Phụng Vụ - Mục Vụ
Cõi Cao
Lm Vũđình Tường
06:42 04/01/2008
CÕI CAO
Con đường dẫn đến hạnh phúc thật là con đường cho đi. Cho đi mang lại niềm vui bất ngờ. Cho đi là con đường hai chiều, cả người cho lẫn người nhận đều có được niềm vui ít ai mường tượng được. Người cho không ngờ tặng vật đơn giản hoặc lời khuyên đơn sơ, chân thành có sức mạnh mang lại nhiều hạnh phúc đến thế. Người nhận không ước mong trong đời có dịp gặp ân nhân tử tế, nhân đạo đến như vậy. Người ngoài sao hiểu được tâm tình của kẻ nhận, người cho.
NGÂN HÀNG HOAN CA
Tìm đâu ra ngân hàng hoan ca chuyên nhận kí thác hạnh phúc, tình yêu. Khác với vật chất, của cải, tiền bạc, những thứ đó có thể để dành tiết kiệm cất vào ngân khố hay cất dấu đâu đó khi cần mang ra xử dụng. Niềm vui, hạnh phúc, tình yêu, hoan lạc không thể bỏ ngân hàng, tàng trữ hay cất dấu tương lai khi cần lấy ra dùng. Không ai có thể lấy một phần niềm vui, hạnh phúc kí thác ngân hàng hay để dành hoặc nhờ người khác cất giúp.
Khi con người đạt tới mức sống tương đối đầy đủ, có của ăn, của để liền phát sinh sở thích hoặc mua sắm, du lịch thưởng ngoạn hoặc ăn chơi chiều theo sở thích hoặc cả hai. Đạt được sở thích, ý nguyện rất vui. Mãn nguyện không cùng nên đạt được sở thích này; sở thích mới đến viếng khiến cuộc sống là một chuỗi ngày chạy đua theo sở thích. Vui buồn bất thường.
HẠNH PHÚC
Cá nhân cần phải làm gì khi nỗi buồn xâm chiếm tâm tư?
Câu trả lời có thể đơn giản, dễ cho một số nhưng lại nan giải cho nhiều người. Quan niệm cuộc đời càng phức tạp việc tìm kiếm niềm vui, hy vọng càng khó thành đạt bởi vì hạnh phúc, niềm vui thuộc về tâm lí. Nói theo tôn giáo thì tình yêu, hạnh phúc niềm vui thuộc lãnh vực gọi là cõi cao. Vật chất của cải, thuốc và chất kích thích thuộc về hạ giới nên chỉ có thể ban cho hạnh phúc giới hạn hạ giới.
Muốn có hạnh phúc thật phải vượt qua được cái hạnh phúc, niềm vui giả tạo để tiến vào niềm vui hạnh phúc thực sự. Nói cách khác hạnh phúc giả tạo đến từ bên ngoài, hạnh phúc thực phát ra từ trong. Niềm vui thực phát sinh nơi tâm hồn, nơi con tin yêu mến nồng nàn, nơi con tim reo vui, hạnh phúc đó mới là hạnh phúc thật, bền lâu bởi vì hạnh phúc đó không lệ thuộc điều kiện ngoại cảnh nhưng có bản chất từ chốn linh thiêng, từ cõi cao. Chỉ những tâm hồn thiện tâm mới đạt được cõi này. Đây chính là điều ba vị từ Phương Đông lặn lội ngày đêm tìm kiếm hạnh phúc thật. Họ không thiếu gì. Trong nhà vàng bạc châu báu. Ra ngoài kẻ thưa người bẩm. Nơi đô hội kẻ kính người trọng. Không thiếu uy quyền, mãnh lực. Những thứ đó không cho họ hạnh phúc thật nên họ từ giã chúng, bỏ chúng sau lưng, không luyến tiếc, ra đi tìm cõi cao.
DẤN THÂN
Các đạo sĩ có lẽ nhận biết những gì họ đang có không mang lại hạnh phúc bền lâu. Họ khao khát tình yêu, hạnh phúc thực đến từ con tim, bình an thực cho tâm hồn và tương lai trường cửu.
Vì khao khát bình an ba nhà đạo sĩ Phương Đông từ bỏ ngai vàng, giã từ tiện nghi vật chất tìm kiếm tiện nghi trường cửu. Không ngại ngàn trùng, không sợ hiểm nguy. Họ ra đi vì trong tâm các đạo sĩ có niềm tin chân thành và hy vọng. Vật chất bao gồm cả vàng, nhũ hương, mộc được, ban cho hạnh phúc nhất thời nên họ hướng về trời, đi tìm hạnh phúc thật.
Họ gặp nhau trên đường vì chung niềm khát vọng. Họ thân nhau vì cùng tìm kiếm niềm tin. Họ cùng sánh vai trên đường vì chung chữ tín.
THAY HÌNH
Của cải, vật chất cho đi thường tồn tại dưới hai dạng. Một là giữ nguyên bản chất vật tặng hai là thay hình đổi dạng, biến thành những làn khói vô hình, sợi giây vô ảnh đan kết tình người dù người đó là kẻ xa lạ, chưa từng gặp một lần nhưng trong ta vẫn có tâm tình quí mến, lòng kính trọng và hằng mong có dịp gặp mặt người thi ơn.
Vàng, Nhũ Hương, Mộc Dược là những thứ hàng quí, đắt giá thời đó. Vàng tồn tại lâu nhất, nhũ hương và mộc dược một khi dùng biến thành làn khói tung bay, toả lan khắp không gian rồi biến vào không trung vô tận, mất hình, biến dạng không bao giờ tìm lại được nữa. Dù biến thái, dù mau tàn nó vẫn được trọng dụng, ưa thích. Như thế vật có giá là vật vô hình, biến hoá từ hữu hình sang vô hình và chính cái vô hình lại là giá trị thật sự của quà tặng. Không phải cái giá trị hữu hình mà là giá trị vô hình. Xem thế đủ biết vô hình tồn tại lâu hơn hữu hình. Thực ra quà tặng bằng vàng cũng tồn tại theo nghĩa vô hình. Nghĩa là lòng mến người nhận quà dành cho người phát quà. Như thế bản chất của mọi sự việc biến thành kỉ niệm tình yêu đều là những làn khói vô hình, sợi giây vô ảnh gắn liền với đời người, tồn tại trong con người và đi đâu cũng mang theo, giữ kín trong tim nên dù sống trong nhà hay ngoài ngõ, trong tù hay tự do người đó luôn ấp ủ trong tim. Tình cảm ấp ủ trong tim là tình cảm luôn được sưởi ấm và đổi mới bởi làn máu nóng trong tim vừa sưởi ấm vừa thanh lọc.
Làn khói vô hình, sợi giây vô ảnh nối kết tình người, đan kết hiệp nhất và ban phát hạnh phúc thật. Cho đi có phúc hơn nhận.
Vì cho đi vật hữu hình đổi lấy tình cảm vô hình.
Cho đi vật hữu hình cất dấu trong kho để nhận lại lòng mến vô hình ghi khắc trong tim.
Cho đi vật mối mọt đục được đổi lấy mối tình không tàn phai, mối không đến gần, mọt không bén bảng.
Mừng Lễ Hiển Linh là mừng lễ dấn thân ra đi tìm cõi cao.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Con đường dẫn đến hạnh phúc thật là con đường cho đi. Cho đi mang lại niềm vui bất ngờ. Cho đi là con đường hai chiều, cả người cho lẫn người nhận đều có được niềm vui ít ai mường tượng được. Người cho không ngờ tặng vật đơn giản hoặc lời khuyên đơn sơ, chân thành có sức mạnh mang lại nhiều hạnh phúc đến thế. Người nhận không ước mong trong đời có dịp gặp ân nhân tử tế, nhân đạo đến như vậy. Người ngoài sao hiểu được tâm tình của kẻ nhận, người cho.
NGÂN HÀNG HOAN CA
Tìm đâu ra ngân hàng hoan ca chuyên nhận kí thác hạnh phúc, tình yêu. Khác với vật chất, của cải, tiền bạc, những thứ đó có thể để dành tiết kiệm cất vào ngân khố hay cất dấu đâu đó khi cần mang ra xử dụng. Niềm vui, hạnh phúc, tình yêu, hoan lạc không thể bỏ ngân hàng, tàng trữ hay cất dấu tương lai khi cần lấy ra dùng. Không ai có thể lấy một phần niềm vui, hạnh phúc kí thác ngân hàng hay để dành hoặc nhờ người khác cất giúp.
Khi con người đạt tới mức sống tương đối đầy đủ, có của ăn, của để liền phát sinh sở thích hoặc mua sắm, du lịch thưởng ngoạn hoặc ăn chơi chiều theo sở thích hoặc cả hai. Đạt được sở thích, ý nguyện rất vui. Mãn nguyện không cùng nên đạt được sở thích này; sở thích mới đến viếng khiến cuộc sống là một chuỗi ngày chạy đua theo sở thích. Vui buồn bất thường.
HẠNH PHÚC
Cá nhân cần phải làm gì khi nỗi buồn xâm chiếm tâm tư?
Câu trả lời có thể đơn giản, dễ cho một số nhưng lại nan giải cho nhiều người. Quan niệm cuộc đời càng phức tạp việc tìm kiếm niềm vui, hy vọng càng khó thành đạt bởi vì hạnh phúc, niềm vui thuộc về tâm lí. Nói theo tôn giáo thì tình yêu, hạnh phúc niềm vui thuộc lãnh vực gọi là cõi cao. Vật chất của cải, thuốc và chất kích thích thuộc về hạ giới nên chỉ có thể ban cho hạnh phúc giới hạn hạ giới.
Muốn có hạnh phúc thật phải vượt qua được cái hạnh phúc, niềm vui giả tạo để tiến vào niềm vui hạnh phúc thực sự. Nói cách khác hạnh phúc giả tạo đến từ bên ngoài, hạnh phúc thực phát ra từ trong. Niềm vui thực phát sinh nơi tâm hồn, nơi con tin yêu mến nồng nàn, nơi con tim reo vui, hạnh phúc đó mới là hạnh phúc thật, bền lâu bởi vì hạnh phúc đó không lệ thuộc điều kiện ngoại cảnh nhưng có bản chất từ chốn linh thiêng, từ cõi cao. Chỉ những tâm hồn thiện tâm mới đạt được cõi này. Đây chính là điều ba vị từ Phương Đông lặn lội ngày đêm tìm kiếm hạnh phúc thật. Họ không thiếu gì. Trong nhà vàng bạc châu báu. Ra ngoài kẻ thưa người bẩm. Nơi đô hội kẻ kính người trọng. Không thiếu uy quyền, mãnh lực. Những thứ đó không cho họ hạnh phúc thật nên họ từ giã chúng, bỏ chúng sau lưng, không luyến tiếc, ra đi tìm cõi cao.
DẤN THÂN
Các đạo sĩ có lẽ nhận biết những gì họ đang có không mang lại hạnh phúc bền lâu. Họ khao khát tình yêu, hạnh phúc thực đến từ con tim, bình an thực cho tâm hồn và tương lai trường cửu.
Vì khao khát bình an ba nhà đạo sĩ Phương Đông từ bỏ ngai vàng, giã từ tiện nghi vật chất tìm kiếm tiện nghi trường cửu. Không ngại ngàn trùng, không sợ hiểm nguy. Họ ra đi vì trong tâm các đạo sĩ có niềm tin chân thành và hy vọng. Vật chất bao gồm cả vàng, nhũ hương, mộc được, ban cho hạnh phúc nhất thời nên họ hướng về trời, đi tìm hạnh phúc thật.
Họ gặp nhau trên đường vì chung niềm khát vọng. Họ thân nhau vì cùng tìm kiếm niềm tin. Họ cùng sánh vai trên đường vì chung chữ tín.
THAY HÌNH
Của cải, vật chất cho đi thường tồn tại dưới hai dạng. Một là giữ nguyên bản chất vật tặng hai là thay hình đổi dạng, biến thành những làn khói vô hình, sợi giây vô ảnh đan kết tình người dù người đó là kẻ xa lạ, chưa từng gặp một lần nhưng trong ta vẫn có tâm tình quí mến, lòng kính trọng và hằng mong có dịp gặp mặt người thi ơn.
Vàng, Nhũ Hương, Mộc Dược là những thứ hàng quí, đắt giá thời đó. Vàng tồn tại lâu nhất, nhũ hương và mộc dược một khi dùng biến thành làn khói tung bay, toả lan khắp không gian rồi biến vào không trung vô tận, mất hình, biến dạng không bao giờ tìm lại được nữa. Dù biến thái, dù mau tàn nó vẫn được trọng dụng, ưa thích. Như thế vật có giá là vật vô hình, biến hoá từ hữu hình sang vô hình và chính cái vô hình lại là giá trị thật sự của quà tặng. Không phải cái giá trị hữu hình mà là giá trị vô hình. Xem thế đủ biết vô hình tồn tại lâu hơn hữu hình. Thực ra quà tặng bằng vàng cũng tồn tại theo nghĩa vô hình. Nghĩa là lòng mến người nhận quà dành cho người phát quà. Như thế bản chất của mọi sự việc biến thành kỉ niệm tình yêu đều là những làn khói vô hình, sợi giây vô ảnh gắn liền với đời người, tồn tại trong con người và đi đâu cũng mang theo, giữ kín trong tim nên dù sống trong nhà hay ngoài ngõ, trong tù hay tự do người đó luôn ấp ủ trong tim. Tình cảm ấp ủ trong tim là tình cảm luôn được sưởi ấm và đổi mới bởi làn máu nóng trong tim vừa sưởi ấm vừa thanh lọc.
Làn khói vô hình, sợi giây vô ảnh nối kết tình người, đan kết hiệp nhất và ban phát hạnh phúc thật. Cho đi có phúc hơn nhận.
Vì cho đi vật hữu hình đổi lấy tình cảm vô hình.
Cho đi vật hữu hình cất dấu trong kho để nhận lại lòng mến vô hình ghi khắc trong tim.
Cho đi vật mối mọt đục được đổi lấy mối tình không tàn phai, mối không đến gần, mọt không bén bảng.
Mừng Lễ Hiển Linh là mừng lễ dấn thân ra đi tìm cõi cao.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Ngôi sao đức tin
Lm Nguyễn Hữu Thy
08:42 04/01/2008
Lễ Chúa Hiển Linh
Ngôi sao đức tin
(Mt 2,1-12)
Hôm nay cùng với toàn thễ Giáo Hội, chúng ta mừng lễ Chúa Hiển Linh hay cũng được gọi là Lễ Ba Vua. Ba vua đây là những nhà đạo sỹ, là những nhà chiêm tinh, hay theo ngôn ngữ ngày nay, là những nhà thiên văn học. Ba vị là hình ảnh kỳ cựu nhất của những người du mục và của những người du lãm, sống nay mai đó với một nguyên tắc đơn giản là "ở đâu cũng là nhà, ngả đâu cũng là giường." Con đường đi của họ dẫn qua sa mạc, bụi bặm, nóng bức và giá lạnh. Ðó là một con đường đầy chông gai khó khăn, vất vả và nguy hiểm. Nhưng các ngài luôn nhìn lên ngôi sao của mình và tiến bước. Bài Tin Mừng hôm nay viết: "Khi họ trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng." (Mt 2,10).
Vì thế, bị thu hút bởi lòng tin tưởng mạnh mẽ của các ngài vào ánh sao lạ Bê-lem, nhiều người cũng đã lên đường hướng nhìn theo dấu chỉ của ánh sao đức tin và can đảm bước về những miền đất chưa quen biết, như Tổ Phụ Áp-ra-ham đã làm xưa. Và dưới sự soi sáng và hướng dẫn của ánh sao đức tin, nhiều người đã sung sướng đạt tới đích đời mình. Họ đã được soi sáng, được hướng dẫn và đã tới đích như thế, có lẽ vì chính họ đã hết sức nỗ lực và đã nhận chân được rằng trên bước đường của họ không có gì cần thiết hơn ngoài lòng tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa, Ðấng đã cho xuất hiện ngôi sao đức tin để giúp họ đạt tới đích cuộc đời. Vâng Thiên Chúa luôn ban cho chúng ta dấu chỉ để nhận biết con đường chúng ta đi đang dẫn về đâu!
Và một điều khác nữa luôn làm cho người ta phải sửng sốt: Ba nhà đạo sỹ đã tin tưởng chắc chắn rằng con đường mà họ tìm đi, sẽ dẫn họ tới một nơi mà họ có thể tìm gặp được Trời. Trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường quên đi Trời, và nhiều khi người ta không tin được rằng trong cuộc sống vẫn có những con đường dẫn ta đi gặp được Trời ngay trên quả đất này. Vì thế ba nhà đạo sỹ nhận ra được rằng Trời và đất đã giao thoa và gắn bó với nhau trên chính mặt đất này. Vâng, Thiên Chúa vô hình đã cho con người tìm gặp được Người trên mặt đất. Thiên Chúa đã trở nên gần gũi với con người qua Ðức Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thễ.
Nếu nhà danh họa người Ý, Leonardo da Vinci, đã nói: «Hãy buộc cỗ xe của anh vào một ngôi sao», ở đây chúng ta cũng nói rằng: Hãy buộc nghề nghiệp của anh, gia đình và đời sống vợ chồng của anh, bạn bè, sức khỏe và bệnh tật của anh vào một ngôi sao, ngôi sao đức tin của Bê-lem. Sau đó, anh có thể tìm gặp được Thiên Chúa và tiếp đến là ý nghĩa cũng như mục đích đời anh. Như vậy, cuộc hành trình của các nhà đạo sỹ chỉ cho ta con đường tiến về một cái chi đó mang tính cách nối kết và hàn gắn. Ðối với nhiều người, một điều quá hiển nhiên là Thiên Chúa và thế giới hoàn toàn tách biệt khỏi nhau. Thiên Chúa ở trên cao, còn trái đất thì ở phía dưới. Thế nhưng lịch sử của những nhà đạo sỹ lại chứng minh khác hẳn: Thiên Chúa là một Thiên Chúa cư ngụ trên quả đất này và ở giữa loài người. Thiên Chúa không ngự trên tòa cao ở ngoài trái đất, nhưng Người ở ngay trên trái đất và những ai muốn gặp Người cũng sẽ gặp Người trên trái đất. Chuồng chiên giá lạnh, thô hèn và tối tăm là nơi Thiên Chúa ngự xuống. Công ăn việc làm vất vả, đau yếu bệnh tật, gia đình, nghề nghiệp, v.v… tất cả có thể trở nên một chuồng chiên tối tăm cho một người nào đó ! Những nhà đạo sỹ cũng đã làm chứng rằng trong chuồng chiên giá lạnh và tối tăm của cuộc sống thực tế đó, người ta có thể gặp gỡ được Thiên Chúa, vì ở đó Người sẽ để cho con người được phép tìm gặp người!
Lòng trông cậy và phó thác của thánh sử Mát-thêu phải sâu xa lắm, thì thánh nhân mới có thể tường thuật cho chúng ta nghe được một lịch sử của lòng phó thác đầy ấn tượng như thế. Thánh nhân biết con đường Thiên Chúa đã bước đi trên quả đất này trong Ðức Giêsu Kitô. Ðó chính là con đường băng qua sa mạc và bóng tối, con đường đầy thử thách chông gai, con đường dẫn tới đau khổ và sự chết. Nhưng Người đã xác tín một cách sâu xa là chính trên con đường đó có Thiên Chúa cùng đồng hành. Tôi tin chắc chắn rằng qua câu chuyện lịch sử trên, thánh sử Mát-thêu muốn động viên chúng ta biết can đảm tin tưởng một cách chắc chắn là chúng ta đang hành trình về cùng Thiên Chúa. Vì thế, là một điều hợp lý và khôn ngoan, nếu chúng ta đem buộc chặt cỗ xe cuộc đời chúng ta vào ngôi sao sáng chói của một đức tin sống động vào Thiên Chúa.
Ngôi sao đức tin
(Mt 2,1-12)
Hôm nay cùng với toàn thễ Giáo Hội, chúng ta mừng lễ Chúa Hiển Linh hay cũng được gọi là Lễ Ba Vua. Ba vua đây là những nhà đạo sỹ, là những nhà chiêm tinh, hay theo ngôn ngữ ngày nay, là những nhà thiên văn học. Ba vị là hình ảnh kỳ cựu nhất của những người du mục và của những người du lãm, sống nay mai đó với một nguyên tắc đơn giản là "ở đâu cũng là nhà, ngả đâu cũng là giường." Con đường đi của họ dẫn qua sa mạc, bụi bặm, nóng bức và giá lạnh. Ðó là một con đường đầy chông gai khó khăn, vất vả và nguy hiểm. Nhưng các ngài luôn nhìn lên ngôi sao của mình và tiến bước. Bài Tin Mừng hôm nay viết: "Khi họ trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng." (Mt 2,10).
Ngôi sao đức tin chỉ đường cho họ tìm gặp được Ấu Chúa Giêsu |
Vì thế, bị thu hút bởi lòng tin tưởng mạnh mẽ của các ngài vào ánh sao lạ Bê-lem, nhiều người cũng đã lên đường hướng nhìn theo dấu chỉ của ánh sao đức tin và can đảm bước về những miền đất chưa quen biết, như Tổ Phụ Áp-ra-ham đã làm xưa. Và dưới sự soi sáng và hướng dẫn của ánh sao đức tin, nhiều người đã sung sướng đạt tới đích đời mình. Họ đã được soi sáng, được hướng dẫn và đã tới đích như thế, có lẽ vì chính họ đã hết sức nỗ lực và đã nhận chân được rằng trên bước đường của họ không có gì cần thiết hơn ngoài lòng tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa, Ðấng đã cho xuất hiện ngôi sao đức tin để giúp họ đạt tới đích cuộc đời. Vâng Thiên Chúa luôn ban cho chúng ta dấu chỉ để nhận biết con đường chúng ta đi đang dẫn về đâu!
Và một điều khác nữa luôn làm cho người ta phải sửng sốt: Ba nhà đạo sỹ đã tin tưởng chắc chắn rằng con đường mà họ tìm đi, sẽ dẫn họ tới một nơi mà họ có thể tìm gặp được Trời. Trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường quên đi Trời, và nhiều khi người ta không tin được rằng trong cuộc sống vẫn có những con đường dẫn ta đi gặp được Trời ngay trên quả đất này. Vì thế ba nhà đạo sỹ nhận ra được rằng Trời và đất đã giao thoa và gắn bó với nhau trên chính mặt đất này. Vâng, Thiên Chúa vô hình đã cho con người tìm gặp được Người trên mặt đất. Thiên Chúa đã trở nên gần gũi với con người qua Ðức Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thễ.
Nếu nhà danh họa người Ý, Leonardo da Vinci, đã nói: «Hãy buộc cỗ xe của anh vào một ngôi sao», ở đây chúng ta cũng nói rằng: Hãy buộc nghề nghiệp của anh, gia đình và đời sống vợ chồng của anh, bạn bè, sức khỏe và bệnh tật của anh vào một ngôi sao, ngôi sao đức tin của Bê-lem. Sau đó, anh có thể tìm gặp được Thiên Chúa và tiếp đến là ý nghĩa cũng như mục đích đời anh. Như vậy, cuộc hành trình của các nhà đạo sỹ chỉ cho ta con đường tiến về một cái chi đó mang tính cách nối kết và hàn gắn. Ðối với nhiều người, một điều quá hiển nhiên là Thiên Chúa và thế giới hoàn toàn tách biệt khỏi nhau. Thiên Chúa ở trên cao, còn trái đất thì ở phía dưới. Thế nhưng lịch sử của những nhà đạo sỹ lại chứng minh khác hẳn: Thiên Chúa là một Thiên Chúa cư ngụ trên quả đất này và ở giữa loài người. Thiên Chúa không ngự trên tòa cao ở ngoài trái đất, nhưng Người ở ngay trên trái đất và những ai muốn gặp Người cũng sẽ gặp Người trên trái đất. Chuồng chiên giá lạnh, thô hèn và tối tăm là nơi Thiên Chúa ngự xuống. Công ăn việc làm vất vả, đau yếu bệnh tật, gia đình, nghề nghiệp, v.v… tất cả có thể trở nên một chuồng chiên tối tăm cho một người nào đó ! Những nhà đạo sỹ cũng đã làm chứng rằng trong chuồng chiên giá lạnh và tối tăm của cuộc sống thực tế đó, người ta có thể gặp gỡ được Thiên Chúa, vì ở đó Người sẽ để cho con người được phép tìm gặp người!
Lòng trông cậy và phó thác của thánh sử Mát-thêu phải sâu xa lắm, thì thánh nhân mới có thể tường thuật cho chúng ta nghe được một lịch sử của lòng phó thác đầy ấn tượng như thế. Thánh nhân biết con đường Thiên Chúa đã bước đi trên quả đất này trong Ðức Giêsu Kitô. Ðó chính là con đường băng qua sa mạc và bóng tối, con đường đầy thử thách chông gai, con đường dẫn tới đau khổ và sự chết. Nhưng Người đã xác tín một cách sâu xa là chính trên con đường đó có Thiên Chúa cùng đồng hành. Tôi tin chắc chắn rằng qua câu chuyện lịch sử trên, thánh sử Mát-thêu muốn động viên chúng ta biết can đảm tin tưởng một cách chắc chắn là chúng ta đang hành trình về cùng Thiên Chúa. Vì thế, là một điều hợp lý và khôn ngoan, nếu chúng ta đem buộc chặt cỗ xe cuộc đời chúng ta vào ngôi sao sáng chói của một đức tin sống động vào Thiên Chúa.
Ngày 4 tháng 1: Kính thánh Elizabeth Seton
PhóTế Huỳnh Mai Trác
09:15 04/01/2008
Thánh Elizabeth Seton là vị thánh đầu tiên sinh trưởng tại Hoa Kỳ. Bà sinh ra hai năm trước cuộc Cách mạng Hoa Kỳ và lớn lên ở New York. Bà là người ham mê đọc sách, bà đọc Kinh Thánh cũng như tất cả những tiểu thuyết hiện đại.
Dù thuộc giai cấp thượng lưu nhưng bà sống một đời sống đơn sơ, trầm lặng và thường là cô đơn. Càng lớn bà càng ham mê đọc Kinh Thánh và những điều trong sách đã giúp bà có sự bình an và bà đã yêu mến Kinh Thánh cho đến trọn đời.
Năm 1794 Elizabeth kết hôn với một thanh niên giàu có, William Seton. Bà đã ghi lại trong nhật ký về những năm hạnh phúc bên chồng.
Hạnh phúc trên trần thế ít khi tồn tại lâu dài, vì nhiều người thân phải lần lượt ra đi. Ðời sống hạnh phúc chỉ được bốn năm, khi cha chồng bà qua đời, hai vợ chồng trẻ phải chăm sóc bảy người em và lo công việc nhâp cảng. Mọi sự trở nên buồn thảm vì sức khỏe của chồng bà trở nên yếu kém, công việc buôn bán trở nên thua lỗ. Hai vợ chồng đành phải khai phá sản.
Ðể cứu vãn tình trạng sức khỏe của chồng, Bà cùng chồng đi về Ý tĩnh dưỡng. Ðến Ý thì chồng bà qua đời vì bệnh lao phổi. Ðiều làm bà cảm thấy an tâm là chồng bà đã trở lại cùng Chúa.
Những thất bại và đau khổ vì chia ly, nên bà đã hướng về Chúa và đời sống vĩnh cửu. Chấp nhận vâng theo thánh ý Chúa, đó là điểm chính của đời sống linh thiêng. Niềm lo lắng về đời sống linh thiêng và sự an sinh của gia đình và bạn bè đã đưa đẩy bà tìm hiểu đạo Công giáo.
Bà Elizabeth là người hiền thục, kiên nhẫn, lịch lãm và khôn ngoan, đã làm cho nhiều người thán phục. Khi bà bày tỏ ước ao tìm hiểu đạo Công giáo, thì nhiều người bạn Ý sẵn sàng hướng dẫn bà.
Ðiều mà bà yêu mến nhất là Bánh Hằng Sống nên bà quyết định theo đạo Công giáo. Bà mồ côi mẹ từ nhỏ, nên bà cảm thấy an ủi khi xin Mẹ Maria làm mẹ của mình. Bà xin Mẹ Maria giúp đỡ và hướng dẫn bà đến niềm tin chân thật. Cuối cùng, năm 1805 bà xin gia nhập đạo Công giáo.
Trở về Hoa kỳ, với sự khuyến khích của Viện trưởng Ðại Học St Mary ở Baltimore, Maryland, bà Elizabeth bắt đầu thành lập một ngôi trường tại đây. Bà cùng với hai bà khác giúp bà và bắt đầu thành lập một Dòng tu. Ðó là trường học Công Giáo miễn phí đầu tiên tại Hoa Kỳ.
Vào ngày 25 tháng 3 năm 1809, bà Elizabeth tuyên hứa nghèo khó, trong trắng và vâng lời trong một năm. Từ đó người ta gọi bà là Mẹ Seton. Mặc dù bây giờ Mẹ bị bệnh lao phổi nhưng Mẹ vẫn hăng say lo công việc dạy dỗ cũng như điều hành nhà Dòng. Những luật lệ của nhà Dòng được chấp nhận vào năm 1812. Các luật lệ được phỏng theo luật lệ của Dòng Thánh Vincent dành cho các Nữ tu Bác Ái ở Pháp. Ðến năm 1818 các nữ tu lập thêm được hai nhà nuôi trẻ mồ côi và một trường học khác.
Trong ba năm cuối đời, Mẹ cảm thấy đã sẵn sàng về với Chúa trong niềm an vui. Mẹ Seton qua đời năm 1821, hưởng thọ 46 tuổi, sau 16 năm gia nhập đạo Công giáo. Mẹ Seton được phong hiển thánh ngày 14 tháng 9 năm 1975.
Dù thuộc giai cấp thượng lưu nhưng bà sống một đời sống đơn sơ, trầm lặng và thường là cô đơn. Càng lớn bà càng ham mê đọc Kinh Thánh và những điều trong sách đã giúp bà có sự bình an và bà đã yêu mến Kinh Thánh cho đến trọn đời.
Năm 1794 Elizabeth kết hôn với một thanh niên giàu có, William Seton. Bà đã ghi lại trong nhật ký về những năm hạnh phúc bên chồng.
Hạnh phúc trên trần thế ít khi tồn tại lâu dài, vì nhiều người thân phải lần lượt ra đi. Ðời sống hạnh phúc chỉ được bốn năm, khi cha chồng bà qua đời, hai vợ chồng trẻ phải chăm sóc bảy người em và lo công việc nhâp cảng. Mọi sự trở nên buồn thảm vì sức khỏe của chồng bà trở nên yếu kém, công việc buôn bán trở nên thua lỗ. Hai vợ chồng đành phải khai phá sản.
Ðể cứu vãn tình trạng sức khỏe của chồng, Bà cùng chồng đi về Ý tĩnh dưỡng. Ðến Ý thì chồng bà qua đời vì bệnh lao phổi. Ðiều làm bà cảm thấy an tâm là chồng bà đã trở lại cùng Chúa.
Những thất bại và đau khổ vì chia ly, nên bà đã hướng về Chúa và đời sống vĩnh cửu. Chấp nhận vâng theo thánh ý Chúa, đó là điểm chính của đời sống linh thiêng. Niềm lo lắng về đời sống linh thiêng và sự an sinh của gia đình và bạn bè đã đưa đẩy bà tìm hiểu đạo Công giáo.
Bà Elizabeth là người hiền thục, kiên nhẫn, lịch lãm và khôn ngoan, đã làm cho nhiều người thán phục. Khi bà bày tỏ ước ao tìm hiểu đạo Công giáo, thì nhiều người bạn Ý sẵn sàng hướng dẫn bà.
Ðiều mà bà yêu mến nhất là Bánh Hằng Sống nên bà quyết định theo đạo Công giáo. Bà mồ côi mẹ từ nhỏ, nên bà cảm thấy an ủi khi xin Mẹ Maria làm mẹ của mình. Bà xin Mẹ Maria giúp đỡ và hướng dẫn bà đến niềm tin chân thật. Cuối cùng, năm 1805 bà xin gia nhập đạo Công giáo.
Trở về Hoa kỳ, với sự khuyến khích của Viện trưởng Ðại Học St Mary ở Baltimore, Maryland, bà Elizabeth bắt đầu thành lập một ngôi trường tại đây. Bà cùng với hai bà khác giúp bà và bắt đầu thành lập một Dòng tu. Ðó là trường học Công Giáo miễn phí đầu tiên tại Hoa Kỳ.
Vào ngày 25 tháng 3 năm 1809, bà Elizabeth tuyên hứa nghèo khó, trong trắng và vâng lời trong một năm. Từ đó người ta gọi bà là Mẹ Seton. Mặc dù bây giờ Mẹ bị bệnh lao phổi nhưng Mẹ vẫn hăng say lo công việc dạy dỗ cũng như điều hành nhà Dòng. Những luật lệ của nhà Dòng được chấp nhận vào năm 1812. Các luật lệ được phỏng theo luật lệ của Dòng Thánh Vincent dành cho các Nữ tu Bác Ái ở Pháp. Ðến năm 1818 các nữ tu lập thêm được hai nhà nuôi trẻ mồ côi và một trường học khác.
Trong ba năm cuối đời, Mẹ cảm thấy đã sẵn sàng về với Chúa trong niềm an vui. Mẹ Seton qua đời năm 1821, hưởng thọ 46 tuổi, sau 16 năm gia nhập đạo Công giáo. Mẹ Seton được phong hiển thánh ngày 14 tháng 9 năm 1975.
Hiển Linh năm nay
LM Nguyễn Trung Tây, SVD
10:03 04/01/2008
Hiển Linh năm nay
Bình minh trên Biển Chết, Ảnh Nguyễn Trung Tây |
— Ừ, cứ như là nằm ngủ mơ. Gớm, mà tôi cũng năn nỉ tợn lắm, con vợ nó mới chịu cho đi. Nó bảo ông đi rồi, lấy ai thái chuối vớt bèo nấu cám cho lợn ăn. Còn con Tĩn với thằng Tửu nữa, ai trông nom? Còn mấy sào ruộng nữa đấy, gần tới vụ lúa Chiêm rồi. Không lo mà cày đi, tới vụ lúa, không có thóc phơi sân. Lúc đó, chẳng lẽ hai vợ chồng vốc nước lã uống cho no bụng. (Chép miệng) Nghe vợ càm ràm, tớ tức anh ách. Biết thế hồi xưa đi tu như ông, giờ muốn đi đâu thì đi. Một thân một mình nhẹ gánh.
— (Bĩu môi) Bác cứ nói chuyện hão. Em cũng phải xin phép đàng hoàng chứ nào có phải chuyện chơi. Được nhời cha bề trên cho đi thì em mới đi chớ.
— Nhưng ông cũng đâu có phải hốt hoảng chạy sang làng bên, nhờ chú em cày phụ để kịp gieo mạ cho vụ mùa lúa Chiêm. Nói khó mãi, chú ấy mới chịu bỏ ruộng nhà sang phụ cho tôi mấy bữa cày. Cày xong mấy sào ruộng, tôi lại còn phải năn nỉ, lúc tôi đi hành hương rồi, nhờ chú ấy ngày ngày chạy qua, thái chuối vớt bèo cho mấy con lợn giống ở trong chuồng. Anh em thì anh em, tôi vẫn phải dúi vào tay chú ấy mấy hào bạc mới xong được hai việc đấy.
— Thế là bác gái đồng ý cho bác đi?
— Có mà hão. Bà ấy nói, “Tôi đang gần tới dịp ở cữ. Chả còn mấy bữa nữa lại đập cái bụng bầu. Ông đi rồi, nửa đêm về sáng ai gọi cô mụ cho tôi?”. (Chép miệng) Thế là lại phải chạy te te sang nhà mẹ vợ, nói khó mấy câu, “Bầm ở nhà, con nhờ bầm nom nom nhà con. Nó tới ngày, nhờ bầm gọi bà mụ đỡ hộ”.
— Rồi mẹ vợ cũng chịu…
— Chẳng chịu cũng phải chịu. Cha xứ đã cho tôi ghi danh tham gia phái đoàn đi sang đất thánh. Làm mặt khó, mẹ vợ thì mẹ vợ, tôi vô nhà xứ bẩm cụ mấy câu, lúc đó thì lại mệt. Nhưng bà mẹ vợ cũng đâu có chịu thua. Bà ấy nói, “Anh con rể cũng là người trong nhà, cho nên tôi nói tình thật. Tôi thì tiền bạc túng thiếu. Anh có mấy đồng, anh cũng phải đưa cho cái bà mụ. Chứ chẳng lẽ mình chỉ nước miếng với người ta. Mà từ nhà của bà ấy tới làng mình cũng là mấy quãng đồng. Anh liệu tính sao thì tính cho đẹp cả đôi bên. Chuyện sanh nở không phải là chuyện bỡn. Có tiền dúi tay thì việc chi mà chẳng thông”. Thế là lại mất thêm mấy đồng bạc giấy tiền con Công với mẹ vợ. Khổ. Vốn liếng cả một đời.
— Nhưng thế là xong rồi. Còn việc gì nữa đâu mà lo.
— Cũng tưởng là vậy. Nhưng hóa ra không phải. Còn con Tĩn với thằng Tửu, ai trông nom hộ. Thế là lại chạy qua nhà bà Trùm Tài cạnh ngay bên. Cái bà Trùm Tài đến là khéo. Thấy bóng tôi ở sân phơi thóc là biết có chuyện nhờ vả rồi. Ngồi trên cái đi-văng gỗ khảm xà cừ, bà ăn trầu miệng đỏ loét, “Tôi mừng cho chú được cụ chọn cho đi trong phái đoàn hành hương. Trong nguyên cả tổng cũng chẳng mấy người được cụ chọn. Thật là nở mày nở mặt. Nhưng thím ấy đang gần tới ngày rồi. Việc sanh nở là việc hệ trọng. Còn con Tĩn với thằng Tửu, ai trông nom?”. Tôi mới nói, “Cám ơn bà đã có lòng lo lắng cho nhà cháu. Việc sanh nở đã có một tay mẹ vợ cháu đỡ đần. Ấy, thì cháu qua đây trước là thăm bà, sau là cũng có việc cháu nhờ vả. Cháu hỏi ý bà trước, nếu phải hay không phải thì cũng xin bà bỏ qua cho. Cháu tính nhờ bà để ý trông nom cho con Tĩn với Tửu trong thời gian cháu đi vắng. Được như thế thì trước là cháu yên tâm, sau là cháu đội ơn bà”. Ông biết bà ấy nói chi không. Bà ấy nói, “Tôi thì cũng chẳng hẹp hòi chi. Nhà cửa thì cũng đơn sơ, chỉ có mình tôi ra vào quạnh quẽ. Có hai đứa nó qua chơi thì lại càng thêm vui nhà vui cửa chứ sao. Nhưng nói tình thật. Phải hay không phải cũng xin anh đừng có chấp nhời. Tôi thì cũng đang túng thiếu lắm. Bữa hụi vừa rồi hốt, nhưng cũng chẳng được là mấy. Phiên chợ huyện mấy tháng rồi cứ èo uột cứ như nhà quan huyện có tang. Chẳng kiếm được xu nào”.
— Cái bà Trùm Tài chủ hụi thì ai lại không biết. Đố mà vắt ra được của bà ấy một miếng trầu héo.
— Chuyện, nhưng mình cũng đang có chuyện nhờ vả. Thế là lại về nhà, lôi ra thêm mấy tờ tiền giấy con Công đưa cho bà ấy.
— Cũng khổ cho bác nhỉ. Mất hẳn một mớ bạc.
— Tớ cũng đến là nhức đầu. Nhưng lòng dặn lòng, phải kiên nhẫn. Bí đường nào, tớ lại mở miệng hỏi han nhờ vả đường đó. Hết chú em, lại tới mẹ vợ, rồi là láng giếng. Người ta chịu gánh vác việc nhà cho mình là mừng rồi. Tiếc chi vài hào, với lại dăm ba tờ giấy con Công. Ông nghĩ tôi nói có phải hay không? (Dừng lại) Mà đã hết đâu, cái đoạn này thì ông biết rồi đấy. Tới được phi trường Thái thì lại phải ngồi đợi tới mấy tiếng đồng hồ nữa bởi trễ chuyến bay. Nửa đêm về sáng, ngồi đợi ở phi trường, miệng cứ ngáp dài ra như con cá ngão. Tới được phi trường Tel Avil thì lại mất đồ. Chẳng biết sao mà hành lý gửi theo phi cơ biến mất tiêu. Vậy là cứ trần ra mấy ngày liền một quần một áo. Trời tháng mùa đông, lạnh teo lại. Thế là ốm, ho sù sụ như người ho lao. Nào có ăn được cái gì. Cứ cháo loãng mà húp. Mãi cho tới đêm hăm bốn, cụ dẫn phái đoàn mình tới hang đá Bêlem. Cái đêm hôm đó thật là đêm nhớ đời. Bao nhiêu đời rồi, miệng thì cứ oang oang, “Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời, Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa”. Miệng thì hát, nhưng nào có biết trời nó rét tợn như thế nào. Mà cũng nào có biết cái hang đá Bêlem hình dạng ra sao. Thế mà cái đêm đó, cả phái đoàn được tham dự thánh lễ nửa đêm ở hang đá Bêlem. Ở trên cụ cử hành thánh lễ Misa, ở dưới tôi là nước mắt cứ rưng rưng. Trời mùa đông bên ngoài rét tợn. Bên trong hang đá Bêlem, hơi đá tỏa ra lại càng run lên. Lúc đó, mới hiểu Chúa sinh xuống trần vất vả như thế nào. Khổ, đến là thương Chúa!
Suy niệm
Ngày xưa các nhà Tu Sĩ phương Đông đường xa vất vả lên đường hành hương tìm về đất thánh (Matt 2:1-12). Mặc dù họ lạc lối tại kinh thành Jerusalem, nhưng không ai chịu bỏ cuộc. Lạc đường, họ cất tiếng hỏi thăm thần dân kinh thành đường phố dẫn tới nơi Hài Nhi Thánh. Cuối cùng, ngôi sao Bêlem hiện ra dẫn họ tới thẳng ngôi nhà của Hài Nhi Giêsu.
Hành trình đi tìm Chúa là một hành trình của kiên nhẫn. Kiên nhẫn với mình, với người, và với Chúa.
Với mình, ôn hòa.
Với người, bao dung.
Với Chúa, đợi chờ. Chúa chưa trả lời. Kiên nhẫn. Kiên nhẫn đợi chờ giây phút trời đêm bừng sáng ánh sao soi đường dẫn lối ta đi.
Hiển Linh năm xưa và Hiển Linh năm nay vẫn là những cuộc hành trình của kiên nhẫn và đợi chờ.
www.nguyentrungtay.com
Hãy chiếu sáng như những vì sao
Pm. Cao Huy Hoàng
11:33 04/01/2008
Suy niệm Lời Chúa CN Lễ Hiển Linh (Mt. 2,1-12)
HÃY CHIẾU SÁNG NHƯ NHỮNG VÌ SAO
Ngôi Sao lạ
“Vua Người Do Thái mới sinh ra ở đâu? Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người xuất hiện ở Đông phương và chúng tôi đến để triều bái Người”
Gọi là “ngôi sao của Người”, bởi ấy là một ngôi sao lạ, không giống như những ngôi sao thường thấy. Ngôi sao lạ xuất hiện, theo các nhà thông thái ấy, là dấu chỉ một điềm lạ xảy đến: một con người vĩ đại xuất hiện trên dương trần. Ngôi sao lạ, lạ đến nỗi các chiêm tinh gia chỉ còn biết theo ánh sáng của ngôi sao ấy mà bước đi, vì xác tín rằng ấy là Ngôi Sao Cứu Thế, Ngôi sao của “Vua Người Do Thái mới sinh ra”. Họ đã không đặt viễn vọng kính để nghiên cứu, cũng không theo ánh sáng của ngôi sao để tìm đến chính ngôi sao, mà chiêm ngưỡng, ca tụng, tôn vinh ngôi sao đẹp lạ lùng diễm lệ ấy; ngược lại họ theo ánh sáng của ngôi sao mà tìm đến thờ kính Con Thiên Chúa Giáng Trần. Họ đã không thể làm khác hơn, vì “ngôi sao ấy luôn đi trước họ, dẫn đường cho họ, và đậu lại trên chỗ Hài Nhi ở” (Mt. 2,9).
Và còn hơn thế nữa, cách nào đó, họ đã trình diện cõi riêng mình với Thiên Chúa khi dâng những lễ vật dành cho Vua Chúa với hết lòng thành kính. Vàng, nhủ hương, mộc dược những lễ phẩm tự nó đã quí giá, đối với các bậc quân vương, càng quí giá đối với hàng lê thứ, nhưng ở đây, cái quí giá hơn chính là lòng tin tưởng và phó thác vào một hài nhi khó nghèo dưới mức bình thường của nhân loại mà họ xác tín là Đấng Cứu Thế. Ánh sáng của vì sao nên huyền vi diệu kỳ, chắc chắn không phải là ánh sáng bình thường mà là ánh sáng của Thần Linh Thiên Chúa. Ngôi sao đã chấp nhận làm một công cụ để Thiên Chúa giới thiệu Con Một của mình cho muôn dân. Như vậy, công việc của một ngôi sao, đến đây có thể nói là hoàn tất sứ mệnh, một sứ mệnh thật cao cả: đưa dẫn con người đến gặp gỡ con Thiên Chúa, để tôn vinh, chúc tụng và dâng lên Thiên Chúa những lễ phẩm với lòng tín thác.
Nhưng không ai ca tụng ngôi sao, chỉ nghe thấy ngôi sao cùng muôn tinh tú xôn xao ca tụng Con Thiên Chúa. Cũng không thấy ngôi sao yêu cầu ai ca tụng mình, vì ngôi sao tự biết mình đã chứa chan hạnh phúc khi nhận được ánh sáng từ Thần Linh Thiên Chúa để phát sáng cho đời nhận ra vinh quang Con Thiên Chúa, đễ dẫn lối cho đời đến với Đấng Cứu Thế của họ.
Chúa Kitô: Ánh sáng mới
Chúa Giêsu bé thơ trong máng bò lừa rơm cỏ úa chính là ánh sáng mới chiếu soi gian trần như tiên tri Isaia đã tiên báo: “ Ánh sáng mới đã bừng lên cho dân đang lầm lũi tối tăm trong đêm dài. Mặt trời công minh đã chiếu sáng khắp nơi ” (Is 9,1). Đức Kitô không chỉ là một ngôi sao xuất hiện ở phương Đông không bao giờ tắt lặn, nhưng còn là ánh sáng muôn đời cho nhân loại.
Ánh sáng của tình yêu Thiên Chúa trong chương trình cứu rỗi nhân loại: "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời" (Ga 3,16). Ánh sáng ban ngày soi chiếu vào cõi lầm lạc của con người đi trong bóng đêm, ánh sáng công minh chính trực soi chiếu vào hố thẳm bất công và gian tà, ánh sáng ban sự sống- sống chân chính đàng hoàng trong kiếp sống của con người được yêu thương cứu rỗi, được gọi Thiên Chúa là Cha; ánh sáng ấy, thánh Phao lô đã khuyên giáo đoàn Roma tiếp nhận: “Dừng chân ngay thôi con đường mê muội. Xóa bất công xây bình an trong lòng. Hãy mặc lấy khí giới ban sự sống. Sống công minh như giữa ban ngày” (x. Rm 13,11-14)
Ánh sáng của “Ngôi Lời Thiên Chúa đã thành xác phàm”- Ánh sáng của Lời Hứa Cứu Độ của Thiên Chúa Cha trong thượng uyển năm xửa năm xưa, từ thủa con người tự đánh mất ơn mất ơn làm nghĩa tử-Ánh sáng của Lời Thiên Chúa tạo dựng và cứu chuộc mà dân Thiên Chúa hằng mõi mong đợi chờ trong tin tưởng: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường cho con đi” (Tv 118,105). Ánh sáng mạc khải mầu nhiệm cứu chuộc muôn dân: “trong Đức Giêsu Kitô và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với Người Do thái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa” ( Eph 3,6).
Đức Giêsu, chính là ánh sáng mới, là ngôi sao mới, chiếu soi con đường mới đưa dẫn nhân loại về với Thiên Chúa Cha. Ngài cũng như ngôi sao phương Đông năm nào không hề có tham vọng đưa nhân loại quy về mình, nhưng là về với Cha, đấng đã sai Con Một Người xuống thế. Tất cả vì danh Cha, tất cả cho Cha, tất cả để “nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện, danh Cha cả sáng”. “Ánh sáng của anh em phải chiếu giải trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời”. (Mt 5, 16)
Và vì Cha biết và tin tưởng Con mình tất cả cho Cha, nên Cha đã thông ban vinh quang của Cha cho con để mọi người khi quy hướng về Ánh sáng của Con, thì được xem thấy Cha của Con và Cha của chính mình.
Các con là ánh sáng thế gian
Mỗi tín hữu phải trở thành một chứng nhân Đức Kitô, một ngôi sao dẫn đường cho nhân loại tìm về với Thiên Chúa. Đời sống chứng nhân, ơn gọi tiên tri cho đời, trước tiên là một ơn nhưng không qua bí tích rửa tội. Đã có biết bao Kitô hữu đã trở nên ánh sáng cho muôn dân qua cách sống đạo của mình. Họ chiếu sáng tinh thần Phúc Âm, không chỉ bằng lời, mà bằng cả cuộc sống Đức Tin, Đức Cậy Trông, và Đức Ái Kitô giáo trong cuộc đời họ. Trong mọi hoàn cảnh, họ chấp nhận và kiên trì chu tất sứ mệnh làm ánh sáng Tin Mừng cho đời, cả khi họ giàu sang, hay nghèo khó, bình an mạnh khỏe hay bệnh hoạn tật nguyền….trên cánh đồng, nơi xưởng việc, trong bệnh viện, kể cả nơi lao tù… Tinh thần của Chúa Kitô ngời sáng và họ đã trở nên ngôi sao mang ánh sáng của Tin mừng cho nhân loại tìm về với Thiên Chúa, để tin nhận, ca tụng, và phó thác vào tình yêu Thiên Chúa.
Nhưng một thực tế đáng buồn: vẫn còn nhiều người đang bước đi trong bóng tối lầm lạc, bóng tối của gian tham, của bất công, của ngẫu tượng xác thịt đểhưởng thụ trần gian… Tại sao?
Tôi vẫn nghĩ chúng ta chưa hiểu thấu mầu nhiệm của ngôi sao dẫn đường cho các đạo sĩ, chưa thẩm thấu trọn vẹn được ý nghĩa ánh sáng Chúa Kitô, khi ta vẫn là “những ngôi sao chiếu sáng cho thiên hạ thấy đường tìm về mình, tìm về cái tôi của ngôi sao vô nghĩa”. Biết bao việc làm tưởng là để vinh danh Chúa, để người ta tung hô ca tụng Chúa, thì lại tiềm ẩn một âm mưu tranh giành vinh quang của Thiên Chúa, để cho mình được vinh quang, được tung hô. Ngay đến việc nhỏ của một vai trò bé bé trong giáo xứ: Hội đồng, bà mẹ, Legio, ca đoàn… cũng đòi phải được tung hô thì còn gì cho vinh quang Thiên Chúa. Và nếu không được tung hô thì bất mãn đòi bỏ việc, thì còn gì là việc của Thiên Chúa. Bệnh “ngôi sao” trên sân cỏ, trên sân khấu, trên thương trường, trên chính trường, trên thông tin mạng, nếu không loại trừ ai, thì trên lĩnh vực công tác tông đồ cho Thiên Chúa cũng y hệt như vậy- không loại trừ đấng bậc nào trong giáo hội. Vì thế, bệnh “ngôi sao chứng nhân cho Chúa Kitô” trở thành con virus làm tê liệt hệ thống miễn nhiễm những trào lưu nhân loại, những chước cám dỗ của satan, của thế lực chống lại Thiên Chúa. Ai cũng có thể tìm cho mình một mối lợi hư ảo, và nhường lại phần thiệt hại cho Thiên Chúa, để người tìm đến Thiên Chúa thì lưa thưa ít ỏi mà tìm đến mình thì dồn dập xôn xao. Lời ca tụng và lễ phẩm dành cho Thiên Chúa thì không thấy mà lại thấy vô vàn ở các ngôi sao. Có lẽ phải nhắc nhở nhau rằng: Đi trong bóng tối âm u gian ác của cõi lòng mình mà vẫn giảng rao về ánh sáng Thiên Chúa là công việc của ma quỷ, là mưu chước hiện đại nhất của satan. Vì nơi satan, và các thế lực của nó, không có, không chấp nhận ánh sáng của Đức Kitô, của Thiên Chúa, nhưng chúng vẫn biết về ánh sáng ấy, và vẫn có thể tiếp thị cách hiện đại.
Lễ Hiển Linh, là cơ hội cho mỗi Kitô hữu, nhìn lại đời sống chứng nhân của mình. Hãy chiếu sáng như những vì sao ở giữa thế gian, nhưng chiếu sáng không phải để thế gian tìm về mình, nhưng là để thế gian tìm về Thiên Chúa, như Đức Kitô, ánh sáng mới cho nhân loại, soi cho nhân loại tìm được lối về với Cha thật trên trời. Tất cả vì “nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện, danh Cha cả sáng”. Bạn và tôi, như ngôi sao kia, đang làm việc của mình phải làm là chiếu sáng, chứ không làm việc của mình thích làm là chiếu sáng cho vinh quang mình.
HÃY CHIẾU SÁNG NHƯ NHỮNG VÌ SAO
Ngôi Sao lạ
“Vua Người Do Thái mới sinh ra ở đâu? Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người xuất hiện ở Đông phương và chúng tôi đến để triều bái Người”
Gọi là “ngôi sao của Người”, bởi ấy là một ngôi sao lạ, không giống như những ngôi sao thường thấy. Ngôi sao lạ xuất hiện, theo các nhà thông thái ấy, là dấu chỉ một điềm lạ xảy đến: một con người vĩ đại xuất hiện trên dương trần. Ngôi sao lạ, lạ đến nỗi các chiêm tinh gia chỉ còn biết theo ánh sáng của ngôi sao ấy mà bước đi, vì xác tín rằng ấy là Ngôi Sao Cứu Thế, Ngôi sao của “Vua Người Do Thái mới sinh ra”. Họ đã không đặt viễn vọng kính để nghiên cứu, cũng không theo ánh sáng của ngôi sao để tìm đến chính ngôi sao, mà chiêm ngưỡng, ca tụng, tôn vinh ngôi sao đẹp lạ lùng diễm lệ ấy; ngược lại họ theo ánh sáng của ngôi sao mà tìm đến thờ kính Con Thiên Chúa Giáng Trần. Họ đã không thể làm khác hơn, vì “ngôi sao ấy luôn đi trước họ, dẫn đường cho họ, và đậu lại trên chỗ Hài Nhi ở” (Mt. 2,9).
Và còn hơn thế nữa, cách nào đó, họ đã trình diện cõi riêng mình với Thiên Chúa khi dâng những lễ vật dành cho Vua Chúa với hết lòng thành kính. Vàng, nhủ hương, mộc dược những lễ phẩm tự nó đã quí giá, đối với các bậc quân vương, càng quí giá đối với hàng lê thứ, nhưng ở đây, cái quí giá hơn chính là lòng tin tưởng và phó thác vào một hài nhi khó nghèo dưới mức bình thường của nhân loại mà họ xác tín là Đấng Cứu Thế. Ánh sáng của vì sao nên huyền vi diệu kỳ, chắc chắn không phải là ánh sáng bình thường mà là ánh sáng của Thần Linh Thiên Chúa. Ngôi sao đã chấp nhận làm một công cụ để Thiên Chúa giới thiệu Con Một của mình cho muôn dân. Như vậy, công việc của một ngôi sao, đến đây có thể nói là hoàn tất sứ mệnh, một sứ mệnh thật cao cả: đưa dẫn con người đến gặp gỡ con Thiên Chúa, để tôn vinh, chúc tụng và dâng lên Thiên Chúa những lễ phẩm với lòng tín thác.
Nhưng không ai ca tụng ngôi sao, chỉ nghe thấy ngôi sao cùng muôn tinh tú xôn xao ca tụng Con Thiên Chúa. Cũng không thấy ngôi sao yêu cầu ai ca tụng mình, vì ngôi sao tự biết mình đã chứa chan hạnh phúc khi nhận được ánh sáng từ Thần Linh Thiên Chúa để phát sáng cho đời nhận ra vinh quang Con Thiên Chúa, đễ dẫn lối cho đời đến với Đấng Cứu Thế của họ.
Chúa Kitô: Ánh sáng mới
Chúa Giêsu bé thơ trong máng bò lừa rơm cỏ úa chính là ánh sáng mới chiếu soi gian trần như tiên tri Isaia đã tiên báo: “ Ánh sáng mới đã bừng lên cho dân đang lầm lũi tối tăm trong đêm dài. Mặt trời công minh đã chiếu sáng khắp nơi ” (Is 9,1). Đức Kitô không chỉ là một ngôi sao xuất hiện ở phương Đông không bao giờ tắt lặn, nhưng còn là ánh sáng muôn đời cho nhân loại.
Ánh sáng của tình yêu Thiên Chúa trong chương trình cứu rỗi nhân loại: "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời" (Ga 3,16). Ánh sáng ban ngày soi chiếu vào cõi lầm lạc của con người đi trong bóng đêm, ánh sáng công minh chính trực soi chiếu vào hố thẳm bất công và gian tà, ánh sáng ban sự sống- sống chân chính đàng hoàng trong kiếp sống của con người được yêu thương cứu rỗi, được gọi Thiên Chúa là Cha; ánh sáng ấy, thánh Phao lô đã khuyên giáo đoàn Roma tiếp nhận: “Dừng chân ngay thôi con đường mê muội. Xóa bất công xây bình an trong lòng. Hãy mặc lấy khí giới ban sự sống. Sống công minh như giữa ban ngày” (x. Rm 13,11-14)
Ánh sáng của “Ngôi Lời Thiên Chúa đã thành xác phàm”- Ánh sáng của Lời Hứa Cứu Độ của Thiên Chúa Cha trong thượng uyển năm xửa năm xưa, từ thủa con người tự đánh mất ơn mất ơn làm nghĩa tử-Ánh sáng của Lời Thiên Chúa tạo dựng và cứu chuộc mà dân Thiên Chúa hằng mõi mong đợi chờ trong tin tưởng: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường cho con đi” (Tv 118,105). Ánh sáng mạc khải mầu nhiệm cứu chuộc muôn dân: “trong Đức Giêsu Kitô và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với Người Do thái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa” ( Eph 3,6).
Đức Giêsu, chính là ánh sáng mới, là ngôi sao mới, chiếu soi con đường mới đưa dẫn nhân loại về với Thiên Chúa Cha. Ngài cũng như ngôi sao phương Đông năm nào không hề có tham vọng đưa nhân loại quy về mình, nhưng là về với Cha, đấng đã sai Con Một Người xuống thế. Tất cả vì danh Cha, tất cả cho Cha, tất cả để “nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện, danh Cha cả sáng”. “Ánh sáng của anh em phải chiếu giải trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời”. (Mt 5, 16)
Và vì Cha biết và tin tưởng Con mình tất cả cho Cha, nên Cha đã thông ban vinh quang của Cha cho con để mọi người khi quy hướng về Ánh sáng của Con, thì được xem thấy Cha của Con và Cha của chính mình.
Các con là ánh sáng thế gian
Mỗi tín hữu phải trở thành một chứng nhân Đức Kitô, một ngôi sao dẫn đường cho nhân loại tìm về với Thiên Chúa. Đời sống chứng nhân, ơn gọi tiên tri cho đời, trước tiên là một ơn nhưng không qua bí tích rửa tội. Đã có biết bao Kitô hữu đã trở nên ánh sáng cho muôn dân qua cách sống đạo của mình. Họ chiếu sáng tinh thần Phúc Âm, không chỉ bằng lời, mà bằng cả cuộc sống Đức Tin, Đức Cậy Trông, và Đức Ái Kitô giáo trong cuộc đời họ. Trong mọi hoàn cảnh, họ chấp nhận và kiên trì chu tất sứ mệnh làm ánh sáng Tin Mừng cho đời, cả khi họ giàu sang, hay nghèo khó, bình an mạnh khỏe hay bệnh hoạn tật nguyền….trên cánh đồng, nơi xưởng việc, trong bệnh viện, kể cả nơi lao tù… Tinh thần của Chúa Kitô ngời sáng và họ đã trở nên ngôi sao mang ánh sáng của Tin mừng cho nhân loại tìm về với Thiên Chúa, để tin nhận, ca tụng, và phó thác vào tình yêu Thiên Chúa.
Nhưng một thực tế đáng buồn: vẫn còn nhiều người đang bước đi trong bóng tối lầm lạc, bóng tối của gian tham, của bất công, của ngẫu tượng xác thịt đểhưởng thụ trần gian… Tại sao?
Tôi vẫn nghĩ chúng ta chưa hiểu thấu mầu nhiệm của ngôi sao dẫn đường cho các đạo sĩ, chưa thẩm thấu trọn vẹn được ý nghĩa ánh sáng Chúa Kitô, khi ta vẫn là “những ngôi sao chiếu sáng cho thiên hạ thấy đường tìm về mình, tìm về cái tôi của ngôi sao vô nghĩa”. Biết bao việc làm tưởng là để vinh danh Chúa, để người ta tung hô ca tụng Chúa, thì lại tiềm ẩn một âm mưu tranh giành vinh quang của Thiên Chúa, để cho mình được vinh quang, được tung hô. Ngay đến việc nhỏ của một vai trò bé bé trong giáo xứ: Hội đồng, bà mẹ, Legio, ca đoàn… cũng đòi phải được tung hô thì còn gì cho vinh quang Thiên Chúa. Và nếu không được tung hô thì bất mãn đòi bỏ việc, thì còn gì là việc của Thiên Chúa. Bệnh “ngôi sao” trên sân cỏ, trên sân khấu, trên thương trường, trên chính trường, trên thông tin mạng, nếu không loại trừ ai, thì trên lĩnh vực công tác tông đồ cho Thiên Chúa cũng y hệt như vậy- không loại trừ đấng bậc nào trong giáo hội. Vì thế, bệnh “ngôi sao chứng nhân cho Chúa Kitô” trở thành con virus làm tê liệt hệ thống miễn nhiễm những trào lưu nhân loại, những chước cám dỗ của satan, của thế lực chống lại Thiên Chúa. Ai cũng có thể tìm cho mình một mối lợi hư ảo, và nhường lại phần thiệt hại cho Thiên Chúa, để người tìm đến Thiên Chúa thì lưa thưa ít ỏi mà tìm đến mình thì dồn dập xôn xao. Lời ca tụng và lễ phẩm dành cho Thiên Chúa thì không thấy mà lại thấy vô vàn ở các ngôi sao. Có lẽ phải nhắc nhở nhau rằng: Đi trong bóng tối âm u gian ác của cõi lòng mình mà vẫn giảng rao về ánh sáng Thiên Chúa là công việc của ma quỷ, là mưu chước hiện đại nhất của satan. Vì nơi satan, và các thế lực của nó, không có, không chấp nhận ánh sáng của Đức Kitô, của Thiên Chúa, nhưng chúng vẫn biết về ánh sáng ấy, và vẫn có thể tiếp thị cách hiện đại.
Lễ Hiển Linh, là cơ hội cho mỗi Kitô hữu, nhìn lại đời sống chứng nhân của mình. Hãy chiếu sáng như những vì sao ở giữa thế gian, nhưng chiếu sáng không phải để thế gian tìm về mình, nhưng là để thế gian tìm về Thiên Chúa, như Đức Kitô, ánh sáng mới cho nhân loại, soi cho nhân loại tìm được lối về với Cha thật trên trời. Tất cả vì “nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện, danh Cha cả sáng”. Bạn và tôi, như ngôi sao kia, đang làm việc của mình phải làm là chiếu sáng, chứ không làm việc của mình thích làm là chiếu sáng cho vinh quang mình.
Thiên Chúa tỏ mình - Niềm vui gặp gỡ
LM Trần Thanh Sơn
11:38 04/01/2008
LỄ HIỂN LINH (Bài đọc 1: Is 60, 1-6; Bài đọc 2: Ep 3, 2-3a. 5-6, Tin Mừng: Mt 2, 1-12)
Bài 1: Thiên Chúa tỏ mình
Nếu có dịp làm hay quan sát các hang đá, chúng ta thấy rằng không có hang đá nào giống hang đá nào. Điều làm cho các hang đá này khác nhau là do cách trang trí của những người làm hang đá. Có những hang đá to lớn, với những thác nước nhân tạo cùng với nhiều đèn chớp lộng lẫy, nhưng cũng có những hang đá thật đơn sơ với một vài phiến đá, gốc cây. Tuy nhiên, có một điều mà không một hang đá nào lại không có, đó là các ngôi sao. Và một trong số các ngôi sao ấy lại có một ngôi sao có một cái đuôi sáng hướng về hang đá, nơi Hài Nhi Giêsu được sinh ra. Như thế, một cách mặc nhiên, ngôi sao đã trở nên biểu tượng cho mùa Giáng Sinh, một dấu chỉ cho người ta nhận biết nơi Chúa sinh ra.
Các ngôi sao không những là dấu chỉ cho chúng ta hôm nay biết rằng đã đến mùa Giáng Sinh, nhưng ngay từ đầu, cũng chính các ngôi sao đã báo tin và dẫn đường cho các đạo sĩ đại diện cho muôn dân đến thờ lạy Con Thiên Chúa mới sinh ra đời.
1. Thiên Chúa đến với nhân loại:
Với việc cho Con Thiên Chúa Nhập Thể và Giáng Sinh, Thiên Chúa đã thực hiện trọn vẹn lời Người đã hứa với các tổ phụ. Do đó, đúng ra đây phải là một niềm vui mừng trọng đại cho toàn thể dân Do Thái, và họ phải hân hoan chào đón ngày Đấng Messia đến, vì từ đây niềm hy vọng từ bao đời của họ đã trở thành hiện thực. Con Thiên Chúa đã xuất hiện để giải thoát họ khỏi ách thống trị của tội lỗi, đưa họ đến với ánh sáng ban sự sống. Ánh sáng mà ngôn sứ Isaia đã loan báo trước đó hơn 500 năm: “Hãy đứng lên, hãy toả sáng, hỡi Giêrusalem! Vì sự sáng của ngươi đã tới, vì vinh quang của Chúa đã bừng dậy trên mình ngươi”. Sự xuất hiện của Chúa sẽ đem lại một ánh sáng rực rỡ phá tan mọi bóng tối của tội lỗi và sự chết, đem lại cho những ai tin tưởng nơi Ngài một sự sống mới, như lời ngôn sứ Isaia: “Kìa tối tăm đang bao bọc địa cầu, vì u minh phủ kín các dân, nhưng trên mình ngươi Chúa đang đứng dậy, vì vinh quang của Ngài xuất hiện trên mình ngươi”.
Thế nhưng, vào ngày Con Chúa ra đời, Ngài đã không được dân Ngài đón tiếp. Họ đã từ chối Ngài, khiến Ngài phải sinh ra trong một nơi ở tồi tàn của súc vật, thật đúng như lời Gioan nói: “Ngài đã đến nơi nhà của Ngài, mà người nhà đã không tiếp nhận Ngài” (Ga 1, 11). Và do bởi sự từ chối của dân Chúa, Tin mừng giờ đây đã được ban cho dân ngoại, mà ba đạo sĩ từ Phương Đông xa xôi là đại diện, như lời báo trước của ngôn sứ Isaia: “Chư dân sẽ lần bước tìm về sự sáng của ngươi, và các vua hướng về ánh bình minh của ngươi”. Thật là trớ trêu, những người dân ngoại lại đến hỏi dân Do thái về vị vua mới sinh của chính dân Do thái, trong khi dân Do Thái lại đang chối từ: “Vua Do Thái mới sinh ra hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Đông Phương, và chúng tôi đến để triều bái Người”. Như thế, với sự Giáng Sinh của con Thiên Chúa, ơn cứu độ không còn bị giới hạn bởi một dân tộc, một miền đất nào nữa, nhưng được ban cho hết mọi người. Kể cả những người mà dân Do thái cho là dân ngoại, thì chính họ giờ đây, lại trở thành một trong những người đầu tiên đến để thờ lạy Con Thiên Chúa.
Đây quả thực là một mầu nhiệm của Thiên Chúa, mầu nhiệm của tình yêu, một tình yêu không biên giới, không phân biệt, một tình yêu dành cho hết mọi người, và cho từng người chúng ta. Thánh Phaolô cũng xác tín điều đó trên bước đường rao giảng Tin mừng của Ngài khi nói: “Thiên Chúa đã ban cho tôi việc phân phát ân sủng cho anh em, là theo ơn mặc khải, tôi đã được thấu hiểu mầu nhiệm mà con cái loài người các thế hệ khác không được biết”.
2. Bước đường con người đến với Thiên Chúa:
Tình yêu của Thiên Chúa thì bao la và không giới hạn đã được ban sẵn cho con người chúng ta. Tuy nhiên, để đón nhận được ơn đó, mỗi người chúng ta cần đóng góp phần của mình. Ơn Chúa cũng giống như trời mưa, nước đã sẵn, nhưng nếu muốn có nước, chúng ta lắp đặt máng xối để hứng thì mới có nước. Chúng ta có thể học được nơi ba vị đạo sĩ trong bài Tin mừng hôm nay bước đường để con người đến với Chúa và nhờ đó, nhận được ơn cứu độ của Ngài.
Điều đầu tiên, chúng ta có thể học được nơi các đạo sĩ là lòng khao khát, tìm kiếm vị Cứu Chúa. Mặc dù ở tận Phương Đông xa xôi, giữa một bầu trời đầy sao, các ông vẫn liên tục tìm tòi, học hỏi để phát hiện vị sao lạ giữa muôn ngàn tinh tú. Tuy nhiên, để nhận ra ngôi sao này là điềm báo “Vua dân Do thái mới sinh”, chắc hẳn các đạo sĩ này đã phải nhớ tới lời loan báo trong sách Dân số mà dân Do Thái đã loan truyền trong thời gian họ bị lưu đày ở Babilon: “Một ngôi sao mọc lên từ Giacóp, một vương trượng xuất từ Israel” (Ds 24, 17).
Thế nhưng, ánh sao dẫn đường cho họ nay đột nhiên biến mất. Một lần nữa, họ phân vân: “nên tiếp tục cuộc hành trình hay trở lại quê nhà?”. Họ đã phải hỏi chính những người Do thái: “Vua người Do thái mới sinh hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Đông phương, và chúng tôi đến để triều bái Người”. Và rồi một lần nữa, qua các đại giáo trưởng và luật sĩ trong dân Do thái, các đạo sĩ lại được lời Thánh Kinh soi dẫn: “Tại Bethlehem, thuộc xứ Giuda, vì đó là lời do Đấng tiên tri đã chép: Cả ngươi nữa, hỡi Bethlehem, đất Giuda, không lẽ gì ngươi bé nhỏ hơn hết trong các thành trì của Giuda, vì tự nơi ngươi sẽ xuất hiện một thủ lãnh, Người đó sẽ chăn nuôi Israel, dân tộc của Ta”. Và rồi lòng nhiệt thành của họ đã được đáp ứng cách xứng đáng: “Và kìa ngôi sao họ xem thấy ở Đông phương lại đi trước họ, mãi cho tới nơi và đậu lại trên chỗ Hài Nhi ở. Lúc nhìn thấy ngôi sao, họ hết sức vui mừng”.
Điều cuối cùng, chúng ta có thể học được nơi các đạo sĩ là sự lên đường. Lên đường nghĩa là hành động. Họ đã nhìn thấy vì sao lạ. Họ đã nhớ đến lời Kinh thánh, nhưng tất cả những điều đó sẽ không ích lợi gì, nếu họ không lên đường ra đi tìm kiếm.
Tóm lại, nhờ luôn biết khiêm tốn, lắng nghe lời của Thiên Chúa, cùng với việc chăm chú nhìn xem các dấu chỉ trong cuộc sống hàng ngày và sẵn sàng lên đường, các đạo sĩ đã được diễm phúc là một trong số những người đầu tiên được chiêm bái Chúa Hài Nhi.
Hôm nay, cùng với toàn thể Giáo Hội mừng lễ Chúa Hiển Linh, nghĩa là mừng việc Chúa tỏ mình ra cho chúng ta. Thế nhưng, nhìn lại lòng mình, tôi và quý ông bà anh chị em đang hiện diện nơi đây đã thực sự gặp được Chúa chưa? Hay là chúng ta cũng giống như vua Hêrôđê và những người Do Thái khi xưa. Chúng ta nói thật hay và thật nhiều về Chúa, nhưng chúng ta chưa một lần lên đường đi tìm Chúa, nghĩa là chúng ta chưa một lần dám sống điều mà chúng ta vẫn tuyên xưng nơi môi miệng. Và có lẽ vì thế, tâm hồn tôi và quý ông bà anh chị em chưa thật sự cảm nếm được niềm vui trong ngày Con Chúa giáng trần.
Giờ đây, noi gương các đạo sĩ, nhờ sự trợ lực của Thánh Thể Chúa, từng người chúng ta hãy quyết tâm đứng dậy làm một cuộc lên đường ra khỏi những lười biếng, tính ù lì, an phận, can đảm chấp nhận những thua thiệt trước mắt, sẵn sàng khiêm tốn học hỏi và sống tất cả những gì Chúa dạy. Nhờ đó, chúng ta sẽ có được niềm vui gặp gỡ Chúa và qua chúng ta, niềm vui Con Chúa Giáng Sinh cũng sẽ được lan tỏa cho mọi người đang sống quanh ta. Amen.
Bài 2: Niềm vui gặp gỡ
- Bước đi trước của Thiên Chúa
Thánh Kinh thuật lại, ngay từ những ngày đầu tạo dựng, “chiều chiều”, Thiên Chúa vẫn đi dạo trong vườn và trò chuyện thân mật, vui vẻ với con người. Chúng ta có thể hình dung: Mỗi lần Thiên Chúa đến thăm, là vườn Địa đàng như mở hội, tiếng cười nói giữa Thiên Chúa và con người râm ran, và có thể cả hoa lá, chim chóc cũng cất cao tiếng hót phụ họa. Chỉ cần nghe bước chân Thiên Chúa từ xa là ông bà Nguyên tổ đã chạy ra đón Ngài. Thế rồi, có một hôm, như lệ thường, Thiên Chúa vào vườn Địa đàng và Ngài thấy bầu khí hôm đó chợt như chùng xuống, nặng nề, vắng hẳn cả tiếng hót líu lo của bầy chim. Ngài không nghe thấy bước chân của con người chạy ra đón Ngài như những hôm trước. Lấy làm lạ, Thiên Chúa đã cất tiếng gọi: “Ađam, ngươi ở đâu?” (St 3, 10).
Và cũng kể từ đó, trải qua suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm, cùng với tiếng gọi “Ngươi ở đâu?”, Thiên Chúa bằng nhiều cách: qua các tổ phụ, các ngôn sứ, qua các biến cố trong lịch sử, các biến chuyển trong thiên nhiên… tiếp tục tìm kiếm con người.
Cuộc tìm kiếm này không phải là dễ dàng gì. Trong cuộc tìm kiếm này, Thiên Chúa đã nhiều lần bị bội phản, nhiều lần tưởng chừng như đã nắm bắt được con người, nhưng rồi, con người lại quay lưng bỏ mặc Thiên Chúa. Suy nghĩ nhiều, tôi cũng không hiểu: Tại sao Thiên Chúa lại làm một cuộc tìm kiếm thật vất vả như thế để làm gì? Bởi vì xét cho cùng: Có con người hay không, Ngài cũng chẳng mất mát gì? Vậy mà Thiên Chúa vẫn cứ tiếp tục không ngừng tìm kiếm con người cho đến một lúc, Ngài đã phải cho chính Người Con Một yêu dấu của Ngài nhập thể làm người, đến trong trần gian để trực tiếp đi tìm con người.
Đây quả là một mầu nhiệm. Mầu nhiệm của tình yêu. Thánh Phaolô trong bài đọc hai nói: “Thiên Chúa đã ban cho tôi việc phân phát ân sủng cho anh em, là theo ơn mạc khải, tôi đã được thấu hiểu mầu nhiệm mà con cái loài người các thế hệ khác không được biết, nhưng nay đã được mạc khải cho các thánh tông đồ của Người”. Mầu nhiệm mà thánh Phaolô muốn nói ở đây là mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người, để cho chúng ta “được nên đồng thừa tự, đồng một thân thể, và đồng thông phần lời hứa của Người”, được nhận lãnh sự sống của Người.
Con Thiên Chúa đã đến trong trần gian, nhưng con người vẫn vô tâm không nhận ra Người. Và một lần nữa, Thiên Chúa lại chứng tỏ tình yêu của Ngài dành cho con người, khi tiếp tục đi bước trước để mạc khải cho con người. Ngài đã cho xuất hiện một ngôi sao lạ, làm dấu chỉ, để dẫn đưa con người đến với Ngài. Các đạo sĩ trong bài Tin mừng đã nói với vua Hêrôđê: “Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Đông phương”.
Ngôi sao lạ đã xuất hiện. Con Thiên Chúa đã làm người. Lời hứa của Thiên Chúa từ bao đời nay đã trở nên hiện thực. Đây là lúc ứng nghiệm lời loan báo của ngôn sứ Isaia mà chúng ta vừa nghe trong bài đọc một: “Hãy đứng lên, hãy tỏa sáng ra hỡi Giêrusalem! Vì sự sáng của ngươi đã tới, vì vinh quang của Chúa đã bừng dậy trên mình ngươi”. Thế nhưng, để Thiên Chúa và con người có thể gặp lại được nhau, vẫn rất cần một sự đáp trả trong tự do của con người.
- Lời đáp của con người
Thiên Chúa đã tìm kiếm con người thật vất vả, nhưng sự đáp trả của con người thật nhạt nhòa. Tình yêu của Thiên Chúa thật bao la, còn con người thì cứ mãi quay lưng hững hờ. Tuy nhiên, trong bài Tin mừng, chúng ta cũng đã nhận ra một sự cố gắng của con người trong nỗ lực đáp lại tình yêu của Thiên Chúa qua hình ảnh của các đạo sĩ đến từ phương Đông xa xôi. Họ đã nói với dân cư thành Giêrusalem: “Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Đông phương, và chúng tôi đến để triều bái Người”.
Hành trình đáp trả của các đạo sĩ quả là một hành trình đáp trả đầy lòng tin, kiên vững, phó thác và yêu mến, nhưng cũng rất khôn ngoan. Các đạo sĩ đã biết sử dụng những phương tiện của con người, nhưng quan trọng hơn, họ đã luôn biết lắng nghe tiếng Chúa, cho dù tiếng đó đến từ kẻ đối nghịch như bạo vương Hêôđê.
Các đạo sĩ đã tìm và đã gặp. Họ đã gặp được “Vua dân Do Thái”, vua của cả vũ trụ, cho dù trước mắt họ chỉ là một hài nhi bé nhỏ. Họ đã gặp được Đấng họ kiếm tìm. Họ đã đạt được mục đích của đời mình. Và với một bối cảnh như thế, trong họ chắc chắn sẽ vỡ òa một niềm vui. Diễn tả niềm vui mừng hân hoan của những người gặp gỡ được Cứu Chúa của mình, ngôn sứ Isaia trong bài đọc một đã dùng một hình ảnh hết sức sống động “Tim ngươi sẽ rạo rực và sẽ phồng lên”.
Các đạo sĩ trong bài Tin mừng đã chấp nhận rời bỏ sự yên ổn nơi gia đình, quê hương của mình, can đảm và kiên trì cất bước lên đường trong sự mờ tỏ của một ánh sao lạ, và các ông đã gặp được Chúa. Còn chúng ta hôm nay thì sao?
- Chúng ta hôm nay
Thiên Chúa đã và vẫn đang không ngừng theo đuổi, tìm kiếm từng người chúng ta. Ngài vẫn đang nói với chúng ta qua lời của Ngài trong Thánh Kinh, qua giáo huấn của Giáo hội. Ngài vẫn đang nói với chúng ta qua các biến chuyển của thiên nhiên, qua các biến cố trong lịch sử. Ngài vẫn đang nói, đang nhắc nhở, đang tìm kiếm chúng ta qua cha mẹ, anh chị em, qua những người chúng ta gặp gỡ tiếp xúc mỗi ngày. Và cách đặc biệt hiện nay nơi giáo xứ của chúng ta, Ngài vẫn đang nói với chúng ta qua tiếng nói của Mẹ Maria mà từng gia đình chúng ta đang được hân hạnh đón tiếp mỗi ngày trong giờ Kinh Tối.
Về phần mình, chúng ta đã làm gì để gặp được Chúa? Chúng ta có dám vượt qua sự lười biếng, vượt qua mặc cảm tội lỗi, vượt qua những đam mê của mình để đến với Chúa không?
Và một trong những dấu chỉ cụ thể nhất chứng tỏ rằng chúng ta đã gặp được Chúa, đó là việc chúng ta gặp gỡ anh chị em mình, bởi vì từng người đang sống chung quanh chúng ta đây đều mang hình ảnh của Thiên Chúa. Thử hỏi: Trong gia đình của mình, trong khu xóm của mình đang còn bao nhiêu người mà hiện nay khi gặp nhau, chúng ta chưa thể “tay bắt, mặt mừng”?
Thiên Chúa đã bỏ qua biết bao lỗi lầm, yếu đuối của tôi và quý OBACE, để đến gặp gỡ chúng ta. Biết bao nhiêu lần tôi và quý OBACE đã quay lưng lại với Ngài để chạy theo những đam mê, dục vọng của mình, vậy mà Thiên Chúa vẫn cứ tiếp tục “lẽo đẽo” theo sau từng người chúng ta, để “năn nỉ” chúng ta trở về với Ngài.
Bài 1: Thiên Chúa tỏ mình
Nếu có dịp làm hay quan sát các hang đá, chúng ta thấy rằng không có hang đá nào giống hang đá nào. Điều làm cho các hang đá này khác nhau là do cách trang trí của những người làm hang đá. Có những hang đá to lớn, với những thác nước nhân tạo cùng với nhiều đèn chớp lộng lẫy, nhưng cũng có những hang đá thật đơn sơ với một vài phiến đá, gốc cây. Tuy nhiên, có một điều mà không một hang đá nào lại không có, đó là các ngôi sao. Và một trong số các ngôi sao ấy lại có một ngôi sao có một cái đuôi sáng hướng về hang đá, nơi Hài Nhi Giêsu được sinh ra. Như thế, một cách mặc nhiên, ngôi sao đã trở nên biểu tượng cho mùa Giáng Sinh, một dấu chỉ cho người ta nhận biết nơi Chúa sinh ra.
Các ngôi sao không những là dấu chỉ cho chúng ta hôm nay biết rằng đã đến mùa Giáng Sinh, nhưng ngay từ đầu, cũng chính các ngôi sao đã báo tin và dẫn đường cho các đạo sĩ đại diện cho muôn dân đến thờ lạy Con Thiên Chúa mới sinh ra đời.
1. Thiên Chúa đến với nhân loại:
Với việc cho Con Thiên Chúa Nhập Thể và Giáng Sinh, Thiên Chúa đã thực hiện trọn vẹn lời Người đã hứa với các tổ phụ. Do đó, đúng ra đây phải là một niềm vui mừng trọng đại cho toàn thể dân Do Thái, và họ phải hân hoan chào đón ngày Đấng Messia đến, vì từ đây niềm hy vọng từ bao đời của họ đã trở thành hiện thực. Con Thiên Chúa đã xuất hiện để giải thoát họ khỏi ách thống trị của tội lỗi, đưa họ đến với ánh sáng ban sự sống. Ánh sáng mà ngôn sứ Isaia đã loan báo trước đó hơn 500 năm: “Hãy đứng lên, hãy toả sáng, hỡi Giêrusalem! Vì sự sáng của ngươi đã tới, vì vinh quang của Chúa đã bừng dậy trên mình ngươi”. Sự xuất hiện của Chúa sẽ đem lại một ánh sáng rực rỡ phá tan mọi bóng tối của tội lỗi và sự chết, đem lại cho những ai tin tưởng nơi Ngài một sự sống mới, như lời ngôn sứ Isaia: “Kìa tối tăm đang bao bọc địa cầu, vì u minh phủ kín các dân, nhưng trên mình ngươi Chúa đang đứng dậy, vì vinh quang của Ngài xuất hiện trên mình ngươi”.
Thế nhưng, vào ngày Con Chúa ra đời, Ngài đã không được dân Ngài đón tiếp. Họ đã từ chối Ngài, khiến Ngài phải sinh ra trong một nơi ở tồi tàn của súc vật, thật đúng như lời Gioan nói: “Ngài đã đến nơi nhà của Ngài, mà người nhà đã không tiếp nhận Ngài” (Ga 1, 11). Và do bởi sự từ chối của dân Chúa, Tin mừng giờ đây đã được ban cho dân ngoại, mà ba đạo sĩ từ Phương Đông xa xôi là đại diện, như lời báo trước của ngôn sứ Isaia: “Chư dân sẽ lần bước tìm về sự sáng của ngươi, và các vua hướng về ánh bình minh của ngươi”. Thật là trớ trêu, những người dân ngoại lại đến hỏi dân Do thái về vị vua mới sinh của chính dân Do thái, trong khi dân Do Thái lại đang chối từ: “Vua Do Thái mới sinh ra hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Đông Phương, và chúng tôi đến để triều bái Người”. Như thế, với sự Giáng Sinh của con Thiên Chúa, ơn cứu độ không còn bị giới hạn bởi một dân tộc, một miền đất nào nữa, nhưng được ban cho hết mọi người. Kể cả những người mà dân Do thái cho là dân ngoại, thì chính họ giờ đây, lại trở thành một trong những người đầu tiên đến để thờ lạy Con Thiên Chúa.
Đây quả thực là một mầu nhiệm của Thiên Chúa, mầu nhiệm của tình yêu, một tình yêu không biên giới, không phân biệt, một tình yêu dành cho hết mọi người, và cho từng người chúng ta. Thánh Phaolô cũng xác tín điều đó trên bước đường rao giảng Tin mừng của Ngài khi nói: “Thiên Chúa đã ban cho tôi việc phân phát ân sủng cho anh em, là theo ơn mặc khải, tôi đã được thấu hiểu mầu nhiệm mà con cái loài người các thế hệ khác không được biết”.
2. Bước đường con người đến với Thiên Chúa:
Tình yêu của Thiên Chúa thì bao la và không giới hạn đã được ban sẵn cho con người chúng ta. Tuy nhiên, để đón nhận được ơn đó, mỗi người chúng ta cần đóng góp phần của mình. Ơn Chúa cũng giống như trời mưa, nước đã sẵn, nhưng nếu muốn có nước, chúng ta lắp đặt máng xối để hứng thì mới có nước. Chúng ta có thể học được nơi ba vị đạo sĩ trong bài Tin mừng hôm nay bước đường để con người đến với Chúa và nhờ đó, nhận được ơn cứu độ của Ngài.
Điều đầu tiên, chúng ta có thể học được nơi các đạo sĩ là lòng khao khát, tìm kiếm vị Cứu Chúa. Mặc dù ở tận Phương Đông xa xôi, giữa một bầu trời đầy sao, các ông vẫn liên tục tìm tòi, học hỏi để phát hiện vị sao lạ giữa muôn ngàn tinh tú. Tuy nhiên, để nhận ra ngôi sao này là điềm báo “Vua dân Do thái mới sinh”, chắc hẳn các đạo sĩ này đã phải nhớ tới lời loan báo trong sách Dân số mà dân Do Thái đã loan truyền trong thời gian họ bị lưu đày ở Babilon: “Một ngôi sao mọc lên từ Giacóp, một vương trượng xuất từ Israel” (Ds 24, 17).
Thế nhưng, ánh sao dẫn đường cho họ nay đột nhiên biến mất. Một lần nữa, họ phân vân: “nên tiếp tục cuộc hành trình hay trở lại quê nhà?”. Họ đã phải hỏi chính những người Do thái: “Vua người Do thái mới sinh hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Đông phương, và chúng tôi đến để triều bái Người”. Và rồi một lần nữa, qua các đại giáo trưởng và luật sĩ trong dân Do thái, các đạo sĩ lại được lời Thánh Kinh soi dẫn: “Tại Bethlehem, thuộc xứ Giuda, vì đó là lời do Đấng tiên tri đã chép: Cả ngươi nữa, hỡi Bethlehem, đất Giuda, không lẽ gì ngươi bé nhỏ hơn hết trong các thành trì của Giuda, vì tự nơi ngươi sẽ xuất hiện một thủ lãnh, Người đó sẽ chăn nuôi Israel, dân tộc của Ta”. Và rồi lòng nhiệt thành của họ đã được đáp ứng cách xứng đáng: “Và kìa ngôi sao họ xem thấy ở Đông phương lại đi trước họ, mãi cho tới nơi và đậu lại trên chỗ Hài Nhi ở. Lúc nhìn thấy ngôi sao, họ hết sức vui mừng”.
Điều cuối cùng, chúng ta có thể học được nơi các đạo sĩ là sự lên đường. Lên đường nghĩa là hành động. Họ đã nhìn thấy vì sao lạ. Họ đã nhớ đến lời Kinh thánh, nhưng tất cả những điều đó sẽ không ích lợi gì, nếu họ không lên đường ra đi tìm kiếm.
Tóm lại, nhờ luôn biết khiêm tốn, lắng nghe lời của Thiên Chúa, cùng với việc chăm chú nhìn xem các dấu chỉ trong cuộc sống hàng ngày và sẵn sàng lên đường, các đạo sĩ đã được diễm phúc là một trong số những người đầu tiên được chiêm bái Chúa Hài Nhi.
Hôm nay, cùng với toàn thể Giáo Hội mừng lễ Chúa Hiển Linh, nghĩa là mừng việc Chúa tỏ mình ra cho chúng ta. Thế nhưng, nhìn lại lòng mình, tôi và quý ông bà anh chị em đang hiện diện nơi đây đã thực sự gặp được Chúa chưa? Hay là chúng ta cũng giống như vua Hêrôđê và những người Do Thái khi xưa. Chúng ta nói thật hay và thật nhiều về Chúa, nhưng chúng ta chưa một lần lên đường đi tìm Chúa, nghĩa là chúng ta chưa một lần dám sống điều mà chúng ta vẫn tuyên xưng nơi môi miệng. Và có lẽ vì thế, tâm hồn tôi và quý ông bà anh chị em chưa thật sự cảm nếm được niềm vui trong ngày Con Chúa giáng trần.
Giờ đây, noi gương các đạo sĩ, nhờ sự trợ lực của Thánh Thể Chúa, từng người chúng ta hãy quyết tâm đứng dậy làm một cuộc lên đường ra khỏi những lười biếng, tính ù lì, an phận, can đảm chấp nhận những thua thiệt trước mắt, sẵn sàng khiêm tốn học hỏi và sống tất cả những gì Chúa dạy. Nhờ đó, chúng ta sẽ có được niềm vui gặp gỡ Chúa và qua chúng ta, niềm vui Con Chúa Giáng Sinh cũng sẽ được lan tỏa cho mọi người đang sống quanh ta. Amen.
Bài 2: Niềm vui gặp gỡ
- Bước đi trước của Thiên Chúa
Thánh Kinh thuật lại, ngay từ những ngày đầu tạo dựng, “chiều chiều”, Thiên Chúa vẫn đi dạo trong vườn và trò chuyện thân mật, vui vẻ với con người. Chúng ta có thể hình dung: Mỗi lần Thiên Chúa đến thăm, là vườn Địa đàng như mở hội, tiếng cười nói giữa Thiên Chúa và con người râm ran, và có thể cả hoa lá, chim chóc cũng cất cao tiếng hót phụ họa. Chỉ cần nghe bước chân Thiên Chúa từ xa là ông bà Nguyên tổ đã chạy ra đón Ngài. Thế rồi, có một hôm, như lệ thường, Thiên Chúa vào vườn Địa đàng và Ngài thấy bầu khí hôm đó chợt như chùng xuống, nặng nề, vắng hẳn cả tiếng hót líu lo của bầy chim. Ngài không nghe thấy bước chân của con người chạy ra đón Ngài như những hôm trước. Lấy làm lạ, Thiên Chúa đã cất tiếng gọi: “Ađam, ngươi ở đâu?” (St 3, 10).
Và cũng kể từ đó, trải qua suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm, cùng với tiếng gọi “Ngươi ở đâu?”, Thiên Chúa bằng nhiều cách: qua các tổ phụ, các ngôn sứ, qua các biến cố trong lịch sử, các biến chuyển trong thiên nhiên… tiếp tục tìm kiếm con người.
Cuộc tìm kiếm này không phải là dễ dàng gì. Trong cuộc tìm kiếm này, Thiên Chúa đã nhiều lần bị bội phản, nhiều lần tưởng chừng như đã nắm bắt được con người, nhưng rồi, con người lại quay lưng bỏ mặc Thiên Chúa. Suy nghĩ nhiều, tôi cũng không hiểu: Tại sao Thiên Chúa lại làm một cuộc tìm kiếm thật vất vả như thế để làm gì? Bởi vì xét cho cùng: Có con người hay không, Ngài cũng chẳng mất mát gì? Vậy mà Thiên Chúa vẫn cứ tiếp tục không ngừng tìm kiếm con người cho đến một lúc, Ngài đã phải cho chính Người Con Một yêu dấu của Ngài nhập thể làm người, đến trong trần gian để trực tiếp đi tìm con người.
Đây quả là một mầu nhiệm. Mầu nhiệm của tình yêu. Thánh Phaolô trong bài đọc hai nói: “Thiên Chúa đã ban cho tôi việc phân phát ân sủng cho anh em, là theo ơn mạc khải, tôi đã được thấu hiểu mầu nhiệm mà con cái loài người các thế hệ khác không được biết, nhưng nay đã được mạc khải cho các thánh tông đồ của Người”. Mầu nhiệm mà thánh Phaolô muốn nói ở đây là mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người, để cho chúng ta “được nên đồng thừa tự, đồng một thân thể, và đồng thông phần lời hứa của Người”, được nhận lãnh sự sống của Người.
Con Thiên Chúa đã đến trong trần gian, nhưng con người vẫn vô tâm không nhận ra Người. Và một lần nữa, Thiên Chúa lại chứng tỏ tình yêu của Ngài dành cho con người, khi tiếp tục đi bước trước để mạc khải cho con người. Ngài đã cho xuất hiện một ngôi sao lạ, làm dấu chỉ, để dẫn đưa con người đến với Ngài. Các đạo sĩ trong bài Tin mừng đã nói với vua Hêrôđê: “Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Đông phương”.
Ngôi sao lạ đã xuất hiện. Con Thiên Chúa đã làm người. Lời hứa của Thiên Chúa từ bao đời nay đã trở nên hiện thực. Đây là lúc ứng nghiệm lời loan báo của ngôn sứ Isaia mà chúng ta vừa nghe trong bài đọc một: “Hãy đứng lên, hãy tỏa sáng ra hỡi Giêrusalem! Vì sự sáng của ngươi đã tới, vì vinh quang của Chúa đã bừng dậy trên mình ngươi”. Thế nhưng, để Thiên Chúa và con người có thể gặp lại được nhau, vẫn rất cần một sự đáp trả trong tự do của con người.
- Lời đáp của con người
Thiên Chúa đã tìm kiếm con người thật vất vả, nhưng sự đáp trả của con người thật nhạt nhòa. Tình yêu của Thiên Chúa thật bao la, còn con người thì cứ mãi quay lưng hững hờ. Tuy nhiên, trong bài Tin mừng, chúng ta cũng đã nhận ra một sự cố gắng của con người trong nỗ lực đáp lại tình yêu của Thiên Chúa qua hình ảnh của các đạo sĩ đến từ phương Đông xa xôi. Họ đã nói với dân cư thành Giêrusalem: “Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Đông phương, và chúng tôi đến để triều bái Người”.
Hành trình đáp trả của các đạo sĩ quả là một hành trình đáp trả đầy lòng tin, kiên vững, phó thác và yêu mến, nhưng cũng rất khôn ngoan. Các đạo sĩ đã biết sử dụng những phương tiện của con người, nhưng quan trọng hơn, họ đã luôn biết lắng nghe tiếng Chúa, cho dù tiếng đó đến từ kẻ đối nghịch như bạo vương Hêôđê.
Các đạo sĩ đã tìm và đã gặp. Họ đã gặp được “Vua dân Do Thái”, vua của cả vũ trụ, cho dù trước mắt họ chỉ là một hài nhi bé nhỏ. Họ đã gặp được Đấng họ kiếm tìm. Họ đã đạt được mục đích của đời mình. Và với một bối cảnh như thế, trong họ chắc chắn sẽ vỡ òa một niềm vui. Diễn tả niềm vui mừng hân hoan của những người gặp gỡ được Cứu Chúa của mình, ngôn sứ Isaia trong bài đọc một đã dùng một hình ảnh hết sức sống động “Tim ngươi sẽ rạo rực và sẽ phồng lên”.
Các đạo sĩ trong bài Tin mừng đã chấp nhận rời bỏ sự yên ổn nơi gia đình, quê hương của mình, can đảm và kiên trì cất bước lên đường trong sự mờ tỏ của một ánh sao lạ, và các ông đã gặp được Chúa. Còn chúng ta hôm nay thì sao?
- Chúng ta hôm nay
Thiên Chúa đã và vẫn đang không ngừng theo đuổi, tìm kiếm từng người chúng ta. Ngài vẫn đang nói với chúng ta qua lời của Ngài trong Thánh Kinh, qua giáo huấn của Giáo hội. Ngài vẫn đang nói với chúng ta qua các biến chuyển của thiên nhiên, qua các biến cố trong lịch sử. Ngài vẫn đang nói, đang nhắc nhở, đang tìm kiếm chúng ta qua cha mẹ, anh chị em, qua những người chúng ta gặp gỡ tiếp xúc mỗi ngày. Và cách đặc biệt hiện nay nơi giáo xứ của chúng ta, Ngài vẫn đang nói với chúng ta qua tiếng nói của Mẹ Maria mà từng gia đình chúng ta đang được hân hạnh đón tiếp mỗi ngày trong giờ Kinh Tối.
Về phần mình, chúng ta đã làm gì để gặp được Chúa? Chúng ta có dám vượt qua sự lười biếng, vượt qua mặc cảm tội lỗi, vượt qua những đam mê của mình để đến với Chúa không?
Và một trong những dấu chỉ cụ thể nhất chứng tỏ rằng chúng ta đã gặp được Chúa, đó là việc chúng ta gặp gỡ anh chị em mình, bởi vì từng người đang sống chung quanh chúng ta đây đều mang hình ảnh của Thiên Chúa. Thử hỏi: Trong gia đình của mình, trong khu xóm của mình đang còn bao nhiêu người mà hiện nay khi gặp nhau, chúng ta chưa thể “tay bắt, mặt mừng”?
Thiên Chúa đã bỏ qua biết bao lỗi lầm, yếu đuối của tôi và quý OBACE, để đến gặp gỡ chúng ta. Biết bao nhiêu lần tôi và quý OBACE đã quay lưng lại với Ngài để chạy theo những đam mê, dục vọng của mình, vậy mà Thiên Chúa vẫn cứ tiếp tục “lẽo đẽo” theo sau từng người chúng ta, để “năn nỉ” chúng ta trở về với Ngài.
Khát vọng tìm Chúa
LM Nguyễn Chánh
11:41 04/01/2008
LỄ CHÚA HIỂN LINH
KHÁT VỌNG TÌM CHÚA
1/ Nếu thử hỏi: Khát vọng sâu xa nhất của con người là gì?
Trước câu trả lời này ta thấy có những thái độ chọn lựa khác nhau: Sẽ có nhiều người nghĩ rằng tiền của, vật chất, địa vị, danh vọng, quyền lực, có khi ngay cả lạc thú, những thứ này sẽ là nguyên nhân khơi lên lòng ước muốn nơi họ. Từ xác tín mơ hồ đó, sẽ phát sinh những cách sống chỉ biết tôn thờ vật chất, tôn thờ quyền lực, cùng với những thứ giả dối khác…
Ngược lại, cùng một câu hỏi, nhưng ta lại thấy những tương phản với sự lựa chon theo chiều hướng duy vật trên. Đó là vẫn còn rất nhiều người xác tín rằng: Chúa chính là Đấng luôn đáp ứng cho những khát vọng sâu xa nhất trong cõi lòng con người. Đây chính là xác tín đúng nhất và sâu xa nhất.
Từ xác tín khiêm tốn trên, thực tế ta thấy rất nhiều tâm hồn trong cuộc sống họ không ngừng khao khát tìm gặp Chúa, cho dẫu họ phải hứng chịu nhiều thử thách cam go trong cuộc hành trình tìm Chúa.
Như vậy, cùng một câu hỏi, nhưng câu trả lời thì không giống nhau, luôn có sự tương phản với nhau. Bởi vì có những thái độ chon lựa khác nhau. Sự tương phản này chúng ta cũng tìm thấy nơi thái độ của các nhân vật trong trang Tin mừng hôm nay, khi Chúa sinh hạ tại Bêlem.
2/ Thái độ của Vua Hêrôđê, các Thượng tế, Luật sĩ và Dân chúng:
Đây là thái độ thờ ơ, không cần bận tâm trước một sự kiên vĩ đại là Vua Israel hạ sinh. Mặc dù Đấng Cứu Thế giáng sinh cách Giêrusalem không xa, hay sau khi đã tra cứu Kinh thánh và biết rằng tại Bêlem, miền đất Giuđa, Vị lãnh tụ của Israel ra đời. Đây là những yếu tố khách quan để Hêrôđê và mọi thành phần trong dân Israel nhận biết Chúa, tìm kiếm Chúa. Nhưng cũng vì quá mải mê với cách sống giàu sang, quá ham muốn với cuộc sống danh vọng và địa vị, nên những người này cảm thấy Đấng Cứu Thế cũng không cần thiết mấy so với những quyền hành và bổng lộc mà họ đang nắm trong tay. Vì thế họ cố tình không dò xét và tìm hiểu Mầu Nhiệm Giáng Sinh của Vua Israel là Đấng Kitô.
3/ Thái độ của các nhà chiêm tinh:
Đó là thái độ ngược hẳn với Vua Hêrôđê, các Thượng tế, Luật sĩ và dân Israel. Các nhà chiêm tinh luôn kháo khát Đấng Cứu Thế. Vì qua sự thiện chí nghiên cứu thời giờ, tín hiệu, nhất là qua ánh sao lạ, họ đã biết Đấng Cứu Chuộc muôn dân đã hạ sinh. Vì thế, họ quyết tâm lên đường tìm Chúa cho bằng được.
Tuy nhiên, trong chặng hành trình kiếm tìm Đấng Cứu Thế, các nhà chiêm tinh cũng đã gặp không ít những khó khăn. Khó khăn về thời gian, đi mà không biết đến lúc nào mới gặp được Chúa. Khó khăn về địa lý, bởi vì đường xá xa xôi hiểm trở. Khó khăn về những dự định cho công việc tại quê nhà. Khó khăn về sức khoẻ, thời tiết. Và khó khăn lớn nhất đối vời các nhà chiêm tinh là ngôi sao lạ dẫn đường biến mất trong chặng hành trình họ đang tìm Chúa.
Cho dù có đối diện với rất nhiều khó khăn, hay có phải rơi vào những hiểm trở chông gai. Các nhà chiêm tinh vẫn cương quyết đi tìm Chúa cho đến cùng. Vì lúc này đối với các ông Chúa chính là tất cả. Và nơi Ngài sẽ đáp ứng cho tất cả những khắc khoải của con người.
Và rồi “kiên nhẫn đã thắng mọi sự”. Các nhà chiêm tinh đã gặp được Chúa. Cử chỉ các ngài sụp xuống thờ lạy Chúa, dâng vàng, nhũ hương và mộc dược, tất cả đều thể hiện niềm xác tín: Chúa là tất cả. Chúa là Đấng duy nhất để con người theo đuổi. Chúa là đối tượng duy nhất để đem niềm vui cho con người. Chúa là đối tượng duy nhất để con người tôn thờ và kính bái. Đây chính là thái độ đức tin của các nhà chiêm tinh. Nhờ thái độ đức tin kỳ diệu ấy, chúng ta đã thấy có sự biến chuyển cách sống nơi họ.
4/ Sau khi đã gặp được Chúa và thờ lạy Chúa.
Các nhà chiêm tinh ra về mang theo tâm trạng của những con người đang dâng trào niềm vui mới và cách sống mới. Niềm vui mới đã đem đến cho họ một chon lựa mới. Đó là phải sống theo đường lối mà họ mới nhận ra nơi Chúa. Đường lối mới là họ phải xa tránh và không đi trên lối mòn của con đường cũ, nhưng phải bước đi trên những nẻo đường mới của con người mới. Đây là kết quả của những thiện chí, thể hiện qua sự hy sinh và khao khát kiếm tìm Chúa nơi các nhà chiêm tinh. Những thiên chí của các nhà chiêm tinh đã được Chúa bù đắp bằng sự biến đổi đột ngột nơi bản thân các ngài. Sự biến đổi bằng ơn thánh của Chúa đã đem đến cho các nhà chiêm tinh niềm hạnh phúc thật sự, cũng như những khát mong Thiên Chúa xuất phát từ cõi lòng khiêm tốn chân thành nơi các ngài, đã được lắp đầy bằng ơn thánh Chúa đã tặng ban. Chắc chắn từ giây phút bất ngờ sau khi đã được biến đổi, sẽ là mốc điểm để các nhà chiêm tinh khởi sự bằng đời sống mới liên tục trong Đấng Cứu Độ trần gian.
5/ Khi con người cứ mải mê kiếm tìm
Khi con người cứ mải mê kiếm tìm và sống trong sự hưởng thụ thoả mãn nơi vật chất, tiền của, địa vị, danh vọng, lạc thú. Chắc chắn lối sống ấy không bao giờ đem lại ích lợi gì cho con người. Đó là một cuộc sống vô nghĩa. Đôi khi nó sẽ hướng hành động của con người đi đến tính ích kỷ, bất công, tham lam, tham ô, gian dối… Vì con người có thể dùng mọi thủ đoạn để đạt tới cách sống giả dối, luôn lệ thuộc những thứ mau qua của trần gian.
Ngược lại, khi con người biết khiêm tốn kiếm tìm chính Chúa là nguồn hy vọng của con người. Chắc chắn cuộc kiếm tìm ấy sẽ mang đến cho con người một cuộc sống lý tưởng cao đẹp. Một cuộc sống đã được Chúa đổi mới bằng ơn thánh. Một cuộc đời luôn có “ Chúa là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” hiện diện trong mỗi hoàn cảnh. Một cuộc sống mà Chúa sẽ hướng dẫn mỗi người phải hành động như thế nào cho phù hợp với ý Chúa. Đó là một cách sống luôn tôn trọng sự thật, luôn quý trọng công bình, luôn tôn trọng quyền lợi của cá nhân và tập thể, luôn biết xây đắp bình an và gieo rắc công bình cho mọi người và mọi nơi đang cần sự công bình.
Lạy Mẹ Maria! Xin Mẹ giúp chúng con luôn tin tưởng rằng, Đức Giêsu Kitô Con Mẹ, là Đấng luôn đem lại lý tưởng cao đẹp cho con người, luôn bù đắp cho những khát vọng sâu xa nhất trong cõi lòng con người. Xin Mẹ hướng dẫn đời sống chúng con, luôn là cuộc lên đường để tìm Chúa không ngừng. Nhờ vậy đời sống chúng con sẽ được biến đổi thật sự, khi đã gặp được Đức Kitô Đấng muôn dân mong đợi, như các nhà chiêm tinh trong bài Tin mừng hôm nay. A men.
KHÁT VỌNG TÌM CHÚA
1/ Nếu thử hỏi: Khát vọng sâu xa nhất của con người là gì?
Trước câu trả lời này ta thấy có những thái độ chọn lựa khác nhau: Sẽ có nhiều người nghĩ rằng tiền của, vật chất, địa vị, danh vọng, quyền lực, có khi ngay cả lạc thú, những thứ này sẽ là nguyên nhân khơi lên lòng ước muốn nơi họ. Từ xác tín mơ hồ đó, sẽ phát sinh những cách sống chỉ biết tôn thờ vật chất, tôn thờ quyền lực, cùng với những thứ giả dối khác…
Ngược lại, cùng một câu hỏi, nhưng ta lại thấy những tương phản với sự lựa chon theo chiều hướng duy vật trên. Đó là vẫn còn rất nhiều người xác tín rằng: Chúa chính là Đấng luôn đáp ứng cho những khát vọng sâu xa nhất trong cõi lòng con người. Đây chính là xác tín đúng nhất và sâu xa nhất.
Từ xác tín khiêm tốn trên, thực tế ta thấy rất nhiều tâm hồn trong cuộc sống họ không ngừng khao khát tìm gặp Chúa, cho dẫu họ phải hứng chịu nhiều thử thách cam go trong cuộc hành trình tìm Chúa.
Như vậy, cùng một câu hỏi, nhưng câu trả lời thì không giống nhau, luôn có sự tương phản với nhau. Bởi vì có những thái độ chon lựa khác nhau. Sự tương phản này chúng ta cũng tìm thấy nơi thái độ của các nhân vật trong trang Tin mừng hôm nay, khi Chúa sinh hạ tại Bêlem.
2/ Thái độ của Vua Hêrôđê, các Thượng tế, Luật sĩ và Dân chúng:
Đây là thái độ thờ ơ, không cần bận tâm trước một sự kiên vĩ đại là Vua Israel hạ sinh. Mặc dù Đấng Cứu Thế giáng sinh cách Giêrusalem không xa, hay sau khi đã tra cứu Kinh thánh và biết rằng tại Bêlem, miền đất Giuđa, Vị lãnh tụ của Israel ra đời. Đây là những yếu tố khách quan để Hêrôđê và mọi thành phần trong dân Israel nhận biết Chúa, tìm kiếm Chúa. Nhưng cũng vì quá mải mê với cách sống giàu sang, quá ham muốn với cuộc sống danh vọng và địa vị, nên những người này cảm thấy Đấng Cứu Thế cũng không cần thiết mấy so với những quyền hành và bổng lộc mà họ đang nắm trong tay. Vì thế họ cố tình không dò xét và tìm hiểu Mầu Nhiệm Giáng Sinh của Vua Israel là Đấng Kitô.
3/ Thái độ của các nhà chiêm tinh:
Đó là thái độ ngược hẳn với Vua Hêrôđê, các Thượng tế, Luật sĩ và dân Israel. Các nhà chiêm tinh luôn kháo khát Đấng Cứu Thế. Vì qua sự thiện chí nghiên cứu thời giờ, tín hiệu, nhất là qua ánh sao lạ, họ đã biết Đấng Cứu Chuộc muôn dân đã hạ sinh. Vì thế, họ quyết tâm lên đường tìm Chúa cho bằng được.
Tuy nhiên, trong chặng hành trình kiếm tìm Đấng Cứu Thế, các nhà chiêm tinh cũng đã gặp không ít những khó khăn. Khó khăn về thời gian, đi mà không biết đến lúc nào mới gặp được Chúa. Khó khăn về địa lý, bởi vì đường xá xa xôi hiểm trở. Khó khăn về những dự định cho công việc tại quê nhà. Khó khăn về sức khoẻ, thời tiết. Và khó khăn lớn nhất đối vời các nhà chiêm tinh là ngôi sao lạ dẫn đường biến mất trong chặng hành trình họ đang tìm Chúa.
Cho dù có đối diện với rất nhiều khó khăn, hay có phải rơi vào những hiểm trở chông gai. Các nhà chiêm tinh vẫn cương quyết đi tìm Chúa cho đến cùng. Vì lúc này đối với các ông Chúa chính là tất cả. Và nơi Ngài sẽ đáp ứng cho tất cả những khắc khoải của con người.
Và rồi “kiên nhẫn đã thắng mọi sự”. Các nhà chiêm tinh đã gặp được Chúa. Cử chỉ các ngài sụp xuống thờ lạy Chúa, dâng vàng, nhũ hương và mộc dược, tất cả đều thể hiện niềm xác tín: Chúa là tất cả. Chúa là Đấng duy nhất để con người theo đuổi. Chúa là đối tượng duy nhất để đem niềm vui cho con người. Chúa là đối tượng duy nhất để con người tôn thờ và kính bái. Đây chính là thái độ đức tin của các nhà chiêm tinh. Nhờ thái độ đức tin kỳ diệu ấy, chúng ta đã thấy có sự biến chuyển cách sống nơi họ.
4/ Sau khi đã gặp được Chúa và thờ lạy Chúa.
Các nhà chiêm tinh ra về mang theo tâm trạng của những con người đang dâng trào niềm vui mới và cách sống mới. Niềm vui mới đã đem đến cho họ một chon lựa mới. Đó là phải sống theo đường lối mà họ mới nhận ra nơi Chúa. Đường lối mới là họ phải xa tránh và không đi trên lối mòn của con đường cũ, nhưng phải bước đi trên những nẻo đường mới của con người mới. Đây là kết quả của những thiện chí, thể hiện qua sự hy sinh và khao khát kiếm tìm Chúa nơi các nhà chiêm tinh. Những thiên chí của các nhà chiêm tinh đã được Chúa bù đắp bằng sự biến đổi đột ngột nơi bản thân các ngài. Sự biến đổi bằng ơn thánh của Chúa đã đem đến cho các nhà chiêm tinh niềm hạnh phúc thật sự, cũng như những khát mong Thiên Chúa xuất phát từ cõi lòng khiêm tốn chân thành nơi các ngài, đã được lắp đầy bằng ơn thánh Chúa đã tặng ban. Chắc chắn từ giây phút bất ngờ sau khi đã được biến đổi, sẽ là mốc điểm để các nhà chiêm tinh khởi sự bằng đời sống mới liên tục trong Đấng Cứu Độ trần gian.
5/ Khi con người cứ mải mê kiếm tìm
Khi con người cứ mải mê kiếm tìm và sống trong sự hưởng thụ thoả mãn nơi vật chất, tiền của, địa vị, danh vọng, lạc thú. Chắc chắn lối sống ấy không bao giờ đem lại ích lợi gì cho con người. Đó là một cuộc sống vô nghĩa. Đôi khi nó sẽ hướng hành động của con người đi đến tính ích kỷ, bất công, tham lam, tham ô, gian dối… Vì con người có thể dùng mọi thủ đoạn để đạt tới cách sống giả dối, luôn lệ thuộc những thứ mau qua của trần gian.
Ngược lại, khi con người biết khiêm tốn kiếm tìm chính Chúa là nguồn hy vọng của con người. Chắc chắn cuộc kiếm tìm ấy sẽ mang đến cho con người một cuộc sống lý tưởng cao đẹp. Một cuộc sống đã được Chúa đổi mới bằng ơn thánh. Một cuộc đời luôn có “ Chúa là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” hiện diện trong mỗi hoàn cảnh. Một cuộc sống mà Chúa sẽ hướng dẫn mỗi người phải hành động như thế nào cho phù hợp với ý Chúa. Đó là một cách sống luôn tôn trọng sự thật, luôn quý trọng công bình, luôn tôn trọng quyền lợi của cá nhân và tập thể, luôn biết xây đắp bình an và gieo rắc công bình cho mọi người và mọi nơi đang cần sự công bình.
Lạy Mẹ Maria! Xin Mẹ giúp chúng con luôn tin tưởng rằng, Đức Giêsu Kitô Con Mẹ, là Đấng luôn đem lại lý tưởng cao đẹp cho con người, luôn bù đắp cho những khát vọng sâu xa nhất trong cõi lòng con người. Xin Mẹ hướng dẫn đời sống chúng con, luôn là cuộc lên đường để tìm Chúa không ngừng. Nhờ vậy đời sống chúng con sẽ được biến đổi thật sự, khi đã gặp được Đức Kitô Đấng muôn dân mong đợi, như các nhà chiêm tinh trong bài Tin mừng hôm nay. A men.
Tìm ánh sao lạ ngay trong gia đình
LM Inhaxiô Trần Ngà
11:46 04/01/2008
CHÚA NHẬT LỄ HIỂN LINH (Tin Mừng Matthêu 2, 1-12)
Theo ánh sáng của ngôi sao lạ, ba nhà chiêm tinh đã tìm đến cung điện của vua Hê-rô-đê để thờ lạy kính bái, vì nghĩ rằng nếu có vị vua mới sinh thì ắt vua đó phải sinh ra nơi cung vàng điện ngọc, nơi chốn cao sang... Nhưng thực ra không phải thế. Khi ba vị hỏi: "Đức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người," thì vua Hê-rô-đê đâm ra hoảng hốt vì sợ rằng ngai vàng của mình có nguy cơ lung lay nếu có vị vua thứ hai xuất hiện.
Bấy giờ "nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế và kinh sư trong dân lại, rồi hỏi cho biết Đấng Ki-tô phải sinh ra ở đâu. Họ trả lời: "Tại Bê-lem, miền Giu-đê, vì trong sách ngôn sứ, có chép rằng: 'Phần ngươi, hỡi Bê-lem, miền đất Giu-đa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ít-ra-en dân Ta sẽ ra đời."
Thật bất ngờ, Chúa Cứu Thế không sinh ra trong cung vàng điện ngọc mà lại sinh ra trong nơi quê mùa heo hút, nơi làng Bê-lem là phần đất nhỏ nhất của miền Giu-đa.
Như thế, nhờ ánh sáng từ Kinh Thánh soi sáng mà vua Hê-rô-đê, cả triều thần của vua cũng như ba nhà chiêm tinh biết được nơi Chúa Cứu Thế giáng sinh. Cũng nhờ ánh sáng nầy, ba nhà chiêm tinh tiếp tục đến tận nơi để thờ lạy và dâng lễ vật cho Ngài, tại một nơi nghèo nàn tầm thường mà ba vị không thể ngờ trước được.
Hôm nay, không có ngôi sao lạ nào xuất hiện trên bầu trời để soi đường cho chúng ta đi tìm Chúa, nhưng chúng ta có một ánh sáng khác rực rỡ hơn giúp ta tìm gặp Ngài. Đó là ánh sáng của Lời Chúa. "Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi." (Thánh vịnh 119, câu 105)
Vậy ánh sáng Lời Chúa soi đường cho chúng ta tìm thấy Chúa nơi đâu?
Ơ nơi mà không mấy ai tin là có: Ở ngay trong gia đình chúng ta. Thật là điều bất ngờ !
Ba nhà chiêm tinh ngày xưa ban đầu cứ ngỡ rằng vua mới ra đời ắt hẵn phải sinh ra trong cung điện Hê-rô-đê, không ngờ lời Chúa lại chỉ cho họ tìm gặp Đấng Cứu Thế mới sinh tại một làng quê Bê-lêm hẻo lánh, trong hình hài một trẻ sơ sinh yếu ớt, tại một túp lều nghèo nàn đơn sơ.
Chúng ta cũng thế, ban đầu chúng ta cứ tưởng Chúa chỉ ngự trên chốn trời cao, Chúa chỉ hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể, chỉ ngự trong các thánh đường... Nào ngờ Chúa cũng hiện diện trong chính gia đình chúng ta, trong thôn xóm nghèo nàn của chúng ta.
Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II, trong tâm thư gửi các gia đình đã viết: "Thiên Chúa đồng hoá với con người, với những người trong gia đình. Thiên Chúa là một với người cha, người mẹ, người bạn trăm năm, người con cái... trong gia đình. Những gì chúng ta làm cho cha cho mẹ cho anh chị em cho con cái trong gia đình là làm cho chính Chúa."
Và chính Chúa Giê-su cũng khẳng định với chúng ta như thế: "Tất cả những gì anh em làm cho một người trong những anh em hèn mọn nhất của Ta đây là làm cho chính Ta." (Mt 25, 40)
Chính những lời dạy nầy là ánh sao sáng, còn sáng hơn sao Bê-lem năm xưa, soi sáng cho chúng ta biết Chúa đang ở ngay trong gia đình, trong làng xóm của chúng ta, để chúng ta đến hầu hạ phục vụ Ngài và dâng lễ vật cho Ngài.
Lễ vật của chúng ta không phải là vàng, nhũ hương và mộc dược nhưng là một tấm áo cho cha, một bát cơm cho mẹ, là sách vở bút mực cho con cái học hành, là sự ân cần săn sóc cho những người đau khổ chung quanh chúng ta.
Đó là những lễ vật quý báu mà Chúa Giê-su đang thiết tha chờ đợi. Nếu chúng ta vui lòng trao dâng, thì đến ngày phán xét, Chúa Giê-su sẽ nói với từng người trong chúng ta: "Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa" vì các con đã cho Ta tấm áo, cho Ta bát cơm, cho Ta sách vở để học hành, đã đào tạo Ta nên con người có phẩm chất cao đẹp... (xem Mt 25. 34)
Theo ánh sáng của ngôi sao lạ, ba nhà chiêm tinh đã tìm đến cung điện của vua Hê-rô-đê để thờ lạy kính bái, vì nghĩ rằng nếu có vị vua mới sinh thì ắt vua đó phải sinh ra nơi cung vàng điện ngọc, nơi chốn cao sang... Nhưng thực ra không phải thế. Khi ba vị hỏi: "Đức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người," thì vua Hê-rô-đê đâm ra hoảng hốt vì sợ rằng ngai vàng của mình có nguy cơ lung lay nếu có vị vua thứ hai xuất hiện.
Bấy giờ "nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế và kinh sư trong dân lại, rồi hỏi cho biết Đấng Ki-tô phải sinh ra ở đâu. Họ trả lời: "Tại Bê-lem, miền Giu-đê, vì trong sách ngôn sứ, có chép rằng: 'Phần ngươi, hỡi Bê-lem, miền đất Giu-đa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ít-ra-en dân Ta sẽ ra đời."
Thật bất ngờ, Chúa Cứu Thế không sinh ra trong cung vàng điện ngọc mà lại sinh ra trong nơi quê mùa heo hút, nơi làng Bê-lem là phần đất nhỏ nhất của miền Giu-đa.
Như thế, nhờ ánh sáng từ Kinh Thánh soi sáng mà vua Hê-rô-đê, cả triều thần của vua cũng như ba nhà chiêm tinh biết được nơi Chúa Cứu Thế giáng sinh. Cũng nhờ ánh sáng nầy, ba nhà chiêm tinh tiếp tục đến tận nơi để thờ lạy và dâng lễ vật cho Ngài, tại một nơi nghèo nàn tầm thường mà ba vị không thể ngờ trước được.
Hôm nay, không có ngôi sao lạ nào xuất hiện trên bầu trời để soi đường cho chúng ta đi tìm Chúa, nhưng chúng ta có một ánh sáng khác rực rỡ hơn giúp ta tìm gặp Ngài. Đó là ánh sáng của Lời Chúa. "Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi." (Thánh vịnh 119, câu 105)
Vậy ánh sáng Lời Chúa soi đường cho chúng ta tìm thấy Chúa nơi đâu?
Ơ nơi mà không mấy ai tin là có: Ở ngay trong gia đình chúng ta. Thật là điều bất ngờ !
Ba nhà chiêm tinh ngày xưa ban đầu cứ ngỡ rằng vua mới ra đời ắt hẵn phải sinh ra trong cung điện Hê-rô-đê, không ngờ lời Chúa lại chỉ cho họ tìm gặp Đấng Cứu Thế mới sinh tại một làng quê Bê-lêm hẻo lánh, trong hình hài một trẻ sơ sinh yếu ớt, tại một túp lều nghèo nàn đơn sơ.
Chúng ta cũng thế, ban đầu chúng ta cứ tưởng Chúa chỉ ngự trên chốn trời cao, Chúa chỉ hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể, chỉ ngự trong các thánh đường... Nào ngờ Chúa cũng hiện diện trong chính gia đình chúng ta, trong thôn xóm nghèo nàn của chúng ta.
Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II, trong tâm thư gửi các gia đình đã viết: "Thiên Chúa đồng hoá với con người, với những người trong gia đình. Thiên Chúa là một với người cha, người mẹ, người bạn trăm năm, người con cái... trong gia đình. Những gì chúng ta làm cho cha cho mẹ cho anh chị em cho con cái trong gia đình là làm cho chính Chúa."
Và chính Chúa Giê-su cũng khẳng định với chúng ta như thế: "Tất cả những gì anh em làm cho một người trong những anh em hèn mọn nhất của Ta đây là làm cho chính Ta." (Mt 25, 40)
Chính những lời dạy nầy là ánh sao sáng, còn sáng hơn sao Bê-lem năm xưa, soi sáng cho chúng ta biết Chúa đang ở ngay trong gia đình, trong làng xóm của chúng ta, để chúng ta đến hầu hạ phục vụ Ngài và dâng lễ vật cho Ngài.
Lễ vật của chúng ta không phải là vàng, nhũ hương và mộc dược nhưng là một tấm áo cho cha, một bát cơm cho mẹ, là sách vở bút mực cho con cái học hành, là sự ân cần săn sóc cho những người đau khổ chung quanh chúng ta.
Đó là những lễ vật quý báu mà Chúa Giê-su đang thiết tha chờ đợi. Nếu chúng ta vui lòng trao dâng, thì đến ngày phán xét, Chúa Giê-su sẽ nói với từng người trong chúng ta: "Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa" vì các con đã cho Ta tấm áo, cho Ta bát cơm, cho Ta sách vở để học hành, đã đào tạo Ta nên con người có phẩm chất cao đẹp... (xem Mt 25. 34)
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:15 04/01/2008
XÚC MAN TRANH CHẤP
Quốc quân Huệ Vương của nước Ngụy đang suy nghĩ có nên phát động chiến tranh hay không.
Đới Tấn Nhân đi gặp ông ta, nói: “Có một quốc gia tên là Xúc Thị, vị trí nằm ở bên râu trái của con ốc sên; có một quốc gia tên là Man Thị, vị trí năm ở bên râu phải của con ốc sên, hai nước vì tranh đất nên thường hay đánh nhau, dẫn đến tử thương cả vạn, truy đuổi đội quân bại trận phải đến mười lăm ngày mới ban sư hồi triều.”
Ngụy Huệ vương nghe xong thì nổi giận, chửi ông ta ăn nói xằng bậy, Đới Tấn Nhân nói: “Trời đất bốn phương không có cùng tận, mở rộng tấm lòng rong chơi trong hoàn cảnh vô tận thì rất tốt, ngài lại hà tất giống như hai nước Xúc Man kia phát động chiến tranh sao ?”
(Trang tử: Trắc dương)
Suy tư:
Hòa bình hai tiếng tuy đơn sơ dể nói và là mong muốn ngàn đời của nhân loại; chiến tranh là phá hoại, là không những giết chết thân xác, hủy hoại vật chất, mà còn để lại vết thương lòng cho con người, người phát động chiến tranh là đệ tử của ma quỷ, bởi vì ma quỷ là nguyên nhân và là cha đẻ của hận thù.
Chúa Giê-su đã dạy chúng ta: “Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa."(Mt 5, 9)Mà người xây dựng hòa bình, trước hết, phải có tâm hồn hòa bình, nghĩa là biết tha thứ và cảm thông và bao dung.
Thánh Phan-xi-cô Assisi đã “ngộ” ra lời Chúa Giê-su dạy, nên ngài cầu nguyện với tâm hồn hòa bình như sau:
“Lạy Chúa từ nhân!
Xin cho con biết mến yêu
và phụng sự Chúa trong mọi người.
Lạy Chúa xin hãy dùng con
như khí cụ bình an của Chúa,
để con đem yêu thưong vào nơi oán thù,
đem thứ tha vào nơi lăng nhục,
đem an hòa vào nơi tranh chấp,
đem chân lý vào chốn lỗi lầm.
Ðể con đem tin kính vào nơi nghi nan,
chiếu trông cậy vào nơi thất vọng,
để con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm,
đem niềm vui đến chốn u sầu.
Lạy Chúa xin hãy dạy con:
tìm an ủi người hơn được người ủi an,
tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết,
tìm yêu mến người hơn được người mến yêu.
Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh,
chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân,
vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ,
chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.
Ôi Thần Linh thánh ái xin mở rộng lòng con,
xin thương ban xuống
những ai lòng đầy thiện chí ơn an bình.”
Ki-tô hữu là người luôn mang lại bình an và hòa bình cho tha nhân, bởi vì họ là những môn đệ của Chúa Giê-su Ki-tô.
N2T |
Quốc quân Huệ Vương của nước Ngụy đang suy nghĩ có nên phát động chiến tranh hay không.
Đới Tấn Nhân đi gặp ông ta, nói: “Có một quốc gia tên là Xúc Thị, vị trí nằm ở bên râu trái của con ốc sên; có một quốc gia tên là Man Thị, vị trí năm ở bên râu phải của con ốc sên, hai nước vì tranh đất nên thường hay đánh nhau, dẫn đến tử thương cả vạn, truy đuổi đội quân bại trận phải đến mười lăm ngày mới ban sư hồi triều.”
Ngụy Huệ vương nghe xong thì nổi giận, chửi ông ta ăn nói xằng bậy, Đới Tấn Nhân nói: “Trời đất bốn phương không có cùng tận, mở rộng tấm lòng rong chơi trong hoàn cảnh vô tận thì rất tốt, ngài lại hà tất giống như hai nước Xúc Man kia phát động chiến tranh sao ?”
(Trang tử: Trắc dương)
Suy tư:
Hòa bình hai tiếng tuy đơn sơ dể nói và là mong muốn ngàn đời của nhân loại; chiến tranh là phá hoại, là không những giết chết thân xác, hủy hoại vật chất, mà còn để lại vết thương lòng cho con người, người phát động chiến tranh là đệ tử của ma quỷ, bởi vì ma quỷ là nguyên nhân và là cha đẻ của hận thù.
Chúa Giê-su đã dạy chúng ta: “Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa."(Mt 5, 9)Mà người xây dựng hòa bình, trước hết, phải có tâm hồn hòa bình, nghĩa là biết tha thứ và cảm thông và bao dung.
Thánh Phan-xi-cô Assisi đã “ngộ” ra lời Chúa Giê-su dạy, nên ngài cầu nguyện với tâm hồn hòa bình như sau:
“Lạy Chúa từ nhân!
Xin cho con biết mến yêu
và phụng sự Chúa trong mọi người.
Lạy Chúa xin hãy dùng con
như khí cụ bình an của Chúa,
để con đem yêu thưong vào nơi oán thù,
đem thứ tha vào nơi lăng nhục,
đem an hòa vào nơi tranh chấp,
đem chân lý vào chốn lỗi lầm.
Ðể con đem tin kính vào nơi nghi nan,
chiếu trông cậy vào nơi thất vọng,
để con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm,
đem niềm vui đến chốn u sầu.
Lạy Chúa xin hãy dạy con:
tìm an ủi người hơn được người ủi an,
tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết,
tìm yêu mến người hơn được người mến yêu.
Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh,
chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân,
vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ,
chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.
Ôi Thần Linh thánh ái xin mở rộng lòng con,
xin thương ban xuống
những ai lòng đầy thiện chí ơn an bình.”
Ki-tô hữu là người luôn mang lại bình an và hòa bình cho tha nhân, bởi vì họ là những môn đệ của Chúa Giê-su Ki-tô.
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:17 04/01/2008
CHỦ NHẬT
LỄ CHÚA HIỂN LINH
Tin mừng: Mt 2, 1-12.
“Từ phương Đông chúng tôi đến bái lạy Người.”
Bạn thân mến,
Có người cho rằng việc Chúa Giê-su sinh ra chỉ là một huyền thoại, giống như những câu chuyện cổ tích, nào là có mục đồng chiên, lừa, nào là có ngôi sao lạ xuất hiện, nào là có thiên thần hiện ra hát ca.v.v...Người ta nói sao cũng được, nhưng nếu Chúa Giê-su sinh ra chỉ là một chuyện cổ tích thì nó sẽ bị trôi vào quên lãng rồi, nhưng trên thế gian đã có những vị thông thái đã tin vào việc Chúa Giê-su là con người lịch sử, bằng chứng là khi Ngài mới sinh ra đã có ba nhà hiền sĩ thông thái đến chiêm bái Ngài.
Các nhà hiền sĩ đi theo ngôi sao lạ không phải vì các ông tò mò, nhưng là đi tìm kiếm một sự thật mà do trí thức nghiên cứu thiên văn, mà ba nhà hiền sĩ thông thái biết được vua Do Thái là Chúa Giê-su mới sinh ra, nên tìm kiếm để đến thờ lạy Ngài. Và như thế, Chúa Giê-su chính là ngôi sao sáng xuất hiện giữa thế gian để dẫn đưa nhân loại đến cùng Cha, để soi sáng nhân loại đang đi trong bóng đêm của tội lỗi tìm thấy ánh sáng của Tin Mừng, để họ được sự sống đời đời.
Bạn thân mến,
Bạn và tôi, cũng như tất cả những người Ki-tô hữu khác đều phải trở nên ánh sao lạ, không phải xuất hiện bên phương Đông, nhưng xuất hiện ngay trong chính môi trường của mình đang sống, để những việc làm của chúng ta mà người khác cho là lạ lùng như: tham dự thánh lễ, tha thứ cho người khác, phục vụ tha nhân, giúp đỡ mọi người.v.v... trở thành ánh sáng dẫn đường cho họ tìm kiếm Chúa Giê-su qua cách sống của chúng ta.
Xin Chúa Giê-su là ánh sao vĩ đại soi sáng tâm hồn của chúng ta, để bạn và tôi cũng trở nên những ngôi sao phản chiếu lại ánh sáng Tin Mừng của Chúa Giê-su, để xã hội đang bị bóng đêm của bất công lừa dối bao phủ này, bừng lên ánh huy hoàng của hy vọng là Chúa Giê-su.
---------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
LỄ CHÚA HIỂN LINH
Tin mừng: Mt 2, 1-12.
“Từ phương Đông chúng tôi đến bái lạy Người.”
Bạn thân mến,
Có người cho rằng việc Chúa Giê-su sinh ra chỉ là một huyền thoại, giống như những câu chuyện cổ tích, nào là có mục đồng chiên, lừa, nào là có ngôi sao lạ xuất hiện, nào là có thiên thần hiện ra hát ca.v.v...Người ta nói sao cũng được, nhưng nếu Chúa Giê-su sinh ra chỉ là một chuyện cổ tích thì nó sẽ bị trôi vào quên lãng rồi, nhưng trên thế gian đã có những vị thông thái đã tin vào việc Chúa Giê-su là con người lịch sử, bằng chứng là khi Ngài mới sinh ra đã có ba nhà hiền sĩ thông thái đến chiêm bái Ngài.
Các nhà hiền sĩ đi theo ngôi sao lạ không phải vì các ông tò mò, nhưng là đi tìm kiếm một sự thật mà do trí thức nghiên cứu thiên văn, mà ba nhà hiền sĩ thông thái biết được vua Do Thái là Chúa Giê-su mới sinh ra, nên tìm kiếm để đến thờ lạy Ngài. Và như thế, Chúa Giê-su chính là ngôi sao sáng xuất hiện giữa thế gian để dẫn đưa nhân loại đến cùng Cha, để soi sáng nhân loại đang đi trong bóng đêm của tội lỗi tìm thấy ánh sáng của Tin Mừng, để họ được sự sống đời đời.
Bạn thân mến,
Bạn và tôi, cũng như tất cả những người Ki-tô hữu khác đều phải trở nên ánh sao lạ, không phải xuất hiện bên phương Đông, nhưng xuất hiện ngay trong chính môi trường của mình đang sống, để những việc làm của chúng ta mà người khác cho là lạ lùng như: tham dự thánh lễ, tha thứ cho người khác, phục vụ tha nhân, giúp đỡ mọi người.v.v... trở thành ánh sáng dẫn đường cho họ tìm kiếm Chúa Giê-su qua cách sống của chúng ta.
Xin Chúa Giê-su là ánh sao vĩ đại soi sáng tâm hồn của chúng ta, để bạn và tôi cũng trở nên những ngôi sao phản chiếu lại ánh sáng Tin Mừng của Chúa Giê-su, để xã hội đang bị bóng đêm của bất công lừa dối bao phủ này, bừng lên ánh huy hoàng của hy vọng là Chúa Giê-su.
---------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:19 04/01/2008
N2T |
17. Một người hèn mọn, sau khi Thiên Chúa uy quyền, chúa của đoàn quân vì yêu họ mà trở thành người nghèo, mà họ còn muốn làm một người giàu có, thì thật là tranh cãi vô ích.
(Thánh Bernardus)Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người
Lm Cosma Hoàng Văn Đạt SJ
21:47 04/01/2008
CHÚA NHẬT LỄ HIỂN LINH
Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người
Trên trời có muôn ngàn ngôi sao, thế mà các đạo sĩ nhận ra ngôi sao của Chúa Giêsu.
Có thể không ngôi sao nào trên trời dẫn chúng ta đến với Chúa Giêsu, nhưng nếu chúng ta đã đến được với Chúa Giêsu thì cũng nhờ một hay nhiều ngôi sao nào đó dẫn đường. Có thể là cha mẹ, một người bạn, một quyển sách, một biến cố… Điều quan trọng là chúng ta biết đọc những tín hiệu. Giữa trăm ngàn đĩa phim, nếu chúng ta có một đầu đĩa thì có thể xem được và phân biệt được phim về Chúa Giêsu với các phim khác. Giữa trăm ngàn đĩa ca nhạc, nếu chúng ta có một đầu đĩa thì có thể nghe được và phân biệt được đĩa thánh ca với các đĩa khác. Đầu đĩa ấy có thể là vũ trụ, có thể là Hội Thánh. Đặc biệt là Thánh Kinh. Nhưng điều cốt yếu vẫn là tôi phải xem, phải nghe. Thiên nhiên và lịch sử không bao giờ thiếu những ngôi sao tín hiệu để con người đến được với ánh sáng.
Chúa Giêsu là ánh sáng. Một khi đến được với Chúa Giêsu, chính chúng ta được soi sáng và trở thành những ngôi sao dẫn đường cho người khác. Trong lịch sử đã từng có những vì sao sáng rực: thánh Phêrô, thánh Gioan, thánh Phaolô, thánh Têphanô, thánh Inhaxiô Antiôkia, thánh Âutinh, thánh Gioan Kim Khẩu, thánh Phanxicô Assisi, thánh Phanxicô Xavier, thánh Têrêxa, thánh Anrê Dũng Lạc, thánh Philipphê Phan Văn Minh, thánh Matthêu Lê Văn Gẫm, thánh Anê Lê Thị Thành… Ngay trong thời đại chúng ta cũng không thiếu những vì sao: thánh Maximilianô Kolbe, chân phước Têrêxa Calcutta… Và ngôi sao sáng chói trong mọi thời đại: Mẹ Maria. Chung quanh chúng ta vẫn có những người đang đi tìm một ngôi sao dẫn đường. Chính chúng ta được Chúa Giêsu mời gọi nhận lấy ánh sáng của Chúa để trở thành một ngôi sao, cho bạn bè, cho con cái, cho hàng xóm láng giềng. Có thể chúng ta chỉ là một ngọn đèn dầu, nhưng vẫn hữu ích cho một ai đó đi tìm nguồn sáng trong một đêm tăm tối.
Lạy Chúa Giêsu, Ánh Sáng thần linh giữa trần gian, luôn ban cho chúng con cũng như mọi người những ngôi sao dẫn đường.
Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người
Trên trời có muôn ngàn ngôi sao, thế mà các đạo sĩ nhận ra ngôi sao của Chúa Giêsu.
Có thể không ngôi sao nào trên trời dẫn chúng ta đến với Chúa Giêsu, nhưng nếu chúng ta đã đến được với Chúa Giêsu thì cũng nhờ một hay nhiều ngôi sao nào đó dẫn đường. Có thể là cha mẹ, một người bạn, một quyển sách, một biến cố… Điều quan trọng là chúng ta biết đọc những tín hiệu. Giữa trăm ngàn đĩa phim, nếu chúng ta có một đầu đĩa thì có thể xem được và phân biệt được phim về Chúa Giêsu với các phim khác. Giữa trăm ngàn đĩa ca nhạc, nếu chúng ta có một đầu đĩa thì có thể nghe được và phân biệt được đĩa thánh ca với các đĩa khác. Đầu đĩa ấy có thể là vũ trụ, có thể là Hội Thánh. Đặc biệt là Thánh Kinh. Nhưng điều cốt yếu vẫn là tôi phải xem, phải nghe. Thiên nhiên và lịch sử không bao giờ thiếu những ngôi sao tín hiệu để con người đến được với ánh sáng.
Chúa Giêsu là ánh sáng. Một khi đến được với Chúa Giêsu, chính chúng ta được soi sáng và trở thành những ngôi sao dẫn đường cho người khác. Trong lịch sử đã từng có những vì sao sáng rực: thánh Phêrô, thánh Gioan, thánh Phaolô, thánh Têphanô, thánh Inhaxiô Antiôkia, thánh Âutinh, thánh Gioan Kim Khẩu, thánh Phanxicô Assisi, thánh Phanxicô Xavier, thánh Têrêxa, thánh Anrê Dũng Lạc, thánh Philipphê Phan Văn Minh, thánh Matthêu Lê Văn Gẫm, thánh Anê Lê Thị Thành… Ngay trong thời đại chúng ta cũng không thiếu những vì sao: thánh Maximilianô Kolbe, chân phước Têrêxa Calcutta… Và ngôi sao sáng chói trong mọi thời đại: Mẹ Maria. Chung quanh chúng ta vẫn có những người đang đi tìm một ngôi sao dẫn đường. Chính chúng ta được Chúa Giêsu mời gọi nhận lấy ánh sáng của Chúa để trở thành một ngôi sao, cho bạn bè, cho con cái, cho hàng xóm láng giềng. Có thể chúng ta chỉ là một ngọn đèn dầu, nhưng vẫn hữu ích cho một ai đó đi tìm nguồn sáng trong một đêm tăm tối.
Lạy Chúa Giêsu, Ánh Sáng thần linh giữa trần gian, luôn ban cho chúng con cũng như mọi người những ngôi sao dẫn đường.
Giới thiệu tân Giáo xứ Hợp Châu thuộc giáo phận Thái Bình
Vinhsơn Phạm Văn Sơn
23:07 04/01/2008
THÁI BÌNH -- Hợp Châu là một tân giáo xứ thuộc giáo hạt Tiền Hải nằm ở sát biển, cách nhà thờ Chính Toà Thái Bình khoảng 37 km, về phía Đông Nam của tỉnh Thái Bình, với số giáo dân khoảng trên 1500 người.
Dân chúng ở đây đa số sinh sống bằng nghề đi biển. Từ nhà thờ đi ra, chỉ khoảng 300 mét là đã đến biển rộng mênh mông bát ngát. Không khí ở đây thật trong lành, thoáng mát… Và có lẽ đó là một trong những lý do khiến cho người dân vùng này sống rất đơn sơ chất phác và bà con giáo dân trong xứ sống đạo tốt lành, thánh thiện.
Năm đầu tiên Hợp Châu được nâng lên hàng giáo xứ, Cha Giuse Mai Trần Nga, hạt trưởng hạt Tiền Hải và là cha quản nhiệm của giáo xứ đã cử hành lễ Thiên Chúa Giáng Sinh tại tân giáo xứ này. Theo vòng quay mục vụ của liên xứ thì năm nay ngài sẽ cử hành lễ đêm Giáng Sinh tại nhiệm sở chính là giáo xứ Thanh Châu. Nhưng với lòng đạo đức sốt sắng của bà con giáo dân, Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ Hợp Châu đã thỉnh cầu cha quản hạt tạo điều kiện giúp đỡ để có một cha về giáo xứ dâng lễ mừng Chúa Giáng Sinh.
“Cầu được ước thấy”, theo lời thỉnh cầu của cha chính xứ, Đức giám mục giáo phận đã đồng ý cử cha Giuse Đinh Xuân Ngọc, phó văn phòng TGM, phó ban giáo lý giáo phận, về dâng lễ mừng Chúa Giáng Sinh tại giáo xứ Hợp Châu.
Nhận được tin này, bà con giáo dân rất phấn khởi vui mừng, các hội đoàn chuẩn bị tập luyện những điệu múa, những vũ khúc và những bài hát Thánh ca thật đặc sắc để tham gia đêm Văn nghệ Canh thức mừng Chúa Giáng Sinh được tổ chức vào đêm ngày 24 tháng 12. Mọi thành phần dân Chúa trong giáo xứ đã dành cả tuần lễ để dựng một lễ đài thật lớn trước quảng trường nhà thờ và những Hang đá xung quang đài Thánh Giuse Bổn Mạng giáo xứ. Những cột cờ được trang trí đèn nhấp nháy xanh đỏ, những hang đá,… được dựng theo từng làng (tiếng địa phương gọi là dựng cờ theo từng dong). Được biết ở đây bà con Lương Giáo rất đoàn kết, không phân biệt công giáo hay không công giáo, họ cùng nhau dựng cờ và cùng nhau dự tiệc chung vui để mừng Chúa Giáng Sinh (theo dong). Bầu không khí đón Noel nơi đây nhộn nhịp ấm áp tình người bởi bà con Lương Giáo một lòng vui mừng đón Chúa Giáng Sinh đem bình an đến cho mọi nhà.
Đúng 17 giờ ngày 24/12, cha Giuse phó văn phòng TGM dâng Thánh lễ Vọng mừng Chúa Giáng Sinh. Trong thánh lễ, ngài nói về vai trò của Thánh Giuse trong việc cộng tác vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa cách âm thầm và quảng đại, sẵn sàng hy sinh tất cả, chấp nhận tất cả những “phi lý” theo suy nghĩ của loài người nơi Đức Maria, để chương trình của Thiên Chúa được thực hiện. Và ngài mời gọi mọi người tín hữu trong giáo xứ cũng hãy quảng đại cộng tác với Thiên Chúa, để niềm vui và bình an Giáng Sinh được lan tỏa đến cho mọi người, nhất là những người đau khổ, nghèo khó, bệnh tật,…cụ thể là hãy đến thăm hỏi và giúp đỡ tinh thần cũng như vật chất đối với những người đang sống chung quanh, không phân biệt có đạo hay không có đạo.
Đêm văn nghệ Thánh ca và Canh thức mừng Chúa Giáng Sinh diễn ra vào lúc 19 giờ 45 phút. MC của chương trình, thầy Vinh-sơn Phạm Văn Sơn, mời cha Giuse lên khai mạc. Ngài đã mượn lời của các thiên thần xưa: "Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương" để chúc anh chị em giáo dân và mọi thành phần đang hiện diện đón nhận được niềm vui và bình an của Chúa trong lễ Giáng Sinh này. Sau đó, ngài tuyên bố khai mạc đêm Văn nghệ Canh thức mừng Chúa Giáng Sinh. Từng tràng pháo tay như tiếp sức cho những bánh pháo hoa và pháo giấy làm nóng lên bầu không khí giá lạnh của đêm đông xứ Bắc. Tiếp đó, quý vị đại diện cho chính quyền Huyện Tiền Hải, Xã Nam Thịnh và Thôn có những lẵng hoa tươi chúc mừng Giáng Sinh cha Giuse cũng như cộng đoàn giáo xứ thể hiện tinh thần đoàn kết lương giáo. Đêm văn nghệ với 16 tiết mục gồm những bài thánh ca hợp xướng, song ca… được tập luyện công phu với sự giúp đỡ của các thầy và các sơ. Những điệu múa, những điệu vũ uyển chuyển dễ thương của các em thiếu nhi, hội Con Đức Mẹ, huynh đoàn Đaminh, cũng hết sức rất đặc sắc. Chương trình văn nghệ Canh thức kéo dài hơn một tiếng ba mươi phút và kết thúc với bài hát cầu nguyện “Trời cao hãy đổ sương xuống, và ngàn mây hãy mưa Đấng chuộc tội …”. Sau đó, một cuộc rước long trọng được cử hành. Đoàn rước tiến bước xung quanh khuôn viên nhà thờ với sự hiện diện của cha chủ tế và cộng đoàn, lần lượt tới viếng các Hang đá do các giáp và hai giáo họ Lộc Trung - Ngọc Châu dựng lên.
Đúng 22 giờ 30, cha Giuse dâng Thánh lễ Nửa Đêm mừng Chúa Giáng Sinh. Thánh lễ diễn ra một cách trang trọng và sốt sắng tại lễ đài. Mở đầu bài chia sẻ, cha chủ tế trịnh trọng nói: "Trong bầu khí linh thiêng của đêm cực thánh này, tôi muốn mượn lời của các Thiên Thần đã nói với các mục đồng ngày xưa để nói với tất cả và từng người anh chị em đang hiện diện nơi đây là: Hôm nay Đấng Cứu Thế đã Giáng Sinh cho chúng ta". Từng tràng pháo tay vang dội như thể mọi người đều cảm nhận thấy Ngôi Hai Thiên Chúa đang hiện diện ở giữa cộng đoàn.
Rồi ngài đặt vấn đề là có ai dám chắc Chúa Giêsu sinh ra vào ngày 25 tháng 12 năm thứ nhất của Kỷ nguyên không? Và sau khi giải thích nguồn gốc của Lễ Giáng Sinh, cha chủ tế kết luận: Theo cách tính của khoa học ngày nay thì Chúa Giêsu sinh ra không phải vào năm thứ I, nhưng rất có thể vào năm 8 - 4 TCN. Nhưng ngày hôm nay Giáo Hội mừng lễ Chúa Giáng Sinh vào ngày 25 tháng 12 thì đó là vì Giáo Hội đã mượn lấy một ngày lễ của dân Rôma thờ thần Mặt Trời để nói với tất cả mọi người rằng: chẳng có thần thánh nào cả, mặt trời trên đầu chúng ta kia cũng chỉ là một tạo vật mà thôi. Còn Mặt Trời đích thực, Mặt Trời Công Chính là chính Đức Kitô, Đấng là Chủ và là Chúa của tất cả mọi tạo vật, trong đó có mặt trời đang chiếu sáng trên hoàn vũ này. Như vậy, khi mừng lễ Chúa Giáng Sinh vào ngày 15 tháng 12, là Giáo Hội đã nỗ lực Kitô hóa ngày lễ của người ngoại giáo, mặc lấy cho nó một ý nghĩa đích thực, để công bố cho nhân loại biết Chúa Kitô là Mặt Trời Công Chính, là Đấng Mêsia muôn dân trông đợi.
Tiếp theo, cha chủ tế gợi ý với cộng đoàn một suy nghĩ là: Ngày hôm nay hình như lễ Noel đang dần dần bị tục hoá, khi trở thành dịp để nhiều người, nhất là những người lắm tiền nhiều của ăn chơi và tiêu tiền vô tội vạ, bất chấp những khó khăn mà nhiều người khác đang phải đối diện, là dịp cấp dưới tặng quà Giáng Sinh cho sếp mà hàm chứa ở trong đó là sự tham nhũng, hối lộ… Thanh niên nam nữ tiệc tùng trác táng, đua xe thâu đêm… và kết thúc cuộc vui trong các nhà nghỉ. Ngày lễ của người Công giáo đang bị nhiều người tục hoá nặng nề.
Ngài tự chất vấn: Hầu hết các giáo xứ, nhất là các Tân giáo xứ như giáo xứ Hợp Châu, đều dựng cờ, hang đá, đèn điện… hy sinh rất nhiều để biểu lộ đức tin vào mầu nhiệm Con Thiên Chúa nhập thể làm người. Nhưng hỏi rằng Chúa Giêsu đi vào cuộc đời chúng ta chưa? Ơn cứu độ đã được thực hiện cho chúng ta nhưng chúng ta cộng tác với ơn Chúa hay chưa, để ơn cứu độ ấy thực sự đến với mỗi người ? Câu nói rất nổi tiếng của thánh Augustinô: " Chúa dựng nên con không cần hỏi ý kiến con, nhưng để cứu độ con, Ngài cần con cộng tác".
Sau đó cha Giuse mời gọi mỗi người hãy giảm bớt những bữa tiệc tùng thâu đêm, mà thay vào đó là hãy đi thăm hỏi và dành những chi phí đó để tặng cho những người có hoàn cảnh khó khăn, những người nghèo, những người không nơi nương tựa, những anh chị em đang là nạn nhân của những trận lụt kinh hoàng tại Miền Trung. Ngài cũng kể lại nghĩa cử tốt đẹp của các bạn Sinh viên Công giáo Thái Bình, đi đến các bệnh viện để tặng những món quà Giáng Sinh do chính các bạn chắt chiu từ kinh phí vốn hết sức eo hẹp của mình cho những người neo đơn, các em thiếu nhi, … và các bạn cảm thấy vui vẻ, bình an; rồi ngài cũng khuyến khích cộng đoàn: Anh chị em cũng hãy ra khỏi mình đi đến với người khác để được bình an. Những món quà nho nhỏ cho người nghèo, đi thăm những người già yếu,… từ đó chúng ta cảm thấy bình an. Chúc anh chị em mừng lễ Giáng Sinh tràn đầy niềm vui và bình an, Năm Mới an khang hạnh phúc.
Sau lời nguyện Hiệp lễ, các đoàn hội của giáo xứ cùng lên chúc mừng cha Giuse bằng những lời chúc tốt đẹp và những lẵng hoa tươi. Thánh lễ kết thúc lúc sắp bước sang 12 giờ đêm. Mọi người hân hoan ra về mà trong lòng trào dâng những niềm vui khác lạ. Đâu đó trên môi miệng họ còn khe khẽ ngâm nga lời hát: …mừng Con Chúa ra đời…
Khác với mọi năm, sau Thánh lễ nửa đêm, tất cả cộng đoàn ai về nhà nấy để chung chia niềm vui Giáng sinh trong tình gia đình. Theo như lời của ông Chánh trương thì những chia sẻ của cha Giuse đã phát huy hiệu quả ngay lập tức. Cả xứ hình như không có đám nào tiệc tùng qua đêm, và sáng hôm sau, Thánh lễ Rạng Đông mặc dù được cử hành khá sớm vẫn có rất đông thanh niên đến tham dự.
Thánh lễ Rạng đông được cử hành vào lúc 5 giờ sáng ngày 25 tháng 12. Trong thánh lễ, cha chủ tế chia sẻ rằng dấu chỉ để các mục đồng nhận ra Con Thiên Chúa làm người là “Một Hài Nhi mới sinh, bọc trong khăn và đặt nằm trong máng cỏ”, một dấu chỉ bình thường, thậm chí tầm thường. Nhưng cho dù tầm thường bao nhiêu thì đó vẫn là một sự sống của con người, và hơn nữa đó là sự sống của chính Thiên Chúa. Do đó sự sống con người có một giá trị thiêng thánh, cần được tôn trọng và bảo vệ ngay từ khi được tượng thai trong lòng mẹ, và ai tôn trọng sự sống, người đó sẽ gặp được chính Thiên Chúa. Ngài cũng mở rộng: sự sống mà chúng ta nói đến không chỉ là sự sống thân xác, mà còn là sự sống tinh thần. Rồi ngài nói rằng ngày hôm nay, trên thế giới có biết bao sự sống đang bị đầu độc bởi các thứ phim ảnh xấu, gương xấu của người lớn, sự vô trách nhiệm của những bậc cha mẹ chỉ biết đến hạnh phúc và thoải mái cho chính mình mà quên đi những tác động nguy hiểm họ vô tình hay hữu ý gây ra cho thế hệ trẻ, trong đó có chính con cái mình. Ngài mời gọi mỗi người trong giáo xứ hãy biết trân trọng sự sống mà Chúa trao ban cho mỗi người và mỗi gia đình, đồng thời hãy nâng niu và dưỡng nuôi để sự sống ấy không ngừng được lớn lên.
Thánh lễ kết thúc, cha Giuse vội vàng chuẩn bị để trở về Tòa Giám Mục cho kịp Thánh lễ đồng tế với Đức Cha giáo phận vào lúc 9 giờ sáng. Mọi người giáo dân, từ già đến trẻ, cứ lưu luyến bên cha mãi. Nhưng vì thời gian có hạn nên ngài không thể tiếp tục ở lại. Ngài cũng nói lời xin lỗi cộng đoàn nếu trong việc cử hành Thánh lễ và các nghi thức có điều gì thiếu sót vì ngài mới chỉ được thụ phong linh mục được 4 tháng. Cha Giuse đi rồi nhưng cộng đoàn, dưới sự hướng dẫn và điều hành của các ông trùm tiếp tục đến thăm các cụ ông, cụ bà già cả hay có hoàn cảnh khó khăn trong giáo xứ theo lời hiệu triệu của cha Giuse, điều mà ngài và Ban Chấp Hành giáo xứ đã khởi đầu từ chiều hôm trước. Thật là một dịp Giáng Sinh vô cùng ý nghĩa!
Trên đây là một vài ghi nhận từ lễ Giáng Sinh nơi một tân giáo xứ của giáo phận Thái Bình. Theo cảm nhận cá nhân của mình, tôi nhận thấy niềm vui và sự bình an mà các Thiên Thần cầu chúc cho nhân loại khi Con Thiên Chúa giáng trần đã thực sự đến trên mọi người mọi nhà trong giáo xứ này. Ước gì những hồng ân mà mỗi người nhận được sẽ đồng hành mãi với họ trong hành trình đức tin đầy dẫy những khó khăn của ngày hôm nay.
Dân chúng ở đây đa số sinh sống bằng nghề đi biển. Từ nhà thờ đi ra, chỉ khoảng 300 mét là đã đến biển rộng mênh mông bát ngát. Không khí ở đây thật trong lành, thoáng mát… Và có lẽ đó là một trong những lý do khiến cho người dân vùng này sống rất đơn sơ chất phác và bà con giáo dân trong xứ sống đạo tốt lành, thánh thiện.
Năm đầu tiên Hợp Châu được nâng lên hàng giáo xứ, Cha Giuse Mai Trần Nga, hạt trưởng hạt Tiền Hải và là cha quản nhiệm của giáo xứ đã cử hành lễ Thiên Chúa Giáng Sinh tại tân giáo xứ này. Theo vòng quay mục vụ của liên xứ thì năm nay ngài sẽ cử hành lễ đêm Giáng Sinh tại nhiệm sở chính là giáo xứ Thanh Châu. Nhưng với lòng đạo đức sốt sắng của bà con giáo dân, Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ Hợp Châu đã thỉnh cầu cha quản hạt tạo điều kiện giúp đỡ để có một cha về giáo xứ dâng lễ mừng Chúa Giáng Sinh.
“Cầu được ước thấy”, theo lời thỉnh cầu của cha chính xứ, Đức giám mục giáo phận đã đồng ý cử cha Giuse Đinh Xuân Ngọc, phó văn phòng TGM, phó ban giáo lý giáo phận, về dâng lễ mừng Chúa Giáng Sinh tại giáo xứ Hợp Châu.
Nhận được tin này, bà con giáo dân rất phấn khởi vui mừng, các hội đoàn chuẩn bị tập luyện những điệu múa, những vũ khúc và những bài hát Thánh ca thật đặc sắc để tham gia đêm Văn nghệ Canh thức mừng Chúa Giáng Sinh được tổ chức vào đêm ngày 24 tháng 12. Mọi thành phần dân Chúa trong giáo xứ đã dành cả tuần lễ để dựng một lễ đài thật lớn trước quảng trường nhà thờ và những Hang đá xung quang đài Thánh Giuse Bổn Mạng giáo xứ. Những cột cờ được trang trí đèn nhấp nháy xanh đỏ, những hang đá,… được dựng theo từng làng (tiếng địa phương gọi là dựng cờ theo từng dong). Được biết ở đây bà con Lương Giáo rất đoàn kết, không phân biệt công giáo hay không công giáo, họ cùng nhau dựng cờ và cùng nhau dự tiệc chung vui để mừng Chúa Giáng Sinh (theo dong). Bầu không khí đón Noel nơi đây nhộn nhịp ấm áp tình người bởi bà con Lương Giáo một lòng vui mừng đón Chúa Giáng Sinh đem bình an đến cho mọi nhà.
Đúng 17 giờ ngày 24/12, cha Giuse phó văn phòng TGM dâng Thánh lễ Vọng mừng Chúa Giáng Sinh. Trong thánh lễ, ngài nói về vai trò của Thánh Giuse trong việc cộng tác vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa cách âm thầm và quảng đại, sẵn sàng hy sinh tất cả, chấp nhận tất cả những “phi lý” theo suy nghĩ của loài người nơi Đức Maria, để chương trình của Thiên Chúa được thực hiện. Và ngài mời gọi mọi người tín hữu trong giáo xứ cũng hãy quảng đại cộng tác với Thiên Chúa, để niềm vui và bình an Giáng Sinh được lan tỏa đến cho mọi người, nhất là những người đau khổ, nghèo khó, bệnh tật,…cụ thể là hãy đến thăm hỏi và giúp đỡ tinh thần cũng như vật chất đối với những người đang sống chung quanh, không phân biệt có đạo hay không có đạo.
Đêm văn nghệ Thánh ca và Canh thức mừng Chúa Giáng Sinh diễn ra vào lúc 19 giờ 45 phút. MC của chương trình, thầy Vinh-sơn Phạm Văn Sơn, mời cha Giuse lên khai mạc. Ngài đã mượn lời của các thiên thần xưa: "Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương" để chúc anh chị em giáo dân và mọi thành phần đang hiện diện đón nhận được niềm vui và bình an của Chúa trong lễ Giáng Sinh này. Sau đó, ngài tuyên bố khai mạc đêm Văn nghệ Canh thức mừng Chúa Giáng Sinh. Từng tràng pháo tay như tiếp sức cho những bánh pháo hoa và pháo giấy làm nóng lên bầu không khí giá lạnh của đêm đông xứ Bắc. Tiếp đó, quý vị đại diện cho chính quyền Huyện Tiền Hải, Xã Nam Thịnh và Thôn có những lẵng hoa tươi chúc mừng Giáng Sinh cha Giuse cũng như cộng đoàn giáo xứ thể hiện tinh thần đoàn kết lương giáo. Đêm văn nghệ với 16 tiết mục gồm những bài thánh ca hợp xướng, song ca… được tập luyện công phu với sự giúp đỡ của các thầy và các sơ. Những điệu múa, những điệu vũ uyển chuyển dễ thương của các em thiếu nhi, hội Con Đức Mẹ, huynh đoàn Đaminh, cũng hết sức rất đặc sắc. Chương trình văn nghệ Canh thức kéo dài hơn một tiếng ba mươi phút và kết thúc với bài hát cầu nguyện “Trời cao hãy đổ sương xuống, và ngàn mây hãy mưa Đấng chuộc tội …”. Sau đó, một cuộc rước long trọng được cử hành. Đoàn rước tiến bước xung quanh khuôn viên nhà thờ với sự hiện diện của cha chủ tế và cộng đoàn, lần lượt tới viếng các Hang đá do các giáp và hai giáo họ Lộc Trung - Ngọc Châu dựng lên.
Đúng 22 giờ 30, cha Giuse dâng Thánh lễ Nửa Đêm mừng Chúa Giáng Sinh. Thánh lễ diễn ra một cách trang trọng và sốt sắng tại lễ đài. Mở đầu bài chia sẻ, cha chủ tế trịnh trọng nói: "Trong bầu khí linh thiêng của đêm cực thánh này, tôi muốn mượn lời của các Thiên Thần đã nói với các mục đồng ngày xưa để nói với tất cả và từng người anh chị em đang hiện diện nơi đây là: Hôm nay Đấng Cứu Thế đã Giáng Sinh cho chúng ta". Từng tràng pháo tay vang dội như thể mọi người đều cảm nhận thấy Ngôi Hai Thiên Chúa đang hiện diện ở giữa cộng đoàn.
Rồi ngài đặt vấn đề là có ai dám chắc Chúa Giêsu sinh ra vào ngày 25 tháng 12 năm thứ nhất của Kỷ nguyên không? Và sau khi giải thích nguồn gốc của Lễ Giáng Sinh, cha chủ tế kết luận: Theo cách tính của khoa học ngày nay thì Chúa Giêsu sinh ra không phải vào năm thứ I, nhưng rất có thể vào năm 8 - 4 TCN. Nhưng ngày hôm nay Giáo Hội mừng lễ Chúa Giáng Sinh vào ngày 25 tháng 12 thì đó là vì Giáo Hội đã mượn lấy một ngày lễ của dân Rôma thờ thần Mặt Trời để nói với tất cả mọi người rằng: chẳng có thần thánh nào cả, mặt trời trên đầu chúng ta kia cũng chỉ là một tạo vật mà thôi. Còn Mặt Trời đích thực, Mặt Trời Công Chính là chính Đức Kitô, Đấng là Chủ và là Chúa của tất cả mọi tạo vật, trong đó có mặt trời đang chiếu sáng trên hoàn vũ này. Như vậy, khi mừng lễ Chúa Giáng Sinh vào ngày 15 tháng 12, là Giáo Hội đã nỗ lực Kitô hóa ngày lễ của người ngoại giáo, mặc lấy cho nó một ý nghĩa đích thực, để công bố cho nhân loại biết Chúa Kitô là Mặt Trời Công Chính, là Đấng Mêsia muôn dân trông đợi.
Tiếp theo, cha chủ tế gợi ý với cộng đoàn một suy nghĩ là: Ngày hôm nay hình như lễ Noel đang dần dần bị tục hoá, khi trở thành dịp để nhiều người, nhất là những người lắm tiền nhiều của ăn chơi và tiêu tiền vô tội vạ, bất chấp những khó khăn mà nhiều người khác đang phải đối diện, là dịp cấp dưới tặng quà Giáng Sinh cho sếp mà hàm chứa ở trong đó là sự tham nhũng, hối lộ… Thanh niên nam nữ tiệc tùng trác táng, đua xe thâu đêm… và kết thúc cuộc vui trong các nhà nghỉ. Ngày lễ của người Công giáo đang bị nhiều người tục hoá nặng nề.
Ngài tự chất vấn: Hầu hết các giáo xứ, nhất là các Tân giáo xứ như giáo xứ Hợp Châu, đều dựng cờ, hang đá, đèn điện… hy sinh rất nhiều để biểu lộ đức tin vào mầu nhiệm Con Thiên Chúa nhập thể làm người. Nhưng hỏi rằng Chúa Giêsu đi vào cuộc đời chúng ta chưa? Ơn cứu độ đã được thực hiện cho chúng ta nhưng chúng ta cộng tác với ơn Chúa hay chưa, để ơn cứu độ ấy thực sự đến với mỗi người ? Câu nói rất nổi tiếng của thánh Augustinô: " Chúa dựng nên con không cần hỏi ý kiến con, nhưng để cứu độ con, Ngài cần con cộng tác".
Sau đó cha Giuse mời gọi mỗi người hãy giảm bớt những bữa tiệc tùng thâu đêm, mà thay vào đó là hãy đi thăm hỏi và dành những chi phí đó để tặng cho những người có hoàn cảnh khó khăn, những người nghèo, những người không nơi nương tựa, những anh chị em đang là nạn nhân của những trận lụt kinh hoàng tại Miền Trung. Ngài cũng kể lại nghĩa cử tốt đẹp của các bạn Sinh viên Công giáo Thái Bình, đi đến các bệnh viện để tặng những món quà Giáng Sinh do chính các bạn chắt chiu từ kinh phí vốn hết sức eo hẹp của mình cho những người neo đơn, các em thiếu nhi, … và các bạn cảm thấy vui vẻ, bình an; rồi ngài cũng khuyến khích cộng đoàn: Anh chị em cũng hãy ra khỏi mình đi đến với người khác để được bình an. Những món quà nho nhỏ cho người nghèo, đi thăm những người già yếu,… từ đó chúng ta cảm thấy bình an. Chúc anh chị em mừng lễ Giáng Sinh tràn đầy niềm vui và bình an, Năm Mới an khang hạnh phúc.
Sau lời nguyện Hiệp lễ, các đoàn hội của giáo xứ cùng lên chúc mừng cha Giuse bằng những lời chúc tốt đẹp và những lẵng hoa tươi. Thánh lễ kết thúc lúc sắp bước sang 12 giờ đêm. Mọi người hân hoan ra về mà trong lòng trào dâng những niềm vui khác lạ. Đâu đó trên môi miệng họ còn khe khẽ ngâm nga lời hát: …mừng Con Chúa ra đời…
Khác với mọi năm, sau Thánh lễ nửa đêm, tất cả cộng đoàn ai về nhà nấy để chung chia niềm vui Giáng sinh trong tình gia đình. Theo như lời của ông Chánh trương thì những chia sẻ của cha Giuse đã phát huy hiệu quả ngay lập tức. Cả xứ hình như không có đám nào tiệc tùng qua đêm, và sáng hôm sau, Thánh lễ Rạng Đông mặc dù được cử hành khá sớm vẫn có rất đông thanh niên đến tham dự.
Thánh lễ Rạng đông được cử hành vào lúc 5 giờ sáng ngày 25 tháng 12. Trong thánh lễ, cha chủ tế chia sẻ rằng dấu chỉ để các mục đồng nhận ra Con Thiên Chúa làm người là “Một Hài Nhi mới sinh, bọc trong khăn và đặt nằm trong máng cỏ”, một dấu chỉ bình thường, thậm chí tầm thường. Nhưng cho dù tầm thường bao nhiêu thì đó vẫn là một sự sống của con người, và hơn nữa đó là sự sống của chính Thiên Chúa. Do đó sự sống con người có một giá trị thiêng thánh, cần được tôn trọng và bảo vệ ngay từ khi được tượng thai trong lòng mẹ, và ai tôn trọng sự sống, người đó sẽ gặp được chính Thiên Chúa. Ngài cũng mở rộng: sự sống mà chúng ta nói đến không chỉ là sự sống thân xác, mà còn là sự sống tinh thần. Rồi ngài nói rằng ngày hôm nay, trên thế giới có biết bao sự sống đang bị đầu độc bởi các thứ phim ảnh xấu, gương xấu của người lớn, sự vô trách nhiệm của những bậc cha mẹ chỉ biết đến hạnh phúc và thoải mái cho chính mình mà quên đi những tác động nguy hiểm họ vô tình hay hữu ý gây ra cho thế hệ trẻ, trong đó có chính con cái mình. Ngài mời gọi mỗi người trong giáo xứ hãy biết trân trọng sự sống mà Chúa trao ban cho mỗi người và mỗi gia đình, đồng thời hãy nâng niu và dưỡng nuôi để sự sống ấy không ngừng được lớn lên.
Thánh lễ kết thúc, cha Giuse vội vàng chuẩn bị để trở về Tòa Giám Mục cho kịp Thánh lễ đồng tế với Đức Cha giáo phận vào lúc 9 giờ sáng. Mọi người giáo dân, từ già đến trẻ, cứ lưu luyến bên cha mãi. Nhưng vì thời gian có hạn nên ngài không thể tiếp tục ở lại. Ngài cũng nói lời xin lỗi cộng đoàn nếu trong việc cử hành Thánh lễ và các nghi thức có điều gì thiếu sót vì ngài mới chỉ được thụ phong linh mục được 4 tháng. Cha Giuse đi rồi nhưng cộng đoàn, dưới sự hướng dẫn và điều hành của các ông trùm tiếp tục đến thăm các cụ ông, cụ bà già cả hay có hoàn cảnh khó khăn trong giáo xứ theo lời hiệu triệu của cha Giuse, điều mà ngài và Ban Chấp Hành giáo xứ đã khởi đầu từ chiều hôm trước. Thật là một dịp Giáng Sinh vô cùng ý nghĩa!
Trên đây là một vài ghi nhận từ lễ Giáng Sinh nơi một tân giáo xứ của giáo phận Thái Bình. Theo cảm nhận cá nhân của mình, tôi nhận thấy niềm vui và sự bình an mà các Thiên Thần cầu chúc cho nhân loại khi Con Thiên Chúa giáng trần đã thực sự đến trên mọi người mọi nhà trong giáo xứ này. Ước gì những hồng ân mà mỗi người nhận được sẽ đồng hành mãi với họ trong hành trình đức tin đầy dẫy những khó khăn của ngày hôm nay.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các Giáo Viên được Khen Ngợi như là Những Người Cổ Võ Chính Cho Các Ơn Gọi
Anthony Lê
08:57 04/01/2008
Các Giáo Viên được Khen Ngợi như là Những Người Cổ Võ Chính Cho Các Ơn Gọi
Và Họ Được Xem Như Là Các Khí Cụ Hữu Ích Trong Việc Giúp Cho Giới Trẻ Tìm Về Ơn Gọi Trong Đời Sống Linh Mục
LONDON (Zenit.org).- Các giáo viên đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giúp cho người trẻ khám phá ra ơn gọi về đời sống Linh Mục và thiên chức Linh Mục, vì rằng họ cần ý thức trước tiên về ý nghĩa sứ mạng của họ trong tư cách là những nhà giáo dục "con người," đó là kết luận của một nhóm các giám đốc đặc trách về ơn gọi trong cuộc họp vừa qua tại Tây Ban Nha.
Các viên chức này đến từ Anh Quốc và Xứ Wales đã cùng quy tụ lại với nhau tại Trường Cao Đẳng Hoàng Gia Anh ở thành phố Valladolid thuộc Tây Ban Nha trong cuộc họp hằng năm của các vị giám đốc đặc trách về ơn gọi cho các giáo phận tại Anh Quốc. Một trong những kết luận chính của cuộc họp chính là nhu cầu để chọn và mừng ngày "ơn gọi của việc giảng dạy" (vocation of teaching).
Trong một tuyên cáo tóm tắt được đưa ra cho giới báo chí, các viên chức này cho biết rằng: "Các vị giám đốc đặc trách về ơn gọi nhìn nhân ra rằng các thầy/cô giáo thường có vị thế ưu tiên và thuận lợi nhất trong việc giáo huấn, và hướng dẫn các em học sinh trẻ tuổi ý thức hơn nữa về tương lai của các em, để giúp cho các em biết nhìn nhận ra lời gọi kêu của Thiên Chúa đến trong đời sống của các em. Để làm được điều này một cách có hiệu quả, thì các thầy/cô giáo trước tiên cần phải nhìn nhận ra ơn gọi về việc giảng dạy của chính mình trong tư cách là những nhà giáo dục Kitô Giáo."
Phát biểu thay thế cho các giám đốc đặc trách về ơn gọi đang tham dự cuộc họp, Cha Paul Embery đến từ Văn Phòng Đặc Trách về Ơn Gọi của Anh Quốc nói: "Chúng ta cần nhấn mạnh nhiều hơn nữa về việc vinh danh và tổ chức nghề giáo như là một ơn gọi, để các thầy/cô giáo được củng cố thêm tinh thần trong những việc vĩ đại mà họ đang làm tại các trường học. Vì đối với những thầy/cô giáo nào biết ý thức về ơn gọi của riêng mình trong tư cách là một nhà giáo, thì họ có thể giúp truyền ra ý nghĩa của ơn gọi đó cho những ai mà họ giáo dục, để các em biết và định hướng cho đời sống tương lai lành mạnh của chính riêng các em."
Các vị giám đốc đặc trách về ơn gọi này cũng nhìn nhận ra những khó khăn mà rất nhiều trường học đang gặp phải trong việc tìm kiếm ra những thầy/cô giáo nào có đời sống đức tin Công Giáo đích thực và mạnh mẽ.
Tuyên cáo nói rằng: "Chúng tôi tỏ bày một ước mong rằng: đối với những ai huấn luyện và đào tạo ra các thầy/cô giáo trong tương lai, thì hãy nên tìm cách để khuyến khích cho các sinh viên của họ, để họ nhìn thấy được ý nghĩa cao cả của ngành giáo mà họ đang chọn để bước vào, để sau này chính các sinh viên này lại là những người giúp cho các em học sinh biết khám phá ra ơn gọi riêng của các em vào thiên chức Linh Mục hay vào đời sống tu trì."
Và Họ Được Xem Như Là Các Khí Cụ Hữu Ích Trong Việc Giúp Cho Giới Trẻ Tìm Về Ơn Gọi Trong Đời Sống Linh Mục
LONDON (Zenit.org).- Các giáo viên đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giúp cho người trẻ khám phá ra ơn gọi về đời sống Linh Mục và thiên chức Linh Mục, vì rằng họ cần ý thức trước tiên về ý nghĩa sứ mạng của họ trong tư cách là những nhà giáo dục "con người," đó là kết luận của một nhóm các giám đốc đặc trách về ơn gọi trong cuộc họp vừa qua tại Tây Ban Nha.
Các viên chức này đến từ Anh Quốc và Xứ Wales đã cùng quy tụ lại với nhau tại Trường Cao Đẳng Hoàng Gia Anh ở thành phố Valladolid thuộc Tây Ban Nha trong cuộc họp hằng năm của các vị giám đốc đặc trách về ơn gọi cho các giáo phận tại Anh Quốc. Một trong những kết luận chính của cuộc họp chính là nhu cầu để chọn và mừng ngày "ơn gọi của việc giảng dạy" (vocation of teaching).
Trong một tuyên cáo tóm tắt được đưa ra cho giới báo chí, các viên chức này cho biết rằng: "Các vị giám đốc đặc trách về ơn gọi nhìn nhân ra rằng các thầy/cô giáo thường có vị thế ưu tiên và thuận lợi nhất trong việc giáo huấn, và hướng dẫn các em học sinh trẻ tuổi ý thức hơn nữa về tương lai của các em, để giúp cho các em biết nhìn nhận ra lời gọi kêu của Thiên Chúa đến trong đời sống của các em. Để làm được điều này một cách có hiệu quả, thì các thầy/cô giáo trước tiên cần phải nhìn nhận ra ơn gọi về việc giảng dạy của chính mình trong tư cách là những nhà giáo dục Kitô Giáo."
Phát biểu thay thế cho các giám đốc đặc trách về ơn gọi đang tham dự cuộc họp, Cha Paul Embery đến từ Văn Phòng Đặc Trách về Ơn Gọi của Anh Quốc nói: "Chúng ta cần nhấn mạnh nhiều hơn nữa về việc vinh danh và tổ chức nghề giáo như là một ơn gọi, để các thầy/cô giáo được củng cố thêm tinh thần trong những việc vĩ đại mà họ đang làm tại các trường học. Vì đối với những thầy/cô giáo nào biết ý thức về ơn gọi của riêng mình trong tư cách là một nhà giáo, thì họ có thể giúp truyền ra ý nghĩa của ơn gọi đó cho những ai mà họ giáo dục, để các em biết và định hướng cho đời sống tương lai lành mạnh của chính riêng các em."
Các vị giám đốc đặc trách về ơn gọi này cũng nhìn nhận ra những khó khăn mà rất nhiều trường học đang gặp phải trong việc tìm kiếm ra những thầy/cô giáo nào có đời sống đức tin Công Giáo đích thực và mạnh mẽ.
Tuyên cáo nói rằng: "Chúng tôi tỏ bày một ước mong rằng: đối với những ai huấn luyện và đào tạo ra các thầy/cô giáo trong tương lai, thì hãy nên tìm cách để khuyến khích cho các sinh viên của họ, để họ nhìn thấy được ý nghĩa cao cả của ngành giáo mà họ đang chọn để bước vào, để sau này chính các sinh viên này lại là những người giúp cho các em học sinh biết khám phá ra ơn gọi riêng của các em vào thiên chức Linh Mục hay vào đời sống tu trì."
Đức Thánh Cha viếng thăm ”Nhà Hồng Ân Đức Maria” ở Vatican
LM. Trần Đức Anh, OP.
10:36 04/01/2008
VATICAN. Sáng 4-1-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã viếng thăm Nhà Hồng ân Đức Maria (Dono di Maria) ở nội thành Vatican chuyên tiếp đón người nghèo và những người vô gia cư.
Nhà này do Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 thành lập và ủy thác cho các nữ tu thừa sai bác ái của Mẹ Têrêsa Calcutta, cách đây 20 năm và tọa lạc cạnh trụ sở của Bộ giáo lý đức tin, nơi ĐHY Joseph Ratzinger làm Tổng trưởng trong 24 năm trời. Mỗi ngày các nữ tu tại đây tiếp đón và giúp đỡ hằng trăm người nghèo, tặng bữa ăn cho họ. Tuy nhiên, chỉ có các phụ nữ mới được ngủ lại ở đây ban đêm.
Trợ giúp 8 nữ tu có nhiều người thiện nguyện, cũng như thành Hiệp hội Thánh Phêrô và Phaolô.
Khi đến nơi, ĐTC đã được các nữ tu choàng vòng hoa màu đó, và hàng chục nữ tu thừa sai bác ái, trong tu phục màu trắng viền xanh, đã trình diễn một vũ điệu tiếp đón tại sân nhà. Tiếp đến ngài được nữ tu Agnes Marie tân Bề trên hướng dẫn viếng thăm khu nhà nhỏ bé, với hai nhà ăn, một cho nam giới và một cho nữ giới, khu nhà ngủ trong đó có một vài phụ nữ không gia cư và bệnh tật đang được trú ngụ. Ngài đặc biệt chúc lành cho họ.
Sau đó, tại nhà nguyện ”Chúa Cứu Thế in Ossibus” của trung tâm, ĐTC đã ngỏ lời với 120 nữ tu cùng với hai vị Bề trên ngành nam và nữ của dòng thừa sai bác ái, cũng như những người thiện nguyện và những người nghèo được giúp đỡ. Ngài nói đến nghĩa mầu nhiệm Giáng Sinh, Con Thiên Chúa giáng sinh trong hang đá nghèo nàn, và Ngài nhắc lại rằng: “Trong bao năm, khi còn là Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, tôi đã trải qua nhiều giờ trong ngày cạnh ngôi nhà đầy công trạng này, do vị tiền nhiệm đáng kính của tôi, Đức Gioan Phaolô 2 muốn thiết lập và ủy thác cho chân phước Mẹ Têrêxa Calcutta.”
ĐTC cũng gửi lời chào thăm Nữ tu Nirmala Joshi, Bề trên tổng truyền dòng nữ tu thừa sai bác ái và toàn dòng. Chị đã gửi thư chào mừng Ngài trong cuộc viếng thăm.
ĐTC cũng ghi nhận rằng ”Danh hiệu thật đẹp của nhà này, ”Hồng ân Đức Maria”, mời gọi chúng ta vào đầu năm mới này, hãy không ngừng hiến dâng cuộc sống của chúng ta. Đức Trinh Nữ Maria đã dâng toàn thân cho Thiên Chúa Toàn Năng và đã được tràn đầy mọi ân sủng và phúc lành với sự giáng lâm của Con Thiên Chúa. Mẹ dạy chúng ta hãy biến cuộc sống chúng ta thày một lễ vật hằng ngày dâng lên Thiên Chúa Cha, trong việc phục vụ anh chị em và lắng nghe Lời Chúa, thánh ý Chúa.”
Và ĐTC kết luận rằng: ”Như các vị Thánh Đạo Sĩ đến từ phương xa để thờ lạy vị Vua Cứu Thế, anh chị em cũng hãy ra đi trên các nẻo đường thế giới noi gương Mẹ Têrêsa, luôn hân hoan làm chứng cho tình yêu của Chúa Giêsu, nhất là tình thương đối với những người rốt cùng và nghèo khổ. Từ Trời Cao, xin Chân Phước sáng lập của anh chị em, tháp tùng và bảo vệ anh chị em”. (SD 4-1-2008)
Nhà này do Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 thành lập và ủy thác cho các nữ tu thừa sai bác ái của Mẹ Têrêsa Calcutta, cách đây 20 năm và tọa lạc cạnh trụ sở của Bộ giáo lý đức tin, nơi ĐHY Joseph Ratzinger làm Tổng trưởng trong 24 năm trời. Mỗi ngày các nữ tu tại đây tiếp đón và giúp đỡ hằng trăm người nghèo, tặng bữa ăn cho họ. Tuy nhiên, chỉ có các phụ nữ mới được ngủ lại ở đây ban đêm.
Trợ giúp 8 nữ tu có nhiều người thiện nguyện, cũng như thành Hiệp hội Thánh Phêrô và Phaolô.
Khi đến nơi, ĐTC đã được các nữ tu choàng vòng hoa màu đó, và hàng chục nữ tu thừa sai bác ái, trong tu phục màu trắng viền xanh, đã trình diễn một vũ điệu tiếp đón tại sân nhà. Tiếp đến ngài được nữ tu Agnes Marie tân Bề trên hướng dẫn viếng thăm khu nhà nhỏ bé, với hai nhà ăn, một cho nam giới và một cho nữ giới, khu nhà ngủ trong đó có một vài phụ nữ không gia cư và bệnh tật đang được trú ngụ. Ngài đặc biệt chúc lành cho họ.
Sau đó, tại nhà nguyện ”Chúa Cứu Thế in Ossibus” của trung tâm, ĐTC đã ngỏ lời với 120 nữ tu cùng với hai vị Bề trên ngành nam và nữ của dòng thừa sai bác ái, cũng như những người thiện nguyện và những người nghèo được giúp đỡ. Ngài nói đến nghĩa mầu nhiệm Giáng Sinh, Con Thiên Chúa giáng sinh trong hang đá nghèo nàn, và Ngài nhắc lại rằng: “Trong bao năm, khi còn là Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, tôi đã trải qua nhiều giờ trong ngày cạnh ngôi nhà đầy công trạng này, do vị tiền nhiệm đáng kính của tôi, Đức Gioan Phaolô 2 muốn thiết lập và ủy thác cho chân phước Mẹ Têrêxa Calcutta.”
ĐTC cũng gửi lời chào thăm Nữ tu Nirmala Joshi, Bề trên tổng truyền dòng nữ tu thừa sai bác ái và toàn dòng. Chị đã gửi thư chào mừng Ngài trong cuộc viếng thăm.
ĐTC cũng ghi nhận rằng ”Danh hiệu thật đẹp của nhà này, ”Hồng ân Đức Maria”, mời gọi chúng ta vào đầu năm mới này, hãy không ngừng hiến dâng cuộc sống của chúng ta. Đức Trinh Nữ Maria đã dâng toàn thân cho Thiên Chúa Toàn Năng và đã được tràn đầy mọi ân sủng và phúc lành với sự giáng lâm của Con Thiên Chúa. Mẹ dạy chúng ta hãy biến cuộc sống chúng ta thày một lễ vật hằng ngày dâng lên Thiên Chúa Cha, trong việc phục vụ anh chị em và lắng nghe Lời Chúa, thánh ý Chúa.”
Và ĐTC kết luận rằng: ”Như các vị Thánh Đạo Sĩ đến từ phương xa để thờ lạy vị Vua Cứu Thế, anh chị em cũng hãy ra đi trên các nẻo đường thế giới noi gương Mẹ Têrêsa, luôn hân hoan làm chứng cho tình yêu của Chúa Giêsu, nhất là tình thương đối với những người rốt cùng và nghèo khổ. Từ Trời Cao, xin Chân Phước sáng lập của anh chị em, tháp tùng và bảo vệ anh chị em”. (SD 4-1-2008)
Độc quyền về từ ngữ
Phụng Nghi
13:13 04/01/2008
Độc quyền về từ ngữ
Bình luận của Tiến sĩ Farish A Noor, một nhà nghiên cứu chính trị và sử gia tại Zentrum Moderner Orient (Bá linh,) và là một trong những người sáng lập website nghiên cứu www.othermalaysia.org
Khi viết bài này, tôi đang ở Cairo cùng với nhóm bạn bè tôi người Ai cập. Họ theo đạo Hồi, đạo Công giáo. Lễ Eid qua rồi và tôi tham dự nhiều bữa tiệc tùng nơi người Hồi giáo và người Công giáo theo nghi lễ Copt cùng chung vui, thăm viếng nhau qua lại và ăn uống no say. Lễ Giáng sinh qua ngay sau đó, lại một lần nữa người Hồi giáo, Công giáo cùng nhau tham dự những bữa tiệc tùng ăn uống chúc mừng nhau. Tất cả đều giản dị là điều sảng khoái đến độ khó tin, nhưng là chuyện có thật, đời là như vậy đối nhiều người ờ Cairo đây, cái nôi của nền văn minh và quê hương của hơn 20 triệu người Ai cập thuộc đủ mọi thành phần.
Điều gây ấn tượng nhất đối với một người đứng ngoài để quan sát như tôi – nhưng đối với chính những người Ai cập lại là chuyện tầm thường – là trong tất cả những lễ hội này, từ lễ Eid của người Hồi giáo và lễ Giáng sinh của người Công giáo, từ “Allah” được dùng để chỉ đấng tối cao và linh thánh, đó là Thượng Đế, là Thiên Chúa. Người Công giáo cũng như người thuộc giáo hội Copt ở đây trong đời sống thường ngày, ở bất cứ chỗ nào, thường thốt lên những từ ngữ như ‘Masha-allah’, ‘Wallahi’, ‘ya-Rabbi’, ‘Wallah-u allam’, và dĩ nhiên cả ‘Allahuakbar’ nữa.
Người tài xế taxi theo giáo hội Copt hét lớn: ”Chúa Allah, đậu xe như vậy mà được hay sao?” khi tránh chướng ngại vật phía trước. Người chủ tiệm Công giáo than vãn: ”Ôi Allah, ôi Allah! Bà trả giá tôi chiếc khăn choàng này chỉ có 2 đồng hả? Wallahi, má tôi mà nghe vậy chắc bả chết được! Ya Rabbi, ya Rabbi!”
Vậy mà lúc này đây, tại Malaysia (Mã lai á) một chuyện tầm thường lại được hâm nóng thành vụ tai tiếng mà chẳng có lý do: Tờ báo Malaysian Catholic Herald do người Công giáo ấn hành cho tín đồ Công giáo trong nước được thông báo cho biết sẽ không được xuất bản bằng tiếng Mã lai nếu vẫn cứ dùng từ ngữ “Allah” trong các ấn bản để chỉ Thiên Chúa.
Tệ hại hơn nữa, Thứ trưởng Nội An Johari Baharum mới đây tuyên bố: “Chỉ có người Hồi giáo mới được phép dùng từ Allah” với lý do bên ngoài mặt rằng “Allah” là một từ ngữ Hồi giáo. Thật khó mà tưởng tượng được cái lý luận đáng ngạc nhiên của một điều quyết đoán như thế, nó nói lên đầy đủ sự dốt nát của cá nhân ông Thứ trưởng về văn hóa, lịch sử Hồi giáo và giáo lý cơ bản về chính Hồi giáo nữa.
Đầu tiên, từ “Allah” đã có trước ngày tiên tri Mohamet được khai ngộ và trước thời đại Hồi giáo. Trong thực tế, người Kitô giáo đã dùng từ ngữ này lâu trước khi có người Hồi giáo nữa. Hơn thế, từ này là một từ Ảrập, và do đó chung cho mọi người, mọi nền văn hóa và xã hội nơi có người nói tiếng Arập và các thổ ngữ, và được hàng triệu người nói tiếng Arập hiểu là dùng để chỉ Thượng đế, không gì khác.
Người ta cũng có thể nói thêm rằng “Allah” là một từ Arập và do đó có liên hệ tới sự phát triển và biến thái của ngôn ngữ và văn hoá Arập nhiều hơn là đối với Hồi giáo. Thật khó mà hiểu được rằng làm cách nào mà một tôn giáo lại có một ngôn ngữ để gọi là ngôn ngữ riêng của tôn giáo mình, vì ngôn ngữ phát xuất từ bối cảnh xã hội, không phải từ một hệ thống niềm tin. Nếu có ai đó trung thành được với lý luận xiên xẹo của ông thứ trưởng, thì có thể cho rằng ngôn ngữ của Thiên Chúa giáo (nếu đạo này có một ngôn ngữ chăng) là tiếng Aram, hoặc có lẽ là tiếng Latinh.
Giải thích của ông thứ trưởng không những chứng minh sự hiểu biết nông cạn của ông về văn hóa Hồi giáo và không biết phân biệt rạch ròi giữa văn hóa Arập và thần học Hồi giáo, nhưng còn chứng tỏ chính ông thiếu hiểu biết về lịch sử người Mã lai là những người – cũng như bao dân tộc không phải là Arập – chỉ cải đạo theo Hồi giáo mãi sau này từ thế kỷ 13 trở đi.
Một trong những bằng chứng chứng tỏ thời gian sớm nhất đạo Hồi tới quần đảo Mã lai là những bảng chữ khắc trên đá được phát hiện tại các bang Mã lai như Pahang, trên đó ý niệm về Thượng đế được diễn tả bằng các từ ngữ Sankrit ‘Dewata Mulia Raya’. Lúc đó không có người Mã lai nào nói hay hiểu được tiếng Arập, nên dĩ nhiên những người Mã lai theo đạo Hồi sớm nhất đó tiếp tục dùng ngôn ngữ ảnh hưởng của Sankrit. Chắc chắn là không phải vì thế mà họ kém đi, không phải là người Hồi giáo?
Chuyện om sòm do kết quả lời đe dọa không cho phát hành ấn bản bằng tiếng Mã lai của tờ báo Christian Herald do đó bắt buộc những nhà quan sát phải đặt một câu hỏi giản dị: Tại sao vấn đề này lại bỗng nhiên nổ ra trong khi từ ngữ Allah đã được dùng từ rất lâu mà không ai lên tiếng phản đối ? Vào lúc mà chính phủ Mã lai đã bị chỉ trích kịch liệt do kết quả của các cuộc chống đối của người Mã lai theo Ấn giáo, tố cáo rằng họ vẫn còn nằm ở nấc thang kinh tế cuối chót mặc dù đất nước đã được độc lập cả 50 năm, nay thì dường như chính quyền Mã lai chưa đủ tai tiếng xấu hay sao.
Chính phủ của Thủ tướng Abdullah Ahmad Badawi khi lên cầm quyền có hứa rằng sẽ đề cao một loại hình Hồi giáo riêng có tính cách ôn hòa và đa nguyên, tôn trọng các nền văn hoá và tôn giáo khác. Tuy nhiên, theo với thời gian, công luận Mã lai – lúc đầu là người theo Ấn giáo và nay thì người Kitô hữu – cảm thấy cần thiết phải phản đối những điều họ coi là bất công, đối xử phân biệt và đề cao một nhãn hiệu Hồi giáo đặc biệt có tính áp chế và chia rẽ. Điều lố bịch cuối cùng cho câu chuyện không đâu là vấn đề tên của Thượng Đế, cho biết viễn kiến to lớn của Thủ tướng Abdullah Ahmad Badawi về một Hồi giáo ôn hòa đã chạm phải những tảng đá và nay đang chao đảo.
Các bộ trưởng và thành phần ưu tuyển của chính quyền này muốn lấy lại hướng đi thì phải có một thái độ cởi mở cho các vấn nạn. Nhưng điều rõ rệt là một số bộ trưởng phải học hỏi để có kiến thức căn bản về chính tôn giáo của mình trước đã.
Bình luận của Tiến sĩ Farish A Noor, một nhà nghiên cứu chính trị và sử gia tại Zentrum Moderner Orient (Bá linh,) và là một trong những người sáng lập website nghiên cứu www.othermalaysia.org
Khi viết bài này, tôi đang ở Cairo cùng với nhóm bạn bè tôi người Ai cập. Họ theo đạo Hồi, đạo Công giáo. Lễ Eid qua rồi và tôi tham dự nhiều bữa tiệc tùng nơi người Hồi giáo và người Công giáo theo nghi lễ Copt cùng chung vui, thăm viếng nhau qua lại và ăn uống no say. Lễ Giáng sinh qua ngay sau đó, lại một lần nữa người Hồi giáo, Công giáo cùng nhau tham dự những bữa tiệc tùng ăn uống chúc mừng nhau. Tất cả đều giản dị là điều sảng khoái đến độ khó tin, nhưng là chuyện có thật, đời là như vậy đối nhiều người ờ Cairo đây, cái nôi của nền văn minh và quê hương của hơn 20 triệu người Ai cập thuộc đủ mọi thành phần.
Điều gây ấn tượng nhất đối với một người đứng ngoài để quan sát như tôi – nhưng đối với chính những người Ai cập lại là chuyện tầm thường – là trong tất cả những lễ hội này, từ lễ Eid của người Hồi giáo và lễ Giáng sinh của người Công giáo, từ “Allah” được dùng để chỉ đấng tối cao và linh thánh, đó là Thượng Đế, là Thiên Chúa. Người Công giáo cũng như người thuộc giáo hội Copt ở đây trong đời sống thường ngày, ở bất cứ chỗ nào, thường thốt lên những từ ngữ như ‘Masha-allah’, ‘Wallahi’, ‘ya-Rabbi’, ‘Wallah-u allam’, và dĩ nhiên cả ‘Allahuakbar’ nữa.
Người tài xế taxi theo giáo hội Copt hét lớn: ”Chúa Allah, đậu xe như vậy mà được hay sao?” khi tránh chướng ngại vật phía trước. Người chủ tiệm Công giáo than vãn: ”Ôi Allah, ôi Allah! Bà trả giá tôi chiếc khăn choàng này chỉ có 2 đồng hả? Wallahi, má tôi mà nghe vậy chắc bả chết được! Ya Rabbi, ya Rabbi!”
Vậy mà lúc này đây, tại Malaysia (Mã lai á) một chuyện tầm thường lại được hâm nóng thành vụ tai tiếng mà chẳng có lý do: Tờ báo Malaysian Catholic Herald do người Công giáo ấn hành cho tín đồ Công giáo trong nước được thông báo cho biết sẽ không được xuất bản bằng tiếng Mã lai nếu vẫn cứ dùng từ ngữ “Allah” trong các ấn bản để chỉ Thiên Chúa.
Tệ hại hơn nữa, Thứ trưởng Nội An Johari Baharum mới đây tuyên bố: “Chỉ có người Hồi giáo mới được phép dùng từ Allah” với lý do bên ngoài mặt rằng “Allah” là một từ ngữ Hồi giáo. Thật khó mà tưởng tượng được cái lý luận đáng ngạc nhiên của một điều quyết đoán như thế, nó nói lên đầy đủ sự dốt nát của cá nhân ông Thứ trưởng về văn hóa, lịch sử Hồi giáo và giáo lý cơ bản về chính Hồi giáo nữa.
Đầu tiên, từ “Allah” đã có trước ngày tiên tri Mohamet được khai ngộ và trước thời đại Hồi giáo. Trong thực tế, người Kitô giáo đã dùng từ ngữ này lâu trước khi có người Hồi giáo nữa. Hơn thế, từ này là một từ Ảrập, và do đó chung cho mọi người, mọi nền văn hóa và xã hội nơi có người nói tiếng Arập và các thổ ngữ, và được hàng triệu người nói tiếng Arập hiểu là dùng để chỉ Thượng đế, không gì khác.
Người ta cũng có thể nói thêm rằng “Allah” là một từ Arập và do đó có liên hệ tới sự phát triển và biến thái của ngôn ngữ và văn hoá Arập nhiều hơn là đối với Hồi giáo. Thật khó mà hiểu được rằng làm cách nào mà một tôn giáo lại có một ngôn ngữ để gọi là ngôn ngữ riêng của tôn giáo mình, vì ngôn ngữ phát xuất từ bối cảnh xã hội, không phải từ một hệ thống niềm tin. Nếu có ai đó trung thành được với lý luận xiên xẹo của ông thứ trưởng, thì có thể cho rằng ngôn ngữ của Thiên Chúa giáo (nếu đạo này có một ngôn ngữ chăng) là tiếng Aram, hoặc có lẽ là tiếng Latinh.
Giải thích của ông thứ trưởng không những chứng minh sự hiểu biết nông cạn của ông về văn hóa Hồi giáo và không biết phân biệt rạch ròi giữa văn hóa Arập và thần học Hồi giáo, nhưng còn chứng tỏ chính ông thiếu hiểu biết về lịch sử người Mã lai là những người – cũng như bao dân tộc không phải là Arập – chỉ cải đạo theo Hồi giáo mãi sau này từ thế kỷ 13 trở đi.
Một trong những bằng chứng chứng tỏ thời gian sớm nhất đạo Hồi tới quần đảo Mã lai là những bảng chữ khắc trên đá được phát hiện tại các bang Mã lai như Pahang, trên đó ý niệm về Thượng đế được diễn tả bằng các từ ngữ Sankrit ‘Dewata Mulia Raya’. Lúc đó không có người Mã lai nào nói hay hiểu được tiếng Arập, nên dĩ nhiên những người Mã lai theo đạo Hồi sớm nhất đó tiếp tục dùng ngôn ngữ ảnh hưởng của Sankrit. Chắc chắn là không phải vì thế mà họ kém đi, không phải là người Hồi giáo?
Chuyện om sòm do kết quả lời đe dọa không cho phát hành ấn bản bằng tiếng Mã lai của tờ báo Christian Herald do đó bắt buộc những nhà quan sát phải đặt một câu hỏi giản dị: Tại sao vấn đề này lại bỗng nhiên nổ ra trong khi từ ngữ Allah đã được dùng từ rất lâu mà không ai lên tiếng phản đối ? Vào lúc mà chính phủ Mã lai đã bị chỉ trích kịch liệt do kết quả của các cuộc chống đối của người Mã lai theo Ấn giáo, tố cáo rằng họ vẫn còn nằm ở nấc thang kinh tế cuối chót mặc dù đất nước đã được độc lập cả 50 năm, nay thì dường như chính quyền Mã lai chưa đủ tai tiếng xấu hay sao.
Chính phủ của Thủ tướng Abdullah Ahmad Badawi khi lên cầm quyền có hứa rằng sẽ đề cao một loại hình Hồi giáo riêng có tính cách ôn hòa và đa nguyên, tôn trọng các nền văn hoá và tôn giáo khác. Tuy nhiên, theo với thời gian, công luận Mã lai – lúc đầu là người theo Ấn giáo và nay thì người Kitô hữu – cảm thấy cần thiết phải phản đối những điều họ coi là bất công, đối xử phân biệt và đề cao một nhãn hiệu Hồi giáo đặc biệt có tính áp chế và chia rẽ. Điều lố bịch cuối cùng cho câu chuyện không đâu là vấn đề tên của Thượng Đế, cho biết viễn kiến to lớn của Thủ tướng Abdullah Ahmad Badawi về một Hồi giáo ôn hòa đã chạm phải những tảng đá và nay đang chao đảo.
Các bộ trưởng và thành phần ưu tuyển của chính quyền này muốn lấy lại hướng đi thì phải có một thái độ cởi mở cho các vấn nạn. Nhưng điều rõ rệt là một số bộ trưởng phải học hỏi để có kiến thức căn bản về chính tôn giáo của mình trước đã.
Đài thiên văn của Tòa Thánh được di chuyển đến một nơi khác
Nguyễn Long Thao
14:07 04/01/2008
Castel Gandolfo, 4/1/08 – Đài thiên văn của Tòa Thánh ở Castel Gandolfo, nơi nghỉ hè của Đức Thánh Cha sẽ được di dời đi chỗ khác.
Các văn phòng và thư viện của đài thiên văn sẽ được di dời đến một tu viện, cách nơi cũ khoảng chừng 1.6 Km. Địa điểm cũ của đài thiên văn sẽ biến thành nơi đón tiếp khách.
Linh Mục José Funes, Giám Đốc đài thiên văn cho các ký giả biết việc di dời đài thiên văn không có nghĩa là Tòa Thánh “hạ cấp” cơ sở khoa học này, mà vì cơ sở mới có nhiều điều kiện thích hợp hơn.
Ngoài ra công tác nghiên cứu thiên văn của Tòa Thánh hầu hết được thực hiện tại đài thiên văn đặt trên núi Graham, tiểu bang Arizona, Hoa Kỳ là nơi có các phương tiện kỹ thuật tối tân nhất thế giới. Riêng đài thiên văn nơi đặt ống kính viễn vọng tại Castel Gandolfo sẽ trở thành bảo tàng viện.
Đài thiên văn của tòa Thánh Vatican đã được thành lập từ năm 1891
Các văn phòng và thư viện của đài thiên văn sẽ được di dời đến một tu viện, cách nơi cũ khoảng chừng 1.6 Km. Địa điểm cũ của đài thiên văn sẽ biến thành nơi đón tiếp khách.
Linh Mục José Funes, Giám Đốc đài thiên văn cho các ký giả biết việc di dời đài thiên văn không có nghĩa là Tòa Thánh “hạ cấp” cơ sở khoa học này, mà vì cơ sở mới có nhiều điều kiện thích hợp hơn.
Ngoài ra công tác nghiên cứu thiên văn của Tòa Thánh hầu hết được thực hiện tại đài thiên văn đặt trên núi Graham, tiểu bang Arizona, Hoa Kỳ là nơi có các phương tiện kỹ thuật tối tân nhất thế giới. Riêng đài thiên văn nơi đặt ống kính viễn vọng tại Castel Gandolfo sẽ trở thành bảo tàng viện.
Đài thiên văn của tòa Thánh Vatican đã được thành lập từ năm 1891
Bề Trên Tổng Quyền Nói Vị Lãnh Đạo Dòng Tên Mới sẽ Cho Thấy Viễn Ảnh Tương Lai của Dòng
Bùi Hữu Thư
18:04 04/01/2008
Bề Trên Tổng Quyền Nói Vị Lãnh Đạo Dòng Tên Mới sẽ Cho Thấy Viễn Ảnh Tương Lai của Dòng
VATICAN CITY - Linh Mục Peter-Hans Kolvenbach, người đã dẫn dắt Dòng Tên từ năm 1983 cho hay, trong khi Dòng tên chọn bề trên tổng quyền mới, họ sẽ nhấn mạnh vào viễn ảnh của họ về tương lai,
Cha Kolvenbach đã xin từ chức; 225 đại biểu của Dòng sẽ bắt đầu họp tại Rôma ngày 7 tháng 1, 2008 để thảo luận về tình trạng hiện tại của Dòng và để bầu lên một người kế vị.
Cha Kolvenbach tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn của Đài Radio Vatican và Nhật Báo Vatican Osservatore Romano, “Lựa chọn một tổng quyền trong hàng ngàn tu sĩ, nhà Dòng sẽ nói lên điều ước nguyện cho tương lai của Dòng: một tiên tri hay một hiền triết, một người cải cách hay một người ôn hòa, một người chiêm niệm hay một người năng động.”
Ngài nói, “Cuộc bầu cử sẽ diễn ra sau phần trình bầy chính thức về sức mạnh và các thách đố của trên 19.200 tu sĩ Dòng Tên trên toàn thế giới, và phải hướng về một người sẽ giúp cho nhà Dòng “tiến triển theo đường lối của Chúa.”
Trong cuộc phỏng vấn được loan tin ngày 4 tháng 1, 2008, cha Kolvenbach được hỏi về sự cam kết của Dòng Tên cho việc đối thoại liên tôn và nhất là với Hồi giáo.
Ngài nói, “Muốn cho cuộc đối thoại có thể thực hiện, cần bắt đầu bằng một sự tôn trọng hỗ tương chân thật, vượt trên phép lịch sự bình thường. Nếu không thì không có đối thoại mà chỉ có đối chọi.”
Cha Kolvenbach cho hay điểm khởi đầu phải là việc “đối thoại về đời sống”, trong đó các tín hữu của các tôn giáo khác nhau chia sẻ những niềm hy vọng và giấc mơ cho đời sống của họ, cho gia đình và cộng đồng, kể cả “ước muốn được sống trong hòa bình, an ninh và trong một môi trường không bị ô nhiễm.”
Cha Dòng Tên người Hòa Lan này, đã làm việc nhiều năm tại Lebanon trước khi được bầu làm bề trên tổng quyền, nói rằng một khi các tín hữu học biết cách sống chung và hợp tác với nhau, họ có thể tiến tới một giai đoạn đối thoại thứ hai trong đó họ chia sẻ những kinh nghiệm thiêng liêng và các nghi thức tôn giáo.
Cha cũng nói, “Cuối cùng, có sự đối thoại liên tôn dựa trên các yếu tố thần học của hai tôn giáo. Dĩ nhiên, điều này được dành cho các nhà thần học biết dừng lại một cách kính cẩn trước một vấn đề không giải quyết được: Đức tin Kitô về Ba Ngôi Thiên Chúa không thể được rút gọn thành một hình thức nhất thần giản dị được Hồi giáo tuyên xưng.”
“Tuy nhiên, khó khăn này không thể là một trở ngại cho đối thoại về đời sống được Đức Giáo Hoàng đề nghị, vì cả người Kitô giáo lẫn Hồi Giáo đều có một ý thức thiêng liêng về đời sống và chia sẻ niềm tin rằng 'con người không chỉ sống bởi cơm bánh mà thôi.'”
Cha Kolvenbach cũng được hỏi ngài sẽ trả lời ra sao với một bề trên giám tỉnh sau khi đã là người đứng đầu nhà Dòng bao nhiêu năm qua.
Ngài nói, “Sau gần 25 năm lắng nghe khoảng 20.000 tu sĩ Dòng Tên, việc vâng lời một người sẽ đánh dấu một thời điểm cho hòa bình.”
ĐGM Thượng Hải kêu gọi mọi người hãy nỗ lực truyền giáo
Nguyen Long Thao
20:29 04/01/2008
SHANGHAI, 3 01/08 - ĐGM Aloysius Jin Luxian cai quản giáo phận Thượng Hải đã kêu gọi giáo dân hãy gia tăng nỗ lực truyền giáo nhân dịp giáo phận Thượng Hải kỷ niệm 400 năm giáo phận tiếp nhận Tin Mừng đạo Công Giáo
Vào ngày 24 tháng 12 vừa qua ĐGM Jin đã phổ biết lá thư mục vụ trong đó Ngài kêu gọi mọi người hãy đổi mới tâm linh và theo lời kêu gọi của ĐTC Bênêđictô XVI là hãy cầu nguyện với Đức Mẹ Sheshan mà lễ mừng kính Mẹ được cử hành vào ngày 24 tháng 5.
Trong lá thư của gửi người Công Giáo Trung Quốc vào ngày 30 tháng 6 vừa qua, ĐTC đã nhắc tới ngày lễ mừng kính Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu tại Sheshan, thuộc giáo phận Thượng Hải và kêu gọi mọi người trên thế giới hãy hợp ý cầu nguyện với giáo dân Trung Quốc trong ngày lễ kính Đức Mẹ Sheshan.
ĐGM Thượng Hải đã khởi đầu lá thư mục vụ bằng việc ôn lại lịch sử đạo Công Giáo được du nhập vào Thượng Hải vào năm 1608. Ngài nhắc nhở giáo dân đừng quên những nhà truyền giáo như cha Matteo Ricci, cha Julius Aleni và cha Adam Schall là những vị đã góp công rất lớn vào việc phổ biến kiến thức thiên văn, y khoa, khoa học và nghệ thuật tây phương cho nền văn hóa Trung Hoa.
ĐGM Jin đã cho giáo dân biết một số công trình của các cha truyền giáo đã thực hiện ở Thượng Hải như thiết lập 20 trường trung học, một viện đại học, một đài thiên văn và một số bệnh viện. Các vị truyền giáo cũng đã thiết lập một thư viện theo kiểu tây phương, một viện bảo tàng nghệ thuật. Đó là cái nôi nghệ thuật Tây Phương ở Trung Quốc.
ĐGM cũng nhắc tới việc các nhà truyền giáo đã áp dụng phương pháp hội nhập văn hóa vào việc rao giảng tin mừng ở Trung Quốc qua việc huấn luyện giáo dân để họ điều hành các nhà thờ. ĐGM nói đây là đường lối mà mãi 4 thế kỷ sau, công đồng Vatican II mới áp dụng trong khi giáo dân Thượng Hải đã được hưởng quy chế này từ lâu.
Trong phần thứ hai của lá thơ mục vụ, ĐGM Jin đã nêu ra các phương cách để giáo dân canh tân tâm hồn và phục hồi công tác truyền giáo trong địa phận Thượng Hải.
Ngài thúc giục giáo hữu không những phải chú ý đến các phép bí tích và công tác bác ái mà còn phải nhớ “truyền giáo là công việc của mọi tín hữu”. Ngài đưa ra các con số thống kê cho thấy vào năm 1949, trước khi cộng sản cai trị Trung Quốc, số giáo dân ở Thượng Hải là 100,000 người. Nay, sau 60 năm, số người công giáo là 150,000 người, tăng 50,000 người. Trong khi cùng một thời gian, tín hữu Tin Lành vào năm 1949 chỉ có 30,000 người, nay tăng lên 200,000, tăng 170,000 người.
ĐGM tiên liệu trong dịp lễ Đức Mẹ Sheshan mừng vào ngày 24 tháng 5 sắp tới sẽ có nhiều người ngoại quốc viếng đền Đức Mẹ Sheshan. Ngài kêu gọi mọi người nhớ đến ĐTC Bênêđictô XVI và cầu xin với các vị thánh từng là các nhà truyền giáo trước đây.
Được biết Thượng Hải là nơi hiện nay có nền kinh tế phồn thịnh nhất Trung Quốc.
Vào ngày 24 tháng 12 vừa qua ĐGM Jin đã phổ biết lá thư mục vụ trong đó Ngài kêu gọi mọi người hãy đổi mới tâm linh và theo lời kêu gọi của ĐTC Bênêđictô XVI là hãy cầu nguyện với Đức Mẹ Sheshan mà lễ mừng kính Mẹ được cử hành vào ngày 24 tháng 5.
Trong lá thư của gửi người Công Giáo Trung Quốc vào ngày 30 tháng 6 vừa qua, ĐTC đã nhắc tới ngày lễ mừng kính Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu tại Sheshan, thuộc giáo phận Thượng Hải và kêu gọi mọi người trên thế giới hãy hợp ý cầu nguyện với giáo dân Trung Quốc trong ngày lễ kính Đức Mẹ Sheshan.
ĐGM Thượng Hải đã khởi đầu lá thư mục vụ bằng việc ôn lại lịch sử đạo Công Giáo được du nhập vào Thượng Hải vào năm 1608. Ngài nhắc nhở giáo dân đừng quên những nhà truyền giáo như cha Matteo Ricci, cha Julius Aleni và cha Adam Schall là những vị đã góp công rất lớn vào việc phổ biến kiến thức thiên văn, y khoa, khoa học và nghệ thuật tây phương cho nền văn hóa Trung Hoa.
ĐGM Jin đã cho giáo dân biết một số công trình của các cha truyền giáo đã thực hiện ở Thượng Hải như thiết lập 20 trường trung học, một viện đại học, một đài thiên văn và một số bệnh viện. Các vị truyền giáo cũng đã thiết lập một thư viện theo kiểu tây phương, một viện bảo tàng nghệ thuật. Đó là cái nôi nghệ thuật Tây Phương ở Trung Quốc.
ĐGM cũng nhắc tới việc các nhà truyền giáo đã áp dụng phương pháp hội nhập văn hóa vào việc rao giảng tin mừng ở Trung Quốc qua việc huấn luyện giáo dân để họ điều hành các nhà thờ. ĐGM nói đây là đường lối mà mãi 4 thế kỷ sau, công đồng Vatican II mới áp dụng trong khi giáo dân Thượng Hải đã được hưởng quy chế này từ lâu.
Trong phần thứ hai của lá thơ mục vụ, ĐGM Jin đã nêu ra các phương cách để giáo dân canh tân tâm hồn và phục hồi công tác truyền giáo trong địa phận Thượng Hải.
Ngài thúc giục giáo hữu không những phải chú ý đến các phép bí tích và công tác bác ái mà còn phải nhớ “truyền giáo là công việc của mọi tín hữu”. Ngài đưa ra các con số thống kê cho thấy vào năm 1949, trước khi cộng sản cai trị Trung Quốc, số giáo dân ở Thượng Hải là 100,000 người. Nay, sau 60 năm, số người công giáo là 150,000 người, tăng 50,000 người. Trong khi cùng một thời gian, tín hữu Tin Lành vào năm 1949 chỉ có 30,000 người, nay tăng lên 200,000, tăng 170,000 người.
ĐGM tiên liệu trong dịp lễ Đức Mẹ Sheshan mừng vào ngày 24 tháng 5 sắp tới sẽ có nhiều người ngoại quốc viếng đền Đức Mẹ Sheshan. Ngài kêu gọi mọi người nhớ đến ĐTC Bênêđictô XVI và cầu xin với các vị thánh từng là các nhà truyền giáo trước đây.
Được biết Thượng Hải là nơi hiện nay có nền kinh tế phồn thịnh nhất Trung Quốc.
Gương của nước văn minh: Tài sản của Giáo Hội Tiệp bị tịch thu thời cộng sản được trả lại thoả đáng
Đặng Tự Do
20:55 04/01/2008
Nhà nước đền hàng trăm triệu Mỹ Kim cho ngôi nhà thờ này |
Tờ La Croix ghi nhận là tổng thống Tiệp, ông Vaclav Klaus, đã có một quyết tâm rất lớn để giải quyết thỏa đáng vấn đề. Một ủy ban chuyên trách đã được thành lập và đã đệ trình giải pháp cho các bên hữu quan. Cả chính quyền Tiệp và Giáo Hội Công Giáo đã đạt được thống nhất với nhau về những đề nghị cụ thể do ủy ban này đưa ra.
Các tài sản của Giáo Hội đã bị cộng sản tịch thu vào năm 1949. Trong nhiều trường hợp, các tòa nhà của giáo xứ đã bị sửa đổi cho những mục đích khác. Cấu trúc của nhiều nhà thờ đã hoàn toàn bị sửa đổi đến mức không còn có thể sử dụng cho việc phụng tự. Một số nhà thờ khác lại bị phá hủy hoàn toàn. Trong những trường hợp này, Giáo Hội đồng ý nhận số tiền bồi hoàn thỏa đáng từ phía nhà nước.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Phản ứng của một giáo dân Hà Nội về Lới phát biểu của Ông Nguyễn Thế Doanh
Xuân Tâm
01:19 04/01/2008
Phản ứng của một giáo dân Hà Nội về Lới phát biểu của Ông Nguyễn Thế Doanh
Sau khi nghe bài phỏng vấn của BBC với ông Nguyễn Thế Doanh Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, tôi xin có vài nhận xét như sau:
Ông Doanh từ chối rằng ở Việt Nam người dân và các tổ chức (trong đó có tôn giáo) có quyền sở hữu: “Không có của anh hay của tôi.” Theo ông: "Từ khi có Luật đất đai, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý và nhà nước, căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực sự của nhân dân và quỹ đất, cấp đất cho nhân dân, các tổ chức để sử dụng ổn định, lâu dài." Phải chăng điều ông muốn nói đây là xét theo nhu cầu nhà nước có thể tịch thu đất đai nhà ở, hay tước quyền sở hữu đất đai của mỗi ngưòi dân hay tổ chức bất cứ lúc nào?
Ông Doanh với chức Trưởng Ban Tôn Giáo ngang hàng và ăn lương theo cấp bộ trưởng, ăn nói một cách kẻ cả, hợm hĩnh không đúng với khẩu hiệu tuyên truyền: “Nhà nước vì dân” “Cán bộ là đầy tớ của nhân dân.”
Ông Doanh tuyên bố: "Sau thời thực dân, đế quốc nay đất đai là sở hữu toàn dân. Nhà nước quan tâm đến nhu cầu của từng bộ phận nhân dân để giải quyết. Thậm chí khi các tổ chức tôn giáo có nhu cầu sử dụng đất để thờ tự, để hoạt động tôn giáo, nhà nước đã từng cung cấp đất cho họ sử dụng mà không phải trả thuế sử dụng đất."
Ông nói có vẻ như nhà nước rất quan tâm đến nhu cầu tôn giáo của nhân dân. Xin hỏi: vụ đàn áp bà con công giáo ở Sơn La lễ Giáng Sinh vừa rồi ông có biết không ông đã làm gì hay ông chưa được địa phương báo cáo? Các nữ tu dòng Thánh Phaolô (37 Phố Hai Bà Trưng) đã gửi đơn kêu cứu khẩn cấp 9 lần (lần thứ 9 vào cuối tháng 7, 2007) về việc xin lại hành lang nhà thờ Saint Marie của họ mà Bệnh VIện Việt Nam – Cu Ba đang chiếm cứ làm nhà kho và nhà xí, ông đã nhận được đơn chưa? Ông có thấy nhu cầu đó là chính đáng không? Ông đã làm gì? Hay ông vẫn chưa đưọc cấp dưới báo cáo?
Về vụ Tòa Khâm Sứ ông đã cố tình lờ sự việc quận Hoàn Kiếm cho rỡ mái nhà và gỗ lim sàn nhà của tòa nhà chính. Ông chỉ nói một cách thoáng qua rằng họ cho làm chỗ trông xe còn Toà Giám Mục đã lo rằng quận Hoàn Kiếm sẽ mở khách sạn và sàn nhẩy. Ông có ý ngầm rằng Toà Giám Mục đả lo một cách quá đáng. Rõ ràng ông đứng đầu nhà nước để lo về tôn giáo mà không nói sự thật.
Ở Việt Nam, chẳng ai lạ gì những luận điệu của nhà nước như ông Doanh. Thật đúng là Vẹm nói. Có quyền thì muốn nói ngược nói xuôi thế nào cũng được. Dân gian ta có câu: “Vú cả lấp miệng bé em.” Phải chăng những điều ông Doanh nói đang minh chứng lời ĐHY Trịnh Như Khuê (1976): “Họ là quân ăn cướp.”
Trong tình hình đất nước đổi mới hòa nhập vào thế giới. Nhà nước muốn thu hút Việt kiều ngoại quốc đến làm ăn và đầu tư. Tôi tự hỏi những lời phát biểu của ông Doanh có hợp với tình hình phát triển của đất nước hay không?
Đã là người Viêt Nam dù là lương hay giáo, ai cũng tin rằng lảm lành để đức cho con cháu. Làm việc thất đức sẽ gánh lấy cái “quả” cho mình và con cháu đến 3, 4 đời. Mong các cán bộ và công an tôn giáo đừng làm gì để dân ai oán để thất đức cho con cháu. Vụ Đức Mẹ Đồng Đinh và vụ “Thánh Vật” sông Tô Lịch còn đó như lời nhắc nhở.
Sau khi nghe bài phỏng vấn của BBC với ông Nguyễn Thế Doanh Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, tôi xin có vài nhận xét như sau:
Ông Doanh từ chối rằng ở Việt Nam người dân và các tổ chức (trong đó có tôn giáo) có quyền sở hữu: “Không có của anh hay của tôi.” Theo ông: "Từ khi có Luật đất đai, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý và nhà nước, căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực sự của nhân dân và quỹ đất, cấp đất cho nhân dân, các tổ chức để sử dụng ổn định, lâu dài." Phải chăng điều ông muốn nói đây là xét theo nhu cầu nhà nước có thể tịch thu đất đai nhà ở, hay tước quyền sở hữu đất đai của mỗi ngưòi dân hay tổ chức bất cứ lúc nào?
Ông Doanh với chức Trưởng Ban Tôn Giáo ngang hàng và ăn lương theo cấp bộ trưởng, ăn nói một cách kẻ cả, hợm hĩnh không đúng với khẩu hiệu tuyên truyền: “Nhà nước vì dân” “Cán bộ là đầy tớ của nhân dân.”
Ông Doanh tuyên bố: "Sau thời thực dân, đế quốc nay đất đai là sở hữu toàn dân. Nhà nước quan tâm đến nhu cầu của từng bộ phận nhân dân để giải quyết. Thậm chí khi các tổ chức tôn giáo có nhu cầu sử dụng đất để thờ tự, để hoạt động tôn giáo, nhà nước đã từng cung cấp đất cho họ sử dụng mà không phải trả thuế sử dụng đất."
Ông nói có vẻ như nhà nước rất quan tâm đến nhu cầu tôn giáo của nhân dân. Xin hỏi: vụ đàn áp bà con công giáo ở Sơn La lễ Giáng Sinh vừa rồi ông có biết không ông đã làm gì hay ông chưa được địa phương báo cáo? Các nữ tu dòng Thánh Phaolô (37 Phố Hai Bà Trưng) đã gửi đơn kêu cứu khẩn cấp 9 lần (lần thứ 9 vào cuối tháng 7, 2007) về việc xin lại hành lang nhà thờ Saint Marie của họ mà Bệnh VIện Việt Nam – Cu Ba đang chiếm cứ làm nhà kho và nhà xí, ông đã nhận được đơn chưa? Ông có thấy nhu cầu đó là chính đáng không? Ông đã làm gì? Hay ông vẫn chưa đưọc cấp dưới báo cáo?
Về vụ Tòa Khâm Sứ ông đã cố tình lờ sự việc quận Hoàn Kiếm cho rỡ mái nhà và gỗ lim sàn nhà của tòa nhà chính. Ông chỉ nói một cách thoáng qua rằng họ cho làm chỗ trông xe còn Toà Giám Mục đã lo rằng quận Hoàn Kiếm sẽ mở khách sạn và sàn nhẩy. Ông có ý ngầm rằng Toà Giám Mục đả lo một cách quá đáng. Rõ ràng ông đứng đầu nhà nước để lo về tôn giáo mà không nói sự thật.
Ở Việt Nam, chẳng ai lạ gì những luận điệu của nhà nước như ông Doanh. Thật đúng là Vẹm nói. Có quyền thì muốn nói ngược nói xuôi thế nào cũng được. Dân gian ta có câu: “Vú cả lấp miệng bé em.” Phải chăng những điều ông Doanh nói đang minh chứng lời ĐHY Trịnh Như Khuê (1976): “Họ là quân ăn cướp.”
Trong tình hình đất nước đổi mới hòa nhập vào thế giới. Nhà nước muốn thu hút Việt kiều ngoại quốc đến làm ăn và đầu tư. Tôi tự hỏi những lời phát biểu của ông Doanh có hợp với tình hình phát triển của đất nước hay không?
Đã là người Viêt Nam dù là lương hay giáo, ai cũng tin rằng lảm lành để đức cho con cháu. Làm việc thất đức sẽ gánh lấy cái “quả” cho mình và con cháu đến 3, 4 đời. Mong các cán bộ và công an tôn giáo đừng làm gì để dân ai oán để thất đức cho con cháu. Vụ Đức Mẹ Đồng Đinh và vụ “Thánh Vật” sông Tô Lịch còn đó như lời nhắc nhở.
BBC: Trả lại hay không trả lại tòa Khâm Sứ?
BBC
10:24 04/01/2008
Trả lại hay không trả lại?
Một website của người Công Giáo đã phản ứng giận dữ sau khi ông Nguyễn Thế Doanh, Trưởng Ban Tôn giáo Nhà nước Việt Nam, trả lời với BBC về chuyện Tòa Khâm Sứ nói rằng 'không có vấn đề trả lại'.
Trong một bản tin đăng trên website vietcatholic.net, đặt tại California, tác giả dẫn chứng các văn bản được cho của chính Ban Tôn giáo chỉ thị cho các cấp quan chức địa phương “phải trả lại nơi thờ tự của các tôn giáo.''
Bản tin kết luận: ''Lời tuyên bố của ông Trưởng Ban Tôn giáo Nhà nước rõ ràng trái ngược với Luật pháp và những Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ...''
Các văn bản
Hướng Dẫn số 500 HD/TGCP, ngày 4 tháng 12 năm 1993 của Ban Tôn giáo Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị 379/TTg của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động tôn giáo nêu rõ: “Nơi thờ tự của các tôn giáo cho mượn có thời hạn nay đã hết hạn thì phải trả lại. Nếu còn nhu cầu sử dụng phải thỏa thuận với Giáo hội. Nếu chưa hết hạn mà sử dụng không đúng mục đích thì phải trả lại... Không để dân lấn chiếm nơi thờ tự. Ở những nơi do tồn tại của quá khứ, nơi thờ tự có dân đang ở thì Chính quyền địa phương phải có kế hoạch giải tỏa trong một thời gian nhất định”.
Thông tư 01/1999/TT-TGCP ngày 16 tháng 06 năm 1999 của Ban tôn giáo Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số điều trong Nghị Định số 26/1999/NĐ-CP, ngày 19 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo, nhấn mạnh: “Không để cơ sở thờ tự bị lấn chiếm. Nhà nước bảo hộ cơ sở thờ tự tôn giáo”.
Điều 26 Pháp Lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo, ngày 18 tháng 06 năm 2004, ghi rõ ràng: “Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm tài sản đó”.
vietcatholic.net
Các phóng viên nói sự diễn dịch các văn bản luật pháp ở Việt Nam thường không thống nhất và xem chừng vấn đề đang gây tranh chấp không chỉ đơn thuần là một tòa nhà hay một miếng đất.
'Không có vấn đề trả lại'
Trả lời phỏng vấn BBC hôm 3/1, ông Nguyễn Thế Doanh, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ nói: "Thực ra là không có vấn đề trả lại, tức là ‘của anh hay của tôi’ nên về phía các tôn giáo hay dùng từ ‘trả lại’ tạo sự không thông cảm được với nhau. Không có chuyện đòi lại, trả lại,"
Về điểm này, ông Doanh giải thích rằng: "Từ khi có Luật đất đai, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý và nhà nước, căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực sự của nhân dân và quỹ đất, cấp đất cho nhân dân, các tổ chức để sử dụng ổn định, lâu dài."
Tin tức từ Việt Nam cho hay các buổi cầu nguyện của nhiều giáo dân trước Tòa Khâm Sứ cũ ở Hà Nội vẫn diễn ra ngay đầu năm 2008, đặt câu hỏi về một giải pháp cho vụ việc.
Hôm 1/1, chừng 2.000 người Công giáo đã cầu nguyện ở phố Nhà Chung, để như họ nói, là đòi lại tòa nhà vốn do quận Hoàn Kiếm quản lý, thu hút sự chú ý của dư luận và lực lượng công an.
Trước đó, trong một cử chỉ được bình luận nhiều, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến thăm Tòa Giám Mục Hà Nội và đi bộ cùng Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đến xem Tòa Khâm sứ.
Một website của người Công Giáo đã phản ứng giận dữ sau khi ông Nguyễn Thế Doanh, Trưởng Ban Tôn giáo Nhà nước Việt Nam, trả lời với BBC về chuyện Tòa Khâm Sứ nói rằng 'không có vấn đề trả lại'.
Trong một bản tin đăng trên website vietcatholic.net, đặt tại California, tác giả dẫn chứng các văn bản được cho của chính Ban Tôn giáo chỉ thị cho các cấp quan chức địa phương “phải trả lại nơi thờ tự của các tôn giáo.''
Bản tin kết luận: ''Lời tuyên bố của ông Trưởng Ban Tôn giáo Nhà nước rõ ràng trái ngược với Luật pháp và những Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ...''
Các văn bản
Hướng Dẫn số 500 HD/TGCP, ngày 4 tháng 12 năm 1993 của Ban Tôn giáo Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị 379/TTg của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động tôn giáo nêu rõ: “Nơi thờ tự của các tôn giáo cho mượn có thời hạn nay đã hết hạn thì phải trả lại. Nếu còn nhu cầu sử dụng phải thỏa thuận với Giáo hội. Nếu chưa hết hạn mà sử dụng không đúng mục đích thì phải trả lại... Không để dân lấn chiếm nơi thờ tự. Ở những nơi do tồn tại của quá khứ, nơi thờ tự có dân đang ở thì Chính quyền địa phương phải có kế hoạch giải tỏa trong một thời gian nhất định”.
Thông tư 01/1999/TT-TGCP ngày 16 tháng 06 năm 1999 của Ban tôn giáo Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số điều trong Nghị Định số 26/1999/NĐ-CP, ngày 19 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo, nhấn mạnh: “Không để cơ sở thờ tự bị lấn chiếm. Nhà nước bảo hộ cơ sở thờ tự tôn giáo”.
Điều 26 Pháp Lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo, ngày 18 tháng 06 năm 2004, ghi rõ ràng: “Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm tài sản đó”.
vietcatholic.net
Các phóng viên nói sự diễn dịch các văn bản luật pháp ở Việt Nam thường không thống nhất và xem chừng vấn đề đang gây tranh chấp không chỉ đơn thuần là một tòa nhà hay một miếng đất.
'Không có vấn đề trả lại'
Trả lời phỏng vấn BBC hôm 3/1, ông Nguyễn Thế Doanh, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ nói: "Thực ra là không có vấn đề trả lại, tức là ‘của anh hay của tôi’ nên về phía các tôn giáo hay dùng từ ‘trả lại’ tạo sự không thông cảm được với nhau. Không có chuyện đòi lại, trả lại,"
Về điểm này, ông Doanh giải thích rằng: "Từ khi có Luật đất đai, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý và nhà nước, căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực sự của nhân dân và quỹ đất, cấp đất cho nhân dân, các tổ chức để sử dụng ổn định, lâu dài."
Tin tức từ Việt Nam cho hay các buổi cầu nguyện của nhiều giáo dân trước Tòa Khâm Sứ cũ ở Hà Nội vẫn diễn ra ngay đầu năm 2008, đặt câu hỏi về một giải pháp cho vụ việc.
Hôm 1/1, chừng 2.000 người Công giáo đã cầu nguyện ở phố Nhà Chung, để như họ nói, là đòi lại tòa nhà vốn do quận Hoàn Kiếm quản lý, thu hút sự chú ý của dư luận và lực lượng công an.
Trước đó, trong một cử chỉ được bình luận nhiều, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến thăm Tòa Giám Mục Hà Nội và đi bộ cùng Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đến xem Tòa Khâm sứ.
''Không có chuyện trả lại'' - Phải chăng ông Trưởng ban tôn giáo đang mắc ''bệnh nước lớn''?
J.B. Nguyễn Hữu Vinh
15:14 04/01/2008
“KHÔNG CÓ CHUYỆN TRẢ LẠI” - PHẢI CHĂNG ÔNG TRƯỞNG BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ ĐANG MẮC “BỆNH NƯỚC LỚN”?
Khi nhà cầm quyền Trung Quốc Cộng sản chiếm đoạt Hoàng Sa, và Trường Sa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam “lại” ra tuyên bố: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động tiến hành tại khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được sự chấp thuận của Việt Nam đều là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị pháp lý” và coi đó là phương pháp hữu hiệu cho việc đòi lại lãnh thổ, đất đai của cha ông đã bị mất vào tay bọn cướp?
Bất chấp sự thật, bất chấp lẽ công bằng, đàn anh Cộng sản Trung Quốc vẫn ngang nhiên chiếm đoạt bằng vũ lực, bằng âm mưu, bằng những phương cách khác cả hai quần đảo của Việt Nam.
Đó là cách hành xử nước lớn, lấy thịt đè người vốn có của tư tưởng bành trướng và cướp đoạt. Với họ, câu “Chân lý thuộc kẻ mạnh” một chân lý đầy tính hoang dã đã và đang có cơ hội thể hiện.
Khi những người Công giáo Việt Nam bị chiếm đoạt ngang nhiên những đất đai và tài sản của mình, họ đã phải có hàng loạt “ĐƠN XIN” gửi đến nơi đang chiếm đoạt của mình.
Khi những đơn xin không được hồi đáp, họ nhẫn nhục chịu đựng.
Khi sự nhẫn nhục đã quá mức chịu đựng, họ cầu nguyện.
Khi sự cầu nguyện có tiếng vang mạnh mẽ qua hệ thống truyền thông, thế giới đã nghe tiếng họ, lương tâm con người bị đánh thức, ông Trường ban Tôn giáo của Chính phủ tuyên bố: “Không có chuyện trả lại”?
Nhìn lại một quá trình, cách hành xử của những người có trách nhiệm trong hệ thống công quyền hiện tại, chúng ta không thể không có suy nghĩ: Những người đó đang phục vụ ai? Họ đang căn cứ trên những nguyên tắc nào của đời sống con người và xã hội loài người để hành xử và tuyên bố như thế?
Trong cuộc sống hàng ngày, có những kẻ trộm cướp, chiếm đoạt bằng vũ lực, bằng cưỡng bức, bằng cơ hội, lừa đảo… buộc nạn nhân phải chấp nhận khi yếu thế. Tuy nhiên, khi có ánh sáng công lý, công bằng, lẽ dĩ nhiên là kẻ chiếm đoạt phải hoàn trả lại những thứ mình đã chiếm đoạt, thậm chí đền bù những thiệt hại do việc bị chiếm đoạt gây ra. Đó mới thật sự là một nơi có một nhà nước pháp quyền, một xã hội văn minh.
Nếu có một người nào đã trộm cướp đứng giữa thanh thiên bạch nhật hay giữa tòa án, tuyên bố rằng: Không có chuyện trả lại những tài sản đó, thì người ta xếp họ vào hạng người nào? Hay ít nhất người ta sẽ nghĩ: Anh ta đang đứng ở đâu, trong môi trường nào để có thể tuyên bố điều đó?
Việc ông Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ ngang nhiên tuyên bố: “Không có chuyện trả lại” đất đai tài sản đã bị chiếm đoạt của Giáo hội, trong khi “Giáo Hội Công giáo Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Giáo hội đối với đất đai và tài sản Giáo hội”.
Có phải ông cũng đang rắp tâm sử dụng cái lý của kẻ mạnh trong việc hành xử kiểu luật rừng? Bất chấp các văn bản luật pháp qui định trả lại các tài sản, đất đai của tổ chức tôn giáo được ghi bằng giấy trắng mực đen. Hay những điều luật pháp đã quy định, cũng chỉ là quy định cho vui? Chỉ xin nhắc lại ông một điều trong cái Pháp lệnh tôn giáo 2004 của chính nhà nước ban hành:
Điều: Chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, đình, đền, miếu, trụ sở tổ chức tôn giáo, các cơ sở đào tạo của tổ chức tôn giáo, những cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp khác, kinh bổn và các đồ dùng thờ cúng được pháp luật bảo hộ.
Ông Trưởng ban nhớ được rằng: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân theo những quy định của nhà nước đặt ra, “ai có nhu cầu” thì xin – cho. Nhưng ông quên rằng: Luật pháp Việt Nam cũng đang quy định quyền sử dụng đất đai thì không thuộc sở hữu toàn dân mà thuộc từng tổ chức, cá nhân cụ thể.
Ai là người có nhu cầu? Xin hỏi ông Trưởng ban Tôn giáo: Với hệ thống chính quyền một quận, dân số dăm bảy trăm ngàn người, hệ thống công sở gồm: trụ sở Ủy ban Nhân dân, Hội đồng nhân dân, Quận ủy, Mặt trận, Thanh niên, Hội nông dân, Công An, Tòa á, Quận đội… và cơ man nào cơ quan khác được nuôi bằng đồng thuế của nhân dân, cũng như bao nhiêu đất đai “tư quyền” khác nữa. Biết bao nhiêu đất đai, tài sản để “phục vụ” từng đó người. Trong khi Giáo hội Công giáo Việt Nam, với gần 10% số dân cả nước, đất đai của các cơ sở Tôn giáo được bao nhiêu?
Xin hãy khoan nói chuyện có nhu cầu thì xin – cho, người Công giáo Việt Nam ngày nay, chỉ mong muốn cháy bỏng là được nhận lại tài sản đất đai của mình còn chưa được, nói chi đến chuyện xin xỏ của ai ở đây thưa ông?
Quyền sử dụng đất Tòa Khâm sứ Hà Nội, có “bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý” là đất từ xưa để lại đang có nhu cầu sử dụng, chưa bao giờ được hiến, cho, tặng hoặc bất kỳ sự sang nhượng nào cho nhà nước. Vậy vì sao khi bị chiếm đoạt, lại “không có chuyện trả lại”? Trong khi nhà nước đang kêu gọi xây dựng một nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa. Phải chăng, cái cụm từ Xã hội chủ nghĩa này đã bao hàm những yếu tố để ông có thể tuyên bố “Không có chuyện trả lại” ở trên?
Giả sử, đến một lúc nào đó, đất nước Việt Nam được lãnh đạo bởi một chính phủ thật sự của dân, do dân, vì dân, làm việc theo những nhu cầu và nguyện vọng của dân, không hèn nhát nhu nhược trước sự đe dọa bạo lực, không vì vị trí độc tôn của mình mà quyên mất nghĩa vụ đối với giang sơn, đủ sức mạnh và bản lĩnh tuyên bố đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa, khi đó Trung Quốc tuyên bố “không có chuyện trả lại” , thì Việt Nam phải làm gì?
Tất nhiên, mọi sự so sánh đều là khập khiễng, nhưng có chăng những liên tưởng giữa hai sự việc trên? Nó khập khiễng, bởi Giáo hội Công giáo được lãnh đạo và dẫn dắt bởi một Hàng Giáo phẩm đầy sự hy sinh, đủ bản lĩnh và hành động đúng theo phương châm “Yêu thương và phục vụ” . Hơn hẳn những khẩu hiệu “Của dân, do dân và vì dân” mà thực tế thì còn nhiều điều phải xem lại.
Cũng tương tự, một điều hiển nhiên đúng, dù Giaó hội có tuyên bố hay không, thì “Mọi hoạt động tiến hành tại khu vực đất đai và tài sản Giáo hội mà không được sự chấp thuận của Giáo hôi Công giáo Việt Nam đều là vi phạm chủ quyền của Giáo hội Công giáo Việt Nam và không có giá trị pháp lý” .
Trong một môi trường văn minh, hiện đại khi Việt Nam gia nhập sân chơi của thể giới, khi Việt Nam vừa giữ một chân trong Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc, những cái không có giá trị pháp lý kia phải được xử lý trước hết.
Chúng ta cần lo “tu thân, tề gia, trị quốc” trước khi muốn “bình thiên hạ”.
Thiết nghĩ câu cha ông nói tự ngàn xưa: “Khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” giờ vẫn còn nguyên giá trị. Vậy thì tại sao, những vấn đề lớn lao với ông bạn láng giềng phương bắc đầy dã tâm, khó chơi nói trên, chưa thấy ai tuyên bố được một lời bản lĩnh như khi ông Trưởng ban Tôn giáo tuyên bố về tài sản của Tôn giáo ở trong cùng một đất nước?.
Phải chăng, ông Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ đang nhiễm “căn bệnh nước lớn” trầm trọng?
Hà Nội, ngày 4 tháng 1 năm 2008.
Khi nhà cầm quyền Trung Quốc Cộng sản chiếm đoạt Hoàng Sa, và Trường Sa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam “lại” ra tuyên bố: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động tiến hành tại khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được sự chấp thuận của Việt Nam đều là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị pháp lý” và coi đó là phương pháp hữu hiệu cho việc đòi lại lãnh thổ, đất đai của cha ông đã bị mất vào tay bọn cướp?
Bất chấp sự thật, bất chấp lẽ công bằng, đàn anh Cộng sản Trung Quốc vẫn ngang nhiên chiếm đoạt bằng vũ lực, bằng âm mưu, bằng những phương cách khác cả hai quần đảo của Việt Nam.
Đó là cách hành xử nước lớn, lấy thịt đè người vốn có của tư tưởng bành trướng và cướp đoạt. Với họ, câu “Chân lý thuộc kẻ mạnh” một chân lý đầy tính hoang dã đã và đang có cơ hội thể hiện.
Khi những người Công giáo Việt Nam bị chiếm đoạt ngang nhiên những đất đai và tài sản của mình, họ đã phải có hàng loạt “ĐƠN XIN” gửi đến nơi đang chiếm đoạt của mình.
Khi những đơn xin không được hồi đáp, họ nhẫn nhục chịu đựng.
Khi sự nhẫn nhục đã quá mức chịu đựng, họ cầu nguyện.
Khi sự cầu nguyện có tiếng vang mạnh mẽ qua hệ thống truyền thông, thế giới đã nghe tiếng họ, lương tâm con người bị đánh thức, ông Trường ban Tôn giáo của Chính phủ tuyên bố: “Không có chuyện trả lại”?
Nhìn lại một quá trình, cách hành xử của những người có trách nhiệm trong hệ thống công quyền hiện tại, chúng ta không thể không có suy nghĩ: Những người đó đang phục vụ ai? Họ đang căn cứ trên những nguyên tắc nào của đời sống con người và xã hội loài người để hành xử và tuyên bố như thế?
Trong cuộc sống hàng ngày, có những kẻ trộm cướp, chiếm đoạt bằng vũ lực, bằng cưỡng bức, bằng cơ hội, lừa đảo… buộc nạn nhân phải chấp nhận khi yếu thế. Tuy nhiên, khi có ánh sáng công lý, công bằng, lẽ dĩ nhiên là kẻ chiếm đoạt phải hoàn trả lại những thứ mình đã chiếm đoạt, thậm chí đền bù những thiệt hại do việc bị chiếm đoạt gây ra. Đó mới thật sự là một nơi có một nhà nước pháp quyền, một xã hội văn minh.
Nếu có một người nào đã trộm cướp đứng giữa thanh thiên bạch nhật hay giữa tòa án, tuyên bố rằng: Không có chuyện trả lại những tài sản đó, thì người ta xếp họ vào hạng người nào? Hay ít nhất người ta sẽ nghĩ: Anh ta đang đứng ở đâu, trong môi trường nào để có thể tuyên bố điều đó?
Việc ông Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ ngang nhiên tuyên bố: “Không có chuyện trả lại” đất đai tài sản đã bị chiếm đoạt của Giáo hội, trong khi “Giáo Hội Công giáo Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Giáo hội đối với đất đai và tài sản Giáo hội”.
Có phải ông cũng đang rắp tâm sử dụng cái lý của kẻ mạnh trong việc hành xử kiểu luật rừng? Bất chấp các văn bản luật pháp qui định trả lại các tài sản, đất đai của tổ chức tôn giáo được ghi bằng giấy trắng mực đen. Hay những điều luật pháp đã quy định, cũng chỉ là quy định cho vui? Chỉ xin nhắc lại ông một điều trong cái Pháp lệnh tôn giáo 2004 của chính nhà nước ban hành:
Điều: Chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, đình, đền, miếu, trụ sở tổ chức tôn giáo, các cơ sở đào tạo của tổ chức tôn giáo, những cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp khác, kinh bổn và các đồ dùng thờ cúng được pháp luật bảo hộ.
Ông Trưởng ban nhớ được rằng: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân theo những quy định của nhà nước đặt ra, “ai có nhu cầu” thì xin – cho. Nhưng ông quên rằng: Luật pháp Việt Nam cũng đang quy định quyền sử dụng đất đai thì không thuộc sở hữu toàn dân mà thuộc từng tổ chức, cá nhân cụ thể.
Ai là người có nhu cầu? Xin hỏi ông Trưởng ban Tôn giáo: Với hệ thống chính quyền một quận, dân số dăm bảy trăm ngàn người, hệ thống công sở gồm: trụ sở Ủy ban Nhân dân, Hội đồng nhân dân, Quận ủy, Mặt trận, Thanh niên, Hội nông dân, Công An, Tòa á, Quận đội… và cơ man nào cơ quan khác được nuôi bằng đồng thuế của nhân dân, cũng như bao nhiêu đất đai “tư quyền” khác nữa. Biết bao nhiêu đất đai, tài sản để “phục vụ” từng đó người. Trong khi Giáo hội Công giáo Việt Nam, với gần 10% số dân cả nước, đất đai của các cơ sở Tôn giáo được bao nhiêu?
Xin hãy khoan nói chuyện có nhu cầu thì xin – cho, người Công giáo Việt Nam ngày nay, chỉ mong muốn cháy bỏng là được nhận lại tài sản đất đai của mình còn chưa được, nói chi đến chuyện xin xỏ của ai ở đây thưa ông?
Quyền sử dụng đất Tòa Khâm sứ Hà Nội, có “bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý” là đất từ xưa để lại đang có nhu cầu sử dụng, chưa bao giờ được hiến, cho, tặng hoặc bất kỳ sự sang nhượng nào cho nhà nước. Vậy vì sao khi bị chiếm đoạt, lại “không có chuyện trả lại”? Trong khi nhà nước đang kêu gọi xây dựng một nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa. Phải chăng, cái cụm từ Xã hội chủ nghĩa này đã bao hàm những yếu tố để ông có thể tuyên bố “Không có chuyện trả lại” ở trên?
Giả sử, đến một lúc nào đó, đất nước Việt Nam được lãnh đạo bởi một chính phủ thật sự của dân, do dân, vì dân, làm việc theo những nhu cầu và nguyện vọng của dân, không hèn nhát nhu nhược trước sự đe dọa bạo lực, không vì vị trí độc tôn của mình mà quyên mất nghĩa vụ đối với giang sơn, đủ sức mạnh và bản lĩnh tuyên bố đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa, khi đó Trung Quốc tuyên bố “không có chuyện trả lại” , thì Việt Nam phải làm gì?
Tất nhiên, mọi sự so sánh đều là khập khiễng, nhưng có chăng những liên tưởng giữa hai sự việc trên? Nó khập khiễng, bởi Giáo hội Công giáo được lãnh đạo và dẫn dắt bởi một Hàng Giáo phẩm đầy sự hy sinh, đủ bản lĩnh và hành động đúng theo phương châm “Yêu thương và phục vụ” . Hơn hẳn những khẩu hiệu “Của dân, do dân và vì dân” mà thực tế thì còn nhiều điều phải xem lại.
Cũng tương tự, một điều hiển nhiên đúng, dù Giaó hội có tuyên bố hay không, thì “Mọi hoạt động tiến hành tại khu vực đất đai và tài sản Giáo hội mà không được sự chấp thuận của Giáo hôi Công giáo Việt Nam đều là vi phạm chủ quyền của Giáo hội Công giáo Việt Nam và không có giá trị pháp lý” .
Trong một môi trường văn minh, hiện đại khi Việt Nam gia nhập sân chơi của thể giới, khi Việt Nam vừa giữ một chân trong Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc, những cái không có giá trị pháp lý kia phải được xử lý trước hết.
Chúng ta cần lo “tu thân, tề gia, trị quốc” trước khi muốn “bình thiên hạ”.
Thiết nghĩ câu cha ông nói tự ngàn xưa: “Khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” giờ vẫn còn nguyên giá trị. Vậy thì tại sao, những vấn đề lớn lao với ông bạn láng giềng phương bắc đầy dã tâm, khó chơi nói trên, chưa thấy ai tuyên bố được một lời bản lĩnh như khi ông Trưởng ban Tôn giáo tuyên bố về tài sản của Tôn giáo ở trong cùng một đất nước?.
Phải chăng, ông Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ đang nhiễm “căn bệnh nước lớn” trầm trọng?
Hà Nội, ngày 4 tháng 1 năm 2008.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thấy được gì qua cuộc bầu cử sơ bộ tối hôm qua tại Iowa?
Anthony Lê
08:25 04/01/2008
Thấy được gì qua cuộc bầu cử sơ bộ tối hôm qua tại Iowa?
Tối qua, tại Iowa cuộc bầu cử sơ bộ để chọn ra ứng viên chính thức cho mỗi Đảng, vốn sẽ cùng nhau tranh cử quyết liệt dành chức Tổng Thống Hoa Kỳ năm 2008.
Dõi theo trực tiếp mọi diễn tiến của cuộc bầu cử sơ bộ này và kết quả chung cuộc mà chúng ta ai nầy cũng đều biết đó là phần thắng nghiêng về cho Obama và Huckabee.
Về phía Đảng Dân Chủ, Thượng Nghị Sĩ da đen đến từ tiểu bang Illinois, Barack Obama, 46 tuổi, đã dành được 38%; kế đến là cựu Thượng Nghị Sĩ của tiểu bang North Carolina, John Edwards, là 29.8%; và đương kim Thượng Nghị Sĩ của New York là Hillary Clinton chiếm được 29.5% trong tổng các phiếu bầu của Đảng Dân Chủ.
Về phía Đảng Cộng Hòa, cựu Thống Đốc tiểu bang Arkansas là Mike Huckabee dành được 34%; kế đến là cựu Thống Đốc tiểu bang Massachusetts, Mitt Romney, chiếm được 25%; và hạng 3 và 4 được chia cho Thượng Nghị Sĩ John McCain của tiểu bang Arizona; và cựu Thượng Nghị Sĩ của tiểu bang Tennessee Fred Thompson.
Dẫu rằng vẫn còn có thêm rất nhiều cuộc bầu cử sơ bộ tại các tiểu bang khác nữa trước khi mỗi Đảng chính thức chọn ra ứng cử viên xứng đáng và dành được nhiều phiếu nhất trong các cuộc bầu cử sơ bộ tại hầu hết các tiểu bang, để đại diện ra tranh cử chức Tổng Thống, thế nhưng vẫn có một số điều mà chúng ta nhận thấy được như sau:
(1) Barack Obama - một người da đen đầu tiên, với tuổi thơ lắm gian nan, và khi trưởng thành đã từng dùng và buôn bán thuốc phiện cũng như ma túy, rất khó có thể trở thành vị Tổng Thống Da Đen đầu tiên của Hoa Kỳ, vì rằng, đất nước này chưa sẳn sàng để có một người Tổng Thống Da Đen chỉ huy họ. Kế đến, Obama là người cực lực cổ võ cho các chính sách phá thai, đồng tính, việc thí nghiệm trên tế bào phôi thai, và án tử hình - những điều tối kỵ nhất với những giảng dạy truyền thống của Giáo Hội Công Giáo. Các cuộc bầu cử sơ bộ sắp tới tại New Hampshire và South Carolina sẽ dễ dàng mang thắng lợi về cho Obama, vì những người da đen ở các tiểu bang này rất thích Ông ta. Giả dụ Obama được chọn là đại diện của Đảng Dân Chủ ra tranh cử chức Tổng Thống, thì đây sẽ là một thắng lợi cho Đảng Cộng Hòa, vì Obama còn quá non trẻ, và những người Hoa Kỳ dòng chính, và thủ cựu sẽ không thích Ông ta.
(2) John Edwards - người tranh cử vô vọng rất khó có thể tiến xa. Vào năm 2004, mọi người dân của tiểu bang South Carolina đã dạy cho Ông ta một bài học đích đáng khi dám cả gan tuyên bố rằng: "South Carolina chính là sân sau nhà của tôi" (SC is my backyard), bằng cách đánh bại các thành viên của Đảng Dân Chủ một cách đích đáng. Edwards nguyên là một Luật Sư chuyên đi đấu tố người khác mà tiếng Anh gọi là "Trial Lawyer" và Ông giàu lên bằng chính chuyện "thất đức" này. Với "Trial Lawyer" - người kiện mặc dầu có lỗi rành rành ra đó, nhưng vì có rất nhiều tiền, nên công lý vẫn về phía của họ, vì những loại "Trial Lawyer" như Edwards. Do đó, giới tội phạm, giết người, ma túy, tài phiệt, vân vân. .. rất thích các loại "Trial Lawyer" theo kiểu này. Xét về quan điểm Giáo Hội, Ông hoàn toàn cổ võ cho việc phá thai, việc hợp kết đồng tính luyến ái, án tử hình, và việc thí nghiệm trên tế bào phôi thai - những điều cấm kỵ và hoàn toàn đi ngược lại với những giảng dạy truyền thống của Giáo Hội Công Giáo. Thêm nữa, để trở thành một "Trial Lawyer" là chuyện không phải dễ, và để thắng được các vụ kiện có tính chất quan trọng "đỏ, đen" thì phải biết cách chơi và thực hiện những trò dơ bẫn nhất để có thể thắng được kiện và vị Luật Sư đó phải hết sức là thông minh, và lanh lợi!
(3) Hillary Clinton - Đệ Nhất Phu Nhân Hoa Kỳ trong suốt 8 năm và trong chức Thượng Nghị Sĩ của tiểu bang New York trong gần 2 nhiệm kỳ, có thể đánh bại được Obama, dẫu rằng cũng rất mong manh. Người Mỹ, và thậm chí là những người theo Đảng Dân Chủ, cũng không ưa thích gì Bà, và nhất là những lần tranh cử cùng với Bill Clinton. Bà nổi tiếng là một con người lương lẹo, ăn nói hàm hồ, và rất độc ác, với những ai cản ngăn bước tiến của Bà. Mấy ngày trước khi cuộc bầu cử sơ bộ tại Iowa được diễn ra, chiến dịch tranh cử của Bà đã tung tin bôi nhọ Obama về thời gian Ông này tham gia các băng đảng khét tiếng của da đen chống lại những người da trắng, và dùng ma túy. Thế nhưng, thủ đoạn đó đã không thành công qua chính kết quả của tối hôm qua và sau này nữa. Giới am tường chánh trị Hoa Kỳ khuyên rằng: Bà nên rút tên ra khỏi cuộc tranh cử này, vì điều đó sẽ làm tổn hại rất nặng nề cho Đảng Dân Chủ sau này. Người dân Mỹ vẫn còn rất cay cú về chuyện suy đồi của Bill Clinton - vị Tổng Thống duy nhất và suy đồi nhất trong lịch sử của Hoa Kỳ; cũng như việc để cho bọn khủng bố tấn công vào Hoa Kỳ, mà nổi cộm nhất chính là vụ 11 tháng 9 năm 2001 vừa qua của al-Qaida. Nếu chẳng may Bà được Đảng Dân Chủ đề cử tranh chức Tổng Thống Hoa Kỳ 2008 thì cuộc bầu cử lần này sẽ rất khí thế vì giới thủ cựu của Hoa Kỳ, những người Mỹ thuộc dòng chính, sẽ hồ hỡi kéo nhau đến nơi bầu cử nhằm lật tẩy Bà ta ra khỏi Tòa Bạch Ốc. Xét về quan điểm Giáo Hội, Bà hoàn toàn cổ võ cho việc phá thai, việc hợp kết đồng tính luyến ái, án tử hình, và việc thí nghiệm trên tế bào phôi thai - những điều cấm kỵ và hoàn toàn đi ngược lại với những giảng dạy truyền thống của Giáo Hội Công Giáo. Có thể nói, trong bộ ba: Obama-Edwards-Clinton, thì Bà rất khét tiếng trong việc ủng hộ những cung cách sống xa đọa và suy đồi nhất của giới thanh niên Hoa Kỳ, vì rằng chồng Bà là người thuộc vào giới đó.
(4) Mike Huckabee - vị Mục Sư Tin Lành trở thành chính trị gia - Xét về quan điểm của Giáo Hội, nhất là qua các vấn đề trọng yếu mang tính đạo đức và luân lý, nói chung, Ông này hoàn toàn không ủng hộ cho việc phá thai, cái chết êm ái, án tử hình, việc nghiên cứu tế bào phôi thai, việc đồng tính luyến ái, việc để cho những người di dân lậu được có cơ hội trở thành các công dân của Hoa Kỳ, việc tra tấn tội nhân chiến tranh, vân vân. ...Tưởng rằng Đảng Cộng Hòa sẽ thiếu mất đi một người thủ cựu, truyền thống, thế nhưng, bổng dưng Ông này xuất hiện, và tạm thời những người thủ cựu cho rằng Ông là ứng cử viên xứng đáng đại diện cho họ. Dẫu thế, Ông cũng đã chọc giận rất nhiều người Công Giáo khi đến phát biểu tại một nhà thờ Tin Lành, mà Ông Mục Sư tại đó nổi tiếng là người bêu nhọ đến Đạo Công Giáo. Khi còn là Thống Đốc tiểu bang Arkansas, Ông nổi tiếng nhận vào rất nhiều quà cáp cho cá nhân và gia đình, một điều được coi là trái với đạo đức của người giữ chức vụ công quyền. Nếu cuộc tranh cử Tổng Thống được diễn ra giữa Ông và Obama thì phần thắng sẽ dễ dàng nghiêng về phía Ông.
(5) Mitt Romney - một người theo đạo Mornon, mà tiếng Việt có nghĩa là đạo có nhiều vợ, dẫu rằng Ông chỉ có 1 vợ mà thôi; và theo nghĩa tôn giáo, thì Mornon chính là một thứ lạc giáo trong số các tôn giáo chính thức. Ông này rất giàu có, và đã bỏ ra tới hàng trăm triệu tiền túi của mình để ra tranh cử. Nếu như Ông tranh cử trong tư cách là một ứng viên độc lập, thì Ông sẽ có cơ may thắng cử, đằng này Ông lại chọn Đảng Cộng Hòa. Ông này cũng giống như John Kerry xưa kia, tức là người hay "flip-flop" (thay đen đổi trắng bất cứ lúc nào) trong các vấn đề có liên quan đến đạo đức và luân lý Kitô Giáo như chuyện phá thai, chuyện đồng tính luyến ái, vân vân... Có thể nói, tiểu bang Massachusetts là nơi đứng hàng thứ 2 hay 3 về số những con người đồng tính luyến ái, sau California và New York. Ông này khó có thể tiến xa, và sẽ phá sản sau các cuộc bầu cử sơ bộ.Người dân theo khuynh hướng thủ cựu, truyền thống không ưa thích gì Ông ta. Chẳng may, Huckabee có thất bại sau này, thì Đảng Cộng Hòa sẽ bầu chọn ra một ứng cử viên độc lập khác để thay thế cho họ, trong cuộc bầu cử chính thức sắp tới.
Hy vọng, những cuộc bầu cử trong thời gian sắp tới sẽ rất thú vị và hứng thú để mọi người chúng ta cùng nhau dõi theo và tích cực tham gia vào!
Nhưng nói gì thì nói, đối với người Công Giáo chúng ta, cho dẫu vào bất cứ lúc nào hay vào bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa, thì vấn đề đạo đức và luân lý Kitô Giáo phải luôn là tiêu chuẩn hàng đầu, và tối quan trọng nhất, khi chúng ta đặt chân đến nơi bầu cử, để bầu chọn ra ứng cử viên xứng đáng nhất để đại diện cho chúng ta, và nhất là cho lương tâm Kitô Giáo trong sáng của chúng ta, vì rằng vào Ngày Cánh Chung, Thiên Chúa sẽ phán xử chúng ta về nghĩa vụ công dân Kitô Giáo đó, và về những lựa chọn theo đúng với những giảng dạy truyền thống của Đạo Công Giáo chúng ta.
Chúng ta phải bỏ ra ngoài những tị hiềm cá nhân, hay những điểm không thích nho nhỏ, chẳng hạn như: tương lai của nền kinh tế, tính xác thực của cuộc chiến, vân vân, hay những vấn đề khác được cho là quan trọng nhất của chúng ta, để đặt vấn đề đạo đức và lương tâm Kitô Giáo trong sáng lên hàng đầu, vì hậu quả của hành động mà chúng ta bầu ra ứng cử viên một cách thiếu suy nghĩ và hời hợt, sẽ rất là đau đớn và nặng nề, không những ảnh hưởng đến cá nhân chúng ta, mà còn đến cả hàng triệu triệu các thế hệ trẻ của Hoa Kỳ, và của con cái chúng ta sau này.
Nền đạo đức và luân lý Kitô Giáo của đất nước Hoa Kỳ sẽ rơi về đâu? Câu trả lời là tùy thuộc nơi mỗi người chúng ta, nơi bè bạn của chúng ta, và nơi cộng đồng của chúng ta; chúng ta đã đóng góp được gì cho sự thăng tiến lành mạnh, hay sự sụp đổ suy đồi đó?. ..... vì rằng Thiên Chúa sẽ vặn hỏi chúng ta những câu này, khi chúng ta còn có dịp để được diện đối với Ngài!
Để giúp chúng ta cùng suy nghiệm thêm về các vấn đề quan trọng có liên quan đến cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ 2008 sắp tới, hay ứng cử viên nào là xứng đáng nhất trong những người xứng đáng, qua các vấn đề như: phá thai, án tử hình, đạo luật Không Để Cho Trẻ Nào Rơi Lại Đằng Sau (No Child Left Behind Act), chuyện dùng Ngân Sách của chính phủ Liên Bang để tài trợ cho việc nghiên cứu phôi thai, việc khai mỏ dầu ở vùng vịnh Alaska, Thỏa Ước về Môi Sinh Kyoto, việc cấm các loại vũ khí có tính giết người mà cảnh sát thường dùng, việc kiểm tra nguồn gốc trước khi mua súng, Đạo Luật Ái Quốc, việc giam tù nhân chiến tranh tại đảo Guantanamo, việc tra tấn tù nhân bằng cách cho ngập nước, chuyện cung cấp cơ hội để trở thành các công dân Hoa Kỳ chính thức đối với những di dân lậu, chuyện rào chắn các cửa biên giới, vân vân ... thì mời Quý Vị có thể vào trang Web tại địa chỉ:
http://www.vajoe.com/candidate_calculator.html
để từ đó lượng định ra ứng viên nào là xứng đáng nhất!
Tối qua, tại Iowa cuộc bầu cử sơ bộ để chọn ra ứng viên chính thức cho mỗi Đảng, vốn sẽ cùng nhau tranh cử quyết liệt dành chức Tổng Thống Hoa Kỳ năm 2008.
Dõi theo trực tiếp mọi diễn tiến của cuộc bầu cử sơ bộ này và kết quả chung cuộc mà chúng ta ai nầy cũng đều biết đó là phần thắng nghiêng về cho Obama và Huckabee.
Huckabee (Trái) và Obama (Phải) |
Về phía Đảng Cộng Hòa, cựu Thống Đốc tiểu bang Arkansas là Mike Huckabee dành được 34%; kế đến là cựu Thống Đốc tiểu bang Massachusetts, Mitt Romney, chiếm được 25%; và hạng 3 và 4 được chia cho Thượng Nghị Sĩ John McCain của tiểu bang Arizona; và cựu Thượng Nghị Sĩ của tiểu bang Tennessee Fred Thompson.
Dẫu rằng vẫn còn có thêm rất nhiều cuộc bầu cử sơ bộ tại các tiểu bang khác nữa trước khi mỗi Đảng chính thức chọn ra ứng cử viên xứng đáng và dành được nhiều phiếu nhất trong các cuộc bầu cử sơ bộ tại hầu hết các tiểu bang, để đại diện ra tranh cử chức Tổng Thống, thế nhưng vẫn có một số điều mà chúng ta nhận thấy được như sau:
(1) Barack Obama - một người da đen đầu tiên, với tuổi thơ lắm gian nan, và khi trưởng thành đã từng dùng và buôn bán thuốc phiện cũng như ma túy, rất khó có thể trở thành vị Tổng Thống Da Đen đầu tiên của Hoa Kỳ, vì rằng, đất nước này chưa sẳn sàng để có một người Tổng Thống Da Đen chỉ huy họ. Kế đến, Obama là người cực lực cổ võ cho các chính sách phá thai, đồng tính, việc thí nghiệm trên tế bào phôi thai, và án tử hình - những điều tối kỵ nhất với những giảng dạy truyền thống của Giáo Hội Công Giáo. Các cuộc bầu cử sơ bộ sắp tới tại New Hampshire và South Carolina sẽ dễ dàng mang thắng lợi về cho Obama, vì những người da đen ở các tiểu bang này rất thích Ông ta. Giả dụ Obama được chọn là đại diện của Đảng Dân Chủ ra tranh cử chức Tổng Thống, thì đây sẽ là một thắng lợi cho Đảng Cộng Hòa, vì Obama còn quá non trẻ, và những người Hoa Kỳ dòng chính, và thủ cựu sẽ không thích Ông ta.
(2) John Edwards - người tranh cử vô vọng rất khó có thể tiến xa. Vào năm 2004, mọi người dân của tiểu bang South Carolina đã dạy cho Ông ta một bài học đích đáng khi dám cả gan tuyên bố rằng: "South Carolina chính là sân sau nhà của tôi" (SC is my backyard), bằng cách đánh bại các thành viên của Đảng Dân Chủ một cách đích đáng. Edwards nguyên là một Luật Sư chuyên đi đấu tố người khác mà tiếng Anh gọi là "Trial Lawyer" và Ông giàu lên bằng chính chuyện "thất đức" này. Với "Trial Lawyer" - người kiện mặc dầu có lỗi rành rành ra đó, nhưng vì có rất nhiều tiền, nên công lý vẫn về phía của họ, vì những loại "Trial Lawyer" như Edwards. Do đó, giới tội phạm, giết người, ma túy, tài phiệt, vân vân. .. rất thích các loại "Trial Lawyer" theo kiểu này. Xét về quan điểm Giáo Hội, Ông hoàn toàn cổ võ cho việc phá thai, việc hợp kết đồng tính luyến ái, án tử hình, và việc thí nghiệm trên tế bào phôi thai - những điều cấm kỵ và hoàn toàn đi ngược lại với những giảng dạy truyền thống của Giáo Hội Công Giáo. Thêm nữa, để trở thành một "Trial Lawyer" là chuyện không phải dễ, và để thắng được các vụ kiện có tính chất quan trọng "đỏ, đen" thì phải biết cách chơi và thực hiện những trò dơ bẫn nhất để có thể thắng được kiện và vị Luật Sư đó phải hết sức là thông minh, và lanh lợi!
(3) Hillary Clinton - Đệ Nhất Phu Nhân Hoa Kỳ trong suốt 8 năm và trong chức Thượng Nghị Sĩ của tiểu bang New York trong gần 2 nhiệm kỳ, có thể đánh bại được Obama, dẫu rằng cũng rất mong manh. Người Mỹ, và thậm chí là những người theo Đảng Dân Chủ, cũng không ưa thích gì Bà, và nhất là những lần tranh cử cùng với Bill Clinton. Bà nổi tiếng là một con người lương lẹo, ăn nói hàm hồ, và rất độc ác, với những ai cản ngăn bước tiến của Bà. Mấy ngày trước khi cuộc bầu cử sơ bộ tại Iowa được diễn ra, chiến dịch tranh cử của Bà đã tung tin bôi nhọ Obama về thời gian Ông này tham gia các băng đảng khét tiếng của da đen chống lại những người da trắng, và dùng ma túy. Thế nhưng, thủ đoạn đó đã không thành công qua chính kết quả của tối hôm qua và sau này nữa. Giới am tường chánh trị Hoa Kỳ khuyên rằng: Bà nên rút tên ra khỏi cuộc tranh cử này, vì điều đó sẽ làm tổn hại rất nặng nề cho Đảng Dân Chủ sau này. Người dân Mỹ vẫn còn rất cay cú về chuyện suy đồi của Bill Clinton - vị Tổng Thống duy nhất và suy đồi nhất trong lịch sử của Hoa Kỳ; cũng như việc để cho bọn khủng bố tấn công vào Hoa Kỳ, mà nổi cộm nhất chính là vụ 11 tháng 9 năm 2001 vừa qua của al-Qaida. Nếu chẳng may Bà được Đảng Dân Chủ đề cử tranh chức Tổng Thống Hoa Kỳ 2008 thì cuộc bầu cử lần này sẽ rất khí thế vì giới thủ cựu của Hoa Kỳ, những người Mỹ thuộc dòng chính, sẽ hồ hỡi kéo nhau đến nơi bầu cử nhằm lật tẩy Bà ta ra khỏi Tòa Bạch Ốc. Xét về quan điểm Giáo Hội, Bà hoàn toàn cổ võ cho việc phá thai, việc hợp kết đồng tính luyến ái, án tử hình, và việc thí nghiệm trên tế bào phôi thai - những điều cấm kỵ và hoàn toàn đi ngược lại với những giảng dạy truyền thống của Giáo Hội Công Giáo. Có thể nói, trong bộ ba: Obama-Edwards-Clinton, thì Bà rất khét tiếng trong việc ủng hộ những cung cách sống xa đọa và suy đồi nhất của giới thanh niên Hoa Kỳ, vì rằng chồng Bà là người thuộc vào giới đó.
(4) Mike Huckabee - vị Mục Sư Tin Lành trở thành chính trị gia - Xét về quan điểm của Giáo Hội, nhất là qua các vấn đề trọng yếu mang tính đạo đức và luân lý, nói chung, Ông này hoàn toàn không ủng hộ cho việc phá thai, cái chết êm ái, án tử hình, việc nghiên cứu tế bào phôi thai, việc đồng tính luyến ái, việc để cho những người di dân lậu được có cơ hội trở thành các công dân của Hoa Kỳ, việc tra tấn tội nhân chiến tranh, vân vân. ...Tưởng rằng Đảng Cộng Hòa sẽ thiếu mất đi một người thủ cựu, truyền thống, thế nhưng, bổng dưng Ông này xuất hiện, và tạm thời những người thủ cựu cho rằng Ông là ứng cử viên xứng đáng đại diện cho họ. Dẫu thế, Ông cũng đã chọc giận rất nhiều người Công Giáo khi đến phát biểu tại một nhà thờ Tin Lành, mà Ông Mục Sư tại đó nổi tiếng là người bêu nhọ đến Đạo Công Giáo. Khi còn là Thống Đốc tiểu bang Arkansas, Ông nổi tiếng nhận vào rất nhiều quà cáp cho cá nhân và gia đình, một điều được coi là trái với đạo đức của người giữ chức vụ công quyền. Nếu cuộc tranh cử Tổng Thống được diễn ra giữa Ông và Obama thì phần thắng sẽ dễ dàng nghiêng về phía Ông.
(5) Mitt Romney - một người theo đạo Mornon, mà tiếng Việt có nghĩa là đạo có nhiều vợ, dẫu rằng Ông chỉ có 1 vợ mà thôi; và theo nghĩa tôn giáo, thì Mornon chính là một thứ lạc giáo trong số các tôn giáo chính thức. Ông này rất giàu có, và đã bỏ ra tới hàng trăm triệu tiền túi của mình để ra tranh cử. Nếu như Ông tranh cử trong tư cách là một ứng viên độc lập, thì Ông sẽ có cơ may thắng cử, đằng này Ông lại chọn Đảng Cộng Hòa. Ông này cũng giống như John Kerry xưa kia, tức là người hay "flip-flop" (thay đen đổi trắng bất cứ lúc nào) trong các vấn đề có liên quan đến đạo đức và luân lý Kitô Giáo như chuyện phá thai, chuyện đồng tính luyến ái, vân vân... Có thể nói, tiểu bang Massachusetts là nơi đứng hàng thứ 2 hay 3 về số những con người đồng tính luyến ái, sau California và New York. Ông này khó có thể tiến xa, và sẽ phá sản sau các cuộc bầu cử sơ bộ.Người dân theo khuynh hướng thủ cựu, truyền thống không ưa thích gì Ông ta. Chẳng may, Huckabee có thất bại sau này, thì Đảng Cộng Hòa sẽ bầu chọn ra một ứng cử viên độc lập khác để thay thế cho họ, trong cuộc bầu cử chính thức sắp tới.
Hy vọng, những cuộc bầu cử trong thời gian sắp tới sẽ rất thú vị và hứng thú để mọi người chúng ta cùng nhau dõi theo và tích cực tham gia vào!
Nhưng nói gì thì nói, đối với người Công Giáo chúng ta, cho dẫu vào bất cứ lúc nào hay vào bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa, thì vấn đề đạo đức và luân lý Kitô Giáo phải luôn là tiêu chuẩn hàng đầu, và tối quan trọng nhất, khi chúng ta đặt chân đến nơi bầu cử, để bầu chọn ra ứng cử viên xứng đáng nhất để đại diện cho chúng ta, và nhất là cho lương tâm Kitô Giáo trong sáng của chúng ta, vì rằng vào Ngày Cánh Chung, Thiên Chúa sẽ phán xử chúng ta về nghĩa vụ công dân Kitô Giáo đó, và về những lựa chọn theo đúng với những giảng dạy truyền thống của Đạo Công Giáo chúng ta.
Chúng ta phải bỏ ra ngoài những tị hiềm cá nhân, hay những điểm không thích nho nhỏ, chẳng hạn như: tương lai của nền kinh tế, tính xác thực của cuộc chiến, vân vân, hay những vấn đề khác được cho là quan trọng nhất của chúng ta, để đặt vấn đề đạo đức và lương tâm Kitô Giáo trong sáng lên hàng đầu, vì hậu quả của hành động mà chúng ta bầu ra ứng cử viên một cách thiếu suy nghĩ và hời hợt, sẽ rất là đau đớn và nặng nề, không những ảnh hưởng đến cá nhân chúng ta, mà còn đến cả hàng triệu triệu các thế hệ trẻ của Hoa Kỳ, và của con cái chúng ta sau này.
Nền đạo đức và luân lý Kitô Giáo của đất nước Hoa Kỳ sẽ rơi về đâu? Câu trả lời là tùy thuộc nơi mỗi người chúng ta, nơi bè bạn của chúng ta, và nơi cộng đồng của chúng ta; chúng ta đã đóng góp được gì cho sự thăng tiến lành mạnh, hay sự sụp đổ suy đồi đó?. ..... vì rằng Thiên Chúa sẽ vặn hỏi chúng ta những câu này, khi chúng ta còn có dịp để được diện đối với Ngài!
Để giúp chúng ta cùng suy nghiệm thêm về các vấn đề quan trọng có liên quan đến cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ 2008 sắp tới, hay ứng cử viên nào là xứng đáng nhất trong những người xứng đáng, qua các vấn đề như: phá thai, án tử hình, đạo luật Không Để Cho Trẻ Nào Rơi Lại Đằng Sau (No Child Left Behind Act), chuyện dùng Ngân Sách của chính phủ Liên Bang để tài trợ cho việc nghiên cứu phôi thai, việc khai mỏ dầu ở vùng vịnh Alaska, Thỏa Ước về Môi Sinh Kyoto, việc cấm các loại vũ khí có tính giết người mà cảnh sát thường dùng, việc kiểm tra nguồn gốc trước khi mua súng, Đạo Luật Ái Quốc, việc giam tù nhân chiến tranh tại đảo Guantanamo, việc tra tấn tù nhân bằng cách cho ngập nước, chuyện cung cấp cơ hội để trở thành các công dân Hoa Kỳ chính thức đối với những di dân lậu, chuyện rào chắn các cửa biên giới, vân vân ... thì mời Quý Vị có thể vào trang Web tại địa chỉ:
http://www.vajoe.com/candidate_calculator.html
để từ đó lượng định ra ứng viên nào là xứng đáng nhất!
Chuyến thăm viếng vài giáo họ nghèo tại Cát Tiên và Núi Tượng
Maria Vũ Loan
12:40 04/01/2008
XUÂN LỘC -- Sáng ngày Tết Dương Lịch năm 2008, nhóm Bông Hồng Xanh chúng tôi đến thăm và tặng quà cho các em nhỏ tại giáo xứ Xuân Lâm, giáo phận Xuân Lộc, Đồng Nai sau khi đã đón giao thừa, dâng thánh lễ năm mới ở một giáo xứ khác cách đó 25 km.
Giáo xứ Xuân Lâm nằm trên địa bàn xã Phú An, huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai. Dân số khu vực này khoảng 5.000 người bao gồm cả hai giáo họ Nam Cát Tiên và Núi Tượng nhưng chỉ có 1.300 giáo dân. Trong giáo xứ có khỏang 150 người dân tộc cả người lớn lẫn thiếu nhi sống nghèo khổ ở ba điểm có tên là K’lê, K’đẽo và Cầu Bảo.
Khu vực này ít thu hút được dân cư vì đây là vùng nước bị phèn, chỉ trồng rẫy trồng điều; cây có rễ đâm sâu xuống đất thì chết; lại không chăn nuôi được nên đa số dân sống nghèo. Đặc biệt, ở đây người ta khốn khổ vì ngập lụt. Sao ở vùng rừng núi mà lại bị ngập? Câu trả lời khá rõ ràng khi chúng tôi nhìn thấy khúc đầu nguồn của sông Đồng Nai. Giáo họ Nam Cát Tiên thì ngập vào tháng 7 và 8 dương lịch, còn giáo họ Núi Tượng ngập vào tháng 8 và 9 DL. Mùa nước lũ, nước ngập trắng một vùng, mực nước cao hơn 1 m 2 so với mặt đường; trong hai tháng đó, người dân phải di dời đi chỗ khác ở tạm, khi nước rút lại lục tục trở về.
Hoàn cảnh sống như thế làm người ta rơi vào thế bất lợi, cái nghèo rình rập làm cho người dân ở đây nghèo nhất huyện Tân Phú. Gạo và nước tinh khiết là hai thứ luôn phải cứu trợ. Cứ ba ngàn đồng một bình nước; cha xứ cũ chạy ngược chạy xuôi xin chỗ này chỗ nọ, còn cha xứ mới trẻ măng, là cha Gioan Baotixita Nguyễn Thanh Hùng, tuổi chưa mới bốn mưới, cũng năng nổ nhiệt tình vui tính, mới về đây được hai tháng nên chưa biết xin ai để bù lỗ cho dân nghèo.
Đã vậy, con đường dài trong diện tích của giáo xứ dài 12 km; người giáo dân đạo đức siêng đi lễ thường ngày cũng phải đi 3 km mới đến nhà thờ! Cả một vùng rộng lớn như thế, dân cư thưa thớt, nhà thờ và giáo họ cách nhau cả 15 km đến 20 km nên cha xứ phải chạy show dâng lễ ngày Chúa nhật như ca sĩ Sài Gòn vậy!
Còn thời tiết thì lạnh gần giống như Đà Lạt vì vùng này giáp ranh với Bảo Lộc (Lâm Đồng) không đủ áo đủ chăn mền thì cũng dễ bệnh.
Con đường rừng quanh co, sạch đẹp dẫn chúng tôi đến giáo họ Núi Tượng. Thánh lễ đang được cử hành trong một nhà thờ trống huơ trống hoác, chỉ có mái và một bức tường nơi cung thánh. Người ta gọi nơi đây là Núi Tượng vì có câu chuyện kể rằng: có một người kia, khi đào mộ cổ đã tìm thấy được con voi bằng vàng nặng 1 tấn 2, từ đó người ta gọi nơi đây là Núi Tượng.
Sau thánh lễ, trẻ con tập trung trên nền nhà nguyện cũ. Theo yêu cầu của Ban Hành Giáo, ngoài quà của một số trẻ em, chúng tôi dành một số phong bì cho người tàn tật, gia đình khó khăn ở cả ba điểm đến (Nam Cát Tiên, Núi Tượng và làng thượng gần nhà thờ ) của giáo xứ này. Thôi thì ở đâu cũng có “Thần Thổ”, cứ làm theo yêu cầu của người sống ở địa phương là tốt nhất.
Nhìn và nghe cách nói chuyện của giáo dân ở đây, tôi thấy họ giống như những người dân miền Băc di cư năm 1954 cách mấy chục năm về trước: hiền lành, chịu khó, kham khổ. Một ông trùm nói khẽ với tôi: “Cô vận động được một số học bổng thì quí hoá! Ở chốn này lo ăn không cũng đủ mệt rồi, lo cả chuyện học hành nữa thì cực lắm!”
Đảo mắt nhìn quanh, tôi thấy cả một vùng đất rộng mà ít cây ăn trái, chắc là rau tươi ở đây không thể rẻ được.
Rời Núi Tượng, chúng tôi sang giáo họ Nam Cát Tiên. Đi ngang qua cổng vào rừng quốc gia, tôi thấy một con sông. Đây là vùng rừng còn nguyên dạng”rừng”, được bảo vệ cẩn thận và cho người dân mua vé vào tham quan. Ai muốn vào phải mua vé 10 ngàn đồng rồi phải qua một cái phà nhỏ. Đi đến đâu, chúng tôi cũng muốn tham quan nơi ấy nhưng vì thời gian hạn hẹp nên đành phải bỏ qua. Vả lại, ở vùng sâu, đã hẹn hò phát quà cho người lớn hay trẻ em, cũng phải biết trân trọng giờ giâc, để người ta chờ đợi là có lỗi với nhiều người.
Nhà thờ Cát Tiên cũng trống huơ trống hoác ba mặt, ở trên một con dốc cao. Ở đây dân đông mà giáo dân lại ít, mà vùng này cũng khó truyền giáo (vì những lý do không tiện nói ở đây). Không có linh mục thường trú nên con chiên có phần ít ấm áp. Khi nhóm Bông Hồng Xanh đến cho quà, các ông trùm vui hẳn lên. Chúng tôi hơi mệt nên cũng chẳng hát hò gì nhiều. Trẻ con ngoại đạo quanh khu vực cũng đến chung vui. Chúng tôi chia cho các em đó bao quà màu hồng, ít hơn con nhà có đạo một chút.
Rời nhà thờ Cát Tiên, chúng tôi vào một nơi có 150 người thượng sinh sống, cách nhà thờ chính Xuân Lâm 5 km. Ui chao, chỗ này sao mà nghèo lạ! Nhìn những căn nhà tôi chắc chắn những người dân ở đây sống nghèo. Tôi nói qua loa vài câu, chẳng văn hoa màu mè, rồi trao quà vì trời nắng. Trẻ con ở đây gầy và đen, áo quần nhếch nhác. Tôi bỗng hẹn với lòng sẽ giúp nơi này sau mùa lụt.
Chúng tôi được dùng cơm trưa tại nhà xứ cùng với một số người. Tôi nói với cha xứ trẻ: “Nhóm Bông Hồng Xanh chúng con không có nhiều hơn để tặng giáo xứ của cha, chỉ đến thăm Cha và giáo xứ. Chúng con hy vọng có thêm người có lòng hảo tâm ở các nơi giúp xứ của cha.” Cha xứ cười: “Em cũng mong như thế! Tháng nào cũng phải bù tiền nước uống cho họ….”
Chúng tôi tạm biệt nhà thờ, cha xứ và cả cái nắng của vùng đất khó sống này để về họ đạo Trung Hiếu phát quà. Làng thượng Trung Hiếu bây giờ đã khá hơn ngày xưa, (cách đây mười năm, vào năm 1997, khi chúng tôi đến hai lần.) Nhà thờ đang xây thệt to, theo kiểu nhà rông.
Kết thúc chuyên đi ngày đầu năm 2008, chúng tôi thấy vui. Ngày đầu năm được trao tặng, chắc là cả năm được cho đi. Tết nguyên đán này, chúng tôi sẽ tặng quà cho một giáo xứ, cũng ở miền Đông, nếu có ai chung tay nữa, mùa chay 2008 chúng tôi sẽ giới thiệu thêm một vài địa danh nữa.
Xin chân thành cảm ơn các vị hảo tâm đã chung tay với Bông Hồng Xanh trong mùa Noel 2007 và Tết Dương lịch này.
Giáo xứ Xuân Lâm nằm trên địa bàn xã Phú An, huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai. Dân số khu vực này khoảng 5.000 người bao gồm cả hai giáo họ Nam Cát Tiên và Núi Tượng nhưng chỉ có 1.300 giáo dân. Trong giáo xứ có khỏang 150 người dân tộc cả người lớn lẫn thiếu nhi sống nghèo khổ ở ba điểm có tên là K’lê, K’đẽo và Cầu Bảo.
Khu vực này ít thu hút được dân cư vì đây là vùng nước bị phèn, chỉ trồng rẫy trồng điều; cây có rễ đâm sâu xuống đất thì chết; lại không chăn nuôi được nên đa số dân sống nghèo. Đặc biệt, ở đây người ta khốn khổ vì ngập lụt. Sao ở vùng rừng núi mà lại bị ngập? Câu trả lời khá rõ ràng khi chúng tôi nhìn thấy khúc đầu nguồn của sông Đồng Nai. Giáo họ Nam Cát Tiên thì ngập vào tháng 7 và 8 dương lịch, còn giáo họ Núi Tượng ngập vào tháng 8 và 9 DL. Mùa nước lũ, nước ngập trắng một vùng, mực nước cao hơn 1 m 2 so với mặt đường; trong hai tháng đó, người dân phải di dời đi chỗ khác ở tạm, khi nước rút lại lục tục trở về.
Hoàn cảnh sống như thế làm người ta rơi vào thế bất lợi, cái nghèo rình rập làm cho người dân ở đây nghèo nhất huyện Tân Phú. Gạo và nước tinh khiết là hai thứ luôn phải cứu trợ. Cứ ba ngàn đồng một bình nước; cha xứ cũ chạy ngược chạy xuôi xin chỗ này chỗ nọ, còn cha xứ mới trẻ măng, là cha Gioan Baotixita Nguyễn Thanh Hùng, tuổi chưa mới bốn mưới, cũng năng nổ nhiệt tình vui tính, mới về đây được hai tháng nên chưa biết xin ai để bù lỗ cho dân nghèo.
Đã vậy, con đường dài trong diện tích của giáo xứ dài 12 km; người giáo dân đạo đức siêng đi lễ thường ngày cũng phải đi 3 km mới đến nhà thờ! Cả một vùng rộng lớn như thế, dân cư thưa thớt, nhà thờ và giáo họ cách nhau cả 15 km đến 20 km nên cha xứ phải chạy show dâng lễ ngày Chúa nhật như ca sĩ Sài Gòn vậy!
Còn thời tiết thì lạnh gần giống như Đà Lạt vì vùng này giáp ranh với Bảo Lộc (Lâm Đồng) không đủ áo đủ chăn mền thì cũng dễ bệnh.
Con đường rừng quanh co, sạch đẹp dẫn chúng tôi đến giáo họ Núi Tượng. Thánh lễ đang được cử hành trong một nhà thờ trống huơ trống hoác, chỉ có mái và một bức tường nơi cung thánh. Người ta gọi nơi đây là Núi Tượng vì có câu chuyện kể rằng: có một người kia, khi đào mộ cổ đã tìm thấy được con voi bằng vàng nặng 1 tấn 2, từ đó người ta gọi nơi đây là Núi Tượng.
Sau thánh lễ, trẻ con tập trung trên nền nhà nguyện cũ. Theo yêu cầu của Ban Hành Giáo, ngoài quà của một số trẻ em, chúng tôi dành một số phong bì cho người tàn tật, gia đình khó khăn ở cả ba điểm đến (Nam Cát Tiên, Núi Tượng và làng thượng gần nhà thờ ) của giáo xứ này. Thôi thì ở đâu cũng có “Thần Thổ”, cứ làm theo yêu cầu của người sống ở địa phương là tốt nhất.
Nhìn và nghe cách nói chuyện của giáo dân ở đây, tôi thấy họ giống như những người dân miền Băc di cư năm 1954 cách mấy chục năm về trước: hiền lành, chịu khó, kham khổ. Một ông trùm nói khẽ với tôi: “Cô vận động được một số học bổng thì quí hoá! Ở chốn này lo ăn không cũng đủ mệt rồi, lo cả chuyện học hành nữa thì cực lắm!”
Đảo mắt nhìn quanh, tôi thấy cả một vùng đất rộng mà ít cây ăn trái, chắc là rau tươi ở đây không thể rẻ được.
Rời Núi Tượng, chúng tôi sang giáo họ Nam Cát Tiên. Đi ngang qua cổng vào rừng quốc gia, tôi thấy một con sông. Đây là vùng rừng còn nguyên dạng”rừng”, được bảo vệ cẩn thận và cho người dân mua vé vào tham quan. Ai muốn vào phải mua vé 10 ngàn đồng rồi phải qua một cái phà nhỏ. Đi đến đâu, chúng tôi cũng muốn tham quan nơi ấy nhưng vì thời gian hạn hẹp nên đành phải bỏ qua. Vả lại, ở vùng sâu, đã hẹn hò phát quà cho người lớn hay trẻ em, cũng phải biết trân trọng giờ giâc, để người ta chờ đợi là có lỗi với nhiều người.
Nhà thờ Cát Tiên cũng trống huơ trống hoác ba mặt, ở trên một con dốc cao. Ở đây dân đông mà giáo dân lại ít, mà vùng này cũng khó truyền giáo (vì những lý do không tiện nói ở đây). Không có linh mục thường trú nên con chiên có phần ít ấm áp. Khi nhóm Bông Hồng Xanh đến cho quà, các ông trùm vui hẳn lên. Chúng tôi hơi mệt nên cũng chẳng hát hò gì nhiều. Trẻ con ngoại đạo quanh khu vực cũng đến chung vui. Chúng tôi chia cho các em đó bao quà màu hồng, ít hơn con nhà có đạo một chút.
Rời nhà thờ Cát Tiên, chúng tôi vào một nơi có 150 người thượng sinh sống, cách nhà thờ chính Xuân Lâm 5 km. Ui chao, chỗ này sao mà nghèo lạ! Nhìn những căn nhà tôi chắc chắn những người dân ở đây sống nghèo. Tôi nói qua loa vài câu, chẳng văn hoa màu mè, rồi trao quà vì trời nắng. Trẻ con ở đây gầy và đen, áo quần nhếch nhác. Tôi bỗng hẹn với lòng sẽ giúp nơi này sau mùa lụt.
Chúng tôi được dùng cơm trưa tại nhà xứ cùng với một số người. Tôi nói với cha xứ trẻ: “Nhóm Bông Hồng Xanh chúng con không có nhiều hơn để tặng giáo xứ của cha, chỉ đến thăm Cha và giáo xứ. Chúng con hy vọng có thêm người có lòng hảo tâm ở các nơi giúp xứ của cha.” Cha xứ cười: “Em cũng mong như thế! Tháng nào cũng phải bù tiền nước uống cho họ….”
Chúng tôi tạm biệt nhà thờ, cha xứ và cả cái nắng của vùng đất khó sống này để về họ đạo Trung Hiếu phát quà. Làng thượng Trung Hiếu bây giờ đã khá hơn ngày xưa, (cách đây mười năm, vào năm 1997, khi chúng tôi đến hai lần.) Nhà thờ đang xây thệt to, theo kiểu nhà rông.
Kết thúc chuyên đi ngày đầu năm 2008, chúng tôi thấy vui. Ngày đầu năm được trao tặng, chắc là cả năm được cho đi. Tết nguyên đán này, chúng tôi sẽ tặng quà cho một giáo xứ, cũng ở miền Đông, nếu có ai chung tay nữa, mùa chay 2008 chúng tôi sẽ giới thiệu thêm một vài địa danh nữa.
Xin chân thành cảm ơn các vị hảo tâm đã chung tay với Bông Hồng Xanh trong mùa Noel 2007 và Tết Dương lịch này.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Buồn
Sen K.
00:22 04/01/2008
BUỒN
Ảnh của Sen K. – Philippines
Ấp ôm những rác rến trong lòng
Dưới đáy là bùn đen nhơ nhuốc,
Trên mặt là nước trắng trong xanh
(Trích thơ Buồn 2 của Hoài Châu)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền