Phụng Vụ - Mục Vụ
''Chiên Thiên Chúa ''
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
07:29 10/01/2017
Chúa Nhật Thường Niên 2 Năm A
"Chiên Thiên Chúa "
Trong mỗi Thánh lễ, vị chủ tế nâng cao Mình Máu Thánh Chúa Giêsu và giới thiệu với cộng đoàn: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá tội trần gian”, ngài lặp lại lời Gioan Tẩy Giả giới thiệu Chúa Giêsu với môn đệ : Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng mà thầy vẫn nói với các con đó (x.Ga 1,29-34).
Tại sao gọi Chúa Giêsu là “Chiên Thiên Chúa”?
1. Chiên bị sát tế để hy sinh đền tội thay cho con người
Người Do Thái có tục sát tế chiên trên bàn thờ để thờ phượng, cảm tạ Thiên Chúa, để xin ơn và để đền tội. Tục lệ này bắt nguồn từ thời Abel, con trai thứ của Ađam. “Aben làm nghề chăn chiên” (St 4,2) nên để thờ phượng và tỏ lòng biết ơn Thiên Chúa, “Aben dâng những con đầu lòng của bầy chiên cùng với mỡ của chúng” lên Ngài (St 4,4).
Đến thời dân Do Thái vượt qua Biển Đỏ, Môsê ra lệnh cho mỗi nhà người Do Thái phải sát tế một con chiên, bôi máu lên khung cửa (x.Xh 12,2-7). Đêm ấy, tất cả những nhà trên đất nước Ai cập không có máu chiên nơi khung cửa đều bị chết đứa con trai đầu lòng (x.Xh 12,29-30). Chỉ có người Do Thái nhờ máu chiên trên khung cửa mà không bị như thế. Từ đó, việc sát tế chiên mang thêm ý nghĩa: chiên chết thay người.
Về sau, tại đền thờ, các tư tế Do Thái đều sát tế mỗi ngày hai con chiên làm của lễ toàn thiêu: sáng sớm một con, chập tối một con, để dâng lên Thiên Chúa làm của lễ đền tội cho dân (Xh 29,38-46). Đúng ra, ai phạm tội thì chính người ấy bị phạt, mà phạm đến Thiên Chúa thì chỉ có hình phạt chết mới xứng đáng. Nhưng Thiên Chúa nhân lành không muốn con người phải chết: “Ta không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được sống” (Ed 18,23). Luật công bằng đòi hỏi tội phải đền; nên để con người còn được sống mà ăn năn hối cải, Thiên Chúa chấp nhận cho con người lấy chiên đền mạng. Như vậy chiên bị sát tế là để chết thay cho con người lẽ ra phải chết vì tội lỗi mình.
Các tiên tri trước Gioan đã nói về người tôi tớ kỳ diệu của Thiên Chúa một ngày kia sẽ chịu đau khổ và chết như một con chiên. Isaia mô tả : “Người đã bị đối xử tàn tệ, nhưng đã khiêm tốn chịu đựng, như một con chiên sắp bị đưa tới lò sát sinh. Người không hề thốt ra một lời. Người bị bắt, bị tuyên án, và vị dẫn tới chỗ chết… Người đã phải chết vì tội lỗi chúng ta”(Is 53,7-8); “Người đã mang lấy tội muôn người và can thiệp cho những kẻ tội lỗi”(Is 53,6-7.12). Những lời của tiên tri Giêrêmia cũng rất phù hợp với con người Chúa Giêsu : “Tôi giống như con chiên trung tín bị đem đi giết, và tôi không hề biết họ đang trù tính những điều độc ác chống lại tôi”(Gr 11,19).
2. Chúa Giêsu là “Chiên Thiên Chúa” bị sát tế để cứu nhân loại
Theo lẽ thường, gọi Đức Giêsu là chiên thì quả là xúc phạm. Nhưng để cứu chuộc nhân loại, theo kế hoạch cứu chuộc của Thiên Chúa, Đức Giêsu phải bị giết chết để đền tội thay cho con người, tương tự như những con chiên bị sát tế trong đền thờ để chết thay cho người tội lỗi. Gioan đã thấy trước số phận tương lai của Đức Giêsu như thế nên giới thiệu cho mọi người: “Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần gian”. Đức Giêsu đã trở thành chiên hy sinh: “Đức Kitô đã chịu hiến tế làm chiên lễ Vượt Qua của chúng ta”(1Cr 5,7). Sách Khải Huyền cũng dùng đến 27 lần từ “Con Chiên” để chỉ về Đức Giêsu, thánh Gioan còn xác quyết: Đức Kitô đã chịu chết vì tội lỗi chúng ta.
Thánh Phaolô viết: “Nếu máu các con dê, con bò còn thánh hóa được con người, làm cho họ trở nên trong sạch, thì máu của Đức Kitô càng hiệu lực hơn biết mấy” (Dt 9,13-14). Hiệu lực đến nỗi Ngài chỉ cần chết một lần là đủ xóa được tội lỗi toàn nhân loại: “Chúng ta được thánh hoá nhờ Đức Giêsu Kitô đã hiến dâng thân mình làm lễ tế, chỉ một lần là đủ’ (Dt 10,10), vì Ngài là “Con Chiên vẹn toàn, không tỳ vết” (1Pr 1,19), nhất là vì Ngài cũng chính là Thiên Chúa, nên giá trị cứu chuộc của Ngài là vô cùng. “Máu của Người rảy xuống, máu đó kêu thấu trời còn mạnh thế hơn cả máu Aben” (Dt 12,24). “Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời” (Cl 1,20). Đặc tính của con chiên là sự ngây thơ, hiền lành, nhẫn nhục, trong sạch. Đó là những đức tính quý báu của Đức Giêsu Kitô, con chiên không tì vết.
3. Đấng xóa tội trần gian.
Khi Đức Giêsu đang đến, Gioan Tẩy Giả đã chỉ vào Đức Giêsu và nói : “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian” (Ga 1,29). Giới thiệu như thế, Gioan đã cùng một lúc chỉ ra hai thực tại lớn lao về Đức Giêsu: Ngài là Chiên của Thiên Chúa, đồng thời Ngài cũng là Đấng xóa tội trần gian.
Khi gọi Đức Giêsu là “Chiên của Thiên Chúa”, Gioan xác nhận Đức Giêsu là Đấng vô tội và thánh thiện. Khi nói Đức Giêsu là “Đấng xóa tội trần gian”, Gioan chỉ cho mọi người thấy Đức Giêsu chính là Đấng Cứu Thế, Đấng Messia, là “tôi tớ đau khổ của Giavê” như tiên tri Isaia đã từng nói đến trong Cựu ước.
Hai thực tại này gắn liền với nhau nơi con người và sứ mạng của Đức Giêsu. Chính vì là con chiên vô tội của Thiên Chúa nên Đức Giêsu mới có thể xóa tội của thế gian. Như con chiên được dùng làm của lễ đền tội trong Cựu ước phải chịu sát tế, Đức Giêsu cũng phải chịu đau khổ và chịu chết để trở nên của lễ hy sinh đền tội cho nhân lọai. Con chiên hiến tế của Cựu ước chỉ là hình bóng và dấu hiệu của Đức Giêsu là “Chiên Thiên Chúa”, Đấng duy nhất thực sự xóa tội cho con người, Đấng duy nhất đem lại ơn cứu độ cho hân loại.Chỉ có Con Chiên thanh sạch và hiền lành, Con Chiên bị sát tế mà không một lời thở than, mới đền thay được tội lỗi. Chỉ có Đấng vô tội, mới có thể chết thay cho các tội nhân.
Đức Giêsu xóa tội của thế gian bằng cách gánh vào mình Ngài tội lỗi của tất cả nhân lọai, từ tội của nguyên tổ Ađam cho đến tội của người sau hết của nhân lọai. Với cuộc khổ nạn và cái chết đau thương tủi nhục trên thập giá, Ngài đã đền thay tội lỗi của tất cả nhân loại. Từ nay nhân loại đã được giao hòa với Thiên Chúa, được sống trong ân tình của Ngài và cửa thiên đàng đã được mở lại cho tất cả mọi người.
Mặc dù chúng ta là người tội lỗi, nhưng đã được rửa bằng Máu của Con Chiên Thiên Chúa, và được tham dự vào bàn tiệc Thánh Thể.
Người tín hữu thường được gọi là "con chiên của Chúa". Danh hiệu đó ngầm chứa một lời cầu chúc: Mong cho người tín hữu được xếp vào loại "chiên" trong ngày phán xét. Ðược đứng bên hữu Vua Thẩm Phán. Ðược vào hưởng vinh quang trong nước Chúa. Nhưng danh hiệu đó phải chăng cũng gợi lên một ước mong. Ước mong người tín hữu sống theo gương của Chiên Thiên Chúa. Uớc mong những chiên con nối gót theo chiên mẹ đầu đàn đi vào con đường hiền lành khiêm nhường. Ước mong đoàn chiên tự hiến đời mình như một của lễ dâng lên Thiên Chúa. Và ước mong đoàn chiên gánh lấy số phận của người khác, để yêu thương, đoàn kết, liên đới, chia sẻ với anh em tất cả mọi niềm vui nỗi buồn của họ.
"Chiên Thiên Chúa "
Trong mỗi Thánh lễ, vị chủ tế nâng cao Mình Máu Thánh Chúa Giêsu và giới thiệu với cộng đoàn: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá tội trần gian”, ngài lặp lại lời Gioan Tẩy Giả giới thiệu Chúa Giêsu với môn đệ : Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng mà thầy vẫn nói với các con đó (x.Ga 1,29-34).
Tại sao gọi Chúa Giêsu là “Chiên Thiên Chúa”?
1. Chiên bị sát tế để hy sinh đền tội thay cho con người
Người Do Thái có tục sát tế chiên trên bàn thờ để thờ phượng, cảm tạ Thiên Chúa, để xin ơn và để đền tội. Tục lệ này bắt nguồn từ thời Abel, con trai thứ của Ađam. “Aben làm nghề chăn chiên” (St 4,2) nên để thờ phượng và tỏ lòng biết ơn Thiên Chúa, “Aben dâng những con đầu lòng của bầy chiên cùng với mỡ của chúng” lên Ngài (St 4,4).
Đến thời dân Do Thái vượt qua Biển Đỏ, Môsê ra lệnh cho mỗi nhà người Do Thái phải sát tế một con chiên, bôi máu lên khung cửa (x.Xh 12,2-7). Đêm ấy, tất cả những nhà trên đất nước Ai cập không có máu chiên nơi khung cửa đều bị chết đứa con trai đầu lòng (x.Xh 12,29-30). Chỉ có người Do Thái nhờ máu chiên trên khung cửa mà không bị như thế. Từ đó, việc sát tế chiên mang thêm ý nghĩa: chiên chết thay người.
Về sau, tại đền thờ, các tư tế Do Thái đều sát tế mỗi ngày hai con chiên làm của lễ toàn thiêu: sáng sớm một con, chập tối một con, để dâng lên Thiên Chúa làm của lễ đền tội cho dân (Xh 29,38-46). Đúng ra, ai phạm tội thì chính người ấy bị phạt, mà phạm đến Thiên Chúa thì chỉ có hình phạt chết mới xứng đáng. Nhưng Thiên Chúa nhân lành không muốn con người phải chết: “Ta không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được sống” (Ed 18,23). Luật công bằng đòi hỏi tội phải đền; nên để con người còn được sống mà ăn năn hối cải, Thiên Chúa chấp nhận cho con người lấy chiên đền mạng. Như vậy chiên bị sát tế là để chết thay cho con người lẽ ra phải chết vì tội lỗi mình.
Các tiên tri trước Gioan đã nói về người tôi tớ kỳ diệu của Thiên Chúa một ngày kia sẽ chịu đau khổ và chết như một con chiên. Isaia mô tả : “Người đã bị đối xử tàn tệ, nhưng đã khiêm tốn chịu đựng, như một con chiên sắp bị đưa tới lò sát sinh. Người không hề thốt ra một lời. Người bị bắt, bị tuyên án, và vị dẫn tới chỗ chết… Người đã phải chết vì tội lỗi chúng ta”(Is 53,7-8); “Người đã mang lấy tội muôn người và can thiệp cho những kẻ tội lỗi”(Is 53,6-7.12). Những lời của tiên tri Giêrêmia cũng rất phù hợp với con người Chúa Giêsu : “Tôi giống như con chiên trung tín bị đem đi giết, và tôi không hề biết họ đang trù tính những điều độc ác chống lại tôi”(Gr 11,19).
2. Chúa Giêsu là “Chiên Thiên Chúa” bị sát tế để cứu nhân loại
Theo lẽ thường, gọi Đức Giêsu là chiên thì quả là xúc phạm. Nhưng để cứu chuộc nhân loại, theo kế hoạch cứu chuộc của Thiên Chúa, Đức Giêsu phải bị giết chết để đền tội thay cho con người, tương tự như những con chiên bị sát tế trong đền thờ để chết thay cho người tội lỗi. Gioan đã thấy trước số phận tương lai của Đức Giêsu như thế nên giới thiệu cho mọi người: “Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần gian”. Đức Giêsu đã trở thành chiên hy sinh: “Đức Kitô đã chịu hiến tế làm chiên lễ Vượt Qua của chúng ta”(1Cr 5,7). Sách Khải Huyền cũng dùng đến 27 lần từ “Con Chiên” để chỉ về Đức Giêsu, thánh Gioan còn xác quyết: Đức Kitô đã chịu chết vì tội lỗi chúng ta.
Thánh Phaolô viết: “Nếu máu các con dê, con bò còn thánh hóa được con người, làm cho họ trở nên trong sạch, thì máu của Đức Kitô càng hiệu lực hơn biết mấy” (Dt 9,13-14). Hiệu lực đến nỗi Ngài chỉ cần chết một lần là đủ xóa được tội lỗi toàn nhân loại: “Chúng ta được thánh hoá nhờ Đức Giêsu Kitô đã hiến dâng thân mình làm lễ tế, chỉ một lần là đủ’ (Dt 10,10), vì Ngài là “Con Chiên vẹn toàn, không tỳ vết” (1Pr 1,19), nhất là vì Ngài cũng chính là Thiên Chúa, nên giá trị cứu chuộc của Ngài là vô cùng. “Máu của Người rảy xuống, máu đó kêu thấu trời còn mạnh thế hơn cả máu Aben” (Dt 12,24). “Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời” (Cl 1,20). Đặc tính của con chiên là sự ngây thơ, hiền lành, nhẫn nhục, trong sạch. Đó là những đức tính quý báu của Đức Giêsu Kitô, con chiên không tì vết.
3. Đấng xóa tội trần gian.
Khi Đức Giêsu đang đến, Gioan Tẩy Giả đã chỉ vào Đức Giêsu và nói : “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian” (Ga 1,29). Giới thiệu như thế, Gioan đã cùng một lúc chỉ ra hai thực tại lớn lao về Đức Giêsu: Ngài là Chiên của Thiên Chúa, đồng thời Ngài cũng là Đấng xóa tội trần gian.
Khi gọi Đức Giêsu là “Chiên của Thiên Chúa”, Gioan xác nhận Đức Giêsu là Đấng vô tội và thánh thiện. Khi nói Đức Giêsu là “Đấng xóa tội trần gian”, Gioan chỉ cho mọi người thấy Đức Giêsu chính là Đấng Cứu Thế, Đấng Messia, là “tôi tớ đau khổ của Giavê” như tiên tri Isaia đã từng nói đến trong Cựu ước.
Hai thực tại này gắn liền với nhau nơi con người và sứ mạng của Đức Giêsu. Chính vì là con chiên vô tội của Thiên Chúa nên Đức Giêsu mới có thể xóa tội của thế gian. Như con chiên được dùng làm của lễ đền tội trong Cựu ước phải chịu sát tế, Đức Giêsu cũng phải chịu đau khổ và chịu chết để trở nên của lễ hy sinh đền tội cho nhân lọai. Con chiên hiến tế của Cựu ước chỉ là hình bóng và dấu hiệu của Đức Giêsu là “Chiên Thiên Chúa”, Đấng duy nhất thực sự xóa tội cho con người, Đấng duy nhất đem lại ơn cứu độ cho hân loại.Chỉ có Con Chiên thanh sạch và hiền lành, Con Chiên bị sát tế mà không một lời thở than, mới đền thay được tội lỗi. Chỉ có Đấng vô tội, mới có thể chết thay cho các tội nhân.
Đức Giêsu xóa tội của thế gian bằng cách gánh vào mình Ngài tội lỗi của tất cả nhân lọai, từ tội của nguyên tổ Ađam cho đến tội của người sau hết của nhân lọai. Với cuộc khổ nạn và cái chết đau thương tủi nhục trên thập giá, Ngài đã đền thay tội lỗi của tất cả nhân loại. Từ nay nhân loại đã được giao hòa với Thiên Chúa, được sống trong ân tình của Ngài và cửa thiên đàng đã được mở lại cho tất cả mọi người.
Mặc dù chúng ta là người tội lỗi, nhưng đã được rửa bằng Máu của Con Chiên Thiên Chúa, và được tham dự vào bàn tiệc Thánh Thể.
Người tín hữu thường được gọi là "con chiên của Chúa". Danh hiệu đó ngầm chứa một lời cầu chúc: Mong cho người tín hữu được xếp vào loại "chiên" trong ngày phán xét. Ðược đứng bên hữu Vua Thẩm Phán. Ðược vào hưởng vinh quang trong nước Chúa. Nhưng danh hiệu đó phải chăng cũng gợi lên một ước mong. Ước mong người tín hữu sống theo gương của Chiên Thiên Chúa. Uớc mong những chiên con nối gót theo chiên mẹ đầu đàn đi vào con đường hiền lành khiêm nhường. Ước mong đoàn chiên tự hiến đời mình như một của lễ dâng lên Thiên Chúa. Và ước mong đoàn chiên gánh lấy số phận của người khác, để yêu thương, đoàn kết, liên đới, chia sẻ với anh em tất cả mọi niềm vui nỗi buồn của họ.
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:17 10/01/2017
100. MÁNH KHOÉ BỊP RƯỢU.
Lý Lương không tin Phật và cũng không thích Mạnh tử, tính cách thanh cao, chữ nghĩa tiếng tăm bao trùm thiên hạ, lâu nay chỉ thích uống rượu.
Một lần nọ, có một vị đại quan gởi đến tặng ông ta rất nhiều rượu, vừa đúng lúc rượu của nhà ông ta hết cạn, nhưng ông ta lại không mời quan lớn và những người quyền quý uống rượu.
Có một người tham uống rượu, sau khi biết tính tình của Lý Lương liền viết mấy bài thơ chửi Mạnh tử và đến thăm, quả nhiên Lý Lương rất phấn khởi và mời hắn ta ở lại uống rượu liếp tiếp nhiều ngày, cho đến khi uống hết rượu rồi mới cáo từ ra về.
Qua một thời gian sau, người ấy biết Lý Lương lại có rượu, bèn viết ba bài văn chửi Thích Ca Mâu Ni đem tặng cho Lý Lương, Lý Lương coi xong bèn cười cười nói:
- “Văn chương rất hay, nhưng tôi không thể mời ngài ở lại uống rượu, rượu lần trước đều mời ngài uống thì hết rồi ạ, rượu lần này tôi còn giữ lại để mình tôi tiêu khiển chứ ?”
(Phủ Chưởng lục)
Suy tư 100:
Người ta thường nói “gió chiều nào thì ngã theo chiều ấy” để châm biếm những người thức thời, và cũng để chê những người thích nịnh kẻ khác.
Có những chính khách là Ki-tô hữu, nhưng khi đi vận động tranh cử thì cũng đến các chùa miếu bái bái lạy lạy để lấy phiếu của cử tri, họ muốn được phiếu của cử tri hơn là phiếu vào thiên đàng; có những Ki-tô hữu khi gia cảnh nghèo thì trong nhà treo nhiều tượng ảnh thánh rất đẹp và trang trọng, nhưng khi làm ăn khá giả, xây nhà mới, thay vì treo tượng ảnh thánh như trước kia, thì bây giờ họ treo đầy những tranh ảnh lố lăng, những hình ảnh của các minh tinh màn bạc, họ lý luận là đạo trong lòng, nên theo hợp với thời đại mà trang hoàng nhà cửa !
Ngã theo chiều gió là những người “yếu bóng vía”, là những người Ki-tô-hữu-không-có-đức-tin, hoặc là những người coi việc thờ phượng Thiên Chúa như là một phong trào thời trang, thích thì đi nhà thờ, không thích thì không đi, cho nên khi có bách hại bắt bớ đạo thì thôi khỏi đến nhà thờ, khỏi kinh kệ, khỏi lần hạt Mân Côi và dĩ nhiên là khỏi lãnh các bí tích, đến lúc này thì họ nói: “Phải thức thời mà sống !”
“Lạy Đức Chúa Giê-su, đã nhiều lần con đã “thức thời” mà sống, nên con đã không sống xứng đáng là một mục tử của đàn chiên Chúa: thấy thanh thiếu niên nhậu nhẹt, con đã “thức thời” cùng uống với họ, và cũng có khi tranh chấp với họ trong việc tửu lượng nhiều hay ít; thấy xã hội đua đòi hưởng thụ, con cũng đã “thức thời” trau chuốt bản thân, mua sắm hưỡng thụ còn hơn người khác... Xin Chúa ban cho con có một tâm hồn biết “thức thời” trước những đau khổ của người bị áp bức, “thức thời” trước những bất hạnh của người nghèo, “thức thời” trước những âu lo của trẻ thơ. Để con biết đưa tay ra nối tiếp tình thương của Chúa cho tha nhân. Amen.”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Lý Lương không tin Phật và cũng không thích Mạnh tử, tính cách thanh cao, chữ nghĩa tiếng tăm bao trùm thiên hạ, lâu nay chỉ thích uống rượu.
Một lần nọ, có một vị đại quan gởi đến tặng ông ta rất nhiều rượu, vừa đúng lúc rượu của nhà ông ta hết cạn, nhưng ông ta lại không mời quan lớn và những người quyền quý uống rượu.
Có một người tham uống rượu, sau khi biết tính tình của Lý Lương liền viết mấy bài thơ chửi Mạnh tử và đến thăm, quả nhiên Lý Lương rất phấn khởi và mời hắn ta ở lại uống rượu liếp tiếp nhiều ngày, cho đến khi uống hết rượu rồi mới cáo từ ra về.
Qua một thời gian sau, người ấy biết Lý Lương lại có rượu, bèn viết ba bài văn chửi Thích Ca Mâu Ni đem tặng cho Lý Lương, Lý Lương coi xong bèn cười cười nói:
- “Văn chương rất hay, nhưng tôi không thể mời ngài ở lại uống rượu, rượu lần trước đều mời ngài uống thì hết rồi ạ, rượu lần này tôi còn giữ lại để mình tôi tiêu khiển chứ ?”
(Phủ Chưởng lục)
Suy tư 100:
Người ta thường nói “gió chiều nào thì ngã theo chiều ấy” để châm biếm những người thức thời, và cũng để chê những người thích nịnh kẻ khác.
Có những chính khách là Ki-tô hữu, nhưng khi đi vận động tranh cử thì cũng đến các chùa miếu bái bái lạy lạy để lấy phiếu của cử tri, họ muốn được phiếu của cử tri hơn là phiếu vào thiên đàng; có những Ki-tô hữu khi gia cảnh nghèo thì trong nhà treo nhiều tượng ảnh thánh rất đẹp và trang trọng, nhưng khi làm ăn khá giả, xây nhà mới, thay vì treo tượng ảnh thánh như trước kia, thì bây giờ họ treo đầy những tranh ảnh lố lăng, những hình ảnh của các minh tinh màn bạc, họ lý luận là đạo trong lòng, nên theo hợp với thời đại mà trang hoàng nhà cửa !
Ngã theo chiều gió là những người “yếu bóng vía”, là những người Ki-tô-hữu-không-có-đức-tin, hoặc là những người coi việc thờ phượng Thiên Chúa như là một phong trào thời trang, thích thì đi nhà thờ, không thích thì không đi, cho nên khi có bách hại bắt bớ đạo thì thôi khỏi đến nhà thờ, khỏi kinh kệ, khỏi lần hạt Mân Côi và dĩ nhiên là khỏi lãnh các bí tích, đến lúc này thì họ nói: “Phải thức thời mà sống !”
“Lạy Đức Chúa Giê-su, đã nhiều lần con đã “thức thời” mà sống, nên con đã không sống xứng đáng là một mục tử của đàn chiên Chúa: thấy thanh thiếu niên nhậu nhẹt, con đã “thức thời” cùng uống với họ, và cũng có khi tranh chấp với họ trong việc tửu lượng nhiều hay ít; thấy xã hội đua đòi hưởng thụ, con cũng đã “thức thời” trau chuốt bản thân, mua sắm hưỡng thụ còn hơn người khác... Xin Chúa ban cho con có một tâm hồn biết “thức thời” trước những đau khổ của người bị áp bức, “thức thời” trước những bất hạnh của người nghèo, “thức thời” trước những âu lo của trẻ thơ. Để con biết đưa tay ra nối tiếp tình thương của Chúa cho tha nhân. Amen.”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:20 10/01/2017
12. Nếu chúng ta không thường luôn suy niệm, thì không thể đạt tới hoàn mỹ của biên giới cao thượng.
(Thánh Aloisius Gonzaga)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Chính Ngài Là Con Thiên Chúa
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:55 10/01/2017
Chính Ngài Là Con Thiên Chúa
Suy niệm Chúa Nhật II - Năm A
(Ga 1, 29-34)
Bước vào Chúa Nhật II thường niên A, thánh sử Gioan thuật lại cho chúng ta cuộc gặp gỡ sinh động và đầy ấn tượng mà ông chứng kiến tận mắt giữa thầy mình là Gioan Tẩy Giả với Chúa Giêsu, ông viết : "Khi ấy, ông Gioan thấy Chúa Giêsu tiến về phía mình" (Ga 1, 29). "Thấy Chúa Giêsu tiến về mình", đây là một hành động tương lai, tiếng Hy bá còn diễn tả ‘ngày mai’. Nhưng tương lai này có sự liên tục với Giao Ước cũ, vì Gioan Tẩy Giả đã không nói về chính mình, lời của ông được rút ra từ Cựu Ước đan vào nhau để làm sáng tỏ các mầu nhiềm. Bằng từ ‘ngày mai’, chúng ta bắt đầu một ngày mới, Năm Phụng vụ mới khai mào. Gioan Tẩy Giả thấy sự huy hoàng rực rỡ của Giao Ước mới tiến lên thì nói : "Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian." (Ga 1, 29)
Chúa Giêsu là Chiên Thiên Chúa
Gioan Tẩy Giả khẳng định, Chúa Giêsu đến trần gian với một sứ vụ đặc biệt là giải thoát con người khỏi tội lỗi. Nhưng người ta tự hỏi : Người giải thoát con người bằng cách nào ? Thưa, bằng tình yêu. Bởi tình yêu là khí cụ duy nhất để chiến thắng sự dữ và sự tội. Chúa Giêsu yêu chúng ta bằng một tình yêu thế mạng. Người là Chiên duy nhất chết thay cho đoàn chiên là chúng ta. Không những thế, Người còn phục hồi tất cả những ai sống trên trần gian này và cứu chuộc mang về cho Thiên Chúa Cha. Một người chết thay cho toàn dân, để tất cả vâng phục Thiên Chúa ; chỉ một mình Người đã chịu chết để cứu chuộc muôn người… Thật thế, con người đã trở nên hư hỏng, sống trong tội lỗi là lý do tại sao Chúa Cha đã cho Con mình tới làm giá chuộc muôn người (x. Ga 3,16; Mc 10, 45), Chúa Giêsu đã trở nên Con Chiên thật xóa bỏ tội trần gian.
Là Đấng xóa tội trần gian
Tội lỗi là nguồn gốc và là căn nguyên của sự chết, làm thế nào thoát khỏi cái chết đời đời ? Chắc chắn phải hủy diệt sự chết. Chúa Giêsu là Đấng vô tội đã gánh chịu những đau khổ và mang lấy tật nguyền của chúng ta (x. Is 53,4) Người đã vui lòng chịu chết trên thập giá và hiến tế vì chúng ta, đúng thật Người là Con Chiên đã chịu chết và sống lại để tiêu diệt sự chết và tẩy xóa tội khiên. Khi cử hành lễ hy sinh của Con Chiên trong niềm vui, thánh Phaolô nói rằng: "Hỡi sự chết, chiến thắng của ngươi ở đâu ? Hỡi sự chết, nọc đâu của người ở đâu ? "(1 Cr 15,55 ; Os 13,14...) " Ðức Kitô đã chuộc chúng ta cho khỏi bị nguyền rủa vì Lề Luật " (Gal 3, 13), để chúng ta có thể thoát khỏi lời nguyền của tội lỗi. Người đích thực là Con Chiên vượt qua, bị nhấn chìm trong dòng sống tội lỗi để thánh tẩy chúng ta.
Sống đời nhân chứng
Gioan Tẩy Giả đã làm chứng cho Chúa Giêsu không chỉ bằng lời nói, mà còn bằng cả đời sống mình. Ngài đã chỉ vào Chúa và nói với dân chúng: "Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh hết mọi tội trần gian". Ngài bước đi trên con đường khổ giá và làm chứng cho Chúa Giêsu, Đấng hiến mình chịu chết để cứu chuộc nhân loại. Ngày hôm nay chúng ta là những môn đệ của Chúa, chúng ta cũng cần phải noi gương thánh Gioan Tẩy Giả làm chứng cho Chúa để qua đời sống thánh thiện của mình khiến nhiều người nhận biết Chúa.
Có người đặt vấn nạn : Giữa một xã hội gian dối lọc lừa, ích kỷ, hưởng thụ, ghen ghét, hận thù và coi nhẹ sự thủy chung, chúng ta làm chứng cho Chúa thế nào được ?
Ðức Thánh Cha Phanxicô gợi lên cho chúng ta câu trả lời : làm chứng cho Chúa có nghĩa là gì nếu không phải là lấy hiền từ đối lại cái ác, lấy tình yêu thay thế sức mạnh, lấy khiêm nhường bù lại kiêu hãnh, lấy phục vụ đối lại cao danh. Là những người môn đệ của Con Chiên có nghĩa là không sống như một "thành trì bị vây hãm", nhưng như một thành phố đặt trên núi cao, mở ra, đón nhận và liên đới. Nó có nghĩa là không được có thái độ đóng lại, nhưng mang Tin Mừng đến cho tất cả, làm chứng bằng cuộc sống của chúng ta rằng bước theo Ðức Giêsu giúp chúng ta tự do hơn và hoan lạc hơn" (Kinh truyền tin Chúa Nhật 19/01/2014).
Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con.
Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin giúp chúng con biết dùng lời nói và việc làm để loan báo Tin Mừng của Chúa cho anh chị em chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Chúa Nhật II - Năm A
(Ga 1, 29-34)
Bước vào Chúa Nhật II thường niên A, thánh sử Gioan thuật lại cho chúng ta cuộc gặp gỡ sinh động và đầy ấn tượng mà ông chứng kiến tận mắt giữa thầy mình là Gioan Tẩy Giả với Chúa Giêsu, ông viết : "Khi ấy, ông Gioan thấy Chúa Giêsu tiến về phía mình" (Ga 1, 29). "Thấy Chúa Giêsu tiến về mình", đây là một hành động tương lai, tiếng Hy bá còn diễn tả ‘ngày mai’. Nhưng tương lai này có sự liên tục với Giao Ước cũ, vì Gioan Tẩy Giả đã không nói về chính mình, lời của ông được rút ra từ Cựu Ước đan vào nhau để làm sáng tỏ các mầu nhiềm. Bằng từ ‘ngày mai’, chúng ta bắt đầu một ngày mới, Năm Phụng vụ mới khai mào. Gioan Tẩy Giả thấy sự huy hoàng rực rỡ của Giao Ước mới tiến lên thì nói : "Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian." (Ga 1, 29)
Chúa Giêsu là Chiên Thiên Chúa
Gioan Tẩy Giả khẳng định, Chúa Giêsu đến trần gian với một sứ vụ đặc biệt là giải thoát con người khỏi tội lỗi. Nhưng người ta tự hỏi : Người giải thoát con người bằng cách nào ? Thưa, bằng tình yêu. Bởi tình yêu là khí cụ duy nhất để chiến thắng sự dữ và sự tội. Chúa Giêsu yêu chúng ta bằng một tình yêu thế mạng. Người là Chiên duy nhất chết thay cho đoàn chiên là chúng ta. Không những thế, Người còn phục hồi tất cả những ai sống trên trần gian này và cứu chuộc mang về cho Thiên Chúa Cha. Một người chết thay cho toàn dân, để tất cả vâng phục Thiên Chúa ; chỉ một mình Người đã chịu chết để cứu chuộc muôn người… Thật thế, con người đã trở nên hư hỏng, sống trong tội lỗi là lý do tại sao Chúa Cha đã cho Con mình tới làm giá chuộc muôn người (x. Ga 3,16; Mc 10, 45), Chúa Giêsu đã trở nên Con Chiên thật xóa bỏ tội trần gian.
Là Đấng xóa tội trần gian
Tội lỗi là nguồn gốc và là căn nguyên của sự chết, làm thế nào thoát khỏi cái chết đời đời ? Chắc chắn phải hủy diệt sự chết. Chúa Giêsu là Đấng vô tội đã gánh chịu những đau khổ và mang lấy tật nguyền của chúng ta (x. Is 53,4) Người đã vui lòng chịu chết trên thập giá và hiến tế vì chúng ta, đúng thật Người là Con Chiên đã chịu chết và sống lại để tiêu diệt sự chết và tẩy xóa tội khiên. Khi cử hành lễ hy sinh của Con Chiên trong niềm vui, thánh Phaolô nói rằng: "Hỡi sự chết, chiến thắng của ngươi ở đâu ? Hỡi sự chết, nọc đâu của người ở đâu ? "(1 Cr 15,55 ; Os 13,14...) " Ðức Kitô đã chuộc chúng ta cho khỏi bị nguyền rủa vì Lề Luật " (Gal 3, 13), để chúng ta có thể thoát khỏi lời nguyền của tội lỗi. Người đích thực là Con Chiên vượt qua, bị nhấn chìm trong dòng sống tội lỗi để thánh tẩy chúng ta.
Sống đời nhân chứng
Gioan Tẩy Giả đã làm chứng cho Chúa Giêsu không chỉ bằng lời nói, mà còn bằng cả đời sống mình. Ngài đã chỉ vào Chúa và nói với dân chúng: "Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh hết mọi tội trần gian". Ngài bước đi trên con đường khổ giá và làm chứng cho Chúa Giêsu, Đấng hiến mình chịu chết để cứu chuộc nhân loại. Ngày hôm nay chúng ta là những môn đệ của Chúa, chúng ta cũng cần phải noi gương thánh Gioan Tẩy Giả làm chứng cho Chúa để qua đời sống thánh thiện của mình khiến nhiều người nhận biết Chúa.
Có người đặt vấn nạn : Giữa một xã hội gian dối lọc lừa, ích kỷ, hưởng thụ, ghen ghét, hận thù và coi nhẹ sự thủy chung, chúng ta làm chứng cho Chúa thế nào được ?
Ðức Thánh Cha Phanxicô gợi lên cho chúng ta câu trả lời : làm chứng cho Chúa có nghĩa là gì nếu không phải là lấy hiền từ đối lại cái ác, lấy tình yêu thay thế sức mạnh, lấy khiêm nhường bù lại kiêu hãnh, lấy phục vụ đối lại cao danh. Là những người môn đệ của Con Chiên có nghĩa là không sống như một "thành trì bị vây hãm", nhưng như một thành phố đặt trên núi cao, mở ra, đón nhận và liên đới. Nó có nghĩa là không được có thái độ đóng lại, nhưng mang Tin Mừng đến cho tất cả, làm chứng bằng cuộc sống của chúng ta rằng bước theo Ðức Giêsu giúp chúng ta tự do hơn và hoan lạc hơn" (Kinh truyền tin Chúa Nhật 19/01/2014).
Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con.
Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin giúp chúng con biết dùng lời nói và việc làm để loan báo Tin Mừng của Chúa cho anh chị em chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hội Đồng Giám Mục Tiệp lo ngại chính sách chăm sóc cho các trẻ bị lạm dụng và bỏ rơi là không thực tế
Đặng Tự Do
00:10 10/01/2017
Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Hội Đồng Giám Mục Tiệp bày tỏ quan ngại về đề xuất của chính phủ liên quan đến việc chăm sóc cho các trẻ bị lạm dụng trong các gia đình hay bị ruồng bỏ.
Theo đề nghị này, chính phủ Tiệp bày tỏ mong muốn là có những gia đình khác nhận các trẻ em đó về nhà nuôi trong khuôn khổ cuộc sống gia đình. Cuối cùng, nếu không có ai nhận nuôi thì mới giao cho các cơ sở bác ái do Giáo Hội và các tổ chức khác đảm nhận. Đặc biệt, trẻ em trong độ tuổi từ ba đến bảy tuổi chỉ có thể được nuôi dưỡng trong các cơ sở như thế trong hoàn cảnh rất đặc biệt, và không được quá một năm.
Đức Giám Mục Vaclav Maly, chủ tịch của ủy ban, nói rằng đề nghị này của chính phủ là “hoàn toàn không thực tế.”
Số trẻ em bị lạm dụng trong các gia đình hay bị cha mẹ bỏ rơi đã tăng từ 4,447 trong năm 2009 lên đến 9,433 vào năm 2015, nhưng chỉ có 215 đơn xin nhận con nuôi trong cả nước với ý hướng chăm sóc nuôi dưỡng lâu dài. Trong số 215 đơn xin ấy, chỉ có 11 đơn sẵn sàng chấp nhận những đứa trẻ du mục Roma hay còn gọi là Gypsies, và chỉ có 13 đơn sẵn sàng chấp nhận các trẻ em khuyết tật.
Trong tổng số 10.7 triệu dân, chỉ có 10% dân Tiệp là người Công Giáo. Hôm 24 tháng 4 năm 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận lời mời thăm Tiệp vào năm 2018. Nhân dịp này văn phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết Giáo Hội địa phương đang điều hành 59 trại trẻ mồ côi tại quốc gia Trung Âu này.
Source: Catholic World News - Czech bishops raise questions about government’s preference for foster care
Theo đề nghị này, chính phủ Tiệp bày tỏ mong muốn là có những gia đình khác nhận các trẻ em đó về nhà nuôi trong khuôn khổ cuộc sống gia đình. Cuối cùng, nếu không có ai nhận nuôi thì mới giao cho các cơ sở bác ái do Giáo Hội và các tổ chức khác đảm nhận. Đặc biệt, trẻ em trong độ tuổi từ ba đến bảy tuổi chỉ có thể được nuôi dưỡng trong các cơ sở như thế trong hoàn cảnh rất đặc biệt, và không được quá một năm.
Đức Giám Mục Vaclav Maly, chủ tịch của ủy ban, nói rằng đề nghị này của chính phủ là “hoàn toàn không thực tế.”
Số trẻ em bị lạm dụng trong các gia đình hay bị cha mẹ bỏ rơi đã tăng từ 4,447 trong năm 2009 lên đến 9,433 vào năm 2015, nhưng chỉ có 215 đơn xin nhận con nuôi trong cả nước với ý hướng chăm sóc nuôi dưỡng lâu dài. Trong số 215 đơn xin ấy, chỉ có 11 đơn sẵn sàng chấp nhận những đứa trẻ du mục Roma hay còn gọi là Gypsies, và chỉ có 13 đơn sẵn sàng chấp nhận các trẻ em khuyết tật.
Trong tổng số 10.7 triệu dân, chỉ có 10% dân Tiệp là người Công Giáo. Hôm 24 tháng 4 năm 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận lời mời thăm Tiệp vào năm 2018. Nhân dịp này văn phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết Giáo Hội địa phương đang điều hành 59 trại trẻ mồ côi tại quốc gia Trung Âu này.
Source: Catholic World News - Czech bishops raise questions about government’s preference for foster care
2017 là “năm các giáo xứ” ở Phi Luật Tân, nhấn mạnh vào thông điệp Fatima
Đặng Tự Do
00:11 10/01/2017
Giáo Hội tại Phi Luật Tân đã chọn năm 2017 là “năm của các giáo xứ” như một phần trong kế hoạch chuẩn bị kéo dài một năm trước khi quốc gia này kỷ niệm 500 năm đón nhận ánh sáng Tin Mừng.
Đức Tổng Giám mục Socrates Villegas, chủ tịch hội đồng giám mục, nói rằng trung tâm của các hoạt động trong năm 2017 là những thông điệp của Đức Mẹ kêu gọi cầu nguyện và sám hối tại Fatima xảy ra cách đây đúng một trăm năm.
Trong thư mục vụ đầu năm, Đức Tổng Giám Mục viết:
“Thông điệp của Fatima vẫn còn vang vọng rõ ràng và mạnh mẽ đối với chúng ta. Nếu chúng ta ước mơ đổi mới Giáo Hội, chúng ta hãy quay trở lại với việc cầu nguyện, chúng ta hãy lãnh nhận Mình Máu Thánh Con Mẹ và đền tạ những tội lỗi của chúng ta.”
Trong lá thư đề ngày 1 tháng Giêng, Đức Tổng Giám Mục Villegas cũng đã nói về tầm quan trọng của việc tôn thờ Thánh Thể, xưng tội, sống theo con đường chính thống, và khuyên bảo các linh mục sống đơn giản.
Phi Luật Tân có 102,600,000 dân trong đó 83% là người Công Giáo. 5% là người Hồi giáo.
Source: Catholic World News - 2017 is ‘year of the parish’ in Philippines: emphasis on Fatima message
Đức Tổng Giám mục Socrates Villegas, chủ tịch hội đồng giám mục, nói rằng trung tâm của các hoạt động trong năm 2017 là những thông điệp của Đức Mẹ kêu gọi cầu nguyện và sám hối tại Fatima xảy ra cách đây đúng một trăm năm.
Trong thư mục vụ đầu năm, Đức Tổng Giám Mục viết:
“Thông điệp của Fatima vẫn còn vang vọng rõ ràng và mạnh mẽ đối với chúng ta. Nếu chúng ta ước mơ đổi mới Giáo Hội, chúng ta hãy quay trở lại với việc cầu nguyện, chúng ta hãy lãnh nhận Mình Máu Thánh Con Mẹ và đền tạ những tội lỗi của chúng ta.”
Trong lá thư đề ngày 1 tháng Giêng, Đức Tổng Giám Mục Villegas cũng đã nói về tầm quan trọng của việc tôn thờ Thánh Thể, xưng tội, sống theo con đường chính thống, và khuyên bảo các linh mục sống đơn giản.
Phi Luật Tân có 102,600,000 dân trong đó 83% là người Công Giáo. 5% là người Hồi giáo.
Source: Catholic World News - 2017 is ‘year of the parish’ in Philippines: emphasis on Fatima message
Gương hoán cải của một trùm mafia Italia
Đặng Tự Do
01:02 10/01/2017
Cha Marcello Cozzi, tuyên úy nhà tù |
Trong số ra ngày 7 tháng Giêng, tờ Il Giornale đã có bài “Il prete che converte i boss ‘Io, in gabbia con Caino’”, nghĩa là “Vị linh mục hoán cải một ông trùm, ‘Tôi, cùng trong một lồng với Cain’”. Trong bài này, một linh mục người Ý đã đưa ra các chứng tá mạnh mẽ về việc hoán cải tâm linh của những kẻ giết người lòng chai dạ đá Mafia.
Cha Marcello Cozzi, tuyên úy nhà tù nói, cố nhiên là trong các trại giam ngài đã nhìn thấy nơi các can phạm những “khuôn mặt của Cain”, nghĩa là những khuôn mặt lạnh như tiền, giết người xong tỉnh bơ như không có chuyện gì xảy ra. Nhưng ngài nói rằng trong một số trường hợp, cuộc sống trong tù đã khiến những kẻ giết người duyệt lại cuộc đời mình, ăn năn, và trải nghiệm một cuộc hoán cải tâm linh tuy khó khăn nhưng rất mãnh liệt.
Một trường hợp như vậy được Cha Cozzi nhắc đến là trường hợp của ông trùm Gaspare Spatuzza, một thủ lĩnh mafia có liên quan đến khoảng 50 vụ giết người.
Cha Cozzi nói: “Tôi chắc chắn rằng lòng hoán cải của Spatuzza là chân thành”, chứ không phải là một động tác giả để được ra tù. Cha nói thêm: “Phòng giam của người tù này bây giờ trông giống như một tu viện nhỏ, với một hàng kinh sách và các tác phẩm thần học. Trong nhiều năm, ông đã sống một cuộc sống khổ hạnh”
Cha Cozzi nói thêm mọi chuyện đã bắt đầu từ một chuyến thăm Spatuzza. Ngài đã mời anh cùng tham gia trong Phụng Vụ Giờ Kinh.
Đối với những kẻ giết người ăn năn, hoán cải tâm linh thật sự chưa chắc đã mang lại các “kết thúc có hậu”. Nhiều người vẫn bị dày vò bởi những ký ức và những cơn ác mộng. Tuy nhiên, hoán cải tâm linh dẫn hối nhân đến việc nhận ra thân phận tội lỗi của mình, và nhu cầu cần xin được tha thứ.
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp Tổng Thống Mahmoud Abbas
Bùi Hữu Thư
14:20 10/01/2017
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp Tổng Thống Mahmoud Abbas
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp xúc với Tổng Thống Mahmoud Abbas
Cuộc viếng thăm này xẩy ra sau vụ phong thánh cho các vị thánh đầu tiên của Palestine.
Tổng Thống Palestine sẽ gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô ngày thứ Bẩy.
Theo một nguồn tin của Văn Phòng Truyền Thông Tòa Thánh, Tổng Thống Mahmoud Abbas sẽ tới Vatican vào buổi sáng. Đây không phải là lần gặp gỡ đầu tiên giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Tổng Thống Palestine.
Cuộc viếng thăm này xẩy ra sau vụ phong thánh cho hai nữ tu sanh ra tại Đất Thánh, Thánh Mẹ Bề Trên Marie Alphonsine và Thánh Nữ Tu Mariam Baouardy, một biến cố chính Tổng Thống Palétin đã tham dự ngày 17 tháng 5, 2015 tại Vatican. Đây là hai vị thánh đầu tiên của Palestine.
Vào ngày 2 tháng 1, 2016, một thỏa hiệp giữa Tòa Thánh và Nước Palestine đã có hiệu lực mạnh mẽ. Thỏa hiệp này được ký kết giữa Tòa Thánh và Nước Palestine ngày 26 tháng 6, 2015, có liên quan đến các khía cạnh của đời sống và sinh họat của Giáo Hội tại Palestine, đồng thời tái khẳng định sự hỗ trợ cho một giải pháp hòa bình cho những tranh chấp tại miền.
Bùi Hữu Thư
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp xúc với Tổng Thống Mahmoud Abbas
Cuộc viếng thăm này xẩy ra sau vụ phong thánh cho các vị thánh đầu tiên của Palestine.
Tổng Thống Palestine sẽ gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô ngày thứ Bẩy.
Theo một nguồn tin của Văn Phòng Truyền Thông Tòa Thánh, Tổng Thống Mahmoud Abbas sẽ tới Vatican vào buổi sáng. Đây không phải là lần gặp gỡ đầu tiên giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Tổng Thống Palestine.
Cuộc viếng thăm này xẩy ra sau vụ phong thánh cho hai nữ tu sanh ra tại Đất Thánh, Thánh Mẹ Bề Trên Marie Alphonsine và Thánh Nữ Tu Mariam Baouardy, một biến cố chính Tổng Thống Palétin đã tham dự ngày 17 tháng 5, 2015 tại Vatican. Đây là hai vị thánh đầu tiên của Palestine.
Vào ngày 2 tháng 1, 2016, một thỏa hiệp giữa Tòa Thánh và Nước Palestine đã có hiệu lực mạnh mẽ. Thỏa hiệp này được ký kết giữa Tòa Thánh và Nước Palestine ngày 26 tháng 6, 2015, có liên quan đến các khía cạnh của đời sống và sinh họat của Giáo Hội tại Palestine, đồng thời tái khẳng định sự hỗ trợ cho một giải pháp hòa bình cho những tranh chấp tại miền.
Bùi Hữu Thư
Venezuela của Tổng Thống Maduro : gần nửa triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng
Nguyễn Long Thao
11:55 10/01/2017
Caracas (Agenzia Fides) - Một nghiên cứu của Đại học Trung ương Venezuela được công bố vào đầu năm 2017 cho biết tình trạng trẻ em tuổi đi học bị suy dinh dưỡng tại quốc gia này tăng 3% so với năm ngoái. Năm 2016 số trẻ em suy dinh dưởng là 350,000 em, năm nay là 380,000 em.
Nguyên do thiếu thực phâm là vì nông dân không gieo trồng đủ, nhà nước của tổng thống Maduro không đủ ngoại tể để nhập khẩu lương thực
Theo dữ liệu mà cơ quan Fides thu thập được, trong năm 2017 ở Venezuela có 3,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó 12% số em sẽ bị suy dinh dưỡng cấp tính nghiêm trọng. Về phụ nữ mang thai, người già, người bị bệnh tâm thần các tù nhân cũng bị ảnh hưởng vì nạn thiếu lương thực.
Cuộc khủng hoảng kinh tế Venezuela đưa tới vấn đề lạm phát không thể kiểm soát được, tổng sản lược quốc gia GDP giảm mạnh, thiếu lương thực và nhu yếu phẩm.
Trước đây, khi giá dầu còn cao, Venezuela sống nhờ tiền bán dầu, dân chúng sống sung túc. Nay giá dầu trên thế giới giảm mạnh, Venezuela không còn nhiều tiền trong khi chỉ sản xuất được 30% thực phẩm và hàng tháng phải chi 900 triệu Mỹ kimn để nhập khẩu thực phẩm và nhu yếu phẩm
Các tin tức về Venezuela cho thấy lúc nào dân chúng cũng xếp hàng dài trước các cửa hàng lương thực để giành nhau mua nhu yếu phẩm.
Được biết Venezuela có 31 triệu dân trong đó 71% là người Kitô giáo.
Nguyên do thiếu thực phâm là vì nông dân không gieo trồng đủ, nhà nước của tổng thống Maduro không đủ ngoại tể để nhập khẩu lương thực
Theo dữ liệu mà cơ quan Fides thu thập được, trong năm 2017 ở Venezuela có 3,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó 12% số em sẽ bị suy dinh dưỡng cấp tính nghiêm trọng. Về phụ nữ mang thai, người già, người bị bệnh tâm thần các tù nhân cũng bị ảnh hưởng vì nạn thiếu lương thực.
Cuộc khủng hoảng kinh tế Venezuela đưa tới vấn đề lạm phát không thể kiểm soát được, tổng sản lược quốc gia GDP giảm mạnh, thiếu lương thực và nhu yếu phẩm.
Trước đây, khi giá dầu còn cao, Venezuela sống nhờ tiền bán dầu, dân chúng sống sung túc. Nay giá dầu trên thế giới giảm mạnh, Venezuela không còn nhiều tiền trong khi chỉ sản xuất được 30% thực phẩm và hàng tháng phải chi 900 triệu Mỹ kimn để nhập khẩu thực phẩm và nhu yếu phẩm
Các tin tức về Venezuela cho thấy lúc nào dân chúng cũng xếp hàng dài trước các cửa hàng lương thực để giành nhau mua nhu yếu phẩm.
Được biết Venezuela có 31 triệu dân trong đó 71% là người Kitô giáo.
Hai linh mục bị đâm bên trong Đền Thờ Đức Bà Cả
Đặng Tự Do
13:33 10/01/2017
Các tín hữu tại Đền Thờ Đức Bà Cả đã nghe thấy những tiếng la hét thất thanh từ phòng thánh khi người đàn ông 42 tuổi đâm vào khuôn mặt của Cha Angelo Gaeta, là người giữ đồ thánh, và Cha Adolfo Ralf. Cảnh sát đã được gọi đến để bắt giữ thủ phạm.
Theo RAI, mạng lưới phát thanh và truyền hình của nhà nước Ý, cả hai vị bị đâm đều thuộc dòng Phanxicô Đức Mẹ Vô Nhiễm. Cha Angelo Gaeta bị thương nặng từ má đến cằm. Vết thương được ghi nhận là nghiêm trọng nhưng không đe dọa đến tính mạng. Cha Adolfo Ralf cũng bị thương ở mặt nhưng nhẹ hơn.
Cảnh sát không rõ động cơ của vụ tấn công này nhưng tin rằng thủ phạm có thể đã hành động trong lúc rối loạn về tâm lý.
Đền Thờ Đức Bà Cả là một trong 4 đại đền thờ tại Rôma.
Gần 13 ngàn sinh viên đại học tham dự SEEK 2017 tại San Antonio, Texas
Hồng Thủy
13:48 10/01/2017
San Antonio, Texas – Seek xuất phát từ câu hỏi của Chúa Giêsu với các môn đệ trong Tin mừng thánh Gioan chươn 1 câu 38: “Các anh tìm gì?”, là cuộc gặp gỡ được tổ chức hàng năm, mời gọi các sinh viên khám phá những câu hỏi lớn của đời mình: tôi là ai? Tôi sẽ đi đâu? Tôi tìm kiếm gì trên hành trình?
Từ ngày 3-7/01 vừa qua, gần 13 ngàn sinh viên của 500 học viện khắp Hoa kỳ và trên thế giới đã đến San Antonio, Texas, để tham dự Hội nghị SEEK 2017. Họ đã cùng nhau cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích và học hỏi thêm về đức tin của mình.
Được tổ chức bởi FOCUS (Hiệp hôi sinh viên đại học Công Giáo), hội nghị giúp các bạn trẻ có cơ hội cho tình bằng hữu, thờ phượng và các cuộc nói chuyện của các thuyết trình viên Công Giáo quốc tế.
Cynthia Lopez, một sinh viên của Northern Arizona University chia sẻ: “Thỉnh thoảng bạn cảm thấy bạn cô đơn trên thế giới, giống như bạn là sinh viên duy nhất cố gắng nên thánh, nhưng nó không giống vậy, hãy nhìn quanh bạn xem. Thật khó để trở nên thánh và thánh thiện ở một đại học đời.” Cô chia sẻ thêm là SEEK 2017 đã dạy cô cách xây dựng một hệ thống hỗ trợ.
Melissa Golus, một sinh viên của Benedictine College ở Atchison, Kansas cũng chia sẻ là SEEK 2017 “đang cho bạn các dụng cụ mà bạn cần biết để trở về học viên, ngay cả nếu bạn là sinh viên duy nhất có đức tin ở đại học, nó cũng ok. Nó tốt khi bạn đi và có thể là mời những người khác gia nhập với bạn.” Golus cũng chia sẻ về sự kỳ diệu khi có quá nhiều người trẻ xung quanh. Cô nói: “Bạn không thấy điều như vậy trên thế giới, giống như, đây là thứ công cụ đưa đến sự thinh lặng bởi vì thật tuyệt diệu khi thấy nhiều người trẻ này mê say Thiên Chúa.”
Đề tài năm nay của hội nghị SEEK là “Điều đánh động bạn”. Mỗi ngày bắt đầu với Thánh lễ; có hơn 300 Linh mục đồng tế với các Tổng giám mục. Sau đó các sinh viên chia thành các nhóm nam nữ riêng biệt để tham gia vào các trò chơi theo phái tình và học hỏi thêm về nam tính và nữ tính đích thực. Ban chiều, các sinh viên có thể đến thăm các lều ơn gọi và sứ vụ. Họ cũng có thể tham dự các buổi thuyết trình do 35 nhà thuyết trình viên Công Giáo nổi tiếng về các đề tài như “Tôi là ai để xét đoán?” hay “Cách thế để trả lời cho chủ nghĩa tương đối với lý luận và tình yêu.”
Jeff Cavins’, một học giả Kinh Thánh có 2 bài nói chuyện tại hội nghị lần này, đó là: “Chúa Giê và các môn đệ thời hiện đại” và “Làm thế nào để đọc Kinh thánh như một môn đệ”. Ông Cavins nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng mối liên hệ cá nhân với Chúa Kitô và nhìn thấy Người trong cuộc sống hàng ngày. Ông nói với hãng tin CAN: “Tôi đã bắt đầu nhận ra rằng nhiều người ngày nay không có trong trí họ một hình ảnh về việc là một môn đệ trong cách thực tế nghĩa là gì.” Ông cũng nhận xét rằng một trong những điều mà người trẻ đang thiếu là mối liên hệ cá nhân với Thiên Chúa. Mới đây, ông Cavins cùng với nhà xuất bản Ascénsion làm một chuỗi video tựa đề “Gặp gỡ Lời”. Theo ông, chìa khóa lúc này là đến với thế hệ trẻ này, những người đang đến với hội nghị SEEK. Ông nói: “Họ là những thay đổi của trò chơi. Họ là những người ở đó trên thế giới. Họ không phải là Giáo Hội tương lai, họ là Giáo Hội.”
Về phần Curtis Martin, vị sáng lập và giám đốc điều hành của FOCUS, ông nhận định môi trường đại học là “nơi được thúc đẩy nhất trong nền văn hóa.” Ông nói: “Nếu bạn muốn thay đổi mọi thứ, bạn cần đi đến đó đầu tiên.” Ông nói thêm rằng: các huynh trưởng, các đôi hôn nhân, giáo viên, Linh mục, các thành phần trẻ tương lai đều đang đi qua đại học của họ bây giờ.
Hiện tại có hơn 550 thừa sai FOCUS toàn thời gian tại 125 học viện tại 38 tiểu bang. Theo ông Martin, ý tưởng “nếu một người tràn đầy lửa yêu mến Chúa Kitô, họ nên đầu tư cuộc sống của họ nơi một ít người khác và chỉ yêu họ và mời gọi họ làm như thế” có thể được thực hiện và thực hiện ở mọi nơi.
Vào tháng 2/1997, Curtis Martin và Scott Hahn tuyên bố việc sáng lập FOCUS trên liveshow của Mẹ Angelica. Mẹ Angelica rất thích với sáng kiến này và đã nói với khán giả góp tặng tiền cho FOCUS. Đêm đó, FOCUS quyên góp được 10 ngàn đô la. Cũng trong thời gian này, Đức Tổng Giám mục Charles Chaput, lúc đó là Tổng giám mục Denver đã mời FOCUS thành lập trụ sở trong giáo phận của ngài.
Hội nghị quốc gia đầu tiên của FOCUS vào năm 1999 chỉ có 25 sinh viên tham dự, nhưng lần này có gần 13 ngàn. Đức Tổng Giám mục Charles Chaput nhận xét điều này vượt ngoài sự tưởng tượng của ngài.
Scott Hahn nhận định rằng chìa khóa của công cuộc Loan báo Tin Mừng mới chính là niềm vui của Tin Mừng, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói. Ông nói: “Tất cả điều các bạn phải làm là vui sướng là người Công Giáo vì đó là điều những người khác tìm kiếm. Và trong tiến trình, các bạn thật sự đang triển khai tình bạn. Không chỉ 13 ngàn, nó là hàng trăm ngàn sẽ được 13 ngàn bạn trẻ này tiếp cận.”
Arturo Rodriguez, một sinh viên của đại học Texas cho biết phần yêu thích nhất tại hội nghị lần này đối với anh là chầu Thánh thể vào đêm thứ năm tại phòng chính với 13 ngàn người. Anh nói: “Đó là lần chầu Thánh Thể tốt nhất mà tôi đã từng tham dự.” Trong đêm đó cũng đã có hơn 4000 bạn xưng tội. Rodriguez nói rằng khi anh trở vền nhà, anh sẽ tìm kiếm bất cứ cơ hội nào có ở đại học của anh để anh có thể tham dự hơn vào đức tin của mình. (CAN 10/01/2017)
Được tổ chức bởi FOCUS (Hiệp hôi sinh viên đại học Công Giáo), hội nghị giúp các bạn trẻ có cơ hội cho tình bằng hữu, thờ phượng và các cuộc nói chuyện của các thuyết trình viên Công Giáo quốc tế.
Cynthia Lopez, một sinh viên của Northern Arizona University chia sẻ: “Thỉnh thoảng bạn cảm thấy bạn cô đơn trên thế giới, giống như bạn là sinh viên duy nhất cố gắng nên thánh, nhưng nó không giống vậy, hãy nhìn quanh bạn xem. Thật khó để trở nên thánh và thánh thiện ở một đại học đời.” Cô chia sẻ thêm là SEEK 2017 đã dạy cô cách xây dựng một hệ thống hỗ trợ.
Melissa Golus, một sinh viên của Benedictine College ở Atchison, Kansas cũng chia sẻ là SEEK 2017 “đang cho bạn các dụng cụ mà bạn cần biết để trở về học viên, ngay cả nếu bạn là sinh viên duy nhất có đức tin ở đại học, nó cũng ok. Nó tốt khi bạn đi và có thể là mời những người khác gia nhập với bạn.” Golus cũng chia sẻ về sự kỳ diệu khi có quá nhiều người trẻ xung quanh. Cô nói: “Bạn không thấy điều như vậy trên thế giới, giống như, đây là thứ công cụ đưa đến sự thinh lặng bởi vì thật tuyệt diệu khi thấy nhiều người trẻ này mê say Thiên Chúa.”
Đề tài năm nay của hội nghị SEEK là “Điều đánh động bạn”. Mỗi ngày bắt đầu với Thánh lễ; có hơn 300 Linh mục đồng tế với các Tổng giám mục. Sau đó các sinh viên chia thành các nhóm nam nữ riêng biệt để tham gia vào các trò chơi theo phái tình và học hỏi thêm về nam tính và nữ tính đích thực. Ban chiều, các sinh viên có thể đến thăm các lều ơn gọi và sứ vụ. Họ cũng có thể tham dự các buổi thuyết trình do 35 nhà thuyết trình viên Công Giáo nổi tiếng về các đề tài như “Tôi là ai để xét đoán?” hay “Cách thế để trả lời cho chủ nghĩa tương đối với lý luận và tình yêu.”
Jeff Cavins’, một học giả Kinh Thánh có 2 bài nói chuyện tại hội nghị lần này, đó là: “Chúa Giê và các môn đệ thời hiện đại” và “Làm thế nào để đọc Kinh thánh như một môn đệ”. Ông Cavins nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng mối liên hệ cá nhân với Chúa Kitô và nhìn thấy Người trong cuộc sống hàng ngày. Ông nói với hãng tin CAN: “Tôi đã bắt đầu nhận ra rằng nhiều người ngày nay không có trong trí họ một hình ảnh về việc là một môn đệ trong cách thực tế nghĩa là gì.” Ông cũng nhận xét rằng một trong những điều mà người trẻ đang thiếu là mối liên hệ cá nhân với Thiên Chúa. Mới đây, ông Cavins cùng với nhà xuất bản Ascénsion làm một chuỗi video tựa đề “Gặp gỡ Lời”. Theo ông, chìa khóa lúc này là đến với thế hệ trẻ này, những người đang đến với hội nghị SEEK. Ông nói: “Họ là những thay đổi của trò chơi. Họ là những người ở đó trên thế giới. Họ không phải là Giáo Hội tương lai, họ là Giáo Hội.”
Về phần Curtis Martin, vị sáng lập và giám đốc điều hành của FOCUS, ông nhận định môi trường đại học là “nơi được thúc đẩy nhất trong nền văn hóa.” Ông nói: “Nếu bạn muốn thay đổi mọi thứ, bạn cần đi đến đó đầu tiên.” Ông nói thêm rằng: các huynh trưởng, các đôi hôn nhân, giáo viên, Linh mục, các thành phần trẻ tương lai đều đang đi qua đại học của họ bây giờ.
Hiện tại có hơn 550 thừa sai FOCUS toàn thời gian tại 125 học viện tại 38 tiểu bang. Theo ông Martin, ý tưởng “nếu một người tràn đầy lửa yêu mến Chúa Kitô, họ nên đầu tư cuộc sống của họ nơi một ít người khác và chỉ yêu họ và mời gọi họ làm như thế” có thể được thực hiện và thực hiện ở mọi nơi.
Vào tháng 2/1997, Curtis Martin và Scott Hahn tuyên bố việc sáng lập FOCUS trên liveshow của Mẹ Angelica. Mẹ Angelica rất thích với sáng kiến này và đã nói với khán giả góp tặng tiền cho FOCUS. Đêm đó, FOCUS quyên góp được 10 ngàn đô la. Cũng trong thời gian này, Đức Tổng Giám mục Charles Chaput, lúc đó là Tổng giám mục Denver đã mời FOCUS thành lập trụ sở trong giáo phận của ngài.
Hội nghị quốc gia đầu tiên của FOCUS vào năm 1999 chỉ có 25 sinh viên tham dự, nhưng lần này có gần 13 ngàn. Đức Tổng Giám mục Charles Chaput nhận xét điều này vượt ngoài sự tưởng tượng của ngài.
Scott Hahn nhận định rằng chìa khóa của công cuộc Loan báo Tin Mừng mới chính là niềm vui của Tin Mừng, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói. Ông nói: “Tất cả điều các bạn phải làm là vui sướng là người Công Giáo vì đó là điều những người khác tìm kiếm. Và trong tiến trình, các bạn thật sự đang triển khai tình bạn. Không chỉ 13 ngàn, nó là hàng trăm ngàn sẽ được 13 ngàn bạn trẻ này tiếp cận.”
Arturo Rodriguez, một sinh viên của đại học Texas cho biết phần yêu thích nhất tại hội nghị lần này đối với anh là chầu Thánh thể vào đêm thứ năm tại phòng chính với 13 ngàn người. Anh nói: “Đó là lần chầu Thánh Thể tốt nhất mà tôi đã từng tham dự.” Trong đêm đó cũng đã có hơn 4000 bạn xưng tội. Rodriguez nói rằng khi anh trở vền nhà, anh sẽ tìm kiếm bất cứ cơ hội nào có ở đại học của anh để anh có thể tham dự hơn vào đức tin của mình. (CAN 10/01/2017)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Xin đừng ủng hộ cái ác.
Gioan Lê Quang Vinh
12:01 10/01/2017
XIN ĐỪNG ỦNG HỘ CÁI ÁC
Thư Chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 2016 nhấn mạnh đến sự lan tràn của tội ác trên quê hương Việt Nam: “Làm sao không âu lo trước tình hình đạo đức xuống cấp nghiêm trọng, tội ác gia tăng không những về số lượng mà cả về mức độ dã man”.
Tôi cứ suy nghĩ về những lời của các vị Cha chung, và cứ băn khoăn khi nhìn xã hội chung quanh mình.
Mới đây, tác giả Thanh Tôn cũng viết về cái các trong một bài báo: “Họ biết mình ác mà sẵn sàng ác chỉ vì một chút lợi nhuận nhỏ nhoi”.
Nhưng có lẽ cái ác có thể diệt trừ nhanh chóng nếu con người biết cùng nhau chỉ ra cái ác và đồng lòng loại trừ nó, và nhất là đồng lòng canh tân cuộc sống. Thánh Phaolô quả quyết rằng nếu không có sự thanh tẩy tái sinh và canh tân trong Thánh Thần, thì con người sẽ sống trong gian ác (x.Tt. 3).
Vậy ác là gì? Có người định nghĩa đơn giản: giết người mới là ác. Điều này dĩ nhiên là đúng. Giết người, nhất là giết thai nhi, là những tội ác rùng rợn nhất mà con người có thể thực thi với nhau. Đối xứ bất công, làm hại người khác, nhất là người nghèo, xét xử không công minh, làm cho nhiều người đau đớn… tất cả những điều ấy là ác.
Nhưng nếu định nghĩa ác rộng hơn, thì bất cứ cái tà tâm nào muốn gây hại cho người khác và bất cứ hành động nào gây cho người khác đau khổ, lo lắng, sợ hãi… đều là những cái ác.
Việc lấy vợ lấy chồng là việc tốt và cần thiết. Nhưng nếu việc lấy một người mà có thể gây bất hoà, chia rẽ, tan vỡ hay đau đớn cho người thân thì cũng là điều ác. Một bác sĩ tận tâm chữa bệnh là tốt, nhưng nếu ông ta chỉ tận tâm khi thu lợi nhuận, còn nếu gặp người nghèo, ông ruồng rẫy hay cư xử vô đạo đức, thì đó là cái ác.
Xã hội này có quá nhiều những cái ác. Vấn đề là chúng ta có vô can hay không? Rất nhiều khi chúng ta vô tình hay hữu ý ủng hộ cái ác. Đơn giản hơn, chúng ta im lặng làm ngơ để cái ác hoành hành, và đó cũng là một cách ủng hộ cái ác.
Và nguy hiểm hơn, khi chúng ta thấy ai lên tiếng bênh vực lẽ phải, chống lại cái ác, thì chúng ta dùng lời lẽ ngông cuồng nhục mạ họ.
Những thái độ đó làm cho cái ác ngày càng hoành hành. Thấy kẻ móc túi, thiên hạ lờ đi cho an tâm. Thấy kẻ hành hung, thiên hạ ngoảnh mặt chỗ khác. Thấy kẻ hung dữ đàn áp người bệnh, người nghèo, thiên hạ im lặng cam chịu. Thấy cảnh áp bức bất công, thiên hạ nói không phải chuyện của mình. Thấy cảnh phá thai, thiên hạ nói: đó là quyền của người mẹ!
Tôi mới nghe một người Công Giáo nói thế này khi thấy ai sự lên án bất công: “Chúa đã dạy cái xà trong mắt mình mình chưa thấy mà cứ lo tìm cái rác trong mắt người khác”. Xin thưa: “Xã hội này không chỉ có rác, mà có những tảng đá to gấp ngàn lần cái xà trong mắt mình, nếu cứ im lặng thì có ngày những tảng đá đó đè chính mình”. Dĩ nhiên là ta phải tự hoàn thiện, nhưng cũng phải lo cho tha nhân nữa.
Học thuyết Xã Hội Công Giáo dạy rằng “Học thuyết xã hội này cũng bao gồm cả nghĩa vụ phải tố cáo mỗi khi tội có mặt: tội bất công và tội bạo lực, cách này hay cách khác, đang lan tràn qua xã hội và thâm nhập vào xã hội”. Hội Thánh tố cáo cái lớn lao. Mỗi người chúng ta nỗ lực loại trừ những cái ác thực tế chung quanh chúng ta. Và như thế, chúng ta mới góp phần làm cho tiếng nói của các vị Cha chung trong Giáo Hội tại Việt Nam được sinh hoa trái trong đời sống chúng ta và nhờ đó Giáo huấn Hội Thánh mới đi vào xã hội được.
Ước chi chúng ta không làm ngơ trước cái ác, không ủng hộ cái ác, không bịt miệng những ngôn sứ thời đại, và càng không dung túng cho cái ác chỉ vì lợi ích riêng tư hay tham vọng cá nhân.
Gioan Lê Quang Vinh
Thư Chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 2016 nhấn mạnh đến sự lan tràn của tội ác trên quê hương Việt Nam: “Làm sao không âu lo trước tình hình đạo đức xuống cấp nghiêm trọng, tội ác gia tăng không những về số lượng mà cả về mức độ dã man”.
Tôi cứ suy nghĩ về những lời của các vị Cha chung, và cứ băn khoăn khi nhìn xã hội chung quanh mình.
Mới đây, tác giả Thanh Tôn cũng viết về cái các trong một bài báo: “Họ biết mình ác mà sẵn sàng ác chỉ vì một chút lợi nhuận nhỏ nhoi”.
Nhưng có lẽ cái ác có thể diệt trừ nhanh chóng nếu con người biết cùng nhau chỉ ra cái ác và đồng lòng loại trừ nó, và nhất là đồng lòng canh tân cuộc sống. Thánh Phaolô quả quyết rằng nếu không có sự thanh tẩy tái sinh và canh tân trong Thánh Thần, thì con người sẽ sống trong gian ác (x.Tt. 3).
Vậy ác là gì? Có người định nghĩa đơn giản: giết người mới là ác. Điều này dĩ nhiên là đúng. Giết người, nhất là giết thai nhi, là những tội ác rùng rợn nhất mà con người có thể thực thi với nhau. Đối xứ bất công, làm hại người khác, nhất là người nghèo, xét xử không công minh, làm cho nhiều người đau đớn… tất cả những điều ấy là ác.
Nhưng nếu định nghĩa ác rộng hơn, thì bất cứ cái tà tâm nào muốn gây hại cho người khác và bất cứ hành động nào gây cho người khác đau khổ, lo lắng, sợ hãi… đều là những cái ác.
Việc lấy vợ lấy chồng là việc tốt và cần thiết. Nhưng nếu việc lấy một người mà có thể gây bất hoà, chia rẽ, tan vỡ hay đau đớn cho người thân thì cũng là điều ác. Một bác sĩ tận tâm chữa bệnh là tốt, nhưng nếu ông ta chỉ tận tâm khi thu lợi nhuận, còn nếu gặp người nghèo, ông ruồng rẫy hay cư xử vô đạo đức, thì đó là cái ác.
Xã hội này có quá nhiều những cái ác. Vấn đề là chúng ta có vô can hay không? Rất nhiều khi chúng ta vô tình hay hữu ý ủng hộ cái ác. Đơn giản hơn, chúng ta im lặng làm ngơ để cái ác hoành hành, và đó cũng là một cách ủng hộ cái ác.
Và nguy hiểm hơn, khi chúng ta thấy ai lên tiếng bênh vực lẽ phải, chống lại cái ác, thì chúng ta dùng lời lẽ ngông cuồng nhục mạ họ.
Những thái độ đó làm cho cái ác ngày càng hoành hành. Thấy kẻ móc túi, thiên hạ lờ đi cho an tâm. Thấy kẻ hành hung, thiên hạ ngoảnh mặt chỗ khác. Thấy kẻ hung dữ đàn áp người bệnh, người nghèo, thiên hạ im lặng cam chịu. Thấy cảnh áp bức bất công, thiên hạ nói không phải chuyện của mình. Thấy cảnh phá thai, thiên hạ nói: đó là quyền của người mẹ!
Tôi mới nghe một người Công Giáo nói thế này khi thấy ai sự lên án bất công: “Chúa đã dạy cái xà trong mắt mình mình chưa thấy mà cứ lo tìm cái rác trong mắt người khác”. Xin thưa: “Xã hội này không chỉ có rác, mà có những tảng đá to gấp ngàn lần cái xà trong mắt mình, nếu cứ im lặng thì có ngày những tảng đá đó đè chính mình”. Dĩ nhiên là ta phải tự hoàn thiện, nhưng cũng phải lo cho tha nhân nữa.
Học thuyết Xã Hội Công Giáo dạy rằng “Học thuyết xã hội này cũng bao gồm cả nghĩa vụ phải tố cáo mỗi khi tội có mặt: tội bất công và tội bạo lực, cách này hay cách khác, đang lan tràn qua xã hội và thâm nhập vào xã hội”. Hội Thánh tố cáo cái lớn lao. Mỗi người chúng ta nỗ lực loại trừ những cái ác thực tế chung quanh chúng ta. Và như thế, chúng ta mới góp phần làm cho tiếng nói của các vị Cha chung trong Giáo Hội tại Việt Nam được sinh hoa trái trong đời sống chúng ta và nhờ đó Giáo huấn Hội Thánh mới đi vào xã hội được.
Ước chi chúng ta không làm ngơ trước cái ác, không ủng hộ cái ác, không bịt miệng những ngôn sứ thời đại, và càng không dung túng cho cái ác chỉ vì lợi ích riêng tư hay tham vọng cá nhân.
Gioan Lê Quang Vinh
Nữ Đa Minh Thánh Tâm Xuân Lộc chia sẻ lòng thương xót của Chúa đến với anh chị em khó khăn
Nt Têrêsa Ngọc Lễ, OP
20:29 10/01/2017
VẪN MỘT HÀNH TRÌNH CHIA SẺ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA CHÚA ĐẾN VỚI NHỮNG ANH CHỊ EM CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN, KHỐN CÙNG.
Đó là những gì mà cộng đoàn Catarina, thuộc Hội Dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm, Giáo phận Xuân Lộc đã- đang và tiếp tục thực hiện. Sự sẻ chia lòng thương xót của Chúa đến với những anh chị em đang có những hoàn cảnh khó khăn trở nên một hạnh phúc của các nữ tu nơi đây, khi được cộng tác với Giáo Hội để giới thiệu khuôn mặt tình yêu của Thiên Chúa đến với con người, để những anh chị em đang phải sống trong những điều kiện khốn khó cảm nhận được một tình yêu và sự đỡ nâng từ Thiên Chúa đến với họ.
Để chia sẻ niềm vui Giáng Sinh và chào mừng Năm Mới 2017, dù thật bận rộn với nhiều công việc, nhưng các nữ tu của cộng đoàn Catarina đã đi đến những khu nhà trọ, hay ra những ngả đường để tìm kiếm và trao tặng phiếu mời cho khoảng 200 anh chị em có hoàn cảnh khó khăn đến tu viện để dự bữa tiệc tình thương và nhận những phần quà giá trị vào ngày 31/12/2016. Những khách mời đặc biệt hôm đó có đủ những hoàn cảnh khốn cùng khác nhau, với những khuôn mặt của nhiều tuổi tác khác nhau: những cụ già hay trung niên đi bán vé số, nhặt ve chai, người nghèo, hay những người bị khuyết tật phải ngồi xe lăn,..Chiều hôm ấy quả là một buổi chiều của tình yêu, của một sự sẻ chia lòng thương xót của Chúa đến với những con người có hoàn cảnh khó khăn, một ngày cảm nhận hạnh phúc của người nhận và người được san chia.
Và trong đêm Giáng Sinh 24/12/2016, các nữ tu cũng đã thực hiện một hành trình đến địa điểm truyền giáo tại Giáo họ Xuân Thanh, La Ngà- Giáo phận Xuân Lộc để phuc vụ chương trình ẩm thực sau thánh lễ đêm cho mọi người nơi đây. Đây là một chương trình phục vụ đầy ý nghĩa đối với các nữ tu trong sự chia sẻ niềm vui Con Chúa Giáng Sinh. Bởi lẽ, các nữ tu không chỉ phục vụ cho những bà con giáo dân Công Giáo, nhưng còn hăng say phục vụ luôn cả những bà con thuộc các tôn giáo bạn đến dự chương trình lễ Đêm Giáng Sinh. Con số báo cáo cho biết có đến 3000 người Công Giáo và 3500 người thuộc tôn giáo bạn đã đến tham dự chương trình lễ đêm Giáng Sinh ấy do Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc chủ tế. Hòa trong chuỗi các cửa hàng, gian hàng của các nữ tu đã nổi bật với băng rôn (banner) " Gian hàng của Dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm- Cơm chiên dương châu". Gần 1300 hộp cơm chiên dương châu nóng, thơm, ngon, đậm đà hương vị của tình yêu phục vụ đã đến tay các khách quý hôm đó: những bà con Công Giáo và không Công Giáo. Dù thật mệt nhoài với 2 ngày cho chuẩn bị, nấu....thấm đẫm mồ hôi, nhưng tất cả các nữ tu cảm thấy thật hạnh phúc vì có được cơ hội sẻ chia tình yêu, niềm vui Giáng Sinh: một dấu chỉ lòng thương xót của Chúa đến với những bà con giáo dân, và những người chưa biết Chúa tại vùng đất truyền giáo này.
Sự sẻ chia lòng thương xót của Chúa đến với mọi người của các nữ tu không chỉ vào những dịp đặc biệt, nhưng đó cũng là công việc tông đồ hàng ngày mà các nữ tu tại Tu viện Catarina vẫn làm hàng ngày qua "Nồi cháo tình thương" phục vụ khoảng 600 bệnh nhân vào buổi sáng hàng ngày đang chữa trị tại bệnh viện Thống Nhất- Hố Nai-, Biên Hòa- Đồng Nai. Tính cho đến thởi điểm này (2017), sau gần 20 năm " nồi cháo tình thương" ra đời ( 1998) phục khoảng 50 phần/ ngày, thì ngày hôm nay, năm 2017, thì ngày hôm nay, con số các bệnh nhân mà các nữ tu phục vụ mỗi ngày đã lên đến 600 người, bất kể họ là ai. Những tô cháo thịt-cà rốt- hành tươi thơm, nóng; hay những tô cháo đậu xanh thơm ngọt...được nấu lên bởi tình yêu, một tình yêu sẵn sàng cho đi, một tình yêu của phục vụ như Giêsu đã phục vụ, và đặc biệt một tình yêu khởi đi từ lòng thương xót mà Chúa muốn các chị em thực hiện. Nếu có lần nào đó, khi bạn có cơ hội, xin hãy ghé thăm và trải nghiệm cảm xúc khi nhìn ngắm sự phục vụ của các nữ tu qua "nồi cháo tình thương", qua những khuôn mặt của người được phục vụ, bạn sẽ hiểu thêm điều mà thánh Gioan Tông đồ đã nói " Thiên Chúa là tình yêu" (1 Ga 4,16) đang hiện thực trong chính cuộc sống của con người.
Nt Têrêsa Ngọc Lễ, OP
Để chia sẻ niềm vui Giáng Sinh và chào mừng Năm Mới 2017, dù thật bận rộn với nhiều công việc, nhưng các nữ tu của cộng đoàn Catarina đã đi đến những khu nhà trọ, hay ra những ngả đường để tìm kiếm và trao tặng phiếu mời cho khoảng 200 anh chị em có hoàn cảnh khó khăn đến tu viện để dự bữa tiệc tình thương và nhận những phần quà giá trị vào ngày 31/12/2016. Những khách mời đặc biệt hôm đó có đủ những hoàn cảnh khốn cùng khác nhau, với những khuôn mặt của nhiều tuổi tác khác nhau: những cụ già hay trung niên đi bán vé số, nhặt ve chai, người nghèo, hay những người bị khuyết tật phải ngồi xe lăn,..Chiều hôm ấy quả là một buổi chiều của tình yêu, của một sự sẻ chia lòng thương xót của Chúa đến với những con người có hoàn cảnh khó khăn, một ngày cảm nhận hạnh phúc của người nhận và người được san chia.
Và trong đêm Giáng Sinh 24/12/2016, các nữ tu cũng đã thực hiện một hành trình đến địa điểm truyền giáo tại Giáo họ Xuân Thanh, La Ngà- Giáo phận Xuân Lộc để phuc vụ chương trình ẩm thực sau thánh lễ đêm cho mọi người nơi đây. Đây là một chương trình phục vụ đầy ý nghĩa đối với các nữ tu trong sự chia sẻ niềm vui Con Chúa Giáng Sinh. Bởi lẽ, các nữ tu không chỉ phục vụ cho những bà con giáo dân Công Giáo, nhưng còn hăng say phục vụ luôn cả những bà con thuộc các tôn giáo bạn đến dự chương trình lễ Đêm Giáng Sinh. Con số báo cáo cho biết có đến 3000 người Công Giáo và 3500 người thuộc tôn giáo bạn đã đến tham dự chương trình lễ đêm Giáng Sinh ấy do Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc chủ tế. Hòa trong chuỗi các cửa hàng, gian hàng của các nữ tu đã nổi bật với băng rôn (banner) " Gian hàng của Dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm- Cơm chiên dương châu". Gần 1300 hộp cơm chiên dương châu nóng, thơm, ngon, đậm đà hương vị của tình yêu phục vụ đã đến tay các khách quý hôm đó: những bà con Công Giáo và không Công Giáo. Dù thật mệt nhoài với 2 ngày cho chuẩn bị, nấu....thấm đẫm mồ hôi, nhưng tất cả các nữ tu cảm thấy thật hạnh phúc vì có được cơ hội sẻ chia tình yêu, niềm vui Giáng Sinh: một dấu chỉ lòng thương xót của Chúa đến với những bà con giáo dân, và những người chưa biết Chúa tại vùng đất truyền giáo này.
Sự sẻ chia lòng thương xót của Chúa đến với mọi người của các nữ tu không chỉ vào những dịp đặc biệt, nhưng đó cũng là công việc tông đồ hàng ngày mà các nữ tu tại Tu viện Catarina vẫn làm hàng ngày qua "Nồi cháo tình thương" phục vụ khoảng 600 bệnh nhân vào buổi sáng hàng ngày đang chữa trị tại bệnh viện Thống Nhất- Hố Nai-, Biên Hòa- Đồng Nai. Tính cho đến thởi điểm này (2017), sau gần 20 năm " nồi cháo tình thương" ra đời ( 1998) phục khoảng 50 phần/ ngày, thì ngày hôm nay, năm 2017, thì ngày hôm nay, con số các bệnh nhân mà các nữ tu phục vụ mỗi ngày đã lên đến 600 người, bất kể họ là ai. Những tô cháo thịt-cà rốt- hành tươi thơm, nóng; hay những tô cháo đậu xanh thơm ngọt...được nấu lên bởi tình yêu, một tình yêu sẵn sàng cho đi, một tình yêu của phục vụ như Giêsu đã phục vụ, và đặc biệt một tình yêu khởi đi từ lòng thương xót mà Chúa muốn các chị em thực hiện. Nếu có lần nào đó, khi bạn có cơ hội, xin hãy ghé thăm và trải nghiệm cảm xúc khi nhìn ngắm sự phục vụ của các nữ tu qua "nồi cháo tình thương", qua những khuôn mặt của người được phục vụ, bạn sẽ hiểu thêm điều mà thánh Gioan Tông đồ đã nói " Thiên Chúa là tình yêu" (1 Ga 4,16) đang hiện thực trong chính cuộc sống của con người.
Nt Têrêsa Ngọc Lễ, OP
Chuyên đề 255: “Bữa cơm Thiên đường 5”
Hồng Tuyến
20:47 10/01/2017
Chuyên đề 255: “Bữa cơm Thiên đường 5”
“Hãy giữ lấy hạnh phúc gia đình” là thông điệp chung của Chuyên đề 255: “Bữa cơm Thiên đường”, được tổ chức vào lúc 08g00 thứ Bảy 07.01.2017 tại Hội trường Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
xem hình
Có khoảng 300 người đã đến tham dự chuyên đề hôm nay và ngồi chật kín cả hội trường. Đặc biệt, hiện diện trong chương trình có ĐGM phụ tá TGP Sài Gòn Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Linh mục (Lm) Luy Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng ban Mục vụ Gia đình TGP, Lm Phêrô Nguyễn Văn Hiền - Giám đốc Trung tâm Mục vụ, Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc – Trưởng ban Đối thoại Liên tôn TGP, Lm Giuse Vũ Minh Danh - Chánh xứ Tân Phước, quý linh mục, tu sĩ và giáo dân. Về phía các tôn giáo bạn có: Mục sư Phạm Đình Nhẫn và Phu nhân; Mục sư Dương Thị Minh Nguyệt; Sư cô Thích Nữ Hương Nhũ - Trụ trì Chùa Thiên Quang, Bình Dương; quý tăng ni, Phật tử.
Chương trình Chuyên đề 255 gồm hai phần chính:
Phần I: Thực trạng và ý nghĩa bữa ăn gia đình
Phần II: Trải nghiệm bữa cơm thiên đường
Khai mạc
Chương trình được bắt đầu vào lúc 08g00 với vũ điệu múa khởi động “Là muối là men”. Bằng các cử điệu nhịp nhàng của bài hát, các bạn trẻ CTCĐGD đã giúp mọi người “xích lại gần nhau” hơn. Liền đó, MC Vũ Minh đã hân hoan chào mừng các thành phần tham dự và nêu lên ý nghĩa của Chuyên đề đặc biệt hôm nay.
Cả cộng đoàn cùng được mời gọi lắng đọng tâm hồn với phần cầu nguyện khai mạc, qua sự hướng dẫn của Nữ tu Matta Nguyễn Thị Hoa, OP. Lúc này đây, một bầu khí thánh thiêng bao trùm lên cả khán phòng.
Phần I: Thực trạng và ý nghĩa của bữa ăn gia đình
Ngay sau phần khai mạc, chương trình bước vào Phần I với tiểu phẩm: “Thực trạng bữa ăn của gia đình”, do Nhóm kịch Hướng Dương thể hiện. Vở kịch đã tái hiện một thực trạng đau lòng đang diễn ra nơi các gia đình, và đã gây xúc động cho các thành viên tham dự. Giá trị đích thực của bữa ăn gia đình Công Giáo chính là khi mọi người biết cùng nhau cầu nguyện, quan tâm chăm sóc nhau và trò chuyện với nhau. Đó là thông điệp mà tiểu phẩm đã gửi đến mọi người.
Tiếp theo là phần thuyết trình của Soeur Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, với đề tài “Thực trạng bữa ăn gia đình và việc thánh hóa bữa ăn”. Với cách diễn giải lôi cuốn, dễ hiểu, cùng với các video clip minh họa, Soeur Maria đã giúp tham dự viên khám phá tầm quan trọng và ý nghĩa đích thực của bữa ăn gia đình. Ngoài việc cung cấp thức ăn để nuôi sống thân xác, bữa ăn gia đình phải là nơi biểu lộ, gắn kết tình yêu và phát triển đời sống tâm linh.
Liền đó là bài chia sẻ của ĐC Giuse Đỗ Mạnh Hùng. Ngài đã chứng minh được mối liên hệ mật thiết giữa “Bữa ăn gia đình và Bữa tiệc Thần linh”. Cũng như bí tích Thánh Thể, bữa ăn gia đình phải là dấu chỉ của tình yêu, và cả hai đều được cấu thành từ 03 yếu tố: hy tế tình yêu, bữa ăn hiệp thông và sự hiện diện đích thực. ĐC Giuse đã thực sự giúp khán giả nhận biết giá trị của bữa cơm gia đình và tầm quan trọng của bữa ăn Thần linh chính là bí tích Thánh Thể: “Nếu không có Bữa tiệc Thần linh thì không có Giáo Hội; nếu không còn bữa ăn gia đình thì cũng không còn gia đình”.
Với đề tài “Ăn trong chánh niệm”, Sư cô Thích Nữ Hương Nhũ đã giúp tham dự viên nhận ra việc ăn uống của con người không đơn thuần là một hành động sinh tồn như con vật nhưng còn mang đời sống văn hóa và tâm linh. Chia sẻ của sư cô cũng đã cung cấp cho chuyên đề những tư tưởng thật hấp dẫn và mới lạ.
Tiết mục múa của vũ đoàn Rồng Việt ngay sau đó đã phần nào diễn tả được niềm vui của một bữa cơm gia đình khi có Chúa hiện diện.
Chương trình được tiếp nối với phần trình bày của Anh Luca Nguyễn Võ Minh Tâm - Chuyên gia huấn luyện và đào tạo. “Hãy giữ lấy hạnh phúc gia đình” là thông điệp mà anh đã trao gửi đến các tham dự viên. Anh còn đưa ra những hành động cụ thể để khán giả biết mình cần làm gì sau khi rời khỏi khán phòng, trở về với gia đình.
Hướng dẫn trải nghiệm “Đôi bàn tay” do Anh Minh Tâm thực hiện cùng với Soeur Maria Nguyễn Thị Hồng Quế và một gia đình gồm 3 thế hệ đã gây xúc động cho cả khán phòng. Với những cảm xúc rất thật, tham dự viên được mời gọi sống tâm tình tri ân ông bà, cha mẹ, là những người đã phải lao động vất vả để làm nên những bữa ăn cho gia đình.
Phần một được khép lại với phần đúc kết của Lm Luy Nguyễn Anh Tuấn. Sau đó, mọi người di chuyển ra sảnh ngoài của hội trường để cùng đến với những trải nghiệm về “Bữa cơm Thiên đường” nơi trần thế.
Trải nghiệm “Bữa cơm Thiên đường”
Các bàn ăn đã được dọn sẵn, mỗi người tự ngồi vào bàn và kết bạn với những người trong mâm cơm. Thực đơn hôm nay gồm những món ăn bình dị của người Việt Nam như thịt kho, rau luộc, canh chua...; và có những mâm thức ăn chay dành cho quý sư, tăng ni, Phật tử. Mọi người đã có được những khoảnh khắc trải nghiệm đáng nhớ với “Bữa cơm Thiên đường” theo tinh thần Kitô giáo, khi cùng nhau cầu nguyện, thánh hóa bữa ăn; giao lưu, trao đổi, chia sẻ với nhau trong tinh thần hiệp thông huynh đệ. Bầu khí hân hoan ngập tràn nơi các bàn ăn.
Sau bữa ăn, mọi người trở vào hội trường để cùng tham dự phần chia sẻ, đúc kết. Với món quà tặng từ BTC là quyển sách “Lời nguyện thánh hóa bữa ăn” trên tay, khán giả đã cùng lắng nghe Thầy Giuse Nguyễn Văn Quýnh hướng dẫn cách sử dụng.
Chương trình được tiếp nối với phần chia sẻ của tham dự viên. Trong bầu khí thân tình, với sự dẫn dắt chuyên nghiệp của MC Vũ Minh, một số tham dự viên đã chia sẻ trải nghiệm của bản thân sau khi tham dự Chuyên đề. Theo nhận định chung thì Chuyên đề hôm nay thật sự rất ích lợi. Sự thành công của chuyên đề đặc biệt hôm nay đã được thể hiện qua những cảm nhận rất thật từ khán giả. Tất cả các chia sẻ đều đã phản ảnh được niềm hạnh phúc khi khám phá ra được những thông điệp từ “Bữa cơm Thiên đường”. Mọi người đều xác tín trong “bữa ăn gia đình” cùng với việc “thánh hóa bữa ăn” có một giá trị to lớn, góp phần xây dựng hạnh phúc gia đình. Đồng thời, các tham dự viên đều quyết tâm áp dụng cho mái ấm của chính mình, cho cộng đoàn mình đang sống. Hơn nữa, nhiều người còn muốn lan tỏa cho những người cộng sự, những người mình đang có trách nhiệm dạy dỗ. Có lẽ đây chính là một sự khích lệ tinh thần lớn lao cho BTC.
Quả thật, hôm nay, BTC đã làm nên một Chuyên đề đặc biệt, để lại nhiều ấn tượng đáng nhớ cùng nhiều cung bậc cảm xúc trong lòng người tham dự. Và cũng có thể xem đây là một món quà đặc biệt của CTCĐGD trong năm “Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống hôn nhân”.
Sau chia sẻ trải nghiệm của tham dự viên là phần trao gửi hạt gạo yêu thương. Từ cuối hội trường, một đôi nam nữ trong trang phục nông dân đã gánh những gánh gạo tiến lên sân khấu trên nền nhạc của bài “Bà mẹ quê”. ĐC Giuse, quý cha, quý soeur, quý sư cô cùng nhau chuyền những túi gạo đến mọi người. Hình ảnh các túi gạo được mọi người chuyền tay nhau trong giai điệu bài hát “Trong Giêsu, chúng ta là tấm bánh” như phần nào diễn tả tâm tình cần có của người Công Giáo là hãy chia sẻ lương thực cho nhau và cho những người nghèo đói.
Sau đó, Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng ban Mục vụ Gia Đình TGP Sài Gòn - đã đúc kết Chuyên đề “Bữa cơm Thiên đường”, bằng chính những cảm nhận của bản thân khi tham dự chuyên đề này. Những chia sẻ của cha thật phong phú, đầy đủ ý nghĩa cao sâu và đong đầy cảm xúc.
Trước khi khép lại Chuyên đề “Bữa cơm Thiên đường”, thay mặt BTC, Thầy Giuse Nguyễn Văn Quýnh đã bày tỏ tâm tình tri ân sâu sắc đến ĐC phụ tá Giuse, quý cha, quý mục sư, quý sư cô và toàn thể tham dự viên. Với nét mặt hân hoan, Thầy chia sẻ: “Sự hiện diện đông đảo của quý cha, quý mục sư, quý sư cô và mọi người đã nói lên giá trị lớn lao của bữa cơm gia đình.” Thầy còn có những lời cảm ơn gửi đến các công ty, nhóm kịch, vũ đoàn, và tất cả mọi người đã cộng tác trong những công việc âm thầm và khiêm tốn để Chuyên đề 255 được diễn ra thành công tốt đẹp.
Chuyên đề “Bữa cơm Thiên đường” đã khép lại lúc 12g15, với phần cầu nguyện kết thúc của Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền. Toàn thể tham dự viên cùng hiệp lòng cất lên tiếng hát bài “Kinh Hòa Bình” của Thánh Phanxicô Assisi, với nguyện ước giá trị của những bữa cơm gia đình sẽ mang đến hòa bình đích thực cho các gia đình.
“Hãy giữ lấy hạnh phúc gia đình” là thông điệp chung của Chuyên đề 255: “Bữa cơm Thiên đường”, được tổ chức vào lúc 08g00 thứ Bảy 07.01.2017 tại Hội trường Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
xem hình
Có khoảng 300 người đã đến tham dự chuyên đề hôm nay và ngồi chật kín cả hội trường. Đặc biệt, hiện diện trong chương trình có ĐGM phụ tá TGP Sài Gòn Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Linh mục (Lm) Luy Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng ban Mục vụ Gia đình TGP, Lm Phêrô Nguyễn Văn Hiền - Giám đốc Trung tâm Mục vụ, Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc – Trưởng ban Đối thoại Liên tôn TGP, Lm Giuse Vũ Minh Danh - Chánh xứ Tân Phước, quý linh mục, tu sĩ và giáo dân. Về phía các tôn giáo bạn có: Mục sư Phạm Đình Nhẫn và Phu nhân; Mục sư Dương Thị Minh Nguyệt; Sư cô Thích Nữ Hương Nhũ - Trụ trì Chùa Thiên Quang, Bình Dương; quý tăng ni, Phật tử.
Chương trình Chuyên đề 255 gồm hai phần chính:
Phần I: Thực trạng và ý nghĩa bữa ăn gia đình
Phần II: Trải nghiệm bữa cơm thiên đường
Khai mạc
Chương trình được bắt đầu vào lúc 08g00 với vũ điệu múa khởi động “Là muối là men”. Bằng các cử điệu nhịp nhàng của bài hát, các bạn trẻ CTCĐGD đã giúp mọi người “xích lại gần nhau” hơn. Liền đó, MC Vũ Minh đã hân hoan chào mừng các thành phần tham dự và nêu lên ý nghĩa của Chuyên đề đặc biệt hôm nay.
Cả cộng đoàn cùng được mời gọi lắng đọng tâm hồn với phần cầu nguyện khai mạc, qua sự hướng dẫn của Nữ tu Matta Nguyễn Thị Hoa, OP. Lúc này đây, một bầu khí thánh thiêng bao trùm lên cả khán phòng.
Phần I: Thực trạng và ý nghĩa của bữa ăn gia đình
Ngay sau phần khai mạc, chương trình bước vào Phần I với tiểu phẩm: “Thực trạng bữa ăn của gia đình”, do Nhóm kịch Hướng Dương thể hiện. Vở kịch đã tái hiện một thực trạng đau lòng đang diễn ra nơi các gia đình, và đã gây xúc động cho các thành viên tham dự. Giá trị đích thực của bữa ăn gia đình Công Giáo chính là khi mọi người biết cùng nhau cầu nguyện, quan tâm chăm sóc nhau và trò chuyện với nhau. Đó là thông điệp mà tiểu phẩm đã gửi đến mọi người.
Tiếp theo là phần thuyết trình của Soeur Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, với đề tài “Thực trạng bữa ăn gia đình và việc thánh hóa bữa ăn”. Với cách diễn giải lôi cuốn, dễ hiểu, cùng với các video clip minh họa, Soeur Maria đã giúp tham dự viên khám phá tầm quan trọng và ý nghĩa đích thực của bữa ăn gia đình. Ngoài việc cung cấp thức ăn để nuôi sống thân xác, bữa ăn gia đình phải là nơi biểu lộ, gắn kết tình yêu và phát triển đời sống tâm linh.
Liền đó là bài chia sẻ của ĐC Giuse Đỗ Mạnh Hùng. Ngài đã chứng minh được mối liên hệ mật thiết giữa “Bữa ăn gia đình và Bữa tiệc Thần linh”. Cũng như bí tích Thánh Thể, bữa ăn gia đình phải là dấu chỉ của tình yêu, và cả hai đều được cấu thành từ 03 yếu tố: hy tế tình yêu, bữa ăn hiệp thông và sự hiện diện đích thực. ĐC Giuse đã thực sự giúp khán giả nhận biết giá trị của bữa cơm gia đình và tầm quan trọng của bữa ăn Thần linh chính là bí tích Thánh Thể: “Nếu không có Bữa tiệc Thần linh thì không có Giáo Hội; nếu không còn bữa ăn gia đình thì cũng không còn gia đình”.
Với đề tài “Ăn trong chánh niệm”, Sư cô Thích Nữ Hương Nhũ đã giúp tham dự viên nhận ra việc ăn uống của con người không đơn thuần là một hành động sinh tồn như con vật nhưng còn mang đời sống văn hóa và tâm linh. Chia sẻ của sư cô cũng đã cung cấp cho chuyên đề những tư tưởng thật hấp dẫn và mới lạ.
Tiết mục múa của vũ đoàn Rồng Việt ngay sau đó đã phần nào diễn tả được niềm vui của một bữa cơm gia đình khi có Chúa hiện diện.
Chương trình được tiếp nối với phần trình bày của Anh Luca Nguyễn Võ Minh Tâm - Chuyên gia huấn luyện và đào tạo. “Hãy giữ lấy hạnh phúc gia đình” là thông điệp mà anh đã trao gửi đến các tham dự viên. Anh còn đưa ra những hành động cụ thể để khán giả biết mình cần làm gì sau khi rời khỏi khán phòng, trở về với gia đình.
Hướng dẫn trải nghiệm “Đôi bàn tay” do Anh Minh Tâm thực hiện cùng với Soeur Maria Nguyễn Thị Hồng Quế và một gia đình gồm 3 thế hệ đã gây xúc động cho cả khán phòng. Với những cảm xúc rất thật, tham dự viên được mời gọi sống tâm tình tri ân ông bà, cha mẹ, là những người đã phải lao động vất vả để làm nên những bữa ăn cho gia đình.
Phần một được khép lại với phần đúc kết của Lm Luy Nguyễn Anh Tuấn. Sau đó, mọi người di chuyển ra sảnh ngoài của hội trường để cùng đến với những trải nghiệm về “Bữa cơm Thiên đường” nơi trần thế.
Trải nghiệm “Bữa cơm Thiên đường”
Các bàn ăn đã được dọn sẵn, mỗi người tự ngồi vào bàn và kết bạn với những người trong mâm cơm. Thực đơn hôm nay gồm những món ăn bình dị của người Việt Nam như thịt kho, rau luộc, canh chua...; và có những mâm thức ăn chay dành cho quý sư, tăng ni, Phật tử. Mọi người đã có được những khoảnh khắc trải nghiệm đáng nhớ với “Bữa cơm Thiên đường” theo tinh thần Kitô giáo, khi cùng nhau cầu nguyện, thánh hóa bữa ăn; giao lưu, trao đổi, chia sẻ với nhau trong tinh thần hiệp thông huynh đệ. Bầu khí hân hoan ngập tràn nơi các bàn ăn.
Sau bữa ăn, mọi người trở vào hội trường để cùng tham dự phần chia sẻ, đúc kết. Với món quà tặng từ BTC là quyển sách “Lời nguyện thánh hóa bữa ăn” trên tay, khán giả đã cùng lắng nghe Thầy Giuse Nguyễn Văn Quýnh hướng dẫn cách sử dụng.
Chương trình được tiếp nối với phần chia sẻ của tham dự viên. Trong bầu khí thân tình, với sự dẫn dắt chuyên nghiệp của MC Vũ Minh, một số tham dự viên đã chia sẻ trải nghiệm của bản thân sau khi tham dự Chuyên đề. Theo nhận định chung thì Chuyên đề hôm nay thật sự rất ích lợi. Sự thành công của chuyên đề đặc biệt hôm nay đã được thể hiện qua những cảm nhận rất thật từ khán giả. Tất cả các chia sẻ đều đã phản ảnh được niềm hạnh phúc khi khám phá ra được những thông điệp từ “Bữa cơm Thiên đường”. Mọi người đều xác tín trong “bữa ăn gia đình” cùng với việc “thánh hóa bữa ăn” có một giá trị to lớn, góp phần xây dựng hạnh phúc gia đình. Đồng thời, các tham dự viên đều quyết tâm áp dụng cho mái ấm của chính mình, cho cộng đoàn mình đang sống. Hơn nữa, nhiều người còn muốn lan tỏa cho những người cộng sự, những người mình đang có trách nhiệm dạy dỗ. Có lẽ đây chính là một sự khích lệ tinh thần lớn lao cho BTC.
Quả thật, hôm nay, BTC đã làm nên một Chuyên đề đặc biệt, để lại nhiều ấn tượng đáng nhớ cùng nhiều cung bậc cảm xúc trong lòng người tham dự. Và cũng có thể xem đây là một món quà đặc biệt của CTCĐGD trong năm “Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống hôn nhân”.
Sau chia sẻ trải nghiệm của tham dự viên là phần trao gửi hạt gạo yêu thương. Từ cuối hội trường, một đôi nam nữ trong trang phục nông dân đã gánh những gánh gạo tiến lên sân khấu trên nền nhạc của bài “Bà mẹ quê”. ĐC Giuse, quý cha, quý soeur, quý sư cô cùng nhau chuyền những túi gạo đến mọi người. Hình ảnh các túi gạo được mọi người chuyền tay nhau trong giai điệu bài hát “Trong Giêsu, chúng ta là tấm bánh” như phần nào diễn tả tâm tình cần có của người Công Giáo là hãy chia sẻ lương thực cho nhau và cho những người nghèo đói.
Sau đó, Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng ban Mục vụ Gia Đình TGP Sài Gòn - đã đúc kết Chuyên đề “Bữa cơm Thiên đường”, bằng chính những cảm nhận của bản thân khi tham dự chuyên đề này. Những chia sẻ của cha thật phong phú, đầy đủ ý nghĩa cao sâu và đong đầy cảm xúc.
Trước khi khép lại Chuyên đề “Bữa cơm Thiên đường”, thay mặt BTC, Thầy Giuse Nguyễn Văn Quýnh đã bày tỏ tâm tình tri ân sâu sắc đến ĐC phụ tá Giuse, quý cha, quý mục sư, quý sư cô và toàn thể tham dự viên. Với nét mặt hân hoan, Thầy chia sẻ: “Sự hiện diện đông đảo của quý cha, quý mục sư, quý sư cô và mọi người đã nói lên giá trị lớn lao của bữa cơm gia đình.” Thầy còn có những lời cảm ơn gửi đến các công ty, nhóm kịch, vũ đoàn, và tất cả mọi người đã cộng tác trong những công việc âm thầm và khiêm tốn để Chuyên đề 255 được diễn ra thành công tốt đẹp.
Chuyên đề “Bữa cơm Thiên đường” đã khép lại lúc 12g15, với phần cầu nguyện kết thúc của Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền. Toàn thể tham dự viên cùng hiệp lòng cất lên tiếng hát bài “Kinh Hòa Bình” của Thánh Phanxicô Assisi, với nguyện ước giá trị của những bữa cơm gia đình sẽ mang đến hòa bình đích thực cho các gia đình.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Trường hợp điển hình trong cuộc tranh luận về việc cho người ly dị tái hôn dân sự rước lễ
Vũ Văn An
21:47 10/01/2017
Ai cũng biết Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương mời gọi các mục tử biện phân các hoàn cảnh khác nhau để lượng định xem một người Công Giáo ly dị và tái hôn dân sự có được rước lễ hay không. Đáp lại lời mời gọi này, linh mục Paul Keller, thuộc dòng Truyền Giáo Claretian, phụ trách mục “Smells like sheep” (Có mùi chiên) trên tập san U.S. Catholic Magazine, chuyên chú trọng tới những điểm trong đó thừa tác mục vụ, chính sách công cộng, thần học và đạo đức học gặp nhau, đã đưa ra trường hợp điển hình sau đây mà ngài cho là “không mô tả một người hay một trường hợp chuyên biệt nào mà tôi từng gặp”; có nghĩa đây chỉ là một trường hợp điển hình giả định:
“Nhưng thưa cha, há con không thể lên rước lễ được sao?”
Khi chúng tôi đang ngồi trong toà giải tội, Irma, một người Công Giáo ly dị và tái hôn dân sự, nhìn tôi bằng đôi mắt van lơn. Chị ấy hỏi tôi một câu hỏi trực tiếp như trên.
Để trả lời câu hỏi ấy, tôi phải theo các hướng dẫn mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mô tả trong Niềm Vui Yêu Thương sau nhiều cuộc thảo luận và biện phân của hai Thượng Hội Đồng Giám Mục về Đời Sống Gia Đình. Tôi được mời gọi đồng hành với Irma. Tôi cần phải thi hành sự khôn ngoan trong suốt diễn trình dài và tiệm tiến này để giúp Irma hiểu, biết đánh giá, và thi hành trọn vẹn những gì Thiên Chúa yêu cầu ở chị.
Dọc con đường này, tôi phải “tránh các phán đoán không biết kể chi tới tính phức tạp” của hoàn cảnh Irma. Biện phân mục vụ sẽ không cần thiết nếu mọi điều tôi phải làm là nói với Irma đâu là các qui luật và truyền cho chị phải tuân phục các qui luật này. Nhưng tôi không được phép coi các giới luật luân lý của Giáo Hội như những viên đá để tôi phải ném vào cuộc đời Irma.
Trong diễn trình biện phân và đồng hành, tôi phải hiểu rằng “rất có thể, trong một hoàn cảnh tội lỗi khách quan, nhưng rất có thể không thể qui tội về phương diện chủ quan, hay không qui tội hoàn toàn được, một người nào đó có thể đang sống trong ơn thánh của Thiên Chúa, có thể yêu thương và cũng có thể lớn lên trong đời sống ơn thánh và đức ái, trong khi vẫn tiếp nhận sự giúp đỡ của Giáo Hội để đạt được mục tiêu này”.
Đến điểm này, tôi từng đã nói nhiều lần, hầu như suốt hai năm, với Irma trong bí tích Hòa Giải. Trong suốt các cuộc chuyện trò và cầu nguyện khá nhiều của chúng tôi, tôi đã tiến tới chỗ biết khá nhiều về đời sống của chị.
Irma xuất thân từ El Salvador, nơi chị kết hôn với người tình lúc còn ở trung học, tên Francisco, lúc cả hai mới 21 tuổi. Chị nói với tôi anh là một người kỳ diệu: biết tôn trọng, đại lượng và hết sức khôi hài. Họ kết hôn trong Giáo Hội Công Giáo, dù nay Irma tự mô tả bà vào lúc đó thực sự chỉ là một người Công Giáo “về văn hóa”.
Cả chị lẫn người bạn trai chưa bao giờ thực sự suy nghĩ nghiêm túc về đức tin của họ. Gia đình họ đều theo Công Giáo. Mọi người họ biết đều là người Công Giáo. Ai cũng cho rằng khi kết hôn, bạn hẳn phải kết hôn trong Giáo Hội Công Giáo.
Chị cho biết năm đầu mới lấy nhau quả là “tuyệt diệu”. Mặc dù khó khăn lắm mới đủ tiêu dùng, nhưng họ lo liệu được. Rồi Francisco bị áp lực làm điều anh đã tránh được lúc ở trung học: tham gia băng đảng địa phương đang kiểm soát khu phố của họ. Sau đó, Francisco bắt đầu về trễ. Anh bắt đầu uống rất nhiều và, chị tin, anh còn sử dụng cả ma túy nữa.
Chị cho biết: “anh ấy trở nên một con người hoàn toàn khác hẳn”.
Cuối cùng, khi say, Francisco trở thành người hành hạ bằng thể lý và bằng ngôn từ. Bao giờ anh cũng xin lỗi vào ngày hôm sau, và hứa việc này sẽ không bao giờ xẩy ra nữa. Nhưng nó vẫn cứ luôn diễn ra một lần nữa.
Khi say, Francisco bắt đầu thường xuyên “khoác lác” về các vụ lăng nhăng của anh với các người đàn bà khác. Một số người láng giềng còn cho Irma hay một người đàn bà mang thai và cho rằng đứa con là của Francisco.
Francisco, có hồi, đi biệt tăm nhiều ngày mà không hề cho Irma hay anh đang ở đâu hay bao giờ trở về. Cuối cùng anh bỏ đi luôn không về nhà nữa. Một tuần… hai tuần… một tháng… sáu tháng.
Sau sáu tháng, Irma không biết phải làm gì. Francisco đã mất việc từ lâu. Irma không thể kiếm được việc làm. Cả gia đình chị đều qua Hoa Kỳ cả rồi.
Thành thử, vì tuyệt vọng, Irma ly dị Francisco và qua Hoa Kỳ (bất hợp pháp), nơi chị có thể sống với một số người trong gia đình chị và tìm được việc làm.
Sau khi ở Hoa Kỳ được khoảng một năm, Irma gặp Tony. Họ bắt đầu hẹn hò rồi yêu nhau. Irma mô tả Tony là người hiền hòa lịch thiệp và chăm làm.
“Anh ân cần, luôn làm con ngạc nhiên bằng những món quà nhỏ và đưa con đi chơi”. Cuối cùng, Tony và Irma kết hôn theo dân luật. Nhờ cuộc hôn nhân này, Irma có thể trở thành thường trú nhân. Sau đó, chị có thai. Sau khi lấy nhau được gần một năm, họ cho Araceli chào đời.
Irma muốn rửa tội cho Araceli trong Giáo Hội Công Giáo. Tony không phải là người Công Giáo và thực sự chưa bao giờ đến nhà thờ, nhưng anh ủng hộ Irma trong quyết định dưỡng dục Araceli thành người Công Giáo.
Sau lễ rửa tội, Irma và Tony bắt đầu tham dự Thánh Lễ. Irma bừng tỉnh đối với Đạo Công Giáo của mình. Chị muốn là một người Công Giáo tốt và lớn lên trong mối liên hệ của mình với Thiên Chúa. Chị đặc biệt muốn được rước lễ.
Irma không hề biết hiện nay Francisco đang ở đâu. Thậm chí, chị cũng không biết liệu anh còn sống hay không. Chị không còn gia đình ở El Salvador. Chị không mang theo giấy tờ gì của Giáo Hội hay của chính quyền khi tới Hoa Kỳ.
Chị muốn xin án tuyên bố hôn nhân trước của chị vô hiệu, nhưng hầu như chị không thể kiếm được bất cứ tín liệu nào hay sự giúp đỡ nào từ giáo xứ của chị ở El Salvador.
Mặc dù Irma tin chắc rằng họ còn quá trẻ để có thể kết hôn với nhau, nhưng điều cũng rõ là chị không có bất cứ lý do thực sự nào để yêu cầu án vô hiệu vì các vấn đề liên quan tới Francisco dường như chỉ là việc nghiện rượu (và có thể các thứ ma túy khác), là thứ chỉ phát triển sau khi họ đã kết hôn rồi.
"Nhưng thưa cha, há con không thể lên rước lễ được sao?"
Irma và tôi đã thảo luận về những gì Giáo Hội dạy liên quan đến việc rước lễ đối với người ly dị và tái hôn. Tôi đã giải thích với chị rằng nếu chị và Tony sống với nhau như "anh trai và em gái", thì chị có thể lên rước lễ được.
Chị nói với tôi rằng theo Tony, ý tưởng đó điên rồ. Vì họ chỉ mới 26 tuổi, nên Irma sợ điều có thể xảy ra cho mối liên hệ của họ nếu họ không còn khả năng lớn lên trong tình yêu của họ nhờ sự thân mật thể lý.
Chị không nghĩ Tony có thể xử lý được viễn ảnh phải cam kết sống độc thân hoàn toàn trong suốt thời gian 70 năm còn lại. Hơn nữa, cả chị lẫn Tony đều muốn có "ít nhất hai hoặc ba đứa con nữa".
Irma nói với tôi: mỗi Chúa Nhật, sau khi dự Thánh Lễ trở về nhà với Tony và bé Araceli, chị đều khóc cả ngày. Chị hết sức đau lòng khi không thể hiệp thông với Chúa và nhận ân sủng của Người trong Bí tích.
Sự tuyệt vọng của chị lớn đến nỗi là một mục tử và cũng là người có bằng cấp về huấn đạo, tôi lo sức khỏe tinh thần và tâm lý của chị bị tổn hại bởi việc tham dự Thánh Lễ mà không được rước lễ. Dù không nói như vậy với Irma, nhưng tôi tự hỏi liệu để chị tham dự một nhà thờ không Công Giáo có phải là điều tốt hơn cho chị không.
Chị nói với tôi rằng Tony bắt đầu từ chối việc tham dự Thánh Lễ vì anh không thể chịu đựng được việc mình trở thành một phần của điều đang gây cho chị rất nhiều đau khổ. Ngay cả bé Araceli cũng muốn biết lý do tại sao má lại luôn luôn khóc sau khi tham dự Thánh Lễ.
"Nhưng thưa cha, há con lại không thể lên rước lễ được sao?"
Sau hơn một năm đồng hành với chị, tôi sẽ trả lời câu hỏi trực tiếp của chị ra sao? Nếu chị đơn giản tiến lên rước lễ, có lẽ tôi sẽ không từ khước chị. Trước hết, mọi điều tôi biết về mối liên hệ của chị đã phát xuất bên trong khuôn khổ bí tích giải tội. Bên ngoài bí tích này, tôi không thể "sử dụng" thông tin này bất cứ cách nào, chắc chắn không phải qua việc công khai từ khước việc rước lễ của chị.
Mà dù tôi có biết về hoàn cảnh của Irma bên ngoài Phép Giải Tội đi chăng nữa, thì không ai khác trong giáo xứ biết. Đây không phải là tình huống của một tội công khai tỏ tường. Nên không hề có nguy cơ gây gương mù. Tôi cũng không biết vào một Chúa Nhật nhất định nào đó, liệu chị và Tony có quyết định bắt đầu sống với nhau như "anh trai và em gái" hay không.
Irma chắc chắn không có thái độ coi thường hay thiếu tình yêu đối với Giáo Hội và giáo huấn của Giáo Hội. Với những hoàn cảnh như thế, nếu chị tiến lên rước lễ, chắc chắn Giáo Hội không để tôi công khai khước từ chị.
Nhưng tôi không đối phó với việc liệu tôi sẽ khước từ việc rước lễ của chị hay không. Mà là đối phó với một trong các tín hữu hỏi tôi một câu hỏi trực tiếp, và chị này xứng đáng được một câu trả lời trực tiếp.
Irma chắc chắn có "sự khiêm tốn, cẩn trọng, và tình yêu đối với Giáo Hội và giáo huấn của Giáo Hội" đúng nghĩa mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Niềm Vui Yêu Thương nói là cần thiết trước khi một người nào đó trong hoàn cảnh này có thể tiến lên rước lễ. Chị là người "chân thành tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa" và có một "mong muốn thực hiện một đáp trả hoàn hảo hơn với thánh ý Người".
Niềm Vui Yêu Thương mô tả một số điều tôi phải xem xét khi cung cấp việc chăm sóc mục vụ cho Irma.
Trước hết, tôi có thể thấy không có cảm thức tội lỗi thực sự nào về phần Irma đối với sự thất bại hôn nhân của chị. Dù chị buồn rằng chị và Tony không kết hôn trong Giáo Hội, nhưng chị cũng tin rằng Thiên Chúa đã đặt Tony vào đời chị vì phúc lợi của chị.
Mặc dù không được kết hôn trong Giáo Hội, nhưng mối liên hệ của họ, trong mọi khía cạnh, tỏ ra là một mối liên hệ lành mạnh về tâm linh, tâm lý, và xúc cảm. Họ có một mối liên hệ mạnh mẽ và một đứa con xinh đẹp. Họ trung thành, rộng lượng và tự hiến.
Cam kết Kitô Giáo của Irma là điều hiển nhiên, và theo Irma, trước khi không vui về nỗi thống khổ của Irma, Tony tỏ ý quan tâm đến việc học hỏi thêm về Thánh Lễ và Giáo Hội Công Giáo.
Tôi chia sẻ mối quan tâm của Irma rằng cố gắng sống độc thân suốt đời có thể gây nguy hại cho lòng trung thành và sự tiếp tục mối liên hệ của họ, một điều chắc chắn không tốt cho đứa con của họ. Tôi tin rằng sự kết thúc mối liên hệ của họ sẽ gây tổn hại cho cả ba người họ.
Trong trường hợp này, tôi đã đi đến chỗ tin mạnh mẽ rằng Irma sẽ được giúp đỡ rất nhiều nhờ ân sủng của bí tích Rước Lễ. Không có nó, tôi sợ rằng mọi người họ sẽ thôi, không đến dự Thánh Lễ nữa, và có lẽ nên như thế. Tôi có một niềm hy vọng hợp lý này là Tony cuối cùng sẽ trở thành người Công Giáo.
Tôi tin rằng rất có thể một ngày nào đó trong tương lai, có lẽ sau hai hoặc ba đứa con nữa, Irma và Tony sẽ sống một cuộc sống như "anh trai em gái".
"Nhưng thưa cha, há con không thể lên rước lễ được sao?"
Dựa trên tất cả mọi điều tôi biết trong tư cách một linh mục liên quan tới tội lỗi, lương tâm, hy vọng, Chúa Giêsu, giáo huấn của Giáo Hội, và nhất là chỉ thị mà Giáo Hội đã nhận được từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Niềm Vui Yêu Thương, tôi nói với Irma, "Nếu con chân thành tin trong lương tâm của con rằng đây là cách Chúa Kitô có thể giúp con lớn lên trong sự thánh thiện, thì, được. Con được lên rước lễ".
Chúa Nhật tiếp theo, sau Thánh Lễ, Irma chào tôi với những giọt nước mắt trên mi - lần này là những giọt nước mắt hân hoan. Ngay đôi mắt của Tony dường như cũng đầm đề khi nắm tay bé Araceli đang nghịch ngợm.
Irma nói với tôi, "Trong tất cả các năm trước, ở mọi Thánh Lễ khi đến lúc rước lễ, con cảm thấy như Chúa Giêsu quay lưng lại với con. Hôm nay, lần đầu tiên, con cảm thấy như Chúa Giêsu ôm lấy con và nói với con Người yêu con!"
Kỳ sau: Nhận định của một chuyên viên giáo luật giáo dân về trường hợp điển hình trên
“Nhưng thưa cha, há con không thể lên rước lễ được sao?”
Khi chúng tôi đang ngồi trong toà giải tội, Irma, một người Công Giáo ly dị và tái hôn dân sự, nhìn tôi bằng đôi mắt van lơn. Chị ấy hỏi tôi một câu hỏi trực tiếp như trên.
Để trả lời câu hỏi ấy, tôi phải theo các hướng dẫn mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mô tả trong Niềm Vui Yêu Thương sau nhiều cuộc thảo luận và biện phân của hai Thượng Hội Đồng Giám Mục về Đời Sống Gia Đình. Tôi được mời gọi đồng hành với Irma. Tôi cần phải thi hành sự khôn ngoan trong suốt diễn trình dài và tiệm tiến này để giúp Irma hiểu, biết đánh giá, và thi hành trọn vẹn những gì Thiên Chúa yêu cầu ở chị.
Dọc con đường này, tôi phải “tránh các phán đoán không biết kể chi tới tính phức tạp” của hoàn cảnh Irma. Biện phân mục vụ sẽ không cần thiết nếu mọi điều tôi phải làm là nói với Irma đâu là các qui luật và truyền cho chị phải tuân phục các qui luật này. Nhưng tôi không được phép coi các giới luật luân lý của Giáo Hội như những viên đá để tôi phải ném vào cuộc đời Irma.
Trong diễn trình biện phân và đồng hành, tôi phải hiểu rằng “rất có thể, trong một hoàn cảnh tội lỗi khách quan, nhưng rất có thể không thể qui tội về phương diện chủ quan, hay không qui tội hoàn toàn được, một người nào đó có thể đang sống trong ơn thánh của Thiên Chúa, có thể yêu thương và cũng có thể lớn lên trong đời sống ơn thánh và đức ái, trong khi vẫn tiếp nhận sự giúp đỡ của Giáo Hội để đạt được mục tiêu này”.
Đến điểm này, tôi từng đã nói nhiều lần, hầu như suốt hai năm, với Irma trong bí tích Hòa Giải. Trong suốt các cuộc chuyện trò và cầu nguyện khá nhiều của chúng tôi, tôi đã tiến tới chỗ biết khá nhiều về đời sống của chị.
Irma xuất thân từ El Salvador, nơi chị kết hôn với người tình lúc còn ở trung học, tên Francisco, lúc cả hai mới 21 tuổi. Chị nói với tôi anh là một người kỳ diệu: biết tôn trọng, đại lượng và hết sức khôi hài. Họ kết hôn trong Giáo Hội Công Giáo, dù nay Irma tự mô tả bà vào lúc đó thực sự chỉ là một người Công Giáo “về văn hóa”.
Cả chị lẫn người bạn trai chưa bao giờ thực sự suy nghĩ nghiêm túc về đức tin của họ. Gia đình họ đều theo Công Giáo. Mọi người họ biết đều là người Công Giáo. Ai cũng cho rằng khi kết hôn, bạn hẳn phải kết hôn trong Giáo Hội Công Giáo.
Chị cho biết năm đầu mới lấy nhau quả là “tuyệt diệu”. Mặc dù khó khăn lắm mới đủ tiêu dùng, nhưng họ lo liệu được. Rồi Francisco bị áp lực làm điều anh đã tránh được lúc ở trung học: tham gia băng đảng địa phương đang kiểm soát khu phố của họ. Sau đó, Francisco bắt đầu về trễ. Anh bắt đầu uống rất nhiều và, chị tin, anh còn sử dụng cả ma túy nữa.
Chị cho biết: “anh ấy trở nên một con người hoàn toàn khác hẳn”.
Cuối cùng, khi say, Francisco trở thành người hành hạ bằng thể lý và bằng ngôn từ. Bao giờ anh cũng xin lỗi vào ngày hôm sau, và hứa việc này sẽ không bao giờ xẩy ra nữa. Nhưng nó vẫn cứ luôn diễn ra một lần nữa.
Khi say, Francisco bắt đầu thường xuyên “khoác lác” về các vụ lăng nhăng của anh với các người đàn bà khác. Một số người láng giềng còn cho Irma hay một người đàn bà mang thai và cho rằng đứa con là của Francisco.
Francisco, có hồi, đi biệt tăm nhiều ngày mà không hề cho Irma hay anh đang ở đâu hay bao giờ trở về. Cuối cùng anh bỏ đi luôn không về nhà nữa. Một tuần… hai tuần… một tháng… sáu tháng.
Sau sáu tháng, Irma không biết phải làm gì. Francisco đã mất việc từ lâu. Irma không thể kiếm được việc làm. Cả gia đình chị đều qua Hoa Kỳ cả rồi.
Thành thử, vì tuyệt vọng, Irma ly dị Francisco và qua Hoa Kỳ (bất hợp pháp), nơi chị có thể sống với một số người trong gia đình chị và tìm được việc làm.
Sau khi ở Hoa Kỳ được khoảng một năm, Irma gặp Tony. Họ bắt đầu hẹn hò rồi yêu nhau. Irma mô tả Tony là người hiền hòa lịch thiệp và chăm làm.
“Anh ân cần, luôn làm con ngạc nhiên bằng những món quà nhỏ và đưa con đi chơi”. Cuối cùng, Tony và Irma kết hôn theo dân luật. Nhờ cuộc hôn nhân này, Irma có thể trở thành thường trú nhân. Sau đó, chị có thai. Sau khi lấy nhau được gần một năm, họ cho Araceli chào đời.
Irma muốn rửa tội cho Araceli trong Giáo Hội Công Giáo. Tony không phải là người Công Giáo và thực sự chưa bao giờ đến nhà thờ, nhưng anh ủng hộ Irma trong quyết định dưỡng dục Araceli thành người Công Giáo.
Sau lễ rửa tội, Irma và Tony bắt đầu tham dự Thánh Lễ. Irma bừng tỉnh đối với Đạo Công Giáo của mình. Chị muốn là một người Công Giáo tốt và lớn lên trong mối liên hệ của mình với Thiên Chúa. Chị đặc biệt muốn được rước lễ.
Irma không hề biết hiện nay Francisco đang ở đâu. Thậm chí, chị cũng không biết liệu anh còn sống hay không. Chị không còn gia đình ở El Salvador. Chị không mang theo giấy tờ gì của Giáo Hội hay của chính quyền khi tới Hoa Kỳ.
Chị muốn xin án tuyên bố hôn nhân trước của chị vô hiệu, nhưng hầu như chị không thể kiếm được bất cứ tín liệu nào hay sự giúp đỡ nào từ giáo xứ của chị ở El Salvador.
Mặc dù Irma tin chắc rằng họ còn quá trẻ để có thể kết hôn với nhau, nhưng điều cũng rõ là chị không có bất cứ lý do thực sự nào để yêu cầu án vô hiệu vì các vấn đề liên quan tới Francisco dường như chỉ là việc nghiện rượu (và có thể các thứ ma túy khác), là thứ chỉ phát triển sau khi họ đã kết hôn rồi.
"Nhưng thưa cha, há con không thể lên rước lễ được sao?"
Irma và tôi đã thảo luận về những gì Giáo Hội dạy liên quan đến việc rước lễ đối với người ly dị và tái hôn. Tôi đã giải thích với chị rằng nếu chị và Tony sống với nhau như "anh trai và em gái", thì chị có thể lên rước lễ được.
Chị nói với tôi rằng theo Tony, ý tưởng đó điên rồ. Vì họ chỉ mới 26 tuổi, nên Irma sợ điều có thể xảy ra cho mối liên hệ của họ nếu họ không còn khả năng lớn lên trong tình yêu của họ nhờ sự thân mật thể lý.
Chị không nghĩ Tony có thể xử lý được viễn ảnh phải cam kết sống độc thân hoàn toàn trong suốt thời gian 70 năm còn lại. Hơn nữa, cả chị lẫn Tony đều muốn có "ít nhất hai hoặc ba đứa con nữa".
Irma nói với tôi: mỗi Chúa Nhật, sau khi dự Thánh Lễ trở về nhà với Tony và bé Araceli, chị đều khóc cả ngày. Chị hết sức đau lòng khi không thể hiệp thông với Chúa và nhận ân sủng của Người trong Bí tích.
Sự tuyệt vọng của chị lớn đến nỗi là một mục tử và cũng là người có bằng cấp về huấn đạo, tôi lo sức khỏe tinh thần và tâm lý của chị bị tổn hại bởi việc tham dự Thánh Lễ mà không được rước lễ. Dù không nói như vậy với Irma, nhưng tôi tự hỏi liệu để chị tham dự một nhà thờ không Công Giáo có phải là điều tốt hơn cho chị không.
Chị nói với tôi rằng Tony bắt đầu từ chối việc tham dự Thánh Lễ vì anh không thể chịu đựng được việc mình trở thành một phần của điều đang gây cho chị rất nhiều đau khổ. Ngay cả bé Araceli cũng muốn biết lý do tại sao má lại luôn luôn khóc sau khi tham dự Thánh Lễ.
"Nhưng thưa cha, há con lại không thể lên rước lễ được sao?"
Sau hơn một năm đồng hành với chị, tôi sẽ trả lời câu hỏi trực tiếp của chị ra sao? Nếu chị đơn giản tiến lên rước lễ, có lẽ tôi sẽ không từ khước chị. Trước hết, mọi điều tôi biết về mối liên hệ của chị đã phát xuất bên trong khuôn khổ bí tích giải tội. Bên ngoài bí tích này, tôi không thể "sử dụng" thông tin này bất cứ cách nào, chắc chắn không phải qua việc công khai từ khước việc rước lễ của chị.
Mà dù tôi có biết về hoàn cảnh của Irma bên ngoài Phép Giải Tội đi chăng nữa, thì không ai khác trong giáo xứ biết. Đây không phải là tình huống của một tội công khai tỏ tường. Nên không hề có nguy cơ gây gương mù. Tôi cũng không biết vào một Chúa Nhật nhất định nào đó, liệu chị và Tony có quyết định bắt đầu sống với nhau như "anh trai và em gái" hay không.
Irma chắc chắn không có thái độ coi thường hay thiếu tình yêu đối với Giáo Hội và giáo huấn của Giáo Hội. Với những hoàn cảnh như thế, nếu chị tiến lên rước lễ, chắc chắn Giáo Hội không để tôi công khai khước từ chị.
Nhưng tôi không đối phó với việc liệu tôi sẽ khước từ việc rước lễ của chị hay không. Mà là đối phó với một trong các tín hữu hỏi tôi một câu hỏi trực tiếp, và chị này xứng đáng được một câu trả lời trực tiếp.
Irma chắc chắn có "sự khiêm tốn, cẩn trọng, và tình yêu đối với Giáo Hội và giáo huấn của Giáo Hội" đúng nghĩa mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Niềm Vui Yêu Thương nói là cần thiết trước khi một người nào đó trong hoàn cảnh này có thể tiến lên rước lễ. Chị là người "chân thành tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa" và có một "mong muốn thực hiện một đáp trả hoàn hảo hơn với thánh ý Người".
Niềm Vui Yêu Thương mô tả một số điều tôi phải xem xét khi cung cấp việc chăm sóc mục vụ cho Irma.
Trước hết, tôi có thể thấy không có cảm thức tội lỗi thực sự nào về phần Irma đối với sự thất bại hôn nhân của chị. Dù chị buồn rằng chị và Tony không kết hôn trong Giáo Hội, nhưng chị cũng tin rằng Thiên Chúa đã đặt Tony vào đời chị vì phúc lợi của chị.
Mặc dù không được kết hôn trong Giáo Hội, nhưng mối liên hệ của họ, trong mọi khía cạnh, tỏ ra là một mối liên hệ lành mạnh về tâm linh, tâm lý, và xúc cảm. Họ có một mối liên hệ mạnh mẽ và một đứa con xinh đẹp. Họ trung thành, rộng lượng và tự hiến.
Cam kết Kitô Giáo của Irma là điều hiển nhiên, và theo Irma, trước khi không vui về nỗi thống khổ của Irma, Tony tỏ ý quan tâm đến việc học hỏi thêm về Thánh Lễ và Giáo Hội Công Giáo.
Tôi chia sẻ mối quan tâm của Irma rằng cố gắng sống độc thân suốt đời có thể gây nguy hại cho lòng trung thành và sự tiếp tục mối liên hệ của họ, một điều chắc chắn không tốt cho đứa con của họ. Tôi tin rằng sự kết thúc mối liên hệ của họ sẽ gây tổn hại cho cả ba người họ.
Trong trường hợp này, tôi đã đi đến chỗ tin mạnh mẽ rằng Irma sẽ được giúp đỡ rất nhiều nhờ ân sủng của bí tích Rước Lễ. Không có nó, tôi sợ rằng mọi người họ sẽ thôi, không đến dự Thánh Lễ nữa, và có lẽ nên như thế. Tôi có một niềm hy vọng hợp lý này là Tony cuối cùng sẽ trở thành người Công Giáo.
Tôi tin rằng rất có thể một ngày nào đó trong tương lai, có lẽ sau hai hoặc ba đứa con nữa, Irma và Tony sẽ sống một cuộc sống như "anh trai em gái".
"Nhưng thưa cha, há con không thể lên rước lễ được sao?"
Dựa trên tất cả mọi điều tôi biết trong tư cách một linh mục liên quan tới tội lỗi, lương tâm, hy vọng, Chúa Giêsu, giáo huấn của Giáo Hội, và nhất là chỉ thị mà Giáo Hội đã nhận được từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Niềm Vui Yêu Thương, tôi nói với Irma, "Nếu con chân thành tin trong lương tâm của con rằng đây là cách Chúa Kitô có thể giúp con lớn lên trong sự thánh thiện, thì, được. Con được lên rước lễ".
Chúa Nhật tiếp theo, sau Thánh Lễ, Irma chào tôi với những giọt nước mắt trên mi - lần này là những giọt nước mắt hân hoan. Ngay đôi mắt của Tony dường như cũng đầm đề khi nắm tay bé Araceli đang nghịch ngợm.
Irma nói với tôi, "Trong tất cả các năm trước, ở mọi Thánh Lễ khi đến lúc rước lễ, con cảm thấy như Chúa Giêsu quay lưng lại với con. Hôm nay, lần đầu tiên, con cảm thấy như Chúa Giêsu ôm lấy con và nói với con Người yêu con!"
Kỳ sau: Nhận định của một chuyên viên giáo luật giáo dân về trường hợp điển hình trên
Văn Hóa
Giới thiệu bộ sách ''Thánh Kinh và Gia Đình'' của ban Tu Thư giáo xứ Việt Nam Paris
Trần Văn Cảnh
10:59 10/01/2017
GIỚI THIỆU BỘ SÁCH MỚI « THÁNH KINH VÀ GIA ĐÌNH » CỦA BAN TU THƯ GXVN PARIS
Ban Tu Thư Giáo Xứ Việt Nam Paris hân hạnh dần dần gửi đến mỗi Gia Đình bộ sách cẩm nang mang tên là ‘THÁNH KINH VÀ GIA ĐÌNH’, xin mỗi Gia Đình cố tìm đọc cho được. Ba cuốn đầu tiên sẽ ra mắt vào đầu tháng 6. 2016. Kính báo
Với chủ đề ‘THÁNH KINH VÀ GIA ĐÌNH’ chúng tôi muốn cố gắng khám phá, đào sâu và nêu bật những tương hợp tuyệt vời giữa những giá trị của gia đình truyền thống ở Việt Nam với giáo huấn ngàn đời của Thánh Kinh. Chúng tôi cũng muốn đưa ra ánh sáng những ảnh hưởng, mà một cách âm thầm, kín đáo, đôi khi phải hy sinh, giáo huấn Thánh Kinh đã thẩm thấu, bồi dưỡng và thăng hoa nền văn hóa gia đình cổ truyền tại Việt Nam.
Đọc cuốn Đạo Đức Kinh của Lão Tử, chúng tôi gặp thấy một hình ảnh rất tâm đắc: Theo Lão Tử, ‘dưới trời, mềm yếu không gì bằng nước, thắng được vật cứng không gì bằng nước, không gì đảo lộn cảnh vật hơn nước. Nước tượng trưng cho sự ban phát mà không đòi đáp trả, làm lợi ích cho vạn vật mà không kể công, không tranh dành. Nước tìm đến chỗ trũng thấp, nơi mà người ta thường tránh. Nhưng chính vì thấp mà nước có nhiều ích lợi’ [1].
Những suy nghĩ của Lão Tử về nước, nếu đem so chiếu với những ảnh hưởng của Thánh Kinh trong nền Văn Hóa Gia Đình Việt Nam, chúng tôi thấy nhiều nét độc đáo, minh nhiên cả về phạm vi tự nhiên, phạm vi luân lý và phạm vi siêu nhiên.
• Phạm vi tự nhiên: Như nước mềm yếu, không cạnh tranh, không ép buộc… giáo huấn Thánh Kinh đến với gia đình Việt Nam một cách êm thấm, tự nhiên, vừa công nhận những điểm hay (một nam một nữ, vợ chồng tương kính nhau…) vừa mời gọi đổi mới những điểm không thích hợp (bỏ tục lệ ép gả, vợ lẽ, bỏ chế độ chồng chúa vợ tôi’,...). Nhờ đó cơ cấu và nếp sống gia đình Việt Nam thêm vững chắc theo luật đời, luật đạo.
• Phạm vi luân lý: Như nước mềm, ưa chỗ thấp… Có nước, đất sẽ nhuyễn, cây cối sẽ xinh tươi, trổ hoa sinh trái… Giáo huấn Thánh kinh củng cố sự chung thủy vợ chồng, đức hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ… thấm nhuần sâu xa vào đời sống luân lý của gia đình truyền thống Việt Nam.
• Phạm vi siêu nhiên: Suy nghĩ của Lão Tử về nước, chỉ nằm ở phạm vi tự nhiên và luân lý, chưa vươn lên tới phạm vi siêu nhiên : Ai dựng nên nước, ai phú bẩm cho nước những đặc tính cao đẹp, những sức mạnh vượt khả năng con người,… Cũng vậy, văn hóa Việt Nam về gia đình, truyền thống hay được pháp luật hóa theo tinh thần Nho Giáo, chủ yếu còn nằm trong phạm vị tự nhiên và luân lý mà chưa đạt tới nguồn gốc siêu nhiên và giá trị thần linh của gia đình. Phải đợi Thánh Kinh tới mới khẳng định và làm sáng lên : Chính Thiên Chúa đã thiết lập gia đình, khi tạo dựng con người có nam có nữ (St 1, 27 tt; 2, 24), chính Thiên Chúa đã truyền dạy con cái sống đức hiếu thảo, như một giới răn căn bản (Gv 19, 3; Đnl 5,16 tt), tình yêu phụ tử (mẫu tử) bắt nguồn từ tình yêu của Thiên Chúa (Is 43,1; Ep 3,15).
Như vậy chúng ta vui mừng nhận ra rằng trong văn hóa gia đình Việt Nam cũng như trong giáo huấn của Thánh Kinh về đời sống gia đình mang nhiều giá trị tương hợp. Mạc khải tình thương của Thiên Chúa không chỉ gói gọn trong Thánh Kinh, nhưng đã được tỏa sáng trong các nền văn hóa. Những giá trị tương hợp này thật phổ biến trong mọi nền văn hóa và trong mọi thế hệ. Mặc dầu chưa đi tới cội nguồn, hay đã đi tới mà chưa làm sáng tỏ, văn hóa gia đình truyền thống Việt Nam, trên phạm vi tự nhiên và luân lý, có nhiều điểm đặc sắc, đáng được coi là những mảnh đất mầu cày bừa sẵn, để đón nhận giáo huấn Thánh Kinh. Nhờ Giáo huấn Thánh Kinh mà tình yêu vợ chồng vươn tới tình yêu của Thiên Chúa, tình yêu của Đấng Tạo Thành, mà tình yêu giữa cha mẹ và con cái lấy tình yêu giữa Ba Ngôi Thiên Chúa làm chuẩn mực.Vì yêu thương, vợ chồng sống cho nhau, cha mẹ dành cho con cái thấm thiết sâu đậm như nhà văn Khái Hưng muốn diễn tả trong câu chuyện ‘Anh Phải Sống’ [2], mà còn đến mức độ như Chúa Giêsu khẳng định: ‘Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng sống cho người mình yêu’ (Ga 15,13).
Để đạt tới mục tiêu của chủ đề nêu trên, chúng tôi đồng thuận theo phương pháp đối chiếu: trình bày những lời dạy múc ra từ văn hóa gia đình Việt Nam trong ca dao tục ngữ, truyện cổ dân gian, thơ văn xưa và nay, rồi đối chiếu với những giáo huấn của Thánh Kinh Cựu Uớc và Tân Ưóc, thư của các Tông Đồ, đặc biệt của thánh Phaolô, cũng như giáo huấn của Giáo Hội, của Công Đồng, và thi ca huấn giáo của nhiều tác giả. Dĩ nhiên mỗi người viết một đề tài đã tự chọn hay được đề nghị theo cung cách và sở trường của mình. Như vậy, vừa tự do, vừa phong phú hơn. Sau đây là những đề tài được đề nghị và danh tánh người đảm nhận:
1. Gia đình sống đạo – Lm Mai Đức Vinh
2. Người trẻ sống đức tin – Lm Mai Đức Vinh.
3. Con cái là hồng ân của Thiên Chúa – Pt Phạm Bá Nha
4. Giáo Dục con cái – Gs. Trần Văn Cảnh.
5. Ông bà nội ngoại - Bà Trần Kim Chi
6. Gia đình dưới những góc cạnh dân luật và Giáo Luật. – Ls Lê Đình Thông.
7. Tình nghĩa vợ chồng - Ô. Phạm Hòa Hiệp.
8. Vai trò của người cha - Ô. Giang Minh Đức.
9. Vai trò của người mẹ - ÔB. Long - Hằng.
10. Những ngày lễ hội trong gia đình - Bà Đoàn Thị
11. Những vấn đề thực tế lớn trong gia đình - Gs Tạ Thanh Minh Khánh.
12. Gia súc – Ô. Đoàn Quốc Khánh.
Như vậy, có 12 đề tài quảng diễn chủ đề. Trật tự các đề tài là như trên. Và theo sự đồng thuận của quý tác giả : mỗi đề tài có thể viết thành một tập sách nhỏ dài từ 100 đến 120 trang sách in khổ 14&20. Tuy nhiên, vì thời giờ và công việc của mỗi người, nên đề tài nào viết xong trước, sẽ phát hành trước. Đàng khác, nếu một đề tài không đủ chất lượng viết thành tập sách 100-120 trang, thì có thể gọp lại hai đề tài thành một tập sách. Giới hạn cuối cùng để hoàn thành bộ sách ‘THÁNH KINH VÀ GIA ĐÌNH’ dự tính là đầu tháng 9 năm 2016. Nhưng thực tế có lẽ thời gian sẽ kéo dài hơn. Cho đến lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam hôm nay, ngày 13.11.2016, chỉ mới ba cuốn đã được xuất bản. Cuốn thứ tư đang được in. Đó là 4 cuốn mới nhất trong tổng số 56 sách mà Giáo Xứ Việt Nam Paris đã ấn hành [3].
Đem tất cả thiện chí và khả năng thực hiện công việc văn hóa này, chúng tôi luôn ý thức rằng chúng tôi không phải là những nhà viết văn hay khảo cứu chuyên nghiệp. Chúng tôi mong được quý độc giả và các chuyên gia bỏ qua những thiếu sót, và xin đừng ngại cho chúng tôi những góp ý và tài liệu bổ túc. Chúng tôi chân thành ghi ơn trước.
Xin quý đọc giả đón nhận và cầm đọc những tập sách này như những món quà đơn sơ, bé nhỏ nhưng đầy thiện chí của chúng tôi.
Xin Thiên Chúa và Đức Mẹ chúc lành cho tất cả chúng ta.
Paris, Lễ Hiện Xuống, ngày 15.05.2016
Cập nhật lễ Ba Vua, 08 01 17
Thay mặt Ban Tu Thư của Giáo Xứ Việt Nam
Mai Đức Vinh
Trần Văn Cảnh
Phụ chú :
1. Thu Gang Nguyễn Duy Cần, ‘Lão Tử, Đạo Đức Kinh’, nxb Khai Trí, sàigòn, 1961, tr; 67-71.
2. Khái Hưng, ‘Anh Phải Sống’, nxb Saigòn: ‘Một gia đình nghèo, vợ chồng và 3 con nhỏ. Vợ chồng làm nghề vớt củi trên sông vào những ngày bão tố… Hôm đó trời còn mưa to gió lớn, trông thấy có nhiều gỗ, cây trôi trên sông. Chồng muốn để vợ ở nhà với con, anh đi vớt củi một mình, nhưng vợ không chịu muốn cùng lên thuyền đi với chồng… Chẳng may gió lớn, lật chiếc thuyền nhỏ. Củi, gỗ vớt được trôi đi hết, vợ chìm dưới nước, chồng cố cứu vợ, để có chết thì cả hai cùng chết… Nhưng vợ nghĩ đến ba đứa con nhỏ ở nhà, phều phào năn nỉ xin chồng cứ để mình chết, còn anh cố bơi vào bờ, vì ‘anh phải sống’ để nuôi ba đứa con… Thật đẹp, tình thương của vợ chồng dành cho nhau, của cha mẹ dành cho con cái!
3. Cho đến hôm nay, ngày 13 tháng 11 năm 2016, 56 cuốn sách đã được Ban Tu thư biên soạn và Giáo Xứ Việt Nam xuất bản, phát hành. Ðó là những cuốn sau đây :
1. Kỷ Yếu 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris, 1947-1997 ; A4 ; 110 trang ; 1998
2. Giáo lý cho người trưởng thành ; 1998
3. Têrêxa vị thánh lớn của thời đại mới. 1998
4. Hành trang sống thế kỷ XXI; 1998
5. Chân phước giáo hoàng Gioan XXIII, 2000 ; 540 tr ;
6. Fatima, hoà bình – tình thương, 2000
7. Đường vào tình yêu (chuẩn bị hôn nhân, đời sống gia đình Công Giáo), 2000 ; 336 tr.
8. Tâm tình tuổi xuân (Hỏi để biết sống), 2001 ; 456 tr.
9. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn I : Từ nguồn gốc cho đến thánh Grégoire Cả, 606, 2 tập, 2002 ; 852 tr.
10. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn II : Thời trung cổ, 600-1500, 2 tập, 2003 ; 850 tr.
11. Niên giám Liên Đới Nghề Nghiệp ; 2003 ; 78 tr.
12. Hội ngộ Niềm Tin ; 2003
13. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn III : Cải cách và chống cải cách, 2 tập, 2004 ; 918 tr. ;
14. Văn hoá và Đức tin, 2004 ; 640 tr.
15. Kỷ niệm 20 năm tái bản báo Giáo Xứ Việt Nam 1984-2004, Báo Giáo xứ Việt Nam, N° 200, số đặc biệt,; 01.02.2004 ; 128 tr.
16. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn IV : Kỷ nguyên ánh sáng, các cuộc cách mạng và canh tân, 2 tập, 2005 ; 840 tr.
17. Kỷ yếu Curia Maria Nữ Vương nước Việt Nam, 40 năm thành lập 1965-2005 tại GXVN Paris, 2006 ; 138 tr. ;
18. Tặng cho nhau (Kỷ niệm 60 năm Hội LTS/VN/P), 2006 ; 270 tr. ,
19. Văn hoá gia đình ; 2006 ; 552 tr.
20. Suy niệm Tin Mừng, Bộ I (A,B,C) ; 2006
21. Tân Lịch sử Giáo Hội, cuốn V,Giáo Hội trong thế giới hiện đại, 1848 đến ngày nay, 2 tập, 2007, 1202 tr.
22. Trần Văn Cảnh và các vị khác ; Đức Hồng Y Jean–Marie Lustiger với Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, 2007 ; 106 tr.
23. Tọa Đàm : Kỷ niệm thành lập : 25 năm Hội Đồng Mục Vụ, 60 năm Giáo Xứ Việt Nam Paris, Báo GXVN, số đặc biệt, n°239 ; 2008 ; 96 tr.
24. Hội Đồng Quý Chức, 2008 ; 444 tr.
25. Tân Lịch sử Giáo Hội, cuốn VI : Đời sống các Đức Giáo Hoàng qua 2000 năm lịch sử, 2009 ; 308 tr.
26. Suy niệm Tin Mừng, Bộ II (A,B,C), 2009.
27. 60 năm Giáo Xứ Việt Nam Paris, 1947-2007, 2 tập, 2010 ; 1190 tr.
28. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn VII, Lịch sử các Công Đồng, 2010 ;
29. Thơ Vân Uyên, 2011
30. Điểm nóng gia đình, 2011 ; 464 tr. ,
31. Giáo xứ Việt Nam Paris 63 năm hành trình đức Tin, 1947-2010 ; tập 1 : 60 năm xây dựng nền mục vụ, 1947-2007 ; Paris : 2011 ; A4 ; 336 tr. ;
32. Giáo xứ Việt Nam Paris 63 năm hành trình đức Tin, 1947-2010 ; tập 2 : Những sinh hoạt mục vụ cụ thể ; Paris : 2011 ; A4 ; 322 tr.
33. Giáo xứ Việt Nam Paris 63 năm hành trình đức Tin, 1947-2010 ; tập 3 : Mừng Năm Thánh 2010 với Giáo Hội Việt Nam ; Paris : 2011 ; A4 ; 176 tr.
34. Công Giáo Việt Nam tại Pháp 226 năm hành trình Đức Tin, 1784-2010 », 2011 ; A4, 363 tr.
35. Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ; 2012
36. Lưu niệm Đại Hội Lộ Đức 2013 của Các Cộng Đoàn Công Giáo VN tại Pháp ; 2013 ; A4 ; 133 tr.
37. Các Thánh Tử Đạo thăng hoa Văn Hóa Việt Nam, 2013
38. Thánh Gioan Maria Viannê, 2013
39. Lịch sử biên niên Giáo xứ Việt Nam Paris 1787-2013, 2014
40. Linh đạo hôn phối theo thánh Giáo Hoàng Gioan Phao lô II, 2014
41. Tuyển thơ của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 2014
42. Triết học nhân bản theo Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 2014
43. Kính trọng tuổi già 1 : Giáo Hội quan tâm đến tuổi già, 2014 ; 82 tr.
44. Kính trọng tuổi già 2 : Suy niệm và cầu nguyện của người cao niên, 2014 ; 136 tr.
45. Kính trọng tuổi già 3 : Lời hay ý đẹp về người trọng tuổi, 2014 ; 38 tr
46. Kính trọng tuổi già 4 : Những bài viết về tuổi thọ, 2014 ; 174 tr.
47. Kính trọng tuổi già 5 : Tuyển thơ bô lão, 2014 ; 136 tr.
48. Chân phước Giáo hoàng Phaolô VI, 2015.
49. Tuyển tập Hoàng Anh Tài, 2015, 530 trang.
50. Chứng nhân của Thầy, Kim Khánh Linh mục của Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, 1965-2015, 2015 ; 302 trang.
51. Phó tế vĩnh viễn, thầy là ai ? 2015 ; 558 tr.
52. Cây văn hóa Việt Nam trồng tại Giáo Xứ Paris, 2016 ; 302 tr.
53. Gia đình sống đạo; 2016; 146 tr.
54. Người trẻ sống đức tin ; 2016 ; 152 tr.
55. Con cái là hồng ân của Thiên Chúa ; 2016 ; 122 tr.
56. Giáo dục con cái ; 2016 ; 188 tr.
Ban Tu Thư Giáo Xứ Việt Nam Paris hân hạnh dần dần gửi đến mỗi Gia Đình bộ sách cẩm nang mang tên là ‘THÁNH KINH VÀ GIA ĐÌNH’, xin mỗi Gia Đình cố tìm đọc cho được. Ba cuốn đầu tiên sẽ ra mắt vào đầu tháng 6. 2016. Kính báo
Với chủ đề ‘THÁNH KINH VÀ GIA ĐÌNH’ chúng tôi muốn cố gắng khám phá, đào sâu và nêu bật những tương hợp tuyệt vời giữa những giá trị của gia đình truyền thống ở Việt Nam với giáo huấn ngàn đời của Thánh Kinh. Chúng tôi cũng muốn đưa ra ánh sáng những ảnh hưởng, mà một cách âm thầm, kín đáo, đôi khi phải hy sinh, giáo huấn Thánh Kinh đã thẩm thấu, bồi dưỡng và thăng hoa nền văn hóa gia đình cổ truyền tại Việt Nam.
Đọc cuốn Đạo Đức Kinh của Lão Tử, chúng tôi gặp thấy một hình ảnh rất tâm đắc: Theo Lão Tử, ‘dưới trời, mềm yếu không gì bằng nước, thắng được vật cứng không gì bằng nước, không gì đảo lộn cảnh vật hơn nước. Nước tượng trưng cho sự ban phát mà không đòi đáp trả, làm lợi ích cho vạn vật mà không kể công, không tranh dành. Nước tìm đến chỗ trũng thấp, nơi mà người ta thường tránh. Nhưng chính vì thấp mà nước có nhiều ích lợi’ [1].
Những suy nghĩ của Lão Tử về nước, nếu đem so chiếu với những ảnh hưởng của Thánh Kinh trong nền Văn Hóa Gia Đình Việt Nam, chúng tôi thấy nhiều nét độc đáo, minh nhiên cả về phạm vi tự nhiên, phạm vi luân lý và phạm vi siêu nhiên.
• Phạm vi tự nhiên: Như nước mềm yếu, không cạnh tranh, không ép buộc… giáo huấn Thánh Kinh đến với gia đình Việt Nam một cách êm thấm, tự nhiên, vừa công nhận những điểm hay (một nam một nữ, vợ chồng tương kính nhau…) vừa mời gọi đổi mới những điểm không thích hợp (bỏ tục lệ ép gả, vợ lẽ, bỏ chế độ chồng chúa vợ tôi’,...). Nhờ đó cơ cấu và nếp sống gia đình Việt Nam thêm vững chắc theo luật đời, luật đạo.
• Phạm vi luân lý: Như nước mềm, ưa chỗ thấp… Có nước, đất sẽ nhuyễn, cây cối sẽ xinh tươi, trổ hoa sinh trái… Giáo huấn Thánh kinh củng cố sự chung thủy vợ chồng, đức hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ… thấm nhuần sâu xa vào đời sống luân lý của gia đình truyền thống Việt Nam.
• Phạm vi siêu nhiên: Suy nghĩ của Lão Tử về nước, chỉ nằm ở phạm vi tự nhiên và luân lý, chưa vươn lên tới phạm vi siêu nhiên : Ai dựng nên nước, ai phú bẩm cho nước những đặc tính cao đẹp, những sức mạnh vượt khả năng con người,… Cũng vậy, văn hóa Việt Nam về gia đình, truyền thống hay được pháp luật hóa theo tinh thần Nho Giáo, chủ yếu còn nằm trong phạm vị tự nhiên và luân lý mà chưa đạt tới nguồn gốc siêu nhiên và giá trị thần linh của gia đình. Phải đợi Thánh Kinh tới mới khẳng định và làm sáng lên : Chính Thiên Chúa đã thiết lập gia đình, khi tạo dựng con người có nam có nữ (St 1, 27 tt; 2, 24), chính Thiên Chúa đã truyền dạy con cái sống đức hiếu thảo, như một giới răn căn bản (Gv 19, 3; Đnl 5,16 tt), tình yêu phụ tử (mẫu tử) bắt nguồn từ tình yêu của Thiên Chúa (Is 43,1; Ep 3,15).
Như vậy chúng ta vui mừng nhận ra rằng trong văn hóa gia đình Việt Nam cũng như trong giáo huấn của Thánh Kinh về đời sống gia đình mang nhiều giá trị tương hợp. Mạc khải tình thương của Thiên Chúa không chỉ gói gọn trong Thánh Kinh, nhưng đã được tỏa sáng trong các nền văn hóa. Những giá trị tương hợp này thật phổ biến trong mọi nền văn hóa và trong mọi thế hệ. Mặc dầu chưa đi tới cội nguồn, hay đã đi tới mà chưa làm sáng tỏ, văn hóa gia đình truyền thống Việt Nam, trên phạm vi tự nhiên và luân lý, có nhiều điểm đặc sắc, đáng được coi là những mảnh đất mầu cày bừa sẵn, để đón nhận giáo huấn Thánh Kinh. Nhờ Giáo huấn Thánh Kinh mà tình yêu vợ chồng vươn tới tình yêu của Thiên Chúa, tình yêu của Đấng Tạo Thành, mà tình yêu giữa cha mẹ và con cái lấy tình yêu giữa Ba Ngôi Thiên Chúa làm chuẩn mực.Vì yêu thương, vợ chồng sống cho nhau, cha mẹ dành cho con cái thấm thiết sâu đậm như nhà văn Khái Hưng muốn diễn tả trong câu chuyện ‘Anh Phải Sống’ [2], mà còn đến mức độ như Chúa Giêsu khẳng định: ‘Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng sống cho người mình yêu’ (Ga 15,13).
Để đạt tới mục tiêu của chủ đề nêu trên, chúng tôi đồng thuận theo phương pháp đối chiếu: trình bày những lời dạy múc ra từ văn hóa gia đình Việt Nam trong ca dao tục ngữ, truyện cổ dân gian, thơ văn xưa và nay, rồi đối chiếu với những giáo huấn của Thánh Kinh Cựu Uớc và Tân Ưóc, thư của các Tông Đồ, đặc biệt của thánh Phaolô, cũng như giáo huấn của Giáo Hội, của Công Đồng, và thi ca huấn giáo của nhiều tác giả. Dĩ nhiên mỗi người viết một đề tài đã tự chọn hay được đề nghị theo cung cách và sở trường của mình. Như vậy, vừa tự do, vừa phong phú hơn. Sau đây là những đề tài được đề nghị và danh tánh người đảm nhận:
1. Gia đình sống đạo – Lm Mai Đức Vinh
2. Người trẻ sống đức tin – Lm Mai Đức Vinh.
3. Con cái là hồng ân của Thiên Chúa – Pt Phạm Bá Nha
4. Giáo Dục con cái – Gs. Trần Văn Cảnh.
5. Ông bà nội ngoại - Bà Trần Kim Chi
6. Gia đình dưới những góc cạnh dân luật và Giáo Luật. – Ls Lê Đình Thông.
7. Tình nghĩa vợ chồng - Ô. Phạm Hòa Hiệp.
8. Vai trò của người cha - Ô. Giang Minh Đức.
9. Vai trò của người mẹ - ÔB. Long - Hằng.
10. Những ngày lễ hội trong gia đình - Bà Đoàn Thị
11. Những vấn đề thực tế lớn trong gia đình - Gs Tạ Thanh Minh Khánh.
12. Gia súc – Ô. Đoàn Quốc Khánh.
Như vậy, có 12 đề tài quảng diễn chủ đề. Trật tự các đề tài là như trên. Và theo sự đồng thuận của quý tác giả : mỗi đề tài có thể viết thành một tập sách nhỏ dài từ 100 đến 120 trang sách in khổ 14&20. Tuy nhiên, vì thời giờ và công việc của mỗi người, nên đề tài nào viết xong trước, sẽ phát hành trước. Đàng khác, nếu một đề tài không đủ chất lượng viết thành tập sách 100-120 trang, thì có thể gọp lại hai đề tài thành một tập sách. Giới hạn cuối cùng để hoàn thành bộ sách ‘THÁNH KINH VÀ GIA ĐÌNH’ dự tính là đầu tháng 9 năm 2016. Nhưng thực tế có lẽ thời gian sẽ kéo dài hơn. Cho đến lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam hôm nay, ngày 13.11.2016, chỉ mới ba cuốn đã được xuất bản. Cuốn thứ tư đang được in. Đó là 4 cuốn mới nhất trong tổng số 56 sách mà Giáo Xứ Việt Nam Paris đã ấn hành [3].
Đem tất cả thiện chí và khả năng thực hiện công việc văn hóa này, chúng tôi luôn ý thức rằng chúng tôi không phải là những nhà viết văn hay khảo cứu chuyên nghiệp. Chúng tôi mong được quý độc giả và các chuyên gia bỏ qua những thiếu sót, và xin đừng ngại cho chúng tôi những góp ý và tài liệu bổ túc. Chúng tôi chân thành ghi ơn trước.
Xin quý đọc giả đón nhận và cầm đọc những tập sách này như những món quà đơn sơ, bé nhỏ nhưng đầy thiện chí của chúng tôi.
Xin Thiên Chúa và Đức Mẹ chúc lành cho tất cả chúng ta.
Paris, Lễ Hiện Xuống, ngày 15.05.2016
Cập nhật lễ Ba Vua, 08 01 17
Thay mặt Ban Tu Thư của Giáo Xứ Việt Nam
Mai Đức Vinh
Trần Văn Cảnh
Phụ chú :
1. Thu Gang Nguyễn Duy Cần, ‘Lão Tử, Đạo Đức Kinh’, nxb Khai Trí, sàigòn, 1961, tr; 67-71.
2. Khái Hưng, ‘Anh Phải Sống’, nxb Saigòn: ‘Một gia đình nghèo, vợ chồng và 3 con nhỏ. Vợ chồng làm nghề vớt củi trên sông vào những ngày bão tố… Hôm đó trời còn mưa to gió lớn, trông thấy có nhiều gỗ, cây trôi trên sông. Chồng muốn để vợ ở nhà với con, anh đi vớt củi một mình, nhưng vợ không chịu muốn cùng lên thuyền đi với chồng… Chẳng may gió lớn, lật chiếc thuyền nhỏ. Củi, gỗ vớt được trôi đi hết, vợ chìm dưới nước, chồng cố cứu vợ, để có chết thì cả hai cùng chết… Nhưng vợ nghĩ đến ba đứa con nhỏ ở nhà, phều phào năn nỉ xin chồng cứ để mình chết, còn anh cố bơi vào bờ, vì ‘anh phải sống’ để nuôi ba đứa con… Thật đẹp, tình thương của vợ chồng dành cho nhau, của cha mẹ dành cho con cái!
3. Cho đến hôm nay, ngày 13 tháng 11 năm 2016, 56 cuốn sách đã được Ban Tu thư biên soạn và Giáo Xứ Việt Nam xuất bản, phát hành. Ðó là những cuốn sau đây :
1. Kỷ Yếu 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris, 1947-1997 ; A4 ; 110 trang ; 1998
2. Giáo lý cho người trưởng thành ; 1998
3. Têrêxa vị thánh lớn của thời đại mới. 1998
4. Hành trang sống thế kỷ XXI; 1998
5. Chân phước giáo hoàng Gioan XXIII, 2000 ; 540 tr ;
6. Fatima, hoà bình – tình thương, 2000
7. Đường vào tình yêu (chuẩn bị hôn nhân, đời sống gia đình Công Giáo), 2000 ; 336 tr.
8. Tâm tình tuổi xuân (Hỏi để biết sống), 2001 ; 456 tr.
9. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn I : Từ nguồn gốc cho đến thánh Grégoire Cả, 606, 2 tập, 2002 ; 852 tr.
10. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn II : Thời trung cổ, 600-1500, 2 tập, 2003 ; 850 tr.
11. Niên giám Liên Đới Nghề Nghiệp ; 2003 ; 78 tr.
12. Hội ngộ Niềm Tin ; 2003
13. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn III : Cải cách và chống cải cách, 2 tập, 2004 ; 918 tr. ;
14. Văn hoá và Đức tin, 2004 ; 640 tr.
15. Kỷ niệm 20 năm tái bản báo Giáo Xứ Việt Nam 1984-2004, Báo Giáo xứ Việt Nam, N° 200, số đặc biệt,; 01.02.2004 ; 128 tr.
16. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn IV : Kỷ nguyên ánh sáng, các cuộc cách mạng và canh tân, 2 tập, 2005 ; 840 tr.
17. Kỷ yếu Curia Maria Nữ Vương nước Việt Nam, 40 năm thành lập 1965-2005 tại GXVN Paris, 2006 ; 138 tr. ;
18. Tặng cho nhau (Kỷ niệm 60 năm Hội LTS/VN/P), 2006 ; 270 tr. ,
19. Văn hoá gia đình ; 2006 ; 552 tr.
20. Suy niệm Tin Mừng, Bộ I (A,B,C) ; 2006
21. Tân Lịch sử Giáo Hội, cuốn V,Giáo Hội trong thế giới hiện đại, 1848 đến ngày nay, 2 tập, 2007, 1202 tr.
22. Trần Văn Cảnh và các vị khác ; Đức Hồng Y Jean–Marie Lustiger với Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, 2007 ; 106 tr.
23. Tọa Đàm : Kỷ niệm thành lập : 25 năm Hội Đồng Mục Vụ, 60 năm Giáo Xứ Việt Nam Paris, Báo GXVN, số đặc biệt, n°239 ; 2008 ; 96 tr.
24. Hội Đồng Quý Chức, 2008 ; 444 tr.
25. Tân Lịch sử Giáo Hội, cuốn VI : Đời sống các Đức Giáo Hoàng qua 2000 năm lịch sử, 2009 ; 308 tr.
26. Suy niệm Tin Mừng, Bộ II (A,B,C), 2009.
27. 60 năm Giáo Xứ Việt Nam Paris, 1947-2007, 2 tập, 2010 ; 1190 tr.
28. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn VII, Lịch sử các Công Đồng, 2010 ;
29. Thơ Vân Uyên, 2011
30. Điểm nóng gia đình, 2011 ; 464 tr. ,
31. Giáo xứ Việt Nam Paris 63 năm hành trình đức Tin, 1947-2010 ; tập 1 : 60 năm xây dựng nền mục vụ, 1947-2007 ; Paris : 2011 ; A4 ; 336 tr. ;
32. Giáo xứ Việt Nam Paris 63 năm hành trình đức Tin, 1947-2010 ; tập 2 : Những sinh hoạt mục vụ cụ thể ; Paris : 2011 ; A4 ; 322 tr.
33. Giáo xứ Việt Nam Paris 63 năm hành trình đức Tin, 1947-2010 ; tập 3 : Mừng Năm Thánh 2010 với Giáo Hội Việt Nam ; Paris : 2011 ; A4 ; 176 tr.
34. Công Giáo Việt Nam tại Pháp 226 năm hành trình Đức Tin, 1784-2010 », 2011 ; A4, 363 tr.
35. Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ; 2012
36. Lưu niệm Đại Hội Lộ Đức 2013 của Các Cộng Đoàn Công Giáo VN tại Pháp ; 2013 ; A4 ; 133 tr.
37. Các Thánh Tử Đạo thăng hoa Văn Hóa Việt Nam, 2013
38. Thánh Gioan Maria Viannê, 2013
39. Lịch sử biên niên Giáo xứ Việt Nam Paris 1787-2013, 2014
40. Linh đạo hôn phối theo thánh Giáo Hoàng Gioan Phao lô II, 2014
41. Tuyển thơ của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 2014
42. Triết học nhân bản theo Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 2014
43. Kính trọng tuổi già 1 : Giáo Hội quan tâm đến tuổi già, 2014 ; 82 tr.
44. Kính trọng tuổi già 2 : Suy niệm và cầu nguyện của người cao niên, 2014 ; 136 tr.
45. Kính trọng tuổi già 3 : Lời hay ý đẹp về người trọng tuổi, 2014 ; 38 tr
46. Kính trọng tuổi già 4 : Những bài viết về tuổi thọ, 2014 ; 174 tr.
47. Kính trọng tuổi già 5 : Tuyển thơ bô lão, 2014 ; 136 tr.
48. Chân phước Giáo hoàng Phaolô VI, 2015.
49. Tuyển tập Hoàng Anh Tài, 2015, 530 trang.
50. Chứng nhân của Thầy, Kim Khánh Linh mục của Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, 1965-2015, 2015 ; 302 trang.
51. Phó tế vĩnh viễn, thầy là ai ? 2015 ; 558 tr.
52. Cây văn hóa Việt Nam trồng tại Giáo Xứ Paris, 2016 ; 302 tr.
53. Gia đình sống đạo; 2016; 146 tr.
54. Người trẻ sống đức tin ; 2016 ; 152 tr.
55. Con cái là hồng ân của Thiên Chúa ; 2016 ; 122 tr.
56. Giáo dục con cái ; 2016 ; 188 tr.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đứng Trước Thiên Nhiên
Tấn Đạt
19:23 10/01/2017
Ảnh của Tấn Đạt
Nếu muốn kiến tạo hòa bình,
cần bảo vệ thiên nhiên.
(Trích lời của ĐGH Benedicto XVI)