứng nào cả.

Báo cáo này ghi lại cẩn thận các trường hợp nhằm minh họa cho những vi phạm nhân quyền và lạm dụng trên một phạm vi rất rộng, để làm nổi bật sự cần thiết phải bãi bỏ một cách cấp bách luật này – và trong khi chờ đợi luật này bị bãi bỏ - chúng tôi muốn nêu bật sự cần thiết là chính quyền Pakistan phải đưa ra các thủ tục bảo vệ hiệu quả cho những người vô tội”.

Viện dẫn các phán quyết của tòa án tại Pakistan trong những năm qua, Amnesty International tố cáo trước công luận quốc tế rằng:

“Đa số các trường hợp bị tố cáo là phạm thượng dựa trên những cáo buộc sai lầm xuất phát từ những tranh chấp quyền sở hữu hoặc những bất hòa giữa các cá nhân hoặc giữa các gia đình, chứ không phải là thật sự báng bổ [tiên tri Muhammad], và chắc chắn những cáo buộc như thế sẽ dẫn đến hàng loạt những vụ bạo động trên quy mô toàn bộ cộng đồng”.

9. Đức Thượng Phụ Kirill nói người Nga nên tưởng niệm cuộc cách mạng Bolshevik chứ đừng ăn mừng nó

Năm 2017 là đúng 100 năm sau cuộc cách mạng Bolshevik vào tháng 10 năm 1917, mở ra hơn bảy thập kỷ của chế độ Cộng sản ở Nga và trên thế giới. Nhiều thành phần cảm tình với cộng sản đang có những vận động nhằm cử hành long trọng biến cố này.

Phản ứng lại điều này, nhà lãnh đạo Giáo Hội Chính thống Nga lên tiếng phản đối và nói rằng người Nga nên tưởng niệm cuộc cách mạng Bolshevik chứ đừng ăn mừng nó.

“Vấn đề là đừng chào mừng kỷ niệm 100 năm thảm kịch này, nhưng chúng ta phải nhớ ngày này một cách có ý thức, đi kèm với những suy tư sâu xa và kinh nguyện chân thành, sao cho những sai lầm đã phạm phải một trăm năm trước đây có thể dạy cho quốc gia chúng ta đừng vấp phải những sai lầm tương tự trong giai đoạn phát triển hiện nay”.

10. Đức Thánh Cha rửa tội cho 28 hài nhi

Chúa Nhật 8 tháng Giêng nhiều nơi trên thế giới cử hành Lễ Chúa Hiển Linh hay còn gọi là Lễ Ba Vua. Tại Vatican, lễ này đã được cử hành đúng vào ngày mùng 6 tháng Giêng, do đó, hôm Chúa Nhật Đức Thánh Cha đã cử hành lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa. Dịp này, ngài ban phép rửa tội cho 28 hài nhi và mời gọi các cha mẹ bảo tồn và làm tăng trưởng đức tin cho con cái.

Thánh lễ rửa tội bắt đầu lúc 9 giờ rưỡi tại nhà nguyện Sistina trong dinh Tông Tòa. Đây là nơi được dùng làm mật nghị bầu giáo hoàng, và nổi danh với các bức bích họa của Michelangelo, được các du khách viếng thăm nhiều nhất trong số các tác phẩm nghệ thuật tại viện bảo tàng Vatican.

Trong bài giảng vắn tắt, Đức Thánh Cha ứng khẩu nhắc nhở các cha mẹ và những người hiện diện về ý nghĩa bí tích rửa tội và nói:

“Anh chị em đã xin đức tin cho con cái. Đức tin sẽ được ban trong phép rửa tội, nghĩa là cuộc sống đức tin, vì đức tin cần phải được sống, tiến bước trên con đường đức tin và làm chứng về đức tin. Đức tin không phải là đọc kinh Tin Kính những ngày Chúa Nhật trong thánh lễ mà thôi. Đức tin là tin vào chân lý này là Thiên Chúa là Cha đã sai Con của Ngài và Thánh Linh làm cho chúng ta được sống. Đức tin cũng là tín thác nơi Thiên Chúa và điều này anh chị em cần phải dạy cho con cái, bằng gương sáng và bằng cuộc sống của anh chị em. Đức tin là ánh sáng: trong nghi thức làm phép rửa, anh chị em sẽ nhận được cây nến sáng như thời đầu của Giáo Hội. Thời đó, phép rửa được gọi là sự soi sáng, vì đức tin soi sáng tâm hồn, giúp chúng ta thấy những sự việc chung quanh với một ánh sáng khác”.

Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng “các cha mẹ có nghĩa vụ phải làm cho đức tin tăng trưởng, giữ gìn và làm cho đức tin trở thành chứng tá cho tất cả những người khác. Đó là ý nghĩa của nghi lễ này. Xin anh chị em đừng quên: Anh chị em đã xin đức tin, nghĩa vụ của anh chị em là giữ gìn và làm cho đức tin tăng trưởng, và trở thành chứng tá cho tất cả chúng tôi, cho cả các linh mục, giám mục nữa”.

11. Giám Mục Brazil kêu gọi cầu nguyện và cải tạo các điều kiện trong tù trước âu lo bạo loạn lan rộng

Một giám mục địa phương đã kêu gọi các nỗ lực cầu nguyện và cải tạo nhà tù sau cuộc nổi dậy tại nhà tù Anisio Jobim ở thành phố Manaus, bang Amazon Brazil, khiến ít nhất 56 người chết.

Vụ việc này là “một tình huống rất buồn và đáng sợ”, Đức Cha José Alburquerque de Araujo, Giám mục phụ tá của Manaus nói. Ngài yêu cầu tất cả dân chúng Brazil hiệp nhất trong lời cầu nguyện.

Vào chiều Chúa Nhật mùng Một tháng Giêng, vụ nổi loạn đã diễn ra khi hai băng buôn bán ma túy tìm cách thanh toán nhau. Một băng có bản doanh tại São Paolo, và bên đối phương có bản doanh tại Rio De Janeiro.

Dư luận tại Brazil lo sợ hàng trăm tù nhân đã trốn thoát khỏi nhà tù và những câu chuyện tàn sát kinh hoàng trong đó nhiều tù nhân bị phanh thây và chặt đầu có thể dẫn đến những vụ bạo động tại Sao Paolo và Rio De Janeiro.

Trong cuộc nổi dậy, 12 người cai tù bị bắt làm con tin, nhưng họ đã được trả tự do không hề hấn gì sau khi nhà chức trách đàm phán với những tù nhân nổi loạn.

Đây là các cuộc bạo loạn nhà tù đẫm máu thứ hai ở Brazil, chỉ thua cuộc bạo động năm 1992 tại Carandiru, bang São Paulo, nơi 111 tù nhân chết.

Hệ thống nhà tù Brazil hiện nay quá đông. Khu liên hợp nhà tù Anísio Jobim chỉ có khả năng chứa 454 tù nhân, nhưng hiện chứa đến 1,224 tù nhân.

Trong một cuộc phỏng vấn với Radio Vatican, Đức Cha Albuquerque de Araújo nói:

“Giáo Hội tại Manaus thở dài với một nỗi buồn sâu sắc về những gì đã xảy ra. Tất cả chúng tôi hiệp nhất trong lời cầu nguyện: các linh mục, phó tế, nhân viên mục vụ, các giám mục và những người phục vụ trong các nhà tù”.

Ngài nói thêm:

“Đây là một tình huống rất buồn, một thách thức lớn đối với chúng tôi là làm sao cải thiện các điều kiện trong các nhà tù để các tù nhân có thể hưởng được sự thanh thản và công lý, cũng như nhân quyền của họ phải được tôn trọng. Cố gắng trước mắt là mang lại hòa bình trong các nhà tù”

12. Đức Hồng Y Bechara Boutros Raï than phiền về việc nhiều người Công Giáo Maronite bỏ đạo để ly dị

Trong diễn từ đầu năm trước các thẩm phán của tòa án hôn phối, nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo Maronite than phiền về tai ương bỏ đạo để được ly dị của nhiều người Công Giáo Maronite.

Tại Lebanon, ly hôn chủ yếu là một vấn đề của luật tôn giáo chứ không phải là luật dân sự. Vì thế, nhiều người Công Giáo Maronite bỏ đạo sang các cộng đồng Kitô khác hoặc thậm chí bỏ sang đạo Hồi để được ly hôn.

Đức Hồng Y Bechara Boutros Raï than thở về việc bẻ gãy mối dây thiêng liêng của hôn nhân, và nói rằng cải đạo như thế là một “bệnh dịch đau đớn” chứ không phải là một vấn đề tự do tôn giáo đích thực hay tự do lương tâm.

13. Các Giám Mục Slovenia bày tỏ nỗi buồn trước việc phạm thánh tại Ljubljana

Hôm 2 tháng Giêng, một nhà nguyện trên núi gần Ljubljana đã bị phạm thánh. Kẻ gian đập phá các ảnh tượng, và xịt sơn những khẩu hiệu Hồi Giáo như “Allahu Akhbar”, nghĩa là Thiên Chúa thật vĩ đại, lên tường.

Phát ngôn viên của Hội đồng Giám mục Slovenia đã ra một tuyên bố bày tỏ sự buồn phiền trước hành vi mạo phạm này.

Cha Tadej Strehovec, phát ngôn nhân của Hội Đồng Giám Mục Slovenia mô tả hành động này như một mưu toan “nhằm chống lại sự cùng tồn tại hòa bình giữa các cộng đồng tôn giáo ở Slovenia.”

Ngài cũng hoan nghênh một tuyên bố từ cộng đồng Hồi giáo quốc gia kêu gọi cảnh sát lùng bắt cho được thủ phạm.

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy là một buổi trình diễn thánh ca trong một giáo xứ tại thôn quê Slovenia.

Theo thống kê hồi tháng 7 năm 2016, Slovenia có 1,978,000 dân trong đó 58% là người Công Giáo. Người Hồi Giáo chỉ chiếm 2.3%. Giáo Hội tại Slovenia được chia làm 4 giáo phận và 2 tổng giáo phận. Đức Tổng Giám Mục Stanislav Zore coi sóc tổng giáo phận thủ đô Ljubljana cũng là giáo chủ Công Giáo tại quốc gia này.

14. Vụ tấn công khủng bố một tòa án tại Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ

Hôm thứ Sáu mùng 6 tháng Giêng, Bộ trưởng Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ Bekir Bozdağ đã tham dự đám tang của một trong hai nạn nhân của một cuộc tấn công khủng bố một tòa án ở Izmir, diễn ra một ngày trước đó, và thề sẽ chiến đấu chống khủng bố ''cho đến khi những kẻ khủng bố bị xóa sổ hoàn toàn''.

Một nhân viên tòa án, một cảnh sát viên, và hai tên khủng bố đã bị thiệt mạng trong vụ tấn công vào tòa án tại thành phố Izmir vào sáng thứ Năm, mùng 5 tháng Giêng. Quân khủng bố đã lái một xe bom vào một cổng dành riêng cho các thẩm phán, và các nhân viên của tòa án.

Cảnh sát viên Fethi Sekin đã anh dũng chận chiếc xe lại không cho bọn khủng bố lái vào bên trong. Ba tên khủng bố bỏ xe chạy. Chiếc xe phát nổ bên ngoài tòa án một vài giây sau đó làm cho Musa Can, một nhân viên tòa án bị thiệt mạng. Hai tên khủng bố bị bắn hạ nhưng anh Fethi Sekin đã hy sinh khi rượt đuổi bọn chúng. Tên khủng bố thứ ba chạy thoát.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim cho biết: “Người cảnh sát anh hùng của chúng ta, , Fethi Sekin, đã chịu tử đạo trong cuộc tấn công này nhưng đã ngăn chặn một thảm họa lớn hơn nhiều đang xảy ra, anh hy sinh cuộc sống riêng mình không một chút chần chừ”

Tòa án tại Izmir đang thụ lý hồ sơ của 18 người bị bắt vì bị cho là có dính líu với cuộc tấn công hộp đêm Reina vào rạng sáng ngày mùng Một Tết Dương Lịch.

Hàng chục người đã tổ chức một cuộc biểu tình lên án các cuộc tấn công khủng bố.

15. Miến Điện có nguy cơ bị khủng bố Hồi Giáo tấn công

Một quan chức chống khủng bố của Malaysia cho biết Miến Điện đang đối mặt với nguy cơ ngày càng tăng các cuộc tấn công khủng bố của IS. Nhóm khủng bố này đã và đang tuyển mộ các chiến binh từ các mạng lưới trong khu vực Đông Nam Á ủng hộ người Rohingya, là những người theo đạo Hồi bị bách hại tại Miến Điện.

Trong khi đang gánh chịu những áp lực gây ra bởi một làn sóng bạo lực chủng tộc mới, chính phủ Miến Điện giờ đây phải đối mặt với một mối đe dọa còn lớn hơn nữa. Theo một quan chức chống khủng bố của Malaysia, Miến Điện có thể trở thành một mục tiêu dễ dàng cho các cuộc tấn công của những thành phần ủng hộ Nhà nước Hồi giáo. Bọn khủng bố này đang ráo riết tuyển dụng từ các mạng lưới Đông Nam Á những người ủng hộ cho người Hồi Giáo Rohingya đã chịu bách hại ở bang Rakhine phía bắc Miến Điện.

Trong tháng 12, nhà chức trách Malaysia đã bắt giữ một số người Indonesia quá cảnh tại Kuala Lumpur trên đường đến Miến Điện để thực hiện các cuộc tấn công.

Badrul Hisham Ismail, quan chức chống khủng bố của Malaysia nói thêm với thông tấn xã Reuters: “Chúng tôi cũng tìm ra một mạng lưới dính líu đến những người Malaysia tuyển dụng người Rohingya ở Malaysia này, và gửi đến Poso, bang Sulawesi của Indonesia để đào tạo. Cuối cùng, khi được đưa trở lại, họ có thực hiện các cuộc tấn công ngay tại Malaysia này hay không thì chúng tôi không biết. Nhưng rõ ràng đã có một mạng lưới hoạt động tại Malaysia, Indonesia, Philippines để lôi kéo người Rohingya”.

Từ tháng 10, hơn 30,000 người Rohingya đã chạy trốn sang Bangladesh. Nhiều người cho rằng họ đang cố gắng thoát khỏi sự đàn áp và thậm chí khỏi bị diệt chủng bởi các lực lượng an ninh Miến Điện. Chính phủ Miến Điện đã bác bỏ những tuyên bố này, nhưng nước này hiện đang chứng kiến những cảnh đổ máu nghiêm trọng nhất kể từ sau các cuộc đụng độ kinh hoàng vào năm 2012.

16. Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự Lễ Hiển Linh tại Vatican

Lúc 10h sáng thứ Sáu mùng 6 tháng Giêng, cùng với đông đảo các Hồng Y, Giám Mục và các linh mục trong giáo triều Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Lễ Hiển Linh bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô. Đông đảo các tín hữu và khách hành hương đã tham dự thánh lễ.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

“Ðức Vua dân Do Thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Ðông, nên chúng tôi đến để bái lạy Người” (Mt 2:2)

Qua những lời này, các Đạo Sĩ, đến từ phương xa, nói cho chúng ta biết lý do của cuộc hành trình xa diệu vợi của các vị, đó là họ đến để bái lạy Vị Vua mới sinh. Thấy và thờ lạy. Hai hành động này nổi bật trong trình thuật Tin Mừng này. Chúng tôi thấy một ngôi sao và chúng tôi muốn thờ lạy.

Những người này đã thấy một ngôi sao làm họ cất bước lên đường. Việc khám phá ra điều gì đó bất thường trên bầu trời khởi động một loạt các sự kiện. Ngôi sao này không chỉ chiếu sáng cho riêng họ, và họ cũng chẳng có một DNA đặc biệt nào để có thể thấy được vì sao đó. Như một trong các Giáo Phụ đã nhận xét thật chí lý rằng các Đạo Sĩ không cất bước lên đường vì họ đã thấy một ngôi sao, nhưng thực ra họ thấy ngôi sao bởi vì họ đã cất bước lên đường (x. Thánh Gioan Kim Khẩu). Tâm hồn họ mở ra với chân trời và họ có thể thấy điều mà các tầng trời tỏ ra cho họ, vì họ được hướng dẫn bởi một thao thức nội tâm khôn nguôi. Họ mở lòng mình ra cho những điều mới mẻ.

Do đó, các Đạo Sĩ tượng trưng cho tất cả những ai tin, những ai hoài mong Thiên Chúa, những ai khát khao quê hương thiên quốc của mình. Họ phản chiếu hình ảnh của tất cả những ai trong cuộc sống mình không để cho tâm hồn bị gây mê.

Một lòng hoài mong Thiên Chúa bùng lên trong tâm hồn những ai tin vì họ biết rằng Tin Mừng không phải là một biến cố của quá khứ nhưng là của hiện tại. Một lòng hoài mong Thiên Chúa giúp chúng ta tỉnh thức khi đối diện với mọi cám dỗ muốn giản lược hay bần cùng hóa đời sống của chúng ta. Một lòng hoài mong Thiên Chúa là một ký ức đức tin, nổi loạn trước tất cả mọi thứ tiên tri chết chóc. Lòng hoài mong ấy giữ cho niềm hy vọng sống động trong cộng đồng các tín hữu, một niềm hy vọng mà từ tuần này đến tuần kia vẫn tiếp tục khấn xin: “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến”.

Cùng một lòng hoài mong ấy đã dẫn cụ già Simêon đi lên Đền Thờ mỗi ngày, với xác tín rằng đời ông sẽ không chấm dứt trước khi ông được ẵm Đấng Cứu Thế trong tay mình. Lòng hoài mong cũng đã khiến Người Con Hoang Đàng từ bỏ lối sống tự hủy diệt và tìm kiếm vòng tay của người cha mình. Đây là lòng hoài mong thôi thúc người chăn chiên bỏ lại chín mươi chín con chiên để đi tìm một con chiên lạc. Maria Mađalêna đã kinh nghiệm cùng một lòng hoài mong ấy vào sáng Chúa Nhật khi bà chạy đến mồ và gặp Thầy phục sinh của bà. Lòng hoài mong Thiên Chúa lôi kéo chúng ta ra khỏi sự cô lập chai đá của chúng ta, là điều làm cho chúng ta nghĩ rằng chẳng có gì có thể thay đổi được. Lòng hoài mong Thiên Chúa phá tan những tập quán nhàm chán của chúng ta và thúc đẩy chúng ta thực hiện những thay đổi mà chúng ta muốn và cần. Lòng hoài mong Thiên Chúa có căn cội trong quá khứ nhưng không dừng lại ở đó, trái lại nó vươn tới tương lai. Các tín hữu cảm nhận được lòng hoài mong này đang được đức tin hướng dẫn để tìm kiếm Thiên Chúa, như các nhà Đạo Sĩ đã làm từ xa xưa trong lịch sử, vì các ngài biết rằng Thiên Chúa đang đợi chờ họ. Họ đi đến những vùng ngoại biên, đến những biên cương, đến những nơi chưa được phúc âm hoá, để gặp gỡ Thiên Chúa. Họ không làm điều này vì một cảm thức cao trọng hơn người khác, nhưng trái lại như những người ăn mày không thể tỉnh bơ trước ánh mắt của những người mà Tin Mừng vẫn là một lãnh vực chưa được biết đến.

Một thái độ hoàn toàn khác ngự trị trong cung điện của vua Hêrôđê, chỉ cách Bethlehem một khoảng cách rất ngắn, nơi mà không ai nhận ra điều gì đang xảy ra. Khi các nhà Đạo Sĩ thực hiện cuộc hành trình của họ, thì Giêrusalem đang say ngủ. Thành đô này ngủ vùi trong một sự thông đồng với Hêrôđê là người, thay vì tìm kiếm, cũng đang ngủ vùi. Ông ngủ vùi, tê liệt bởi một lương tâm đã chai thành sẹo. Ông đã hoang mang, sợ hãi. Đó là sự hoang mang mà khi đối diện với sự mới mẻ thay đổi tận gốc lịch sử thì khép mình lại, co cụm trong chính nó và nơi những thành tựu, những hiểu biết, và những thành công của nó. Đó là sự hoang mang của một người ngồi trên sự giàu có của mình nhưng không thể vượt lên trên sự giàu có ấy. Đó là sự hoang mang trú ngụ trong tâm hồn của những người muốn kiểm soát mọi thứ và mọi người. Đó là sự hoang mang của những người đã bị nhận chìm trong nền văn hoá phải thắng cho bằng được, trong một nền văn hoá chỉ có chỗ cho những “kẻ chiến thắng”, bằng bất cứ giá nào. Đó là sự hoang mang được sinh ra từ sợ hãi và run rẩy trước bất cứ điều gì thách đố mình, hay đặt vấn đề về những xác tín, và những chân lý của chúng ta, cũng như những cách thế chúng ta bám víu vào thế giới và cuộc đời này. Hêrôđê đã sợ hãi, và nỗi sợ ấy dẫn đến việc tìm kiếm an ninh của mình nơi tội ác: “Ngươi đã giết những kẻ bé nhỏ trong thân xác của chúng, vì sự sợ hãi đang giết chết ngươi trong tâm hồn ngươi” (Thánh Quodvultdeus, Bài Giảng thứ 2 về Kinh Tin Kính: PL 40, 655).

Chúng tôi muốn thờ lạy. Những người này đến từ Phương Đông để thờ lạy, và họ đến để thờ lạy trong một nơi xứng hợp với một vị vua, đó là cung điện. Cuộc tìm kiếm đã dẫn họ đến đó, vì thật phù hợp là một vị vua cần phải được sinh ra ở một cung điện, giữa một hoàng cung và tất cả mọi thứ thuộc về ngài. Vì đó là dấu chỉ của quyền lực, của thành công, và của một cuộc đời thành đạt. Người ta có thể hoàn toàn mong đợi một vị vua được tung hô, kính sợ và sùng bái. Đúng vậy, nhưng không nhất thiết là được yêu mến vì những thứ này đều là trần tục, đều là những ngẫu tượng hèn mọn mà chúng ta tỏ lòng tôn kính vì thế lực, những dáng vẻ và thế giá bề ngoài của nó. Những ngẫu tượng đó chỉ hứa hẹn mang đến cho ta những u sầu và nô lệ.

Chính tại đó, nơi cung vàng điện ngọc này, mà những nhà Đạo Sĩ, đã đến từ phương xa, sẽ khởi hành một chuyến đi dài nhất của họ. Tại đó, họ đã can đảm cất bước trên một hành trình gian truân và phức tạp hơn. Họ phải khám phá ra rằng điều họ mưu tìm không có trong một cung điện, nhưng ở nơi khác, trên cả hai phương diện hiện sinh và địa lý. Ở trong cung điện đó, họ không thấy một ngôi sao chỉ đường cho họ khám phá ra một Thiên Chúa là Đấng muốn được yêu thương. Chỉ dưới lá cờ tự do, chứ không phải là độc tài, ta mới có thể nhận ra rằng cái nhìn của vị vua không được biết đến nhưng được hoài mong này không hạ thấp, nô lệ hóa, hay giam cầm chúng ta; và nhận ra rằng cái nhìn của Thiên Chúa nâng chúng ta lên, tha thứ và chữa lành. Chúng ta cũng nhận ra rằng Thiên Chúa muốn được sinh ra ở một nơi bất ngờ nhất, ở một nơi mà chúng ta quá thường khi từ khước Ngài. Chúng ta cũng nhận ra rằng trong đôi mắt của Thiên Chúa luôn có chỗ cho những người đang bị tổn thương, mệt mỏi, bị đối xử tàn tệ và bị bỏ rơi. Sức mạnh và quyền năng ấy của Ngài được gọi là lòng thương xót. Đối với một số người trong chúng ta, Giêrusalem xa Bethlehem diệu vợi biết bao!

Hêrôđê không thể thờ lạy vì ông ta không thay đổi hay không thể thay đổi cách nhìn của mình trước mọi sự. Ông không muốn thôi tôn thờ chính bản thân mình, và tin rằng mình là trung tâm của mọi sự. Ông không thể thờ lạy, vì mục đích của ông là làm cho người khác phải thờ lạy mình. Các tư tế cũng không thể thờ lạy, vì mặc dù họ hiểu biết rộng, và thấu đáo những lời tiên tri, họ không sẵn sàng lên đường hay thay đổi đường lối của mình.

Các Đạo Sĩ kinh nghiệm được lòng hoài mong; họ đã mỏi mệt với yến tiệc thường ngày. Họ cũng đã quen quá, và mỏi mệt quá, với những Hêrôđê trong thời của họ. Nhưng ở đó, nơi Bethlehem, có sự hứa hẹn cho một điều mới mẻ, và nhưng không. Có điều gì đó mới mẻ đang diễn ra. Các Đạo Sĩ đã có thể thờ lạy, vì họ đã có can đảm để cất bước lên đường. Và khi bái quỳ trước một Hài Nhi bé nhỏ, nghèo khó và mỏng manh, một Hài Nhi của Bethlehem không được mong đợi và không được ai biết đến, họ đã khám phá ra vinh quang của Thiên Chúa.