Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 5 tháng 1: Kính Thánh John Newman
PhóTế Huỳnh Mai Trác
12:01 05/01/2008
Thánh John Newman là một vị thánh của Hoa Kỳ nhưng sinh trưởng tại Bohemia năm 1811. Ðáng lẽ ngài được chịu chức linh mục năm 1835, nhưng Ðức Giám mục đã hoản lại vì thặng dư linh mục. Ngài kêu cầu các địa phận ở Âu châu nhận ngài nhưng mọi nơi đều từ chối. Tuy vậy ngài vẫn không nản chí. Ngài đã học được tiếng Anh với những người thợ người Anh nên ngài gởi thơ đến các Giám mục ở Hoa Kỳ. Cuối cùng, Ðức Giám mục ở New York đồng ý sẽ phong chức linh mục cho ngài. Bước theo ơn gọi linh mục của Thiên Chúa, ngài vĩnh viễn lìa xa quê hương và đi dến một vùng đất xa xôi đầy chông gai.
Ở New York, ngài là một trong số 36 linh mục trông nom 200000 giáo dân. Giáo xứ của ngài ở phía Tây của New York, chạy dài từ hồ Ontario đến Pennsylvania.
Nhà thờ của ngài không có tầng cấp cũng như không có sàn nhà. Thật ra những tiện nghi đó cũng chẳng cần thiết vì Ngài thường đi hết làng này đến làng khác, qua đồi qua nuí để đến thăm người bệnh, dừng lại ở mái hiên hay nơi quán trọ để dạy giáo lý, nhiều lúc ngài dâng lễ trong nhà bếp.
Bởi vì công việc phải di chuyển liên tục, ngài cảm thấy cần có sự nâng đỡ của cộng đồng nên ngài đã xin gia nhập Dòng Chúa Cứu Thế, một cộng đồng gồm linh mục và tu huynh dấn thân vào việc giúp đỡ những trẻ mồ côi và người nghèo khó.
Thánh John Newman được đề cử làm Giám mục Philadelphia năm 1852, mặc dù ngài đã nhiều lần chối từ, cuối cùng Ðức Thánh Cha đã phê: “vâng lời và không được khiếu nại.” Ngài tổ chức lại hệ thống giáo dục Công giáo trong địa phận. Ngài là đấng sáng lập nền giáo dục Công giáo ở Hoa kỳ. Từ con số ít oi, 2 trường trong địa phận, ngài đã tăng thành 100 trường học.
Thánh John Newman luôn quan tâm đến kẻ nghèo và yêu mến giới bần cùng, lắm lúc làm cho giới thượng lưu ở Philadelphia khó chịu. Một lần ngài đi thăm một họ đạo, một cha xứ đã dùng xe chở phân để đón ngài. Khi ngồi trên tấm ván xe, ngài bông đùa: Chắc chưa có ai đã thấy một Giám mục đi trên một xe như thế này!
Khả năng thâu nhận ngoại ngữ của ngài thật là tài giỏi, ngài nói thông thạo tiếng Spanish, tiếng Pháp, tiếng Ý và tiếng Dutch và như vậy ngài có thể giải tội bằng sáu thứ tiếng. Khi người Ái Nhĩ Lan di cư đến Mỹ, ngài học tiếng Gaelic. Ngài nói giỏi đến nỗi một bà Ái Nhĩ Lan đã thốt lên: Thật là sung sướng, chúng tôi có một Giám mục người Ái Nhĩ Lan!
Khi ngài về thăm nước Ðức, lúc đi dạo về bị mưa ướt, gia chủ bảo ngài hãy thay giày khác, ngài cười mà rằng: Tôi chỉ có thể thay giày như thế này là đổi chiếc giày trái qua chân mặt và chiếc bên mặt qua chân trái, bởi vì tôi chỉ có một đôi giày mà thôi!
Thánh John Newman qua đời ngày 5 tháng giêng năm 1860, hưởng thọ 48 tuổi.
Ở New York, ngài là một trong số 36 linh mục trông nom 200000 giáo dân. Giáo xứ của ngài ở phía Tây của New York, chạy dài từ hồ Ontario đến Pennsylvania.
Nhà thờ của ngài không có tầng cấp cũng như không có sàn nhà. Thật ra những tiện nghi đó cũng chẳng cần thiết vì Ngài thường đi hết làng này đến làng khác, qua đồi qua nuí để đến thăm người bệnh, dừng lại ở mái hiên hay nơi quán trọ để dạy giáo lý, nhiều lúc ngài dâng lễ trong nhà bếp.
Bởi vì công việc phải di chuyển liên tục, ngài cảm thấy cần có sự nâng đỡ của cộng đồng nên ngài đã xin gia nhập Dòng Chúa Cứu Thế, một cộng đồng gồm linh mục và tu huynh dấn thân vào việc giúp đỡ những trẻ mồ côi và người nghèo khó.
Thánh John Newman được đề cử làm Giám mục Philadelphia năm 1852, mặc dù ngài đã nhiều lần chối từ, cuối cùng Ðức Thánh Cha đã phê: “vâng lời và không được khiếu nại.” Ngài tổ chức lại hệ thống giáo dục Công giáo trong địa phận. Ngài là đấng sáng lập nền giáo dục Công giáo ở Hoa kỳ. Từ con số ít oi, 2 trường trong địa phận, ngài đã tăng thành 100 trường học.
Thánh John Newman luôn quan tâm đến kẻ nghèo và yêu mến giới bần cùng, lắm lúc làm cho giới thượng lưu ở Philadelphia khó chịu. Một lần ngài đi thăm một họ đạo, một cha xứ đã dùng xe chở phân để đón ngài. Khi ngồi trên tấm ván xe, ngài bông đùa: Chắc chưa có ai đã thấy một Giám mục đi trên một xe như thế này!
Khả năng thâu nhận ngoại ngữ của ngài thật là tài giỏi, ngài nói thông thạo tiếng Spanish, tiếng Pháp, tiếng Ý và tiếng Dutch và như vậy ngài có thể giải tội bằng sáu thứ tiếng. Khi người Ái Nhĩ Lan di cư đến Mỹ, ngài học tiếng Gaelic. Ngài nói giỏi đến nỗi một bà Ái Nhĩ Lan đã thốt lên: Thật là sung sướng, chúng tôi có một Giám mục người Ái Nhĩ Lan!
Khi ngài về thăm nước Ðức, lúc đi dạo về bị mưa ướt, gia chủ bảo ngài hãy thay giày khác, ngài cười mà rằng: Tôi chỉ có thể thay giày như thế này là đổi chiếc giày trái qua chân mặt và chiếc bên mặt qua chân trái, bởi vì tôi chỉ có một đôi giày mà thôi!
Thánh John Newman qua đời ngày 5 tháng giêng năm 1860, hưởng thọ 48 tuổi.
Mùa siêu sao
LM Nguyễn Trung Tây, SVD
15:25 05/01/2008
Mùa siêu sao
Nến trời dẫn lối, Ảnh Nguyễn Trung Tây |
Một cách tương tự, khi Đức Giêsu sinh ra, theo như thánh sử Luca, có những người mục đồng của thôn làng Bethlehem đã vội vàng lên đường tìm kiếm Siêu Sao Giêsu. Tờ quảng cáo cho Đại Hội Dạ Vũ Giáng Sinh đầu tiên của nhân loại, theo như thánh sử Luca 2:1-20, không có hình cây thông xanh với những giây kim tuyến sáng lấp lánh, hoặc ông già Noel mặc áo đỏ, tay ôm những gói quà bọc giấy mầu sặc sỡ. Trên tờ quảng cáo cho Siêu Sao Giêsu của Luca, người ta nhìn thấy Hài Nhi Giêsu ngây thơ nằm trên máng cỏ. Vây bọc chung quanh Siêu Sao là Nữ Vương Thiên Đàng, thánh Giuse, thiên thần, đạo binh thiên quốc, và những người chăn chiên của thôn làng Bethlehem. Người thông báo cho những mục đồng năm xưa biết tin tức và ngày giờ của Đại Hội Dạ Vũ, đồng thời cũng chính là M.C. của Siêu Sao Giêsu là Sứ Thần Thiên Chúa. Tiếp theo tin mừng của sứ thần là liên khúc Vinh Danh Thiên Chúa và Bình An Dưới Thế, do đạo binh thiên quốc hòa bè, ngọt ngào du dương cất lên chào mừng và giới thiệu Siêu Sao Giêsu tới khán giả (Luke 2:1-15).
Đặc biệt hơn nữa, theo như thánh sử Mátthêu 2:1-12, trong thời gian Siêu Sao Giêsu sinh ra tại thôn làng Bethlehem, có những nhà Tu Sĩ từ phương Đông rủ nhau lên đường hành hương về đất thánh. Cũng giống như những mục đồng, những nhà Tu Sĩ Trung Đông đã nhận được tờ quảng cáo đặc biệt của Đêm Dạ Vũ Tình Yêu từ trời cao gửi xuống. Trên tờ quảng cáo cho Dạ Vũ Tình Yêu của Matthew, người ta nhìn thấy túp lều tranh đơn sơ đang bừng sáng rực rỡ dưới ánh sáng của ngôi sao lạ; và xa xa là hình dạng của những nhà Tu Sĩ đang cưỡi lạc đà, mắt dõi nhìn về túp lều tranh. Theo như Bài Tin Mừng của Chúa Nhật Hiển Linh (Matt 2:1-12), ánh sao rực rỡ chiếu tỏa trời cao đã thông báo cho các nhà Tu Sĩ biết về sự xuất hiện của Siêu Sao Giêsu và Đại Nhạc Hội Dạ Vũ Giáng Sinh đang tưng bừng trống kèn, đốt đèn hoa đăng bên thành phố Bethlehem. Và thế là, từ phương Đông, các nhà Tu Sĩ Trung Đông hăm hở lên đường đi thẳng tới kinh thành Giêrusalem để thờ lạy vị Hoàng Đế Do Thái mới hạ sinh (Matt 2:1-2). Nhưng rất tiếc, vị Hoàng Đế mà mấy ông Tu Sĩ đang đi tìm kiếm lại không sinh ra ở thủ đô chính trị của nước Do Thái. Cho nên mấy người khách hành hương của phương Đông bị lạc đường ngay tại kinh thành Giêrusalem. Bản tin về sự xuất hiện của vị tân hoàng đế người Do Thái rồi cũng tới tai của hoàng đế đương nhiệm, Vua Hêrôđê. Vua Hêrôđê giật mình, bàng hoàng và lo sợ cho sự tồn vong của ngai vàng. Sau khi khám phá ra địa danh của thôn làng cưu mang Tân Hoàng Đế Giêsu, để chuẩn bị cho một kế hoạch thâm độc, Vua Hêrôđê liền kêu gọi những nhà Tu Sĩ Trung Đông lên đường, làm sứ giả dọn đường đi trước. Ngay khi các ngài chuẩn bị hành trang lên đường, ngôi sao lạ tái xuất hiện trên bầu trời kinh thành Giêrusalem. Lần này, ngôi sao lạ đích thân dẫn dắt các ngài tới tận căn nhà, nơi có Hài Nhi Thánh đang say nồng giấc ngủ Thiên Đàng bên người Mẹ Thiên Đàng Maria (Matt 2:11).
Suy Niệm
Cuộc sống đức tin nào cũng là một hành trình, hoặc ngắn hoặc dài, của lên đường tìm kiếm Siêu Sao Giêsu. Từ những ngày đầu tiên khi chào đời, hăm hở bước đi những bước chân đầu tiên, cho đến khi chúng ta dừng bước, thoải mái ngồi xuống cái ghế có con số thích hợp với cái vé vào cửa của riêng mình, ai trong chúng ta chẳng có những lúc lạc đường, bơ vơ, và lạc loài trên con đường hành hương? Những nhà Tu Sĩ Trung Đông đã từng lạc đường ngay giữa kinh thành Giêrusalem. Nhưng các ngài không nản lòng, mất hy vọng, và mất niềm tin vào Thiên Chúa, bỏ dở cuộc hành hương tìm kiếm Siêu Sao Giêsu thành Nazareth. Bởi thế, các ngài mở miệng hỏi thăm tin tức về Hài Nhi Thánh. Hành động mở miệng của những nhà Tu Sĩ Trung Đông đã hoán chuyển, thay đổi tình trạng bế tắc, bởi cuối cùng bức màn che kín tên của địa danh nơi có Tân Tiểu Hoàng Đế cũng được kéo lên. Sau cùng Giavê Thiên Chúa lại còn sai ngôi sao lạ tái xuất hiện trên vòm trời thủ đô. Lần này, ngôi sao lạ đích thân dẫn dắt các ngài tới thẳng căn nhà của Tân Hoàng Đế Giêsu.
Bởi lòng kiên trì và niềm tin vào Thiên Chúa, những nhà Tu Sĩ Trung Đông của Chúa Nhật Hiển Linh đã trở thành một gương sáng cho bạn và tôi trên con đường hành hương về Nước Trời. Noi theo gương của các nhà Tu Sĩ năm xưa, vào những giây phút lạc đường, mất niềm tin vào mình, vào tha nhân, và vào đời sống, chúng ta hãy mở miệng nói chuyện với Thiên Chúa, chúng ta hãy mở miệng năn nỉ xin Giavê Thiên Chúa tiếp tục soi đường dẫn lối. Nếu chúng ta cầu xin, Thiên Chúa sẽ đích thân dọi đèn chiếu sáng lối đi cho chúng ta tới thẳng ghế ngồi hạng nhất, để bạn và tôi có dịp chiêm ngưỡng và lắng nghe Siêu Sao Giêsu hát bài Tình Ca Muôn Thuả.
Lời Nguyện
Lạy Chúa, trong Mùa Giáng Sinh, xin dạy con tiếp tục bước tới trên con đường hành hương tìm kiếm Siêu Sao Giêsu thành Nazareth, dù rằng con vẫn còn đang bước đi những bước xiêu vẹo vấp té và khập khiễng lao đao.
(Trích trong CD Mùa Giáng Sinh, Mùa Tình Yêu của LM Nguyễn Trung Tây)
www.nguyentrungtay.com
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:18 05/01/2008
NHẬM CÔNG TỬ CÂU CÁ
Nhậm công từ đem sợi dây thừng lớn buột nơi cần câu thật lớn, dùng năm mươi con trâu để làm mồi, đi lên núi Hội Kê, và dùng hết sức vung cần câu, lưỡi câu bay đến biển Đông, nhẫn nại ngổi đợi cá đến ăn mồi.
Ngày này qua ngày nọ, đợi cả năm mà không thấy cần câu cá động đậy gì cả. Đột nhiên, có một con cá lớn đến ăn mồi, cần câu bị kéo xuống nước, cá lớn vùng vẫy, nước cuồn cuộn, sóng bạc trên biển dâng cao như ngọn núi, khí thế to lớn, truyền xa vạn lý.
Nhậm công tử câu được con cá lớn này thì mỗ bụng nó làm cá khô, người từ Triết Giang cho đến phía đông, từ Thương Ngô cho đến phía bắc đến ăn thịt cá này đều đến no cành hông. Về sau, thấy rất nhiều người cầm cần câu đứng gần bên khe nước nhỏ, đợi cá nhỏ đến để câu.
(Trang tử: Ngoại vật)
Suy tư:
Dùng năm mươi con trâu để làm mồi câu cá chỉ là chuyện thần thoại, kiên trì ngồi câu cá từ ngày này qua ngày nọ liên tiếp cả năm thì cũng là chuyện bịa đặt kể cho vui, nhưng người biết dùng ngoại vật để suy tư thì rút ra được bài học như thế này:
Con cá lớn là linh hồn của con người; Nhậm công tử dùng năm mươi con trâu để câu cá là ma quỷ dùng tiền tài danh vọng và xác thịt để câu linh hồn; kiên trì ngồi câu cá từ ngày này qua ngày nọ là ma quỷ nhất quyết không bỏ con mồi, nó chuyên môn rình rập tìm mọi cơ hội để cám dỗ bắt linh hồn người ta mới thôi...
Nhưng ma quỷ thì lợi hại hơn Nhậm công tử nhiều, vì nó biết linh hồn nào thì nên dùng con mồi nào để câu:
- Người dâng mình làm tôi Chúa thi nó dùng cả ba loại cám dỗ: tiền tài, danh vọng và xác thịt.
- Người có tiền có của thì nó dùng xác thịt và chức quyền để cám dỗ.
- Người có chức quyền thì nó dùng xác thịt và tiền bạc để cám dỗ.
- Người có chút nhan sắc thì nó dùng tiền bạc và chức quyền để cám dỗ.
Vì ma quỷ biết kiên trì cám dỗ và nhắm đúng đối tượng, nên thế gian vẫn chưa có hòa bình, xã hội chưa có an vui, gia đình chưa có hòa thuận, và bản thân của con người thì luôn xao xuyến trước tiền tài, danh vọng và xác thịt.
Chỉ có cầu nguyện, hy sinh, hãm mình và siêng năng chịu các bí tích thì mới có thể chiến thắng được cám dỗ của ma quỷ mà thôi.
N2T |
Nhậm công từ đem sợi dây thừng lớn buột nơi cần câu thật lớn, dùng năm mươi con trâu để làm mồi, đi lên núi Hội Kê, và dùng hết sức vung cần câu, lưỡi câu bay đến biển Đông, nhẫn nại ngổi đợi cá đến ăn mồi.
Ngày này qua ngày nọ, đợi cả năm mà không thấy cần câu cá động đậy gì cả. Đột nhiên, có một con cá lớn đến ăn mồi, cần câu bị kéo xuống nước, cá lớn vùng vẫy, nước cuồn cuộn, sóng bạc trên biển dâng cao như ngọn núi, khí thế to lớn, truyền xa vạn lý.
Nhậm công tử câu được con cá lớn này thì mỗ bụng nó làm cá khô, người từ Triết Giang cho đến phía đông, từ Thương Ngô cho đến phía bắc đến ăn thịt cá này đều đến no cành hông. Về sau, thấy rất nhiều người cầm cần câu đứng gần bên khe nước nhỏ, đợi cá nhỏ đến để câu.
(Trang tử: Ngoại vật)
Suy tư:
Dùng năm mươi con trâu để làm mồi câu cá chỉ là chuyện thần thoại, kiên trì ngồi câu cá từ ngày này qua ngày nọ liên tiếp cả năm thì cũng là chuyện bịa đặt kể cho vui, nhưng người biết dùng ngoại vật để suy tư thì rút ra được bài học như thế này:
Con cá lớn là linh hồn của con người; Nhậm công tử dùng năm mươi con trâu để câu cá là ma quỷ dùng tiền tài danh vọng và xác thịt để câu linh hồn; kiên trì ngồi câu cá từ ngày này qua ngày nọ là ma quỷ nhất quyết không bỏ con mồi, nó chuyên môn rình rập tìm mọi cơ hội để cám dỗ bắt linh hồn người ta mới thôi...
Nhưng ma quỷ thì lợi hại hơn Nhậm công tử nhiều, vì nó biết linh hồn nào thì nên dùng con mồi nào để câu:
- Người dâng mình làm tôi Chúa thi nó dùng cả ba loại cám dỗ: tiền tài, danh vọng và xác thịt.
- Người có tiền có của thì nó dùng xác thịt và chức quyền để cám dỗ.
- Người có chức quyền thì nó dùng xác thịt và tiền bạc để cám dỗ.
- Người có chút nhan sắc thì nó dùng tiền bạc và chức quyền để cám dỗ.
Vì ma quỷ biết kiên trì cám dỗ và nhắm đúng đối tượng, nên thế gian vẫn chưa có hòa bình, xã hội chưa có an vui, gia đình chưa có hòa thuận, và bản thân của con người thì luôn xao xuyến trước tiền tài, danh vọng và xác thịt.
Chỉ có cầu nguyện, hy sinh, hãm mình và siêng năng chịu các bí tích thì mới có thể chiến thắng được cám dỗ của ma quỷ mà thôi.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:19 05/01/2008
N2T |
18. Tinh thần nghèo khó chân thực vốn không phải ở chỗ có nhiều, nhưng ở chỗ biết đủ, là ở trong lòng anh và hoàn toàn không ở sự vật bên ngoài thân.
(Thánh Basillius Magnus)Hành trình đức tin, hành trình tâm linh
Lã Mộng Thường
08:31 05/01/2008
LỄ HIỂN LINH
Hành trình đức tin, hành trình tâm linh
Đọc nơi Phúc Âm, chúng ta thấy có đoạn Chúa Giêsu nhắc nhở con người cần biết nhận định những hiện tượng tự nhiên, thế tục để suy nghiệm hầu thăng tiến nơi hành trình tâm linh, “Đức Giê-su cũng nói với đám đông rằng: "Khi các người thấy mây kéo lên ở phía tây, các người nói ngay: "Mưa đến nơi rồi", và xảy ra đúng như vậy. Khi thấy gió nồm thổi, các người nói: "Trời sẽ oi bức", và xảy ra đúng như vậy. Những kẻ đạo đức giả kia, cảnh sắc đất trời, thì các người biết nhận xét, còn thời đại này, sao các người lại không biết nhận xét? Sao các người không tự mình xét xem cái gì là phải?” (Lc. 12:54-57).
Phúc Âm được viết dưới dạng hồi ký qua cách ráp nối những biến cố xảy đến với Chúa Giêsu, những dụ ngôn Ngài giảng dạy, những câu nói ám định, dùng những sự thể hiện thực, mắt thấy tai nghe, nhưng tất cả đều hàm chứa sự khôn ngoan đòi hỏi tâm trí con người suy nghiệm thâm sâu hầu áp dụng nơi hành trình đức tin, hành trình tâm linh.
Thí dụ câu nói, “Ai có tai thì nghe” được lặp đi lặp lại tám lần nơi Phúc Âm Nhất Lãm. Ai là người được sinh ra không có tai ngoại trừ những trường hợp được coi là bất hạnh. Tất nhiên tai dùng để nghe, nhưng tại sao lại phải đặt vấn đề ai có tai thì nghe. Xét như thế, câu hỏi được nêu lên, phỏng tai có thể nghe hay tai chỉ là phương tiện để nghe. Vậy sự gì, sự thể nào dùng tai để nghe nơi mỗi người. Suy vậy, câu Phúc Âm “Ai có tai thì nghe” mang ý tứ thâm sâu nào đó cần được suy tưởng.
Bài Phúc Âm Lễ Hiển Linh nêu lên trường hợp mấy nhà đạo sĩ từ Đông phương nhận biết ngôi sao lạ và tìm đến Giêrusalem để triều bái hài nhi Giêsu. Những nhà đạo sĩ đó nếu không chiêm ngắm những hiện tượng xảy ra nơi trời đất tất sẽ không nhận biết sự xuất hiện của ngôi sao lạ. Cũng như chúng ta, nếu không để ý, theo dõi thời tiết qua radio, TV, hoặc mạng lưới điện tử, hay nơi báo chí, chắc chắn sẽ gặp nhiều cảnh phiền hà vì rơi vào những trường hợp thời tiết bất thuận nơi cuộc sống.
Xét thế, cuộc đời một người có thể nói là cơ hội hay phương tiện để học những bài học cần phải học. Dẫu cơ hội thuận ý hay bất lợi cũng đều được coi là cơ may đối với những ai để tâm nghiệm chứng vì cho dù thế nào, người ấy cũng học được bài học nào đó tuy không chấp nhận đó là cơ may.
Chúng ta may mắn được Chúa Giêsu là đường, là sự thật, và là sự sống, là những cơ may hướng dẫn nơi hành trình đức tin, hành trình tâm linh. Những sự khôn ngoan, những cơ hội, những phương thức Ngài chỉ dạy được ghi lại nơi Phúc Âm.
Mấy nhà đạo sĩ Đông phương chiêm nghiệm sự chuyển vận của trời đất nên nhận biết ngôi sao lạ dẫn đến chiêm bái Hài Nhi. Chúng ta có để tâm suy nghiệm những cơ may được ghi lại nơi Phúc Âm để thăng tiến nơi hành trình tâm linh hay để cho cuộc đời của mình qua đi như đã chưa bao giờ hiện hữu nơi cõi nhân sinh. Không suy nghiệm Phúc Âm tất nhiên chấp nhận lỡ chuyến tầu, một chuyến tầu trị giá cuộc đời một người.
Hành trình đức tin, hành trình tâm linh
Đọc nơi Phúc Âm, chúng ta thấy có đoạn Chúa Giêsu nhắc nhở con người cần biết nhận định những hiện tượng tự nhiên, thế tục để suy nghiệm hầu thăng tiến nơi hành trình tâm linh, “Đức Giê-su cũng nói với đám đông rằng: "Khi các người thấy mây kéo lên ở phía tây, các người nói ngay: "Mưa đến nơi rồi", và xảy ra đúng như vậy. Khi thấy gió nồm thổi, các người nói: "Trời sẽ oi bức", và xảy ra đúng như vậy. Những kẻ đạo đức giả kia, cảnh sắc đất trời, thì các người biết nhận xét, còn thời đại này, sao các người lại không biết nhận xét? Sao các người không tự mình xét xem cái gì là phải?” (Lc. 12:54-57).
Phúc Âm được viết dưới dạng hồi ký qua cách ráp nối những biến cố xảy đến với Chúa Giêsu, những dụ ngôn Ngài giảng dạy, những câu nói ám định, dùng những sự thể hiện thực, mắt thấy tai nghe, nhưng tất cả đều hàm chứa sự khôn ngoan đòi hỏi tâm trí con người suy nghiệm thâm sâu hầu áp dụng nơi hành trình đức tin, hành trình tâm linh.
Thí dụ câu nói, “Ai có tai thì nghe” được lặp đi lặp lại tám lần nơi Phúc Âm Nhất Lãm. Ai là người được sinh ra không có tai ngoại trừ những trường hợp được coi là bất hạnh. Tất nhiên tai dùng để nghe, nhưng tại sao lại phải đặt vấn đề ai có tai thì nghe. Xét như thế, câu hỏi được nêu lên, phỏng tai có thể nghe hay tai chỉ là phương tiện để nghe. Vậy sự gì, sự thể nào dùng tai để nghe nơi mỗi người. Suy vậy, câu Phúc Âm “Ai có tai thì nghe” mang ý tứ thâm sâu nào đó cần được suy tưởng.
Bài Phúc Âm Lễ Hiển Linh nêu lên trường hợp mấy nhà đạo sĩ từ Đông phương nhận biết ngôi sao lạ và tìm đến Giêrusalem để triều bái hài nhi Giêsu. Những nhà đạo sĩ đó nếu không chiêm ngắm những hiện tượng xảy ra nơi trời đất tất sẽ không nhận biết sự xuất hiện của ngôi sao lạ. Cũng như chúng ta, nếu không để ý, theo dõi thời tiết qua radio, TV, hoặc mạng lưới điện tử, hay nơi báo chí, chắc chắn sẽ gặp nhiều cảnh phiền hà vì rơi vào những trường hợp thời tiết bất thuận nơi cuộc sống.
Xét thế, cuộc đời một người có thể nói là cơ hội hay phương tiện để học những bài học cần phải học. Dẫu cơ hội thuận ý hay bất lợi cũng đều được coi là cơ may đối với những ai để tâm nghiệm chứng vì cho dù thế nào, người ấy cũng học được bài học nào đó tuy không chấp nhận đó là cơ may.
Chúng ta may mắn được Chúa Giêsu là đường, là sự thật, và là sự sống, là những cơ may hướng dẫn nơi hành trình đức tin, hành trình tâm linh. Những sự khôn ngoan, những cơ hội, những phương thức Ngài chỉ dạy được ghi lại nơi Phúc Âm.
Mấy nhà đạo sĩ Đông phương chiêm nghiệm sự chuyển vận của trời đất nên nhận biết ngôi sao lạ dẫn đến chiêm bái Hài Nhi. Chúng ta có để tâm suy nghiệm những cơ may được ghi lại nơi Phúc Âm để thăng tiến nơi hành trình tâm linh hay để cho cuộc đời của mình qua đi như đã chưa bao giờ hiện hữu nơi cõi nhân sinh. Không suy nghiệm Phúc Âm tất nhiên chấp nhận lỡ chuyến tầu, một chuyến tầu trị giá cuộc đời một người.
Đôi bàn tay trống rỗng
+ GM F.X. Nguyễn Văn Sang
08:34 05/01/2008
Lễ Hiển Linh
ĐÔI BÀN TAY TRỐNG RỖNG
Từ ngày còn trẻ, tôi vẫn thích đọc đi đọc lại đoạn Phúc Âm của Thánh Matthêu đoạn II câu 1 đến 12, nói về 3 Nhà chiêm tinh - quen gọi là Ba Vua - đi tìm thờ lạy Chúa Giêsu sinh ra.
Bài Phúc âm với nhiều tình tiết hấp dẫn xem ra phù hợp với óc tưởng tượng phong phú của thanh niên, nhưng sau này tôi mới biết, óc tưởng tượng rất cần thiết cho việc nghiền ngẫm Kinh Thánh, không chừng là dụng cụ để Chúa Thánh Linh tác động trong lòng mỗi người, ở bất cứ thời nào, ở bất cứ địa vị nào. Vậy ta hãy tưởng tượng không phải là Ba Vua, mà là Bốn Vua đi tìm thờ lạy Chúa Giêsu.
Một ông mang vàng, một ông mang mộc dược, một ông mang nhũ hương, đi một nhóm với nhau, hẹn ông thứ tư tên là Arbakan mang kim cương và ngọc bích đi riêng lẻ, song hẹn nhau ở một điểm và ngày giờ, để cùng nhau tìm gặp Chúa Giêsu.
Arbakan trên đường đi bị chậm trễ, vì bận giúp đỡ một người bị cướp dọc đường, bỏ sống dở chết dở. Ông phải đem người bị nạn tới bệnh viện và trao một phần ngọc quí để các thầy thuốc chăm sóc cho người bị thương.
Ba Vua chính thức đúng ngày đúng giờ rủ nhau cùng đi và như Phúc Âm kể lại, họ đã được gặp Chúa và dâng lễ vật. Riêng ông Vua thứ Tư đến chậm, lạc đường, nên đến đúng lúc cả gia đình Thánh Gia di cư sang Ai Cập. Lúc đó quân lính của vua Hêrôđê đang tràn qua kinh thành Belem chém giết các trẻ em vô tội. Arbakan đi qua một khu phố thấy toán lính đang vây hãm một đám đông các mẹ bồng con, chúng đang định xông vào chém giết, ông chạy lại gặp vị chỉ huy của nhóm lính, đưa cho hắn một túi kim cương, để xin tha chết cho nhóm trẻ con ngây thơ. Bọn lính lấy châu ngọc và tha chết cho các em rồi rút lui.
Ông Vua thứ Tư quyết định ở lại Giêrusalem, số châu ngọc còn lại, ông phát cho quan gia đầy tớ và cho họ về cố quốc, chỉ giữ lại 5, 3 viên ngọc, để dành làm kế sinh nhai.
Mấy hôm sau, ông đang lang thang trên khu vực núi đồi gần kinh thành Giêrusalem, thì gặp một đám thanh niên người La-mã càn quấy đang bắt giữ và nạt nộ một cô gái Do-thái. Ông tiến tới và bỏ nốt mấy viên ngọc quí ra cho tụi thanh niên, để đổi lấy tự do cho cô gái bất hạnh.
Từ đó, ông sống một đời thanh bạch vẫn không ngừng đi tìm Chúa, cho tới hơn 80 tuổi. Mắt ông đã mờ, chân tay run rẩy, đi đâu phải chống gậy. Một hôm ông lê bước ra cửa thành thấy đám đông la hét, bọn lính La-mã đang xô đẩy một người đàn ông vác thanh dọc của cây khổ giá, do linh tính thúc đẩy, ông liền đi theo đám đông lên Núi Sọ chứng kiến Người bị đóng đanh, đưa mắt nhìn, ông có cảm giác là đã tìm thấy Ngài Giêsu, Vua dân Do-thái, mà Ngôi sao trên bầu trời năm xưa đã tiên báo. Mặc dầu trên đầu Ngài chỉ là mạo gai thay cho triều thiên và toàn thân trần trụi thay cho áo hoàng bào. Ông lão run run quì xuống chân Cây khổ giá đưa mắt nhìn lên đôi mắt hiền dịu của Chúa, đưa 2 bàn tay ra và nói: “Lạy Thầy Giêsu, theo Ngôi sao dẫn đường, con biết Ngài đã sinh ra, và con đã đi tìm Ngài suốt 30 năm trời, lúc đó đôi bàn tay con còn đầy châu ngọc để hiến dâng lên Ngài, giờ đây con đã tìm thấy Ngài trong cảnh khốn quẫn, thì những của cải con đã tiêu phí hết, con chỉ còn đôi Bàn Tay trống rỗng hiến dâng Ngài”.
Chúa Giêsu nở một nụ cười âu yếm và phán ra trong hơi thở hổn hển: ”Ông lão yêu mến của Ta ơi! Ông đã tìm thấy Ta nhiều lần rồi mà: Qua con người bị trọng thương, qua mấy em nhỏ vô tội, qua người con gái bị áp bức và giờ đây qua Người tử tội Giêsu trên khổ giá. Ông đã hiến dâng cho Ta toàn bộ kho ngọc quí, vậy giờ đây hãy giơ 2 tay trống rỗng ra, Ta sẽ đổ vào đó tràn đầy những giọt Máu châu báu của Ta”.
Ông lão Arbakan thấy bàn tay của mình mở rộng và những giọt Máu từ Trái Tim, từ các vết thương trên thân xác Chúa đổ tràn đầy, biến thành các viên trân châu bảo ngọc. Ông lão hoa mắt gục xuống.
Vào lúc 3 giờ chiều hôm ấy, Chúa trút hơi thở cuối cùng, linh hồn bay thẳng về trời, có 2 linh hồn khác bay hầu hai bên: Một ông Vua Chiêm tinh giầu có vừa kể, đã hiến dâng tất cả, để tìm thấy... Chúa... là tất Cả. Một anh ăn trộm nghèo rớt muồng tơi đã đi ăn trộm, và biết Ăn trộm cả Thiên đàng, nơi có Chúa và Tất cả.
Ôi! Lạy Chúa, 2000 năm qua, không phải chỉ 4 vua và hàng triệu triệu con người lên đường tìm Chúa, trong đó có các Giám Mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo hữu chúng con. Ai là người đã vào số 3 Vua... đã thấy Chúa trong cảnh đơn sơ khó nghèo ở Belem, nhưng cũng đã Tin Chúa, thay đổi cả cuộc đời và được cứu thoát.
Ai là người như ông vua thứ Tư miệt mài tìm Chúa trong cả cuộc đời, nhưng lại thấy Chúa trong thân tàn ma dại, đau khổ cùng cực, cô đơn, hấp hối trên Khổ Giá, để rồi cũng được trở nên đích thực Giầu có vì thấy Chúa.
Đó là những kẻ “Có phúc vì thấy Chúa mà tin”, song đa số là những kẻ “Không thấy mà tin” và vì thế được Tuyên Xưng là có phúc.
Đó là những ai - Tìm thấy Chúa trong người bị thương - con trẻ bị bách hại - người bị áp bức và muôn vàn trường hợp khác như Chúa đã tóm tắt trong dụ ngôn Ngày Phán xét: “Khi Ta đói các con đã cho ăn v.v...”.
Nói đúng hơn, đó là những Ngôi Sao đã mọc lên trên Bầu trời của đời chúng con, báo hiệu và hướng dẫn chúng con thấy Chúa.
Ngôi sao trên bầu trời đêm xanh huyền diệu cũng nói lên vẻ huy hoàng của Thiên Chúa sáng tạo.
Ngôi sao chiếu sáng trên bầu trời Giáo Hội hoàn vũ như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đang hướng dẫn cả nhân loại đi tìm gặp gỡ Chúa.
Ngôi sao đã tắt như Mẹ Térésa Calcuta đã từng mở mắt cho mọi người tìm gặp Chúa trong những trẻ cô đơn, những người già hấp hối.
Những ngôi sao chúng con yêu, yêu chúng con, có ngôi chúng con không thích hoặc không thích chúng con, có Ngôi quen thuộc hoặc lạ lẫm, có Ngôi sao là dấu chỉ vui mừng thành công, nhưng cũng nhiều khi là thất bại đắng cay chảy nhiều nước mắt. Tất cả đều có hệ gì, nếu chúng con tìm thấy Chúa và có can đảm xòe bàn tay để hiến dâng cho Chúa những gì chúng con có. Cho đến ngày cuối cùng của đời trong cái trống rỗng của đôi bàn tay, vì đã cho đi tất cả vì Chúa, chúng con được gặp gỡ Chúa lần sau hết, được đầy tràn kho báu của Bửu Huyết Chúa đã đổ ra để Cứu Chuộc chúng con và toàn thể nhân loại. Chớ gì được như vậy. Amen.
ĐÔI BÀN TAY TRỐNG RỖNG
Từ ngày còn trẻ, tôi vẫn thích đọc đi đọc lại đoạn Phúc Âm của Thánh Matthêu đoạn II câu 1 đến 12, nói về 3 Nhà chiêm tinh - quen gọi là Ba Vua - đi tìm thờ lạy Chúa Giêsu sinh ra.
Bài Phúc âm với nhiều tình tiết hấp dẫn xem ra phù hợp với óc tưởng tượng phong phú của thanh niên, nhưng sau này tôi mới biết, óc tưởng tượng rất cần thiết cho việc nghiền ngẫm Kinh Thánh, không chừng là dụng cụ để Chúa Thánh Linh tác động trong lòng mỗi người, ở bất cứ thời nào, ở bất cứ địa vị nào. Vậy ta hãy tưởng tượng không phải là Ba Vua, mà là Bốn Vua đi tìm thờ lạy Chúa Giêsu.
Một ông mang vàng, một ông mang mộc dược, một ông mang nhũ hương, đi một nhóm với nhau, hẹn ông thứ tư tên là Arbakan mang kim cương và ngọc bích đi riêng lẻ, song hẹn nhau ở một điểm và ngày giờ, để cùng nhau tìm gặp Chúa Giêsu.
Arbakan trên đường đi bị chậm trễ, vì bận giúp đỡ một người bị cướp dọc đường, bỏ sống dở chết dở. Ông phải đem người bị nạn tới bệnh viện và trao một phần ngọc quí để các thầy thuốc chăm sóc cho người bị thương.
Ba Vua chính thức đúng ngày đúng giờ rủ nhau cùng đi và như Phúc Âm kể lại, họ đã được gặp Chúa và dâng lễ vật. Riêng ông Vua thứ Tư đến chậm, lạc đường, nên đến đúng lúc cả gia đình Thánh Gia di cư sang Ai Cập. Lúc đó quân lính của vua Hêrôđê đang tràn qua kinh thành Belem chém giết các trẻ em vô tội. Arbakan đi qua một khu phố thấy toán lính đang vây hãm một đám đông các mẹ bồng con, chúng đang định xông vào chém giết, ông chạy lại gặp vị chỉ huy của nhóm lính, đưa cho hắn một túi kim cương, để xin tha chết cho nhóm trẻ con ngây thơ. Bọn lính lấy châu ngọc và tha chết cho các em rồi rút lui.
Ông Vua thứ Tư quyết định ở lại Giêrusalem, số châu ngọc còn lại, ông phát cho quan gia đầy tớ và cho họ về cố quốc, chỉ giữ lại 5, 3 viên ngọc, để dành làm kế sinh nhai.
Mấy hôm sau, ông đang lang thang trên khu vực núi đồi gần kinh thành Giêrusalem, thì gặp một đám thanh niên người La-mã càn quấy đang bắt giữ và nạt nộ một cô gái Do-thái. Ông tiến tới và bỏ nốt mấy viên ngọc quí ra cho tụi thanh niên, để đổi lấy tự do cho cô gái bất hạnh.
Từ đó, ông sống một đời thanh bạch vẫn không ngừng đi tìm Chúa, cho tới hơn 80 tuổi. Mắt ông đã mờ, chân tay run rẩy, đi đâu phải chống gậy. Một hôm ông lê bước ra cửa thành thấy đám đông la hét, bọn lính La-mã đang xô đẩy một người đàn ông vác thanh dọc của cây khổ giá, do linh tính thúc đẩy, ông liền đi theo đám đông lên Núi Sọ chứng kiến Người bị đóng đanh, đưa mắt nhìn, ông có cảm giác là đã tìm thấy Ngài Giêsu, Vua dân Do-thái, mà Ngôi sao trên bầu trời năm xưa đã tiên báo. Mặc dầu trên đầu Ngài chỉ là mạo gai thay cho triều thiên và toàn thân trần trụi thay cho áo hoàng bào. Ông lão run run quì xuống chân Cây khổ giá đưa mắt nhìn lên đôi mắt hiền dịu của Chúa, đưa 2 bàn tay ra và nói: “Lạy Thầy Giêsu, theo Ngôi sao dẫn đường, con biết Ngài đã sinh ra, và con đã đi tìm Ngài suốt 30 năm trời, lúc đó đôi bàn tay con còn đầy châu ngọc để hiến dâng lên Ngài, giờ đây con đã tìm thấy Ngài trong cảnh khốn quẫn, thì những của cải con đã tiêu phí hết, con chỉ còn đôi Bàn Tay trống rỗng hiến dâng Ngài”.
Chúa Giêsu nở một nụ cười âu yếm và phán ra trong hơi thở hổn hển: ”Ông lão yêu mến của Ta ơi! Ông đã tìm thấy Ta nhiều lần rồi mà: Qua con người bị trọng thương, qua mấy em nhỏ vô tội, qua người con gái bị áp bức và giờ đây qua Người tử tội Giêsu trên khổ giá. Ông đã hiến dâng cho Ta toàn bộ kho ngọc quí, vậy giờ đây hãy giơ 2 tay trống rỗng ra, Ta sẽ đổ vào đó tràn đầy những giọt Máu châu báu của Ta”.
Ông lão Arbakan thấy bàn tay của mình mở rộng và những giọt Máu từ Trái Tim, từ các vết thương trên thân xác Chúa đổ tràn đầy, biến thành các viên trân châu bảo ngọc. Ông lão hoa mắt gục xuống.
Vào lúc 3 giờ chiều hôm ấy, Chúa trút hơi thở cuối cùng, linh hồn bay thẳng về trời, có 2 linh hồn khác bay hầu hai bên: Một ông Vua Chiêm tinh giầu có vừa kể, đã hiến dâng tất cả, để tìm thấy... Chúa... là tất Cả. Một anh ăn trộm nghèo rớt muồng tơi đã đi ăn trộm, và biết Ăn trộm cả Thiên đàng, nơi có Chúa và Tất cả.
Ôi! Lạy Chúa, 2000 năm qua, không phải chỉ 4 vua và hàng triệu triệu con người lên đường tìm Chúa, trong đó có các Giám Mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo hữu chúng con. Ai là người đã vào số 3 Vua... đã thấy Chúa trong cảnh đơn sơ khó nghèo ở Belem, nhưng cũng đã Tin Chúa, thay đổi cả cuộc đời và được cứu thoát.
Ai là người như ông vua thứ Tư miệt mài tìm Chúa trong cả cuộc đời, nhưng lại thấy Chúa trong thân tàn ma dại, đau khổ cùng cực, cô đơn, hấp hối trên Khổ Giá, để rồi cũng được trở nên đích thực Giầu có vì thấy Chúa.
Đó là những kẻ “Có phúc vì thấy Chúa mà tin”, song đa số là những kẻ “Không thấy mà tin” và vì thế được Tuyên Xưng là có phúc.
Đó là những ai - Tìm thấy Chúa trong người bị thương - con trẻ bị bách hại - người bị áp bức và muôn vàn trường hợp khác như Chúa đã tóm tắt trong dụ ngôn Ngày Phán xét: “Khi Ta đói các con đã cho ăn v.v...”.
Nói đúng hơn, đó là những Ngôi Sao đã mọc lên trên Bầu trời của đời chúng con, báo hiệu và hướng dẫn chúng con thấy Chúa.
Ngôi sao trên bầu trời đêm xanh huyền diệu cũng nói lên vẻ huy hoàng của Thiên Chúa sáng tạo.
Ngôi sao chiếu sáng trên bầu trời Giáo Hội hoàn vũ như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đang hướng dẫn cả nhân loại đi tìm gặp gỡ Chúa.
Ngôi sao đã tắt như Mẹ Térésa Calcuta đã từng mở mắt cho mọi người tìm gặp Chúa trong những trẻ cô đơn, những người già hấp hối.
Những ngôi sao chúng con yêu, yêu chúng con, có ngôi chúng con không thích hoặc không thích chúng con, có Ngôi quen thuộc hoặc lạ lẫm, có Ngôi sao là dấu chỉ vui mừng thành công, nhưng cũng nhiều khi là thất bại đắng cay chảy nhiều nước mắt. Tất cả đều có hệ gì, nếu chúng con tìm thấy Chúa và có can đảm xòe bàn tay để hiến dâng cho Chúa những gì chúng con có. Cho đến ngày cuối cùng của đời trong cái trống rỗng của đôi bàn tay, vì đã cho đi tất cả vì Chúa, chúng con được gặp gỡ Chúa lần sau hết, được đầy tràn kho báu của Bửu Huyết Chúa đã đổ ra để Cứu Chuộc chúng con và toàn thể nhân loại. Chớ gì được như vậy. Amen.
Thành tâm thiện chí sẽ gặp Chúa
+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
08:37 05/01/2008
Lễ Hiển linh
THÀNH TÂM THIỆN CHÍ SẼ GẶP CHÚA
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA ((Mt 2, 1-12)
Khi Đức Giê-su ra đời tại Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giê-ru-sa-lem, và hỏi: "Đức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu ? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người." Nghe tin ấy, vua Hê-rô-đê bối rối, và cả thành Giê-ru-sa-lem cũng xôn xao. Nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế và kinh sư trong dân lại, rồi hỏi cho biết Đấng Ki-tô phải sinh ra ở đâu. Họ trả lời: "Tại Bê-lem, miền Giu-đê, vì trong sách ngôn sứ, có chép rằng: 'Phần ngươi, hỡi Bê-lem, miền đất Giu-đa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ít-ra-en dân Ta sẽ ra đời."
Bấy giờ vua Hê-rô-đê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. Rồi vua phái các vị ấy đi Bê-lem và dặn rằng: "Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người." Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại. Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Ma-ri-a, liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến. Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hê-rô-đê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình.
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Lễ Hiển linh là lễ Chúa tỏ mình ra. Việc Chúa sinh ra được loan báo cho mọi người biết dưới nhiều hình thức khác nhau như: lời các ngôn sứ loan báo từ nhiều thế kỷ trước, đạo binh thiên thần ca hát, ngôi sao lạ xuất hiện …Tuy nhiên không phải ai cũng gặp được Chúa.
Có những người không gặp Chúa, dù biết rõ những chỉ dẫn về Người.
Đó là những kinh sư, biệt phái. Họ hiểu biết Thánh Kinh. Khi ba nhà đạo sĩ đến hỏi thăm, họ đã đọc vanh vách lời ngôn sứ loan báo Đấng Cứu Thế sinh ra tại Bê-lem. Nhưng họ không gặp được Chúa, vì họ hiểu biết lý thuyết mà không thực hành. Ngồi một chỗ mà không chịu lên đường. Chỉ chú ý tới chữ nghĩa sách vở mà không chú ý tới cuộc sống con người. Chỉ tìm trong sách vở mà không tìm những dấu chỉ trong đời thường.
Đó là Hê-rô-đê. Bạo vương này muốn tìm Chúa nhưng không gặp Chúa, dù ông có binh hùng tướng mạnh trong tay. Ong không gặp Chúa vì ông tìm Chúa không phải vì Chúa mà vì quyền lợi của ông. Ong tìm Chúa không phải để thờ lạy nhưng để giết chết. Ong tìm Chúa không phải để tôn vinh Chúa nhưng để tôn vinh bản thân. Ong tìm Chúa không phải để làm theo ý Chúa nhưng để bắt Chúa phải theo ý ông. Vì thế Chúa đã vượt thoát khỏi tầm tay của ông. Vĩnh viễn ông không gặp được Chúa.
Những người xem ra gần gũi nhất, hiểu biết nhất, có phương tiện nhất đã không gặp được Chúa. Trái lại những người có vẻ nghèo hèn, thiếu thốn phương tiện, xa xôi cách trở lại gặp được Chúa. Đó là các mục đồng và đặc biệt ba nhà đạo sĩ mà ta nhớ đến trong thánh lễ hôm nay.
Họ đã gặp Chúa vì họ đã lên đường. Dù không biết lời tiên tri loan báo, không biết lời hứa, không thuộc Thánh Kinh, nhưng khi thấy ngôi sao lạ, họ đã lên đường ngay tức khắc. Lên đường nói lên thái độ ngoan ngoãn tuân theo ơn Chúa soi sáng. Lên đường nói lên thái độ dấn thân. Lên đường nói lên lòng cương quyết đi tìm. Lên đường là chấp nhận gian khổ để đạt được điều mơ ước.
Họ lên đường và đã gặp Chúa vì lòng họ khao khát. Khao khát chân lý nên đêm đêm họ không ngừng quan sát bầu trời tìm kiếm ánh sao, vì thế cả một bầu trời bao la, chỉ một ánh sao lạ xuất hiện, họ đã nhận biết. Khao khát chân lý nên khi Chúa vừa tỏ mình qua dấu hiệu ngôi sao, họ đã vội vã theo sát dấu ánh sao đi tìm. Khao khát gặp Chúa nên khi ánh sao vụt biến mất, họ đã không nản lòng, quyết tâm dò hỏi cho ra.
Họ đã gặp Chúa vì tâm hồn họ đơn sơ thành thực. Đi tìm Chúa chứ không tìm bản thân. Đi tìm Chúa để thoả lòng khao khát chân lý chứ không để thoả mãn những tham vọng đen tối. Đi tìm Chúa để thờ lạy Chúa chứ không vì lợi lộc cá nhân. Với tâm hồn đơn sơ, họ đã nhận ra ý Chúa, dù ý Chúa chỉ nhẹ nhàng qua một ánh sao. Với tâm hồn đơn sơ, họ đã nhận ra chính Chúa, dù Chúa có ẩn thân dưới hình dáng một em bé yếu ớt nghèo nàn, trong khung cảnh rất tồi tàn của chuồng bò hôi hám.
Đời sống đạo của tôi cũng là một cuộc đi tìm Chúa. Tôi sẽ chỉ gặp được Chúa nếu tôi noi gương ba vua, có tâm hồn đơn sơ thành thực, có lòng khao khát Chúa vì chính Chúa, và dám dấn thân thực hành những điều Chúa truyền dạy, đặc biệt là giới răn bác ái, phục vụ Chúa trong những anh em nghèo khổ.
Lạy Chúa, xin chỉ cho con đường lối của Chúa. Amen.
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU
THÀNH TÂM THIỆN CHÍ SẼ GẶP CHÚA
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA ((Mt 2, 1-12)
Khi Đức Giê-su ra đời tại Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giê-ru-sa-lem, và hỏi: "Đức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu ? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người." Nghe tin ấy, vua Hê-rô-đê bối rối, và cả thành Giê-ru-sa-lem cũng xôn xao. Nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế và kinh sư trong dân lại, rồi hỏi cho biết Đấng Ki-tô phải sinh ra ở đâu. Họ trả lời: "Tại Bê-lem, miền Giu-đê, vì trong sách ngôn sứ, có chép rằng: 'Phần ngươi, hỡi Bê-lem, miền đất Giu-đa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ít-ra-en dân Ta sẽ ra đời."
Bấy giờ vua Hê-rô-đê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. Rồi vua phái các vị ấy đi Bê-lem và dặn rằng: "Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người." Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại. Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Ma-ri-a, liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến. Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hê-rô-đê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình.
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Lễ Hiển linh là lễ Chúa tỏ mình ra. Việc Chúa sinh ra được loan báo cho mọi người biết dưới nhiều hình thức khác nhau như: lời các ngôn sứ loan báo từ nhiều thế kỷ trước, đạo binh thiên thần ca hát, ngôi sao lạ xuất hiện …Tuy nhiên không phải ai cũng gặp được Chúa.
Có những người không gặp Chúa, dù biết rõ những chỉ dẫn về Người.
Đó là những kinh sư, biệt phái. Họ hiểu biết Thánh Kinh. Khi ba nhà đạo sĩ đến hỏi thăm, họ đã đọc vanh vách lời ngôn sứ loan báo Đấng Cứu Thế sinh ra tại Bê-lem. Nhưng họ không gặp được Chúa, vì họ hiểu biết lý thuyết mà không thực hành. Ngồi một chỗ mà không chịu lên đường. Chỉ chú ý tới chữ nghĩa sách vở mà không chú ý tới cuộc sống con người. Chỉ tìm trong sách vở mà không tìm những dấu chỉ trong đời thường.
Đó là Hê-rô-đê. Bạo vương này muốn tìm Chúa nhưng không gặp Chúa, dù ông có binh hùng tướng mạnh trong tay. Ong không gặp Chúa vì ông tìm Chúa không phải vì Chúa mà vì quyền lợi của ông. Ong tìm Chúa không phải để thờ lạy nhưng để giết chết. Ong tìm Chúa không phải để tôn vinh Chúa nhưng để tôn vinh bản thân. Ong tìm Chúa không phải để làm theo ý Chúa nhưng để bắt Chúa phải theo ý ông. Vì thế Chúa đã vượt thoát khỏi tầm tay của ông. Vĩnh viễn ông không gặp được Chúa.
Những người xem ra gần gũi nhất, hiểu biết nhất, có phương tiện nhất đã không gặp được Chúa. Trái lại những người có vẻ nghèo hèn, thiếu thốn phương tiện, xa xôi cách trở lại gặp được Chúa. Đó là các mục đồng và đặc biệt ba nhà đạo sĩ mà ta nhớ đến trong thánh lễ hôm nay.
Họ đã gặp Chúa vì họ đã lên đường. Dù không biết lời tiên tri loan báo, không biết lời hứa, không thuộc Thánh Kinh, nhưng khi thấy ngôi sao lạ, họ đã lên đường ngay tức khắc. Lên đường nói lên thái độ ngoan ngoãn tuân theo ơn Chúa soi sáng. Lên đường nói lên thái độ dấn thân. Lên đường nói lên lòng cương quyết đi tìm. Lên đường là chấp nhận gian khổ để đạt được điều mơ ước.
Họ lên đường và đã gặp Chúa vì lòng họ khao khát. Khao khát chân lý nên đêm đêm họ không ngừng quan sát bầu trời tìm kiếm ánh sao, vì thế cả một bầu trời bao la, chỉ một ánh sao lạ xuất hiện, họ đã nhận biết. Khao khát chân lý nên khi Chúa vừa tỏ mình qua dấu hiệu ngôi sao, họ đã vội vã theo sát dấu ánh sao đi tìm. Khao khát gặp Chúa nên khi ánh sao vụt biến mất, họ đã không nản lòng, quyết tâm dò hỏi cho ra.
Họ đã gặp Chúa vì tâm hồn họ đơn sơ thành thực. Đi tìm Chúa chứ không tìm bản thân. Đi tìm Chúa để thoả lòng khao khát chân lý chứ không để thoả mãn những tham vọng đen tối. Đi tìm Chúa để thờ lạy Chúa chứ không vì lợi lộc cá nhân. Với tâm hồn đơn sơ, họ đã nhận ra ý Chúa, dù ý Chúa chỉ nhẹ nhàng qua một ánh sao. Với tâm hồn đơn sơ, họ đã nhận ra chính Chúa, dù Chúa có ẩn thân dưới hình dáng một em bé yếu ớt nghèo nàn, trong khung cảnh rất tồi tàn của chuồng bò hôi hám.
Đời sống đạo của tôi cũng là một cuộc đi tìm Chúa. Tôi sẽ chỉ gặp được Chúa nếu tôi noi gương ba vua, có tâm hồn đơn sơ thành thực, có lòng khao khát Chúa vì chính Chúa, và dám dấn thân thực hành những điều Chúa truyền dạy, đặc biệt là giới răn bác ái, phục vụ Chúa trong những anh em nghèo khổ.
Lạy Chúa, xin chỉ cho con đường lối của Chúa. Amen.
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU
- 1- Tại sao những kinh sư, biệt phái và Hê-rô-đê không gặp được Chúa ?
- 2- Có những người ngoại đạo thành tâm thiện chí như ba vua. Bạn đã gặp ai như thế chưa ? Bạn nghĩ gì về họ ?
- 3- Muốn gặp Chúa, bạn phải làm gì ?
- 4- Ba Vua nhờ ngôi sao dẫn đến gặp Chúa. Bạn phải làm gì để trở thành ngôi sao đưa người khác đến với Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nạn phá thai giảm xuống 90% kể từ năm 1989 nhờ phản ứng mạnh mẽ của các Đức Giám Mục Croatia
Anthony Lê
11:47 05/01/2008
Nạn phá thai giảm xuống 90% kể từ năm 1989 nhờ phản ứng mạnh mẽ của các Đức Giám Mục Croatia
ZAGREB (LifeSiteNews.com) - Đất nước Croatia hiện đang chứng kiến một sự giảm sút đáng kể về vấn nạn phá thai kể từ năm 1989 cho đến nay khi con số các trẻ em bị phá bỏ đi ngang bằng với con số các trẻ em được có cơ hội mở mắt chào đời, tức khoảng 51,289 trẻ.
Các con số thống kê mới nhất kể từ năm 2005 cho thấy rằng chỉ có 4,563 vụ phá thai mà thôi - tức giảm xuống gần 90% so với năm 1989. Điều đáng kể là đạo luật về phá thai tại đất nước này vẫn được giữ nguyên, và không thay đổi gì cả.
Lý do chính cho sự thay đổi các con tim và tâm trí của con người về vấn nạn phá thai tại đất nước này chính là nhờ vào sự lãnh đạo rất mạnh mẽ của hàng giáo phẩm Công Giáo Croatia, cụ thể là từ chính các Đức Giám Mục - những vị mục tử thiết tha với sự sống.
Bác Sĩ Antun Lisec, Giám Đốc của Hội Quốc Tế về Sự Sống Con Người (Human Life International) tại Croatia, cho biết rằng: những thành công trong việc cứu vớt mạng sống của các trẻ em chưa được chào đời tại quốc gia này chính là nhờ vào sự hổ trợ và hợp tác siêu vượt của các Đức Giám Mục Croatia, và các Linh Mục tại một quốc gia vốn có hơn 80% chính là Đạo Công Giáo.
Tiểu thuyết gia Công Giáo người Canada và cũng là họa sĩ có tên tuổi tầm cở thế giới là Michael D. O'Brien, người đã thắng được giải thưởng quốc gia Buvina của Croatia vì các thành tựu có liên quan đến đức tin và văn hóa, đã đến thăm đất nước Croatia ba lần để nghiên cứu thêm về đề tài cho tiểu thuyết của Ông sắp được Nhà Sách của Dòng Tên cho xuất bản ra, cũng đã bày tỏ sự nhìn nhận như trên, trong vai trò là một vị khách đến đất nước Croatia.
Trong suốt các cuộc viếng thăm Croatia của Ông O'Brien, Ông thường liên lạc với hàng giáo phẩm Công Giáo tại quốc gia này, và đã nói cho hãng tin LifeSiteNews.com biết rằng: sự thành công của các Đức Giám Mục Croatia trong việc đấu tranh chống lại nền văn hóa sự chết là chuyện không có gì đáng để ngạc nhiên cả, mặc dầu chúng ta phải công nhận đó chính là một sự gan dạ hết sức phi thường.
Ông nói: "Nền văn hóa sự chết đã tàn nhẫn giết hại đất nước và Giáo Hội Công Giáo tại quốc gia này. Để chấm dứt sự triệt phá tàn nhẫn này, các Đức Giám Mục Croatia đã cùng nhau đồng lòng, đồng trí đưa ra các chương trình hành động cụ thể, trong việc giáo huấn các chủng sinh, các tầng lớp Linh Mục, và các nam/nữ tu sĩ về sự cao quý và tính thánh thiên của sự sống. Và chính từ đó, nạn phá thai đã giảm xuống, và ơn gọi ngày càng tăng lên, và tất cả mọi người đều cùng nhau tâm đầu ý hiệp với Đức Thánh Cha. Hoa quả đó chính là một bằng chứng hết sức hiển nhiên, và đó chính là một dấu chỉ hy vọng mới cho các quốc gia Tây Phương."
Một khi các tầng lớp giáo sĩ đã thấm nhuần ý nghĩa cao trọng của sự sống, thì họ sẽ truyền lại cho các giáo dân, và chính giáo dân cũng nhận biết và ý thức được sự dã man, và bạo tàn của đời sống vô luân lý, để họ biết cách sửa đổi cung cách sống của họ, và biết quý trọng sự sống.
Trong khi các Đức Giám Mục, và các Hội Đồng Giám Mục tại các quốc gia Tây Phương và Châu Âu, đang phải đối chọi với vấn đề nghiên cứu phôi thai, việc thụ tinh trong ống nghiệm, vân vân,. .. thì các Đức Giám Mục của Croatia chỉ có làm điều đó không mà thôi, tức nguyên cả hàng Giáo Phẩm Công Giáo tại Croatia chỉ có chú trọng và đề cao đến nền văn hóa sự sống, qua việc giáo huấn và nhắc nhở tất cả mọi người về tính cao cả và thiêng liêng của sự sống.
Để tránh xảy ra việc phải đối chọi với vấn nạn nghiên cứu tế bào phôi thai hay việc thụ tinh trong ống nghiệm, vân vân. .. mọi người cần phải hiểu và ý thức được cái cốt lõi của vấn đề chính là việc phải biết quý trọng và nâng cao sự sống. Một khi điều này đã giải quyết được một cách triệt để và tận gốc, thì vấn đề nghiên cứu tế bào phôi thai, vấn đề thụ tinh trong ống nghiệm, vân vân. ..., sẽ rất khó mà có thể xảy ra được, vì chưng, nó chống lại sự sống và phẩm giá của con người, và mọi người rất kinh tởm về điều đó.
Jim Hughes, Phó Chủ Tịch của Liên Đoàn Quốc Tế về Quyền Sống (International Right to Life Federation) đã cho hãng tin LifeSiteNews.com biết về công trình của các Đức Giám Mục Croatia bằng cách nói rằng:
"Chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa về sự lãnh đạo gan dạ của các Đức Giám Mục Croatia trong việc dám công khai tuyên chiến với nền văn hóa sự chết của đất nước này, mặc cho luật lệ công quyền có tìm cách hủy diệt đi sự sống. Hy vọng rằng những nổ lực của các ngài sẽ làm hưng phấn và khuyến khích cả thế giới, để các vị lãnh đạo Công Giáo giáo và các tín hữu khác trên khắp cả hoàn vũ dám cùng nhau lên tiếng và hành động một cách thiết thực hơn nữa trong sứ mạng bảo vệ sự sống con người."
ZAGREB (LifeSiteNews.com) - Đất nước Croatia hiện đang chứng kiến một sự giảm sút đáng kể về vấn nạn phá thai kể từ năm 1989 cho đến nay khi con số các trẻ em bị phá bỏ đi ngang bằng với con số các trẻ em được có cơ hội mở mắt chào đời, tức khoảng 51,289 trẻ.
Các con số thống kê mới nhất kể từ năm 2005 cho thấy rằng chỉ có 4,563 vụ phá thai mà thôi - tức giảm xuống gần 90% so với năm 1989. Điều đáng kể là đạo luật về phá thai tại đất nước này vẫn được giữ nguyên, và không thay đổi gì cả.
Lý do chính cho sự thay đổi các con tim và tâm trí của con người về vấn nạn phá thai tại đất nước này chính là nhờ vào sự lãnh đạo rất mạnh mẽ của hàng giáo phẩm Công Giáo Croatia, cụ thể là từ chính các Đức Giám Mục - những vị mục tử thiết tha với sự sống.
Bác Sĩ Antun Lisec, Giám Đốc của Hội Quốc Tế về Sự Sống Con Người (Human Life International) tại Croatia, cho biết rằng: những thành công trong việc cứu vớt mạng sống của các trẻ em chưa được chào đời tại quốc gia này chính là nhờ vào sự hổ trợ và hợp tác siêu vượt của các Đức Giám Mục Croatia, và các Linh Mục tại một quốc gia vốn có hơn 80% chính là Đạo Công Giáo.
Tiểu thuyết gia Công Giáo người Canada và cũng là họa sĩ có tên tuổi tầm cở thế giới là Michael D. O'Brien, người đã thắng được giải thưởng quốc gia Buvina của Croatia vì các thành tựu có liên quan đến đức tin và văn hóa, đã đến thăm đất nước Croatia ba lần để nghiên cứu thêm về đề tài cho tiểu thuyết của Ông sắp được Nhà Sách của Dòng Tên cho xuất bản ra, cũng đã bày tỏ sự nhìn nhận như trên, trong vai trò là một vị khách đến đất nước Croatia.
Trong suốt các cuộc viếng thăm Croatia của Ông O'Brien, Ông thường liên lạc với hàng giáo phẩm Công Giáo tại quốc gia này, và đã nói cho hãng tin LifeSiteNews.com biết rằng: sự thành công của các Đức Giám Mục Croatia trong việc đấu tranh chống lại nền văn hóa sự chết là chuyện không có gì đáng để ngạc nhiên cả, mặc dầu chúng ta phải công nhận đó chính là một sự gan dạ hết sức phi thường.
Ông nói: "Nền văn hóa sự chết đã tàn nhẫn giết hại đất nước và Giáo Hội Công Giáo tại quốc gia này. Để chấm dứt sự triệt phá tàn nhẫn này, các Đức Giám Mục Croatia đã cùng nhau đồng lòng, đồng trí đưa ra các chương trình hành động cụ thể, trong việc giáo huấn các chủng sinh, các tầng lớp Linh Mục, và các nam/nữ tu sĩ về sự cao quý và tính thánh thiên của sự sống. Và chính từ đó, nạn phá thai đã giảm xuống, và ơn gọi ngày càng tăng lên, và tất cả mọi người đều cùng nhau tâm đầu ý hiệp với Đức Thánh Cha. Hoa quả đó chính là một bằng chứng hết sức hiển nhiên, và đó chính là một dấu chỉ hy vọng mới cho các quốc gia Tây Phương."
Một khi các tầng lớp giáo sĩ đã thấm nhuần ý nghĩa cao trọng của sự sống, thì họ sẽ truyền lại cho các giáo dân, và chính giáo dân cũng nhận biết và ý thức được sự dã man, và bạo tàn của đời sống vô luân lý, để họ biết cách sửa đổi cung cách sống của họ, và biết quý trọng sự sống.
Trong khi các Đức Giám Mục, và các Hội Đồng Giám Mục tại các quốc gia Tây Phương và Châu Âu, đang phải đối chọi với vấn đề nghiên cứu phôi thai, việc thụ tinh trong ống nghiệm, vân vân,. .. thì các Đức Giám Mục của Croatia chỉ có làm điều đó không mà thôi, tức nguyên cả hàng Giáo Phẩm Công Giáo tại Croatia chỉ có chú trọng và đề cao đến nền văn hóa sự sống, qua việc giáo huấn và nhắc nhở tất cả mọi người về tính cao cả và thiêng liêng của sự sống.
Để tránh xảy ra việc phải đối chọi với vấn nạn nghiên cứu tế bào phôi thai hay việc thụ tinh trong ống nghiệm, vân vân. .. mọi người cần phải hiểu và ý thức được cái cốt lõi của vấn đề chính là việc phải biết quý trọng và nâng cao sự sống. Một khi điều này đã giải quyết được một cách triệt để và tận gốc, thì vấn đề nghiên cứu tế bào phôi thai, vấn đề thụ tinh trong ống nghiệm, vân vân. ..., sẽ rất khó mà có thể xảy ra được, vì chưng, nó chống lại sự sống và phẩm giá của con người, và mọi người rất kinh tởm về điều đó.
Jim Hughes, Phó Chủ Tịch của Liên Đoàn Quốc Tế về Quyền Sống (International Right to Life Federation) đã cho hãng tin LifeSiteNews.com biết về công trình của các Đức Giám Mục Croatia bằng cách nói rằng:
"Chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa về sự lãnh đạo gan dạ của các Đức Giám Mục Croatia trong việc dám công khai tuyên chiến với nền văn hóa sự chết của đất nước này, mặc cho luật lệ công quyền có tìm cách hủy diệt đi sự sống. Hy vọng rằng những nổ lực của các ngài sẽ làm hưng phấn và khuyến khích cả thế giới, để các vị lãnh đạo Công Giáo giáo và các tín hữu khác trên khắp cả hoàn vũ dám cùng nhau lên tiếng và hành động một cách thiết thực hơn nữa trong sứ mạng bảo vệ sự sống con người."
Các Đức Giám Mục Kenya kêu gọi chấm dứt ngay cuộc nội chiến vừa bộc phát
Nguyễn Việt Nam
16:38 05/01/2008
Kenya - Các Đức Giám Mục Kenya vừa đưa ra “lời kêu gọi tha thiết” chấm dứt ngay cuộc nội chiến vừa bộc phát sau khi kết quả bầu cử tổng thống được công bố.
Trong một thông báo được đưa ra trong tuần này, hàng giáo phẩm Kenya đã bày tỏ “sự lo buồn và quan ngại sâu xa” vì “sự bùng nổ bạo động và sự vi phạm luật pháp và trật tự xã hội” sau cuộc tuyển cử. Trong thông báo do Đức Hồng Y John Njue, và 23 vị Giám Mục Kenya ký tên, các vị đã tố cáo tình trạng vô chính phủ tại quốc gia này và kêu gọi tất cả những người Kenya tự chế khỏi những bạo lực, những vụ cướp bóc và phá hủy đang lan tràn trên khắp đất nước Kenya.
Trong khi nhìn nhận quyền chất vấn về kết quả bầu cử tổng thống của phe đối lập, các Đức Giám Mục Kenya thúc giục các nhà lãnh đạo chính trị hãy tìm cách thương thảo với nhau để tìm ra một giải pháp có thể tương nhượng cho cuộc khủng hoảng. “Chúng tôi thúc giục họ tìm kiếm một trung gian độc lập nếu cần thiết”.
Các Đức Giám Mục nhìn nhận đã có những lời loan truyền trong dân chúng về những trò gian lận trong cuộc bầu cử vừa qua. “Chúng tôi khích lệ mọi khả năng có thể thực hiện để điều tra và thiết lập sự thật về những lời tố cáo này”. Các vị nhấn mạnh rằng “việc điều tra này phải bằng các phương tiện khác hơn là bạo lực và phá hủy tài sản”.
Với toàn thể nhân dân Kenya, các nhà lãnh đạo Công Giáo khuyến khích dân chúng giữ bình tĩnh: “Đừng nghĩ là anh chị em không có quyền lực. Anh chị em có thể làm được điều gì đó cho đất nước”. Thông báo của Hội Đồng Giám Mục Kenya đã nhấn mạnh đến sự tự chế và những cuộc thương thảo hòa bình để chấm dứt tình trạng bạo động hiện nay.
Bạo động sau bầu cử tại Kenya |
Trong khi nhìn nhận quyền chất vấn về kết quả bầu cử tổng thống của phe đối lập, các Đức Giám Mục Kenya thúc giục các nhà lãnh đạo chính trị hãy tìm cách thương thảo với nhau để tìm ra một giải pháp có thể tương nhượng cho cuộc khủng hoảng. “Chúng tôi thúc giục họ tìm kiếm một trung gian độc lập nếu cần thiết”.
Các Đức Giám Mục nhìn nhận đã có những lời loan truyền trong dân chúng về những trò gian lận trong cuộc bầu cử vừa qua. “Chúng tôi khích lệ mọi khả năng có thể thực hiện để điều tra và thiết lập sự thật về những lời tố cáo này”. Các vị nhấn mạnh rằng “việc điều tra này phải bằng các phương tiện khác hơn là bạo lực và phá hủy tài sản”.
Với toàn thể nhân dân Kenya, các nhà lãnh đạo Công Giáo khuyến khích dân chúng giữ bình tĩnh: “Đừng nghĩ là anh chị em không có quyền lực. Anh chị em có thể làm được điều gì đó cho đất nước”. Thông báo của Hội Đồng Giám Mục Kenya đã nhấn mạnh đến sự tự chế và những cuộc thương thảo hòa bình để chấm dứt tình trạng bạo động hiện nay.
Đảng Xã Hội Tây Ban Nha đòi hàng giáo phẩm xin lỗi về cuộc biểu tình 2 triệu người vừa qua
Đặng Tự Do
16:49 05/01/2008
Vatican -
Trong một cử chỉ đầy ngạo mạn, Đảng Xã Hội Tây Ban Nha đã đòi hàng giáo phẩm nước này phải lên tiếng xin lỗi họ về cuộc biểu tình hôm Chúa Nhật 30/12 vừa qua với sự tham dự của gần 2 triệu người. Đài phát thanh Vatican đã cho biết như trên hôm 4/1.
Lý do Đảng Xã Hội Tây Ban Nha đưa ra là có hơn 40 Đức Giám Mục Tây Ban Nha đã tham dự vào cuộc biểu tình diễn ra trong thời điểm tranh cử gay gắt tại nước này. Đảng Xã Hội cho rằng các nhà lãnh đạo Công Giáo tại nước này đang dự vào chính trị đảng phái khi hô hào gần 2 triệu người Công Giáo xuống đường trong cuộc biểu tình khổng lồ hôm 30/12 vừa qua tại thủ đô Madrid.
Các Đức Giám Mục Tây Ban Nha đã giải thích rằng cuộc biểu tình hôm 30/12 - được tổ chức bởi các hội đoàn giáo dân Công Giáo và các tổ chức phò gia đình trong đó có cả những tổ chức không phải Công Giáo, nhằm thể hiện sự ủng hộ của họ đối với lập trường của hàng giáo phẩm Tây Ban Nha về các vấn đề liên quan đến gia đình và hôn nhân truyền thống. Mục tiêu của cuộc biểu tình khổng lồ này chỉ là khẳng định quan điểm của người Công Giáo và được thực hiện trong khuôn khổ luật pháp.
Đảng Xã Hội Tây Ban Nha đã phản ứng hoảng hốt trước khí thế người Công Giáo vì quy mô của cuộc biểu tình và thời điểm xảy ra của cuộc biểu tình này. Đài truyền hình do nhà nước quản lý cho rằng chỉ có 165,000 người tham gia trong cuộc biểu tình. Con số này nhỏ hơn 1/10 con số do cảnh sát đưa ra. Điều này cho thấy đảng cầm quyền muốn lèo lái dư luận trong nước theo hướng có lợi cho mình trong cuộc tổng tuyển cử sắp xảy ra vào tháng Ba tới đây.
Từ khi lên nắm quyền vào năm 2004, đảng Xã Hội Tây Ban Nha đã theo đuổi một chính sách đối kháng triệt để với các giáo huấn Công Giáo về các vấn đề liên quan đến phá thai, các kết hiệp đồng tính, và việc giảng dạy môn tôn giáo tại các trường học.
Băng rôn: Giáo xứ Ave Maria ủng hộ các gia đình Công Giáo |
Khí thế người Công Giáo |
Lý do Đảng Xã Hội Tây Ban Nha đưa ra là có hơn 40 Đức Giám Mục Tây Ban Nha đã tham dự vào cuộc biểu tình diễn ra trong thời điểm tranh cử gay gắt tại nước này. Đảng Xã Hội cho rằng các nhà lãnh đạo Công Giáo tại nước này đang dự vào chính trị đảng phái khi hô hào gần 2 triệu người Công Giáo xuống đường trong cuộc biểu tình khổng lồ hôm 30/12 vừa qua tại thủ đô Madrid.
Các Đức Giám Mục Tây Ban Nha đã giải thích rằng cuộc biểu tình hôm 30/12 - được tổ chức bởi các hội đoàn giáo dân Công Giáo và các tổ chức phò gia đình trong đó có cả những tổ chức không phải Công Giáo, nhằm thể hiện sự ủng hộ của họ đối với lập trường của hàng giáo phẩm Tây Ban Nha về các vấn đề liên quan đến gia đình và hôn nhân truyền thống. Mục tiêu của cuộc biểu tình khổng lồ này chỉ là khẳng định quan điểm của người Công Giáo và được thực hiện trong khuôn khổ luật pháp.
Đảng Xã Hội Tây Ban Nha đã phản ứng hoảng hốt trước khí thế người Công Giáo vì quy mô của cuộc biểu tình và thời điểm xảy ra của cuộc biểu tình này. Đài truyền hình do nhà nước quản lý cho rằng chỉ có 165,000 người tham gia trong cuộc biểu tình. Con số này nhỏ hơn 1/10 con số do cảnh sát đưa ra. Điều này cho thấy đảng cầm quyền muốn lèo lái dư luận trong nước theo hướng có lợi cho mình trong cuộc tổng tuyển cử sắp xảy ra vào tháng Ba tới đây.
Từ khi lên nắm quyền vào năm 2004, đảng Xã Hội Tây Ban Nha đã theo đuổi một chính sách đối kháng triệt để với các giáo huấn Công Giáo về các vấn đề liên quan đến phá thai, các kết hiệp đồng tính, và việc giảng dạy môn tôn giáo tại các trường học.
Chính Thống Giáo Nga thảo luận về quyền bính Đức Giáo Hoàng
Đặng Tự Do
17:22 05/01/2008
Mạc Tư Khoa - Thông tấn xã Công Giáo Italia, SIR, của Hội Đồng Giám Mục nước này cho biết trong bản tin đánh đi hôm 3/1/2008 là một ủy ban Thần học của Chính Thống Giáo Nga đang bàn thảo về những khía cạnh liên quan đến quyền bính của Đức Giáo Hoàng.
Vấn đề quyền bính của Đức Giáo Hoàng đã là đề tài thảo luận trong cuộc đối thoại Công Giáo - Chính Thống Giáo vào tháng Mười vừa qua ở Ravenna, Italia. Điều đáng tiếc là đại diện của Chính Thống Giáo Nga đã bỏ họp viện cớ là đang có những tranh cãi về quyền dự họp của các đại biểu Giáo Hội Chính Thống Giáo Estonia là Giáo Hội mà Chính Thống Giáo Nga không nhìn nhận.
Trong phiên họp đang diễn ra, đã bắt đầu từ cuối tháng 12, ủy ban Thần học của Chính Thống Giáo Nga cũng sẽ thảo luận về một tài liệu liên quan đến quan hệ giữa Chính Thống Giáo và Giáo Hội Tin Lành Lutheran. Cuộc họp này do Tổng Giám Mục Filaret, Giám Mục Minsk chủ tọa.
Tưởng cũng nên biết thêm, hiện nay tại Estonia có đến hai Giáo Hội Chính Thống. Một Giáo Hội trực thuộc Chính Thống Giáo Nga và một Giáo Hội được Tòa Constatinope thừa nhận. Luật pháp Estonia công nhận Giáo Hội Chính Thống trực thuộc Tòa Constatinope là Giáo Hội chính thức thừa kế Giáo Hội Chính Thống Estonia (Eesti Apostlik-Õigeusu Kirik) đã có từ trước thế chiến thứ Hai. Vào năm 1940, Giáo Hội Chính Thống Estonia có 210,000 tín hữu, 3 Giám Mục, 156 giáo xứ, 131 linh mục, 19 phó tế, hai chủng viện và cả một trường về thần học. Đa số các tín hữu trong Giáo Hội này là người Estonia.
Sau khi Liên Xô xâm lược Estonia, Giáo Hội Chính Thống tại đây bị buộc trực thuộc Tòa Mạc Tư Khoa. Sau khi cộng sản sụp đổ, Giáo Hội Chính Thống Estonia trực thuộc Tòa Constantinope đã được phục hồi vào năm 1996 và lập tức được nhà nước Estonia công nhận là người thừa kế chính đáng tất cả các tài sản của Giáo Hội Chính Thống Giáo tại nước này. Giáo Hội trực thuộc Chính Thống Giáo Nga vẫn tồn tại nhưng chỉ gồm các tín hữu Nga và ngày càng biến mất dần. Thượng Phụ hiện nay của Giáo Hội Chính Thống Estonia trực thuộc Tòa Constantinope là Đức Eminence Stephanos được bầu vào năm 1999.
Vấn đề quyền bính của Đức Giáo Hoàng đã là đề tài thảo luận trong cuộc đối thoại Công Giáo - Chính Thống Giáo vào tháng Mười vừa qua ở Ravenna, Italia. Điều đáng tiếc là đại diện của Chính Thống Giáo Nga đã bỏ họp viện cớ là đang có những tranh cãi về quyền dự họp của các đại biểu Giáo Hội Chính Thống Giáo Estonia là Giáo Hội mà Chính Thống Giáo Nga không nhìn nhận.
Trong phiên họp đang diễn ra, đã bắt đầu từ cuối tháng 12, ủy ban Thần học của Chính Thống Giáo Nga cũng sẽ thảo luận về một tài liệu liên quan đến quan hệ giữa Chính Thống Giáo và Giáo Hội Tin Lành Lutheran. Cuộc họp này do Tổng Giám Mục Filaret, Giám Mục Minsk chủ tọa.
Tưởng cũng nên biết thêm, hiện nay tại Estonia có đến hai Giáo Hội Chính Thống. Một Giáo Hội trực thuộc Chính Thống Giáo Nga và một Giáo Hội được Tòa Constatinope thừa nhận. Luật pháp Estonia công nhận Giáo Hội Chính Thống trực thuộc Tòa Constatinope là Giáo Hội chính thức thừa kế Giáo Hội Chính Thống Estonia (Eesti Apostlik-Õigeusu Kirik) đã có từ trước thế chiến thứ Hai. Vào năm 1940, Giáo Hội Chính Thống Estonia có 210,000 tín hữu, 3 Giám Mục, 156 giáo xứ, 131 linh mục, 19 phó tế, hai chủng viện và cả một trường về thần học. Đa số các tín hữu trong Giáo Hội này là người Estonia.
Sau khi Liên Xô xâm lược Estonia, Giáo Hội Chính Thống tại đây bị buộc trực thuộc Tòa Mạc Tư Khoa. Sau khi cộng sản sụp đổ, Giáo Hội Chính Thống Estonia trực thuộc Tòa Constantinope đã được phục hồi vào năm 1996 và lập tức được nhà nước Estonia công nhận là người thừa kế chính đáng tất cả các tài sản của Giáo Hội Chính Thống Giáo tại nước này. Giáo Hội trực thuộc Chính Thống Giáo Nga vẫn tồn tại nhưng chỉ gồm các tín hữu Nga và ngày càng biến mất dần. Thượng Phụ hiện nay của Giáo Hội Chính Thống Estonia trực thuộc Tòa Constantinope là Đức Eminence Stephanos được bầu vào năm 1999.
Phong trào Sternsinger: Trẻ em xuống đường cho trẻ em
Lm Nguyễn Hữu Thy
08:32 05/01/2008
Phong trào Công Giáo Đức Sternsinger:
Trẻ em xuống đường cho trẻ em
Trong hai ngày trước Lễ Ba Vua (Lễ Hiển Linh: 6.01.) khoảng 500.000 trẻ em người Công Giáo thuộc các giáo xứ trên khắp toàn lãnh thổ nước Đức đã chia ra từng nhóm nhỏ gồm 4 hay 5 em và đi thăm viếng tất cả các gia đình trong các thôn xóm, làng mạc và thành phố, bất kể Công Giáo hay Tin Lành, có đạo hay không có đạo. Các em được gọi là Sternsinger (mừng hát ngôi sao lạ).
Các em mặc quần áo theo sắc phục Ba Vua với các tên Caspar, Melchior và Balthasar, những vị đạo sĩ xưa kia đã từ Đông phương lặn lội đến thờ lạy Ấu Chúa Giêsu đang nằm trong máng cỏ Bê-lem và dâng Người các lễ vật. Vì thế, ngày nay dù cho trời mưa gió hay tuyết sương giá lạnh, các em cũng hăng hái lặn lội xuống đường mãi tới giữa đêm khuya, để mang ơn lành và niềm vui Giáng Sinh đến tận mọi nhà, mọi gia đình, và đồng thời xin các gia đình bố thí nhiều ít tùy lòng hảo tâm và khả năng của từng người. Số tiền các em quyên góp được, các em sẽ nhân danh Chúa Hài Đồng đem giúp đỡ các trẻ em nghèo trên khắp thế giới. Khi đến từng gia đình và được giúp đỡ, các em liền viết tắt tên Ba Vua lên mạ cửa gia đình đó: C+M+B (Caspar,Melchior,Balthasar). Nhưng thực ra ba chữ đó là viết tắt câu tiếng Latinh: Christus mansionem benedicat (Chúa Kitô chúc phúc cho nhà này.)
Đây là một phong trào truyền giáo của các trẻ em - mà tiếng Đức gọi là Kindermissionswerk và trụ sở chính đặt tại tỉnh Aachen - đã được hầu như đại đa số dân chúng ở Đức hưởng ứng nồng nhiệt. Bởi vì phong trào Sternsinger trước hết đã tập cho các trẻ em ngay khi còn thơ ấu tinh thần truyền giáo bằng hành động cụ thể, bằng sự liên đới thiết thực với mọi trẻ em khác trên khắp thế giới, nhất là những trẻ em bất hạnh và thiếu may mắn trong cuộc sống. Vì thế, ngày nay đã có nhiều xứ đạo người Tin Lành ở Đức cũng đã bắt chước tổ chức cho các trẻ em của họ phong trào Sternsinger.
Phong trào được thành lập năm 1959. Từ đó tới nay số tiền thu được đã lên tới 436 triệu Euro và đã tài trợ cho 36.800 dự án tại các nước nghèo thuộc Á, Phi, Châu Mỹ La-tinh hay Đông Âu, có liên quan tới kẻ em, như trường học, nhà trẻ, viện mồ côi, v.v… Nguyên năm vừa qua, ở giáo phận Trier các em Sternsinger đã quyên góp được 2.240.000 Euro, và trên khắp nước Đức là 38.800.000 euro.
Trẻ em xuống đường cho trẻ em
Trong hai ngày trước Lễ Ba Vua (Lễ Hiển Linh: 6.01.) khoảng 500.000 trẻ em người Công Giáo thuộc các giáo xứ trên khắp toàn lãnh thổ nước Đức đã chia ra từng nhóm nhỏ gồm 4 hay 5 em và đi thăm viếng tất cả các gia đình trong các thôn xóm, làng mạc và thành phố, bất kể Công Giáo hay Tin Lành, có đạo hay không có đạo. Các em được gọi là Sternsinger (mừng hát ngôi sao lạ).
Các em mặc quần áo theo sắc phục Ba Vua với các tên Caspar, Melchior và Balthasar, những vị đạo sĩ xưa kia đã từ Đông phương lặn lội đến thờ lạy Ấu Chúa Giêsu đang nằm trong máng cỏ Bê-lem và dâng Người các lễ vật. Vì thế, ngày nay dù cho trời mưa gió hay tuyết sương giá lạnh, các em cũng hăng hái lặn lội xuống đường mãi tới giữa đêm khuya, để mang ơn lành và niềm vui Giáng Sinh đến tận mọi nhà, mọi gia đình, và đồng thời xin các gia đình bố thí nhiều ít tùy lòng hảo tâm và khả năng của từng người. Số tiền các em quyên góp được, các em sẽ nhân danh Chúa Hài Đồng đem giúp đỡ các trẻ em nghèo trên khắp thế giới. Khi đến từng gia đình và được giúp đỡ, các em liền viết tắt tên Ba Vua lên mạ cửa gia đình đó: C+M+B (Caspar,Melchior,Balthasar). Nhưng thực ra ba chữ đó là viết tắt câu tiếng Latinh: Christus mansionem benedicat (Chúa Kitô chúc phúc cho nhà này.)
Đây là một phong trào truyền giáo của các trẻ em - mà tiếng Đức gọi là Kindermissionswerk và trụ sở chính đặt tại tỉnh Aachen - đã được hầu như đại đa số dân chúng ở Đức hưởng ứng nồng nhiệt. Bởi vì phong trào Sternsinger trước hết đã tập cho các trẻ em ngay khi còn thơ ấu tinh thần truyền giáo bằng hành động cụ thể, bằng sự liên đới thiết thực với mọi trẻ em khác trên khắp thế giới, nhất là những trẻ em bất hạnh và thiếu may mắn trong cuộc sống. Vì thế, ngày nay đã có nhiều xứ đạo người Tin Lành ở Đức cũng đã bắt chước tổ chức cho các trẻ em của họ phong trào Sternsinger.
Phong trào được thành lập năm 1959. Từ đó tới nay số tiền thu được đã lên tới 436 triệu Euro và đã tài trợ cho 36.800 dự án tại các nước nghèo thuộc Á, Phi, Châu Mỹ La-tinh hay Đông Âu, có liên quan tới kẻ em, như trường học, nhà trẻ, viện mồ côi, v.v… Nguyên năm vừa qua, ở giáo phận Trier các em Sternsinger đã quyên góp được 2.240.000 Euro, và trên khắp nước Đức là 38.800.000 euro.
Trẻ em xuống đường cho trẻ em |
Top Stories
Hanoi Apostolic Delegate’s Office Facts
J.B. An Dang
19:35 05/01/2008
Why Hanoi Apostolic Delegate’s Office must be returened to the Catholic Church in Vietnam?
On 18 Oct 1951, Pope Pius XII appointed Archbishop John Jarlath Dooley, S.S.C.M.E (1906 – 1999) as the Apostolic Delegate to Indochina.
On arrival to Vietnam, Archbishop John Dooley decided to move the Indochina Apostolic Delegate’s residence from Hue to Hanoi due to the political importance of the latter.
His office was set temporarily inside Hanoi Archbishopric complex. The Apostolic Delegate’s Office had the same address as that of Hanoi Archbishop’s Palace: 40 Pho Nha Chung, Hanoi.
When Vietnam was divided into two distinct states in 1954, he remained in Hanoi.
In March, 1959 he had to leave Hanoi for medical treatment. Before leaving Vietnam, he wrote a letter in which he thanked Bishop Joseph Marie Trinh Nhu Khue (1898-1978) of Hanoi to allow him to use the building for a long time.
Father Terence O'Driscoll, an Irish priest, undertook the office temporarily while waiting for the Holy See’s instructions. However, within 2 weeks after Archbishop John Dooley left Vietnam, Hanoi deported Fr. O'Driscoll and all staff of the Apostolic Delegation.
After the deportation of the Apostolic Delegation, despite the protest of Bishop Joseph Marie Trinh, the communist government occupied the Apostolic Delegate’s Office, built a wall to separate it with the rest of the Archbishopric complex, and created a new address: 42 Pho Nha Chung.
Since then, the former Apostolic Delegate’s Office has been used for various purposes, including those as means to torture Hanoi Catholic leaders and staff who lived nearby with loudly music played late into midnight. Needless to say, the music and other activities from the building disrupt badly church services in the nearby Hanoi Cathedral.
In 1980s, Cardinal Joseph-Marie Trinh Van Can (1921-1990), Archbishop of Hanoi, had repeatedly reported the issue but the government kept torturing him with loudly music until his death.
In 2000, Cardinal Paul Joseph Pham Dinh Tung requested the return of the building to the archdiocese. Vietnam Conference of Catholic Bishops have also sent petitions to the authorities for the return of the building. Yet, their petitions have gone unanswered.
The request of Vietnam Catholic Bishops is based on the facts that:
i) Archidocese of Hanoi has legal land title of the building.
ii) Article 70, Chapter 5, concerning the Fundamental Rights and Duties of the Citizen, in the 15th April 1992 Vietnam Constitution states that
“The citizen shall enjoy freedom of belief and of religion; he can follow any religion or follow none. All religions are equal before the law. The places of worship of all faiths and religions are protected by the law.”
iii) Directive No. 379/TTg specifies that places of worship borrowed by the authorities must be returned to the churches or their owners when their use is no longer justified. If the use of the land is not for the right purposes, then it must be returned to the churches. If the places of worship are being occupied by people, it is municipal government’s task in asking these habitants to leave the properties within specific time.
iv) Decree No. 26/1999/ND-CP provides that church properties must be kept under the management of the state, and the state should not let these places of worships be transgressed.
v) Ordinance No. 21/2004/PL-UBTVQH11 of June 18, 2004 regarding Religious Belief and Religious Organizations, Article 26 elaborates that the legal property of places of religious belief and of religious organizations is protected by law; any violation of this right is forbidden.
On 3rd December 2007, Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi, sent another request for the return of the building. The local government responded arrogantly by speeding up construction projects inside and outside the building.
In a letter, released on 15th December, Archbishop Joseph Ngo told his congregation that the Apostolic Delegate’s Office within the premises of his palace was seized illegally by the government since 1959. He asked the congregation to pray for the return of the building.
On 18th December, a rally was held drawing thousands Catholics to the street.
There continued to be prayer protests since 18th December.
On 30th December, Vietnam Prime Minister Nguyen Tan Dung visited the archbishopric palace. He saw by his eyes people praying in front of the building and waiting in long queues to sign a petition for its return to the Church. However, so far, no concrete solution has been reached to satisfy the legitimate aspiration of Hanoi’s Catholics.
On 18 Oct 1951, Pope Pius XII appointed Archbishop John Jarlath Dooley, S.S.C.M.E (1906 – 1999) as the Apostolic Delegate to Indochina.
On arrival to Vietnam, Archbishop John Dooley decided to move the Indochina Apostolic Delegate’s residence from Hue to Hanoi due to the political importance of the latter.
His office was set temporarily inside Hanoi Archbishopric complex. The Apostolic Delegate’s Office had the same address as that of Hanoi Archbishop’s Palace: 40 Pho Nha Chung, Hanoi.
When Vietnam was divided into two distinct states in 1954, he remained in Hanoi.
In March, 1959 he had to leave Hanoi for medical treatment. Before leaving Vietnam, he wrote a letter in which he thanked Bishop Joseph Marie Trinh Nhu Khue (1898-1978) of Hanoi to allow him to use the building for a long time.
Father Terence O'Driscoll, an Irish priest, undertook the office temporarily while waiting for the Holy See’s instructions. However, within 2 weeks after Archbishop John Dooley left Vietnam, Hanoi deported Fr. O'Driscoll and all staff of the Apostolic Delegation.
After the deportation of the Apostolic Delegation, despite the protest of Bishop Joseph Marie Trinh, the communist government occupied the Apostolic Delegate’s Office, built a wall to separate it with the rest of the Archbishopric complex, and created a new address: 42 Pho Nha Chung.
Since then, the former Apostolic Delegate’s Office has been used for various purposes, including those as means to torture Hanoi Catholic leaders and staff who lived nearby with loudly music played late into midnight. Needless to say, the music and other activities from the building disrupt badly church services in the nearby Hanoi Cathedral.
In 1980s, Cardinal Joseph-Marie Trinh Van Can (1921-1990), Archbishop of Hanoi, had repeatedly reported the issue but the government kept torturing him with loudly music until his death.
In 2000, Cardinal Paul Joseph Pham Dinh Tung requested the return of the building to the archdiocese. Vietnam Conference of Catholic Bishops have also sent petitions to the authorities for the return of the building. Yet, their petitions have gone unanswered.
The request of Vietnam Catholic Bishops is based on the facts that:
i) Archidocese of Hanoi has legal land title of the building.
ii) Article 70, Chapter 5, concerning the Fundamental Rights and Duties of the Citizen, in the 15th April 1992 Vietnam Constitution states that
“The citizen shall enjoy freedom of belief and of religion; he can follow any religion or follow none. All religions are equal before the law. The places of worship of all faiths and religions are protected by the law.”
iii) Directive No. 379/TTg specifies that places of worship borrowed by the authorities must be returned to the churches or their owners when their use is no longer justified. If the use of the land is not for the right purposes, then it must be returned to the churches. If the places of worship are being occupied by people, it is municipal government’s task in asking these habitants to leave the properties within specific time.
iv) Decree No. 26/1999/ND-CP provides that church properties must be kept under the management of the state, and the state should not let these places of worships be transgressed.
v) Ordinance No. 21/2004/PL-UBTVQH11 of June 18, 2004 regarding Religious Belief and Religious Organizations, Article 26 elaborates that the legal property of places of religious belief and of religious organizations is protected by law; any violation of this right is forbidden.
On 3rd December 2007, Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi, sent another request for the return of the building. The local government responded arrogantly by speeding up construction projects inside and outside the building.
In a letter, released on 15th December, Archbishop Joseph Ngo told his congregation that the Apostolic Delegate’s Office within the premises of his palace was seized illegally by the government since 1959. He asked the congregation to pray for the return of the building.
On 18th December, a rally was held drawing thousands Catholics to the street.
There continued to be prayer protests since 18th December.
On 30th December, Vietnam Prime Minister Nguyen Tan Dung visited the archbishopric palace. He saw by his eyes people praying in front of the building and waiting in long queues to sign a petition for its return to the Church. However, so far, no concrete solution has been reached to satisfy the legitimate aspiration of Hanoi’s Catholics.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ý kiến độc giả: Hoan hô Vietcatholic!
Khánh Hà
14:48 05/01/2008
Hoan hô Vietcatholic!
Từ gần hai tuần nay, kể từ ngày xảy ra biến cố liên quan tới Tòa Khâm Sứ tại Hà Nội, dù bận bịu đủ mọi công việc đến bao nhiêu đi nữa, tôi đã không bỏ sót một ngày nào mà lại không mở mạng điện toán Vietcatholic ít là 2,3 lần để theo dõi sự việc. Vì lý do là ngoài Vietcatholic.net ra, không còn một mạng điện toán hay một phương tiện truyền thông nào của người Việt Nam, dù trong hay ngoài nước, lại đưa tin về biến cố quan trọng này của Mẹ Giáo Hội Việt Nam một cách dồi dào, nhanh chóng, chính xác và đầy đủ mọi chi tiết cũng như hình ảnh như thế.
Chính nhờ những tin tức đầy đủ và những hình ảnh được đăng tải trên Vietcatholic, tất cả mọi tầng lớp người Công Giáo trên khắp thế giới đã thêm hiểu biết, thêm thông cảm, thêm yêu mến và liên đới với Mẹ Giáo Hội bên quê nhà đang ngày đêm phải khom lưng gánh chịu gông cùm hà khắc của chế độ cộng sản vô thần toàn trị. Nhưng nhất là qua các tin tức hình ảnh của mình, Viêtcatholic đã nâng đỡ, động viên và cổ vũ tinh thần rất nhiều và rất có hiệu quả cho bà con Công Giáo ở Hà Nội. Vâng, nhờ có Vietcatholic đưa tin, mà bà con giáo dân Hà Nội biết được rằng họ không bị lẻ loi hay bị bỏ rơi trong công cuộc tranh đấu bất bạo động cho chính nghĩa, cho công lý, cho quyền lợi của Mẹ Giáo Hội Việt Nam. Trái lại, họ luôn có sự nâng đỡ và ủng hộ của mọi anh chị em Công Giáo khác trên khắp thế giới.
Nhưng qua biến cố tranh đấu chính đáng đòi có được công lý này của bà con giáo dân Hà Nội và sự tiếp tay đắc lực của Vietcatholic, đã cho cá nhân tôi, một người Công Giáo VN ở hải ngoại, có những nhận xét ngắn gọn như sau:
1. Một khi đã là cộng sản thì luôn luôn là cộng sản. Người cộng sản vẫn luôn luôn là cộng sản. Người cộng sản rất khó tự sửa đổi chính mình. Những lời họ hứa thế này thế kia, chỉ là «hoãn binh nhi kế», chỉ là những lời dối trá mà thôi. Vì thế, câu nói của Tổng thống Thiệu ngày nào hoàn toàn đúng: «Đừng bao giờ nghe thằng cộng sản nói, nhưng hãy nhìn việc nó làm.»
2. Bởi vậy, khí giới để chống trả và để chiến thắng được cộng sản và những gian manh xảo trá của họ là sự thật, là tình thương, là tinh thần cầu nguyện và sự bất bạo động. Đó là những khí giới mà chính bà con giáo dân Hà Nội, dưới sự dìu dắt hướng dẫn của các vị chủ chăn khôn ngoan, đang sử dụng từ hơn hai tuần nay. Hơn nữa, chúng ta không chỉ muốn đòi lại cơ sở vật chất Toà Khâm Sứ cũ mà thôi, nhưng chúng ta còn muốn chinh phục được cả linh hồn của những người cộng sản vô thần kia nữa. Đó là điều mà chúng ta chỉ thành công bằng ơn Chúa, bằng lời cầu nguyện và bằng tình yêu thương tha thứ của Chúa Kitô mà thôi.
3. Nếu các mạng điện toán và các phương tiện truyền thông của người Công Giáo trong nước vì hoàn cảnh trớ trêu nên đành áp dụng phương thức «giữa hai cái xấu thì đành chọn cái ít xấu hơn». Vâng, thà im lặng mà còn có được tiếng nói, nếu không, người ta bịt luôn cả mồm nữa thì khốn to. Nhưng ở đây, tôi tự hỏi: thế thì các mạng điện toán và các phương tiện truyền thông khác của những người Công Giáo Việt Nam hải ngoại đâu cả rồi? Sao chỉ có Vietcatholic là mạng lưới duy nhất đã can đảm và hăng hái lên tiếng tranh đấu với bà con giáo dân Hà Nội?
Một lần nữa, tôi chân thành hoan hô Vietcatholic và hết lòng cám ơn những tin tức và hình ảnh rất đầy đủ về Giáo Hội và quê hương Việt Nam, đặc biệt nhất là các tin tức và các hình ảnh về biến cố Tòa Khâm Sứ ở Hà Nội.
Kính chúc Linh mục Giám đốc và toàn ban biên tập nhiều ơn Chúa, sức khõe, lòng hăng say và sự thành công trong công tác phục vụ Giáo Hội trong năm mới dương lịch 2008 này.
Thân ái,
Khánh Hà
Từ gần hai tuần nay, kể từ ngày xảy ra biến cố liên quan tới Tòa Khâm Sứ tại Hà Nội, dù bận bịu đủ mọi công việc đến bao nhiêu đi nữa, tôi đã không bỏ sót một ngày nào mà lại không mở mạng điện toán Vietcatholic ít là 2,3 lần để theo dõi sự việc. Vì lý do là ngoài Vietcatholic.net ra, không còn một mạng điện toán hay một phương tiện truyền thông nào của người Việt Nam, dù trong hay ngoài nước, lại đưa tin về biến cố quan trọng này của Mẹ Giáo Hội Việt Nam một cách dồi dào, nhanh chóng, chính xác và đầy đủ mọi chi tiết cũng như hình ảnh như thế.
Chính nhờ những tin tức đầy đủ và những hình ảnh được đăng tải trên Vietcatholic, tất cả mọi tầng lớp người Công Giáo trên khắp thế giới đã thêm hiểu biết, thêm thông cảm, thêm yêu mến và liên đới với Mẹ Giáo Hội bên quê nhà đang ngày đêm phải khom lưng gánh chịu gông cùm hà khắc của chế độ cộng sản vô thần toàn trị. Nhưng nhất là qua các tin tức hình ảnh của mình, Viêtcatholic đã nâng đỡ, động viên và cổ vũ tinh thần rất nhiều và rất có hiệu quả cho bà con Công Giáo ở Hà Nội. Vâng, nhờ có Vietcatholic đưa tin, mà bà con giáo dân Hà Nội biết được rằng họ không bị lẻ loi hay bị bỏ rơi trong công cuộc tranh đấu bất bạo động cho chính nghĩa, cho công lý, cho quyền lợi của Mẹ Giáo Hội Việt Nam. Trái lại, họ luôn có sự nâng đỡ và ủng hộ của mọi anh chị em Công Giáo khác trên khắp thế giới.
Nhưng qua biến cố tranh đấu chính đáng đòi có được công lý này của bà con giáo dân Hà Nội và sự tiếp tay đắc lực của Vietcatholic, đã cho cá nhân tôi, một người Công Giáo VN ở hải ngoại, có những nhận xét ngắn gọn như sau:
1. Một khi đã là cộng sản thì luôn luôn là cộng sản. Người cộng sản vẫn luôn luôn là cộng sản. Người cộng sản rất khó tự sửa đổi chính mình. Những lời họ hứa thế này thế kia, chỉ là «hoãn binh nhi kế», chỉ là những lời dối trá mà thôi. Vì thế, câu nói của Tổng thống Thiệu ngày nào hoàn toàn đúng: «Đừng bao giờ nghe thằng cộng sản nói, nhưng hãy nhìn việc nó làm.»
2. Bởi vậy, khí giới để chống trả và để chiến thắng được cộng sản và những gian manh xảo trá của họ là sự thật, là tình thương, là tinh thần cầu nguyện và sự bất bạo động. Đó là những khí giới mà chính bà con giáo dân Hà Nội, dưới sự dìu dắt hướng dẫn của các vị chủ chăn khôn ngoan, đang sử dụng từ hơn hai tuần nay. Hơn nữa, chúng ta không chỉ muốn đòi lại cơ sở vật chất Toà Khâm Sứ cũ mà thôi, nhưng chúng ta còn muốn chinh phục được cả linh hồn của những người cộng sản vô thần kia nữa. Đó là điều mà chúng ta chỉ thành công bằng ơn Chúa, bằng lời cầu nguyện và bằng tình yêu thương tha thứ của Chúa Kitô mà thôi.
3. Nếu các mạng điện toán và các phương tiện truyền thông của người Công Giáo trong nước vì hoàn cảnh trớ trêu nên đành áp dụng phương thức «giữa hai cái xấu thì đành chọn cái ít xấu hơn». Vâng, thà im lặng mà còn có được tiếng nói, nếu không, người ta bịt luôn cả mồm nữa thì khốn to. Nhưng ở đây, tôi tự hỏi: thế thì các mạng điện toán và các phương tiện truyền thông khác của những người Công Giáo Việt Nam hải ngoại đâu cả rồi? Sao chỉ có Vietcatholic là mạng lưới duy nhất đã can đảm và hăng hái lên tiếng tranh đấu với bà con giáo dân Hà Nội?
Một lần nữa, tôi chân thành hoan hô Vietcatholic và hết lòng cám ơn những tin tức và hình ảnh rất đầy đủ về Giáo Hội và quê hương Việt Nam, đặc biệt nhất là các tin tức và các hình ảnh về biến cố Tòa Khâm Sứ ở Hà Nội.
Kính chúc Linh mục Giám đốc và toàn ban biên tập nhiều ơn Chúa, sức khõe, lòng hăng say và sự thành công trong công tác phục vụ Giáo Hội trong năm mới dương lịch 2008 này.
Thân ái,
Khánh Hà
Thư của Đức Giám mục Nguyễn Văn Hòa lên tiếng ủng hộ TGP Hà Nội
+ Phaolô Nguyễn Văn Hòa
06:49 05/01/2008
TÒA GIÁM MỤC BAN MÊ THUỘT
104 PHAN CHU TRINH
TP. BUÔN MA THUỘT
TỈNH ĐĂK LĂK
Đt: 050 852756 – Fax: 050 840 087
E-mail: tgmbmt@yahoo.com
Kính thưa Đức Tổng,
Các thành phần Dân Chúa Giáo phận Ban Mê Thuột xin hiệp thông với nguyện vọng chính đáng của Tổng Giáo phận Hà Nội yêu cầu Chính quyền trả lại Toà Khâm sứ cho Tổng Giáo phận và Giáo Hội Việt Nam, để đáp ứng các nhu cầu của Giáo Hội.
Chúng con ở xa xin hiệp lòng hiệp ý với quý Giáo phận bằng lời cầu nguyện tha thiết và liên lỉ.
Xin Chúa chúc lành cho thiện chí của chúng ta và nhậm lời chúng ta cầu nguyện.
Ban Mê Thuột, ngày 29 tháng 12 năm 2007
+ Phaolô Nguyễn Văn Hoà, Giám quản Tông toà
và Linh mục, Tu sĩ, Giáo dân Giáo phận Ban Mê Thuột
104 PHAN CHU TRINH
TP. BUÔN MA THUỘT
TỈNH ĐĂK LĂK
Đt: 050 852756 – Fax: 050 840 087
E-mail: tgmbmt@yahoo.com
Kính thưa Đức Tổng,
Các thành phần Dân Chúa Giáo phận Ban Mê Thuột xin hiệp thông với nguyện vọng chính đáng của Tổng Giáo phận Hà Nội yêu cầu Chính quyền trả lại Toà Khâm sứ cho Tổng Giáo phận và Giáo Hội Việt Nam, để đáp ứng các nhu cầu của Giáo Hội.
Chúng con ở xa xin hiệp lòng hiệp ý với quý Giáo phận bằng lời cầu nguyện tha thiết và liên lỉ.
Xin Chúa chúc lành cho thiện chí của chúng ta và nhậm lời chúng ta cầu nguyện.
Ban Mê Thuột, ngày 29 tháng 12 năm 2007
+ Phaolô Nguyễn Văn Hoà, Giám quản Tông toà
và Linh mục, Tu sĩ, Giáo dân Giáo phận Ban Mê Thuột
Ý kiến độc giả: Đâu là cách giải quyết vấn đề?
Độc Giả Quốc Bình
07:02 05/01/2008
Ý kiến độc giả: Đâu là cách giải quyết vấn đề?
Sự việc về Toà Khâm Sứ Hà Nội đã diễn ra đến nay đã gần ba tuần lễ. Chúng ta có thể đánh giá thiện chí của chính quyền Việt nam một cách thật khách quan, đó là họ cố tình né tránh vấn đề. Đến nay đã xuất hiện bộ ba có liên quan đến phía chính quyền, đó là chính quyền quận Hoàn Kiếm, Ban Tôn Giáo Chính Phủ và Thủ Tướng chính phủ. Ngay trong nội bộ đã không có sự thống nhất thì lấy đâu ra việc điều hành công việc một cách trôi chảy nhịp nhàng và rơi vào tình trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.
Trước hết, về việc chính quyền quận Hoàn Kiếm sử dụng Toà Khâm Sứ mà không báo cáo cho cấp trên biết thì có phải là một hành vi mờ ám hay không? Mục đích sử dụng toà nhà này thay đổi một cách chóng mặt: ban đầu là xây dựng trung tâm thương mại, sau là ngân hàng, và bây giờ là phòng văn hoá thì đó có phải là mục đích chính đáng hay không?
Về phía chính phủ mà không thuyết phục được cấp dưới của mình thì còn nói được ai nữa. Tại sao lại có chuyện «phép vua thua lệ làng» như vậy. Chính phủ đã có kế hoạch giải quyết vấn đề chưa? Đã lập uỷ ban hoặc là nhóm họp các bên liên quan để có được huớng đi một cách sáng tỏ không? Đây không phải là chuyện tình cảm để nói cho nhau rằng thì là chín bỏ làm mười, mà là chuyện giải quyết mang tính pháp lý với văn bản chính thức, chứ không phải là chuyến viếng thăm chớp nhoáng của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đuợc.
Cuối cùng về phía Ban Tôn Giáo chính Phủ, Ban này lập ra để làm gì vậy, và liệu có thiết thực không? Những chuyện xảy ra ngay bên cạnh của mình mà không biết thì làm sao mà biết được những gì đang xảy ra tại những nơi xa tỉnh xa phủ như Sơn La. Tại sao ông Doanh lại nói rằng bên phía Chính quyền quận Hoàn Kiếm không báo cáo lên cấp trên, và bên phía giáo phận Hà Nội không nói nguyện vọng của mình? Phải nói thật ra đó chính là sự cố tình bịt tai nhắm mắt làm ngơ.
Đức Tổng Giám Mục đã cho biết ít ra kể từ vị tiền nhiệm của ngài cho đến nay liên tục phản ánh sự việc này mà nguyện vọng chính đáng lại rơi vào chốn quên lãng. Hiện nay ngày ngày, (có khi đến hàng ngàn) giáo dân biểu đạt nguyện vọng trước Toà Khâm Sứ đó không phải là nguyện vọng chính đáng? Giáo phận Hà nội chưa cần xin nhà nước cấp đất để xây dựng những cơ sở hạ tầng khác, mà chỉ xin Nhà nước trả lại cho những gì thuộc sở hữu của mình. Ở đây không có chuyện xin và cho ban ơn, mà là chuyện thực thi công bình.
Chúng ta nóng lòng chờ đợi các cấp các ngành hữu trách về phía Nhà nước đưa ra hướng giải quyết cụ thể, đừng sử dụng quá nhiều đường chuyền như trọng một trận túc cầu. Trình diễn mà không có hiệu quả dẫn đến bàn thắng thì cũng chỉ là màn trình diễn suông thiếu thuyết phục và nhàm chán.
Sự việc về Toà Khâm Sứ Hà Nội đã diễn ra đến nay đã gần ba tuần lễ. Chúng ta có thể đánh giá thiện chí của chính quyền Việt nam một cách thật khách quan, đó là họ cố tình né tránh vấn đề. Đến nay đã xuất hiện bộ ba có liên quan đến phía chính quyền, đó là chính quyền quận Hoàn Kiếm, Ban Tôn Giáo Chính Phủ và Thủ Tướng chính phủ. Ngay trong nội bộ đã không có sự thống nhất thì lấy đâu ra việc điều hành công việc một cách trôi chảy nhịp nhàng và rơi vào tình trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.
Trước hết, về việc chính quyền quận Hoàn Kiếm sử dụng Toà Khâm Sứ mà không báo cáo cho cấp trên biết thì có phải là một hành vi mờ ám hay không? Mục đích sử dụng toà nhà này thay đổi một cách chóng mặt: ban đầu là xây dựng trung tâm thương mại, sau là ngân hàng, và bây giờ là phòng văn hoá thì đó có phải là mục đích chính đáng hay không?
Về phía chính phủ mà không thuyết phục được cấp dưới của mình thì còn nói được ai nữa. Tại sao lại có chuyện «phép vua thua lệ làng» như vậy. Chính phủ đã có kế hoạch giải quyết vấn đề chưa? Đã lập uỷ ban hoặc là nhóm họp các bên liên quan để có được huớng đi một cách sáng tỏ không? Đây không phải là chuyện tình cảm để nói cho nhau rằng thì là chín bỏ làm mười, mà là chuyện giải quyết mang tính pháp lý với văn bản chính thức, chứ không phải là chuyến viếng thăm chớp nhoáng của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đuợc.
Cuối cùng về phía Ban Tôn Giáo chính Phủ, Ban này lập ra để làm gì vậy, và liệu có thiết thực không? Những chuyện xảy ra ngay bên cạnh của mình mà không biết thì làm sao mà biết được những gì đang xảy ra tại những nơi xa tỉnh xa phủ như Sơn La. Tại sao ông Doanh lại nói rằng bên phía Chính quyền quận Hoàn Kiếm không báo cáo lên cấp trên, và bên phía giáo phận Hà Nội không nói nguyện vọng của mình? Phải nói thật ra đó chính là sự cố tình bịt tai nhắm mắt làm ngơ.
Đức Tổng Giám Mục đã cho biết ít ra kể từ vị tiền nhiệm của ngài cho đến nay liên tục phản ánh sự việc này mà nguyện vọng chính đáng lại rơi vào chốn quên lãng. Hiện nay ngày ngày, (có khi đến hàng ngàn) giáo dân biểu đạt nguyện vọng trước Toà Khâm Sứ đó không phải là nguyện vọng chính đáng? Giáo phận Hà nội chưa cần xin nhà nước cấp đất để xây dựng những cơ sở hạ tầng khác, mà chỉ xin Nhà nước trả lại cho những gì thuộc sở hữu của mình. Ở đây không có chuyện xin và cho ban ơn, mà là chuyện thực thi công bình.
Chúng ta nóng lòng chờ đợi các cấp các ngành hữu trách về phía Nhà nước đưa ra hướng giải quyết cụ thể, đừng sử dụng quá nhiều đường chuyền như trọng một trận túc cầu. Trình diễn mà không có hiệu quả dẫn đến bàn thắng thì cũng chỉ là màn trình diễn suông thiếu thuyết phục và nhàm chán.
Email từ Hà Nội ngày 4.1.2007: Vụ Tòa Khâm chắc phải còn nhì nhằng...
Hồng Phong
16:15 05/01/2008
HÀ NỘI -- Một trong những chuyện đầu tiên trong ngày của người viết này là xem thời tiết hôm ấy thế nào. Biết làm sao được vì còn sống còn phải lệ thuộc ông Trời. Nắng mưa nào phải chỉ là chuyện của Trời mà còn là chuyện liên can đến con người chúng ta. Lại nữa, chuyện ánh sao của Lễ Hiển Linh còn đấy: Chúa vẫn dùng dấu hiệu tự nhiên nào đấy để nói với con người thực tại siêu nhiên và nhiều người xưa nay vẫn nhìn điềm Trời mà đoán được ý Trời.
Hôm nay trời đẹp. Nắng vàng và bớt lạnh.
Nhờ các phương tiện truyền thông mà người ta biết chuyện và số người đến cầu nguyện rải rác trong ngày càng đông. Nhiều người đi xe từ các tỉnh đến đây cầu nguyện cá nhân. Một số nhóm sinh viên có việc gì qua trung tâm thành phố cũng ghé lại cầu nguyện. Chúng tôi còn nghe một số nhóm giáo dân ở một các giáo xứ vùng Hà Tây, Hà Nam đang đòi lên Hà Nội đến Toà Khâm Sứ cầu nguyện với tư cách tập thể. Chắc rồi cũng sẽ đến lượt thôi nếu tình hình không sớm được cải thiện. Vì cầu nguyện là quyền và bổn phận của mỗi người mỗi cộng đồng giáo xứ trong Giáo Phận. Hiện nay chương trình cầu nguyện buổi tối thứ bảy và chủ nhật mới chỉ dành cho các giáo xứ trong thành phố Hà Nội.
Cả ngày dân Hà Nội phở lở vì được đọc thư ngỏ của Đức Cha FX Nguyễn Văn Sang, Giám mục Thái Bình mà nội dung tuyên bố hoàn toàn ủng hộ và hợp nhất với Đức Tổng Giám Mục, các đấng bậc và các anh chị em giáo dân trong Giáo phận Hà Nội…Hy vọng là sẽ có những tiếng nói khác tương tự trong vấn đề đòi đất đòi nhà này.
Nhiều đài báo và hãng thông tấn trong ngoài nước đã đưa tin về vụ cầu nguyện ở Toà Khâm Sứ. Chiều nay thêm phóng viên của hãng AFP đến tìm hiểu vấn đề. Gặp người bạn thân của kẻ hèn này, ông phóng viên AFP: - Các bạn kéo dài chương trình cầu nguyện này tới khi nào? Chúng tôi trả lời: “Cầu nguyện là sự sống của chúng tôi. Chúng tôi sẽ cầu nguyện mãi mãi. Cầu nguyện cho đến chết. Riêng trong vấn đề nhà đất Toà Khâm Sứ này, chương trình cầu nguyện cho tới khi nào thì chúng tôi không biết. Nhưng chắc là sẽ chấm dứt cầu nguyện ở Toà Khâm Sứ khi chính quyền trả lại nhà đất ở đây cho Giáo Hội”.
Tối nay đúng giờ cầu nguyện có mấy nhân viên an ninh nai nịt gọn gàng đi xe máy tới. Mọi khi các đồng chí thường mặc áo rét hoặc veston, để đầu trần đi bộ hoặc taxi. Chắc hẳn hôm nay các đồng chí dùng xe máy và nai nịt sẵn sàng thế để dễ bề và nhanh chóng đeo bám theo những thợ chụp ảnh tự do.
Có hai taxi đậu ngay trên phố mà không có ai bước ra khỏi xe khiến cho kẻ hèn này hồi hộp. Biết đâu chả có vài đồng chí đang ngồi trong nhìn gáy chúng em. Một hồi lâu thì hai người trong taxi bước ra đứng dựa thành xe đọc kinh lớn tiếng khiến nhiều người cảm động. Riêng kẻ hèn này thì không vội để tình cảm đánh lừa, vì đã có lần đi trên xe khách thấy xe đặt tượng Đức Mẹ ông nói với tài xế và những người ngồi quanh trước đây ông làm tình báo nay đã về hưu, nên cách nào đó ông có đạo, ông nói về nhiều giáo xứ ở các vùng, rồi ông đọc kinh sang sảng cho mọi người nghe. Riêng hai anh taxi hôm nay sao ngồi mãi trong xe về cuối khi gần kết thúc giờ kinh tối các anh mới bước khỏi xe? Sao hai anh đi hai xe khác nhau mà lại ra ngoài với nhau cùng lúc và đứng nhìn cùng kiểu? Tư thế của các anh nó thiếu tự nhiên thế nào ấy. Có ai thấy người Bùi Chu đạo đức chúng mình đang hành nghề taxi ở Hà Nội mà lại có thái độ như thế khi cầu nguyện chăng?
Khi các nam nữ tu sĩ đang dọn ghế kết thúc giờ kinh tối và khi các ngọn nến còn lung linh toả sáng trên hàng rào sắt toà khâm sứ, thì thấy một anh thanh niên ngoại quốc đi qua hỏi chuyện các nữ tu. Ngay lập tức có hai nhân viên an ninh quen mặt đi xe máy sáp lại. Ở đâu đó có một người đưa máy hình lên chụp. Hai hai đồng chí vù xe dông mất. May thay, cái máy của chúng tôi trong chế độ tối vẫn còn chộp được dáng người một anh quen mặt.
Phải nói rằng ai mỗi khi dân mình đọc kinh, cầu nguyện, hát thánh ca thì gương mặt các nhân viên an ninh có mặt trên phố lộ vẻ rất căng thẳng và thái độ của họ rất bồn chồn. Chúng tôi bỗng nhớ chuyện trước đây người ta dùng nhạc Bethoven và Mozart trong một số công viên ở Canada để xua đuổi dân hút xách giật dọc. Kết quả là chỉ ít hôm sau, các đối tượng này biến mất khỏi các công viên, vì không chịu nổi các bản nhạc du dương, thuần khiết.
Chúng tôi tin vào hiệu lực của lời cầu nguyện. Chúng tôi tin rằng cầu nguyện là thượng sách. Phải chi các giáo dân tụ họp ở đây có hành vi gây mất trật tự công cộng thì các nhân viên an ninh còn có thể trấn áp và có thể mặc cho hành động của mình một chút chính nghĩa. Nhưng ở đây người công giáo không chủ trương bạo lực cách mạng như những người cộng sản. Họ lại không làm điều gì vi pham pháp luật, ngay cả các quy định liên quan đến trật tự trị an. Họ chỉ dâng hoa, đọc kinh và hát thánh ca và những hành động kiểu như thế này mới khiến các nhân viên an ninh quen nghề trấn áp đau đầu. Không những thế, chúng tôi tin rằng các cán bộ trong bộ máy chính quyền các cấp cũng đau đầu. Tất cả sẽ chỉ hết đau đầu khi nào họ trả lại nhà đất Toà Khâm Sứ.
Chúng tôi tin vào hiệu lực của lời cầu nguyện. Từ ngày 18.12 đến nay đã có bốn cuộc cầu nguyện tương đối đông đảo diễn ra vào tối ngày 18.12.2007, sáng ngày 20.12.2007, sáng ngày 25.12.2007 và sáng ngày 01.01.2008. Thực tế chưa có cuộc cầu nguyện nào có quy mô cấp Giáo Phận, quy tụ toàn thể các giáo xứ trong Giáo Phận và thời gian mới chỉ kéo dài 18 ngày. Vậy mà các phương tiện truyền thông quốc tế đã biết tới, Thủ tướng Chính phủ đã đến tận nơi thị sát và ông Trưởng Ban Tôn giáo chính phủ đã trả lời phỏng vấn BBC và qua đó BBC đã ngờ rằng có hướng giải quyết vụ Toà Khâm Sứ. Thực tế chưa có vụ việc nào tuơng tự liên quan đến đất đai của dân oan mà được các phương tiện truyền thông và đại diện chính quyền chiếu cố nhanh đến như vậy.
Câu chuyện hành lang, nguời bảo chính quyền sắp trả. Người bảo không. Có điều theo chúng tôi nghĩ thì chính quyền cũng đang lúng túng. Sự kiện cho đến giờ này quận, thành phố và chính phủ, chưa có cấp nào có một quyết định nào về chỉ ra hướng giải quyết và lộ trình giải quyết chứng tỏ chính quyền đang lúng túng. Sống lâu trong chế độ này ai chả biết sự yếu kém và thiếu hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề xã hội nói chung cũng như trong việc giải quyết từng sự việc cụ thể.
Tin hành lang từ giới công chức cho biết chính quyền đang lâm tình trạng quân đổ cho tướng, tướng đổ cho quân, trên đổ cho dưới, dưới quy cho trên: Trên bảo quận và thành phố cứng đầu cứng cổ không chủ động có thái độ tích cực trong việc đối thoại với nhà thờ để trên khỏi mất mặt và khỏi ảnh hưởng đến những vấn đề chiến lược của đất nước. Quận bảo thành phố và trung ương không có hướng giải quyết rõ ràng cụ thể khiến quận phải chờ đợi. Trong khi đó các phe phái trong mỗi cấp lại quy trách nhiệm cho nhau và đề xuất những ý hướng khác nhau mà chẳng ai dám quyết định chọn hướng nào vì ai cũng sợ trách nhiệm. Các nhân viên an ninh thừa hành cũng không dám mạnh tay vì chẳng biết ý hướng các cụ ở trên thế nào, không khéo mất chức thì xôi hỏng bỏng không, vụ thánh vật ở sông Tô Lịch hồi đầu năm ngoái cũng khiến khối người chùn tay khi chạm đến tôn giáo.
Trả thì bảo trả. Không trả bảo không trả. Đối với chính quyền tưởng là đơn giản mà thực tế lại không đơn giản. Trả là cái chắc! Nếu không trả thì sao? Thì sẽ có nhiều khó xử cho chính quyền:
Hôm nay trời đẹp. Nắng vàng và bớt lạnh.
Nhờ các phương tiện truyền thông mà người ta biết chuyện và số người đến cầu nguyện rải rác trong ngày càng đông. Nhiều người đi xe từ các tỉnh đến đây cầu nguyện cá nhân. Một số nhóm sinh viên có việc gì qua trung tâm thành phố cũng ghé lại cầu nguyện. Chúng tôi còn nghe một số nhóm giáo dân ở một các giáo xứ vùng Hà Tây, Hà Nam đang đòi lên Hà Nội đến Toà Khâm Sứ cầu nguyện với tư cách tập thể. Chắc rồi cũng sẽ đến lượt thôi nếu tình hình không sớm được cải thiện. Vì cầu nguyện là quyền và bổn phận của mỗi người mỗi cộng đồng giáo xứ trong Giáo Phận. Hiện nay chương trình cầu nguyện buổi tối thứ bảy và chủ nhật mới chỉ dành cho các giáo xứ trong thành phố Hà Nội.
Cả ngày dân Hà Nội phở lở vì được đọc thư ngỏ của Đức Cha FX Nguyễn Văn Sang, Giám mục Thái Bình mà nội dung tuyên bố hoàn toàn ủng hộ và hợp nhất với Đức Tổng Giám Mục, các đấng bậc và các anh chị em giáo dân trong Giáo phận Hà Nội…Hy vọng là sẽ có những tiếng nói khác tương tự trong vấn đề đòi đất đòi nhà này.
Nhiều đài báo và hãng thông tấn trong ngoài nước đã đưa tin về vụ cầu nguyện ở Toà Khâm Sứ. Chiều nay thêm phóng viên của hãng AFP đến tìm hiểu vấn đề. Gặp người bạn thân của kẻ hèn này, ông phóng viên AFP: - Các bạn kéo dài chương trình cầu nguyện này tới khi nào? Chúng tôi trả lời: “Cầu nguyện là sự sống của chúng tôi. Chúng tôi sẽ cầu nguyện mãi mãi. Cầu nguyện cho đến chết. Riêng trong vấn đề nhà đất Toà Khâm Sứ này, chương trình cầu nguyện cho tới khi nào thì chúng tôi không biết. Nhưng chắc là sẽ chấm dứt cầu nguyện ở Toà Khâm Sứ khi chính quyền trả lại nhà đất ở đây cho Giáo Hội”.
Tối nay đúng giờ cầu nguyện có mấy nhân viên an ninh nai nịt gọn gàng đi xe máy tới. Mọi khi các đồng chí thường mặc áo rét hoặc veston, để đầu trần đi bộ hoặc taxi. Chắc hẳn hôm nay các đồng chí dùng xe máy và nai nịt sẵn sàng thế để dễ bề và nhanh chóng đeo bám theo những thợ chụp ảnh tự do.
Có hai taxi đậu ngay trên phố mà không có ai bước ra khỏi xe khiến cho kẻ hèn này hồi hộp. Biết đâu chả có vài đồng chí đang ngồi trong nhìn gáy chúng em. Một hồi lâu thì hai người trong taxi bước ra đứng dựa thành xe đọc kinh lớn tiếng khiến nhiều người cảm động. Riêng kẻ hèn này thì không vội để tình cảm đánh lừa, vì đã có lần đi trên xe khách thấy xe đặt tượng Đức Mẹ ông nói với tài xế và những người ngồi quanh trước đây ông làm tình báo nay đã về hưu, nên cách nào đó ông có đạo, ông nói về nhiều giáo xứ ở các vùng, rồi ông đọc kinh sang sảng cho mọi người nghe. Riêng hai anh taxi hôm nay sao ngồi mãi trong xe về cuối khi gần kết thúc giờ kinh tối các anh mới bước khỏi xe? Sao hai anh đi hai xe khác nhau mà lại ra ngoài với nhau cùng lúc và đứng nhìn cùng kiểu? Tư thế của các anh nó thiếu tự nhiên thế nào ấy. Có ai thấy người Bùi Chu đạo đức chúng mình đang hành nghề taxi ở Hà Nội mà lại có thái độ như thế khi cầu nguyện chăng?
Khi các nam nữ tu sĩ đang dọn ghế kết thúc giờ kinh tối và khi các ngọn nến còn lung linh toả sáng trên hàng rào sắt toà khâm sứ, thì thấy một anh thanh niên ngoại quốc đi qua hỏi chuyện các nữ tu. Ngay lập tức có hai nhân viên an ninh quen mặt đi xe máy sáp lại. Ở đâu đó có một người đưa máy hình lên chụp. Hai hai đồng chí vù xe dông mất. May thay, cái máy của chúng tôi trong chế độ tối vẫn còn chộp được dáng người một anh quen mặt.
Phải nói rằng ai mỗi khi dân mình đọc kinh, cầu nguyện, hát thánh ca thì gương mặt các nhân viên an ninh có mặt trên phố lộ vẻ rất căng thẳng và thái độ của họ rất bồn chồn. Chúng tôi bỗng nhớ chuyện trước đây người ta dùng nhạc Bethoven và Mozart trong một số công viên ở Canada để xua đuổi dân hút xách giật dọc. Kết quả là chỉ ít hôm sau, các đối tượng này biến mất khỏi các công viên, vì không chịu nổi các bản nhạc du dương, thuần khiết.
Chúng tôi tin vào hiệu lực của lời cầu nguyện. Chúng tôi tin rằng cầu nguyện là thượng sách. Phải chi các giáo dân tụ họp ở đây có hành vi gây mất trật tự công cộng thì các nhân viên an ninh còn có thể trấn áp và có thể mặc cho hành động của mình một chút chính nghĩa. Nhưng ở đây người công giáo không chủ trương bạo lực cách mạng như những người cộng sản. Họ lại không làm điều gì vi pham pháp luật, ngay cả các quy định liên quan đến trật tự trị an. Họ chỉ dâng hoa, đọc kinh và hát thánh ca và những hành động kiểu như thế này mới khiến các nhân viên an ninh quen nghề trấn áp đau đầu. Không những thế, chúng tôi tin rằng các cán bộ trong bộ máy chính quyền các cấp cũng đau đầu. Tất cả sẽ chỉ hết đau đầu khi nào họ trả lại nhà đất Toà Khâm Sứ.
Chúng tôi tin vào hiệu lực của lời cầu nguyện. Từ ngày 18.12 đến nay đã có bốn cuộc cầu nguyện tương đối đông đảo diễn ra vào tối ngày 18.12.2007, sáng ngày 20.12.2007, sáng ngày 25.12.2007 và sáng ngày 01.01.2008. Thực tế chưa có cuộc cầu nguyện nào có quy mô cấp Giáo Phận, quy tụ toàn thể các giáo xứ trong Giáo Phận và thời gian mới chỉ kéo dài 18 ngày. Vậy mà các phương tiện truyền thông quốc tế đã biết tới, Thủ tướng Chính phủ đã đến tận nơi thị sát và ông Trưởng Ban Tôn giáo chính phủ đã trả lời phỏng vấn BBC và qua đó BBC đã ngờ rằng có hướng giải quyết vụ Toà Khâm Sứ. Thực tế chưa có vụ việc nào tuơng tự liên quan đến đất đai của dân oan mà được các phương tiện truyền thông và đại diện chính quyền chiếu cố nhanh đến như vậy.
Câu chuyện hành lang, nguời bảo chính quyền sắp trả. Người bảo không. Có điều theo chúng tôi nghĩ thì chính quyền cũng đang lúng túng. Sự kiện cho đến giờ này quận, thành phố và chính phủ, chưa có cấp nào có một quyết định nào về chỉ ra hướng giải quyết và lộ trình giải quyết chứng tỏ chính quyền đang lúng túng. Sống lâu trong chế độ này ai chả biết sự yếu kém và thiếu hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề xã hội nói chung cũng như trong việc giải quyết từng sự việc cụ thể.
Tin hành lang từ giới công chức cho biết chính quyền đang lâm tình trạng quân đổ cho tướng, tướng đổ cho quân, trên đổ cho dưới, dưới quy cho trên: Trên bảo quận và thành phố cứng đầu cứng cổ không chủ động có thái độ tích cực trong việc đối thoại với nhà thờ để trên khỏi mất mặt và khỏi ảnh hưởng đến những vấn đề chiến lược của đất nước. Quận bảo thành phố và trung ương không có hướng giải quyết rõ ràng cụ thể khiến quận phải chờ đợi. Trong khi đó các phe phái trong mỗi cấp lại quy trách nhiệm cho nhau và đề xuất những ý hướng khác nhau mà chẳng ai dám quyết định chọn hướng nào vì ai cũng sợ trách nhiệm. Các nhân viên an ninh thừa hành cũng không dám mạnh tay vì chẳng biết ý hướng các cụ ở trên thế nào, không khéo mất chức thì xôi hỏng bỏng không, vụ thánh vật ở sông Tô Lịch hồi đầu năm ngoái cũng khiến khối người chùn tay khi chạm đến tôn giáo.
Trả thì bảo trả. Không trả bảo không trả. Đối với chính quyền tưởng là đơn giản mà thực tế lại không đơn giản. Trả là cái chắc! Nếu không trả thì sao? Thì sẽ có nhiều khó xử cho chính quyền:
- - Một là các cán bộ còn phải tiếp tục căng thẳng khi phải nghe lời cầu nguyện.
- - Hai là giáo dân từ các tỉnh thành đổ về Hà Nội cầu nguyện đông hơn.
- - Ba là các buổi cầu nguyện này sẽ càng ngày càng tác động đến ý thức đấu tranh cho công lý của toàn thể dân chúng trong nước và người trong đạo ngoài đời sẽ lên tiếng ủng hộ. Thậm chí những người cùng cảnh ngộ theo luật đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu sẽ có những cuộc tập hợp tương tự.
- - Bốn là chính quyền sẽ mất mặt trong lãnh vực đối ngoại, sẽ khó ăn nói trước cộng đồng quốc tế. Nhất là khi phái đoạn Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ từ hôm qua đến hôm nay đã đến Việt Nam và đang ở Hà Nội đây, lỡ Hoa Kỳ lại đưa Việt Nam vào danh sách những nước cần quan tâm về vấn đề tự do tôn giáo thì khốn.
- - Năm là ảnh hưởng đến làn sóng đầu tư vào Việt Nam, làm thiệt hại cho kinh tế quốc dân do giời đầu tư ngoại quốc thấy Việt Nam chưa thực sự có tự do tôn giáo và chưa thực sự tôn trọng tài sản của các tổ chức và cá nhân.
Tiếng hát Lời kinh của giáo dân Hà Nội sẽ còn tiếp tục vang xa hơn...
Trương Phú Thứ
19:15 05/01/2008
Cùng nhau tiến bước
Diễn tiến của sự việc giáo dân Hà Nội đòi Nhà Nước “trả lại” tài sản của giáo phận không gây ra nhiều tranh cãi về phương diện pháp lý nhưng lại tạo nên những tranh cãi về vấn đề từ ngữ sau khi BBC có cuộc phỏng vấn với ông Trưởng Ban Tôn Giáo Nguyễn Thế Doanh.
Việt Nam là một quốc gia duy nhất trên thế giới có bộ luật về đất đai rất lạc hậu và có thể nói là vô cùng thô bạo. Bộ luật này minh thị xác nhận rằng không một ai có quyền sở hữu đất đai mà chỉ được “quyền sử dụng” với sự chấp thuận của Nhà Nước. Một gia đình sống trên mảnh đất hương hỏa từ nhiều thế hệ con cháu nhưng vì bất cứ lý do nào đó mà Nhà Nước truất quyền sử dụng mảnh đất được cha ông gầy dựng chăm sóc từ nhiều đời thì phải “trả lại” cho Nhà Nước. Theo ngôn ngữ của ông Trưởng Ban Tôn Giáo Nguyễn Thế Doanh thì Nhà Nước “cho” và bây giờ không “cho” nữa thì phải dời đi. Mồ hôi và nước mắt của cả dòng họ đã vun sới nên một mảnh đất mầu mỡ nhưng nếu Nhà Nước thu hồi lại quyền sử dụng thì cũng chỉ biết “tuân hành luật pháp” mà thôi. Sau năm 1975, đảng Cộng Sản Việt Nam đã dã man xua đuổi người dân miền Nam vào các vùng kinh tế mới để tịch thu tài sản, cướp nhà đất của cả một khối dân tộc. Giáo hội công giáo Việt Nam là một nạn nhân thống khổ nhất của “chính sách vì dân và cho dân” này. Biết bao nhiêu tài sản của giáo hội là công sức và mồ hôi nước mắt của cộng đồng giáo dân bị Nhà Nước “cướp” mà qua bao nhiêu năm với nhiều lần “xin” vẫn không được “cho” lại. Diễn tả một cách nghiêm chỉnh hơn thì cộng đồng giáo dân Việt Nam không “xin” mà chỉ đòi “trả lại” những gì bị “cướp” đi mà thôi.
Trở lại sự việc Tòa Khâm Sứ thì qua những văn bản, nhân chứng và lịch sử đã xác nhận chủ quyền của giáo phận Hà Nội nhưng bây giờ Nhà Nước không “cho” nữa nên thu hồi lại để cho cán bộ kinh doanh ăn nhậu nhẩy nhót thì giáo dân Hà Nội cũng không biết phải làm gì và kêu cứu nơi đâu.
Võ khí duy nhất của giáo dân Hà Nội là tiếp tục biểu dương ý chí và nguyện vọng bằng những buổi tập trung cầu nguyện thật đông đảo. Những buổi cầu nguyện là một hình thức biểu dương ý nguyện của người tín hữu công giáo lớn tiếng đòi hỏi sự thực thi công lý mà những người cầm quyền luôn đề cao và dùng như một vốn liếng để giao tiếp với thế giới.
Lời kinh tiếng hát của giáo dân Hà Nội đã lan tỏa ra khắp nơi. Những người yêu chuộng công lý và hòa bình trên thế giới đã nghe, đã thấy và cùng đồng hành với giáo dân Hà Nội. Lịch sử đã viết lại những cuộc thay đổi một chế độ và hệ thống chánh trị ở các quốc gia Đông Âu và Liên Bang Sô Viết đã thành công vì ý chí và ước nguyện chánh đáng của người dân.
Từ năm 1987 đến 1991, người dân Estonia đã kiên trì chiến đấu bằng những buổi tập trung ca hát những bài hát khơi dậy lòng yêu quê hương của đồng bào, những ca khúc đòi hỏi và tôn vinh hòa bình công lý. Cuối cùng dân Estonia mà dân số không bằng một phần ba binh lính Sô Viết lại không mật tấc sắt trong tay đã mang lại độc lập và tự do cho quốc gia Estonia. Bom đạn và hàng triệu binh lính của Liên Bang Sô Viết đã không đè bẹp được tiếng hát của người dân Estonia. Cũng vậy, súng đạn và công an cảnh sát của những ngừơi cầm quyền ở Hà Nội sẽ không bao giờ dập tắt được những ngọn nến trước cổng Tòa Khâm Sứ và lời kinh tiếng hát của giáo dân Hà Nội sẽ còn tiếp tục vang lên to hơn và xa hơn cho đến khi nào công lý được thể hiện trong hòa bình.
Đối với anh chị em tín hữu địa phận Hà Nội, từ xa xôi nửa vòng trái đất, chúng tôi xin chân thành gửi đến những người đồng đạo cùng chia sẻ một tin mừng lời khâm phục và thăm hỏi thân thương. Chúng tôi thông cảm và thấu hiểu những khó khăn mà địa phận Hà Nội và con cái của địa phận đang phải cam khổ gánh chịu. Anh chị em hãy vững tin rằng tất cả những người thiện tâm và các tổ chức cũng như quốc gia yêu chuộng công lý và hòa bình trên thế giới luôn luôn từng giây từng phút sát cánh và từng bước đồng hành với anh chị em trong bất cứ tình trạng và hòan cảnh nào. Chúng tôi đã chưa chu tòan bổn phận và trách nhiệm với anh chị em và giáo hội quê nhà. Chúng tôi sẽ làm bất cứ những gì có thể trong khuôn khổ đạo đức và luật pháp để hỗ trợ anh chị em đòi hỏi sự thực thi công lý trong hòa bình. Anh chị em hãy kiên trì để chúng ta cùng nhau đi tới vinh quang của chân lý.
Diễn tiến của sự việc giáo dân Hà Nội đòi Nhà Nước “trả lại” tài sản của giáo phận không gây ra nhiều tranh cãi về phương diện pháp lý nhưng lại tạo nên những tranh cãi về vấn đề từ ngữ sau khi BBC có cuộc phỏng vấn với ông Trưởng Ban Tôn Giáo Nguyễn Thế Doanh.
Việt Nam là một quốc gia duy nhất trên thế giới có bộ luật về đất đai rất lạc hậu và có thể nói là vô cùng thô bạo. Bộ luật này minh thị xác nhận rằng không một ai có quyền sở hữu đất đai mà chỉ được “quyền sử dụng” với sự chấp thuận của Nhà Nước. Một gia đình sống trên mảnh đất hương hỏa từ nhiều thế hệ con cháu nhưng vì bất cứ lý do nào đó mà Nhà Nước truất quyền sử dụng mảnh đất được cha ông gầy dựng chăm sóc từ nhiều đời thì phải “trả lại” cho Nhà Nước. Theo ngôn ngữ của ông Trưởng Ban Tôn Giáo Nguyễn Thế Doanh thì Nhà Nước “cho” và bây giờ không “cho” nữa thì phải dời đi. Mồ hôi và nước mắt của cả dòng họ đã vun sới nên một mảnh đất mầu mỡ nhưng nếu Nhà Nước thu hồi lại quyền sử dụng thì cũng chỉ biết “tuân hành luật pháp” mà thôi. Sau năm 1975, đảng Cộng Sản Việt Nam đã dã man xua đuổi người dân miền Nam vào các vùng kinh tế mới để tịch thu tài sản, cướp nhà đất của cả một khối dân tộc. Giáo hội công giáo Việt Nam là một nạn nhân thống khổ nhất của “chính sách vì dân và cho dân” này. Biết bao nhiêu tài sản của giáo hội là công sức và mồ hôi nước mắt của cộng đồng giáo dân bị Nhà Nước “cướp” mà qua bao nhiêu năm với nhiều lần “xin” vẫn không được “cho” lại. Diễn tả một cách nghiêm chỉnh hơn thì cộng đồng giáo dân Việt Nam không “xin” mà chỉ đòi “trả lại” những gì bị “cướp” đi mà thôi.
Trở lại sự việc Tòa Khâm Sứ thì qua những văn bản, nhân chứng và lịch sử đã xác nhận chủ quyền của giáo phận Hà Nội nhưng bây giờ Nhà Nước không “cho” nữa nên thu hồi lại để cho cán bộ kinh doanh ăn nhậu nhẩy nhót thì giáo dân Hà Nội cũng không biết phải làm gì và kêu cứu nơi đâu.
Võ khí duy nhất của giáo dân Hà Nội là tiếp tục biểu dương ý chí và nguyện vọng bằng những buổi tập trung cầu nguyện thật đông đảo. Những buổi cầu nguyện là một hình thức biểu dương ý nguyện của người tín hữu công giáo lớn tiếng đòi hỏi sự thực thi công lý mà những người cầm quyền luôn đề cao và dùng như một vốn liếng để giao tiếp với thế giới.
Lời kinh tiếng hát của giáo dân Hà Nội đã lan tỏa ra khắp nơi. Những người yêu chuộng công lý và hòa bình trên thế giới đã nghe, đã thấy và cùng đồng hành với giáo dân Hà Nội. Lịch sử đã viết lại những cuộc thay đổi một chế độ và hệ thống chánh trị ở các quốc gia Đông Âu và Liên Bang Sô Viết đã thành công vì ý chí và ước nguyện chánh đáng của người dân.
Từ năm 1987 đến 1991, người dân Estonia đã kiên trì chiến đấu bằng những buổi tập trung ca hát những bài hát khơi dậy lòng yêu quê hương của đồng bào, những ca khúc đòi hỏi và tôn vinh hòa bình công lý. Cuối cùng dân Estonia mà dân số không bằng một phần ba binh lính Sô Viết lại không mật tấc sắt trong tay đã mang lại độc lập và tự do cho quốc gia Estonia. Bom đạn và hàng triệu binh lính của Liên Bang Sô Viết đã không đè bẹp được tiếng hát của người dân Estonia. Cũng vậy, súng đạn và công an cảnh sát của những ngừơi cầm quyền ở Hà Nội sẽ không bao giờ dập tắt được những ngọn nến trước cổng Tòa Khâm Sứ và lời kinh tiếng hát của giáo dân Hà Nội sẽ còn tiếp tục vang lên to hơn và xa hơn cho đến khi nào công lý được thể hiện trong hòa bình.
Đối với anh chị em tín hữu địa phận Hà Nội, từ xa xôi nửa vòng trái đất, chúng tôi xin chân thành gửi đến những người đồng đạo cùng chia sẻ một tin mừng lời khâm phục và thăm hỏi thân thương. Chúng tôi thông cảm và thấu hiểu những khó khăn mà địa phận Hà Nội và con cái của địa phận đang phải cam khổ gánh chịu. Anh chị em hãy vững tin rằng tất cả những người thiện tâm và các tổ chức cũng như quốc gia yêu chuộng công lý và hòa bình trên thế giới luôn luôn từng giây từng phút sát cánh và từng bước đồng hành với anh chị em trong bất cứ tình trạng và hòan cảnh nào. Chúng tôi đã chưa chu tòan bổn phận và trách nhiệm với anh chị em và giáo hội quê nhà. Chúng tôi sẽ làm bất cứ những gì có thể trong khuôn khổ đạo đức và luật pháp để hỗ trợ anh chị em đòi hỏi sự thực thi công lý trong hòa bình. Anh chị em hãy kiên trì để chúng ta cùng nhau đi tới vinh quang của chân lý.
Ý kiến độc giả: ''Trả lại'' hay ''Không trả lại''???
An Dân
19:21 05/01/2008
“TRẢ LẠI” HAY “KHÔNG TRẢ LẠI”???
Chiều nay, ngồi nghe lại bài phỏng vấn ông Nguyễn Thế Doanh, trưởng Ban Tôn giáo của Chính phủ, trên diễn đàn BBC về vụ Toà Khâm sứ, cảm thấy “bực mình”, định bụng không viết gì, bởi nghĩ cho cùng, ông trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ cũng chỉ là cái “loa phóng thanh” của Đảng. Nhưng, nghĩ lại, thì lại thấy “cái loa ấy” không nói tiếng nói của mình, mà chỉ phát đi thông tin từ cơ quan chủ quản của nó. Do đó, đây là thông tin chính thức của Nhà nước về vụ Toà Khâm sứ. Vì thế, thấy cần phải nói lại cho rõ vài chuyện liên quan, kẻo người dân, nhất là người công giáo lại tưởng rằng, về vụ Toà Khâm sứ, bấy lâu nay, Nhà nước đang “hành xử một cách chính đáng theo đúng pháp luật.”
Bé cái lầm!!!
Trước hết, cần phải thấy rằng, Nhà nước đang rất khó xử về Toà Khâm sứ. Nếu không trả lại Giáo hội, thì Nhà nước không thể kiểm soát nổi tình hình, chẳng biết ăn nói thế nào với người dân và nhất là với những áp lực quốc tế như hiện nay. Nếu trả lại, thì cũng chẳng biết ăn nói thế nào, bởi “trả lại” thì cũng đồng nghĩa với việc tự thú trước bình minh rằng đã chiếm đoạt đất đai của các tôn giáo cách bất hợp pháp.
Chính vì thế, việc ông Nguyễn Thế Doanh cho rằng: “không có vấn đề trả lại, tức là “của anh” hay “của tôi... không có chuyện đòi lại, trả lại” , chỉ là một cách bao biện cho những việc làm sai trái trước đây của chính phủ liên quan tới vấn đề đất đai tôn giáo và nhất là để không phải mất mặt khi trao trả lại Toà Khâm sứ.
Nói gì thì nói, cá nhân ông Nguyễn Thế Doanh và các vị lãnh đạo chính phủ đều biết rằng Toà Khâm sứ và đất đai khu vực Toà Khâm sứ là của Tổng Giáo phận Hà Nội; và đều hiểu rằng ‘giao lại, cấp lại hay giao cho, cấp cho...hay gì đi chăng nữa”, thì thực chất của vấn đề vẫn cứ là “trả lại”, bởi chẳng có ai dám phủ nhận đây không phải là đất của Toà Giám mục; và bởi vì, như ông Nguyễn Thế Doanh trả lời trong cuộc phỏng vấn, ngay cả “Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu thành phố Hà Nội dừng tất cả các việc thi công, không được xử dụng khu đất và toà nhà vào mục đích kinh doanh...” . Nếu không ai phủ nhận thì tức là nó thuộc về Toà Giám mục. Vì nó là của Toà Giám mục, nên chuyện “trả lại” là hợp tình, hợp lý.
Ở đây, cũng cần phải nói thêm một chút về cái lý do mà ông Nguyễn Thế Doanh dựa vào đó, để khẳng định “không có chuyện trả lại” Toà Khâm sứ cho Giáo phận Hà Nội. Lý do duy nhất mà ông đưa ra đó là: “Từ khi có luật đất đai, đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Nhà nước quan tâm tới từng bộ phận nhân dân để giải quyết.” Sic! “Từ khi” là từ khi nào? Chỉ từ khi Đảng Cộng sản nắm quyền nó mới ra như thế. Chứ trước đó, nó không như thế!!! Hơn nữa, đây không phải là lý do để không trả lại đất cho dân và cho các tôn giáo, bởi nếu chỉ dựa vào những khái niệm mơ hồ này, thì một là ông Trưởng Ban Tôn giáo của Chính phủ đã không học hỏi Hiến Pháp, hoặc là ông đã phớt lờ các qui định pháp quy liên quan đến vấn đề đất đai tôn giáo mà có thể chính ông cũng là người góp phần soạn thảo các văn bản này.
Không cần dẫn chứng dài dòng các qui định của Hiến Pháp và Phát luật hiện hành về quyền lợi mà các tôn giáo được hưởng, chỉ xin trích dẫn ở đây một số dẫn chứng tiêu biểu:
- Điều 70 Hiến Pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, năm 1992, khẳng định: “Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được Nhà nước bảo hộ.”
- Điều 26 Pháp Lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo, ngày 18 tháng 06 năm 2004, viết: “Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm tài sản đó”.
Ai cũng biết Toà Khâm sứ và toàn bộ đất đai tại Toà Khâm sứ là “tài sản” vốn thuộc sở hữu của Toà Giám mục Hà Nội:
* Trong địa bạ kê khai thứ nhất, ngày 18/04/1933, Ngôi nhà số 40A (nay là số 42) phố Nhà Chung, được ghi ở bản đồ C, với diện tích 11.487m2, quyển số 2, tờ 162, số 1765, có chứng chỉ của sổ địa bạ chứng nhận quyền sở hữu của Toà Giám mục Hà Nội.
* Từ đó cho tới nay, nhiều lần Toà Giám mục kê khai về các tài sản nhà đất thuộc quyền sở hữu của Toà Giám mục trong đó có khu vực Toà Khâm sứ, trong các thời kỳ khác nhau, theo chỉ thị của Chính phủ, nhưng cho tới nay, chưa có bất cứ văn bản nào của Chính quyền phủ nhận quyền sở hữu của Toà Giám mục Hà Nội.
* Ai cũng biết, đất đai của các tôn giáo nói chung và Toà Khâm sứ nói riêng, chưa bao giờ thuộc diện “cải tạo Xã hội Chủ nghĩa”, như một số Công văn của Chính quyền vẫn thường dựa vào đó như lý do duy nhất để không trả lại tài sản của các tôn giáo. Thực tế, “Trong thời kỳ Nhà nước thực hiện chính sách cải tạo Xã hội chủ nghĩa năm 1961, thì đất đai tôn giáo không nằm trong diện cải tạo này. ” Hơn nữa, cho tới giờ này, chưa hề có bất cứ quyết định “trưng dụng” nào của Chính phủ đối với đất đai tôn giáo mà cụ thể là Toà Khâm sứ.
Trong vụ việc Toà Khâm sứ, Nhà nước không chỉ chiếm dụng đất đai vốn thuộc quyền sở hữu của Toà Giám mục Hà Nội như chứng minh ở trên, mà còn lấy cả Toà nhà Khâm sứ – “tài sản” của Toà Giám mục Hà Nội. Hiện nay, ngôi nhà cũng là “tài sản” của Toà Giám mục vẫn hiện hữu trên khu đất mà ai cũng biết, chính phủ cũng biết.
Như vậy, theo những qui định rất cụ thể mà Pháp lệnh tín ngường Tôn giáo đã qui định: “Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm vi phạm” , thì chính Nhà nước đang vi phạm vào những qui định Pháp luật liên quan tới vấn đề “tài sản và đất đai tôn giáo”.
Do đó, chuyện “trả lại” là chuyện phải đạo và hợp lý, bởi toà Khâm sứ là “tài sản” của Giáo hội nói chung và Tổng Giáo phận Hà Nội nói riêng. Nhà nước không nên bao biện mãi, nhất là vụ Toà Khâm sứ, bởi càng bao biện càng chứng tỏ Nhà nước Cộng sản yếu kém, các vị lãnh đạo Nhà nước thiếu tâm và thiếu tầm.
Tôi nghĩ rằng, ai lại không có lúc sai. Sai mà sửa thì mới là “quân tử”. Trong thực tế, sau thời cải cách, Chính phủ đã từng “sửa sai”, thế nên, bây giờ sửa sai nữa có sao đâu. Khi Nhà nước chấp nhận sửa sai như vậy, thì dân mới thấy Đảng và Nhà nước thương dân, hết lòng vì dân; mới thấy Nhà nước là của dân, do dân và vì dân; mới thấy Nhà nước thật tâm muốn xây dựng Nhà nước Việt Nam thành một Nhà nước Pháp quyền, tôn trọng quyền lợi của dân.
Chuyện đơn giản chỉ có thế. “Trả lại” hay “không trả lại”???
Ngày 5/1/2007
Chiều nay, ngồi nghe lại bài phỏng vấn ông Nguyễn Thế Doanh, trưởng Ban Tôn giáo của Chính phủ, trên diễn đàn BBC về vụ Toà Khâm sứ, cảm thấy “bực mình”, định bụng không viết gì, bởi nghĩ cho cùng, ông trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ cũng chỉ là cái “loa phóng thanh” của Đảng. Nhưng, nghĩ lại, thì lại thấy “cái loa ấy” không nói tiếng nói của mình, mà chỉ phát đi thông tin từ cơ quan chủ quản của nó. Do đó, đây là thông tin chính thức của Nhà nước về vụ Toà Khâm sứ. Vì thế, thấy cần phải nói lại cho rõ vài chuyện liên quan, kẻo người dân, nhất là người công giáo lại tưởng rằng, về vụ Toà Khâm sứ, bấy lâu nay, Nhà nước đang “hành xử một cách chính đáng theo đúng pháp luật.”
Bé cái lầm!!!
Trước hết, cần phải thấy rằng, Nhà nước đang rất khó xử về Toà Khâm sứ. Nếu không trả lại Giáo hội, thì Nhà nước không thể kiểm soát nổi tình hình, chẳng biết ăn nói thế nào với người dân và nhất là với những áp lực quốc tế như hiện nay. Nếu trả lại, thì cũng chẳng biết ăn nói thế nào, bởi “trả lại” thì cũng đồng nghĩa với việc tự thú trước bình minh rằng đã chiếm đoạt đất đai của các tôn giáo cách bất hợp pháp.
Chính vì thế, việc ông Nguyễn Thế Doanh cho rằng: “không có vấn đề trả lại, tức là “của anh” hay “của tôi... không có chuyện đòi lại, trả lại” , chỉ là một cách bao biện cho những việc làm sai trái trước đây của chính phủ liên quan tới vấn đề đất đai tôn giáo và nhất là để không phải mất mặt khi trao trả lại Toà Khâm sứ.
Nói gì thì nói, cá nhân ông Nguyễn Thế Doanh và các vị lãnh đạo chính phủ đều biết rằng Toà Khâm sứ và đất đai khu vực Toà Khâm sứ là của Tổng Giáo phận Hà Nội; và đều hiểu rằng ‘giao lại, cấp lại hay giao cho, cấp cho...hay gì đi chăng nữa”, thì thực chất của vấn đề vẫn cứ là “trả lại”, bởi chẳng có ai dám phủ nhận đây không phải là đất của Toà Giám mục; và bởi vì, như ông Nguyễn Thế Doanh trả lời trong cuộc phỏng vấn, ngay cả “Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu thành phố Hà Nội dừng tất cả các việc thi công, không được xử dụng khu đất và toà nhà vào mục đích kinh doanh...” . Nếu không ai phủ nhận thì tức là nó thuộc về Toà Giám mục. Vì nó là của Toà Giám mục, nên chuyện “trả lại” là hợp tình, hợp lý.
Ở đây, cũng cần phải nói thêm một chút về cái lý do mà ông Nguyễn Thế Doanh dựa vào đó, để khẳng định “không có chuyện trả lại” Toà Khâm sứ cho Giáo phận Hà Nội. Lý do duy nhất mà ông đưa ra đó là: “Từ khi có luật đất đai, đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Nhà nước quan tâm tới từng bộ phận nhân dân để giải quyết.” Sic! “Từ khi” là từ khi nào? Chỉ từ khi Đảng Cộng sản nắm quyền nó mới ra như thế. Chứ trước đó, nó không như thế!!! Hơn nữa, đây không phải là lý do để không trả lại đất cho dân và cho các tôn giáo, bởi nếu chỉ dựa vào những khái niệm mơ hồ này, thì một là ông Trưởng Ban Tôn giáo của Chính phủ đã không học hỏi Hiến Pháp, hoặc là ông đã phớt lờ các qui định pháp quy liên quan đến vấn đề đất đai tôn giáo mà có thể chính ông cũng là người góp phần soạn thảo các văn bản này.
Không cần dẫn chứng dài dòng các qui định của Hiến Pháp và Phát luật hiện hành về quyền lợi mà các tôn giáo được hưởng, chỉ xin trích dẫn ở đây một số dẫn chứng tiêu biểu:
- Điều 70 Hiến Pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, năm 1992, khẳng định: “Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được Nhà nước bảo hộ.”
- Điều 26 Pháp Lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo, ngày 18 tháng 06 năm 2004, viết: “Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm tài sản đó”.
Ai cũng biết Toà Khâm sứ và toàn bộ đất đai tại Toà Khâm sứ là “tài sản” vốn thuộc sở hữu của Toà Giám mục Hà Nội:
* Trong địa bạ kê khai thứ nhất, ngày 18/04/1933, Ngôi nhà số 40A (nay là số 42) phố Nhà Chung, được ghi ở bản đồ C, với diện tích 11.487m2, quyển số 2, tờ 162, số 1765, có chứng chỉ của sổ địa bạ chứng nhận quyền sở hữu của Toà Giám mục Hà Nội.
* Từ đó cho tới nay, nhiều lần Toà Giám mục kê khai về các tài sản nhà đất thuộc quyền sở hữu của Toà Giám mục trong đó có khu vực Toà Khâm sứ, trong các thời kỳ khác nhau, theo chỉ thị của Chính phủ, nhưng cho tới nay, chưa có bất cứ văn bản nào của Chính quyền phủ nhận quyền sở hữu của Toà Giám mục Hà Nội.
* Ai cũng biết, đất đai của các tôn giáo nói chung và Toà Khâm sứ nói riêng, chưa bao giờ thuộc diện “cải tạo Xã hội Chủ nghĩa”, như một số Công văn của Chính quyền vẫn thường dựa vào đó như lý do duy nhất để không trả lại tài sản của các tôn giáo. Thực tế, “Trong thời kỳ Nhà nước thực hiện chính sách cải tạo Xã hội chủ nghĩa năm 1961, thì đất đai tôn giáo không nằm trong diện cải tạo này. ” Hơn nữa, cho tới giờ này, chưa hề có bất cứ quyết định “trưng dụng” nào của Chính phủ đối với đất đai tôn giáo mà cụ thể là Toà Khâm sứ.
Trong vụ việc Toà Khâm sứ, Nhà nước không chỉ chiếm dụng đất đai vốn thuộc quyền sở hữu của Toà Giám mục Hà Nội như chứng minh ở trên, mà còn lấy cả Toà nhà Khâm sứ – “tài sản” của Toà Giám mục Hà Nội. Hiện nay, ngôi nhà cũng là “tài sản” của Toà Giám mục vẫn hiện hữu trên khu đất mà ai cũng biết, chính phủ cũng biết.
Như vậy, theo những qui định rất cụ thể mà Pháp lệnh tín ngường Tôn giáo đã qui định: “Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm vi phạm” , thì chính Nhà nước đang vi phạm vào những qui định Pháp luật liên quan tới vấn đề “tài sản và đất đai tôn giáo”.
Do đó, chuyện “trả lại” là chuyện phải đạo và hợp lý, bởi toà Khâm sứ là “tài sản” của Giáo hội nói chung và Tổng Giáo phận Hà Nội nói riêng. Nhà nước không nên bao biện mãi, nhất là vụ Toà Khâm sứ, bởi càng bao biện càng chứng tỏ Nhà nước Cộng sản yếu kém, các vị lãnh đạo Nhà nước thiếu tâm và thiếu tầm.
Tôi nghĩ rằng, ai lại không có lúc sai. Sai mà sửa thì mới là “quân tử”. Trong thực tế, sau thời cải cách, Chính phủ đã từng “sửa sai”, thế nên, bây giờ sửa sai nữa có sao đâu. Khi Nhà nước chấp nhận sửa sai như vậy, thì dân mới thấy Đảng và Nhà nước thương dân, hết lòng vì dân; mới thấy Nhà nước là của dân, do dân và vì dân; mới thấy Nhà nước thật tâm muốn xây dựng Nhà nước Việt Nam thành một Nhà nước Pháp quyền, tôn trọng quyền lợi của dân.
Chuyện đơn giản chỉ có thế. “Trả lại” hay “không trả lại”???
Ngày 5/1/2007
Nguyễn Thế Doanh – Điển hình của những nghịch lý
Đặng Tự Do
08:12 05/01/2008
Trong bài “Dắt Tay Nhau, Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường của Trí Tuệ” [1], một nhà trí thức tranh đấu tại Việt Nam, tiến sĩ Hà Sĩ Phu, khi đề cập đến hệ thống xã hội tại Việt Nam đã nhận xét rằng hệ thống ấy “chứa đựng quá nhiều 'nghịch lý', nếu chưa muốn nói là cấu thành bởi toàn những 'nghịch lý'" Ông giải thích:
"- Hệ thống 'dân chủ gấp triệu lần' lại vướng mắc chính vấn đề dân chủ.
- Hệ thống tiêu biểu cho Sự thật (có các nhà xuất bản Sự thật, và chúng ta thường nói chỉ chúng ta mới có dũng cảm nói sự thật) thì đang phải cố chữa cho được bệnh nói dối.
- Hệ thống tiêu biểu cho triết học duy vật thì lại là điển hình của bệnh duy ý chí.
- Hệ thống ưu việt (tức là tốt vượt hẳn lên), tiêu biểu cho sự giải phóng Con người thì lại không ưu việt về Quyền Con người, luôn bị chỉ trích về Quyền Con người.
- Hệ thống tiêu biểu cho sự đề cao những giá trị tinh thần thì lại 'xuống cấp những giá trị đạo đức', đang cần làm lành mạnh trở lại những quan hệ xã hội và gia đình.
- Hệ thống tiêu biểu cho tính 'nhân loại', tính 'tập thể' thì lại xuất hiện rất nhiều ví dụ về tệ sùng bái cá nhân, tập trung quyền lực vào tay một người, lấy một người trùm lên tất cả. …”
Danh sách những nghịch lý mà nhà trí thức này đề cập đến còn dài, chúng tôi chỉ xin trích một vài đoạn.
Khi đọc xong bài phỏng vấn của BBC dành cho Nguyễn Thế Doanh, Trưởng Ban Tôn Giáo Nhà Nước [2], tôi “rợn tóc gáy” nhận ra một điều là những gì nhà trí thức này viết vào năm 1988, 20 năm sau vẫn còn y như vậy. Các Mác từng nói: “Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội” [3]. Nhưng có lẽ các học trò của Mác tại Việt Nam đang đưa ra những dấu chỉ phản chứng cho khẳng định này của Mác. Trong khi Việt Nam đang có những thay đổi về bộ mặt kinh tế, xã hội, nhà nước này, thông qua điển hình là quan chức Nguyễn Thế Doanh, đã cho thế giới thấy, họ không hề thay đổi chút nào về cái “ý thức xã hội” mà Mác đã đề cập. Hay nói dễ hiểu hơn, theo như chữ nghĩa của nhà trí thức Hà thành, họ không có khả năng “phục thiện”.
Hệ thống "dân chủ gấp triệu lần" ấy tuyên bố một câu xanh rờn như sau: “Không có chuyện đòi lại, trả lại". Doanh giải thích: “Từ khi có Luật đất đai, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý và nhà nước, căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực sự của nhân dân và quỹ đất, cấp đất cho nhân dân, các tổ chức để sử dụng ổn định, lâu dài.”. Nói cách khác, cái "dân chủ gấp triệu lần" dân chủ ấy là thế này: nhà nước cưỡng chiếm đất đai của anh, quản lý nó và chỉ ban phát lại cho anh sau khi xem xét qua một cơ chế xin-cho, sau khi anh ngoan ngoãn phục tùng, anh cúi đầu chịu mọi điều kiện dù cay đắng đến cỡ nào đi nữa. Như thế, người dân được làm chủ cái gì khi chính những gì thân thiết nhất, cần thiết nhất trong đời sống hàng ngày, những gì của chính mình, do mồ hôi xương máu mình tạo ra giờ đây phải van xin để có lại được?
Từ “cưỡng chiếm” nói ở trên, thực ra, không nói lên được hết ý nghĩa của thực tế khách quan. Nó còn quá lịch sự và khách sáo. Thực tế đã diễn ra trong xã hội Việt Nam từ sau năm 1954 ở miền Bắc và từ sau năm 1975 ở miền Nam liên quan đến vấn đề tài sản của các tôn giáo và các cá nhân nói cho thật đúng là thế này: nhà nước “cướp” của họ. Chữ “cướp” đó mới thực sự phản ánh thực tại khách quan. Người dân Việt của tôi trải qua bao nhiêu đời khốn khổ với bọn vua chúa quan quyền phong kiến đã để lại cho con cháu lời thở dài đầy bi thương phẫn uất này:
“Con ơi nhớ lấy lời này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”.
Hệ thống "dân chủ gấp triệu lần" ấy cũng “cướp” không khác gì bọn vua quan phong kiến, có chăng là tinh vi và thâm độc hơn dưới những chiêu bài mà chữ nghĩa tự chúng đã chửi cha lẫn nhau: “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Đức Cố Hồng Y Trịnh Như Khuê khi sang Rôma nhận mũ Hồng Y vào năm 1976 đã tâm sự với các linh mục và tu sĩ Việt Nam tại Rôma: “Ngoài Bắc chúng tôi không hiến nhà cho Nhà Nước, họ dùng vũ lực để chiếm các cơ sở của chúng tôi, họ là quân ăn cướp!” [4]
Hệ thống tiêu biểu cho Sự thật với các nhà xuất bản Sự thật, và đảng thường nói chỉ có đảng mới có dũng cảm nói sự thật đã phát biểu như thế nào trong vụ Tòa Khâm Sứ? “Việc này vẫn chưa được một cơ quan nào đó có thẩm quyền ở địa phương báo cáo. Hà Nội cũng chưa có báo cáo cụ thể. Bản thân Tòa Giám Mục sau vụ việc này cũng chưa báo cáo cụ thể” [5] Đây quả là một lời dối trá quá trâng tráo.
Sau khi cướp được Tòa Khâm Sứ, nhà nước đã dùng nơi này vào những mục đích khác nhau, kể cả như một hình thức để tra tấn tinh thần các vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo tại Hà Nội. Trong thập niên 80 nhà nưóc đã xây Cung Văn Hóa trên đất Tòa Khâm Sứ, chủ yếu dùng làm sàn nhảy. Đêm nào họ cũng mở nhạc ầm ầm đến 2 giờ sáng, với chủ đích phá hoại bầu khí tĩnh mịch của nơi tu hành. Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn đã nhiều lần than phiền với chính quyền rằng ngài không thể ngủ được, nhưng chính quyền vẫn làm ngơ.
Năm 2000, Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng lại gởi đến các cấp chính quyền một đơn đòi trả lại khu đất Tòa Khâm Sứ, trong đơn có chữ ký của ngài và tất cả các linh mục trong Giáo Phận, nhưng Nhà Nước không trả lời. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam họp năm đó và những năm sau này vẫn liên tục đòi lại Tòa Khâm Sứ nhưng Nhà Nước vẫn không trả lời. Những lần Hội Đồng Giám Mục Việt Nam họp cái ban tôn giáo của Doanh vẫn lảng vảng đến để đánh hơi làm sao lại không biết.
Mới nhất, vào ngày 3/12/2007 vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt lại gởi một văn thư yêu cầu các cấp chính quyền giải quyết vụ này. Chính quyền chẵng những không đáp ứng và còn làm tới. Tối 12/12/2007 họ đã cho chuyển tới các phương tiện để sửa đổi ngôi nhà Tòa Khâm Sứ và ngày 13/12/2007 họ bắt đầu dỡ mái Tòa Khâm Sứ. Khoảng sân rộng phía trước Toà Khâm Sứ, họ đã cho siêu thị điện máy Nguyễn Kim nằm ở phố Tràng Thi gần đó thuê làm bãi giữ xe.
Những cuộc biểu tình đông đảo của anh chị em giáo dân ở Hà Nội đang được thế giới biết đến. BBC là một ví dụ điển hình, chưa kể bao nhiêu thông tấn xã, báo chí, đài truyền hình trên thế giới đưa tin. Chính thủ tướng nhà nước Việt Nam cũng đã đến tận nơi để xem xét. Thế mà cái “hệ thống tiêu biểu cho Sự Thật” ấy vẫn còn dám chối leo lẻo là không “nhận được báo cáo” gì.
Khi quan chức quản lý tôn giáo ở Việt Nam tuyên bố không biết gì thì người ta chỉ có thể hiểu hoặc là quan chức này nói láo quá trâng tráo, hoặc là cả một hệ thống từ trên xuống dưới đang toa rập bưng bít, che đậy sự thật đến mức chính quan chức ấy cũng không biết gì!
Một vị nào đó, vì lòng yêu mến và nâng đỡ Giáo Hội ở quê nhà, đã dịch những bài đăng trên VietCatholic và gởi cho một tờ báo Công Giáo địa phương. Vị chủ bút của tờ báo, một ký giả Mỹ quen biết với chúng tôi, khi phối kiểm đã hỏi chúng tôi về tấm hình bên cạnh và dòng chữ “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Ông lo ngại không biết người dịch những chữ ấy có dịch đúng không. Theo ông một đảng đã từng “bịt miệng” linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý giữa phiên tòa và tấm hình được truyền đi toàn thế giới cách nhục nhã như vậy sao còn dám vỗ ngực xưng mình “là đạo đức, là văn minh”. Chúng tôi đã trả lời cho vị ký giả này rằng tác giả của bài báo được gởi đến cho ông đã dịch rất đúng, rất sát từng chữ một. Nếu chúng tôi dịch, chúng tôi cũng dịch như thế. Có điều cần phải hiểu “văn minh” là loại “văn minh” gì? Văn minh đồ đá, hay đồ đồng? Văn minh tiền sử hay thượng cổ? Văn minh “lấy mạnh hiếp yếu” hay văn minh “cá lớn nuốt cá bé”? Văn minh “cướp ngày” hay văn minh “ăn cướp cơm chim”?
“Đảng ta” thường tự xưng là “hệ thống tiêu biểu cho triết học duy vật” nhưng thay vì tuân theo các quy luật khách quan của vận động xã hội lại chỉ thích hô khẩu hiệu. Cứ tưởng hô cho lớn, vẽ cho to, cho nhiều đem trưng cùng làng cùng nước là mình đây tự nhiên “đạo đức” và “văn minh” ra. Nếu muốn “đạo đức” và “văn minh” thì hãy có gan sửa sai, phục thiện. Đã lỡ ăn cướp của người ta thì can đảm nhận lỗi, trả lại thỏa đáng. Kiểu nói của quan chức Nguyễn Thế Doanh chỉ chứng tỏ cho thế giới thấy “đảng ta” chỉ muốn sửa chữa một sai lầm bằng cách phạm thêm hàng loạt những sai lầm khác để che đậy, bưng bít đi cái sai lầm cũ!
Danh sách những nghịch lý mà nhà trí thức Hà Sĩ Phu đã đề cập rất dài. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là ngày nay người ta càng ngày lại càng phát hiện ra thêm nhiều nghịch lý nữa trong cái xã hội mà mọi ngôn từ đều bị bóp méo.
Chiều 26/12/2007, chính quyền quận Hoàn Kiếm gia tăng thái độ khiêu khích và thách thức Giáo Hội khi ngang nhiên cho nhân viên gắn bảng hiệu "Nhà Văn Hoá" và "Phòng Phòng Văn hoá Thông tin - Thể dục Thể thao Quận Hoàn Kiếm” lên tường Tòa Khâm Sứ. Chữ “Văn Hóa” đó làm tôi chợt nhớ lại là ở Việt Nam đâu đâu cái đuôi “Văn Hóa” ấy cũng được cố tình cài vào: Cung Văn Hóa, Nhà Văn Hóa, Khu Phố Văn Hóa … Có văn hóa không khi người ta cố tình mở nhạc ầm ầm đến 2 giờ sáng với chủ đích phá hoại bầu khí tĩnh mịch của nơi tu hành? Có văn hóa không khi người ta ngang nhiên cướp bóc của kẻ khác và an nhiên tự tại trước những tiếng kêu thấu trời đòi công lý?
Khi chúng tôi giải thích với một số linh mục Hoa Kỳ những gì đang diễn ra tại Việt Nam. Nhiều vị không dấu được xúc động khi nhìn thấy những hình ảnh người giáo dân Hà Nội quỳ trên đường phố trong cái giá lạnh của đêm Giao Thừa để cầu xin cho tài sản bị cướp bóc của mình được trả lại, và dù trong cái cảnh bất công cùng cực ấy họ vẫn cầu xin để “đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục..”.
Viết đến đây tôi nhận được một email của một linh mục Hoa Kỳ, và xin dùng lời này thay cho câu kết luận.
Xin cho tôi gởi đến Đức Tổng Giám Mục Giuse, các linh mục và anh chị em giáo dân những lời cầu chúc chúng ta đọc thấy trong bài đọc I trích Sách Tiên Tri Isaia của Chúa Nhật Hiển Linh cuối tuần này:
“Đứng lên, bừng sáng lên! Vì ánh sáng của ngươi đến rồi…
Bóng tối bao trùm mặt đất, và mây mù phủ lấp chư dân đã qua đi” (Is 60:1-2)
[1] Hà Sĩ Phu - Dắt Tay Nhau, Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường của Trí Tuệ http://hasiphu.com/ll1.html
[2] BBC - Đài BBC: Có hướng giải quyết vụ Tòa Khâm Sứ? http://vietcatholic.net/News/Html/50653.htm
[3] Bách Khoa Toàn Thư của cộng sản Việt Nam http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=1C52aWQ9MTMwMiZncm91cGlkPSZraW5kPSZrZXl3b3JkPXglYzMlYTMraCVlMSViYiU5OWk=&page=2
[4] Lữ Giang – Con đường lựa chọn http://vietcatholic.net/News/Html/50433.htm
[5] Xem 2 – Thượng dẫn
"- Hệ thống 'dân chủ gấp triệu lần' lại vướng mắc chính vấn đề dân chủ.
- Hệ thống tiêu biểu cho Sự thật (có các nhà xuất bản Sự thật, và chúng ta thường nói chỉ chúng ta mới có dũng cảm nói sự thật) thì đang phải cố chữa cho được bệnh nói dối.
- Hệ thống tiêu biểu cho triết học duy vật thì lại là điển hình của bệnh duy ý chí.
- Hệ thống ưu việt (tức là tốt vượt hẳn lên), tiêu biểu cho sự giải phóng Con người thì lại không ưu việt về Quyền Con người, luôn bị chỉ trích về Quyền Con người.
- Hệ thống tiêu biểu cho sự đề cao những giá trị tinh thần thì lại 'xuống cấp những giá trị đạo đức', đang cần làm lành mạnh trở lại những quan hệ xã hội và gia đình.
- Hệ thống tiêu biểu cho tính 'nhân loại', tính 'tập thể' thì lại xuất hiện rất nhiều ví dụ về tệ sùng bái cá nhân, tập trung quyền lực vào tay một người, lấy một người trùm lên tất cả. …”
Danh sách những nghịch lý mà nhà trí thức này đề cập đến còn dài, chúng tôi chỉ xin trích một vài đoạn.
Khi đọc xong bài phỏng vấn của BBC dành cho Nguyễn Thế Doanh, Trưởng Ban Tôn Giáo Nhà Nước [2], tôi “rợn tóc gáy” nhận ra một điều là những gì nhà trí thức này viết vào năm 1988, 20 năm sau vẫn còn y như vậy. Các Mác từng nói: “Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội” [3]. Nhưng có lẽ các học trò của Mác tại Việt Nam đang đưa ra những dấu chỉ phản chứng cho khẳng định này của Mác. Trong khi Việt Nam đang có những thay đổi về bộ mặt kinh tế, xã hội, nhà nước này, thông qua điển hình là quan chức Nguyễn Thế Doanh, đã cho thế giới thấy, họ không hề thay đổi chút nào về cái “ý thức xã hội” mà Mác đã đề cập. Hay nói dễ hiểu hơn, theo như chữ nghĩa của nhà trí thức Hà thành, họ không có khả năng “phục thiện”.
Hệ thống "dân chủ gấp triệu lần" ấy tuyên bố một câu xanh rờn như sau: “Không có chuyện đòi lại, trả lại". Doanh giải thích: “Từ khi có Luật đất đai, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý và nhà nước, căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực sự của nhân dân và quỹ đất, cấp đất cho nhân dân, các tổ chức để sử dụng ổn định, lâu dài.”. Nói cách khác, cái "dân chủ gấp triệu lần" dân chủ ấy là thế này: nhà nước cưỡng chiếm đất đai của anh, quản lý nó và chỉ ban phát lại cho anh sau khi xem xét qua một cơ chế xin-cho, sau khi anh ngoan ngoãn phục tùng, anh cúi đầu chịu mọi điều kiện dù cay đắng đến cỡ nào đi nữa. Như thế, người dân được làm chủ cái gì khi chính những gì thân thiết nhất, cần thiết nhất trong đời sống hàng ngày, những gì của chính mình, do mồ hôi xương máu mình tạo ra giờ đây phải van xin để có lại được?
Từ “cưỡng chiếm” nói ở trên, thực ra, không nói lên được hết ý nghĩa của thực tế khách quan. Nó còn quá lịch sự và khách sáo. Thực tế đã diễn ra trong xã hội Việt Nam từ sau năm 1954 ở miền Bắc và từ sau năm 1975 ở miền Nam liên quan đến vấn đề tài sản của các tôn giáo và các cá nhân nói cho thật đúng là thế này: nhà nước “cướp” của họ. Chữ “cướp” đó mới thực sự phản ánh thực tại khách quan. Người dân Việt của tôi trải qua bao nhiêu đời khốn khổ với bọn vua chúa quan quyền phong kiến đã để lại cho con cháu lời thở dài đầy bi thương phẫn uất này:
“Con ơi nhớ lấy lời này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”.
Hệ thống "dân chủ gấp triệu lần" ấy cũng “cướp” không khác gì bọn vua quan phong kiến, có chăng là tinh vi và thâm độc hơn dưới những chiêu bài mà chữ nghĩa tự chúng đã chửi cha lẫn nhau: “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Đức Cố Hồng Y Trịnh Như Khuê khi sang Rôma nhận mũ Hồng Y vào năm 1976 đã tâm sự với các linh mục và tu sĩ Việt Nam tại Rôma: “Ngoài Bắc chúng tôi không hiến nhà cho Nhà Nước, họ dùng vũ lực để chiếm các cơ sở của chúng tôi, họ là quân ăn cướp!” [4]
Hệ thống tiêu biểu cho Sự thật với các nhà xuất bản Sự thật, và đảng thường nói chỉ có đảng mới có dũng cảm nói sự thật đã phát biểu như thế nào trong vụ Tòa Khâm Sứ? “Việc này vẫn chưa được một cơ quan nào đó có thẩm quyền ở địa phương báo cáo. Hà Nội cũng chưa có báo cáo cụ thể. Bản thân Tòa Giám Mục sau vụ việc này cũng chưa báo cáo cụ thể” [5] Đây quả là một lời dối trá quá trâng tráo.
Sau khi cướp được Tòa Khâm Sứ, nhà nước đã dùng nơi này vào những mục đích khác nhau, kể cả như một hình thức để tra tấn tinh thần các vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo tại Hà Nội. Trong thập niên 80 nhà nưóc đã xây Cung Văn Hóa trên đất Tòa Khâm Sứ, chủ yếu dùng làm sàn nhảy. Đêm nào họ cũng mở nhạc ầm ầm đến 2 giờ sáng, với chủ đích phá hoại bầu khí tĩnh mịch của nơi tu hành. Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn đã nhiều lần than phiền với chính quyền rằng ngài không thể ngủ được, nhưng chính quyền vẫn làm ngơ.
Năm 2000, Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng lại gởi đến các cấp chính quyền một đơn đòi trả lại khu đất Tòa Khâm Sứ, trong đơn có chữ ký của ngài và tất cả các linh mục trong Giáo Phận, nhưng Nhà Nước không trả lời. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam họp năm đó và những năm sau này vẫn liên tục đòi lại Tòa Khâm Sứ nhưng Nhà Nước vẫn không trả lời. Những lần Hội Đồng Giám Mục Việt Nam họp cái ban tôn giáo của Doanh vẫn lảng vảng đến để đánh hơi làm sao lại không biết.
Mới nhất, vào ngày 3/12/2007 vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt lại gởi một văn thư yêu cầu các cấp chính quyền giải quyết vụ này. Chính quyền chẵng những không đáp ứng và còn làm tới. Tối 12/12/2007 họ đã cho chuyển tới các phương tiện để sửa đổi ngôi nhà Tòa Khâm Sứ và ngày 13/12/2007 họ bắt đầu dỡ mái Tòa Khâm Sứ. Khoảng sân rộng phía trước Toà Khâm Sứ, họ đã cho siêu thị điện máy Nguyễn Kim nằm ở phố Tràng Thi gần đó thuê làm bãi giữ xe.
Những cuộc biểu tình đông đảo của anh chị em giáo dân ở Hà Nội đang được thế giới biết đến. BBC là một ví dụ điển hình, chưa kể bao nhiêu thông tấn xã, báo chí, đài truyền hình trên thế giới đưa tin. Chính thủ tướng nhà nước Việt Nam cũng đã đến tận nơi để xem xét. Thế mà cái “hệ thống tiêu biểu cho Sự Thật” ấy vẫn còn dám chối leo lẻo là không “nhận được báo cáo” gì.
Khi quan chức quản lý tôn giáo ở Việt Nam tuyên bố không biết gì thì người ta chỉ có thể hiểu hoặc là quan chức này nói láo quá trâng tráo, hoặc là cả một hệ thống từ trên xuống dưới đang toa rập bưng bít, che đậy sự thật đến mức chính quan chức ấy cũng không biết gì!
Một vị nào đó, vì lòng yêu mến và nâng đỡ Giáo Hội ở quê nhà, đã dịch những bài đăng trên VietCatholic và gởi cho một tờ báo Công Giáo địa phương. Vị chủ bút của tờ báo, một ký giả Mỹ quen biết với chúng tôi, khi phối kiểm đã hỏi chúng tôi về tấm hình bên cạnh và dòng chữ “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Ông lo ngại không biết người dịch những chữ ấy có dịch đúng không. Theo ông một đảng đã từng “bịt miệng” linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý giữa phiên tòa và tấm hình được truyền đi toàn thế giới cách nhục nhã như vậy sao còn dám vỗ ngực xưng mình “là đạo đức, là văn minh”. Chúng tôi đã trả lời cho vị ký giả này rằng tác giả của bài báo được gởi đến cho ông đã dịch rất đúng, rất sát từng chữ một. Nếu chúng tôi dịch, chúng tôi cũng dịch như thế. Có điều cần phải hiểu “văn minh” là loại “văn minh” gì? Văn minh đồ đá, hay đồ đồng? Văn minh tiền sử hay thượng cổ? Văn minh “lấy mạnh hiếp yếu” hay văn minh “cá lớn nuốt cá bé”? Văn minh “cướp ngày” hay văn minh “ăn cướp cơm chim”?
“Đảng ta” thường tự xưng là “hệ thống tiêu biểu cho triết học duy vật” nhưng thay vì tuân theo các quy luật khách quan của vận động xã hội lại chỉ thích hô khẩu hiệu. Cứ tưởng hô cho lớn, vẽ cho to, cho nhiều đem trưng cùng làng cùng nước là mình đây tự nhiên “đạo đức” và “văn minh” ra. Nếu muốn “đạo đức” và “văn minh” thì hãy có gan sửa sai, phục thiện. Đã lỡ ăn cướp của người ta thì can đảm nhận lỗi, trả lại thỏa đáng. Kiểu nói của quan chức Nguyễn Thế Doanh chỉ chứng tỏ cho thế giới thấy “đảng ta” chỉ muốn sửa chữa một sai lầm bằng cách phạm thêm hàng loạt những sai lầm khác để che đậy, bưng bít đi cái sai lầm cũ!
Danh sách những nghịch lý mà nhà trí thức Hà Sĩ Phu đã đề cập rất dài. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là ngày nay người ta càng ngày lại càng phát hiện ra thêm nhiều nghịch lý nữa trong cái xã hội mà mọi ngôn từ đều bị bóp méo.
Chiều 26/12/2007, chính quyền quận Hoàn Kiếm gia tăng thái độ khiêu khích và thách thức Giáo Hội khi ngang nhiên cho nhân viên gắn bảng hiệu "Nhà Văn Hoá" và "Phòng Phòng Văn hoá Thông tin - Thể dục Thể thao Quận Hoàn Kiếm” lên tường Tòa Khâm Sứ. Chữ “Văn Hóa” đó làm tôi chợt nhớ lại là ở Việt Nam đâu đâu cái đuôi “Văn Hóa” ấy cũng được cố tình cài vào: Cung Văn Hóa, Nhà Văn Hóa, Khu Phố Văn Hóa … Có văn hóa không khi người ta cố tình mở nhạc ầm ầm đến 2 giờ sáng với chủ đích phá hoại bầu khí tĩnh mịch của nơi tu hành? Có văn hóa không khi người ta ngang nhiên cướp bóc của kẻ khác và an nhiên tự tại trước những tiếng kêu thấu trời đòi công lý?
Khi chúng tôi giải thích với một số linh mục Hoa Kỳ những gì đang diễn ra tại Việt Nam. Nhiều vị không dấu được xúc động khi nhìn thấy những hình ảnh người giáo dân Hà Nội quỳ trên đường phố trong cái giá lạnh của đêm Giao Thừa để cầu xin cho tài sản bị cướp bóc của mình được trả lại, và dù trong cái cảnh bất công cùng cực ấy họ vẫn cầu xin để “đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục..”.
Viết đến đây tôi nhận được một email của một linh mục Hoa Kỳ, và xin dùng lời này thay cho câu kết luận.
Xin cho tôi gởi đến Đức Tổng Giám Mục Giuse, các linh mục và anh chị em giáo dân những lời cầu chúc chúng ta đọc thấy trong bài đọc I trích Sách Tiên Tri Isaia của Chúa Nhật Hiển Linh cuối tuần này:
“Đứng lên, bừng sáng lên! Vì ánh sáng của ngươi đến rồi…
Bóng tối bao trùm mặt đất, và mây mù phủ lấp chư dân đã qua đi” (Is 60:1-2)
[1] Hà Sĩ Phu - Dắt Tay Nhau, Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường của Trí Tuệ http://hasiphu.com/ll1.html
[2] BBC - Đài BBC: Có hướng giải quyết vụ Tòa Khâm Sứ? http://vietcatholic.net/News/Html/50653.htm
[3] Bách Khoa Toàn Thư của cộng sản Việt Nam http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=1C52aWQ9MTMwMiZncm91cGlkPSZraW5kPSZrZXl3b3JkPXglYzMlYTMraCVlMSViYiU5OWk=&page=2
[4] Lữ Giang – Con đường lựa chọn http://vietcatholic.net/News/Html/50433.htm
[5] Xem 2 – Thượng dẫn
Hà Nội ơi, Xin tạ ơn người! (thơ)
Bs Vũ Linh Huy
08:45 05/01/2008
Hà Nội ơi, Xin tạ ơn người!
Nhắn về Hà Nội thân thương,
Tạ ơn ai đã can trường dấn thân:
TẠ ƠN thư cuả chủ chăn,
Xin dân cầu nguyện chuyên cần không ngơi!
TẠ ƠN Dân Chuá đáp lời,
Vượt qua nỗi sợ, tới nơi kết đoàn.
TẠ ƠN cha xứ lo toan,
Hô hào cuộc rước, xếp dàn thật mau.
Lạ lùng, ai có ngờ đâu,
Giưã trời Hà Nội kinh cầu rền vang!
TẠ ƠN trưởng lão hiên ngang,
Nến cao, Thánh Giá, đường hoàng bước đi!
ƠN AI tìm Mẹ Sầu Bi,
Cung nghinh Tượng Mẹ trị vì nơi đây!
Thánh Giá ai dựng chốn này,
Làm cờ chiến thắng, tỏ bày tình thương.
TẠ ƠN ai thắp nén hương,
Dâng lên Mẹ Chuá mến thương dạt dào.
TẠ ƠN hoa thắm ai trao,
Các tân linh mục chất cao trước toà.
TẠ ƠN tiếng nói ôn hoà,
Nhưng đầy cương quyết vạch ra con đường,
Hoà Bình, Công Lý tưạ nương,
Quyết đòi, quyết giữ, làm phương cứu đời.
TẠ ƠN lớp, lớp bao người,
Sớm chiều kính viếng, dâng lời thiết tha.
Chẳng nề doạ nạt, thẩm tra,
Chẳng nề cười nhạo, rầy rà, dể khinh.
TẠ ƠN ai đã chụp hình,
TẠ ƠN ai đến tường trình tận nơi.
Từ miền hải ngoại xa xôi,
Với lòng ngưỡng phục, gửi lời tri ân.
Boston, ngày 4tháng 1 năm 2008
Kính tặng Đức Tổng Giám Mục,
Quý Cha, Quý Dì, Quý Thày
Cùng toàn thể Cộng Đồng Dân Thánh Chuá Hà Nội.
Nhắn về Hà Nội thân thương,
Tạ ơn ai đã can trường dấn thân:
TẠ ƠN thư cuả chủ chăn,
Xin dân cầu nguyện chuyên cần không ngơi!
TẠ ƠN Dân Chuá đáp lời,
Vượt qua nỗi sợ, tới nơi kết đoàn.
TẠ ƠN cha xứ lo toan,
Hô hào cuộc rước, xếp dàn thật mau.
Lạ lùng, ai có ngờ đâu,
Giưã trời Hà Nội kinh cầu rền vang!
TẠ ƠN trưởng lão hiên ngang,
Nến cao, Thánh Giá, đường hoàng bước đi!
ƠN AI tìm Mẹ Sầu Bi,
Cung nghinh Tượng Mẹ trị vì nơi đây!
Thánh Giá ai dựng chốn này,
Làm cờ chiến thắng, tỏ bày tình thương.
TẠ ƠN ai thắp nén hương,
Dâng lên Mẹ Chuá mến thương dạt dào.
TẠ ƠN hoa thắm ai trao,
Các tân linh mục chất cao trước toà.
TẠ ƠN tiếng nói ôn hoà,
Nhưng đầy cương quyết vạch ra con đường,
Hoà Bình, Công Lý tưạ nương,
Quyết đòi, quyết giữ, làm phương cứu đời.
TẠ ƠN lớp, lớp bao người,
Sớm chiều kính viếng, dâng lời thiết tha.
Chẳng nề doạ nạt, thẩm tra,
Chẳng nề cười nhạo, rầy rà, dể khinh.
TẠ ƠN ai đã chụp hình,
TẠ ƠN ai đến tường trình tận nơi.
Từ miền hải ngoại xa xôi,
Với lòng ngưỡng phục, gửi lời tri ân.
Boston, ngày 4tháng 1 năm 2008
Kính tặng Đức Tổng Giám Mục,
Quý Cha, Quý Dì, Quý Thày
Cùng toàn thể Cộng Đồng Dân Thánh Chuá Hà Nội.
Phát động chiến dịch Hiệp nhất với giáo dân Hà nội và cầu nguyện cho tự do và dân chủ tại Việt Nam
VietCatholic
11:17 05/01/2008
HÀ NỘI -- Để hiệp nhất với giáo dân TGP Hà Nội trong quyết tâm đòi lại Tòa Khâm Sứ cho giáo phận, xin các linh mục chính xứ các linh mục quản nhiệm các giáo xứ hoặc cộng đoàn Việt Nam trong nước cũng như tại hải ngoại hãy phát động chiến dịch cầu nguyện cho công lý, tự do và nhất là tự do tôn giáo, dân chủ tại Việt Nam, và xin cũng cầu nguyện cho các nhà cầm quyền biết can đảm tranh dấu cho chủ quyền đất nước trên Hoàng Sa và Trường Sa, có thể dùng mẫu cầu nguyện như giáo dân Hà Nội đang cầu nguyện.
Khi giáo dân từng Nhóm đến viếng Đức Mẹ Sầu Bi và đọc kinh trước Tòa Khâm Sứ, họ thường làm như sau:
- Bắt đầu bằng ghi dấu Thánh Giá
- Hát Kinh Hòa Bình (Kim Long)
- Lần hạt một chục
- Kinh Lậy Nữ Vương
- Kinh dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ
- Kinh Đức Mẹ Sầu Bi (Lậy Mẹ sầu bi, Mẹ không hề mắc vết nhơ tội lỗi,
nhưng Mẹ đã phải đau khổ hơn người có tội...)
- Hát Kinh dâng Giáo phận (bản hát kèm theo dưới đây)
- Kinh trông cậy.
Kinh cầu cho Giao phận là một bài hát, nội dung như sau:
- Mẹ ơi, Giáo phận con đây nguyện xin dâng hiến Mẹ Từ bi. Xin Mẹ luôn đỡ nâng phù trì và thương dẫn dắt trên đường đi.
ĐK. Mẹ Maria xin thương đến giáo phận con đây, ban nguồn an bình hiệp nhất yêu thương. Mẹ luôn thăm viếng giúp đỡ Giáo phận con đây, trong tình yêu Mẹ liên kết muôn tâm hồn.
- Mẹ thương giáo phận con đây, đoàn con liên kết trong niềm vui, muôn người luôn sống theo gương Mẹ, niềm tin mãi sáng lên đẹp tươi.
- Mẹ thương giáo phận con đây, đoàn chiên liên kết với chủ chiên cho dù bao khó khăn trên đường, đồng tâm tiến bước trong tình thương.
Khi giáo dân từng Nhóm đến viếng Đức Mẹ Sầu Bi và đọc kinh trước Tòa Khâm Sứ, họ thường làm như sau:
- Bắt đầu bằng ghi dấu Thánh Giá
- Hát Kinh Hòa Bình (Kim Long)
- Lần hạt một chục
- Kinh Lậy Nữ Vương
- Kinh dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ
- Kinh Đức Mẹ Sầu Bi (Lậy Mẹ sầu bi, Mẹ không hề mắc vết nhơ tội lỗi,
nhưng Mẹ đã phải đau khổ hơn người có tội...)
- Hát Kinh dâng Giáo phận (bản hát kèm theo dưới đây)
- Kinh trông cậy.
Kinh cầu cho Giao phận là một bài hát, nội dung như sau:
- Mẹ ơi, Giáo phận con đây nguyện xin dâng hiến Mẹ Từ bi. Xin Mẹ luôn đỡ nâng phù trì và thương dẫn dắt trên đường đi.
ĐK. Mẹ Maria xin thương đến giáo phận con đây, ban nguồn an bình hiệp nhất yêu thương. Mẹ luôn thăm viếng giúp đỡ Giáo phận con đây, trong tình yêu Mẹ liên kết muôn tâm hồn.
- Mẹ thương giáo phận con đây, đoàn con liên kết trong niềm vui, muôn người luôn sống theo gương Mẹ, niềm tin mãi sáng lên đẹp tươi.
- Mẹ thương giáo phận con đây, đoàn chiên liên kết với chủ chiên cho dù bao khó khăn trên đường, đồng tâm tiến bước trong tình thương.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Sự khả tín của Sứ Điệp Fatima
Lm Nguyễn Hữu Thy
05:31 05/01/2008
Sự khả tín của Sứ Điệp Fatima
Với biến cố Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, người ta có thể nói được một cách chắc chắn rằng kỷ nguyên của Mẹ Maria đã đạt tới điểm cao tột đỉnh. Và tất nhiên, cũng không một ai có thể cho rằng đó là một việc tình cờ hay một sự ngẫu nhiên được, khi những biến cố siêu nhiên lạ lùng xảy ra từ ngày 13 tháng 5 cho tới ngày 13.10.1917 tại Fatima, lại xảy ra hoàn toàn trùng hợp cùng một thời điểm với cuộc cách mạng Bon-sờ-vít, cuộc bùng nổ của phong trào cộng sản vào tháng 10 năm 1917 tại Mạc-tư-khoa, khởi đầu cho kỷ nguyên cộng sản quốc tế vô thần, chủ trương duy vật và hoàn toàn phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa cũng như toàn bộ công trình sáng tạo vũ trụ của Người. Từ đây hai kỷ nguyên mới đại diện cho hai thế lực hoàn toàn đối lập nhau đã bắt đầu.
Như thế người ta thấy rằng trong suốt hơn 2000 năm lịch sử của Giáo Hội, chưa bao giờ thị kiến mang tính cách tiên tri của tác giả Sách Khải Huyền về cuộc chiến giữa Người Nữ «khoác áo mặt trời, chân đạp mặt trăng và đầu đội mười hai ngôi sao» và con «rồng đỏ khổng lồ» lại trở nên hiện thực một cách rõ rệt như thế (x. Kh 13,1tt).
Ở Mạc-tư-khoa, thủ đô Nga Sô, bộ Chính trị Trung ương Bon-sờ-vít đã nhất trí dùng bạo lực phát động một cuộc nổi dậy vào ngày 10.10.1917. Chương trình của cuộc nổi dậy: «Vào đêm 25 rạng ngày 26.10 sẽ đột chiếm dinh Mùa Đông, bản doanh của chính phủ lâm thời đang do Alexander Kerenskij lãnh đạo và sẽ bắt giam tất cả mọi thành viên của chính phủ này. Hạ viện quốc hội Sô-viết sẽ thực thi khẩu hiệu của Bon-sờ-vít ‘Tất cả mọi quyền lực là của người Sô-viết’ và đồng thời thành lập một chính phủ cách mạng do Lê-nin lãnh đạo»(1). Mục đích của cuộc cách mạng Tháng Mười Bon-sờ-vít là lật đổ chế độ Nga Hoàng và thành lập một chế độ cộng sản vô thần, hoàn toàn phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa, đàn áp và loại bỏ tôn giáo bằng mọi giá. Nhưng dĩ nhiên Mạc-tư-khoa chỉ là bước khởi đầu, hay nói đúng hơn là bàn đạp cho những người cộng sản sử dụng để nhuộm đỏ phần thế giới còn lại bằng chủ thuyết vô thần và duy vật của họ.
Nhưng 10 ngày trước đó, ngày 13.10.1917, hàng trăm ngàn người đã chứng kiến tận mắt một phép lạ vĩ đại chưa từng xảy ra trong lịch sử nhân loại, mà Thiên Chúa đã thực hiện tại Fatima do sự bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, phép lạ mặt trời quay cuồng bay lộn một cách vừa ngoạn mục vừa khủng khiếp. Qua đó, Thiên Chúa muốn minh chứng một cách hùng hồn cho toàn thể nhân loại về sự hiện hữu cũng như về quyền năng tối thượng bất khả phủ nhận của Người, và đồng thời đó cũng là một câu trả lời rõ ràng và trực tiếp cho phong trào cộng sản vô thần và duy vật chất do Lê-nin lãnh đạo đã bùng nổ ở Nga Sô và đang trở thành một mối đe dọa nguy hiểm cho cả thế giới.
Tuy nhiên, không chỉ sự thành công của cuộc cách mạng Tháng Mười của Bon-sờ-vít vô thần, nhưng cả những sự sửa soạn của họ trước đó, cũng đã không xảy ra ngoài con mắt của «Vị Nữ Tướng bách chiến bách thắng của Thiên Chúa!»
Thật vậy, vào tháng tư trước đó, với sự dàn xếp và giúp đỡ của các sĩ quan quân đội Đức, Lê-nin đã rời bỏ Thụy Sĩ, nơi ông đang lánh nạn, và trở lại Nga sô. Ông bắt đầu công bố các tư tưởng cách mạng và phương thức hành động của ông - mà người ta thường gọi là các «Luận Đề Tháng Tư» - để giải thích cho các thuộc hạ hiểu rõ mục đích cuộc cách mạng và vạch ra cho họ con đường rõ ràng để dẫn cuộc cách mạng đến chỗ thành công(2). Trong những tuần lễ đó, chính phủ lâm thời do Kerenskij lãnh đạo luôn luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn to lớn, trong khi đó ảnh hưởng của Lê-nin mỗi ngày mỗi lớn mạnh. Vì thế, mặc dù nhờ vào sự hỗ trợ của các đoàn quân từ mặt trận kéo về, quân đội của chính phủ Kerenskij lại một lần nữa đã dẹp tan được cuộc nổi dậy Tháng Bảy(3), nhưng Lê-nin luôn luôn xác tín rằng cuộc cách mạng cộng sản do ông ta lãnh đạo tạm bị thất bại, vì đã khởi động quá sớm, nhưng sự thất bại đó sẽ không còn có thể ngăn cản được sự thành công một ngày gần đây.
Vì thế, ông đã kêu gọi cần phải tăng cường mọi nỗ lực và phải hy sinh vất vả hơn nữa. Từ Phần Lan, ông ta đã soạn thảo các văn bản và những lời hiệu triệu soạn sửa hành động để trong vòng ba tháng nữa sẽ cướp chính quyền.
Vào đúng thời điểm đó – ngày 13.5.1917 - tại Fatima thuộc nước Bồ Đào Nha, Đức Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi đã hiện ra lầng thứ nhất với ba trẻ chăn chiên và công bố những luận đề riêng của Mẹ để chỉ dạy cho con cái loài người nhận ra được mục đích và chiều hướng của cuộc cách mạng chân chính duy nhất mà Phúc Âm Đức Kitô đã đề xướng. Và vào ngày 13 tháng 7, ngay trước khi tại thành phố Peterburg ở Nga Sô những dòng máu đầu tiên của hàng ngàn dân chúng vô tội đổ ra do các bộ hạ Lê-nin gây ra, thì tại Fatima Đức Maria đã công bố sứ điệp của Mẹ gồm ba mệnh lệnh đơn sơ và ngắn gọn, để cho nhân loại thực thi, hầu nhờ thế bước tiến đầy tham vọng và vô cùng nguy hiểm của đoàn quân Lê-nin sẽ bị ngăn chận kịp thời; đó là:
1. Ăn năn sám hối, hoàn lương và cải thiện cuộc sống.
2. Tôn kính Mẫu Tâm Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria.
3. Sốt sắng lần hạt Mân Côi mỗi ngày.
Và chính Đức Mẹ cũng đã quả quyết rằng: «Nếu nhân loại biết nghe theo lời yêu cầu của Mẹ, nước Nga sẽ ăn năn trở lại và sẽ có hòa bình.»
Như vậy, năm 1917 quả thực là một «năm định mệnh»(4) cho cả nhân loại. Nhưng đối với toàn thể thế giới Kitô giáo, năm 1917 còn là một năm đã nêu rõ trách nhiệm to lớn của họ đối với lục địa Âu Châu và đối với toàn thế giới qua những biến cố đã xảy ra ở Đông cũng Tây phương.
Một sự thể không thể chối cãi được là chủ thuyết cộng sản vô thần được bắt đầu năm 1917 tại Ngay Sô và đang trên đường bành trướng đến một số quốc gia trên thế giới, nhất là ở những nơi mà sứ điệp Fatima không được quan tâm thực thi. Cách riêng là do lục địa Kitô giáo Âu Châu đã phản bội Đức Kitô, vì đã:
• tạo điều kiện cho kỷ nguyên của chủ thuyết cộng sản vô thần khởi động;
• thiếu lòng sùng kính đối với Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa;
• làm lu mờ vẻ huy hoàng sự chiến thắng vinh quang của kỷ nguyên Mẹ Maria bằng sự chạy theo vật chất xác thịt và bằng các tội ác khác của mình.
Những ai thành tâm tìm hiểu và suy niệm sứ điệp Fatima sẽ khám phá ra được rằng, không chỉ động lực thiêng liêng mạnh mẽ được chứa đựng trong đó, nhưng còn nhận rõ được cả tầm quan trọng mang tính cách lịch sử liên hệ nữa. Đức Giám Mục Fulton J. Sheen viết: «Sự mặc khải Fatima là cả một nhắn nhủ hết sức nghiêm trọng được gửi đến tất cả mọi Kitô hữu, đó là:
• Vấn đề vốn được xem là của nước Nga, lại chính là vấn đề của các Kitô hữu.
• Người ta cần phải chinh phục nước Nga và giúp họ quay trở lại với xã hội tự do dân chủ của các dân tộc bằng lời cầu nguyện, bắng sự hãm mình và ăn chay đền tội, chứ không phải bằng thái độ khiêu khích nhục mạ, bằng gây hấn và chiến tranh.»(5)
Nhưng vì nhân loại chúng ta vẫn không thực thi sứ điệp và «những lời nhắn nhủ hết sức nghiêm trọng» của Mẹ Thiên Chúa, vẫn không thay đổi thái độ sống lệch lạc của mình, nên chúng ta khó có thể bào chữa cho mình được trước tòa án lịch sử, vì:
• chúng ta đã không ngăn cản được cuộc thế chiến II tàn khốc khỏi xảy ra;
• hàng triệu sinh mạng người vô tội đã phải hy sinh một cách vô ích;
• và hơn một phần ba thế giới đã bị rơi vào gông cùm của Liềm- Búa.
Ngày nay, sau hơn 70 năm hoành hành tại nước Nga, tại Liêng Bang Số Viết, tại các nước Đông Âu, tại Trung Hoa và một số các nước khác trên thế giới, chế độ cộng sản vô thần đã chính thức tự giải thể và cáo chung tại các phần đất này, nhưng các ảnh hưởng tai hại khủng khiếp của nó để lại cho các dân tộc liên hệ trong mọi lãnh vực thật khôn lường:
• Về kinh tế: đất nước rơi vào tình trạng tụt hậu, kém mở mang, nghèo đói và lạc hậu;
• Về văn hóa: đại đa số dân chúng ngu dốt, thiếu sáng kiến cá nhân, kiến thức hẹp hòi, xa lạ với nền văn minh tiến bộ của nhân loại, vì chỉ sống trong bầu không khí tuyên truyền một chiều;
• Về xã hội: rời rã, thiếu tổ chức, thiếu kỷ luật, thiếu năng động, kém mở mang, đồng dạng, một chiều, thiếu óc phê bình;
• Về tôn giáo: trên 80% dân chúng tại Liên Sô cũ và các nước Đông Âu vô tôn giáo, tâm hồn hoàn toàn trống rỗng, lạc lõng, vô định hướng, thiếu hẳn sự an ủi và cậy dựa về mặt tinh thần. Do đó, đã đưa tới hậu quả, là:
• Về luân lý đạo đức: vật chất, tầm thường, thiển cận, ích kỷ, hưởng thụ, vô trách nhiệm.
Vì thế, người ta phải tự hỏi: Phải chăng nhân loại đã có thể tránh được tất cả những hậu quả đau thương như thế, nếu họ đã biết lắng nghe những lời nhắn nhủ và yêu cầu của Mẹ Thiên Chúa ở Fatima? Vâng, lời cảnh giác của Đức Mẹ đã quá rõ ràng: «Nếu nhân loại không muốn đáp lại lời yêu cầu của Mẹ, nước Nga sẽ gieo rắc các lạc thuyết ra khắp nơi, sẽ gây ra chiến tranh và các cuộc đàn áp Giáo Hội. Các người lành sẽ bị tàn sát, Đức Thánh Cha sẽ phải chịu nhiều đau khổ. Nhiều dân tộc sẽ bị tiêu diệt».(6)
Thật là một điều vô cùng đáng sợ khi chỉ nghĩ tới hành động của bao nhiêu người đã và đang khinh thường sứ điệp Fatima của Mẹ Thiên Chúa, nếu không muốn nói là họ còn tìm cách chống đối và kết án, và không chỉ những kẻ thù của Giáo Hội làm như thế, nhưng còn có cả một số con cái Giáo Hội nữa. Vì thế, ở đây chúng ta cần nhắc lại lời tuyên bố của ông Hamisch Fraser - một cựu đảng viên cộng sản đã ăn năn trở lại - trước đại hội Đạo Binh Xanh Đức Mẹ tại Paris vào ngày 8.12.1952 như sau: «Chúng ta hoàn toàn được tự do phủ nhận Đức Mẹ Fatima. Nhưng nếu chúng ta làm điều đó, và rồi mọi hậu quả khủng khiếp xảy ra, thì bấy giờ chúng ta đừng nói rằng mình đã không được nhắc bảo trước. Chớ gì Thiên Chúa rộng lòng tha thứ cho chúng ta, nếu chúng ta phủ nhận sứ điệp Mẹ Fatima.»
Dĩ nhiên, ở đây chúng ta cũng phải xác định rằng sứ điệp Fatima là một sự mặc khải tư riêng, chứ không phải là một chân lý mặc khải đã được Giáo Hội công khai tuyên xưng như một tín điều. Nói cách khác, sứ điệp Fatima không được Giáo Hội công bố – với uy quyền của Thiên Chúa và với ơn vô ngộ đã được Người ban cho - như những chân lý đòi buộc phải tin, và vì thế, các tín hữu cũng không nhất thiết bó buộc phải tin theo. Nhưng tất nhiên, điều đó không có nghĩa là: nếu các tín hữu hằng luôn liên kết gắn bó với Giáo Hội lại được phép coi sứ điệp Fatima như bất cứ sự mặc khải tư riêng nào và vì thế được phép dễ dàng coi thường hay phủ nhận.
Một điều khác cũng quá hiển nhiên và không thể phủ nhận được, đó là các mặc khải tư riêng đã có những ảnh hưởng rất sâu rộng trên sự sống và chương trình Phụng Vụ của Giáo Hội từ hàng bao thế kỷ nay. Ở đây, chúng ta thử đan cử một vài ví dụ cụ thể, như: phong trào sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, và từ đó đã dẫn tới việc thiết lập Lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu; hay như việc thiết lập Lễ Mình và Máu Thánh Chúa, v.v… Tất cả đều đã được bắt nguồn từ các mặc khải tư(7). Chính Đức Giáo Hoàng Piô XII đã tuyên bố trước Hồng Y Đoàn vào ngày 1.6.1946 những lời như sau: «Chúng tôi cảm thấy bó buộc lại phải lên tiếng kêu gọi mọi con cái của Giáo Hội cần ghi nhớ sự cảnh giác, mà Chúa Cứu Thế trong suốt hàng bao thế kỷ đã luôn luôn tiếp tục nhắc bảo qua những mặc khải của Người cho các tâm hồn đặc biệt mà Người đã ưu tuyển: Hãy giảm nhẹ án phạt công minh của Thiên Chúa bằng việc phát động một chương trình ăn năn đền tội trên khắp thế giới»(8).
Qua những trình bày trên, chúng ta thấy rằng trong các Vị Giáo Hoàng hiện đại, thì Đức Piô XII và Đức Gioan Phaolô II đã có một mối tương quan rất mật thiết với Fatima. Đức Piô XII suốt trong thời gian làm Giáo Hoàng đã viết vô số Tông Thư, Sắc Lệnh và các bài diễn thuyết đề cập đến Fatima. Còn Đức Gioan Phaolô II - tuy viết rất ít các văn thư về Fatima - nhưng chính ngài đã ba lần liên tiếp đích thân đi hành hương Fatima. Nhất là sau vụ ngài bị Ali Agca, một tên khủng bố Hồi Giáo, ám sát và làm trọng thương trên chính quảng trường Thánh Phêrô ở Roma vào ngày 13.5.1981, Đức Gioan Phaolô đã hoàn toàn xác tín rằng chính Đức Mẹ Fatima đã cứu sống ngài. Vì thế sau đó ngài đã đi hành hương Fatima để tạ ơn Đức Mẹ. Trong cuộc hành hương này Đức Gioan Phaolô II cũng đã mang theo một trong 4 viên đạn mà tên khủng bố đã bắn vào ngài và cho gắn vào mũ triều thiên trên đầu Đức Mẹ. Và một sự lạ lùng làm mọi người kinh ngạc là trên mũ triều thiên Đức Mẹ đã có một cái lỗ hoàn toàn vừa vặn với viên đạn đó, như thể đã dự trù và làm sẵn cho viên đạn đó từ trước rồi.
Ngày 13.5.1955, Đức Hồng Y Angelo G. Roncalli, Thượng Phụ thành Venise - mà ba năm sau đó đã được bầu làm Giáo Hoàng Gioan XXIII – khi đến kính viếng trung tâm hành hương quốc tế Fatima, đã có được một ấn tượng sâu xa trước bầu không khí đạo đức tại ngọn đồi Cova da Iria và sứ điệp siêu nhiên phát xuất từ đó. Trong bài giảng trước biển người hành hương vào khoảng 700.000 người, ngài đã nói: «Cho tới nay, tôi chỉ biết được rằng Bồ Đào Nha là một quốc gia có đội thuyền hàng hải nổi danh, có nhiều thuộc địa, có các nhà truyền giáo và là đất nước của vô số thánh nhân. Nhưng bây giờ tôi đã khám phá ra được rằng Bồ Đáo Nha còn là một đất nước đầy huyền nhiệm, một đất nước đã phát động một phong trào tông đồ mới, nhắc lại lời mời gọi thực thi những chân lý vĩnh cửu của Phúc Âm – từng được loan báo cho toàn thế giới qua lời nói và mẫu mực của Đức Kitô – nhưng nay lại đã được tín thác cho những người bé nhỏ, cho những người đơn sơ và những người nghèo hèn. Đó là điều gây nơi tôi một ấn tương sâu xa.» Và cuối bài giảng của ngài, Đức Thương Phụ đã cầu nguyện: «Lạy Mẹ Fatima, một lần nữa, con xin cảm tạ Mẹ đã thương mời con đến tham dự vào bữa tiệc của lòng thương xót và của tình yêu trọng đại này. Chính nơi đây, làn gió nhẹ buổi trưa xưa kia đã từng loan báo các lần Mẹ hiện đến trên cây sồi, và nay chính nơi Mẹ từng nhắn nhủ, từng ban cho con cái loài người mọi ơn lành đó, Mẹ đã cho con cảm nghiệm được sự ngọt ngào của những lời chúc phúc của Mẹ.»(9)
Phải chăng những sự kiện đó đã không muốn chứng minh rằng sứ điệp Fatima thật là một điều hoàn toàn khả tín?
Đàng khác, chúng ta đừng quên rằng biến cố Đức Mẹ hiện ra ở Fatima là một sự kiện lịch sử hiển nhiên. Thật vậy, người ta đã có thể chứng minh được những lần hiện ra của Đức Mẹ một cách rõ ràng hơn bao biến cố lịch sử khác, khiến cả những người vốn hoài nghi một cách cố chấp cũng phải chấp nhận. Trong vòng 8 năm trời, hiện tượng Đức Mẹ hiện ra ở Fatima đã được một Ủy Ban - do chính Đức Giám Mục giáo phận Leiria-Fatima đứng đầu – điều tra một cách hết sức thận trọng, nghiêm chỉnh và khách quan. Còn ba trẻ đã được thị kiến Đức Mẹ - những đứa trẻ nông thôn đơn sơ, tâm sinh lý hoàn toàn lành mạnh và không hề có chút mảy may bị ảo tưởng – thì từng em một đã phải trải qua những cuộc hỏi cung hết sức nghiêm ngặt, tinh vi và phức tạp bởi chính quyền có khuynh hướng thù nghịch Giáo Hội lúc bấy giờ, cũng như bởi những nhà chuyên môn, nhưng các câu trả lời của ba em khi được hỏi cung riêng rẽ như thế, đều hoàn toàn trùng hợp với nhau, chứ không hề có chút khác biệt hay mâu thuẫn nhau, hoặc có bất cứ dấu hiệu gian trá nào. Ngay khi ba em phải đối mặt trực tiếp với cái chết đang sẵn chờ trước mắt, cả ba trẻ đều giữ vững sự xác tín của mình. Vâng, các em sẵn sàng thà chịu ném vào một chảo dầu sôi để chết, chứ dứt khoát không chịu thổ lộ bí mật mà «Bà Đẹp» đã tin tưởng giao phó cho các em.
Nhưng nhất là phép lạ mặt trời quay vào ngày 13.10.1917 trước sự chứng kiện tận mắt của gần 70.000 người có mặt hôm đó tại hiện trường và chưa kể hàng ngàn người khác khắp trong các vùng kế cận. Đặc biệt nhất là phép lạ mặt trời quay xảy ra hôm đó đã được chính các phóng viên của rất nhiều tờ báo lớn ở Bồ Đào Nha chứng kiến, những phóng viên vốn tìm đến Cova de Iria hôm đó chỉ với mục đích là tìm cách chấm dứt lần cuối cùng cái «trò hề mê tín» từng xảy ra mấy tháng nay bằng những bài báo đầy dọng châm biếm và chế giễu. Nhưng rồi chính mắt họ đã chứng kiến tại hiện trường một sự lạ lùng xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật, ngoài sức tưởng tượng và dự đoán của họ, nhất là đã làm đảo lộn hoàn toàn mọi tư duy và quan điểm của họ, khiến họ đã làm ngược lại với dự định ban đầu của mình khi mới tới Cova da Iria, tức thay vì viết những bài báo chế giễu và phỉ báng, thì họ đã cho đăng tải ở trang nhất những bài báo đầy vẻ kính cẩn và hết lời ca ngợi.
Ở đây, người ta cũng không thể bỏ qua một chi tiết quan trọng đã góp phần làm cho biến cố Fatima thêm tính cách khả tín mà chúng tôi vừa nhắc qua ở trên, đó là thái độ chống đối khe khắt và quá khích của chính quyền địa phương quận Ourem lúc bấy giờ. Thật vậy, chính quyền quận Ourem vào lúc xảy ra biến cố Fatima, hoàn toàn nằm trong tay những kẻ thuộc bè Tam Điểm, vô thần và công khai chống đối Giáo Hội. Vì thế, họ đã không một chút nương tay trước những sự kiện mang tính cách tôn giáo như biến cố Đức Mẹ hiện ra ở Cova da Iria. Họ đã tìm đủ mọi biện pháp – kể cả bắt bớ, giam cầm, ngăm đe dọa nạt, khủng bố tinh thần ba trẻ - hầu để ngăn chận và dập tắt sự cố, chứ không thể để xảy ra, kẻo quan điểm vô thần và thái độ thù nghịch Giáo Hội của họ khỏi bị đe dọa và khỏi bị thiệt hại. Nhưng chính cách thức và thái độ hành xử cực kỳ khe khắt đến bất công của họ đối với ba trẻ thơ ngây vô tội Fatima lại là một đóng góp tích cực cho tính cách khả tín của biến cố Fatima. Như thế, họ đã vô tình đi ngược lại mục đích của mình, và thay vì dập tắt được biến cố như họ mong muốn, thì họ lại làm cho biến cố thêm khả tín hơn và vì thế càng bành trướng nhanh hơn.
Cuối cùng, đúng 13 năm sau đó, tức vào ngày 13.10.1930, với sự nhất trí và đồng thuận của Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha, Đức Cha Don José Correira da Silva, Giám Mục Giáo phận Leiria-Fatima đã công khai và chính thức nhìn nhận biến cố Đức Mẹ hiện ra ở Cova da Iria là sự thật và hoàn toàn khả tín.
Còn Toà Thánh Vatican, dưới triều đại các Đức Giáo Hoàng Piô XI và Bênêđíctô XV, luôn luôn có thái độ ủng hộ biến cố Fatiam.(10) Nhưng đặc biệt nhất là dưới triều đại Đức Giáo Hoàng Piô XII, biến cố Đức Mẹ hiện ra ở Fatima đã chính thức được Giáo Hội công nhận là sự thật. Trong cuộc gặp gỡ các phái đoàn hành hương từ khắp thế giới kéo về giáo đô Roma vào tháng 6. 1951, khi được phái đoàn đông đảo đến từ Bồ Đào Nha lớn tiếng tung hô: «Vạn tuế vị Giáo Hoàng của Fatima!», thì Đức Piô XII đã mỉm cười trả lời: «Vị Giáo Hoàng Fatima đó chính là Cha đây!» Ngày 13.5.1942, Đức Hồng Y Cerejeira, Thượng Phụ thủ đô Lissabon, đã quả quyết rằng Fatima đối với mỗi tín hữu Bồ Đào Nha hiển nhiên là một biến cố vĩ đại nhất trong lịch sử của cả đất nước. Và vào năm 1947, chinh Đức Hồng Y lại bổ túc thêm bằng những lời tuyên bố như sau: «Fatima không chỉ thuộc về một mình nước Bồ Đào Nha, nhưng thuộc cả thế giới. Fatima đã trở thành Trung tâm của đức tin, của lòng ăn năn thống hối và của niềm hy vọng cho toàn thể nhân loại. Fatima, bàn thờ của thế giới, đứng trực diện đương đầu với Mạc-tư-khoa, sào huyệt của những kẻ thù vô thần và nguy hiểm của Kitô giáo. Fatima đã cảnh cáo cho nhân loại biết rằng những nguy hiểm của chiến tranh, của ách nô lệ và của sự tiêu diệt chết chóc, đang đe dọa họ, nếu họ xa lìa Thiên Chúa. Nhân loại sẽ được hưởng hạnh phúc, sự tự do và nền hòa bình, nếu họ biết hối cải quay trở về cùng Đức Kitô. Một điều đã xảy ra trong cùng một năm là trong khi màu cờ đỏ của cuộc cách mạng vô thần tung bay ngập trời với những hứa hẹn cho một cuộc giải phóng thế giới không cần tới Đức Kitô, thì Fatima lại mang trên mình ấn tín sự can thiệp cụ thể và rõ ràng của Thiên Chúa. Vâng, người ta rất khó có thể tìm thấy trong lịch sử Giáo Hội lại có được một biến cố có thể so sánh được với biến cố xảy ra ở Fatima. Người ta có thể nói mà không sợ quá lời rằng, ở Fatima nhân loại đã nhìn thấy được sự bảo đảm cho sự cứu rỗi của mình!»(11).
______________
1. Hermann Weber, trong: «Von Lenin zu Chrustschow» dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười lần thứ 40, được ấn hành trong „Aus Politik und Zeitgeschichte“, phần bổ túc của Tuần Báo „Das Parlament“.
2. Eugen Lemberg: „Ost-Europa und die Sowjet-Union“, in lần thứ 2 tại nhà xuất bản Otto Müller, Salzburg, 1956, trang 156.
3. Josef Schweigl: „Fatima und die Bekehrung Russlands“, nhà xuất bản Johannes, Leutesdorf, 1956, trang 22.
4. xem Rudolf Graber: „1917 – Das Entscheidungsjahr in der 1.Hälfte des 20. Jahrhunderts“, trong „Der Bote von Fatima“, số 173, trang 1104.
5. Fulton J. Sheen: „Der Kommunismus und das Gewissen der westlichen Welt“, nhà xuất bản Morus, Berlin, 1950, trang 209.
6. Lần hiện ra thứ 3, ngày 13.7.1917
7. J. Erbes: „Strahlende Hände über Paris“, nhà xuất bản Credo, Wiesbaden
8. The Register, Denver, Colo. USA, lần phát hành vào ngày 27.2.1955.
9. MK V 22-21. XI.1958.
10. John Haffer: „Russia will be converted“, AMI, International Press, Washington, 1950.
11. Seelsorgehilfe, Köln, 15.9.1953, trang 258.
Các con đừng sợ! Bà đến từ Trời |
Như thế người ta thấy rằng trong suốt hơn 2000 năm lịch sử của Giáo Hội, chưa bao giờ thị kiến mang tính cách tiên tri của tác giả Sách Khải Huyền về cuộc chiến giữa Người Nữ «khoác áo mặt trời, chân đạp mặt trăng và đầu đội mười hai ngôi sao» và con «rồng đỏ khổng lồ» lại trở nên hiện thực một cách rõ rệt như thế (x. Kh 13,1tt).
Ở Mạc-tư-khoa, thủ đô Nga Sô, bộ Chính trị Trung ương Bon-sờ-vít đã nhất trí dùng bạo lực phát động một cuộc nổi dậy vào ngày 10.10.1917. Chương trình của cuộc nổi dậy: «Vào đêm 25 rạng ngày 26.10 sẽ đột chiếm dinh Mùa Đông, bản doanh của chính phủ lâm thời đang do Alexander Kerenskij lãnh đạo và sẽ bắt giam tất cả mọi thành viên của chính phủ này. Hạ viện quốc hội Sô-viết sẽ thực thi khẩu hiệu của Bon-sờ-vít ‘Tất cả mọi quyền lực là của người Sô-viết’ và đồng thời thành lập một chính phủ cách mạng do Lê-nin lãnh đạo»(1). Mục đích của cuộc cách mạng Tháng Mười Bon-sờ-vít là lật đổ chế độ Nga Hoàng và thành lập một chế độ cộng sản vô thần, hoàn toàn phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa, đàn áp và loại bỏ tôn giáo bằng mọi giá. Nhưng dĩ nhiên Mạc-tư-khoa chỉ là bước khởi đầu, hay nói đúng hơn là bàn đạp cho những người cộng sản sử dụng để nhuộm đỏ phần thế giới còn lại bằng chủ thuyết vô thần và duy vật của họ.
Nhưng 10 ngày trước đó, ngày 13.10.1917, hàng trăm ngàn người đã chứng kiến tận mắt một phép lạ vĩ đại chưa từng xảy ra trong lịch sử nhân loại, mà Thiên Chúa đã thực hiện tại Fatima do sự bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, phép lạ mặt trời quay cuồng bay lộn một cách vừa ngoạn mục vừa khủng khiếp. Qua đó, Thiên Chúa muốn minh chứng một cách hùng hồn cho toàn thể nhân loại về sự hiện hữu cũng như về quyền năng tối thượng bất khả phủ nhận của Người, và đồng thời đó cũng là một câu trả lời rõ ràng và trực tiếp cho phong trào cộng sản vô thần và duy vật chất do Lê-nin lãnh đạo đã bùng nổ ở Nga Sô và đang trở thành một mối đe dọa nguy hiểm cho cả thế giới.
Tuy nhiên, không chỉ sự thành công của cuộc cách mạng Tháng Mười của Bon-sờ-vít vô thần, nhưng cả những sự sửa soạn của họ trước đó, cũng đã không xảy ra ngoài con mắt của «Vị Nữ Tướng bách chiến bách thắng của Thiên Chúa!»
Thật vậy, vào tháng tư trước đó, với sự dàn xếp và giúp đỡ của các sĩ quan quân đội Đức, Lê-nin đã rời bỏ Thụy Sĩ, nơi ông đang lánh nạn, và trở lại Nga sô. Ông bắt đầu công bố các tư tưởng cách mạng và phương thức hành động của ông - mà người ta thường gọi là các «Luận Đề Tháng Tư» - để giải thích cho các thuộc hạ hiểu rõ mục đích cuộc cách mạng và vạch ra cho họ con đường rõ ràng để dẫn cuộc cách mạng đến chỗ thành công(2). Trong những tuần lễ đó, chính phủ lâm thời do Kerenskij lãnh đạo luôn luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn to lớn, trong khi đó ảnh hưởng của Lê-nin mỗi ngày mỗi lớn mạnh. Vì thế, mặc dù nhờ vào sự hỗ trợ của các đoàn quân từ mặt trận kéo về, quân đội của chính phủ Kerenskij lại một lần nữa đã dẹp tan được cuộc nổi dậy Tháng Bảy(3), nhưng Lê-nin luôn luôn xác tín rằng cuộc cách mạng cộng sản do ông ta lãnh đạo tạm bị thất bại, vì đã khởi động quá sớm, nhưng sự thất bại đó sẽ không còn có thể ngăn cản được sự thành công một ngày gần đây.
Vì thế, ông đã kêu gọi cần phải tăng cường mọi nỗ lực và phải hy sinh vất vả hơn nữa. Từ Phần Lan, ông ta đã soạn thảo các văn bản và những lời hiệu triệu soạn sửa hành động để trong vòng ba tháng nữa sẽ cướp chính quyền.
Vào đúng thời điểm đó – ngày 13.5.1917 - tại Fatima thuộc nước Bồ Đào Nha, Đức Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi đã hiện ra lầng thứ nhất với ba trẻ chăn chiên và công bố những luận đề riêng của Mẹ để chỉ dạy cho con cái loài người nhận ra được mục đích và chiều hướng của cuộc cách mạng chân chính duy nhất mà Phúc Âm Đức Kitô đã đề xướng. Và vào ngày 13 tháng 7, ngay trước khi tại thành phố Peterburg ở Nga Sô những dòng máu đầu tiên của hàng ngàn dân chúng vô tội đổ ra do các bộ hạ Lê-nin gây ra, thì tại Fatima Đức Maria đã công bố sứ điệp của Mẹ gồm ba mệnh lệnh đơn sơ và ngắn gọn, để cho nhân loại thực thi, hầu nhờ thế bước tiến đầy tham vọng và vô cùng nguy hiểm của đoàn quân Lê-nin sẽ bị ngăn chận kịp thời; đó là:
1. Ăn năn sám hối, hoàn lương và cải thiện cuộc sống.
2. Tôn kính Mẫu Tâm Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria.
3. Sốt sắng lần hạt Mân Côi mỗi ngày.
Và chính Đức Mẹ cũng đã quả quyết rằng: «Nếu nhân loại biết nghe theo lời yêu cầu của Mẹ, nước Nga sẽ ăn năn trở lại và sẽ có hòa bình.»
Như vậy, năm 1917 quả thực là một «năm định mệnh»(4) cho cả nhân loại. Nhưng đối với toàn thể thế giới Kitô giáo, năm 1917 còn là một năm đã nêu rõ trách nhiệm to lớn của họ đối với lục địa Âu Châu và đối với toàn thế giới qua những biến cố đã xảy ra ở Đông cũng Tây phương.
Một sự thể không thể chối cãi được là chủ thuyết cộng sản vô thần được bắt đầu năm 1917 tại Ngay Sô và đang trên đường bành trướng đến một số quốc gia trên thế giới, nhất là ở những nơi mà sứ điệp Fatima không được quan tâm thực thi. Cách riêng là do lục địa Kitô giáo Âu Châu đã phản bội Đức Kitô, vì đã:
• tạo điều kiện cho kỷ nguyên của chủ thuyết cộng sản vô thần khởi động;
• thiếu lòng sùng kính đối với Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa;
• làm lu mờ vẻ huy hoàng sự chiến thắng vinh quang của kỷ nguyên Mẹ Maria bằng sự chạy theo vật chất xác thịt và bằng các tội ác khác của mình.
Những ai thành tâm tìm hiểu và suy niệm sứ điệp Fatima sẽ khám phá ra được rằng, không chỉ động lực thiêng liêng mạnh mẽ được chứa đựng trong đó, nhưng còn nhận rõ được cả tầm quan trọng mang tính cách lịch sử liên hệ nữa. Đức Giám Mục Fulton J. Sheen viết: «Sự mặc khải Fatima là cả một nhắn nhủ hết sức nghiêm trọng được gửi đến tất cả mọi Kitô hữu, đó là:
• Vấn đề vốn được xem là của nước Nga, lại chính là vấn đề của các Kitô hữu.
• Người ta cần phải chinh phục nước Nga và giúp họ quay trở lại với xã hội tự do dân chủ của các dân tộc bằng lời cầu nguyện, bắng sự hãm mình và ăn chay đền tội, chứ không phải bằng thái độ khiêu khích nhục mạ, bằng gây hấn và chiến tranh.»(5)
Nhưng vì nhân loại chúng ta vẫn không thực thi sứ điệp và «những lời nhắn nhủ hết sức nghiêm trọng» của Mẹ Thiên Chúa, vẫn không thay đổi thái độ sống lệch lạc của mình, nên chúng ta khó có thể bào chữa cho mình được trước tòa án lịch sử, vì:
• chúng ta đã không ngăn cản được cuộc thế chiến II tàn khốc khỏi xảy ra;
• hàng triệu sinh mạng người vô tội đã phải hy sinh một cách vô ích;
• và hơn một phần ba thế giới đã bị rơi vào gông cùm của Liềm- Búa.
Ngày nay, sau hơn 70 năm hoành hành tại nước Nga, tại Liêng Bang Số Viết, tại các nước Đông Âu, tại Trung Hoa và một số các nước khác trên thế giới, chế độ cộng sản vô thần đã chính thức tự giải thể và cáo chung tại các phần đất này, nhưng các ảnh hưởng tai hại khủng khiếp của nó để lại cho các dân tộc liên hệ trong mọi lãnh vực thật khôn lường:
• Về kinh tế: đất nước rơi vào tình trạng tụt hậu, kém mở mang, nghèo đói và lạc hậu;
• Về văn hóa: đại đa số dân chúng ngu dốt, thiếu sáng kiến cá nhân, kiến thức hẹp hòi, xa lạ với nền văn minh tiến bộ của nhân loại, vì chỉ sống trong bầu không khí tuyên truyền một chiều;
• Về xã hội: rời rã, thiếu tổ chức, thiếu kỷ luật, thiếu năng động, kém mở mang, đồng dạng, một chiều, thiếu óc phê bình;
• Về tôn giáo: trên 80% dân chúng tại Liên Sô cũ và các nước Đông Âu vô tôn giáo, tâm hồn hoàn toàn trống rỗng, lạc lõng, vô định hướng, thiếu hẳn sự an ủi và cậy dựa về mặt tinh thần. Do đó, đã đưa tới hậu quả, là:
• Về luân lý đạo đức: vật chất, tầm thường, thiển cận, ích kỷ, hưởng thụ, vô trách nhiệm.
Vì thế, người ta phải tự hỏi: Phải chăng nhân loại đã có thể tránh được tất cả những hậu quả đau thương như thế, nếu họ đã biết lắng nghe những lời nhắn nhủ và yêu cầu của Mẹ Thiên Chúa ở Fatima? Vâng, lời cảnh giác của Đức Mẹ đã quá rõ ràng: «Nếu nhân loại không muốn đáp lại lời yêu cầu của Mẹ, nước Nga sẽ gieo rắc các lạc thuyết ra khắp nơi, sẽ gây ra chiến tranh và các cuộc đàn áp Giáo Hội. Các người lành sẽ bị tàn sát, Đức Thánh Cha sẽ phải chịu nhiều đau khổ. Nhiều dân tộc sẽ bị tiêu diệt».(6)
Thật là một điều vô cùng đáng sợ khi chỉ nghĩ tới hành động của bao nhiêu người đã và đang khinh thường sứ điệp Fatima của Mẹ Thiên Chúa, nếu không muốn nói là họ còn tìm cách chống đối và kết án, và không chỉ những kẻ thù của Giáo Hội làm như thế, nhưng còn có cả một số con cái Giáo Hội nữa. Vì thế, ở đây chúng ta cần nhắc lại lời tuyên bố của ông Hamisch Fraser - một cựu đảng viên cộng sản đã ăn năn trở lại - trước đại hội Đạo Binh Xanh Đức Mẹ tại Paris vào ngày 8.12.1952 như sau: «Chúng ta hoàn toàn được tự do phủ nhận Đức Mẹ Fatima. Nhưng nếu chúng ta làm điều đó, và rồi mọi hậu quả khủng khiếp xảy ra, thì bấy giờ chúng ta đừng nói rằng mình đã không được nhắc bảo trước. Chớ gì Thiên Chúa rộng lòng tha thứ cho chúng ta, nếu chúng ta phủ nhận sứ điệp Mẹ Fatima.»
Dĩ nhiên, ở đây chúng ta cũng phải xác định rằng sứ điệp Fatima là một sự mặc khải tư riêng, chứ không phải là một chân lý mặc khải đã được Giáo Hội công khai tuyên xưng như một tín điều. Nói cách khác, sứ điệp Fatima không được Giáo Hội công bố – với uy quyền của Thiên Chúa và với ơn vô ngộ đã được Người ban cho - như những chân lý đòi buộc phải tin, và vì thế, các tín hữu cũng không nhất thiết bó buộc phải tin theo. Nhưng tất nhiên, điều đó không có nghĩa là: nếu các tín hữu hằng luôn liên kết gắn bó với Giáo Hội lại được phép coi sứ điệp Fatima như bất cứ sự mặc khải tư riêng nào và vì thế được phép dễ dàng coi thường hay phủ nhận.
Một điều khác cũng quá hiển nhiên và không thể phủ nhận được, đó là các mặc khải tư riêng đã có những ảnh hưởng rất sâu rộng trên sự sống và chương trình Phụng Vụ của Giáo Hội từ hàng bao thế kỷ nay. Ở đây, chúng ta thử đan cử một vài ví dụ cụ thể, như: phong trào sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, và từ đó đã dẫn tới việc thiết lập Lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu; hay như việc thiết lập Lễ Mình và Máu Thánh Chúa, v.v… Tất cả đều đã được bắt nguồn từ các mặc khải tư(7). Chính Đức Giáo Hoàng Piô XII đã tuyên bố trước Hồng Y Đoàn vào ngày 1.6.1946 những lời như sau: «Chúng tôi cảm thấy bó buộc lại phải lên tiếng kêu gọi mọi con cái của Giáo Hội cần ghi nhớ sự cảnh giác, mà Chúa Cứu Thế trong suốt hàng bao thế kỷ đã luôn luôn tiếp tục nhắc bảo qua những mặc khải của Người cho các tâm hồn đặc biệt mà Người đã ưu tuyển: Hãy giảm nhẹ án phạt công minh của Thiên Chúa bằng việc phát động một chương trình ăn năn đền tội trên khắp thế giới»(8).
Qua những trình bày trên, chúng ta thấy rằng trong các Vị Giáo Hoàng hiện đại, thì Đức Piô XII và Đức Gioan Phaolô II đã có một mối tương quan rất mật thiết với Fatima. Đức Piô XII suốt trong thời gian làm Giáo Hoàng đã viết vô số Tông Thư, Sắc Lệnh và các bài diễn thuyết đề cập đến Fatima. Còn Đức Gioan Phaolô II - tuy viết rất ít các văn thư về Fatima - nhưng chính ngài đã ba lần liên tiếp đích thân đi hành hương Fatima. Nhất là sau vụ ngài bị Ali Agca, một tên khủng bố Hồi Giáo, ám sát và làm trọng thương trên chính quảng trường Thánh Phêrô ở Roma vào ngày 13.5.1981, Đức Gioan Phaolô đã hoàn toàn xác tín rằng chính Đức Mẹ Fatima đã cứu sống ngài. Vì thế sau đó ngài đã đi hành hương Fatima để tạ ơn Đức Mẹ. Trong cuộc hành hương này Đức Gioan Phaolô II cũng đã mang theo một trong 4 viên đạn mà tên khủng bố đã bắn vào ngài và cho gắn vào mũ triều thiên trên đầu Đức Mẹ. Và một sự lạ lùng làm mọi người kinh ngạc là trên mũ triều thiên Đức Mẹ đã có một cái lỗ hoàn toàn vừa vặn với viên đạn đó, như thể đã dự trù và làm sẵn cho viên đạn đó từ trước rồi.
Ngày 13.5.1955, Đức Hồng Y Angelo G. Roncalli, Thượng Phụ thành Venise - mà ba năm sau đó đã được bầu làm Giáo Hoàng Gioan XXIII – khi đến kính viếng trung tâm hành hương quốc tế Fatima, đã có được một ấn tượng sâu xa trước bầu không khí đạo đức tại ngọn đồi Cova da Iria và sứ điệp siêu nhiên phát xuất từ đó. Trong bài giảng trước biển người hành hương vào khoảng 700.000 người, ngài đã nói: «Cho tới nay, tôi chỉ biết được rằng Bồ Đào Nha là một quốc gia có đội thuyền hàng hải nổi danh, có nhiều thuộc địa, có các nhà truyền giáo và là đất nước của vô số thánh nhân. Nhưng bây giờ tôi đã khám phá ra được rằng Bồ Đáo Nha còn là một đất nước đầy huyền nhiệm, một đất nước đã phát động một phong trào tông đồ mới, nhắc lại lời mời gọi thực thi những chân lý vĩnh cửu của Phúc Âm – từng được loan báo cho toàn thế giới qua lời nói và mẫu mực của Đức Kitô – nhưng nay lại đã được tín thác cho những người bé nhỏ, cho những người đơn sơ và những người nghèo hèn. Đó là điều gây nơi tôi một ấn tương sâu xa.» Và cuối bài giảng của ngài, Đức Thương Phụ đã cầu nguyện: «Lạy Mẹ Fatima, một lần nữa, con xin cảm tạ Mẹ đã thương mời con đến tham dự vào bữa tiệc của lòng thương xót và của tình yêu trọng đại này. Chính nơi đây, làn gió nhẹ buổi trưa xưa kia đã từng loan báo các lần Mẹ hiện đến trên cây sồi, và nay chính nơi Mẹ từng nhắn nhủ, từng ban cho con cái loài người mọi ơn lành đó, Mẹ đã cho con cảm nghiệm được sự ngọt ngào của những lời chúc phúc của Mẹ.»(9)
Phải chăng những sự kiện đó đã không muốn chứng minh rằng sứ điệp Fatima thật là một điều hoàn toàn khả tín?
Đàng khác, chúng ta đừng quên rằng biến cố Đức Mẹ hiện ra ở Fatima là một sự kiện lịch sử hiển nhiên. Thật vậy, người ta đã có thể chứng minh được những lần hiện ra của Đức Mẹ một cách rõ ràng hơn bao biến cố lịch sử khác, khiến cả những người vốn hoài nghi một cách cố chấp cũng phải chấp nhận. Trong vòng 8 năm trời, hiện tượng Đức Mẹ hiện ra ở Fatima đã được một Ủy Ban - do chính Đức Giám Mục giáo phận Leiria-Fatima đứng đầu – điều tra một cách hết sức thận trọng, nghiêm chỉnh và khách quan. Còn ba trẻ đã được thị kiến Đức Mẹ - những đứa trẻ nông thôn đơn sơ, tâm sinh lý hoàn toàn lành mạnh và không hề có chút mảy may bị ảo tưởng – thì từng em một đã phải trải qua những cuộc hỏi cung hết sức nghiêm ngặt, tinh vi và phức tạp bởi chính quyền có khuynh hướng thù nghịch Giáo Hội lúc bấy giờ, cũng như bởi những nhà chuyên môn, nhưng các câu trả lời của ba em khi được hỏi cung riêng rẽ như thế, đều hoàn toàn trùng hợp với nhau, chứ không hề có chút khác biệt hay mâu thuẫn nhau, hoặc có bất cứ dấu hiệu gian trá nào. Ngay khi ba em phải đối mặt trực tiếp với cái chết đang sẵn chờ trước mắt, cả ba trẻ đều giữ vững sự xác tín của mình. Vâng, các em sẵn sàng thà chịu ném vào một chảo dầu sôi để chết, chứ dứt khoát không chịu thổ lộ bí mật mà «Bà Đẹp» đã tin tưởng giao phó cho các em.
Nhưng nhất là phép lạ mặt trời quay vào ngày 13.10.1917 trước sự chứng kiện tận mắt của gần 70.000 người có mặt hôm đó tại hiện trường và chưa kể hàng ngàn người khác khắp trong các vùng kế cận. Đặc biệt nhất là phép lạ mặt trời quay xảy ra hôm đó đã được chính các phóng viên của rất nhiều tờ báo lớn ở Bồ Đào Nha chứng kiến, những phóng viên vốn tìm đến Cova de Iria hôm đó chỉ với mục đích là tìm cách chấm dứt lần cuối cùng cái «trò hề mê tín» từng xảy ra mấy tháng nay bằng những bài báo đầy dọng châm biếm và chế giễu. Nhưng rồi chính mắt họ đã chứng kiến tại hiện trường một sự lạ lùng xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật, ngoài sức tưởng tượng và dự đoán của họ, nhất là đã làm đảo lộn hoàn toàn mọi tư duy và quan điểm của họ, khiến họ đã làm ngược lại với dự định ban đầu của mình khi mới tới Cova da Iria, tức thay vì viết những bài báo chế giễu và phỉ báng, thì họ đã cho đăng tải ở trang nhất những bài báo đầy vẻ kính cẩn và hết lời ca ngợi.
Ở đây, người ta cũng không thể bỏ qua một chi tiết quan trọng đã góp phần làm cho biến cố Fatima thêm tính cách khả tín mà chúng tôi vừa nhắc qua ở trên, đó là thái độ chống đối khe khắt và quá khích của chính quyền địa phương quận Ourem lúc bấy giờ. Thật vậy, chính quyền quận Ourem vào lúc xảy ra biến cố Fatima, hoàn toàn nằm trong tay những kẻ thuộc bè Tam Điểm, vô thần và công khai chống đối Giáo Hội. Vì thế, họ đã không một chút nương tay trước những sự kiện mang tính cách tôn giáo như biến cố Đức Mẹ hiện ra ở Cova da Iria. Họ đã tìm đủ mọi biện pháp – kể cả bắt bớ, giam cầm, ngăm đe dọa nạt, khủng bố tinh thần ba trẻ - hầu để ngăn chận và dập tắt sự cố, chứ không thể để xảy ra, kẻo quan điểm vô thần và thái độ thù nghịch Giáo Hội của họ khỏi bị đe dọa và khỏi bị thiệt hại. Nhưng chính cách thức và thái độ hành xử cực kỳ khe khắt đến bất công của họ đối với ba trẻ thơ ngây vô tội Fatima lại là một đóng góp tích cực cho tính cách khả tín của biến cố Fatima. Như thế, họ đã vô tình đi ngược lại mục đích của mình, và thay vì dập tắt được biến cố như họ mong muốn, thì họ lại làm cho biến cố thêm khả tín hơn và vì thế càng bành trướng nhanh hơn.
Cuối cùng, đúng 13 năm sau đó, tức vào ngày 13.10.1930, với sự nhất trí và đồng thuận của Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha, Đức Cha Don José Correira da Silva, Giám Mục Giáo phận Leiria-Fatima đã công khai và chính thức nhìn nhận biến cố Đức Mẹ hiện ra ở Cova da Iria là sự thật và hoàn toàn khả tín.
Còn Toà Thánh Vatican, dưới triều đại các Đức Giáo Hoàng Piô XI và Bênêđíctô XV, luôn luôn có thái độ ủng hộ biến cố Fatiam.(10) Nhưng đặc biệt nhất là dưới triều đại Đức Giáo Hoàng Piô XII, biến cố Đức Mẹ hiện ra ở Fatima đã chính thức được Giáo Hội công nhận là sự thật. Trong cuộc gặp gỡ các phái đoàn hành hương từ khắp thế giới kéo về giáo đô Roma vào tháng 6. 1951, khi được phái đoàn đông đảo đến từ Bồ Đào Nha lớn tiếng tung hô: «Vạn tuế vị Giáo Hoàng của Fatima!», thì Đức Piô XII đã mỉm cười trả lời: «Vị Giáo Hoàng Fatima đó chính là Cha đây!» Ngày 13.5.1942, Đức Hồng Y Cerejeira, Thượng Phụ thủ đô Lissabon, đã quả quyết rằng Fatima đối với mỗi tín hữu Bồ Đào Nha hiển nhiên là một biến cố vĩ đại nhất trong lịch sử của cả đất nước. Và vào năm 1947, chinh Đức Hồng Y lại bổ túc thêm bằng những lời tuyên bố như sau: «Fatima không chỉ thuộc về một mình nước Bồ Đào Nha, nhưng thuộc cả thế giới. Fatima đã trở thành Trung tâm của đức tin, của lòng ăn năn thống hối và của niềm hy vọng cho toàn thể nhân loại. Fatima, bàn thờ của thế giới, đứng trực diện đương đầu với Mạc-tư-khoa, sào huyệt của những kẻ thù vô thần và nguy hiểm của Kitô giáo. Fatima đã cảnh cáo cho nhân loại biết rằng những nguy hiểm của chiến tranh, của ách nô lệ và của sự tiêu diệt chết chóc, đang đe dọa họ, nếu họ xa lìa Thiên Chúa. Nhân loại sẽ được hưởng hạnh phúc, sự tự do và nền hòa bình, nếu họ biết hối cải quay trở về cùng Đức Kitô. Một điều đã xảy ra trong cùng một năm là trong khi màu cờ đỏ của cuộc cách mạng vô thần tung bay ngập trời với những hứa hẹn cho một cuộc giải phóng thế giới không cần tới Đức Kitô, thì Fatima lại mang trên mình ấn tín sự can thiệp cụ thể và rõ ràng của Thiên Chúa. Vâng, người ta rất khó có thể tìm thấy trong lịch sử Giáo Hội lại có được một biến cố có thể so sánh được với biến cố xảy ra ở Fatima. Người ta có thể nói mà không sợ quá lời rằng, ở Fatima nhân loại đã nhìn thấy được sự bảo đảm cho sự cứu rỗi của mình!»(11).
______________
1. Hermann Weber, trong: «Von Lenin zu Chrustschow» dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười lần thứ 40, được ấn hành trong „Aus Politik und Zeitgeschichte“, phần bổ túc của Tuần Báo „Das Parlament“.
2. Eugen Lemberg: „Ost-Europa und die Sowjet-Union“, in lần thứ 2 tại nhà xuất bản Otto Müller, Salzburg, 1956, trang 156.
3. Josef Schweigl: „Fatima und die Bekehrung Russlands“, nhà xuất bản Johannes, Leutesdorf, 1956, trang 22.
4. xem Rudolf Graber: „1917 – Das Entscheidungsjahr in der 1.Hälfte des 20. Jahrhunderts“, trong „Der Bote von Fatima“, số 173, trang 1104.
5. Fulton J. Sheen: „Der Kommunismus und das Gewissen der westlichen Welt“, nhà xuất bản Morus, Berlin, 1950, trang 209.
6. Lần hiện ra thứ 3, ngày 13.7.1917
7. J. Erbes: „Strahlende Hände über Paris“, nhà xuất bản Credo, Wiesbaden
8. The Register, Denver, Colo. USA, lần phát hành vào ngày 27.2.1955.
9. MK V 22-21. XI.1958.
10. John Haffer: „Russia will be converted“, AMI, International Press, Washington, 1950.
11. Seelsorgehilfe, Köln, 15.9.1953, trang 258.
Chiêm tinh là gì?
Nguyễn Thụ Nhân
10:16 05/01/2008
Chiêm tinh là gì?
“Khi Đức Giêsu ra đời tại Bêlem, miền Giuđê, thời vua Hêrôđê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giêrusalem, …” (Mt 2,1)
Chiêm tinh là gì? Chiêm tinh được coi như môn khoa học nhận thức về những mối quan hệ qua lại giữa vũ trụ thiên nhiên và con người, và "là thuyết về mối quan hệ dường như tồn tại giữa các vị trí của các vì sao trên trời và các sự kiện lịch sử, số mệnh con người và của các dân tộc".
Chiêm tinh thời cổ đại
Chiêm tinh học xuất hiện từ thời cổ đại và cùng phát triển dần dần ở cả phương Tây và phương Đông.
Lịch sử khoa chiêm tinh ở châu Âu và Trung Đông có mối quan hệ mật thiết với nhau, miền này có ảnh hưởng đến miền kia. Bouché Leclercq, Cumont và Boll cho rằng thời điểm giữa thế kỷ IV trước công nguyên là lúc mà chiêm tinh Babylon đã chắc chắn xâm nhập vào văn hóa châu Âu.
Sự lan rộng của khoa chiêm tinh trùng hợp với sự ra đời của giai đọan khoa học thực sự của khoa thiên văn tại chính Babylon. Điều này có lẽ đã làm suy yếu khoa chiêm tinh về một số mặt mà khoa chiêm tinh đã có ít nhiều ảnh hưởng trên các giáo sĩ và quần chúng. Một yếu tố khác dẫn đến sự sụp đổ của niềm tin cũ tại thung lũng sông Euphrate có lẽ là sự xâm nhập của người Ba Tư là những người đã mang đến cho họ một tôn giáo hòan tòan khácvới tôn giáo đa thần của cư dân Babylon và Assyri.
Chiêm tinh Ai Cập: dựa trên sự kết hợp của Mặt trời và sao Thiên Lang (sirius). Khi sao Thiên Lang xuất hiện, nước sông Nin sẽ dâng lên mang đến màu mỡ cho những cánh đồng trên lưu vực sông. Kim tự tháp của Ai Cập cũng phản ánh tầm quan trọng của khoa chiêm tinh. Tất cả những kim tự tháp đều hướng về phíc cực bắc của bầu trời, Nhiều pharaon rất thích khoa thiên văn. Ramses II tương truyền là đã định vị được các chòm sao Bạch dương, Bắc giải, Thiên xứng và Hổ cáp và có lẽ cả chòm sao Song sinh.
Chiêm tinh Hi Lạp: Sau khi Alexander Đại đế chiếm đóng Ai Cập vào năm 332 trước công nguyên, Ai cập chịu sự cai trị và ảnh hưởng người Hi Lạp. Chính tại Ai Câp thời Alexander Đại đế, khoa chiêm tinh tử vi xuất hiện lần đầu tiên. Việc cố gắng tìm dấu vết của các hành tinh vào thời điểm sinh ra của mỗi người là đóng góp có ý nghĩa nhất của người Hi Lạp cho khoa chiêm tinh. Đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của khoa chiêm tinh tử vi là nhà chiêm tinh và thiên văn Ptolemy mà công trình của ông là bộ Tứ Thư (Tetrebiblos) đặt cơ sở cho truyền thống tử vi phương Tây. Dưới thời Hi Lạp và đặc biệt là thời đại của Ptolemy, các hành tinh, các sao, các cung đã hòan chỉnh và và vai trò của nó thay đổi rất ít so với ngày nay. Tác phẩm của Ptolemy về chiêm tinh cũng là cơ sở cho việc giảng dạy của phương Tây về môn học này trong 1300 năm tiếp theo. Các nhà chiêm tinh chia Hoàng đạo thành 12 cung (mỗi cung 30 độ): Aries - Bạch dương (21/3-20/4); Taurus – Kim ngưu (21/4-21/5); Gemini - Song Sinh (22/5-21/6); Cancer - Bắc giải (22/6-23/7); Leo - Sư Tử (24/7-23/8); Virgo - Xử Nữ (24/8-23/9); Libra - Thiên Bình (24/9-23/10); Scorpio - Hổ cáp (24/10-22/11); Sagittarius - Nhân Mã (23/11-21/12); Capricornus – Dương cưu (22/12-20/1); Aquarius - Bảo bình (21/1-19/2); Pisces - Song Ngư (20/2-20/3)
Chiêm tinh châu Âu thời trung cổ và thời phục hưng
Khoa chiêm tinh thể hiện tòan bộ sự hiểu biết và truyền thuyết thần bí của người Do Thái và qua họ cùng với những kênh khác đã trở thành chất liệu của khoa chiêm tinh thời trung cổ. Cuối cùng, điều này dẫn đến việc những giáo sĩ cao cấp của Giáo hội Công giáo và những mục sư Tin Lành sử dụng những sự giúp đỡ của các nhà chiêm tinh.
Trong thời Trung cổ, các chà chiêm tinh được gọi là “mathematici”. Về mặt lịch sử, từ ngữ “mathematicus” được dùng để chỉ một người thông thạo khoa chiêm tinh, thiên văn và tóan học. Vì việc chữa bệnh dựa trên một chừng mực nào đó của khoa chiêm tinh, các bác sĩ phải học một ít về tóan và chiêm tinh.
Vào thế kỷ XIII, Johannes de Sacrobosco (1195-1256) và Guido Bonatti (người Ý) là những nhà chiêm tinh nổi tiếng nhất ở Anh và châu Âu. Quyển “Liber Astronomicus” nổi danh là tác phẩm thiên văn quan trọng nhất được in bằng tiếng la tinh vào thế kỷ XIII.
Jerome Cardan (1571-1576, vừa là nhà chiêm tinh, bác sĩ, tóan học và còn là một người cờ bạc, rất ghét Martin Luther và vì vậy ông đã đổi ngày sinh của Luther để cho Luther có một lá số tử vi không có lợi. Dưới thời Cardan, cũng như dưới thời Augustus, người ta thường giấu giếm giờ và ngày sinh cho đến khi nào họ tìm được một nhà chiêm tinh yêu thích.
Chiêm tinh Trung Hoa và Đông Á
Người phương Tây thường gọi là “Chiêm tinh Trung Hoa” theo truyền thống nhưng thực ra không chỉ là Trung Hoa nhưng còn để chỉ Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam.
Người ta tin rằng khoa chiêm tinh đã xuất hiện ở Trung Quốc vào thiên niên kỷ thứ ba trước công nguyên. Khoa chiêm tinh được đánh giá rất cao ở Trung Hoa và quả thực người ta cho rằng Khổng Tử coi trọng khoa chiêm tinh khi nói rằng “Trời cho điềm tốt và điềm xấu, người khôn ngoan phải ứng xử cho phù hợp”. Một chu kỳ 60 năm bao gồm 5 vòng 12 con giáp được tìm thấy trong các tài liệu có từ đời nhà Thương (1766 – 1050 trước công nguyên). Một trong những nhà chiêm tinh nổi tiếng nhất là Chu Tử (sống vào khỏang 300 năm trước công nguyên ) đã viết “Khi một triều đại mới sắp sửa nổi lên, Trời sẽ cho nhân dân thấy những điềm hứa hẹn”
Chiêm tinh dưới thời Kitô giáo
Ngay từ đầu, giáo hội Công giáo đã mạnh mẽ bác bỏ những điều giảng dạy sai lầm của khoa chiêm tinh. Các giáo phụ lên tiếng đòi hỏi phải trục xuất những người Sanđê (Chaldeans) vì đã gây nguy hại cho nhà nước và quần chúng vì họ đã hành nghề thần bí, giữ các quan niệm sai trái và cổ vũ cho lối thờ phượng sai lạc. Những khuynh hướng sai lầm này gây khó khăn cho việc nhận định cái đúng và cái sai và àm suy yếu nền tảng luân lý của đạo đức con người. Những giáo hội Kitô giáo đầu tiên không dung tha cho những tín hữu nào tin theo lọai “giả khoa học” này. Nhà tóan học nổi tiếng là Anguila Ponticus bị trục xuất ra khỏi công đòan Kitô giáo tiên khởi vào năm 120 vì tội chiêm tinh dị giáo. Những Kitô hữu ban đầu ở Rôma coi chiêm tinh là những điều chua xót nhất vì lúc bấy giờ, kẻ thù của họ quá mạnh bởi lẽ những nhà chiêm tinh có lẽ đã góp phần khuấy động cuộc bách hại những Kitô hữu ban đầu.
Khi Kitô giáo lan rộng, các nhà chiêm tinh mất ảnh hưởng và dần dần rơi vào quên lãng. Việc cải đạo của Hòang đế Constantine sang Kitô giáo đã đặt dấu chấm hết cho tầm quan trọng cái gọi là “khoa học” đã từng làm mưa làm gió trong khỏang thời gian 500 năm trên đời sống nhân dân Rôma. Năm 321, Constantine ra sắc lệnh kết án tử hình những người làm nghề phù thủy và cả những người tin theo họ. Như thế khoa chiêm tinh lập tức biến mất khỏi cộng đồng Kitô giáo ở Tây Âu trong nhiều thế kỷ. Chỉ còn một số người Ả Rập và Do Thái còn tiếp tục nghiên cứu mà thôi. Không may, giữa lúc ấy, nhu cầu tính tóan ngày lễ Phục sinh lại cần đến khoa chiêm tinh và chính lúc này khoa thiên văn dần dần tách khỏi khoa chiêm tinh truyền thống.
Vào thời Phục hưng, với việc khai sinh ra thuyết Nhật tâm (Mặt trời là trung tâm chứ không phải là trái đất), khoa chiêm tinh còn được coi trọng một thời gian nữa nhưng ngày càng mất dần ảnh hưởng. Tại Pháp, dưới sức ép của các cha dòng Tên, Colbert (Thủ tướng Pháp) xóa bỏ khoa chiêm tinh và cấm giảng dạy trong các trường đại học. Tại Anh, khoa này cũng bị xóa bỏ sau nước Pháp khỏang một thế kỷ. Tuy nhiên, Isaac Newton vẫn tiếp tục nghiên cứu trong đại học “để xem những gì là đúng đắn” (pour voir ce qu’il y a de vrai). Đến thế kỷ XVIII, sự tách biệt hẳn giữa hai khoa chiêm tinh và thiên văn được xác định.
Chiêm tinh ngày nay
Vào thế kỷ XX, khoa chiêm tinh xuất hiện trở lại trong các sách biên niên (almanachs), các tạp chí, sau đó là trong các chương trình phát thanh. Khoa chiêm tinh lại tìm được một chỗ đứng đáng kể trong thời đại mới. Như thế, khoa chiêm tinh vẫn càn một số người tin theo.
Tuy nhiên, giá trị của khoa chiêm tinh cần phải được đánh giá lại một cách khoa học nhằm xóa bỏ mê tín dị đoan như việc cúng sao giải hạn chẳng hạn.
Tin Đáng Chú Ý
Sinh viên Sài Gòn và cuộc biểu tình chống Trung Cộng
Văn Lang/Người Việt
12:46 05/01/2008
SAIGÒN -- Sau cuộc biểu tình đầu tiên vào sáng 9 tháng 12 chống Trung Cộng tuyên bố sáp nhập hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào huyện Tam Sa, sinh viên Sài Gòn hẹn nhau qua Internet, điện thoại di động, tiếp tục biểu tình vào ngày chủ nhật 16 tháng 12.
Tối 15 tháng 12, tôi đi dạo một vòng quanh khu vực Lãnh Sự Quán Trung Cộng để quan sát. Hầu hết những ngả đường dẫn tới Lãnh Sự Quán Trung Cộng đều có “chốt” do công an lập. Ngang Nhà Văn Hóa Thanh Niên, đêm văn nghệ ngoài trời vẫn diễn ra như bình thường, tiếng người MC hét rất to: “Ðêm Giáng sinh sắp tới các bạn ước mơ gì?...” Tôi thầm nghĩ, vì đối diện Lãnh Sự Quán Trung Cộng và là một nơi công cộng, ngày mai có thể đoàn biểu tình sẽ bắt đầu từ đây... Chọn xong điểm ưng ý cho việc quan sát diễn biến, tôi ra về.
Sáng Chủ Nhật, tôi dậy sớm, đón xe bus ra khu vực Hồ Con Rùa và đi bộ đến Nhà Văn Hóa Thanh Niên. Dù còn sớm nhưng tất cả các ngả đường dẫn vào Lãnh Sự Quán Trung Cộng đều đã bị công an phong tỏa bằng hàng rào. Xe cộ bị cấm lưu thông. Chỉ có những người đi bộ riêng lẻ mới có thể băng qua hàng rào. Dù vắng người nhưng không khí có vẻ khá căng thẳng cho cả hai phía: phía biểu tình và phía chống biểu tình.
Bất ngờ đầu tiên khi tôi đã lọt vào trong là Nhà Văn Hóa Thanh Niên đóng cửa. Các cổng đều treo bảng: “Hôm nay nhà văn hóa nghỉ. Lý do: sửa chữa!” Trước những cổng này là “nhân viên công lực”, không phải công nhân. Tôi đoán, nơi thuận tiện nhất có lẽ sẽ là công viên trước Dinh Ðộc Lập, bởi nó rộng rãi và cũng là nơi công cộng, công an không thể cấm tụ tập...
Bảy giờ sáng, công an, trật tự đô thị, dân phòng càng lúc càng đông. Chưa kể Cảnh Sát 113 (lực lượng phản ứng nhanh) sử dụng mô tô quần đảo trong khu vực và bắt đầu xua đuổi những người đậu xe trên lề đường. Thấy không khí bắt đầu căng thẳng, những người cùng ngồi uống cà phê vỉa hè với tôi bắt đầu tản dần... Khoảng 8 giờ sáng, phía công viên bắt đầu chộn rộn, tôi vội vàng trả tiền cà phê và băng qua đó. Một nhóm bạn trẻ đang cởi áo ngoài, bên trong, tất cả đều mặc những chiếc áo thun có dòng chữ: “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam!” Rồi họ bắt đầu giương cao những biểu ngữ chống Trung Cộng. Lực lượng trật tự mang phù hiệu bằng tiếng Anh “Security Tourist” và tiếng Việt: “Trật tự du lịch” lập tức tràn tới, lập thành vòng vây, cô lập nhóm sinh viên này.
Tuy ít nhưng sinh viên rất bình tĩnh và ôn hòa, họ giải thích lý do hành động với những người vây quanh đang đông dần lên.
Cũng vào lúc đó, những sinh viên khác bắt đầu dồn tới. Vòng tròn được nới rộng cho những sinh viên mới tới nhập vào. Do ở bên ngoài, tôi nghe một người có vẻ là chỉ huy ra lệnh cho “trật tự du lịch”: “Áp sát vào đám sinh viên. Lập hàng rào không được để họ tràn ra ngoài!” Lập tức, hàng rào đó dày lên. Mấy thiếu nữ nãy giờ vẫn tìm cách “chui ra, chui vào” giữa hàng rào an ninh và đám biểu tình bị một người nạt: “Mấy cô này! Hoặc ra hẳn ngoài kia, còn muốn tham gia thì vô hẳn trong kia, không được chạy qua chạy lại gây rối trật tự!” Nghe vậy, họ chui luôn vào bên trong.
Khi hàng rào an ninh đã đủ chặt, một nhóm người lớn tuổi xuất hiện để “đối thoại” với sinh viên. Một vị tự xưng là hiệu trưởng của một trường đại học dân lập kể lể hồi trẻ ông ta cũng tham gia phong trào nọ, phong trào kia... rồi phán: “Các em biểu tình như thế này cũng không đòi được Hoàng Sa, Trường Sa đâu!” Một số sinh viên bất bình la to: “Chúng tôi hiểu! Nhưng chúng tôi muốn nhà nước phải hành động!” Khi nhà giáo già, có vẻ hiền lành này đuối lý. Một người khác còn trẻ, tự xưng là giáo sư “đăng đàn”: “Tôi là giáo sư, các em là sinh viên, chúng ta là những người có học, có gì chúng ta về trường đối thoại, chứ giữa những người ngoài xã hội như thế này, tôi không thể đối thoại với các em được vì không đảm bảo tính tôn nghiêm của môi trường giáo dục!” Sinh viên lại la to: “Phản đối! Phản đối! Yêu nước không phải là độc quyền của sinh viên!” Dù tự phát nhưng sinh viên tỏ rõ họ có khả năng kiềm chế rất tốt, khi sinh viên nào đó có hành động hoặc lời nói quá khích, các sinh viên khác nhắc nhở ngay để tránh trường hợp bị đàn áp. Thất bại, nhóm thuyết khách là học giả rút ra ngoài. Một sinh viên hô to: “Thôi, đừng tranh luận nữa. Chúng ta cần tiến về Lãnh Sự Quán Trung Quốc!” Lời kêu gọi này được hưởng ứng tức khắc, sinh viên nhất tề tiến tới và hàng rào an ninh siết chặt tay, đẩy họ dội ngược. Lúc này, đồng hồ trên tay tôi chỉ 9 giờ 55 phút. Trong lúc xô đẩy, có vài tiếng kêu của nữ sinh viên làm cho không khí thêm căng thẳng. Song cả hai bên: biểu tình và ngăn chặn đều cùng kiềm chế.
Một phụ nữ lớn tuổi đứng trong đoàn sinh viên biểu tình tỏ ra bất bình. Chị bảo toán ngăn chặn: “Tại sao lại ngăn các em? Phải để cho các em đi chớ! Ðất nước này là của ông bà tổ tiên mình đổ biết bao xương máu để giữ gìn, bây giờ đâu có thể ngồi yên mà nhìn Trung Quốc cướp như vậy?!” Lực lượng áo xanh im lặng, không trả lời nhưng nét mặt của một số người trong họ giãn ra, bớt lạnh lùng...
Không thể tiến về phía Tổng Lãnh Sự Quán Trung Quốc, sinh viên quay ngược lại, bước về hướng đường Nam Kỳ Khởi nghĩa (Công Lý cũ). Nhưng lại có lệnh qua bộ đàm: “Lập hàng rào ngay! Lập hàng rào ngay! Giá nào cũng không được để cho sinh viên bước xuống đường!” Một “hàng rào” nữa lại bủa quanh hướng đó. Một sinh viên chui qua hàng rào an ninh, than: “Thất bại rồi! Công an đông quá, không thể làm gì được!” Ðúng là như vậy. Không biết tại sao, hôm ấy, “trật tự du lịch” đông khác thường trong khi ngày thường, lực lượng này chẳng có bao nhiêu người. Ngoài “trật tự du lịch”, quanh đó nhan nhản cảnh sát cơ động, cảnh sát trật tự, trật tự đô thị, dân phòng...
Không thể bước xuống đường, sinh viên bèn di chuyển trong công viên và hát vang những bài hát trước 1975 như: “Dậy mà đi! Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi!...” Tiếng hát của họ thống thiết, hào hùng. Sinh viên di chuyển tới đâu thì hàng rào chuyển động theo tới đó. Cuối cùng, sinh viên ngồi tại chỗ, mặc cho đủ thứ lực lượng vây quanh.
Cũng từ lúc này, bắt đầu có những cuộc tranh luận mới. Khi có sinh viên nào đó phát biểu hăng hái và phát biểu được các sinh viên khác hoan hô thì vài người mặc thường phục tới “dìu” bạn đó, đưa ra khỏi đoàn biểu tình. Vài sinh viên tìm cách trở vào. Một bạn trong số này bị một người mặc thường phục cản lại và tra vấn về nhân thân. Bạn trả lời: “Anh hỏi tôi tên gì, học năm mấy, trường nào để làm gì? Anh chỉ cần biết tôi là sinh viên và tôi đến đây cùng các bạn tôi để bày tỏ thái độ với Trung Quốc khi họ cướp đất của Việt Nam. Chúng ta tranh luận với nhau dựa trên lẽ phải, vì lẽ phải chứ không cần biết đời tư của nhau để làm gì...”
Tôi rời khỏi nhóm sinh viên biểu tình bị chặn ở công viên và đi sang bên kia đường, phía Nhà thờ Ðức Bà vì ở đó có rất đông người đứng coi. Nhiều người đứng coi đã vỗ tay hoan hô khi sinh viên hát. Chính sự cổ vũ này đã mở ra mặt trận thứ hai: Những sinh viên đi riêng lẻ, nãy giờ không nhập được vào nhóm biểu tình đang bị bao vây đã tập hợp lại với biểu ngữ để hình thành đoàn biểu tình thứ hai. Ngay lập tức, một đoàn “trật tự du lịch” được điều đến và một hàng rào mới được thiết lập để cô lập họ. Cả hai đoàn biểu tình chỉ có thể nhìn nhau, ca hát, reo hò cổ vũ nhau chứ không thể sáp lại, nhập làm một.
Vài nữ sinh viên thoát ra vừa dán decal lên nón (“Hoàng Sa, Trường Sa là máu thịt của Việt Nam!”) vừa lầu bầu “rủa” các lực lượng ngăn cản sinh viên phản đối Trung Quốc: “Toàn một bọn Lê Chiêu Thống!” Bên trong vòng vây, tiếng một sinh viên oang oang tranh luận: “Báo, đài, lãnh đạo thành phố suốt ngày cứ ra rả là dân chủ cơ sở là dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra! Sinh viên chúng tôi cũng là dân đây, chúng tôi cũng muốn biết, muốn bàn, muốn làm, muốn kiểm tra xem nhà nước đã có ‘kế sách’ gì với Hoàng Sa, Trường Sa của chúng ta chưa? Hay vẫn chỉ là những lời an dân suông? Nước mất nhà tan, chúng tôi phải có trách nhiệm, chúng tôi phải lên tiếng...” Ý kiến này được đám đông sinh viên vỗ tay, hò reo tán thưởng...
12 giờ trưa, có lẽ do sinh viên đã thấm mệt, không khí “xìu” xuống. Tôi rời khỏi khu vực của nhóm biểu tình thứ hai,băng qua đường về phía cao ốc Plaza, nơi có rất nhiều người dân đang tập trung ở đó. Một chị đang “cự” những nhân viên “trật tự du lịch”: “Tôi không phải là du khách, tôi không cần các anh bảo vệ, hãy để yên cho tôi đi!” Mọi người cười ồ nhưng những nhân viên “trật tự du lịch” vẫn lầm lì, nghiêm túc chấp hành chỉ thị “lập hàng rào”...
12 giờ 40, nhiều nhân viên “trật tự du lịch” lên tiếng nửa đùa, nửa năn nỉ sinh viên: “Mấy em ơi, trưa lắm rồi, về nghỉ đi cho mấy anh, mấy chú về ăn cơm”. Sinh viên không trả lời, chỉ cười rồi từ từ tan hàng...
Tôi quyết định ra về. Ra khỏi khu vực này, tôi mới hiểu vì sao dân chúng không thể tham gia ủng hộ sinh viên: Các ngả đường dẫn vào khu vực biểu tình đều có hàng rào, không cho đi vào. Trên đường về nhà, tôi sực nhớ một tuyên bố hình như của Nguyễn Thái Học: “Không thành công thì thành nhân”...
(Nguồn: Văn Lang / Người Việt, ngày 4.1.2008)
Sinh viên Sài Gòn biểu tình chống Trung Cộng (Photo: Người Việt) |
Sáng Chủ Nhật, tôi dậy sớm, đón xe bus ra khu vực Hồ Con Rùa và đi bộ đến Nhà Văn Hóa Thanh Niên. Dù còn sớm nhưng tất cả các ngả đường dẫn vào Lãnh Sự Quán Trung Cộng đều đã bị công an phong tỏa bằng hàng rào. Xe cộ bị cấm lưu thông. Chỉ có những người đi bộ riêng lẻ mới có thể băng qua hàng rào. Dù vắng người nhưng không khí có vẻ khá căng thẳng cho cả hai phía: phía biểu tình và phía chống biểu tình.
Bất ngờ đầu tiên khi tôi đã lọt vào trong là Nhà Văn Hóa Thanh Niên đóng cửa. Các cổng đều treo bảng: “Hôm nay nhà văn hóa nghỉ. Lý do: sửa chữa!” Trước những cổng này là “nhân viên công lực”, không phải công nhân. Tôi đoán, nơi thuận tiện nhất có lẽ sẽ là công viên trước Dinh Ðộc Lập, bởi nó rộng rãi và cũng là nơi công cộng, công an không thể cấm tụ tập...
Bảy giờ sáng, công an, trật tự đô thị, dân phòng càng lúc càng đông. Chưa kể Cảnh Sát 113 (lực lượng phản ứng nhanh) sử dụng mô tô quần đảo trong khu vực và bắt đầu xua đuổi những người đậu xe trên lề đường. Thấy không khí bắt đầu căng thẳng, những người cùng ngồi uống cà phê vỉa hè với tôi bắt đầu tản dần... Khoảng 8 giờ sáng, phía công viên bắt đầu chộn rộn, tôi vội vàng trả tiền cà phê và băng qua đó. Một nhóm bạn trẻ đang cởi áo ngoài, bên trong, tất cả đều mặc những chiếc áo thun có dòng chữ: “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam!” Rồi họ bắt đầu giương cao những biểu ngữ chống Trung Cộng. Lực lượng trật tự mang phù hiệu bằng tiếng Anh “Security Tourist” và tiếng Việt: “Trật tự du lịch” lập tức tràn tới, lập thành vòng vây, cô lập nhóm sinh viên này.
Tuy ít nhưng sinh viên rất bình tĩnh và ôn hòa, họ giải thích lý do hành động với những người vây quanh đang đông dần lên.
Cũng vào lúc đó, những sinh viên khác bắt đầu dồn tới. Vòng tròn được nới rộng cho những sinh viên mới tới nhập vào. Do ở bên ngoài, tôi nghe một người có vẻ là chỉ huy ra lệnh cho “trật tự du lịch”: “Áp sát vào đám sinh viên. Lập hàng rào không được để họ tràn ra ngoài!” Lập tức, hàng rào đó dày lên. Mấy thiếu nữ nãy giờ vẫn tìm cách “chui ra, chui vào” giữa hàng rào an ninh và đám biểu tình bị một người nạt: “Mấy cô này! Hoặc ra hẳn ngoài kia, còn muốn tham gia thì vô hẳn trong kia, không được chạy qua chạy lại gây rối trật tự!” Nghe vậy, họ chui luôn vào bên trong.
Sinh viên với các biểu ngữ chống Trung Cộng (Photo: Người Việt) |
Một phụ nữ lớn tuổi đứng trong đoàn sinh viên biểu tình tỏ ra bất bình. Chị bảo toán ngăn chặn: “Tại sao lại ngăn các em? Phải để cho các em đi chớ! Ðất nước này là của ông bà tổ tiên mình đổ biết bao xương máu để giữ gìn, bây giờ đâu có thể ngồi yên mà nhìn Trung Quốc cướp như vậy?!” Lực lượng áo xanh im lặng, không trả lời nhưng nét mặt của một số người trong họ giãn ra, bớt lạnh lùng...
Không thể tiến về phía Tổng Lãnh Sự Quán Trung Quốc, sinh viên quay ngược lại, bước về hướng đường Nam Kỳ Khởi nghĩa (Công Lý cũ). Nhưng lại có lệnh qua bộ đàm: “Lập hàng rào ngay! Lập hàng rào ngay! Giá nào cũng không được để cho sinh viên bước xuống đường!” Một “hàng rào” nữa lại bủa quanh hướng đó. Một sinh viên chui qua hàng rào an ninh, than: “Thất bại rồi! Công an đông quá, không thể làm gì được!” Ðúng là như vậy. Không biết tại sao, hôm ấy, “trật tự du lịch” đông khác thường trong khi ngày thường, lực lượng này chẳng có bao nhiêu người. Ngoài “trật tự du lịch”, quanh đó nhan nhản cảnh sát cơ động, cảnh sát trật tự, trật tự đô thị, dân phòng...
Không thể bước xuống đường, sinh viên bèn di chuyển trong công viên và hát vang những bài hát trước 1975 như: “Dậy mà đi! Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi!...” Tiếng hát của họ thống thiết, hào hùng. Sinh viên di chuyển tới đâu thì hàng rào chuyển động theo tới đó. Cuối cùng, sinh viên ngồi tại chỗ, mặc cho đủ thứ lực lượng vây quanh.
Cũng từ lúc này, bắt đầu có những cuộc tranh luận mới. Khi có sinh viên nào đó phát biểu hăng hái và phát biểu được các sinh viên khác hoan hô thì vài người mặc thường phục tới “dìu” bạn đó, đưa ra khỏi đoàn biểu tình. Vài sinh viên tìm cách trở vào. Một bạn trong số này bị một người mặc thường phục cản lại và tra vấn về nhân thân. Bạn trả lời: “Anh hỏi tôi tên gì, học năm mấy, trường nào để làm gì? Anh chỉ cần biết tôi là sinh viên và tôi đến đây cùng các bạn tôi để bày tỏ thái độ với Trung Quốc khi họ cướp đất của Việt Nam. Chúng ta tranh luận với nhau dựa trên lẽ phải, vì lẽ phải chứ không cần biết đời tư của nhau để làm gì...”
Tôi rời khỏi nhóm sinh viên biểu tình bị chặn ở công viên và đi sang bên kia đường, phía Nhà thờ Ðức Bà vì ở đó có rất đông người đứng coi. Nhiều người đứng coi đã vỗ tay hoan hô khi sinh viên hát. Chính sự cổ vũ này đã mở ra mặt trận thứ hai: Những sinh viên đi riêng lẻ, nãy giờ không nhập được vào nhóm biểu tình đang bị bao vây đã tập hợp lại với biểu ngữ để hình thành đoàn biểu tình thứ hai. Ngay lập tức, một đoàn “trật tự du lịch” được điều đến và một hàng rào mới được thiết lập để cô lập họ. Cả hai đoàn biểu tình chỉ có thể nhìn nhau, ca hát, reo hò cổ vũ nhau chứ không thể sáp lại, nhập làm một.
Vài nữ sinh viên thoát ra vừa dán decal lên nón (“Hoàng Sa, Trường Sa là máu thịt của Việt Nam!”) vừa lầu bầu “rủa” các lực lượng ngăn cản sinh viên phản đối Trung Quốc: “Toàn một bọn Lê Chiêu Thống!” Bên trong vòng vây, tiếng một sinh viên oang oang tranh luận: “Báo, đài, lãnh đạo thành phố suốt ngày cứ ra rả là dân chủ cơ sở là dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra! Sinh viên chúng tôi cũng là dân đây, chúng tôi cũng muốn biết, muốn bàn, muốn làm, muốn kiểm tra xem nhà nước đã có ‘kế sách’ gì với Hoàng Sa, Trường Sa của chúng ta chưa? Hay vẫn chỉ là những lời an dân suông? Nước mất nhà tan, chúng tôi phải có trách nhiệm, chúng tôi phải lên tiếng...” Ý kiến này được đám đông sinh viên vỗ tay, hò reo tán thưởng...
12 giờ trưa, có lẽ do sinh viên đã thấm mệt, không khí “xìu” xuống. Tôi rời khỏi khu vực của nhóm biểu tình thứ hai,băng qua đường về phía cao ốc Plaza, nơi có rất nhiều người dân đang tập trung ở đó. Một chị đang “cự” những nhân viên “trật tự du lịch”: “Tôi không phải là du khách, tôi không cần các anh bảo vệ, hãy để yên cho tôi đi!” Mọi người cười ồ nhưng những nhân viên “trật tự du lịch” vẫn lầm lì, nghiêm túc chấp hành chỉ thị “lập hàng rào”...
12 giờ 40, nhiều nhân viên “trật tự du lịch” lên tiếng nửa đùa, nửa năn nỉ sinh viên: “Mấy em ơi, trưa lắm rồi, về nghỉ đi cho mấy anh, mấy chú về ăn cơm”. Sinh viên không trả lời, chỉ cười rồi từ từ tan hàng...
Tôi quyết định ra về. Ra khỏi khu vực này, tôi mới hiểu vì sao dân chúng không thể tham gia ủng hộ sinh viên: Các ngả đường dẫn vào khu vực biểu tình đều có hàng rào, không cho đi vào. Trên đường về nhà, tôi sực nhớ một tuyên bố hình như của Nguyễn Thái Học: “Không thành công thì thành nhân”...
(Nguồn: Văn Lang / Người Việt, ngày 4.1.2008)
Văn Hóa
Hoa dại (thơ)
Ngô xuân Tịnh
12:13 05/01/2008
Hoa dại
Con đường trên bờ đê
Tấp nập người đi về
Và bao nhiêu đàn vật
Trâu bò đi lún đất
Thấp bé những bụi hoa
Bừng nắng ấm chan hòa
Em làm đẹp mọi loài
Nên tên là hoa dại
Con đường bụi mịt mù
Đất sỏi đá cằn khô
Em hy sinh chấp nhận
Phô màu sắc ân cần
Cũng bị coi điên dại
Để cứu chuộc loài người
Con Chúa Trời tận hiến
Thí mạng vì đàn chiên
Bao nhiêu người hiến thân
Bước theo bàn chân Chúa
Phục vụ rất say sưa
Người khổ đau lận đận
Muốn thế giới hòa bình
Đang cần những hy sinh
Của những bông hoa dại
Trái hạnh phúc thụ thai
Nền văn minh băng giá
Thiếu tình yêu thiết tha
Cần tình yêu điên dại
Biết hy sinh miệt mài
Kịch ngắn: Hiển Linh
LM Nguyễn Trung Tây, SVD
15:19 05/01/2008
Kịch ngắn: Hiển Linh
I. Giới thiệu 1: Tối Chúa Nhật Hiển Linh, sân khấu tại rạp Bethlehem được xây dựng rộng lớn tầm cỡ quốc tế. Đúng 7 giờ tối, chương trình văn nghệ bắt đầu.
Từ trong hậu trường giọng trầm ấm của nam MC cất lên,
MC Nam: …Cuối tuần này, tuần của Chúa Nhật Hiển Linh, người người tín hữu tấp nập lên đường kéo về phố nhỏ Bethlehem để chiêm ngưỡng dung nhan thiên đàng và lắng nghe tiếng hát mê hồn của một celebrity, một superstar, một đại tài tử sẽ về trình diễn tại rạp hát Bethlehem…
II. Giới thiệu 2: Người nữ MC mặc áo dài trắng toát óng ánh kim tuyến của thiên thần bước ra sân khấu. Đèn spotlight chiếu thắng vào MC.
MC Nữ: Theo như thánh sử Matthêu 2:1-12, khi nhận được bản tin về sự xuất hiện bất ngờ của đại tài tử Giêsu trong chương trình văn nghệ Giáng Sinh tổ chức tại thị trấn Bethlehem, những nhà Tu Sĩ Trung Đông đã hăm hở rủ nhau lên đường về miền đất thánh để có dịp chiêm ngắm dung nhan và lắng nghe giọng hát ngàn vàng của nam tài tử kiêm danh ca Giêsu Nazareth. Dù lối mòn dẫn về phố nhỏ Bethlehem trăn trở với lạc đường mất dấu, các nhà Tu Sĩ Trung Đông vẫn hăm hở lên đường tìm kiếm cho ra tung tích của Đại Tài tử Giêsu. Và để bắt đầu đại dạ hội văn nghệ Hiển Linh đêm nay, xin được giới thiệu đến quý vị nam tài tử kiêm đại danh ca độc nhất vô nhị. Kính thưa quý vị đó chính là đại danh ca Giêsu thành Nazareth. Xin mọi người vỗ tay chào mừng nam danh ca Ngôi Lời Nhập Thể.
III. Đêm thánh vô cùng: MC nữ biến mất sau cánh gà. Màn nhung sân khấu từ từ kéo lên. Đèn spotlight chiếu thắng vào máng cỏ đơn sơ có Chúa Hài Đồng ngây thơ đang nằm trên máng cỏ. Nhạc Đêm Thánh Vô Cùng của Franz Gruber lời của Hùng Lân nhè nhẹ nổi lên…
Đêm thánh vô cùng, Giây phút tưng bừng. Đất với trời, Xe chữ đồng…
IV. Chúa Nhật Hiển Linh: Nhạc Đêm Thánh Vô Cùng vừa chấm dứt, MC nam bước ra trong y phục áo chùng đen của Linh Mục.
MC Nam (Nói trong dáng điệu của một linh mục trên tòa giảng): Cuối tuần này, tuần của Chúa Nhật Hiển Linh,
— Hãy hăm hở rủ nhau lên đường tìm kiếm Đại Tài tử Giêsu;
— Hãy cất trong bóp trong ví tấm hình của Siêu Tài tử Con Trời;
— Hãy treo trong phòng khách và phòng ngủ poster hình của đại danh ca kiêm siêu sao có tên gọi là Ngôi Lời.
Những khi bơ vơ lạc đường mất lối trên con đường hành hương,
— Hãy lôi ra tấm hình, nhìn lên poster hình Siêu Sao Ngôi Lời để nói chuyện, để tâm sự với Ngài.
Những nhà Tu Sĩ Trung Đông hồi xưa khi lạc lối, họ đã mở miệng hỏi đường, và ngôi sao lạ đã xuất hiện giữa bầu trời dẫn dắt họ tới thẳng căn nhà của Hài Nhi Giêsu.
Nếu chúng ta, những nhà tu sĩ Trung Đông của thời bây giờ cầu nguyện, tâm sự với Nam Tài Tử Con Trời, Ngài sẽ giơ tay ra dẫn dắt chúng ta tiếp tục bước đi những bước hạnh phúc trong tình yêu thương trìu mến của trời cao dành riêng cho con người.
www.nguyentrungtay.com
I. Giới thiệu 1: Tối Chúa Nhật Hiển Linh, sân khấu tại rạp Bethlehem được xây dựng rộng lớn tầm cỡ quốc tế. Đúng 7 giờ tối, chương trình văn nghệ bắt đầu.
Từ trong hậu trường giọng trầm ấm của nam MC cất lên,
MC Nam: …Cuối tuần này, tuần của Chúa Nhật Hiển Linh, người người tín hữu tấp nập lên đường kéo về phố nhỏ Bethlehem để chiêm ngưỡng dung nhan thiên đàng và lắng nghe tiếng hát mê hồn của một celebrity, một superstar, một đại tài tử sẽ về trình diễn tại rạp hát Bethlehem…
II. Giới thiệu 2: Người nữ MC mặc áo dài trắng toát óng ánh kim tuyến của thiên thần bước ra sân khấu. Đèn spotlight chiếu thắng vào MC.
MC Nữ: Theo như thánh sử Matthêu 2:1-12, khi nhận được bản tin về sự xuất hiện bất ngờ của đại tài tử Giêsu trong chương trình văn nghệ Giáng Sinh tổ chức tại thị trấn Bethlehem, những nhà Tu Sĩ Trung Đông đã hăm hở rủ nhau lên đường về miền đất thánh để có dịp chiêm ngắm dung nhan và lắng nghe giọng hát ngàn vàng của nam tài tử kiêm danh ca Giêsu Nazareth. Dù lối mòn dẫn về phố nhỏ Bethlehem trăn trở với lạc đường mất dấu, các nhà Tu Sĩ Trung Đông vẫn hăm hở lên đường tìm kiếm cho ra tung tích của Đại Tài tử Giêsu. Và để bắt đầu đại dạ hội văn nghệ Hiển Linh đêm nay, xin được giới thiệu đến quý vị nam tài tử kiêm đại danh ca độc nhất vô nhị. Kính thưa quý vị đó chính là đại danh ca Giêsu thành Nazareth. Xin mọi người vỗ tay chào mừng nam danh ca Ngôi Lời Nhập Thể.
III. Đêm thánh vô cùng: MC nữ biến mất sau cánh gà. Màn nhung sân khấu từ từ kéo lên. Đèn spotlight chiếu thắng vào máng cỏ đơn sơ có Chúa Hài Đồng ngây thơ đang nằm trên máng cỏ. Nhạc Đêm Thánh Vô Cùng của Franz Gruber lời của Hùng Lân nhè nhẹ nổi lên…
Đêm thánh vô cùng, Giây phút tưng bừng. Đất với trời, Xe chữ đồng…
IV. Chúa Nhật Hiển Linh: Nhạc Đêm Thánh Vô Cùng vừa chấm dứt, MC nam bước ra trong y phục áo chùng đen của Linh Mục.
MC Nam (Nói trong dáng điệu của một linh mục trên tòa giảng): Cuối tuần này, tuần của Chúa Nhật Hiển Linh,
— Hãy hăm hở rủ nhau lên đường tìm kiếm Đại Tài tử Giêsu;
— Hãy cất trong bóp trong ví tấm hình của Siêu Tài tử Con Trời;
— Hãy treo trong phòng khách và phòng ngủ poster hình của đại danh ca kiêm siêu sao có tên gọi là Ngôi Lời.
Những khi bơ vơ lạc đường mất lối trên con đường hành hương,
— Hãy lôi ra tấm hình, nhìn lên poster hình Siêu Sao Ngôi Lời để nói chuyện, để tâm sự với Ngài.
Những nhà Tu Sĩ Trung Đông hồi xưa khi lạc lối, họ đã mở miệng hỏi đường, và ngôi sao lạ đã xuất hiện giữa bầu trời dẫn dắt họ tới thẳng căn nhà của Hài Nhi Giêsu.
Nếu chúng ta, những nhà tu sĩ Trung Đông của thời bây giờ cầu nguyện, tâm sự với Nam Tài Tử Con Trời, Ngài sẽ giơ tay ra dẫn dắt chúng ta tiếp tục bước đi những bước hạnh phúc trong tình yêu thương trìu mến của trời cao dành riêng cho con người.
www.nguyentrungtay.com
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Thiện, Ác
Diệp Hải Dung
00:11 05/01/2008
THIỆN, ÁC
Ảnh của Diệp Hải Dung - Australia Hình chụp tại Camden, Sydney.
Amen.
(Trích kinh Lạy Cha)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền