Ngày 06-01-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa chịu phép rửa, cả trần gian được thánh hoá
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:06 06/01/2014
Chúa chịu phép rửa, cả trần gian được thánh hoá

Suy niệm Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa- Năm A

(Mt 3, 13-17)

Tiếp theo lễ Chúa Hiển Linh, Phụng vụ của Giáo Hội mời gọi chúng ta cử hành lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, kết thúc mùa Giáng sinh. Lễ này đã được các Giáo phụ quan tâm đặc biệt ngay từ những thời kỳ đầu, vì tầm quan trọng đặc biệt có tính cổ thời của nó. Đây là lễ được mừng sớm nhất, chỉ sau lễ Phục sinh, vì nó bao hàm lời rao giảng của các Tông Đồ, là điểm khởi hành cho tất cả những việc mà các Tông Đồ phải làm chứng cho (x. Tđcv 1, 21-22; 10, 37-41). Thứ đến, đây là lần đầu tiên, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi được mạc khải một cách đầy đủ và rõ ràng. Lý do nữa là phép rửa của Chúa Giêsu nơi sông Giordan loan báo trước cho phép rửa bằng Máu của Chúa trên Thập Giá, và tượng trưng cho toàn bộ những hoạt động có tính cách bí tích của Ðấng Cứu Thế. Để thực hiện ơn cứu rỗi nhân loại, Ngài đặt mình vào hàng ngũ các tội nhân, mặc dù Ngài là Đấng vô tội, nhưng Ngài đã mang trên mình tất cả tội lỗi của nhân loại. Hành động khiêm nhường và tự hủy này, đã được Chúa Cha chứng dám : " Này là Con yêu dấu của Ta, Con đẹp lòng Ta" (Mt 3, 17). Cùng với Đức Giêsu, Chúa Thánh Thần xuất hiện dưới hình chim bồ câu đậu xuống trên Người, để chỉ cho chúng ta tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh mà chúng ta sẽ thấy trường hợp tương tự diễn ra tại biến cố Chúa Biến Hình.

Câu hỏi được đặt ra trước hết là tại sao Chúa Giêsu là Đấng vô tội sao lại đến xin Gioan làm phép rửa?

Thánh Ghê-gô-ri-ô, giám mục Na-di-en cho biết : "Có thể là Chúa muốn thánh hoá kẻ sắp làm phép rửa cho Chúa, nhưng chắc chắn để chôn vùi trọn vẹn con người A-đam cũ trong dòng nước. Thật vậy, trước khi thanh tẩy ta và để thanh tẩy ta, Chúa thánh hoá sông Gio-đan ; vì Người vừa là thần khí vừa là xác phàm, nên Người cũng muốn nhờ Thần Khí và nước để đưa chúng ta vào đạo". Nên dù Gioan đã can ngăn "Chính tôi phải được Ngài rửa", đó là đèn nói với Mặt Trời, tiếng nói với Lời, phù rể nói với Chàng Rể, người cao trọng nhất trong số những người sinh bởi đàn bà nói với Trưởng Tử mọi loài thọ sinh, người nhảy mừng trong dạ mẹ nói với Đấng được thờ lạy ngay khi còn trong lòng mẹ, người tiền hô hiện tại và tương lai nói với Đấng vừa xuất hiện và sẽ xuất hiện. Quả thật, Gioan biết rằng mình sẽ được thanh tẩy bằng cuộc tử đạo. (Trích bài giảng của thánh -gô-ri-ô, giám mục Na-di-en). Thánh Phê-rô Kim Ngôn giải thích rằng, khi Gioan làm phép rửa cho Chúa Giêsu thì : "Tôi tớ đóng vai chủ, con người đóng vai Thiên Chúa, ông Gio-an đóng vai Đức Ki-tô ; ông đóng vai đó để lãnh ơn thứ tha chứ không phải để ban phát".

Người thấy Thánh Thần Chúa ngự xuống như một bồ câu, và đậu trên Người (Mt 3,17). Đây là phép lạ vĩ đại đã xảy ra sau khi Đấng Cứu Thế chịu phép rửa ; phép lạ này là khúc dạo đầu cho những gì sẽ xảy ra. Đây không phải là Thiên Đàng khi xưa đóng lại vì tội của Ađam nay mở ra, mà chính trời mở ra : "Giêsu chịu phép rửa, rồi bước lên khỏi nước. Này đây các tầng trời mở ra " (Mt 3,16).

Tại sao các tầng trời lại mở ra sau khi Chúa Giêsu bước lên khỏi nước?

Chúa Giê-su bước lên khỏi nước lúc ấy các tầng trời mở ra là Chúa Giêsu nâng thế gian lên cao với Ngài. Vì xưa kia, khi bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng và bị lưỡi gươm lửa cấm đoán, chính A-đam đã đóng cửa trời lại, không cho mình mà cũng không cho con cháu vào. Nay nhờ Chúa Giêsu mà cửa trời được mở ra.

Trời mở ra, còn mạc khải cho Gioan Tẩy Giả và những người Do Thái biết rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Theo thánh Gioan Kim Khẩu, điều này muốn dạy chúng ta rằng, một sự tương tự vô hình cũng xảy ra khi chúng ta chịu Phép Rửa Tội: Chúa Thánh Thần cũng ngự vào tâm hồn của chúng ta. Ngài không ngự đến một cách hữu hình, bởi vì chúng ta không cần: đức tin hiện nay là đủ... Thiên Chúa mở cửa trời để kêu gọi chúng ta hướng về trời, vì quê hương chúng ta là quê trời, và mách bảo chúng ta rằng, chúng ta không có gì ở dưới đất.

Tại sao Chúa Thánh Thần lại lấy hình một con chim bồ câu mà hiện xuống?

Lý do là vì chim bồ câu rất dịu dàng và trong sạch, và Chúa Thánh Thần là thần khí dịu êm và an bình . Chim bồ câu cũng nhắc cho chúng ta nhớ lại một sự kiện chúng ta đọc thấy trong Cựu Ước khi trái đất bị ngập do lũ lụt và toàn thể loài người trong nguy cơ hư mất, chim bồ câu ngậm cành ôlui xuất hiện để báo sự chấm dứt của cơn đại hồng thủy, tin vui hòa bình cho toàn thế giới. Giờ đây, tất cả những điều này cũng tiên báo về tương lai. Khi tất cả đã hư mất, nay được giải thoát và đổi mới, điều gì đã xảy ra khi nước lũ đến ngày hôm nay như là một lũ lụt của ân sủng và lòng thương xót Chúa... Chim bồ câu, thay vì ngậm một cành ô liu báo cho Noe là người duy nhất bước ra khỏi tầu để đặt chân lên mặt đất. Nay Chim bồ câu báo tin trận hồng thuỷ tràn ngập thế gian đã lui đi, thế gian không còn phải chìm ngập trong cảnh trầm luân muôn đời nữa, phẩm giá ơn gọi làm con Thiên Chúa của chúng ta được phục hồi, và lôi kéo hết thảy mọi người lên Thiên Đàng.

Lời ngôn sứ nói : "Tiếng Chúa vang rền trên nước… Tiếng Chúa uy linh tung sấm sét" (Tv 28). Tiếng nào vậy ? "Đây là Con yêu dấu của Ta; Con đẹp lòng Ta"(Mt 3, 17). Đây là tiếng từ trời vọng xuống để làm chứng cho Đấng từ trời mà đến. Tiếng đó bày tỏ lòng tôn trọng thân xác dưới hình chim bồ câu, vì thân xác đã được thần hoá, khi Thiên Chúa tự tỏ mình ra trong thân xác.

Vậy, phép của Chúa Giêsu và phép rửa của chúng ta có liên kết chặt chẽ với nhau. Phụng Vụ của ngày lễ này đã hát lên như sau: "Đức Kitô chịu phép rửa, cả trần gian được thánh hoá, chúng ta được tha thứ tội lỗi, được thanh tẩy nhờ nước và Thánh Thần." (Tiền xướng của Kinh Bênêdictus, của Giờ Kinh Sáng). Chúng ta hãy thanh tẩy mình cho thanh sạch, hãy tiếp tục thanh tẩy cho thanh sạch hoàn toàn và đem lòng tôn kính mà tưởng niệm ngày Đức Ki-tô chịu phép rửa, và hãy mừng lễ cách xứng đáng. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Khiêm nhường, liên đới để cứu độ
Jos. Vinc. Ngọc Biển
10:08 06/01/2014
KHIÊM NHƯỜNG, LIÊN ĐỚI ĐỂ CỨU ĐỘ

(lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa)

Từ lễ Giáng Sinh đến hôm nay, Giáo Hội không ngừng mời gọi con cái của mình chiêm ngắm và sống sứ điệp mầu nhiệm Giáng Sinh nơi Hài Nhi Giêsu. Các sứ điệp tuy nhiều, nhưng có lẽ điểm nhấn trọng yếu vẫn là sự khiêm nhường và tính liên đới của Ngôi Hai Thiên Chúa.

Lời Chúa hôm nay, một lần nữa thánh Mátthêu làm toát lên sự khiêm nhường đó khi trình thuật sự kiện Đức Giêsu xin Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho mình.

1. Ý nghĩa của phép rửa nơi Gioan Tẩy Giả

Để chuẩn bị cho dân chúng đón nhận Đức Giêsu, Gioan đã kêu gọi mọi người ăn năn sám hối, từ bỏ con đường tội lỗi, canh tân đời sống để được ơn cứu độ. Đời sống của ông đã đi đôi với hành động của mình khi chọn lối sống đơn sơ, nghèo khó trong hoang địa: ông đã “Mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, lấy châu chấu và mật ong rừng làm thức ăn” (Mt 3, 4), nhằm sống triệt để tinh thần khiêm nhường và trọn vẹn ý nghĩa của sự chay tịnh để chờ mong Đấng Cứu Thế đến cũng như chu toàn vai trò là người dọn đường cho Vị Thiên Sai. Đỉnh cao của sứ điệp mà Gioan mời gọi đó là đón nhận phép rửa sám hối và canh tân đời sống để được ơn tha thứ.

Khi nói đến phép rửa của Gioan, chúng ta cũng nên nhắc đến các nghi thức phép rửa của người đương thời với ông. Phép rửa thời bấy giờ gồm có phép rửa của những người tòng giáo, nhằm tẩy uế. Phép rửa của những người Étxem là một nghi thức hằng ngày, có tính cách giúp người ta sống trong sạch. Nhưng phép rửa của Gioan thì khác hẳn với các phép rửa trên. Phép rửa mà Gioan cử hành nói lên tinh thần sám hối để chuẩn bị cho phép rửa trong Thánh Thần và Lửa mà Đức Giêsu sẽ cử hành sau này. Tuy nhiên, phép rửa mà Gioan cử hành trên sông Giođan chỉ là một nghi thức tượng trưng. Phép rửa này chưa phải là một Bí tích và thực chất cũng chưa có khả năng tẩy xoá tội lỗi và cứu độ được con người, bởi chưng, chưa có năng lực ban ơn thánh hoá. Vì thế, phép rửa này có tính sám hối. Chính vì thế, thánh nhân mới quả quyết rằng: “Phần tôi, tôi đã rửa anh em trong nước, nhưng Người, Người sẽ rửa anh em trong Thánh Thần" (Mt 1,7).

Trong đoàn người lũ lượt đến với Gioan để xin lãnh nhận phép rửa do ông cử hành, Đức Giêsu cũng tháp nhập vào đoàn người đông đảo ấy để xin Gioan làm phép rửa cho mình. Khi thấy Đức Giêsu, ông đã tỏ vẻ ngỡ ngàng vì tại sao lại có thể xảy ra sự ngược đời như thế được? Một vị Thiên Chúa là Chúa Tể trời đất; Đấng là khởi đầu và kết thúc; Đấng xóa tội trần gian; Đấng trong sạch không tỳ tích; Đấng thánh thiện vẹn toàn; Đấng sẽ làm phép rửa trong Thánh Thần và Lửa mà lại đến để xin mình lãnh nhận phép rửa tỏ lòng sám hối từ chính một người cũng cần được cứu độ? Có lẽ đây là một điều khó hiểu đối với Gioan: “Chính tôi phải được Ngài rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi sao?” (Mt 3, 14) Nhưng khi nghe Đức Giêsu giải thích, ông đã hiểu được ý nghĩa sâu xa sứ mạng của Đấng Cứu Độ.

2. Đức Giêsu cứu độ nhân loại bằng con đường khiêm nhường và tinh thần liên đới

Thật vậy, Đức Giêsu đã đến trần gian để cứu chuộc con người. Ngài đã trở nên như không cho con người có tất cả. Ngài đã thực hiện thánh ý của Chúa Cha cách tuyệt đối. Tuy bản thân Ngài hoàn toàn vô tội, nhưng Ngài là Đấng gánh tội trần gian, nghĩa là Ngài chất đầy tội lỗi của nhân loại trên bản thân mình. Vì thế, trước mặt Thiên Chúa, với tư cách đại diện cho toàn nhân loại, Ngài phải tự liệt mình vào hàng tội nhân cần phải sám hối. Và Ngài sám hối thay cho toàn nhân loại, tương tự như Môsê (x. Xh 9,27; 32,31-32; Lv 8,14-15), Nêhêmi (x. Nkm 1,6-7), Ét-ra (x. Er 10,1.6) và Đanien (x. Đn 10,2) đã từng làm. Đức Giêsu đã lãnh nhận phép rửa sám hối và ghi nhận hành vi sám hối này để liên đới với hết mọi người Do thái thời bấy giờ, đồng thời chia sẻ phân phận khổ đau, nghèo đói và bệnh tật của con người. Ngài muốn trở nên người thầy, người anh, người bạn của tất cả chúng nhân, nhất là những người thấp cổ bé họng, những người cô thế, cô thân... Ngài muốn chung phần đau khổ với hết mọi cảnh đời, nhất là những kẻ tội lỗi, yếu đuối để nâng con người lên và giải thoát họ khỏi quyền lực của sự chết. Vì thế, Ngài đã “không lớn tiếng”, “không bẻ gẫy cây lau bị dập, không dập tắt tim đèn còn leo lét”. Ngài chính là “Người Tôi Tớ” mà tiên tri Isaia đã loan báo (x. Is 42, 1-4). Qua hành vi đó, Đức Giêsu muốn diễn tả một vị Thiên Chúa thật gần gũi với loài người, một vị Thiên Chúa nghe được, thấu được và cảm được được nỗi đau khổ, yếu đuối của loài người. Mặt khác, khi lãnh nhận phép rửa sám hối, Đức Giêsu muốn mặc khải và nhấn mạnh đến khía cạnh cứu độ chứ không phải khía cạnh thống trị bằng quyền bính như người Dothái mong chờ. Ngài đến để biến đổi nhân loại từ bên trong, bằng cách chia sẻ thân phận nghèo hèn và khốn khổ của họ, hơn là từ bên ngoài, bằng xét xử phán đoán. Bởi vậy, Ngài hoàn toàn từ chối kiểu thống lãnh bằng vũ lực và quyền bính, nhưng bằng con đường tình yêu và tự hủy (x. Mt 4, 1-11; 11,2-6; 16, 13-23). Chính vì thế, khi Gioan tỏ vẻ từ chối vì thấy mình không xứng: "Chính tôi phải được Ngài rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi sao?", ngay lập tức, Đức Giêsu đã nói với ông: “Không sao, vì chúng ta cần chu toàn bổn phận như thế" (x. Mt 3, 14), cần phải hoàn thành sự công chính là trung thành với Thiên Chúa cách tuyệt đối. Thật thế, Đức Giêsu là Tôi Tớ Giavê, nên Ngài chẳng nề hà khi cùng chịu đau khổ vì tội của dân mình. Khi lãnh nhận phép rửa của Gioan, Ngài vừa trở nên chi thể, vừa trở nên thủ lĩnh của một nhân loại tội lỗi cần được thánh hóa và cứu chuộc. Thành ra, mặc dầu chẳng phạm tội, Chúa Giêsu cũng phải cúi xuống và dìm mình dưới dòng sông Giodan để chịu phép rửa thống hối chỉ vì muốn liên đới, gánh vác tội lỗi của con người và chia sẻ với họ niềm hy vọng (x. 2 Cr 5, 21; Dt 2, 14- 17). Khi khiêm tốn lãnh nhận phép rửa của Gioan, thì cũng là lúc Ngài chính thức khai mở một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của ơn cứu độ, đồng thời biểu lộ bản chất Cứu Chúa của mình.

Chính khi chịu phép rửa tại sông Giođan, Thiên Chúa Cha đã tấn phong Đức Giêsu là Đấng Mêsia, để Đấng Kitô thi hành sứ vụ, và cũng từ đây Ngài đi khắp nơi để ban phát ơn lành (x. Ex 1,1; Kh 19,11; Cv 7,56...)

Thật vậy, Thần khí Đức Giêsu lãnh nhận cũng chính là Thần khí đã ngự xuống trên các ngôn sứ và vua chúa để ban cho họ khả năng thi hành nhiệm vụ; nhưng hơn hẳn các nhân vật quá khứ, Ngài lãnh nhận Thần khí một cách dư đầy (x. Is 11,2).

Cũng chính lúc này, các tầng trời mở ra biểu hiện sự giao hòa. Giao hòa giữa trời và đất, giao hòa giữa Thiên Chúa và con người.

Đây là một biến cố quan trọng, bởi vì Chúa Cha đóng ấn vào công cuộc cứu chuộc của con người qua sự khiêm hạ của Đức Giêsu.

3. Sứ điệp Lời Chúa

Mừng lễ Đức Giêsu chịu phép rửa, mỗi người chúng ta hãy nhớ lại ngày ta được lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Khi đó, ta được trở nên con Thiên Chúa, được Chúa hứa ban gia nghiệp vĩnh cửu. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở những đặc ân nội tại của riêng ta, nhưng qua đó, chúng ta cũng còn lãnh nhận một trách nhiệm khác nữa, đó là phải trở nên ngôn sứ của Đức Giêsu. Nói cách khác, chúng ta phải có trách nhiệm loan truyền Đức Giêsu cho người khác.

Nhưng điều đáng nói ở đây là chúng ta loan báo bằng cách nào?

Hình ảnh của Đức Giêsu khiêm nhường để cúi xuống cho Gioan làm phép rửa nhắc cho chúng ta trước, trong và sau khi loan báo hãy lấy thánh ý Thiên Chúa lên trên và phải khiêm nhường. Nếu không có sự khiêm nhường thẳm sâu thì chúng ta sẽ làm đổ vỡ chương trình của Thiên Chúa và thay vào đó là ý định của ta. Thật vậy, không có Chúa, chúng ta chẳng làm được chuyện gì, bởi vì: "Nếu như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công" (Tv 126,1). Mỗi lúc như thế, chúng ta cũng nhớ lại sự xác tín của thánh Phaolô: “Tôi trồng, anh Apôlô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên” (1 Cor 3:6). Khi xác định như thế, ấy là lúc chúng ta ý thức được vai trò của chúng ta chỉ là đầy tớ cho ông chủ; là thợ trong vườn nho; là dụng cụ trong tay người thợ. Chúa mới là người quyết định thành bại: “Ngoài Ta ra các ngươi không thể làm gì được !” (Ga 15,5c). Thực ra, người ta có gì mà không do lãnh nhận từ Trên ban cho (x Ga 3,27). Chỉ khi nào chúng ta lắng nghe tiếng Chúa để khám phá ra mặt linh hồn của mình quá ô uế, vì Lời Chúa là gương soi mặt linh hồn (x Gc 1,23). Quả thật, “Chỉ ngang qua Lề Luật, ta mới biết mình có tội” (Rm 7,7). Và, khi đã nhận ra con người khốn nạn của mình, vì đã biết ý Chúa mà không làm, thì không còn dám kiêu căng, lên mặt, coi thường Thiên Chúa, khinh dể người anh em, lúc đó, ta làm sao mà dám lên mặt vênh váo với ai? Bởi lẽ: “Không ai công chính, không một ai [… ] hết thảy đều lầm lạc hư đốn cả lũ! [...] và tất cả thế gian phải tự nhận mình mắc án của Thiên Chúa” (x. Rm.3,10-20).

Cũng noi gương Chúa hoàn toàn vâng phục và chết vì yêu. Ngài thiết lập Nước của Ngài không phải súng đạn, binh đao và quyền lực. Nhưng hoàn toàn bằng tinh thần yêu thương, liên đới và tự hủy. Qua hình ảnh và hành động đó của Đức Giêsu, mỗi chúng ta cũng ý thức rằng: mọi sự rồi cũng qua đi, chỉ có Chúa và tình yêu của Ngài mới tồn tại: Vì “Không phải nhờ gươm, nhờ giáo mà Chúa ban chiến thắng, vì chiến đấu là việc của Chúa” (1Sm 14,47a).

Trong mỗi một tập thể hay nơi gia đình, nếu mỗi người đều có tinh thần của của thánh Âutinh: "Cứ yêu đi, rồi làm gì thì làm!” ắt mọi chuyện sẽ được êm đẹp. Cứ xét mình trước rồi hãy xét đoán anh chị em thì sẽ thấy đôi khi tội mình nặng hơn họ. Cứ đặt mình vào cương vị bị người khác hạ nhục, hiểu lầm, bị quát nạt và xấc láo thì mới thấy thương và cảm thông với người khác hơn là trách mắng họ, nhất là đặt mình vào cương vị một người trên mà bị bề dưới sỉ vả hay hỗn xược thì mới thấy được cái cay đắng của những lần mình hỗn láo với những người đáng tuổi ông bà, cha mẹ của mình. Họ cũng đau, họ cũng buốt và nhất là họ thất vọng.

Mong sao trong mọi mối tương quan, ta hãy có tình bác ái và thông cảm cho nhau như Đức Giêsu đã vâng lời và khiêm nhường khi cùng đoàn người đến xin Gioan làm phép rửa thống hối cho mình. Qua đó Ngài muốn liên đới, cảm thông và nâng đỡ những ai đang vất vả, lầm lạc và khổ đau. Và cũng hy vọng hình ảnh một Đức Giêsu hiền hậu, khiêm nhường và hay tha thứ không bị lu mờ đi vì tấm gương quá bẩn, quá xấu của chúng ta.

Hy vọng lời ca ngợi của nhiều anh chị em không đồng đạo với chúng ta vẫn thường nói rằng: đạo Công Giáo là đạo tình yêu; đạo tha thứ; đạo khiêm nhường; đạo của “những người yêu nhau” sẽ không bị phản chứng khi ngay trong chính lối sống và cách hành xử nội bộ nơi con cái Chúa trong Giáo Hội.

Lạy Chúa Kitô, xưa Ngài đã làm đẹp lòng Chúa Cha bằng cách sống hòa đồng, chia sẻ phận người với chúng con. Xin Chúa giúp chúng con trong tình tương thân huynh đệ, cùng giúp nhau sống tốt về mọi mặt, để xây dựng một Giáo Hội hiệp nhất, yêu thương. Amen.

Jos. Vinc. Ngọc Biển
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Năm sự kiện ít ai chú ý trong năm 2013
Vũ Văn An
01:22 06/01/2014
Nhà báo John Allen, Jr. trong một bài đăng trên The National Catholic Reporter ngày 3 tháng Giêng, nhận định rằng với việc truyền thông chú mục toàn diện vào việc Đức Bênêđíctô XVI từ nhiệm và việc Đức Phanxicô lên ngôi giáo hoàng, khó có thể nghĩ rằng Đạo Công Giáo trong năm qua có điều gì đó chưa được tường thuật hay chú ý thỏa đáng.

Tuy nhiên, khía cạnh nghịch thường của “hiệu quả Phanxicô” là khó có thể nói về bất cứ câu truyện Công Giáo nào khác trên các diễn đàn truyền thông nếu nó không phục vụ cơn ghiền giáo hoàng (pope-mania). Ngay các tường thuật về Đức Phanxicô đôi khi vẫn để một số chi tiết quan trọng chìm trong bóng tối, vì chúng thường chú mục vào phong thái và cá tính hơn là bản chất.

Allen nêu ra một số điển hình bị đẩy vào thế “leo lét” (bachburner) như cuộc khủng hỏang lạm dụng tình dục, việc trừng trị một số nữ tu Hoa Kỳ hay vụ tranh cãi tại Hoa Kỳ về chỉ thị ngừa thai của Obama. Các vấn đề này trước đây được tường thuật chi tiết và rộng dài xiết bao!

Nhưng đấy phần lớn là chuyện riêng của Hoa Kỳ. Đối với Allen, 5 câu truyện sau đây của Giáo Hội Công Giáo ít lôi cuốn giới truyền thông trong năm qua, nhất là giới truyền thông Mỹ và các nước nói tiếng Anh.

5. Allam và cơn bệnh ý thức hệ

Thời Đức Bênêđíctô, người trở lại Đạo Công Giáo được chú ý nhất chính là Magdi Cristiano Allam, một chính trị gia và tiểu luận gia gốc Ai Cập, nổi tiếng tại Ý là người phê bình Hồi Giáo quá khích một cách gay gắt. Allam được đích thân Đức Bênêđíctô XVI tiếp nhận vào Giáo Hội trong Thánh Lễ Vọng Phục Sinh năm 2008, nhưng cuối tháng Ba, 2013, đã tuyên bố rằng lòng trung thành của ông đã “hết hiệu lực” vì dưới thời Đức Phanxicô, Giáo Hội đã đi theo một đường hướng “quá mềm” đối với Hồi Giáo.

Sau đó, Allam cho đăng một bài tiểu luận nêu thêm 4 lý do khiến ông đào ngũ: điều ông gọi là “thuyết duy tương đối” vốn gắn liền trong Đạo Công Giáo, khuynh hướng nội tại của Đạo này thiên về “thuyết duy hoàn cầu” (globalism, thay vì phải bảo vệ nền văn hóa và các giá trị của Tây Phương), xu hướng thích “làm điều tốt” (do-gooder), và việc Giáo Hội này áp đặt các giáo huấn không thực tiễn về tình dục và tiền bạc.

Ngoại trừ điểm bốn cần tranh luận thêm, trong căn bản, Allam đúng đối với 3 điểm đầu. Dù có nhiều giáo huấn, Đạo Công Giáo coi mọi sự đều tương đối; Nó ủng hộ một loạt các giải thích và phát biểu khác nhau về các giáo huấn này. Đạo Công Giáo tự thân vốn có tính hoàn cầu, và vào thời điểm tới 2 phần 3 trong số 1.2 tỷ người Công Giáo hoàn cầu sống bên ngoài Tây Phương, nó càng hoàn cầu hơn nữa. Nó cũng có rất nhiều người làm điều tốt. Nhưng điều này có phải là lý do duy nhất thúc đẩy Giáo Hội hay không, lại là chuyện khác.

Tự nó, việc mất Allam không gây ảnh hưởng gì tới những khai triển chính trong sinh hoạt Giáo Hội của năm qua, dù là tại Ý. Nói cho ngay, việc lúc trở lại lúc không gây hại cho tính khả tín của Allam nhiều hơn là vận may truyền giáo của Giáo Hội.

Tuy nhiên, trong câu truyện này, ta cũng thấy có bài học luân lý, nếu xét theo một bình diện lớn hơn. Điều bài học này muốn minh xác là: bất cứ ai bị lôi kéo vào Đạo Công Giáo chỉ vì các xem sét chính trị, bất luận là chính trị hữu khuynh hay chính trị tả khuynh, thì thẩy đều sẽ thất vọng. Vì Đạo Công Giáo đơn thuần không phải là một đảng chính trị, và nó có đủ tính đa nguyên nội tại khiến các nhà ý thức hệ thuộc bất cứ mầu sắc nào phải lộn ruột.

Điều trên muốn khuyên bất cứ ai nếu cảm thấy Đạo Công Giáo quyến rũ vì nhận thấy Đạo này đang quay qua phía tả dưới triều đại Phanxicô, thì nên lấy Allam làm gương vì đức tin của họ chỉ dựa vào những mộng ước chính trị vẩn vơ; đức tin này chỉ sống rất vắn vỏi.

4. Vấn đề Ý đối với Giáo Hội

Hình như ảnh hưởng và tiếng tăm của các giám mục Ý đã xuống tới mức khá thấp vào năm 2013. Một trong các dấu chỉ là cuộc tổng tuyển cử vào hồi tháng Hai vừa qua, khi cả Vatican lẫn Giáo Hội Ý đều nồng nhiệt ủng hộ Thủ Tướng Mario Monti. Khổ một điều Monti chỉ chiếm được 10% tổng số phiếu và về hạng bốn trong bảng xếp hạng cuối cùng. Dù Monti có sở đoản chính trị riêng, nhưng kết quả thảm hại trên cho thấy các giám mục Ý không tạo được bất cứ khác biệt nào đối với các cử tri Ý.

Ngoài ra còn sự kiện này nữa: kết quả cuộc thăm dò toàn quốc mới đây về việc người Ý tin tưởng định chế nào tại Ý cho thấy kể từ ngày Đức Phanxicô lên ngôi, Giáo Hội tại đây chiếm thêm được 10% ủng hộ. Tuy nhiên, sự gia tăng này chỉ đem mức tin tưởng của người Ý dành cho Giáo Hội lên tới 54.2 %, nghĩa là gần một nửa dân Ý tỏ ra nghi ngờ Giáo Hội.

Nói tới “Giáo Hội”, phần đông người Ý nghĩ tới “các giám mục”, thành thử cuộc thăm dò kia thực tế là cuộc thăm dò về hàng giáo phẩm, nhất là các vị Hồng Y.
Thực vậy, cuộc mật nghị bầu giáo hoàng năm 2013 có lẽ là cuộc bầu giáo hoàng có tính phản các nhà cầm quyền nhất trong 100 năm nay, vì các vị giáo phẩm ở ngoài Ý đều mạnh mẽ cho rằng các vị người Ý có chức phận lớn nhất đã làm Tòa Thánh “trật đường rầy” một cách thảm hại. Vụ rò rỉ là chiếc đinh cuối cùng đóng kín cỗ quan tài, nhưng vấn đề chưa chấm dứt ở đây.

Lý do khiến việc trên làm người Công Giáo ở các nơi khác trên thế giới lo âu là: Hàng nhiều thế kỷ qua, hàng giám mục Ý vốn lập thành hệ thần kinh trung ương cho Giáo Hội. Các ngài cung cấp đại đa số đoàn ngũ ngoại giao cho Tòa Thánh và dự phần một cách hết sức đông đảo, đông đảo quá mức là đàng khác, vào đoàn ngũ những người vận động và thúc đẩy khác. Các giáo phẩm tại các giáo phận chính của Ý như Milan, Bologna, Florence, Venice và Genoa là những điểm qui chiếu cho mọi giáo phận trên thế giới và hội đồng giám mục Ý (CEI) là người tạo cung giọng cho các hội đồng giám mục khác.

Việc quốc tế hóa từ từ hàng ngũ lãnh đạo của Giáo Hội khiến việc đóng góp của Ý bớt chủ yếu hơn trước đây, nhưng bao lâu Vatican còn tọa lạc tại Rôma, bao lâu các thế hệ giáo sĩ tương lai vẫn còn học tập ở đấy và hấp thụ nhịp điệu của nền văn hóa Giáo Hội của Ý, và bao lâu tiếng Ý vẫn còn là ngôn ngữ làm việc của Giáo Hội trên thực tế, thì sự lành mạnh nói chung của hàng giám mục Ý vẫn là điều có liên quan tới vận may của Giáo Hội Công Giáo.

Thành thử một trong các thước đo “hiệu quả Phanxicô” là khả năng của ngài trong việc điều hướng cuộc canh tân hàng giáo phẩm ngay tại sân sau của ngài. Về phương diện này, một biện pháp đã được đưa ra vào hôm thứ Hai vừa qua, khi Đức Phanxicô cử Đức Cha Nunzio Galantino làm tân thư ký của Hội Đồng Giám Mục Ý trong khi để ngài tiếp tục ở lại giáo phận của ngài.

Đức Cha Galantino được coi như ấn bản khác của chính Đức Phanxicô vì vẫn sống tại một căn phòng nhỏ ở chủng viện thay vì sống tại tòa giám mục lộng lẫy, vẫn giữ lịch trình làm việc và tự trả lời điện thoại chứ không dùng thư ký riêng, tự lái chiếc xe tầm thường và nằng nặc yêu cầu người ta gọi mình là “Don Nunzio” thay vì “trọng kính Đức Cha”. Khi được bổ nhiệm làm giám mục, ngài yêu cầu người ta đừng tặng quà mình, mà dành tiền đó cho người nghèo.

Một nghĩa cử hết sức đặc trưng là Đức Phanxicô thân hành viết thư cho giáo dân của Đức Cha Galantino để “xin phép mượn” Đức Giám Mục của họ. Ngài viết: “Cha biết anh chị em không muốn ngài bị lấy đi, và cha hiểu điều đó” và ngài xin họ “tha lỗi cho cha”. Nếu không vô tiền khoáng hậu, thì đây cũng hẳn phải là việc họa hiếm khi một giáo hoàng trực tiếp xin lỗi dân vì việc thuyên chuyển nhân viên của mình đã ảnh hưởng đến họ.

3. Một thánh bổn mạng mới cho các tử đạo Kitô Giáo

Việc các vị giáo hoàng thường không chủ tọa các nghi lễ phong á thánh nữa có một tác dụng phụ (side effect) là giáo dân không còn lưu ý chi tới các nghi lễ này. Thành thử lễ phong á thánh vào ngày 25 tháng Năm, 2013 cho cha Giuseppe “Pino” Puglisi đã lặng lẽ qua đi không được ai bình luận: ngài là vị linh mục Sicily cực lực chống Mafia và vì thế bị bắn gục năm 1993.

Allen cho rằng đây là cuộc phong chân phước có ý nghĩa nhất của thế kỷ 21. Vì chân phước Puglisi là thánh bổn mạng lý tưởng cho thế hệ tử đạo mới của Kitô Giáo. Con số Kitô hữu bị giết vì các lý do liên quan tới đức tin được ước lượng khoảng 100,000 mỗi năm, với hàng triệu người khác đang phải đối diện với đủ hình thức bách hại đầy bạo lực. Chân phước Puglisi là một biểu tượng đầy thuyết phục không những vì ngài là một người trong số này, nhưng còn là vì việc phong chân phước cho ngài nói lên một bước đột phá thần học rất chủ yếu đối với cách Đạo Công Giáo hiểu ý niệm tử đạo.

Chân phước Puglisi vốn là mục tử của Giáo Xứ San Gaetano thuộc khu Palermo hết sức lộn xộn của vùng Brancaccio. Ngài trở nên nổi tiếng do chủ trương chống Mafia một cách cực lực, từ chối không nhận tiền xin lễ của chúng và không cho phép các tên đầu xỏ của chúng dẫn đầu các đoàn rước kiệu. Do đó, ngài nhận được rất nhiều đe dọa đối với mạng sống, và theo chứng từ của một trong những người tấn công ngài, thì lời sau cùng của Cha Puglisi là “tôi chờ các anh từ lâu”.

Ý nghĩa bao quát hơn của việc phong thánh này là: Trong lịch sử, Giáo Hội chỉ thừa nhận là tử đạo những ai bị giết in odium fidei, nghĩa là vì lòng thù hận đức tin. Tuy nhiên, Cha Puglisi được nhìn nhận là vị tử đạo in odium virtutis et veritatis, nghĩa là vì lòng thù hận nhân đức và chân lý.

Phạm trù trên vẫn luôn hiện hữu trong nền thần học cổ điển của Kitô Giáo. Trong nhiều thế kỷ, các nhà văn vẫn dựa vào nó để giải thích tại sao Giáo Hội coi Thánh Gioan Tẩy Giả là vị tử đạo dù ngài chết không phải vì tin Chúa Kitô mà là vì đã chỉ trích tác phong vô luân của Hêrốt. Việc phong chân phước cho Cha Puglisi có nghĩa phạm trù này đã được áp dụng cho các án phong thánh và rất có thể sẽ được thích ứng vào nhiều tình thế tương tự.

Xin đưa ra một thí dụ cụ thể: những ngày gần đây, ta nghe được tiếng kêu thống thiết của các nhà tranh đấu Công Giáo Ukraine về những đe dọa ngày một gia tăng mà họ phải đương đầu vì đã dám đứng lên tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ. Họ đang mỗi ngày mỗi bị các lực lượng an ninh sách nhiễu, không phải vì động lực tuyên tín, mà đúng hơn vị bị nhà cầm quyền coi là đe dọa đối với chế độ thân Nga của Tổng Thống Viktor Yanukovych.

Giống những người Ukraine trên đây, nhiều Kitô hữu ngày nay đang bị đe dọa không phải vì đã từ khước dâng lễ vật cho các thần ngoại giáo hay bất đồng với tín ngưỡng của vua chúa, nhưng vì các chọn lựa luân lý và xã hội phát sinh từ đức tin của họ. Sự phân biệt này không làm các đau khổ của họ bớt đáng quan tâm chút nào, và ta sẽ hạ giá sự hy sinh của họ nếu cho rằng nó không phải là sự hy sinh “tôn giáo” chỉ vì các người áp bức họ không bị thúc đẩy bởi các quan tâm minh nhiên có tính tôn giáo.

2. Scalfari và nguy cơ phóng chiếu

Cho đến nay, Đức Phanxicô đã có 4 cuộc gặp gỡ kéo dài với báo chí, và dù bốn cuộc đó đều kéo được nhiều chú ý, không cuộc nào thu hút chú ý bằng bản văn được công bố ngày 1 tháng Mười, 2013 bởi nhà báo kỳ cựu người Ý và là người vô tín ngưỡng Eugenio Scalfari. Việc Đức Phanxicô quyết định ngồi với một trong những nhà trí thức thế tục nổi bật nhất của Ý được xem như một xác quyết nữa cho thấy cam kết sẵn sàng nối vòng tay lớn và đối thoại của ngài.

Các hàng đáng lưu ý trong bản văn của Scalfari bao gồm lời Đức Phanxicô chỉ trích thế giới quan lấy Vatican làm trung tâm, lời ngài quả quyết rằng một số giáo sĩ mắc “chứng phong cùi của triều đình vua chúa” và nhất là câu này “Thiên Chúa không phải là người Công Giáo”. Bản văn cũng mô tả giây phút trước khi chấp nhận ngôi giáo hoàng, lúc ngài nghĩ tới việc từ khước cuộc bầu và ra khỏi Nhà Nguyện Sistine để cầu nguyện trong một căn phòng kế bên bancông nhìn ra Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô.

Đó chính là chỗ cho thấy sự thêu dệt của Scalfari, vì các vị Hồng Y có mặt tại Nhà Nguyện Sistine biết rõ giây phút ấy chưa bao giờ có; vả lại cũng không có căn phòng nhỏ nào bên cạnh ban công nhìn ra Công Trường cả. Khi các nghi vấn về tính đáng tin cậy của bản văn càng ngày càng được đặt ra, Scalfari thừa nhận rằng ông không mang theo máy ghi âm cũng như ghi chép gì trong suốt cuộc phỏng vấn Đức Phanxicô. Như thế bản văn là một cấu trúc ex post facto (sau khi sự kiện đã xẩy ra). Vatican lặng lẽ lấy bản văn khỏi trang mạng của mình, vì cho rằng không thể biết đâu là lời của Đức Phanxicô và đâu là lời thêm bớt của Scalfari.

Tưởng thế là xong. Nhưng ngày 29 tháng Mười Hai vừa qua, Scalfari cho đăng tải một tiểu luận dài trên tờ La Republica cho rằng khi nhấn mạnh tới quyền tự do lương tâm, Đức Phanxicô thực tế “đã bãi bỏ tội lỗi” khỏi giáo huấn Công Giáo.

“Tiết lộ” trên dĩ nhiên bị phát viên ngôn Tòa Thánh là Cha Lombardi bác bỏ. Theo Cha, ý niệm cho rằng một vị giáo hoàng bôi bỏ một tín lý cổ điển của Kitô Giáo như tội lỗi chẳng hạn là một “điều hỗn xược”. Sau đó, cha lịch sự nói thêm: Scalfari “xem ra không luôn thoải mái trong lãnh vực thánh kinh và thần học”.

Scalfari còn lộ cái dốt của ông về sinh hoạt Công Giáo khi viết rằng: “mấy ngày qua” Đức Phanxicô đã phong hiển thánh cho Thánh Inhaxiô thành Loyola, vị sáng lập ra Dòng Tên. Thực ra thánh Inhaxiô đã được phong hiển thánh năm 1622. Có lẽ Scalfari lầm ngài với Thánh Peter Faber, một vị đồng sáng lập ra Dòng Tên, vừa được Đức Phanxicô phong hiển thánh ngày 17 tháng Mười Hai.

Vì triều đại Đức Phanxicô diễn biến rất nhanh, nên các quan sát viên tha hồ đưa ra các giải thích riêng của họ về chiều hướng và ý nghĩa của nó. Tuy nhiên bài học Scalfari là: các phóng chiếu tâm lý học có thể khoác cái áo phân tích, và do đó, luật caveat emptor (người mua nên thận trọng) cần được áp dụng.

1. Đức Bênêđíctô, nhà cách mạng

Theo Allen, bất chấp các hình ảnh phóng túng (maverick) người ta tô vẽ về Đức Phanxicô, cho đến nay, hành vi cách mạng hạng nhất do một vị giáo hoàng đưa ra vào năm 2013 vẫn là của Đức Bênêđíctô XVI dưới hình thức một quyết định gây ngạc nhiên hết sức là tự ý từ nhiệm. Và bất chấp những náo nhiệt quanh Đức Phanxicô, Đức Bênêđíctô vẫn thực sự là người chủ động hàng đầu của vở kịch chính.

Dĩ nhiên, khi đề cập tới chuyện Giao Tiếp Công Cộng (Public Relations), Đức Bênêđíctô không có nhiều may mắn. Ngài nhậm chức giữa nhiều trình thuật tiền chế nào là “Chó dữ của Thiên Chúa” nào là “Chấp pháp nhân Vatican” và chưa bao giờ ngài rũ bỏ được các hỗn danh này. Về phương diện công luận, sự khác nhau giữa Đức Bênêđíctô và Đức Phanxicô có lẽ tốt nhất nên nói như thế này: dưới thời Đức Bênêđíctô, người ta cho rằng tất cả những điều họ không ưa đối với Giáo Hội thẩy đều là vì Đức Giáo Hoàng cả; bây giờ, họ có xu hướng nghĩ rằng điều đó bất chấp Đức Giáo Hoàng.

Thành thử, xu thế của họ là muốn đóng khung Đức Bênêđíctô và Đức Phanxicô gần như là vấn đề và phản vấn đề, truyền thống và canh tân, giáo điều và cảm thông v.v… Dù gì gì chăng nữa, điều rõ ràng bị người ta quên khuấy là Đức Phanxicô đã không xuất hiện nếu Đức Bênêđíctô XVI không quyết định tự ý đứng qua một bên.

Điều cũng đáng lưu ý là cung cách ngài xử lý việc ra đi. Trong bài diễn văn cuối cùng với các vị Hồng Y vào ngày 28 tháng Hai, Đức Bênêđíctô tuyên hứa “tôn kính và vâng lời vô điều kiện” vị kế nhiệm mình, và ngài đã giữ trọn lời thề hứa này. Ngoài lá thư riêng gửi cho một người vô thần Ý và bị người này cho công bố ra, Đức Bênêđíctô chỉ được nhìn và nghe thấy nơi công cộng khi Đức Phanxicô mời tới dự một biến cố nào đó.

Bất chấp các tiên đoán ra sao về đường hướng tương lai của Đức Phanxicô, Đức Bênêđictô vẫn không làm bất cứ điều gì để khuyến khích một thứ chống đối hay hợp pháp hóa sự bất đồng đối với triều đại mới.

Thực thế, Đức Bênêđíctô đã từ vô ngộ bước qua gần như vô hình, hoàn toàn do quyết định tự ý của ngài. Nếu đó không phải là “phép lạ khiêm nhường giữa thời huênh hoang” như lời ca tụng Đức Phanxicô hồi tháng Sáu của Elton John trong Vanity Fair, thì khó mà biết đó là điều gì.

Trên bình diện thực chất, một số cải cách mà người ta gán công cho Đức Phanxicô, trong đó có việc làm sạch nền tài chánh của Vatican và cam kết “không khoan thứ” đối với việc lạm dụng tình dục, thực ra chỉ là tiếp diễn các chính sách đã bắt đầu có từ thời Đức Bênêđíctô.

Cho dù không đúng như thế đi nữa, thì trọng điểm vẫn là “hiệu quả Phanxicô” sẽ mất hút trong lịch sử nếu Đức Bênêđíctô không bước cái bước mà không vị giáo hoàng nào trong suốt 600 năm qua đã dám bước, và bước dứt khoát đến như thế.

Dĩ nhiên không ai chối cãi Đức Phanxicô đang lay chuyển Giáo Hội Công Giáo và đem lại cho nó một sinh lực mới. Nhưng ngài không phải là vị giáo hoàng phóng túng và cách mạng duy nhất của năm 2013.
 
Đức Thánh Cha kêu gọi noi gương Ba Đạo Sĩ Phương Đông
LM. Trần Đức Anh OP
13:32 06/01/2014
VATICAN. ĐTC mời gọi các tín hữu hãy noi gương các Đạo Sĩ, hướng thượng, đừng hài lòng với cuộc sống tầm thường.

Ngài đưa ra lời mời gọi trên đây trong bài giảng lễ Chúa Hiển Linh sáng 6-1-2014, tại Đền thờ Thánh Phêrô. Đây cũng là ngày lễ nghỉ tại Italia.

Đồng tế với ĐTC có khoảng 24 Hồng Y và hơn 20 GM thuộc các cơ quan trung ương Tòa Thánh, và hàng chục linh mục, trước sự tham dự của 8 ngàn tín hữu. Phần giúp lễ do các chủng sinh thuộc trường Truyền giáo đảm trách, đặc biệt một trong hai thầy Phó Tế giúp ĐTC là Thầy Giuse Trần Văn Đồng, thuộc giáo phận Vinh.

Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC đã quảng diễn về thái độ của các Đạo sĩ Phương Đông ”trung thành theo ánh sáng tràn ngập nội tâm các ngài và đã gặp Chúa. Hành trình này của các Đạo sĩ Phương Đông tượng trưng vận mệnh của mỗi người: đời sống chúng ta là một hành trình, được soi sáng nhờ ánh sáng soi đường, để tìm được chân lý và tình yêu sung mãn, mà các Kitô hữu chúng ta nhận ra nơi Chúa Giêsu, là Ánh sáng thế gian. Và mỗi người, như các Đạo Sĩ, có 2 ”cuốn sách” lớn từ đó họ rút ra những dấu hiệu để hướng dẫn mình trong cuộc lữ hành: cuốn sách thiên nhiên do Thiên Chúa sáng tạo và cuốn Kinh Thánh. Điều quan trọn glà chú ý, tỉnh thức, lắng nghe Chúa nói với chúng ta. Như Thánh Vịnh, khi nói về Luật Chúa, đã khẳng định: ”Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 9,05). Đặc biệt lắng nghe Tin Mừng, đọc, suy gẫm và biến Tin Mừng thành lương thực thiêng liêng giúp chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu hằng sống, cảm nghiệm chính Ngài và tình thương của Ngài”.
ĐTC cũng ca ngợi các Đạo Sĩ đã tinh khôn, vượt thắng lúc nguy hiểm tối tăm nơi dinh vua Hêrôđê, đã biết tránh thoát được sự lê liệt của đêm tối trần gian, và tìm lại được con đường dẫn đến Bethlehem.

Ngài mời gọi các tín hữu hãy noi gương các Đạo Sĩ hướng mắt nhìn ngôi sao và bước theo những ước muốn cao thượng trong tâm hồn. ĐTC nói: ”các Đạo Sĩ dạy chúng ta đừng hài lòng với một cuộc sống tầm thường, ”những chắp vá nhỏ bé”, nhưng luôn để cho mình được chân, thiện, mỹ, thu hút, để Thiên Chúa lôi kéo, Ngài là Đấng tuyệt đối cao cả trong tất cả những điều ấy! Các Đạo Sĩ dạy chúng ta đừng để mình bị những vẻ bề ngoài lừa đảo, những gì là cao cả, khôn ngoan, và hùng mạnh đối với thế gian. Chúng ta đừng hài lòng với cái vẻ bề ngoài, cần đi xa hơn nữa, tiến về Bethlehem, nơi mà trong căn nhà đơn sơ ở ngoại ô, giữa một người mẹ và người cha đầy tin yêu, chiếu tỏa rạng người Mặt Trời xuất hiện từ trên cao, là Vua Vũ Trụ. Noi gương các Đạo Sĩ, với những ánh sáng bé nhỏ của chúng ta, chúng ta tìm kiếm Đấng là Ánh Sáng”.

Kinh Truyền Tin

Thánh lễ kết thúc lúc quá 11 giờ rưỡi. Sau đó, lúc 12 giờ, ĐTC đã xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của ngài để chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin với 60 ngàn tín hữu tụ tập tại Quảng trường thánh Phêrô, dưới bầu trời nắng đẹp.
Trong bài huấn dụ ngắn, ĐTC nhấn mạnh rằng lễ Hiển Linh làm nổi bật sự cởi mở đại đồng của ơn cứu độ do Chúa Giêsu mang lại. Phụng vụ ngày lễ hôm nay tung hô: ”Lạy Chúa, mọi dân tộc trên trái đất sẽ tôn thờ Chúa”.. Chúa Giêsu là epifania, là sự biểu hiện tình thương của Thiên Chúa. Giáo Hội ở trong sự chuyển động của Thiên Chúa tiến về thế giới: niềm vui của Giáo Hội là Tin Mừng, là phản ảnh ánh sáng của Chúa Kitô. Giáo Hội là dân tộc gồm những người đã cảm thấy sự thu hút của Chúa và mang trong mình sự thu hút ấy, trong con tim và trong cuộc sống. ”Tôi muốn nói với những người cảm thấy xa lìa Thiên Chúa và Giáo Hội, những người sợ hãi và dửng dưng rằng: Chúa cũng kêu gọi bạn hãy trở nên thành phần của dân ngài và Ngài làm điều ấy trong niềm tôn trọng và yêu thương!”

Sau cùng, ĐTC mời gọi các tín hữu hãy cầu xin Chúa ban cho toàn thể Giáo Hội niềm vui loan báo Tin Mừng, vì ”Giáo Hội được Chúa Kitô sai đi để bày tỏ và thông truyền tình thương của Thiên Chúa cho mọi dân tộc”.
Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, ĐTC đã ngỏ lời chúc mừng các Giáo Hội Đông Phương mừng lễ Giáng sinh vào ngày 7-1-2014. Ngài nói: ”Ước gì an bình mà Thiên Chúa ban cho nhân loại qua sự giáng sinh của Chúa Giêsu, Ngôi Lời nhập thể, củng cố tất cả mọi người trong đức tin, cậy, mến, và mang an ủi cho các cộng đoàn Kitô đang chịu thử thách”. (SD 6-1-2014)
 
Cha Lombardi: ý kiến của Đức Giáo Hoàng về giáo dục đã bị ''uốn cong'' và ''thao túng''
Đặng Tự Do
15:18 06/01/2014
Hôm thứ Hai 6 tháng Giêng, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, là cha Federico Lombardi đã đưa ra một văn bản giải thích liên quan đến cuộc tranh luận rộng rãi trên các phương tiện truyền thông Ý. Cuộc tranh luận đã xảy ra sau khi tạp chí Dòng Tên Civiltà Cattolica “Văn Minh Công Giáo” công bố nội dung cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng Phanxicô và 120 Bề trên Tổng quyền các dòng nam ngày 29 tháng 11 năm 2013.

Theo cha Lombardi, trong cuộc gặp gỡ này, Đức Thánh Cha nhận xét rằng hoàn cảnh trong đó những người trẻ và trẻ em ngày nay được giáo dục có những điểm rất khác với quá khứ bởi vì họ sống trong nhiều hoàn cảnh gia đình khó khăn: cha mẹ ly thân, những kết hiệp "bất thường" mới, và đôi khi "cả những kết hiệp đồng tính và tương tự".

Cha Lombardi nhấn mạnh: "Giáo dục và việc công bố đức tin, tất nhiên không thể bỏ qua thực tế này và phải chú ý tới thiện ích của các thế hệ tương lai, cảm thông đồng hành với họ trong bối cảnh hiện tại của họ", để họ không phản ứng tiêu cực với đức tin.

Một số phương tiện truyền thông Ý đã tường thuật về "cuộc trò chuyện rất khái quát về vai trò giáo dục của Giáo Hội ngày 29 tháng 11” này, nhưng chỉ "trong một vài ngày gần đây" trong bối cảnh đang xảy cuộc tranh luận của các chính trị gia Ý liên quan đến việc công nhận các kết hợp dân sự đồng tính.

Cha Lombardi nhận xét rằng: “Chủ đề này rõ ràng là đã bị ‘uốn cong’ và trong một số trường hợp có thể xem là một sự thao túng. Nói rằng những nhận xét của Đức Giáo Hoàng là ‘một sự cởi mở đối với các cặp đồng tính’ là nghịch lý bởi vì phát biểu của Đức Giáo Hoàng về bản chất chỉ là một nhận xét tổng quát và ngay cả những ví dụ cụ thể nhỏ do Đức Giáo Hoàng đưa ra như một trẻ em buồn vì bạn gái của mẹ em ấy không yêu thương em cũng chỉ muốn đề cập đến sự đau khổ của trẻ em”.

Nhận xét của Đức Giáo Hoàng nêu trong buổi gặp gỡ hôm 29 tháng 11, “hoàn toàn không liên quan” gì đến cuộc tranh luận được khởi sự ở Ý một tháng sau đó và “người ta cần nhớ lại quan điểm của ngài đã được bày tỏ trước đó ở Á Căn Đình trong những cuộc tranh luận tương tự là hoàn toàn khác với những gì một số người đang cố gắng lén lút gán cho ngài”.
 
Đức Thánh Cha giúp trả nợ cho Ban Tổ Chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
Đặng Tự Do
19:25 06/01/2014
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đóng góp 5 triệu Mỹ Kim để trả nợ cho việc cử hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Brazil hồi tháng Bẩy năm ngoái.

Tổng Giáo Phận Rio de Janeiro, nơi tổ chức sự kiện quốc tế này, công bố hôm 6 tháng Giêng rằng Đức Giáo Hoàng sẽ "góp phần hỗ trợ tài chính để trả một phần chi phí". Ban Tổ chức Ngày Giới trẻ Thế giới đã thiếu nợ gần 20 triệu Mỹ Kim.

Các khoản nợ của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Rio De Janeiro đã phát sinh một phần vì không có kinh phí do chính phủ tài trợ.

Trong thời gian này chính phủ Brazil đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng ngân sách nghiêm trọng, và các cuộc biểu tình liên tục của dân chúng chống lại các chi phí cho giải vô địch túc cầu thế giới vào năm 2014 và Thế vận hội mùa hè năm 2016. Vì thế, các nhà lãnh đạo chính trị đã từ chối cung cấp bất kỳ hỗ trợ nào cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới mặc dù theo Bộ Du Lịch nước này các tham dự viên đến từ các quốc gia đã mang lại nguồn lợi kinh tế lên đến 1.8 tỷ Reais (756 triệu Mỹ Kim).
 
Đức Thánh Cha danh dự Bênêđíctô thứ 16 thăm bào huynh đang nằm nhà thương
Đặng Tự Do
16:39 06/01/2014
Trong một diễn biến hiếm hoi, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã thực hiện một chuyến đi bên ngoài các bức tường của Vatican để đến thăm bào huynh là Đức Ông. Georg Ratzinger, đang nằm trong một bệnh viện tại Rôma cuối tuần qua.

Đức Ông Ratzinger đã phải điều trị tại bệnh viện Gemelli sau khi đến Rôma từ nhà của ngài ở thành phố Regensburg bên Đức để mừng Giáng Sinh chung với Đức Bênêđíctô thứ 16. Không có báo cáo chi tiết nào về tình trạng sức khoẻ của Đức Ông.

Đức Ông Ratzinger sẽ mừng sinh nhật thứ 90 vào ngày 15 tháng Giêng tới đây.

Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã tránh sự chú ý của công chúng kể từ khi ngài tuyên bố thoái vị hồi tháng Hai năm ngoái. Vì thế, ngài đã di chuyển trên một chiếc xe đơn giản có gắn kính màu. Sau khi vào bệnh viện, ngài đi thẳng về tu viện Mater Ecclesiae.
 
ĐGH Phanxicô ngỏ lời với ngưòi Công Giáo '' thờ ơ nguội lạnh''
Nguyễn Long Thao
17:49 06/01/2014
VATICAN CITY (AP) — Trong những tháng gần đây, nhất là từ sau ngày ĐGH Phanxicô được tuần báo Time chọn là nhân vật của năm 2013, không ngày nào các hãng thông tấn quốc tế, báo chí trên thế giới mà không có bản tin về ĐGH Phanxicô. Ngài đã trở thành điều mà báo chí gọi là “hiện tượng Phanxicô” hay "hiệu ứng Phanxicô".

Hôm nay thứ Hai, 06/01/2014, thông tấn xã quốc tế AP đăng bản tin “Pope reaches out to 'indifferent' Catholics” mà chúng tôi tạm dịch là ĐTC Phanxicô chià tay ra với những người Công Giáo “thờ ơ”

Bản tin AP viết: ĐGH Phanxicô tỏ thêm cử chỉ đối với những người Công Giáo đã xa lánh Giáo Hội. Ngài nói “Tôi tôn trọng họ nhưng Chúa đang đợi chờ họ”.

Trong bài giảng mừng lễ Chúa Hiển Linh tại Vatican, ĐGH nói:

“Cha muốn nói với tất cả mọi người đang cảm thấy mình xa Chúa và Giáo Hội – và cha nói điều này là cha tôn trọng những người khiếp sợ hay thờ ơ với Chúa và Giáo Hội: Chúa đang mời gọi quý vị và muốn qúy vị là thành phần của dân Ngài. Chúa mời gọi qúy vị với tất cả sự kính trọng và yêu thương”

ĐTC cũng nói thêm: Thiên Chúa không khuyến dụ cho quý vị theo đạo mà Ngài ban tặng lòng yêu thương và lòng yêu thương này đón chờ quý vị là những người không tin hay đã xa rời Chúa và Giáo Hội. Đây là lòng yêu thương của Chúa

ĐTC Phanxicô luôn luôn đặt ưu tiên là đến với những người vô thần hay những người Công Giáo sống bên lề Giáo Hội. Ngài luôn căn dặn các Linh Mục, Giám Mục, Hồng Y rằng hãy đến với nhưng người đang bên lề Giáo Hội, đừng đợi chờ họ quay về với Giáo Hội
 
Đức Thánh Cha : Chỉ có Chúa mới ban được sự sống !
Pt Huỳnh Mai Trác
18:31 06/01/2014

Khi giảng về phụng vụ trong ngày, Đức Thánh Cha nhắc nhở về “sự sống, khả năng ban bố sự sống và ơn cứu độ thì chỉ có Chúa mới ban bố được mà thôi, con người vì thiếu lòng khiêm nhường để nhận biết điều đó và cầu xin Chúa giúp đỡ .”

“Đã nhiều lần trong Kinh Thánh, vấn đề người đàn bà son sẻ, hiếm mọn, thiếu khả năng sinh sản và không thể sinh con được .” Nhưng qua nhiều lần với sự ban bố của Thiên Chúa, những người phụ nữ này đã sinh con .”

Trong những lời nói của các tiên tri, có những hình ảnh của những sa mạc : đất đai khô cằn, cây cối không thể mọc lên được, không có cây trái và cũng thể trồng trỉa một cây gì được ?. Tuy vậy mà sa mạc cũng có thể biến thành một rừng cây . Các tiên tri đã nói : cây sẽ lớn lên và sẽ sinh hoa kết quả! “ Và như thế “ sa mạc đã sinh hoa kết quả!”.

Và “người phụ nữ hiếm muộn cũng sinh con được chỉ vì được lời hứa của Thiên Chúa : Chúa nói, Ta có thể làm được, từ sự hiếm mọn của ngươi, sự sống sẽ nảy nở, và sẻ có sự cứu độ ! Ta có thể ban cho từ sự khô cằn, cây cối sẽ mọc lên và sinh hoa kết quả !”

“Sự cứu độ là ân huệ của Thiên Chúa làm cho chúng ta trở nên phong phú, ban cho chúng ta khả năng sinh sản, giúp chúng ta tiến bước trên con đường thánh thiện“ .

Bây giờ là câu hỏi của Đức Thánh Cha : “ Nhưng từ phía chúng ta, chúng ta phải làm gì ? Trước tiên, Đức Thánh Cha trả lời là ;”phải nhận biết sự cằn cổi của chúng ta, khả năng hèn kém để làm nên sự sống “ Tiếp đến là cầu xin” . Và sự cầu xin trở nên một lời cầu nguyện . “Lạy Chúa, con muốn cầu xin sự sống, con muốn đời con mang lại sự sống, đời con được phong phú và phát triển và con có thể chia sẻ với những người khác . Lạy Chúa con là kẻ hiếm mọn, con không thể làm gì được, chỉ có Chúa mới làm được mà thôi . Con là một sa mạc khô cằn, con không thể sinh hoa kết quả, nhưng Chúa thì Chúa làm được “ .

Điều này làm cho chúng ta suy nghĩ, “những kẻ kiêu căng, những kẻ tự cho mình là có thể làm được mọi sự, sẽ thất vọng” . . . Với một phụ nữ không son sẻ hiếm mọn, nhưng kiêu căng, không hề biết ngợi khen Chúa như Micol, con gái của Saul. Bà ấy đã bị án phạt trở thành khô cằn hiếm mọn “ .

“Lòng khiêm nhường là đức tính cần thiết để được phong phú . “Có bao người cũng công chính như bà ấy nhưng cuối cùng đã khốn khổ thất vọng “.

Thật vậy, để kết luận, Đức Thánh Cha nói: “ với lòng khiêm nhường, sự khiêm nhường của sa mạc, sự khiêm nhường của tâm hồn người phụ nữ hiếm mọn và như vậy chúng ta sẽ được tràn đầy ân huệ : ân huệ trổ hoa, sinh trái và đem lại sự sống “ . (Nguồn Tin : News.va)
 
Hội nghị hòa bình cho Syria tại Vatican
Vũ Văn An
23:08 06/01/2014
Cuộc xung đột tại Syria đã kéo dài ba năm. Cuộc xung đột này diễn ra cùng một thời điểm với hai cuộc xung đột tại Ai Cập và Tunisia, tức tháng Giêng năm 2011. Hai cuộc xung đột sau tạm đưa đến ngã ngũ cách nay đã lâu, chỉ còn lại cuộc xung đột Syria. Mấy tháng gần đây đã có những “cố gắng” của cả hai phe nhằm “kết thúc” cuộc tranh chấp. Phe chống đối đang tấn công rốt ráo hòng chiếm thế thượng phong, trong khi vừa đánh trả, chính phủ của Tổng Thống Assad vừa tìm hậu thuẫn cho một giải pháp hòa bình. Một phái đoàn cao cấp của chính phủ này vừa được gửi qua Vatican vì mục đích này.

Theo dự trù, tháng Giêng năm nay, hội nghị Genève II về Syria sẽ được khai mạc. Bản tin của Tân Hoa Xã hôm nay 7 tháng 1, 2014 cho hay Tổng Thư Ký LHQ Ban Ki-moon, vào Thứ Hai hôm qua, khi gửi giấy mời tham dự hội nghị này, đã gọi nó là “cơ hội duy nhất để chấm dứt bạo lực” tại Syria.

Phát ngôn viên của ông Ban Ki-moon cho hay mục tiêu của hội nghị này là đem hai phái đoàn “đại diện rộng rãi và khả tín” của chính phủ Syria và phe đối lập tới bàn thương nghị để chấm dứt cuộc tranh chấp và phát động một diễn trình chuyển tiếp chính trị qua việc thi hành trọn vẹn Thông Cáo Chung Genève ngày 30 tháng Sáu, 2012. Danh sách những người được mời đã được xác định vào ngày 20 tháng Mười Hai tại phiên họp ba phía gồm Liên Bang Nga, Hiệp Chúng Quốc và Liên Hiệp Quốc.

Cuộc Hội Nghị này được đặt dưới sự chủ tọa của Tổng Thư Ký LHQ, thoạt đầu dưới khuôn khổ quốc tế cấp cao tại Montreux, Thụy Sĩ, vào ngày 22 tháng Giêng, 2014. Các cuộc thương nghị giữa hai phía Syria, do Đại Biểu Hỗn Hợp Đặc Biệt Brahimi điều hợp, sẽ khởi diễn tại Lâu Đài Các Quốc Gia ở Genève vào ngày 24 tháng Giêng, 2014. Cốt lõi của cố gắng này là thành lập một cơ cấu cai trị chuyển tiếp dựa trên thỏa thuận chung.

Ngày 13 tháng này, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ John Kerry và Bộ Trưởng Ngoại Giao Nga Sergei Lavrov sẽ gặp nhau và quyết định việc mời Iran tham dự hội nghị. Sự tham dự này được LHQ coi là chủ yếu. Trong khi đó, phe đối lập Syria chưa chính thức đề cử thành viên phái đoàn của mình. LHQ đang thúc giục họ đề cử một phái đoàn rộng rãi càng sớm càng tốt để “kịp giờ chuẩn bị”.

Cũng trong tinh thần chuẩn bị ấy, Hàn Lâm Viện Khoa Học của Tòa Thánh sẽ tổ chức, vào ngày 13 tháng Giêng, một hội nghị chuyên viên với chủ đề “Syria: với con số tử vong 126,000 người và 300,000 trẻ mồ côi trong 36 tháng chiến tranh, liệu ta có thể tiếp tục dửng dưng được không?”

Tòa Thánh sẽ tìm cách đề nghị: thứ nhất “một cuộc ngưng bắn để việc trợ giúp nhân đạo có thể thực hiện được” tại Syria. Thứ hai, chấm dứt “các cuộc bách hại các Kitô hữu để khích lệ cuộc đối thoại liên tôn”. Thứ ba: “một thẩm quyền chuyển tiếp để tổ chức các cuộc tuyển cử và một chính phủ quốc gia thống nhất có trách nhiệm cả về quân đội lẫn an ninh”. Thứ bốn, chấm dứt nạn buôn người và đĩ điếm tại quốc gia tan nát vì chiến tranh này.

Hội nghị này được sự tham dự của nhiều chuyên gia thượng thặng. Hai chuyên gia người Mỹ là Giáo Sư kinh tế gia Jeffrey Sachs, người rất tích cực trong cuộc chiến đấu chống nghèo đói trên thế giới, và ông Thomas Walsh, chủ tịch quốc tế của Liên Minh Hòa Bình Hoàn Vũ và là chuyên viên về liên tôn xây dựng hòa bình và an ninh. Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, người Pháp, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn sẽ đọc diễn văn khai mạc hội nghị.

Các chuyên gia và nhà lãnh đạo khác được mời tham dự hội nghị là Tony Blair, sáng lập viên Qũy Đức Tin Tony Blair và Đại Biểu chính thức của Nhóm Bốn Tổ Chức Về Trung Đông, tức LHQ, Liên Hiệp Âu Châu, Nga và Hiệp Chúng Quốc; Mohamed ElBaradei, cựu Phó Tổng Thống Ai Cập, cựu tổng giám đốc Cơ Quan Nguyên Tử Lực Quốc Tế, khôi nguyên Giải Hòa Bình Nobel 2005, và là nhân vật chính trong cuộc cách mạng chống hai tổng thống Hosni Mubarak và Mohammed Morsi; Pyotr Stegny, Đại Sứ Đặc Nhiệm và Toàn Quyền của Liên Bang Nga và là chuyên viên về chính sách ngoại giao thuộc Hội Đồng Quốc Tế Sự Vụ Nga; Joseph Maila, một chuyên viên người Libăng về Trung Đông, Hồi Giáo và chính trị; Miguel Angel Moratinos, nhà ngoại giao Tây Ban Nha và thành viên quốc hội phục vụ 7 năm trong tư cách đại diện đặc biệt của Liên Hiệp Âu Châu trong diễn trình hòa bình cho Trung Đông; Thierry de Montbrial, kinh tế gia người Pháp và là chuyên viên về liên hệ quốc tế.

Chương trình 8 trang của Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Khoa Học có phần lược khảo về bối cảnh cuộc tranh chấp tại Syria. Theo đó, cuộc tranh chấp này có hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất từ khoảng tháng Giêng, 2011 tới tháng Ba, 2012, phần lớn là việc nội bộ. Khi Mùa Xuân Ả Rập bùng nổ tại Tunisia và Ai Cập vào tháng Giêng, 2011, các cuộc biểu tình cũng nổ ra tại Syria. Song song với những ta thán thông thường chống lại một chế độ bạo tàn, người dân Syria phải quay cuồng với nạn hạn hán và giá thực phẩm tăng vọt. Các cuộc biểu tình này trở thành cuộc nổi loạn quân sự khi một phần quân đội Syria ly khai để thiết lập ra Quân Đội Tự Do Syria. Nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ có lẽ là nước đầu tiên ủng hộ phe nổi loại, bằng cách cung cấp sào huyệt cho họ dọc theo biên giới hai nước. Dù bạo lực leo thang lúc ấy, nhưng con số tử vong vẫn chỉ ở hàng nghìn chứ chưa tới hàng chục nghìn.

Giai đoạn thứ hai bắt đầu khi Hoa Kỳ vận động một số quốc gia hỗ trợ cho phe nổi loạn. Trong một cuộc họp của các ngoại trưởng tại Istanbul ngày 1 tháng Tư, 2012, Hoa Kỳ và các nước này cam kết yểm trợ Quân Đội Tự Do Syria về tài chánh và hậu cần. Điều quan trọng nhất, ngoại trưởng Hoa Kỳ lúc ấy là Hillary Clinton tuyên bố rằng: “Chúng tôi nghĩ Assad phải ra đi”. Điều này đặt Hoa Kỳ vào thế đối nghịch với sáng kiến hoà bình của LHQ lúc ấy đang dưới quyền của Tổng Thư Ký Kofi Annan. Phương thức của ông này là kêu gọi một cuộc ngưng bắn, tiếp theo là một cuộc chuyển tiếp chính trị qua thương nghị. Ngoài việc tìm cách bảo vệ quyền lợi riêng của họ ở trong vùng, Nga và Trung Quốc dĩ nhiên bác bỏ ý niệm thay đổi chế độ tại Syria do Hoa Kỳ đưa ra. Nga cho rằng việc Hoa Kỳ nằng nặc đòi Assad phải ra đi tức khắc chỉ làm cản trở hòa bình. Về điều này, Nga rất có thể đúng. Vì một đàng, Nga tìm một phương thức thực tiễn nhằm bảo vệ quyền lợi thương mại của họ tại Syria và căn cứ hải quân của họ tại Tartus, đồng thời đem lại việc kết thúc cuộc đổ máu và công khai ủng hộ sáng kiến hòa bình của ông Annan. Đàng khác, với việc Hoa Kỳ và các quốc gia đang tài trợ cho phe nổi loạn, Nga (và Iran) đã cung cấp nhiều vũ khí tối tân hơn cho chế độ Assad.

Song song với việc can thiệp của các thế lực quốc tế, cuộc tranh chấp đã trở nên một cuộc nội chiến giữa các cộng đồng sắc tộc và có thể tạo nên không những một cuộc chiến tranh vùng mà theo nhiều nhà phân tích, còn có thể là bước đầu dẫn tới Thế Chiến III. Iran, Nga và Hezbollah ở Libăng ủng hộ Bashar Hafiz al-Assad. Iran theo Shiai sợ chủ nghĩa Wahhabism của Sunni (một hình thức quá khích của Hồi Giáo) lan ra khắp vùng. Nga muốn duy trì sự hiện diện của họ tại Tartus. Hoa Kỳ, một số nước Âu Châu, Saudi Arabia, Qatar và các nước Vùng Vịnh ủng hộ phe đối lập, có lẽ bị lôi cuốn bởi ý tưởng muốn hỗ trợ quyền lợi của Israel và các đồng minh của nó, vì Israel không an tâm về nền an ninh riêng của mình và sự chống đối của các nước theo Hồi Giáo Sunni chống lại Iran theo Shiai. Hơn nữa, Saudi Arabia và các nước Vùng Vịnh rất sợ việc lập ra “lưỡi liềm Shiai” tức Syria, Iran, Hezbollah nên đã tài trợ chủ nghĩa Thánh Chiến (al-Quaeda).

Rồi, với việc sử dụng vũ khí hóa học, có lẽ do chính phủ Syria (và có thể do cả hai phía), Hoa Kỳ lại một lần nữa thích làm to chuyện. Qua mặt LHQ một lần nữa, Hoa Kỳ tự tuyên bố có ý định trực tiếp can thiệp bằng việc oanh kích Syria, nói là để ngăn ngừa việc sử dụng vũ khí hóa học trong tương lai.

Đó là lý do khiến Đức Phanxicô, trong tháng Chín, phải vận dụng mọi ngả có thể để giữ cho chiến tranh khỏi leo thang. Trong lá thư gửi cho Vladimir Putin, lúc ấy là chủ tịch luân phiên của nhóm G20, ngài viết: “Điều đáng tiếc là ngay từ lúc mới bắt đầu cuộc tranh chấp tại Syria, các quyền lợi đơn phương đã thắng thế và thực tế đã cản trở việc tìm một giải pháp đáng lẽ đã tránh được cuộc tàn sát vô nghĩa hiện đang diễn ra”.

Ngài thúc giục: “Các nhà lãnh đạo G20 không thể tiếp tục dửng dưng đối với tình thế bi thảm của nhân dân Syria thân yêu, một tình thế đã kéo dài quá lâu rồi, thậm chí có nguy cơ đem lại đau khổ lớn lao hơn cho một vùng vốn chịu thử thách đắng cay vì tranh chấp và đang rất cần hòa bình. Với các nhà lãnh đạo đang có mặt, với mỗi vị và mọi vị, tôi hết lòng kêu gọi các vị giúp tìm ra phương cách để thắng vượt các chủ trương chống chọi nhau và đặt sang một bên cuộc tìm kiếm vô ích một giải pháp quân sự” vì “mọi chính phủ có nghĩa vụ luân lý phải làm mọi việc có thể làm được để bảo đảm việc trợ giúp nhân đạo cho những người đang đau khổ vì cuộc tranh chấp này, cả bên trong lẫn bên ngoài biên giới của xứ sở”.

Trong khi ấy, Đức Phanxicô cũng loan báo và thực thi một ngày ăn chay quan trọng (một thực hành của chung ba tôn giáo độc thần), một việc cũng là dấu chỉ gián tiếp nhằm vào mọi người tôn giáo của Iran và Syria đang can dự vào cuộc tranh chấp, mời gọi họ tập chú vào cầu nguyện và hòa bình (hậu quả chân thực của cầu nguyện) và gợi ý với họ rằng mọi người, kể cả các chính phủ, phải suy niệm về ý nghĩa sâu xa của hòa bình. Đức Phanxicô muốn giúp làm chúng ta ý thức được rằng nếu các tôn giáo khác nhau không sống hòa bình với nhau, thì sẽ không có hòa bình tại Trung Đông. Đồng thời, Đức Phanxicô cũng đã động viên các sứ thần trên khắp thế giới của ngài trong khi “ngoại trưởng” của ngài là Đức TGM Mamberti triệu tập các đại sứ bên cạnh Tòa Thánh không những để khuyến khích một giải pháp ngoại giao mà còn để nghiêm khắc lên án vũ khí hóa học và tra vấn bất cứ bên nào có trách nhiệm sử dụng chúng. Putin cố gắng thuyết phục Obama đừng tiến hành việc oanh kích. Có lẽ sự hiện hữu đông đảo những người duy thánh chiến trong phe đối lập đã góp phần thuyết phục được Hoa Kỳ từ bỏ kế hoạch tấn công của họ. Quyết định từ bỏ mọi vũ khí hóa học đã được đưa ra và một hội nghị quốc tế có tên là Genève II đã được hoạch định. Hành động này được đặc biệt đánh giá tại Vương Quốc Thống Nhất (UK), nơi Nghị Viện quay lưng lại chính phủ, bác bỏ việc Anh tham gia cuộc tấn công quân sự. Phát ngôn viên của Tổng Thư Ký LHQ Ban Ki-moon, tuyên bố: “Chúng ta sẽ tới Genève với một phái bộ hy vọng”.

Sự hiện diện của Nga và Hoa Kỳ, hai nước chủ chốt trong cuộc thương nghị đã được xác nhận. Các đại diện của chế độ và của phe đối lập có tới ngày 20 tháng Mười Hai để quyết định ai đại diện cho họ tại Genève II. Vì hoàn cảnh này, lần đầu tiên LHQ lên tiếng kết án ông Assad: “Ông ta đã cho phép các tội ác chiến tranh chống lại nhân loại”. Tuy nhiên, những người duy thánh chiến từng bắt giữ các nữ tu của một tu viện tại làng Maalula cũng nên bị kết án như thế.

Tại Genève, chế độ Assad và phe nổi loạn đối lập sẽ thương thảo việc thành lập một chính phủ chuyển tiếp có trách nhiệm cả về quân sự và an ninh. Khả thể tổ chức các cuộc bầu cử và soạn thảo một tân hiến pháp cũng sẽ được thảo luận. Việc tái tục diễn trình hòa bình của LHQ này, nay được Hoa Kỳ và Nga cùng đứng về một phía để ngăn ngừa bạo lực, rất có cơ thành công trong việc kiềm tỏa được al-Quaeda (quyền lợi chung) và tìm được giải pháp thực tiễn lâu dài cho sự chia rẽ nội bộ hết sức phức tạp của Syria.
 
Top Stories
Vietnam: L’évêque de Vinh est venu accueillir deux catholiques de la paroisse de My Yên libérés après six mois de détention \
Eglises d'Asie
10:58 06/01/2014
L’arrestation, le 27 juin 2013, des deux catholiques Ngô Van Khoi et Nguyên Van Hai, deux catholiques de la paroisse de My Yên, dans le diocèse de Vinh, avait déclenché ce que l’on a appelé au Vietnam « l’affaire de My Yên ». Ils ont été libérés, le 22 décembre 2013, après six mois de détention. Ils avaient été condamnés, le 23 octobre dernier, à l’issue d’un procès éclair, l’un à six mois de prison, l’autre à sept mois.

Le jour même de leur libération, leurs voisins et de très nombreux amis venus de partout leur ont exprimé leur sympathie et leur joie. Pour leur part, les deux anciens prisonniers ont dit leur reconnaissance pour la lutte menée et les sacrifices consentis en leur faveur par la paroisse tout entière, par leur diocèse et, tout particulièrement, par leur évêque.

« Nous ne saurions dire l’émotion que nous avons éprouvée en apprenant le soutien apporté à notre cause par notre évêque, nos prêtres et aussi par nos compatriotes vietnamiens, à l’intérieur comme à l’extérieur du pays… », ont-ils déclaré une fois libérés.

Le 24 décembre, l’évêque de Vinh, Mgr Paul Nguyên Thai Hop, qui s’était beaucoup impliqué dans la campagne menée pour leur libération, est venu présider une messe d’action de grâces dans l’église paroissiale. Plus de 5 000 personnes y participaient. Les deux prisonniers nouvellement libérés se sont exprimés au cours de l’eucharistie pour renouveler l’expression de leur reconnaissance, particulièrement à l’égard de l’évêque, qui, en raison de son engagement, avait dû subir les calomnies publiées dans la presse officielle et diffusées à la radio et à la télévision.

Les premiers événements à l’origine de l’affaire de My Yên s’étaient produits le 22 mai 2013. Un certain nombre de paroissiens de My Yên se rendant en voiture au sanctuaire Saint-Antoine, non loin de la paroisse, furent arrêtés sur la route par des inconnus exigeant de contrôler leurs papiers et de fouiller leur voiture. Une querelle s’ensuivit et les deux parties en étaient venues aux mains. Les paroissiens découvrirent alors que les inconnus n’étaient autres que des policiers en civil. Il fallut une intervention de l’évêque pour que les esprits se calment.

Les deux catholiques récemment libérés, soupçonnés d’avoir été mêlés à cette altercation, avaient été secrètement appréhendés par la police le 27 juin dernier, le premier alors qu’il se rendait au mariage de l’un de ses proches, le second tandis qu’il amenait son enfant consulter le médecin. Pendant une semaine, les familles s’inquiétèrent de leur disparition sans que les autorités ne leur communiquent d’information. La Sécurité les avait finalement avertis qu’une instruction judiciaire était ouverte contre eux pour « troubles à l’ordre public ».

Selon les témoignages de la communauté catholique locale, les deux hommes appréhendés en juin dernier n’étaient que peu impliqués dans les événements du mois de mai. Leur arrestation avait beaucoup choqué la population catholique. Celle-ci multiplia les demandes de libération et les interventions collectives auprès des différents échelons du pouvoir local.

Dans l’après-midi du 3 septembre 2013, le président du Comité populaire communal s’était engagé à libérer les deux paroissiens le lendemain. Mais, le 4 septembre, les catholiques venus récupérer les deux prisonniers se trouvèrent face à une troupe de policiers, de militaires et d’hommes de main. L’ensemble de ces forces ainsi rassemblées se jeta sur le groupe des paroissiens, les matraquant et laissant trente d’entre eux à terre, grièvement blessés.

Dans les jours qui suivirent, le chancelier de l’évêché puis l’évêque publièrent des communiqués vigoureux, dénonçant le piège tendu par les autorités contre des catholiques venus protester pacifiquement et la force brutale déployée contre eux. (eda/jm)

(Source: Eglises d'Asie, le 6 janvier 2014)
 
Pope Epiphany Mass: Follow the light that leads to Christ
Vatican Radio
13:16 06/01/2014
2014-01-06 Vatican - Against the majestic surroundings of St Peter’s Basilica, Pope Francis celebrated Mass on the feast of the Epiphany. On this the day when the Church remembers the revelation of Jesus to humanity in the face of a child, the Pope began the celebration by kissing a statue of the Baby Jesus which was put pride of place in front of the alter.

At the heart of the Holy Father’s Homily, was the message that we must never be blinded by the forces of darkness but instead be transformed by the light of Christ.The Pope was referring to the journey the Magi made, whose path was illuminated by a star which brings them in search of the great light of the Lord Jesus.

These three wise men, continued Pope Francis were able to overcome the darkness of King Herod, and his fear of a fragile child’s birth because they believed in the scriptures.The Holy Father also noted that we as Christians need to be spiritually astute just like the Magi were. They, he said were able to use a light of awareness to avoid the danger of Herod’s dark palace on their way back from visiting the Christ child.

The Pope then went on to underline the importance of what we can learn from these three Kings saying, “ they teach us how to defend ourselves against the darkness that seeks to envelope our lives”, they also teach us not to settle for “a mediocre life”, but aim for a life that is fascinated by good, truth, and beauty. Concluding his Homily, Pope Francis urged Christians to follow the example of the Magi and search for the great light of Christ with our little lights.

Below is the English language translation of the Pope's Homily during Mass on the Feast of the Epiphany.

“Lumen requirunt lumine”. These evocative words from a liturgical hymn for the Epiphany speak of the experience of the Magi: following a light, they were searching for the Light. The star appearing in the sky kindled in their minds and in their hearts a light that moved them to seek the great Light of Christ. The Magi followed faithfully that light which filled their hearts, and they encountered the Lord.

The destiny of every person is symbolized in this journey of the Magi of the East: our life is a journey, illuminated by the lights which brighten our way, to find the fullness of truth and love which we Christians recognize in Jesus, the Light of the World. Like the Magi, every person has two great “books” which provide the signs to guide this pilgrimage: the book of creation and the book of sacred Scripture. What is important is that we be attentive, alert, and listen to God who speaks to us,who always speaks to us. As the Psalm says in referring to the Law of the Lord: “Your word is a lamp to my feet and a light to my path” (Ps 119:105). Listening to the Gospel, reading it, meditating on it and making it our spiritual nourishment especially allows us to encounter the living Jesus, to experience him and his love.

The first reading echoes, in the words of the prophet Isaiah, the call of God to Jerusalem: “Arise, shine!” (Is 60:1). Jerusalem is called to be the city of light which reflects God’s light to the world and helps humanity to walk in his ways. This is the vocation and the mission of the People of God in the world. But Jerusalem can fail to respond to this call of the Lord. The Gospel tells us that the Magi, when they arrived in Jerusalem, lost sight of the star for a time. They no longer saw it. Its light was particularly absent from the palace of King Herod: his dwelling was gloomy, filled with darkness, suspicion, fear, envy. Herod, in fact, proved himself distrustful and preoccupied with the birth of a frail Child whom he thought of as a rival. In realty Jesus came not to overthrow him, a wretched puppet, but to overthrow the Prince of this world! Nonetheless, the king and his counsellors sensed that the foundations of their power were crumbling. They feared that the rules of the game were being turned upside down, that appearances were being unmasked. A whole world built on power, on success, possessions and corruption was being thrown into crisis by a child! Herod went so far as to kill the children. As Saint Quodvultdeus writes, “You destroy those who are tiny in body because fear is destroying your heart” (Sermo 2 de Symbolo: PL 40, 655). This was in fact the case: Herod was fearful and on account of this fear, he became insane.

The Magi were able to overcome that dangerous moment of darkness before Herod, because they believed the Scriptures, the words of the prophets which indicated that the Messiah would be born in Bethlehem. And so they fled the darkness and dreariness of the night of the world. They resumed their journey towards Bethlehem and there they once more saw the star, and the gospel tells us that they experienced “a great joy” (Mt 2:10). The very star which could not be seen in that dark, worldly palace.

One aspect of the light which guides us on the journey of faith is holy “cunning”. This holy “cunning” is also a virtue. It consists of a spiritual shrewdness which enables us to recognize danger and avoid it. The Magi used this light of “cunning” when, on the way back, they decided not to pass by the gloomy palace of Herod, but to take another route. These wise men from the East teach us how not to fall into the snares of darkness and how to defend ourselves from the shadows which seek to envelop our life. By this holy “cunning”, the Magi guarded the faith. We too need to guard the faith, guard it from darkness. Many times, however, it is a darkness under the guise of light. This is because the devil, as saint Paul, says, disguises himself at times as an angel of light. And this is where a holy “cunning” is necessary in order to protect the faith, guarding it from those alarmist voices that exclaim: “Listen, today we must do this, or that...”. Faith though, is a grace, it is a gift. We are entrusted with the task of guarding it, by means of this holy “cunning” and by prayer, love, charity. We need to welcome the light of God into our hearts and, at the same time, to cultivate that spiritual cunning which is able to combine simplicity with astuteness, as Jesus told his disciples: “Be wise as serpents and innocent as doves” (Mt 10:16).

On the feast of the Epiphany, as we recall Jesus’ manifestation to humanity in the face of a Child, may we sense the Magi at our side, as wise companions on the way. Their example helps us to lift our gaze towards the star and to follow the great desires of our heart. They teach us not to be content with a life of mediocrity, of “playing it safe”, but to let ourselves be attracted always by what is good, true and beautiful… by God, who is all of this, and so much more! And they teach us not to be deceived by appearances, by what the world considers great, wise and powerful. We must not stop at that. It is necessary to guard the faith. Today this is of vital importance: to keep the faith. We must press on further, beyond the darkness, beyond the voices that raise alarm, beyond worldliness, beyond so many forms of modernity that exist today. We must press on towards Bethlehem, where, in the simplicity of a dwelling on the outskirts, beside a mother and father full of love and of faith, there shines forth the Sun from on high, the King of the universe. By the example of the Magi, with our little lights, may we seek the Light and keep the faith. May it be so.
 
Fr. Lombardi: current debate over Papal comments on education “forced” and “manipulated”
VIS
13:18 06/01/2014
2014-01-06 Vatican - The Director of the Holy See’s Press Office, Fr. Federico Lombardi has issued an explanatory note following extensive debate in the Italian media after the publication by the Jesuit journal Civiltà Cattolica of a conversation between Pope Francis and religious superiors on November 29th. Many comments focused on gay unions.

In his note, Fr. Lombardi says in his conversation with the religious superiors, the Pope took up the consideration that the situation in which young people and children today are educated is very different from the past because they live in many difficult family situations: with separated parents, new “anomalous” unions, and "sometimes even homosexual unions and so on."

“Education and the proclamation of faith,” notes Lombardi, “of course cannot ignore this reality and must be attentive to the welfare of future generations, affectionately accompanying them in their current context,” so that they will not react negatively to the faith.

Several Italian media reported on this very “general conversation on the educational role of the Church November 29th,” comments Lombardi, who notes that only “in recent days” has the question has been raised in the debate regarding the recognition of civil unions of same-sex couples .

The topic was quite obviously “forced” Fr. Lombardi observes, “so as to appear in some cases as a manipulation.” Speaking of an "openness to gay couples " is paradoxical, Fr. Lombardi states, “because the Pope's speech is overall general (in nature) and because even the small concrete example made by the Pope about (a girl who is sad because her mother’s girlfriend does not love her ) alludes to the suffering of children ...”

The Pope had “absolutely not expressed” his opinions on a debate that was ignited in Italy one month later, Fr. Lombardi says, and “those who remember the positions he expressed earlier in Argentina during similar debates know that they were completely different from what some people are now trying surreptitiously to attribute to him.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
''Ba đạo sĩ lạ'' đến thăm giáo xứ Bảo Nham dịp lễ Ba Vua
Kiến Xanh
10:46 06/01/2014
Đối với giáo dân giáo xứ Bảo Nham thì có thể nói hôm nay: Ngày lễ Hiển Linh cũng là một ngày vui. Vui vì được cùng nhau tiến về thánh đường để hiệp dâng thánh lễ; vui vì được chia sẻ niềm vui tuyệt vời của các nhà đạo sĩ; vui vì được gặp gỡ và thờ lạy Chúa Giê-su trong Bí Tích Thánh Thể…

Bên cạnh đó, cả giáo xứ đều vui và không khỏi ngạc nhiên vì có một sự trùng hợp lạ lùng diễn ra trên giáo xứ. Sự trùng hợp đó là: hôm nay, trong khi giáo xứ cùng với Giáo Hội hoàn vũ long trọng mừng lễ Ba Vua đến viếng thăm và thờ lạy Chúa Giê-su Thánh Thể thì cũng có “ba nhà đạo sĩ lạ” đến hành hương lèn thánh Đức Mẹ Bảo Nham. Họ cũng giống như Ba Vua vậy: cũng là những người thông thái, cũng mỗi người mang một màu da khác nhau, cũng các thứ tiếng khác nhau.

Họ là…các Linh mục của Chúa. Một vị có nước da màu vàng, thuộc Dòng Xi-tô Mỹ Ca, đến từ Nha Trang Việt Nam; một vị có nước da ngâm đen, đến từ đất nước Pê-ru, là bề trên Tổng Quyền của Dòng Thừa Sai Các Thánh Tông Đồ; một vị nữa có nước da màu trắng, đến từ đất nước Mỹ, là thư ký Dòng Thừa Sai Các Thánh Tông Đồ.

Chuyến viếng thăm của các ngài về với lèn thánh Đức Mẹ Bảo Nham, bề ngoài xem có vẻ bất ngờ, nhưng đây quả thực là do ý định của Thiên Chúa, do sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần. Họ đến lèn thánh với một lòng sùng kính Đức Mẹ, với một niềm tín thác và niềm hi vọng khát khao. Điều này được thể hiện rõ nơi các cử chỉ của các ngài nơi lèn thánh: Không quản đường sá xa xôi để về với Đức Mẹ; thái độ trang nghiêm sốt sắng khi thinh lặng đứng dưới chân Đức Mẹ mà thì thầm cầu nguyện; lòng ngưỡng mộ và không ngớt lời ca ngợi Đức Mẹ đã chuyển cầu cùng Chúa ban cho giáo xứ Bảo Nham một ngôi lèn đá tự nhiên tuyệt đẹp và ngôi thánh đường sừng sững được xây nên bằng những khối đá lớn rất tuyệt vời. Bên cạnh đó, khi từ trên đỉnh lèn phóng tầm mắt nhìn bao quát toàn giáo xứ các ngài cũng có lời khen ngợi vì sự tài giỏi và chịu khó làm ăn kinh tế của người dân giáo xứ Bảo Nham; khi tiếp xúc và chuyện trò với thiếu nhi và mỗi người dân giáo xứ các ngài cũng cảm thấy vui mừng vì sự thân thiện, mến khách của người dân nơi đây.

Được đến với Mẹ, có được những phút giây thinh lặng tuyệt vời nơi hang lèn thánh của Mẹ, được cảm nếm sự thân thiện và mến khách của đoàn con cái Mẹ, các ngài đã cảm thấy rất vui sướng. Nhìn nét mặt tươi vui rạng rỡ nơi các ngài mà tôi như cảm nhận được có một luồng khí mới chạy vào trong tâm hồn của các ngài, và tôi tin chắc luồng khí đó sẽ phần nào biến đổi các ngài nên thánh thiện hơn và đường hướng mục vụ của các ngài trong tương lai sẽ đem lại nhiều hiệu quả hơn.

Đối với giáo dân giáo xứ Bảo Nham, được tiếp đón các ngài, được các ngài mến thăm thì đó là một niềm vui và là niềm vinh hạnh lớn. Các ngài đến viếng thăm không cho giáo xứ của cải vật chất, nhưng cho niềm vui, cho lời cầu nguyện, cho sự động viên khích lệ…và đặc biệt là cho mẫu gương về lòng sùng kính mến yêu Đức Mẹ. Từ rất xa xôi, vì yêu mến mà các ngài đã về thăm viếng Đức Mẹ. Ước gì mỗi người dân giáo xứ Bảo Nham cũng biết noi gương “ba nhà đạo sĩ lạ” này mà thường xuyên đến với Đức Mẹ với một lòng tin, yêu và hi vọng để nhờ đó mà được Đức Mẹ luôn đồng hành, chở che và giúp đỡ.

Kiến Xanh
 
Ngày họp mặt tân tòng giáo phận Xuân Lộc
Giuse Khổng Hữu Nguồn
17:55 06/01/2014
HỐ NAI - Sáng Chúa Nhật 05.01.2014, Lễ Chúa Hiển Linh tại giáo xứ Hà Nội, hạt Hố Nai, giáo phận Xuân Lộc, theo chu kỳ hai năm một lần, Hai Đức Cha Giáo Phận chủ trì họp mặt các Tân Tòng trong Giáo Phận.

Hình ảnh

Trong những ngày đầu năm mới Dương lịch 2014, không khí rộn ràng vui tươi, phấn khởi chuẩn bị đón tết cổ truyền Giáp Ngọ sắp đến, từ sáng sớm, bằng các phương tiện, xe của giáo xứ, của cá nhân, hơn 2000 anh chị em tân tòng trong những năm qua đã quy tụ về nhà thờ giáo xứ Hà Nội tham dự buối Họp Mặt Tân Tòng do Giáo phận tổ chức.

Năm nay, thay mặt Đức Cha Đaminh Giáo phận, Đức Cha Phụ tá Giuse Đinh Đức Đạo gặp gỡ riêng với các tân tòng và hướng dẫn giúp củng cố đức tin, hâm nóng tình yêu trong Chúa cho các tân tòng và khích lệ tinh thần Truyền Giáo đặc biệt trong năm Loan Báo Tin Mừng này. Nhờ đó những Tân Tòng sẽ cảm nhận được sự đồng hành của Hội Thánh thông qua các giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ cùng đông đảo giáo dân trong Giáo Phận.

Chương trình buổi họp mặt được bắt đầu bằng nhịp điệu múa tại chỗ vui tươi thoải mái kế đến là chương trình văn nghệ chào mừng và diễn nguyện với chủ đề Thắp Sáng Đức Tin do quý Soeur Dòng Đaminh Rosa, Miền Mân côi, Thái Bình. Dòng Đaminh Tam Hiệp. Dòng Nữ Tỳ Thánh Thể phụ trách, cùng với sự góp mặt của các Ca sĩ Công Giáo.

Trong phần chia sẻ với anh chị em tân tòng, Đức Cha Giuse nói về đề tài: “Tân Tòng Loan Báo Tin Mừng”. Ngài lưu ý đến đời sống đức tin trong gia đình, nơi đó mỗi người cảm nghiệm được con đường của mình đến với Chúa như thế nảo? Có tình yêu nâng đỡ của chồng vợ, con cái trong gia đình chưa?...

Tiếp theo phần trình bày của Đức Cha là một số anh chị em tân tòng cũng lên lễ đài chia sẻ đời sống đức tin của mình, những thao thức, những cảm nhận từ khi lãnh nhận đức tin Công Giáo…

Cùng dâng lễ với Đức Ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú, có Cha Đaminh Trần Xuân Thảo, Trưởng ban Loan Báo Tin Mừng Giáo phận, Cha Đaminh Bùi Văn Án, Quản hạt Hố Nai, Quý Cha trong giáo phận.

Đến dự lễ có đông đảo quý Tu sĩ nam nữ, anh chị em Tác Viên Tin Mừng, quý chức Ban hành giáo, các Đoàn hội các Giới và cộng đoàn phụng vụ.

Trước khi kết lễ, Cha Đaminh Trần Xuân Thảo, Trưởng ban Loan Báo Tin Mừng Giáo phận, dâng lời cảm ơn Quý Đức Cha, Đức Ông, Quý Cha, Quý Tu Sĩ, Quý Ban hành giáo, anh chị em Tác Viên Tin Mừng, quý ân nhân, quý ban âm thanh ánh sáng, quý ca đoàn, và tất cả mọi người đã cộng tác góp phần tổ chức buổi họp mặt tân tòng được mọi sự tốt đẹp.

Trong dịp này ngài ân cần chia sẻ với anh chị em tân tòng: “Hôm nay chúng ta tham dự lễ Hiển Linh Chúa tỏ mình ra, Thiên Chúa là đấng vô hình, Ngài đã sinh ra nơi trần gian này để tỏ cho mọi người thấy được rằng, Ngài đã là con người đang ở giữa chúng ta, Chúa yêu thương chúng ta qua ngôi lời người giảng dậy, Ngài giới thiệu về Thiên Chúa Cha, Ngài chỉ cho ta con đường về với Thiên Chúa và Ngài dậy chúng ta phải yêu thương nhau để tất cả là con của Thiên Chúa. Chúng ta hãy cùng nhau loan báo Tin Mừng, đặc biệt đối với những người sống chung quanh chúng ta, những người thân thuộc, là cha mẹ, bà con xóm làng, chúng ta hãy giới thiệu Chúa Giesu cho họ để họ cũng có được các ơn quý trọng là được làm con Thiên Chúa… Và nhân dịp sắp đến ngày tết, thay mặt cho hai Đức Cha, Đức Ông, Quý Cha và tất cả mọi người, xin chúc mừng năm mới anh chị em, xin Chúa ban cho anh chị em được đầy ân sủng, bình an sức khỏe, và qua anh chị em xin gởi đến những người thân thuộc của anh chị em và xin chúc tất cả mọi người ân sủng bình an và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống”.

Kết thúc thánh lễ, mọi người cùng với ca đoàn cất cao bài ca Tạ ơn Chúa và Hăng Say Ra Đi Loan Báo Tin Mừng.
 
Khai mạc Tuần Lễ Di Dân tổng giáo phận Saigòn
Sr. Maria Nguyễn Thị Minh Du
12:36 06/01/2014
SAIGÒN - Chiều ngày 05 tháng 1, cộng thể Don Bosco Bến Cát- Gò Vấp- Saigon như vỡ òa trong tiếng vui cười, tiếng ca hát, múa nhảy của anh chị em di dân tổng giáo phận Saigon. Cha giám đốc và cộng thể đã nồng nhiệt mở rộng vòng tay đón chào anh chị em cho ngày khai mạc tuần lễ Di Dân của tổng giáo phận. Được biết cộng thể chuẩn bị từ trước cho khán đài sân khấu, đặc biệt hoàn thành sớm một sân bóng nhân tạo để dành làm chỗ ngồi thoải mái, sạch sẽ trong thánh lễ.

Hình ảnh

Từ 2g30 chiều các phái đoàn dần dần đã tới, các tấm bảng tên phái đoàn được các tình nguyện viên Don Bosco dẫn đầu sắp xếp chỗ ngồi, đây là anh chị em di dân của Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ, Giáo xứ Phaolo, Xuân Hiệp, Khiết Tâm, kia là Tam Hải, Bình Thuận rồi sinh viên của Don Bosco, Đức Bà, Thái Bình, Gia Lai, đâu đó còn có sự tham dự của các tu sinh dòng Đaminh Rosa Lima, Scalabrini... xa nhất là phải kể đến anh chị em di dân ở Mỹ Hội thuộc giáo phận Xuân Lộc.

Sau một màn chào đón nhau nồng nhiệt và những bài múa cộng đồng làm xua tan cái mệt nhoài đường xa, lửa gần gũi thêm nồng, tay bắt tay, hình như đã dần hết đi sự ngượng ngùng ban đầu, những trò phá băng của những người lần đầu gặp gỡ nhau thật giản đơn, chỉ cần cười nói, huơ chân huơ tay và múa và... hát... thế là đủ quen !

Với chủ đề Di Dân Thắp Sáng Tin Mừng, anh chị em di dân được mời gọi trở nên một ngọn đèn, một ánh sao để Lời Chúa, Tin Mừng sáng cho mình và sáng cho người.

Đến tham dự trong ngày khai mạc tuần lễ Di Dân có sự tham dự của cha Trưởng ban Mục Vụ Di Dân của Tổng Gp. Saigon, cha Phaolo Phạm Trung Dong, cha phó ban Giuse Phan Văn Trợ, cha thư ký F.X Nguyễn Minh Thiệu, cha Giuse Đỗ Đình Ánh tổng thư ký UBMVDD trực thuộc HĐGMVN, cha đặc trách di dân Gp. Đà Nẵng, quý cha phó gió xứ Tân Phú, Xuân Hiệp, Bình Thuận... đặc biệt là dự hiện diện của quý cha, quý thầy Dòng Don Bosco chủ nhà. Cha Giuse Trần Văn Hiển, giám đốc cộng đoàn đã chào mừng Quý cha, quý tu sĩ và đặc biệt anh chị em di dân đến cộng đoàn với những lời chân tình và ấm áp của một “đội” chủ nhà hiếu khách.

Ngày khai mạc như được vỡ òa sau lời tuyên bố khai mạc của cha trưởng ban Di Dân. Sân khấu như bừng sáng và ai ai mặt cũng rạng rỡ đón chào một buổi chiều đẹp trong sự đùm bọc, sẻ chia, nâng đỡ của Giáo Hội, qua Đức Hồng Y, quý cha trong ban mục vụ di dân.

Chị Lan chia sẻ với tôi: em ở quê vô Saigon làm việc, trước đây chẳng quen ai, nhưng rồi đi nhà thờ, được mấy anh chị vào trước giúp đỡ, bây giờ em cũng bớt nhớ nhà, có nơi trọ ổn định và nhất là được đi lễ, cầu nguyện cùng với anh chị em cùng cảnh ngộ.

Cả dòng người cũng lặng đi trước những lời chia sẻ của Quyết Thắng, một thanh niên do tai nạn điện giật cướp đi đôi tay, tưởng chừng anh gục ngã trước số phận nhiều lần, nhưng anh gượng đứng dậy bằng một nghị lực phi thường. Anh đánh đàn organ và hát những bài thánh ca để ngợi ca Thiên Chúa đã vực anh dậy. Đâu đó tôi nhìn thấy những giọt nước mắt không cầm được của những bạn trẻ. Và tôi cũng chắc chắn rằng khi nghe những chia sẻ của Thắng ai ai cũng sẽ đưa ra cho mình một quyết tâm để làm được một điều gì hữu ích hoặc chí ít cũng tự hỏi sao Thắng không có tay còn làm được, tại sao mình không làm được. Thắng đã hát hai bài và anh tự đệm đàn organ cho mình hát. Xin cảm ơn Ban tổ chức đã tìm được những chứng nhân vượt khó, chiến thắng ngoại cảnh và bản thân đặc biệt hơn là có một tâm hồn hướng thiện, luôn biết tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh; các chứng nhân Tin Mừng này thúc đẩy tâm hồn anh chị một ý chí mãnh liệt hơn trong cuộc sống và có được những bài học riêng cho mỗi cá nhân.

Sau đó là phần thi đố vui Sứ điệp Di dân của Đức Giáo Hoàng Phanxico, cuộc thi náo nhiệt và nóng lên bởi: sứ điệp thì dài mà thời giờ của công nhân đi làm còn chưa đủ cho những ngày cao điểm cuối năm, lấy giờ đâu mà đọc, mà học... thế là những tờ sứ điệp được các bạn lôi ra đọc và dò câu trả lời... ôi chao là thi đua và vui là chính...

Và trong niềm vui ngập tràn, tất cả hai ngàn người cùng thổi bong bóng và cùng đón chào đức Tổng giám mục phó Phaolo Bùi Văn Đọc đến chia sẻ và dâng thánh lễ với anh chị em di dân. Tiếng chào mừng xen tiếng kèn tây hân hoan rộn rã chào đón vị cha chung.

Bằng chất giọng “ gặc” Nam bộ, cách nói dứt khoát và mạnh mẽ với một lối kết thúc bất ngờ, Đức tổng làm cho các bạn thích thú và cảm thấy gần gũi khi chia sẻ và trả lời các câu hỏi mà các bạn nêu lên.

Tuy nhiên, điều mà Ngài tâm đắc nhất là thấy quý cha trong ban Mục vụ di dân của Tổng giáo phận gồm các cha triều và các cha Dòng và làm việc với nhau rất ăn ý, phối hợp nhịp nhàng và vui vẻ. Điều thứ hai ngài cũng nói lên rằng điều ngài ước mong có sự cộng tác của anh chị em giáo dân. Hai điều này tất yếu phải song hành với nhau.

Và thánh lễ diễn ra thật trang trọng trong khuôn viên màu xanh biếc của sân cỏ mới toanh, lần đầu tiên đưa vào sử dụng. Ánh sáng và âm thanh chan hòa. Ai ai tham dự cũng cảm thấy một niềm sốt mến dâng cao. Vì trong tâm tình cảm ơn, cha trưởng ban Di Dân đã chia sẻ rằng: anh chị em xa quê đừng quá lo lắng, Giáo Hội luôn chăm sóc anh chị em và như trong sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxico Ngài nói: Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta.

Sau đó là bữa tiệc văn nghệ với đầy đủ các tiết mục từ chèo Thái Bình cho đến đơn ca, múa, kịch, ảo thuật... mỗi tiết mục mang một dấu ấn đạm nét riêng. Có nhiều anh chị em công nhân ở xa, dẫu đi làm ca ba, vẫn diễn cho xong vở kịch rồi lên xe về thẳng chỗ làm, những cánh tay múa chưa nhịp nhàng, những đôi chân chưa quen nhịp, vẫn lên sân khấu trình làng trong tình bằng hữu giao lưu, và tiết mục ấn tượng của các Đệ tử dòng Đaminh Rosa Lima như vỡ òa khán giả, tiết điệu vui tươi của âm nhạc mùa xuân, những động tác nhảy hiện đại, nhanh đã làm cho các bạn trẻ huýt sáo vỗ tay. .. đến như sau tiết mục này, cha FX Nguyễn Minh Thiệu hỏi ai muốn đi tu, các cánh tay nam- nữ đều đưa lên. Cha nói tiếp: nhà Dòng nào mà chứa đủ !... lại vỡ òa tiếng cười...

Tạ ơn Chúa đã cho ngày khai mạc tuần lễ Di Dân diễn ra tốt đẹp, ai nấy ra về hoan hỉ dẫu rằng ngày mai vẫn đi làm bình thường, nhưng í ới dặn nhau: Chúa Nhật tuần sau nhớ đi tổng kết tuần lễ di dân ở nhà thờ Phaolo nhé.

Vâng xin hẹn gặp lại tuần sau và xin Chúa chúc lành cho các anh chị em xa quê, chúc lành cho tất cả chúng ta, những người di dân đang đi về nhà Cha.
 
Sinh hoạt giáo xứ Mẹ Thiên Chúa
Ignatiô Phan Đình Long
11:57 06/01/2014
Giáo xứ Mẹ Thiên Chúa đón nhận một chuổi những sự kiện đặc biệt trong mùa Giáng Sinh nầy: Thăm viếng và ban các bí tích cho những người già cả bệnh tật - Phát quà giáng sinh – Mừng đại lễ giáng sinh - Mừng lễ Thánh Gia Thất - Chầu lượt và Mừng lễ bổn mạng giáo xứ.

Hình ảnh

Sáng ngày 21/12/2013, Cha quản xứ Giuse Nguyễn Công Hoàng đã đến từng gia đình ban các Bí tích Giải tội, Xức dầu Bệnh Nhân và trao Mình Thánh Chúa cho những người già cả trong giáo xứ vào buổi sáng. Đến trưa thì có ông Phêrô Hoàng Trọng Sơn được Chúa gọi về. Đây là một ơn đặc biệt mà Chúa đã ban cho ông Phêrô qua Cha quản xứ Mẹ Thiên Chúa.

Sáng ngày 24-12-2013: Hội Cariatas trong giáo xứ, dưới sự hướng dẫn của Cha quản xứ đã tổ chức phát quà giáng sinh cho 80 gia đình nghèo khó trong giáo xứ không phân biệt lương giáo, đây là việc làm thường xuyên mà cha quản xứ thực hiện trong mỗi dịp Giáng Sinh về, Tết đến, cũng như vào dịp Mùa Chay hằng năm. Mọi người hân hoan đón nhận những phần quà Giáng Sinh trong niềm vui sướng mừng Chúa Giáng sinh.

Cùng với toàn thể Giáo Hội toàn cầu, giáo xứ Mẹ Thiên Chúa đã hân hoan Mừng Đại Lễ Giáng Sinh. Chương trình Lễ được khai mạc với giờ canh thức vào lúc 20h00 đêm 24-12-2013. Giờ canh thức do Huynh trưởng và các em TNTT trong giáo xứ thực hiện. Hoạt cảnh diễn lại quá trình sáng tạo vũ trụ và loài người của Thiên Chúa. Rồi con người bất phục tùng, đi đến sa ngã. Anh giết hại em, loài người ngụp lặn trong tội lỗi. Và mỗi người chờ đợi ơn cứu độ. Sau đó Sứ thần truyền tin cho Đức Maria, Con Thiên Chúa nhập thể, và đã được sinh ra tại Be-lem…

Song song với hoạt cảnh là những bài Thánh ca, qua sự diễn đạt của các em Thiếu nhi. Đặc biệt là bài “Tiếng hát Thiên Thần” của các em Ấu nhi biểu diễn, tạo nên bầu không khí vui tươi, mọi người tham dự cảm nhận được một khung cảnh thanh bình, thánh thiện. Trong giờ canh thức, ngoài giáo dân trong giáo xứ, còn có sự tham dự của Chính quyền địa phương hai xã Tân Đức, Tân Phúc và Thị Trấn Tân Minh, cùng với rất đông anh chị em lương dân, Phật Giáo, và Tin lành trong địa bàn từ giáp căn cứ 4 đến căn cứ 8, khoảng hơn 3000 người.

Sau phần kiệu Chúa Hài Đồng là Thánh lễ vọng Giáng Sinh được cử hành ngay tại lễ đài trước hang đá Bêlem, nhắc nhở mọi người chiêm ngắm Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại: Ngôi Lời đã nhập thể khó nghèo nới hang đá Belem và khiêm nhường nằm trong máng cỏ. Ước gì mọi người sống tâm tình như Chúa Giê-su Hài Đồng khiêm nhường và nghèo khó để loan truyền ơn cứu độ đến với muôn dân.

Chúa Nhật, ngày 29/12/2013. Cùng với Giáo Hội, giáo xứ Mẹ Thiên Chúa long trọng mừng lễ Thánh Gia Thất và thay mặt Giáo Phận giáo xứ Mẹ Thiên Chúa Chầu Lượt. Phần chia sẻ Lời Chúa, Cha Giuse, chính xứ Mẹ Thiên Chúa ân cần nhắc nhở cộng đoàn, nhất là những bậc vợ chồng sống theo 10 diều tâm niệm của hôn nhân để bảo vệ được hạnh phúc gia đình.

Đúng 7 giờ, Cha Giuse đặt Mình Thánh Chúa và cộng đoàn bước vào ngày Chầu Lượt. Các giáo họ thay phiên nhau chầu Chúa. Đến 9 giờ 30’ là giờ chầu liên xứ, sau đó là chầu chung. Đến 11 giờ cộng đoàn trong Giáo xứ cũng như các giáo xứ bạn trong vùng hàm thượng.

Chiều ngày 1-1-2014, toàn thể dân Chúa trong giáo xứ Mẹ Thiên Chúa hân hoan Mừng Lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, bổn mạng Giáo xứ. Từ xế chiều, Hội đồng Mục vụ và các anh em gia trưởng đã tập trung, dọn bàn thờ ghế ngồi nơi lễ đài dưới hang đá. Mới 18 giờ, mọi người đã tề tựu về khuôn viên nhà thờ để chuẩn bị tham dự Thánh Lễ. Thánh lễ được bắt đầu lúc 18 giờ 30 với đoàn rước cha chủ tế, gồm HĐMV TNTT và Lễ sinh.

Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Thầy Phó tế Gioankim Phạm Văn Hoạt đã nói về tín điều Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, do cộng đoàn Êphêsô công bố năm 431.

Cuối Thánh Lễ, Cha quản xứ triển khai đôi nét chính yếu về lá Thư Mục Vụ đầu năm 2014 của Đức Giám Mục Giáo phận cho cộng đoàn với chủ đề: “Phúc âm hoá đời sống gia đình”: 1. Gia đình được phúc-âm-hóa nhờ bí tích hôn nhân. 2. Gia đình tham gia vào sứ mạng phúc-âm-hóa của Giáo Hội. 3. Gia đình là điểm sáng trong công cuộc phúc-âm-hóa. Đặc biệt là những đề nghị cụ thể của Đức Giám Mục giáo phận mời gọi mọi gia đình trong giáo phận thực hành trong năm nay: 1/ Tẩy trừ bóng tối: thực hiện ba không. 2/ Trang bị dầu đèn: thực hiện ba chăm. 3/ Thắp lên ánh sáng: thực hiện ba sống.

Và cuối cùng, cha quản xứ cầu chúc bình an năm mới 2014 cho cộng đoàn, và gửi đến cho cộng đoàn lời chúc mừng bổn mạng giáo xứ của Đức Giám Mục giáo phận. Toàn thể dân Chúa đã hân hoan mừng lễ Bổn mạng giáo xứ với niềm tin tưởng phó thác vào sự cầu bầu đầy uy quyền của Mẹ Maria.

Đặc biệt hơn nữa, trước giờ bắt đầu thánh lễ bổn mạng, có một gia đình ngoại đạo gồm bốn mẹ con, bà ngoại, con gái và 2 cháu đã đến gặp cha xứ để xin học giáo lý gia nhập đạo Công Giáo. Đây là một hồng ân mà Giáo xứ đón nhận qua Mẹ Maria.
 
Ngày lễ các sắc dân tại tổng giáo phận Miami, Florida
LM. Giuse Nguyễn Kim Long
16:26 06/01/2014
Tiểu bang Florida đuợc gọi với những tên khác nhau: Tiểu bang của những vườn cam, tiểu bang của những bãi biển và tiểu bang của ánh mặt trời....Thật vậy, đến với Florida, và nhất là xuống thăm Miami, nhiều người ta tìm ra vùng "đất lành chim đậu" và đã quyết định dừng chân chọn làm quê hương của mình. Tổng giáo phận Miami bao gồm nhiều thành phố khác nhau, mà trong đó những cái tên nghe quen thuộc: Miami, Fort Lauderdale, Hollywood.... là nơi ở của nhiều sắc dân như: Nam Mỹ, Cuban, Haitian, Jamaica, Phi Châu, Đại Hàn, Philippines, Trung Hoa, và Việt Nam.....

Xem Hình

Chính vì sự đa dạng của các sắc dân như vậy, nên đã từ lâu Tổng giáo phận có một ngày dành riêng cho các ngôn ngữ khác nhau. Ngày được chọn thường là vào CN Lễ Chúa Hiển Linh, kỷ niệm biến cố Chúa tỏ mình ra cho 3 nhà Đạo sĩ và cho Dân ngoại. Năm nay, Ngày Lễ Các Sắc Dân (Migration Day Mass) được tổ chức vào CN Lễ Hiển Linh 05--1-2014 tại nhà thờ Chính toà St. Mary. Thánh Lễ do Đức TGM Wesnki chủ tế cùng với quí cha đại diện của các sắc dân và đại diện tham dự. Cộng đoàn Công Giáo Việt nam tại Tgp Miami, như một vài năm nay, đã có đại diện tham dự Thánh Lễ, hát ca đoàn và nhất là nhóm các em Thiếu múa Phụng vụ dâng lễ và giúp vui văn nghệ do sơ Dung hướng dẫn.

Mục đích của ngày Lễ này là tạo cơ hội để các sắc dân có dịp làm quen với nhau, chia sẻ cùng một niềm tin và hơn nữa góp phần xây dựng gia đình Giáo phận ngày cành lớn mạnh trong sự đa dạng của các nền văn hoá.

LM. Giuse Nguyễn Kim Long
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Lương tâm được nhìn dưới góc độ Công Giáo
Lm. Nguyễn Hữu Thy
10:14 06/01/2014
Lương tâm được nhìn dưới góc độ Công Giáo

Nói một cách tổng quát, các khái niệm triết học bao gồm những ý tưởng trừu tượng thuộc lãnh vực siêu hình, nên thường rất khó lãnh hội. Để có thể tiếp cận được ý nghĩa một ý niệm triết học nào đó, người ta thường phải đi qua chặng đường tìm hiểu nguồn gốc của ngôn từ làm biểu tượng cho ý niệm ấy. Chính ngữ nguyên học (Etymologie) là bảng chỉ đường tương đối rõ ràng và cụ thể trong việc tiếp cận và nắm bắt được các khái niệm triết học phức tạp. Qua các cách sử dụng ngôn từ trong một bản văn, người ta sẽ lần hồi theo các dấu vết ý nghĩa của ý niệm muốn diễn tả được gói ghém trong đó. Chẳng hạn ý niệm „lương tâm“, mà tiếng Latinh gọi là „Conscientia.“

Ý niệm „conscientia“ được Notker III(1) dịch theo nghĩa của từ „syneidesis“ trong tiếng Hy Lạp, và gồm hai từ “con”, mà nguyên ngữ của nó là „cum“ và có nghĩa là „với“, cùng với“, „cùng nhau“ hay “với nhau“; còn từ „scientia“ xuất phát từ động từ „scire“ và có nghĩa là biết, hiểu hay ý thức. Như vậy, „conscientia“ có nghĩa là cùng biết, cùng ý thức, tức một sự hiểu biết hay ý thức toàn diện của chủ thể tri thức: lương tâm.(2)

Qua đó chúng ta thấy rằng ý niệm „lương tâm“ nếu hiểu sát với từ ngữ trong tiếng Latinh hay Đức ngữ thì có nghĩa là „cùng biết“. Nói cách khác, sự hiểu biết và ý thức được san sẻ – với một bản ngã độc lập và tự quyết (chủ quan tính) hay với một trật tự ngoại thuộc chi phối sự nhận thức của bản ngã (khách quan tính). Vậy, lương tâm là sự nhận thức hay ý thức toàn diện và phổ quát gồm hai yếu tố chủ quan và khách quan của một chủ thể.

Với tư cách là sự ý thức toàn diện của chủ thể nhận thức, lương tâm không còn là một sự tri thức thuần túy của trí năng mà thôi, nhưng là một tri thức của chủ thể toàn diện, nó vươn tới cả lãnh vực siêu hình, lãnh vực tâm linh, vâng, lãnh vực linh hồn con người nữa. Chính danh xưng „lương tâm“ đã nói lên ý niệm ấy.

Trong ý niệm „lương tâm“, phương diện chủ quan của từng cá thể gặp gỡ và hòa hợp với thực trạng của tập thể, của cộng đồng, tức phương diện khách quan. Trong khi đó, nếu chỉ dựa theo sự hình thành khởi đầu ý tưởng của chủ thể, thì lương tâm được coi như mang tính cách thuần túy chủ quan, chẳng hạn khi ta phát biểu „tôi nhận thấy điều đó“ hay „tôi cảm nhận thế này.“ Qua tính cách tương đối hóa và thiếu sự gắn liền mật thiết với trật tự quy phạm và ngoại cảnh khách quan, chủ quan tính có thể dập tắt thực trạng của khách quan tính ngay từ trong trứng nước. Nói cách khác, một xung đột giữa chủ quan tính và khách quan tính được hình thành và bùng phát.

Lương tâm là trung tâm điểm của ta, nhưng không do ta tạo nên

Nếu chân lý hay sự thật được định nghĩa là sự đồng thuận giữa sự nhận thức chủ quan của chủ thể nhận thức với thực trạng khách quan của ngoại cảnh, thì sự xung đột tương khắc giữa chủ quan tính và khách quan tính cần phải được san bằng. Nói cách khác, người ta cần tìm kiếm một hình thái tái nối kết – cũng được gọi là sự thông tin hay sự rèn luyện – của lương tâm có thể giúp từng cá thể có khả năng phản ảnh lại một cách trung thực những quy phạm hiện hành, tức không chủ quan tự cho mình là người duy nhất suy tư và hành xử đúng đắn. Và ngoài sự chấp nhận các điều kiện cần thiết, người ta còn phải luôn khẳng định sự tự do và trách nhiệm, tức cần phải biết sử dụng lý trí trong việc tìm kiếm chân lý. Bởi vì, nếu khi người ta không nhìn nhận chân lý như là mục đích lớn nhất của tính cách hợp lý thực tiễn, thì tất nhiên người ta sẽ không bao giờ coi trọng lương tâm.

Cái chìa khóa của hình thái tái nối kết được ẩn chứa trong sự tương quan của lương tâm với chân lý. Ai xác tín được rằng giữa lý trí và chân lý luôn có một nền tảng chung, và đồng thời cũng là nền tảng luôn củng cố và đồng hành với lương tâm, tức Thiên Chúa, thì người ấy sẽ tìm được lý do cho việc khách quan hóa. Tuy nhiên sự khách quan hóa này chỉ có hiệu quả nhờ vào chủ thể, tức cá thể sử dụng lương tâm. Điều đó cũng muốn nói rằng sự khách quan hóa ấy tùy thuộc vào ý kiến và quan điểm của chủ thể sử dụng lương tâm.

Suy luận từ triết học Hy Lạp-Roma thời cổ đại, một nền triết học đã có những ảnh hưởng nhất định trên Kitô giáo, cho tới thời trung cổ, chúng ta sẽ luôn luôn tìm gặp được quan điểm cho rằng lương tâm là thẩm quyền nội tại trong ta, hướng dẫn các tư tưởng và hành động của ta, nhưng lương tâm lại độc lập, chứ không phải chịu sự chi phối của ta. Lương tâm hoạt động trong chính thẩm cung bản ngã của ta, giữa trung điểm của con người ta, nhưng lại không do ta tạo nên, nhưng như là một cái chi xa lạ và độc lập với mọi suy tư, lời nói và hành động của ta. Nhờ thế, lương tâm có thể giúp đỡ ta qua những phán quyết kịp thời, trung lập và khách quan.

Đối với Kitô giáo thì lương tâm chính là „tiếng nói của Thiên Chúa“, là thẩm quyền luân lý nội tại trong mỗi một người để hướng dẫn toàn diện cuộc sống của ta, từ tư tưởng, lời nói cho tới hành động. Vì thế, lương tâm một đàng rất riêng tư, cá nhân và thân thiết gần gũi với ta, nhưng đàng khác lại cách biệt, độc lập và không để ta chi phối. Vâng, ta có thể làm cho lương tâm mình ra chai đá và sự phán đoán hay tiếng nói của nó trở nên lệch lạc, không còn phù hợp với lý trí và chân lý khách quan nữa, nhưng ta không thể đè nét hay loại bỏ được tiếng nói của lương tâm, dù là tiếng nói ấy lệch lạc, vì nó luôn mang tính chất độc lập. Để sửa đổi tiếng nói lương tâm mình được trung thực, thì ta phải giáo dục và rèn luyện lương tâm cho đúng đắn. Đây là vấn đề quan trọng sẽ được bàn đến sau.

Người ta có thể nói được rằng những tính chất đối nghịch ấy của lương tâm cũng tương tự như sự quan hệ lưỡng diện mật thiết hay cũng được gọi là sự hiệp nhất thần bí, giữa người Kitô hữu và Thiên Chúa, Đấng họ tôn thờ, nghĩa là giữa tạo vật và Đấng Sáng Tạo, giữa hữu hạn và vô hạn. Vâng, đối với người Kitô hữu, một đàng Thiên Chúa là Đấng bất khả tiếp cận, hay như nhà thần học Tin Lành Rudolf Otto (1869-1937) nói là „Đấng hoàn toàn được che khuất“, nhưng một đàng khác, Thiên Chúa lại tự mặc khải mình ra cho họ như một người trong họ và cư ngụ giữa họ qua mầu nhiệm „Thiên Chúa làm người“ của Đức Kitô, Ngôi Hai Thiên Chúa. Nói cách khác, một đàng Thiên Chúa xét về phương diện bản thể của Người, thì Người là Đấng siêu việt, bất khả tiếp cận đối với trí năng con người, vì Người là Thiên Chúa thật, nhưng một đàng khác qua mầu nhiệm „Nhập Thể“ của Đức Kitô, Thiên Chúa lại cùng đồng bản thể với con người và cư ngụ giữa họ, tức một người thật như bao người thật khác. Phải chăng đây là điểm đặc thù trong tương quan hy hữu giữa con người và Thiên Chúa đã được Đức Kitô ám chỉ khi Người nói „Thầy đi lên cùng Cha của Thầy và cha của anh em, đi lên cùng Thiên Chúa của Thầy và Thiên Chúa anh em“(3), chứ Người không nói là „Thầy đi lên cùng Cha của chúng ta“ và „đi lên cùng Thiên Chúa của chúng ta“? Điều chắc chắn là theo chú giải Kinh Thánh thì dù Đức Giêsu là người thật như mọi người khác khi Người mặc lấy xác phàm, nhưng mối tương quan giữa Người với Thiên Chúa Cha không thể đồng hóa với mối tương quan giữa các môn đệ của Người với Thiên Chúa Cha được.

Thực tại của sự tương quan đặc thù này „gần gũi nhưng xa lạ, thân thiết nhưng cách biệt“ giữa con người nói chung và người Kitô hữu nói riêng với Thiên Chúa được gọi là mầu nhiệm đức tin, tức một chân lý khách quan – vì đã được chính Thiên Chúa, chân lý tối hậu, mặc khải cho ta biết – nhưng lại không thể minh chứng được, vì nó vượt ra khỏi phạm vi mọi phạm trù của trí năng con người. Chính lương tâm là nơi thuận lợi để mầu nhiệm đức tin ấy tự phát huy và tăng triển, cũng như cảm nhận được một cách đặc biệt rằng sự tương quan giữa con người và Thiên Chúa mang tính chất nội tại trong cá vị của người liên hệ, nhưng đồng thời lại có sự giằng co giữa tính chất tuyệt đối của trách nhiệm lương tâm, tức của sự mặc khải, và nguyên tắc bất khả thấu triệt của thực tại vốn được coi như nguyên nhân khơi ra những đòi hỏi và soi sáng trong lương tâm của mỗi người, tuy âm thầm như vô cùng mạnh mẽ, đến nỗi không áp lực nào có thể dập tắt được, mà người ta thường gọi là „tiếng nói lương tâm“, „sự nhắc bảo của lương tâm“ hay „sự dằn vặt cắn rứt của lương tâm.“

Lương tâm là phản ảnh thánh ý Thiên Chúa

Qua đó, quan điểm cho rằng lương tâm là „tiếng nói của Thiên Chúa“ đã nêu lên một thực tại hiển nhiên là ý niệm về Thiên Chúa được hàm chứa trong chính cấu trúc của ý niệm về lương tâm. Hay nói rõ hơn, khi người ta đề cập tới lương tâm, nơi phát xuất tiếng nói của chân lý, thì tất nhiên người ta phải nói đến Thiên Chúa, đệ nhất nguyên lý hay nguồn mạch của chân lý, tức chân lý tối hậu.

Theo giáo huấn về luân lý Công Giáo thì một chân lý đạo đức khách quan với tính cách khả nhận thức và tính cách ràng buộc của nó, một đàng, luôn đòi hỏi phải được tuân giữ; nhưng một đàng khác, sự tự do của mỗi cá nhân cũng luôn đòi hỏi phải được tôn trọng, chứ không thể bị áp đặt bởi bất cứ quyền lực ngoại tại nào một cách tùy tiện được. Vậy, chỉ có một thẩm quyền nội tại trong con người mới có quyền đòi hỏi và thúc đẩy con người phải tuân giữ chân lý đạo đức khách quan. Đó chính là lương tâm. Như đã được trình bày ở trên, người ta có thể nói rằng lương tâm là một „thẩm quyền ngoại tại được nội hóa“, là bia đá đã được khắc đậm những quy luật tự nhiên của Đấng Sáng Tạo.

Tiếp đến, nhờ nguồn mạch của Thánh Kinh, người ta nhận thức được rằng chính Thiên Chúa là Đấng ban hành các giới răn và đồng thời qua lý trí con người Thiên Chúa lại ban cho họ sự hiểu biết để nhận thức được sự cần thiết của các giới răn ấy. Người ta gọi hành động nhận thức được giới luật tự nhiên của Đấng Sáng Tạo như là chân lý khách quan cần phải được vuông tròn là công việc của lương tâm. Qua lương tâm, con người biết khắc phục và hòa hợp được sự tự do cá nhân của mình với chân lý khách quan, và sau cùng là biết khắc phục và hòa hợp được tính chất đạo đức chủ quan của con người với giới luật khách quan của Thiên Chúa. Lương tâm và các luật lệ chân chính không bao giờ chống đối hay phủ nhận nhau, ngược lại, cả hai cùng bổ túc cho nhau và cả hai cùng có chung một nền tảng biện minh trong luật tự nhiên. Đó chính là nền tảng của giáo huấn Công Giáo về luân lý. Sự hòa điệu của lý tính tự lập (qua sự soi sáng của Thiên Chúa) cũng như của tính chất quy phạm ngoại thuộc (được đúc kết nên trong bản tính con người) chính là điều kiện cho lương tâm luôn tự trau dồi và hoàn hảo thêm mãi, một điều mà người ta cũng gọi là sự „giáo dục hay rèn luyện lương tâm“, tức một diễn tiến cần thiết trên đường tiến tới chân lý luân lý đạo đức.

Như vậy, giáo huấn Công Giáo về luân lý khẳng định rằng lương tâm chịu sự điều khiển và chi phối của Thiên Chúa, nguồn mạch của chân thiện mỹ tuyệt đối, chứ không phải của con người. Nhưng đồng thời giáo huấn ấy lại nhìn nhận sự tác động của lương tâm mang tính chất nội tại trong con người. Đây là giáo huấn đã được dựa trên quan điểm thần học của thánh Thomas Aquinô trong sự cân bằng giữa những yếu tố ngoại thuộc (heterom) nói chung và thần thuộc (theonom) nói riêng (tức các giới luật và ân sủng của Thiên Chúa) và những yếu tố độc lập (tức ý chí và sự tự do của con người). Để hòa hợp và duy trì những yếu tố này giữa Thiên Chúa và con người lại với nhau phải cần đến sự can thiệp của lý trí, nghĩa là nhờ vào sự hướng dẫn của lý trí con người mới có thể khám phá được lý tính thực tiễn của hành động của mình, nói cách khác, chính lý trí soi sáng cho con người có được sự hiểu biết và nhận thức được chân lý. Ý tưởng này đòi hỏi một sự cân nhắc khôn ngoan và đúng đắn về những luận cứ chủ quan và khách quan. Một sự nỗ lực biết cân nhắc khôn ngoan như thế người ta cũng thường tìm gặp trong các văn kiện của Công Đồng Vatican II khi đề cập tới vấn đề lương tâm và tìm kiếm một sự dung hòa giữa các quan điểm về lương tâm.

Bởi vì, trong giáo huấn Công Giáo về luân lý, ý niệm „lương tâm“ đóng một vai trò rất quan trọng, nên nó đã được đưa ra thảo luận một cách sôi nổi trong các khóa họp Công Đồng giữa các ý kiến trái chiều. Sau cùng hai hiến chế „Ánh sáng muôn dân“ (Lumen Gentium) và „Nỗi vui mừng và niềm hy vọng“ (Gaudium et Spes) của Công Đồng đã nhấn mạnh một cách đặc biệt đến ý niệm lương tâm và đặt nó vào hàng „Hiến Chương“ mang tính chất ràng buộc thần học. Nhờ Hiến Chế mục vụ „Gaudim et Spes“ đã tổng hợp được những quan điểm trái chiều nhau, nên người ta đã tìm gặp được trong đó một sự xác định rất rõ ràng về lương tâm, điển hình trong đoạn viết sau đây: „Con người khám phá ra tận đáy lương tâm một lề luật mà con người không đặt ra cho mình, nhưng vẫn phải tuân theo, và tiếng nói của lương tâm luôn luôn kêu gọi con người phải yêu mến và thi hành điều thiện cũng như tránh điều ác. Tiếng nói ấy âm vang đúng lúc trong tâm hồn của chính con người: hãy làm điều này, hãy tránh điều kia. Quả thật, con người có lề luật được Chúa khắc ghi trong tâm hồn. Tuân theo lề luật ấy chính là phẩm giá của con người và chính con người cũng bị xét xử theo lề luật ấy nữa (x.Rm 2,14-16). Lương tâm là tâm điểm sâu kín nhất và là cung thánh của con người, nơi đây con người chỉ hiện diện một mình với Thiên Chúa và tiếng nói của Người vang dội trong thâm tâm họ. Lương tâm làm cho con người nhận biết một cách tuyệt vời luật mến Chúa yêu người (x. Mt 22,37-40; Gal 5,14). Trung thàmh với lương tâm, các Kitô hữu phải liên kết với những người khác để tìm kiếm chân lý và giải quyết trong chân lý biết bao vấn đề luân lý được đặt ra trong đời sống cá nhân cũng như trong giao tiếp xã hội. Bởi vậy, lương tâm ngay thẳng càng thắng thế thì những cá nhân và cộng đoàn càng tránh được sự độc đoán mù quáng và càng nỗ lực tuân phục những tiêu chuẩn khách quan của luân lý. Tuy nhiên, lương tâm nhiều khi lầm lạc vì bất tri vô khả thắng, nhưng cũng không vì thế mà mất hết phẩm giá. Nhưng không thể nói như vậy khi con người ít lo lắng tìm kiếm điều chân và điều thiện cũng như khi vì thói quen phạm tội mà lương tâm dần dần trở nên mù quáng.“(4)

Định nghĩa về lương tâm trên đây của Công Đồng bao hàm tất cả những gì mà người ta cần phải có để hiểu được quan điểm Công Giáo về lương tâm. Trong câu định nghĩa ấy hàm chứa một thái độ được coi là mang tính chất đặc trưng nhờ sự phổ quát hóa một cách hợp lý các khía cạnh và phương diện của vấn đề, một sự hợp lý về chủ quan tính và khách quan tính và vượt lên trên cả biên giới của tôn giáo hay tín ngưỡng. Nói cách khác, một đàng, sự phán quyết của lương tâm không tùy thuộc vào niềm tin tín ngưỡng của người liên hệ, nhưng một đàng khác, lương tâm không thể hành xử đúng đắn được nếu không có chân lý, nhưng chân lý lại chỉ có nơi một mình Thiên Chúa mà thôi, ngoài Thiên Chúa không có chân lý đích thực, vì Thiên Chúa là chân lý tối hậu.

Điều đó muốn nói rằng, một người sẽ bị phê phán và xét đoán không vì người ấy là tín hữu Công Giáo hay không, nhưng là vì người ấy đã biết lắng nghe theo tiếng lương tâm của mình và nhờ thế đã sống xứng đáng với nhân phẩm của mình hay không. Tuy nhiên, con người luôn được kêu mời không những phải „làm lành lánh dữ“, nhưng còn phải „tìm kiếm điều chân thật và điều thiện hảo“ nữa, nghĩa là Thiên Chúa, để không bị lầm lạc về phương diện luân lý đạo đức do sự vô tri trong việc sử dụng lương tâm. Và trong việc tìm kiếm điều chân thật và điều thiện hảo ấy, con người luôn được Giáo Hội cùng đồng hành và trợ lực. Nhưng sự trợ lực của Giáo Hội không thể thay thế cho sự nỗ lực bản thân của con người được trong việc sống theo lương tâm mình, và như thế, cũng không biện minh được cho sự lầm lẫn không thể tránh được của con người do sự bất cẩn và sao nhãng của mình.

Vậy, ai muốn đứng vững được trước sự xét xử công minh của Đấng Sáng Tạo, thì phải thực hiện tốt điều này là nỗ lực thực thi giáo huấn Công Giáo về luân lý, dù cho người ấy là tín hữu Công Giáo hay không. Bởi vì giáo huấn Công Giáo về luân lý có đủ thầm quyền để định hướng một cách chắc chắn và trực tiếp nhằm tới chân lý và qua đó hướng dẫn con người đạt tới sự cứu rỗi. Sự tương quan sống động này giữa cộng đồng tôn giáo và đức tin cá nhân của một người hình thành nên một sự liên kết bền vững giữa Thiên Chúa và lương tâm. Như thế, nhờ sự tương quan sống động ấy, Giáo Hội nói chung và Công Đồng nói riêng đã thành công trong một vấn đề mà người ta đã chí lý gọi là điều bất khả tìm gặp được đối với bản tính hữu hạn con người, tức sự cứu rỗi sau cùng. Với tư cách là Cộng Đồng của Thiên Chúa, Giáo Hội Công Giáo quả thực là thầy dạy chân lý và hướng dẫn con người tìm gặp được chân lý tối hậu. Ở đây, để dễ hiểu hơn, người ta có thể đưa ra một ví dụ điển hình cụ thể để so sánh, chẳng hạn khi một người nào đó được dành cho một căn phòng trong một toà nhà mà viên quản gia đã dự định, vì viên quản gia nắm vững cơ cấu kiến trúc cũng như bản thiết kế của toàn thể toà nhà. Nếu như người ấy chẳng may khi đi ra khỏi phòng của mình và rồi sau đó khi trở lại bị lạc, không còn tìm ra được căn phòng đó nữa và cứ đi mở thử các cửa của những căn phòng khác không dành cho anh ta, thì điều đó không có nghĩa là bản thiết kế hay họa đồ tòa nhà bị vẽ sai hay thiếu rõ ràng, nhưng là do người ấy đã không chịu khó đọc kỹ càng và hiểu được bản thiết kế, cũng như do anh ta đã lơ là và khinh thường bỏ qua những dẫn giải và cắt nghĩa của viên quản gia với vai trò là người dày kinh nghiệm và thấu triệt mọi ngóc ngách của tòa nhà. Ở đây, chính Giáo Hội là nữ quản gia của tòa nhà luân lý mà Thiên Chúa là chủ nhân duy nhất.

Sự diễn tiến của Công Đồng Vatican II đã thành công trong việc nỗ lực đưa ra một sự dung hòa giữa quan điểm chủ quan và khách quan về lương tâm, và hơn nữa, chủ đề lương tâm còn được nghiên cứu cẩn thận và được trình bày trong những phát biểu công khai của Huấn Quyền, tức những Tông huấn hay Thông điệp của các Đức Giáo Hoàng, đặc biệt Thông điệp „Đấng Cứu Thế“ (Redemptor hominis, 1979); „Ánh Rạng Ngời của Chân Lý“ (Veritatis splendor, 1993); „Tin Mừng Sự Sống“ (Evangelium vitae, 1995) cũng như nền thần học luân lý Công Giáo trong nhiều thập niên liên tiếp sau Công Đồng Vatican II đã chính thức bày tỏ một tinh thần rất cởi mở đối với phương diện cá nhân riêng tư, nhưng đồng thời cũng không quên nhắc nhủ cần phải luôn tôn trọng chân lý khách quan, mà quyền giải thích chân lý khách quan ấy là một yêu sách bất khả nhượng của giáo huấn Công Giáo về luân lý.

Việc rèn luyện lương tâm

Điều đó muốn khẳng định rằng Giáo Hội có trách nhiệm giúp đỡ và định hướng cho con người cũng như lương tâm của họ. Một cách cụ thể, đây là một sứ mệnh cao cả của các giáo huấn của Giáo Hội về luân lý. Ngoài ra, Giáo Hội còn luôn phải nhấn mạnh đến bổn phận của lương tâm đối với chân lý khách quan. Vì nhiều khi do những lý do và hoàn cảnh chủ quan cũng như khách quan – như môi trường giáo dục trong xã hội hay sự triền miên dầm mình trong một cuộc sống tội lỗi, v.v…– lương tâm con người có thể bị lệch lạc và không còn đưa ra những phán quyết trung thực phù hợp với chân lý khách quan nữa, nên lương tâm cũng cần phải được rèn luyện, vì „khi đứng trước một chọn lựa, lương tâm có thể phán đoán đúng, hợp theo lý trí và luật Thiên Chúa, hoặc ngược lại, phán đoán sai.“(5). Vì thế, lương tâm con người luôn cần phải được giáo dục và rèn luyện một cách đúng đắn và cẩn thận. Chính Sách Giáo Lý Công Giáo (1993) đã dạy một cách rõ ràng như sau: „Lương tâm phải được rèn luyện và phán đoán luân lý phải được soi sáng. Một lương tâm được rèn luyện tốt sẽ phán đoán ngay thẳng và chân thật. Lương tâm này sẽ đưa ra những phán quyết theo lý trí, phù hợp với điều kiện đích thực như Đáng Sáng Tạo đầy khôn ngoan muốn. Việc giáo dục luơng tâm rất cần thiết cho những người chịu các ảnh hưởng tiêu cực và bị tội lỗi cám dỗ làm theo ý riêng và bỏ những giáo huấn chân thực.“(6)

Nhưng để rèn luyện cho lương tâm trở nên ngay chính và đúng đắn, hầu lương tâm có thể đưa ra những phán quyết phù hợp với lý trí và luật Thiên Chúa, thì sự rèn luyện hay giáo dục lương tâm ấy nhất thiết cần phải được soi sáng và hướng dẫn bởi chính lời của Thiên Chúa(7). Đây là con đường duy nhất giúp ta có được một lương tâm tốt và ngay lành hầu có thể hướng dẫn mọi tư tưởng, lời nói và hành vị của ta, ngoài ra không có sự lựa chọn nào khác.

Lạy Chúa, Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi" (Tv 119,105).

______________

1. Notker III (950-1022), cũng được gọi là Notker Teutonicus, là một Tu Sĩ Dòng thánh Biển Đức, hiệu trưởng trường của Tu Viện tại St. Gallen, ngày nay là một tỉnh thuộc bắc Thụy Sĩ. Ông là một nhà dịch thuật nổi tiếng vào thời trung cổ. Chính Notker là người đầu tiên đã dịch những bình luận của đại triết gia Aristote và các tuyệt tác thời cổ đại ra tiếng Latinh.

2. Cũng tương tự như thế, trong tiếng Đức từ „Gewissen“ xuất phát từ tiếng Đức cổ „giwizzani.“ Khởi đầu từ „giwizzani“ được phát triển theo thời gian, trước hết thành „gewizzen“ và sau cùng thành „Gewissen“ như hiện đang được sử dụng trong tiếng Đức. Từ „gewizziani“ đã được Notker III diễn dịch từ ý niệm „conscientia“ trong tiếng Latinh và nếu theo sát ngữ vững thì có nghĩa là cùng biết. Và Notker đã đổi từ „wizzani“ thành „wizzan“, và sau cùng là „wissen“, có nghĩa là biết, hiểu hay ý thức. Còn vần tiếp đầu ngữ „gi“ (giwizzani) về sau được đổi thành „ge“, và được thêm vào một từ nào đó để nhấn mạnh hay bao quát hóa ý nghĩa của từ ấy, ví dụ: từ „Berg“ có nghĩa là núi, nay thêm tiếp đầu ngữ „ge“ vào thành „Gebirge“ và có nghĩa là miền núi; hay từ „Wetter“ có nghĩa là thời tiết, nay được thêm tiếp đầu ngữ „ge“ vào thành „Gewitter“ và có nghĩa là mưa bão sấm chớp. Cũng vậy, từ „wissen“ có nghĩa là biết hay tri thức, nay được thêm tiếp đầu ngữ „ge“ vào thành „Gewissen“ và có nghĩa là sự hiểu biết hay tri thức toàn diện và tổng quát. Như vậy, qua chặng đường biến đổi tuần tự như thế, từ „giwizzani“ cuối cùng đã trờ thành từ „Gewissen“ như đang được sử dụng trong Đức ngữ hiện nay, và có nghĩa là lương tâm, tức sự tri thức bao quát và tổng thể của một người.

3. Gio-an 20,17: theo bản Kinh Th ánh tiếng Đức „Hausbibel-Einheitsübersetzung.

4. Gaudium et Spes, số 16.

5. Sách Giáo Lý Công Giáo, số 1786.

6. Như trên, số 1783.

7. xem số 1785.
 
Những địa điểm hành hương kính Đức Mẹ tại Việt Nam
Đinh Văn Tiến Hùng
11:27 06/01/2014
Những địa điểm hành hương kính Đức Mẹ tại Việt Nam

*Mẹ Maria Là Mùa Xuân Đời Con.

Chúng ta luôn gọi Đức Mẹ với nhiều danh xưng: Hiền Mẫu luôn yêu thương che chở con cái- Sao Biển hay Hải Đăng dẫn lối cho những con tàu về bến bình an- Trạng Sư bênh đỡ tội nhân là chúng ta trước Vị Thẩm Phán chính trực quyền uy là Thiên Chúa- Nữ Vương bình An- Nữ Vương Thiên Đàng- Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc- Nữ Vương Truyền Phép Mân Côi… Nhưng muốn được hưởng những hồng ân Thiên Chúa phải nhờ bàn tay chuyển tiếp của Đức Mẹ mà phương tiện nguyện cầu hữu hiệu nhất không gì bằng Kinh Mân Côi: Chuỗi Hoa Xuân Linh Diệu. Chính vì thế, nên mỗi độ Xuân về con cái Mẹ lại nô nức tìm về những điểm hành hương, quì dưới chân Mẹ để đón nhận Hoa Thiêng Mẹ ban.

Trong những lần Đức Mẹ hiện ra nhiều nơi trên thế giới, Mẹ luôn nhắc bảo loài người phải năng lần Chuỗi Mân Côi để tránh sự trừng phạt của Thiên Chúa như tại Fatima (Bồ Đào Nha), Lộ Đức, La Salette (Pháp), Guadalupe (Mễ Tây Cơ), Medjugorge hay Mễ Du (Nam Tư), Naju(Hàn Quốc), Đức Mẹ Đen (Bỉ), Đức Mẹ núi Camêlô hay Cát Minh ( Thánh Địa)…

Riêng tại Việt Nam, giáo dân đặc biệt tôn sùng Đức Mẹ: nhiều Thánh đường dâng kính Đức Mẹ, nhiều hội đoàn nhận Đức Mẹ là Quan Thày, nhiều địa điển hành hương với những Đại hội mừng kính Mẹ long trọng và hân hoan…

Trong những ngày đầu Năm Mới, nhiều Đại hôi Hành hương Kính Đức Mẹ được tổ chức rất trọng thể tại nhiều Giáo Phận trong Đất Nước.

Xin giới thiệu cùng Quí độc giả những địa điểm Hành Hương nổi tiếng kính Đức Mẹ tại Việt Nam sau đây:

*Mẹ La Vang.

- Địa điểm: La Vang thuộc làng Cổ Vưu, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, Tổng Giáo Phận Huế.

Từ ngữ La Vang có 2 giả thuyết: (1) Nơi xưa kia là rừng hoang nước độc, nhiều thú dữ, nên những người đi rừng khi gặp nguy hiểm phải ‘la’ to để tiếng ‘vang’ xa cho người khác biết đến tiếp cứu. (2) Nơi Đức Mẹ hiện ra có loại cây gọi ‘lá vằng’ Đức Mẹ đã bảo giáo dân lấy để chữa bệnh.

-Sự tích: Dưới thời vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn, ngày 17/8/1798 ban chiếu chỉ cấm đạo Gia-tô,

1 số giáo dân chạy trốn vào rừng hẻo lánh La Vang để giữ đạo. Sống trong hoàn cảnh khó khăn thiếu ăn, bệnh tật..vừa sợ quan quân vây bắt, vừa sợ thú rừng làm hại. Nhưng mọi người luôn vững tin và

phó thác trong tay Chúa và Đức Mẹ, họ thường tụ họp dưới gốc cây đọc kinh cầu nguyện. Đức Mẹ đã hiện ra tay bồng Chúa Hài Nhi, có ThiênThần chầu hai bên. Mẹ an ủi giáo dân vui lòng chịu khó và dạy hái lá cây đem nấu để chữa bệnh. Đức Mẹ hứa:”Mẹ đã nhận lời các con cầu xin. Từ nay hễ ai chạy đến cầu khấn Mẹ tại nơi này.Mẹ sẽ ban ơn theo ý nguyện”

Từ ngày đó đến nay, nhiều người thành tâm đến cầu xin đã được Mẹ ban ơn.

Nơi Đức Mẹ hiện ra, một Thánh đường đã được xây kính Mẹ, nhưng bị tàn phá vì chiến tranh năm 1972- Mãi đến ngày Lễ Đức Mẹ Lên Trời 15/8/13, Lễ Đặt Viện Đá Xây Vương Cung Thánh Đường theo kiến trúc Á Đông mới được thực hiện.

Biểu tượng Đức Mẹ La Vang: bồng Chúa Hài Đồng, mặc áo dài truyền thống Việt Nam.

La Vang trở thành Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc và cứ 3 năm một lần Đại Hội Hành hương thường tổ chức vào dịp Lễ Đức Mẹ Lên Trời.

‘Tôi người con viễn xứ,
Sống xa quê mỏi mòn,
Có ai về Quảng Trị,
Đến Linh địa La Vang,
Xin gởi ngàn thương nhớ,
Mẹ Việt Nam vô vàn!....


*Mẹ Trà Kiệu.

- Địa điểm: Nhà thờ kính Đức Mẹ xây trên đồi Bửu Châu, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam,Giáo phận Đà Nẵng. Trà Kiệu là cố đô của người Chiêm Thành xưa.

- Sự tích: Ngày 1/9/1885, lính Văn Thân kéo đến vây làng Trà Kiệu định tàn sát người Công Giáo vì cho là các tín hữu đã tiếp tay với Pháp xâm chiếm Việt Nam. Phía Văn Thân mạnh hơn nhiều với 4000 quân lính được trang bị vũ khí đầy đủ và súng thần công. Trong khi họ đạo chỉ có 400 thanh niên vũ khí thô sơ xông ra chiến đấu với khẩu hiệu ‘Giêsu-Maria-Giuse’, còn người già và trẻ em tập trung dưới chân tượng Đức Mẹ cầu nguyện. Phía Văn Thân tập trung hỏa lực bắn phá Thánh đường nhưng không thể nào trúng và chính viên chỉ huy thú nhận rằng đã nhìn thấy:

‘Nhiều em nhỏ áo đỏ áo trắng, tay cầm gươm từ trên không bay xuống hỗ trợ giáo dân do một Bà rất xinh đẹp đứng trên nóc nhà thờ chỉ huy’. Nên sau 20 ngày đêm chiến đấu lính Văn Thân phải tháo chạy và giáo dân chiếm lại đồi Bửu Châu nơi Văn Thân đặt bộ chỉ huy.

Năm 1898 giáo dân xây ngôi Thánh đường trên đồi Bửu Châu dâng kính Đức Mẹ mang tước hiệu Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu. Ngày 31/5/71 Đức Giám Mục Phêrô Maria Phạm ngọc Chi đã chọn Trà Kiệu làm Trung Tâm Thánh Mẫu của Giáo Phận Đà Nẵng và 3 năm một lần Đại hội hành hương được tổ chức. Năm 2013 Đại Hội long trọng diễn ra trong 3 ngày 29,30, 31/5 Mừng kính 128 năm Mẹ hiện ra và kỷ niệm 50 năm thành lập Giáo Phận.

‘ …Nơi ấn dấu một thời,
Nhân chứng giữa đất trời,
Giáo dân làng Trà Kiệu,
Đức tin tỏa sáng ngời ‘ ….


*Mẹ La Mã, Bến Tre.

- Địa điểm: Nhà thờ La Mã thuộc huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, Giáo Phận Vĩnh Long. Lã Mã là họ Bầu Dơi xưa kia, được Đức Giám Mục Phêrô Mactinô Ngô đình Thục đặt tên ngày 11/11/1949.

- Sự tích: Năm 1930 Lm Luca Sách chánh xứ Cái Bông khi thành lập họ đạo Sơn Đốc đã tặng nhà thờ ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. 1947 giáo dân phải tản cư vì chiến tranh.Đầu năm 1950 ông trùm họ đạo mang ảnh Đức Mẹ về giao cho con trai cất giữ. Ngày 2/2/50 quân Pháp bố ráp vùng Bầu Dơi, có người chạy đem theo ảnh Đức Mẹ nhưng dọc đường sợ hãi ném xuống sông.

Ba tháng sau ngày 5/5/50, một phụ nữ đạo Cao Đài đi mò cua bắt ốc vô tình vớt được ảnh, nhưng đã bị lu mờ vì bùn bám đầy. Chính con trai ông trùm xin lại ảnh đem về lau chùi sạch sẽ, nhưng vẫn không lộ hình nên không thể thờ kính, bèn gác trên mái nhà. Khi ông trùm sang giúp con dọn dẹp nhà thấy tấm hình, ông la rày và đem ảnh về đặt trên bàn thờ. Tháng 10/50 chiến tranh lại bùng nổ, dân làng Bầu Dơi chạy trốn chỉ còn hai cha con ông trùm núp sau bàn thờ luôn miệng cầu xin Đức Mẹ phù hộ. Chiến cuộc chấm dứt, nhà cưa bị hư hại, nhưng tủ thờ còn nguyên vẹn.

Ông ngước nhìn lên ảnh thì thấy hình Đức Mẹ hiện rõ. Hôm sau, nhiều người trong họ đạo đã được chứng kiến hiện tượng lạ này. Ngày 20/6/51 họ đạo La Mã đã long trọng rước Đức Mẹ về nhà thờ với sự tham dự đông đảo giáo dân cùng một số tín đồ các tôn giáo khác.

Qua bao năm tháng, người người nô nức đổ về cầu xin dưới chân Mẹ Hằng Cứu Giúp và đã nhận được nhiều ơn lành.

Ngày 5/5/13 Giáo Phận Vĩnh Long đã tổ chức trọng thể kỷ niệm 63 năm (5/5/50- 5/5/13) tìm lại

Linh Ảnh Mẹ. Đức Cha Tôma Nguyễn văn Tân chủ lễ cùng 33 Linh Mục đồng tế và hàng chục ngàn giáo dân, du khách, dòng tu, đại diện Cộng đoàn nhiều Giáo Phận về tham dự.

‘ Nghe trong tiếng gió ai ơi!
Tìm về La Mã là nơi lưu truyền,
Mẹ Hằng Cứu Giúp uy quyền,
Dâng đời tín thác Mẹ hiền chở che,
Người về sông nước Bến Tre,
Có nghe sóng vỗ Hồn Quê dâng trào’……


*Mẹ Tà- Pao.

- Địa điểm: Tà Pao thuộc xã Đồng Kho, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, Giáo Phận Phan Thiết.

Tà Pao theo tiếng dân tộc K’Ho nghĩa là giấc mơ đẹp.

-Sự tích: 1950 nhân dịp Đại hội Thánh Mẫu Toàn Quốc kỷ niệm 100 Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức. Tổng Thống Ngô đình Diệm chỉ thị cho Phủ Tổng Ủy Dinh Điền xây 5 tượng đài kính Đức Mẹ vào những năm 59, 60 và 61 tại Giang Sơn (Đắc lắc)- Thác Mơ (Phước Long)- Phương Hoàng (Kontum)- Trinh Phong (Ninh Thuận) và Tà Pao (Bình Tuy nay là Bình Thuận).

Ngày 8/12/59 Lễ cung hiến Thánh Tượng Đức Mẹ Tà Pao do Đức Cha Marcello Piquet cử hành với sự tham dự đông đủ các Linh Mục, Tu sĩ và hàng ngàn giáo dân.

Từ năm 1964 đến 1975, vì chiến tranh giáo dân lưu lạc khắp nơi, Tượng Đức Mẹ bị bể nát và bỏ quên. Mãi đến năm 1991 Đức Cha Nicôla Huỳnh văn Nghi Giám Mục Phan Thiết mới cho trùng tu lại Tượng Đức Mẹ. Ngày 29/9/99 ba em nhỏ đã trông thấy Đức Mẹ hiện ra bay về phía sau núi và theo lời tường thuật một số đông dân chúng trong đó có cả phóng viên nước ngoài đã được chứng kiến hiện tượng mặt trời quay như ở Fatima và đã chụp hình quay phim hiện tượng này. Tuy những hiện tượng trên chưa được Giáo Hội chính thức công bố, nhưng lòng nhiệt thành tin tưởng của giáo dân vào quyền năng của Đức Mẹ không suy giảm, nên đoàn người vẫn lũ lượt đổ về Tà Pao cầu xin ơn lành.

Công trình xây dựng Tượng đài kính Đức Mẹ đã hoàn tất ngày 13/5/07 và Giáo phận Phan Thiết năm 2009 đã long trọng Kỷ niệm 50 (1950- 2007) đặt Tượng Đức Mẹ trên đỉnh Tà Pao.

‘ Tà Pao lên giấc mơ hồng,
Rừng thiêng sương quyện, núi dâng mây ngàn,
Tô thêm nét đẹp Giang San,
Lòng con xao xuyến ngập tràn tin yêu’….


*Mẹ Măng Đen.

- Địa điểm: Măng Đen là tên bản thượng của dân tộc thiểu số thuộc xã Đắc Long, huyện Kon Plong, tỉnh Kontum, Giáo Phận Kon tum.

- Sự tích: Năm 1971 Linh Mục Tôma Lê thành Ánh trao tặng tiền đồn Măng Đen 1 Tượng nguyên mẫu Đức Mẹ Fatima. Nhưng đến năm 1974 tiền đồn do hỏa lực chiến tranh tàn phá phải triệt bỏ và Tượng Đức Mẹ bị lãng quên…Đầu thập niên 1980, chính quyền Cộng Sản thành lập các vùng kinh tế mới, người dân đã phát hiện ra Tượng Đức Mẹ nhưng không quan tâm đến. Mãi đến năm 2004 khi thi công mở Quốc lộ 24, một công nhân Công Giáo đã mang Tượng Đức Mẹ về phục chế vì đã mất đầu và hai tay.Phần đầu phục chế được, nhưng hai tay sau nhiều lần cố ráp nối vẫn lại rời ra, nên để nguyên Tượng Đức Mẹ cụt tay như ta thấy ngày nay.

Ngày 9/12/07, Đức Cha Micae Hoàng đức Oanh Giám Mục Kontum cùng với các Linh Mục, Tu sĩ và 2000 giáo dân dâng Thánh lễ trọng kính Đức Mẹ tại đây và hàng năm Giáo phận Kontum lấy ngày 9/12 là ngày Đại hội Hành hương kính Mẹ Măng Đen.

Ngày 10/9/11, Đức Tổng Giám Mục Sứ Thần Tòa Thánh Leopoldo Girelli được Đức Cha Hoàng đức Oanh hướng dân đến kính viếng và chủ trì Thánh lễ Tôn kính Đức Mẹ và Ngài hết sức xúc động nói với giáo dân:”Hãy cho Mẹ mượn bàn tay để giúp đỡ mọi người!”. Ý nguyện của Đức TGM và Đức Cha giáo phận cùng con cái muốn nhận Đức Mẹ là Quan Thày Người Khuyết Tật.

“Núi rừng ôm thiết tha,
Tình thương mến chan hòa,
Vây quanh dưới chân Mẹ,
Bản người cùi Măng Yang.”…..


Ngoài những Linh địa hành hương nêu trên, chúng ta cũng thường nghe nhắc đến những địa điểm tôn kính Đức Mẹ tại nhiều nơi trên quê hương như Đức Mẹ Fatima Bình Triệu, Bãi Dâu Vũng Tàu, Giang Sơn Đắc lắc, Thác Mơ Phước Long, Phượng Hoàng Pleiku, Trinh Phong Ninh Thuận…..

Với lòng Tôn sùng Đức Mẹ, người viết xin ghi lại vài dòng giới thiệu sơ lược cùng bạn đọc những ‘địa điểm và sự tích’ nơi chúng ta đã có dịp đến hay sẽ đến kính viếng Mẹ Việt Nam.

“ Về đây Linh địa hành hương,
Thân thương nối kết con đường Việt Nam,
Về đây sẽ thấy bình an,
Mẹ sẽ ban phát muôn ngàn hồng ân “.


Đinh văn Tiến Hùng

 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News