Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
10:14 05/01/2017
96. BỘ XƯƠNG PHONG LƯU.
Vương Phụ Vân tự là Câu, vừa rất gầy nhưng rất chú trọng đến việc ăn mặc, bạn bè thường gọi đùa là “bộ xương phong lưu.”
Vào cuối năm Sùng Ninh, tại phủ Kim Lăng, Bắc Ninh có triệu tập tất cả các nữ tì của quan phủ, có một cô cũng rất gầy, quan phủ Chu Thế Xương nhìn xong liền nói với người bên cạnh:
- “Ngài quen biết với “bộ xương rạng rỡ” này chứ ?”
Người ấy nói:
- “Có quen, người này rất xứng hợp với Vương Câu.”
(Phủ Chưởng lục)
Suy tư 96:
Phong lưu (風流) nghĩa là tài hoa hoặc có học nhưng ăn chơi.
Có người vì muốn tỏ ra mình là người lịch sự có học nên từ thái độ cung cách trở thành lố bịch, khách sáo trống rỗng; có người khi mặc áo quần thì quá chú trọng đến hình thức bên ngoài, vì cứ tưởng cho đó là lịch sự, nhưng thật ra bắt người khác đứng chờ đợi mình mất cả thời gian là đã quá không lịch sự rồi; lại có người phong lưu hơn vào trong nhà thờ thấy người quen biết thì chạy tới bắt tay lắc lắc, nói nói cười cười mất cả sự tôn nghiêm của mọi người đang dự thánh lễ...
Có học nhưng ăn chơi trác táng thì chữ nghĩa đã học đã bị bán đi bởi sự lố bịch của mình, hoặc có tài hoa mà không có đạo đức nhân bản Ki-tô giáo thì tài hoa ấy chỉ làm hại mình, bởi vì có nhiều người khi giữa đám đông thì bày tỏ ra mình là người có ăn học, nhưng lại lỗ mãng những nơi ít người...
Quá chú trọng đến vấn đề học thức mà không chú trọng đến đạo đức của mình nên mất đi tính cốt lõi của tình người, nói năng lễ phép ga lăng như Mỹ như Tây cũng chẳng ích gì cho ai, trái lại càng làm cho người khác xa lánh, chỉ vì mình chỉ có cái “mả tô vôi bên ngoài” mà thôi.
Không trở thành bộ xương lịch sự, nhưng trở thành con người lịch sự từ trong tâm hồn.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Vương Phụ Vân tự là Câu, vừa rất gầy nhưng rất chú trọng đến việc ăn mặc, bạn bè thường gọi đùa là “bộ xương phong lưu.”
Vào cuối năm Sùng Ninh, tại phủ Kim Lăng, Bắc Ninh có triệu tập tất cả các nữ tì của quan phủ, có một cô cũng rất gầy, quan phủ Chu Thế Xương nhìn xong liền nói với người bên cạnh:
- “Ngài quen biết với “bộ xương rạng rỡ” này chứ ?”
Người ấy nói:
- “Có quen, người này rất xứng hợp với Vương Câu.”
(Phủ Chưởng lục)
Suy tư 96:
Phong lưu (風流) nghĩa là tài hoa hoặc có học nhưng ăn chơi.
Có người vì muốn tỏ ra mình là người lịch sự có học nên từ thái độ cung cách trở thành lố bịch, khách sáo trống rỗng; có người khi mặc áo quần thì quá chú trọng đến hình thức bên ngoài, vì cứ tưởng cho đó là lịch sự, nhưng thật ra bắt người khác đứng chờ đợi mình mất cả thời gian là đã quá không lịch sự rồi; lại có người phong lưu hơn vào trong nhà thờ thấy người quen biết thì chạy tới bắt tay lắc lắc, nói nói cười cười mất cả sự tôn nghiêm của mọi người đang dự thánh lễ...
Có học nhưng ăn chơi trác táng thì chữ nghĩa đã học đã bị bán đi bởi sự lố bịch của mình, hoặc có tài hoa mà không có đạo đức nhân bản Ki-tô giáo thì tài hoa ấy chỉ làm hại mình, bởi vì có nhiều người khi giữa đám đông thì bày tỏ ra mình là người có ăn học, nhưng lại lỗ mãng những nơi ít người...
Quá chú trọng đến vấn đề học thức mà không chú trọng đến đạo đức của mình nên mất đi tính cốt lõi của tình người, nói năng lễ phép ga lăng như Mỹ như Tây cũng chẳng ích gì cho ai, trái lại càng làm cho người khác xa lánh, chỉ vì mình chỉ có cái “mả tô vôi bên ngoài” mà thôi.
Không trở thành bộ xương lịch sự, nhưng trở thành con người lịch sự từ trong tâm hồn.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
10:16 05/01/2017
9. Phàm là người đi trên đường suy niệm thì sẽ không dừng lại, mặc dù có lúc đến chậm chút xíu, nhưng cuối cùng cũng sẽ đạt tới điểm cuối cùng.
(Thánh Teresa of Avila)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Vâng theo thánh ý Chúa – Sữa đổi cách sống như các Đạo sĩ đã làm sau khi viếng Chúa Hài Đồng
Lm Jude Siciliano, OP
14:44 05/01/2017
Lễ Chúa Hiển Linh
Isaia 60: 1-6; T. vịnh 71; Êphêsô 3: 2-3a, 5-6; Mátthêu 2: 1-12
Vâng theo thánh ý Chúa – Sữa đổi cách sống như các Đạo sĩ đã làm sau khi viếng Chúa Hài Đồng
Giao thông ở thành phố hiện nay xe cộ bắt đầu trở lại chen nhau như trước lễ Giáng Sinh. Và mọi người trở về nếp sống thường ngày như trước Giáng sinh. Tôi nhận thấy trong các khu dân cư gần tu viện của chúng tôi; trong vòng vài ngày sau lễ Giáng Sinh; ngủỏ̀i ta tắt và gở các đèn trang trí trủỏ́c cửa nhà. Các cây thông lễ Giáng Sinh đã đủọ̉c đem ra để bên lề đủỏ̀ng để xe chỏ̉ rác mang đi. Khí hậu ỏ̉ Texas năm nay ấm áp, hỏi có nhiều mây mù nhủ để thêm phần ảm đạm. sụ̉ thật là lễ Giáng Sinh đã qua. Chúng ta bây giỏ̀ trỏ̉ về vỏ́i công việc “bình thủỏ̀ng” hằng ngày. Vậy có còn lại những gì về lễ Giáng Sinh? Lễ Giáng Sinh vủ̀a qua tốt đẹp chăng? Chúng ta có hưởng nhận đủọ̉c tinh thần “mầu nhiệm Giáng Sinh chăng? Làm sao chúng ta biết đủọ̉c? Cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn.
Thật vậy, bây giỏ̀ chúng ta trỏ̉ lại đỏ̀i sống bình thủỏ̀ng. Tuần sau chúng ta sẽ bắt đầu đếm các Chúa nhật mùaquanh năm dụ̉a vào tính toán theo tiếng Latin. Nhủng theo tiếng Anh chúng ta nói Chúa nhật "thủỏ̀ng niên" nhủ thủỏ̀ng lệ. Câu hỏi là: Mùa lễ Giáng Sinh có nhắc chúng ta về "lý do mùa lễ đó" không? Bây giỏ̀ Chúa Kitô đã đến, làm sao chúng ta đễ Ngài vào đỏ̀i sống hằng ngày của chúng ta? Hôm nay chúng ta mủ̀ng lễ Hiển Linh. Lễ này cũng vẫn là lễ của mùa Giáng Sinh. Lễ này nhắc lại câu chuyện Chúa Giáng Sinh, nhủ muốn nhắc chúng ta nhủ̃ng gì Thiên Chúa đã làm cho chúng ta. Lễ Hiển Linh nhắc chúng ta là chúng ta sẽ rỏ̀i máng cỏ, và tìm thấy Thiên Chúa hiện diện trong gia đình, nỏi học đủỏ̀ng, nỏi sỏ̉ làm của chúng ta. Chúng ta trỏ̉ lại đỏ̀i sống bình thủỏ̀ng, nhủng vỏ́i dấu ấn quan trọng là lễ này đem đến ánh sáng cho chúng ta: đó là lễ "hiện diện" của Thiên Chúa (và đó là ý nghĩa của cụm tủ̀ "Hiển Linh").
Các bài sách đọc trong mùa lễ Giáng Sinh cho chúng ta biết việc làm của Thiên Chúa trong thế gian, và điều đó được lập lại hôm nay. Bài đọc thứ nhất nói: "Và vinh quang Đức Chúa đã tỏ rạng trên ngươi". Cuộc sồng chúng ta rất bận rộn với nhiều kế hoạch về việc mưu sinh; năng lực và tiền bạc của chúng ta làm ra chia sẻ cho những người sống xứng đáng quanh ta bằng những gói quà Giáng sinh. Còn chúng ta cũng có những “món quà” Giáng Sinh trong cuộc sống của mình đó là ánh sáng của Thiên Chúa Giáng Sinh đang tỏ chiếu cho phần còn lại của đời sống chúng ta.
Thế giới xung quanh chúng ta một lần nữa đã chối bỏ mầu nhiệm Giáng sinh. Nhưng chúng ta không để cho mùa Giáng sinh qua đi quá nhanh. Hãy dừng các cuộc chơi lại. Hãy cảm nhận được cách Đức Chúa đã giới thiệu những nhân vật quan trọng trong sự kiện này. Các món quà thực sự đến từ Thiên Chúa. Đó chính là "vinh quang của Chúa chiếu tỏa trên ngươi" (Is). Vì thế, cùng với các vị chiêm tinh chúng ta bắt đầu chuyến trở về nhà trong cuộc sống thường lệ với một ngày “bình thường” của chúng ta. Hôm nay phụng vụ giúp chúng ta tạ ơn Thiên Chúa đã nhập thể và sống với chúng ta trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
Khởi đầu Thiên Chúa Giáng Sinh là quà ban cho dân Do thái. Nhưng, hôm nay chúng ta được biết là sự hiện diện của các nhà chiêm tinh đến từ phương đông là cả nhân loại đã nhận được của ban tặng đó. Hãy chú ý là sau khi được gặp Chúa Giêsu các nhà chiêm tinh phải đi "đường khác" để trở về quê quán họ. Của Thiên Chúa đã thay đổi đời sống các nhà chiêm tinh và đời sống của chúng ta nữa. Sau khi đã thấy được đầng Cứu Chuộc sinh ra, mọi sự không trở lại như bình thường cho chúng ta. Chúng ta phải trở về đời sống bằng "đường đi khác". Chúng ta phải áp dụng điều gì chúng ta đã cảm nghiệm cho gia đình, và cho thề giới chúng ta như những người đã gặp một chuyện xãy ra làm thay đổi đời sống họ, vì ánh sáng đã chiếu rạng "vinh quang Thiên Chúa đã rạng trên các ngươi". Với ánh sáng đó, chúng ta nhìn thấy mọi sự việc với nhãn quan khác. ánh sáng chiếu rọi trong đời sống chúng ta, và chúng ta hiểu ý nghĩa mọi sự việc: nhũng sự khó nhăn cũng như những vui vẻ dưới một nhãn quan chúng ta có được bởi ánh sáng đó.
Dân chúng đi lễ trong mùa Giáng Sinh để tìm biết một điều gì. Họ nhớ đến những lễ Giáng Sinh trong thời thơ ấu chăng? đâu là điều đáng kính tôn, đâu là mầu nhiệm và đâu là sự trong sạch của tuổi thơ ấu chúng ta thường có? Chúng ta tìm thời thơ ấu của quá khứ. Ngôi sao dẫn đường đến Hài Nhi đã mờ đi giữa những lo lắng, buồn phiền hằng ngày phải không? Thật ra, Chúa Kitô không còn là Hài Nhi nữa. Hài Nhi đó đã lớn lên. Bây giờ Hài Nhi ở đâu để các nhà chiêm tinh quỳ xuống thờ lạy và đặt của lễ dưới chân? Có lẽ chúng ta phải trở về nhà để tìm Hài Nhi đó. Tìm với nhãn quan chăm chú mọi việc. Vị Vua của người Do thái ở đâu để chúng ta có thể thờ lạy Ngài? Cha mẹ Hài Nhi đặt em xuống ở chỗ náo?
Chúng ta có thể gặp Hài Nhi ở nơi thinh lặng và hoà bình phải không? Như cảnh máng cỏ, có cha mẹ quỳ bên, có chiên lừa thở hơi ấm cúng phải không? Trong giây phút đó chúng ta hãy dâng lời đa tạ. Nhưng đó không phải là đời sống của chúng ta. đấng Cứu Chuộc thế gian đang ở giữa chúng ta, nơi cần biết bao nhiêu người giúp đỡ. Ngài có thể ở nơi mà chúng ta không hề nghĩ đến, nơi có bao nhiêu căng thẳng và chống đối. Hãy nhìn lại cảnh miêu tả trong phúc âm hôm nay: nào đe doạ của đế quốc La mã, nào vị đang cai trị lo nghĩ sợ có một quyền uy khác tranh chấp với mình. Ngày nay các sự chống đối nằm ở đâu để chúng ta có thể tìm đến đấng Cứu Chuộc? Hay ở đâu có sự hiện diện của Thiên Chúa trên thế giới? Hãy bắt đầu tìm ở những nơi có sự căng thảng, hay có sự chống đối, và tìm ánh sáng của máng cỏ đang chiếu rọi vào tầm mắt của chúng ta. Hãy tìm lại lần nữa, và hãy tìm cách làm sao cho sự Hiển Linh của Thiên Chúa thành sự thật trong thế giới chúng ta.
Người diễn giảng có thể nhắc cộng đoàn phụng vụ là Thiên Chúa đang hiện diện ở giữa chúng ta. Hãy chú ý là đấng Cứu Chuộc ở giữa những người kính sợ Thiên Chúa ở Bê-lem. Chúng ta tìm thấy Thiên Chúa ở giữa những người có đức tin đang ca tụng Thiên Chúa. Thiên Chúa cũng ở trong những nơi làm chúng ta cảm thấy kính sợ, là những nơi chúng ta cảm thấy sự “hiện diện” của Ngài. Vậy đó là những nơi nào? Thiên Chúa hiện diện ở những nơi có tình yêu thương; những nơi người yếu hèn nhất được chăm sóc; những nơi đời sống thay đổi về với ánh sáng do những người chăm sóc người khác. đó là những nơi có sự hiện diện của Thiên Chúa, nơi có Chúa "hiển linh”
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
The Epiphany of the Lord -
Isaiah 60: 1-6; Psalm 72; Ephesians 3: 2-3a, 5-6; Matthew 2: 1-12
Well the traffic in the cities has picked up again and we return to our usual routines – the ones interrupted by the Christmas holiday. I notice in the neighborhoods near our priory that, within a few days after Christmas, more than half the seasonal lights on houses and in windows have disappeared and Christmas trees are already lying along the streets ready to be picked up by the trash collectors. The weather here in Texas is mild, but gloomy, as if to add to the reality: Christmas is over, let's get back to work, let's get back to "normal." What's left of Christmas? Was it a "good Christmas"? Did we "get the Christmas Spirit"? How would we measure all that anyway? Life goes on.
Well, we do have to get back to our lives, to the ordinary. Next week we will again be numbering these Sundays "ordinary time" – based on the Latin that means counting. But the English still sounds "ordinary," as in routine, boring and plain. The question is: has the Christmas season reminded us that we have a "Reason for the Season"? Now that Christ has arrived, how do we get him into our daily lives? Today we celebrate Epiphany. It is still a feast of Christmas; it echos the Christmas story, as if to keep us reminded of what God has done for us. Epiphany reminds us that we have to leave the Manger and find God enfleshed in our homes, schools and places of work. We are back to our lives alright, back to where we "keep on keeping on" – but with a purpose illuminated by this feast, this feast of "manifestation" (the meaning of the word Epiphany).
The readings during the Christmas season have been telling us about God's actions in our world. That is repeated today. The first reading says, "The glory of the Lord shines on you." Our lives are so busy, filled with our own plans and doings that it feels like we are the source of our own status, our productivity, our merited state. We gift others at Christmas, but most of the rest of life seems to tell us that we are the source of who we are – we "gift" ourselves.
The world around us has, once again, put Christmas aside. But let’s not leave the Christmas season too quickly. We pause and play it all back again, noticing how God has been the key player this season, as in all seasons. The real gift comes from God. The "glory of the Lord shines on you" (Is.). So, with the Magi, we pause before we begin our trip home to our "ordinary" days. We are present in worship today, to give thanks to the God who has taken flesh and been so present to us in our daily lives.
It started off as a gift to the Jewish people, but today we are told by the presence of wise ones from the East, that all humanity has received this gift. Notice, after the manifestation, the Magi must return "by another route." Already the gift of God has begun to change their lives and ours as well. Having experienced the birth of the Savior, nothing can be the same for us, we have to return to our lives "by another route." We have to take what we have experienced back to our families and world, as people who have experienced a life-altering event. A light has shone, "the glory of the Lord shines upon you." We see things in a different way; light shines in our lives and we interpret the events, the difficulties as well as the joys, under the new vision we have from that light.
People come to church during the Christmas season looking for something. Is it nostalgia for some childhood memory of Christmas? Where is the awe, the sense of mystery and innocence we used to feel? We search for some past childhood. Has the star that leads to the child dimmed for us amid our anxieties and the daily grind? Well, Christ is no longer a baby, he has grown up. Where is he now so that we, like the Magi, might kneel, do him homage and lay down our gifts at his feet? Maybe we have to return home to find him, look with eyes refocused by the light of this event. Where is the King of the Jews that we might worship him? Where is the place his parents have laid him?
Do we find him in a sense of tranquility and peace, like the crib scene – poised parents, docile animals, order and sweetness? We may for a moment and for that we are thankful. But that's not our life. The Savior of the world takes a place among us in our world, where the needs are countless. He may be in the least likely places, places of conflict and tension. Look again at the scene described and suggested in today's Gospel: foreign domination, and a cruel tyrant who is made insecure by the least threat of another's authority. Where are the conflict places today where we might find Him, or where is there a manifestation of His presence in the world? Start where there are tensions and conflicts and look with the light from the crib that illumines our eyes – look again and see how we can make the manifestation of God a reality in our world.
The preacher might want to allude to the worshiping community as a place for God's presence in our midst. Notice that the Savior is found among a God-fearing people in Bethlehem. We find God among a faithful people who praise God. God is also found in any place that moves us to awe and wonder, places where we do feel God's "presence." What places are they for us? God is present and manifested where there is love; where the least are cared for; where a life is changed and turned around, rescued from the darkness by caring people. These are places of manifestation, places of Epiphany.
Isaia 60: 1-6; T. vịnh 71; Êphêsô 3: 2-3a, 5-6; Mátthêu 2: 1-12
Vâng theo thánh ý Chúa – Sữa đổi cách sống như các Đạo sĩ đã làm sau khi viếng Chúa Hài Đồng
Giao thông ở thành phố hiện nay xe cộ bắt đầu trở lại chen nhau như trước lễ Giáng Sinh. Và mọi người trở về nếp sống thường ngày như trước Giáng sinh. Tôi nhận thấy trong các khu dân cư gần tu viện của chúng tôi; trong vòng vài ngày sau lễ Giáng Sinh; ngủỏ̀i ta tắt và gở các đèn trang trí trủỏ́c cửa nhà. Các cây thông lễ Giáng Sinh đã đủọ̉c đem ra để bên lề đủỏ̀ng để xe chỏ̉ rác mang đi. Khí hậu ỏ̉ Texas năm nay ấm áp, hỏi có nhiều mây mù nhủ để thêm phần ảm đạm. sụ̉ thật là lễ Giáng Sinh đã qua. Chúng ta bây giỏ̀ trỏ̉ về vỏ́i công việc “bình thủỏ̀ng” hằng ngày. Vậy có còn lại những gì về lễ Giáng Sinh? Lễ Giáng Sinh vủ̀a qua tốt đẹp chăng? Chúng ta có hưởng nhận đủọ̉c tinh thần “mầu nhiệm Giáng Sinh chăng? Làm sao chúng ta biết đủọ̉c? Cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn.
Thật vậy, bây giỏ̀ chúng ta trỏ̉ lại đỏ̀i sống bình thủỏ̀ng. Tuần sau chúng ta sẽ bắt đầu đếm các Chúa nhật mùaquanh năm dụ̉a vào tính toán theo tiếng Latin. Nhủng theo tiếng Anh chúng ta nói Chúa nhật "thủỏ̀ng niên" nhủ thủỏ̀ng lệ. Câu hỏi là: Mùa lễ Giáng Sinh có nhắc chúng ta về "lý do mùa lễ đó" không? Bây giỏ̀ Chúa Kitô đã đến, làm sao chúng ta đễ Ngài vào đỏ̀i sống hằng ngày của chúng ta? Hôm nay chúng ta mủ̀ng lễ Hiển Linh. Lễ này cũng vẫn là lễ của mùa Giáng Sinh. Lễ này nhắc lại câu chuyện Chúa Giáng Sinh, nhủ muốn nhắc chúng ta nhủ̃ng gì Thiên Chúa đã làm cho chúng ta. Lễ Hiển Linh nhắc chúng ta là chúng ta sẽ rỏ̀i máng cỏ, và tìm thấy Thiên Chúa hiện diện trong gia đình, nỏi học đủỏ̀ng, nỏi sỏ̉ làm của chúng ta. Chúng ta trỏ̉ lại đỏ̀i sống bình thủỏ̀ng, nhủng vỏ́i dấu ấn quan trọng là lễ này đem đến ánh sáng cho chúng ta: đó là lễ "hiện diện" của Thiên Chúa (và đó là ý nghĩa của cụm tủ̀ "Hiển Linh").
Các bài sách đọc trong mùa lễ Giáng Sinh cho chúng ta biết việc làm của Thiên Chúa trong thế gian, và điều đó được lập lại hôm nay. Bài đọc thứ nhất nói: "Và vinh quang Đức Chúa đã tỏ rạng trên ngươi". Cuộc sồng chúng ta rất bận rộn với nhiều kế hoạch về việc mưu sinh; năng lực và tiền bạc của chúng ta làm ra chia sẻ cho những người sống xứng đáng quanh ta bằng những gói quà Giáng sinh. Còn chúng ta cũng có những “món quà” Giáng Sinh trong cuộc sống của mình đó là ánh sáng của Thiên Chúa Giáng Sinh đang tỏ chiếu cho phần còn lại của đời sống chúng ta.
Thế giới xung quanh chúng ta một lần nữa đã chối bỏ mầu nhiệm Giáng sinh. Nhưng chúng ta không để cho mùa Giáng sinh qua đi quá nhanh. Hãy dừng các cuộc chơi lại. Hãy cảm nhận được cách Đức Chúa đã giới thiệu những nhân vật quan trọng trong sự kiện này. Các món quà thực sự đến từ Thiên Chúa. Đó chính là "vinh quang của Chúa chiếu tỏa trên ngươi" (Is). Vì thế, cùng với các vị chiêm tinh chúng ta bắt đầu chuyến trở về nhà trong cuộc sống thường lệ với một ngày “bình thường” của chúng ta. Hôm nay phụng vụ giúp chúng ta tạ ơn Thiên Chúa đã nhập thể và sống với chúng ta trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
Khởi đầu Thiên Chúa Giáng Sinh là quà ban cho dân Do thái. Nhưng, hôm nay chúng ta được biết là sự hiện diện của các nhà chiêm tinh đến từ phương đông là cả nhân loại đã nhận được của ban tặng đó. Hãy chú ý là sau khi được gặp Chúa Giêsu các nhà chiêm tinh phải đi "đường khác" để trở về quê quán họ. Của Thiên Chúa đã thay đổi đời sống các nhà chiêm tinh và đời sống của chúng ta nữa. Sau khi đã thấy được đầng Cứu Chuộc sinh ra, mọi sự không trở lại như bình thường cho chúng ta. Chúng ta phải trở về đời sống bằng "đường đi khác". Chúng ta phải áp dụng điều gì chúng ta đã cảm nghiệm cho gia đình, và cho thề giới chúng ta như những người đã gặp một chuyện xãy ra làm thay đổi đời sống họ, vì ánh sáng đã chiếu rạng "vinh quang Thiên Chúa đã rạng trên các ngươi". Với ánh sáng đó, chúng ta nhìn thấy mọi sự việc với nhãn quan khác. ánh sáng chiếu rọi trong đời sống chúng ta, và chúng ta hiểu ý nghĩa mọi sự việc: nhũng sự khó nhăn cũng như những vui vẻ dưới một nhãn quan chúng ta có được bởi ánh sáng đó.
Dân chúng đi lễ trong mùa Giáng Sinh để tìm biết một điều gì. Họ nhớ đến những lễ Giáng Sinh trong thời thơ ấu chăng? đâu là điều đáng kính tôn, đâu là mầu nhiệm và đâu là sự trong sạch của tuổi thơ ấu chúng ta thường có? Chúng ta tìm thời thơ ấu của quá khứ. Ngôi sao dẫn đường đến Hài Nhi đã mờ đi giữa những lo lắng, buồn phiền hằng ngày phải không? Thật ra, Chúa Kitô không còn là Hài Nhi nữa. Hài Nhi đó đã lớn lên. Bây giờ Hài Nhi ở đâu để các nhà chiêm tinh quỳ xuống thờ lạy và đặt của lễ dưới chân? Có lẽ chúng ta phải trở về nhà để tìm Hài Nhi đó. Tìm với nhãn quan chăm chú mọi việc. Vị Vua của người Do thái ở đâu để chúng ta có thể thờ lạy Ngài? Cha mẹ Hài Nhi đặt em xuống ở chỗ náo?
Chúng ta có thể gặp Hài Nhi ở nơi thinh lặng và hoà bình phải không? Như cảnh máng cỏ, có cha mẹ quỳ bên, có chiên lừa thở hơi ấm cúng phải không? Trong giây phút đó chúng ta hãy dâng lời đa tạ. Nhưng đó không phải là đời sống của chúng ta. đấng Cứu Chuộc thế gian đang ở giữa chúng ta, nơi cần biết bao nhiêu người giúp đỡ. Ngài có thể ở nơi mà chúng ta không hề nghĩ đến, nơi có bao nhiêu căng thẳng và chống đối. Hãy nhìn lại cảnh miêu tả trong phúc âm hôm nay: nào đe doạ của đế quốc La mã, nào vị đang cai trị lo nghĩ sợ có một quyền uy khác tranh chấp với mình. Ngày nay các sự chống đối nằm ở đâu để chúng ta có thể tìm đến đấng Cứu Chuộc? Hay ở đâu có sự hiện diện của Thiên Chúa trên thế giới? Hãy bắt đầu tìm ở những nơi có sự căng thảng, hay có sự chống đối, và tìm ánh sáng của máng cỏ đang chiếu rọi vào tầm mắt của chúng ta. Hãy tìm lại lần nữa, và hãy tìm cách làm sao cho sự Hiển Linh của Thiên Chúa thành sự thật trong thế giới chúng ta.
Người diễn giảng có thể nhắc cộng đoàn phụng vụ là Thiên Chúa đang hiện diện ở giữa chúng ta. Hãy chú ý là đấng Cứu Chuộc ở giữa những người kính sợ Thiên Chúa ở Bê-lem. Chúng ta tìm thấy Thiên Chúa ở giữa những người có đức tin đang ca tụng Thiên Chúa. Thiên Chúa cũng ở trong những nơi làm chúng ta cảm thấy kính sợ, là những nơi chúng ta cảm thấy sự “hiện diện” của Ngài. Vậy đó là những nơi nào? Thiên Chúa hiện diện ở những nơi có tình yêu thương; những nơi người yếu hèn nhất được chăm sóc; những nơi đời sống thay đổi về với ánh sáng do những người chăm sóc người khác. đó là những nơi có sự hiện diện của Thiên Chúa, nơi có Chúa "hiển linh”
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
The Epiphany of the Lord -
Isaiah 60: 1-6; Psalm 72; Ephesians 3: 2-3a, 5-6; Matthew 2: 1-12
Well the traffic in the cities has picked up again and we return to our usual routines – the ones interrupted by the Christmas holiday. I notice in the neighborhoods near our priory that, within a few days after Christmas, more than half the seasonal lights on houses and in windows have disappeared and Christmas trees are already lying along the streets ready to be picked up by the trash collectors. The weather here in Texas is mild, but gloomy, as if to add to the reality: Christmas is over, let's get back to work, let's get back to "normal." What's left of Christmas? Was it a "good Christmas"? Did we "get the Christmas Spirit"? How would we measure all that anyway? Life goes on.
Well, we do have to get back to our lives, to the ordinary. Next week we will again be numbering these Sundays "ordinary time" – based on the Latin that means counting. But the English still sounds "ordinary," as in routine, boring and plain. The question is: has the Christmas season reminded us that we have a "Reason for the Season"? Now that Christ has arrived, how do we get him into our daily lives? Today we celebrate Epiphany. It is still a feast of Christmas; it echos the Christmas story, as if to keep us reminded of what God has done for us. Epiphany reminds us that we have to leave the Manger and find God enfleshed in our homes, schools and places of work. We are back to our lives alright, back to where we "keep on keeping on" – but with a purpose illuminated by this feast, this feast of "manifestation" (the meaning of the word Epiphany).
The readings during the Christmas season have been telling us about God's actions in our world. That is repeated today. The first reading says, "The glory of the Lord shines on you." Our lives are so busy, filled with our own plans and doings that it feels like we are the source of our own status, our productivity, our merited state. We gift others at Christmas, but most of the rest of life seems to tell us that we are the source of who we are – we "gift" ourselves.
The world around us has, once again, put Christmas aside. But let’s not leave the Christmas season too quickly. We pause and play it all back again, noticing how God has been the key player this season, as in all seasons. The real gift comes from God. The "glory of the Lord shines on you" (Is.). So, with the Magi, we pause before we begin our trip home to our "ordinary" days. We are present in worship today, to give thanks to the God who has taken flesh and been so present to us in our daily lives.
It started off as a gift to the Jewish people, but today we are told by the presence of wise ones from the East, that all humanity has received this gift. Notice, after the manifestation, the Magi must return "by another route." Already the gift of God has begun to change their lives and ours as well. Having experienced the birth of the Savior, nothing can be the same for us, we have to return to our lives "by another route." We have to take what we have experienced back to our families and world, as people who have experienced a life-altering event. A light has shone, "the glory of the Lord shines upon you." We see things in a different way; light shines in our lives and we interpret the events, the difficulties as well as the joys, under the new vision we have from that light.
People come to church during the Christmas season looking for something. Is it nostalgia for some childhood memory of Christmas? Where is the awe, the sense of mystery and innocence we used to feel? We search for some past childhood. Has the star that leads to the child dimmed for us amid our anxieties and the daily grind? Well, Christ is no longer a baby, he has grown up. Where is he now so that we, like the Magi, might kneel, do him homage and lay down our gifts at his feet? Maybe we have to return home to find him, look with eyes refocused by the light of this event. Where is the King of the Jews that we might worship him? Where is the place his parents have laid him?
Do we find him in a sense of tranquility and peace, like the crib scene – poised parents, docile animals, order and sweetness? We may for a moment and for that we are thankful. But that's not our life. The Savior of the world takes a place among us in our world, where the needs are countless. He may be in the least likely places, places of conflict and tension. Look again at the scene described and suggested in today's Gospel: foreign domination, and a cruel tyrant who is made insecure by the least threat of another's authority. Where are the conflict places today where we might find Him, or where is there a manifestation of His presence in the world? Start where there are tensions and conflicts and look with the light from the crib that illumines our eyes – look again and see how we can make the manifestation of God a reality in our world.
The preacher might want to allude to the worshiping community as a place for God's presence in our midst. Notice that the Savior is found among a God-fearing people in Bethlehem. We find God among a faithful people who praise God. God is also found in any place that moves us to awe and wonder, places where we do feel God's "presence." What places are they for us? God is present and manifested where there is love; where the least are cared for; where a life is changed and turned around, rescued from the darkness by caring people. These are places of manifestation, places of Epiphany.
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Hiển Linh A - 8.1.2017
Lm Francis Lý văn Ca
17:11 05/01/2017
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Thánh lễ hôm nay nhắc nhở mỗi người trong chúng ta việc Chúa tỏ mình ra cho dân ngoại. Đây là một ngày lễ rất quan trọng, vì nhắc chúng ta sứ vụ loan báo Tin Mừng Chúa Giáng Sinh cho tha nhân, những người chưa biết Chúa, để họ nhận ra Chúa mà tôn thờ kính tin.
Tất cả những lời nguyện và những bài đọc trong thánh lễ hôm nay, một cách nào đó nhắc chúng ta nhiệm vụ phải truyền bá đức tin mà mỗi người trong chúng ta đã lãnh nhận ngày chịu phép rửa tội. Để được điều đó, chúng ta phải tự kiểm chính mình đã sống đức tin đó như thế nào, và trong môi trường chúng ta đang sống, phải sống cách nào hữu hiệu để đức tin đó có thể chiếu sáng cho tha nhân?
Ước gì thánh lễ hôm nay nhắc nhở mỗi người trong chúng ta ơn gọi sống đời Kitô hữu đúng nghĩa giữa dân ngoại. Luôn ý thức mình là sứ giả của Thiên Chúa sai đến cho tha nhân, để rao truyền ơn cứu độ, đem ánh sao năm xưa vào chiếu sáng thế giới đa dạng hôm nay nhưng vắng bóng Thiên Chúa.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Nghĩa bóng của bài đọc thứ I hôm nay hướng chúng ta đến thời cánh chung, ngày đó khắp thế giới sẽ được đón nhận ánh sáng của vì sao cứu chuộc. Các dân nước sẽ quy phục dưới ngai Vua Kitô.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô đến với dân ngoại, nhờ sự rao giảng của các tông đồ, chúng ta đã biết được Tin Mừng Giáng Sinh. Giờ đây tới bổn phận của chúng ta, cũng phải đem Tin Mừng đến cho những ai chưa biết Chúa.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Câu chuyện Ba Vua hôm nay, nhắc nhở chúng ta về sự khó nghèo mà chính Chúa đã chọn. Đây là một sứ điệp mà Giáo Hội, Mẹ Thánh luôn nhắc nhở con cái: Luôn nghĩ đến người khác - Tha Nhân
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến
Thiên Chúa kêu mời chúng ta tuân giữ giới răn của Ngài, Ngài mong muốn chúng ta nên thánh. Mặc dù cuộc sống của chúng ta chưa hoàn hảo, nhưng với lòng thành chúng ta van nài Chúa những ơn cần thiết sau đây:
1. Chúng ta cầu nguyện cho nền hòa bình giữa các quốc gia trên địa cầu. Xin cho ánh sáng đã dẫn đường Ba Vua xưa đến hang Bêlem, soi sáng các nhà lãnh đạo các quốc gia luôn mưu cầu hạnh phúc cho toàn dân. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho những đứa bé sinh ra trong sự tàn tật thể xác và tinh thần, kém may mắn hơn những chúng bạn cùng trang tuổi. Xin Chúa ban niềm an ủi cho những gia đình kém may mắn nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xung quanh chúng ta còn biết bao nhiêu người vẫn chưa nhận biết Chúa là Đấng Cứu Chúa đã giáng sinh làm người. Xin cho chúng ta trở thành những chứng nhân của Tin Mừng Giáng Sinh. Chúng ta cùng nguyện xin. Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho chúng ta một tinh thần quảng đại, thông cảm và tha thứ. Xin dẹp khỏi nơi chúng ta sự hiềm thù, ích kỷ của Hêrôđê, để chúng ta luôn nhìn thấy nơi anh em hình ảnh của Chúa là Cha đầy thân ái. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời trong năm vừa qua, được hưởng niềm vui bất diệt trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin. Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, xin nhậm những lời cầu khẩn của chúng con dâng lên Chúa trong thánh lễ hôm nay, như Chúa đã nhận của lễ của Ba Nhà Đạo sĩ là vàng, nhủ hương và mộc dược. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Thánh lễ hôm nay nhắc nhở mỗi người trong chúng ta việc Chúa tỏ mình ra cho dân ngoại. Đây là một ngày lễ rất quan trọng, vì nhắc chúng ta sứ vụ loan báo Tin Mừng Chúa Giáng Sinh cho tha nhân, những người chưa biết Chúa, để họ nhận ra Chúa mà tôn thờ kính tin.
Tất cả những lời nguyện và những bài đọc trong thánh lễ hôm nay, một cách nào đó nhắc chúng ta nhiệm vụ phải truyền bá đức tin mà mỗi người trong chúng ta đã lãnh nhận ngày chịu phép rửa tội. Để được điều đó, chúng ta phải tự kiểm chính mình đã sống đức tin đó như thế nào, và trong môi trường chúng ta đang sống, phải sống cách nào hữu hiệu để đức tin đó có thể chiếu sáng cho tha nhân?
Ước gì thánh lễ hôm nay nhắc nhở mỗi người trong chúng ta ơn gọi sống đời Kitô hữu đúng nghĩa giữa dân ngoại. Luôn ý thức mình là sứ giả của Thiên Chúa sai đến cho tha nhân, để rao truyền ơn cứu độ, đem ánh sao năm xưa vào chiếu sáng thế giới đa dạng hôm nay nhưng vắng bóng Thiên Chúa.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Nghĩa bóng của bài đọc thứ I hôm nay hướng chúng ta đến thời cánh chung, ngày đó khắp thế giới sẽ được đón nhận ánh sáng của vì sao cứu chuộc. Các dân nước sẽ quy phục dưới ngai Vua Kitô.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô đến với dân ngoại, nhờ sự rao giảng của các tông đồ, chúng ta đã biết được Tin Mừng Giáng Sinh. Giờ đây tới bổn phận của chúng ta, cũng phải đem Tin Mừng đến cho những ai chưa biết Chúa.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Câu chuyện Ba Vua hôm nay, nhắc nhở chúng ta về sự khó nghèo mà chính Chúa đã chọn. Đây là một sứ điệp mà Giáo Hội, Mẹ Thánh luôn nhắc nhở con cái: Luôn nghĩ đến người khác - Tha Nhân
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến
Thiên Chúa kêu mời chúng ta tuân giữ giới răn của Ngài, Ngài mong muốn chúng ta nên thánh. Mặc dù cuộc sống của chúng ta chưa hoàn hảo, nhưng với lòng thành chúng ta van nài Chúa những ơn cần thiết sau đây:
1. Chúng ta cầu nguyện cho nền hòa bình giữa các quốc gia trên địa cầu. Xin cho ánh sáng đã dẫn đường Ba Vua xưa đến hang Bêlem, soi sáng các nhà lãnh đạo các quốc gia luôn mưu cầu hạnh phúc cho toàn dân. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho những đứa bé sinh ra trong sự tàn tật thể xác và tinh thần, kém may mắn hơn những chúng bạn cùng trang tuổi. Xin Chúa ban niềm an ủi cho những gia đình kém may mắn nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xung quanh chúng ta còn biết bao nhiêu người vẫn chưa nhận biết Chúa là Đấng Cứu Chúa đã giáng sinh làm người. Xin cho chúng ta trở thành những chứng nhân của Tin Mừng Giáng Sinh. Chúng ta cùng nguyện xin. Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho chúng ta một tinh thần quảng đại, thông cảm và tha thứ. Xin dẹp khỏi nơi chúng ta sự hiềm thù, ích kỷ của Hêrôđê, để chúng ta luôn nhìn thấy nơi anh em hình ảnh của Chúa là Cha đầy thân ái. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời trong năm vừa qua, được hưởng niềm vui bất diệt trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin. Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, xin nhậm những lời cầu khẩn của chúng con dâng lên Chúa trong thánh lễ hôm nay, như Chúa đã nhận của lễ của Ba Nhà Đạo sĩ là vàng, nhủ hương và mộc dược. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Tình ngài một chút đủ vui một đời
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
22:29 05/01/2017
TÌNH NGÀI MỘT CHÚT ĐỦ VUI MỘT ĐỜI
( Lễ Hiển Linh )
“Hãy trông lại, chỉ một giây thôi. Hãy ban Lời, chỉ một câu thôi. Chúa đã từng dựng nên đất trời. Tình Ngài một chút đủ vui một đời”. Ca từ của một bản thánh ca đã làm tôi ngây ngất một thời. Bỗng giật mình vì Chúa đã tỏ mình cho muôn dân. Lời Chúa phán truyền cho nhân loại đã nên trọn hảo nơi chính Đấng làm người, Giêsu Kitô (x.Dt 1,1-2). Hội Thánh cử hành Lễ Hiển Linh cũng là để khẳng định rằng Thiên Chúa đã tỏ mình cho muôn dân, bất phân màu da, chủng tộc, quốc tịch, niềm tin, phận vị hay vai vế. Các mục tử, hầu chắc là Do thái giáo tại cánh đồng Bêlem và ba vị đạo sĩ Đông phương như là đại diện cho toàn thể nhân loại. Chúa đã tự tỏ mình, thế mà vẫn còn đó rất nhiều người chưa nhận ra. Tất cả đều có lý do. Phải chăng là do ở những cách thế Chúa tỏ mình khiến nhiều người khó tiếp nhận? Nào ta cùng xem thử những cách thế Chúa thường dùng để hiển linh hay tự tỏ mình ra cho loài người chúng ta.
1.Vũ trụ thiên nhiên và các dấu chỉ thời đại: Tác giả Thánh Vịnh không chút do dự khi xác nhận: “Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa. Không trung loan báo việc tay Người làm…” (Tv 19). Thánh Tông đồ dân ngoại đã khẳng định với dân thành Roma: “Quả vậy, những gì người ta không thể nhìn thấy được nơi Thiên Chúa, tức là quyền năng vĩnh cửu và thần tính của Người, thì từ khi Thiên Chúa tạo thành vũ trụ, trí khôn con người có thể nhìn thấy được qua những công trình của Người” (Rm 1,20).
Khi đi rao giảng Tin Mừng Chúa Kitô cũng đã mời gọi người đương thời vốn biết luận suy các dấu chỉ thiên nhiên để biết tiết thời nắng mưa hay xuân hè thì cũng phải biết nhìn các hoạt động của Người để nhận ra triều đại Thiên Chúa đang đến (x.Lc 21,29-31). Tin Mừng thánh Matthêu trong thánh Lễ Hiển Linh hôm nay tường thuật ba nhà đạo sĩ Đông phương đã nhờ ánh sao lạ mà nhận ra sứ điệp của Thiên Chúa.
2. Lời Thiên Chúa mạc khải qua Thánh Kinh: “Thưở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các Ngôn sứ, nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử” (Dt 1,1-2). Là Kitô hữu, chúng ta dễ dàng chân nhận kho tàng mạc khải là Thánh Kinh. Tuy nhiên trong niềm tin Công Giáo chúng ta còn nhìn nhận vai trò giải thích Thánh Kinh một cách chính thức và Tông Truyền của Hội Thánh mẹ.
Sau khi ánh sao lạ vụt tắt, ba nhà đạo sĩ đã vào thành Giêrusalem cầu cứu thì vua Hêrôđê đã cho vời các Trưởng Tế và luật sĩ đến để hỏi xem Đấng Kitô phải sinh ra ở đâu. Nhờ lời Kinh Thánh, họ đã trả lời với Hêrôđê: “Tại Bêlem, miền Giuđê, vì trong sách Ngôn sứ có chép rằng: Phần ngươi, hỡi Bêlem, miền đất Giuđa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giuđa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Israel dân Ta sẽ ra đời” (Mt 2, 5-6).
Song song với nguồn mạc khải là Thánh Kinh thì Hội Thánh Công Giáo còn tin nhận một nguồn mạc khải khác đó là Thánh Truyền. Đó là những gì Chúa Kitô truyền dạy cho các Tồng đồ mà không được ghi lại trong Kinh Thánh. Nói như Thánh Tông đồ Gioan: “Còn nhiều điều khác Đức Giêsu đã làm. Nếu ghi lại từng điều một, thì tôi thiết nghĩ: cả thế giới cũng không đủ chỗ chứa các sách viết ra” (Ga 21,25). Đó là “việc lưu truyền Lời Chúa sống động được thực hiện trong Chúa Thánh Thần, là việc Chúa Cha truyền thông chính mình, nhờ Ngôi Lời và trong Chúa Thánh Thần; việc này vẫn tiếp diễn và tác động trong Hội Thánh” (GLHTCG số 79) (Tự Điển Công Giáo trang 314).
Thiên Chúa đã tỏ mình ra nghĩa là Người đã mạc khải chính Người, chương trình và ý định của Người cho nhân loại chúng ta. Người đã tỏ mình ra qua các công trình của Người theo dòng lịch sử là vũ trụ thiên nhiên, là các biến cố thời đại. Người đã tỏ mình ra qua Thánh Kinh, qua Đấng là Ngôi Lời, qua truyền thống đức tin của Hội Thánh do các Tông đồ truyền lại. Thế nhưng để nhận ra Thiên Chúa cũng như chuơng trình và ý định của Người thì còn cần một yếu tố có tính quyết định về phía con người đó là tấm lòng thành của một lương tâm ngay chính.
Biết bao người thời các đạo sĩ Đông phương vẫn có thể nhìn thấy ánh sao lạ, biết bao người thời vua Hêrôđê như các Thượng tế, các Kinh sư đều thông thuộc Thánh Kinh và ngay cả hôm nay cũng biết bao người đã nghe, hiểu lời giảng dạy của Hội Thánh, tiếp cận cách thời sự các dấu chỉ thời đại qua mạng lưới viễn thông, thế mà họ vẫn chưa nhận ra hay không nhận ra Thiên Chúa. Tất thảy chỉ vì họ đang thiếu tấm lòng thành như ba nhà đạo sĩ năm xưa. Rất có thể vì họ chưa có một lương tâm trong sáng và ngay lành.
“Phúc cho ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa” (Mt 5,8). Sự trong sạch của tâm hồn ở đây không hạn hẹp ở việc giữ lòng thanh sạch, khỏi mọi vương vấn tà dâm. Một tâm hồn trong sạch, thiết nghĩ phải là một tâm hồn biết nhạy bén với điều hay, lẽ phải, với những điều tốt đẹp và sự thiêng thánh. Một tâm hồn trong sạch là tâm hồn biết tự do với những thiện hảo thế trần. Chúa Kitô đã nói rõ chân lý này khi khẳng định với các biệt phái rằng không phải giữ nghi lễ rửa chén bát, tay chân mà nên trong sạch nhưng khi biết đem những gì bên trong ra mà phân phát thì mọi sự sẽ nên thanh sạch cho chúng ta (x.Lc 11,37-41). Để có một tâm hồn trong sạch như thế, chắc chắn ta cần phải thanh luyện không ngừng để thoát khỏi những quyến luyến bất chính, từ bỏ tội ác, quyết tâm xa lánh chước cám dỗ đồng thời luôn tích cực dệt xây lòng hướng thượng và chí cầu tiến. “Phúc thay ai khao khát nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng” (Mt 5,6). Tình Ngài một chút, đủ vui một đời. Gặp Người một chút, hạnh phúc cả đời.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
( Lễ Hiển Linh )
“Hãy trông lại, chỉ một giây thôi. Hãy ban Lời, chỉ một câu thôi. Chúa đã từng dựng nên đất trời. Tình Ngài một chút đủ vui một đời”. Ca từ của một bản thánh ca đã làm tôi ngây ngất một thời. Bỗng giật mình vì Chúa đã tỏ mình cho muôn dân. Lời Chúa phán truyền cho nhân loại đã nên trọn hảo nơi chính Đấng làm người, Giêsu Kitô (x.Dt 1,1-2). Hội Thánh cử hành Lễ Hiển Linh cũng là để khẳng định rằng Thiên Chúa đã tỏ mình cho muôn dân, bất phân màu da, chủng tộc, quốc tịch, niềm tin, phận vị hay vai vế. Các mục tử, hầu chắc là Do thái giáo tại cánh đồng Bêlem và ba vị đạo sĩ Đông phương như là đại diện cho toàn thể nhân loại. Chúa đã tự tỏ mình, thế mà vẫn còn đó rất nhiều người chưa nhận ra. Tất cả đều có lý do. Phải chăng là do ở những cách thế Chúa tỏ mình khiến nhiều người khó tiếp nhận? Nào ta cùng xem thử những cách thế Chúa thường dùng để hiển linh hay tự tỏ mình ra cho loài người chúng ta.
1.Vũ trụ thiên nhiên và các dấu chỉ thời đại: Tác giả Thánh Vịnh không chút do dự khi xác nhận: “Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa. Không trung loan báo việc tay Người làm…” (Tv 19). Thánh Tông đồ dân ngoại đã khẳng định với dân thành Roma: “Quả vậy, những gì người ta không thể nhìn thấy được nơi Thiên Chúa, tức là quyền năng vĩnh cửu và thần tính của Người, thì từ khi Thiên Chúa tạo thành vũ trụ, trí khôn con người có thể nhìn thấy được qua những công trình của Người” (Rm 1,20).
Khi đi rao giảng Tin Mừng Chúa Kitô cũng đã mời gọi người đương thời vốn biết luận suy các dấu chỉ thiên nhiên để biết tiết thời nắng mưa hay xuân hè thì cũng phải biết nhìn các hoạt động của Người để nhận ra triều đại Thiên Chúa đang đến (x.Lc 21,29-31). Tin Mừng thánh Matthêu trong thánh Lễ Hiển Linh hôm nay tường thuật ba nhà đạo sĩ Đông phương đã nhờ ánh sao lạ mà nhận ra sứ điệp của Thiên Chúa.
2. Lời Thiên Chúa mạc khải qua Thánh Kinh: “Thưở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các Ngôn sứ, nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử” (Dt 1,1-2). Là Kitô hữu, chúng ta dễ dàng chân nhận kho tàng mạc khải là Thánh Kinh. Tuy nhiên trong niềm tin Công Giáo chúng ta còn nhìn nhận vai trò giải thích Thánh Kinh một cách chính thức và Tông Truyền của Hội Thánh mẹ.
Sau khi ánh sao lạ vụt tắt, ba nhà đạo sĩ đã vào thành Giêrusalem cầu cứu thì vua Hêrôđê đã cho vời các Trưởng Tế và luật sĩ đến để hỏi xem Đấng Kitô phải sinh ra ở đâu. Nhờ lời Kinh Thánh, họ đã trả lời với Hêrôđê: “Tại Bêlem, miền Giuđê, vì trong sách Ngôn sứ có chép rằng: Phần ngươi, hỡi Bêlem, miền đất Giuđa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giuđa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Israel dân Ta sẽ ra đời” (Mt 2, 5-6).
Song song với nguồn mạc khải là Thánh Kinh thì Hội Thánh Công Giáo còn tin nhận một nguồn mạc khải khác đó là Thánh Truyền. Đó là những gì Chúa Kitô truyền dạy cho các Tồng đồ mà không được ghi lại trong Kinh Thánh. Nói như Thánh Tông đồ Gioan: “Còn nhiều điều khác Đức Giêsu đã làm. Nếu ghi lại từng điều một, thì tôi thiết nghĩ: cả thế giới cũng không đủ chỗ chứa các sách viết ra” (Ga 21,25). Đó là “việc lưu truyền Lời Chúa sống động được thực hiện trong Chúa Thánh Thần, là việc Chúa Cha truyền thông chính mình, nhờ Ngôi Lời và trong Chúa Thánh Thần; việc này vẫn tiếp diễn và tác động trong Hội Thánh” (GLHTCG số 79) (Tự Điển Công Giáo trang 314).
Thiên Chúa đã tỏ mình ra nghĩa là Người đã mạc khải chính Người, chương trình và ý định của Người cho nhân loại chúng ta. Người đã tỏ mình ra qua các công trình của Người theo dòng lịch sử là vũ trụ thiên nhiên, là các biến cố thời đại. Người đã tỏ mình ra qua Thánh Kinh, qua Đấng là Ngôi Lời, qua truyền thống đức tin của Hội Thánh do các Tông đồ truyền lại. Thế nhưng để nhận ra Thiên Chúa cũng như chuơng trình và ý định của Người thì còn cần một yếu tố có tính quyết định về phía con người đó là tấm lòng thành của một lương tâm ngay chính.
Biết bao người thời các đạo sĩ Đông phương vẫn có thể nhìn thấy ánh sao lạ, biết bao người thời vua Hêrôđê như các Thượng tế, các Kinh sư đều thông thuộc Thánh Kinh và ngay cả hôm nay cũng biết bao người đã nghe, hiểu lời giảng dạy của Hội Thánh, tiếp cận cách thời sự các dấu chỉ thời đại qua mạng lưới viễn thông, thế mà họ vẫn chưa nhận ra hay không nhận ra Thiên Chúa. Tất thảy chỉ vì họ đang thiếu tấm lòng thành như ba nhà đạo sĩ năm xưa. Rất có thể vì họ chưa có một lương tâm trong sáng và ngay lành.
“Phúc cho ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa” (Mt 5,8). Sự trong sạch của tâm hồn ở đây không hạn hẹp ở việc giữ lòng thanh sạch, khỏi mọi vương vấn tà dâm. Một tâm hồn trong sạch, thiết nghĩ phải là một tâm hồn biết nhạy bén với điều hay, lẽ phải, với những điều tốt đẹp và sự thiêng thánh. Một tâm hồn trong sạch là tâm hồn biết tự do với những thiện hảo thế trần. Chúa Kitô đã nói rõ chân lý này khi khẳng định với các biệt phái rằng không phải giữ nghi lễ rửa chén bát, tay chân mà nên trong sạch nhưng khi biết đem những gì bên trong ra mà phân phát thì mọi sự sẽ nên thanh sạch cho chúng ta (x.Lc 11,37-41). Để có một tâm hồn trong sạch như thế, chắc chắn ta cần phải thanh luyện không ngừng để thoát khỏi những quyến luyến bất chính, từ bỏ tội ác, quyết tâm xa lánh chước cám dỗ đồng thời luôn tích cực dệt xây lòng hướng thượng và chí cầu tiến. “Phúc thay ai khao khát nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng” (Mt 5,6). Tình Ngài một chút, đủ vui một đời. Gặp Người một chút, hạnh phúc cả đời.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hội đồng Giám Mục Congo trung gian hòa giải khủng hoảng chính trị giữa Tổng Thống và phe đối lập
Nguyễn Long Thao
10:22 05/01/2017
Hội Đồng Giám Mục Dân Chủ Cộng Hòa Congo đã làm trung gian hòa giải giữa một bên là Tổng Thống Joseph Kabila và bên kia là các nhà lãnh đạo phe đối lập.
Cuộc trung gian hoà giải đã đạt được thỏa thuận, theo đó Tổng Thống Kabila sẽ tổ chức bầu cử vào tháng 12. Ông hứa sẽ không tái tranh cử, và rời bỏ quyền lực.
Nhưng theo báo New York Times thì mặc dù đã có thỏa thuận,nhưng Tổng Thống Kabila có thể sẽ lợi dụng thời gian tới cuối năm để tính toán một kế hoạch tiếp tục nắm giữ quyền hành.
Được biết Tổng Thống Kabila đã cai trị của quốc gia này từ năm 2001 tới nay. Ông đã vi phạm hiến pháp nắm giữ chức vụ tổng Thống trong mấy nhiệm kỳ.
Nước Dân chủ Công Hòa Congo thuộc Phi châu có dân số: 81.300.000 trong đó:
50% Công Giáo,
30% Tin lành,
10% Hồi giáo,
10%Tín ngưỡng bản địa
Cuộc trung gian hoà giải đã đạt được thỏa thuận, theo đó Tổng Thống Kabila sẽ tổ chức bầu cử vào tháng 12. Ông hứa sẽ không tái tranh cử, và rời bỏ quyền lực.
Nhưng theo báo New York Times thì mặc dù đã có thỏa thuận,nhưng Tổng Thống Kabila có thể sẽ lợi dụng thời gian tới cuối năm để tính toán một kế hoạch tiếp tục nắm giữ quyền hành.
Được biết Tổng Thống Kabila đã cai trị của quốc gia này từ năm 2001 tới nay. Ông đã vi phạm hiến pháp nắm giữ chức vụ tổng Thống trong mấy nhiệm kỳ.
Nước Dân chủ Công Hòa Congo thuộc Phi châu có dân số: 81.300.000 trong đó:
50% Công Giáo,
30% Tin lành,
10% Hồi giáo,
10%Tín ngưỡng bản địa
McDonald's ngay tại Vatican? Eo ôi, Lạy Chuá Tôi!
Trần Mạnh Trác
10:42 05/01/2017
Roma (04/01/2017) .- Một tiệm 'ăn nhanh' cuả Mỹ đã mở cứa ngay ở Vatican?
Người dân địa phương ở Roma lại có dịp bàn tán sôi nổi khi tiệm McDonald's đầu tiên được mở cửa tuần trước ngay tại góc đường cạnh quảng trường Thánh Phêrô.
Một số người Roma đã bày tỏ niềm vui trên trang Web vì nhà hàng này cung cấp những đồ ăn với giá phải chăng trong khi khu vực xung quanh Vatican vẫn có tiếng là khu đắt đỏ phục vụ cho khách du lịch.
Nhưng cũng có nhiều người lo lắng về sự thay đổi đối bản sắc văn hóa của khu vực.
Đức Hồng Y Elio Sgreccia, cựu giám đốc Học viện Giáo hoàng về sự sống, trước ngày khai mạc, đã lớn tiếng chỉ trích quyết định cho phép mở một nhà hàng như vậy, gọi đó là một quyết định "gây tranh cãi, ít nhất thì cũng là một quyết định ngoan cố."
Bị đặt cho một cái tên diễu cợt là "McVatican," nhà hàng mới này tọa lạc trong một bất động sản của Vatican ở Roma, ngay giao lộ của Borgo Pio và Via del Mascheriny, chỉ vài phút đi bộ từ Nhà thờ Thánh Phêrô.
Sau khi đã coi xét nhiều đề nghị từ nhiều công ty khác nhau xin mướn gian nhà trống ấy, Cục Quản lý của Di sản của Tòa Thánh (APSA), là cơ quan giám sát tài sản của Vatican, đã chọn cho McDonald thuê với giá 30 ngàn euro ($31400, 712 triệu đ) một tháng. Quyết định này được công bố tháng 10 năm 2016.
ĐHY Domenico Calcagno, chủ tịch APSA, cho biết Ngài không thấy có vấn đề gì với McDonald. Ngài cho biết tất cả mọi thứ đã được thực hiện "trong sự tôn trọng luật pháp và không có gì đi ngược lại các quy định hiện hành, truyền thống và lợi ích của Tòa Thánh."
Còn McDonald's thì nói rằng vị trí mới của họ là ở một khu du lịch bên ngoài tường thành Vatican, theo tin Reuters.
"Giống như trường hợp cuả các nhà hàng McDonald's khác khi hoạt động gần một di tích lịch sử ở Ý, nhà hàng này đã thích nghi đầy đủ với sự tôn trọng môi trường lịch sử" theo thông cáo cuả nhà hàng.
Tuy nhiên thay mặt cho nhóm bất đồng, Đức Hồng Y Sgreccia vẫn cho rằng vị trí cuả nhà hàng là gần Vatican quá, cách thiết kế "không tôn trọng truyền thống kiến trúc và đô thị" của Roma, và gọi thỏa thuận là "một quyết định kinh doanh, hơn nữa, bỏ qua các truyền thống ẩm thực của các nhà hàng La Mã. "
Video thời sự Giáo hội và Thế giới tuần đầu năm mới 2017
VietCatholic
11:15 05/01/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Chương trình Truyền hình của chúng tôi hôm nay gồm có những tin chính sau đây:
1. ĐTC Phanxicô và buổi tiếp kiến chung đầu tiên năm 2017 với hơn 8000 người
2. ĐTC chào các đòan hành hương về thăm Vatican
3. 32 triệu người theo dõi Twitter của ĐGH Phanxicô
4. 28 nhân viên mục vụ của Giáo Hội bị giết trong năm 2016
5. Dân Biểu Quốc hội Hoa Kỳ đa số vẫn là người Kitô giáo
Sau đây mời qúi vị và anh chị em theo dõi phần tin chi tiết của chúng tôi:
Buổi tiếp kiến chung đầu tiên trong năm 2017
ĐTC Phanxicô đã nói về “Sự sống và niềm hy vọng nảy sinh từ tiếng khóc khổ đau của các bà mẹ” với hơn 8000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung đầu tiên trong năm mới tại đại thính đường Phaolo VI sáng thứ tư 4-1-2017 Ngài nói rằng: “Các hài nhi Bếtlehem chết vì Chúa Giêsu, và Chúa Giêsu Chiên Con vô tội sẽ chết cho tất cả để ban sự sống cho mọi người”.
Trong bài huấn dụ ĐTC đã giải thích ý nghĩa văn bản kinh thánh mà ngôn sứ Giêremia nói về bà Rakhel thương khóc các con mình và không muốn được an ủi vì chúng không còn nữa. Đ0TC nói đây là một gương mặt phụ nữ nói với chúng ta về niềm hy vọng được sống trong tiếng khóc. Đó là bà Rakhel, vợ của tổ phụ Giacóp và là mẹ của Giuse và Bengiamin, người đã chết khi cho người con thứ hai là Bengiamin chào đời, như kể trong sách Sáng Thế. Ngôn sứ Giêrêmia quy chiếu bà Rakhel và hướng tới dân Israel đang sống kiếp lưu đầy bên Babylon, để an ủi họ với các lời đầy cảm động và thi vị như sau: “Người ta nghe có tiếng khóc ở Rama, một tiếng khóc than cay đắng: bà Rakhel thương khóc các con mình và không muốn được an ủi, vì chúng không còn nữa”. Sự khước từ của bà Rakhel không muốn được an ủi cũng dậy cho chúng ta biết rằng cần phải biết tế nhị trước nỗi khổ đau của người khác. Để nói về niềm hy vọng với ai bị tuyệt vọng, cần phải chia sẻ sự tuyệt vọng của họ; để lau khô nước mắt cho gương mặt của ai khổ đau, cần phải hiệp nhất với tiếng khóc của họ. Chỉ như thế các lời nói của chúng ta mới thực sự có khả năng trao ban một chút hy vọng.
ĐTC chào các đòan hành hương
Sau bài huấn dụ, ĐTC đã chào các đoàn hành hương nói tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Arập và Ý.
Chào các tín hữu nói tiếng Pháp ngài cầu mong ánh sáng của lễ Giáng Sinh tiếp tục chiếu soi cuộc sống, cả khi nó có khó khăn và không thiếu các lo âu.
Với các tín hữu đến từ Hoa Kỳ, Canada và Australia ngài xin Thiên Chúa giữ gìn họ trong suốt năm mới này trong niềm hy vọng của đức tin và ban cho họ niềm vui là con nhỏ của Chúa.
ĐTC chúc các anh chị em nói tiếng Đức và Tây Ban Nha luôn xác tín Chúa ở gần mọi người trong niềm vui và khổ đau và là hy vọng của con người.
Ngài đặc biệt chào một nhóm linh mục giáo phận Angra bên Bồ Đào Nha và xin Đức Mẹ canh thức trên con đường ơn gọi của các vị và giúp các vị là dấu chỉ sự tin tưởng và hy vọng cho tín hữu.
Chào các tín hữu Ba Lan ngài nói ngày mốt là lễ Chúa tỏ mình. Trên đường của các thành phố và nhiều nơi tại Ba Lan có các đoàn kiệu của Ba Vua chào các tham dự viên với lời chào của thánh Phanxicô “An bình và hạnh phúc”. Ngài xin mọi người nhớ rằng Chúa Giêsu đã nhập thể giáng sinh tại Bếtlêhem và đem ơn cứu độ tới cho chúng ta và muốn ở trong tim từng người.
Trong các đoàn hành hương nói tiếng Ý ĐTC đặc biệt chào nhóm “Hiệp hội gia đình cầu nguyện và sống bác ái” cử hành 45 năm thành lập; các đại diện Trung tâm tông đồ của chân phước Vincenzzo Romano mừng 25 năm hoạt động đào tạo ơn gọi; các tu sĩ khấn tạm dòng Anh em hèn mọn tỉnh dòng thánh Antôn và phong trào giới trẻ huynh đệ Phan Sinh Betania.
Sau cùng ĐTC chào các bạn trẻ, ngài cầu mong họ biết sống mỗi ngày trong năm mới như ơn của Chúa với lòng biết ơn và sự liêm chính. Ngài xin Chúa và Đức Mẹ gần gũi và an ủi các anh chị em đau yếu bệnh tật, và giúp các đôi tân hôn dấn thân thực hiện sự hiệp thông cuộc sống chân thành theo chương trình của Thiên Chúa.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.
32 triệu người theo dõi Twitter của ĐGH Phanxicô
Đầu năm 2017 tài khoản Twitter của Đức Thánh Cha Phanxicô có 32 triệu theo dõi. Qua tài khoản Twitter, Đức Thánh Cha gửi sứ điệp ngắn, giống như ngày Tết dương lich năm 2017 Ngài đã viết: "Chúng ta hãy phó thác năm mới cho Đức Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, để hòa bình và lòng thương xót có thể phát triển trên toàn thế giới"; hoặc cuối năm 2016: Ngài viết "Khi chúng ta kết thúc năm cũ, chúng ta hãy nhớ những ngày, tuần và tháng, chúng tôi đã sống để tạ ơn và dâng lên Chúa tất cả mọi thứ"
Đa số những người theo dõi tài khoản Twitter của Đức Thánh Cha là những người nói tiếng Tây Ban Nha. Sau đây là con số những người theo dõi tài khoản Twitter của ĐGH xếp theo ngôn ngữ:
Tây Ban Nha: 12.500.000 người
Tiếng Anh: 10,2 triệu
Ý: 4.100.000
Bồ Đào Nha: 2.440.000
Ba Lan: 751.000
Latin: 735.000
Pháp: 717.000
Đức: 412.000
Ả Rập: 350.000
Đức Giáo Hoàng Benedictô thứ 16 đã mở tài khoản Twitter một vài tháng trước khi Ngài từ chức. Còn tài khoản Twitter của Đức Thánh Cha Phanxicô được chính thức khai mạc tại Văn phòng Báo chí Tòa Thánh vào ngày 3 tháng 12, năm 2012. Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tài khoản Pontifex ngay sau khi đắc cử. Ngày 17 tháng 3 năm 2013 ngài gửi ra Twit đầu tiên "Các bạn thân mến, từ trái tim của tôi tôi cảm ơn bạn và yêu cầu bạn tiếp tục cầu nguyện cho tôi”.
28 nhân viên mục vụ của Giáo Hội bị giết trong năm 2016
Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc vừa đưa ra báo cáo thường niên về các trường hợp nhân viên mục vụ của Giáo Hội bị giết trong năm qua.
Trong năm 2016, 28 nhân viên chăm sóc mục vụ của Giáo Hội đã bị thiệt mạng trên toàn thế giới. Theo những số liệu do Fides thu thập được, trong năm 2016, 14 linh mục, 9 nữ tu, một chủng sinh, 4 giáo dân đã bị chết thảm. Ở Mỹ Châu có 12 nhân viên chăm sóc mục vụ đã bị giết; trong đó có 9 linh mục và 3 nữ tu. Tại Phi Châu 8 vị đã bị giết gồm 3 linh mục, 2 nữ tu, một chủng sinh, cùng với 2 giáo dân. 7 vị tại Á châu đã bị giết chết gồm 1 linh mục, 4 nữ tu, và 2 giáo dân. Tại Âu châu có một linh mục đã bị khủng bố Hồi Giáo giết chết.
Phần lớn các nhân viên chăm sóc mục vụ đã bị giết trong năm 2016 là do các vụ cướp, và trong một số trường hợp các vị bị giết rất dã man. Đó là dấu chỉ của sự suy đồi đạo đức, sự gia tăng nghèo đói cả về kinh tế lẫn văn hóa, dẫn đến các hình thái bạo lực coi thường tính mạng con người. Trong nhiều trường hợp, các linh mục, nữ tu và giáo dân đã bị giết, nằm trong số những người lớn tiếng lên án bất công, tham nhũng, nghèo đói, nhân danh Tin Mừng.
Dân Biểu Quốc hội Hoa Kỳ đa số vẫn là người Kitô giáo
Quốc Hội Hoa Kỳ nhậm chức vào thứ ba vừa qua vẫn còn gần như đa số áp đảo là Kitô giáo gần giống như năm 1960 trước đây, ngay cả trong khi tỷ lệ người Mỹ trưởng thành người tự gọi mình là Kitô hữu đã giảm, theo phân tích của Trung tâm nghiên cứu Pew
Một báo cáo từ nhóm trung lập nói rằng 91% các nhà lập pháp trong Quốc hội thứ 115 kỳ này là người đảng Cộng Hòa và nói mình là Kitô hữu, giảm nhẹ so với 95% trong Quốc hội thứ 87 vào năm 1961 và 1962, những năm đầu tiên có dữ liệu để so sánh.
Ngược lại, phần lớn người Mỹ tự gọi mình là Kitô giáo đã giảm xuống 71% trong năm 2014, báo cáo của Pew cho biết. Trong khi Pew không có con số cho năm 1960, một cuộc khảo sát của Gallup từ thời điểm đó cho thấy rằng 93% người Mỹ đã mô tả mình là Kitô hữu.
Khoảng cách lớn nhất giữa Quốc hội và người Mỹ là số những người nói rằng họ không có tôn giáo. Chỉ có một nghị sĩ, đại diện đảng Dân chủ bà Kyrsten Sinema Arizona, cho mình là không liên kết với tôn giáo nào cả. Nhưng theo cuộc khảo sát của Pew cho thấy 23% người Mỹ cho rằng mình không thuộc tôn giáo nào cả.
Trong số 293 dân biểu Cộng Hòa được bầu vào Quốc hội mới, tất cả là Kitô hữu trừ 2 người Do Thái.
242 dân biểu đảng Dân chủ trong Quốc hội, 80% họ là Kitô hữu, còn lại có 28 người Do Thái, 3 người Phật tử, 3 người theo đạo Hindu, 2 người Hồi giáo và 1 một tin vào vũ trụ phổ quát.
Số dân biểu người Tin Lành trong Quốc hội nay đã giảm xuống 56% so với 75% trong năm 1961, trong khi dân biểu người Công Giáo trong Quốc hội đã tăng lên đến 31% từ 19% vào năm 1960.
Dân số Hoa Kỳ trong năm 2014 là 46,5% người Tin Lành và 21% người Công Giáo theo như cuộc khảo sát của Pew cho thấy.
Lahore: Một Kitô hữu Tin lành bị bắt vì xé kinh Qurʾān
Xavier Nguyễn Đông
11:23 05/01/2017
Lahore (05/01/2017) - Một Kitô hữu ở làng Kamahan, gần Lahore, đã bị bắt về tội báng bổ và phải đối mặt với án tử hình.
Theo đơn khiếu nại của một người Hồi giáo, Haji Nadeem, thì ông Shahbaz Babu đã xúc phạm cuốn sách thánh của Hồi giáo bằng cách viết tên mình lên một số trang, xé chúng ra và sau đó vấ́t chúng trên đường trước ngôi đền Hồi giáo của đạo trưởng Peer Baba Gujjar.
Theo Hiệp hội Kitô giáo Pakistan, người Kitô hữu này hoàn toàn không biết chữ, nên ông không thể bao giờ viết tên của mình trên bất kỳ đâu.
Tuy thế Babu, 41 tuổi, có 3 con, vẫn bị bắt vào ngày 30 tháng 12 theo Điều 295B Bộ luật Hình sự Pakistan và bị giam giữ tại đồn cảnh sát Nishtar.
Sau đó, để tránh bị trả thù từ người Hồi giáo, bị cáo đã được chuyển đến nhà tù Model Town, một huyện khác của Lahore.
Các nhà hoạt động xã hội lưu ý rằng không có ai đã thấy ông ta viết trên sách Qur'an. Khiếu nại có thể là một hành động trả đũa đối với gia đình của ông ta, bởi vì người 'nguyên đơn' đang có tranh chấp với anh trai cuả ông Babu là George Masih, là sở hữu cuả một cửa hàng tạp hóa phát đạt mà nguyên đơn Nadeem đang muốn tranh giành.
Người Kitô hữu Tin Lành này đã thường gây ác cảm với người Hồi giáo địa phương khi ông thường xuyên tổ chức các buổi cầu nguyện tại gia. Trong 15 năm qua, nhiều Kitô hữu, và một số người Hồi giáo, đã đế́n dự các cuộc họp của ông và đã xin ông ta ban phép lành và chữa bệnh.
Một số bạn bè của bị cáo cho rằng sự nổi tiếng ngày càng tăng của ông đã tạo ra một môi trường bất khoan dung, đặc biệt là kể từ khi ngôi đền Hồi giáo cuả Peer Baba Gujjar mất đi một số tín đồ.
Vụ kiện cũng cho thấy nhiều điều kỳ quặc như: Babu bị tố cáo đã báng bổ kinh Koran trong bí mật, nhưng sau đó thì lại tung các bằng chứng ra đường cho mọi người xem.
Tại Pakistan, xúc phạm Muhammad là một tội ác. Bất cứ ai lên tiếng chống lại 'luật đen' báng bổ thì cuộc sống và sự tự do bị đe dọa.
Đức Thánh Cha khuyến khích những người làm mục vụ ơn gọi
Lm. Trần Đức Anh OP
11:25 05/01/2017
VATICAN. ĐTC khích lệ những người dấn thân trong việc mục vụ ơn gọi biết lắng nghe, đón nhận những băn khoăn và khao khát của người trẻ.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm qua, 5-1, dành cho 800 tham dự viên Hội nghị do Văn phòng toàn quốc Italia về mục vụ ơn gọi tổ chức trong những ngày này với chủ đề: ”Hãy đứng lên, tiến bước, và đàng sợ hãi”. Hiện diện tại buổi tiếp kiến cũng có Đức Cha Galantino, Tổng thư ký HĐGM Italia.
Trong bài huấn dụ, ĐTC nói đến hai đặc tính của những người mục vụ ơn gọi là lòng hăng say dấn thân và tinh thần nhưng không, phục vụ Giáo Hội và tôn trọng, tìm kiếm thiện ích của những người mà mình đồng hành trên con đường phân định ơn gọi.
Ngài cũng khẳng định rằng: ”Để đáng tín nhiệm và hòa hợp với người trẻ, cần dành ưu tiên cho việc lắng nghe, biết dành thời giờ cho việc đón nhận những câu hỏi và ước muốn của họ. Chứng tá của anh chị em càng có sức thuyết phục, nếu anh chị em, vui mừng và trong sự thật, biết kể lại vẻ đẹp, sự kinh ngạc và ngưỡng mộ của người đươc Thiên Chúa yêu thương, sống sự chọn lựa con đường sống của mình với lòng biết ơn, để giúp tha nhân để lại một vết tích đặc sắc trong lịch sử”.
ĐTC giải thích rằng ”điều này đòi anh chị em không được mất định hướng vì những quyến rũ bên ngoài, nhưng tín thác nơi lòng thương xót và sự dịu dàng của Chúa, hun nóng lòng trung thành của chúng ta trong việc chọn lựa theo Chúa và sự tươi mát của ”tình đầu” trong việc theo đuổi ơn gọi” (SD 5-1-2017)
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm qua, 5-1, dành cho 800 tham dự viên Hội nghị do Văn phòng toàn quốc Italia về mục vụ ơn gọi tổ chức trong những ngày này với chủ đề: ”Hãy đứng lên, tiến bước, và đàng sợ hãi”. Hiện diện tại buổi tiếp kiến cũng có Đức Cha Galantino, Tổng thư ký HĐGM Italia.
Trong bài huấn dụ, ĐTC nói đến hai đặc tính của những người mục vụ ơn gọi là lòng hăng say dấn thân và tinh thần nhưng không, phục vụ Giáo Hội và tôn trọng, tìm kiếm thiện ích của những người mà mình đồng hành trên con đường phân định ơn gọi.
Ngài cũng khẳng định rằng: ”Để đáng tín nhiệm và hòa hợp với người trẻ, cần dành ưu tiên cho việc lắng nghe, biết dành thời giờ cho việc đón nhận những câu hỏi và ước muốn của họ. Chứng tá của anh chị em càng có sức thuyết phục, nếu anh chị em, vui mừng và trong sự thật, biết kể lại vẻ đẹp, sự kinh ngạc và ngưỡng mộ của người đươc Thiên Chúa yêu thương, sống sự chọn lựa con đường sống của mình với lòng biết ơn, để giúp tha nhân để lại một vết tích đặc sắc trong lịch sử”.
ĐTC giải thích rằng ”điều này đòi anh chị em không được mất định hướng vì những quyến rũ bên ngoài, nhưng tín thác nơi lòng thương xót và sự dịu dàng của Chúa, hun nóng lòng trung thành của chúng ta trong việc chọn lựa theo Chúa và sự tươi mát của ”tình đầu” trong việc theo đuổi ơn gọi” (SD 5-1-2017)
Công lý Ấn Độ: hai bị cáo hãm hiếp một nữ tu được thả.
Xavier Nguyễn Đông
11:51 05/01/2017
Raipur (05/01/2017) - Một tòa án ở Chhattisgarh đã tha bổng hai người thanh niên bị buộc tội hiếp dâm một nữ tu Công Giáo vì "thiếu bằng chứng". Vị nữ tu đã bị đánh thuốc mê và bị lạm dụng vào đêm 19 rạng 20 tháng 6 năm 2015 tại Trung tâm y tế Đức Kitô Sahaya ở Raipur. Hai bị cáo thủ 19 và 25 tuổi là Dinesh Dhurv và Jitendra Pathak đã được tha vì quan toà Nidhi Sharma cho biết không có đủ bằng chứng để buộc tội.
Cuộc điều tra đã bị cảnh sát làm hư hại không thể sửa chữa được. Sau khi phát hiện sự việc, họ đã không rào khu vực tội phạm và không thực hiện một cuộc điều tra pháp y thích hợp, chẳng hạn như lấy những bằng chứng của những kẻ tấn công từ cơ thể của nạn nhân.
Vị nữ tu, 48 tuổi, thuộc Hội Truyền giáo Salêdiêng của Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội (SMMI), đã can đảm nói ra câu chuyện khủng khiếp của mình. Hai người bịt mặt đã đột nhập vào phòng của Sơ ấy tại trung tâm y tế vào khoảng 1: 30 giờ sáng. Khi Sơ hỏi nếu họ muốn tiền, họ trả lời: "Chúng tôi muốn một cái gì đó nhiều hơn." Rồi một tên đã bắt Sơ, còn tên kia nhét thuốc vào miệng và lấy giẻ bịt miệng. Sau đó, chúng trói Sơ vào giường trước khi thay phiên nhau hãm hiếp.
Vị nữ tu ớ một mình vào thời điểm của cuộc tấn công. Sơ được tìm thấy vào ngày hôm sau trong tình trạng bất tỉnh. Mẹ bề trên đã lo lắng về việc không nghe trả lời điện thoai,̣ đã đi đến trung tâm để tìm hiểu.
Các biểu Quốc hội và Chhattisgarh Christian Forum đã gọi vụ việc là một "cuộc tấn công có hệ thống chống lại các người thiểu số ". Hội đồng các Giám mục Ấn Độ (CBCI) cảnh báo rằng sự cố như vậy đặt câu hỏi nghiêm trọng về sự an toàn và bảo vệ các nhóm thiểu số ở Ấn Độ.
Ngay từ đầu, các nhà lãnh đạo Kitô giáo đã phàn nàn về những thiếu sót nghiêm trọng trong việc tiến hành điều tra, như không thu gom máu, nước tiểu và những chất lỏng khác để xác định chất gây ảo được sử dụng để đánh mê một nạn nhân.
Sau những phẫn nộ của toàn thể cộng đồng Công Giáo và nhiều cuộc biểu tình của các đảng đối lập, cảnh sát đã thẩm vấn 200 người, và thu hẹp vào hai bị cáo, nay một lần nữa, được thả tự do.
Phải cảnh giác : Nhiều tin xuyên tạc về ĐGH Phanxicô
Nguyễn Long Thao
12:17 05/01/2017
Trong những ngày gần đây, trên một số trang mạng xã hội, người thấy một âm mưu xuyên tạc trắng trợn những lời nói của ĐGH Phanxicô.
Ví dụ họ nói ĐGH Phanxicô ủng hộ cho lập trường kết hợp giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo. Các mạng lưới đó bịa đặt lời trích dẫn của ĐGH như sau:
“Đức Giêsu Kitô, Mohammed, Jehovah, Allah là những cái tên thực ra chỉ để mô tả danh tính một thực thể đã được cả thế giới công nhận. Trong nhiều thế kỷ máu đã đổ ra một cách vô ích chỉ vì muốn tách rời tín ngưỡng của chúng ta”
Một lời trích dẫn khác biạ đặt như sau:
“Chúng ta có thể hoàn thành được những điều kỳ diệu cho thế giới ngày nay bằng cách sát nhập các niềm tin của chúng ta và đây là thời điểm để thực hiện những công việc đó”
Phát ngôn viên Tòa Thánh Greg Burke nói với cơ quan thông tấn AP rằng tất cả những dẫn chứng lời ĐGH trên đây đều là “Sáng chế” (Invented)
Từ lâu nay, trên một số trang mạng và blogs, người ta đã thấy những chuyện bịa đặt về ĐGH Phanxicô. Ví dụ vào tháng 12 năm 2014, người ta bịa đặt lời ĐGH như sau:
“ Để trở thành người tốt, không cần phải tin vào Chúa” Các người xuyên tạc lời ĐGH đã không dẫn chứng ĐGH nói câu trên trong văn bản tài liệu nào.
Một chứng minh cụ thể khác về việc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ giữa ông Donald Trump và bà Hillary Clinton. ĐGH Phanxicô đã bị xuyên tạc như sau. Chúng tôi viết lại chuyên này:
Gần đến ngày bầu cử Tổng Thống tại Hoa Kỳ , trên một số trang mạng xã hội loan truyền tin Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố ủng hộ ứng cử viên Tổng Thống của Đảng Cộng Hoà là ông Donald Trump. Tin này được đăng trên một số trang mạng xã hội và được nhiều người, kể cả một số trí thức dùng E mails phát tán đi cho nhiều người trên thế giới.
Đây là nguyên văn bản tin bằng tiếng Anh viết rất chuyên nghiệp,đăng trên mạng lưới WTOE 5 News. Com
Pope Francis Shocks World, Endorses Donald Trump for President, Releases Statement
VATICAN CITY – News outlets around the world are reporting on the news that Pope Francis has made the unprecedented decision to endorse a US presidential candidate. His statement in support of Donald Trump was released from the Vatican this evening:
“I have been hesitant to offer any kind of support for either candidate in the US presidential election but I now feel that to not voice my concern would be a dereliction of my duty as the Holy See. A strong and free America is vitally important in maintaining a strong and free world and in that sense what happens in American elections affects us all. The Rule of Law is the backbone of the American government as it is in any nation that strives for freedom and I now fear that the Rule of Law in America has been dealt a dangerous blow. The FBI, in refusing to recommend prosecution after admitting that the law had been broken on multiple occasions by Secretary Clinton, has exposed itself as corrupted by political forces that have become far too powerful. Though I don’t agree with Mr. Trump on some issues, I feel that voting against the powerful political forces that have corrupted the entire American federal government is the only option for a nation that desires a government that is truly for the people and by the people. For this primary reason I ask, not as the Holy Father, but as a concerned citizen of the world that Americans vote for Donald Trump for President of the United States.”
Sources within the Vatican reportedly were aware that the Pope had been discussing the possibility of voicing his concern in the US presidential election but apparently were completely unaware that he had made a decision on going forward with voicing this concern until his statement was released this evening from the Vatican. Stay tuned to WTOE 5 News for more on this breaking news
Đối với người Việt Nam, tin này cũng được dịch ra từ bản Anh ngữ trên đây và được đăng trên nhiều mạng lưới xã hội rồi được gửi qua e mails cho nhiều người .
Sau đây là một bằng chứng bản tin trích từ mạng lưới www. Bacaytruc. com
Đức Giáo Hoàng Phanxicô làm chấn động thế giới: Ủng hộ Donald Trump làm Tổng thống
VATICAN CITY - Các cơ quan thông tín trên thế giới đang tường trình về tin tức cho rằng Đức Giáo Hoàng Francis đã ra quyết định chưa từng có để chống lưng cho một ứng cử viên tổng thống Mỹ. Tuyên bố của Ngài ủng hộ Donald Trump đã được phát tán từ Vatican chiều nay:
"Tôi đã do dự khi đưa ra bất kỳ loại hỗ trợ nào cho một trong hai ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ này, nhưng bây giờ tôi cảm thấy rằng nếu không nói lên sự quan tâm của tôi thì đó sẽ là một lãng tránh nhiệm vụ của tôi như là vị Giáo chủ. Một nước Mỹ hùng cường và tự do là cực kỳ quan trọng cho việc duy trì một thế giới mạnh mẽ và tự do, và trong ý nghĩa đó, những gì xảy ra trong cuộc bầu cử Mỹ đều ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Mực Thước của Pháp Luật là xương sống của chính phủ Mỹ cũng như ở bất cứ quốc gia nào đang phấn đấu cho tự do và giờ đây tôi sợ rằng Mực Thước của Pháp Luật tại Mỹ đã bị giáng một đòn nguy hiểm. Cơ quan FBI, trong việc từ chối đề nghị truy tố sau khi thừa nhận rằng Luật Pháp đã bị phá vỡ nhiều lần bởi Ngoại trưởng Clinton, đã lộ rõ chính nó đã bị hư hỏng bởi các lực lượng chính trị quá quyền thế. Mặc dù tôi không đồng ý với ông Trump về một số vấn đề, tôi cảm thấy rằng bỏ phiếu chống lại các lực lượng chính trị mạnh mẽ đang hủy hoại toàn bộ chính quyền liên bang Hoa Kỳ là lựa chọn duy nhất cho một quốc gia đang mong muốn có một chính phủ thực sự vì dân và của dân. Vì lý do chính yếu này, tôi, với tư cách không phải là Đức Thánh Cha, mà là tư cách của một công dân thế giới có lòng quan tâm, kêu gọi người Mỹ hãy bỏ phiếu cho Donald Trump lên làm Tổng thống Hoa Kỳ.
Người ta cho biết rằng các nguồn bên trong Vatican đã nhận thức được rằng Đức Giáo Hoàng đã và đang thảo luận về khả năng bày tỏ mối quan tâm của ngài trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, nhưng rõ ràng là họ hoàn toàn không biết rằng ngài đã thực hiện một quyết định thẳng tiến để nói lên mối quan tâm này,.. mãi cho đến khi lời tuyên bố của ngài được phát đi tối nay từ Vatican.
Hãy theo dõi WTOE 5 News để biết thêm về tin tức mới mẻ này.
Trước sự kiện này, Việtcatholic xem nguồn tin thực hư như thế nào?
Nếu muốn truy tầm nguồn gốc bản tin, qúy vị có thể vào Google và đánh chữ Pope Francis endorses Donald Trump ( nghiã là ĐGH Phanxicô ủng hộ ông Donald Trump). Quý vị sẽ thấy bản tin này nói ĐGH ủng hộ ông Donald Trump xuất hiện trên mạng lưới wtoe5news.com
Nếu qúy vị tìm hiểu thêm về nguồn gốc mạng lưới này bằng cách vào mục About Us của mạng lưới nói trên, quý vị sẽ thấy chủ nhân mạng lưới này công khai tuyên bố tin tức trên mạng lưới wtoe5news.com chỉ có mục đích diễu cợt và hoàn toàn tưởng tượng.
Đây là nguyên văn của mạng lưới wtoe5news.com nói về mình: WTOE 5 News is a fantasy news website. Most articles on wtoe5news.com are satire or pure fantasy (Mạng lưới WTOE5News.com là mạng lưới tưởng tượng, đa số các bài báo trên mạng lưới này là diễu cợt hay hoàn toàn tưởng tượng).
Để chứng minh thêm cho qúy độc giả biết về các mạng lưới đã xuyên tạc lập trường của ĐGH Phanxicô hòng lôi kéo cử tri Công Giáo về phe mình, chúng tôi dẫn chứng 2 mạng lưới, một mạng lưới nói ĐGH ủng hộ bà Hillary Clinton, mạng lưới kia nói ĐGH ủng hộ ông Donald Trump. Sau đây lả hai mạng lưới có hình thức giống nhau.
1. Pope Francis Shocks World By Endorsing Donald Trump-Fiction!
https://www.truthorfiction.com/pope-francis-shocks-world-endorsing-do...
Jul 21, 2016 - Pope Francis has endorsed Donald Trump after the FBI declined to bring charges against Hillary Clinton because, the Pope said, a strong rule ...
2. Pope Francis Shocks World, Endorses Hillary Clinton for President
kypo6.com › Breaking TOPICS:Pope Francis Endorses Hillary Clinton.
Ngày nay, qua internet. người ta có thể gửi rất nhiều tin tức, độc giả cần sáng suốt và cần kiểm chứng sự xác thực của bản tin.
Ví dụ họ nói ĐGH Phanxicô ủng hộ cho lập trường kết hợp giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo. Các mạng lưới đó bịa đặt lời trích dẫn của ĐGH như sau:
“Đức Giêsu Kitô, Mohammed, Jehovah, Allah là những cái tên thực ra chỉ để mô tả danh tính một thực thể đã được cả thế giới công nhận. Trong nhiều thế kỷ máu đã đổ ra một cách vô ích chỉ vì muốn tách rời tín ngưỡng của chúng ta”
Một lời trích dẫn khác biạ đặt như sau:
“Chúng ta có thể hoàn thành được những điều kỳ diệu cho thế giới ngày nay bằng cách sát nhập các niềm tin của chúng ta và đây là thời điểm để thực hiện những công việc đó”
Phát ngôn viên Tòa Thánh Greg Burke nói với cơ quan thông tấn AP rằng tất cả những dẫn chứng lời ĐGH trên đây đều là “Sáng chế” (Invented)
Từ lâu nay, trên một số trang mạng và blogs, người ta đã thấy những chuyện bịa đặt về ĐGH Phanxicô. Ví dụ vào tháng 12 năm 2014, người ta bịa đặt lời ĐGH như sau:
“ Để trở thành người tốt, không cần phải tin vào Chúa” Các người xuyên tạc lời ĐGH đã không dẫn chứng ĐGH nói câu trên trong văn bản tài liệu nào.
Một chứng minh cụ thể khác về việc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ giữa ông Donald Trump và bà Hillary Clinton. ĐGH Phanxicô đã bị xuyên tạc như sau. Chúng tôi viết lại chuyên này:
Gần đến ngày bầu cử Tổng Thống tại Hoa Kỳ , trên một số trang mạng xã hội loan truyền tin Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố ủng hộ ứng cử viên Tổng Thống của Đảng Cộng Hoà là ông Donald Trump. Tin này được đăng trên một số trang mạng xã hội và được nhiều người, kể cả một số trí thức dùng E mails phát tán đi cho nhiều người trên thế giới.
Đây là nguyên văn bản tin bằng tiếng Anh viết rất chuyên nghiệp,đăng trên mạng lưới WTOE 5 News. Com
Pope Francis Shocks World, Endorses Donald Trump for President, Releases Statement
VATICAN CITY – News outlets around the world are reporting on the news that Pope Francis has made the unprecedented decision to endorse a US presidential candidate. His statement in support of Donald Trump was released from the Vatican this evening:
“I have been hesitant to offer any kind of support for either candidate in the US presidential election but I now feel that to not voice my concern would be a dereliction of my duty as the Holy See. A strong and free America is vitally important in maintaining a strong and free world and in that sense what happens in American elections affects us all. The Rule of Law is the backbone of the American government as it is in any nation that strives for freedom and I now fear that the Rule of Law in America has been dealt a dangerous blow. The FBI, in refusing to recommend prosecution after admitting that the law had been broken on multiple occasions by Secretary Clinton, has exposed itself as corrupted by political forces that have become far too powerful. Though I don’t agree with Mr. Trump on some issues, I feel that voting against the powerful political forces that have corrupted the entire American federal government is the only option for a nation that desires a government that is truly for the people and by the people. For this primary reason I ask, not as the Holy Father, but as a concerned citizen of the world that Americans vote for Donald Trump for President of the United States.”
Sources within the Vatican reportedly were aware that the Pope had been discussing the possibility of voicing his concern in the US presidential election but apparently were completely unaware that he had made a decision on going forward with voicing this concern until his statement was released this evening from the Vatican. Stay tuned to WTOE 5 News for more on this breaking news
Đối với người Việt Nam, tin này cũng được dịch ra từ bản Anh ngữ trên đây và được đăng trên nhiều mạng lưới xã hội rồi được gửi qua e mails cho nhiều người .
Sau đây là một bằng chứng bản tin trích từ mạng lưới www. Bacaytruc. com
Đức Giáo Hoàng Phanxicô làm chấn động thế giới: Ủng hộ Donald Trump làm Tổng thống
VATICAN CITY - Các cơ quan thông tín trên thế giới đang tường trình về tin tức cho rằng Đức Giáo Hoàng Francis đã ra quyết định chưa từng có để chống lưng cho một ứng cử viên tổng thống Mỹ. Tuyên bố của Ngài ủng hộ Donald Trump đã được phát tán từ Vatican chiều nay:
"Tôi đã do dự khi đưa ra bất kỳ loại hỗ trợ nào cho một trong hai ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ này, nhưng bây giờ tôi cảm thấy rằng nếu không nói lên sự quan tâm của tôi thì đó sẽ là một lãng tránh nhiệm vụ của tôi như là vị Giáo chủ. Một nước Mỹ hùng cường và tự do là cực kỳ quan trọng cho việc duy trì một thế giới mạnh mẽ và tự do, và trong ý nghĩa đó, những gì xảy ra trong cuộc bầu cử Mỹ đều ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Mực Thước của Pháp Luật là xương sống của chính phủ Mỹ cũng như ở bất cứ quốc gia nào đang phấn đấu cho tự do và giờ đây tôi sợ rằng Mực Thước của Pháp Luật tại Mỹ đã bị giáng một đòn nguy hiểm. Cơ quan FBI, trong việc từ chối đề nghị truy tố sau khi thừa nhận rằng Luật Pháp đã bị phá vỡ nhiều lần bởi Ngoại trưởng Clinton, đã lộ rõ chính nó đã bị hư hỏng bởi các lực lượng chính trị quá quyền thế. Mặc dù tôi không đồng ý với ông Trump về một số vấn đề, tôi cảm thấy rằng bỏ phiếu chống lại các lực lượng chính trị mạnh mẽ đang hủy hoại toàn bộ chính quyền liên bang Hoa Kỳ là lựa chọn duy nhất cho một quốc gia đang mong muốn có một chính phủ thực sự vì dân và của dân. Vì lý do chính yếu này, tôi, với tư cách không phải là Đức Thánh Cha, mà là tư cách của một công dân thế giới có lòng quan tâm, kêu gọi người Mỹ hãy bỏ phiếu cho Donald Trump lên làm Tổng thống Hoa Kỳ.
Người ta cho biết rằng các nguồn bên trong Vatican đã nhận thức được rằng Đức Giáo Hoàng đã và đang thảo luận về khả năng bày tỏ mối quan tâm của ngài trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, nhưng rõ ràng là họ hoàn toàn không biết rằng ngài đã thực hiện một quyết định thẳng tiến để nói lên mối quan tâm này,.. mãi cho đến khi lời tuyên bố của ngài được phát đi tối nay từ Vatican.
Hãy theo dõi WTOE 5 News để biết thêm về tin tức mới mẻ này.
Trước sự kiện này, Việtcatholic xem nguồn tin thực hư như thế nào?
Nếu muốn truy tầm nguồn gốc bản tin, qúy vị có thể vào Google và đánh chữ Pope Francis endorses Donald Trump ( nghiã là ĐGH Phanxicô ủng hộ ông Donald Trump). Quý vị sẽ thấy bản tin này nói ĐGH ủng hộ ông Donald Trump xuất hiện trên mạng lưới wtoe5news.com
Nếu qúy vị tìm hiểu thêm về nguồn gốc mạng lưới này bằng cách vào mục About Us của mạng lưới nói trên, quý vị sẽ thấy chủ nhân mạng lưới này công khai tuyên bố tin tức trên mạng lưới wtoe5news.com chỉ có mục đích diễu cợt và hoàn toàn tưởng tượng.
Đây là nguyên văn của mạng lưới wtoe5news.com nói về mình: WTOE 5 News is a fantasy news website. Most articles on wtoe5news.com are satire or pure fantasy (Mạng lưới WTOE5News.com là mạng lưới tưởng tượng, đa số các bài báo trên mạng lưới này là diễu cợt hay hoàn toàn tưởng tượng).
Để chứng minh thêm cho qúy độc giả biết về các mạng lưới đã xuyên tạc lập trường của ĐGH Phanxicô hòng lôi kéo cử tri Công Giáo về phe mình, chúng tôi dẫn chứng 2 mạng lưới, một mạng lưới nói ĐGH ủng hộ bà Hillary Clinton, mạng lưới kia nói ĐGH ủng hộ ông Donald Trump. Sau đây lả hai mạng lưới có hình thức giống nhau.
1. Pope Francis Shocks World By Endorsing Donald Trump-Fiction!
https://www.truthorfiction.com/pope-francis-shocks-world-endorsing-do...
Jul 21, 2016 - Pope Francis has endorsed Donald Trump after the FBI declined to bring charges against Hillary Clinton because, the Pope said, a strong rule ...
2. Pope Francis Shocks World, Endorses Hillary Clinton for President
kypo6.com › Breaking TOPICS:Pope Francis Endorses Hillary Clinton.
Ngày nay, qua internet. người ta có thể gửi rất nhiều tin tức, độc giả cần sáng suốt và cần kiểm chứng sự xác thực của bản tin.
Ba Lan: Tỷ lệ người đi lễ gia tăng lên đến 40%.
Biển Đức Phan Anh
12:22 05/01/2017
Tỷ lệ người tham gia Thánh Lễ Chúa Nhật tăng từ 39,1% lên 39,8% vào năm 2015 so với năm trước, trong khi việc Rước Lễ đã tăng từ 16,3% lên 17% - theo một thống kê phát hành gần đây cuả viện Thống Kê Công Giáo ở Ba Lan .
Ba Lan là một trong những quốc gia có cơ cấu giáo hội tốt nhất trong thế giới Công Giáo. Số tu sĩ tại các giáo xứ đã tương đối ổn định từ năm 1972 và chiếm khoảng 7%. Trong năm 2015, trong tổng số 35,5 triệu người dân thì có 32,7 triệu là người Công Giáo (tức là 92% ). Trong năm 2015, có khoảng 20.800 linh mục làm việc mục vụ tại các giáo xứ, trong khi số lượng nữ tu là gần 7000.
Trong 2 thập kỷ vừa qua, tuy số tín hữu có suy giảm chút ít nhưng số giáo xứ mới và số linh mục lại tăng, tạo ra một thay đổi trong số giáo dân trung bình cuả một giáo xứ. Trong năm 1991, chỉ tiêu là: 4 ngàn giáo dân mỗi giáo xứ và 1 linh mục cho 1.500 giáo dân. Hiện nay, các con số tương ứng là 3.2. và 1100. Đồng thời, vì hiện nay đang có sự suy giảm ơn gọi, người ta nghĩ sẽ có thể dẫn đến sự đảo chiều của xu hướng này trong tương lai.
Việc lãnh nhận các bí tích trong các giáo xứ là rất lớn. Trong năm 2015, đã có 369.000 rửa tội, 360.000 Thêm sức, 270.000 rước lễ lần đầu, và 134.000 hôn phối.
Trong năm 2015, số lượng các tín hữu tại Thánh Lễ Chúa Nhật tăng từ 39,1% đến 39,8%, trong khi tỷ lệ phần trăm của những người Rước Lễ tăng từ 16,3% lên 17%.
Hình thức sống đạo ở Ba Lan nghiêng về hình thức hoạt động tôn giáo của giáo dân, là một yếu tố quan trọng cho sự gắn kết xã hội của người Ba Lan. Trong năm 2014, có hơn 60.000 tổ chức giáo dân đang hoạt động ở Ba Lan, số hội viên lên đến 2,5 triệu người. Ngoài các hoạt động của các tổ chức cuả giáo xứ, cũng có gần 1.800 tổ chức xã hội Công Giáo khác như trường học hay nhà tế bần. Khoảng một nửa là lo cho lợi ích của trẻ em và thanh thiếu niên. Ngoài các tổ chức ấy, còn có những hỗ trợ khác giúp cho người cao tuổi, người nghèo và người tàn tật.
Một yếu tố quan trọng của Công Giáo Ba Lan là lòng kính mến Đức Mẹ Maria, đặc trưng bởi sự đa dạng và sự phong phú dưới nhiều hình thức, tập quán và phong tục. Trên cơ sở dữ liệu, có thể nói rằng có ba hình thức cơ bản của lòng sùng kính Đức Mẹ tại Ba Lan: Kinh Mân Côi, những việc tôn sùng trong tháng Năm và sự sùng kính Đức Trinh Nữ Fatima.
Đàm phán Vatican-Trung Hoa: Một hy vọng từ bên trong hậu trường?
Trần Mạnh Trác
13:02 05/01/2017
Ngày 04/01/2017, Theo báo National Catholic Register, cơ quan ngôn luận chính thức của Hội Đồng Các Giám Mục Hoa Kỳ, thì các cuộc đàm phán giữa Tòa Thánh và Trung Quốc nhằm mục đích mang lại sự hiệp nhất giữa hai cộng đồng Công Giáo tại Trung Quốc - một, được nhà nước phê chuẩn; một khác, hoạt động ngoài tầm kiểm soát của chính phủ - đang trên một bước đột phá có tính cách 'bước ngoặt' vào năm 2017, dựa vào ý kiến cuả các chuyên gia cuả Giáo Hội, những người có khả năng quan sát ở cự ly cực gần.
Những người này đang đặt nhiều hy vọng vào năm mới.
Mục tiêu hiện nay của Vatican là chưa thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Trung Quốc ngay, nhưng chỉ muốn bình thường hóa quá trình lựa chọn các giám mục, với mục đích là đưa vai trò của giáo hoàng vào một khuôn khổ chính trị như ở Trung Hoa, mà với bản chất của nó, từ chối "sự can thiệp của nước ngoài."
Đây không phải là một địa hình mới cho Tòa Thánh: Trong tất cả các nước Cộng sản trong cuộc chiến tranh lạnh (Cuba, Tiệp Khắc, Hungary, Ba Lan và Romania), và gần đây hơn Việt Nam, Vatican đã phải thỏa hiệp để bảo vệ thể chế cuả Giáo Hội.
Tình hình hiện nay ở Trung Quốc là cá biệt: Nếu một linh mục biết ngài đang được Chính phủ xem xét để bổ nhiệm làm giám mục, hầu hết họ cũng xin sự chấp thuận từ Vatican, do đó được cả hai chấp thuận. Trong số khoảng 110 giám mục ở Trung Quốc, có 70 là được phê duyệt bởi Roma và Bắc Kinh, một số 30 hoàn toàn được xác nhận bởi Tòa Thánh, và 8 giám mục nhà nước bổ nhiệm đang được xem xét bởi Vatican. Hòa giải giữa Roma và Bắc Kinh đã là một ưu tiên hàng đầu cho Đức Giáo hoàng Phanxicô, tiếp nối những tiến độ đã được thực hiện dưới triều cựu Giáo hoàng Benedict XVI.
Giống như quan sát lá để biết cây, các quan sát viên giải thích sự tiến bộ dựa trên các mẫu và ký hiệu, chứ không dựa vào những thông cáo rõ ràng từ cả hai phía.
Vatican đã không công khai phát hành tên của những người đàm phán thay mặt cho Giáo Hội, ví dụ như tên cuả Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin, nhưng ai cũng biết chắc chắn là Ngài đã có nhiều nỗ lực kể từ khi được Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đặt ngài làm mấu chốt cho việc đàm phán với Trung Quốc vào năm 2005, khi Vatican tái lập liên lạc trực tiếp với chính phủ cộng sản và trong năm 2007, khi Đức Thánh Cha Benedict công bố một bức thư toàn diện về Công Giáo ở Trung Quốc và về việc phong chức Giám Mục.
Trong sáu tháng qua, nhiều bằng chứng đã tích lũy đến một "dòng điện" mạnh mẽ, theo kết luận cuả Cha Jeroom Heyndrickx, giám đốc sáng lập của viện Ferdinand Verbiest Foundation tại Đại học Công Giáo Leuven ở Bỉ, một viện nghiên cứu tập trung vào Trung Quốc. Ngài cũng là một thành viên của Ủy ban Vatican cho Giáo Hội tại Trung Quốc dưới triều giáo hoàng Benedict và là từng là một nhà truyền giáo ớ Trung Quốc kể từ năm 1980.
Lễ nhận chức cuả ông Trump? Một Sơ Mỹ tổ chức biểu tình khắp nước để cổ võ hòa bình!
Kateri Diễm Châu
16:56 05/01/2017
WASHINGTON (04/01/2017) - Sơ Rita Petruziello đã đánh hơi thấy một bầu không khí "căng thẳng và giận dữ" trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm ngoái. Sau khi có kết quả, thay vì nó lắng dịu hơn thì ngược lại, nó càng ngày càng trở nên tệ hơn.
"Sẽ có rất nhiều bất ổn, chia rẽ và thù hận," Sơ cho biết vào ngày 3 tháng 1 vừa qua.
Nhưng Sơ không thể ngồi yên mà không làm một điều gì đó, và do đó đã quyết định làm một cái gì để chống lại tất cả những cảm xúc xấu xa mà Sơ đã nhìn thấy và nghe thấy.
Sơ Petruziello, nữ tu Dòng Thánh Giuse ở Cleveland, đã dồ̀n nhiề̀u nỗ lực để vận động cho một biế́n cố gọi là Circle the City with Love (Vây quanh thành phố với tình yêu), là một sự tập hợp nhiề̀u người trên khắp các thành phố ở Hoa Kỳ vào ngày 15 tháng 1 lúc 15:00 Giờ, giờ miề̀n Đông . Người ta sẽ nắ́m tay nhau trong thành phố của mình, và suy niệm trong im lặng, như là một phương cách để thúc đẩy hòa bình.
Mục đích đằng sau sự kiện này là làm giảm bớt sự mâu thuẫn trên khắp đất nước. Cùng sử dụng một tiêu đề và cách thức đã được sử dụng trước đây, trong một sự kiện ở Cleveland khi Hội nghị Quốc gia cuả đảng Cộng hòa họp vào tháng Bảy năm 2016. Và chắc chắn nó đã thành công, Sơ cho biết, vì Cleveland đã không có những bạo lực mà nhiều người đã lo ngại xảy ra trong dịp hội nghị.
"Chúng tôi lo sợ cuộc bạo động nhưng không có gì xảy ra", Sơ nói.
Vì vậy, bây giờ Sơ muốn áp dụng chiến thuật ấy trên toàn quốc và đã kêu gọi mọi người khắp đất nước tổ chức các sự kiện địa phương. Để dẫn đến sự hài hòa, thôi hận thù, trước ngày lễ nhậm chức của Donald J. Trump là tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng 1.
Đã có hơn 40 nhóm ở 17 thành phố, và một nhóm ở Úc đồng ý tham gia, nhóm bên Úc sẽ tập trung lúc 04:00g sáng, giờ địa phương. Việc đăng ký vẫn tiếp tục và nay có thể dùng trang Web (www.circlecitywithlove.com.)
Bà Karen Clifton, nhóm Catholic Mobilizing Network ở Washington, cho biết nhóm của bà sẽ tham gia "trong tình liên đới với các anh chị em trên toàn quốc và thế giới, để cầu nguyện cho hòa bình, thương xót, và công lý trong khi chúng ta bắt đầu một chương sử mới."
"Với hậu quả của một mùa chính trị rất chia rẽ, điều quan trọng là chúng ta phải tiế́n về phía trước với lòng thương xót và lòng từ bi đối với nhau", bà Clifton nói. "Sự kiện này cung cấp cơ hội hoàn hảo cho mỗi người chúng ta có thể chung sức trong một công việc là mang lại lòng thương xót và công lý cho thế giới của chúng ta."
Những gì bà và tổ chức của bà tìm kiếm nhất là đưa mọi người xích lại gần nhau với hy vọng hòa bình và hàn gắn.
"Nhóm Mobilizing Network ở Washington hy vọng sự kiện này có thể trở thành một ví dụ về bất bạo động trên khắp đất nước và thúc đẩy quá trình chuyển đổi hòa bình của chính quyền," bà nói.
Tổ chức yêu cầu những người tham gia phải cam kết một nửa giờ trong im lặng, bất bạo động và phi đảng phái "trong tinh thần yêu thương trước lễ nhậm chức của Tổng thống và trước tất cả các cuộc biểu tình phản đối dự định tổ chức trong tuần."
Nhiề̀u nhóm phản đối, chẳng hạn "Act Now to Stop War and End Racism," goị tắt là ANSWER , sẽ tổ chức các cuộc biểu tình và các sự kiện xung quanh lễ nhậm chức tại Washington để phản đối tổng thống mới. ANSWER cho biết họ đang thu thập người để phản kháng ngay tại buổi lễ: gọi là Stand Against Trump, War, Racism. Ngày hôm sau, 21 tháng 1, là phiên tổ chức Million Woman March, biểu tình chủ yếu trên Facebook.
Sơ Petruziello nói sự kiện của Sơ không phải là "tôn giáo", cũng không phải là đảng phái, và mở rộng cho tất cả những ai "muốn mang lại hòa bình và tình yêu vào vũ trụ, bởi vì chúng ta cần nó."
Những nạn nhân tử vong vì ma túy hay buôn bán cần sa tại Phi Luật Tân
Thanh Quảng sdb
21:30 05/01/2017
Việc loại bỏ các nghi phạm hình sự trong một quá trình ngắn gọn nhưng thật là hiệu quả được những người ủng hộ chính sách này tán trợ. Đó là một bản tóm lược những gì mà Linh mục Shay Cullen, một nhà truyền giáo người Ái nhĩ lan ở Phi luật tân, là người sáng lập và là giám đốc của "Hiệp Hội Preda" một tổ chức xã hội nhằm nâng đỡ giới trẻ bị bỏ rơi, giúp đỡ những phụ nữ bị lạm dụng và những người nghiện ngập ma túy.
Vị truyền giáo này nêu lên những lưu tâm trước những vấn nạn trên phát biểu rằng "Nhiều tổ chức vô vị lợi (NGO) trong những tháng gần đây đã báo động những tình trạng trên và có tới 76% dân chúng Phi luật tân lo ngại".
Linh mục Cullen cũng cho rằng "Dù Quốc hội có thể phê đưa án tử hình trở lại mặc cho các tranh luận chống lại cho rằng việc thực hành án tử hình này vẫn không ngăn chặn được các tội phạm, giết người vô tội và đặc biệt những người dân nghèo vô tội vì không có khả năng thuê mướn luật sư biện hộ cho họ! Đây thật là một điều bất công không lấy gì có thể chuộc lại được! Đây là một việc đi ngược lại các giá trị thiêng liêng của cuộc sống và phẩm giá của con người ".
Top Stories
Inde: Violences faites aux femmes: l’Eglise catholique veut contribuer à faire évoluer les mentalités
Eglises d'Asie
11:29 05/01/2017
En Inde, depuis 2012 et le viol en réunion d’une étudiante à New Delhi, qui est morte des suites de ses blessures, les violences faites aux femmes ne semblent pas diminuer. Une prise de conscience s’est fait jour sur la nécessité de faire évoluer les mentalités afin que les femmes ne soient plus considérées comme des proies, prise de conscience à laquelle l’Eglise catholique cherche à contribuer.
Le 4 janvier, la police à Bangalore, capitale du Karnataka, dans le sud du pays, a annoncé l’ouverture d’une enquête suite à des agressions sexuelles commises en réunion contre des femmes le soir du Nouvel An. Dans un premier temps, la police avait refusé d’ouvrir une telle enquête, affirmant que, si elle avait bien reçu « environ 450 appels le soir du réveillon, en particulier après 22 heures, aucun ne concernait une femme agressée ». L’apparition d’une vidéo de télésurveillance dans laquelle on voit deux hommes à scooter agresser une jeune femme dans une allée a cependant contraint la police à changer d’attitude, rapporte Reuters.
L’affaire aurait pu rester relativement discrète, Bangalore étant considérée comme une ville plus sûre pour les femmes que la capitale indienne New Delhi, dans la mesure où le niveau d’éducation de la population y est globalement plus élevé. Mais c’est surtout la réaction de personnalités politiques qui a suscité l’indignation. Rapportés par la presse, les propos d’Abu Asim Azmi, personnalité du Samajwadi Party, parti socialiste implanté au Maharashtra, qui a déclaré que ces agressions étaient le résultat des « tenues trop courtes » influencées par la « mode occidentale », a provoqué un tollé. Le ministre de l’Intérieur du Karnataka a déclaré, lui, que « ce genre de chose arrivait ». Le manque de réactivité de la ministre des Droits des femmes et de l’enfance, Maneka Gandhi, a également été dénoncé.
Acquittés « faute de preuves »
La ville de Bangalore a recensé 756 agressions sexuelles en 2016, un chiffre en augmentation par rapport à 2015, qui en avait comptabilisé 714. En dépit d’une législation durcie en 2013 suite à la vive émotion suscitée par le viol et la mort d’une étudiante à New Delhi en 2012, les crimes et délits sexuels sont fréquents en Inde. Plus de 34 000 viols ont été rapportés en 2015, bien que le chiffre réel soit sans doute plus élevé, les femmes hésitant souvent à porter plainte de peur d’être rejetées par la société. Pour tenter de lutter contre ce fléau, l’Etat a rendu obligatoire, à compter de ce 1er janvier 2017, une touche de secours sur tous les smartphones permettant d’appeler rapidement les secours.
Le 3 janvier, une autre information est passée plus inaperçue mais elle est tout autant révélatrice de la difficulté à combattre les violences faites aux femmes en Inde. A Raipur, capitale du Chhattisgarh, un tribunal a acquitté « faute de preuves » les deux jeunes hommes arrêtés après avoir violé une religieuse catholique âgée de 47 ans. Cette dernière, infirmière, avait été agressée dans la nuit du 20 juin 2015 alors qu’elle assurait une permanence dans un petit dispensaire, le Khrist Sahay Kendre (Christ Help Centre), de l’agglomération de Raipur. A l’époque, les responsables chrétiens du Chhattisgarh avait vivement dénoncé une volonté de « s’en prendre à des religieuses chrétiennes pour les violer, les agresseurs cherchant à infliger une humiliation et une douleur maximales à la communauté [chrétienne] ». Le crime intervenait à peine plus de trois mois après qu’une semblable affaire avait eu lieu au Bengale-Occidental (une religieuse catholique septuagénaire avait été victime d’un viol collectif).
L’Eglise au chevet d’une société en évolution rapide
Dans un contexte où les violences faites aux femmes sont une réalité et où l’habit religieux ne constitue pas – ou plus – une protection pour celles qui le portent, l’Eglise catholique cherche à faire évoluer les mentalités. Dans le rapport rédigé par les évêques catholiques indiens de rite latin en vue du Synode sur la famille qui s’est tenu à Rome en octobre 2015, on pouvait lire une analyse des rapides changements culturels que connaît la société indienne et de leurs répercussions sur la famille. Le texte soulignait notamment la prédominance du relativisme dans une société de plus en plus sécularisée et influencée par le matérialisme, l’hypersexualisation véhiculée par les médias et le culte du corps, dans un contexte de révolution numérique où tout paraît possible : diffusion des moyens de contraception, banalisation de la pornographie qui touche les enfants de plus en plus jeunes, augmentation des violences sexuelles envers les femmes et les enfants.
Ce 3 janvier 2017, l’archidiocèse de Bombay (Mumbai) a lancé une étude, menée notamment via un sondage en ligne, pour mieux connaître les personnes qui consultent des publications ou des sites pornographiques. « Ces temps-ci, nous entendons beaucoup de choses au sujet de la pornographie. Les études sur la pornographie et ses effets ne manquent pas à l’étranger, mais rien n’existe à ce sujet en Inde. Nous voulons combler ce manque », explique le P. Cajeton Menezes, directeur du Snehalaya Family Service Centre, un centre d’aide aux familles financé par l’archidiocèse.
Dans le numéro de janvier 2017 de Donne Chiesa Mondo (‘Femmes Eglise Monde’), le supplément féminin de L’Osservatore Romano, le cardinal Oswald Gracia, archevêque de Bombay, s’exprime en ces termes : « J’ai profondément honte de la violence contre les femmes qui traverse l’Inde. Les épisodes sont tellement nombreux, en particulier dans certaines régions du pays. Ce qui est vraiment grave, dans cette situation, c’est le sentiment d’impunité qui accompagne la réception de la chronique de ces horreurs. S’il y a une tentative pour changer les lois et les rendre plus dures, nous devons cependant garder à l’esprit qu’on ne peut pas changer la société uniquement avec des dispositions normatives : la majeure partie des personnes sont convaincues que c’est la faute des femmes qui provoquent les hommes, qu’au fond, ce sont elles les vraies responsables, que les victimes de ces épisodes sont des femmes « mauvaises », coupables par leur comportement. Sous toutes ses formes, la misogynie est minimisée et banalisée. C’est cela qui s’apprend à la maison et dans la société. Et c’est cela qui doit changer.»
Le cardinal de Bombay, qui assume également la présidence de la Conférence des évêques indiens de rite latin, souligne que l’Eglise travaille « sans répit depuis des décennies pour l’émancipation des petites filles et pour améliorer la dignité des femmes, à travers ses apostolats éducatifs, sanitaires et sociaux : c’est seulement quand les enfants, garçons et filles, seront traités de la même façon à la maison que nous serons en mesure de vraiment attaquer le cœur de la misogynie et de la violence. Nous devons travailler tous ensemble, à tous les niveaux ».
« Maintenant, par exemple, précise encore Mgr Gracias, dont les propos ont été traduits en français par l’agence Zenit, nous sommes en train de mettre au point un protocole sur le comportement des personnes qui travaillent dans l’Eglise, dans les paroisses, qu’il s’agisse de religieux ou de laïcs. D’ailleurs, nous avons le modèle des congrégations féminines qui, dans notre pays, font vraiment énormément pour aider les femmes violentées, violées, maintenues dans l’esclavage, appauvries… » (eda/ra)
(Source: Eglises d'Asie, le 5 janvier 2017)
Le 4 janvier, la police à Bangalore, capitale du Karnataka, dans le sud du pays, a annoncé l’ouverture d’une enquête suite à des agressions sexuelles commises en réunion contre des femmes le soir du Nouvel An. Dans un premier temps, la police avait refusé d’ouvrir une telle enquête, affirmant que, si elle avait bien reçu « environ 450 appels le soir du réveillon, en particulier après 22 heures, aucun ne concernait une femme agressée ». L’apparition d’une vidéo de télésurveillance dans laquelle on voit deux hommes à scooter agresser une jeune femme dans une allée a cependant contraint la police à changer d’attitude, rapporte Reuters.
L’affaire aurait pu rester relativement discrète, Bangalore étant considérée comme une ville plus sûre pour les femmes que la capitale indienne New Delhi, dans la mesure où le niveau d’éducation de la population y est globalement plus élevé. Mais c’est surtout la réaction de personnalités politiques qui a suscité l’indignation. Rapportés par la presse, les propos d’Abu Asim Azmi, personnalité du Samajwadi Party, parti socialiste implanté au Maharashtra, qui a déclaré que ces agressions étaient le résultat des « tenues trop courtes » influencées par la « mode occidentale », a provoqué un tollé. Le ministre de l’Intérieur du Karnataka a déclaré, lui, que « ce genre de chose arrivait ». Le manque de réactivité de la ministre des Droits des femmes et de l’enfance, Maneka Gandhi, a également été dénoncé.
Acquittés « faute de preuves »
La ville de Bangalore a recensé 756 agressions sexuelles en 2016, un chiffre en augmentation par rapport à 2015, qui en avait comptabilisé 714. En dépit d’une législation durcie en 2013 suite à la vive émotion suscitée par le viol et la mort d’une étudiante à New Delhi en 2012, les crimes et délits sexuels sont fréquents en Inde. Plus de 34 000 viols ont été rapportés en 2015, bien que le chiffre réel soit sans doute plus élevé, les femmes hésitant souvent à porter plainte de peur d’être rejetées par la société. Pour tenter de lutter contre ce fléau, l’Etat a rendu obligatoire, à compter de ce 1er janvier 2017, une touche de secours sur tous les smartphones permettant d’appeler rapidement les secours.
Le 3 janvier, une autre information est passée plus inaperçue mais elle est tout autant révélatrice de la difficulté à combattre les violences faites aux femmes en Inde. A Raipur, capitale du Chhattisgarh, un tribunal a acquitté « faute de preuves » les deux jeunes hommes arrêtés après avoir violé une religieuse catholique âgée de 47 ans. Cette dernière, infirmière, avait été agressée dans la nuit du 20 juin 2015 alors qu’elle assurait une permanence dans un petit dispensaire, le Khrist Sahay Kendre (Christ Help Centre), de l’agglomération de Raipur. A l’époque, les responsables chrétiens du Chhattisgarh avait vivement dénoncé une volonté de « s’en prendre à des religieuses chrétiennes pour les violer, les agresseurs cherchant à infliger une humiliation et une douleur maximales à la communauté [chrétienne] ». Le crime intervenait à peine plus de trois mois après qu’une semblable affaire avait eu lieu au Bengale-Occidental (une religieuse catholique septuagénaire avait été victime d’un viol collectif).
L’Eglise au chevet d’une société en évolution rapide
Dans un contexte où les violences faites aux femmes sont une réalité et où l’habit religieux ne constitue pas – ou plus – une protection pour celles qui le portent, l’Eglise catholique cherche à faire évoluer les mentalités. Dans le rapport rédigé par les évêques catholiques indiens de rite latin en vue du Synode sur la famille qui s’est tenu à Rome en octobre 2015, on pouvait lire une analyse des rapides changements culturels que connaît la société indienne et de leurs répercussions sur la famille. Le texte soulignait notamment la prédominance du relativisme dans une société de plus en plus sécularisée et influencée par le matérialisme, l’hypersexualisation véhiculée par les médias et le culte du corps, dans un contexte de révolution numérique où tout paraît possible : diffusion des moyens de contraception, banalisation de la pornographie qui touche les enfants de plus en plus jeunes, augmentation des violences sexuelles envers les femmes et les enfants.
Ce 3 janvier 2017, l’archidiocèse de Bombay (Mumbai) a lancé une étude, menée notamment via un sondage en ligne, pour mieux connaître les personnes qui consultent des publications ou des sites pornographiques. « Ces temps-ci, nous entendons beaucoup de choses au sujet de la pornographie. Les études sur la pornographie et ses effets ne manquent pas à l’étranger, mais rien n’existe à ce sujet en Inde. Nous voulons combler ce manque », explique le P. Cajeton Menezes, directeur du Snehalaya Family Service Centre, un centre d’aide aux familles financé par l’archidiocèse.
Dans le numéro de janvier 2017 de Donne Chiesa Mondo (‘Femmes Eglise Monde’), le supplément féminin de L’Osservatore Romano, le cardinal Oswald Gracia, archevêque de Bombay, s’exprime en ces termes : « J’ai profondément honte de la violence contre les femmes qui traverse l’Inde. Les épisodes sont tellement nombreux, en particulier dans certaines régions du pays. Ce qui est vraiment grave, dans cette situation, c’est le sentiment d’impunité qui accompagne la réception de la chronique de ces horreurs. S’il y a une tentative pour changer les lois et les rendre plus dures, nous devons cependant garder à l’esprit qu’on ne peut pas changer la société uniquement avec des dispositions normatives : la majeure partie des personnes sont convaincues que c’est la faute des femmes qui provoquent les hommes, qu’au fond, ce sont elles les vraies responsables, que les victimes de ces épisodes sont des femmes « mauvaises », coupables par leur comportement. Sous toutes ses formes, la misogynie est minimisée et banalisée. C’est cela qui s’apprend à la maison et dans la société. Et c’est cela qui doit changer.»
Le cardinal de Bombay, qui assume également la présidence de la Conférence des évêques indiens de rite latin, souligne que l’Eglise travaille « sans répit depuis des décennies pour l’émancipation des petites filles et pour améliorer la dignité des femmes, à travers ses apostolats éducatifs, sanitaires et sociaux : c’est seulement quand les enfants, garçons et filles, seront traités de la même façon à la maison que nous serons en mesure de vraiment attaquer le cœur de la misogynie et de la violence. Nous devons travailler tous ensemble, à tous les niveaux ».
« Maintenant, par exemple, précise encore Mgr Gracias, dont les propos ont été traduits en français par l’agence Zenit, nous sommes en train de mettre au point un protocole sur le comportement des personnes qui travaillent dans l’Eglise, dans les paroisses, qu’il s’agisse de religieux ou de laïcs. D’ailleurs, nous avons le modèle des congrégations féminines qui, dans notre pays, font vraiment énormément pour aider les femmes violentées, violées, maintenues dans l’esclavage, appauvries… » (eda/ra)
(Source: Eglises d'Asie, le 5 janvier 2017)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm Melbourne khai mạc chương trình sống Năm Thánh Đức Mẹ Fatima 2017
Trần Văn Minh và Trần Bá Nguyệt
18:42 05/01/2017
Melbourne, vào lúc 6 giờ 30 Ngày 5/1/2017. Tại Trung tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Linh mục quản nhiệm Giuse Trần Ngọc Tân và cộng đoàn đã long trọng dâng lễ nhân Thứ Năm đầu tháng, dâng hoa lên ngai tòa Mẹ, mừng kính năm Thánh kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, lần chuỗi Mân Côi và giờ chầu Thánh Thể thật long trọng để khai mạc chương trình Sống Năm Thánh Đức Mẹ Fatima – 2017.
Mời xem hình
Hình của Trần Bá Nguyệt
Mặc dù là một ngày Hè trời oi bức, nhưng vì lòng mến mộ Đức Mẹ, mọi người đủ mọi thành phần Dân Chúa, từ nam, phụ, lão ấu, với những bộ trang phục đẹp nhất, cùng với nét mặt tươi vui, mọi người trong cộng đoàn đã về tham dự và hiệp dâng Thánh lễ rất đông.
Đoàn lễ sinh và linh mục chủ tế đã theo chân kiệu Đức Mẹ Fatima từ cuối nhà thờ đi lên khu cung Thánh trong bài ca nhập lễ của Ca đoàn Babylon. Sau khi an vị kiệu Đức Mẹ, Linh mục chủ tế đã giới thiệu đến cộng đoàn về ý nghĩa khai mạc chương trình Sống Năm Thánh Đức Mẹ Fatima. Và trong bài chia sẻ lời Chúa, linh mục cũng nói về các mệnh lệnh mà Đức Mẹ khi hiện ra tại Fatima 100 năm trước đã truyền cho con cái Mẹ phải thi hành để được cứu.
Thánh lễ kết thúc. Đội dâng hoa của cộng đoàn với đồng phục áo dài trắng do các chị trong các đoàn thể tay cầm hoa nến tiến lên trước bàn thờ, nhịp nhàng theo lời ca, tiếng nhạc, khi đứng, lúc quỳ gối với cả tấm lòng thành dâng lên Mẹ thay lời tán dương và cảm tạ Đức Mẹ thay cho cộng đoàn.
Khi đội dâng tiến hoa kết thúc, các chị lần lượt tiến lên ngai tòa Đức Mẹ kính cẩn đặt hoa bên chân tượng Mẹ, tiếp theo cả cộng đoàn cũng thứ tự nối gót theo sau Linh mục chủ tế tay cầm những bông hoa tươi thắm lên dâng cho Mẹ Fatima trong khi Ca đoàn Babylon hát vang những lời ca về Mẹ thật nồng nàn, thánh thót, du dương. Sau mỗi bài hát, Linh mục chủ tế lại đọc những lời nguyện dâng lên và cầu xin Mẹ ban cho đoàn con thảo kính đang thành kính nguyện xin.
Chương trình khai mạc được kết thúc bằng một giờ chầu Thánh Thể khi Linh mục chủ tế đặt Mình Thánh Chúa trong mặt nhật và kính cẩn quỳ trước nhan Thánh Chúa cùng với cộng đoàn lần chuỗi Mân Côi năm sự Vui. Linh mục chủ tế ban phép lành cuối giờ chầu. Mọi người quyến luyến Mẹ trước khi ra về. Một số người đã lên khấn nguyện cùng Mẹ và chụp những tấm hình kỷ niệm trước khi ra về trong lòng vui sướng vì đã được tham dự vào Thánh lễ khai mạc chương trình Sống Năm Thánh Đức Mẹ Fatima, kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra. Lời bài hát vang vọng: Năm xưa trên cây sồi làng Fatima xa xôi, có Đức Mẹ Chúa Trời, hiện ra uy linh sáng chói, Mẹ nhắn nhủ người đời, hãy mau ăn năn đền tội, hãy tôn sùng Mẫu Tâm, hãy năng lần hạt Mân Côi đã kết thúc buổi lễ.
Được biết, trong chương trình Sống Năm Thánh Đức Mẹ Fatima 2017. Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm sẽ có Thánh lễ kính Mẹ Fatima và dâng hoa kính Đức Mẹ vào các ngày 13 mỗi tháng hoặc những ngày kế.
Mời xem hình
Hình của Trần Bá Nguyệt
Mặc dù là một ngày Hè trời oi bức, nhưng vì lòng mến mộ Đức Mẹ, mọi người đủ mọi thành phần Dân Chúa, từ nam, phụ, lão ấu, với những bộ trang phục đẹp nhất, cùng với nét mặt tươi vui, mọi người trong cộng đoàn đã về tham dự và hiệp dâng Thánh lễ rất đông.
Đoàn lễ sinh và linh mục chủ tế đã theo chân kiệu Đức Mẹ Fatima từ cuối nhà thờ đi lên khu cung Thánh trong bài ca nhập lễ của Ca đoàn Babylon. Sau khi an vị kiệu Đức Mẹ, Linh mục chủ tế đã giới thiệu đến cộng đoàn về ý nghĩa khai mạc chương trình Sống Năm Thánh Đức Mẹ Fatima. Và trong bài chia sẻ lời Chúa, linh mục cũng nói về các mệnh lệnh mà Đức Mẹ khi hiện ra tại Fatima 100 năm trước đã truyền cho con cái Mẹ phải thi hành để được cứu.
Thánh lễ kết thúc. Đội dâng hoa của cộng đoàn với đồng phục áo dài trắng do các chị trong các đoàn thể tay cầm hoa nến tiến lên trước bàn thờ, nhịp nhàng theo lời ca, tiếng nhạc, khi đứng, lúc quỳ gối với cả tấm lòng thành dâng lên Mẹ thay lời tán dương và cảm tạ Đức Mẹ thay cho cộng đoàn.
Khi đội dâng tiến hoa kết thúc, các chị lần lượt tiến lên ngai tòa Đức Mẹ kính cẩn đặt hoa bên chân tượng Mẹ, tiếp theo cả cộng đoàn cũng thứ tự nối gót theo sau Linh mục chủ tế tay cầm những bông hoa tươi thắm lên dâng cho Mẹ Fatima trong khi Ca đoàn Babylon hát vang những lời ca về Mẹ thật nồng nàn, thánh thót, du dương. Sau mỗi bài hát, Linh mục chủ tế lại đọc những lời nguyện dâng lên và cầu xin Mẹ ban cho đoàn con thảo kính đang thành kính nguyện xin.
Chương trình khai mạc được kết thúc bằng một giờ chầu Thánh Thể khi Linh mục chủ tế đặt Mình Thánh Chúa trong mặt nhật và kính cẩn quỳ trước nhan Thánh Chúa cùng với cộng đoàn lần chuỗi Mân Côi năm sự Vui. Linh mục chủ tế ban phép lành cuối giờ chầu. Mọi người quyến luyến Mẹ trước khi ra về. Một số người đã lên khấn nguyện cùng Mẹ và chụp những tấm hình kỷ niệm trước khi ra về trong lòng vui sướng vì đã được tham dự vào Thánh lễ khai mạc chương trình Sống Năm Thánh Đức Mẹ Fatima, kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra. Lời bài hát vang vọng: Năm xưa trên cây sồi làng Fatima xa xôi, có Đức Mẹ Chúa Trời, hiện ra uy linh sáng chói, Mẹ nhắn nhủ người đời, hãy mau ăn năn đền tội, hãy tôn sùng Mẫu Tâm, hãy năng lần hạt Mân Côi đã kết thúc buổi lễ.
Được biết, trong chương trình Sống Năm Thánh Đức Mẹ Fatima 2017. Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm sẽ có Thánh lễ kính Mẹ Fatima và dâng hoa kính Đức Mẹ vào các ngày 13 mỗi tháng hoặc những ngày kế.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ngôi sao Bethlehem
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
09:39 05/01/2017
Ngôi sao Bethlehem
Trong tập tục nếp sống đức tin của người Công Giáo hằng năm mừng lễ Chúa giáng sinh ngày 25.12., khi làm xây dựng hang đá Chúa giáng sinh, ngoài những bức tượng Thánh, và các con xúc vật chiên bò, lừa…còn có ngôi sao treo trên đỉnh nóc hang đá nữa.
Bởi đâu có tục lệ ngôi sao hang đá Chúa giáng sinh ?
„1 Khi Đức Giê-su ra đời tại Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giê-ru-sa-lem,2 và hỏi: "Đức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người."3 Nghe tin ấy, vua Hê-rô-đê bối rối, và cả thành Giê-ru-sa-lem cũng xôn xao.4 Nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế và kinh sư trong dân lại, rồi hỏi cho biết Đấng Ki-tô phải sinh ra ở đâu.5 Họ trả lời: "Tại Bê-lem, miền Giu-đê, vì trong sách ngôn sứ, có chép rằng:6 "Phần ngươi, hỡi Bê-lem, miền đất Giu-đa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ít-ra-en dân Ta sẽ ra đời."
7 Bấy giờ vua Hê-rô-đê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện.8 Rồi vua phái các vị ấy đi Bê-lem và dặn rằng: "Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người."9 Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại.10 Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng" ( Matheo 2,1-9).
Như thế tập tục ngôi sao Chúa giáng sinh hay còn có tên ngôi sao Bethlehem có căn bản từ nơi Kinh Thánh.
Nhưng ngôi sao đó có phải là một ngôi sao như bao ngôi sao khác mà Thiên Chúa đã tạo dựng trên vòm trời không theo khía cạnh khao học, thiên văn học ? Hay ngôi sao đó còn ẩn chứa ý nghĩa sứ điệp gì khác hơn nữa?
Những nhà Chiêm tinh từ Phương Đông theo Ngôi sao hướng dẫn trên nền trời tìm đến nơi hài nhi Giêsu sinh ra, là những nhà khoa học về ngành thiên văn, ngắm nhìn sao trên nền trời tìm hiểu cùng lý giải ý nghĩa sứ điệp từ các ngôi sao xuất hiện. Họ đã nhìn thấy cùng nhận ra ngôi sao Hài Nhi vị vua mới sinh ra.
Phúc âm chỉ viết thuật lại không có chi tiết gì về thời điểm, nơi chốn ngôi sao lịch sử Bethlehem. Vì thế xưa nay hằng có những giả thuyết hay những khảo cứu tìm hiểu về Ngôi sao Bethlehem theo phương diện lịch sử cùng thiên văn học.
Theo lịch sử văn hóa thời cổ xưa (hành tinh) Saturn được cho là ngôi sao của dân Do Thái, ngôi sao Sabath, đang khi đó (hành tinh) Jupiter là ngôi sao của hoàng đế.
Các nhà khoa học đã đưa ra suy diễn vào năm 7. sang năm 6. trước Chúa giáng sinh xuất hiện sự gặp gỡ của hai vì sao Saturn và Jupiter. Và thời điểm này có thể là năm Chúa Giêsu giáng sinh.
Ở Roma người ta cho rằng biến cố hai ngôi sao Saturn và Jupiter xuất hiện trùng hợp vào thời điểm đó là hình ảnh dấu chỉ về vị vua mang lại hòa bình trong toàn đế quốc Roma: Hoàng đế Augustus. Chúa Giêsu giáng sinh lúc đế quốc Roma đang thống trị toàn vùng Trung Đông thời hoàng đế Augustus cai trị ở Roma.( Luca, 2,1-20)
Bên vùng Babylon biến cố hiếm lạ hai ngôi sao Saturn và Jupiter cùng xuất hiện được hiểu là dấu chỉ sự đến của Đấng Cứu Thế mang lại niềm hy vọng. Đó là lời đoan hứa cho Bileams đã được thành hiện thực, và các nhà Chiêm Tinh từ Phương Đông đến:
„ Một vì sao xuất hiện từ nhà Gia-cóp,
một vương trượng trỗi dậy từ Ít-ra-en“ ( Sách dân số, 24,17)
Phái đạo đức Qumran trước thời Chúa Giêsu sinh ra cũng đã so sánh ví sự xuất hiện của ngôi sao với sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế.: Ngôi sao của ngài chiếu tỏa trên nền trời như một vị vua.
Các Thánh giáo phụ cũng nhìn nhận Chúa Giêsu với ngôi sao: ngôi sao ban mai, ngôi sao ban chiều tối. Thánh Phero trong thư viết cho giáo dân cũng xác nhận hiểu Chúa Giêsu Kitô là vì sao mai xuất hiện soi chiếu ánh sáng trong trái tim tâm hồn ta, khi ngày của Chúa đến . ( 2 Phero 1,19).
Ngôi sao Bethlehem dẫn đường cho các nhà Chiêm Tinh đi tìm Chúa Giêsu, trước hết dẫn họ đến Gierusalem nơi cung vua Herode ở. Từ nơi đây họ cần sự chỉ dẫn cụ thể của Kinh Thánh Do Thái, lời Chúa qua các Ngôn sứ thời Cựu ước đã loan báo trước về nơi vua mới, Đấng Cứu Thế sinh ra, là hậu duệ đích thật của dòng dõi Vua David. Theo sự chỉ dẫn cụ thể đó Ngôi sao lại xuất hiện dẫn đường cho họ đi tới Bethlehem, nơi hài nhi, vị Vua mới sinh ra.
Điều này làm nhớ lại lúc sau này khi Chúa Giêsu bị lên án đóng đinh trên thập gía, Tổng trấn Pilatus đã cho viết bảng ghi: INRI - Vua dân Do Thái! đóng vào ngay trên đỉnh thập gía Chúa Giêsu.
Lời chỉ dẫn nơi Chúa Giêsu là vua, Đấng Cứu Thế dòng dõi vua David sinh ra ở Bethlehem được loan báo từ Gierusalem - nơi hoàng cung vua Herodes- cho các nhà Chiêm Tinh, những người dân ngoại giáo từ phương xa đi tìm Chúa Giêsu.
Và cũng tại Gierusalem Chúa Giesu bị kết án - nơi dinh quan toàn quyền Roma - và sau cùng Chúa Giêsu được tuyên xưng là Vua dân Do Thái do quan Pilatus, cũng là một người dân ngoại gíao.
Thánh giáo phụ Gregor thành Naziano đã có suy tư về ngôi sao Chúa Giesu dẫn đường cho các nhà Chiêm Tinh tìm đến bái lạy tôn thờ hài nhi Giêsu: Ngôi sao thiên văn trên nền trời dẫn đường đã kết thúc, ngôi sao Chúa Giêsu quyết định con đường tâm hồn của họ.
„ Thánh Phaolô trong lao tù đã viết thư cho anh chị gíao hữu của Giáo đòan Kolosseo và Epheso thăm hõi khích lệ cùng nhấn mạnh đến Chúa Giêsu Kitô phục sinh chiếu sáng thống trị trên các quyền lực sức mạnh. Cũng trong con đường chỉ dẫn đó, ngôi sao dẫn đường cho các nhà Chiêm Tinh: Không phải ngôi sao quyết định số phận đời sống của Hài nhi Giêsu, nhưng chính Hài nhi Giêsu đã hướng dẫn đường cho Ngôi sao.
Và như vậy theo phương diện nhân chủng xuay chiều chuyển hướng có thể nói được: Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa đã sinh xuống trần gian làm người biểu hiện uy quyền lớn lao hơn các sức mạnh vật chất trên trần gian và còn nhiều hơn tất.“ ( Joseph Ratzinger, Benedickt XVI.).
Ở trong đền thờ Chúa giáng sinh bên Bethlehem, theo tương truyền nơi đây Chúa Giesu sinh ra được đặt nằm trong máng cho xúc vật ăn ngày xưa, bây giờ được vẽ ghi dấu lại bằng một hình ngôi sao vẽ chạm đá mầu có 14 cánh.
Không có bằng chứng nào nói hình tượng ngôi sao với 14 cánh là ngôi sao Bethlehem ngày xưa đã soi chiếu dẫn đường cho các nhà Chiêm Tinh tìm đến nơi Chúa Giêsu sinh ra. Nhưng ngôi sao có 14 cánh là hình ảnh nói đến gốc tích Chúa Giêsu, như Thánh Matheo thuật lại : Cây Gia phả dòng dõi Chúa Giêsu được chia ra ba thời kỳ:Thời kỳ thứ nhất từ Tổ Abraham đến Vua David có 14 đời, thời kỳ thứ hai từ Vua Salomon đến thời bị lưu đày sang Babylon với 14 đời, và thời kỳ thứ ba từ sau thời lưu đầy đến Chúa Giêsu Kito sinh ra, lời hứa ơn cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện, cũng có 14 đời. (Mt 1, 1-17.)
Và Con số 14 là một con số tượng trưng suy ra từ tên Vua David theo nguyên ngữ Do Thái - theo nguyên ngữ tiếng Do Thái những vần chữ tên David hợp chung lại thành con số 14 : D=4, W = 6 và D= 4. Và dựa theo tên Vua Davit, tổ tiên của Chúa Giêsu, nên gia phả cũng chia làm ba giai đoạn. Ba giai đoạn với ba lần 14 thế hệ trong lịch sử từ gốc rễ Abraham và Vua David đến Chúa Giêsu là cung ngai vĩnh cửu.
Lễ Chúa Hiển Linh
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong tập tục nếp sống đức tin của người Công Giáo hằng năm mừng lễ Chúa giáng sinh ngày 25.12., khi làm xây dựng hang đá Chúa giáng sinh, ngoài những bức tượng Thánh, và các con xúc vật chiên bò, lừa…còn có ngôi sao treo trên đỉnh nóc hang đá nữa.
Bởi đâu có tục lệ ngôi sao hang đá Chúa giáng sinh ?
„1 Khi Đức Giê-su ra đời tại Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giê-ru-sa-lem,2 và hỏi: "Đức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người."3 Nghe tin ấy, vua Hê-rô-đê bối rối, và cả thành Giê-ru-sa-lem cũng xôn xao.4 Nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế và kinh sư trong dân lại, rồi hỏi cho biết Đấng Ki-tô phải sinh ra ở đâu.5 Họ trả lời: "Tại Bê-lem, miền Giu-đê, vì trong sách ngôn sứ, có chép rằng:6 "Phần ngươi, hỡi Bê-lem, miền đất Giu-đa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ít-ra-en dân Ta sẽ ra đời."
7 Bấy giờ vua Hê-rô-đê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện.8 Rồi vua phái các vị ấy đi Bê-lem và dặn rằng: "Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người."9 Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại.10 Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng" ( Matheo 2,1-9).
Như thế tập tục ngôi sao Chúa giáng sinh hay còn có tên ngôi sao Bethlehem có căn bản từ nơi Kinh Thánh.
Nhưng ngôi sao đó có phải là một ngôi sao như bao ngôi sao khác mà Thiên Chúa đã tạo dựng trên vòm trời không theo khía cạnh khao học, thiên văn học ? Hay ngôi sao đó còn ẩn chứa ý nghĩa sứ điệp gì khác hơn nữa?
Những nhà Chiêm tinh từ Phương Đông theo Ngôi sao hướng dẫn trên nền trời tìm đến nơi hài nhi Giêsu sinh ra, là những nhà khoa học về ngành thiên văn, ngắm nhìn sao trên nền trời tìm hiểu cùng lý giải ý nghĩa sứ điệp từ các ngôi sao xuất hiện. Họ đã nhìn thấy cùng nhận ra ngôi sao Hài Nhi vị vua mới sinh ra.
Phúc âm chỉ viết thuật lại không có chi tiết gì về thời điểm, nơi chốn ngôi sao lịch sử Bethlehem. Vì thế xưa nay hằng có những giả thuyết hay những khảo cứu tìm hiểu về Ngôi sao Bethlehem theo phương diện lịch sử cùng thiên văn học.
Theo lịch sử văn hóa thời cổ xưa (hành tinh) Saturn được cho là ngôi sao của dân Do Thái, ngôi sao Sabath, đang khi đó (hành tinh) Jupiter là ngôi sao của hoàng đế.
Các nhà khoa học đã đưa ra suy diễn vào năm 7. sang năm 6. trước Chúa giáng sinh xuất hiện sự gặp gỡ của hai vì sao Saturn và Jupiter. Và thời điểm này có thể là năm Chúa Giêsu giáng sinh.
Ở Roma người ta cho rằng biến cố hai ngôi sao Saturn và Jupiter xuất hiện trùng hợp vào thời điểm đó là hình ảnh dấu chỉ về vị vua mang lại hòa bình trong toàn đế quốc Roma: Hoàng đế Augustus. Chúa Giêsu giáng sinh lúc đế quốc Roma đang thống trị toàn vùng Trung Đông thời hoàng đế Augustus cai trị ở Roma.( Luca, 2,1-20)
Bên vùng Babylon biến cố hiếm lạ hai ngôi sao Saturn và Jupiter cùng xuất hiện được hiểu là dấu chỉ sự đến của Đấng Cứu Thế mang lại niềm hy vọng. Đó là lời đoan hứa cho Bileams đã được thành hiện thực, và các nhà Chiêm Tinh từ Phương Đông đến:
„ Một vì sao xuất hiện từ nhà Gia-cóp,
một vương trượng trỗi dậy từ Ít-ra-en“ ( Sách dân số, 24,17)
Phái đạo đức Qumran trước thời Chúa Giêsu sinh ra cũng đã so sánh ví sự xuất hiện của ngôi sao với sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế.: Ngôi sao của ngài chiếu tỏa trên nền trời như một vị vua.
Các Thánh giáo phụ cũng nhìn nhận Chúa Giêsu với ngôi sao: ngôi sao ban mai, ngôi sao ban chiều tối. Thánh Phero trong thư viết cho giáo dân cũng xác nhận hiểu Chúa Giêsu Kitô là vì sao mai xuất hiện soi chiếu ánh sáng trong trái tim tâm hồn ta, khi ngày của Chúa đến . ( 2 Phero 1,19).
Ngôi sao Bethlehem dẫn đường cho các nhà Chiêm Tinh đi tìm Chúa Giêsu, trước hết dẫn họ đến Gierusalem nơi cung vua Herode ở. Từ nơi đây họ cần sự chỉ dẫn cụ thể của Kinh Thánh Do Thái, lời Chúa qua các Ngôn sứ thời Cựu ước đã loan báo trước về nơi vua mới, Đấng Cứu Thế sinh ra, là hậu duệ đích thật của dòng dõi Vua David. Theo sự chỉ dẫn cụ thể đó Ngôi sao lại xuất hiện dẫn đường cho họ đi tới Bethlehem, nơi hài nhi, vị Vua mới sinh ra.
Điều này làm nhớ lại lúc sau này khi Chúa Giêsu bị lên án đóng đinh trên thập gía, Tổng trấn Pilatus đã cho viết bảng ghi: INRI - Vua dân Do Thái! đóng vào ngay trên đỉnh thập gía Chúa Giêsu.
Lời chỉ dẫn nơi Chúa Giêsu là vua, Đấng Cứu Thế dòng dõi vua David sinh ra ở Bethlehem được loan báo từ Gierusalem - nơi hoàng cung vua Herodes- cho các nhà Chiêm Tinh, những người dân ngoại giáo từ phương xa đi tìm Chúa Giêsu.
Và cũng tại Gierusalem Chúa Giesu bị kết án - nơi dinh quan toàn quyền Roma - và sau cùng Chúa Giêsu được tuyên xưng là Vua dân Do Thái do quan Pilatus, cũng là một người dân ngoại gíao.
Thánh giáo phụ Gregor thành Naziano đã có suy tư về ngôi sao Chúa Giesu dẫn đường cho các nhà Chiêm Tinh tìm đến bái lạy tôn thờ hài nhi Giêsu: Ngôi sao thiên văn trên nền trời dẫn đường đã kết thúc, ngôi sao Chúa Giêsu quyết định con đường tâm hồn của họ.
„ Thánh Phaolô trong lao tù đã viết thư cho anh chị gíao hữu của Giáo đòan Kolosseo và Epheso thăm hõi khích lệ cùng nhấn mạnh đến Chúa Giêsu Kitô phục sinh chiếu sáng thống trị trên các quyền lực sức mạnh. Cũng trong con đường chỉ dẫn đó, ngôi sao dẫn đường cho các nhà Chiêm Tinh: Không phải ngôi sao quyết định số phận đời sống của Hài nhi Giêsu, nhưng chính Hài nhi Giêsu đã hướng dẫn đường cho Ngôi sao.
Và như vậy theo phương diện nhân chủng xuay chiều chuyển hướng có thể nói được: Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa đã sinh xuống trần gian làm người biểu hiện uy quyền lớn lao hơn các sức mạnh vật chất trên trần gian và còn nhiều hơn tất.“ ( Joseph Ratzinger, Benedickt XVI.).
Ở trong đền thờ Chúa giáng sinh bên Bethlehem, theo tương truyền nơi đây Chúa Giesu sinh ra được đặt nằm trong máng cho xúc vật ăn ngày xưa, bây giờ được vẽ ghi dấu lại bằng một hình ngôi sao vẽ chạm đá mầu có 14 cánh.
Không có bằng chứng nào nói hình tượng ngôi sao với 14 cánh là ngôi sao Bethlehem ngày xưa đã soi chiếu dẫn đường cho các nhà Chiêm Tinh tìm đến nơi Chúa Giêsu sinh ra. Nhưng ngôi sao có 14 cánh là hình ảnh nói đến gốc tích Chúa Giêsu, như Thánh Matheo thuật lại : Cây Gia phả dòng dõi Chúa Giêsu được chia ra ba thời kỳ:Thời kỳ thứ nhất từ Tổ Abraham đến Vua David có 14 đời, thời kỳ thứ hai từ Vua Salomon đến thời bị lưu đày sang Babylon với 14 đời, và thời kỳ thứ ba từ sau thời lưu đầy đến Chúa Giêsu Kito sinh ra, lời hứa ơn cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện, cũng có 14 đời. (Mt 1, 1-17.)
Và Con số 14 là một con số tượng trưng suy ra từ tên Vua David theo nguyên ngữ Do Thái - theo nguyên ngữ tiếng Do Thái những vần chữ tên David hợp chung lại thành con số 14 : D=4, W = 6 và D= 4. Và dựa theo tên Vua Davit, tổ tiên của Chúa Giêsu, nên gia phả cũng chia làm ba giai đoạn. Ba giai đoạn với ba lần 14 thế hệ trong lịch sử từ gốc rễ Abraham và Vua David đến Chúa Giêsu là cung ngai vĩnh cửu.
Lễ Chúa Hiển Linh
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Người giáo dân và cuộc tranh luận quanh việc cho phép người ly dị tái hôn rước lễ (4)
Vũ Văn An
22:45 05/01/2017
8. Một cuộc khủng hoảng gây di căn
Tuy nhiên, xem ra Đức Phanxicô, hoặc ít nhất, các phụ tá tin cẩn của ngài không nghĩ như thế. Đức Phanxicô chưa trực tiếp nói gì, nhưng các phụ tá tin cẩn của ngài vừa bác bỏ việc trả lời vừa tấn công ý hướng của các vị Hồng Y liên hệ.
Trong khi ấy, ngày 8 tháng Mười Hai, một số giáo dân đã tham gia nhóm 23 học giả Công Giáo lên tiếng ủng hộ bốn vị Hồng Y. Hai giáo sư giáo dân Joseph Shaw của Đại Học Oxford, Anh và Anna M. Silvas của Đại Học New England, Úc, những người từng tham gia nhóm 45 học giả trên đây, cũng đã tham gia nhóm mới này. Trong số thành viên, còn có giáo sư triết học Claudio Pierantoni, người vốn chỉ trích chương 8 của Niềm Vui Yêu Thương trong một cuộc tranh luận với giáo sư Rocco Buttiglione.
Họ cho biết nay là thời điểm nghiêm trọng, có tính quá độ, tương tự như cuộc khủng hoảng do lạc giáo Ariô gây ra. Nhóm cho rằng khi lạc giáo Ariô đang lấn lướt, “đại đa số các giám mục, kể cả vị kế nhiệm Thánh Phêrô, đã chao đảo đối với thần tính của Chúa Kitô. Nhiều vị chưa hoàn toàn rơi vào lạc giáo; nhưng, bị lẫn lộn làm hoang mang và nhát đảm làm cho yếu đuối, họ đi tìm các công thức thỏa hiệp tiện lợi dưới chiêu bài ‘hòa bình’ và ‘hợp nhất’. Ngày nay, ta cũng đang mục kích một cuộc khủng hoảng gây di căn tương tự, lần này về các khía cạnh nền tảng của lối sống Kitô Giáo”.
Bản tuyên bố của nhóm nói rằng người ta chỉ đãi môi đãi miệng (lip service) bênh vực các giáo huấn như “tính bất khả tiêu của hôn nhân, tính tội lỗi khách quan trầm trọng của gian dâm, ngoại tình và kê gian, tính tháng thiêng của Thánh Thể, và thực tại hãi hùng của tội trọng”. Nhưng nhiều nhân vật chủ chốt đang ngầm phá hoại hay thực tế bác bỏ các tín lý này bằng cách “nhấn mạnh một cách cường điệu và một chiều tới ‘lòng thương xót’, ‘đồng hành mục vụ’, và ‘các hoàn cảnh giảm khinh’”.
Nhóm kêu gọi các vị giám mục ủng hộ bốn vị Hồng Y vì cho rằng bốn vị đã nêu lên “các câu hỏi đi thẳng vào vấn đề và có tính tìm kiếm” và nếu Đức Giáo Hoàng không chịu tái xác nhận giáo huấn của Giáo Hội, thì các vị Hồng Y phải “tiếp cận ngài một cách tập thể để áp dụng một hình thức sửa sai anh em nào đó, trong tinh thần khuyên răn của Thánh Phaolô đối với tông đồ bạn của mình là Thánh Phêrô tại Antiôkia”.
Dịp này Giáo Sư Shaw cho hay: “chỉ có Đức Thánh Cha có quyền giải quyết sự hỗn độn hiện nay, và ngài khẩn thiết phải làm như thế vì lợi ích các linh hồn”.
Ông nói thêm rằng một số người tự nhận ủng hộ Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho hay: “Người Công Giáo nên cùng một lúc tin rằng giáo huấn của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và của mọi vị tiền nhiệm của ngài, vẫn đúng, nhưng không còn áp dụng được vào các hoàn cảnh cụ thể nữa. Đòi người ta tiếp nhận kiểu suy nghĩ nước đôi này không phải là hành động của một người cha tốt; mà là một việc lạm dụng người Công Giáo bình thường và sự thật. Bác bỏ lối bênh vực Niềm Vui Yêu Thương này không những là đòi hỏi của Đức Tin mà còn của sự lành mạnh tinh thần nữa”.
9. Sử dụng sai Niềm Vui Yêu Thương
Một ngày sau, tức ngày 9 tháng Mười Hai, hai học giả giáo dân kỳ cựu là John Finnis, giáo sư luật và triết học luật pháp của Đại Học Oxford và Germain Grisez, giáo sư hưu trí về đạo đức học Kitô giáo của Đại Học Mount St. Mary’s University, Maryland, Hoa Kỳ, tiết lộ đã gửi một lá thư bỏ ngỏ lên Đức Giáo Hoàng Phanxicô khẩn khoản yêu cầu ngài chấm dứt điều hai ông gọi là “việc sử dụng sai” Niềm Vui Yêu Thương để “hỗ trợ cho các sai lạc chống lại đức tin Kitô Giáo”.
Hai ông Finnis và Grisez không cho rằng chính Niềm Vui Yêu Thương sai lạc, mà nhấn mạnh rằng văn kiện này bị sử dụng sai để phá hoại các giáo huấn Công Giáo. Với họ, các tuyên bố của các vị giáo hoàng “phải được giả thiết là nhất quán với nhau khi được giải thích cách thận trọng” và do đó, Niềm Vui Yêu Thương phải được đọc dưới sự soi sáng của các tuyên bố rõ ràng của các vị giáo hoàng trước đây nhằm khẳng định giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân.
Việc sử dụng sai này đã phát sinh ra tám đề xuất mà hai giáo sư Finnis và Grisez cho rằng người ta đang coi chúng nhất quán với Niềm Vui Yêu Thương, nên họ thỉnh cầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô lên án chúng:
- Các linh mục có thể ban sự tha tội cho dù hối nhân không có ý định sửa đổi;
- Người ta có thể quá yếu đuối đến không thể vâng theo các giới điều của Thiên Chúa;
- Không có luật luân lý nào mà lại không bao giờ có ngoại lệ;
- Các luật luân lý chỉ là các lý tưởng, và quả là không hiện thực chút nào khi hy vọng chúng được chu toàn;
- Trong một số hoàn cảnh, tốt nhất là vi phạm luật luân lý;
- Sinh hoạt tính dục chỉ sai nếu có người bị khai thác hay tổn thương;
- Có thể tiêu hủy một cuộc hôn nhân đã thành sự; và
- Không ai bị kết án sa hỏa ngục cả.
Điều đáng ghi nhận là giáo sư Grisez vốn là phụ tá của Cha John C. Ford, Dòng Tên, người đứng đầu phe thiểu số trong Ủy Ban Dân Số, Gia Đình, và Sinh Xuất của Đức Phaolô VI, để ngài viết thông điệp có tính tiên tri về Sự Sống Con Người năm 1968. Chính tham luận của phe thiểu số này, được Cha Ford và Grisez soạn thảo và trình lên Đức Phaolô VI, qua Đức Hồng Y Alfredo Ottaviani, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin lúc ấy, đã được nhận làm chủ điểm cho giáo huấn của Đức Phaolô về ngừa thai, một giáo huấn vẫn đã được các vị giáo hoàng cho tới nay tiếp tục duy trì.
Kỳ sau: II. Phe ủng hộ
Tuy nhiên, xem ra Đức Phanxicô, hoặc ít nhất, các phụ tá tin cẩn của ngài không nghĩ như thế. Đức Phanxicô chưa trực tiếp nói gì, nhưng các phụ tá tin cẩn của ngài vừa bác bỏ việc trả lời vừa tấn công ý hướng của các vị Hồng Y liên hệ.
Trong khi ấy, ngày 8 tháng Mười Hai, một số giáo dân đã tham gia nhóm 23 học giả Công Giáo lên tiếng ủng hộ bốn vị Hồng Y. Hai giáo sư giáo dân Joseph Shaw của Đại Học Oxford, Anh và Anna M. Silvas của Đại Học New England, Úc, những người từng tham gia nhóm 45 học giả trên đây, cũng đã tham gia nhóm mới này. Trong số thành viên, còn có giáo sư triết học Claudio Pierantoni, người vốn chỉ trích chương 8 của Niềm Vui Yêu Thương trong một cuộc tranh luận với giáo sư Rocco Buttiglione.
Họ cho biết nay là thời điểm nghiêm trọng, có tính quá độ, tương tự như cuộc khủng hoảng do lạc giáo Ariô gây ra. Nhóm cho rằng khi lạc giáo Ariô đang lấn lướt, “đại đa số các giám mục, kể cả vị kế nhiệm Thánh Phêrô, đã chao đảo đối với thần tính của Chúa Kitô. Nhiều vị chưa hoàn toàn rơi vào lạc giáo; nhưng, bị lẫn lộn làm hoang mang và nhát đảm làm cho yếu đuối, họ đi tìm các công thức thỏa hiệp tiện lợi dưới chiêu bài ‘hòa bình’ và ‘hợp nhất’. Ngày nay, ta cũng đang mục kích một cuộc khủng hoảng gây di căn tương tự, lần này về các khía cạnh nền tảng của lối sống Kitô Giáo”.
Bản tuyên bố của nhóm nói rằng người ta chỉ đãi môi đãi miệng (lip service) bênh vực các giáo huấn như “tính bất khả tiêu của hôn nhân, tính tội lỗi khách quan trầm trọng của gian dâm, ngoại tình và kê gian, tính tháng thiêng của Thánh Thể, và thực tại hãi hùng của tội trọng”. Nhưng nhiều nhân vật chủ chốt đang ngầm phá hoại hay thực tế bác bỏ các tín lý này bằng cách “nhấn mạnh một cách cường điệu và một chiều tới ‘lòng thương xót’, ‘đồng hành mục vụ’, và ‘các hoàn cảnh giảm khinh’”.
Nhóm kêu gọi các vị giám mục ủng hộ bốn vị Hồng Y vì cho rằng bốn vị đã nêu lên “các câu hỏi đi thẳng vào vấn đề và có tính tìm kiếm” và nếu Đức Giáo Hoàng không chịu tái xác nhận giáo huấn của Giáo Hội, thì các vị Hồng Y phải “tiếp cận ngài một cách tập thể để áp dụng một hình thức sửa sai anh em nào đó, trong tinh thần khuyên răn của Thánh Phaolô đối với tông đồ bạn của mình là Thánh Phêrô tại Antiôkia”.
Dịp này Giáo Sư Shaw cho hay: “chỉ có Đức Thánh Cha có quyền giải quyết sự hỗn độn hiện nay, và ngài khẩn thiết phải làm như thế vì lợi ích các linh hồn”.
Ông nói thêm rằng một số người tự nhận ủng hộ Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho hay: “Người Công Giáo nên cùng một lúc tin rằng giáo huấn của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và của mọi vị tiền nhiệm của ngài, vẫn đúng, nhưng không còn áp dụng được vào các hoàn cảnh cụ thể nữa. Đòi người ta tiếp nhận kiểu suy nghĩ nước đôi này không phải là hành động của một người cha tốt; mà là một việc lạm dụng người Công Giáo bình thường và sự thật. Bác bỏ lối bênh vực Niềm Vui Yêu Thương này không những là đòi hỏi của Đức Tin mà còn của sự lành mạnh tinh thần nữa”.
9. Sử dụng sai Niềm Vui Yêu Thương
Một ngày sau, tức ngày 9 tháng Mười Hai, hai học giả giáo dân kỳ cựu là John Finnis, giáo sư luật và triết học luật pháp của Đại Học Oxford và Germain Grisez, giáo sư hưu trí về đạo đức học Kitô giáo của Đại Học Mount St. Mary’s University, Maryland, Hoa Kỳ, tiết lộ đã gửi một lá thư bỏ ngỏ lên Đức Giáo Hoàng Phanxicô khẩn khoản yêu cầu ngài chấm dứt điều hai ông gọi là “việc sử dụng sai” Niềm Vui Yêu Thương để “hỗ trợ cho các sai lạc chống lại đức tin Kitô Giáo”.
Hai ông Finnis và Grisez không cho rằng chính Niềm Vui Yêu Thương sai lạc, mà nhấn mạnh rằng văn kiện này bị sử dụng sai để phá hoại các giáo huấn Công Giáo. Với họ, các tuyên bố của các vị giáo hoàng “phải được giả thiết là nhất quán với nhau khi được giải thích cách thận trọng” và do đó, Niềm Vui Yêu Thương phải được đọc dưới sự soi sáng của các tuyên bố rõ ràng của các vị giáo hoàng trước đây nhằm khẳng định giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân.
Việc sử dụng sai này đã phát sinh ra tám đề xuất mà hai giáo sư Finnis và Grisez cho rằng người ta đang coi chúng nhất quán với Niềm Vui Yêu Thương, nên họ thỉnh cầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô lên án chúng:
- Các linh mục có thể ban sự tha tội cho dù hối nhân không có ý định sửa đổi;
- Người ta có thể quá yếu đuối đến không thể vâng theo các giới điều của Thiên Chúa;
- Không có luật luân lý nào mà lại không bao giờ có ngoại lệ;
- Các luật luân lý chỉ là các lý tưởng, và quả là không hiện thực chút nào khi hy vọng chúng được chu toàn;
- Trong một số hoàn cảnh, tốt nhất là vi phạm luật luân lý;
- Sinh hoạt tính dục chỉ sai nếu có người bị khai thác hay tổn thương;
- Có thể tiêu hủy một cuộc hôn nhân đã thành sự; và
- Không ai bị kết án sa hỏa ngục cả.
Điều đáng ghi nhận là giáo sư Grisez vốn là phụ tá của Cha John C. Ford, Dòng Tên, người đứng đầu phe thiểu số trong Ủy Ban Dân Số, Gia Đình, và Sinh Xuất của Đức Phaolô VI, để ngài viết thông điệp có tính tiên tri về Sự Sống Con Người năm 1968. Chính tham luận của phe thiểu số này, được Cha Ford và Grisez soạn thảo và trình lên Đức Phaolô VI, qua Đức Hồng Y Alfredo Ottaviani, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin lúc ấy, đã được nhận làm chủ điểm cho giáo huấn của Đức Phaolô về ngừa thai, một giáo huấn vẫn đã được các vị giáo hoàng cho tới nay tiếp tục duy trì.
Kỳ sau: II. Phe ủng hộ
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sống Khỏe
Nguyễn Bá Khanh
19:10 05/01/2017
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
An vui sức khoẻ dồi dào
Phải chăm thể dục thể thao hằng ngày.
(nbk)
To enjoy the glow of good health, you must exercise.
(Gene Tunney)
VietCatholic TV
Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới tuần đầu năm mới 2017
VietCatholic Network
12:02 05/01/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Chương trình Truyền hình của chúng tôi hôm nay gồm có những tin chính sau đây:
1. ĐTC Phanxicô và buổi tiếp kiến chung đầu tiên năm 2017 với hơn 8000 người
2. ĐTC chào các đòan hành hương về thăm Vatican
3. 32 triệu người theo dõi Twitter của ĐGH Phanxicô
4. 28 nhân viên mục vụ của Giáo Hội bị giết trong năm 2016
5. Dân Biểu Quốc hội Hoa Kỳ đa số vẫn là người Kitô giáo
Sau đây mời qúi vị và anh chị em theo dõi phần tin chi tiết của chúng tôi:
Buổi tiếp kiến chung đầu tiên trong năm 2017
ĐTC Phanxicô đã nói về “Sự sống và niềm hy vọng nảy sinh từ tiếng khóc khổ đau của các bà mẹ” với hơn 8000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung đầu tiên trong năm mới tại đại thính đường Phaolo VI sáng thứ tư 4-1-2017 Ngài nói rằng: “Các hài nhi Bếtlehem chết vì Chúa Giêsu, và Chúa Giêsu Chiên Con vô tội sẽ chết cho tất cả để ban sự sống cho mọi người”.
Trong bài huấn dụ ĐTC đã giải thích ý nghĩa văn bản kinh thánh mà ngôn sứ Giêremia nói về bà Rakhel thương khóc các con mình và không muốn được an ủi vì chúng không còn nữa. Đ0TC nói đây là một gương mặt phụ nữ nói với chúng ta về niềm hy vọng được sống trong tiếng khóc. Đó là bà Rakhel, vợ của tổ phụ Giacóp và là mẹ của Giuse và Bengiamin, người đã chết khi cho người con thứ hai là Bengiamin chào đời, như kể trong sách Sáng Thế. Ngôn sứ Giêrêmia quy chiếu bà Rakhel và hướng tới dân Israel đang sống kiếp lưu đầy bên Babylon, để an ủi họ với các lời đầy cảm động và thi vị như sau: “Người ta nghe có tiếng khóc ở Rama, một tiếng khóc than cay đắng: bà Rakhel thương khóc các con mình và không muốn được an ủi, vì chúng không còn nữa”. Sự khước từ của bà Rakhel không muốn được an ủi cũng dậy cho chúng ta biết rằng cần phải biết tế nhị trước nỗi khổ đau của người khác. Để nói về niềm hy vọng với ai bị tuyệt vọng, cần phải chia sẻ sự tuyệt vọng của họ; để lau khô nước mắt cho gương mặt của ai khổ đau, cần phải hiệp nhất với tiếng khóc của họ. Chỉ như thế các lời nói của chúng ta mới thực sự có khả năng trao ban một chút hy vọng.
ĐTC chào các đòan hành hương
Sau bài huấn dụ, ĐTC đã chào các đoàn hành hương nói tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Arập và Ý.
Chào các tín hữu nói tiếng Pháp ngài cầu mong ánh sáng của lễ Giáng Sinh tiếp tục chiếu soi cuộc sống, cả khi nó có khó khăn và không thiếu các lo âu.
Với các tín hữu đến từ Hoa Kỳ, Canada và Australia ngài xin Thiên Chúa giữ gìn họ trong suốt năm mới này trong niềm hy vọng của đức tin và ban cho họ niềm vui là con nhỏ của Chúa.
ĐTC chúc các anh chị em nói tiếng Đức và Tây Ban Nha luôn xác tín Chúa ở gần mọi người trong niềm vui và khổ đau và là hy vọng của con người.
Ngài đặc biệt chào một nhóm linh mục giáo phận Angra bên Bồ Đào Nha và xin Đức Mẹ canh thức trên con đường ơn gọi của các vị và giúp các vị là dấu chỉ sự tin tưởng và hy vọng cho tín hữu.
Chào các tín hữu Ba Lan ngài nói ngày mốt là lễ Chúa tỏ mình. Trên đường của các thành phố và nhiều nơi tại Ba Lan có các đoàn kiệu của Ba Vua chào các tham dự viên với lời chào của thánh Phanxicô “An bình và hạnh phúc”. Ngài xin mọi người nhớ rằng Chúa Giêsu đã nhập thể giáng sinh tại Bếtlêhem và đem ơn cứu độ tới cho chúng ta và muốn ở trong tim từng người.
Trong các đoàn hành hương nói tiếng Ý ĐTC đặc biệt chào nhóm “Hiệp hội gia đình cầu nguyện và sống bác ái” cử hành 45 năm thành lập; các đại diện Trung tâm tông đồ của chân phước Vincenzzo Romano mừng 25 năm hoạt động đào tạo ơn gọi; các tu sĩ khấn tạm dòng Anh em hèn mọn tỉnh dòng thánh Antôn và phong trào giới trẻ huynh đệ Phan Sinh Betania.
Sau cùng ĐTC chào các bạn trẻ, ngài cầu mong họ biết sống mỗi ngày trong năm mới như ơn của Chúa với lòng biết ơn và sự liêm chính. Ngài xin Chúa và Đức Mẹ gần gũi và an ủi các anh chị em đau yếu bệnh tật, và giúp các đôi tân hôn dấn thân thực hiện sự hiệp thông cuộc sống chân thành theo chương trình của Thiên Chúa.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.
32 triệu người theo dõi Twitter của ĐGH Phanxicô
Đầu năm 2017 tài khoản Twitter của Đức Thánh Cha Phanxicô có 32 triệu theo dõi. Qua tài khoản Twitter, Đức Thánh Cha gửi sứ điệp ngắn, giống như ngày Tết dương lich năm 2017 Ngài đã viết: "Chúng ta hãy phó thác năm mới cho Đức Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, để hòa bình và lòng thương xót có thể phát triển trên toàn thế giới"; hoặc cuối năm 2016: Ngài viết "Khi chúng ta kết thúc năm cũ, chúng ta hãy nhớ những ngày, tuần và tháng, chúng tôi đã sống để tạ ơn và dâng lên Chúa tất cả mọi thứ"
Đa số những người theo dõi tài khoản Twitter của Đức Thánh Cha là những người nói tiếng Tây Ban Nha. Sau đây là con số những người theo dõi tài khoản Twitter của ĐGH xếp theo ngôn ngữ:
Tây Ban Nha: 12.500.000 người
Tiếng Anh: 10,2 triệu
Ý: 4.100.000
Bồ Đào Nha: 2.440.000
Ba Lan: 751.000
Latin: 735.000
Pháp: 717.000
Đức: 412.000
Ả Rập: 350.000
Đức Giáo Hoàng Benedictô thứ 16 đã mở tài khoản Twitter một vài tháng trước khi Ngài từ chức. Còn tài khoản Twitter của Đức Thánh Cha Phanxicô được chính thức khai mạc tại Văn phòng Báo chí Tòa Thánh vào ngày 3 tháng 12, năm 2012. Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tài khoản Pontifex ngay sau khi đắc cử. Ngày 17 tháng 3 năm 2013 ngài gửi ra Twit đầu tiên "Các bạn thân mến, từ trái tim của tôi tôi cảm ơn bạn và yêu cầu bạn tiếp tục cầu nguyện cho tôi”.
28 nhân viên mục vụ của Giáo Hội bị giết trong năm 2016
Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc vừa đưa ra báo cáo thường niên về các trường hợp nhân viên mục vụ của Giáo Hội bị giết trong năm qua.
Trong năm 2016, 28 nhân viên chăm sóc mục vụ của Giáo Hội đã bị thiệt mạng trên toàn thế giới. Theo những số liệu do Fides thu thập được, trong năm 2016, 14 linh mục, 9 nữ tu, một chủng sinh, 4 giáo dân đã bị chết thảm. Ở Mỹ Châu có 12 nhân viên chăm sóc mục vụ đã bị giết; trong đó có 9 linh mục và 3 nữ tu. Tại Phi Châu 8 vị đã bị giết gồm 3 linh mục, 2 nữ tu, một chủng sinh, cùng với 2 giáo dân. 7 vị tại Á châu đã bị giết chết gồm 1 linh mục, 4 nữ tu, và 2 giáo dân. Tại Âu châu có một linh mục đã bị khủng bố Hồi Giáo giết chết.
Phần lớn các nhân viên chăm sóc mục vụ đã bị giết trong năm 2016 là do các vụ cướp, và trong một số trường hợp các vị bị giết rất dã man. Đó là dấu chỉ của sự suy đồi đạo đức, sự gia tăng nghèo đói cả về kinh tế lẫn văn hóa, dẫn đến các hình thái bạo lực coi thường tính mạng con người. Trong nhiều trường hợp, các linh mục, nữ tu và giáo dân đã bị giết, nằm trong số những người lớn tiếng lên án bất công, tham nhũng, nghèo đói, nhân danh Tin Mừng.
Dân Biểu Quốc hội Hoa Kỳ đa số vẫn là người Kitô giáo
Quốc Hội Hoa Kỳ nhậm chức vào thứ ba vừa qua vẫn còn gần như đa số áp đảo là Kitô giáo gần giống như năm 1960 trước đây, ngay cả trong khi tỷ lệ người Mỹ trưởng thành người tự gọi mình là Kitô hữu đã giảm, theo phân tích của Trung tâm nghiên cứu Pew
Một báo cáo từ nhóm trung lập nói rằng 91% các nhà lập pháp trong Quốc hội thứ 115 kỳ này là người đảng Cộng Hòa và nói mình là Kitô hữu, giảm nhẹ so với 95% trong Quốc hội thứ 87 vào năm 1961 và 1962, những năm đầu tiên có dữ liệu để so sánh.
Ngược lại, phần lớn người Mỹ tự gọi mình là Kitô giáo đã giảm xuống 71% trong năm 2014, báo cáo của Pew cho biết. Trong khi Pew không có con số cho năm 1960, một cuộc khảo sát của Gallup từ thời điểm đó cho thấy rằng 93% người Mỹ đã mô tả mình là Kitô hữu.
Khoảng cách lớn nhất giữa Quốc hội và người Mỹ là số những người nói rằng họ không có tôn giáo. Chỉ có một nghị sĩ, đại diện đảng Dân chủ bà Kyrsten Sinema Arizona, cho mình là không liên kết với tôn giáo nào cả. Nhưng theo cuộc khảo sát của Pew cho thấy 23% người Mỹ cho rằng mình không thuộc tôn giáo nào cả.
Trong số 293 dân biểu Cộng Hòa được bầu vào Quốc hội mới, tất cả là Kitô hữu trừ 2 người Do Thái.
242 dân biểu đảng Dân chủ trong Quốc hội, 80% họ là Kitô hữu, còn lại có 28 người Do Thái, 3 người Phật tử, 3 người theo đạo Hindu, 2 người Hồi giáo và 1 một tin vào vũ trụ phổ quát.
Số dân biểu người Tin Lành trong Quốc hội nay đã giảm xuống 56% so với 75% trong năm 1961, trong khi dân biểu người Công Giáo trong Quốc hội đã tăng lên đến 31% từ 19% vào năm 1960.
Dân số Hoa Kỳ trong năm 2014 là 46,5% người Tin Lành và 21% người Công Giáo theo như cuộc khảo sát của Pew cho thấy.
Thời sự tuần qua 06/01/2017: Mosul – Chiến trường cam go, thương vong nặng nề
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:34 05/01/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong ngày đầu của cuộc tấn công, quân Kurd tiến nhanh như thác lũ và chỉ trong ngày đầu tiên đã giải phóng được 9 làng mạc và thị trấn trong vùng bình nguyên Ninivê.
Tính chung trong 2 tuần lễ đầu tiên, 120 làng mạc và thị trấn đã được giải phóng. Bình minh ngày lễ Các Thánh Nam Nữ 1 tháng 11, Lực Lượng Đặc Biệt Iraq tiến vào thành Mosul từ phía Đông trong khi hầu hết các làng mạc và thị trấn bên ngoài Mosul đã hoàn toàn được giải phóng.
Những diễn biến đầy khích lệ này khiến nhiều người lạc quan hy vọng rằng lời hứa của thủ tướng Haider al-Abadi có thể thực hiện được. Tuy nhiên, trong ngày Giáng Sinh, thủ tướng Haider al-Abadi lại phải xin thêm 3 tháng nữa. Trong khi đó, các quan sát viên e ngại rằng thủ tướng xem ra vẫn còn lạc quan quá trớn, những diễn biến trên mặt trận cho thấy có lẽ ba tháng nữa cũng chưa xong.
Chuyện gì đã xảy ra? Đó là nội dung Trúc Ly muốn trình bày với quý vị và anh chị em trong chương trình hôm nay.
Tuy nhiên, trước khi nói đến những chuyện buồn, Trúc Ly xin kính mời quý vị và anh chị em xem một đoạn video lạc quan hơn.
Lần đầu tiên trong ba năm qua, chuông Giáng Sinh đã được ngân vang tại Bartella, là thị trấn Kitô bên ngoài Mosul và gần với thành phố này nhất so với các khu vực khác của các Kitô hữu trong vùng bình nguyên Ninivê. Lực lượng Đặc Biệt Iraq đã tái chiếm được thị trấn này hôm 20 tháng 10.
Thị trấn Bartella, cách Mosul 21km về phía Đông, đã là quê hương của hàng ngàn Kitô hữu Assyriô. Họ đã phải bỏ chạy vào tháng 6 năm 2014, khi bọn khủng bố Hồi Giáo IS tràn ngập vào vùng này.
Trước lễ Giáng Sinh, quân Iraq đã hộ tống những người tị nạn đang sống tạm trú ở Erbil về đây tham dự thánh lễ Giáng Sinh. Sau đó, họ lại được hộ tống về lại Erbil vì thành phố này vẫn còn là một thành phố ma. Thật vậy, hạ tầng cơ sở của thành phố đã bị bọn khủng bố Hồi Giáo IS phá tan nát trước khi rút chạy.
Shrook Tawfiq, một phụ nữ tham dự thánh lễ Giáng Sinh cho biết như sau: “Đây là ngày tuyệt vời nhất trong cuộc đời tôi. Tôi rất hạnh phúc khi được trở lại cố hương và nhà thờ của mình. Bất kể những gì các con chuột Nhà nước Hồi giáo này gây ra, chúng sẽ không bao giờ ngăn cản được chúng tôi trở về ngôi nhà của mình.”
Kitô hữu Iraq đã phải trải qua một cơn ác mộng. Nếu bị khủng bố Hồi Giáo bắt, họ bị buộc phải bỏ đạo để theo đạo Hồi hoặc là bị giết.
Đức Giám Mục Mussa Shemali cho biết các tín hữu đến với buổi cử hành này với những buồn vui lẫn lộn.
Ngài nói:
“Hôm nay chúng tôi đang trải qua một tâm trạng pha trộn giữa nỗi buồn và hạnh phúc. Chúng tôi hy vọng rằng cuộc sống sẽ sớm trở lại bình thường, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trước mắt, Nhà nước Hồi giáo đã phá hủy nhiều nơi thánh là những nơi đã tụ họp con dân của quốc gia này.”
Do hạ tầng cơ sở của Bartella bị hư hỏng nặng nề, cần một thời nữa trước khi tất cả các cư dân có thể trở lại vùng này. Nhưng, ít nhất là trong vài ngày Giáng Sinh này, thành phố trở nên sống động chứ không giống như một thành phố ma.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Quay trở lại với tình hình chiến sự tại Mosul. Hôm 29 tháng 12, chính phủ Iraq quyết định điều động lực lượng cảnh sát liên bang tham gia vào chiến dịch giải phóng Mosul sau khi bọn khủng bố Hồi Giáo IS gây thương vong nặng nề cho quân đội Iraq. 4,000 cảnh sát chiến đấu đang giữ an ninh cho thủ đô Baghdad đã được điều động vào chiến trường Mosul.
Quyết định dốc hết các lực lượng vào chiến trường Mosul như thế gây quan ngại sâu xa về chiến thuật và thậm chí về khả năng bảo vệ các trung tâm đô thị, kể cả thủ đô Baghdad.
Người ta không phải chờ đợi lâu. Sau một thời gian tương đối yên ắng, sáng sớm ngày cuối năm 31 tháng 12, hai tên khủng bố IS nổ bom tự sát tại khu chợ al-Sinak ở trung tâm Baghdad giết chết 28 người và làm bị thương hơn 50 người khác.
Hôm thứ Hai 2 tháng Giêng, một xe bom nổ tung khu chợ sầm uất Sadr ở thủ đô Baghdad làm thiệt mạng 39 người và làm 69 người khác bị thương.
Trung tướng Abdel Ghani al-Assadi, tư lệnh Lực Lượng Đặc Biệt Chống Khủng Bố, là lực lượng được Hoa Kỳ huấn luyện đặc biệt cho chiến trường Mosul, thừa nhận rằng lực lượng của ông bị tổn thất nặng nề một cách bất thường trong mấy tuần vừa qua.
Trước những tổn thất nghiêm trọng này, Quốc Hội Iraq đã bãi bỏ một quyết định trước đây cấm các lực lượng giải phóng Mosul dùng trọng pháo trong các khu vực đông dân vì sợ ảnh hưởng đến sinh mạng thường dân vô tội.
Thuyết phục các đồng viện bãi bỏ lệnh cấm này, nghị sĩ Iskandar Witwit, thuộc ủy ban an ninh quốc phòng, cảnh cáo nếu không giải quyết nhanh gọn thì “cuộc chiến tại Mosul sẽ biến thành một cuộc chiến tranh tiêu hao. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh tại Iraq.”
Tướng al-Assadi, thừa nhận từ ngày thứ Năm, đơn vị của ông đã bắt đầu sử dụng pháo binh ở miền đông Mosul sau khi chính phủ bãi bỏ lệnh cấm này để tránh tình trạng sa lầy trong cuộc chiến tại đây.
Theo các báo cáo của Liên Hiệp Quốc, hơn 114,000 thường dân đã được di tản khỏi Mosul cho đến nay. Nhưng đó chỉ là một phần nhỏ. Có tới 1,500,000 thường dân vẫn còn ở bên trong thành Mosul. Những người còn lại có thể là bị bọn khủng bố Hồi Giáo IS bắt làm bia đỡ đạn, cấm không cho di tản, và cũng có thể là không dám đi trong hoàn cảnh chiến cuộc diễn ra ở khắp nơi. Các nguồn tin cho biết bọn khủng bố Hồi Giáo IS huy động tất cả các bệnh viện để chạy chữa cho các thương binh. Người dân bị thương hay đau yếu đều bị từ chối.
Mosul được chia cắt bởi con sông Tigris. Quân chính phủ Iraq chỉ mới chiếm được một phần của phía Đông Mosul. Phần phía Tây bên kia sông Tigris vẫn còn hoàn toàn nằm trong phạm vi kiểm soát của bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Nơi đây có các ngôi chợ với niên đại cả 2,000 năm và các lối đi chật hẹp. Cuộc chiến ở phần phía Tây Mosul sẽ rất cam go vì địa thế khó khăn này và hơn nữa là vì bọn khủng bố Hồi Giáo IS được sự ủng hộ của nhiều thường dân theo Hồi Giáo Sunni.
Trong một quyết định khó khăn, chính phủ Iraq đã cho máy bay ném bom đánh sập cây cầu cuối cùng nối liền hai bờ Đông Tây để ngăn bọn khủng bố Hồi Giáo IS chuyển quân sang phần phía Đông. Trong các ngày qua, dân chúng cho biết bọn khủng bố đã dùng các xuồng nhỏ để chuyển thương binh từ mặt trận phía Đông sang bờ Tây để chữa trị.
Giải thích quyết định đánh sập cây cầu này Đại tá Fadhil Arkan, một sĩ quan cao cấp của Iraq có trách nhiệm điều phối các hoạt động không kích với các lực lượng liên quân cho biết như sau:
Ngày 07 tháng 12, một đơn vị của sư đoàn 9 Thiết Giáp của Iraq đã mở một cuộc tấn công vào bệnh viện Al-Salam ở phía đông nam Mosul, nơi bọn khủng bố Hồi Giáo IS đặt đại bản doanh. Khi màn đêm buông xuống, từ các địa đạo, hàng chục tên khủng bố quấn đầy bom tự sát quanh người lao vào binh lính Iraq; trong khi các tay bắn tỉa bắn như mưa vào các quân nhân này.
Một lực lượng cứu viện gồm 30 xe bọc thép và 150 binh sĩ được cấp tốc điều đến tiếp cứu. Cuộc chiến kéo dài đến 7 giờ đồng hồ. 13 quân nhân Iraq bị thiệt mạng và hàng chục xe bọc thép bị phá hủy.
Mấy ngày sau chính phủ quyết định đánh sập cây cầu cuối cùng nối liền hai bờ Đông Tây.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong thông điệp Giáng Sinh chung năm nay, các nhà lãnh đạo của các cộng đoàn Kitô tại Thánh Địa Giêrusalem và toàn vùng Trung Đông đã “cầu nguyện để lời loan báo tin vui Chúa Giáng Sinh sẽ được nghe thấy trên các thành phố Aleppo và Mosul, và hòa bình có thể quay trở lại trên các đường phố và các khu phố để tất cả mọi người có thể quay trở về quê hương của họ và có thể sống trong sự yên hàn và bình an.”
Chúng ta cùng hiệp ý với các ngài trong lời cầu nguyện này.