Phụng Vụ - Mục Vụ
Khiêm tốn vâng phục như con thảo của Thiên Chúa
Lm. Đan Vinh
10:02 09/01/2014
HIỆP SỐNG TIN MỪNG: Chúa Nhật LỄ CHÚA GIÊ-SU CHỊU PHÉP RỬA A
Is 42,1-4.6-7; Cv 10,34-38; Mt 3,13-17
KHIÊM TÔN VÂNG PHỤC NHƯ CON THẢO CỦA Thiên Chúa
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 3,13-17.
(13) Bấy giờ, Đức Giê-su từ miền Ga-li-lê đến sông Gio-đan, gặp ông Gio-an để xin ông làm phép rửa cho mình. (14) Nhưng ông một mực can Người và nói: “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi !”. (15) Nhưng Đức Giê-su trả lời: “Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính. Bấy giờ ông Gio-an mới chiều theo ý Người. (16) Khi Đức Giê-su chịu phép Rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. (17) Và kìa có tiếng từ trời phán: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người”.
2. Ý CHÍNH:
Hôm nay là ngày cuối cùng của Mùa Giáng Sinh, và cũng là ngày khởi đầu Mùa Quanh Năm. Tin Mừng Mát-thêu cho thấy: Đức Giê-su khởi đầu cuộc sống công khai bằng việc từ Ga-li-lê xuống miền Giu-đê và đến sông Gio-đan để xin ông Gio-an làm phép rửa cho. Ngay từ ban đầu Gio-an đã biết Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai, nên không dám rửa cho Người. Nhưng sau khi biết là thánh ý Chúa Cha, thì Gio-an đã vâng lời làm phép rửa cho Người. Khi Đức Giê-su vừa từ dưới mặt nước trồi lên, thì một cuộc Thần hiện đã xảy ra: Thánh Thần lấy hình chim câu ngự xuống trên Người, và có tiếng Chúa Cha xác nhận Người chính là Con yêu dấu luôn làm đẹp lòng Chúa Cha.
3. CHÚ THÍCH:
- C 13-14: + Từ miền Ga-li-lê đến sông Gio-đan: Từ miền Ga-li-lê cụ thể là Na-da-rét (x. Mt 2,23), Đức Giê-su đến sông Gio-đan ở vùng Bê-ta-ni-a cách thành Giê-ri-cô không bao xa, để xin Gio-an Tẩy Giả làm phép rửa cho. Người tự nguyện đến chứ không phải do lương tâm thúc bách chịu để xin ơn tha tội như người Do thái, vì Người là Đấng thánh thiện và vô tội. + Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi !: Nói câu này, có lẽ Gio-an đã biết Đức Giê-su là Đấng Cứu Thế mà ông rao giảng sắp đến (x Mt 3,11).
- C 15: + Bây giờ cứ thế đã: Bây giờ Gio-an hãy cứ làm phép rửa cho Người. + Vì chúng ta nên làm như vậy: Đức Giê-su muốn chịu phép rửa của Gio-an để được Thiên Chúa xác nhận sứ mệnh Thiên Sai (x. Lc 7,29-30). + Để giữ trọn đức công chính: Giữ trọn hay chu toàn bổn phận. Có thi hành ý muốn của Chúa Cha là chịu phép rửa, thì Đức Giê-su mới thiết lập được nền công chính mới (x. Mt 5,20) và kiện toàn Luật Mô-sê (x. Mt 5,17).
HỎI: Phép rửa của Gio-an là một nghi thức biểu lộ lòng sám hối của các hối nhân. Vậy Đức Giê-su là Đấng thánh thiện trong sạch vô cùng, thì sao phải chịu phép rửa ấy ?
ĐÁP:
Qua đoạn Tin Mừng này, chúng ta chỉ được trả lời một cách lờ mờ qua câu nói của Đức Giê-su với Gio-an: Đó là để “giữ trọn đức công chính”, nghĩa là làm theo thánh ý Thiên Chúa. Sau đây là một số lý do khiến Đức Giê-su đến xin Gio-an làm phép rửa cho:
- Một là để đền tội thay cho dân: Tuy hoàn toàn vô tội, nhưng Đức Giê-su chịu phép rửa của Gio-an là để tỏ lòng sám hối thay cho dân, giống như ông Mô-sê thời kỳ Xuất Hành đã tỏ lòng sám hối để xin Đức Chúa tha tội cho dân đã phạm tội tôn thờ bò vàng (x. Xh 32,31-32). Sau này Đức Giê-su sẽ còn chịu chết trên thập giá để đền tội thay cho dân đúng như thượng tế Cai-pha đã nói tiên tri trong thượng hội đồng Do thái như sau: "Thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt" (Ga 11,50).
- Hai là để hòa đồng với các tội nhân: Với tư cách là Đấng cứu thế, Đức Giê-su đã khiêm tốn hòa mình với các tội nhân đang chờ được chịu phép rửa của Gio-an, trái với thói kiêu căng của người Pha-ri-sêu luôn tách biệt ra khỏi đám đông dân chúng mà họ cho là tội lỗi, như trong dụ ngôn hai người lên Đền Thờ cầu nguyện: “Người Pha-ri-sêu đứng riêng một mình cầu nguyện” (Lc 18,11).
- Ba là để tiên báo về bí tích rửa tội Đức Giê-su sắp thiết lập, là hình bóng mầu nhiệm tử nạn và phục sinh: Phép rửa của Gio-an tiên báo về bí tích rửa tội do Đức Giê-su ra lệnh cho các môn đệ trước khi lên trời: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28,19). Việc chịu phép rửa tội chính là điều kiện để được gia nhập vào Nước Thiên Chúa (x. Ga 3,5), và là hình ảnh của mầu nhiệm chết và sống lại : “Thầy còn một phép rửa phải chịu và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất” (Lc 12,50).
- C 16-17: + Các tầng trời mở ra: Hiện tượng trời mở ra nhắc đến lời tuyên sấm của ngôn sứ I-sai-a: “Phải chi Ngài xé trời mà ngự xuống, cho núi non rung chuyển trước thánh nhan” (Is 63,19). Sấm ngôn này hôm nay đã ứng nghiệm nơi Đức Giê-su: đất trời được giao hòa với nhau (x. Cv 7,56) và Thiên Chúa tiếp tục mặc khải cho dân Người (x. Ed 1,1). + Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người: Câu này nhắc lại cuộc tạo thành ban đầu (x. St 1,2). Ở đây báo hiệu một cuộc tạo dựng mới đang được thực hiện. Tác giả sách Sáng Thế đã diễn tả Thần Khí Đức Chúa bay là là trên mặt nước để ban sự sống cho nước, giống như chim bồ câu mẹ bay chập chờn trên bầy chim con (x. St 1,2). Thần Khí ngự trên Đức Giê-su để xức dầu thiêng liêng cho Người (x. Cv 10,38) hầu tấn phong Người làm Đấng Mê-si-a (x. Is 11,2). + “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người”: Sau khi Đức Giê-su đã vâng phục Chúa Cha để đến xin chịu phép rửa của ông Gio-an, thì Chúa Cha đã giới thiệu Người là Con yêu dấu trước mặt những người hiện diện. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa nhiều lần đã gọi Đấng Thiên Sai và dân Ít-ra-en là Con yêu của Ngài: “Con là Con Ta, hôm nay Ta đã sinh ra Con” (Tv 2,7). “Này là Tôi Tớ của Ta mà Ta nâng đỡ, tuyển nhân mà Ta sủng mộ, Ta ban Thần Khí Ta trên Người” (Is 42,1). “Từ Ai-cập, Ta đã gọi Con Ta về” (Hs 11,1). Qua câu này, Tin Mừng Mát-thêu cho thấy Đức Giê-su chính là Đấng Thiên Sai và là Con yêu luôn làm hài lòng Thiên Chúa, vì Người luôn khiêm tốn và vâng theo thánh ý Thiên Chúa.
4. CÂU HỎI:
1) Tại sao Đức Giê-su là Đấng thánh thiện mà đến chịu phép rửa sám hối của Gio-an làm chi ? 2) Câu “Thần Khí Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người” có nghĩa thế nào ? 3) Trong Cựu Ước, Thiên Chúa thường gọi những ai là “con yêu” của Ngài ?
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi !” (Mt 3,14).
2. CÂU CHUYỆN: “TRÈO CAO TÉ ĐAU”
Trong kho tàng truyện thần thoại Hy-lạp, có một câu chuyện về hai cha con nhà kia. Người cha tên là I-đam và con là I-ka. I-đam là một kiến trúc sư kiêm nghề điêu khắc. Chính ông đã được nhà vua trao nhiệm vụ xây một bát quái đồ để giam giữ một con quái vật đầu người mình thú rất hung dữ, hầu bảo vệ dân lành khỏi bị nó giết hại. Nhưng về sau, do hiểu lầm hai cha con I-đam và I-ka có âm mưu làm loạn, nên vua Mi-nos đã hạ lệnh tống giam cả hai vào bát quái đồ đó. Nhưng rồi “cái khó ló cái khôn”: Trong lúc bị giam cầm, hai cha con này đã tìm ra cách trốn thoát bằng cánh chim bay lên cao. Họ đã dùng sáp ong nối nhiều lông chim lại thành hai bộ cánh chim và đã thoát ra khỏi nhà tù qua một lổ nhỏ trên mái. Quá phấn khởi trước thành công bất ngờ, anh con trai càng lúc càng bay lên cao, bỏ ngoài tai những lời khuyến cáo khẩn thiết của cha mình. Khi bay cao gần đến mặt trời, thì sáp dính các lông chim trên đôi cánh bay bị nóng quá tan chảy ra và anh con trai đã rơi từ độ cao xuống đất chết tan xác.
Chính thói kiêu hãnh về sự thành công đã làm cho người con trai không vâng lời cha, nên cuối cùng đã bị rơi xuống đất chết thảm. Ngày nay, sự kiêu ngạo cũng làm cho người ta coi thường và bỏ ngoài tai những lời khuyên can khôn ngoan đầy kinh nghiệm của các bậc cha bác, thầy cô giáo và những bậc cao niên. Nếu mỗi người chúng ta chỉ lo chiều theo các đam mê ích kỷ của mình, thì chắc chắn sẽ phải chuốc lấy thất bại đau thương.
3. SUY NIỆM:
1) Gương khiêm tốn của Gio-an Tẩy Giả: “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi !”:
Vào năm 30 trước Công Nguyên, Gioan Tẩy giả đã xuất hiện tại sông Gio-đan, ăn mặc như ngôn sứ Ê-li-a (x. Mt 3,4), rao giảng cùng một sứ điệp về sự phán xét công thẳng của Thiên Chúa như Ê-li-a, đồng thời Gio-an đã kêu gọi mọi người: «Hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần» (Mt 3,2). Ông còn làm phép rửa cho những ai thành tâm sám hối để chuẩn bị tâm hồn họ đón nhận Đấng Thiên Sai sắp đến (x. Cv 19,4). Gio-an cũng khiêm tốn khi nói về vai trò và sứ mạng của Đấng Thiên Sai như sau: “Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh Thần và lửa» (3,11). Còn chúng ta hôm nay: Chúng ta có biết nhận trách nhiêm những thất bại xảy ra để noi gương khiêm tốn của thánh Gio-an không ?
2) “Giữ trọn đức công chính” là vâng phục thánh ý Thiên Chúa:
Khi Đức Giê-su đến xếp hàng xin chịu phép rửa tại sông Gio-đan, ông Gio-an đã thưa với Người rằng: “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi !”. Rồi khi nghe Đức Giê-su nói: “Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính” (Mt 3,15), thì Gio-an đã làm phép rửa cho Người. Như vậy “Giữ trọn đức công chính” là vâng lời để làm theo ý muốn của Thiên Chúa.
Về sau, thánh Phao-lô cũng dạy về sự khiêm nhường vâng phục của Chúa Giê-su như sau: “Người lại còn hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự”. Sự vâng lời ấy thể hiện qua việc Người xin chịu phép rửa dìm mình trong dòng sông Gio-đan, biểu tượng cuộc tử nạn và phục sinh của Người lúc cuối đời. Phao-lô viết tiếp: “Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người, và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu” (Pl 2,9-11). Qua đó, Phao-lô dạy các tín hữu phải noi gương Đức Giê-su “giữ trọn đức công chính” bằng việc vâng phục thánh ý Thiên Chúa. Còn chúng ta hôm nay hãy năng cầu nguyện với Chúa Giê-su như tông đồ Phao-lô sau khi bị té ngựa ở cửa thành Đa-mát : “Lạy Chúa, con phải làm gì ?” (Cv 22,10).
3) Phải ứng xử thế nào để nên con thảo của Thiên Chúa? : Khi Đức Giê-su chịu phép Rửa xong và từ dưới nước trồi lên, thì các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. Và kìa có tiếng từ trời phán: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 3,16-17). Ngày nay muốn được Thiên Chúa thừa nhận là con yêu dấu như đã xác nhận Đức Giê-su, chúng ta cần có lối ứng xử khiêm tốn cụ thể như sau:
- Khiêm tốn nhận lỗi mỗi khi được người khác góp ý: Ai trong chúng ta ít nhiều cũng đều sai lỗi, nhưng chúng ta thường giả hình che đậy để được người khác đánh giá tốt về mình. Khi bị người khác phê bình chỉ trích, chúng ta thường bực tức và thù ghét kẻ dám phê phán nói xấu ta. Khi bị thất bại hay có sự cố bất lợi, ít khi chúng ta nhận sai sót, mà thường hay đổ lỗi cho người dưới hay hoàn cảnh. Mỗi người nên ý thức rằng: thái độ khiêm tốn nhận lỗi và thành tâm sửa sai sẽ giúp chúng ta nên hoàn thiện hơn và gây được thiện cảm với người khác là điều kiện để mọi việc làm được thành công.
- Khiêm tốn bỏ qua những điều nhỏ mọn: Khi thấy người dưới sai lỗi không nghiêm trọng, chỉ nên nhẹ nhàng nhắc bảo với lòng bao dung nhân hậu. Tránh hay rầy la to tiếng làm mất sự bình an và tình đoàn kết nội bộ .
- Cần khiêm tốn sửa lỗi cho tha nhân theo lời Chúa dạy: Việc sửa lỗi phài do tình thương chứ không do ác cảm thù ghét. Muốn sửa lỗi cho tha nhân cách hiệu quả cần tiến hành cách khôn khéo từng bước theo lời Chúa dạy như sau: Một là phải âm thầm gặp riêng người có lỗi để tránh cho họ bị mất tiếng tốt. Hai là phải tế nhị rào trước đón sau để chuẩn bị tinh thần giúp kẻ có lỗi sẵn sàng lắng nghe. Ba là phài nhẫn nại chờ đợi và tránh thái độ nóng vội. Chỉ nên đưa ra cộng đoàn xử lý nghiêm nếu kẻ kia cố chấp không chịu sám hối và trong những trường hợp lỗi lầm của họ gây hậu quả nghiêm trọng cho cộng đoàn nếu không kịp thời chấn chỉnh (x. Mt 18,15-17).
4. THẢO LUẬN:
1) Thế nào là nhân đức khiêm nhường ? Đối lập với đức khiêm nhường là thói xấu nào ? 2) Cuộc đời của Đức Giê-su là một chuỗi những hành động khiêm nhường thể hiện qua hành đông vâng phục ý Chúa Cha và phục vụ tha nhân. Vậy bạn sẽ làm gì để thực tập khiêm nhường trong quan hệ với tha nhân noi gương Đức Giê-su ?
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin ban cho chúng con luôn biết điều chỉnh cách suy nghĩ nói năng và hành động, cho phù hợp với gương khiêm tốn và vâng phục ý Thiên Chúa noi gương Chúa xưa. Xin cho chúng con biết khôn ngoan để tránh ảo tưởng về mình, biết thành thật để khỏi tự dối lòng mình. Ước gì chúng con biết luôn sám hối và hoán cải, sám hối bằng hành động hơn bằng môi miệng. Xin cho chúng con biết chấp nhận để Lời Chúa tỉa sạch những thói hư, nhất là tránh tự đề cao mình và khinh thường tha nhân. Xin cho chúng con biết ứng xử khiêm tốn .
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH - HHTM
Is 42,1-4.6-7; Cv 10,34-38; Mt 3,13-17
KHIÊM TÔN VÂNG PHỤC NHƯ CON THẢO CỦA Thiên Chúa
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 3,13-17.
(13) Bấy giờ, Đức Giê-su từ miền Ga-li-lê đến sông Gio-đan, gặp ông Gio-an để xin ông làm phép rửa cho mình. (14) Nhưng ông một mực can Người và nói: “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi !”. (15) Nhưng Đức Giê-su trả lời: “Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính. Bấy giờ ông Gio-an mới chiều theo ý Người. (16) Khi Đức Giê-su chịu phép Rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. (17) Và kìa có tiếng từ trời phán: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người”.
2. Ý CHÍNH:
Hôm nay là ngày cuối cùng của Mùa Giáng Sinh, và cũng là ngày khởi đầu Mùa Quanh Năm. Tin Mừng Mát-thêu cho thấy: Đức Giê-su khởi đầu cuộc sống công khai bằng việc từ Ga-li-lê xuống miền Giu-đê và đến sông Gio-đan để xin ông Gio-an làm phép rửa cho. Ngay từ ban đầu Gio-an đã biết Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai, nên không dám rửa cho Người. Nhưng sau khi biết là thánh ý Chúa Cha, thì Gio-an đã vâng lời làm phép rửa cho Người. Khi Đức Giê-su vừa từ dưới mặt nước trồi lên, thì một cuộc Thần hiện đã xảy ra: Thánh Thần lấy hình chim câu ngự xuống trên Người, và có tiếng Chúa Cha xác nhận Người chính là Con yêu dấu luôn làm đẹp lòng Chúa Cha.
3. CHÚ THÍCH:
- C 13-14: + Từ miền Ga-li-lê đến sông Gio-đan: Từ miền Ga-li-lê cụ thể là Na-da-rét (x. Mt 2,23), Đức Giê-su đến sông Gio-đan ở vùng Bê-ta-ni-a cách thành Giê-ri-cô không bao xa, để xin Gio-an Tẩy Giả làm phép rửa cho. Người tự nguyện đến chứ không phải do lương tâm thúc bách chịu để xin ơn tha tội như người Do thái, vì Người là Đấng thánh thiện và vô tội. + Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi !: Nói câu này, có lẽ Gio-an đã biết Đức Giê-su là Đấng Cứu Thế mà ông rao giảng sắp đến (x Mt 3,11).
- C 15: + Bây giờ cứ thế đã: Bây giờ Gio-an hãy cứ làm phép rửa cho Người. + Vì chúng ta nên làm như vậy: Đức Giê-su muốn chịu phép rửa của Gio-an để được Thiên Chúa xác nhận sứ mệnh Thiên Sai (x. Lc 7,29-30). + Để giữ trọn đức công chính: Giữ trọn hay chu toàn bổn phận. Có thi hành ý muốn của Chúa Cha là chịu phép rửa, thì Đức Giê-su mới thiết lập được nền công chính mới (x. Mt 5,20) và kiện toàn Luật Mô-sê (x. Mt 5,17).
HỎI: Phép rửa của Gio-an là một nghi thức biểu lộ lòng sám hối của các hối nhân. Vậy Đức Giê-su là Đấng thánh thiện trong sạch vô cùng, thì sao phải chịu phép rửa ấy ?
ĐÁP:
Qua đoạn Tin Mừng này, chúng ta chỉ được trả lời một cách lờ mờ qua câu nói của Đức Giê-su với Gio-an: Đó là để “giữ trọn đức công chính”, nghĩa là làm theo thánh ý Thiên Chúa. Sau đây là một số lý do khiến Đức Giê-su đến xin Gio-an làm phép rửa cho:
- Một là để đền tội thay cho dân: Tuy hoàn toàn vô tội, nhưng Đức Giê-su chịu phép rửa của Gio-an là để tỏ lòng sám hối thay cho dân, giống như ông Mô-sê thời kỳ Xuất Hành đã tỏ lòng sám hối để xin Đức Chúa tha tội cho dân đã phạm tội tôn thờ bò vàng (x. Xh 32,31-32). Sau này Đức Giê-su sẽ còn chịu chết trên thập giá để đền tội thay cho dân đúng như thượng tế Cai-pha đã nói tiên tri trong thượng hội đồng Do thái như sau: "Thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt" (Ga 11,50).
- Hai là để hòa đồng với các tội nhân: Với tư cách là Đấng cứu thế, Đức Giê-su đã khiêm tốn hòa mình với các tội nhân đang chờ được chịu phép rửa của Gio-an, trái với thói kiêu căng của người Pha-ri-sêu luôn tách biệt ra khỏi đám đông dân chúng mà họ cho là tội lỗi, như trong dụ ngôn hai người lên Đền Thờ cầu nguyện: “Người Pha-ri-sêu đứng riêng một mình cầu nguyện” (Lc 18,11).
- Ba là để tiên báo về bí tích rửa tội Đức Giê-su sắp thiết lập, là hình bóng mầu nhiệm tử nạn và phục sinh: Phép rửa của Gio-an tiên báo về bí tích rửa tội do Đức Giê-su ra lệnh cho các môn đệ trước khi lên trời: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28,19). Việc chịu phép rửa tội chính là điều kiện để được gia nhập vào Nước Thiên Chúa (x. Ga 3,5), và là hình ảnh của mầu nhiệm chết và sống lại : “Thầy còn một phép rửa phải chịu và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất” (Lc 12,50).
- C 16-17: + Các tầng trời mở ra: Hiện tượng trời mở ra nhắc đến lời tuyên sấm của ngôn sứ I-sai-a: “Phải chi Ngài xé trời mà ngự xuống, cho núi non rung chuyển trước thánh nhan” (Is 63,19). Sấm ngôn này hôm nay đã ứng nghiệm nơi Đức Giê-su: đất trời được giao hòa với nhau (x. Cv 7,56) và Thiên Chúa tiếp tục mặc khải cho dân Người (x. Ed 1,1). + Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người: Câu này nhắc lại cuộc tạo thành ban đầu (x. St 1,2). Ở đây báo hiệu một cuộc tạo dựng mới đang được thực hiện. Tác giả sách Sáng Thế đã diễn tả Thần Khí Đức Chúa bay là là trên mặt nước để ban sự sống cho nước, giống như chim bồ câu mẹ bay chập chờn trên bầy chim con (x. St 1,2). Thần Khí ngự trên Đức Giê-su để xức dầu thiêng liêng cho Người (x. Cv 10,38) hầu tấn phong Người làm Đấng Mê-si-a (x. Is 11,2). + “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người”: Sau khi Đức Giê-su đã vâng phục Chúa Cha để đến xin chịu phép rửa của ông Gio-an, thì Chúa Cha đã giới thiệu Người là Con yêu dấu trước mặt những người hiện diện. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa nhiều lần đã gọi Đấng Thiên Sai và dân Ít-ra-en là Con yêu của Ngài: “Con là Con Ta, hôm nay Ta đã sinh ra Con” (Tv 2,7). “Này là Tôi Tớ của Ta mà Ta nâng đỡ, tuyển nhân mà Ta sủng mộ, Ta ban Thần Khí Ta trên Người” (Is 42,1). “Từ Ai-cập, Ta đã gọi Con Ta về” (Hs 11,1). Qua câu này, Tin Mừng Mát-thêu cho thấy Đức Giê-su chính là Đấng Thiên Sai và là Con yêu luôn làm hài lòng Thiên Chúa, vì Người luôn khiêm tốn và vâng theo thánh ý Thiên Chúa.
4. CÂU HỎI:
1) Tại sao Đức Giê-su là Đấng thánh thiện mà đến chịu phép rửa sám hối của Gio-an làm chi ? 2) Câu “Thần Khí Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người” có nghĩa thế nào ? 3) Trong Cựu Ước, Thiên Chúa thường gọi những ai là “con yêu” của Ngài ?
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi !” (Mt 3,14).
2. CÂU CHUYỆN: “TRÈO CAO TÉ ĐAU”
Trong kho tàng truyện thần thoại Hy-lạp, có một câu chuyện về hai cha con nhà kia. Người cha tên là I-đam và con là I-ka. I-đam là một kiến trúc sư kiêm nghề điêu khắc. Chính ông đã được nhà vua trao nhiệm vụ xây một bát quái đồ để giam giữ một con quái vật đầu người mình thú rất hung dữ, hầu bảo vệ dân lành khỏi bị nó giết hại. Nhưng về sau, do hiểu lầm hai cha con I-đam và I-ka có âm mưu làm loạn, nên vua Mi-nos đã hạ lệnh tống giam cả hai vào bát quái đồ đó. Nhưng rồi “cái khó ló cái khôn”: Trong lúc bị giam cầm, hai cha con này đã tìm ra cách trốn thoát bằng cánh chim bay lên cao. Họ đã dùng sáp ong nối nhiều lông chim lại thành hai bộ cánh chim và đã thoát ra khỏi nhà tù qua một lổ nhỏ trên mái. Quá phấn khởi trước thành công bất ngờ, anh con trai càng lúc càng bay lên cao, bỏ ngoài tai những lời khuyến cáo khẩn thiết của cha mình. Khi bay cao gần đến mặt trời, thì sáp dính các lông chim trên đôi cánh bay bị nóng quá tan chảy ra và anh con trai đã rơi từ độ cao xuống đất chết tan xác.
Chính thói kiêu hãnh về sự thành công đã làm cho người con trai không vâng lời cha, nên cuối cùng đã bị rơi xuống đất chết thảm. Ngày nay, sự kiêu ngạo cũng làm cho người ta coi thường và bỏ ngoài tai những lời khuyên can khôn ngoan đầy kinh nghiệm của các bậc cha bác, thầy cô giáo và những bậc cao niên. Nếu mỗi người chúng ta chỉ lo chiều theo các đam mê ích kỷ của mình, thì chắc chắn sẽ phải chuốc lấy thất bại đau thương.
3. SUY NIỆM:
1) Gương khiêm tốn của Gio-an Tẩy Giả: “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi !”:
Vào năm 30 trước Công Nguyên, Gioan Tẩy giả đã xuất hiện tại sông Gio-đan, ăn mặc như ngôn sứ Ê-li-a (x. Mt 3,4), rao giảng cùng một sứ điệp về sự phán xét công thẳng của Thiên Chúa như Ê-li-a, đồng thời Gio-an đã kêu gọi mọi người: «Hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần» (Mt 3,2). Ông còn làm phép rửa cho những ai thành tâm sám hối để chuẩn bị tâm hồn họ đón nhận Đấng Thiên Sai sắp đến (x. Cv 19,4). Gio-an cũng khiêm tốn khi nói về vai trò và sứ mạng của Đấng Thiên Sai như sau: “Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh Thần và lửa» (3,11). Còn chúng ta hôm nay: Chúng ta có biết nhận trách nhiêm những thất bại xảy ra để noi gương khiêm tốn của thánh Gio-an không ?
2) “Giữ trọn đức công chính” là vâng phục thánh ý Thiên Chúa:
Khi Đức Giê-su đến xếp hàng xin chịu phép rửa tại sông Gio-đan, ông Gio-an đã thưa với Người rằng: “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi !”. Rồi khi nghe Đức Giê-su nói: “Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính” (Mt 3,15), thì Gio-an đã làm phép rửa cho Người. Như vậy “Giữ trọn đức công chính” là vâng lời để làm theo ý muốn của Thiên Chúa.
Về sau, thánh Phao-lô cũng dạy về sự khiêm nhường vâng phục của Chúa Giê-su như sau: “Người lại còn hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự”. Sự vâng lời ấy thể hiện qua việc Người xin chịu phép rửa dìm mình trong dòng sông Gio-đan, biểu tượng cuộc tử nạn và phục sinh của Người lúc cuối đời. Phao-lô viết tiếp: “Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người, và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu” (Pl 2,9-11). Qua đó, Phao-lô dạy các tín hữu phải noi gương Đức Giê-su “giữ trọn đức công chính” bằng việc vâng phục thánh ý Thiên Chúa. Còn chúng ta hôm nay hãy năng cầu nguyện với Chúa Giê-su như tông đồ Phao-lô sau khi bị té ngựa ở cửa thành Đa-mát : “Lạy Chúa, con phải làm gì ?” (Cv 22,10).
3) Phải ứng xử thế nào để nên con thảo của Thiên Chúa? : Khi Đức Giê-su chịu phép Rửa xong và từ dưới nước trồi lên, thì các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. Và kìa có tiếng từ trời phán: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 3,16-17). Ngày nay muốn được Thiên Chúa thừa nhận là con yêu dấu như đã xác nhận Đức Giê-su, chúng ta cần có lối ứng xử khiêm tốn cụ thể như sau:
- Khiêm tốn nhận lỗi mỗi khi được người khác góp ý: Ai trong chúng ta ít nhiều cũng đều sai lỗi, nhưng chúng ta thường giả hình che đậy để được người khác đánh giá tốt về mình. Khi bị người khác phê bình chỉ trích, chúng ta thường bực tức và thù ghét kẻ dám phê phán nói xấu ta. Khi bị thất bại hay có sự cố bất lợi, ít khi chúng ta nhận sai sót, mà thường hay đổ lỗi cho người dưới hay hoàn cảnh. Mỗi người nên ý thức rằng: thái độ khiêm tốn nhận lỗi và thành tâm sửa sai sẽ giúp chúng ta nên hoàn thiện hơn và gây được thiện cảm với người khác là điều kiện để mọi việc làm được thành công.
- Khiêm tốn bỏ qua những điều nhỏ mọn: Khi thấy người dưới sai lỗi không nghiêm trọng, chỉ nên nhẹ nhàng nhắc bảo với lòng bao dung nhân hậu. Tránh hay rầy la to tiếng làm mất sự bình an và tình đoàn kết nội bộ .
- Cần khiêm tốn sửa lỗi cho tha nhân theo lời Chúa dạy: Việc sửa lỗi phài do tình thương chứ không do ác cảm thù ghét. Muốn sửa lỗi cho tha nhân cách hiệu quả cần tiến hành cách khôn khéo từng bước theo lời Chúa dạy như sau: Một là phải âm thầm gặp riêng người có lỗi để tránh cho họ bị mất tiếng tốt. Hai là phải tế nhị rào trước đón sau để chuẩn bị tinh thần giúp kẻ có lỗi sẵn sàng lắng nghe. Ba là phài nhẫn nại chờ đợi và tránh thái độ nóng vội. Chỉ nên đưa ra cộng đoàn xử lý nghiêm nếu kẻ kia cố chấp không chịu sám hối và trong những trường hợp lỗi lầm của họ gây hậu quả nghiêm trọng cho cộng đoàn nếu không kịp thời chấn chỉnh (x. Mt 18,15-17).
4. THẢO LUẬN:
1) Thế nào là nhân đức khiêm nhường ? Đối lập với đức khiêm nhường là thói xấu nào ? 2) Cuộc đời của Đức Giê-su là một chuỗi những hành động khiêm nhường thể hiện qua hành đông vâng phục ý Chúa Cha và phục vụ tha nhân. Vậy bạn sẽ làm gì để thực tập khiêm nhường trong quan hệ với tha nhân noi gương Đức Giê-su ?
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin ban cho chúng con luôn biết điều chỉnh cách suy nghĩ nói năng và hành động, cho phù hợp với gương khiêm tốn và vâng phục ý Thiên Chúa noi gương Chúa xưa. Xin cho chúng con biết khôn ngoan để tránh ảo tưởng về mình, biết thành thật để khỏi tự dối lòng mình. Ước gì chúng con biết luôn sám hối và hoán cải, sám hối bằng hành động hơn bằng môi miệng. Xin cho chúng con biết chấp nhận để Lời Chúa tỉa sạch những thói hư, nhất là tránh tự đề cao mình và khinh thường tha nhân. Xin cho chúng con biết ứng xử khiêm tốn .
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH - HHTM
Ta hài lòng về con
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:04 09/01/2014
TA HÀI LÒNG VỀ CON
(Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa)
Cả ba Tin Mừng Nhất lãm đều kết thúc thuật trình Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan bằng lời tuyên phán của Chúa Cha: “Đây là Con Ta yêu dấu, Ta hài lòng về Con” hoặc “Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con” (x.Mt 3,17; Mc 1,11 ; Lc 3,22). Chúa Giêsu làm hài lòng Chúa Cha về điều gì đây? Dĩ nhiên đó là về chuyện Người tự nguyện xếp mình vào hàng đoàn người tội lỗi, những người đang đến để cho Gioan Tẩy Giả làm phép rửa, bày tỏ lòng sám hối ăn năn. Chúa Giêsu vốn là Thiên Chúa dù đã mặc lấy xác phàm nhân loại như chúng ta mọi đàng nhưng chẳng hề vương bẩn tội nhơ (x.Dt 4,15). Là Đấng Thánh của Thiên Chúa, Người vốn hoàn toàn thanh sạch, vô tì tích, thế thì Người xếp hàng giữa đám người tội lỗi để làm gì? Chắc chắn không phải là để nhờ Gioan làm phép thanh tẩy hầu được nên thanh sạch. Cũng chắc chắn rằng không phải Người cố tình làm gương cho chúng ta về việc hoán cải ăn năn như đã có nhiều nhà tu đức từng suy diễn. Không ai có thể làm gương một việc mà chính mình không thực sự làm. Như thế chìa khoá vấn đề phải nằm ở chỗ khác.
Mang lấy xác phàm, trở nên giống loài người ta mọi đàng, thì Chúa Giêsu vẫn phải cần có thời gian để hiểu biết thánh ý Chúa Cha cũng như tự nhận thức về căn tính của mình. Các nhà Kitô học đồng thuận với nhau rằng khi còn nằm trong nôi, còn ôm lấy bầu sữa mẹ, thì trẻ Giêsu chưa thể nhận thức được căn tính Thiên Chúa của mình. Và một điều ít ai chối cãi đó là năm lên mười hai tuổi, khi lưu lại Đền thờ Giêrusalem ba ngày, nhân chuyến cùng cha mẹ hành hương, thì thiếu niên Giêsu đã ý thức về căn tính Thiên Chúa của mình. Biết mình là Thiên Chúa, thế nhưng để biết sứ vụ của mình là cứu độ nhân loại và cứu độ nhân loại như thế nào thì Chúa Giêsu cũng cần phải có thời gian cần thiết để tìm hiểu thánh ý Cha trên trời.
Có thể khẳng định rằng khi Chúa Giêsu đến chịu phép rửa tại bờ sông Giođan chính là lúc Người tìm ra con đường cứu độ. Nói đến sự ơn cứu độ, các nhà thần học lẫn tu đức thường dùng hình ảnh cứu vớt người đang bị chìm dưới sông. Không biết bơi mà rơi xuống hố nước sâu thì sự sống dường như không còn thuộc vào chính bản thân mình. Cần phải có một ai đó độ trì, cứu vớt, may ra mới được sống.
Để cứu độ nhân loại khỏi vũng lầy tội lỗi, Chúa Kitô không đứng bên trên mà kéo. Người đã tự nguyện đi xuống tận đáy sâu kiếp người khi vào trần gian. Đồng thân với con người trong kiếp phàm hèn chưa đủ, Chúa Kitô còn muốn đồng phận với loài người trong kiếp tội nhân, dù Người hoàn toàn vô tội. Tình yêu lên đến đỉnh cao khi người ta tự nguyện đồng thân, chung phận với nhau. Đồng thân, chung phận với nhau là một trong những hình thức liên đới đến cùng. Là con chiên tinh tuyền, là người tôi tớ trung thành và nhân hậu, Chúa Kitô đã nhận lấy mọi hậu quả tội lỗi của loài người vào chính bản thân Người. Điều đã được Ngôn sứ Isaia loan báo xưa về “Người Tôi Trung” nay ứng nghiệm nơi chính Chúa Kitô (x. Is 42,1-9; 49,1-7; 50,4-11).
Chọn con đường đi xuống để nâng loài người sa ngã lên, sự chọn lựa này của Chúa Giêsu đã làm hài lòng Chúa Cha. Đây là một sự chọn lựa phát xuất bởi tình yêu sung mãn. Chúa Thánh Thần với hình chim bồ câu ngự xuống trên Người là một dấu chỉ. Và các tầng trời mở ra, nghĩa là con đường cứu độ nay đã khai mở cho con người. Việc Chúa Giêsu chọn con đường đi xuống giúp chúng ta xác tín những chân lý sau:
1. Không một ai là không có thể được cứu rỗi: Các cứu hộ viên đứng trên bờ sông mà đưa tay ra thì những người ở xa bờ hay đang chìm dưới nước quả là khó có cơ may được cứu. Trái lại khi các cứu hộ viên đã lặn sâu xuống đáy sông thì mọi người đều có thể được cứu sống. Chúa Giêsu đã cúi xuống dưới chân các tông đồ, Người đã cúi xuống dưới chân của Giuđa, kẻ đã rắp tâm phản bội Người và Người sẵn sàng cúi xuống dưới chân hết mọi người, trong mọi hoàn cảnh. Chỉ cần chúng ta đồng thuận thì Người sẽ nâng chúng ta lên cùng Chúa Cha.
Mọi người đều có thể được cứu rỗi. Một chân lý của niềm tin và của niềm hy vọng. Bất cứ ai, dù trong hoàn cảnh tồi tệ nào đi nữa, thì vẫn luôn có Giêsu Kitô đứng dưới chân để sẵn sàng nâng lên. Chính vì thế mà thất vọng về chính mình là một sự tồi tệ thật đáng trách không kém gì khi ta thất vọng về tha nhân.
2. Trước tiên hãy trách mình, đừng trách tha nhân hay phàn nàn Chúa, nếu giả như chúng ta vẫn còn mãi mê trong tội. Một trong những thói xấu của người đắm chìm trong tội đó là tìm đủ lý do để bào chữa. Để làm giảm nhẹ trách nhiệm của mình, khi phạm tội, chúng ta thường hay đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho tha nhân, cho ma quỷ và thậm chí có người còn đổ lỗi cho cả Thiên Chúa. Phải tiên thiên loại trừ việc gán cho Thiên Chúa là tác nhân gây sự xấu, vì Thiên Chúa không hề, đúng hơn là không thể cám dỗ một ai. Chúng ta cũng cần chân nhận rằng thần dữ, người xấu hay ngoại cảnh cũng có góp phần nào đó trong tội của chúng ta. Tuy nhiên, các tác nhân ấy chỉ có thể làm tăng giảm mức độ trách nhiệm của chúng ta trên tội của mình. Nhưng không ai khác, chính chúng ta phải là người trực tiếp chịu trách nhiệm mọi hành vi tội lỗi của mình.
Mừng mầu nhiệm Chúa Giêsu chịu phép rửa, mở đầu cuộc đời công khai rao giảng Tin Mừng, hãy cùng cảm tạ và ngợi khen Thiên Chúa vì đã yêu thương loài người đến cùng. Không có gì tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, trong Đức Giêsu Kitô, Đấng đã tự nguyện đồng hàng với chúng ta trong kiếp tội nhân. Đấng đã cúi mình để cho Gioan làm phép rửa khi khởi đầu công cuộc rao giảng tin mừng và kết thúc bằng cái chết trong thân phận một tội nhân trên thập giá mời gọi chúng ta hãy vững tâm và đừng sợ vì Người hằng luôn ở cùng chúng ta để yêu thương và độ trì chúng ta. Chính Người đã khẳng định: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời”(Ga 3,16). Và người môn đệ Chúa yêu đã xác tín chân lý này: “Phàm ai đặt hy vọng vào Đức Kitô thì làm cho mình nên thanh sạch như chính Người là Đấng thanh sạch”(1Ga 3,3). Chúa chịu phép rửa là Chúa mở cánh cửa hy vọng cho tất cả mọi người, mọi hoàn cảnh. Có nhiều điều với con người thì không thể nhưng với Thiên Chúa thì mọi sự đều là có thể (x.Mt 19,26).
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa)
Cả ba Tin Mừng Nhất lãm đều kết thúc thuật trình Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan bằng lời tuyên phán của Chúa Cha: “Đây là Con Ta yêu dấu, Ta hài lòng về Con” hoặc “Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con” (x.Mt 3,17; Mc 1,11 ; Lc 3,22). Chúa Giêsu làm hài lòng Chúa Cha về điều gì đây? Dĩ nhiên đó là về chuyện Người tự nguyện xếp mình vào hàng đoàn người tội lỗi, những người đang đến để cho Gioan Tẩy Giả làm phép rửa, bày tỏ lòng sám hối ăn năn. Chúa Giêsu vốn là Thiên Chúa dù đã mặc lấy xác phàm nhân loại như chúng ta mọi đàng nhưng chẳng hề vương bẩn tội nhơ (x.Dt 4,15). Là Đấng Thánh của Thiên Chúa, Người vốn hoàn toàn thanh sạch, vô tì tích, thế thì Người xếp hàng giữa đám người tội lỗi để làm gì? Chắc chắn không phải là để nhờ Gioan làm phép thanh tẩy hầu được nên thanh sạch. Cũng chắc chắn rằng không phải Người cố tình làm gương cho chúng ta về việc hoán cải ăn năn như đã có nhiều nhà tu đức từng suy diễn. Không ai có thể làm gương một việc mà chính mình không thực sự làm. Như thế chìa khoá vấn đề phải nằm ở chỗ khác.
Mang lấy xác phàm, trở nên giống loài người ta mọi đàng, thì Chúa Giêsu vẫn phải cần có thời gian để hiểu biết thánh ý Chúa Cha cũng như tự nhận thức về căn tính của mình. Các nhà Kitô học đồng thuận với nhau rằng khi còn nằm trong nôi, còn ôm lấy bầu sữa mẹ, thì trẻ Giêsu chưa thể nhận thức được căn tính Thiên Chúa của mình. Và một điều ít ai chối cãi đó là năm lên mười hai tuổi, khi lưu lại Đền thờ Giêrusalem ba ngày, nhân chuyến cùng cha mẹ hành hương, thì thiếu niên Giêsu đã ý thức về căn tính Thiên Chúa của mình. Biết mình là Thiên Chúa, thế nhưng để biết sứ vụ của mình là cứu độ nhân loại và cứu độ nhân loại như thế nào thì Chúa Giêsu cũng cần phải có thời gian cần thiết để tìm hiểu thánh ý Cha trên trời.
Có thể khẳng định rằng khi Chúa Giêsu đến chịu phép rửa tại bờ sông Giođan chính là lúc Người tìm ra con đường cứu độ. Nói đến sự ơn cứu độ, các nhà thần học lẫn tu đức thường dùng hình ảnh cứu vớt người đang bị chìm dưới sông. Không biết bơi mà rơi xuống hố nước sâu thì sự sống dường như không còn thuộc vào chính bản thân mình. Cần phải có một ai đó độ trì, cứu vớt, may ra mới được sống.
Để cứu độ nhân loại khỏi vũng lầy tội lỗi, Chúa Kitô không đứng bên trên mà kéo. Người đã tự nguyện đi xuống tận đáy sâu kiếp người khi vào trần gian. Đồng thân với con người trong kiếp phàm hèn chưa đủ, Chúa Kitô còn muốn đồng phận với loài người trong kiếp tội nhân, dù Người hoàn toàn vô tội. Tình yêu lên đến đỉnh cao khi người ta tự nguyện đồng thân, chung phận với nhau. Đồng thân, chung phận với nhau là một trong những hình thức liên đới đến cùng. Là con chiên tinh tuyền, là người tôi tớ trung thành và nhân hậu, Chúa Kitô đã nhận lấy mọi hậu quả tội lỗi của loài người vào chính bản thân Người. Điều đã được Ngôn sứ Isaia loan báo xưa về “Người Tôi Trung” nay ứng nghiệm nơi chính Chúa Kitô (x. Is 42,1-9; 49,1-7; 50,4-11).
Chọn con đường đi xuống để nâng loài người sa ngã lên, sự chọn lựa này của Chúa Giêsu đã làm hài lòng Chúa Cha. Đây là một sự chọn lựa phát xuất bởi tình yêu sung mãn. Chúa Thánh Thần với hình chim bồ câu ngự xuống trên Người là một dấu chỉ. Và các tầng trời mở ra, nghĩa là con đường cứu độ nay đã khai mở cho con người. Việc Chúa Giêsu chọn con đường đi xuống giúp chúng ta xác tín những chân lý sau:
1. Không một ai là không có thể được cứu rỗi: Các cứu hộ viên đứng trên bờ sông mà đưa tay ra thì những người ở xa bờ hay đang chìm dưới nước quả là khó có cơ may được cứu. Trái lại khi các cứu hộ viên đã lặn sâu xuống đáy sông thì mọi người đều có thể được cứu sống. Chúa Giêsu đã cúi xuống dưới chân các tông đồ, Người đã cúi xuống dưới chân của Giuđa, kẻ đã rắp tâm phản bội Người và Người sẵn sàng cúi xuống dưới chân hết mọi người, trong mọi hoàn cảnh. Chỉ cần chúng ta đồng thuận thì Người sẽ nâng chúng ta lên cùng Chúa Cha.
Mọi người đều có thể được cứu rỗi. Một chân lý của niềm tin và của niềm hy vọng. Bất cứ ai, dù trong hoàn cảnh tồi tệ nào đi nữa, thì vẫn luôn có Giêsu Kitô đứng dưới chân để sẵn sàng nâng lên. Chính vì thế mà thất vọng về chính mình là một sự tồi tệ thật đáng trách không kém gì khi ta thất vọng về tha nhân.
2. Trước tiên hãy trách mình, đừng trách tha nhân hay phàn nàn Chúa, nếu giả như chúng ta vẫn còn mãi mê trong tội. Một trong những thói xấu của người đắm chìm trong tội đó là tìm đủ lý do để bào chữa. Để làm giảm nhẹ trách nhiệm của mình, khi phạm tội, chúng ta thường hay đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho tha nhân, cho ma quỷ và thậm chí có người còn đổ lỗi cho cả Thiên Chúa. Phải tiên thiên loại trừ việc gán cho Thiên Chúa là tác nhân gây sự xấu, vì Thiên Chúa không hề, đúng hơn là không thể cám dỗ một ai. Chúng ta cũng cần chân nhận rằng thần dữ, người xấu hay ngoại cảnh cũng có góp phần nào đó trong tội của chúng ta. Tuy nhiên, các tác nhân ấy chỉ có thể làm tăng giảm mức độ trách nhiệm của chúng ta trên tội của mình. Nhưng không ai khác, chính chúng ta phải là người trực tiếp chịu trách nhiệm mọi hành vi tội lỗi của mình.
Mừng mầu nhiệm Chúa Giêsu chịu phép rửa, mở đầu cuộc đời công khai rao giảng Tin Mừng, hãy cùng cảm tạ và ngợi khen Thiên Chúa vì đã yêu thương loài người đến cùng. Không có gì tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, trong Đức Giêsu Kitô, Đấng đã tự nguyện đồng hàng với chúng ta trong kiếp tội nhân. Đấng đã cúi mình để cho Gioan làm phép rửa khi khởi đầu công cuộc rao giảng tin mừng và kết thúc bằng cái chết trong thân phận một tội nhân trên thập giá mời gọi chúng ta hãy vững tâm và đừng sợ vì Người hằng luôn ở cùng chúng ta để yêu thương và độ trì chúng ta. Chính Người đã khẳng định: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời”(Ga 3,16). Và người môn đệ Chúa yêu đã xác tín chân lý này: “Phàm ai đặt hy vọng vào Đức Kitô thì làm cho mình nên thanh sạch như chính Người là Đấng thanh sạch”(1Ga 3,3). Chúa chịu phép rửa là Chúa mở cánh cửa hy vọng cho tất cả mọi người, mọi hoàn cảnh. Có nhiều điều với con người thì không thể nhưng với Thiên Chúa thì mọi sự đều là có thể (x.Mt 19,26).
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một chiên con được đặt trên đôi vai ĐGH Phanxicô
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
10:05 09/01/2014
Một chiên con được đặt trên đôi vai ĐGH Phanxicô
"Người mục tử phải ngửi được mùi chiên của mình", lời giảng của ĐGH Phanxicô vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh 2013 trước hàng ngàn linh mục hiện diện nói về cảm nghĩ của Ngài về vai trò mục tử trong Giáo Hội.
Giờ đây ĐGH Phanxicô đã hành động cho lời nói của mình bằng cách mang trên vai một con chiên lúc đi thăm một hoạt cảnh hang đá sống động với khoảng 200 diễn viên đóng vai với các thú vật tại nơi ngoại thành Rôma vào đầu tuần vừa qua.
Tại đây Ngài vui tươi đã để cho một em thiếu nhi nữ đặt con chiên nhỏ trên đôi vai của mình. Một hình ảnh biểu tượng thật hiếm thấy ở một vị Giáo Hoàng.
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
Giờ đây ĐGH Phanxicô đã hành động cho lời nói của mình bằng cách mang trên vai một con chiên lúc đi thăm một hoạt cảnh hang đá sống động với khoảng 200 diễn viên đóng vai với các thú vật tại nơi ngoại thành Rôma vào đầu tuần vừa qua.
Tại đây Ngài vui tươi đã để cho một em thiếu nhi nữ đặt con chiên nhỏ trên đôi vai của mình. Một hình ảnh biểu tượng thật hiếm thấy ở một vị Giáo Hoàng.
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
Top Stories
Vietnam: Célébrations du 400e anniversaire de l’arrivée des jésuites au Vietnam
Eglises d'Asie
11:12 09/01/2014
La Compagnie de Jésus va entamer, le 18 janvier 2014, une Année sainte destinée à préparer le 400e anniversaire de l’arrivée des premiers missionnaires jésuites au Vietnam. C’est en effet le 18 janvier 1615 que les premiers religieux de la Compagnie, accompagnés de chrétiens japonais, ont abordé au port de Hôi An (Centre-Vietnam), après avoir quitté le Japon où sévissait alors une persécution religieuse sanglante.
Bien qu’il ne s’agissait pas de la première présence missionnaire dans ce pays, où d’autres religieux étaient déjà venus annoncer l’Evangile de Jésus-Christ, il n’en reste pas moins que cet événement est l’épisode le plus connu du début de l’histoire de l’évangélisation au Vietnam.
A cette occasion, les jésuites vietnamiens ont ouvert un site Internet spécial (www.loanbaotinmung.net). Un article posté sur le site annonce que cette Année sainte commencera le 18 janvier 2014 et s’achèvera le 18 janvier de l’année suivante. Elle s’ouvrira sur une messe solennelle présidée par Mgr Paul Bui Van Doc dans la cathédrale Notre-Dame de Saigon.
L’Année sainte, est-il expliqué dans l’article, aura pour premier but le renouvellement spirituel des membres de la Compagnie de Jésus au Vietnam et de tous ceux qui ont adopté la spiritualité de saint Ignace de Loyola. Elle contribuera au renforcement de l’esprit missionnaire au Vietnam et aidera les chrétiens vietnamiens à connaître et à faire connaître l’histoire de la mission dans leur pays, ainsi que les apports du christianisme au sein de leur nation (romanisation de l’écriture appelée « Quôc Ngu », ainsi que diverses transformations culturelles).
Avant l’arrivée des jésuites, des tentatives d’évangélisation isolées avaient déjà eu lieu tout au long du XVIe siècle. Les annales vietnamiennes signalent la présence en 1533 d’un Occidental nommé « I-Ni-Khu » propageant la religion chrétienne dans la région de Nam Dinh. En 1550, des dominicains venus de Malacca, Luis de Fonseca, Grégoire de La Motte et Gaspar de Santa Cruz, sont présents dans la province de Ha Tiên. En 1580, on trouve quatre autres dominicains venus des Philippines dans la province du Quang Nam (au Centre-Vietnam). En 1584, ce sont quatre franciscains qui parviennent jusqu’à Hanoi.
La venue des jésuites au Vietnam fut progressive. La première arrivée dont on s’apprête à fêter le 400e anniversaire eut lieu le 18 janvier 1615 dans le port commerçant de Hôi An (appelé Faifo par les étrangers). Ils étaient deux religieux: les P. François Busomi et P. Diego Carvalho, accompagnés de trois chrétiens japonais. Rapidement, d’autres jésuites sont venus se joindre à eux: François de Pina, Christopho Borri et surtout Alexandre de Rhodes, le plus connu d’entre eux (1). Après avoir joué un grand rôle dans l’élaboration de l’écriture nationale (Quôc Ngu) et d’une catéchèse adaptée au Vietnam, il fera publier à Rome, en 1651, son dictionnaire annamite - portugais - latin (Dictionarium annamiticum seu tunquinense lusitanum et latinum) ainsi que le Catéchisme à l’usage des chrétiens vietnamiens en vietnamien et en latin, ces deux premières œuvres utilisant la nouvelle écriture Quôc Ngu.
En 1627, le P. Alexandre de Rhodes est chargé de l’évangélisation du Tonkin. Il débarque dans la province de Thanh Hoa et fondera à Hanoi les premières communautés chrétiennes. Après le décret d’interdiction du christianisme de 1629, il sera expulsé vers Macao en 1630. De retour en Cochinchine en 1640, il est de nouveau expulsé en 1644.
En 1650, le P. de Rhodes suggère à la Sacrée Congrégation de la Propagande, à Rome, l’envoi d’évêques pour créer un clergé vietnamien. Il est ainsi à l’origine de la nomination, en 1659, des premiers vicaires apostoliques envoyés en Extrême-Orient, Mgr Pallu, vicaire du Tonkin, et Mgr Lambert de La Motte, vicaire de Cochinchine, et de la fondation de la Société des Missions Etrangères de Paris (MEP).
(1) Voir ci-contre la carte de l’« Annam » par Alexandre de Rhodes (1651), indiquant la « Cocincina » (à gauche, i.e. au sud) et le « Tvnkin » (à droite, i.e. au nord). Publiée dans l’Histoire du royaume du Tonkin, c’est une des premières cartes occidentales du Vietnam.
(Source: Eglises d'Asie, le 9 janvier 2014)
A cette occasion, les jésuites vietnamiens ont ouvert un site Internet spécial (www.loanbaotinmung.net). Un article posté sur le site annonce que cette Année sainte commencera le 18 janvier 2014 et s’achèvera le 18 janvier de l’année suivante. Elle s’ouvrira sur une messe solennelle présidée par Mgr Paul Bui Van Doc dans la cathédrale Notre-Dame de Saigon.
L’Année sainte, est-il expliqué dans l’article, aura pour premier but le renouvellement spirituel des membres de la Compagnie de Jésus au Vietnam et de tous ceux qui ont adopté la spiritualité de saint Ignace de Loyola. Elle contribuera au renforcement de l’esprit missionnaire au Vietnam et aidera les chrétiens vietnamiens à connaître et à faire connaître l’histoire de la mission dans leur pays, ainsi que les apports du christianisme au sein de leur nation (romanisation de l’écriture appelée « Quôc Ngu », ainsi que diverses transformations culturelles).
Avant l’arrivée des jésuites, des tentatives d’évangélisation isolées avaient déjà eu lieu tout au long du XVIe siècle. Les annales vietnamiennes signalent la présence en 1533 d’un Occidental nommé « I-Ni-Khu » propageant la religion chrétienne dans la région de Nam Dinh. En 1550, des dominicains venus de Malacca, Luis de Fonseca, Grégoire de La Motte et Gaspar de Santa Cruz, sont présents dans la province de Ha Tiên. En 1580, on trouve quatre autres dominicains venus des Philippines dans la province du Quang Nam (au Centre-Vietnam). En 1584, ce sont quatre franciscains qui parviennent jusqu’à Hanoi.
La venue des jésuites au Vietnam fut progressive. La première arrivée dont on s’apprête à fêter le 400e anniversaire eut lieu le 18 janvier 1615 dans le port commerçant de Hôi An (appelé Faifo par les étrangers). Ils étaient deux religieux: les P. François Busomi et P. Diego Carvalho, accompagnés de trois chrétiens japonais. Rapidement, d’autres jésuites sont venus se joindre à eux: François de Pina, Christopho Borri et surtout Alexandre de Rhodes, le plus connu d’entre eux (1). Après avoir joué un grand rôle dans l’élaboration de l’écriture nationale (Quôc Ngu) et d’une catéchèse adaptée au Vietnam, il fera publier à Rome, en 1651, son dictionnaire annamite - portugais - latin (Dictionarium annamiticum seu tunquinense lusitanum et latinum) ainsi que le Catéchisme à l’usage des chrétiens vietnamiens en vietnamien et en latin, ces deux premières œuvres utilisant la nouvelle écriture Quôc Ngu.
En 1627, le P. Alexandre de Rhodes est chargé de l’évangélisation du Tonkin. Il débarque dans la province de Thanh Hoa et fondera à Hanoi les premières communautés chrétiennes. Après le décret d’interdiction du christianisme de 1629, il sera expulsé vers Macao en 1630. De retour en Cochinchine en 1640, il est de nouveau expulsé en 1644.
En 1650, le P. de Rhodes suggère à la Sacrée Congrégation de la Propagande, à Rome, l’envoi d’évêques pour créer un clergé vietnamien. Il est ainsi à l’origine de la nomination, en 1659, des premiers vicaires apostoliques envoyés en Extrême-Orient, Mgr Pallu, vicaire du Tonkin, et Mgr Lambert de La Motte, vicaire de Cochinchine, et de la fondation de la Société des Missions Etrangères de Paris (MEP).
(1) Voir ci-contre la carte de l’« Annam » par Alexandre de Rhodes (1651), indiquant la « Cocincina » (à gauche, i.e. au sud) et le « Tvnkin » (à droite, i.e. au nord). Publiée dans l’Histoire du royaume du Tonkin, c’est une des premières cartes occidentales du Vietnam.
(Source: Eglises d'Asie, le 9 janvier 2014)
Cardinal-Delegate discusses Legionaries' Chapter
Vatican Radio
12:22 09/01/2014
2014-01-09 Vatican - The Extraordinary General Chapter of the Legionaries of Christ begins its working sessions on Thursday, under the guidance of the Pontifical Delegate to the Legion, Cardinal Velasio De Paolis. The Chapter has been called with a view to helping the Legion reform and renew itself in the wake of revelations regarding the double-life led by the congregation's deceased founder, Fr. Marcial Maciel. Following a Vatican investigation into Fr Maciel’s life and conduct as founder and leader of the congregation, Pope Benedict XVI in 2006 stripped the priest of his leadership role and ordered him to a life of prayer and penitence.
Cardinal Paolis granted an interview to the Vatican Radio’s Director-General, Fr. Federico Lombardi, SJ. The purpose of the interview was to present the progress made during the three and a half years of Card. De Paolis’ term as Delegate, in order more fully to understand what went into preparations for the Chapter, what are its goals and what are the expectations for it.
Following an examination of conscience apt to allow for unclouded evaluation of the path the Legion has taken, especially in recent years, the six-week convocation of 61 priests from 11 different nations is to turn its attention to the needed constitutional reform and the election of new leadership.
In his broad-ranging conversation with Fr. Lombardi, SJ, Card. De Paolis recalls that his mandate followed the Apostolic Visitation that concluded with the removal of Fr. Maciel. Cardinal De Paolis says that, from the outset, he has regarded his task as Delegate as one of guidance in the work of renewing Legion of Christ, counting on the genuine religious commitment of the majority of its members.
The principal requirements of the renewal project were the revision of the Constitutions and a change in leadership. Nevertheless, in order to be deep and lasting, reform needed to involve – as far as possible – the broad membership of the Legion in different provinces and communities throughout the world.
With regard to the Constitutions, the central points of the revisions concern authority and the exercise of authority in the governance and the day-to-day life of the congregation.
Cardinal De Paolis also offers a reflection on the “Patrimony of the Institute” – i.e., on the institutional elements that characterize and qualify the Legion as a spiritual and ecclesial reality. In this light, he describes a vocation to live the Mystery of Christ, who proclaims the Kingdom, with the spirituality that is typical of the Kingship with which Christ reigns from the Cross, accompanied by a vibrant Eucharistic and Marian piety, as well as an orientation to service.
The Cardinal Delegate goes on to explain that this vocation expresses itself in forms specific to the life religious priests, of consecrated lay people, and the lay faithful. He discusses this perspective as one that allows the reality of the Legion, composed of priests, to come into focus as one not of isolation, but of profound involvement in the broader “Movement” of Regnum Christi (though the exact nature and structure of the relationship remains to be determined).
Below, please find the full text of the English translation of the interview, which was conducted in Italian and may be found on the Italian page of the Vatican Radio website.
*****************************
Fr. Federico Lombardi’s interview to Card. Velasio De Paolis
Q.—Your Eminence, the General Chapter for the Legionaries of Christ begins on January 8. It represents the next and fundamental step on the long journey of renewal that you led on behalf of the Holy Father. Would you like to summarize briefly the steps and the main events of this journey of preparation, from your appointment up to the Chapter?
A.—I would first of all like to point out that this path is not the beginning of the story of the Legion and Regnum Christi, but it is one stage of it. The first stage is the story of the Founder; the second is the visitation by the five bishops sent by the Holy Father to get to know this reality; and the third stage, in fact, is the appointment of the papal delegate. It is important to emphasize this. Why? Because the visitation of the five Apostolic Visitators presented the result of a reflection, an evaluation and also a consideration for the future. When the Holy Father appointed the Papal Delegate, he had already issued a severe judgment regarding the actions of the Legion’s founder in the Official Bulletin. However, this judgment was not so severe as to destroy the congregation: if the Pope appoints a Delegate, he is implicitly denying that a substantially negative judgment of the Legion itself should be made. At the beginning of the bull of appointment, he says, “There are a large number of priests who are zealous and committed to the path of holiness.” Since there was this assumption of trust, this step—which began with the appointment of the Pontifical Delegate—was rather a positive appointment. In other words, he wanted to restart the journey alongside the Legionaries, so as to guide them through a period of reflection and renewal—which was also penitential—and so as to review their charism, to rewrite their Constitutions and then to resume their positive position within the Church. This is necessary to say, because the investigation regarding the Founder was considered, in some way, closed; even the stage of visitations to various places was considered closed. It was now necessary to work within the institute, in order to make people think and to help them overcome their difficulties. And this was precisely our task. The Pope says that, among many tasks, the main one is the revision of the constitutions. They had constitutions which had not been drawn up according to the criteria of the post-conciliar period, but rather using the traditional criteria: it was a very long, heavy, even cumbersome text, in which the constitutional norms were indistinguishable from others. At the disciplinary level, there was a discernible mentality that did not distinguish the gradualness of the law, nor the importance of certain laws, and thus the “substance” of the discipline was indistinguishable from other rules that are useful—perhaps even necessary—but not “characteristic” of a congregation. There was a “sea” of norms, in which the charism itself was also watered down, or at least weakened, so as to make it difficult to remain in focus. This was the main task.
Q. And how did you go about dealing with the situation, together with your team of collaborators?
A. It started just by reminding the Legionaries what the Visitators said, because we had to start from there. In fact we presented the observations that the Visitators had made in several conferences to all those who were here in Rome. (In Rome there were 400-500 students and priests.) They recorded these lectures, which were then sent to the entire Legion, as well as to Regnum Christi, which is broader than the Legion. When we started, there was—you could say—almost a division into two groups: the first one emphasized the fact that the government of the institute was tainted. In some way, this group could not hope at all for anything new. There was another group, however, that could not grasp the news, because they saw almost everything as positive: they even thought that their characteristic quality—which had prevented them from falling into the defects of the other religious institutes—was the fact of being a well-ordered reality. In reality, they had fallen into a trap far more dangerous, that of the founder himself! We have progressed along this path, identifying the problems related to the consequences of the behavior of the founder with respect to the victims. We identified problems of a financial type. The Legionaries are not as rich as you might think: the economic situation had deteriorated, both because of the global financial crisis, and because of their institution. The loss of reputation caused a loss of students at their schools, and therefore also in financial revenue. Then there was the problem, above all, of the constitutions, and that is what we have worked on most. The main issue was how to review them, particularly regarding some key points. What were they? The clear distinction—clearer and more accurate—between internal forum and external forum, and between sacramental forum and—let us say—disciplinary, external forum. It was necessary, in particular, to reaffirm that authority is not arbitrary, but must operate within a council. Their authority was also organized in a way that was rather spread out and split in many parts, with many uncertain elements. In short, we have reduced the problem to the redaction of Constitutions according to the instructions of the [Second Vatican] Council, the post-Conciliar period and the Code of Canon Law. We made our greatest effort regarding this very topic. Then there was also the work needed to renew the leadership, which was very important. At the beginning we let the superiors remain in their positions. This was a necessary requirement, because those of us who came in could not operate and govern without knowing the situation. It seemed to us more useful and effective to maintain the superiors, but always under the control of our presence. Thus, we committed to being always present in their general council meetings. They could run their government, but they could not decide anything unless we were present. Thus, there has been this “osmosis” of continuous dialogue. We have held meetings of the two councils at least once a week: I had my council, and they had theirs. In this way, we started this discussion, where we dealt with all the major problems: the issues regarding the Founder; formation issues, issues regarding Regnum Christ. There were also disciplinary issues, regarding the cases of some priests who were tainted by Church crimes. (Although there were not very many cases, there have been some cases in the Legion, as has also been the case in many other institutes.) This is the general framework under which we have operated.
Q.—I believe that the Chapter now has two main tasks: to renew the government through elections and to adopt the new constitutions. But if the work of the constitutions has already been carried out, in way must the Chapter take action in their regard?
A.—This topic as such involved us only in part, because it had already been judged implicitly by the visitators and by other actions done later. If they had judged that the institute were inseparable from the founder, there would have been no discussion. Instead, by foreseeing that the congregation would move forward along with its charism, they implicitly acknowledged that perhaps it already had a valid charism. Nevertheless, it is also true that the Holy Father in the bull of appointment spoke of reviewing the charism in depth, which we have tried to do. We have inserted this charism into a larger reality, Regnum Christi, which already existed in the context of the founder. We also have identified a charism for Regnum Christi, which is lived out in different ways and according to various vocations: laity, consecrated lay persons and religious priests. It seems to us that the identification is quite accurate. However, following the Code of Canon Law, we have preferred—or at least I have preferred—to speak of “patrimony” or “patrimony of the institute,” by which I mean the institutional elements, rather than “charism,” since the latter is a somewhat problematic term. If we think of the “charism,” as the initial moment of spiritual wellspring, we will have difficulties. If, however, we think of the institutional aspects—that is of a charism as it is given to the Church and approved by the Church—we can identify, for example, “These are religious priests, laity, and consecrated lay persons who want to experience the mystery of Jesus as he announces the kingdom, with spirituality typical of the Kingship of Christ (Christ’s kingship, not from a triumphalist point of view, but from the point of view of Jesus, who triumphs from the Cross triumphs), with a very strong devotion to the Eucharist and to Mary and with apostolate (that is, with the proclamation of the Kingdom of Christ, especially through work in universities and higher education). If we think of all this, we feel that the “face,” the spirituality, of the institute is quite clear and precise.
Q.—In this way, is your assessment is that the majority of the Legion and Regnum Christi Movement in its essential aspects has reacted positively, with cooperation in this journey of renewal, so that now you can really have confidence? Or we are still only part of the way there…?
A.—I would like to point out that our work has been predominantly with the superiors, because this was the main task, the one that motivated all the discussion about the Legion itself, which was centered on its founder, who was a superior—an absolute superior! It is enough to affirm—as his former councilors affirm—that he would often act as he pleased, without making use of his council! So the problem was precisely helping the superiors to learn a form of government in which superiors are transparent, observant of the Church’s norms and respectful of her rules. In this regard, since we could not easily be present in all the territories, and since we had so many issues to deal with, we opted to cooperate with the superiors, or rather, sought to have the superiors cooperate with us so as to foster renewal, especially as regards the exercise of authority. We were convinced that, once the Legion was equipped with worthy superiors, the journey would be on its way and could make progress. I think that I can say that this has been the case. Many internal tensions have also been overcome. Of course, we have had such tensions, and they have not completely dissipated. Nevertheless, the vast majority of Legionaries have resumed being a tight-knit group. It seems to me that the Chapter begins auspiciously, because, although some will tend to be more open and others more closed, the basic trend is to acceptance of the draft of the Constitutions, as it is being presented. The key characteristic that must be emphasized is absolute obedience to the Church. I remember writing a letter at the beginning of this process, that if they kept this loyalty and obedience to the Church, the journey undertaken could not fail to be a positive one. It seems to me that there actually was obedience to the Church: I have never heard any grumbling against the authority of the Church, nor against those of us who represented her. Of course, there were a few people, but that is normal…. In this respect, I think we can hope that these constitutions will actually be suited to their purpose, will accompany the renewal and will produces good results. These constitutions, must, of course, then be approved by the Holy See, once the General Chapter has produced them.
Q.—In this Chapter, will we address the problems of the renewal of the Legion, or also of the entire Regnum Christi family, which is very large?
A.—In this regard, I think we have had to trace a new path, because before, Regnum Christi was like an extension of the Legion. Instead, we have come to realize that each group has its own autonomy, identity and discipline. However, together they form a “movement.” (Let’s call it a “movement,” since that is the common parlance, even though the word “movement” is difficult to define, because it is a complex group of people who want to be dedicated to Church within Regnum Christi, according to each one’s vocation.) Therefore, there is a great unity among laity, consecrated lay persons and religious priests, who are dedicated to working together closely. These are things that still have to be defined further. It is however, also important to point out that that what has, in a way, overwhelmed the Legion regarding its scandals not touched this great Regnum Christi Movement. Thus, there is a big “slice,” a great ecclesiastical reality that remains intact and has been serving the Church, especially in the area of religious education and Catholic and Pontifical universities. That is promising.
Q.—One last question. This case was initiated with a mandate given by Pope Benedict XVI, and now, in the meantime, a change of pontificate has taken place: now we have Pope Francis. Pope Francis has come to a full knowledge of this affair. Do you feel that he is on the same page as you are? Is he well informed about what is happening?
A.—In the three and a half years, I have met several times with Pope Benedict XVI, and have made some specific reports. The last report, however, was displaced, because Pope Benedict resigned soon after I delivered it. When the new Pope was elected, I felt the need to submit this report to him again. He immediately called me, and after a few days he wrote me a letter, in which he confirmed me in my work and approved the program I presented, which was precisely the calendar of dates for the General Chapter. He asked me to inform him regarding the process of preparation for the Chapter. At the end of November, or early December, I presented the preparation materials to the Holy Father. The Pope has been very attentive, very close, and he rightly wants to follow the journey we are undertaking taking, because—and these are his words—“he feels a great responsibility, as the Successor of Peter, to accompany religious and consecrated life.”
Q.—With the General Chapter, a new government is expected to be elected for the institute. We can already predict that, if everything works out well, the mandate of the Delegate will be concluded. Is it possible that the Delegate would then accompany the Legion further along its journey?
A.—The mandate of the Delegate, provided by Pope Benedict XVI, did not have a time limit. However, the term was linked to the celebration of the Extraordinary General Chapter. Once the Extraordinary Chapter has been celebrated, the mandate will be over.
Cardinal Paolis granted an interview to the Vatican Radio’s Director-General, Fr. Federico Lombardi, SJ. The purpose of the interview was to present the progress made during the three and a half years of Card. De Paolis’ term as Delegate, in order more fully to understand what went into preparations for the Chapter, what are its goals and what are the expectations for it.
Following an examination of conscience apt to allow for unclouded evaluation of the path the Legion has taken, especially in recent years, the six-week convocation of 61 priests from 11 different nations is to turn its attention to the needed constitutional reform and the election of new leadership.
In his broad-ranging conversation with Fr. Lombardi, SJ, Card. De Paolis recalls that his mandate followed the Apostolic Visitation that concluded with the removal of Fr. Maciel. Cardinal De Paolis says that, from the outset, he has regarded his task as Delegate as one of guidance in the work of renewing Legion of Christ, counting on the genuine religious commitment of the majority of its members.
The principal requirements of the renewal project were the revision of the Constitutions and a change in leadership. Nevertheless, in order to be deep and lasting, reform needed to involve – as far as possible – the broad membership of the Legion in different provinces and communities throughout the world.
With regard to the Constitutions, the central points of the revisions concern authority and the exercise of authority in the governance and the day-to-day life of the congregation.
Cardinal De Paolis also offers a reflection on the “Patrimony of the Institute” – i.e., on the institutional elements that characterize and qualify the Legion as a spiritual and ecclesial reality. In this light, he describes a vocation to live the Mystery of Christ, who proclaims the Kingdom, with the spirituality that is typical of the Kingship with which Christ reigns from the Cross, accompanied by a vibrant Eucharistic and Marian piety, as well as an orientation to service.
The Cardinal Delegate goes on to explain that this vocation expresses itself in forms specific to the life religious priests, of consecrated lay people, and the lay faithful. He discusses this perspective as one that allows the reality of the Legion, composed of priests, to come into focus as one not of isolation, but of profound involvement in the broader “Movement” of Regnum Christi (though the exact nature and structure of the relationship remains to be determined).
Below, please find the full text of the English translation of the interview, which was conducted in Italian and may be found on the Italian page of the Vatican Radio website.
*****************************
Fr. Federico Lombardi’s interview to Card. Velasio De Paolis
Q.—Your Eminence, the General Chapter for the Legionaries of Christ begins on January 8. It represents the next and fundamental step on the long journey of renewal that you led on behalf of the Holy Father. Would you like to summarize briefly the steps and the main events of this journey of preparation, from your appointment up to the Chapter?
A.—I would first of all like to point out that this path is not the beginning of the story of the Legion and Regnum Christi, but it is one stage of it. The first stage is the story of the Founder; the second is the visitation by the five bishops sent by the Holy Father to get to know this reality; and the third stage, in fact, is the appointment of the papal delegate. It is important to emphasize this. Why? Because the visitation of the five Apostolic Visitators presented the result of a reflection, an evaluation and also a consideration for the future. When the Holy Father appointed the Papal Delegate, he had already issued a severe judgment regarding the actions of the Legion’s founder in the Official Bulletin. However, this judgment was not so severe as to destroy the congregation: if the Pope appoints a Delegate, he is implicitly denying that a substantially negative judgment of the Legion itself should be made. At the beginning of the bull of appointment, he says, “There are a large number of priests who are zealous and committed to the path of holiness.” Since there was this assumption of trust, this step—which began with the appointment of the Pontifical Delegate—was rather a positive appointment. In other words, he wanted to restart the journey alongside the Legionaries, so as to guide them through a period of reflection and renewal—which was also penitential—and so as to review their charism, to rewrite their Constitutions and then to resume their positive position within the Church. This is necessary to say, because the investigation regarding the Founder was considered, in some way, closed; even the stage of visitations to various places was considered closed. It was now necessary to work within the institute, in order to make people think and to help them overcome their difficulties. And this was precisely our task. The Pope says that, among many tasks, the main one is the revision of the constitutions. They had constitutions which had not been drawn up according to the criteria of the post-conciliar period, but rather using the traditional criteria: it was a very long, heavy, even cumbersome text, in which the constitutional norms were indistinguishable from others. At the disciplinary level, there was a discernible mentality that did not distinguish the gradualness of the law, nor the importance of certain laws, and thus the “substance” of the discipline was indistinguishable from other rules that are useful—perhaps even necessary—but not “characteristic” of a congregation. There was a “sea” of norms, in which the charism itself was also watered down, or at least weakened, so as to make it difficult to remain in focus. This was the main task.
Q. And how did you go about dealing with the situation, together with your team of collaborators?
A. It started just by reminding the Legionaries what the Visitators said, because we had to start from there. In fact we presented the observations that the Visitators had made in several conferences to all those who were here in Rome. (In Rome there were 400-500 students and priests.) They recorded these lectures, which were then sent to the entire Legion, as well as to Regnum Christi, which is broader than the Legion. When we started, there was—you could say—almost a division into two groups: the first one emphasized the fact that the government of the institute was tainted. In some way, this group could not hope at all for anything new. There was another group, however, that could not grasp the news, because they saw almost everything as positive: they even thought that their characteristic quality—which had prevented them from falling into the defects of the other religious institutes—was the fact of being a well-ordered reality. In reality, they had fallen into a trap far more dangerous, that of the founder himself! We have progressed along this path, identifying the problems related to the consequences of the behavior of the founder with respect to the victims. We identified problems of a financial type. The Legionaries are not as rich as you might think: the economic situation had deteriorated, both because of the global financial crisis, and because of their institution. The loss of reputation caused a loss of students at their schools, and therefore also in financial revenue. Then there was the problem, above all, of the constitutions, and that is what we have worked on most. The main issue was how to review them, particularly regarding some key points. What were they? The clear distinction—clearer and more accurate—between internal forum and external forum, and between sacramental forum and—let us say—disciplinary, external forum. It was necessary, in particular, to reaffirm that authority is not arbitrary, but must operate within a council. Their authority was also organized in a way that was rather spread out and split in many parts, with many uncertain elements. In short, we have reduced the problem to the redaction of Constitutions according to the instructions of the [Second Vatican] Council, the post-Conciliar period and the Code of Canon Law. We made our greatest effort regarding this very topic. Then there was also the work needed to renew the leadership, which was very important. At the beginning we let the superiors remain in their positions. This was a necessary requirement, because those of us who came in could not operate and govern without knowing the situation. It seemed to us more useful and effective to maintain the superiors, but always under the control of our presence. Thus, we committed to being always present in their general council meetings. They could run their government, but they could not decide anything unless we were present. Thus, there has been this “osmosis” of continuous dialogue. We have held meetings of the two councils at least once a week: I had my council, and they had theirs. In this way, we started this discussion, where we dealt with all the major problems: the issues regarding the Founder; formation issues, issues regarding Regnum Christ. There were also disciplinary issues, regarding the cases of some priests who were tainted by Church crimes. (Although there were not very many cases, there have been some cases in the Legion, as has also been the case in many other institutes.) This is the general framework under which we have operated.
Q.—I believe that the Chapter now has two main tasks: to renew the government through elections and to adopt the new constitutions. But if the work of the constitutions has already been carried out, in way must the Chapter take action in their regard?
A.—This topic as such involved us only in part, because it had already been judged implicitly by the visitators and by other actions done later. If they had judged that the institute were inseparable from the founder, there would have been no discussion. Instead, by foreseeing that the congregation would move forward along with its charism, they implicitly acknowledged that perhaps it already had a valid charism. Nevertheless, it is also true that the Holy Father in the bull of appointment spoke of reviewing the charism in depth, which we have tried to do. We have inserted this charism into a larger reality, Regnum Christi, which already existed in the context of the founder. We also have identified a charism for Regnum Christi, which is lived out in different ways and according to various vocations: laity, consecrated lay persons and religious priests. It seems to us that the identification is quite accurate. However, following the Code of Canon Law, we have preferred—or at least I have preferred—to speak of “patrimony” or “patrimony of the institute,” by which I mean the institutional elements, rather than “charism,” since the latter is a somewhat problematic term. If we think of the “charism,” as the initial moment of spiritual wellspring, we will have difficulties. If, however, we think of the institutional aspects—that is of a charism as it is given to the Church and approved by the Church—we can identify, for example, “These are religious priests, laity, and consecrated lay persons who want to experience the mystery of Jesus as he announces the kingdom, with spirituality typical of the Kingship of Christ (Christ’s kingship, not from a triumphalist point of view, but from the point of view of Jesus, who triumphs from the Cross triumphs), with a very strong devotion to the Eucharist and to Mary and with apostolate (that is, with the proclamation of the Kingdom of Christ, especially through work in universities and higher education). If we think of all this, we feel that the “face,” the spirituality, of the institute is quite clear and precise.
Q.—In this way, is your assessment is that the majority of the Legion and Regnum Christi Movement in its essential aspects has reacted positively, with cooperation in this journey of renewal, so that now you can really have confidence? Or we are still only part of the way there…?
A.—I would like to point out that our work has been predominantly with the superiors, because this was the main task, the one that motivated all the discussion about the Legion itself, which was centered on its founder, who was a superior—an absolute superior! It is enough to affirm—as his former councilors affirm—that he would often act as he pleased, without making use of his council! So the problem was precisely helping the superiors to learn a form of government in which superiors are transparent, observant of the Church’s norms and respectful of her rules. In this regard, since we could not easily be present in all the territories, and since we had so many issues to deal with, we opted to cooperate with the superiors, or rather, sought to have the superiors cooperate with us so as to foster renewal, especially as regards the exercise of authority. We were convinced that, once the Legion was equipped with worthy superiors, the journey would be on its way and could make progress. I think that I can say that this has been the case. Many internal tensions have also been overcome. Of course, we have had such tensions, and they have not completely dissipated. Nevertheless, the vast majority of Legionaries have resumed being a tight-knit group. It seems to me that the Chapter begins auspiciously, because, although some will tend to be more open and others more closed, the basic trend is to acceptance of the draft of the Constitutions, as it is being presented. The key characteristic that must be emphasized is absolute obedience to the Church. I remember writing a letter at the beginning of this process, that if they kept this loyalty and obedience to the Church, the journey undertaken could not fail to be a positive one. It seems to me that there actually was obedience to the Church: I have never heard any grumbling against the authority of the Church, nor against those of us who represented her. Of course, there were a few people, but that is normal…. In this respect, I think we can hope that these constitutions will actually be suited to their purpose, will accompany the renewal and will produces good results. These constitutions, must, of course, then be approved by the Holy See, once the General Chapter has produced them.
Q.—In this Chapter, will we address the problems of the renewal of the Legion, or also of the entire Regnum Christi family, which is very large?
A.—In this regard, I think we have had to trace a new path, because before, Regnum Christi was like an extension of the Legion. Instead, we have come to realize that each group has its own autonomy, identity and discipline. However, together they form a “movement.” (Let’s call it a “movement,” since that is the common parlance, even though the word “movement” is difficult to define, because it is a complex group of people who want to be dedicated to Church within Regnum Christi, according to each one’s vocation.) Therefore, there is a great unity among laity, consecrated lay persons and religious priests, who are dedicated to working together closely. These are things that still have to be defined further. It is however, also important to point out that that what has, in a way, overwhelmed the Legion regarding its scandals not touched this great Regnum Christi Movement. Thus, there is a big “slice,” a great ecclesiastical reality that remains intact and has been serving the Church, especially in the area of religious education and Catholic and Pontifical universities. That is promising.
Q.—One last question. This case was initiated with a mandate given by Pope Benedict XVI, and now, in the meantime, a change of pontificate has taken place: now we have Pope Francis. Pope Francis has come to a full knowledge of this affair. Do you feel that he is on the same page as you are? Is he well informed about what is happening?
A.—In the three and a half years, I have met several times with Pope Benedict XVI, and have made some specific reports. The last report, however, was displaced, because Pope Benedict resigned soon after I delivered it. When the new Pope was elected, I felt the need to submit this report to him again. He immediately called me, and after a few days he wrote me a letter, in which he confirmed me in my work and approved the program I presented, which was precisely the calendar of dates for the General Chapter. He asked me to inform him regarding the process of preparation for the Chapter. At the end of November, or early December, I presented the preparation materials to the Holy Father. The Pope has been very attentive, very close, and he rightly wants to follow the journey we are undertaking taking, because—and these are his words—“he feels a great responsibility, as the Successor of Peter, to accompany religious and consecrated life.”
Q.—With the General Chapter, a new government is expected to be elected for the institute. We can already predict that, if everything works out well, the mandate of the Delegate will be concluded. Is it possible that the Delegate would then accompany the Legion further along its journey?
A.—The mandate of the Delegate, provided by Pope Benedict XVI, did not have a time limit. However, the term was linked to the celebration of the Extraordinary General Chapter. Once the Extraordinary Chapter has been celebrated, the mandate will be over.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lào Cai: Chương trình Chiếc áo mùa đông
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
11:09 09/01/2014
Trong những ngày vừa qua tại các tỉnh miền Bắc, nhất là tại vùng núi Tây Bắc những đợt rét đậm, rét hại làm cho người dân hết sức cực nhọc. Có thể nói đây là đợt rét nhất kể từ 20 năm qua. Tại tỉnh Lào Cai, không chỉ có huyện Sapa mà còn ở Bát Xát, Bắc Hà đều thấy có tuyết rơi rất dày. Người dân gặp rất nhiều khó khăn, nhất là người già và trẻ em. Các em đến trường quả là một thách đố lớn. Hoa mầu và gia súc bị thiệt hại đáng kể.
HÌnh ảnh
Nghe tin này, nhiều cá nhân và tập thể đã chung tay góp sức chia sẻ những khó khăn vất vả cùng các bản làng dân tộc. Trong tâm tình đó, ngày Chúa Nhật 05.01.2014, giáo xứ Lào Cai cùng kết hợp với công ty TTCL & TVC (Toyo Việt Nam và Toyo Thái) nằm trên địa bàn giáo xứ tổ chức chương trình “Chiếc áo mùa đông” dành cho những người dân tộc H’Mông tại thôn Phìn Hồ Thầu, xã Tà Phời, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Bản này chỉ có 33 hộ và 237 người và cách thành phố Lào Cai khoảng 35 km về hướng Tây Nam nhưng cuộc sống lại hoàn toàn khác. Những người dân nơi đây không chỉ nghèo, văn hóa thấp mà còn rất ít được tổ chức xã hội, từ thiện quan tâm.
Đoàn được chia làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất gồm các Thầy và các bạn trẻ giáo xứ Lào Cai đi trước. Nhóm này có trách nhiệm liên lạc và chuẩn bị quà cũng như chuyên chở quà tới bản dân tộc. Khi tới nơi, các bạn trẻ tập trung từng hộ tại trường Mầm Non Phìn Hồ Thầu để chuẩn bị nhận quà.
Nhóm thứ hai gồm cha Giuse Nguyễn Văn Thành – Quản xứ Lào Cai và các anh chị em đại diện công ty Toyo đi sau. Khi tới nơi, mọi sự đã sẵn sàng. Cha xứ và đại diện công ty có lời chia sẻ và phát quà cho các hộ gia đình, đặc biệt tặng áo ấm cho các em nhỏ. Mỗi phần quà cho một gia đình khoảng trên dưới 600.000đ, phụ thuộc vào số người trong gia đình đó. Mỗi phần quà gồm có 10kg gạo, 1 thùng mỳ tôm, 1 chai nước mắm, 4 gói bột canh, 1 đôi ủng, 1 túi xà phòng Vi Dân 3 kg và mỗi người 1 bộ quần áo ấm, 1 mũ len và 1 đôi gang tay.
Bầu khí nhộn nhịp khác thường. Người nhận thì quá vui mừng. Người tặng cũng phấn khởi không kém vì mình được chia sẻ. Anh Giuse Chúng – đại diện cho các gia đình phát biểu: “Chúng con rất vui vì có sự hiện diện của cha và mọi người. Hơn nữa, chúng con lại còn được nhận quà nhiều như thế này. Chúng con cám ơn cha và mọi người nhiều”.
Anh Hậu đại diện cho công ty Toyo cũng nói lên niềm vui sướng của mình: “Tạ ơn Chúa và Đức Mẹ, chuyến công tác xã hội này đã kết thúc và thành công tốt đẹp, mang lại niềm vui cho bà con trong những ngày cuối năm giá rét. Từ đó, các bạn trẻ trong công ty có được một ngày Chúa Nhật thật ý nghĩa khi hiểu được đời sống và hoàn cảnh của những người dân tộc”.
Sau khi phát quà xong, các bạn trẻ đến thăm đại diện một số gia đình trong bản để tận mắt nhìn thấy cuộc sống thực của họ ra sao. Mọi người đều cảm nghiệm được sự nghèo nàn nhưng đơn sơ của những người sống nơi đây. Hơn nữa, mọi người đều cảm nhận được câu Lời Chúa “cho thì có phúc hơn là nhận” hay “cho người khác dù chỉ là một ly nước lã thôi Chúa cũng sẽ không quên”.
Chuyến công tác bác ái của giáo xứ Lào Cai cùng kết hợp với công ty TTCL & TVC (Toyo Việt Nam và Toyo Thái) tại thôn Phìn Hồ Thầu kết thúc lúc 16g00. Mọi người trong đoàn đều vui mừng và tạ ơn Chúa. Những nghĩa cử yêu thương và bác ái như thế này phải được các bạn trẻ đón nhận và áp dụng nhiều trong cuộc sống.
HÌnh ảnh
Nghe tin này, nhiều cá nhân và tập thể đã chung tay góp sức chia sẻ những khó khăn vất vả cùng các bản làng dân tộc. Trong tâm tình đó, ngày Chúa Nhật 05.01.2014, giáo xứ Lào Cai cùng kết hợp với công ty TTCL & TVC (Toyo Việt Nam và Toyo Thái) nằm trên địa bàn giáo xứ tổ chức chương trình “Chiếc áo mùa đông” dành cho những người dân tộc H’Mông tại thôn Phìn Hồ Thầu, xã Tà Phời, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Bản này chỉ có 33 hộ và 237 người và cách thành phố Lào Cai khoảng 35 km về hướng Tây Nam nhưng cuộc sống lại hoàn toàn khác. Những người dân nơi đây không chỉ nghèo, văn hóa thấp mà còn rất ít được tổ chức xã hội, từ thiện quan tâm.
Đoàn được chia làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất gồm các Thầy và các bạn trẻ giáo xứ Lào Cai đi trước. Nhóm này có trách nhiệm liên lạc và chuẩn bị quà cũng như chuyên chở quà tới bản dân tộc. Khi tới nơi, các bạn trẻ tập trung từng hộ tại trường Mầm Non Phìn Hồ Thầu để chuẩn bị nhận quà.
Nhóm thứ hai gồm cha Giuse Nguyễn Văn Thành – Quản xứ Lào Cai và các anh chị em đại diện công ty Toyo đi sau. Khi tới nơi, mọi sự đã sẵn sàng. Cha xứ và đại diện công ty có lời chia sẻ và phát quà cho các hộ gia đình, đặc biệt tặng áo ấm cho các em nhỏ. Mỗi phần quà cho một gia đình khoảng trên dưới 600.000đ, phụ thuộc vào số người trong gia đình đó. Mỗi phần quà gồm có 10kg gạo, 1 thùng mỳ tôm, 1 chai nước mắm, 4 gói bột canh, 1 đôi ủng, 1 túi xà phòng Vi Dân 3 kg và mỗi người 1 bộ quần áo ấm, 1 mũ len và 1 đôi gang tay.
Bầu khí nhộn nhịp khác thường. Người nhận thì quá vui mừng. Người tặng cũng phấn khởi không kém vì mình được chia sẻ. Anh Giuse Chúng – đại diện cho các gia đình phát biểu: “Chúng con rất vui vì có sự hiện diện của cha và mọi người. Hơn nữa, chúng con lại còn được nhận quà nhiều như thế này. Chúng con cám ơn cha và mọi người nhiều”.
Anh Hậu đại diện cho công ty Toyo cũng nói lên niềm vui sướng của mình: “Tạ ơn Chúa và Đức Mẹ, chuyến công tác xã hội này đã kết thúc và thành công tốt đẹp, mang lại niềm vui cho bà con trong những ngày cuối năm giá rét. Từ đó, các bạn trẻ trong công ty có được một ngày Chúa Nhật thật ý nghĩa khi hiểu được đời sống và hoàn cảnh của những người dân tộc”.
Sau khi phát quà xong, các bạn trẻ đến thăm đại diện một số gia đình trong bản để tận mắt nhìn thấy cuộc sống thực của họ ra sao. Mọi người đều cảm nghiệm được sự nghèo nàn nhưng đơn sơ của những người sống nơi đây. Hơn nữa, mọi người đều cảm nhận được câu Lời Chúa “cho thì có phúc hơn là nhận” hay “cho người khác dù chỉ là một ly nước lã thôi Chúa cũng sẽ không quên”.
Chuyến công tác bác ái của giáo xứ Lào Cai cùng kết hợp với công ty TTCL & TVC (Toyo Việt Nam và Toyo Thái) tại thôn Phìn Hồ Thầu kết thúc lúc 16g00. Mọi người trong đoàn đều vui mừng và tạ ơn Chúa. Những nghĩa cử yêu thương và bác ái như thế này phải được các bạn trẻ đón nhận và áp dụng nhiều trong cuộc sống.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh nói dối cho ai ?
Phạm Trần
10:23 09/01/2014
PHÓ THỦ TƯỚNG PHẠM BÌNH MINH NÓI DỐI CHO AI ?
“Về vấn đề Biển Đông, trong năm 2013, chúng ta tiếp tục duy trì được môi trường ổn định ở Biển Đông. Trong năm 2013, một mặt chúng ta đấu tranh bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, đồng thời đấu tranh chống lại các biện pháp ngăn cản ngư dân của chúng ta trên các vùng biển của Việt Nam.”
Đó là lời nói của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh của Chính quyền Cộng Sản được phổ biến trên báo chí Việt Nam ngày 03/01/2014 nhằm nói về “kết qủa hoạt động đối ngoại năm 2013 cùng với những kỳ vọng cho ngành ngoại giao trong năm mới”.
Nhưng cũng vào ngày 03/01/2014 trên vùng biển Hòang Sa của Việt Nam, một tầu đánh cá của ngư dân Lý Sơn, Quảng Ngãi đã bị lính Trung Cộng tấn công dã man và cướp của không nương tay.
Các báo Dân Việt và Pháp Luật TPHCM cùng đưa tin: “Trong lúc đánh bắt tại quần đảo Hoàng Sa, một tàu cá ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi đã bị tàu của Kiểm ngư Trung Quốc khống chế, chặt cột cờ, đập phá và lấy đi nhiều tài sản.
Theo thuyền trưởng Phạm Quang Thạch, vào 11h trưa 3/1, khi tàu cá của ông đang bủa lưới cách đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa) chừng 18 hải lý về hướng Tây Bắc thì bất ngờ có một tàu của lực lượng Kiểm ngư Trung Quốc, trên tàu khoảng 18-20 người, ập đến.
“Họ dùng roi điện, dùi cui khống chế tất cả ngư dân trên tàu rồi đập phá, thu giữ số máy móc, dụng cụ, nhiên liệu trên tàu (gồm một Icom, 1 máy dò cá, 1 định vị, 4 bành dây hơi, 2 thúng chai, 200 lít dầu diesel)”, ông Thạch kể lại.
Theo lời những ngư dân đi cùng ông Thạch, sau khi hùng hục đập phá, thu giữ máy móc, Kiểm ngư Trung Quốc bắt 5 ngư dân xuống khoang tàu, chọn lựa số cá chất lượng nhất, lấy hơn 5 tấn, chuyển sang tàu của Kiểm ngư Trung Quốc.”
Thông tin này đã nói lên điều gì về giá trị lời tuyên bố của ông Phạm Bình Minh ?
Thứ nhất, nó chứng tỏ ông Minh không nắm vững tình hình Biển Đông ngay trong ngày đưa ra lời tuyên bố chủ quan đầy kịch tính.
Thứ hai, khi nói trong năm 2013 Việt Nam đã “đấu tranh bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, đồng thời đấu tranh chống lại các biện pháp ngăn cản ngư dân của chúng ta trên các vùng biển của Việt Nam” là hòan tòan không đúng với tình hình thực tế trên Biển Đông.
Bởi lẽ Việt Nam đã hòan tòan mất chủ động không chỉ trong lĩnh vực an ninh mà còn không bảo vệ được ngư dân Việt Nam hành nghể quanh hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa.
BỊ ÉP HỢP TÁC
Trên bàn hội nghị, Việt Nam đã không vượt qua được sức ép của Trung Cộng để phải chấp nhận “hợp tác cùng phát triển trên biển” theo ý muốn của Bắc Kinh làm đúng chủ trương “chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác tranh chấp, cùng khai thác” của lãnh tụ Đặng Tiểu Bình đề ra từ năm 1979.
Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nhà nước Trung Cộng Tập Cận Bình cũng đã lập lại chủ trương này tại phiên họp ngày 30/11/2013 với Bộ Chính trị.
Ông ta nói: “Trung Quốc phải kiên trì phương châm "chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác" để thúc đẩy các hoạt động hợp tác hữu nghị cùng có lợi.” ( Báo Giáo dục Việt Nam, 01/08/2013)
Họ Tập đưa ra lập trường này sau khi ông và Thủ tướng Lý Khắc Cường (Li Keqiang) hòan tất chuyến công du ngọai giao cổ võ thân thiện với một số nước quan trọng trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) gồm Nam Dương, Mã Lai Á, Miến Điện, Thái Lan và Việt Nam
Chủ trương “hợp tác cùng phát triển” giữa Trung Cộng và Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế biên giới; giao thông đường bộ giữa hai nước; các dự án kinh tế có lợi cho Trung Cộng trong nội địa hai miền Nam và Bắc Việt Nam và hợp tác trên biển đã được hòan tất trong chuyến thăm “vắn tắt” Việt Nam 2 ngày từ 13 đến 15/10/2013 của Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường (Li Keqiang).
Về hợp tác trên biển, Tuyên bố chung Hà Nội ngày 15/10/2013 viết: “Hai bên nhất trí tuân thủ nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”, sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ (**) không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển. Theo tinh thần đó, hai bên đồng ý thành lập Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển trong khuôn khổ Đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc.”
(** Chú thích của Tác gỉa bài viết về cụm từ “ QÚA ĐỘ”: Chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác, nhưng đang ở giai đọan trung gian (theo Đại từ diển Tiếng Việt-Bộ Giáo dục-Đào tạo, xuất bản năm 1999)
Đáng chú ý là đã có sự “khác biệt quan trọng” giữa Tuyên bố ở Hà Nội hôm 15/10/2013 với “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển” mnà hai nước đã ký ở Bắc Kinh ngày 11/10/2011.
Trong Thỏa hiệp 6 điểm được ký giữa Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngọai giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn, và Trương Chí Quân, Thứ trưởng Bộ Ngọai giao Trung Cộng), trước sự chứng giám của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hồ Cẩm Đào thì có chữ “Tạm Thời” ghi trong điểm 4 nguyên văn như sau:
(4) “Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này.”
Điểnm (2) viết: “Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển.”
Như vậy, rõ ràng cụm từ “Tạm Thời” đã bị “xóa đi” trong Thỏa thuận ở Hà Nội, sau các cuộc thảo luận giữa Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (13/10) và với các ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trong cùng ngày 14/10 (2013).
Khi nói về “hợp tác cùng phát triển” ở vịnh Bắc Bộ dựa theo Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ hai nước ký ngày 25/11/2000 thì cũng có sự “khác biệt rất quan trọng” giữa Tuyên bố chung Hà Nội ngày 15/10/2013 và lời tuyên bố sau đó của Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường.
Tuyên bố chung viết: “Hai bên nhất trí tăng cường chỉ đạo đối với các cơ chế đàm phán và tham vấn hiện có, gia tăng cường độ làm việc của Nhóm công tác vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và Nhóm công tác cấp chuyên viên về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển. Trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này và trong năm nay khởi động khảo sát chung ở khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ để thực hiện nhiệm vụ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Nhanh chóng thực hiện các Dự án hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển như Hợp tác nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ…”
Về phiá Trung Cộng, ông Lý Khắc Cường được Tân Hoa Xã (Xinhua News Agency) của Bắc Kinh tường thuật ngày 16/10/2013 rằng: “Li noted that in his talks with Vietnamese Premier Nguyen Tan Dung, they agreed to build three work groups respectively on maritime exploration, onshore infrastructure and financial cooperation, which are expected to start their work within this year.
(Tạm dịch: “Ông Lý nói rằng trong cuộc nói chuyện với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, hai ông đã đồng ý thành lập ba nhóm công tác khai thác trên biển, hợp tác trên đất liền và hợp tác tài chính. Cả ba nhóm cùng khởi sự làm việc trong năm nay.”)
“The cooperation of maritime exploration will be primarily focused on the Beibu Gulf, and later extended to further areas, Li said, adding that the bilateral drive is to tell the region and the world that the South China Sea has to be a peaceful and tranquil area.
Both China and Vietnam have the wisdom to properly handle their differences and prevent the South China Sea issue from disrupting the overall cooperation, Li said.”
(Tạm dịch: “Hợp tác trên biển sẽ tiên khởi tập trung vào khu vịnh Bắc Bộ, và SAU ĐÓ MỞ RỘNG QUA CÁC KHU VỰC KHÁC, theo lời ông Lý thì sự hợp tác song phương này nhằm chứng minh với các nước trong khu vực và thế giới thấy rằng vùng biển Nam Trung Quốc sẽ là khu vực hòa bình và an tòan. Trung Quốc và Việt Nam cùng có thiện chí giải quyết những khác biệt và ngăn chặn vấn đề biển Nam Trung Quốc làm phương hại đến sự hợp tác tòan diện của hai nước.”).
“Khu vực khác” mà Trung Cộng nhắm tới là vùng biển Trường Sa của Việt Nam.
Như vậy, công tác được gọi là “đấu tranh bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế” mà Việt Nam đã làm trong năm 2013, theo lời ông Phạm Bình Minh có kết qủa thắng lợi nào dành cho Việt Nam không ?
BẰNG CHỨNG NGƯ DÂN BỊ TẤN CÔNG
Bây giờ bàn đến lời khoe được gọi là “đấu tranh chống lại các biện pháp ngăn cản ngư dân của chúng ta trên các vùng biển của Việt Nam” trong năm 2013 của ông Phạm Bình Minh.
Hãy đọc một số tin rút ngắn trên báo chí Việt Nam:
26/03/2013
Tàu cá, hút cát Trung Quốc hoạt động trái phép tại Hoàng Sa
(Dân Việt) - Cùng với tịch thu, bắt người trái phép; dùng tàu kiểm ngư xua đuổi, bắn tàu ngư dân Quảng Ngãi, phía Trung Quốc còn đưa hàng loạt tàu cá, hút cát vào đánh bắt trái phép tại khu vực Hoàng Sa.
Theo lời của một số ngư dân đi trên tàu cá mang số hiệu QNg 96382 TS, của ông Bùi Văn Phải, ở huyện đảo Lý Sơn đã bị tàu tuần tra Trung Quốc bắn cháy gần trụi ca bin, khi đang hoạt động khai thác tại vùng biển Hoàng Sa vào ngày 20.3 vừa qua cho biết, thì trong quá trình hoạt động đánh bắt tại Hoàng Sa, đã thấy và chứng kiến rất nhiều tàu cá và tàu khai thác cát của Trung Quốc cũng đang ngang nhiên hoạt động khai thác trái phép tại đây.
Và các ngư dân cũng đã cung cấp cho Báo Dân Việt về sự hoạt động trái phép của một tàu hút cát của Trung Quốc ở tại vùng biển Hoàng Sa.”
27/03/2013
Trung Quốc hành động vô nhân đạo
(Tuổi Trẻ) – “Đó là ý kiến của các chuyên gia luật pháp nhận định về vụ tàu Trung Quốc rượt đuổi và bắn tàu ngư dân Quảng Ngãi ngay trên vùng biển Hoàng Sa của VN.
Chiều 26-3, ông Nguyễn Ngọc Đức, chánh văn phòng Trung ương Hội Nghề cá VN, cho biết tổ chức này đã chính thức có công văn kiến nghị đảm bảo an toàn hoạt động sản xuất của ngư dân VN. Hội Nghề cá VN đề nghị các cơ quan chức năng “ngăn chặn ngay những hành động ngang trái của Trung Quốc, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của ngư dân, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo Tổ quốc”.
Đề nghị đảm bảo an toàn cho ngư dân
Theo ông Đức, Trung ương Hội đã nhận được báo cáo của Hội Nghề cá tỉnh Quảng Ngãi, cho biết Trung Quốc gia tăng việc cản trở, xua đuổi tàu cá của ngư dân khi khai thác hải sản trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa của VN. Tuy không bắt giữ tàu như những năm trước nhưng Trung Quốc thường xuyên dùng tàu rượt đuổi, sử dụng vòi rồng phun nước, ném đá, thậm chí bắn thẳng vào tàu của ngư dân VN. Có khi phía Trung Quốc còn cho người lên tàu cướp, phá tài sản, thu máy thông tin liên lạc, ngư cụ, nhiên liệu.
Báo cáo của Hội Nghề cá Quảng Ngãi còn nêu rõ: ngày 23-3, tàu QNg 94590TS bị tàu hải giám Trung Quốc vây bắt, thu giữ 21 bóng đèn (dùng để dụ cá), đuổi tàu ra khỏi khu vực Trường Sa. Ngày 17-3, tàu QNg 96399TS bị tàu hải giám và máy bay trực thăng Trung Quốc rượt đuổi ra khỏi khu vực Hoàng Sa. Ngày 13-3, tàu QNg 96417TS và tàu QNg 96382TS bị tàu hải giám Trung Quốc số hiệu 262 và 263 rượt đuổi ra khỏi khu vực Hoàng Sa. Ngày 11-3, tàu QNg 96679TS khi đang khai thác hải sản ở vùng biển Hoàng Sa thì bị tàu Trung Quốc số hiệu 841 cản trở không cho khai thác, rượt đuổi ra khỏi khu vực Hoàng Sa.
Đặc biệt, ngày 28-1 (lúc 11g) tàu QNg 55535TS khi đang khai thác thủy sản gần đảo Đá Lồi đã bị tàu Trung Quốc số hiệu 787 bắn thẳng vào cabin làm vỡ hai tấm kính, cháy một số quần áo của thuyền viên, cướp đi 200m dây câu và đuổi ra khỏi khu vực Hoàng Sa. Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, khu vực Hoàng Sa bị Trung Quốc phá sóng nên các máy thông tin liên lạc tầm xa có tích hợp định vị vệ tinh (GPS) không thể liên lạc được với các trạm bờ, nên không báo cáo phản ảnh kịp thời những sự cố xảy ra.”
27/03/2013
Ngư dân kể chuyện bị tàu Trung Quốc tấn công
(Tuổi Trẻ) – “Ngày 26-3, tàu QNg 96382 của ngư dân Bùi Văn Phải (28 tuổi, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) vẫn nham nhở những vết cháy vì bị tàu Trung Quốc bắn khi đang hành nghề trên biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN.
Khuôn mặt buồn bã và chưa hết hoảng sợ, ông Phải tâm sự: “Chuyến đi biển hãi hùng vừa qua vừa bị lỗ vốn, thiệt hại hơn 300 triệu đồng, tàu bị bắn cháy”.
Ông Phải lầm lũi bước lên tàu, nhặt nhạnh từng mảnh gỗ không còn nguyên vẹn, khóe mắt ngấn nước. “Hơn mười năm đi biển, cũng đụng độ tàu Trung Quốc nhiều lần nhưng lần này họ hung hăng, dữ tợn quá” - thuyền trưởng Phạm Quang Thạnh nói.
Ông Thạnh kể: “Tay không tấc sắt, khi biết là tàu chiến, chúng tôi cho tàu bỏ chạy, ngư dân vào khoang tàu ẩn nấp. Nhưng họ đâu có tha, cứ rượt đuổi, hai tàu ngư chính to lớn kèm tàu của tôi xịt vòi rồng, chịu sao cho thấu.
Ngư dân Huỳnh Văn Long - người cùng đi trên tàu của ông Thạnh - kể thêm: “Khoảng 9g sáng 13-3, sau mấy ngày tránh gió lớn, tàu thả neo, anh em thay nhau lặn bắt hải sản. Nhưng từ phía tây bắc, một chiếc tàu cứ lừng lững tiến lại. Từ phía đông bắc, thêm một chiếc tàu xuất hiện. Tàu chúng tôi phải rút neo nhanh, tăng ga chạy. Lập tức hai tàu Trung Quốc áp sát tạo thế gọng kìm, vừa rượt đuổi vừa xịt vòi rồng, thi nhau quần thảo. Đuổi tàu cá chừng vài chục hải lý thì hai tàu Trung Quốc dừng lại, quay về.
Theo lời của các ngư dân, hôm sau tàu quay lại khu vực bị rượt đuổi để tiếp tục đánh bắt. Ở đó được một tuần lại đụng tàu Trung Quốc. Lần này chỉ có một tàu ngư chính.
Khi thấy chiếc tàu lớn tiến tới, tui cho tàu chạy. Đuổi được vài hải lý, tàu Trung Quốc nổ súng gây cháy khiến toàn bộ khoang cabin tàu của chúng tôi bể nát, phát lửa ngay chỗ chứa ngư cụ và bốn bình gas” - ngư dân Phải buồn bã thuật lại.
Thấy tàu cá bốc cháy, tàu ngư chính bỏ đi, các ngư dân vội vàng thay phiên nhau múc nước biển dập lửa. Khi dập xong thì nhìn bốn bình gas bị lửa cháy sém, vỏ đen thui, ai cũng rùng mình. Chẳng còn bụng dạ nào ở lại đánh bắt nữa, ngư cụ để trên khoang cũng bị hư hại hết nên các ngư dân dong thuyền một hơi về Lý Sơn.”
28/03/2013
Tàu cá Trung Quốc xâm phạm biển Việt Nam ngày càng nhiều
(Tuổi Trẻ) - Tại buổi đánh giá công tác phối hợp giữa Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng và Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn TP về công tác bảo vệ chủ quyền và nguồn lợi thủy hải sản năm 2012 diễn ra ngày 27-3, đại tá Nguyễn Quốc Bình, phó chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng, cho biết số lượng tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam tăng cả về số lượng và mật độ.
Từ báo cáo của các ngư dân và lực lượng chức năng, năm 2012 Bộ đội biên phòng Đà Nẵng đã phát hiện 717 lượt tàu cá xâm phạm trái phép trên khu vực đông bắc Đà Nẵng từ 25-45 hải lý, tăng hơn 550 lượt vi phạm so với năm 2011. Những tàu cá này đi thành từng tốp có số lượng đông, những tàu có công suất lớn hoặc trang bị vỏ sắt đi phía trước, bảo vệ, hỗ trợ cụm 4-10 tàu ngang nhiên lấn chiếm ngư trường, xua đuổi tàu cá của ngư dân Việt Nam. Điều này gây nhiều khó khăn cho hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân cũng như công tác kiểm tra, bảo vệ chủ quyền của lực lượng chức năng.”
15/05/2013
Trung Quốc xua tàu cá vào thềm lục địa Việt Nam
(Tuổi Trẻ) – “Ngày 14-5, đoàn 32 tàu cá Trung Quốc đã bắt đầu ngày đánh cá tiếp theo ở khu vực biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Khoảng 17g20 ngày 13-5, đoàn tàu cá này, do tàu cung cấp hậu cần Quỳnh Tam Á F8138 có tải trọng 4.000 tấn dẫn đầu, đã xâm nhập trái phép và thả neo ở tọa độ 6,01 độ vĩ Bắc, 108,48 độ kinh Đông, tức vùng biển phía tây của quần đảo Trường Sa của Việt Nam, để bắt đầu việc đánh bắt trái phép tại khu vực này.
Mạng Tin tức Hải Nam dẫn lời hai phóng viên Cao Bằng và Đặng Tùng đang có mặt trong đoàn tàu cho biết ngày 14-5 tàu cung cấp hậu cần Quỳnh Tam Á F8138 đã tiếp tục hạ thủy thêm một số tàu nhỏ để đánh bắt cá mú, cá đỏ, cá chình và các loại cá da trơn cũng như nhiều loại hải sản quý ở hải vực trên sau khi đã hạ thủy bốn tàu trong đêm 13-5.
Ông Trần Nhật Hải, thuyền trưởng tàu Quỳnh Tam Á F8138, cho biết tàu hậu cần này mang theo 12 tàu cá nhỏ, mỗi chiếc dài 13m, rộng 4m, có trọng lượng từ 5-7 tấn và có khả năng chở theo bốn ngư dân với số lương thực đủ dùng trong hai ngày.
Ngoài ra, sau khi nhận đủ lương thực và nhu yếu phẩm từ tàu hậu cần, 31 tàu còn lại cũng thả neo cách tàu Quỳnh Tam Á F8138 khoảng 20 hải lý để lập thành vòng rào đánh bắt cá và hải sản.
Theo tin của Tân Hoa xã, đoàn 32 tàu cá Trung Quốc, trong đó có một tàu 4.000 tấn và một tàu 1.500 tấn, đã rời cảng Bạch Mã Tỉnh, tỉnh Hải Nam ngày 6-5 và hướng thẳng ra biển Đông. Theo dự kiến, đoàn tàu này sẽ lưu lại khoảng 40 ngày ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đây là lần thứ hai Trung Quốc xua tàu đến Trường Sa kể từ vụ 30 tàu cá tỉnh Hải Nam đã đến khu vực này đánh bắt trái phép vào tháng 7-2012. Trong lần xua tàu đến Trường Sa này, Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ về mặt thông tin. Các phóng viên của mạng Tin tức Hải Nam đã cùng đi theo tàu để đưa tin, hình ảnh về đất liền vào cuối ngày để phát sóng trên các mạng cũng như Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV.”
24/05/2013
Tàu cá Quảng Ngãi bị 16 tàu Trung Quốc truy đuổi trên biển Đông
(Dân Trí) – “Sau hơn 20 ngày lênh đênh trên biển đánh bắt thủy sản ở Hoàng Sa, trên đường trở về, một tàu cá Quảng Ngãi bất ngờ bị 16 tàu Trung Quốc truy đuổi và đâm vào mạn thuyền.
UBND xã Bình Thạnh cho biết, tàu cá bị đâm mang số hiệu QNg 90917-TS của ngư dân Trần Văn Quang (ngụ xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn), do ngư dân Trần Văn Trung làm thuyền trưởng. Khi tàu bị tấn công, trên tàu còn có 15 lao động khác.
Ngư dân Trần Văn Quang kể lại: “Trên đường chúng tôi trở về đất liền sau hơn 20 ngày ra khơi, lúc này xuất hiện đoàn tàu Trung Quốc với 16 chiếc. Trong lúc né tránh, bất ngờ có chiếc tàu màu cam bọc thép, mang số hiệu 246 đâm liên tiếp 3 lần vào tàu chúng tôi, khiến tàu cá bị chao đảo sát mặt nước biển. Khi bị uy hiếp, chúng tôi tưởng như tàu chìm và bỏ mạng nhưng may mắn thoát chết trong gang tấc”.
Bị tàu Trung Quốc bủa vây, các thuyền viên trên tàu QNg 90917-TS nhanh chóng mặc áo phao khi nước biển tràn vào thân tàu, ngư dân Quảng Ngãi đứng giữa ranh giới sống và chết. Họ vừa tăng tốc tháo chạy, vừa dùng I-com thông báo sự việc về đất liền, xin ứng cứu.
Trở về đến cảng Sa Cần (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) vào tối ngày 21/5, các ngư dân mới thở phào vì thoát ải tử thần. Mặc dù thuyền viên không bị ảnh hưởng tính mạng nhưng thân tàu đã vỡ tan nát nhiều chỗ.”
31/05/2013
Nhiều tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc cản trở
(Thanh Niên Online) “Ngày 31.5, hệ thống Đài Thông tin duyên hải (TTDH) Việt Nam cho hay trong hai ngày 27 và 28.5, tàu Trung Quốcđã nhiều lần cản trở hoạt động đánh bắt của tàu cá ngư dân nước ta.
Cụ thể, sáng 27.5, tàu cá QB 92448 báo tin về Đài TTDH Đà Nẵng khi đang đánh bắt tại vị trí có tọa độ 16,32 độ vĩ bắc, 109,18 độ kinh đông, chỉ cách Đà Nẵng 63 hải lý về hướng đông bắc thì bị tàu Trung Quốc đuổi ráo riết.
Theo mô tả của tàu QB 92448 thì tàu Trung Quốc có màu trắng, mang số hiệu 863.
Khi tàu cá QB 92448 cùng 8 ngư dân tìm đường ra khơi trở lại thì tàu Trung Quốc đuổi vào không cho đánh bắt.
Như Thanh Niên Online đã thông tin, sáng sớm 28.5, tàu cá QB 93768 (9 ngư dân) cũng đã báo tin về Đài TTDH Đà Nẵng về việc bị tàu Trung Quốc mang số hiệu 788 bắt khi đang ở vị trí 16,57 vĩ bắc, 109,46 kinh đông, cách Đà Nẵng 98 hải lý về hướng đông bắc.
Tàu Trung Quốc buộc tàu cá phải đi theo tàu theo hướng 80 độ với tốc độ 2 hải lý/giờ cho đến 9 giờ 50 phút cùng ngày mới thả ra.
Cũng trong sáng 28.5, tàu cá BĐ 95157 báo tin trên hệ thống Đài TTDH Việt Nam về việc có rất nhiều tàu Trung Quốc vây xung quanh tàu này khi đang hoạt động tại vị trí có tọa độ 8,05 độ vĩ bắc, 110,06 độ kinh đông thuộc khu vực quần đảo Trường Sa.”
09 tháng 7, 2013
Tàu cá Việt Nam 'bị tấn công, chặt cờ'
(BBC) “Thuyền trưởng một trong hai tàu cá Việt Nam bị tấn công ở khu vực quần đảo Hoàng Sa nói với BBC những người người tấn công tàu ông 'nói tiếng Trung Quốc' và 'mặc đồ sỹ quan hải quân'.
Truyền thông Việt Nam nói hai tàu cá Việt Nam đã bị truy đuổi, đánh phá và tịch thu toàn bộ tài sản trong khi Trung Quốc chưa có tin chính thức nào về cáo buộc này.
Nói chuyện với BBC qua điện thoại ngày 9/7, thuyền trưởng tàu QNg 96787 TS, ông Võ Minh Vương, nói tàu của ông bắt đầu ra khơi từ ngày 4/7 và đến ngày 9/7 thì dừng lại gần đảo Phú Lâm, thuộc Hoàng Sa.
Ông Vương cho biết khi tàu của ông đang neo đậu thì một chiếc tàu trắng xuất hiện và thả ca nô xuống bám theo tàu của ông.
Sau 15-20 phút truy đuổi, những người này đã "leo lên tàu và dùng dùi cui điện để đánh thuyền trưởng và thủy thủ trên tàu, đồng thời đập phá tàu và tịch thu toàn bộ số cá mới đánh bắt được".
Khi được hỏi những người này nói tiếng gì, ông Vương cho biết là họ "nói tiếng Trung Quốc".
Ông Vương cũng cho biết thêm những người này mặc đồ "sỹ quan hải quân", và một số khác thì mặc "đồ lính rằn ri".
'Chặt cờ'
Ông cũng nói những người này đã bắt tàu của ông và tàu của ông Mai Văn Cường ở gần đó phải quay đầu về phía Việt Nam.
"Họ chỉ hướng Việt Nam nhưng không nói là Việt Nam," ông Vương nói.
"Tôi không chịu thì họ mới chặt hai cây cờ [treo trên tàu], vứt xuống nước."
"Tôi chạy tới lấy cờ lên thì họ đánh tôi ngất xỉu."
Những người này sau đó rời khỏi tàu, ông Vương dẫn lời những thủy thủ trên tàu nói.
Thiệt hại ban đầu, theo người thuyền trưởng, là khoảng 400 triệu đồng, số tiền mà ông phải làm trong nhiều phiên mới có được.
Báo trong nước trong ngày 9/7 cũng đưa tin tàu của ông Cường cũng bị tàu mang số hiệu 306 tấn công, thủy thủ bị đánh đập và chịu thiệt hại khoảng 200 triệu đồng.”
Đó là một ít tin trong số hàng trăm trường hợp ngư dân Việt Nam bị lính Trung Cộng tấn công, cướp của, phá họai tài sản trong năm 2013 trên Biển Đông mà Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Mình đã nói ngang xương rằng: “Chúng ta tiếp tục duy trì được môi trường ổn định ở Biển Đông.”
Tuy nhiên, việc ông Phạm Bình Minh “nói những điều không thật” về tình hình ở Biển Đông không phải là hiếm xưa nay trong số Lãnh đạo của Nhà nước CSVN.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son cũng đã “thổi phồng” như thế này: “Biển Đông đã lặng sóng hơn, căng thẳng đã được giải quyết. Việt Nam cùng với các nước có tranh chấp trên biển Đông đã xây dựng tình hữu nghị, hợp tác để đấu tranh bảo vệ chủ quyền theo đúng công ước luật biển của Liên hiệp quốc năm 1982, tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) và đang đàm phán xây dựng bộ quy tắc COC.”
" Chúng ta đã quốc tế hóa được vấn đề biển Đông và đây đã trở thành một chương trình nghị sự được thừa nhận trong khu vực ASEAN" (Thời báo Kinh tế Việt Nam, 24/10/2013)
Ông Son là người đứng đầu ngành tuyên truyền cho đảng mà nói năng vô căn cứ, không điếm xỉa gì đến những mất mát, khổ nhục của ngư dân Việt Nam đã và đang bị lính Trung Cộng đàn áp, đánh đập, cướp tài sản khi họ đánh bắt trên các vùng biển truyền thống và chủ quyền của Việt Nam ở Hòang Sa và Trường Sa thì ông đang tuyên truyền cho Việt Nam hay Trung Cộng ?
Cũng như thế đối với ông Phạm Bình Minh thì Việt Nam hay Trung Cộng có lợi trong lời nói dối của ông về tình hình Biển Đông ?
Phạm Trần
(01/014)
Đó là lời nói của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh của Chính quyền Cộng Sản được phổ biến trên báo chí Việt Nam ngày 03/01/2014 nhằm nói về “kết qủa hoạt động đối ngoại năm 2013 cùng với những kỳ vọng cho ngành ngoại giao trong năm mới”.
Nhưng cũng vào ngày 03/01/2014 trên vùng biển Hòang Sa của Việt Nam, một tầu đánh cá của ngư dân Lý Sơn, Quảng Ngãi đã bị lính Trung Cộng tấn công dã man và cướp của không nương tay.
Các báo Dân Việt và Pháp Luật TPHCM cùng đưa tin: “Trong lúc đánh bắt tại quần đảo Hoàng Sa, một tàu cá ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi đã bị tàu của Kiểm ngư Trung Quốc khống chế, chặt cột cờ, đập phá và lấy đi nhiều tài sản.
Theo thuyền trưởng Phạm Quang Thạch, vào 11h trưa 3/1, khi tàu cá của ông đang bủa lưới cách đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa) chừng 18 hải lý về hướng Tây Bắc thì bất ngờ có một tàu của lực lượng Kiểm ngư Trung Quốc, trên tàu khoảng 18-20 người, ập đến.
“Họ dùng roi điện, dùi cui khống chế tất cả ngư dân trên tàu rồi đập phá, thu giữ số máy móc, dụng cụ, nhiên liệu trên tàu (gồm một Icom, 1 máy dò cá, 1 định vị, 4 bành dây hơi, 2 thúng chai, 200 lít dầu diesel)”, ông Thạch kể lại.
Theo lời những ngư dân đi cùng ông Thạch, sau khi hùng hục đập phá, thu giữ máy móc, Kiểm ngư Trung Quốc bắt 5 ngư dân xuống khoang tàu, chọn lựa số cá chất lượng nhất, lấy hơn 5 tấn, chuyển sang tàu của Kiểm ngư Trung Quốc.”
Thông tin này đã nói lên điều gì về giá trị lời tuyên bố của ông Phạm Bình Minh ?
Thứ nhất, nó chứng tỏ ông Minh không nắm vững tình hình Biển Đông ngay trong ngày đưa ra lời tuyên bố chủ quan đầy kịch tính.
Thứ hai, khi nói trong năm 2013 Việt Nam đã “đấu tranh bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, đồng thời đấu tranh chống lại các biện pháp ngăn cản ngư dân của chúng ta trên các vùng biển của Việt Nam” là hòan tòan không đúng với tình hình thực tế trên Biển Đông.
Bởi lẽ Việt Nam đã hòan tòan mất chủ động không chỉ trong lĩnh vực an ninh mà còn không bảo vệ được ngư dân Việt Nam hành nghể quanh hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa.
BỊ ÉP HỢP TÁC
Trên bàn hội nghị, Việt Nam đã không vượt qua được sức ép của Trung Cộng để phải chấp nhận “hợp tác cùng phát triển trên biển” theo ý muốn của Bắc Kinh làm đúng chủ trương “chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác tranh chấp, cùng khai thác” của lãnh tụ Đặng Tiểu Bình đề ra từ năm 1979.
Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nhà nước Trung Cộng Tập Cận Bình cũng đã lập lại chủ trương này tại phiên họp ngày 30/11/2013 với Bộ Chính trị.
Ông ta nói: “Trung Quốc phải kiên trì phương châm "chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác" để thúc đẩy các hoạt động hợp tác hữu nghị cùng có lợi.” ( Báo Giáo dục Việt Nam, 01/08/2013)
Họ Tập đưa ra lập trường này sau khi ông và Thủ tướng Lý Khắc Cường (Li Keqiang) hòan tất chuyến công du ngọai giao cổ võ thân thiện với một số nước quan trọng trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) gồm Nam Dương, Mã Lai Á, Miến Điện, Thái Lan và Việt Nam
Chủ trương “hợp tác cùng phát triển” giữa Trung Cộng và Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế biên giới; giao thông đường bộ giữa hai nước; các dự án kinh tế có lợi cho Trung Cộng trong nội địa hai miền Nam và Bắc Việt Nam và hợp tác trên biển đã được hòan tất trong chuyến thăm “vắn tắt” Việt Nam 2 ngày từ 13 đến 15/10/2013 của Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường (Li Keqiang).
Về hợp tác trên biển, Tuyên bố chung Hà Nội ngày 15/10/2013 viết: “Hai bên nhất trí tuân thủ nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”, sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ (**) không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển. Theo tinh thần đó, hai bên đồng ý thành lập Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển trong khuôn khổ Đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc.”
(** Chú thích của Tác gỉa bài viết về cụm từ “ QÚA ĐỘ”: Chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác, nhưng đang ở giai đọan trung gian (theo Đại từ diển Tiếng Việt-Bộ Giáo dục-Đào tạo, xuất bản năm 1999)
Đáng chú ý là đã có sự “khác biệt quan trọng” giữa Tuyên bố ở Hà Nội hôm 15/10/2013 với “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển” mnà hai nước đã ký ở Bắc Kinh ngày 11/10/2011.
Trong Thỏa hiệp 6 điểm được ký giữa Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngọai giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn, và Trương Chí Quân, Thứ trưởng Bộ Ngọai giao Trung Cộng), trước sự chứng giám của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hồ Cẩm Đào thì có chữ “Tạm Thời” ghi trong điểm 4 nguyên văn như sau:
(4) “Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này.”
Điểnm (2) viết: “Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển.”
Như vậy, rõ ràng cụm từ “Tạm Thời” đã bị “xóa đi” trong Thỏa thuận ở Hà Nội, sau các cuộc thảo luận giữa Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (13/10) và với các ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trong cùng ngày 14/10 (2013).
Khi nói về “hợp tác cùng phát triển” ở vịnh Bắc Bộ dựa theo Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ hai nước ký ngày 25/11/2000 thì cũng có sự “khác biệt rất quan trọng” giữa Tuyên bố chung Hà Nội ngày 15/10/2013 và lời tuyên bố sau đó của Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường.
Tuyên bố chung viết: “Hai bên nhất trí tăng cường chỉ đạo đối với các cơ chế đàm phán và tham vấn hiện có, gia tăng cường độ làm việc của Nhóm công tác vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và Nhóm công tác cấp chuyên viên về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển. Trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này và trong năm nay khởi động khảo sát chung ở khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ để thực hiện nhiệm vụ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Nhanh chóng thực hiện các Dự án hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển như Hợp tác nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ…”
Về phiá Trung Cộng, ông Lý Khắc Cường được Tân Hoa Xã (Xinhua News Agency) của Bắc Kinh tường thuật ngày 16/10/2013 rằng: “Li noted that in his talks with Vietnamese Premier Nguyen Tan Dung, they agreed to build three work groups respectively on maritime exploration, onshore infrastructure and financial cooperation, which are expected to start their work within this year.
(Tạm dịch: “Ông Lý nói rằng trong cuộc nói chuyện với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, hai ông đã đồng ý thành lập ba nhóm công tác khai thác trên biển, hợp tác trên đất liền và hợp tác tài chính. Cả ba nhóm cùng khởi sự làm việc trong năm nay.”)
“The cooperation of maritime exploration will be primarily focused on the Beibu Gulf, and later extended to further areas, Li said, adding that the bilateral drive is to tell the region and the world that the South China Sea has to be a peaceful and tranquil area.
Both China and Vietnam have the wisdom to properly handle their differences and prevent the South China Sea issue from disrupting the overall cooperation, Li said.”
(Tạm dịch: “Hợp tác trên biển sẽ tiên khởi tập trung vào khu vịnh Bắc Bộ, và SAU ĐÓ MỞ RỘNG QUA CÁC KHU VỰC KHÁC, theo lời ông Lý thì sự hợp tác song phương này nhằm chứng minh với các nước trong khu vực và thế giới thấy rằng vùng biển Nam Trung Quốc sẽ là khu vực hòa bình và an tòan. Trung Quốc và Việt Nam cùng có thiện chí giải quyết những khác biệt và ngăn chặn vấn đề biển Nam Trung Quốc làm phương hại đến sự hợp tác tòan diện của hai nước.”).
“Khu vực khác” mà Trung Cộng nhắm tới là vùng biển Trường Sa của Việt Nam.
Như vậy, công tác được gọi là “đấu tranh bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế” mà Việt Nam đã làm trong năm 2013, theo lời ông Phạm Bình Minh có kết qủa thắng lợi nào dành cho Việt Nam không ?
BẰNG CHỨNG NGƯ DÂN BỊ TẤN CÔNG
Bây giờ bàn đến lời khoe được gọi là “đấu tranh chống lại các biện pháp ngăn cản ngư dân của chúng ta trên các vùng biển của Việt Nam” trong năm 2013 của ông Phạm Bình Minh.
Hãy đọc một số tin rút ngắn trên báo chí Việt Nam:
26/03/2013
Tàu cá, hút cát Trung Quốc hoạt động trái phép tại Hoàng Sa
(Dân Việt) - Cùng với tịch thu, bắt người trái phép; dùng tàu kiểm ngư xua đuổi, bắn tàu ngư dân Quảng Ngãi, phía Trung Quốc còn đưa hàng loạt tàu cá, hút cát vào đánh bắt trái phép tại khu vực Hoàng Sa.
Theo lời của một số ngư dân đi trên tàu cá mang số hiệu QNg 96382 TS, của ông Bùi Văn Phải, ở huyện đảo Lý Sơn đã bị tàu tuần tra Trung Quốc bắn cháy gần trụi ca bin, khi đang hoạt động khai thác tại vùng biển Hoàng Sa vào ngày 20.3 vừa qua cho biết, thì trong quá trình hoạt động đánh bắt tại Hoàng Sa, đã thấy và chứng kiến rất nhiều tàu cá và tàu khai thác cát của Trung Quốc cũng đang ngang nhiên hoạt động khai thác trái phép tại đây.
Và các ngư dân cũng đã cung cấp cho Báo Dân Việt về sự hoạt động trái phép của một tàu hút cát của Trung Quốc ở tại vùng biển Hoàng Sa.”
27/03/2013
Trung Quốc hành động vô nhân đạo
(Tuổi Trẻ) – “Đó là ý kiến của các chuyên gia luật pháp nhận định về vụ tàu Trung Quốc rượt đuổi và bắn tàu ngư dân Quảng Ngãi ngay trên vùng biển Hoàng Sa của VN.
Chiều 26-3, ông Nguyễn Ngọc Đức, chánh văn phòng Trung ương Hội Nghề cá VN, cho biết tổ chức này đã chính thức có công văn kiến nghị đảm bảo an toàn hoạt động sản xuất của ngư dân VN. Hội Nghề cá VN đề nghị các cơ quan chức năng “ngăn chặn ngay những hành động ngang trái của Trung Quốc, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của ngư dân, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo Tổ quốc”.
Đề nghị đảm bảo an toàn cho ngư dân
Theo ông Đức, Trung ương Hội đã nhận được báo cáo của Hội Nghề cá tỉnh Quảng Ngãi, cho biết Trung Quốc gia tăng việc cản trở, xua đuổi tàu cá của ngư dân khi khai thác hải sản trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa của VN. Tuy không bắt giữ tàu như những năm trước nhưng Trung Quốc thường xuyên dùng tàu rượt đuổi, sử dụng vòi rồng phun nước, ném đá, thậm chí bắn thẳng vào tàu của ngư dân VN. Có khi phía Trung Quốc còn cho người lên tàu cướp, phá tài sản, thu máy thông tin liên lạc, ngư cụ, nhiên liệu.
Báo cáo của Hội Nghề cá Quảng Ngãi còn nêu rõ: ngày 23-3, tàu QNg 94590TS bị tàu hải giám Trung Quốc vây bắt, thu giữ 21 bóng đèn (dùng để dụ cá), đuổi tàu ra khỏi khu vực Trường Sa. Ngày 17-3, tàu QNg 96399TS bị tàu hải giám và máy bay trực thăng Trung Quốc rượt đuổi ra khỏi khu vực Hoàng Sa. Ngày 13-3, tàu QNg 96417TS và tàu QNg 96382TS bị tàu hải giám Trung Quốc số hiệu 262 và 263 rượt đuổi ra khỏi khu vực Hoàng Sa. Ngày 11-3, tàu QNg 96679TS khi đang khai thác hải sản ở vùng biển Hoàng Sa thì bị tàu Trung Quốc số hiệu 841 cản trở không cho khai thác, rượt đuổi ra khỏi khu vực Hoàng Sa.
Đặc biệt, ngày 28-1 (lúc 11g) tàu QNg 55535TS khi đang khai thác thủy sản gần đảo Đá Lồi đã bị tàu Trung Quốc số hiệu 787 bắn thẳng vào cabin làm vỡ hai tấm kính, cháy một số quần áo của thuyền viên, cướp đi 200m dây câu và đuổi ra khỏi khu vực Hoàng Sa. Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, khu vực Hoàng Sa bị Trung Quốc phá sóng nên các máy thông tin liên lạc tầm xa có tích hợp định vị vệ tinh (GPS) không thể liên lạc được với các trạm bờ, nên không báo cáo phản ảnh kịp thời những sự cố xảy ra.”
27/03/2013
Ngư dân kể chuyện bị tàu Trung Quốc tấn công
(Tuổi Trẻ) – “Ngày 26-3, tàu QNg 96382 của ngư dân Bùi Văn Phải (28 tuổi, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) vẫn nham nhở những vết cháy vì bị tàu Trung Quốc bắn khi đang hành nghề trên biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN.
Khuôn mặt buồn bã và chưa hết hoảng sợ, ông Phải tâm sự: “Chuyến đi biển hãi hùng vừa qua vừa bị lỗ vốn, thiệt hại hơn 300 triệu đồng, tàu bị bắn cháy”.
Ông Phải lầm lũi bước lên tàu, nhặt nhạnh từng mảnh gỗ không còn nguyên vẹn, khóe mắt ngấn nước. “Hơn mười năm đi biển, cũng đụng độ tàu Trung Quốc nhiều lần nhưng lần này họ hung hăng, dữ tợn quá” - thuyền trưởng Phạm Quang Thạnh nói.
Ông Thạnh kể: “Tay không tấc sắt, khi biết là tàu chiến, chúng tôi cho tàu bỏ chạy, ngư dân vào khoang tàu ẩn nấp. Nhưng họ đâu có tha, cứ rượt đuổi, hai tàu ngư chính to lớn kèm tàu của tôi xịt vòi rồng, chịu sao cho thấu.
Ngư dân Huỳnh Văn Long - người cùng đi trên tàu của ông Thạnh - kể thêm: “Khoảng 9g sáng 13-3, sau mấy ngày tránh gió lớn, tàu thả neo, anh em thay nhau lặn bắt hải sản. Nhưng từ phía tây bắc, một chiếc tàu cứ lừng lững tiến lại. Từ phía đông bắc, thêm một chiếc tàu xuất hiện. Tàu chúng tôi phải rút neo nhanh, tăng ga chạy. Lập tức hai tàu Trung Quốc áp sát tạo thế gọng kìm, vừa rượt đuổi vừa xịt vòi rồng, thi nhau quần thảo. Đuổi tàu cá chừng vài chục hải lý thì hai tàu Trung Quốc dừng lại, quay về.
Theo lời của các ngư dân, hôm sau tàu quay lại khu vực bị rượt đuổi để tiếp tục đánh bắt. Ở đó được một tuần lại đụng tàu Trung Quốc. Lần này chỉ có một tàu ngư chính.
Khi thấy chiếc tàu lớn tiến tới, tui cho tàu chạy. Đuổi được vài hải lý, tàu Trung Quốc nổ súng gây cháy khiến toàn bộ khoang cabin tàu của chúng tôi bể nát, phát lửa ngay chỗ chứa ngư cụ và bốn bình gas” - ngư dân Phải buồn bã thuật lại.
Thấy tàu cá bốc cháy, tàu ngư chính bỏ đi, các ngư dân vội vàng thay phiên nhau múc nước biển dập lửa. Khi dập xong thì nhìn bốn bình gas bị lửa cháy sém, vỏ đen thui, ai cũng rùng mình. Chẳng còn bụng dạ nào ở lại đánh bắt nữa, ngư cụ để trên khoang cũng bị hư hại hết nên các ngư dân dong thuyền một hơi về Lý Sơn.”
28/03/2013
Tàu cá Trung Quốc xâm phạm biển Việt Nam ngày càng nhiều
(Tuổi Trẻ) - Tại buổi đánh giá công tác phối hợp giữa Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng và Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn TP về công tác bảo vệ chủ quyền và nguồn lợi thủy hải sản năm 2012 diễn ra ngày 27-3, đại tá Nguyễn Quốc Bình, phó chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng, cho biết số lượng tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam tăng cả về số lượng và mật độ.
Từ báo cáo của các ngư dân và lực lượng chức năng, năm 2012 Bộ đội biên phòng Đà Nẵng đã phát hiện 717 lượt tàu cá xâm phạm trái phép trên khu vực đông bắc Đà Nẵng từ 25-45 hải lý, tăng hơn 550 lượt vi phạm so với năm 2011. Những tàu cá này đi thành từng tốp có số lượng đông, những tàu có công suất lớn hoặc trang bị vỏ sắt đi phía trước, bảo vệ, hỗ trợ cụm 4-10 tàu ngang nhiên lấn chiếm ngư trường, xua đuổi tàu cá của ngư dân Việt Nam. Điều này gây nhiều khó khăn cho hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân cũng như công tác kiểm tra, bảo vệ chủ quyền của lực lượng chức năng.”
15/05/2013
Trung Quốc xua tàu cá vào thềm lục địa Việt Nam
(Tuổi Trẻ) – “Ngày 14-5, đoàn 32 tàu cá Trung Quốc đã bắt đầu ngày đánh cá tiếp theo ở khu vực biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Khoảng 17g20 ngày 13-5, đoàn tàu cá này, do tàu cung cấp hậu cần Quỳnh Tam Á F8138 có tải trọng 4.000 tấn dẫn đầu, đã xâm nhập trái phép và thả neo ở tọa độ 6,01 độ vĩ Bắc, 108,48 độ kinh Đông, tức vùng biển phía tây của quần đảo Trường Sa của Việt Nam, để bắt đầu việc đánh bắt trái phép tại khu vực này.
Mạng Tin tức Hải Nam dẫn lời hai phóng viên Cao Bằng và Đặng Tùng đang có mặt trong đoàn tàu cho biết ngày 14-5 tàu cung cấp hậu cần Quỳnh Tam Á F8138 đã tiếp tục hạ thủy thêm một số tàu nhỏ để đánh bắt cá mú, cá đỏ, cá chình và các loại cá da trơn cũng như nhiều loại hải sản quý ở hải vực trên sau khi đã hạ thủy bốn tàu trong đêm 13-5.
Ông Trần Nhật Hải, thuyền trưởng tàu Quỳnh Tam Á F8138, cho biết tàu hậu cần này mang theo 12 tàu cá nhỏ, mỗi chiếc dài 13m, rộng 4m, có trọng lượng từ 5-7 tấn và có khả năng chở theo bốn ngư dân với số lương thực đủ dùng trong hai ngày.
Ngoài ra, sau khi nhận đủ lương thực và nhu yếu phẩm từ tàu hậu cần, 31 tàu còn lại cũng thả neo cách tàu Quỳnh Tam Á F8138 khoảng 20 hải lý để lập thành vòng rào đánh bắt cá và hải sản.
Theo tin của Tân Hoa xã, đoàn 32 tàu cá Trung Quốc, trong đó có một tàu 4.000 tấn và một tàu 1.500 tấn, đã rời cảng Bạch Mã Tỉnh, tỉnh Hải Nam ngày 6-5 và hướng thẳng ra biển Đông. Theo dự kiến, đoàn tàu này sẽ lưu lại khoảng 40 ngày ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đây là lần thứ hai Trung Quốc xua tàu đến Trường Sa kể từ vụ 30 tàu cá tỉnh Hải Nam đã đến khu vực này đánh bắt trái phép vào tháng 7-2012. Trong lần xua tàu đến Trường Sa này, Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ về mặt thông tin. Các phóng viên của mạng Tin tức Hải Nam đã cùng đi theo tàu để đưa tin, hình ảnh về đất liền vào cuối ngày để phát sóng trên các mạng cũng như Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV.”
24/05/2013
Tàu cá Quảng Ngãi bị 16 tàu Trung Quốc truy đuổi trên biển Đông
(Dân Trí) – “Sau hơn 20 ngày lênh đênh trên biển đánh bắt thủy sản ở Hoàng Sa, trên đường trở về, một tàu cá Quảng Ngãi bất ngờ bị 16 tàu Trung Quốc truy đuổi và đâm vào mạn thuyền.
UBND xã Bình Thạnh cho biết, tàu cá bị đâm mang số hiệu QNg 90917-TS của ngư dân Trần Văn Quang (ngụ xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn), do ngư dân Trần Văn Trung làm thuyền trưởng. Khi tàu bị tấn công, trên tàu còn có 15 lao động khác.
Ngư dân Trần Văn Quang kể lại: “Trên đường chúng tôi trở về đất liền sau hơn 20 ngày ra khơi, lúc này xuất hiện đoàn tàu Trung Quốc với 16 chiếc. Trong lúc né tránh, bất ngờ có chiếc tàu màu cam bọc thép, mang số hiệu 246 đâm liên tiếp 3 lần vào tàu chúng tôi, khiến tàu cá bị chao đảo sát mặt nước biển. Khi bị uy hiếp, chúng tôi tưởng như tàu chìm và bỏ mạng nhưng may mắn thoát chết trong gang tấc”.
Bị tàu Trung Quốc bủa vây, các thuyền viên trên tàu QNg 90917-TS nhanh chóng mặc áo phao khi nước biển tràn vào thân tàu, ngư dân Quảng Ngãi đứng giữa ranh giới sống và chết. Họ vừa tăng tốc tháo chạy, vừa dùng I-com thông báo sự việc về đất liền, xin ứng cứu.
Trở về đến cảng Sa Cần (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) vào tối ngày 21/5, các ngư dân mới thở phào vì thoát ải tử thần. Mặc dù thuyền viên không bị ảnh hưởng tính mạng nhưng thân tàu đã vỡ tan nát nhiều chỗ.”
31/05/2013
Nhiều tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc cản trở
(Thanh Niên Online) “Ngày 31.5, hệ thống Đài Thông tin duyên hải (TTDH) Việt Nam cho hay trong hai ngày 27 và 28.5, tàu Trung Quốcđã nhiều lần cản trở hoạt động đánh bắt của tàu cá ngư dân nước ta.
Cụ thể, sáng 27.5, tàu cá QB 92448 báo tin về Đài TTDH Đà Nẵng khi đang đánh bắt tại vị trí có tọa độ 16,32 độ vĩ bắc, 109,18 độ kinh đông, chỉ cách Đà Nẵng 63 hải lý về hướng đông bắc thì bị tàu Trung Quốc đuổi ráo riết.
Theo mô tả của tàu QB 92448 thì tàu Trung Quốc có màu trắng, mang số hiệu 863.
Khi tàu cá QB 92448 cùng 8 ngư dân tìm đường ra khơi trở lại thì tàu Trung Quốc đuổi vào không cho đánh bắt.
Như Thanh Niên Online đã thông tin, sáng sớm 28.5, tàu cá QB 93768 (9 ngư dân) cũng đã báo tin về Đài TTDH Đà Nẵng về việc bị tàu Trung Quốc mang số hiệu 788 bắt khi đang ở vị trí 16,57 vĩ bắc, 109,46 kinh đông, cách Đà Nẵng 98 hải lý về hướng đông bắc.
Tàu Trung Quốc buộc tàu cá phải đi theo tàu theo hướng 80 độ với tốc độ 2 hải lý/giờ cho đến 9 giờ 50 phút cùng ngày mới thả ra.
Cũng trong sáng 28.5, tàu cá BĐ 95157 báo tin trên hệ thống Đài TTDH Việt Nam về việc có rất nhiều tàu Trung Quốc vây xung quanh tàu này khi đang hoạt động tại vị trí có tọa độ 8,05 độ vĩ bắc, 110,06 độ kinh đông thuộc khu vực quần đảo Trường Sa.”
09 tháng 7, 2013
Tàu cá Việt Nam 'bị tấn công, chặt cờ'
(BBC) “Thuyền trưởng một trong hai tàu cá Việt Nam bị tấn công ở khu vực quần đảo Hoàng Sa nói với BBC những người người tấn công tàu ông 'nói tiếng Trung Quốc' và 'mặc đồ sỹ quan hải quân'.
Truyền thông Việt Nam nói hai tàu cá Việt Nam đã bị truy đuổi, đánh phá và tịch thu toàn bộ tài sản trong khi Trung Quốc chưa có tin chính thức nào về cáo buộc này.
Nói chuyện với BBC qua điện thoại ngày 9/7, thuyền trưởng tàu QNg 96787 TS, ông Võ Minh Vương, nói tàu của ông bắt đầu ra khơi từ ngày 4/7 và đến ngày 9/7 thì dừng lại gần đảo Phú Lâm, thuộc Hoàng Sa.
Ông Vương cho biết khi tàu của ông đang neo đậu thì một chiếc tàu trắng xuất hiện và thả ca nô xuống bám theo tàu của ông.
Sau 15-20 phút truy đuổi, những người này đã "leo lên tàu và dùng dùi cui điện để đánh thuyền trưởng và thủy thủ trên tàu, đồng thời đập phá tàu và tịch thu toàn bộ số cá mới đánh bắt được".
Khi được hỏi những người này nói tiếng gì, ông Vương cho biết là họ "nói tiếng Trung Quốc".
Ông Vương cũng cho biết thêm những người này mặc đồ "sỹ quan hải quân", và một số khác thì mặc "đồ lính rằn ri".
'Chặt cờ'
Ông cũng nói những người này đã bắt tàu của ông và tàu của ông Mai Văn Cường ở gần đó phải quay đầu về phía Việt Nam.
"Họ chỉ hướng Việt Nam nhưng không nói là Việt Nam," ông Vương nói.
"Tôi không chịu thì họ mới chặt hai cây cờ [treo trên tàu], vứt xuống nước."
"Tôi chạy tới lấy cờ lên thì họ đánh tôi ngất xỉu."
Những người này sau đó rời khỏi tàu, ông Vương dẫn lời những thủy thủ trên tàu nói.
Thiệt hại ban đầu, theo người thuyền trưởng, là khoảng 400 triệu đồng, số tiền mà ông phải làm trong nhiều phiên mới có được.
Báo trong nước trong ngày 9/7 cũng đưa tin tàu của ông Cường cũng bị tàu mang số hiệu 306 tấn công, thủy thủ bị đánh đập và chịu thiệt hại khoảng 200 triệu đồng.”
Đó là một ít tin trong số hàng trăm trường hợp ngư dân Việt Nam bị lính Trung Cộng tấn công, cướp của, phá họai tài sản trong năm 2013 trên Biển Đông mà Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Mình đã nói ngang xương rằng: “Chúng ta tiếp tục duy trì được môi trường ổn định ở Biển Đông.”
Tuy nhiên, việc ông Phạm Bình Minh “nói những điều không thật” về tình hình ở Biển Đông không phải là hiếm xưa nay trong số Lãnh đạo của Nhà nước CSVN.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son cũng đã “thổi phồng” như thế này: “Biển Đông đã lặng sóng hơn, căng thẳng đã được giải quyết. Việt Nam cùng với các nước có tranh chấp trên biển Đông đã xây dựng tình hữu nghị, hợp tác để đấu tranh bảo vệ chủ quyền theo đúng công ước luật biển của Liên hiệp quốc năm 1982, tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) và đang đàm phán xây dựng bộ quy tắc COC.”
" Chúng ta đã quốc tế hóa được vấn đề biển Đông và đây đã trở thành một chương trình nghị sự được thừa nhận trong khu vực ASEAN" (Thời báo Kinh tế Việt Nam, 24/10/2013)
Ông Son là người đứng đầu ngành tuyên truyền cho đảng mà nói năng vô căn cứ, không điếm xỉa gì đến những mất mát, khổ nhục của ngư dân Việt Nam đã và đang bị lính Trung Cộng đàn áp, đánh đập, cướp tài sản khi họ đánh bắt trên các vùng biển truyền thống và chủ quyền của Việt Nam ở Hòang Sa và Trường Sa thì ông đang tuyên truyền cho Việt Nam hay Trung Cộng ?
Cũng như thế đối với ông Phạm Bình Minh thì Việt Nam hay Trung Cộng có lợi trong lời nói dối của ông về tình hình Biển Đông ?
Phạm Trần
(01/014)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bên Nhau
Dominic Đức Nguyễn
22:21 09/01/2014
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Đôi ta vẫn cứ đôi ta
Đừng thêm ai nữa mà ra ba người.
(Ca dao)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 03/01 - 09/01/2014 - Cộng đoàn Jerusalem với chuyến tông du của ĐTC - VCTĐ Chúa Kitô Vua tại Quận Cam
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:03 09/01/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong buổi triều yết chung hôm Thứ Tư 8 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bắt đầu loạt bài mới về các phép bí tích, bắt đầu với bí tích Rửa Tội. Ngài trình bày về hồng ân tuyệt vời chúng ta nhận được khi chịu Phép Rửa.
Đức Thánh Cha nói rằng Công đồng Vatican II dạy chúng ta rằng chính Giáo Hội là một "bí tích" , một dấu chỉ tràn đầy ân sủng để kỳ công cứu chuộc của Chúa Kitô hiện diện trong lịch sử nhân loại, thông qua quyền năng của Chúa Thánh Thần .
Bí tích Rửa tội là bí tích đầu tiên trong bảy bí tích của Giáo Hội. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "bí tích này đem đến cho chúng ta sự tái sinh trong Chúa Kitô, làm cho chúng ta được thông phần vào mầu nhiệm sự chết và phục sinh của Người, ban cho chúng ta ơn tha thứ tội lỗi và mang đến cho chúng ta sự tự do mới như là con cái Thiên Chúa và các thành viên trong Giáo Hội của Người" .
Đức Thánh Cha thúc giục chúng ta không thể quên ân sủng tuyệt vời chúng ta đã nhận được. "Phép Rửa đã thay đổi chúng ta, cho chúng ta một niềm hy vọng mới và vinh quang, và ban sức mạnh để chúng ta có thể mang tình yêu cứu chuộc của Thiên Chúa đến cho tất cả mọi người, đặc biệt là người nghèo, mà nơi họ chúng ta nhìn thấy khuôn mặt của Chúa Kitô. Phép Rửa cũng cho chúng ta được thông phần trong sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo Hội; như các môn đệ Chúa Kitô, chúng ta cũng là những nhà truyền giáo"
Đức Thánh Cha nói tiếp "khi chúng ta cử hành lễ Chúa chịu Phép Rửa vào Chúa Nhật tới đây, chúng ta hãy xin Chúa đổi mới trong chúng ta ân sủng của bí tích Rửa Tội và làm cho chúng ta, cùng với tất cả anh chị em của chúng ta, trở nên con cái thật của Thiên Chúa và là các thành viên sống động của nhiệm thể Chúa Kitô, là Giáo Hội."
Hướng đến anh chị em tín hữu Trung Đông, và đặc biệt là các tín hữu Syria, Đức Thánh Cha đã mời họ nhớ đến ngày Rửa Tội của mình và cử hành ngày lễ này vì nhờ có bí tích này “chúng ta đã trở nên những tạo vật mới trong Chúa Kitô, đền thờ của Chúa Thánh Thần, dưỡng tử của Chúa Cha, các thành viên của Giáo Hội , anh em trong đức tin và những người loan báo Tin Mừng có khả năng tha thứ và yêu thương tất cả, ngay cả kẻ thù của chúng ta."
2. Lễ Hiển Linh tại Vatican
Lễ Hiển Linh tại Vatican đã được cử hành đúng vào ngày thứ Hai 6 tháng Giêng, là ngày lễ nghỉ tại Italia.
Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có khoảng 24 Hồng Y và hơn 20 Giám Mục thuộc các cơ quan trung ương Tòa Thánh, và hàng chục linh mục, trước sự tham dự của 8 ngàn tín hữu. Phần giúp lễ do các chủng sinh thuộc trường Truyền giáo đảm trách, đặc biệt một trong hai thầy Phó Tế giúp Đức Thánh Cha là Thầy Giuse Trần Văn Đồng, thuộc giáo phận Vinh.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha đã quảng diễn về thái độ của các Đạo sĩ Phương Đông “trung thành theo ánh sáng tràn ngập nội tâm của các ngài, và đã gặp Chúa. Hành trình này của các Đạo sĩ Phương Đông tượng trưng vận mệnh của mỗi người: đời sống chúng ta là một hành trình, được soi sáng nhờ ánh sáng soi đường, để tìm được chân lý và tình yêu sung mãn, mà các Kitô hữu chúng ta nhận ra nơi Chúa Giêsu, là Ánh sáng thế gian. Và mỗi người, như các Đạo Sĩ, có 2 “cuốn sách” lớn từ đó họ rút ra những dấu chỉ để hướng dẫn mình trong cuộc lữ hành: cuốn sách thiên nhiên do Thiên Chúa sáng tạo và cuốn Kinh Thánh. Điều quan trọng là chú ý, tỉnh thức, lắng nghe Chúa nói với chúng ta. Như Thánh Vịnh, khi nói về Luật Chúa, đã khẳng định: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 9,05). Đặc biệt lắng nghe Tin Mừng, đọc, suy gẫm và biến Tin Mừng thành lương thực thiêng liêng giúp chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu hằng sống, cảm nghiệm chính Ngài và tình thương của Ngài”.
Đức Thánh Cha cũng ca ngợi các Đạo Sĩ đã khôn ngoan, biết vượt thắng lúc nguy hiểm tối tăm nơi dinh vua Hêrôđê, biết tránh thoát được sự lê liệt của đêm tối trần gian, và tìm lại được con đường dẫn đến Bethlehem.
Ngài mời gọi các tín hữu hãy noi gương các Đạo Sĩ hướng mắt nhìn ngôi sao và bước theo những ước muốn cao thượng trong tâm hồn. Đức Thánh Cha nói: “các Đạo Sĩ dạy chúng ta đừng hài lòng với một cuộc sống tầm thường, “những chắp vá nhỏ bé”, nhưng luôn để cho mình được chân, thiện, mỹ, thu hút, để Thiên Chúa lôi kéo, Ngài là Đấng tuyệt đối cao cả trong tất cả những điều ấy! Các Đạo Sĩ dạy chúng ta đừng để mình bị những vẻ bề ngoài lừa đảo, những gì là cao cả, khôn ngoan, và hùng mạnh đối với thế gian. Chúng ta đừng hài lòng với cái vẻ bề ngoài, cần đi xa hơn nữa, tiến về Bethlehem, nơi mà trong căn nhà đơn sơ ở ngoại ô, giữa một người mẹ và người cha đầy tin yêu, chiếu tỏa rạng ngời Mặt Trời xuất hiện từ trên cao, là Vua Vũ Trụ. Noi gương các Đạo Sĩ, với những ánh sáng bé nhỏ của chúng ta, chúng ta tìm kiếm Đấng là Ánh Sáng”.
3. Đức Thánh Cha công bố lịch trình thăm Thánh Địa
Đức Thánh Cha sẽ thăm Thánh Địa vào tháng Năm năm nay. Ngài đã đích thân công bố lịch trình chuyến viếng thăm Thánh Địa của ngài trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 5 tháng Giêng.
Dù trời mưa, đông đảo anh chị em tín hữu và du khách đã bất chấp mưa gió để dự buổi đọc kinh Truyền Tin buổi trưa Chúa Nhật với Đức Thánh Cha.
Đức Thánh Cha nói:
"Trong bầu khí vui mừng tiêu biểu của mùa Giáng Sinh này, tôi muốn thông báo rằng từ ngày 24 đến ngày 26 Tháng Năm tới đây, nếu Chúa muốn, tôi sẽ thực hiện một cuộc hành hương đến Thánh Địa”.
Đức Thánh Cha nói tiếp rằng mục đích chính của chuyến đi là để kỷ niệm cuộc gặp lịch sử giữa Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục và Đức Thượng Phụ Athenagoras, diễn ra vào ngày 5 tháng 1 năm 1964, tức là cách đây 50 năm.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói với những người hiện diện rằng ngài sẽ đến thăm Amman, Bethlehem và Jerusalem. Theo chương trình, sẽ có một cuộc họp đại kết được tổ chức tại Nhà Thờ Mộ Thánh với đại diện của các Giáo Hội Kitô tại Jerusalem, cùng với Đức Thượng Phụ Bartholomew của Constantinople.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: "Vào thời điểm này tôi xin anh chị em cầu nguyện cho cuộc hành hương này."
Trước khi đọc kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha nói biến cố Giáng Sinh cho thấy tình yêu bao la của Thiên Chúa dành cho nhân loại. "với sự Giáng Sinh của Chúa Giêsu không chỉ là một thế giới mới được sinh ra, nhưng đó cũng là một thế giới luôn luôn có thể được canh tân. Thiên Chúa, luôn luôn hiện diện để nuôi dưỡng nhân loại và để thanh tẩy thế giới khỏi tội lỗi và ngài nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu không bỏ chúng ta bơ vơ và không bao giờ ngừng ban cho ta chính Ngài và ân sủng của Ngài để cứu độ chúng ta.
Đức Thánh Cha kết luận bằng việc cảm ơn tất cả những ai đã gửi thiệp Giáng Sinh cho ngài với những lời chúc Giáng sinh và năm mới tốt đẹp.
4. Cộng đoàn Kitô tại Thánh Địa vui mừng trước chuyến viếng thăm Thánh Địa của Đức Thánh Cha
Đức Giám Mục William Shomali, là Giám Mục Phụ Tá cho Đức Thượng Phụ Fouad Twal của Công Giáo nghi lễ La Tinh tại Jerusalem đã nói với Radio Vatican hôm 5 tháng Giêng rằng cộng đoàn Kitô tại Thánh Địa “trông đợi rất nhiều nơi chuyến viếng thăm này”.
Ngài nói thêm “không phải chỉ có các tín hữu Kitô, cả người Do Thái Giáo và Hồi Giáo cũng mong đợi chuyến viếng thăm này sẽ tăng cường những quan hệ đại kết và liên tôn”.
Theo Đức Cha William, một trong những điểm nổi bật trong chuyến viếng thăm sẽ là cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và Đức Thượng Phụ Đại Kết Chính Thống Giáo Bartholomew cùng với tất cả các Giám Mục và các vị thượng phụ tại Thánh Địa.
Theo thống kê năm 2012 của Cục Thống Kê Trung Ương Do Thái, trong toàn lãnh thổ 75.5% dân số theo Do Thái Giáo, Hồi Giáo chiếm 17%, Kitô Giáo 2%, đạo Druze 1.8% và các tôn giáo khác và những người vô tín ngưỡng chiếm 3.7%.
Trong khi người Do Thái Giáo chiếm đến 75.5% trong phạm vi cả nước thì riêng tại thành phố Jerusalem, theo thống kê năm 2011, trong tổng số 801,000 người, chỉ có 62% theo Do Thái Giáo nghĩa là 497,000 người.
Người Hồi Giáo coi Mecca, Medina và Jerusalem là 3 thánh điạ trọng yếu. Vì thế, tỷ lệ người Hồi Giáo tại Jerusalem hơn gấp đôi tỷ lệ người Hồi Giáo trong toàn cõi Do Thái, cụ thể chiếm đến 35%, tức là 281,000 người.
Dân số Kitô Giáo tại Jerusalem là 14,000 người, tức là 2%, nghĩa là không thay đổi so với tỷ lệ Kitô Giáo trên toàn quốc Israel.
Đức Cha William Shomali bày tỏ hy vọng rằng chuyến viếng thăm này sẽ tăng cường quan hệ giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo. Ngài nói: “Chúng tôi ao ước thấy có sự cởi mở hơn về phía Chính Thống Giáo và Công Giáo về vấn đề quyền bính tối thượng của Đức Giáo Hoàng, là điều người Chính Thống Giáo khó chấp nhận trong khi người Công Giáo tin tưởng vào điều này. Tôi tin Đức Thánh Cha Phanxicô và các vị Chính Thống Giáo sẵn sàng đạt đến những tiến bộ trong cuộc đối thoại về đề tài này. Chúng tôi cầu nguyện, chúng tôi mong mỏi Chúa Thánh Thần sẽ linh hứng Đức Thánh Cha Phanxicô trong chuyến tông du này để chuyến viếng thăm thành công tốt đẹp. Chúng ta không thể chỉ cậy trông vào cố gắng của con người nhưng còn vào hồng ân của Thiên Chúa”.
5. Số các vị chăm sóc mục vụ cho dân Chúa bị thiệt mạng trong năm 2013 gần gấp đôi năm 2012
Theo báo cáo thường niên của thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho các dân tộc, trong năm 2013 số các vị chăm sóc mục vụ cho dân Chúa bị thiệt mạng trong năm 2013 là 22 vị gần gấp đôi so với con số 13 vị trong năm 2012.
Vào đêm 31 tháng 12 năm 2013, rạng sáng ngày 1 tháng Giêng năm 2014, cha Eric Freed, một linh mục ở Eureka, California, Hoa Kỳ đã bị giết. Cảnh sát đã bắt được hung thủ và khẳng định đây là một vụ cướp của. Cha Eric Freed là linh mục cuối cùng trong danh sách các vị chăm sóc mục vụ cho dân Chúa bị thiệt mạng trong năm 2013.
Trong 5 năm liên tiếp, Mỹ Châu La tinh, đặc biệt là Colombia, là nơi có nhiều vị chăm sóc mục vụ cho dân Chúa bị giết.
Tổng cộng số các vị bị giết khi đang thực hiện sứ mạng của mình trong năm 2013 là: 19 linh mục, 1 nữ tu, 2 giáo dân. 15 linh mục bị giết ở Mỹ Châu. Tại Phi Châu, 1 linh mục bị giết ở Tanzania; 1 nữ tu bị giết ở Madagascar, 1 giáo dân tại Nigeria bị thiệt mạng. Tại Á Châu có 1 linh mục bị sát hại ở Ấn Độ và 1 linh mục bị phiến quân Hồi Giáo hành hạ đến chết ở Syria; 1 giáo dân bị giết ở Phi Luật Tân. Tại Âu Châu, một linh mục đã bị giết chết tại Italia.
Danh sách này không bao gồm những trường hợp bị ngược đãi như giam cầm, tra tấn, hăm doạ, tấn công về thể lý và tâm lý, cướp bóc tài sản, phá hủy các phương tiện mục vụ bao gồm cả các nhà thờ và các nơi thờ tự khác, ngăn cản không cho thực hiện các sứ vụ tông đồ như thường thấy tại Việt Nam, Trung quốc, Pakistan, và các nước tại Phi Châu và Trung Đông.
Trong năm 2013, quá trình phong chân phước cho sáu nữ tu truyền giáo người Ý thuộc dòng Các Nữ Tu cho người nghèo Bergamo đã được bắt đầu. Sáu nữ tu này đã qua đời ở Congo vào năm 1995 sau khi nhiễm vi khuẩn Ebola. Khi trận dịch bùng phát trong vùng, các nữ tu đã ở lại với dân chúng vì không nỡ bỏ lại họ bơ vơ không ai chăm sóc y tế. Họ được vinh danh như "các vị tử đạo vì đức mến".
Giai đoạn giáo phận của quá trình phong chân phước cho chị Luisa Mistrali Guidotti, một thành viên của Hiệp hội truyền giáo y tế cho phụ nữ đã được hoàn thành. Chị đã bị giết vào năm 1979 tại Rhodesia, trong khi đi cùng một người phụ nữ mang thai sắp sinh con đến bệnh viện.
Tiến trình phong chân phước cho Cha Mario Vergara, một nhà truyền giáo của Dòng Giáo Hoàng Thừa Sai, và anh Ngei Ko Lat một giáo lý viên tại Isidore, Miến Điện bị thiệt mạng vì hận thù đức tin tại nước này vào năm 1950 cũng đã được bắt đầu.
Ngày 25 tháng Tư lễ phong chân phước cho Cha Giuseppe Pino Puglisi đã được tổ chức tại Sicily. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 27 tháng 5 với hàng chục ngàn tín hữu tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nhắc đến cha Giuseppe Puglisi như sau:
"Cha Giuseppe là một linh mục đầy gương mẫu. Ngài đã dâng hiến cuộc đời một cách đặc biệt cho công việc mục vụ giới trẻ, bằng cách giáo dục những người trẻ theo tinh thần Tin Mừng để mang họ ra khỏi thế giới của tội ác. Vì thế, Ngài đã bị chống đối và giết chết. Tuy vậy, trên thực tế, chính Ngài là người chiến thắng cùng với Đức Kitô phục sinh. Chúng ta tạ ơn Chúa vì tấm gương sáng ngời này, chúng ta hãy gìn giữ gương mẫu của ngài."
Cha Giuseppe Puglisi sinh ngày 15 tháng 9 năm 1937 tại làng quê nghèo Palermo thuộc đảo Sicily. Năm 1960 ngài được thụ phong linh mục. Trong các hoạt động mục vụ của mình, cha Puglisi đã cố gắng để thay đổi tâm lý giáo dân của ngài đang bị Mafia khống chế bởi sự sợ hãi, thụ động và luật omerta - im lặng. Trong bài giảng các thánh lễ Chúa Nhật, ngài khích lệ anh chị em giáo dân tố cáo với các cơ quan công quyền về các hoạt động bất hợp pháp của Mafia trong vùng Brancaccio.
6. Đức Thánh Cha Phanxicô đã truyền duyệt lại các qui luật về tương quan giữa các dòng tu và các giám mục địa phương.
Các qui luật vừa nói ở trong văn kiện tựa đề “Mutuae relationes” (Những quan hệ hỗ tương), do Bộ các dòng tu ban hành ngày 14 tháng 5 năm 1978. Văn kiện khẳng định rằng các dòng tu là thành phần của Giáo Hội địa phương, tuy các dòng có tổ chức nội bộ riêng và có quyền tự trị, nhưng không bao giờ được coi là độc lập với Giáo Hội địa phương.
Đức Thánh Cha thông báo quyết định trên đây trong cuộc gặp gỡ 120 Bề trên Tổng quyền các dòng nam ngày 29 tháng 11 năm 2013, và văn bản cuộc nói chuyện này đã được tạp chí “La Civiltà Cattolica” (Văn Minh Công Giáo), đăng tải ngày 3 tháng Giêng. Ngài nói với các Bề trên rằng: “Văn kiện 'tương quan hỗ tương' hồi đó là hữu ích, nhưng nay đã lỗi thời rồi. Các đoàn sủng của các dòng tu khác nhau cần được tôn trọng và thăng tiến, vì các dòng là những thực tại cần thiết trong các giáo phận”.
Trước khi được bầu làm Giáo Hoàng hồi tháng 3 năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô là Tổng Giám Mục giáo phận Buenos Aires, và trước đó ngài là Giám tỉnh dòng Tên tại Á Căn Đình vì thế ngài có kinh nghiệm về những vấn đề tế nhị trong quan hệ giữa các đấng bản quyền và các dòng tu.
Ngài nói với các Bề trên trong cuộc gặp gỡ rằng: “Do kinh nghiệm, tôi biết những vấn đề có thể nảy sinh giữa một Giám Mục và các cộng đồng dòng tu. Ví dụ, nếu một hôm, một dòng quyết định rút khỏi công việc vì thiếu nhân sự, Giám Mục thường cảm thấy mình bất ngờ ‘bị một củ khoai nóng trong tay!’ Tôi cũng biết rằng các Giám Mục không luôn luôn biết rõ những đoàn sủng và công việc của các tu sĩ. Các Giám Mục chúng tôi cần hiểu rằng những người thánh hiến không phải là những công chức, nhưng là những món quà làm cho giáo phận được phong phú”.
Sau cùng Đức Thánh Cha cho biết sẽ dành năm 2015 tới đây là Năm về đời sống tu trì thánh hiến. Khi từ giã các bề trên ngài nói: “Cám ơn anh em về những gì anh em đang làm và về tinh thần đức tin, cũng như sự tìm kiếm phục vụ. Cám ơn vì chứng tá của anh em cũng như vì những tủi nhục mà anh em đã phải trải qua.”
7. Đức Thánh Cha Phanxicô bài trừ xu hướng tìm thăng quan tiến chức trong Giáo Hội
Hôm thứ Ba 7 tháng Giêng Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã đưa ra một tuyên bố cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã thay đổi một vài điều liên quan đến việc phong tước Đức Ông, hay còn gọi là Monsignor.
Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã gửi thư cho các tòa Sứ Thần và Khâm Sứ Tòa Thánh trên toàn thế giới để yêu cầu thông báo cho tất cả các Giám Mục tại quốc gia liên hệ về quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô bãi bỏ hoàn toàn việc trao tặng tước hiệu Đức Ông cấp I và cấp II.
Tước hiệu Đức Ông cấp III chỉ có thể được ban cho các linh mục triều từ 65 tuổi trở lên. Tước hiệu Đức Ông vốn không được ban cho các linh mục đan sĩ hoặc tu sĩ dòng.
Quyết định này không có tính chất hồi tố, nghĩa là ai đã có tước “Đức Ông” rồi thì không bị mất vì quyết định mới của Đức Thánh Cha.
Trước năm 1968, trong Giáo Hội có 14 cấp Đức Ông. Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã cải tổ lại theo tinh thần Công đồng Vatican 2 giảm xuống còn 3 cấp. Đó là cấp I: Công chứng viên tông tòa (Protonotario Apostolico), cấp II: Giám chức danh dự của Đức Thánh Cha (Prelato d'onore di Sua Santità) và cấp III: tuyên úy của Đức Thánh Cha (Cappellano di Sua Santità).
3 tước hiệu này được Đức Giáo Hoàng ban theo đề nghị của các Giám Mục địa phương, cho những linh mục thi hành một dịch vụ quí giá đối với Giáo Hội. Nhiều nơi Đức Giám Mục bản quyền xin tước hiệu này cho những linh mục có nhiều đóng góp nào đó cho giáo phận. Tuy nhiên, cũng có nhiều Giám Mục có xu hướng dùng tước hiệu này để thưởng công cho những linh mục trung thành với mình.
8. Tổng tu nghị dòng Đạo Binh Chúa Kitô nhóm tại Rôma
Từ hôm thứ Tư 8 tháng Giêng, tổng tu nghị Dòng Đạo Binh Chúa Kitô đã nhóm họp tại Rôma. Sau ba năm thảo luận hầu xác định đoàn sủng của mình, giờ đây các vị đại biểu sẽ chấp thuận một hiến pháp mới và chọn một lãnh đạo mới hầu chấm dứt thời đại của người sáng lập là cha Marcial Maciel.
Đặc sứ của Đức Thánh Cha là Đức Hồng Y Velasio de Paolis đã quyết định triệu tập tổng tu nghị này vào tháng 10 năm ngoái. Ngài đã trực tiếp giám sát mọi công việc của Dòng Đạo Binh Chúa Kitô từ tháng 7 năm 2010 sau khi Tòa Thánh phát hiện ra cuộc sống hai mặt tai tiếng cuả cha Maciel.
Cha Maciel người Mêhicô, sinh năm 1920 và đã sáng lập dòng Đạo Binh Chúa Kitô năm 1941 khi mới là một chủng sinh 21 tuổi.
Trong thông cáo công bố hôm 19 tháng 5 năm 2006, phát ngôn viên Tòa Thánh là ông Navarro Valls, cho biết từ năm 1998, Bộ giáo lý đức tin đã nhận được những lời tố cáo chống lại cha Marcial Maciel liên quan đến phẩm hạnh của một linh mục. Sau cuộc điều tra, Tòa Thánh đã mời gọi cha hãy sống đời ẩn dật, cầu nguyện thống hối, từ bỏ mọi sứ vụ công cộng. Cha Maciel qua đời ngày 30 tháng Giêng năm 2008.
Dòng này hiện có 2830 thành viên, trong đó có 3 Giám Mục, 953 linh mục, 932 tu sĩ, và 945 chủng sinh hoạt động tại 125 nhà thuộc 22 quốc gia. Ngoài ra còn có một hiệp hội giáo dân tên là Regnum Christi, tức là Nước Chúa Kitô gồm khoảng 30,000 thành viên.
Tổng tu nghị đã được bắt đầu với một Thánh Lễ tại trụ sở của hội ở Rôma. 61 linh mục tham dự tổng tu nghị này. Gần hai phần ba trong số các vị đã được bầu để đại diện cho lãnh thổ của mình.
Trong phiên họp đầu tiên, Đức Hồng Y Velasio de Paolis đã trình bày báo cáo của mình về các hoạt động của Dòng Đạo Binh Chúa Kitô. Tiếp đó là các báo cáo của cha Sylvester Heereman, bề trên tổng quyền lâm thời của dòng, cũng như của bề trên các tỉnh dòng. Cuộc bầu vị bề trên tổng quyền mới sẽ bắt đầu vào ngày 20 tháng Giêng.
9. Đức Thánh Cha thăm một hoạt cảnh Giáng Sinh
Chiều thứ Hai, 06 tháng Giêng là Lễ Hiển Linh ở Italia, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đi về phía bắc Rôma để xem một hoạt cảnh Giáng Sinh tại giáo xứ Thánh Alphonsus Liguori.
Đức Giáo Hoàng đã chào thăm anh chị em giáo dân tham gia vào hoạt cảnh này, hầu hết họ ăn mặc như những người chăn chiên. Một em bé vừa được rửa tội vào buổi sáng trong ngày đã đóng vai Chúa Giêsu mới sinh.
Sau khi xem hoạt cảnh Giáng Sinh, Đức Thánh Cha khích lệ anh chị em giáo dân hãy cầu nguyện cho những đứa trẻ sẽ được sinh ra trong năm nay, và cũng cho cha mẹ, ông bà của những đứa bé ấy.
10. Đức Thánh Cha giúp trả nợ cho Ban Tổ Chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đóng góp 5 triệu Mỹ Kim để trả nợ cho việc cử hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Brazil hồi tháng Bẩy năm ngoái.
Tổng Giáo Phận Rio de Janeiro, nơi tổ chức sự kiện quốc tế này, công bố hôm 6 tháng Giêng rằng Đức Giáo Hoàng sẽ "góp phần hỗ trợ tài chính để trả một phần chi phí". Ban Tổ chức Ngày Giới trẻ Thế giới đã thiếu nợ gần 20 triệu Mỹ Kim.
Các khoản nợ của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Rio De Janeiro đã phát sinh một phần vì không có kinh phí do chính phủ tài trợ.
Trong thời gian này chính phủ Brazil đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng ngân sách nghiêm trọng, và các cuộc biểu tình liên tục của dân chúng chống lại các chi phí cho giải vô địch túc cầu thế giới vào năm 2014 và Thế vận hội mùa hè năm 2016. Vì thế, các nhà lãnh đạo chính trị đã từ chối cung cấp bất kỳ hỗ trợ nào cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới, mặc dù theo Bộ Du Lịch nước này các tham dự viên đến từ các quốc gia đã mang lại nguồn lợi kinh tế lên đến 1.8 tỷ Reais (tức là 756 triệu Mỹ Kim).
11. Đức Thánh Cha danh dự Bênêđíctô thứ 16 thăm bào huynh đang nằm nhà thương
Trong một diễn biến hiếm hoi, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã thực hiện một chuyến đi bên ngoài các bức tường của Vatican để đến thăm bào huynh là Đức Ông. Georg Ratzinger, đang nằm trong một bệnh viện tại Rôma cuối tuần qua.
Đức Ông Ratzinger đã phải điều trị tại bệnh viện Gemelli sau khi đến Rôma từ nhà của ngài ở thành phố Regensburg bên Đức để mừng Giáng Sinh chung với Đức Bênêđíctô thứ 16. Không có báo cáo chi tiết nào về tình trạng sức khoẻ của Đức Ông.
Đức Ông Ratzinger sẽ mừng sinh nhật thứ 90 vào ngày 15 tháng Giêng tới đây.
Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã tránh sự chú ý của công chúng kể từ khi ngài tuyên bố thoái vị hồi tháng Hai năm ngoái. Vì thế, ngài đã di chuyển trên một chiếc xe đơn giản có gắn kính màu. Sau khi vào bệnh viện, ngài đi thẳng về tu viện Mater Ecclesiae.
12. Chiến tranh Syria đang lan sang Li Băng – Quả bom thứ hai rung chuyển Beirut
Sáng thứ Năm mùng 2 tháng Giêng, quả bom thứ hai đã phát nổ ngay trong giờ cao điểm tại thủ đô Beirut của Li Băng làm 5 người chết và 66 người bị thương.
Vụ tấn công đã diễn ra gần đại bản doanh của nhóm dân quân Hồi Giáo Hezbollah. Đây là nhóm Hồi Giáo Shiite đang ủng hộ cho tổng thống Syria Bashar al Assad nhằm chống lại phe nổi dậy là những người Hồi Giáo Sunni.
Kẻ khủng bố đã lái một chiếc xe hơi chở khoảng 40 kg chất nổ lao thẳng vào khu vực thương mại của thành phố Beirut gần trụ sở của Hezbollah. Bọn khủng bố Al-Qaeda tự nhận trách nhiệm về vụ này.
Chưa đầy một tuần trước, hôm thứ Sáu 27 tháng 12, ông Mohammad Shatah, cựu Bộ trưởng Tài chính và là đại sứ Li Băng tại Hoa Kỳ, đã bị ám sát chết sau khi một xe bom do một kẻ đánh bom tự sát đã liều chết xông vào đoàn xe của ông ngay tại trung tâm thành phố Beirut.
Vụ nổ đã giết chết ít nhất năm người và làm khoảng bảy mươi người khác bị thương, và gây chấn động mạnh những đường phố chính của thủ đô Beirut của Li Băng gần khu vực Serail, nơi có nhiều văn phòng chính phủ.
Vụ thảm sát hôm 27 tháng 12 diễn ra chỉ ba tuần trước khi khai mạc phiên tòa quốc tế xử các thành viên của phong trào Hezbollah là nhóm dân quân vũ trang Hồi Giáo Shiite thân Iran, trong vụ ám sát cựu Thủ tướng Li Băng Rafiq Hariri diễn ra năm 2005.
Hôm 19 tháng 11 năm 2013, một cuộc tấn công do hai người đeo bom tự sát đã xảy ra ngay cổng đại sứ quán Iran, giết chết 23 người và làm khoảng 150 người khác bị thương.
13. Ba Vua đến từ Ba Lan
Các đoàn xe caravan của Ba Vua đã đến Vatican vào ngày 6 tháng Giêng, đúng ngày Lễ Hiển Linh. Trong suốt cuộc hành trình dài của họ, họ đã tặng quà cho nhiều trẻ em Ba Lan.
Khi quỳ trước máng cỏ Giáng Sinh tại quảng trường Thánh Phêrô, Ba Vua từ Ba Lan đã vui mừng khôn xiết vì họ đã phải vượt qua một loạt các trở ngại để đến được với Chúa Hài Nhi Giêsu tại Vatican.
Đoàn xe caravan này thuộc Hội Các Đoàn Xe Ba Vua được thành lập tại Ba Lan để đề cao ý nghĩa đích thực của ngày lễ Giáng Sinh, các giá trị cộng đồng và gia đình.
Hội Các Đoàn Xe Ba Vua được phát triển mạnh và đã có mặt tại 184 thành phố trên khắp Ba Lan, Ý, Anh, Đức, Hoa Kỳ và Rwanda.
Đây là lần đầu tiên đoàn xe caravan thuộc Hội Các Đoàn Xe Ba Vua của Ba Lan đến Vatican để chào đón Đức Giáo Hoàng và thờ lạy Chúa Hài Nhi Giêsu. Tháp tùng với họ trong chuyến đi đến Rôma này là một nhóm nhỏ đem theo 10,000 vương miện để phát cho anh chị em tín hữu và du khách tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô.
14. Hãy cầu nguyện nhiều: Làn sóng khủng bố các tín hữu Kitô sẽ gia tăng trong năm 2014
Đó là lời kêu gọi của ông Andrew Boyd, phát ngôn viên của Release International trong cuộc phỏng vấn dành cho Radio Vatican hôm 4 tháng Giêng.
Release International là tổ chức chuyên theo dõi và đưa ra dư luận quốc tế những trường hợp bách hại các tín hữu Kitô trên thế giới.
Theo ông Andrew Boyd, nguyên nhân thứ nhất là sự bùng nổ tiếp tục các trào lưu bách hại Kitô hữu từ các nhóm vũ trang Hồi Giáo. Tại A Phú Hãn, quân Taliban chắc chắn sẽ mở những cuộc tấn công ồ ạt sau khi NATO rút quân khỏi nước này. Trong khi đó tại Nigeria, quân Hồi Giáo Boko Haram đã tuyên chiến với tổng thống nước này và các tín hữu Kitô. Cuộc chiến vẫn đang diễn ra ác liệt và quân Boko Haram được cung cấp vũ khí từ các nước Hồi Giáo trong khu vực và từ Trung Đông. Cũng có những quan ngại đặc biệt tại nước Cộng Hoà Trung Phi nơi đang diễn ra những cuộc tàn sát đẫm máu do quân Hồi Giáo Seleka tiến hành sau khi cướp chính quyền vào tháng Ba năm ngoái. Tình hình tại Syria càng bi đát hơn. “Một cuộc tận diệt các tín hữu Kitô đang diễn ra tại nước này”, ông Andrew Boyd nói.
Khu vực thách đố thứ hai là ở những nước cộng sản và hậu cộng sản như Bắc Hàn, Trung quốc, Việt Nam và các quốc gia trong vùng Trung Á nơi có cả hai yếu tố đáng lo ngại là nền văn hóa Hồi Giáo và xu hướng bài Kitô Giáo sót lại trong tàn dư của nền văn hóa cộng sản.
15. Đức Thánh Cha cử hành lễ tạ ơn phong thánh Phêrô Favre, linh mục Dòng Tên.
Lúc 9 giờ sáng ngày 3 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ tạ ơn tại Nhà Thờ Chúa Giêsu ở Roma, nhân dịp phong hiển thánh mới đây cho cha Phêrô Favre. Ngài sinh năm 1506 và qua đời năm 1546, thọ 40 tuổi.
Thánh nhân là một trong những bạn đồng hành đầu tiên của thánh Ignatio Loyola, vị sáng lập dòng Tên. Sau một thời gian dạy học ở Roma, cha Favre thi hành sứ mạng tại nhiều nước Âu Châu, giảng thuyết giải tội, hướng dẫn linh thao, và cũng dạy thần học, tham gia các cuộc thảo luận nhằm thăng tiến sự hiệp nhất và cải tổ Giáo Hội.
Tháng 4 năm 1546, cha Favre khởi hành từ Madrid để đi dự công đồng chung Trento, ở miền đông bắc Italia, vì cha được chính Đức Giáo Hoàng chỉ định làm thần học gia của Công đồng. Nhưng trong chuyến đi, cha bị sốt và lâm bệnh nặng, và trong lúc dừng lại ở Roma, cha từ trần ngày 1 tháng 8 năm 1546 lúc mới được 40 tuổi. Cha được Đức Piô thứ 9 tôn phong chân phước năm 1872.
Hôm 17 tháng 12 năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã truyền ghi tên thánh nhân vào sổ bộ các vị hiển thánh của Giáo Hội và nới rộng tôn kính thánh nhân trên toàn thế giới. Đây là quyết định phong thánh theo thể thức “tương đương”, không cần phải có phép lạ hoặc lễ nghi tôn phong chính thức.
Trong bài giảng Đức Thánh Cha nói:
“Tôi nghĩ đến cám dỗ mà có lẽ cả chúng ta và bao nhiêu người khác cũng gặp phải, đó là liên kết việc loan báo Tin Mừng với những sự trừng phạt của pháp tòa điều tra. Không phải vậy, Tin Mừng cần được loan báo với sự dịu dàng, với tình huynh đệ và tình thương!”
Đồng tế với Đức Thánh Cha hôm 3 tháng Giêng có Đức Hồng Y Vallini, Giám quản Roma, Đức Hồng Y Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, Đức Cha Yves Boivineau, Giám Mục giáo phận Annecy bên Pháp, nơi thánh Favre đã sinh ra, Cha Adolfo Nicolas, Bề trên Tổng Quyền, 6 linh mục đại diện của 6 Hội đồng Giám Tỉnh dòng Tên, và hơn 350 linh mục cùng dòng, phần lớn ở Roma, trước sự tham dự của hàng trăm tín hữu. Các bài đọc trong thánh lễ rút từ lễ kính Thánh Danh Chúa Giêsu, cũng là lễ của dòng Tên.
Cha Adolfo Nicolas, bề trên tổng quyền Dòng Tên nói:
"Tôi muốn cảm ơn Đức Thánh Cha đặc biệt vì sự vui mừng trong lễ kỷ niệm phong thánh này. Khi Đức Thánh Cha ký sắc lệnh, ngài gọi điện cho tôi ngay lập tức và nói với tôi: Tôi mới vừa ký sắc chỉ."
Đây là lần thứ hai Đức Thánh Cha Phanxicô dâng Thánh Lễ tại nhà thờ này trong cương vị Giáo Hoàng. Lần đầu tiên là dịp lễ Thánh Inhaxiô Loyola vào ngày 31 tháng 7 năm ngoái.
16. Đức Cha Kevin Vann hy vọng Vương Cung Thánh Đường Chúa Kitô sẽ được khánh thành năm 2016
Vào cuối năm nay, giáo phận Orange, California, Hoa Kỳ hy vọng sẽ đạt được 2 phần ba số tiền cần thiết để tân trang “nhà thờ kính” thành Vương Cung Thánh Đường Chúa Kitô của giáo phận. Đức Cha Kevin Vann, cho RomeReports biết như trên trong chuyến thăm Rôma gần đây.
Ngài nói: "Chúng tôi tôn trọng ngoại diện và lịch sử của nó. Việc tân trang chủ yếu là bên trong nhà thờ”.
Đức Cha Kevin hy vọng tất cả các công việc sẽ được hoàn tất vào năm 2016, như thế lễ thánh hiến Vương Cung Thánh Đường sẽ trùng vào dịp kỷ niệm 40 thành lập giáo phận. Tưởng cũng nên nhắc lại là ngày 18 tháng Sáu năm 1976, Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục đã thiết lập giáo phận Orange với diện tích 782 dặm vuông dọc theo 42 dặm của miền duyên hải phía Nam California.
Trong bốn thập kỷ qua, dân số giáo phận đã tăng vọt lên gần 1,4 triệu, trong đó đáng kể là những người Việt Nam tị nạn.
Ngôi thánh đường nổi tiếng này gồm 10,661 tấm kiếng lớn dựng thành 7 tòa nhà khác nhau trên khuôn viên rộng 34 mẫu, đã chính thức trở thành nhà thờ chánh tòa mới của Giáo Phận Orange, một trong 10 giáo phận lớn nhất Hoa Kỳ, từ ngày 17 tháng 11 năm 2011, sau khi tòa án liên bang đưa ra phán quyết cho giáo phận mua lại của Tin Lành với giá 57.5 triệu Mỹ Kim.
Đức Cha Kevin Vann nói:
"Hiện diện ở đây nơi quảng trường Thánh Phêrô này, tôi nghĩ điều quan trọng là chiêm ngắm những nỗ lực đã được thực hiện ở đây qua nhiều thế kỷ để tôn vinh Thiên Chúa, trong sự hiệp nhất với Thánh Tông Đồ Phêrô, và vị Đại Diện của Chúa Kitô. Tại Garden Grove, chúng tôi cũng đang bắt đầu một công việc tuyệt vời để tôn vinh Thiên Chúa."
Trưa thứ Bẩy, 29 Tháng Sáu năm ngoái, cộng đoàn giáo dân tại giáo xứ Tam Biên, do linh mục nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên coi sóc đã tổ chức thánh lễ đóng cửa nhà thờ Tam Biên để dời về Vương Cung Thánh Đường Chúa Kitô.
17. Hội đồng Giáo Hoàng Cor Unum đến Li Băng để điều phối các hoạt động trợ giúp Syria.
Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hiệp Quốc đã nhiều lần nói rằng một nửa dân số ở Syria đang có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Họ cũng dự đoán rằng trong năm 2014, số lượng người tị nạn sẽ vượt quá ba triệu.
Cuộc xung đột gần ba năm qua đang đẩy số người tị nạn Syria đến một mức kỷ lục. Tháng 12 vừa qua, Đức Hồng Y Robert Sarah, chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng Cor Unum, và Đức Ông Giovanni Pietro Dal Toso, Tổng Thư Ký Hội Đồng, đã đến Li Băng để chứng kiến tận mắt hoàn cảnh người tị nạn Syria, và lắng nghe những nhu cầu của các giám mục Syria.
Đức Ông Giovanni Pietro Dal Toso cho biết:
"Đó là cuộc họp đầu tiên của các giám mục Syria sau 20 tháng. Rõ ràng là chiến tranh đã làm việc giao tiếp rất khó khăn. Bằng chứng là chúng tôi đã phải tổ chức cuộc họp này tại Beirut chứ không phải ở Damascus. Nhưng tôi phải nói rằng việc tham dự đông đủ của các Giám Mục cho thấy mong muốn của các ngài muốn gặp nhau, chia sẻ với nhau mối quan tâm của mình và trình bày những suy tư về tình trạng đang diễn ra . "
Đức Hồng Y Robert Sarah và Đức Ông Giovanni Pietro Dal Toso cũng đã đến thăm một trong những phòng khám di động là một phần của dịch vụ y tế do Hội đồng Cor Unum bảo trợ, với sự phối hợp của Bệnh viện Bambino Gesù và Caritas Syria. Trong giai đoạn đầu tiên, phòng khám điều trị cho hơn 4,000 trẻ em tị nạn ở Li Băng, là quốc gia đã tiếp nhận gần một triệu người tị nạn Syria.
Đức Ông Giovanni Pietro Dal Toso nói thêm:
"Hãy nghĩ về điều này. Có một triệu người tị nạn Syria ở Li Băng là một quốc gia chỉ có 4 tới 5 triệu người. Như thế, chúng ta đang nói về một sự hiện diện rất lớn trong một quốc gia tương đối nhỏ. Vì vậy, tác động của cuộc khủng hoảng này tại một quốc gia như Li Băng, và có lẽ ở các nước khác nữa, là rất mạnh mẽ. "
Hội Đồng Giáo Hoàng Cor Unum đang điều phối 42 cơ quan cứu trợ Công Giáo. Công việc của họ đã trở thành một tia sáng ở cuối đường hầm đối với nhiều người đang trông đợi cho chiến tranh sớm kết thúc.